Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG

Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hương
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI NGUYÊN NGỌC

Hà Nội - 2017




i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và các số liệu sử dụng trong luận văn có
nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hương


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn đến Gia đình, Anh chị em và Bạn bè
– những người đã luôn ở bên cạnh, động viên và cho em sức mạnh tinh thần to lớn
trong suốt thời gian em theo học chương trình thạc sĩ tại trường Đại học Ngoại
thương Hà Nội và trong quá trình thực hiện Luận văn.
Lời cảm ơn thứ hai, em xin được gửi đến tồn bộ Thầy cơ giáo tại Trường
Đại học Ngoại thương – những người đã giảng dạy tận tình, giúp cho em có thể
hồn thành được khóa học.
Lời cảm ơn thứ ba, em xin được gửi đến các anh, chị trong Ban quản lý khu
kinh tế Hải Phòng và PGS.TS. Đan Đức Hiệp- cựu Phó chủ tịch thành phố Hải
Phịng đã giúp đỡ nhiệt tình để em có thể thu thập được tài liệu, thông tin chi tiết
phục vụ cho q trình hồn thành Luận văn này.
Lời cảm ơn cuối cùng, chân thành và sâu sắc nhất, em xin gửi đến cơ giáo
TS. Mai Ngun Ngọc đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện Luận
văn. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi
những lúc bị bế tắc và chán nản. Những lúc đó Cơ đã ln động viên, khuyến khích

và giúp em tháo gỡ những khó khăn. Nếu như khơng có sự hướng dẫn tận tình của
Cơ thì em khó có thể hồn thành được Luận văn này. Một lần nữa, em xin cảm ơn
Cô rất nhiều.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hương


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v
DANH MỤC BẢNG - HÌNH VẼ ........................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI ..........4
1.1. Tổng quan về vốn FDI ...................................................................................5
1.1.1. Khái niệm vốn FDI ...................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm của vốn FDI..............................................................................6
1.1.3. Các hình thức của FDI ............................................................................7
1.1.4. Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư..........................................9
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn FDI ..........................................................................16
1.2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI ............................16
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI .....................20
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI HẢI PHỊNG .................24
2.1. Giới thiệu tổng quan về Hải Phịng và chính sách thu hút FDI của Hải
Phịng.....................................................................................................................24
2.2. Tình hình thu hút FDI tại Hải Phịng .........................................................28
2.2.1. Về quy mơ, nhịp độ phát triển .................................................................28

2.2.2. FDI theo ngành .......................................................................................30
2.2.3. FDI theo đối tác đầu tư ...........................................................................32
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng ...................................33
2.3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng theo một số chỉ tiêu
kinh tế- xã hội. ...................................................................................................33
2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng trên một số khía
cạnh khác. ..........................................................................................................45
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng chưa
cao…. .................................................................................................................55


iv
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
FDI TẠI HẢI PHÒNG............................................................................................62
3.1. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của Hải Phòng giai đoạn 20152020, tầm nhìn 2030. ............................................................................................62
3.1.1. Quan điểm phát triển...............................................................................62
3.1.2. Mục tiêu phát triển ..................................................................................63
3.1.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu theo ngành và trong nội bộ ngành ...66
3.2. Quan điểm, mục tiêu, định hướng thu hút vốn FDI tại Hải Phòng giai
đoạn 2015- 2020, tầm nhìn 2030. ........................................................................69
3.2.1. Quan điểm và mục tiêu của thu hút vốn FDI tại Hải Phòng đến năm
2020, tầm nhìn 2030. .........................................................................................69
3.2.2. Định hướng thu hút vốn FDI tại Hải Phịng giai đoạn 2015- 2020, tầm
nhìn 2030. ..........................................................................................................70
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng. ....71
3.3.1. Giải pháp về môi trường pháp lý ............................................................71
3.3.2. Giải pháp về công tác quản lý .................................................................72
3.3.3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng .....................................................74
3.3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực .................................................................75
3.3.5. Giải pháp về xúc tiến đầu tư ...................................................................77

3.3.6. Một số giải pháp khác .............................................................................78
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Tiếng Việt
Từ viết tắt

Nội dung

CP

Chính Phủ

DN

Doanh Nghiệp

KCN

Khu công nghiệp

NQ

Nghị quyết




Quyết định

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNSNN

Thu ngân sách nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân

2. Tiếng Anh
Từ viết tắt

Nội dung tiếng Anh

BOT

Build-Operate-Transfer

Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

Build- Transfer

Xây dựng- chuyển giao

BTO


Build- Transfer- Operate

Xây dựng- chuyển giao- kinh doanh

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

BT

OECD

Organization

for

Nội dung tiếng Việt

Economic Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

Cooperation and Development

PCI

Provincial

Competitiveness Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Index
VA
VCCI

