Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

BÁO CÁO THỰC TẾ CHUYÊN MÔN: CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------o0o--------

BÁO CÁO THỰC TẬP

Đề tài: Công tác xã hội nhóm với bệnh nhân khuyết tật vận động tại Bệnh viện Chỉnh
hình và Phục hồi chức năng Thái Nguyên

Họ và tên: Giàng A Tú
Ngày sinh: 02/02/1999
Địa chỉ: Xã Tà Tổng – Huyện Mường Tè – Tỉnh Lai Châu
Lớp: Công tác xã hội k15
Ngành: Công tác xã hội
Cơ quan thực tập: Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thái Nguyên

Thái nguyên, Ngày 05 tháng 04 năm 2021
KÝ TÊN
Giàng A Tú


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo của bệnh
viện, các phịng, ban, đồn thể của Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thái
Nguyên nói chung và Tổ Cơng tác xã hội nói riêng đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi và các thành
viên nhóm được thực tập tại cơ sở. Đồng thời cung cấp cho chúng tôi những tài liệu để hồn
thành báo cáo thực tập này.
Tơi cũng xin gửi cảm ơn sâu sắc tới chị Nguyễn Thị Cẩm Vân với vai trò là kiểm
huấn viên đã tận tình giúp đỡ tơi cùng các thành viên nhóm trong việc cung cấp thông tin,
chia sẻ những kinh nghiệm khi làm việc.


Trong đợt thực tập này tôi may mắn có cơ hội được tiếp xúc với những bệnh nhân tại
Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thái Nguyên.Tại đây có rất nhiều đối tượng
bệnh nhân khác nhau, mắc những căn bệnh và tình trạng bệnh cũng khác nhau nhưng đều
được các y bác sĩ tận tình điều trị, quan tâm, chăm sóc, điều đó đã để lại trong tôi nhiều ấn
tượng sâu sắc. Xin cảm ơn những sự giúp đỡ của bệnh nhân và gia đình đã cung cấp thơng
tin của mình để giúp tơi có thể hoàn thiện được bài báo cáo này.
Bài báo cáo thực tập của tơi được hồn thành bằng sự cố gắng, nỗ lực của bản thân
nhưng vẫn cịn nhiều thiếu xót, tơi rất mong có sự đóng góp ý kiến mọi người đến những
vấn đề được đề cập đến trong bài báo cáo để bài báo cáo góp một phần nhỏ vào việc chăm
sóc, quản lí, đưa ra những chính sách hợp lí hơn đối với những người bệnh tại Bệnh viện
Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thái Ngun nói riêng và các bệnh viện trên cả nước nói
chung.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ giáo và bạn bè đã hết lịng động
viên, khuyến khích tơi trong suốt q trình học tập.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành bài báo cáo một cách hoàn chỉnh nhất
nhưng do thời gian và năng lực cũng như kinh nghiệm còn nhiều hạn chế đây cũng là lần
đầu tiên sinh viên được đến bệnh viện để thực hành nên trong khi làm việc với thân chủ
cũng không tránh khỏi những khó khăn những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến chân thành từ quý thầy cô và bạn bè giúp để bài báo cáo của tơi được hồn chỉnh
hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NVXH
CTXH
CSSKCĐ
CTXHCN
KHV
BN

BVCH&PHCNTN


Nhân viên xã hội
Công tác xã hội
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Cơng tác xã hội cá nhân
Kiểm huấn viên
Bệnh nhân
Bệnh viện chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thái nguyên
Quyết định

PHẦN MỞ ĐẦU: BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP
1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1. Giới thiệu chung
1.1.1. Tên cơ sở
- Tên tiếng Việt: Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thái Nguyên
- Tên tiếng Anh: THAI NGUYEN ORTHOPEDICS AND REHABILITATION HOSPITAL
1.1.2. Địa chỉ:
- Số 333 Đường Quang Trung - phường Tân Thịnh - TP Thái Nguyên
- Email:
- Website: bvchthainguyen.net
- Số điện thoại: 0208.3.848.306 – 0208.3.848.851
- Số Fax: (0208). 3848.306
- Logo bệnh viện:


1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển
Theo kết quả điều tra và thống kê năm 1996 Cho thấy Việt Nam với dân số 67,0
triệu người, số người bị tàn tật nói chung khoảng 6,45 triệu người, chiếm tỉ lệ 9,7% dân số.

Đặc biệt khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Bắc Việt Nam với tổng số dân
4.347.000 người ( thống kê năm 1996), số người bị tàn tật nặng khoảng 130.400 người,
chiếm tỉ lệ xấp xỉ 3% dân số, trẻ em bị tàn tật nặng dưới 14 tuổi có khoảng 54.800 em, ln
rất cần được sự quan tâm và trợ giúp của cộng đồng và xã hội. Đây là khu vực chưa có
Trung tâm chỉnh hình và PHCN cho các đối tượng người tàn tật.
Trong mối quan hệ giúp đỡ phát triển song song giữa hai nước CHXHCN Tiệp Khắc
(Nay là CH Séc và CH Slôvakia) và CHXHCN Việt Nam. Năm 1996 Chính phủ nước
CHXHCN Tiệp Khắc đã quyết định viện trợ khơng hồn lại cho Việt Nam một khoản kinh
phí 1,7 triệu Đơ la Mỹ để đầu tư xây dựng một Trung tâm Chỉnh hình và PHCN trẻ tàn tật
cho đối tượng trẻ em Việt Nam bị khuyết tật vận động và hỗ trợ cho hoạt động của trung
tâm trong 10 năm đầu. Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Bộ lao động TBXH và của
UBND tỉnh Thái Nguyên, dựa trên cơ sở kết quả chương trình viện trợ nhân đạo khơng hồn
lại của Chính phủ nước CHXHCN Tiệp Khắc đối với Việt Nam và vốn đối ứng của ngân
sách Nhà nước Việt Nam, ngày 12/7/1997 Trung tâm Chỉnh hình và PHCN trẻ em tàn tật
Bắc Thái được thành lập theo Quyết định số 120/QĐ-UB của UBND tỉnh Thái Nguyên.


