Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.85 KB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN


BÙI TÁ THẠNH

CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG KINH TẾ
THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN


BÙI TÁ THẠNH

CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG KINH TẾ
THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC

Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HỒ ANH DŨNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, chưa được
ai công bố, dưới sự hướng dẫn của TS. HỒ ANH DŨNG. Tư liệu trong
luận văn là hoàn toàn trung thực.
TÁC GIẢ

BÙI TÁ THẠNH


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
CHƢƠNG 1:
LÝ LUẬN VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ KINH TẾ
THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1. Quan niệm về công bằng xã hội ....................................................... 11
1.2. Quan niệm về kinh tế thị trƣờng và kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa ............................................................................ 30
1.2.1. Quan niệm về kinh tế thị trường ...................................................... 30
1.2.2. Quan niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ....... 35
1.3. Quan hệ giữa việc phát triển kinh tế thị trƣờng với việc đảm bảo
công bằng xã hội ....................................................................................... 45
Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................... 54
CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP
ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG KINH TẾ
THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
2.1. Q trình phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa và những nhân tố tác động đến việc đảm bảo cơng bằng xã hội ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ............................................................. 57
2.1.1. Quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................ 59
2.1.2. Những nhân tố tác động đến việc đảm bảo công bằng xã hội ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ................................................................. 74


2.2. Thực trạng đảm bảo công bằng xã hội trong nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay ................................................................................................................. 82
2.2.1. Những thành tựu và hạn chế trong việc đảm bảo công bằng xã hội ở
Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................ 82
2.2.2. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế.................................... 94
2.3. Phƣơng hƣớng và giải pháp tiếp tục đảm bảo công bằng xã hội
trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay ......................................................................... 99
2.3.1. Phương hướng tiếp tục đảm bảo công bằng xã hội ở
Thành phố Hồ Chí Minh................................................................................ 99
2.3.2. Giải pháp tiếp tục đảm bảo công bằng xã hội ở
Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................. 100
Kết luận chƣơng 2...................................................................................... 112
KẾT LUẬN................................................................................................. 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 118
PHỤ LỤC ................................................................................................... 127



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề công bằng xã hội luôn thu hút sự quan tâm ở mọi quốc gia trên thế
giới, nó đã được đề cập đến từ rất lâu trong lịch sử phát triển của xã hội lồi
người. Nó ln là khát vọng chính đáng của biết bao thế hệ; thế nhưng, trong
mỗi giai đoạn lịch sử nó được đặt ra ở những khía cạnh, mức độ khác nhau.
Cho đến nay nó vẫn cịn mang tính thời sự cấp bách. Cũng chính vì thế, tổ chức
Nhân lực Quốc tế, Liên Hiệp Quốc cùng với cộng đồng quốc tế đã lấy ngày
20/02 hằng năm là “Ngày quốc tế về công bằng xã hội”. Trong giai đoạn hiện
nay, các nước đi lên chủ nghĩa xã hội luôn coi công bằng xã hội là một trong
những mục tiêu cơ bản cần vươn tới, đồng thời là một trong những động lực
phát triển của xã hội.
Nền kinh tế thị trường trải qua hàng trăm năm phát triển, luôn biểu hiện
tính hai mặt của nó. Mặt tích cực của kinh tế thị trường là ở chỗ: Thứ nhất, nó
làm cho con người ln phải năng động, tích cực để có thể tự ứng phó được với
sự biến động mau lẹ, phức tạp và sự cạnh tranh khốc liệt của nó. Thứ hai, vì
phải thực hiện giá trị, thu lợi nhuận ngày càng nhiều mà người ta buộc phải
quan tâm đến nhu cầu của người tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng ngày càng tốt hơn. Thứ ba, kinh tế thị trường đòi hỏi mọi người ngày
càng phải học tập, nghiên cứu nâng cao tri thức khoa học, kỹ thuật, vận dụng
những tri thức ấy vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy, lực lượng sản
xuất phát triển nhanh chóng, của cải vật chất được sản xuất ra ngày càng nhiều,
mẫu mã, chất lượng sản phẩm ngày càng được cải tiến, nâng cao.
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường lại có mặt trái, mặt tiêu cực như: Vì lợi
nhuận mà người ta có thể bất chấp luân thường, đạo lý, coi thường kỷ cương,
pháp luật gây hại cho người tiêu dùng, dẫn đến tình trạng ln nẩy sinh những

bất công trong xã hội.


2

Việt Nam từ một nước mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ đi lên
chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Muốn đẩy mạnh q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho
chủ nghĩa xã hội, tất yếu chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường.
Song, để phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực của kinh tế thị
trường, đảm bảo cơng bằng xã hội thì phải phát triển kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu cao cả của cách mạng nước ta là xây dựng xã hội “Dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để đạt được mục tiêu cao cả đó,
Đảng ta chủ trương: “Kết hợp chặt chẽ, hợp lý các mục tiêu kinh tế với các mục
tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển,
thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế” [18, tr.101].
Như vậy, việc đảm bảo công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực
mạnh mẽ trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thành phố
Hồ Chí Minh “Chiếm 0,6% diện tích và hơn 8,56% dân số cả nước, nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế lớn của cả
nước. Thành phố là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, với tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao, nếu như năm 1991 tốc độ tăng trưởng GDP của thành
phố là 9,1% thì đến năm 2007 tăng lên 12,6% và năm 2008 là 10,7%, tính
bình qn giai đoạn 1991 – 2008 thành phố đạt mức tăng trưởng GDP bình
quân hàng năm là 11,14%” [80, tr.6]. “Thành phố đóng góp 21,3% GDP cả
nước, 29,38% tổng thu ngân sách nhà nước, 22,9% tổng vốn đầu tư toàn xã
hội” [98]. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thành
của Việt Nam năm 2011 thì Thành phố Hồ Chí Minh xếp ở vị trí thứ 20/63

tỉnh thành [99].