Giá trị gia tăng

Value added
Vietnam

Chamber

of Phịng thương mại và cơng nghiệp

Commerce and Industry

Việt Nam

WB

World bank

Ngân hàng thế giới

WEF


The world economic forum

Diễn đàn kinh tế thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


vi
DANH MỤC BẢNG–HÌNH VẼ

1. DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thu hút FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015 ....................................29
Bảng 2.2: Năng suất lao động khu vực FDI giai đoạn 2010- 2015...........................33
Bảng 2.3: Đóng góp của khu vực FDI trong GDP, trong giá trị sản xuất và giá trị
sản xuất cơng nghiệp của tồn thành phố giai đoạn 2010- 2015. .............................35
Bảng 2.4: Lao động khu vực FDI của Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015 ..................41
Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả chỉ số PCI của Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015 ........58
2. DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Cơ cấu vốn FDI vào thành phố Hải Phòng theo ngành lũy kế đến hết năm
2015 ...........................................................................................................................31
Hình 2.2: Vốn FDI vào Hải Phịng theo đối tác đầu tư đến hết năm 2015 ...............32
Hình 2.3: Năng suất lao động theo khu vực giai đoạn 2010- 2015 của thành phố Hải
Phịng .........................................................................................................................34
Hình 2.4: Đóng góp của khu vực FDI trong thu nội địa của Hải Phòng giai đoạn
2010- 2015 ................................................................................................................37

Hình 2.5: Chỉ số NNSNN/Vốn đầu tư khu vực FDI của Hải Phịng giai đoạn 20102015 ...........................................................................................................................38
Hình 2.6: Đóng góp của khu vực FDI vào xuất khẩu của Hải Phịng giai đoạn 20102015 ...........................................................................................................................39
Hình 2.7: Xuất nhập khẩu của khu vực FDI của Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015 .40
Hình 2.8: Chỉ số việc làm trên vốn đầu tư của 3 khu vực kinh tế tại Hải Phịng giai
đoạn 2010- 2015 ........................................................................................................42
Hình 2.9: Thu nhập bình qn/người/tháng của 3 khu vực kinh tế của Hải Phòng
giai đoạn 2010- 2015 .................................................................................................44
Hình 2.10: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Hải Phòng giai đoạn 20102015 ...........................................................................................................................46


vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây về hiệu quả sử
dụng vốn FDI cũng như kết hợp tham khảo từ một số giáo trình, bài giảng của
những trường đại học về Kinh tế, luận văn đã hệ thống được một bộ chỉ tiêu để có
thể lượng hóa đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI theo cách tiếp cận vĩ mơ khi
đứng trên phương diện tồn xã hội, đó là:

(1) Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, bao gồm: năng suất lao động, mức độ
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước, mức
độ đóng góp vào xuất khẩu.

(2) Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả xã hội, bao gồm: chỉ tiêu FDI tạo việc làm và chỉ
tiêu phản ánh mức thu nhập, thu nhập bình quân của lao động làm việc trong khu
vực FDI.
Ngoài ra, luận văn cũng đã tổng hợp các nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng vốn FDI, đó là: tình hình chung của kinh tế thế giới; tiềm lực tài
chính và năng lực kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngồi; sự ổn định mơi
trường kinh tế vĩ mơ, hệ thống pháp luật, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và thủ tục
hành chính của nước nhận đầu tư. Đồng thời, luận văn cũng đã chỉ ra một số

phương thức để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI.
Bên cạnh đó, thơng qua việc đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn FDI tại
Hải Phịng bằng cách tính toán một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã
hội của khu vực FDI, luận văn đã khẳng định mặc dù việc sử dụng nguồn vốn FDI
tại Hải Phòng đã đạt được những hiệu quả nhất định như góp phần đáng kể vào
tăng trưởng kinh tế chung của thành phố, tăng thu cho ngân sách nhà nước, thúc
đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng cũng vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập như có sự
mất cân đối trong đầu tư, việc chuyển giao và tiếp thu cơng nghệ cịn kém, chưa
đạt được hiệu ứng lan tỏa tốt sang các khu vực kinh tế khác trong nước và một số
chỉ tiêu về kinh tế, xã hội vẫn còn kém hơn nhiều khi so sánh với khu vực kinh tế
nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Luận văn cũng đã chỉ ra các nguyên


viii
nhân dẫn đến những hạn chế trên, trong đó nhấn mạnh đến những nguyên nhân chủ
quan xuất phát từ chính thành phố Hải Phòng như các vấn đề về năng lực cạnh
tranh của thành phố, thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân
lực. Cuối cùng, dựa trên định hướng phát triển cũng như tình hình thực tế của địa
phương, luận văn đã đưa ra một số nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn FDI tại Hải Phịng, đó là: (1) Giải pháp về môi trường pháp lý; (2) Giải pháp về
công tác quản lý; (3) Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng; (4) Giải pháp về nguồn
nhân lực; (5) Giải pháp về xúc tiến đầu tư.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì FDI là một trong

