Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường đại học thuộc bộ công an theo hướng phát triển năng lực người học TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.44 KB, 25 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trong thời đại ngày nay, sản phẩm đào tạo của trường đại học
phải có những kiến thức, kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp và thái
độ lao động đáp ứng được u cầu thực hiện có hiệu quả những cơng
việc, nhiệm vụ chuyên môn theo sự phân công lao động xã hội thì
sinh viên tốt nghiệp đại học mới có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo
ra việc làm. Vì vậy, dạy học theo hướng phát triển năng lực (PTNL)
người học trở thành một đòi hỏi khách quan đối với đào tạo đại học
hiện nay. Điều đó dẫn đến chỗ phải đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các
yếu tố cơ bản của đào tạo đại học, trước hết là dạy học và quản lý
hoạt động dạy, hoạt động học đó theo hướng coi trọng phát triển năng
lực của người học.
Giảng viên là người truyền cảm hứng và tổ chức hoạt động
lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, điều chỉnh thái độ cho người học, họ giữ
vai trò trung tâm trong quá trình lựa chọn nội dung, phương pháp
giảng dạy, đồng thời tổ chức hoạt động của người học. Vì vậy, để
chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, trường đại học
phải tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên đạt chuẩn đầu ra.
Hiện nay, sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi phải tăng
cường xây dựng lực lượng cơng an nhân dân (CAND) cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong giai đoạn cách mạng mới. Hoạt động nghề nghiệp của cán bộ
CAND thường diễn ra trong môi trường xã hội phức tạp, trên phạm
vi rộng, luôn phải tiếp xúc và đấu tranh với mặt trái của xã hội, nhất
là với đối tượng hoạt động tội phạm manh động và xảo quyệt. Để
sản phẩm đào tạo của trường đại học thuộc Bộ Cơng an nhanh


chóng thích ứng với hoạt động nghề nghiệp đầy khó khăn, phức tạp
như vậy, q trình đào tạo tại đây phải hướng mạnh vào phát triển
năng lực người học.
Thực tiễn đã cho thấy, giảng viên các trường đại học thuộc Bộ
Cơng an có vai trị quan trọng trong thúc đẩy, định hướng và tạo điều
kiện cho người học hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của
người cán bộ CAND. Vai trị đó thể hiện rõ trong hoạt động giảng
dạy của giảng viên, nhất là ở các khâu tổ chức cho người học lĩnh hội


2
kiến thức, rèn luyện kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo từng ngành
đào tạo. Để phát huy vai trò này các trường đại học thuộc Bộ Công
an cần phải tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
theo hướng PTNL người học.
Trong những năm gần đây, thực hiện Đề án “Phát triển và nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường CAND” được ban hành
theo Quyết định số 5620/2012/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an
[9], đội ngũ giảng viên (ĐNGV) các trường đại học thuộc Bộ Công
an đã từng bước được tăng cường về số lượng, nâng cao chất lượng
và điều chỉnh về cơ cấu. Tuy nhiên, chất lượng giảng dạy của giảng
viên các trường đại học thuộc Bộ Công an chưa đồng đều, ý kiến
phản hồi của học viên về sự hài lòng đối với hoạt động giảng dạy khá
phức tạp. Tình trạng đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có
nguyên nhân thuộc về quản lý hoạt động giảng dạy. Vì vậy, cần có
những luận giải khoa học về quản lý hoạt động giảng dạy của giảng
viên nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo ở các trường đại học
thuộc Bộ Công an.
Trong nghiên cứu khoa học, ở Việt Nam đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu về dạy học và quản lý hoạt động dạy học; trong

đó có khá nhiều cơng trình coi dạy học như một hệ thống toàn vẹn,
bao gồm hoạt động dạy (giảng dạy) và hoạt động học (học tập),
chúng tương tác với nhau, hòa nhập vào nhau. Nhưng hai hoạt
động này lại độc lập tương đối với nhau xét trên các khía cạnh chủ
thể, mục đích, phương thức tiến hành. Vì vậy, cần có những
nghiên cứu về quản lý từng hoạt động đó trong những mơi trường
giáo dục nhất định. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu sâu
về quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường đại học
thuộc Bộ Cơng an thì cịn thiếu vắng.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn “Quản lý hoạt
động giảng dạy của giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công an
theo hướng phát triển năng lực người học” làm đề tài nghiên cứu
luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất biện pháp quản
lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ
Cơng an theo hướng PTNL người học, góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả đào tạo cán bộ của lực lượng CAND.


3
Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giảng dạy của giảng
viên các trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL người học.
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động
giảng dạy của giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công an theo
hướng PTNL người học.
Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
các trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL người học.

Tổ chức khảo nghiệm và thử nghiệm biện pháp đã đề xuất.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quản lý quá trình đào tạo ở các trường đại học thuộc Bộ Công an.
Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường đại học
thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL người học.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu dưới góc độ
quản lý nhà trường đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên các môn
học thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp trong chương trình đào
tạo đại học, hệ sĩ quan ở các trường đại học thuộc Bộ Công an.
Phạm vi về khách thể khảo sát: Địa bàn khảo sát tập trung ở
Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân và Đại học
Phòng cháy, chữa cháy. Đây là 3 trường có nhiều ngành đào tạo gắn
với lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù của lực lượng CAND.
Phạm vi về thời gian: Các số liệu, tài liệu thực tế thu thập từ
Bộ Công an và các trường đại học thuộc Bộ nằm trong khoảng thời
gian từ năm 2016 đến nay.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường đại học
thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL người học đã đạt được những
thành cơng, nhưng cịn một số hạn chế, thiếu sót. Nếu bộ máy quản lý
giáo dục (QLGD) ở đây dựa trên quan điểm tiếp cận hoạt động, thực
hiện các tác động quản lý nhằm thúc đẩy, định hướng, triển khai nội
dung và phương thức hoạt động giảng dạy, bồi dưỡng đội ngũ giảng
viên, đảm bảo tài liệu, phương tiện dạy học, kiểm tra, đánh giá giảng
viên theo năng lực làm việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ thì sẽ khắc
phục được những hạn chế, thiếu sót đó, nâng cao được chất lượng,
hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên theo hướng

PTNL người học.


