Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nâng cao chất lượng mua hàng của công ty giang nam trách nhiệm hữu hạn (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.5 KB, 9 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, thị trường hàng hóa trở nên ảm đạm,
sức mua giảm một cách rõ rệt. Thị trường điện máy, nhu cầu tiêu dùng giảm, chi
phí kinh doanh cao, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hàng loạt siêu thị điện máy
đóng cửa. Đầu năm 2013, siêu thị Ebest đóng cửa tồn bộ chuỗi siêu thị bán lẻ tại
cả 3 miền. Tháng 6 năm 2013, hàng loạt siêu thị bị kiểm soát bởi ngân hàng như
Việt Long, Topcare… Trước tình hình thực tế, các doanh nghiệp phải cơ cấu lại tổ
chức, đưa ra các định hướng phát triển mới phù hợp.
Công tác tạo nguồn và nâng cao chất lượng mua hàng có vai trò quan trọng
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác tạo nguồn là khâu mở đầu
trong hoạt động lưu thơng hàng hóa. Nếu khơng làm tốt cơng tác tạo nguồn và
nâng cao chất lượng mua hàng thì doanh nghiệp khơng có hàng hóa để bán. Nếu
doanh nghiệp mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đúng chủng
loại, quy cách… doanh nghiệp dẫn đến ứ đọng hàng hóa, vốn lưu động lưu chuyển
chậm, doanh thu khơng bù đắp nổi chi phí, doanh nghiệp làm ăn khơng có lãi.
Nhận thấy được tình hình kinh tế khó khăn hiện tại, vai trị quan trọng của
cơng tác tạo nguồn và nâng cao chất lượng nguồn hàng kết hợp với định hướng sẽ
chiếm lĩnh thị trường điện máy trong thời gian tới của công ty, tác giả xin chọn đề
tài nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng mua hàng của công ty Giang Nam trách
nhiệm hữu hạn”.
Với đề tài trên, ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục
bảng biểu phần nội dung của luận văn được bố cục ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng mua hàng ở doanh nghiệp
thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng mua hàng của công ty Giang Nam trách
nhiệm hữu hạn


Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng mua hàng của
công ty Giang Nam trách nhiệm hữu hạn.
Tác giả đi sâu và phân tích cơ sở dữ liệu về chất lượng mua hàng của doanh


nghiệp thương mại nói chung và Cơng ty Giang Nam TNHH nói riêng. Qua đó,
phân tích được thực trạng chất lượng mua hàng của Cơng ty qua các hình thức và
nội dung nâng cao chất lượng mua hàng dựa trên các chỉ tiêu đánh giá trong bối
cảnh kinh tế bắt đầu khó khăn. Từ đó rút ra được các biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng mua hàng mặt hàng điện máy sao cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế thị
trường và mục tiêu cơng ty đặt ra. Ngồi ra, luận văn cịn mạnh dạn đưa ra một số
các biện pháp thực tế và có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng mua hàng hơn
nữa trong thời gian tới.
Trong chương 1, Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng mua hàng ở doanh
nghiệp thương mại, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chất lượng mua
hàng, về nội dung của chất lượng mua hàng, nhân tố ảnh hưởng và bài học kinh
nghiệm rút ra từ doanh nghiệp khác.
Chất lượng mua hàng quyết định bởi chất lượng của hoạt động mua hàng và
chất lượng của nguồn hàng mua. Chất lượng mua hàng là chất lượng của chu trình
chất lượng mua hàng, quy trình phân tích để đi đến quyết định mua hàng gì? của ai,
với số lượng, giá cả, chất lượng như thế nào. Để có chất lượng mua hàng tốt thì
mua hàng phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, quy
cách, cỡ loại, màu sắc… ;phù hợp về thời gian, không gian giao hàng; đảm bảo ổn
định, phong phú, phù hợp với xu hướng tiêu dùng của khách hàng; đảm bảo sự linh
hoạt, đổi mới theo sát nhu cầu thị trường.
Mua hàng và chất lượng mua hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại; Chất lượng mua hàng là một điều
kiện quan trọng để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, bảo
đảm chữ tín với khách hàng; Chất lượng mua hàng phù hợp với nhu cầu của của