những nguồn bổ sung vốn vô cùng quan trọng cho nền kinh tế, góp phần đáp ứng
nhu cầu đầu tư và tạo ra động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.
Trong những năm qua, việc thu hút vốn FDI đã mang lại những lợi ích đáng kể cho
Việt Nam như: góp phần hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao; tạo công ăn việc làm cho người lao động; mở rộng cơ cấu
hàng hóa và cơ cấu thị trường; mở rộng quan hệ đối ngoại;… Tuy nhiên, việc khai
thác và sử dụng nguồn vốn FDI đã thực sự hiệu quả hay chưa vẫn còn là một vấn đề
được nhiều người tranh cãi.
Hải Phòng là một thành phố cảng với lợi thế là cửa chính ra biển của các tỉnh
phía Bắc, là một trong những cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
và là một đầu mối giao thông quan trọng gắn kết với các tỉnh khác trong nước và
quốc tế. Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và đầu tư (2017) thì
trong những năm qua, Hải Phịng ln là một trong những địa phương dẫn đầu của
cả nước về thu hút vốn FDI với nhiều dự án lớn và tính đến hết năm 2016 Hải
Phịng có 565 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 14,514 tỷ USD, chiếm 4,9%
tổng số vốn FDI đăng ký của cả nước và trong số các dự án này có nhiều dự án tập
trung vào lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên có một thực trạng nổi lên trong khối
doanh nghiệp FDI tại Hải Phịng, đó là việc tranh chấp lao động, cơng nhân đình
cơng hàng loạt vẫn thường xun xảy ra (tiêu biểu là vụ đình cơng của hơn 800
công nhân tại Công ty TNHH Bluecom Vina của Hàn Quốc tại KCN Tràng Duệ vào
ngày 11/4/2016 hay vụ đình công của hơn 500 công nhân tại Công ty TNHH
Steelflex của Ý cũng tại KCN Tràng Duệ vào ngày 13/12/2016); nhiều dự án FDI
đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, thậm chí đã được phân đất nhưng rất lâu sau
khơng triển khai gây lãng phí quỹ đất của thành phố (tiêu biểu là dự án cảng
Container quốc tế Hải Phòng, dự án KCN Đồ Sơn…); nhiều doanh nghiệp FDI liên
tục báo lỗ trong nhiều năm hay thực hiện các thủ đoạn chuyển giá để tránh phải nộp
thuế gây thất thu ngân sách nhà nước (theo số liệu của ngành thuế Hải Phịng thì


2


đến hết năm 2012 có tới 109/247 doanh nghiệp FDI thường xuyên kê khai lỗ nhưng
vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh). Những vấn đề này đã phần
nào thể hiện việc sử dụng nguồn vốn FDI tại Hải Phòng vẫn còn tồn tại nhiều bất
cập. Xuất phát từ thực tiễn đó, người viết đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ là “Nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng” với mong muốn nghiên cứu và
phân tíchhiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phịng trong thời gian qua, từ đó đề xuất
một số giải pháp để có thể khai thác và sử dụng nguồn vốn này hiệu quả hơn trong
thời gian tới.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI trên các mặt kinh tế và xã hội đã
được nhiều tác giả nghiên cứu trong các đề tài luận văn, luận án, sách, báo hay các
tạp chí khoa học. Có thể kể đến như:
Về hiệu quả kinh tế, một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất của FDI là
đóng góp của khu vực kinh tế FDI tới tăng trưởng kinh tế của nước nhận đầu tư.
Nair- Reichert và Weinhold (2001) đã sử dụng dữ liệu của 24 nước đang phát triển
giai đoạn 1971- 1995 và tìm ra mối liên hệ nhân quả của việc sử dụng vốn FDI đến
tăng trưởng kinh tế nhưng mối liên hệ này ở các nền kinh tế khác nhau là khác
nhau. Trong khi đó, nghiên cứu của Carkovic và Levine (2002) cho 68 nước giai
đoạn 1960- 1995 lại khơng tìm thấy tác động độc lập của việc sử dụng vốn FDI tới
tăng trưởng kinh tế. Để tìm hiểu kỹ hơn nguyên nhân của sự khác biệt về hiệu quả
của FDI với tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia, một số nghiên cứu chỉ ra sự khác
biệt này phụ thuộc vào các yếu tố: mức thu nhập, mức độ phát triển nguồn nhân lực,
mức độ mở cửa nền kinh tế và sự phát triển của hệ thống tài chính, cơ sở hạ tầng
(Borensztein và cộng sự, 1998; Blomstrom và cộng sự, 1994). Ở Việt Nam, có một
số nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê định lượng để đưa ra bằng
chứng cho thấy vốn FDI có hiệu quả tích cực đối với tăng trưởng kinh tế. Nguyễn
Thị Liên Hoa và Lê Nguyễn Quỳnh Phương (2014) đưa ra kết luận cho giai đoạn
1988- 2012, đó là trong ngắn hạn việc sử dụng vốn FDI có vai trị thúc đẩy đầu tư
trong nước và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.



3

Về hiệu quả xã hội của FDI, nghiên cứu của Lipsey và cộng sự (2004) tại
Indonesia cho thấy lương của người lao động trong khu vực FDI cao hơn 12% và sự
khác biệt này chủ yếu là do chất lượng lao động. Nguyễn Thị Tuệ Anh và các cộng
sự (2006) cũng kết luận FDI ngoài việc tạo ra việc làm cho lao động của Việt Nam
thì cịn có tác động cải thiện năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, năng suất lao động và tiền lương của người lao động
khối doanh nghiệp FDI cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
Như vậy, có thể khẳng định rằng các đề tài về hiệu quả sử dụng vốn FDI đã
được nhiều người nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào tập trung vào
nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn FDI của tỉnh Hải Phịng trong thời gian gần đây
thơng qua một hệ thống những chỉ tiêu cụ thể và đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn FDI của Hải Phịng trong thời gian tới. Vì vậy, đề tài khơng trùng
lặp với các cơng trình đã cơng bố trước đây.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hiệu quả sử dụng vốn FDI đứng trên
phương diện toàn xã hội.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

-


Không gian: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn FDI tại thành phố Hải Phòng.

-

Thời gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải

Phòng trong giai đoạn 2010 - 2015; đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này đến năm 2030.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng và đề xuất một
số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong thời gian tới.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Đề tài tự xác định những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống và làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến hiệu quả sử dụng nguồn
vốn FDI.