3

Với những thành tựu đó đã đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một
trong những trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước. Tuy nhiên, Thành phố
cũng đang đứng trước những thách thức lớn bởi sự tác động đa chiều của nền
kinh tế thị trường đối với việc đảm bảo công bằng xã hội, trên các phương
diện phân phối; giáo dục – đào tạo; y tế; khoảng cách giàu nghèo giữa các
tầng lớp dân cư, giữa nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng. Thời gian
gần đây giá cả tư liệu sinh hoạt ngày càng tăng gây khơng ít khó khăn đến
cuộc sống người dân, nhất là nhóm dân cư có thu nhập thấp…mà Thành phố
cần phải giải quyết.
Nghiên cứu làm rõ về lý luận và thực tiễn vấn đề công bằng xã hội trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh
là một việc làm cần thiết, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cao cả của
toàn dân tộc.
Thực hiện vấn đề công bằng xã hội trong sự tác động đa chiều của nền
kinh tế thị trường, nhằm đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố
Hồ Chí Minh đóng một vai trị đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội của Việt Nam hiện nay. Việc nghiên cứu và phân tích vấn
đề này khơng chỉ dừng lại ở lý luận, mà cịn mang tính thực tiễn, đưa ra một
cách nhìn tổng quan về vấn đề, từ đó định hướng trong hoạt động thực tiễn,
đó cũng là lý do tơi chọn đề tài “Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài
luận văn thạc sĩ triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, ngoài những quan điểm chỉ đạo mang tính tồn
diện của Đảng và Nhà nước ta, vấn đề công bằng xã hội trong nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung cũng như quan điểm của từng
địa phương đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà kinh tế học, xã hội học, triết


4

học với nhiều bài viết trên các báo, tạp chí, thậm chí cả luận văn thạc sĩ, luận án
tiến sĩ cùng nhiều cơng trình khoa học khác dưới dạng sách giáo khoa, giáo
trình, tài liệu hội thảo, tham luận… Có thể kể ra một số cơng trình tiêu biểu đã
được cơng bố trong những năm gần đây:
* Nhóm các cơng trình nghiên cứu về vấn đề cơng bằng xã hội:
- “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc thực hiện công
bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Lê Hữu Tầng (Tạp chí Triết
học, số 1 tháng 1/2008). Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và luận giải
một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc thực hiện công bằng xã
hội ở Việt Nam hiện nay. Những vấn đề đó là: 1. Khái niệm cơng bằng xã
hội, những điểm tương đồng và khác biệt giữa nó và khái niệm bình đẳng xã
hội; 2. Cơng bằng xã hội theo chiều dọc và công bằng xã hội theo chiều
ngang; 3. Cơng bằng về cơ hội và bình đẳng về cơ hội; vai trị của trình độ
phát triển kinh tế trong việc thực hiện công bằng xã hội; 4. Phân phối theo
kết quả lao động và hiệu quả kinh tế; 5. Phân phối theo cống hiến cho xã
hội; 6. Công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế; 7. Vấn đề thực hiện cơng
bằng xã hội và bình đẳng xã hội.
- “Cơng bằng xã hội, tránh nhiệm xã hội và đồn kết xã hội trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam” của tác giả Trần Đức Cường (Tạp chí Triết học,
số 1 tháng 1/2008). Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra những đánh giá
khái quát về thành tựu và hạn chế trong thực hiện công bằng xã hội, trách
nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội ở Việt Nam trước và trong những năm đổi
mới đất nước; đồng thời, gợi mở những vấn đề cần thảo luận để việc thực thi
công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đồn kết xã hội khơng chỉ là một

mục tiêu phấn đấu, mà còn là một động lực mạnh mẽ để phát triển đất nước
và đảm bảo cho sự phát triển của Việt Nam là một sự phát triển bền vững.


