Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Biện pháp nâng cao khả năng tiền đọc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại một số trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.94 KB, 4 trang )

358
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIỀN ĐỌC
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
SV. Đào Thị Kim Quyên
ThS. Hồ Thị Thu Hà
Tóm tắt. Việc chuẩn bị khả năng tiền đọc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là hoạt
động vô cùng quan trọng ở trường mầm non. Để đảm bảo chuẩn bị học đọc cho trẻ
vào lớp một cần phải có biện pháp cụ thể gắn liền thực tiễn giáo dục và mang tính
khoa học. Bài báo đưa ra hệ thống các biện pháp: Tạo không gian lớp học thuận lợi
cho việc học đọc, hình thành khả năng đọc cho trẻ qua trị chơi, tạo mọi điều kiện
trong các hoạt động sinh hoạt và việc lựa chọn phối hợp các phương pháp thích hợp
khi tổ chức các hoạt động. Các biện pháp này đã được chúng tôi nghiêm túc thực hiện
và đã thu được kết quả như mong đợi ở trẻ 5 -6 tuổi.
Từ khóa: Chuẩn bị khả năng tiền đọc, biện pháp nâng cao, trẻ mẫu giáo,
trường mầm non.
1. Đặt vấn đề
Chuẩn bị khả năng tiền đọc cho trẻ rất quan trọng. Bởi nó gắn liền với việc
chuẩn bị tập hợp các kĩ năng nhận thức như: Chú ý, trí nhớ, liên tưởng và sự tự điều
chỉnh về hành vi đọc sách của trẻ. Thời điểm chín muồi để tiếp cận việc chuẩn bị khả
năng tiền đọc cho trẻ có hiệu quả là giai đoạn trẻ 5-6 tuổi. Nói như thế, khơng phải là
dạy cho trẻ học đọc như một học sinh thực thụ mà giúp trẻ làm quen với việc học đọc,
bằng việc phối hợp nhiều phương pháp và nội dung giáo dục phù hợp tâm sinh lí, làm
tiền đề cho việc học đọc của trẻ sau này ở trường phổ thông.
Do vậy, việc xây dựng các biện pháp nâng cao khả năng tiền đọc cho trẻ mẫu
giáo được xem là cấp thiết.
2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc phát triển khả năng tiền đọc cho trẻ
mẫu giáo 5 -6 tuổi
2.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp
Các nguyên tắc để xây dựng hệ thống biện pháp:
2.1.1. Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ
Khi giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển khả năng tiền đọc cho trẻ, phải


kích thích được hứng thú và sự tập trung chú ý của trẻ, các hoạt động phải phù hợp với
lứa tuổi 5 – 6 tuổi, dựa vào nội dung chương trình giáo dục mầm non hay căn cứ vào
bộ chuẩn trẻ em năm tuổi.
2.1.2. Nguyên tắc phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ
Các biện pháp phát triển khả năng tiền đọc của trẻ được đề ra phải bám sát vào
trẻ lấy trẻ là trung tâm giáo dục, giáo dục phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức
tạp.Có như thế, sẽ giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cơ, thích thú tìm tịi
khám phá mọi thứ mới lạ xuất hiện trong lớp, đặt ra câu hỏi khi không hiểu… Đây là
tiền đề tốt để phát huy khả năng tiền đọc cho trẻ.


