Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đánh giá hệu quả sử dụng vốn vay cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện bảo thắng tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 110 trang )

...

ĐẠI HOC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CHO
HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HOC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CHO
HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã ngành: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG



Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ QUANG TRUNG

THÁI NGUYÊN - 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay cho
Hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”
là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, chưa cơng bố tại bất cứ nơi nào. Mọi
số liệu sử dụng trong luận văn này là những thơng tin chính xác. Tôi xin chịu
mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Thắm


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, đến
nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề
tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay cho Hộ nghèo tại Ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”.
Trước hết, Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Quản lý Kinh tế, Trường Đại
học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Ngun đã tận tình giúp đỡ
tơi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thày giáo TS Hà Quang Trung,
người đã định hướng, chỉ bảo và hết lịng tận tụy, dìu dắt tơi trong suốt q

trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong q trình nghiên
cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên
cứu khoa học để tơi hồn thiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Thắm


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .......................................................... 4
5. Kết cấu của Luận văn .................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO........................................................... 5

1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn vay cho hộ nghèo tại ngân hàng ............ 5
1.1.1. Khái quát về hộ nghèo............................................................................. 5
1.1.2. Khái quát về cho vay hộ nghèo ............................................................. 11
1.1.3. Hiệu quả về sử dụng vốn vay cho hộ nghèo ......................................... 23
1.1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo ......... 24
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo .................... 26
1.2. Cơ sở thực tiễn về đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay cho hộ nghèo .......... 27
1.2.1. Kinh nghiệm cho vay của một số chi nhánh NHCSXH tại địa
phương trong nước .......................................................................................... 27
1.2.2. Bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay
NHCSXH cho huyện Bảo Thắng .................................................................... 35


iv
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 36
2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết.............................................. 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 36
2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp........................................................................ 36
2.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp ......................................................................... 37
2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 39
2.2.4. Phương pháp phân tích thơng tin .......................................................... 39
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 40
Chương 3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN VAY ƯU ĐÃI TỪ
NHCSXH CHO HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH
LÀO CAI ........................................................................................................ 44
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 44
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 44
3.1.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Bảo Thắng tỉnh
Lào Cai ........................................................................................................... 45
3.1.3. Một vài nét về Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bảo Thắng

tỉnh Lào Cai ..................................................................................................... 53
3.2. Thực trạng cho vay và sử dụng vốn vay tại ngân hàng Chính sách
xã hội huyện Bảo Thắng ................................................................................. 54
3.2.1. Thực trạng cho vay vốn tại NHCSXH huyện Bảo Thắng tỉnh Lào
Cai trong 3 năm 2017 - 2019 .......................................................................... 54
3.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn vay cho hộ nghèo tại Ngân
hàng CSXH huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cao ................................................. 56
3.3. Kết quả sử dụng vốn vay của hộ .............................................................. 64
3.3.1. Chi phí trung gian của các hộ điều tra .................................................. 65
3.3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra .................................. 66
3.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn vay..................................................................... 67
3.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ
nghèo trên địa bàn xã ...................................................................................... 71


v
3.4. Đánh giá tình hình sử dụng vốn vay ưu đãi từ NHCSXH cho hộ
nghèo tại huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai ....................................................... 74
3.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 74
3.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 75
Chương 4. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN VAY ƯU ĐÃI TỪ NHCSXH CHO HỘ NGHÈO TẠI
HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI................................................... 76
4.1. Định hướng và mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay
ưu đãi từ NHCSXH cho hộ nghèo tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.......... 76
4.1.1. Định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi từ
NHCSXH cho hộ nghèo tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ......................... 76
4.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 76
4.1.3. Quan điểm ............................................................................................. 77
4.2. Các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo

tại NHCSXH huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cao ............................................... 78
4.2.1. Nâng cao hiểu biết, trình độ nhận thức của hộ nghèo ........................... 78
4.4.2. Nâng cao lượng vốn vay cho hộ nghèo ................................................. 79
4.2.3. Tăng cường kiểm tra và giám sát quá trình vay vốn (trước, trong
và sau khi vay vốn) ......................................................................................... 80
4.2.4. Nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn ....................................... 80
4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 82
4.3.1. Đối với Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam .................................. 82
4.3.2. Đối với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lào Cai .............................. 82
4.3.3. Kiến nghị với UBND huyện Bảo Thắng ............................................... 83
4.3.4. Kiến nghị với chính quyền và các đoàn thể huyện Bảo Thắng ............ 84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 89