5

- “Bảo đảm cơng bằng xã hội vì sự phát triển bền vững” của tác giả
Nguyễn Ngọc Hà (Tạp chí Triết học, số 2 tháng 2/2009). Trong bài viết này,
tác giả đã phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam coi công bằng
xã hội là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội. Để có được công
bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường cần phải xác định và thực hiện
đúng nguyên tắc phân phối phù hợp như Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt
Nam đã đề ra. Để phát huy vai trị động lực của cơng bằng xã hội, theo tác
giả, cần khắc phục những thiếu sót trong việc thực hiện cơng bằng xã hội
hiện đang cịn tồn tại. Cơng tác lý luận cần hướng vào việc nghiên cứu và
giải quyết nhiệm vụ đó.
- “Cơng bằng xã hội trong tiến bộ xã hội” của tác giả Nguyễn Minh
Hoàn do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành, năm 2009. Trong cuốn
sách này, tác giả đã chia cuốn sách thành 3 phần: Phần I: các khái niệm về
công bằng xã hội và tiến bộ xã hội, ở phần này tác giả đưa ra các quan niệm
thời kỳ trước Mác, các quan điểm hiện đại của các học giả phương Tây và
quan điểm của Mác - Ăngghen và tư tưởng của Hồ Chí Minh về cơng bằng
xã hội; Phần II: Vai trị và vị trí của cơng bằng xã hội trong tiến bộ xã hội,
phần này tác giả cho rằng, công bằng xã hội là động lực của tiến bộ xã hội,
công bằng xã hội không chỉ gắn với nội dung phát triển kinh tế mà còn phải
gắn với nội dung phát triển xã hội, công bằng xã hội tạo điều kiện cho mỗi
cá nhân sử dụng và phát huy cao nhất năng lực của mình, thúc đẩy sự phát
triển theo hướng tiến bộ xã hội. Bên cạnh đó, cơng bằng xã hội cũng chính
là thước đo về mặt xã hội của tiến bộ xã hội. Trình độ của cơng bằng xã hội
đạt được trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định chính là thước đo về mặt xã hội

của tiến bộ xã hội tương ứng với thời kỳ lịch sử ấy; Phần III: Vấn đề thực
hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay, tác giả khẳng định, công bằng xã
hội và tiến bộ xã hội là mục tiêu được Đảng ta xác định ngay từ những ngày


6

đầu khi nước ta tiến hành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở thời kỳ
trước đổi mới, Đảng ta chủ trương xây dựng chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa,
xoá bỏ chế độ tư hữu và phân phối theo lao động để xã hội khơng cịn bóc
lột, bất cơng và bất bình đẳng xã hội. Ở thời kỳ sau đổi mới, Đảng ta đã
nhận thấy những chủ trương, chính sách sai lầm trong cải tạo và xây dựng
chủ nghĩa xã hội, cả về chế độ sở hữu, chế độ phân phối và cơ chế quản lý…
* Nhóm các cơng trình nghiên cứu về vấn đề mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội:
- “Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam
thời kỳ đổi mới”, của tác giả Nguyễn Thị Nga, Nhà xuất bản Lý luận chính
trị, Hà Nội, năm 2007. Trong cuốn này, tác giả nêu ra việc tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội là mục tiêu vươn tới của xã hội văn minh, giữa chúng
có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, nếu chúng ta quá chú trọng đến
tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm những vấn đề của xã hội thì những
hậu quả để lại cho xã hội là khó lường; ngược lại nếu quá chú trọng đến vấn
đề xã hội mà không quan tâm đến tăng trưởng kinh tế thì triệt tiêu động lực
phát triển cho xã hội. Cuối cùng tác giả cho rằng muốn thực hiện tốt mối
quan hệ giữa chúng thì phải có những giải pháp mang tính đồng bộ, đó là:
giữ vững sự lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trị của các đồn thể và các tổ
chức xã hội; kết hợp thực hiện tốt hệ thống chính sách kinh tế và hệ thống
chính sách xã hội…
- “Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam” của
tác giả Hoàng Đức Thân, Đinh Quang Ty (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, 2010. Trong cuốn này, ngoài việc nêu khá đầy đủ về vấn
đề tăng trưởng kinh tế; thực trạng gắn kết tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội ở Việt Nam hiện nay tác giả còn giới thiệu một số kinh nghiệm của
các nước Châu Á và nêu ra điều kiện để thực hiện giải pháp gắn kết hợp lý


7

giữa phát triển kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam trong giai
đoạn sắp tới, đặc biệt tác giả đưa ra một trong những điều kiện quan trọng để
thực hiện công bằng xã hội là mở rộng và phát huy dân chủ, nâng cao hiệu
quả chống tham nhũng, lãng phí và làm ăn phi pháp…
- “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội - Lý thuyết và thực tiễn ở
Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Đỗ Phú Trần Tình, Nxb Lao Động,
2010. Trong cơng trình này, ngồi một số vấn đề lý luận chung về tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội; kinh nghiệm cũa một số quốc gia thì tác
giả đã khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh qua
các giai đoạn đồng thời đề xuất những quan điểm chủ yếu để giải quyết mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội cho Thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn tới…
* Nhóm các cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa vấn đề công
bằng xã hội và kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa:
- “Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của tác giả Phạm Xuân Nam (Tạp chí
Triết học, số 2 tháng 2/2008). Trong bài viết này, tác giả đưa ra và luận giải:
1. Việc giải quyết mối quan hệ giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với thực
hiện công bằng xã hội ở một số mơ hình kinh tế tiêu biểu trên thế giới, như
mơ hình kinh tế thị trường tự do, mơ hình kinh tế thị trường xã hội, mơ hình
kinh tế kế hoạch hóa tập trung phi thị trường; 2. Những thành tựu và những
vấn đề đặt ra trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội

trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hơn 20
năm đổi mới; cụ thể hóa quan điểm và đề xuất những giải pháp về thực hiện
công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam trong những năm tiếp theo.