359
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp
Giáo viên phải chú trọng đảm bảo tính tích hợp trong từng hoạt động, nâng cao
hiệu quả giáo dục tồn diện nói chung và khả năng tiền đọc cho trẻ nói riêng. Đây là
nguyên tắc rất quan trọng không thể thiếu trong từng hoạt động dạy của giáo viên
nhằm mục đích phát triển toàn diện cho trẻ.
2.1.4. Nguyên tắc phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
Các biện pháp phải được xây dựng dựa trên nguyên tắc mang tính thực tiễn cao
bởi nó đã gắn liền với điều kiện thực tế của từng trường mầm non đáp ứng nhu cầu
giáo dục hiệu quả.
2.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển khả
năng tiền đọc cho trẻ
2.2.1. Tạo không gian lớp học thuận lợi cho việc học đọc.
Ta có thể khẳng định rằng đối với trẻ mầm non lớp học là nơi kích thích trẻ học
tập và vui chơi mang lại hiệu quả. Do vậy, muốn phát triển khả năng học đọc của trẻ
giáo viên khai thác tối đa các tranh ảnh có nội dung mang tính giáo dục, trang trí lớp
học phù hợp chủ đề, các kí hiệu biểu tượng trong lớp học...Ví dụ: Ở chủ đề bản thân
giáo viên giới thiệu cho trẻ làm quen tranh “Cơ thể của tôi” và các bước rửa tay hỏi
gợi mở cho trẻ (đây tranh gì? Con hãy liệt kê những gì con thấy trong tranh? Con thấy

tranh như thế nào?...) sau đó cho cháu lựa chọn chỗ dán tranh trong lớp học. Ở các góc
cũng vậy, chẳng hạn góc Bé Tập Làm Nội Trợ giáo viên chuẩn bị nhiều tranh về
nguyên vật liệu làm món ăn, khi cho trẻ thực hiện làm “ Bánh mì kẹp ba tê” cơ cho trẻ
hình thành ý tưởng bằng cách lực chọn các bức tranh có hình những ngun liệu cần
thiết làm “Bánh mì kẹp ba tê” như : bánh mì, dưa leo, ba tê, ngò, nước tương... và sắp
xếp chúng theo sơ đồ nhánh xong sẽ nhìn vào sơ đồ và đọc cho các bạn cùng nghe.
Ngồi những góc này ta có thể tạo khơng gian được học đọc cho trẻ ở các góc
khác như góc âm nhạc, góc thiên nhiên, góc xây dựng,..
Trong tiết dạy trẻ làm quen tác phẩm văn học cô cho trẻ đọc thơ, truyện thông
qua đồ dùng dạy học như: tranh mô tả câu chuyện, bài thơ, đồ chơi ( con vật, búp
bê,…) hay dùng biểu tượng thay thế như tranh ảnh vào một số từ cụm từ có thể thay
thế trong bài thơ. Giờ làm quen với môi trường xung quanh dạy trẻ biết hiểu và nói về
các quy luật hay quy trình phát triển của một số động- thực vật các hiện tượng tự nhiên
theo dạng sơ đồ tròn, sơ đồ nhánh (sự phát triển của loài bướm, ong, sự lớn lên của
lợn, sự phát triển của con gà, vịng tuần hồn của nước…)…
Ngồi các hoạt động học có chủ đích nêu trên, cô cho trẻ được tham gia vào các
bài tập như: phân loại các đồ vật theo nhóm, sắp xếp các cặp thẻ giống nhau thành
nhóm. Cụ thể cho trẻ xếp theo kích cỡ, màu sắc các viên đá, các loại hạt, vỏ chai lọ;
hay xáo trộn các thẻ và đặt trên nền nhà trẻ thay nhau tìm và sắp xếp các cặp thẻ giống
nhau trong 15-20 thẻ (thẻ có tranh/ mẫu chữ cái/ từ giống nhau).
Hướng dẫn trẻ ghép thẻ tranh và chữ cái, ghép thẻ tranh và từ tương ứng; ghép
thẻ tranh và chữ cái. Chẳng hạn cho trẻ lấy thẻ chữ a và thẻ chữ quả na ; Ghép tranh
và từ tương ứng cho trẻ các thẻ từ và tranh minh họa tương ứng cho nghĩa của các từ,
trẻ tìm và ghép các tranh theo cặp.