4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và QLGD. Từ đó, đề tài
lựa chọn các quan điểm: Tiếp cận hoạt động, tiếp cận chức năng quản
lý, tiếp cận năng lực, tiếp cận thực tiễn.
Các phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học
chuyên ngành, bao gồm các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, khái quát hố các văn bản QLGD và các
cơng trình khoa học về quản lý dạy học, quản lý hoạt động giảng dạy
và PTNL người học, các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà
nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Cơng an về các nội dung có
liên quan đến quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên đại học.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp: Điều tra bằng
phiếu hỏi, với 774 người (369 giảng viên, 147 cán bộ quản lý, 258
học viên năm cuối) của các trường đại học thuộc Bộ Công an; tọa
đàm, trao đổi; nghiên cứu sản phẩm; quan sát sư phạm; phân tích
nhận định độc lập; phương pháp chuyên gia; thử nghiệm.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án sử dụng các
phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu làm minh chứng cho
những nhận định, đánh giá của đề tài và khảo nghiệm, thử nghiệm

các biện pháp được đề xuất.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã xây dựng khung lý luận về hoạt động giảng dạy
của giảng viên theo định hướng PTNL người học và quản lý hoạt
động này ở các trường đại học thuộc Bộ Công an. Đã xây dựng được
hệ thống các khái niệm cơ bản của đề tài; luận giải các nội dung quản
lý hoạt động giảng dạy của giảng viên đại học theo định hướng PTNL
người học; phân tích về các yếu tố tác động đến quá trình quản lý đó.
Căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát ở Học viện An ninh nhân
dân, Học viện Cảnh sát nhân dân và Đại học Phòng cháy, chữa cháy,
luận án đã trình bày rõ thực trạng giảng dạy, thực trạng quản lý hoạt
động giảng dạy của giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công an


5
theo hướng PTNL người học, đồng thời chỉ ra thực trạng ảnh hưởng
tích cực, tiêu cực của các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động
giảng dạy của giảng viên ở các trường đó. Trên cơ sở đó, luận án phát
hiện những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý hoạt
động giảng dạy của giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công an
theo hướng PTNL người học.
Luận án đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của
giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL
người học. Mỗi biện pháp hướng tới một mục tiêu cụ thể và được
thực hiện theo những nội dung, phương thức riêng nhưng luôn quan
hệ mật thiết với những biện pháp khác. Kết quả khảo nghiệm, thử
nghiệm đã khẳng định tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
mà luận án đã đề xuất và hiệu quả của chúng đối với việc nâng cao
chất lượng giảng dạy của giảng viên các trường đại học thuộc Bộ
Công an.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần làm sáng tỏ vấn đề lý luận về quản lý hoạt
động giảng dạy của giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công
an theo hướng PTNL người học.
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những luận
cứ khoa học cho các trường đại học thuộc Bộ Công an triển khai thực
hiện có hiệu quả mục tiêu nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho
học viên tốt nghiệp các khóa đào tạo và phương châm giáo dục “học
đi đôi với hành, lý luận liên hệ thực tiễn”.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu kham
khảo trong đào tạo đại học, sau đại học về QLGD.
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Phần mở đầu, 4 chương với (15 tiết), kết luận và
kiến nghị, danh mục các cơng trình của tác giả đã cơng bố có liên
quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.


6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về dạy học tiếp cận năng lực và
hoạt động giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực người học
Ở nước ngồi, có khá nhiều tác giả đã bàn tới hoạt động giảng
dạy đại học theo định hướng PTNL người học, trong đó có thể kể đến
các tác giả William E. Blank (1982), Shirley Fletcher (1995), K. E.
Paprock (1996), Jean - Marc Denommé và Madeleine Roy (2000), J.
Richard, T. Rodger (2001), S. Kerka (2001), Daniel R. Beerens
(2003), Ingvarson Lawrence, Rowe Ken (2008), Robetrt J. Marzano,
Debra J. Pickering, Jane E. Pollock (2011), Todd Whitaker, Beth

Whitaker và Dale Lumpa (2013).
Ở Việt Nam, có nhiều tác giả và cơng trình khoa học đề cập
đến các khía cạnh khác nhau của dạy học tiếp cận năng lực và
giảng dạy định hướng PTNL người học. Ở đây có thể kể đến các
tác giả: Vũ Lệ Hoa (2008), Nguyễn Văn Lịch (2010), Nguyễn Văn
Khải (2013), Trần Khánh Đức (2014), Nguyễn Thu Hà (2014),
Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Sỹ Thư (2014), Nguyễn Văn Lâm
(2015), Nguyễn Đức Trí (2015), Trần Trung Dũng (2016), Trịnh
Văn Biều, Trần Thị Ngọc Hà (2016).
1.2. Các cơng trình nghiên cứu về quản lý hoạt động giảng
dạy theo định hướng phát triển năng lực người học
Ở nước ngồi, từ lâu đã có nhiều tác giả quan tâm đến quản lý
hoạt động giảng dạy theo định hướng PTNL người học, trong số đó
có thể kể đến những tác giả: R.E. Boyatzid (1982), H. Wily (1991),
Felder R.M. và Brent R. (2004), Cooper King (2008), Peter A. Hall
và Alisa (2008), Robert A. Slullo (2008), Jaap Scheerens (2010).
Ở Việt Nam, đã có những tác giả đề cập đến vấn đề quản lý
hoạt động giảng dạy theo định hướng PTNL người học, có thể kể
đến: Nguyễn Minh Đường (2004), Vũ Ngọc Hải (2006), Nguyễn Đức
Chính, Nguyễn Phương Nga (2006), Trần Xuân Bách (2010), Nguyễn
Văn Đệ (2010), Nguyễn Mai Hương (2011), Đào Việt Hà (2014),
Nguyễn Bách Thắng (2015), Phạm Đỗ Nhật Tiến (2016), Phạm Xuân
Hùng (2016), Nguyễn Thế Dân (2016), Đồng Thế Hiển (2016), Hồ
Thị Nga (2017).


7
Bên cạnh đó cịn có các tác giả bàn về những vấn đề quản lý
giảng viên và hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường đại
học thuộc Bộ Công an như: Nguyễn Văn Ly (2010), Võ Thành Đạt

(2014), Tống Văn Khuông (2016), Nguyễn Văn Hiệp (2019).
1.3. Khái quát kết quả chủ yếu của các cơng trình đã cơng
bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
1.3.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các cơng trình đã cơng bố
Các cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra được đặc trưng nổi bật của
dạy học tiếp cận năng lực, dạy học định hướng PTNL người học; nêu
rõ được hoạt động giảng dạy thực chất là hoạt động tổ chức, hướng
dẫn, tạo cảm hứng học tập; khẳng định giảng viên có trách nhiệm
nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung, tổ chức việc học của người
học, chủ thể quản lý phải tập trung vào các khâu: xác định chuẩn
năng lực đầu ra; tác động để hình thành và phát triển năng lực đó
thơng qua tổ chức đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp,
hình thức…dạy học; tiến hành đánh giá kết quả học tập. Một số cơng
trình khoa học đã nhấn mạnh tính chất, đặc điểm hoạt động nghiệp vụ
của cán bộ Cơng an, từ đó chỉ ra mục tiêu PTNL chuyên môn, nghiệp
vụ cho học viên, nhưng cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên
cứu về quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường đại
học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL người học.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
Một là, cần làm rõ khái niệm, nội dung quản lý hoạt động
giảng dạy của giảng viên đại học theo hướng PTNL người học.
Hai là, cần phân tích các yếu tố tác động đến quản lý hoạt
động giảng dạy của giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công
an theo hướng PTNL người học.
Ba là, cần đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của
giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL
người học.
Kết luận chương 1
Xung quanh các vấn đề hoạt động giảng dạy đại học và quản lý
hoạt động giảng dạy đại học theo định hướng PTNL người học đã có

nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả ở cả trong và ngoài nước.
Những cơng trình này có thể được kế thừa và phát triển trong nghiên
cứu về quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường đại
học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL người học.