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BAAC

:

Ngân hàng công nghiệp và hợp tác xã tín dụng

CNH - HĐH

:

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa


CSXH

:

Chính sách xã hội

GB

:

Ngân hàng Grameen

KT-XH

:

Kinh tế - Xã hội

KV

:

Khu vực

NHCSXH

:

Ngân hàng Chính sách xã hội


NHTM

:

Ngân hàng thương mại

UBND

:

Ủy ban nhân dân

UNDP

:

Liên hợp quốc

WB

:

Ngân hàng thế giới

XĐGN

:

Xóa đói giảm nghèo



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia) ............ 7

Bảng 1.2.

Phân loại hộ nghèo theo thu nhập giai đoạn 2016 - 2020 ............ 8

Bảng 2.1.

Tình hình sử dụng đất của huyện Bảo Thắng năm 2019............ 46

Bảng 3.1.

Nguồn vốn huy động giai đoạn 2017 - 2019 của NHCSXH
huyện Bảo Thắng ........................................................................ 54

Bảng 3.2.

Kết quả cho vay đối với hộ nghèo giai đoạn 2017 - 2019 ......... 58

Bảng 3.3.

Tình hình chung của các hộ nghèo điều tra năm 2020 ............... 59


Bảng 3.4.

Tình hình vay vốn của các hộ nghèo .......................................... 60

Bảng 3.5.

Tổng hợp nguyên nhân nghèo của các hộ điều tra ..................... 61

Bảng 3.6.

Nhu cầu vay vốn với các mức vay khác nhau ............................ 62

Bảng 3.7.

Nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo về kỳ hạn cho vay .............. 63

Bảng 3.8.

Tình hình vay vốn phân theo mục đích vay của các hộ nghèo ...... 64

Bảng 3.9.

Chi phí trung gian từ vốn của hộ nghèo năm 2020 .................... 65

Bảng 3.10. Kết quả sản xuất của hộ nghèo ................................................... 67
Bảng 3.11. Hiệu quả sử dụng vốn ưu đãi của hộ nghèo năm 2020 .............. 68
Bảng 3.12. Tổng hợp thu nhập các hộ trước và sau khi được hưởng tín
dụng ưu đãi ................................................................................. 68
Bảng 3.13. Tỷ lệ số hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH huyện Bảo Thắng
thoát khỏi khó khăn, thốt nghèo ............................................... 70

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của lượng vốn vay đến thu nhập thuần của hộ ........ 71
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của diện tích đất sản xuất nông nghiệp của chủ
hộ đến hiệu quả sử dụng vốn vay ............................................... 72
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của học vấn chủ hộ đến hiệu quả sử dụng
vốn vay ....................................................................................... 73


viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 1.1:

Quy trình vay vốn đối với hộ gia đình tại NHCSXH ................. 19

Hình 3.1.

Bản đồ huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ..................................... 45


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 67% dân số nước ta
sống ở nông thôn và cũng gần 70% hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đơn vị tổ chức sản xuất là hộ gia đình với tiềm lực kinh tế quy mơ ruộng đất,
vốn, tiềm lực cịn hạn chế và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất khá
khó khăn. Đặc biệt vấn đề vốn và kỹ thuật là rất quan trọng đối với hộ nơng
dân. Chính vì vậy, nên nông nghiệp, nông dân và nông thôn được sự quan tâm
rất lớn của Đảng và Nhà nước. Hiện có rất nhiều chính sách để phát triển đầu
tư đến với người nông dân. Sự ra đời của Ngân hàng chính sách xã hội là một