khách hàng giúp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tốc độ lưu
chuyển hàng hóa nhanh, rút ngắn thời lưu thơng hàng hóa; Chất lượng mua hàng
tốt góp phần cân đối cụ thể giữa cung và cầu, giúp cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại đảm bảo tính ổn định, chắc chắn, hạn chế được sự bấp

bênh; đặc biệt hạn chế được tình trạng thừa, thiếu, ứ đọng, chậm luôn chuyển, hàng
kém phẩm chất, hàng không hợp mốt, hàng không bán được; Chất lượng mua hàng
tốt giúp hoạt động tài chính của doanh nghiệp thương mại thuận lợi; Chất lượng
mua hàng còn là phương tiện cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh, thực hiện văn minh
thương mại, giúp doanh nghiệp hội nhập vào thị trường quốc tế.
Chu trình chất lượng mua hàng bao gồm nghiên cứu nhu cầu cụ thể của
khách hàng, tìm hiểu thị trường nguồn hàng trong nước và quốc tế , lập đơn đặt
hàng , ký kết hợp đồng mua hàng, tổ chức thực hiện hợp đồng, đánh giá kết quả và
điều chỉnh….
Đánh giá quá trình mua hàng : các bước trong quá trình mua hàng có mối
quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nếu các bước trong quá trình mua hàng được
thực hiện một các đồng bộ, có thứ tự thì công tác mua hàng sẽ mang lại hiệu quả
cao và ngược lại. Nghiên cứu nhu cầu và tìm hiểu thị trường tốt giúp doanh nghiệp
tránh được sai lầm, khắc phục được hiện tượng lạc hậu, đáp ứng kịp xu hướng của
thị trường. Lập đơn hàng và thương lượng tốt, doanh nghiệp sẽ mua được hàng hóa
với giá rẻ hơn hoặc được ưu tiên trong trường hợp hàng hóa khan hàng. Tổ chức
thực hiện hợp đồng và đánh giá giúp doanh nghiệp kiểm sốt được tồn bộ q
trình mua hàng, tránh được tình trạng hàng hóa khơng đúng như hợp đồng, ảnh
hưởng đến uy tín quan hệ với nhà cung cấp, doanh nghiệp phải mất thêm chi phí.
Đánh giá chất lượng hàng mua: Đánh giá chất lượng hàng mua theo tính chất
vật lý, theo cảm quan trực tiếp. Hàng hóa nhập kho được đánh giá theo cảm quan
trực tiếp, kiểm tra sản phẩm cịn ngun vẹn tem, nhãn mác, khơng bị xước móp do
va đập vật lý, do vận chuyển gây ra...Thủ kho và nhân viên kho có trách nhiệm


thơng báo cho phía nhà cung cấp, thơng báo cho kinh doanh công ty và từ chối
nhập các sản phẩm khơng đủ chất lượng, có hiện tượng xước móp, khơng đảm bảo.
Hơn nữa, đánh giá chất lượng hàng mua qua tính đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, uy tính
nhà cung cấp.
Trên cơ sở những tiêu chuẩn đánh giá về quá trình mua hàng, doanh nghiệp