8
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ
CÔNG AN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NGƯỜI HỌC
2.1. Những vấn đề lý luận về hoạt động giảng dạy của giảng
viên đại học theo hướng phát triển năng lực người học
2.1.1. Khái niệm về hoạt động giảng dạy của
giảng viên đại học
Hoạt động giảng dạy của giảng viên đại học là toàn bộ những
tác động sư phạm của người dạy thể hiện ở việc tổ chức, điều khiển
hoạt động lĩnh hội và vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, điều
chỉnh thái độ của người học nhằm hình thành ở người học những
phẩm chất, năng lực phù hợp với mục tiêu đào tạo đại học.
2.1.2. Giảng dạy của giảng viên đại học theo hướng phát
triển năng lực người học
2.1.2.1. Quan niệm về phát triển năng lực người học
Phát triển năng lực người học là nâng cao và hoàn thiện tổ hợp
các kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học theo chuẩn năng lực
nhất định, nhằm tạo cho họ khả năng vận dụng chúng vào giải quyết
có kết quả các nhiệm vụ, các tình huống trong học tập và hoạt động
thực tiễn chính là q trình bổ sung, hồn thiện tổ hợp các kiến thức,
kỹ năng, thái độ của cá nhân, từ đó tạo khả năng cho con người giải

quyết có kết quả cao hơn các nhiệm vụ, các tình huống trong hoạt
động thực tiễn.
2.1.2.2. Khái niệm hoạt động giảng dạy của giảng viên đại học
theo hướng phát triển năng lực người học
Hoạt động giảng dạy của giảng viên đại học theo hướng PTNL
người học là toàn bộ những tác động sư phạm của người dạy thể hiện
ở việc tổ chức, điều khiển hoạt động lĩnh hội và vận dụng kiến thức,
rèn luyện kỹ năng, điều chỉnh thái độ của người học theo chuẩn năng
lực nhất định, qua đó nâng cao khả năng giải quyết các nhiệm vụ, các
tình huống trong học tập và hoạt động thực tiễn của họ.
2.1.2.3. Đặc trưng cơ bản trong giảng dạy của giảng viên đại
học theo hướng phát triển năng lực người học
Thứ nhất, mục tiêu giảng dạy trong từng bài học, môn học phải
cụ thể hóa được chuẩn năng lực chung và năng lực chuyên biệt mà


9
người học phải đạt tới ở “đầu ra”của quá trình đào tạo (QTĐT) đại
học. Thứ hai, nội dung, phương pháp giảng dạy phải thiết thực, sát
đối tượng người học, nhằm bổ sung đúng những thiếu hụt của từng
người học về kiến thức, kỹ năng, thái độ so với đòi hỏi của nhiệm vụ.
Thứ ba, coi trọng khâu thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái
độ để giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan lĩnh vực
ngành nghề người học được đào tạo. Thứ tư, đánh giá kết quả học tập
của người học dựa trên chuẩn năng lực của sản phẩm đào tạo đã được
cụ thể hóa theo từng môn học, từng giai đoạn đào tạo.
2.1.3. Chuẩn năng lực đầu ra và đặc điểm hoạt động giảng
dạy của giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công an theo
hướng phát triển năng lực người học
Chuẩn năng lực đầu ra của các trường đại học thuộc Bộ Công an

là hệ thống tiêu chí quy định về kiến thức (Knowledge), kỹ năng
(Skills), thái độ (Attitude) nghề nghiệp mà học viên cần đạt được để huy
động và áp dụng vào giải quyết có kết quả các nhiệm vụ, các cơng việc
thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của sĩ quan Công an.
Đặc điểm của hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường đại
học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL người học: Một là, giảng viên
- chủ thể hoạt động giảng dạy vừa là nhà sư phạm, nhà khoa học, vừa là
cán bộ Công an nhân dân. Hai là, tương tác giảng viên - học viên bị chi
phối bởi quan hệ thày - trò và quan hệ chỉ huy - phục tùng trong lực
lượng Công an nhân dân. Ba là, mục tiêu giảng dạy của giảng viên luôn
bị chế định bởi “chuẩn đầu ra” theo ngành và theo chức danh đào tạo
của học viên. Bốn là, nội dung giảng dạy của giảng viên các trường đại
học thuộc Bộ Công an có những vấn đề cần được bảo mật và đảm bảo
an toàn cho người học. Năm là, kinh nghiệm và kỹ năng hoạt động thực
tiễn của giảng viên có vai trò rất quan trọng trong đảm bảo chất lượng
giảng dạy của giảng viên. Sáu là, hoạt động giảng dạy của giảng viên
các trường đại học thuộc Bộ Công an thường đòi hỏi sự hỗ trợ của
phương tiện kỹ thuật và công nghệ thông tin.
2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giảng dạy
của giảng viên theo hướng phát triển năng lực người học
2.2.1. Khái niệm quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
theo hướng phát triển năng lực người học
Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên theo hướng PTNL
người học ở trường đại học là sự tác động có mục đích, có tổ chức
của các chủ thể quản lý đến các yếu tố cấu thành hoạt động này nhằm


10
phát huy vai trị của giảng viên trong hình thành, phát triển ở người
học năng lực theo chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