trong những cơng cụ để nhà nước đưa các nguồn vốn của mình để phát triển
cân bằng thu nhập giữa nông thôn và thành thị.
Hiện nay, phần lớn các hộ sản xuất nông nghiệp nông thơn nghèo, thiếu
vốn trong sản xuất, chưa có biện pháp sử dụng vốn vay hợp lý. Với tốc độ
phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, người nông dân chỉ có đất
đai và lao động mà thiếu vốn thì không thể áp dụng khoa học kỹ thuật và mở
rộng quy mơ sản xuất được. Từ đó, ảnh hưởng đến thu nhập của họ và gia
đình mình. Trong bất ký hoạt động sản xuất kinh doanh nào để tạo khả năng
kinh doanh tốt cũng như tạo ra những ưu thế về quy mơ thì nơng hộ cần phải
có đủ vốn sản xuất và biết cách phân phối, sử dụng có hiệu quả.
Vốn có vai trị rất quan trọng phát triển sản xuất, tạo thêm ngành nghề
mới, khôi phục các làng nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm cho nhiều
lao động và tăng thu nhập cho hộ gia đình. Đối với các hộ nông dân vốn vay
đã giúp hộ đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni theo mùa
vụ, tiếp tục mở rộng ngành nghề góp phần tăng thêm thu nhập và cải thiện đời
sống. Sử dụng vốn vay tốt có hiệu quả thì kinh tế hộ sẽ phát triển, ngược lại
nếu sử dụng vốn vay khơng tốt khơng những làm cho hộ gặp khó khăn mà


2
cịn ảnh hưởng trực tiếp tới các tổ chức tín dụng cho vay vốn. Tuy nhiên, thực
tế việc sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội một cách có hiệu quả
cịn nhiều hạn chế cần phải khắc phục, nhất là đối với đối tượng hộ nghèo.
Ngân hàng Chính sách xã hội là cơng cụ để Nhà nước thực hiện mục
tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo. Hiểu rõ được nhiệm vụ chính trị quan trọng
của Đảng và Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bảo Thắng, tỉnh
Lào Cai đang phấn đấu nỗ lực để làm tốt vai trị của mình, quản lý tốt hoạt
động cho vay đối với hộ nghèo, Ngân hàng đã cho vay hàng nghìn tỷ đồng,
cho hàng chục ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đã góp
phần to lớn trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh Lào Cai nói riêng và

của đất nước nói chung. Tuy hộ nghèo được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng
chính sách xã hội với lãi suất thấp, nhưng hiệu quả sử dụng đồng vốn để
nâng cao hiệu quả kinh tế chưa thực sự thuyết phục với số vốn được vay.
Cuối năm 2019, tồn huyện Bảo Thắng cịn 2.156 hộ nghèo, chiếm 6,91%
giảm 922 hộ tương đương 3,07% so với cùng kỳ. Có 1.731 hộ nghèo được
vay vốn từ NHCSXH huyện Bảo Thắng, chiếm 79,96%, tuy nhiên chỉ có
76,26% số hộ thoát nghèo từ vay vốn (NHCSXH huyện Bảo Thắng, 2019).
Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn vay NHCSXH huyện đối với hộ
nghèo còn chưa thực sự hiệu quả, thu nhập của hộ sau vay vốn còn thấp, tỷ lệ
tái nghèo vẫn còn, vẫn còn nhiều hộ nghèo chưa được vay vốn từ NHCSXH
huyện. Việc đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, đánh giá được quản lý hoạt
động cho vay đối với hộ nghèo nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai là vấn đề đã và
đang được đặt ra khá bức thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn vay ngân hàng chính sách xã hội cho hộ nghèo tại huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai”.


3
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng vay vốn và sử dụng vốn vay ngân hàng
chính sách xã hội để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm sử dụng vốn vay một cách hiệu quả.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng vốn và
những vấn đề liên quan.
- Đánh giá được thực trạng vay vốn và sử dụng vốn vay ngân hàng
chính sách xã hội cho hộ nghèo tại huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.

- Đánh giá được hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế của hộ nghèo sau khi
được vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn vay từ
ngân hàng chính sách xã hội tại địa bàn nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề có liên quan đến vay vốn
và hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội huyện Bảo
Thắng tỉnh Lào Cai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng vay,
sử dụng vốn vay và hiệu quả của vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội cho
hộ nghèo tại huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cài.
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện chủ yếu tại NHCSXH
huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2017 đến
năm 2019. Số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2020.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2020 đến tháng 12/2020.