4

- Vận dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội trong việc sử dụng
vốn FDI của Ngơ Dỗn Vịnh và các cộng sự (2012), Vũ Chí Lộc (2012), Nguyễn
Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2007) để đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng
vốn FDI tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010- 2015.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải
Phòng trong thời gian tới.
6. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu về hiệu quả của việc sử dụng vốn FDI, các tác giả có thể có
nhiều cách tiếp cận như: đánh giá hiệu quả tài chính, đánh giá hiệu quả kinh tế- xã
hội, đánh giá các tác động về môi trường. Tuy nhiên, việc đánh giá các tác động về
mơi trường cịn gặp nhiều khó khăn do nguồn số liệu rất khan hiếm; hiệu quả tài

chính là hiệu quả được xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp và sẽ được tính
tốn cho từng dự án cụ thể và sẽ tập trung vào lợi ích/chi phí của từng dự án; cịn
hiệu quả kinh tế- xã hội là hiệu quả tổng hợp được xem xét trên phạm vi toàn bộ
nền kinh tế. Hơn thế nữa, hiệu quả kinh tế- xã hội của một hoạt động đầu tư nói
chung và một dự án FDI nói riêng giữ một vai trị quan trọng để được các cấp có
thẩm quyền quyết định có cho phép đầu tư hay khơng. Vì vậy, để có một cái nhìn
tổng quan nhất về hiệu quả sử dụng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hải Phịng, bài viết sẽ
đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế- xã hội trong việc sử
dụng vốn FDI tại Hải Phòng trên cơ sở tham khảo một số tài liệu như: bộ chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án đầu tư của Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ
Quang Phương (2007), bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Việt Nam
của Ngơ Dỗn Vịnh và các cộng sự (2012), các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã
hội của vốn FDI của Vũ Chí Lộc (2012).
7. Kết cấu luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Danh mục từ viết tắt, Danh mục Bảng, Hình, Kết luận và
Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có kết cấu gồm 3 Chương:
-

Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn FDI.

-

Chương 2: Hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng.

-

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại HP.


5


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN FDI
1.1.

Tổng quan về vốn FDI

1.1.1. Khái niệm vốn FDI
Theo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF): FDI nhằm đạt được những lợi ích lâu dài
trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh
tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh
nghiệp.
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): Đầu tư trực tiếp được
thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc
biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý
doanhnghiệp nói trên bằng cách: (i) Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp
hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (ii) Mua lại toàn bộ
doanh nghiệp đã có; (iii) Tham gia vào một doanh nghiệp mới; (iv) Cấp tín dụng dài
hạn (> 5 năm)
Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có một tài sản ở
nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền kiểm soát tài sản đó.
Theo Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam năm 1996: "Đầu tư trực tiếp
nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất
kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”
Luật Đầu Tư năm 2005 tại Việt Nam không đưa ra khái niệm “đầu tư trực
tiếp nước ngoài” mà chỉ đưa ra một số khái niệm sau:


Đầu tư:
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vơ hình


để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.


Đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia

quản lý hoạt động đầu tư


Đầu tư nước ngoài :


6

Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn
bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.
Vậy, tóm lại FDIlà một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một
nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm
giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm sốt dự án đó.
1.1.2. Đặc điểm của vốn FDI
Theo Vũ Chí Lộc (2012), FDI có bốn đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, FDI đa phần là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm
lợi nhuận. Theo cách phân loại đầu tư nước ngoài của nhiều tài liệu cũng như theo
quy định của luật pháp nhiều nước thì FDI là đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, cũng có
một số nước trong đó có Việt Nam thì lại quy định FDI có thể có sự tham gia của
vốn góp nhà nước. Dù cho chủ thể đầu tư là tư nhân hay nhà nước thì FDI cũng có
mục đích đầu tiên là lợi nhuận. Vì vậy, các nước nhận đầu tư cần đặc biệt lưu ý điều
này khi tiến hành thu hút FDI để có những biện pháp, chính sách hướng FDI vào

phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI
chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.
Thứ hai, các chủ đầu tư nước ngồi phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu
trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy thuộc vào quy định của từng nước để
giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Các
quốc gia khác nhau có những quy định khác nhau về vấn đề này. Tỷ lệ góp vốn của
các chủ đầu tư sẽ quyết định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời cũng là căn
cứ để phân chia lợi nhuận và rủi ro sau này.
Thứ ba, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư. Chủ đầu tư quyết định sản xuất kinh
doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi của hoạt động kinh doanh của mình. Thu
nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
mà họ trực tiếp bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ khơng
phải là lợi tức. Hình thức đầu tư này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao chứ
khơng có ràng buộc về chính trị.
Thứ tư, FDI thường kèm chuyển giao cơng nghệ. FDI thường chuyển giao
công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư bằng việc đưa máy móc, trang thiết bị,


7

bằng phát minh, sáng chế, cán bộ quản lý, bí quyết kỹ thuật,… vào nước tiếp nhận
đầu tư để thực hiện dự án.
1.1.3. Các hình thức của FDI
Vũ Chí Lộc (2012) cũng đã đưa ra các tiêu chí để phân loại hình thức của
vốn FDI như sau:
1.1.3.1. Theo cách thức xâm nhập
Theo tiêu chí này, FDI có hai hình thức:
-