8

Những cơng trình trên ở góc độ này, góc độ kia đã đề cập đến vấn đề công
bằng xã hội; vấn đề tăng trưởng kinh tế, vấn đề nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa chúng, trong đó những cơng trình
nghiên cứu trên chỉ đề cập đến từng vấn đề riêng lẻ, hoặc về mối quan hệ giữa
chúng nhưng đa phần là công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơng bằng
xã hội và tăng trưởng kinh tế. Những cơng trình đó đã góp một phần khơng nhỏ
vào việc xây dựng cơ sở lý luận, làm sáng tỏ từng bước con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống
vấn đề cơng bằng xã hội gắn liền với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, về mặt lý luận và thực
tiễn, một lần nữa tôi muốn nghiên cứu vấn đề này với mong muốn học hỏi,
tìm hiểu những nội dung mới cho bản thân, đồng thời góp phần làm rõ cơ sở
lý luận cho q trình đảm bảo cơng bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Mục đích của luận văn: Luận văn tập trung làm rõ vấn đề công bằng
xã hội trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó đề xuất
phương hướng và một số giải pháp nhằm đảm bảo vấn đề công bằng xã hội
trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
* Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được mục đích trên, luận văn thực

hiện các nhiệm vụ sau:
Một là, làm rõ nội hàm các quan niệm về công bằng xã hội;
Hai là, làm rõ các khái niệm kinh tế thị trường và kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa;


9

Ba là, chỉ ra thực trạng việc thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trên
cơ sở đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm đảm bảo công
bằng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Về nội dung: Vấn đề công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Về không gian: Tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Về thời gian: Chủ yếu từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
(1986) đến nay.
4. Cở sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
* Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là thế giới quan và
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các
quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Phương pháp của luận văn: Luận văn sử dụng kết hợp một số phương
pháp như: thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu, phương pháp lịch sử - logic,
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn dịch,
phương pháp quy nạp, so sánh và đối chiếu…bên cạnh đó kế thừa những
thành tựu của những cơng trình trước để hồn thiện luận văn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận vãn
* Ý nghĩa khoa học: Luận văn được hoàn thành sẽ góp phần cung cấp

những cơ sở lý luận về vấn đề công bằng xã hội, về nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và mối quan hệ biện chứng giữa quá trình phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với việc đảm bảo
công bằng xã hội.


10

* Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn khi được hoàn thành sẽ góp phần xây
dựng cơ sở lý luận để chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh tham khảo trong
việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế gắn với các chính sách xã
hội. Đồng thời, có thể làm tư liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học
chuyên ngành triết và những ai quan tâm đến.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được cấu thành 2 chương, 6 tiết.
Chương 1: Lý luận về công bằng xã hội và kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Chương 2: Thực trạng, phương hướng và giải pháp đảm bảo công bằng
xã hội trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay.


11

CHƢƠNG 1:
LÝ LUẬN VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1. Quan niệm về công bằng xã hội
Công bằng xã hội là vấn đề đã được đặt ra từ lâu trong lịch sử phát triển

của xã hội loài người, từ khi con người ý thức được những sự bất công diễn
ra trong xã hội có sự nơ dịch, áp bức giai cấp. Lịch sử phát triển của xã hội
loài người đã chứng minh rằng, khi lực lượng sản xuất phát triển đến một
giai đoạn nhất định, năng suất lao động ngày càng cao, sản phẩm làm ra
không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu cho sự tồn tại của con người mà
còn dư thừa tương đối, cùng với sự phát triển đó, con người chiếm đoạt
thành quả lao động của nhau, tạo nên sự bất công trong xã hội. Sự phân chia
giai cấp nẩy sinh, có một bộ phận dân cư khơng tham gia trực tiếp vào q
trình lao động để tạo ra của cải cho xã hội, mà luôn luôn được hưởng nhiều
hơn so với những bộ phận dân cư khác. Thực tiễn đặt ra chúng ta phải nhận
thức, lý giải thấu đáo vấn đề này, từ đó có những định hướng đúng đắn
nhằm khắc phục, hạn chế sự mất cơng bằng đó, tạo động lực thực sự cho sự
phát triển xã hội bền vững.
Quan niệm về công bằng xã hội là một vấn đề mang tính lịch sử xã hội,
bị quy định bởi những điều kiện lịch sử nhất định. Trong các thời kỳ lịch sử
khác nhau con người có quan niệm khác nhau về cơng bằng xã hội.
Ph.Ănghen đã viết: “Công lý luôn luôn chỉ là biểu hiện trên lĩnh vực
quan niệm và siêu hình, của những điều kiện kinh tế hiện có, khi thì về
phương diện bảo thủ, khi thì về phương diện cách mạng của những điều kiện
kinh tế đó. Cơng lý của người Hy Lạp và người La Mã cho rằng chế độ nô lệ
là công bằng; công bằng của những nhà tư sản năm 1789 địi hỏi thủ tiêu
chế độ phong kiến, vì chế độ ấy không công bằng” [52, tr.379]. Quan niệm


12

về cơng bằng xã hội của con người tuy có sự khác nhau, nhưng ước mơ về
một xã hội công bằng là khát vọng chính đáng của biết bao thế hệ và là mục
tiêu phấn đấu của toàn nhân loại. E. Durkheim (1858 – 1917) – một nhà xã hội
học người Pháp cuối thế kỷ XIX đã viết: “Các xã hội hiện đại chỉ có thể ổn