tiến hành kiểm tra, kiểm sốt. Doanh nghiệp đánh giá chu trình chất lượng mua
hàng qua từng khâu của quá trình: Nghiên cứu nhu cầu cụ thể của khách hàng, tìm
hiểu thị trường trong nước và quốc tế, lập đơn đặt hàng, ký kết hợp đồng mua
hàng, tổ chức thực hiện hợp đồng, đánh giá kết quả và điều chỉnh. Đồng thời kiểm
tra sự tuần tự, đồng bộ giữa các khâu với nhau, đảm bảo không chồng chéo, vượt
cấp. Nếu chất lượng từng khâu trong quá trình mua hàng yếu kém hoặc lộn xộn,
chồng chéo thì doanh nghiệp cần đưa ra biện pháp khắc phục ngay để đạt được
mục tiêu đã đề ra.
Bên cạnh đó cịn có một loạt các tác nhân gây ảnh hưởng đối với mua hàng,
cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện tại, sức ép do các nhà cạnh tranh
mới và ngay trong nội tại của hoạt động mua hàng. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng
tới chất lượng mua hàng. Nhân tố khách quan bao gồm : Cung cầu thị trường, đối
thủ cạnh tranh, nhà cung ứng. Nhân tố chủ quan : Chiến lược kinh doanh, tiềm lực
doanh nghiệp, năng lực nhà quản trị mua hàng, uy tín doanh nghiệp, trình độ cán
bộ mua hàng
Các bước trong quá trình mua hàng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn
nhau. Nếu các bước trong quá trình mua hàng được thực hiện một các đồng bộ, có
thứ tự thì cơng tác mua hàng sẽ mang lại hiệu quả cao và ngược lại. Nghiên cứu
nhu cầu và tìm hiểu thị trường tốt giúp doanh nghiệp tránh được sai lầm, khắc phục
được hiện tượng lạc hậu, đáp ứng kịp xu hướng của thị trường. Lập đơn hàng và
thương lượng tốt, doanh nghiệp sẽ mua được hàng hóa với giá rẻ hơn hoặc được ưu
tiên trong trường hợp hàng hóa khan hàng. Tổ chức thực hiện hợp đồng và đánh


giá giúp doanh nghiệp kiểm sốt được tồn bộ q trình mua hàng, tránh được tình
trạng hàng hóa khơng đúng như hợp đồng, ảnh hưởng đến uy tín quan hệ với nhà
cung cấp, doanh nghiệp phải mất thêm chi phí. Do vậy, chu trình chất lượng mua
hàng phải triển khai một cách tuần tự, đồng bộ. Các bước không thể thay đổi vị trí
cho nhau hay bỏ qua. Nếu bước trước thực hiện tốt thì bước sau mới tốt được và
ngược lại.

Nguyễn Kim là một trong những siêu thị điện máy hàng đầu của Việt Nam,
học hỏi được những kinh nghiệm phát triển hệ thống phân phối của Nguyễn Kim
để áp dụng vào Công ty Giang Nam TNHH là một điều đáng học hỏi. Qua phân
tích hoạt động của Nguyễn Kim có thể rút ra được một số bải học sau cho các
doanh nghiệp điện máy khác: Sử dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí, Chiến lược
sản phẩm, Xây dựng hệ thống thông tin
Trong chương 2, Thực trạng chất lượng mua hàng của công ty Giang
Nam trách nhiệm hữu hạn, nội dung đầu tiên tác giả giới thiệu về công ty Giang
Nam TNHH, chất lượng mua hàng của công ty và những đặc điểm kinh doanh có
ảnh hưởng đến thực trạng nâng cao chất lượng mua hàng Công ty trong những năm
qua.
Công ty Giang Nam TNHH là đơn vị được thành lập và đi vào hoạt động
vào tháng 8 năm 1996 với tên gọi ban đầu là Điện máy Tân Dung. Đến năm 2002
công ty đăng ký kinh doanh đổi tên thành Công ty Giang Nam TNHH.
Từ những ngày đầu thành lập, là một cửa hàng điện tử - điện lạnh ở khu
bách hóa Bắc Ninh, tuy nhiên Giang Nam đã có một cách nhìn mới mẻ về kinh
doanh điện máy so với các cửa hàng ở khu điện máy bách hóa ở Bắc Ninh. Đó là
việc mở rộng cửa hàng, tập trung vào chăm sóc khách hàng, vận chuyển lắp đặt
miễn phí. Mong muốn phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, để từ đó phát triển
thành một thương hiệu mạnh ở Bắc Ninh.
Năm 2008 là năm thị trường các ngành nghề khởi sắc đi lên. Nhìn trước được


xu thế tiêu dùng và các cơ hội kinh doanh, Giang Nam đã phát triển một bậc là
phát triển thành hình thức siêu thị. Đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ
hợp tác giữa Giang Nam với các nhà cung cấp là các tập đoàn điện tử, viễn thơng
lớn: Tập đồn Điện tử SamSung, Sony lựa chọn làm đối tác chiến lược với chức
năng trưng bày, giới thiệu và phân phối các sản phẩm mang thương hiệu SamSung,
Sony trên thị trường Bắc Ninh.
Tiếp tục năm 2012 Giang Nam mở rộng siêu thị điện máy với diện tích