Đầu tư mới: chủ đầu tư nước ngồi góp vốn để xây dựng một cơ sở sản xuất,


kinh doanh mới tại nước nhận đầu tư.
-

Sáp nhập và mua lại qua biên giới: chủ đầu tư nước ngoài mua lại hoặc sáp

nhập một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có ở nước nhận đầu tư. Sáp nhập doanh
nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa
vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt
sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập; Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh
nghiệp mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm
soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
FDI chủ yếu diễn ra dưới hình thức mua lại. Mua lại và sáp nhập được nhiều
chủ đầu tư ưa chuộng hơn đầu tư mới vì chi phí đầu tư thường thấp hơn và chủ đầu
tư có thể tiếp cận thị trường nhanh hơn.
1.1.3.2. Theo quan hệ về ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng
tiếp nhận đầu tư.
Theo tiêu chí này, FDI có ba hình thức:
-

FDI theo chiều dọc: nhằm khai thác nguyên, nhiên vật liệu hoặc để gần gũi

người tiêu dùng hơn thông qua việc mua lại các kênh phân phối ở nước nhận đầu
tư. Với hình thức này, doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp nhận đầu tư cùng
nằm trong một dây chuyền sản xuất và phân phối cùng một sản phẩm.
-

FDI theo chiều ngang: hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất cùng

loại sản phẩm hoặc các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã sản xuất ở nước của

chủ đầu tư. Yếu tố quan trọng quyết định thành cơng của hình thức FDI này là sự
khác biệt của sản phẩm.


8

-

FDI hỗn hợp: doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư

hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
1.1.3.3. Theo định hướng của nước nhận đầu tư
Theo tiêu chí này FDI có ba hình thức:
-

FDI thay thế nhập khẩu: hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất và

cung ứng cho thị trường nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước đây nước này
phải nhập khẩu. Những yếu tố ảnh hưởng đến hình thức FDI này là dung lượng thị
trường, các rào cản thương mại của nước nhận đầu tư và chi phí vận tải.
-

FDI tăng cường xuất khẩu: thị trường mà hoạt động đầu tư này nhắm tới

không chỉ là ở nước nhận đầu tư mà còn là các thị trường rộng lớn trên tồn thế
giới. Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức FDI này là khả năng cung ứng yếu tố đầu
vào giá rẻ như nguyên vật liệu, bán thành phẩm của nước nhận đầu tư.
-

FDI theo các định hướng khác của chính phủ: chính phủ nước nhận đầu tư có


thể áp dụng các biện pháp thu hút đầu tư để điều chỉnh dịng vốn FDI chảy vào
nước mình theo đúng ý đồ của mình. Ví dụ như tăng cường thu hút FDI để giải
quyết tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán.
1.1.3.4. Theo định hướng của chủ đầu tư
Theo tiêu chí này FDI có hai hình thức:
-

FDI phát triển: nhằm khai thác các lợi thế về quyền sở hữu của doanh nghiệp

ở nước nhận đầu tư. Hình thức này giúp chủ đầu tư tăng lợi nhuận thông qua việc
tăng doanh thu nhờ mở rộng thị trường ra nước ngồi.
-

FDI phịng ngự: nhằm khai thác nguồn lao động rẻ ở nước nhận đầu tư để

giảm chi phí sản xuất, từ đó giúp cho lợi nhuận của chủ đầu tư tăng lên.
1.1.3.5. Theo hình thức pháp lý
Ở Việt Nam, FDI được tiến hành dưới các hình thức pháp lý chủ yếu là:
-

Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là sự ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để tiến

hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam trong đó quy định trách nhiệm phân chia kết
quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới. Hình thức này
thường áp dụng đối với một số ngành kinh tế đặc biệt hoặc chỉ áp dụng khi các chủ
đầu tư nước ngoài thâm nhập vào một thị trường mới mà họ chưa nắm rõ.


9


-

Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên

cơ sở hợp đồng liên doanh ký kết giữa hai hoặc nhiều bên nhưng hình thành pháp
nhân mới ở Việt Nam và là pháp nhân Việt Nam.
-

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà

đầu tư nước ngoài, do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập ở Việt Nam, tự quản lý
và chịu trách nhiệm về kết quả của hoạt động kinh doanh.
-

Xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT): đây là hình thức liên doanh liên

kết giữa một bên là đối tác trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở quy
định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh giữa các bên trong các văn bản
ký kết mà khơng thành lập pháp nhân mới. Hình thức này có đặc điểm là hợp tác
kinh doanh của các bên được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết trong đó sẽ quy
định rõ trách nhiệm và phân chia lợi nhuận của các bên, nước nhận đầu tư sẽ phê
chuẩn hợp đồng giữa các bên, thời hạn hợp đồng do các bên thỏa thuận. Loại hợp
đồng này được áp dụng phổ biến nhất trong các lĩnh vực tìm kiếm, thăm dị, khai
thác dầu khí và một số tài nguyênkhác.
-

Xây dựng- chuyển giao- kinh doanh (BTO): Là hình thức đầu tư được ký

giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng cơng

trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao cơng trình đó
cho sở tại. Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh cơng trình đó trong
một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. Hình thức này giống như
hình thức BOT chỉ khác ở điểm sau khi xây dựng xong cơng trình được chuyển giao
ngay cho nước sở tại, sau đó mới thực hiện kinhdoanh.
-

Xây dựng- chuyển giao (BT): Là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà

nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng; sau khi
xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao cơng trình đó cho nước sở tại; Chính phủ
tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi
nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồngBT.
1.1.4. Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư
1.1.4.1. Tác động tích cực