(Ảnh tư liệu)
Sau 14 năm hoạt động, Trung tâm Chỉnh hình và PHCN trẻ em tàn tật Bắc Thái đã dần
khẳng định được vị trí của mình và là địa chỉ tin cậy của bệnh nhân các tỉnh miền núi phía
Bắc, đến ngày 10/8/2011 Trung tâm được UBND tỉnh Thái Nguyên quyết định chuyển đổi,
tổ chức lại và nâng cấp thành Bệnh viện Chỉnh hình và PHCN Thái Nguyên theo Quyết định
số 2022/QĐ-UBND.Quy mô bệnh viện 100 giường nội trú và 30 giường ngoại trú, chịu sự


quản lý trực tiếp của Sở Lao động TBXH Thái Nguyên và chịu sự quản lý nhà nước về
chuyên môn của Sở Y Tế Thái Nguyên.
Đến năm 2014 Bệnh viện được giao nhiệm vụ điều dưỡng cho các đối tượng người
có cơng của tỉnh Thái Ngun.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở

* PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH
- Điều trị các chấn thuơng: các loại gãy xương, trật khớp, chấn thương phần mềm,... do tai
nạn giao thông, tai nạn lao động, bệnh lý.
- Phẫu thuật chỉnh hình: Các dị tật bẩm sinh (chân khoèo, trật khớp háng, chân chữ X, chữ
O,...), bệnh lý thần kinh cơ (bại não, bại liệt,...), di chứng chấn thương (lệch trục xương,
cứng khớp, đau,...) và di chứng bỏng.
- Phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ: tạo hình sẹo bỏng, khuyết hổng mơ mềm, mí mắt, mơi,
vú....
* ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
- Điều trị các chứng liệt: tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, tổn thương tủy sống,
tổn thương thần kinh ngoại biên (do chấn thương, do lạnh, do virus,...).
- Điều trị các chứng đau cơ-xương-khớp: thốt vị đĩa đệm,thối hóa cột sống, thối hóa
khớp, sau chấn thương, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp,... bằng các trang thiết bị hiện
đại.
- Phục hồi chức năng các bệnh: bại não, bại liệt, can thiệp tự kỉ, chậm phát triển tinh thần,
vận động...
+ Phục hồi chức năng sớm ngay sau phẫu thuật, chấn thương và các bệnh lý khác.
+ Hướng dẫn, tập cho bệnh nhân sử dụng dụng cụ chỉnh hình và các phương tiện trợ giúp.
* SẢN XUẤT - LẮP RÁP DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH VÀ BÁN THÀNH PHẨM
- Các loại chân tay giả và dụng cụ chỉnh hình đạt tiêu chuẩn.
- Giày, nẹp chỉnh hình, giày nẹp chân khoèo, áo chỉnh hình, máng nẹp chân tay các loại.
- Sản xuất, cung cấp bán thành phẩm và linh kiện lắp ráp chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình
các loại.
* HỢP TÁC QUỐC TẾ


- Hợp tác với các tổ chức nhân đạo trong nước và ngoài nước ( SAP-VN, Chữ Thập Xanh,
POF, Trung tâm II….) để phẫu thuật Chỉnh hình và PHCN miễn phí cho các đối tượng bệnh
nhân nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc
1.3. Đối tượng hưởng lợi từ hoạt động của cơ sở

- Người bị tai nạn, chấn thương.
- Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế.
- Người bệnh có dị tật bẩm sinh hoặc di chứng sau chấn thương.
- Trẻ bị bại não, tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ, vận động,…
1.4. Tổ chức, nhân sự cơ sở
1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Chi bộ

Cơng đồn - Đồn
thanh niên

Phịng chức năng

Ban giám đốc

Các hoạt động
chun mơn

Khoa chun mơn

* Phịng Tổ chức hành chính
* Phịng tài vụ vật tư
* Tổ Cơng tác xã hội

* Khoa Phẫu thuật chỉnh hình
* Khoa Phục hồi chức năng
* Khoa Khám bệnh - cấp cứu
* Khoa Kỹ thuật chỉnh hình



1.4.2. Mơ hình vận hành – đánh giá về mơ hình
* Mơ hình vận hành
Mơ hình CTXH trong BV là mơ hình theo chiều dọc mà trong đó, có tổ CTXH. Các
nhân viên y xã hội sẽ thực hiện các vai trị của mình dưới sự quản lý, giám sát của tổ trưởng
tổ CTXH.
* Đánh giá về mơ hình
Đưa mơ hình CTXH vào BV đã thực hiện rất tốt vai trò kết nối giữa BN, người nhà
BN với bệnh viện, các tổ chức cộng đồng bên ngoài. Các đối tượng đều được quan tâm giúp
đỡ hỗ trợ giải đáp những thắc mắc, vấn đề khó khăn mà đối tượng gặp phải, là cầu nối các
đối tượng đến với các nguồn lực.
1.4.3. Cơ cấu nhân sự
- Ban giám đốc: 02 (1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc)
- Các phịng chức năng: 02 phịng chức năng
- Các khoa chun mơn: 04 khoa chuyên môn
* Tổng số cán bộ viên chức trong BV gồm có 61 người, trong đó:
- Bác sĩ chuyên khoa II: 02
- Bác sĩ chuyên khoa I: 01
- Bác sĩ: 05
- Thạc sĩ: 01
- Dược sĩ đại học: 02
- Điều dưỡng đại học: 04
- Cao đẳng điều dưỡng: 07
- Trung học điều dưỡng: 04
- Kỹ thuật viên (ĐH, CĐ): 06
- Y sĩ: 02
- Cán bộ nhân viên khác (Kế toán, chuyên viên, kỹ sư, nhân viên phục vụ, bảo vệ,…): 27
- Cơ cấu nhân sự tổ công tác xã hội: Tổng số CBNV: 06 CBNV, trong đó có: 04 ĐH, 02
CĐ. Tất cả đều có chun mơn nghiệp vụ, được tham gia các khóa đào tạo về truyền

thơng, giáo dục sức khỏe, tư vấn, hỗ trợ người bệnh, ...do các cơ quan chức năng, các

cấp tổ chức. Nhân lực gồm:
+ Nguyễn Thị Cẩm Vân (Tổ trưởng)