định nếu tơn trọng công bằng xã hội” [68, tr 28].
* Trong chế độ xã hội cơng xã ngun thuỷ con người chưa có khái
niệm về công bằng xã hội. Mọi người đều tuân theo trật tự đã được cộng
đồng thừa nhận, những cá nhân của cộng đồng nếu vi phạm sẽ bị xử phạt, và
sản phẩm của lao động của cộng đồng làm ra đều là sở hữu chung, ai cũng
được hưởng thụ. Người ta chưa có ý thức rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ,
vì thế vấn đề cơng bằng xã hội chưa được đặt ra.
Khi xuất hiện sở hữu tư nhân con người bị áp bức bất cơng thì vấn đề
công bằng xã hội bắt đầu được đặt ra. Sự công bằng ở đây được xem xét
trong mối quan hệ với địa vị xã hội, hiển nhiên lẽ phải thuộc về giai cấp
thống trị của xã hội.
* Quan niệm về công bằng xã hội trong xã hội chiếm hữu nô lệ
- Quan điểm của Platon (427 – 347 TCN) cho rằng, khơng thể có sự
bình đẳng giữa những tầng lớp người khác nhau về địa vị trong xã hội. Bởi
vì, từ chính sự đa dạng trong nhu cầu của con người nên xã hội phải duy trì
nhiều hạng người khác nhau, thực hiện những dạng phân công lao động xã
hội khác nhau để thỏa mãn các nhu cầu đó, và vì vậy nên khơng thể nào có
sự bình đẳng giữa họ. Platon xem sự bất bình đẳng như một điều tất yếu
trong xã hội chiếm hữu nơ lệ.
Chính vì sự nhấn mạnh đến sự phân chia đẳng cấp khác nhau trong xã
hội nên Platon cho rằng xã hội dù có sự bất bình đẳng, nhưng vẫn có sự
cơng bằng. Theo ông công bằng ở chỗ, mỗi cá nhân trong xã hội dù có ở địa
vị khác nhau như thế nào thì cũng phải làm hết trách nhiệm và bổn phận của


13

mình ở địa vị đó, biết sống đúng với tầng lớp của mình và biết được bổn
phận của mình. Như vậy, đối với Platon, công bằng xã hội là công bằng giữa
những cá nhân cùng địa vị trong xã hội đó, chứ khơng phải cơng bằng giữa

những người khác nhau về địa vị. Ơng cho rằng: “Sự bình đẳng giữa những
người khơng bình đẳng là tệ xấu chủ yếu của nền dân chủ” và “Đối với
những người khơng bình đẳng, sự bình đẳng trở thành khơng bình đẳng”
[96, tr 57].
- Theo Arixtốt (384 – 322 TCN), công bằng là sự bình đẳng giữa những
người có cùng địa vị xã hội với nhau. Cịn sự bất bình đẳng những người
khơng có cùng địa vị xã hội cũng được Arixtốt coi là biểu hiện của sự cơng
bằng. Arixtốt đã đẩy sự bình đẳng và bất bình đẳng lên thành thước đo của
sự cơng bằng. Từ đó, ơng đưa ra thước đo của sự cơng bằng nằm trong chính
cơ sở kinh tế của xã hội, ông cho rằng: cơ sở của công bằng xã hội là sự
công bằng trong trao đổi sản phẩm lao động cho nhau, đây cũng chính là sự
khác biệt trong quan điểm của Arixtốt và Platon. Ơng nói: “Sự trao đổi
khơng thể có được nếu khơng có sự bằng nhau, nhưng sự bằng nhau lại
khơng thể có được nếu như không thể do chung được” [54, tr 97].
Theo Arixtốt, thước đo trong trao đổi hàng hóa chính là biểu hiện của
giá trị, tuy nhiên ông chỉ dừng lại ở việc nêu biểu hiện ra bên ngoài của sự
trao đổi đó là hình thái tiền tệ, mà ơng chưa thấy được mấu chốt của vấn đề
chính là sức lao động của con người ẩn chứa bên trong mỗi hàng hóa ấy, nó
mới là thước đo chung cho sự cơng bằng và bình đẳng trong quan hệ trao đổi
hàng hóa. Hạn chế đó của Arixtốt là do “Xã hội Hy Lạp hồi đó dựa trên lao
động nơ lệ và vì thế cơ sở tự nhiên của xã hội đó là sự bất bình đẳng giữa
người với người và giữa những sức lao động của họ” [54, tr 98].
Mặc dù vậy, những đóng góp nhất định của Arixtốt được C.Mác đánh
giá rất cao: “Thiên tài của Arixtốt chính là ở chỗ, trong biểu hiện giá trị của


14

các hàng hóa, ơng đã tìm ra được một quan hệ bình đẳng. Chỉ có những giới
hạn lịch sử của xã hội mà ông đang sống mới ngăn cản không cho ơng thấy

