Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Hiệu quả giáo dục sức khỏe trên kiến thức và sự nhận biết các dấu hiệu viêm phổi của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 119 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ HỒNG LINH

HIỆU QUẢ GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRÊN KIẾN THỨC VÀ
SỰ NHẬN BIẾT CÁC DẤU HIỆU VIÊM PHỔI CỦA CÁC BÀ
MẸ CÓ CON DƢỚI 5 TUỔI

Ngành: Điều Dƣỡng
Mã số: 8720301
Luận văn Thạc sĩ Điều dƣỡng
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Diệp Tuấn
TS. Katrina Einhellig

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tơi. Các tài liệu trích dẫn, các
số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và tuân theo đúng yêu cầu của một
luận văn thạc sĩ. Nghiên cứu này là duy nhất và chưa từng được công bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.


Tác giả luận văn

LÊ HỒNG LINH

.


.

MỤC LỤC

Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ, sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………. 1
Chƣơng I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………… 4
1.1 Kiến thức về viêm phổi ………………………………………………. 4
1.2 Dấu hiệu nhận biết viêm phổi ………………………………………… 9
1.3 Giáo dục sức khỏe…………………………………………………….. 10
1.4 Công tác giáo dục sức khỏe về viêm phổi …………………………….. 12
1.5 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về hiệu quả giáo dục sức khỏe trên
kiến thức và sự nhận biết các dấu hiệu viêm phổi cho các bà mẹ……………… 14
1.6

Tình hình nơi nghiên cứu…………………………………………….. 16


1.7

Mơ hình học thuyết sử dụng trong nghiên cứu………………………. 17

Chƣơng II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 20
2.1 Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………. 20
2.2 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………… 21
2.3 Thu thập và xử lý số liệu………………………………………………. 28
2.4 Ứng dụng của nghiên cứu …………………………….……………….. 34
2.5 Sai số và biện pháp khắc phục ………………………………………… 34
2.6 Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………….. 35
Chƣơng III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………. 37
3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu…………………………………………….. 37

.


.

3.2 Kiến thức đúng của bà mẹ về bệnh viêm phổi trước can thiệp và sau can
thiệp ....................................................................................................................... 43
3.3 Sự nhận biết đúng các dấu hiệu VP của bà mẹ trước can thiệp và sau can
thiệp ……………………………………………………………………………. 57
Chƣơng IV. BÀN LUẬN……………………………………………………… 60
4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu……………………………………………… 60
4.2 Tiếp cận chăm sóc y tế………………………………………………….. 64
4.3 Kiến thức về bệnh viêm phổi của các bà mẹ trước và sau can thiệp…...

66


4.4 Sự nhận biết các dấu hiệu viêm phổi của bà mẹ trước và sau can thiệp.. 73
4.5 Điểm mới, điểm mạnh và điểm hạn chế của nghiên cứu………………. 76
KẾT LUẬN…………………………………………………………………….. 80
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

CHỮ VIẾT TẮT
CMND………………………………. Chứng minh nhân dân.
CT …………………………………... Can thiệp.
CSHQ……………………………… Chỉ số hiệu quả.
ĐD…………………………………. Điều dưỡng.
ĐTV………………………………… Điều tra viên.
GDSK……………………………… Giáo dục sức khỏe.
IMCI.................................................. Chiến lược xử trí lồng ghép bệnh trẻ em.
KTC………………………………… Khoảng tin cậy.
NKHHCT………………………….. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
NVYT……………………………… Nhân viên y tế
SĐ …………………………………. Sơ đồ
SCT………………………………… Sau can thiệp
TB………………………………….

Trung bình

TCT………………………………… Trước can thiệp

TCYTTG…………………………... Tổ chức Y tế thế giới
VP………………………………….. Viêm phổi.

.


.

DANH MỤC BẢNG
TÊN BẢNG

STT

Trang

Bảng 2.1

Biến số nghiên cứu

22

Bảng 2.2

Cronbach’s Alpha

28

Tỷ lệ bà mẹ phân bố theo độ tuổi trung bình, nơi cư trú, dân

37


Bảng 3.1
Bảng 3.2

tộc, thu nhập hàng tháng.
Tỷ lệ trẻ phân bố theo tuổi, sinh thiếu tháng, sinh mổ, từng

40

mắc VP và số lần bị VP
Bảng 3.3

Sự tiếp cận thông tin của bà mẹ

42

Bảng 3.4

So sánh kiến thức đúng về khái niệm bệnh VP

43

Bảng 3.5

So sánh kiến thức đúng về nguyên nhân gây VP

45

Bảng 3.6


So sánh kiến thức đúng về yếu tố nguy cơ gây VP

47

Bảng 3.7

So sánh kiến thức đúng về tác hại của bệnh VP

50

Bảng 3.8

So sánh kiến thức đúng về phòng ngừa VP

52

Bảng 3.9

So sánh kiến thức đúng về cách xử trí khi trẻ mắc VP

54

So sánh điểm kiến thức chung của bà mẹ trước và sau can

56

Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12


thiệp
Sự nhận biết đúng các dấu hiệu VP của các bà mẹ qua các

57

lần đánh giá TCT và SCT
So sánh điểm nhận biết chung của bà mẹ về các dấu hiệu
VP trước và sau can thiệp

.