+ Nguyễn Thị Thanh Hải
+ Nguyễn Thị Chiên
+ Đặng Thị Phương Mai
+ Lưu Thị Nguyên
+ Ngô Thị Ninh
1.5. Các hoạt động của cơ sở
- Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của
bệnh viện cho người bệnh ngay từ khi người bệnh vào khoa khám bệnh hoặc phòng khám
bệnh;
- Tổ chức hỏi thăm người bệnh và người nhà người bệnh để năm bắt thơng tin về tình hình
sức khỏe, hồn cảnh khó khăn của người bệnh, xác định mức độ và có phương án hỗ trợ về
tâm lý, xã hội và tổ chức thực hiện;
- Hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người bệnh, các
chương trình, chính sách xã hội về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội trong khám bệnh, chữa
bệnh;
- Tổ chức, thăm hỏi, chúc mừng và tặng quà 1/6 cho bệnh nhi đang điều trị tại BV;
- Tổ chức chương trình “Vui hội trăng rằm” cho bệnh nhân nhi đang điều trị tại BV.
- Tổ chức thực hiện “Bữa cơm từ thiện” cho bệnh nhân nghèo đang điều trị tại BV.
1.6. Quy trình / mơ hình thực hành CTXH tại cơ sở
Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho NB:
- Tại khoa Khám bệnh: tham gia đón tiếp, giới thiệu, chỉ dẫn cho NB;
- Tại các đơn vị lâm sàng: Chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả cho NB
- Tư vấn về các chương trình chính sách an sinh xã hội và những hỗ trợ khẩn cấp khác nhằm
đảm bảo an tồn, quyền lợi, nghĩa vụ chính đáng cho NB.
1.7. Nhận xét chung về cơ sở và hoạt động CTXH tại cơ sở
Bệnh viện Chỉnh hình và PHCN Thái Nguyên là cơ sở thuộc Sở Lao động thương

binh và xã hội tỉnh Thái Nguyên. Thực hiện theo đúng Thông tư số 43/2015/TT-BYT, ngày
26/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện
nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện; thì các hoạt động ở trong phịng CTXH là những
hoạt động thiết thực, mang tính nhân văn nhân đạo lớn, góp phần giải quyết những mâu
thuẫn giữa BN và BN, giữa BN và nhân viên y xã hội và giữa BN với GĐBN, tạo ra mối


quan hệ tốt đẹp tiến tới sự hài lòng của BN đối với BV. Là những hoạt động mang ý nghĩa
lớn khơng chỉ đối với trong BV mà cịn cả ngoài CĐ.
Với chức năng hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người
bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế trong q trình khám chữa bệnh, thơng tin,
truyền thơng, vận động tiếp nhận tài trợ từ các nhà hảo tâm. Đội ngũ nhân viên CTXH đã hỗ
trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về CTXH cho BN và người nhà BN. Phối hợp với các tổ
chức, tình nguyện viên thực hiện hoạt động hỗ trợ bệnh nhân nghèo, tổ chức trao tặng quà
cho các bệnh nhi; qua đó cho thấy rõ vai trị của nhân viên cơng tác xã hội không chỉ là hỗ
trợ từ thiện mà hỗ trợ cộng đồng người yếu thế có điều kiện phát triển, giảm thiểu những rào
cản trong xã hội.
2. QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH VỚI THÂN CHỦ
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm công tác xã hội
Công tác xã hội là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn vận dụng kiến
thức và kỹ năng nghề nghiệp đểhỗ trợ cho cá nhân, nhóm, cộng đồng có những thay
đổi, phát triển những chúc năng xã hội bằng các hoạt động.. Các hoạt động này tập
trung vào các quan hệ xã hôi của họ để tạo nên sự tuơng tác giữa caon người với
môi trường. Kết quả của sự tương tác này là tăng cường các chức năng xã hội.
(nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu
cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy mơi trường xã hội về chính
sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và
phịng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.)
2.1.2. Khái niệm công tác xã hội cá nhân

CTXHCN là phương pháp của công tác xã hội thông qua tiến trình giúp đỡ
khoa học và chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ cá nhân tăng cường năng lực tự giải quyết
vấn đề của mình. Trong tiến trình này NVXH vận dụng nề tảng kiến thức liên ngành
đồng thời sử dụng các kỹ năng, tuân thủ đạo đưc nghề nghiệp, sát cánh cùng đối
tượng, hỗ trợ họ tự giải quyết vấn đề của bản thân và có khả năng vượt qua nhũng


vấn đề khác có thể xảy ra trong tương lai.
2.1.3. Khái niệm công tác xã hội trong bệnh viện
Là các hoạt động hỗ trợ người bệnh, người nhà người bệnh và các nhân viên y
tế trong bệnh viện nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và tâm lý liên quan đến bệnh
tật và quá trình khám chữa bệnh. Mục đích là hỗ trợ các nhóm đối tượng khắc phục
những khó khăn về xã hội để đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Nhân
viên CTXH trong bệnh viện là cầu nối để giải quyết các mâu thuẫn giữa bệnh nhân
và nhân viên y tế, giữa bệnh nhân và bệnh nhân, bệnh nhân và người nhà bệnh
nhân.
2.2. Đặc điểm các đối tượng can thiệp
Đối tượng can thiệp của NVXH ở tại Bệnh viện Chỉnh hình phục hồi Chức năng Thái
Nguyên là bệnh nhân và người nhà của họ. Đặc điểm chủ yếu của những bệnh nhân này là
họ đều là những người gặp vấn đề về sức khỏe, tinh thần và cần đến sự hỗ trợ của bệnh
viện. Đối với bệnh nhân, khi nằm viện, bệnh nhân thường khơng tự chăm sóc được cho bản
thân, mà cần đến sự giúp đỡ của người nhà. Vì vậy, người bệnh thường cảm thấy làm
phiền mọi người. Tâm lý của bệnh nhân thường là :
+ Sợ bị bệnh nặng, sợ chết.
+ Lo lắng về tình trạng bệnh của mình, có điều trị lâu dài hay không.
+ Lo lắng cho người thân, khơng n tâm điều trị.
+ Buồn bực, khó chịu khi khơng thể tự chăm sóc cho bản thân, phải phụ thuộc vào
thuốc men, thay đổi thói quen sinh hoạt.
+ Suy nghĩ nhiều về cơng việc, thu nhập, viện phí, trang thiết bị nơi khám chữa bệnh.
+ Quan tâm đến kết quả chẩn đoán, những nhận xét của thầy thuốc, cố gắng tìm