được “trong thực tế”, mối quan hệ bình đẳng đó là cái gì” [54, tr 97-98].
Quan điểm này của Arixtốt đã trở thành quan điểm chủ đạo trong suốt lịch
sử tồn tại của các xã hội có sự phân chia giai cấp.
* Các nhà tư tưởng của giai cấp phong kiến trong lịch sử cũng nói về
cơng bằng xã hội, nhưng đó là sự cơng bằng có tơn ti, trật tự, trên dưới rõ
ràng, là sự nối tiếp quan điểm công bằng theo địa vị xã hội, bảo vệ lợi ích
của giai cấp chúa đất phong kiến, đó xem như cơng bằng và bình đẳng trong
xã hội phong kiến.
Vào giai đoạn cuối của chế độ phong kiến, khi mà kinh tế tự cung tự
cấp bắt đầu nhường chỗ cho thời kỳ tiền công nghiệp, giai đoạn mà trao đổi
hàng hóa diễn ra với một tốc độ chóng mặt. Cơ sở kinh tế đó đã khiến cho
nội dung của những tư tưởng về cơng bằng xã hội khơng cịn bị bó hẹp trong
phạm vi của những địi hỏi về quyền bình đẳng ở địa vị xã hội để được đối
xử cơng bằng, mà quyền bình đẳng và cơng bằng ấy đã được mở rộng sang
những địi hỏi phải có một sự công bằng trong phân phối thành quả lao động
và quan hệ trao đổi. Đặc biệt là khi mà nền sản xuất tư bản chủ nghĩa từng
bước khẳng định địa vị thống trị của mình trong nền sản xuất xã hội, thì
những quan điểm về phân phối và trao đổi dựa trên nguyên tắc trao đổi
ngang giá của nền sản xuất hàng hóa đã ngày càng được sử dụng như là
thước đo của sự công bằng xã hội.
Ở giai đoạn đầu của mình, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thể hiện rõ
bước tiến trong việc giải phóng cho người nơng nơ thốt khỏi tình trạng lệ
thuộc vào chúa đất phong kiến, nhưng cũng chính chủ nghĩa tư bản lại cuốn
họ vào cơn lốc của sự cạnh tranh và đẩy họ vào tình trạng phá sản. Vì thế để
đảm bảo cho sự tồn tại của mình buộc họ phải đổ về các thành phố lớn để


15

kiếm sống – họ đã trở thành những người vô sản. Ăngghen nhận xét: sở dĩ

có tình trạng này là do “Cái “tự do sở hữu” được thoát khỏi xiềng xích
phong kiến, ngày nay đã được thực hiện trong thực tế, thì đối với người tiểu
tư sản và tiểu nơng, chẳng qua chỉ là tự do bán cái sở hữu nhỏ của họ - cái
sở hữu bị đè bẹp bởi sự cạnh tranh mãnh liệt của đại tư bản và đại chiếm
hữu ruộng đất lớn – cho chính những bọn chủ đầu sỏ ấy; do đó, đối với
người tiểu tư sản và tiểu nông, “tự do sở hữu” đã biến thành tự do mất sở
hữu. Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp trên cơ sở tư bản chủ
nghĩa đã làm cho sự nghèo khổ và khốn cùng của quần chúng lao động trở
thành điều kiện sống còn của xã hội” [53, tr.280].
Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa người lao động tạo ra của cải cho
xã hội lại tiếp tục bị mất cơng bằng vì sự ràng buộc sở hữu về tư liệu sản
xuất, thậm chí cịn khắc nghiệt hơn nhiều so với những xã hội trước. Ở đó,
sức lao động của người lao động trở thành một thứ hàng hóa, nó được thể
hiện ra trong q trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động đó, tức là q trình
lao động của người cơng nhân. Nhưng q trình sử dụng hay tiêu dùng hàng
hố sức lao động khác với q trình tiêu dùng hàng hố thơng thường ở chỗ:
Hàng hố thơng thường sau q trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn
giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian. Trái lại, q trình tiêu
dùng hàng hố sức lao động lại là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hố nào
đó; đồng thời là q trình tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng
hoá sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản
chiếm đoạt, sự chiếm đoạt nó trở thành hợp pháp trong xã hội tư bản. Chính
đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động trở thành
điều kiện để tiền tệ chuyển hoá thành tư bản, giá trị thặng dư trở thành
nguồn gốc cho tích lũy tư bản, vì thế, giá trị thặng dư chiếm tỷ lệ ngày càng
lớn trong tồn bộ tư bản hiện có. C.Mác nói rằng, tư bản ứng trước chỉ là