10000m2 tại số 22 Lý Thái Tổ bao gồm siêu thị điện máy và các tổ hợp vui chơi
giải trí khác.
Phân tích kết quả kinh doanh của công ty Giang Nam TNHH các năm gần
đây, tình hình khách hàng, tình hình cơ cấu vốn ... của công ty nhằm đánh giá thực
trạng hiện tại tác động đến việc nâng cao chất lượng mua hàng.
Trong phần này tác giả đi sâu phân tích chất lượng chu trình chất lượng mua
hàng của cơng ty Giang Nam TNHH. Các cơng đoạn trong chu trình chất lượng
mua hàng được tác giả phân tích đầy đủ : Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, tìm
kiếm nhà cung cấp, đàm phán với nhà cung cấp, đặt hàng nhà cung cấp, tổ chức
nhập hàng từ nhà cung cấp, đánh giá và điều chỉnh.
Chu trình chất lượng của cơng ty rất rõ ràng, chi tiết, nhưng có tính hai mặt,
khó khăn trong việc tổ chức thực hiện nếu khuyết hoặc giải quyết chậm tại phịng
ban nào đó. Ví dụ nếu phòng kinh doanh chưa lập đề nghị trên hệ thống thì việc
nhà cung cấp giao hàng đến kho, kho cũng không nhận và không được phép nhận.
Hoặc đề nghị trên hệ thống sai số lượng, sai giá trên hóa đơn, cần phòng kinh
doanh làm lại... Tất cả các lý do trên có thể làm chậm đơn hàng.
Theo hợp đồng mua bán và theo đơn hàng cụ thể, công ty Giang Nam
TNHH hiện tại hầu như không xảy ra trường hợp giao hàng thừa. Các trường hợp
hàng thiếu thường xảy ra vào các thời điểm cháy hàng, cả thị trường thiếu hàng.


Đặc biệt trong mùa vụ điều hòa, quạt điện, cung vượt quá cầu, các nhà cung cấp
không thể đảm bảo hàng cho công ty. Trường hợp thiếu hàng được nhân viên kinh
doanh tác động nhà cung cấp để ưu tiên hàng hoặc thay thế bằng mặt hàng khác để
đảm bảo việc kinh doanh của cơng ty.
Do chính sách và chủ trương của cơng ty nên nhà cung cấp hàng hóa cho
công ty hầu hết là các hãng nổi tiếng như Sony, Samsung, Toshiba, Panasonic,
Daikin... Công ty nhập trực tiếp từ các đại diện hãng tại Việt Nam. Làm việc trực
tiếp với các hãng có rất nhiều quyền lợi cho cơng ty như nắm bắt được tình hình
chung của hãng; được tài trợ cơ sở vật chất tại Showroom như cột, bản biển; được

hãng đào tạo nhân viên bán hàng chuyên nghiệp; PG giới thiệu hãng đứng tại
Showroom...
Ngoài ra, hiện tại công ty Giang Nam TNHH cũng thiết lập mối quan hệ với
các nhà phân phối cấp 1, các tổng thầu để có được nguồn hàng thuận lợi nhất.
Trong trường hợp hãng hết hàng hoặc không thể chạy đủ số với hãng, công ty sẵn
sàng nhập hàng từ nhà phân phối cấp 1 hoặc tổng thầu với giá cao hơn để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.
Công ty thường xuyên cập nhật, đánh giá và chọn lọc các nhà cung cấp uy
tín để tạo lập mối quan hệ. Các nhà cung cấp uy tín sẽ có nhiều điều khoản ưu đãi
cho doanh nghiệp, có kinh nghiệm và các biện pháp nghiệp vụ đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cơng ty cịn gặp phải những hạn chế
sau: Khả năng tài chính, phối hợp giữa các bộ phận liên quan trong chu trình chất
lượng mua hàng, các biện pháp khuyến khích mua hàng...
Trong chương 3, Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng mua
hàng của công ty Giang Nam trách nhiệm hữu hạn, tác giả đã đưa đánh đưa ra
một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng mua hàng của công ty Giang Nam
TNHH dựa trên những cơ hội thách thức của nền kinh tế hiện nay cũng như là kế