hiểu về bệnh của mình bằng nhiều phương pháp.
+ Tự suy đốn về bệnh của mình.
Bệnh tật làm thay đổi tâm lý người bệnh, họ trở nên nhạy cảm, cáu gắt, sợ hãi, buồn
chán, cô dơn, tủi thân, tự ti, mặc cảm.
Còn đối với người nhà bệnh nhân cũng gặp khơng ít vấn đề như: Tâm lý bị ảnh


hưởng khi biết tin người nhà bị bệnh, lo lắng về tình trạng bệnh tật của người nhà,
nỗi lo về các chi phí chữa trị cho bệnh nhân đối với nhũng gia đình có hồn cảnh
khó khăn…
2.3. Những kết quả đã đạt được trong đợt thực hành
2.3.1. Quá trình thực hiện tiến trình CTXH với nhóm và quản lý trường hợp
2.3.1.1. Tiếp nhận thân chủ
* Cách thức tiếp nhận
Sinh viên tiếp nhận TC do điều dưỡng, bác sĩ tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức
năng Thái Ngun thơng báo.
* Đánh giá nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp của thân chủ
Sau khi tiếp nhận TC trong buổi tiếp xúc đầu tiên cần đánh giá xem TC có nhu cầu
hỗ trợ khẩn cấp hay không.
* Thông báo cho TC về vai trò, mục tiêu hỗ trợ, nguyên tắc nghề nghiệp, thiết lập
mối quan hệ với thân chủ
Sinh viên thông báo, chia sẻ cho thân chủ biết rõ về vai trò, mục tiêu và các nguyên
tắc hoạt động của CTXH nhằm xây dựng lòng tin đối với TC để mở đầu cho việc
thiết lập quan hệ nghề nghiệp giữa NVXH và TC.
* Đánh giá ban đầu về thân chủ
Đánh giá sơ bộ về vấn đề của TC bằng việc tìm hiểu những mối quan tâm, vấn đề
ban đầu của TC và căn cứ vào những thông tin ban đầu thu thập được từ thân chủ
hoặc những người liên quan.
* Ghi hồ sơ ban đầu về thân chủ
Ghi chép hồ sơ về những thông tin ban đầu của thân chủ bao gồm:

- Số hồ sơ, hình thức tiếp nhận
- Thơng tin về thân chủ: Tên, tuổi, giới tính, nơi ở, quê quán, gia đình của thân chủ,
thực trạng thể chất tinh thần…


- Thông tin về vấn đề của TC: Những nét chính về tình hình của thân chủ căn cứ
vào những thông tin ban đầu, nhu cầu và đáp ứng nhu cầu khẩn cấp; những biện
pháp đã can thiệp khi tiếp nhận,…Đề xuất kế hoạch hỗ trợ tiếp theo.
2.3.1.2. Thu thập thông tin và xử lý thông tin
Tôi đã sử dụng các kĩ năng như phỏng vấn, quan sát, vấn đàm để thu thập
những thông tin về: Tên, tuổi, quê quán, hồn cảnh gia đình, các mối quan hệ, các
chính sách thân chủ đang được hưởng, các vấn đề thân chủ đang gặp phải, nguyên
nhân dẫn tới các vấn đề, môi trường sống của thân chủ, sau khi thu thập các thông
tin tôi đã sàng lọc, kiểm chứng lại những thông tin đã thu được rồi tìm điểm mạnh,
điểm hạn chế của thân chủ, tìm kiếm nguồn lực giải quyết vấn đề của thân chủ.
2.3.1.3. Đánh giá, chẩn đoán và xác định vấn đề
Dựa vào những thông tin đã thu thập được liên quan đến thân chủ từ đó đánh
giá về những vấn đề của thân chủ đang gặp phải; phân tích những điểm mạnh, điểm
yếu của thân chủ và những đối tượng liên quan để qua đó có thể xác định thêm các
nguồn lực có thể hỗ trợ cho thân chủ và xác định được những vấn đề ưu tiên để hỗ
trợ cho thân chủ.
2.3.1.4. Lập kế hoạch can thiệp, hỗ trợ
Sau khi đã phân tích, đánh giá và xác định được các vấn đề ưu tiên giải quyết
của thân chủ, sinh viên sẽ cùng với thân chủ bàn bạc và tiến hành lập kế hoạch hỗ
trợ cho thân chủ.
2.3.2. Những nguyên tắc đã áp dựng
2.3.2.1. Nguyên tắc 1. Chấp nhận thân chủ
NVXH chấp nhận thân chủ với mọi phẩm chất tốt xấu, những điểm mạnh và
điểm yếu. Chấp nhận, tiếp nhận thân chủ vơ điều kiện, khơng tính tốn, phán xét
hành vi của thân chủ. NVXH không được phê phán, từ chối, tỏ vẻ bất bình, tranh

luận, đổ lối cho thân chủ.