4
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đóng góp về lý luận:
Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả
sử dụng vốn và những vấn đề liên quan liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn
vay tại ngân hàng chính sách xã hội.
Đóng góp về thực tiễn:
Luận văn sẽ đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng
vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội thông cho hộ nghèo tại huyện Bảo
Thắng tỉnh Lào Cai. Kết quả nghiên cứu sẽ là một tham khảo tốt cho các nhà

nghiên cứu chính sách về vay vốn tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội,
cũng như làm bài học cho việc sử dụng vốn tín dụng của người dân.
5. Kết cấu của Luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghệm thực tiễn về sử dụng vốn vay
ưu đãi từ NHCSXH cho hộ nghèo
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng sử dụng vốn vay ưu đãi từ NHCSXH cho hộ
nghèo tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Chương 4: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu
đãi từ NHCSXH cho hộ nghèo tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai


5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn vay cho hộ nghèo tại ngân hàng
1.1.1. Khái quát về hộ nghèo
1.1.1.1. Khái niệm nghèo đói
Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư khơng có khả năng thỏa
mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và
những phong tục ấy được xã hội thừa nhận.
+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư khơng có khả
năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Nhu cầu tối
thiểu là những đảm bảo ở mức tối thiểu những nhu cầu thiết yếu về ăn mặc, ở
và sinh hoạt hằng ngày gồm văn hóa, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp.
+ Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống
dưới mức sống trung bình của cộng đồng tại địa phương đang xem xét
(UNDP, 2011).

1.1.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói
Chỉ tiêu chính: Thu nhập bình qn 1 người 1 tháng (hoặc 1 năm) được
đo bằng chỉ tiêu giá trị hay hiện vật quy đổi, thường lấy mức lương thực (gạo)
tương ứng một giá trị nhất định để đánh giá.
Khái niệm thu nhập ở đây được hiểu là thu nhập thuần túy (bằng
tổng thu trừ đi tổng chi phí sản xuất). Song cần nhấn mạnh chỉ tiêu thu
nhập bình quân nhân khẩu tháng là chỉ tiêu cơ bản nhất để xác định mức
đói nghèo.


6
a. Chuẩn mực xác định nghèo trên thế giới
Để đánh giá nghèo Liên hợp quốc (UNDP) dùng cách tính dựa trên cơ
sở phân phối thu nhập cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong
thời gian nhất định. Cách tính này khơng quan tâm đến nguồn mang lại thu
nhập hay môi trường sống của dân cư mà chia đều cho mọi thành phần dân
cư. Phương pháp tính là: Đem chia dân số của 1 nước, 1 châu lục hoặc tồn
cầu ra làm 5 nhóm, mỗi nhóm có 20% dân số bao gồm: rất giàu, giàu, trung
bình, nghèo, rất nghèo. Theo cách tính này vào những năm 1990 thì 20% dân
số giàu nhất chiếm 82,7% thu nhập toàn thế giới, trong khi 20% người nghèo
nhất chỉ chiếm 1,4% thu nhập toàn thế giới.
Hiện nay, Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức
độ giàu nghèo của các quốc gia dựa vào thu nhập quốc dân bình qn tính
theo đầu người trong một năm với cách tính đó là: Phương pháp Atlas tức là
tính theo tỷ giá hối đối và tính theo USD.
Theo phương pháp Atlas, năm 1990 người ta chia mức bình quân của
các nước trên toàn thế giới làm 6 loại:
+ Trên 25.000USD/người/năm là nước cực giàu.
+ Từ 20.000 đến dưới 25.000UDS/người/năm là nước giàu.
+ Từ 10.000 đến dưới 20.000USD/người/năm là nước khá giàu.

+ Từ 2.500 đến dưới 10.000USD/người/năm là nước trung bình.
+ Từ 500 đến dưới 2.500USD/người/năm là nước nghèo.
+ Dưới 500USD/người/năm là nước cực nghèo.
Theo quan điểm chung của nhiều nước, hộ nghèo là hộ có thu nhập
dưới 1/3 mức trung bình của xã hội. Do đặc điểm của nền KT - XH và sức
mua của đồng tiền khác nhau, chuẩn nghèo theo thu nhập (tính theo USD)
cũng khác nhau ở từng quốc gia. Ở một số nước có thu nhập cao, chuẩn nghèo
được xác định là 14USD/người/ngày. Trong khi đó chuẩn nghèo của Malaixia
là 28USD/người/tháng, Srilanca là 17USD/người/tháng, v.v…(UNDP, 2011).
Ở Việt Nam, GDP bình quân khoảng 600USD/người/năm, nên so diện chung
của thế giới nước ta là nước nghèo khó. Do đó, không thể lấy mức nghèo của
WB để xác định nghèo của Việt Nam.