360
Cho trẻ tìm điểm giống nhau trên một hàng, quan sát sự giống nhau - các mẫu.
Ví dụ, cơ cho trẻ 5 hình ảnh về các đồ vật quen thuộc trong đó có 2 hình ảnh giống
nhau trẻ đánh dấu 2 hình ảnh giống nhau đó bằng viên đá nhỏ, cơ u cầu trẻ phân

biệt ảnh khác đó; hay cho trẻ nhận biết 2 mẫu giống nhau trên một hàng gồm 5 mẫu
cho trẻ thực hiện ít nhất 5 lần , sau đó cơ hỏi trẻ nhận biết sự giống nhau đó. Bên cạnh
đó, cơ nên cho trẻ học tên chữ cái bằng cách chỉ vào chữ cái, nói tên và nhắc lại thực
hiện động tác đó 3 lần.
2.2.2. Tăng cường khả năng học đọc cho trẻ qua trò chơi
Giáo viên muốn rèn và khắc sâu cho trẻ kiến thức vừa học hay hình thành kĩ
năng nào đó thì việc cho trẻ “chơi bằng học, học mà chơi” sẽ mang lại hiệu quả cao.
Chẳng hạn, trị chơi “ Mặt khóc, mặt cười” ở đề tài “ Bảo vệ nguồn nước” giáo viên
chuẩn bị nhiều tranh lô tô về các hành động đúng- sai trong việc bảo vệ nguồn nước,
để trẻ chơi được trị chơi thì trẻ phải hiểu, chỉ ra và phân biệt đươc hành động đúng
tương ứng mặt cười, hành động sai tương ứng mặt khóc. Từ đó, trẻ sẽ nhìn vào kết quả
chơi nói lên được cách bảo vệ nguồn nước .
Để hình thành khả năng tiền đọc cho trẻ thì trị chơi “Truyền tin” cũng mang lại
hiệu quả cao. Cụ thể, Cô chuẩn bị “tin” là những bức tranh mang thơng tin nào đó và
được đặt phía sau tấm bảng. Trẻ đầu hàng của từng đội sẽ chạy vịng ra phía sau tấm
bảng, nhìn vào tranh và nắm được thơng tin từ bức tranh đó rồi chạy nhanh về “truyền
tin” cho bạn tiếp theo của đội, Tuy nhiên, giáo viên lưu ý khi tổ chức trò chơi này nên
linh hoạt thay đổi bạn nhận tin để phát huy được khả năng tiền đọc cho từng trẻ.
Để trẻ đọc và nhớ được thời gian biểu của mình, giáo viên ghi nhớ cho trẻ thơng
qua trị chơi “ Thời gian của bé”. Cô chuẩn bị bảng chia thành 2 cột ( bên trái là đồng
hồ thời gian, bên phải cho trẻ dán lô tô về việc làm trong ngày của bé ). Nhiệm vụ của
bé là tìm tranh về cơng việc của mình dán tương ứng với cột thời gian. Sau đó nhìn
vào kết quả tranh mình dán, trẻ diễn tả được thời gian và cơng việc mình đã làm trong
một ngày. Thơng qua trị chơi này hình thành cho trẻ biểu tượng về thời gian, trẻ đọc
được điều mà trẻ biết.
2.2.3. Khuyến khích trẻ đọc trong hoạt động sinh hoạt.
Trong giờ đón trẻ cơ cho trẻ tự cất cặp sách vào ngăn tủ có kí hiệu con số trong
nhóm của trẻ. Khi trẻ cất cơ hỏi trẻ ( cặp con để ở đâu?, Con số là mấy?, vì sao con đặt
ở ngăn tủ có con số đó?, cịn bạn kế bên ngăn tủ của con là ai?...) từ đó trẻ sẽ đọc được
con số và biết đặt cặp sách vào vị trí tương ứng.

Trong giờ ăn thì tơ, muỗng, ca, ghế, khăn lau, bàn chải của trẻ cũng phải được
ghi kí hiệu bằng con số phù hợp với số thứ tự của mình. Khi chia suất ăn cho trẻ xong
cơ hỏi trẻ ( nhìn vào tơ cho cơ biết đây là món ăn gì?; Có những loại thực phẩm nào có
trong món ăn?; món ăn cung cấp vitamin gì?...) trẻ sẽ nói được những ngun liệu,
thực phẩm có trong món ăn.
Bên cạnh đó, nhà vệ sinh của trẻ phải được kí hiệu “WC”, phịng vệ sinh nữ
phải dán hình “bạn gái”, phịng vệ sinh nam phải dán hình “bạn trai”. Trẻ sẽ nhận ra –
hiểu và đọc được kí hiệu nhà vệ sinh, biểu tượng nam và nữ trong nhà vệ sinh để thực
hiện đúng khi đi vệ sinh.
Ngồi ra, cơ cần cho trẻ tự viết các chữ, số lên hộp sữa của trẻ hay các sản phẩm
trẻ làm ví dụ ( tranh xé, dán, vẽ, các mẫu giấy vụn, tờ lịch,…). Trong lớp học cô cần dán