2.3.2.2. Nguyên tắc 2. Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ
Thân chủ có quyền quyết định về những vấn đề thuộc về cuộc đời của họ.
NVXH không tự ý ra quyết định,lựa chọ hay vạch kế hoạch cho thân chủ.
2.3.2.3. Nguyên tắc 3. Đản bảo sự bí mật riêng tư cho thân chủ
NVXH không được cung cấp những thông tin của thân chủ cho người khác trừ
khi có lý do chuyên môn mạnh mẽ. Nếu cảm thấy vấn đề của thân chủ cần có sự
chia sẻ với một người cần thiết thì NVXH phải bàn với thân chủ. NVXH phải tôn
trọng đời sống riêng tư của thân chủ, không tìm tịi những thơng tin bí mật mà
khơng liên quan đến những công việc đang làm. Việc thực thi nguyên tắc bảo mật
địi hỏi những biện pháp an tồn liên quan đến lưu trữ hồ sơ. Thơng thường, hồ sơ
có thể được tiết lộ nếu có sự chấp tuận sau khi được giải thích bằng chữ viết của
thân chủ (hoặc có trát tịa). NVXH phải bảo mật hồ sơ viết, điện tốn và các thơng
tin riêng tư của thân chủ. Phải thận trọng đảm bảo tính bảo mật của thơng tin
chuyển đến các bên qua máy điện toán, điện thư, mail… nhất là những thơng tin
riêng tư mang tính căn cước (chứng minh thư, hộ chiếu).
2.3.2.4. Nguyên tắc 4: Sự tham gia của thân chủ trong giải quyết vấn đề
Theo nguyên tắc tham gia, thân chủ trở thành “diễn viên chính” trong việc theo
đuổi kế hoạch và thực hiện hành động, trong khi ấy NVXH chỉ là người tạo thuận
lợi.
2.3.2.5. Nguyên tắc 5. NVXH phải ý thức về mình.
NVXH phải ln giữ gìn nhân cách và phẩm chất đạo đức. Tự ý thức được
chính mình là đạo đức của nghề, là nguyên tắc của nghề.
2.3.2.6. Nguyên tắc 6. Xây dựng mối quan hệ nghề nghiệp giữa NVXH và thân chủ
NVXH và thân chủ có mối quan hệ bình đẳng,, tơn trọng lẫn nhau, đồng cảm và
chia sẻ. Khơng có sự mặc cảm và định kiến với thân chủ. NVXH không coi việc
giúp đỡ là sự ban ơn, mối quan hệ xin – cho hoặc tạo sự ỷ lại, trông chờ từ phía thân



chủ.
2.3.2.7. Nguyên tắc 7. Cảnh giác đối với thành kiến của bản thân
NVXH phải luôn tự cảnh giác, phải tự hiểu mình. NVXH khơng ngừng học hỏi,
chấp hận nhữn cảm xúc, thái độ, tư cách, ứng xử đa dạng của con người.
2.3.3. Những kiến thức đã áp dụng
2.3.3.1. Môn công tác xã hội với cá nhân
Công tác xã hội cá nhân là mơn học chun nghành có vai trị rất quan trọng
đối với các sinh viên nghành CTXH môn học này cung cấp các kiến thức, kĩ năng
cơ bản về công tác xã hội với cá nhân. Công tác xã hội cá nhân vừa là một quá trình
vừa là một phương pháp can thiệp giúp đỡ cho cá nhân dựa trên mối quan hệ 1:1
(giữa SW và thân chủ) đây là công cụ trực tiếp để giải quyết vấn đề cho cá nhân.
Tôi đã vận dụng những kiến thức cùng với các kĩ năng của mơn học vào q trình
làm việc với thân chủ, vận dụng tiến trình cơng tác xã hội cá nhân vào thực hành.
Trong quá trình tiếp xúc với thân chủ tôi đã vận dụng, thực hiện các nguyên tắc của
nghề như: Nguyên tắc chấp nhận thân chủ, cá nhân hóa, đảm bảo bí mật, tơn trọng
quyền tự quyết của thân chủ, nhân viên xã hội tự ý thức về mình,lơi kéo sự tham gia
của thân chủ,xây dựng mỗi quan hệ nghề nghiệp giữa nhân viên xã hội và thân
chủ.Môn học này sẽ mang lại hiệu quả cao trong q trình thực hành,tơi đã thu được
kết quả như mong muốn
2.3.3.2. Môn nhập môn công tác xã hội
Đây là môn chuyên nghành đầu tiên các sinh viên nghành công tác xã hội được
học trước khi bước vào học các môn tiếp theo của chuyên nghành. Môn học này
tập trung rất nhiều kiến thức của nghành công tác xã hội, cung cấp cho tôi các kiến
thức cơ bản nhất về công tác xã hội, giúp tôi hiểu công tác xã hội là gì?, nhân viên
cơng tác xã hội là gì, các kĩ năng, phương pháp trong nghề, nguyên tắc đạo đức, vai
trị của nhân viên cơng tác xã hội. Đối tượng tác nghiệp của công tác xã hội là


những đối tượng yếu thế trong xã hội như: Người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ

đơn thân, trẻ em bị bạo hành, trẻ em bị lạm dụng tình dục và cịn nhiều đối tượng
khác. Hoạt động nghề nghiệp cơng tác xã hội hướng tới hai mục tiêu cơ bản đó là:
Nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng như cá nhân, gia đình, cộng đồng có
hồn cảnh khó khăn và cải thiện môi trường xã hội để hỗ trợ cá nhân, gia đình,cộng
đồng thực hiện các chức năng, vai trị của họ có hiệu quả. .Tơi đã vận dụng môn học
vào việc lựa chọn thân chủ. Trong lần đầu gặp gỡ tôi sử dụng kiến thức của môn
nhập mơn để giới thiệu, giải thích cho thân chủ hiểu về nghề cơng tác xã hội, vai
trị, cơng việc của nhân viên công tác xã hội. Những kiến thức của mơn đã được tơi
vận dụng trong q trình làm việc với thân chủ đó là các lý thuyết ứng dụng trong
can thiệp như thuyết nhu cầu, thuyết thân chủ trọng tâm, thuyết hệ thống sinh thái.
Những kiến thức từ môn học đã được vận dụng vào quá trình làm việc với thân chủ
và đạt hiệu quả cao.
2.3.3.3. Môn tâm lý học xã hội và tâm lý học phát triển
Với môn học này các kiến thức về tâm lý ở từng lứa tuổi, tâm lý con người
trong hoàn cảnh bệnh tật, tâm lý xã hội. Tôi vận dụng kiến thức của mơn vào q
trình thực hành để tiếp xúc với thân chủ. Để tạo được mối quan hệ trong lần đầu
tiếp xúc với thân chủ tôi đã sử dụng kiến thức phần trong quá trình tiếp xúc thân
chủ cụ thể là: Ấn tượng ban đầu, muốn tạo được ấn tượng tốt trong lần đầu gặp mặt,
làm quen tôi phải tạo được ấn những ấn tượng đầu tiên thông qua cách ăn mặc, lời
nói, ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ để lưu lại ấn tượng tốt đối với thân chủ,các cảm xúc
của thân chủ để thân chủ có thể có thể cảm thấy an tồn và chia sẻ với tơi.
2.3.3.4. Mơn an sinh xã hội và các vấn đề xã hội
An sinh xã hội là một hệ thống các cơ chế chính sách, các giải pháp của nhà
nước và cộng đồng nhằm trợ giúp cho mọi thành viên trong xã hội đối phó với các
rủi ro, cú sốc về kinh tế - xã hội, làm cho họ suy giảm, hoặc mất nguồn thu nhập do


bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả khơng cịn sức lao động, hay
vì các ngun nhân khách quan khác rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ, bần cùng hóa và
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, thơng qua hệ thống chính sách

về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt. Môn học này
giới thiệu những nội dung cơ bản về an sinh xã hội, giúp cho tôi hiểu được thế nào
là an sinh xã hội, chức năng, vai trò, cấu trúc, các thể chế và các mối quan hệ của an
sinh xã hội. Môn an sinh xã hội giúp tôi biết thân chủ của mình được hưởng những
chính sách xã hội nào, sau khi thu thập thơng tin, phân tích các vấn đề của thân chủ
tôi biết được thân chủ đang được hưởng những chính sách xã hội nào, những chính
sách nào thân chủ chưa được hưởng để đưa ra biện pháp giải quyết hợp lý. Tơi cịn
vận dụng mơn học vào việc cung cấp các thơng tin về chính sách dành cho bệnh
nhân biết, hiểu rõ hơn về các chính sách mà bản thân bác đang được hưởng. Sự vận
dụng kiến thức của môn an sinh xã hội và các vấn đề xã hội vào thực hành đã đem
lại hiệu quả cao do các kiến thức của mơn học mang tính xác thực, vấn đề thân chủ
gặp phải có hướng giải quyết.
2.3.3.5. Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow
Abraham Maslow sinh ngày 1/4/1908, mất năm 8/5/1970. Ông là một nhà tâm
lý học nổi tiếng người Mỹ. Ông là người đáng chú ý nhất với sự đề xuất về Tháp
nhu cầu và ông được xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong Tâm lý học.
Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của
con người vào những năm 1950. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu
nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến
cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.
Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con
người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem các loại
nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính địi hỏi của nó và thứ tự phát


sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của
con người tư thấp đến cao.
- Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người
như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục. Là nhu cầu cơ
bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người. Nếu thiếu

những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được. Khi những nhu cầu này
chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu
khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa.
- Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh: An ninh và an tồn có nghĩa là một mơi
trường khơng nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con
người. Nội dung của nhu cầu an ninh: An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là
tiền đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an tồn mơi trường, an tồn
nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,…
Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người. Để sinh tồn con
người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an tồn nếu
khơng được đảm bảo thì cơng việc của mọi người sẽ khơng tiến hành bình thường
được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được.
- Nhu cầu về sự yêu thương
Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn
đề tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng,
ủng hộ, mong muốn được hịa nhập, lịng thương, tình u, tình bạn, tình thân ái là
nội dung cao nhất của nhu cầu này. Lịng thương, tình bạn, tình u, tình thân ái là
nội dung lý lưởng mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận ln theo đuổi. Nó thể
hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân loại.
- Nhu cầu được tôn trọng: nhu cầu này bao gồm:
+ Nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng


+ Nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân,danh tiếng của mình, có lịng
tự trọng, sự tự tin vào khả năng bản thân.
- Nhu cầu phát huy bản ngã: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách
phân cấp về nhu cầu của ơng. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng
của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó. Nội
dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu,…) nhu
cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng

khả năng của cá nhân.
2.3.3.6. Lý thuyết hệ thống, sinh thái
* Lý thuyết hệ thống
Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học nổi tiếng
Luwig von Bertalanffy. Ông sinh năm 1901 tại vienna, mất năm 1972 tại New yorkMỹ. Sau này lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu và phát
triển như Hanson(1995), Mancoske(1981), Siporin(1980).
Đây là một lý thuyết sinh học cho rằng,mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ
thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống
lớn hơn.
Theo từ điển tiếng việt: Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại,hoặc
cùng chức năng có quan hệ, hoặc liên quan với nhau chặt chẽ làm thành một hệ
thống thống nhất.
Theo định nghĩa của lý thuyết công tác xã hội hiện đại: Hệ thống là một tập hợp
các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất.
Như vậy, hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ. Những thay
đổi của phần tử này trong hệ thống sẽ gây ra tác động tới các phần tử khác. Thuyết
hệ thống được sử dụng trong công tác xã hội như một công cụ giúp nhân viên xã hội
khi học phải sắp xếp, tổ chức những lượng thông tin lớn thu thập được, để xác định


mức độ nghiêm trọng của vấn đề và tìm cách can thiệp.
* Lý thuyết sinh thái
Mỗi cá nhân đều trực thuộc vào mơi trường.và hồn cảnh sống cả cá nhân và
môi trường đều được coi là một sự thống nhất mà trong đó các yếu tố liên hệ và trực
thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ,để hiểu một cá nhân nào đó phải tìm hiểu mơi trường
xung quanh, quan điểm sinh thái nhìn nhân hành vi và sự phát triển của mỗi nhân
trong bối cảnh của một chuỗi hệ thống các mỗi quan hệ tạo nên môi trường sinh thái
của con người ấy, quan điểm này chỉ ra lớp cắt của môi trường sinh thái bao gồm ba
cấp độ:vi mô, trung mô,vĩ mô.
- Cấp độ vi mô: Là các quan hệ trực tiếp của từng cá nhân, hay nói cách khác