7
b. Xác định chuẩn nghèo của Việt Nam
- Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc gia.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của
chương trình XĐGN đã tiến hành rà sốt chuẩn nghèo qua các thời kì. Lúc
đầu, nghèo được xác định dựa trên các chỉ tiêu nhu cầu, sau đó chuyển sang
chỉ tiêu thu nhập, kết quả là đã 5 lần cơng bố chuẩn nghèo đói cho từng giai
đoạn khác nhau. (Bảng 1.1)
Bảng 1.1. Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia)
Chuẩn nghèo đói
qua các giai đoạn

Phân loại nghèo đói

Đói (KV nơng thơn)
1993 - 1995 (Mức thu Đói (KV thành thị)

nhập quy ra gạo)
Nghèo (KV nơng thơn)
Nghèo (KV thành thị)
Đói (tính cho mọi KV)
Nghèo (KV nơng thôn, miền
1996 - 2000 (Mức thu
núi, hải đảo)
nhập quy ra gạo tương
Nghèo (KV nông thôn, đồng
đương với số tiền)
bằng trung du)
Nghèo (KV thành thị)
Nghèo (KV nông thôn, miền
núi hải đảo)
2001 - 2005
(Mức thu nhập tính
Nghèo (KV nơng thơn, đồng
bằng tiền)
bằng trung du)
Nghèo (KV thành thị)
2006 - 2010
Nghèo (KV nông thôn)
(Mức thu nhập tính
Nghèo (KV thành thị)
bằng tiền)
Nghèo (KV thành thị)
2011 - 2015
Cận nghèo (KV thành thị)
(Mức thu nhập tính
Nghèo (KV nơng thơn)

bằng tiền)
Cận nghèo (KV nơng thơn)

Mức thu nhập bình
qn/người/tháng
Dưới 8 KG
Dưới 13 KG
Dưới 15 KG
Dưới 20 KG
Dưới 13 KG (45.000 đồng)
Dưới 15 KG (55.000 đồng)
Dưới 20 KG (70.000 đồng)
Dưới 25 KG (90.000 đồng)
Dưới 80.000 đồng
Dưới 100.000 đồng
Dưới 150.000 đồng
Dưới 200.000 đồng
Dưới 260.000 đồng
Dưới 500.000 đồng
Từ 501.000 - 650.000 đồng
Dưới 400.000 đồng
Từ 401.000 - 520.000 đồng

(Nguồn: Bộ LĐ-TB và XH, năm 2015, Chương trình mục tiêu quốc gia
về xóa đói giảm nghèo)


8
Đầu năm 1998, cả nước có 2,65 triệu hộ với khoảng 14 triệu dân nghèo đói,
chiếm 17,7% dân số. Trong đó có 300.000 hộ thường xuyên nghèo đói; có 1.498

xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên và 1.168 xã thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu (điện,
đường, trường, trạm xá, chợ, nước sạch, v.v…), 2/3 số xã nghèo là các xã miền
núi, khoảng 1,2 triệu người ở 978 xã cần được định canh, định cư và 15 vạn đồng
bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn cần được hỗ trợ phát triển. Đến cuối năm
2000, tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị cịn 6% và nơng thơn 11,2%. Đầu năm 2001 khi
thay đổi chuẩn nghèo đói, nước ta còn khoảng 2,8 triệu hộ nghèo (chiếm 17,11%)
đến cuối năm 2005 còn khoảng 1,6 triệu hộ nghèo, chiếm khoảng 9,5%.
Hiện nay, mặc dù xác định chuẩn nghèo theo tiếp cận đa chiều nhưng tiêu
chí về thu nhập vẫn là tiêu chí cơ bản xác định hộ nghèo, chi tiết ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Phân loại hộ nghèo theo thu nhập giai đoạn 2016 - 2020
Thu nhập bình quân/người/tháng
Khu vực thành thị (đồng)
Khu vực nông thôn (đồng)
- Thu nhập bình quân đầu - Thu nhập bình quân đầu
người/tháng từ đủ 900.000 người/tháng từ đủ 700.000
đồng trở xuống.
đồng trở xuống.
- Thu nhập bình quân đầu - Thu nhập bình quân đầu
Nghèo
người/tháng trên 900.000 đồng người/ tháng trên 700.000 đồng
đến 1.300.000 đồng và thiếu đến 1.000.000 đồng và thiếu
hụt từ 03 chỉ số đo lường mức hụt từ 03 chỉ số đo lường mức
độ thiếu hụt tiếp cận các dịch độ thiếu hụt tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản trở lên.
vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Thu nhập bình quân đầu - Thu nhập bình quân đầu
người/tháng trên 900.000 đồng người/tháng trên 700.000
đến 1.300.000 đồng và thiếu đồng đến 1.000.000 đồng và
Cận nghèo
hụt dưới 03 chỉ số đo lường thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo

mức độ thiếu hụt tiếp cận các lường mức độ thiếu hụt tiếp
dịch vụ xã hội cơ bản.
cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Thu nhập bình quân đầu - Thu nhập bình quân đầu
Trung bình người/tháng trên 1.300.000 người/tháng trên 1.000.000
đồng đến 1.950.000 đồng.
đồng đến 1.500.000 đồng.
Khá
Trên 1.950.000
Trên 1.500.000
Nhóm hộ

(Nguồn: Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015
của Thủ tướng Chính phủ)


9
* Chuẩn nghèo đa chiều
Chuẩn nghèo đa chiều là mức độ thiếu hụt mà nếu hộ gia đình thiếu
nhiều hơn mức độ này thì bị coi là nghèo đa chiều. Theo quan niệm của các tổ
chức quốc tế, một hộ gia đình thiếu từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt trở lên sẽ bị coi
là nghèo đa chiều. Ngày 15/9/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số
1614/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo
lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.”
Chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam được xây dựng theo hướng:
sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản. Theo đó, tiêu chí đo lường nghèo được xây dựng dựa
trên cơ sở: (1) Các tiêu chí về thu nhập, bao gồm: chuẩn mức sống tối thiểu về
thu nhập, chuẩn nghèo về thu nhập, chuẩn mức sống trung bình về thu nhập.
(2) Mức độ thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm: tiếp

cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thơng tin.
Những quy định chính sách nói trên tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển
đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng
cho chương trình giảm nghèo của nước ta trong giai đoạn 2016-2020 (Bộ Lao
động - Thương binh và xã hội, 2015)
- Chuẩn nghèo đa chiều
Theo QĐ 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng
chính phủ quy định các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho
giai đoạn 2016-2020 như sau:
 Các tiêu chí về thu nhập
+ Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/ người/ tháng ở khu vực nông thôn và
900.000 đồng/ người/ tháng ở khu vực thành thị.
+ Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/ người/ tháng ở khu vực nông thôn
và 1.300.000 đồng/ người/ tháng ở khu vực thành thị.


10
 Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
+ Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): giáo dục; y tế; nhà ở; nước
sạch và nhà vệ sinh; tiếp cận thông tin.
+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10
chỉ số): trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; tiếp cận
các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình qn
đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/ nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ
viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thơng tin (Thủ tướng Chính phủ, 2015).
* Chuẩn hộ nghèo đa chiều
Theo quyết định trên chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống
trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 như sau:
 Hộ nghèo
- Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình qn đầu người/ tháng đủ từ 700.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/ tháng trên 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/ tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình qn đầu người/ tháng trên 900.000 đồng đến
1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên (Thủ tướng Chính phủ, 2015).
 Hộ cận nghèo
- Khu vực nơng thơn: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/ tháng trên
700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/ tháng trên
900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (Thủ tướng Chính phủ, 2015).


11

 Hộ có mức sống trung bình
- Khu vực nơng thơn: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/ tháng trên
1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng
- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/ tháng trên
1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng (Thủ tướng Chính phủ, 2015).
1.1.2. Khái quát về cho vay hộ nghèo
1.1.2.1. Tổng quan về Ngân hàng Chính sách xã hội
a) Khái niệm Ngân hàng Chính sách xã hội
NHCSXH là tổ chức tín dụng của Nhà nước, thực hiện cho vay với lãi
suất và các điều kiện ưu đãi, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, ổn