2.2.2. Nội dung quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
theo hướng phát triển năng lực người học
2.2.2.1. Xây dựng động cơ hoạt động giảng dạy của giảng viên
theo hướng phát triển năng lực người học
(1) Giáo dục niềm tin, ý thức trách nhiệm và tính kỷ luật của
giảng viên đối với nhiệm vụ giảng dạy theo hướng PTNL người học. (2)
Tiến hành tìm hiểu và thỏa mãn hợp lý nhu cầu, nguyện vọng của giảng
viên trong giảng dạy theo hướng PTNL người học. (3) Tạo điều kiện cho
giảng viên phấn đấu đạt các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.(4) Duy
trì nền nếp thi đua dạy tốt trong các tập thể giảng viên.
2.2.2.2. Xác lập mục tiêu giảng dạy của giảng viên theo hướng
phát triển năng lực người học
(1) Xây dựng chuẩn năng lực đầu ra của người học. (2)Xây
dựng mục tiêu PTNL người học trong chương trình mơn học. (3)Tổ
chức qn triệt mục tiêu PTNL người học vào hoạt động giảng dạy
của giảng viên. (4)Tổ chức hướng dẫn học viên xác định mục tiêu
học tập phù hợp yêu cầu PTNL.
2.2.2.3. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện các nội dung công việc
trọng yếu trong quy trình chuẩn bị và thực hành giảng dạy của giảng
viên theo hướng phát triển năng lực người học
(1) Chỉ đạo giảng viên tìm hiểu về đối tượng giảng dạy trước
và trong dạy học. (2) Duy trì nền nếp chuẩn bị và thông qua giáo án,
kế hoạch giảng dạy của giảng viên. (3) Tổ chức thực hiện yêu cầu “lý
luận liên hệ thực tiễn” trong thực hành giảng dạy của giảng viên. (4)
Tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi về bài giảng của giảng viên.
2.2.2.4. Chỉ đạo phương thức tiến hành hoạt động giảng dạy
của giảng viên theo hướng phát triển năng lực người học
(1) Chỉ đạo việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào
hoạt động giảng dạy của giảng viên. (2) Yêu cầu giảng viên kết hợp
các hình thức tổ chức dạy học nhằm hình thành có kết quả năng lực

chun mơn ở học viên. (3) Tổ chức cho giảng viên thực hiện nhiệm
vụ cố vấn học tập. (4) Phân công giảng viên hướng dẫn học viên /
sinh viên nghiên cứu khoa học.
2.2.2.5. Đảm bảo tài liệu, phương tiện dạy học phù hợp yêu
cầu giảng dạy theo hướng phát triển năng lực người học


11
(1)Tiến hành hồn thiện chương trình đào tạo theo hướng
PTNL người học. (2) Tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học
theo hướng PTNL người học. (3) Phát triển trang thiết bị dạy học đáp
ứng yêu cầu giảng dạy theo hướng PTNL người học. (4) Bồi dưỡng
giảng viên về ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phương tiện
dạy học hiện đại.
2.2.2.6. Tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy của
giảng viên và học tập của người học
(1) Tổ chức kiểm tra hoạt động giảng dạy của giảng viên. (2)
Đánh giá giảng viên theo năng lực làm việc và kết quả thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy. (3) Huy động giảng viên tham gia các hoạt động
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học theo chuẩn năng lực
đầu ra. (4) Phát huy vai trò gương mẫu của giảng viên trong thực
hiện quy chế thi, kiểm tra.
2.3. Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giảng
dạy của giảng viên theo hướng phát triển năng lực người học
2.3.1. Tác động của việc thực hiện chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước về đào tạo đại học
2.3.2. Tác động của quy chế đào tạo và môi trường giáo dục
ở các trường đại học
2.3.3. Tác động của chương trình, nội dung đào tạo và giáo
trình, tài liệu dạy học

2.3.4. Tác động của sự phát triển đội ngũ giảng viên trong
trường đại học
2.3.5. Tác động của động cơ và phương pháp học tập của
người học
2.3.6. Tác động của điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật dạy
học trong trường đại học
Kết luận chương 2
Để đảm bảo chất lượng đào tạo, trường đại học không thể coi
nhẹ quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên theo hướng PTNL
người học. Đây chính là sự tác động có mục đích, có tổ chức của các chủ
thể quản lý đến các yếu tố cấu thành hoạt động này nhằm phát huy vai
trị của giảng viên trong hình thành, phát triển ở người học năng lực theo
chuẩn đầu ra của ngành đào tạo. Nội dung quản lý hoạt động này bao
gồm: xây dựng động cơ và xác lập mục tiêu hoạt động giảng dạy; tổ
chức và chỉ đạo thực hiện các nội dung công việc trọng yếu trong quy


12
trình chuẩn bị, thực hành giảng dạy; chỉ đạo phương thức tiến hành hoạt
động giảng dạy; đảm bảo tài liệu, phương tiện dạy học; tiến hành kiểm
tra, đánh giá kết quả giảng dạy của giảng viên và kết quả học tập của
người học. Thực hiện đầy đủ những nội dung quản lý đó, các chủ thể
quản lý ở trường đại học sẽ nắm giữ, chủ động điều khiển, điều chỉnh
được hoạt động giảng dạy của giảng viên, góp phần thiết thực vào việc
hình thành, phát triển năng lực của người học theo chuẩn đầu ra.
Chương 3
CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA
GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG AN
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC
3.1. Tình hình chung về các trường đại học

thuộc Bộ Công an
3.2. Tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng giảng dạy và
quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường đại học
thuộc Bộ Công an
3.2.1. Mục đích điều tra, khảo sát
Làm rõ thực trạng giảng dạy và quản lý hoạt động giảng dạy
của giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ Công an.
3.2.2. Nội dung điều tra, khảo sát
Thu thập thông tin và phân tích thực trạng giảng dạy và quản
lý hoạt động giảng dạy và ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến
quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường đại học
thuộc Bộ Công an.
3.2.3. Đối tượng, địa bàn, thời gian điều tra, khảo sát
Số lượng khách thể điều tra, khảo sát là: 369 giảng viên, 147
cán bộ quản lý, 258 học viên năm cuối tại Học viện An ninh nhân
dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Trường Đại học Phòng cháy chữa
cháy. Thời gian điều tra, khảo sát: Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2019.
3.2.4. Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp quan sát sư phạm, tọa đàm, trao đổi, nghiên cứu
sản phẩm và hồi cứu tư liệu, phỏng vấn, điều tra bằng phiếu.
3.2.5. Cách thức xử lý số liệu
Dựa trên các cơng thức tính điểm trung bình, tính khoảng cách
giữa các bậc theo thang đo Likert, tính đại lượng kiểm định t .