nó chính là cuộc sống của cá nhân mỗi con người. Bao gồm các yếu tố như: Gia
đình, trường học, cơ quan,bạn bè…
- Cấp độ trung mô: Bao gồm hai loại: Trung mô nội sinh và trung mô ngoại
sinh. Cấp trung mô nội sinh là sự tương tác giữa hai hệ thống ở cấp vi mơ và có ảnh
hưởng trực tiếp lên đối tượng. Cấp trung mô ngoại sinh là môi trường mà đối tượng
khơng nằm trong đó, tuy nhiên mơi trường này có ảnh hưởng đến họ.
- Cấp độ vĩ mô: Là những yếu tố là bản chất hay quy định của xã hội,cộng đồng
có ảnh hưởng đến cá nhân nằm trong đó. Nói cách khác tổng thẻ đó được xem trên
các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa tác động tới cuộc sống các thành viên.
Quan điểm sinh thái khi nhìn nhận ở góc độ các mối quan hệ qua lại, cùng với việc
biểu thị và phân tích sự tương tác giữa những mối quan hệ đó, chúng ta có lý thuyết
hệ thống.
2.3.3.7. Thuyết lấy thân chủ làm trọng tâm
Thuyết thân chủ trọng tâm theo trường phái nhân văn ra đời vào những năm của
thập kỉ 40. Điểm cốt lõi trong thuyết thân chủ trọng tâm là việc nhấn mạnh vào sức
mạnh của cái tôi tự khẳng định chính mình, dù trong mọi hồn cảnh. Thuyết thân


chủ trọng tâm được ứng dụng trong nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống và
trong các nghành khoa học làm việc với con người. Trong công tác xã hội, thân chủ
trọng tâm được coi như cơ sở của hành vi, thái độ và phương pháp làm việc của
người nhân viên xã hội đối với thân chủ. Mục đích của làm việc với cá nhân theo
thân chủ trọng tâm không phải là chữa trị cho thân chủ hoặc tìm kiếm những
nguyên nhân từ quá khứ mà tập trung khuyến khích thân chủ tự hiện thực hóa
những tiềm năng của bản thân, tạo điều dễ dàng cho sự phát triển tâm lý lành mạnh
ở thân chủ. Nhiệm vụ của nhân viên xã hội theo phương pháp tiếp cận này là tạo ra
một môi trường thuận lợi, cho phép thân chủ học cách hành động để họ có thể tự
giúp chính bản thân mình.
2.3.4. Những vai trị đã thực hiện
* Vai trị là người kết nối:

NVXH dựa vào nhũng sự hiểu biết của mình về nhu cầu của thân chủ, về các
dịch vụ chính sách và những nguồn lực có thể khai thác được để NVXH sẽ giới
thiệu các thông tin về các dịch vụ, chính sách hỗ trợ cho thân chủ và kết nối thân
chủ đến với những chính sách và dịch vụ phù hợp.
* Vai trò là người tham vấn, tư vấn:
NVXH dựa trên những hiểu biết của mình về thân chủ sẽ cùng thân chủ chia sẻ
về hoàn cảnh của họ, đưa ra lời khuyên giúp thân chủ có cái nhìn khác về hồn cảnh
của họ để họ có tinh thần tốt hơn, xóa bỏ mặc cảm tự ti về bản thân để từ đó giúp
cho q trình điều trị bệnh tại bệnh viện sẽ có hiệu quả cao hơn.
* Vai trị là một nhà chun mơn:
Với vai trị này NVXH luôn phải thể hiện năng lực trong công việc, tuân thủ
các nguyên tắc, giá trị, quy điều đạo đức nghề CTXH chuyên nghiệp. Khi làm việc
với thân chủ, NVXH phải tự biết đánh giá, nhận thức về bản thân, xem xét xem
những sự hỗ trợ giúp đỡ của mình có phù hợp với thân chủ hay khơng? Có đem lại


lợi ích tốt nhất cho thân chủ hay khơng? Để từ đó đưa ra được sự hỗ trọ tốt nhất cho
thân chủ.
2.3.5. Những kỹ năng đã áp dụng
Trong quá trình thực hành tôi đã sử dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học vào
thực tiễn tiếp cận với thân chủ của mình để thu thập những thơng tin về thân chủ và
các thơng tin có liên quan, cụ thể là những kĩ năng sau:
* Kĩ năng quan sát
Trong quá trình tiếp xúc,để có thể hiểu được thân chủ một cách toàn diện nhân
viên xã hội cần nắm bắt được các đặc điểm về diễn biến tâm lý của thân chủ khơng
chỉ thơng qua lời nói mà bằng cử chỉ phi ngơn từ.Những thơng tin đó chỉ có thể thu
thập được thông qua quan sát.Kĩ năng quan sát được áp dụng trong suốt quá trình
can thiệp. Kĩ năng quan sát trong CTXHCN được thể hiện(dáng vẻ bề ngoài,biểu
hiện qua nét mặt,cử chỉ điệu,bộ,tư thế,phản ứng…..)
* Kĩ năng vấn đàm

Vấn đàm là cuộc trò chuyện trực tiếp với thân chủ và những người liên quan
đến thân chủ. Phương pháp vấn đàm sẽ giúp cho NVXH thu được thông tin nhiều
nhất và sát thực nhất,đồng thời nắm bắt được chính xác nhất diễn biến tâm lý của
đối tượng. đánh giá vấn đề của thân chủ, đưa ra sự giúp đỡ cho thân chủ. Vấn đàm
để có thơng tin về thân chủ, về vấn đề của thân chủ, mặt khác để cung cấp thông tin
cho thân chủ, cùng thân chủ giải quyết vấn đề. Tôi đã sử dụng kĩ năng này để thực
hiện hai lần vấn đàm, vấn đàm lần thứ nhất là vấn đàm tìm hiểu: Tìm hiểu các thơng
tin về thân chủ, hoàn cảnh, các mối quan hệ của thân chủ. Vấn đàm lần hai là vấn
đàm trị liệu: Tìm hiểu các thơng tin về tình trạng bệnh tật, chính sách thân chủ đang
được hưởng, đồng thời đưa ra các biện pháp hỗ trợ về vấn đề tâm lý cho thân chủ.
Để có được hai buổi vấn đàm tơi đã phải lựa chọn thời gian, địa điểm phù hợp,
chuẩn bị các câu hỏi dành cho thân chủ. Kĩ năng vấn đàm được tôi sử dụng tương