hoạch phát triển của cơng ty, qua đó cũng nhằm giải quyết các mặt cịn hạn chế
trong q trình mua hàng của công ty.
Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang đánh mất thị phần do thua lỗ, buộc
phải rút bớt các địa điểm kinh doanh thì đây là một cơ hội cho các doanh nghiệp
khác. Đó là việc phủ lại thị trường, tìm kiếm thị trường mới, nhất là điều kiện hiện
tại đang ủng hộ các doanh nghiệp lớn. Khi mà các nhà sản xuất đang muốn gia tăng
doanh số, hậu thuẫn cho các doanh nghiệp điện máy mở rộng như đầu tư giá kệ,
baner, các chương trình xúc tiến…
Một vấn đề được cho là rất quan trọng hiện nay là ảnh hưởng của sự suy thoái
kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đến nâng cao chất lượng mua
hàng của Giang Nam. Bên cạnh đó là tỉ lệ lãi suất cao, trong trường hợp đó cơng

typhải giảm chi phí kinh doanh, tiếp đó, cơng ty cần tìm được mức giá đặc biệt và
phù hợp với những biến động giá của thị trường
Cơng ty ln có các chiến lược dài hạn giúp định hướng lâu dài để có thể
phát triển ổn định và bền vững. Các định hướng chung cho công ty: Lấy sự phát
triển bền vững, ổn định làm nền tảng. Luôn kinh doanh giữ chữ tín, tuân thủ
nguyên tắc “ làm lợi cho khách hang rồi mới làm lợi cho mình”. Tuân thủ các định
hướng chiến lược đã hoạch định. Đó là các chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Đưa
doanh nghiệp vượt qua khó khăn chung ,về lâu dài hướng đến xây dựng và phát
triển Công ty thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực điện máy tại Bắc Ninh.
Nhận thức được các cơ hội và thách thức cho Cơng ty trong tình hình kinh tế
khó khăn, qua định hướng phát triển của công ty tác giả đưa ra một số các biện
pháp chính để khắc phục các hạn chế trong chu trình chất lượng mua hàng từ đó
giúp nâng cao chất lượng mua hàng. Đó là: Củng cố và hồn thiện từng bước trong
chu trình chất lượng mua hàng, xây dựng đào tạo, tuyển dụng đội ngũ nhân viên
giỏi, giàu kinh nghiệm, tìm kiếm nguồn đầu tư mới, nâng cao khả năng tài chính


của doanh nghiệp, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan trong quá trình
mua hàng, áp dụng các biện pháp kinh tế trong hoạt động mua hàng, tìm kiếm
nguồn hàng mới, tập trung nguồn hàng tạo lợi thế cạnh tranh.

ty Giang Nam TNHH. Trong luận văn này đã nêu lên được một số cơ sở dữ liệu về
chất lượng mua hàng của doanh nghiệp thương mại nói chung và Cơng ty Giang
Nam TNHH nói chung. Qua đó, phân tích được các nội dung nâng cao chất lượng
mua hàng dựa trên các chỉ tiêu đánh giá trong bối cảnh kinh tế bắt đầu khó khăn.
Từ đó rút ra được các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng mua hàng điện máy sao
cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế thị trường và mục tiêu cơng ty đặt ra. Ngồi ra,
luận văn còn mạnh dạn đưa ra một số các biện pháp thực tế và có tính khả thi nhằm
nâng cao chất lượng mua hàng hơn nữa trong thời gian tới.
Tuy nhiên, do tác giả chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều, khả năng lý luận

chưa thực sự sâu sắc, do kiến thức chun mơn cịn hạn chế và thời gian có hạn
nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong thầy cơ hướng
dẫn chỉ bảo thêm để luận văn có thể hồn thiện hơn.
Cũng qua đây, tác giả muốn gửi lời cảm ơn của mình đến thầy giáo hướng
dẫn, PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc, cùng các thầy cô giáo Viện đào tạo sau đại
học và Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế - Trường Đại học kinh tế quốc dân đã
giúp đỡ tác giả hoàn thành bài viết này.



×