10

Thứ nhất, thúc đẩy chuyển giao, phát triển công nghệ nhất là ở những nước
đang phát triển.
Tại các nước đang phát triển, do trình độ phát triển kinh tế xã hội, giáo dục,
khoa học còn thấp cũng như thiếu ngoại tệ nên các công nghệ ở trong nước thường
là công nghệ lâu đời lạc hậu làm năng suất lao động thấp. Vốn FDI được coi là
nguồn quan trọng để thúc đẩy phát triển công nghệ của nước tiếp nhận vốn FDI.
Các công nghệ mới được các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào qua các con đường
như việc mua bằng phát minh sáng chế và cải tiến công nghệ nhập khẩu trở thành
cơng nghệ phù hợp cho mình (như các quốc gia đã từng làm là Hàn Quốc và Nhật
Bản). Khi triển khai dự án đầu tư vào một nước, chủ đầu tư nước ngồi khơng chỉ
chuyển vào nước đó vốn bằng tiền, mà còn chuyển cả vốn vật tư hàng hố như: máy

móc, thiết bị, ngun nhiên vật liệu… và cả những giá trị vơ hình như: cơng nghệ,
tri thức khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng tiếp cận thị trường… cũng như đưa
chuyên gia nước ngoài vào hoặc đào tạo các chuyên gia bản xứ về các lĩnh vực cần
thiết phục vụ hoạt động của dự án. Điều này cho phép các nước nhận đầu tư không
chỉ nhập khẩu cơng nghệ đơn thuần,mà cịn nắm vững cả kỹ năng quản lý vận hành,
sửa chữa, mô phỏng và phát triển nó, nhanh chóng tiếp cận được với cơng nghệ hiện
đại ngay cả khi nền tảng công nghệ quốc gia chưa được tạo lập đầyđủ. Ngồi ra,
thơng qua vốn FDI, các cơng ty xun quốc gia cịn góp phần tích cực đối với tăng
cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ của nước chủ nhà và trong q
trình sử dụng cơng nghệ nước ngồi, các nhà đầu tư và phát triển công nghệ trong
nước cũng học được cách thiết kế, sáng tạo cơng nghệ gốc, sau đó cải tiến cho phù
hợp với điều kiện của địa phương mình và biến chúng thành cơng nghệ của mình.
Nhờ có các tác động tích cực nêu trên mà trình độ cơng nghệ của nước chủ nhà được
tăng cường, vì thế nâng cao được năng suất từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế (Hoàng Đức Thân và cộng sự, 2016).
Thứ hai, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực cho địa phương
Thông qua vốn FDI sẽ tạo ra các doanh nghiệp mới hoặc làm tăng quy mô
các đơn vị hiện có từ đó tạo ra cơng ăn việc làm cho rất nhiều lao động, đặc biệt là
ở các nước đang phát triển. Với sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI, lao động


11

làm việc ở trong khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi sẽ có cơ hội tiếp thu
được nhiều kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật quản lý tiên tiến, hiện đại ở các nước
khác nhau trên thế giới, cách tiếp cận thị trường, khả năng đàm phán, xúc tiến
thương mại, quản trị nhân lực, tác phong làm việc, cách thức sắp xếp và tổ chức
cơng việc để hồn thành sản xuất đúng thời gian và số lượng,… Ngoài ra, thu nhập
của người lao động còn được tăng lên bởi tiền lương trả từ các doanh nghiệp có
vốn FDI thường lớn hơn các doanh nghiệp trong nước, từ đó cải thiện được đời

sống của người lao động. Hơn nữa, theo phản ứng dây chuyền tự nhiên, sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nước trên thị
trường lao động là yếu tố thúc đẩy lực lượng lao động tự nâng cao trình độ một
cách tích cực và có hiệu quả hơn, góp phần tạo nên một đội ngũ lao động có trình
độ, có thói quen tuân thủ nề nếp, làm việc theo tác phong cơng nghiệp hiện đại. Tất
cả những điều đó sẽ góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động của các nhà đầu tư
trong nền kinh tế đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh mạnh mẽ luôn buộc các
nhà đầu tư phải đổi mới để nâng cao năng suất lao động, đứng vững trong thị
trường cạnhtranh (Phạm Văn Hùng và Lê Trọng Nghĩa, 2016).
Thứ ba, thúc đẩy khả năng cạnh tranh xuất khẩu và thương mại
Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngồi đã góp phần vào việc thúc đẩy xuất
khẩu, đặc biệt là thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đồn xun quốc gia hay
các cơng ty đa quốc gia mà nhiều sản phẩm sản xuất tại nước ta đã tiếp cận được
với thị trường của thế giới. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngồi cịn góp phần
đưa nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập với kinh tế thế giới, đặc biệt trong lĩnh
vực tài chính, ngân hàng với sự có mặt của các tổ chức tài chính quốc tế và các chi
nhánh ngân hàng lớn trên thế giới như: HSBC, ANZ…đã góp phần thúc đẩy các
hoạt động thương mại quốc tế, giúp cho các giao dịch quốc tế được nhanh chóng
và thuận tiện hơn rấtnhiều.
Thứ tư, góp phần tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong nền
kinh tế.
Sự hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế thông