định và phát triển kinh tế, xã hội đặc biệt của mối quốc gia, hoạt động không vì
mục đích lợi nhuận (Bùi Hồng Anh, 2010).
Ở Việt Nam, để thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi đối với
người nghèo và các đối tượng chính sách nhằm thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia về xố đói, giảm nghèo, ổn định xã hội, hệ thống NHCSXH đã
được thành lập.
Nhằm mục tiêu hỗ trợ vốn cho người nghèo và các đối tượng yếu thế để
tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần thực hiện cơng cuộc xố
đói, giảm nghèo, từ năm 1993, quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo ở Việt Nam được
thiết lập với số vốn ban đầu là 432 tỷ đồng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
100 tỷ đồng, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam 200 tỷ đồng và NHNo&PTNT
Việt Nam 132 tỷ đồng). Quỹ được thiết lập trên cơ sở tự nguyện, cho hộ nghèo
vay không cần tài sản thế chấp, ưu đãi về lãi suất và thời hạn cho vay, các bên
góp vốn khơng nhằm mục đích kinh doanh. NHNN&PTNT Việt Nam được
giao quản lý, bảo toàn vốn và cho vay đối với hộ nơng dân nghèo có khó khăn
về vốn để phát triển sản xuất. Hoạt động của quỹ nói chung hiệu quả nhưng
cịn mang nặng tính chất bao cấp. Quỹ hoạt động trên phạm vi hẹp, việc huy
động vốn không được thực hiện trực tiếp mà thông qua NHNN&PTNT nên gặp


12
nhiều hạn chế, địi hỏi phải có một tổ chức đủ lớn, đáng tin cậy để mở rộng hoạt
động cho vay. Vì vậy, Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập theo quyết
định số 525/QĐ-TTg ngày 31/8/1995 của Thủ tướng chính phủ và quyết định số
230/QĐ-NH5 ngày 01/09/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Việc thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo đã tạo kênh tín dụng ưu đãi, góp
phần nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, do nguồn lực tài chính
cho các hoạt động tín dụng chính sách cịn rất hạn chế, lại bị phân tán bởi nhiều
định chế tài chính - tiền tệ; thiếu sự minh bạch giữa tín dụng chính sách với tín
dụng thương mại đã tác động tới hiệu quả của hoạt động tín dụng thương mại theo

nguyên tắc thị trường và hiệu quả xóa đói giảm nghèo trên diện rộng.
Triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, luật các tổ
chức tín dụng năm 1997 và Nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa X về việc
hoàn thiện tổ chức hoạt động của Ngân hàng Chính sách, tách tín dụng chính
sách ra khỏi tín dụng thương mại, ngày 04/10/2002 Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối
tượng chính sách khác, tạo cơ sở pháp lý cho mơ hình Ngân hàng Chính sách
xã hội ra đời. Theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg, NHCSXH được thành
lập trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng vì người nghèo. Với sự kiện này, Việt Nam
đã hình thành một định chế tài chính tín dụng đặc thù của Nhà nước với chức
năng truyền tải vốn tín dụng ưu đãi đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác qua đó góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và
các mục tiêu chính trị - kinh tế - xã hội.
NHCSXH là tổ chức tín dụng nhà nước, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi
nhuận, được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc
bằng không phần trăm, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế
và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. Vốn điều lệ ban đầu là 5.000 tỷ
đồng và được bổ sung hàng năm theo quy mô hoạt động. NHCSXH được huy
động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tiếp nhận nguồn vốn từ


13
ngân sách trung ương và địa phương, các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân
để cho vay ưu đãi đối với các đối tượng chính sách. NHCSXH có hệ thống
thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên ngân hàng trong nước; thực hiện
các dịch vụ ngân hàng về thanh toán ngân quỹ, nghiệp vụ ngoại hối, phù hợp
với khả năng và điều kiện thực tế. NHCSXH được ngân sách nhà nước cấp bù
chênh lệch lãi suất và phí quản lý đối với các khoản cho vay.
Thực tế cho thấy, NHCSXH ra đời đã khắc phục những tồn tại về mơ hình
tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng vì người nghèo, tách tín dụng chính