13
3.3. Thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên các
trường đại học thuộc Bộ Công an
3.3.1. Động cơ, thái độ của giảng viên trong
hoạt động giảng dạy

3.3.2. Thực hiện nội dung, phương pháp giảng dạy của
giảng viên tại các trường đại học thuộc Bộ Cơng an
3.3.3. Tình hình phát triển, khai thác, sử dụng giáo trình, tài
liệu, cơ sở vật chất - kỹ thuật trong giảng dạy
3.3.4. Kết quả hoạt động giảng dạy của giảng viên các
trường đại học thuộc Bộ Công an
3.4. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
các trường đại học thuộc Bộ Công an
3.4.1. Thực trạng xây dựng động cơ hoạt động giảng dạy của
giảng viên theo hướng phát triển năng lực người học
Giáo dục niềm tin, ý thức trách nhiệm và tính kỷ luật của giảng
viên, duy trì nền nếp thi đua dạy tốt được đánh giá cao. Trong khi đó,
việc tìm hiểu và thỏa mãn hợp lý nhu cầu, nguyện vọng của giảng
viên trong giảng dạy được đánh giá thấp hơn.
3.4.2. Thực trạng xác lập mục tiêu giảng dạy của giảng viên
theo hướng phát triển năng lực người học
Xây dựng chuẩn năng lực đầu ra và xây dựng mục tiêu PTNL của
người học được đánh giá cao, nhưng tổ chức hướng dẫn học viên xác
định mục tiêu học tập phù hợp yêu cầu PTNL được đánh giá thấp hơn.
3.4.3. Thực trạng tổ chức và chỉ đạo thực hiện các nội dung
cơng việc trọng yếu trong quy trình chuẩn bị và thực hành giảng
dạy của giảng viên theo hướng PTNL người học
Duy trì nền nếp chuẩn bị và thơng qua giáo án, kế hoạch
giảng dạy và chỉ đạo giảng viên tìm hiểu về đối tượng giảng dạy
được đánh giá cao. Trong khi đó, tổ chức thực hiện yêu cầu “lý
luận liên hệ thực tiễn” trong thực hành giảng dạy của giảng viên
được đánh giá thấp hơn.
3.4.4. Thực trạng chỉ đạo phương thức tiến hành hoạt động
giảng dạy của giảng viên theo hướng phát triển năng lực người
học

Chỉ đạo việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào hoạt
động giảng dạy và phân công giảng viên hướng dẫn học viên nghiên
cứu khoa học được đánh giá cao. Nhưng tổ chức cho giảng viên thực
hiện nhiệm vụ cố vấn học tập còn hạn chế.


14
3.4.5. Thực trạng đảm bảo tài liệu, phương tiện dạy học phù
hợp yêu cầu giảng dạy theo hướng phát triển năng lực người học
Tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học và phát triển
trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo hướng PTNL
người học được đánh giá cao. Trong khi đó, việc bồi dưỡng giảng
viên về ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phương tiện dạy
học hiện đại được đánh giá thấp hơn.
3.4.6. Thực trạng tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả giảng
dạy của giảng viên và kết quả học tập của người học
Huy động giảng viên tham gia các hoạt động kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của người học theo chuẩn năng lực đầu ra được
đánh giá cao. Trong khi đó tổ chức kiểm tra, đánh giá giảng viên theo
năng lực làm việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cịn có
những hạn chế nhất định.
3.5. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến
quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường đại học
thuộc Bộ Cơng an
3.5.1. Ảnh hưởng tích cực, thuận chiều của những yếu tố tác
động đến quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
(1) Ngành giáo dục tổ chức thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới đào tạo đại học theo hướng coi
trọng phát triển phẩm chất, năng lực người học; (2) Chuẩn hóa đội
ngũ giảng viên và sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức theo hướng tinh

gọn, hiệu quả; (3) Hệ thống các quy chế, quy định của nhà trường
phù hợp với quy định chung và hoạt động thực tiễn giáo dục, đào tạo;
(4) Chương trình đào tạo của nhà trường đã và đang được chuẩn hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; (5) Đa số giảng viên có tinh thần
trách nhiệm và thái độ nghiêm túc tuân thủ quy trình chuẩn bị và tiến
hành hoạt động giảng dạy; (6) Trình độ năng lực sư phạm của giảng
viên được nâng lên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu đổi mới giảng dạy theo
hướng PTNL người học; (7) Động cơ học tập của đa số sinh viên phù
hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường.
3.5.2. Ảnh hưởng tiêu cực, cản trở của những yếu tố tác
động đến quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
(1) Một số khoa, bộ môn chưa quán triệt đầy đủ và thiếu tích
cực đổi mới dạy học theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng
lực người học; (2) Quan hệ tương tác giảng viên – sinh viên trong tự
học và nghiên cứu khoa học hiệu quả chưa cao; (3) Một bộ phận


15
giảng viên chưa chủ động, tự giác tuân thủ quy trình chuẩn bị và tiến
hành hoạt động giảng dạy; (4) Một bộ phận giảng viên còn thiếu hiểu
biết và kinh nghiệm thực tế hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong
lực lượng CAND; (5) Một bộ phận học viên/sinh viên chưa thực sự
tích cực, tự giác trong thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện; (6)
Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật và phương tiện dạy học của nhà
trường còn thiếu đồng bộ, hiệu quả khai thác, sử dụng chưa cao.
3.6. Đánh giá khái quát về ưu điểm, hạn chế và nguyên
nhân trong quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên các
trường đại học thuộc Bộ Công an
3.6.1. Ưu điểm và nguyên nhân
3.6.1.1. Ưu điểm

Một là, đã chú trọng xây dựng động cơ hoạt động giảng dạy
của giảng viên, duy trì được nền nếp thi đua dạy tốt trong các tập thể
sư phạm.
Hai là, đã xây dựng được chuẩn đầu ra, từ đó cụ thể hóa thành
mục tiêu, yêu cầu PTNL người học.
Ba là, đã duy trì nền nếp chuẩn bị và thông qua giáo án, kế
hoạch giảng dạy của giảng viên, thực hiện tốt việc tìm hiểu về đối
tượng giảng dạy, tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi về bài giảng
của giảng viên.
Bốn là, đã chú trọng chỉ đạo giảng viên áp dụng phương pháp
dạy học tích cực, kết hợp các hình thức tổ chức dạy học và hướng
dẫn học viên nghiên cứu khoa học.
Năm là, đã quan tâm hồn thiện chương trình đào tạo, biên
soạn giáo trình, tài liệu dạy học theo hướng PTNL người học và phát
triển trang thiết bị dạy học.
Sáu là, đã tổ chức đánh giá giảng viên theo năng lực làm việc
và kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, huy động được lực lượng
giảng viên tham gia các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của người học theo chuẩn năng lực đầu ra.
3.6.1.2. Nguyên nhân của những ưu điểm
(1) Chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước tạo cơ sở
pháp lý vững chắc cho quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
theo hướng PTNL người học; (2) Kết quả thực hiện chủ trương
chuẩn hóa đội ngũ giảng viên và sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ
chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả ở các trường đại học thuộc Bộ


16
Công an; (3) Hệ thống quy chế đào tạo ở các trường đại học thuộc
Bộ Công an thực sự là những công cụ hữu hiệu của quản lý ; (4)