361
một số kí hiệu giao thơng quen thuộc như (biển báo cấm xe chạy, biển báo sắp đến chỗ
nguy hiểm, biển báo dành cho xe đạp, rẽ trái, rẽ phải…). Tạo tình huống để trẻ nhận biết
và đọc được các kí hiệu trên ( Hơm nay, trên đường cơ đến lớp có một đoạn đường đang
đổ nhựa có nhiều người khơng biết chạy lên, thế là xe dính đầy nhựa đường thì khơng
đẹp nữa. Vậy theo con muốn người ta biết nơi đó mình khơng được chạy xe phải để biển
báo nào?). Hơn nữa lớp học phải ln có bảng chữ cái Tiếng Việt. Cuối giờ chiều cho
trẻ đứng lên chỉ vào bảng chữ cái và đọc cho các bạn cùng biết.
Trong lớp, giáo viên cung cấp trẻ những kí hiệu, biểu tượng gần gũi như: cấm
ngắt hoa, cấm giẫm lên cỏ, kí hiệu thùng rác…để khi ra hoạt động ngoài trời giáo viên
củng cố lại bằng cách hỏi trẻ về biểu tượng đó, trẻ sẽ nhìn vào biểu tượng, kí hiệu nói
lên được ý nghĩa của chúng và thực hiện đúng.
2.2.4. Tăng cường phối hợp các phương pháp mang lại hiệu quả phát triển khả
năng tiền dọc cho trẻ
Để tổ chức các hoạt động nhằm phát triển khả năng tiền đọc cho trẻ phải sử
dụng nhiều phương pháp như: Đàm thoại, quan sát, thực hành- trải nghiệm, bài tập, trò
chơi,…giáo viên phải linh họat phối hợp các phương pháp để mang lại hiệu quả cao.

Chẳng hạn, trong giờ làm quen chữ cái (h, k) trong chủ đề Phương tiện giao thông, cô
đã sử dụng phương pháp quan sát khi cho trẻ quan sát hình ảnh “chiếc phà”, “xe
khách”. Đồng thời, cô linh hoạt lồng ghép phương pháp thực hành- trải nghiệm khi
yêu cầu trẻ tự tìm ra chữ cái đã học, trẻ so sánh và phân biệt điểm giống và khác nhau
của chữ cái mới (h, k). Bên cạnh đó, cơ đã phối hợp phương pháp đàm thoại cơ gợi ý
bằng câu hỏi giúp trẻ biết cấu trúc từ, tiếng, hiểu và đọc được những gì có trong tranh
(Trong tranh có gì?, Phương tiện có tên gì và hoạt động ở đâu?). Cuối cùng, cơ dùng
phương pháp trị chơi để củng cố kiến thức cho trẻ.
3. Kết luận
Biện pháp nâng cao khả năng tiền đọc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở các trường
mầm non là rất quan trọng. Việc xây dựng các biện pháp nhằm giúp giáo viên có thêm
tài liệu tham khảo, cũng như cập nhật các phương pháp, biện pháp để chuẩn bị tốt khả
năng tiền đọc cho trẻ 5 – 6 tuổi trong q trình chăm sóc - giáo dục trẻ.
Tài liệu tham khảo
[1].

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục học Mầm non (2009),
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

[2].

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát
triển trẻ em năm tuổi

[3].

Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ ở
trường Mầm non, Nhà xuất bản Giáo dục, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung
ương 3


[4].

Đinh Hồng Thái (2013), Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non, Nhà xuất bản Đại
học Sư phạm



×