12

qua sự liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi với các doanh
nghiệp trong nước. Cơng nghệ và năng lực quản lý, kinh doanh được chuyển giao
từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi sang các doanh nghiệp trong nước. Sự

lan tỏa này có thể theo chiều dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc hoặc theo
chiều ngang giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Mặt khác, các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi cũng tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong
nước nhằm thích ứng trong bối cảnh tồn cầu hóa, qua đó giúp các doanh nghiệp
trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh của mình (Phạm Văn Hùng và Lê Trọng
Nghĩa, 2016).
Thứ năm, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Chính bởi sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài mà các thành phần
kinh tế khác trong nước cũng tự phải hồn thiện mình để tồn tại và phát triển.
Các nhà đầu tư nước ngoài với lợi thế về tài chính, trình độ quản lý, kinh
nghiệm sản xuất kinh doanh lâu năm…là những đối thủ cạnh tranh lớn đối với
các nhà đầu tư trong nước, tạo động lực khiến họ phải nhanh chóng đổi mới,
phát triển, trước tiên là để tồn tại, đứng vững sau đó là phát triển trên mảnh đất
của chính mình nếu khơng thì tự mình đào thải khỏi hoạt động kinh doanh.
1.1.4.2. Tác động tiêu cực
Thứ nhất, hiện tượng “chuyển giá”gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của
nước nhận đầu tư.
Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hành vi chuyển giá khi hoạt động kinh
doanh tại nước sở tại có những thay đổi mà việc rút vốn hay chuyển lợi nhuận ra
khỏi lãnh thổ gặp khó khăn do những điều kiện ràng buộc khắt khe hay thâu tóm,
trốn thuế tại nước sở tại. Những hành vi chuyển giá đã tác động xấu đến nền kinh
tế, gây thất thu lớn cho Nhà nước, bóp méo mơi trường kinh doanh, tạo sức ép bất
bình đẳng, gây phương hại đối với những nhà đầu tư chấp hành tốt đúng như trong
cam kết, làm suy giảm hiệu lực quản lý Nhà nước trong việc thực hiện các chủ
trương kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội. Mai Vân Anh và Lê Thị Nhu
(2013) đã nêu ra một số dấu hiệu của hiện tượng chuyển giá thông thường như sau:

- Các nhà đầu tư nước ngoài hạ thấp mức giá đầu ra thông qua các hợp đồng xuất



13

khẩu do các công ty mẹ hoặc các đối tác liên kết với công ty mẹ. Lợi dụng bên liên
doanh và các cơ quan quản lý Nhà nước khơng có được thơng tin về đối tác có hợp
đồng để quan hệ liên kết, các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển giá bằng
cách bán sản phẩm, dịch vụ cùng nhóm lợi ích với giá thấp hơn giá thị trường,
nhiều trường hợp bán với giá thấp hơn giá thành khi mua sản phẩm, dịch vụ được
hưởng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Các nhà đầu tư nước ngồi đẩy giá thơng qua các yếu tố đầu vào như:
✓ Tăng chi phí khấu hao tài sản cố định: Lợi dụng việc xác định giá trị thiết bị
của các doanh nghiệp liên kết có thể khơng rõ xuất xứ hàng hoá mà cơ quan
thuế, hải quan xác định thuế trên cơ sở giá trị theoc hứng từ hoá đơn mà đối tác
liên kết cung cấp nên giá trị máy móc thiết bị và tài sản cố định khác được nhập
khẩu hoặc nhập vào vùng lãnh thổ khác trong cùng lãnh thổ Việt Nam có thể
được thoả thuận theo mức giá cao. Từ đó, chi phí khấu hao tài sản cố định loại
này cũng cao hơn so với thông thường nếu xác định theo giá thị trường.
✓ Tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào bằng cách tương tự với việc định giá tài
sản cố định như trên các doanh nghiệp là đối tác trong các quan hệ liên kết đặc biệt
cũng tự thoả thuận mức giá nguyên liệu cung cấp cho nhau theo hướng kê khai
tăng hơn so với mức giá thị trường.
✓ Tăng chi phí quản lý, bán hàng quản lý… đây là chi phí liên quan đến việc vận
hành doanh nghiệp, đây là chi phí mà các doanh nghiệp có thể nâng lên cao để bóp
méo giá thành, làm giảm lợi nhuận hoặc lỗ để tránh nghĩa vụ nộp thuế. Một thủ
thuật để nâng chi phí đầu vào để đượclỗ nhằm lách thuế nữa là dù có vốn nhưng
doanh nghiệp vẫn khơng đưa vào sản xuất mà đi vay vốn bên ngoài với lãi suất cao
để đưa vào chi phí, làm tăng giá trị đầu vào. Mặc dù biết khơng ít các nhà đầu tư
nước ngồi chuyển giá, nâng chi phí đầu vào, nhằm trốn thuế nhưng do các báo cáo
thuế thuế luôn hợp lý, hoạt động kiểm tra thuế ln theo sau, ít nhất cũng sau một
năm nên khi cơ quan thuế kiểm tra đã mấthết dấu vết, chỉ còn lại giấy tờ sổ sách đã

được cân chỉnh hợp lý.
✓ Thông qua việc nâng giá trị vốn góp và chuyển giao cơng nghệ.Việc nâng giá
thiết bị máy móc đầu tư ban đầu đã giúp cho các doanh nghiệp chuyển một lượng