Kết quả chuẩn hóa, hiện đại hóa chương trình, giáo trình, tài liệu
dạy học; (5) Sự phát triển đội ngũ giảng viên tạo nên nguồn lực
con người thuận lợi cho hoạt động giảng dạy; (6) Học viên được
chọn lọc kỹ, đa số có động cơ học tập phù hợp với mục tiêu, yêu
cầu đào tạo.
3.6.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.6.2.1. Hạn chế
Một là, chưa quan tâm đầy đủ đến tổ chức tìm hiểu và thỏa mãn
hợp lý nhu cầu, nguyện vọng của giảng viên để từ đó động viên họ tích
cực, nhiệt tình trong hoạt động giảng dạy theo hướng PTNL người học.
Hai là, chưa chú trọng đầy đủ đến chỉ đạo giảng viên hướng
dẫn, giúp đỡ học viên xác định mục tiêu học tập, do đó cách tiếp cận
và định hướng học tập của một bộ phận học viên thiên về ghi nhớ
máy móc khơng phù hợp với u cầu PTNL.
Ba là, chưa tổ chức thực hiện tốt yêu cầu “lý luận liên hệ thực
tiễn” trong thực hành giảng dạy của giảng viên, do đó tính hướng
dẫn hành động cho học viên trong bài giảng cịn có những hạn chế
nhất định.
Bốn là, việc tổ chức cho giảng viên thực hiện nhiệm vụ cố vấn
học tập ít nhiều bị lơi lỏng, chưa chú trọng chỉ đạo nâng cao hiệu quả
tương tác giảng viên - học viên ngoài giờ lên lớp.
Năm là, cịn ít tổ chức bồi dưỡng giảng viên về khai thác, sử
dụng công nghệ thông tin và đồ dùng, phương tiện dạy học hiện đại,
chưa phát huy hết hiệu quả của đầu tư, phát triển cơ sở vật chất - kỹ
thuật của nhà trường.
Sáu là, số lần giảng viên được kiểm tra về hoạt động giảng dạy
trong một năm học cịn ít, một số kết luận kiểm tra chưa sâu, chưa
thuyết phục ố lần giảng viên được kiểm tra về hoạt động giảng dạy
trong một năm học cịn ít, một số kết luận kiểm tra chưa sâu, chưa
thuyết phục.

3.6.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
(1) Một số khoa, bộ môn ở các trường đại học thuộc Bộ Công
an chưa chưa quán triệt đầy đủ và thiếu tích cực đổi mới dạy học theo
hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực người học; (2) mối
quan hệ tương tác giảng viên – học viên trong mơi trường văn hóa sư


17
phạm của nhà trường chưa nhiều và hiệu quả chưa cao; (3) Một bộ
phận giảng viên chưa chủ động, tự giác tuân thủ quy trình chuẩn bị
và tiến hành giảng dạy, thiếu hiểu biết và kinh nghiệm thực tế hoạt
động chuyên môn, nghiệp vụ trong lực lượng CAND; (4) Một bộ
phận học viên/sinh viên chưa thực sự tích cực, tự giác trong thực hiện
các nhiệm vụ học tập, rèn luyện; (5) Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ
thuật và phương tiện dạy học ở các trường đại học thuộc Bộ Cơng an
cịn thiếu đồng bộ, hiệu quả khai thác, sử dụng chưa cao.
Kết luận chương 3
Trong bối cảnh chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ
trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất
người học, các trường đại học thuộc Bộ Công an đã và đang đạt
được những thành công về quản lý hoạt động giảng dạy của giảng
viên theo hướng PTNL người học. Tuy nhiên, các trường đại học
thuộc Bộ Công an khơng tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Để khắc
phục những hạn chế, thiếu sót, các chủ thể quản lý ở các trường
đại học thuộc Bộ Công an cần hiểu rõ những ngun nhân của nó
để tìm biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên . Làm
được như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của
giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng
PTNL người học.
Chương 4

BIỆN PHÁP VÀ KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG AN THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC
4.1. Những biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của
giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng phát
triển năng lực người học
4.1.1. Chỉ đạo các khoa, bộ môn xây dựng mục tiêu,
chương trình, kế hoạch giảng dạy theo “chuẩn đầu ra” của
từng ngành đào tạo
Biện pháp này nhằm định hướng cho hoạt động giảng dạy của
giảng viên theo hướng PTNL người học. Theo đó, (1) Ban giám đốc


18
(ban giám hiệu) tổ chức cụ thể hóa “chuẩn đầu ra” chung của nhà
trường thành yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học viên tốt nghiêp
theo từng ngành đào tạo. (2) Chỉ đạo các khoa, bộ môn xác lập mục
tiêu, chương trình mơn học phù hợp với u cầu về phẩm chất, năng
lực của học viên tốt nghiệp theo từng ngành đào tạo. (3) Phân cấp
xây dựng kế hoạch giảng dạy đáp ứng yêu cầu sử dụng hợp lý lực
lượng giảng viên. (4) Chỉ đạo giảng viên xác định mục tiêu, kế hoạch
của bài giảng phù hợp với từng đối tượng học viên.
4.1.2. Duy trì thực hiện quy trình chuẩn bị và tiến hành
hoạt động giảng dạy của giảng viên theo hướng phát triển
năng lực người học
Đây là biện pháp nhằm làm cho giảng viên tuân thủ quy trình,
chuẩn mực chuẩn bị và tiến hành hoạt động giảng dạy để đảm bảo
chất lượng dạy học. Biện pháp nàycần triển khai như sau: (1) Bộ máy
QLGD của trường đại học huy động giảng viên tham gia đổi mới nội

dung, phương pháp dạy học theo hướng PTNL người học. (2) Các
khoa,bộ môn đôn đốc giảng viên thực hiện các bước chuẩn bị giảng
dạy theo hướng PTNL người học. (3) Tổ chức các sinh hoạt học
thuật, dự giờ, rút kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp. (4) Triển
khai hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm về các vấn đề liên quan
dạy học theo hướng PTNL người học.
4.1.3. Chỉ đạo giảng viên thực hiện nhiệm vụ tổ chức hướng
dẫn học viên tự học tập, tự nghiên cứu
Biện pháp này hướng tới mục tiêu phát huy vai trò của giảng
viên trong tổ chức hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của học
viên ngoài thời gian lên lớp tại giảng đường, tăng cường tương tác
giảng viên – học viên trong quá trình đào tạo. Để thực hiện biện
pháp, bộ máy QLGD cần triển khai: (1) Gám đốc (hiệu trưởng), thủ
trưởng các khoa, bộ môn chỉ đạo giảng viên giao nhiệm vụ tự học
cho học viên. (2) Cán bộ khoa, bộ môn phân công, đôn đốc giảng
viên làm “cố vấn học tập” của từng mơn học tại các lớp. (3) Mở rộng
các hình thức tương tác giảng viên - học viên ngoài các buổi học. (4)
Cán bộ khoa, bộ môn giao trách nhiệm cho giảng viên tổ chức hướng
dẫn học viên tiến hành nghiên cứu khoa học.