đối thành công, đem lại hiệu quả tương đối tốt.
* Kĩ năng lắng nghe tích cực
Lắng nghe là kĩ năng quan trọng trong công tác xã hội cá nhân. Lắng nghe
trong CTXHCN không chỉ đơn thuần là sử dụng giác quan mà NVXH lắng nghe
thân chủ bằng cả tâm hồn. Nhân viên cơng tác xã hội chỉ có thể hiểu được thân chủ
khi họ biết lắng nghe một cách tích cực, đây là kĩ năng không thể thiếu và cần được
rèn luyện đối với nhân viên công tác xã hội. Lắng nghe là một kĩ thuật được sử
dụng xuyên suốt trong tiến trình can thiệp và trong tất cả các phương pháp công tác
xã hội. Đồng sự cho rằng lắng nghe tích cực gồm bốn yếu tố:
- Tiếp xúc ánh mắt: Thể hiện sự tập trung, chú ý của người nghe vào câu chuyện mà
thân chủ đang muốn nói.
- Giọng nói vừa phải và nên phù hợp với lời nói và những biểu hiện được thể hiện,
đối với TC tùy khả năng thính giác của từng người mà NVXH sẽ điều chỉnh âm
lượng giọng nói cho thân chủ vừa nghe.
- Ngôn ngữ cử chỉ mang nhiều thông tin ẩn chứa trong đó. Lắng nghe khơng có
nghĩa chỉ nghe âm thanh mà NVXH cần biết nghe cả những biểu hiện không lời của

TC
- Lắng nghe tích cực cịn cần tìm hiểu qua lời nói: TC có thể bày tỏ rất nhiều nhưng
không nêu vấn đề nào là quan trọng, nhu cầu nào là cần thiết đối với họ hiện tại khi
đó NVXH biết lắng nghe cần phải chú ý đến những gì TC truyền tải để có thể tóm
lược, diễn giải những thông tin cơ bản, cần tránh kiểu nghe không chú ý, giả vờ
nghe, nghe không đầy đủ.
Tôi đã dùng kĩ năng lắng nghe để nghe thân chủ chia sẻ những thơng tin về bản
thân, hồn cảnh gia đình, những tâm tư, nguyện vọng của thân chủ, không chỉ lắng
nghe bằng thính giác tơi cịn phải tập trung chú ý tới những điệu bộ, cử chỉ của thân
chủ để có thể thu thập được các thông tin từ thân chủ, bên cạnh đó tơi cịn phải điều


chỉnh giọng nói cho phù hợp bởi thân chủ là những bệnh nhân mắc những căn bệnh
hiểm nghèo và có bệnh nhân tuổi cao nên gặp vấn đề về thính giác. Kĩ năng lắng
nghe này đã giúp tôi thu được nhiều thông tin về thân chủ, và đạt hiệu quả cao trong
các lần tiếp xúc, vấn đàm với thân chủ.
* Kĩ năng đặt câu hỏi
Là kĩ năng chính của NVXH khi làm việc với thân chủ, hỏi là cách thức trong
đó người hỏi muốn khai thác thơng tin từ người được hỏi nhằm mục đích nhất định.
Đây là kĩ năng quan trọng được sử dụng trong công tác xã hội, ưu thế của kĩ năng
này là không chỉ giúp cho thân chủ nói ra những điều mà mình biết mà cịn nói ra
những chuyện đã xảy ra trong q khứ.
Tơi sử dụng kĩ năng đặt câu hỏi nhằm mục đích thu thập những thơng tin về
thân chủ, tìm hiểu những vấn đề thân chủ gặp phải và nguyên nhân dẫn đến các vấn
đề rồi từ đó tìm ra phương án giải quyết vấn đề. Tôi đã sử dụng những loại câu hỏi
như: Câu hỏi định hướng, câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi gián tiếp. Kĩ năng đặt
câu hỏi được tơi vận dụng vào q trình tiếp xúc với thân chủ và đem lại hiệu quả
tương đối cao.
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Thuận lợi trong quá trình thực hành

- Bệnh viện Chỉnh hình phục hồi chức năng Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi tới thực
tập tại cơ sở. Các cán bộ nhân viên y tế tại bệnh viện nói chung và tổ CTXH nói riêng rất
quan tâm và chỉ bảo tận tình, giới thiệu rất kỹ cho tôi biết về cơ cấu tổ chức, chức năng
nhiêm vụ, quá trình hình thành và phát triển của bệnh viện và vị trí của các khoa, phịng tại
bệnh viện.
- Kiểm huấn viên đã hướng dẫn tận tình cho tơi trong suốt q trình thực tập tại bệnh
viện, khi tơi gặp khó khăn trong q trình tiếp cận thân chủ thì kiểm huấn viên ln
sẵn sàng giúp đỡ.
- Các cán bộ, nhân viên trong cơ quan cũng rất thân thiện, nhiệt tình, sẵn sàng giúp


đỡ khi tơi gặp khó khăn.
- Thân chủ cũng rất thân thiện, hoà đồng, sẵn sàng giúp đỡ và hợp tác với tơi trong
suốt q trình làm việc.
3.2. Khó khăn trong q trình thực hành
Tuy nhiên ngồi những thuận lợi như trên tơi cũng gặp khơng ít những khó khăn trong q
trình thực hành như:
- Ban đầu thân chủ ít nói, ngại chia sẻ thơng tin, nên việc lấy các thông cũng
mất khá nhiều thời gian.
- Đôi khi thân chủ khơng chia sẻ thật về bản thân, gia đình, các thơng tin của
thân chủ trong q khứ vì vậy bản thân tôi phải rất cẩn thận, khéo léo khi lấy thơng
tin từ thân chủ và phải chọn lựa, tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau để thu được
thơng tin chính xác nhất.
3.3. Đề xuất
Qua lần thực tập này, tôi cảm thấy bản thân mình cịn nhiều thiếu xót về kinh nghiệm cũng
như kỹ năng làm việc thực tế với thân chủ nên tơi có đề xuất như sau:
- Tăng thời lượng các tiết học thảo luận thực hành trên lớp nhiều hơn để sinh viên có thể áp
dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tế tốt hơn.
- Tạo điều kiện để sinh viên có những buổi trải nghiệm thực tế bên ngồi để sinh viên khơng
bị bỡ ngỡ trước những đợt thực hành và tăng thêm kinh nghiệm giải quyết các vấn đề cho

thân chủ.


×