59


.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
STT

TÊN BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Trang

SĐ 1.1

Sơ đồ khung khái niệm lý thuyết Orem

19

BĐ 3.1


Tỷ lệ bà mẹ phân bố theo độ tuổi

38

BĐ 3.2

Tỷ lệ bà mẹ phân bố theo trình độ học vấn

38

BĐ 3.3

Tỷ lệ bà mẹ phân bố theo nghề nghiệp

39

BĐ 3.4

Tỷ lệ trẻ phân bố theo giới tính

39

BĐ 3.5

Tỷ lệ trẻ phân bố theo thứ tự trong gia đình

41

BĐ 3.6


Tỷ lệ trẻ phân bố theo cân nặng lúc sinh

41

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi (VP) là một gánh nặng bệnh tật và là nguyên nhân hàng đầu của
việc nhập viện và tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới. Đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi
[73]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) [78], vào năm 2015 viêm phổi đã gây tử
vong cho 920 136 trẻ em dưới 5 tuổi, chiếm 16% tổng số ca tử vong trẻ em dưới 5
tuổi. Viêm phổi gây ảnh hưởng đến trẻ em và gia đình ở mọi nơi, nhưng phổ biến
nhất ở Nam Á và vùng cận Sahara ở châu Phi.
Việt Nam đứng thứ 15 với 2 triệu ca/năm và 12% trẻ dưới 5 tuổi tử vong do
viêm phổi [73], [77]. Riêng trong năm 2011, mỗi ngày có 11 trẻ bị viêm phổi [13].
Trung bình ở các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam, mỗi trẻ dưới 5 tuổi có
thể bị viêm phổi 5-8 lần một năm, thời gian điều trị trung bình là 5-7 ngày [27]. Vì
vậy, viêm phổi rất ảnh hưởng đến sức khoẻ của đứa trẻ và công việc của người mẹ
[2].
Mặc dù viêm phổi là một bệnh nguy hiểm, nhưng chúng ta có thể ngăn ngừa
các biến chứng của nó, nếu chúng ta phát hiện và điều trị kịp thời [7]. Để tránh các
biến chứng, sự can thiệp sớm của gia đình trẻ là rất quan trọng, đặc biệt là vai trò
của các bà mẹ, bởi vì người mẹ thường gần gũi và chăm sóc đứa trẻ. Chính vì vậy
bà mẹ cần có kiến thức đúng và nhận biết sớm các dấu hiệu viêm phổi và đưa trẻ
đến nhập viện sớm, điều này giúp làm giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ [27],[77]. Nhưng
trên thực tế đa số các bà mẹ, người chăm sóc chính cho trẻ có rất ít kiến thức cũng

như khả năng nhận biết các dấu hiệu về bệnh. Cụ thể là, theo UNICEF Việt Nam
[72], chỉ có 5% bà mẹ và người chăm sóc biết được những dấu hiệu nguy hiểm của
bệnh viêm phổi và chỉ có 68% trẻ em có triệu chứng viêm phổi được điều trị bằng
kháng sinh. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Lành và cộng sự [18] năm 2013
cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh viêm phổi là 57,1% và tỷ lệ bà mẹ
có có nhận biết đúng về các dấu hiệu của bệnh viêm phổi là 65,7%. Do đó việc nâng
cao kiến thức và sự nhận biết các dấu hiệu về bệnh cho các bà mẹ lại càng trở nên
cần thiết và cấp bách.
Thế giới và Việt Nam đã đề xuất nhiều giải pháp can thiệp để làm giảm tỷ lệ

.