19
4.1.4. Tổ chức bồi dưỡng giảng viên về năng lực chuyên
môn nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo hướng phát triển năng
lực người học
Biện pháp này hướng tới mục tiêu chuẩn bị nguồn lực con
người phù hợp với đặc điểm hoạt động giảng dạy trong các trường
đại học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL người học. Để thực
hiện biện pháp, bộ máy QLGD cần: (1) Tiến hành chuẩn hóa đội
ngũ giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức

giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. (2) Tổ chức
bồi dưỡng giảng viên về kiến thức, kỹ năng dạy học theo hướng
PTNL người học. (3) Luân phiên cử giảng viên về công tác có thời
hạn tại các đơn vị, địa phương để tích lũy kinh nghiệm thực tế về
chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công an. (4) Thúc đẩy giảng
viên tự học tập, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ công an và
kiến thức, kỹ năng giảng dạy.
4.1.5. Tổ chức nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà
trường nhằm đáp ứng yêu cầu áp dụng công nghệ số trong dạy học
Đây là biện pháp đảm bảo công cụ, phương tiện dùng trong
hoạt động giảng dạy của giảng viên. Để thực hiện biện pháp, bộ máy
QLGD cần triển khai: (1) Giám đốc (hiệu trưởng) trường đại học
Công an nhân dân chỉ đạo xây dựng thư viện thông minh và thân
thiện, đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu, học tập của giảng viên, học
viên. (2) Chỉ đạo đầu tư xây dựng các phòng học trực tuyến và trang
bị hệ thống đa phương tiện multimedia tại các giảng đường. (3) Tổ
chức tập huấn, chuyển giao công nghệ khai thác, sử dụng các phương
tiện kỹ thuật, các phần mềm dạy học cho giảng viên.
4.1.6. Kiểm tra, đánh giá giảng viên theo năng lực làm việc
và kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo hướng phát triển
năng lực người học
Việc kiểm tra, đánh giá giảng viên theo năng lực làm việc và kết
quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo hướng PTNL người học là cách
thức gắn kết quả học tập của học viên vào đánh giá hoạt động giảng dạy
của giảng viên.Để thực hiện biện pháp, bộ máy QLGD cần triển khai:
(1) Chỉ đạo xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng
viên theo hướng PTNL người học. (2) Tổ chức kiểm tra hoạt động


20

chuyên môn của các khoa, bộ môn và hoạt động giảng dạy của giảng
viên. (3) Đánh giá, phân loại giảng viên hàng năm theo năng lực làm
việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ. (4) Tổ chức thi, kiểm tra kết quả học
tập theo chuẩn năng lực đầu ra và xác nhận trách nhiệm của giảng viên
đối với kết quả học tập của học viên.
Mối quan hệ của các biện pháp
Các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ở
các trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL người học
hướng vào điều khiển, điều chỉnh đồng bộ hoạt động giảng dạy, mỗi
biện pháp hướng tới một mục tiêu cụ thể và được thực hiện theo
những nội dung, phương thức riêng nhưng luôn quan hệ mật thiết với
những biện pháp khác,chi phối và tạo điều kiện cho những biện pháp
khác tiến hành được thuận lợi.
4.2. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp
4.2.1. Tổ chức khảo nghiệm
4.2.1.1. Mục đích khảo nghiệm
Đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý
hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường đại học thuộc Bộ
Công an theo hướng PTNL người học.
4.2.1.2. Nội dung khảo nghiệm
Điều tra bằng phiếu về tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp, đồng thời phỏng vấn, tọa đàm, trao đổi với cán bộ, giảng
viên, học viên về nhu cầu và triển vọng triển khai thực hiện các biện
pháp đã đề xuất.
4.2.1.3 . Trình tự tiến hành khảo nghiệm
Bước 1: Lựa chọn khách thể khảo nghiệm: bao gồm 774
người, bao gồm 369 giảng viên, 147 cán bộ quản lý, 258 học viên của
3 trường: Học viện an ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân và
Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy.
Bước 2: Tổ chức điều tra bằng phiếu với các câu hỏi có kèm

các phương án trả lời theo các mức độ: Rất cần thiết/ rất khả thi (4
điểm); cần thiết/ khả thi (3 điểm); ít cần thiết/ ít khả thi (2 điểm);
không cần thiết/ không khả thi(1 điểm).
Bước 3: Phỏng vấn, tọa đàm, trao đổi với cán bộ quản lý cấp
trường, cấp phịng, khoa, bộ mơn về nhu cầu và triển vọng triển khai


21
thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ở
các trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL người học.
Bước 4: Xử lý kết quả khảo nghiệm.
4.2.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm
Tất cả 6 biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các
trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng PTNL người học được đề
xuất trong luận án đều rất cần thiết, rất khả thi, với mức điểm trung bình
thấp nhất là 3,39 điểm (theo thang đo Likert, rất cần thiết, rất khả thi khi
3,25 ≤ X ≤ 4.0 điểm). Điều đó, có thể nhận thấy qua biểu đồ 4.1 dưới đây.

Biểu đồ 4.1.: So sánh giữa tính cần thiết, tính khả thi của các biện
pháp mà luận án đề xuất
4.3. Thử nghiệm biện pháp đã đề xuất
4.3.1. Tổ chức thử nghiệm
Thử nghiệm nhằm mục đích kiểm chứng tác dụng của biện
pháp “Tổ chức bồi dưỡng giảng viên về năng lực chuyên môn nhằm
đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo hướng PTNL người học” đối với
chất lượng giảng dạy của giảng viên theo hướng PTNL người học.
Đơn vị thử nghiệm: Khoa Chữa cháy, Trường Đại học Phòng cháy
chữa cháy. Các nội dung thử nghiệm bao gồm:
Nội dung 1: Tổ chức bồi dưỡng giảng viên các chuyên đề:
“Những vấn đề hiện thời về phương pháp dạy học đại học” và “ Lý

luận và thực tiễn dạy học theo hướng PTNL người học”.
Nội dung 2: Tổ chức Hội thảo khoa học - thực tiễn cấp khoa về
chủ đề “ Đổi mới hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu PTNL người
học trong đào tạo ngành Phòng cháy, chữa cháy”
Nội dung 3: Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm giảng dạy của
giảng viên theo hướng PTNL người học.