16


một giọt nước trong dịng sơng của tích luỹ mà thôi, và lao động của công
nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính người cơng
nhân thơng qua q trình tái sản xuất mở rộng của nhà tư bản.
* Các nhà tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán thế
kỷ XVIII đã phê phán sự bất công trong xã hội tư bản chủ nghĩa, qua đó thể
hiện quan niệm của họ về cơng bằng xã hội.
- Saclơ Phuriê (1772 - 1837): Phuriê là một nhà xã hội chủ nghĩa
không tưởng cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Ăngghen cho rằng, cái vĩ
đại nhất của Phuriê là ở quan điểm lịch sự về xã hội của ơng. Đó là việc ơng
chia lịch sử xã hội ra làm bốn giai đoạn phát triển: Giai đoạn mông muội;
giai đoạn gia trưởng; giai đoạn dã man và giai đoạn văn minh, trong đó giai
đoạn văn minh chính là giai đoạn của chủ nghĩa tư bản. Xã hội ấy thực chất
“Đã mang lại cho mọi tật xấu đã có từ thời đại dã man dưới hình thức đơn
giản, một hình thức tồn tại phức tạp, ám muội, hai mặt và giả dối” [53,
tr.286]. Khi đề cập đến bản chất của sự bất công và giả đối đó của xã hội tư
sản, Phurie cho rằng: “Trong giai đoạn văn minh, sự nghèo khổ được sinh ra
từ chính bản thân sự dồi dào” [53, tr.287]. Hạn chế lớn nhất của Phuriê là
ông nêu hiện tượng, chỉ ra bản chất của xã hội tư bản chủ nghĩa là bất công
nhưng chưa nêu phương án cụ thể để khắc phục hoặc xóa bỏ sự bất cơng và
bất bình đẳng trong xã hội đó.
- Rơbớt Ơoen (1771 - 1858): cũng là một nhà xã hội chủ nghĩa không
tưởng cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Vào thời kỳ Ôoen sống, sự phân
chia kẻ giàu – người nghèo giữa giai cấp tư sản và vô sản diễn ra với tốc độ
nhanh chóng, chính vì thế, khác với Phuriê, Ơoen đã nhanh chóng đưa ra
phương án cụ thể để thực hiện lý tưởng cơng bằng xã hội theo quan điểm
của mình, đó là thực hiện một chế độ phân phối đồng đều thành quả lao


17


động cho mọi người lao động, bởi vì theo ơng, mọi của cải, mọi sự giàu có
của xã hội là do người lao động làm ra.
Trước tình cảnh giai cấp vô sản đang sống chen chúc trong các khu dân
cư ổ chuột tồi tệ nhất giữa một thành phố có năng suất lao động cao, Ơoen
đã đưa ra mơ hình xây dựng khu dân cư kiểu mẫu tại ngay thành phố New
Lanark (Anh), là nơi cư ngụ của giai cấp vơ sản. Với ý tưởng này Ơoen cho
rằng đây chính là cơ hội để thực hiện mong ước của mình. Ăngghen nhận
xét: “Lực lượng sản xuất mạnh mẽ mới, lúc trước, chỉ để làm giàu cho một
số cá nhân và nơ dịch quần chúng thì bây giờ, đối với Ơoen, trở thành cơ sở
để cải tạo xã hội, và với tính cách là của chung của mọi người, nên phải
được dùng để mưu đời sống hạnh phúc chung” [53, tr.290]. Với những quan
điểm đó, Ơoen đã thể hiện sự phản kháng rất mạnh mẽ đối với thực tế đầy sự
bất cơng trong xã hội tư sản.
Nhìn chung, các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng cuối thế kỉ
XVIII – đầu thế kỷ XIX thể hiện được khát vọng mạnh mẽ của mình, mong
muốn mưu cầu một xã hội tốt đẹp trong tương lai, bảo vệ lợi ích cho đông
đảo người dân lao động trong chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa,
nhưng chính do giới hạn của thời đại, của nhận thức đã đưa tư tưởng của các
ông đến sự cào bằng trong xã hội, là sự chia sẻ lợi ích giữa các thành viên
trong xã hội theo lối chủ nghĩa bình quân. Một xã hội “Không ai giàu hơn
(hay nghèo hơn), mà tất cả vừa giàu – vì ai cũng có tất cả; vừa nghèo – vì ai
cũng chẳng có gì cho riêng mình” [66, tr.71]. Chính vì thế nó trở thành
khơng tưởng, và có lẽ, trước tình cảnh phân hóa giàu – nghèo q lớn của
giai cấp tư sản và vô sản diễn ra chóng mặt trong xã hội tư sản, đã đưa tư
tưởng của các ông đến sự “vội vàng” khi điều kiện xã hội chưa cho phép.


18

Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng thời kỳ này đã đồng

nhất khái niệm công bằng với khái niệm bình đẳng. Song cơng bằng và bình
đẳng tuy có quan hệ biện chứng, nhưng là hai khái niệm khác nhau.
Công bằng xã hội trong giai đoạn hiện nay được quan niệm như thế
nào? Trong Từ điển bách khoa tồn thư Việt Nam cũng đã nêu ra khái niệm
cơng bằng như sau: “Công bằng là khái niệm về ý thức đạo đức và ý thức
pháp quyền, chỉ điều chính đáng, tương xứng với bản chất và quyền con
người. Công bằng đòi hỏi sự tương xứng giữa vai trò của những cá nhân
(những giai cấp) với địa vị xã hội của họ, giữa hành vi với sự đền bù (lao
động và thù lao, công và tội, thưởng và phạt) giữa quyền và nghĩa vụ khơng có sự tương xứng trong quan hệ bất công” [78, tr.580].
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học phương tây hiện nay, thì
khái niệm cơng bằng xã hội được tiếp cận dưới hai góc độ: Công bằng xã
hội theo chiều ngang: Nghĩa là đối xử như nhau đối với những cá nhân có
hồn cảnh như nhau và đóng góp như nhau. Cơng bằng xã hội theo chiều
dọc: Đối xử khác nhau với những người có những khác biệt bẩm sinh hoặc
có các điều kiện sống khác nhau.
Ở đây, nếu xem xét công bằng xã hội theo chiều ngang làm chúng ta
thỏa lòng phần nào, thì việc xem xét khái niệm theo chiều dọc lại khơng
được rõ như vậy, vì “Đối xử khác nhau với những người có các điều kiện
sống khác nhau” thì mức khác nhau như thế nào sẽ được coi là công bằng?
“Vì vậy, khơng thể tán thành với ý kiến cho rằng “việc phân định và kết hợp
công bằng theo chiều dọc và chiều ngang sẽ đảm bảo công bằng xã hội thực
sự”. Ngược lại, theo chúng tôi, việc phân định và kết hợp công bằng như vậy sẽ
thủ tiêu luôn vấn đề công bằng, khiến cho vấn đề ấy không cịn cần phải xem
xét nữa, vì ở khắp nơi, tất cả đều hoặc là công bằng, hoặc là không công bằng
tuỳ thuộc vào các góc độ xem xét khác nhau” [79].