sách ra khỏi tín dụng thương mại, tập trung quản lý thống nhất các chương trình
tín dụng ưu đãi với đối tượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
b). Đặc điểm của Ngân hàng Chính sách xã hội
- Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng của Nhà nước,
hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện cho vay với lãi suất và các
điều kiện ưu đãi.
- Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng
thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước.
- Có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân
hàng trong nước; thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ,
nghiệp vụ ngoại hối, phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của đơn vị.
- Ngân hàng Chính sách xã hội được Nhà nước xếp hạng doanh nghiệp
đặc biệt, có tư cách pháp nhân, có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất từ
Trung ương đến địa phương trên cả nước bao gồm: Hội sở chính ở Trung ương,
Sở giao dịch, 64 Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, 614 phòng giao dịch NHCSXH
cấp huyện, 10.962 điểm giao dịch lưu động tại cấp xã.
c). Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Chính sách xã hội
Cũng giống như các Ngân hàng thương mại, hoạt động chính của Ngân
hàng Chính sách xã hội là huy động vốn, cho vay và thực hiện một số dịch vụ
thanh toán và ngân quỹ.


14
1.1.2.2. Cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH
a). Đối tượng cho vay của ngân hàng chính sách xã hội
Cho vay đối với hộ nghèo là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do
Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay
ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần
thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xố đói, giảm nghèo, ổn định xã hội.
Theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng

Chính phủ thì đối tượng được tham gia các chương trình tín dụng chính sách
bao gồm:
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo
- Các hộ thuộc đối tượng chính sách.
Đối tượng chính sách là những người thuộc diện được thụ hưởng chính
sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ gồm:
- Hộ gia đình có cơng với cách mạng;
- Hộ gia đình thương binh, liệt sỹ;
- Hộ gia đình là hộ đồng bào dân tộc thiểu số;
- Hộ gia đình đang sinh sống trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai;
- Hộ gia đình có hồn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật...)
- Hộ gia đình đang sinh sống trong vùng đặc biệt khó khăn.
Các đối tượng gia đình chính sách nêu trên hầu hết đều có tên trong danh
sách do chính quyền cấp xã và thôn bản quản lý theo dõi. Căn cứ vào từng
chương trình cho vay cụ thể, Trưởng thơn và tổ chức Hội có trách nhiệm nhận
diện cụ thể từng đối tượng để khi bình xét cho vay đúng đối tượng thụ hưởng
và thực hiện theo thứ tự ưu tiên đã quy định.
* Các trường hợp khác
- Hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính: Theo quyết định số 157/2007/QĐTTg ngày 27/9/2007, Học sinh sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính


15
do tai nạn, bệnh tật, thiên tại, hỏa hoạn, dịch bệnh có xác nhận của Ủy ban
nhân dân cấp xã, thuộc đối tượng được vay vốn của chương trình cho vay Học
sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn.
- Hộ vay vốn thuộc khu vực nông thôn: Theo quy định về quản lý địa
giới hành chính, khu vực nơng thơn chỉ bao gồm các xã thuộc huyện , các xã
thuộc thị xã và xã thuộc thành phố thuộc tỉnh (Áp dụng đối với chương trình
cho vay hộ nghèo về nhà ở và chương trình Nước sạch và vệ sinh mơi
trường nơng thơn).

b) Điều kiện vay vốn
Nói chung, các đối tượng được vay vốn NHCSXH thường được xếp vào
nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, việc làm, thu nhập, đời sống thường gặp
nhiều khó khăn do vậy việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng thơng thường
rất khó và thực tế là hầu như không thể do các đối tượng này thường không đáp
ứng được các điều kiện về tài sản thế chấp. Do vậy, đa số các khoản vay đều
khơng địi hỏi phải có tài sản thế chấp. Đối với hộ nghèo cịn được miễn lệ phí
làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn.
Tuy nhiên, để được vay vốn từ NHCSXH, các đối tượng được vay phải
đảm bảo các điều kiện:
- Đối với người vay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải
có trong danh sách hộ nghèo được UBND xã quyết định theo chuẩn nghèo do
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được tổ tiết kiệm và vay vốn
bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của UBND cấp xã;
- Đối với học sinh sinh viên theo học tại các trường đại học (hoặc tương
đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo
nghề phải có giấy báo nhập học của nhà trường (đối với sinh viên năm thứ
nhất) hoặc giấy xác nhận của nhà trường nơi học sinh, sinh viên theo học;
Đồng thời học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn được UBND xã nơi hộ gia
đình của HSSV sinh sống xác nhận.


×