22
Nội dung 4: Tổ chức 2 đoàn nghiên cứu thực tế theo “Kế
hoạch nghiên cứu thực tế phòng cháy, chữa cháy tại các địa phương”
đã được Hiệu trưởng Đại học Phòng cháy, chữa cháy phê duyệt. Kết
thúc thời gian nghiên cứu, các đồn báo cáo dưới dạng thơng tin khoa
học tại hội nghị toàn khoa về kết quả nghiên cứu của mình.
Nội dung 5: Mời chủ nhiệm những đề tài nghiên cứu khoa học
có liên quan các mơn học do Khoa Chữa cháy giảng dạy thuyết trình
về kết quả nghiên cứu và hướng sử dụng vào giảng dạy.
Nội dung 6: Tổ chức thực hiện Kế hoạch Hội thi giảng viên
giỏi của Nhà trường vào tháng 11 hàng năm
4.3.2. Kết quả thử nghiệm
Trước và sau thử nghiệm, Khoa Chữa cháy đều đã tổ chức
cho giảng viên tự đánh giá và đánh giá đồng nghiệp theo tiêu chí
đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên theo hướng PTNL
người học mà luận án này đề xuất. Sự tăng tiến về chất lượng giảng
dạy của giảng viên trước và sau thử nghiệm được thể hiện trong
biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.2: So sánh kết quả tự đánh giá và đánh giá đồng nghiệp
về chất lượng giảng dạy của giảng viên Khoa Chữa cháy trước và
sau thử nghiệm

Sử dụng cơng thức tính đại lượng kiểm định t để đánh giá sự
khác biệt về chất lượng giảng dạy của giảng viên Khoa Chữa cháy
trước và sau thử nghiệm cho thấy: Tất cả 8 nội dung đánh giá chất
lượng giảng dạy của giảng viên Khoa Chữa cháy có t

t05 (2,04 với

n = 30). Từ đó có thể khẳng định rằng: Sự khác biệt giữa kết quả tự
đánh giá và đánh giá đồng nghiệp về chất lượng giảng dạy của giảng


23
viên Khoa Chữa cháy trước và sau thử nghiệm có ý nghĩa thống kê.
Điều đó nói lên rằng, những tác động thử nghiệm đã có tác dụng
nâng cao rõ nét chất lượng giảng dạy của giảng viên.
Kết luận chương 4
Để hoạt động giảng dạy của giảng viên tác động tích cực, hiệu
quả đến sự PTNL của học viên - người cán bộ Công an nhân dân
tương lai, các chủ thể QLGD, trước hết là giám đốc (hiệu trưởng)
trường đại học thuộc Bộ Công an cần áp dụng các biện pháp quản lý
hoạt động giảng dạy của giảng viên theo hướng PTNL người học mà
luận án này đã đề xuất. Kết quả khảo nghiệm và thử nghiệm những
biện pháp đó cho phép khẳng định: Đây là những biện pháp có tính
cấn thiết và khả thi, mang lại kết quả thiết thực đối với hoạt động
giảng dạy của giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công an theo
hướng PTNL người học.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đang
đặt ra những yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi phải tăng cường xây

dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đủ
sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Trong
bối cảnh đó, để cán bộ CAND hoàn thành được nhiệm vụ, ngay trong
QTĐT tại trường đại học, nhà trường phải chuẩn bị cho họ những
năng lực nghề nghiệp cần thiết.
Giảng viên là người truyền cảm hứng và tổ chức hoạt động
lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, điều chỉnh thái độ cho người học. Hoạt
động giảng dạy của giảng viên đại học theo hướng PTNL người học
là toàn bộ những tác động sư phạm của người dạy đến người học, thể
hiện ở việc tổ chức, điều khiển hoạt động lĩnh hội và vận dụng kiến
thức, rèn luyện kỹ năng, điều chỉnh thái độ của người học theo chuẩn
năng lực nhất định, nâng cao khả năng giải quyết các nhiệm vụ, tình
huống trong học tập và hoạt động thực tiễn của họ.
Đối với các trường đại học thuộc Bộ Công an, một trong
những con đường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà
trường là quản lý tốt hoạt động giảng dạy của giảng viên theo hướng
PTNL người học. Đó là sự tác động có mục đích, có tổ chức của các


24
chủ thể quản lý đến các yếu tố cấu thành hoạt động này nhằm phát
huy vai trò của giảng viên trong hình thành, phát triển ở người học
năng lực theo chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.
Trong thời gian qua, các trường đại học thuộc Bộ Công an đã
và đang đạt được những kết quả trong quản lý hoạt động giảng dạy
của giảng viên theo hướng PTNL người học. Đó chính là kết quả của
việc việc xây dựng động cơ hoạt động giảng dạy của giảng viên, xây
dựng chuẩn năng lực đầu ra của người học và cụ thể hóa chuẩn đó
vào mục tiêu, yêu cầu PTNL người học, duy trì nền nếp chuẩn bị và
thơng qua giáo án, kế hoạch giảng dạy của giảng viên, chú trọng chỉ

đạo giảng viên áp dụng phương pháp dạy học tích cực, hồn thiện
giáo trình, tài liệu dạy học, phát triển trang thiết bị dạy học, kiểm tra,
đánh giá giảng viên theo năng lực làm việc và kết quả thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy. Tuy nhiên, các trường đại học thuộc Bộ Công an
khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót trong quản lý hoạt động
giảng dạy của giảng viên theo hướng PTNL người học.
Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu
phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với
hành, lý luận gắn với thực tiễn, các trường đại học thuộc Bộ Công an
cần phải làm tốt những biện pháp quản lý hoạt động: Chỉ đạo các
khoa, bộ môn xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch giảng dạy
theo “chuẩn đầu ra” của từng ngành đào tạo; duy trì thực hiện quy
trình chuẩn bị và tiến hành hoạt động giảng dạy của giảng viên theo
hướng PTNL người học; chỉ đạo giảng viên thực hiện nhiệm vụ tổ
chức hướng dẫn học viên tự học tập, tự nghiên cứu; tổ chức bồi
dưỡng giảng viên về năng lực chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu
giảng dạy theo hướng PTNL người học; nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ
thuật của nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu áp dụng công nghệ số
trong dạy học; kiểm tra, đánh giá giảng viên theo năng lực làm việc
và kết quả thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo hướng PTNL người
học. Tất cả những biện pháp này rất cần thiết và khả thi, đòi hỏi phải
được thực hiện một cách tích cực và đồng bộ để đáp ứng tốt đòi hỏi
của hoạt động thực tiễn trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội.
2. Kiến nghị
Luận án đã nêu ra các kiến nghị đối với Bộ Công an, lãnh
đạo, chỉ huy nhà trường, các khoa, bộ môn trong các trường đại


25

học thuộc Bộ Công an về đảm bảo điều kiện thực hiện các biện
pháp mà luận án đề xuất.


×