14

tiền đi ngược trở ra cho công ty mẹ ngay từ lúc đầu tư. Tình trạng nâng giá trị tài
sản góp vốn mang lại thiệt hại cho bên liên doanh là nước nhận liên doanh, làm
cho vốn góp của phía nước ngồi tăng lên từ đó bên nước ngồi dễ dàng nắm
quyền kiểm soát để điều hành doanh nghiệp. Đối tác nước ngồi sẽ điều hành làm
sao cho tình hình thua lỗ kéo dàivà cuối cùng làm cho bên đối tác không chịu được
đành bán lại cổ phần cho bên nước ngồi. Ngồi hình thức nâng giá trị tài sản góp
vốn, các nhà đầu tư nước ngồi cịn thực hiện việc chuyển giá thông qua việc
chuyển giao công nghệ, thu phí bản quyền làm tăng chi phí khấu hao tài sản vơ
hình làm cho tổng chi phí của doanh nghiệp tăng lên từ đó thuế thu nhập doanh
nghiệp sẽ phải nộp ít hơn.
✓ Cơ chế giá nội bộ trong các giao dịch giữa các doanh nghiệp trong cùng một
tập đoàn kinh tế hoặc nhóm các cơng ty trong nước, nhiều doanh nghiệp được lập
ra chỉ nhằm thực hiện sân sau của các doanh nghiệp nhằm khai thác quyền chủ
động kinh doanh do pháp luật quy định, với các hợp đồng mua thì cao nhưng bán
lại thấp, chiathầu…
✓ Điều chỉnh cơ cấu trị giá hàng hoá nhập khẩu và dịch vụ đi kèm để giảm thiểu
tổng số thuế phải nộp cả ở khâu nhập khẩu và kinh doanh nội địa. Quy định hiện
hành về thuế nhập khẩu đối với hàng hoá (tồn tại dưới dạng vật chất, hữu hình),
các dịch vụ đi kèm với hàng hoá nhập khẩu được loại trừ ra khỏi giá tính thuế nhập
khẩu nhưng phải nộp thuế nhà thầu, trong trường hợp khơng tách riêng thì các loại
thuế đều được tính trên tổng giá trị. Thực hiện cam kết gia nhập WTO, hàng năm
chúng ta điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu, giữ nguyên thuế nhà thầu, thực tế đang
xảy ra thiên hướng giảm trị giá dịch vụ đi kèm hàng nhập khẩu trong khi xu hướng

là tăng giá trị tài sản trí tuệ, do đó khơng ngoại trừ việc chuyển giá mang tính chất
cơ cấu, việc này có thể khơng làm tăng lợi ích của nhà cung cấp nước ngoài nhưng
để bán được hàng, họ sẵn sàng ký phụ lục hợp đồng theo yêu cầu của nhà nhập
khẩu ViệtNam.
Thứ hai, có thể dẫn đến mất cân đối trong đầu tư.
Các nhà đầu tư nước ngồi vì chạy theo mục tiêu của mình nên họ thường
đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực nhiều khi không trùng khớp với mong muốn


15

của nước nhận đầu tư làm cho mục tiêu thu hút bị ảnh hưởngnếu khơng có cơ chế
và những quy hoạch hữu hiệu sẽ dễ dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan kém hiệu
quả, tài nguyên thiên nhiên sẽ bị khai thác quá mức, các nhà đầu tư nước ngồi cịn
làm cho cơ cấu kinh tế bị méo mó, chậm được cải thiện và tích tụ nguy cơ mất ổn
định chung của đời sống kinh tế xã hội quốc gia như khi dòng vốn FDI rút ra đột
ngột, sa thải công nhân hàng loạt…
Thứ ba, gây những tiêu cực về lao động cho nước nhận đầu tư.
Do các nhà đầu tư quốc tế là những đối tác giàu kinh nghiệm và sành sỏi
trong kinh doanh, nên trong nhiều trường hợp nước sở tại sẽ chịu nhiều thua thiệt.
Ngoài ra, nước sở tại cịn có thể chịu cảnh “chảy máu chất xám” do các dự án FDI
thường thu hút được các nhà quản lý giỏi vì chế độ đãi ngộ về thu nhập hay mơi
trường làm việc tốt, tính chun nghiệp cao. Chính sự có mặt của các doanh
nghiệp có vốn FDI mà làm cho lực lượng lao động, nhất là lao động có tay nghề
cao di chuyển từ khu vực kinh tế trong nước sang khu vực FDI có mức thu nhập
cao hơn. Ngồi ra, tình trạng các tranh chấp lao động trong khu vực có vốn FDI là
khó tránh khỏi, đặc biệt là ở những thời điểm doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động,
hoặc khi doanh nghiệp khó khăn về sản xuất kinh doanh. Một số chủ doanh nghiệp
trả công cho người lao động bằng với mức lương tối thiểu, yêu cầu tăng ca nhiều
khiến tiền lương không đủ tái sản xuất sức lao động, làm phát sinh mâu thuẫn giữa

chủ sử dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình cơng, bãi cơng
đình trệ sản xuất làm thiệt hại cho cả haibên.
Thứ tư, mất đi nhiều việc làm truyền thống và chưa coi trọng đúng mức về
đào tạo cho người lao động.
Các nhà đầu tư nước ngồi đã tạo ra nhiều cơng ăn việc làm cho nước nhận
đầu tư, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Nơi mà dân số trẻ lực lượng
lao động dồi dào thì việc tạo cho người lao động một nơi làm việc có thu nhập ổn
định lại vô cùng quan trọng. Trên thực tế, trong nhiều năm qua khu vực FDI đã tạo
ra nhiều triệu lao động trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động của
khu vực FDI cũng đã làm mất đi nhiều đất nơng nghiệp từ đó đã làm mất đi nhiều
việc làm trong các lĩnh vực truyền thống. Với mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận và


×