19

Đề cập đến vấn công bằng xã hội không thể nào tách rời vấn đề bình

đẳng xã hội, chúng rất gần gũi với nhau về mặt khái niệm, vì vậy, chúng ta
rất dễ đồng nhất chúng với nhau, thực tế đã có nhiều tác giả khơng thống
nhất ngay trong chính quan điểm của mình, lúc thì đồng nhất, lúc thì tách
biệt. Như GS. Lê Hữu Tầng nhận xét: “Sự lầm lẫn khi đồng nhất hai khái
niệm này với nhau đã ảnh hưởng nhất định đến việc nhìn nhận những biến
đổi đang diễn ra trong sự nghiệp đổi mới của chúng ta, đặc biệt là nhìn
nhận hiện tượng phân tầng xã hội đang diễn ra với mức độ ngày càng tăng
hiện nay” [79].
Sự thực thì hai khái niệm cơng bằng xã hội và bình đẳng xã hội tuy gần
nhau nhưng chúng vẫn là hai khái niệm không thể đồng nhất với nhau một
cách hồn tồn. Đề cập đến bình đẳng xã hội, là chúng ta muốn nói đến sự
ngang bằng nhau giữa người với người về một phương diện xã hội, một
trường hợp nhất định nào đó, ví như về kinh tế, chính trị, văn hóa,...và nó
mang tính lịch sử xã hội rõ nét; còn khi đề cập đến sự ngang bằng nhau giữa
người với người về mọi phuơng diện, là chúng ta đề cập đến một sự bình
đẳng xã hội hồn tồn, và nó mang tính tồn diện. Xét ở góc độ đó thì cơng
bằng xã hội cũng là một dạng của bình đẳng xã hội, sự ngang bằng nhau
giữa người với người không phải về mọi phương diện, cũng không phải về
một phương diện bất kỳ, mà chỉ về một phương diện hoàn toàn xác định rõ
ràng: Phương diện quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ theo nguyên tắc
cống hiến ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau, hay chúng ta gọi là
phương diện kinh tế.
* Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: Trên cơ sở phương pháp
luận duy vật biện chứng cùng với việc kế thừa, phát triển một cách sáng tạo
những yếu tố hợp lý trong tư tưởng về công bằng xã hội trong lịch sử, các
nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin đã đưa ra một quan niệm mới, cách


20


nhìn mới khoa học và tồn diện hơn về cơng bằng xã hội. Hơn thế, các ơng
cịn chỉ ra thực chất vai trị phương thức thực hiện cơng bằng xã hội trong
đời sống xã hội hiện nay.
Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, công bằng xã hội là sản phẩm của đời
sống xã hội, là quan hệ giữa con người với con người được hình thành trong
quá trình con người hoạt động sinh sống. Hiểu như thế cũng có nghĩa là,
quan hệ đó khơng phải do sự sáng tạo thuần túy chủ quan của con người, mà
nó là sản phẩm của đời sống xã hội, nó được hình thành từ tồn tại xã hội, mà
đời sống xã hội của con người thì ln ln thay đổi trong sự vận động và
biến đổi, vậy nên công bằng xã hội cũng biến đổi theo những điều kiện tồn
tại của nó. Ph.Ănghen từng viết: “Công lý luôn luôn chỉ là biểu hiện trên
lĩnh vực quan niệm và siêu hình, của những điều kiện kinh tế hiện có,…khái
niệm về cơng lý vĩnh cửu biến đổi, chẳng những cùng với thời gian và không
gian, mà cả cùng với bản thân con người nữa” [52, tr.379].
Với luận điểm này cho ta thấy, quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin
cho rằng khơng có một cơng bằng xã hội chung chung cho mọi xã hội và cho
mọi thời đại. Mỗi xã hội có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, các giai cấp
cơ bản trong xã hội cũng gắn liền với những điều kiện kinh tế - xã hội và địa
vị khác nhau nên quan niệm về công bằng xã hội cũng khác nhau, và mang
đậm tính giai cấp của xã hội đó (mang tính lịch sử - cụ thể).
Công bằng xã hội thực chất là mối quan hệ về mặt lợi ích của con người
với con người trong xã hội. Lợi ích của con người thì biểu hiện trên nhiều
lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật...
nhưng trong đó thì lợi ích kinh tế được xem là mặt cơ bản nhất. Vì vậy, việc
giải quyết vấn đề cơng bằng xã hội trên lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa quyết
định đối với việc thực hiện công bằng xã hội trên các lĩnh vực khác của đời
sống xã hội.



×