.

mắc và tử vong cho trẻ em do viêm phổi trong đó có truyền thơng giáo dục sức khỏe
[76]. Đó là một biện pháp khả thi nhất, dễ thực hiện và rẻ tiền nhất để nâng cao kiến
thức và sự nhận biết các dấu hiệu về bệnh của các bà mẹ [6].
Giáo dục sức khỏe (GDSK) là một trong những nhiệm vụ của điều dưỡng
(ĐD) nhằm thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh. Đặc biệt, trong
thông tư 07/2011 của Bộ Y tế cũng đề ra yêu cầu 1 trong 12 nhiệm vụ của điều
dưỡng là giáo dục sức khỏe cho người bệnh [2]. Vai trò GDSK của điều dưỡng
không chỉ dừng lại ở môi trường bệnh viện mà nó cịn phát huy trong mơi trường
cộng đồng, tuyên truyền, giáo về sức khỏe cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng
[16].
Trường mầm non Hoa Sen Thành phố Châu Đốc là nơi tập trung các trẻ
trong độ tuổi từ 18 tháng đến 5 tuổi, là nhóm tuổi có nguy cơ cao mắc viêm phổi.
Hàng tháng đều có các trẻ phải nghỉ học vì phải nhập viện do bệnh viêm phổi.
Trường phối hợp với Trạm y tế phường và Trung tâm y học dự phòng thành phố có
tổ chức các buổi tuyên truyền về các bệnh dễ mắc phải ở trẻ như sốt xuất huyết, tay

chân miệng,… nhưng chưa có viêm phổi và đối tượng ở các buổi GDSK này chủ
yếu là giáo viên và nhân viên Trường. Từ đó cho thấy chúng ta cần nâng cao hơn
nữa công tác GDSK về bệnh viêm phổi cho các bậc phụ huynh là hết sức quan
trọng.
Trước tình hình đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài "Hiệu quả của giáo
dục sức khỏe trên kiến thức và sự nhận biết các dấu hiệu viêm phổi của các bà
mẹ có con dưới 5 tuổi”. Nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu tập trung vào giáo dục
kiến thức và sự nhận biết các dấu hiệu bệnh cho các bà mẹ vì theo nhiều nghiên cứu
chỉ ra rằng khi bà mẹ có kiến thức đúng họ mới có đủ sự tự tin để thay đổi hành vi
và thực hành đúng. Điển hình, Theo nghiên cứu của Đặng Thị Thu Lệ [19] năm
2014 cho thấy các bà mẹ có kiến thức đúng về viêm phổi thực hành đúng cao gấp
8,1 lần các bà mẹ thiếu kiến thức.
Kết quả quả nghiên cứu sẽ là thông tin quan trọng giúp cho đội ngũ nhân
viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng có cái nhìn khái quát hơn về công tác GDSK tại

.


.

cộng đồng, từ đó có kế hoạch tư vấn, GDSK, giúp cho các bà mẹ hiểu rõ hơn về
bệnh cũng như là nâng cao khả năng nhận biết các dấu hiệu VP ở trẻ, bảo vệ trẻ tốt
hơn. Đồng thời để giải đáp cho câu hỏi: ―Giáo dục sức khỏe có làm cải thiện kiến
thức và khả năng nhận biết các dấu hiệu viêm phổi của các bà mẹ hay không?‖.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả giáo dục sức khỏe trên kiến thức và sự nhận biết các dấu
hiệu viêm phổi của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Trường mầm non Hoa Sen, An
Giang, từ tháng 10/2017 đến 4/2018.

Mục tiêu cụ thể
1. So sánh sự thay đổi về kiến thức về viêm phổi của các bà mẹ trước và sau
khi được giáo dục sức khỏe về bệnh.
2. So sánh sự thay đổi nhận biết về các dấu hiệu viêm phổi của các bà mẹ
trước và sau khi được giáo dục sức khỏe về bệnh.

.


.

CHƢƠNG I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Kiến thức về viêm phổi
1.1.1.Định nghĩa viêm phổi
Theo quy định của tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) nhiễm trùng hô hấp ở trẻ
em là bao gồm các trường hợp nhiễm trùng ở:
- Đường hô hấp trên gồm: - Tai giữa - Mũi - họng.
- Nắp thanh quản, mốc chia đường hô hấp trên và dưới.
- Đường hô hấp dưới gồm: - Thanh quản - Phế quản - Phế nang.
Viêm phổi là viêm nhu mô phổi, một biểu hiện lâm sàng của nhiễm khuẩn hô
hấp dưới. Nhiễm khuẩn hô hấp được xem là nhiễm khuẩn đường hô hấp xảy ra ở
mốc dưới hai dây thanh âm. Là một hội chứng bao gồm viêm phế quản, viêm tiểu
phế quản, viêm phổi hoặc kết hợp cả ba bệnh này, có thể khó phân biệt trên lâm
sàng. Theo WHO viêm phổi bao gồm viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm
phổi thùy và áp xe phổi [10],[53].
Ngoài ra WHO còn định nghĩa viêm phổi là một dạng viêm đường hơ hấp
cấp có ảnh hưởng đến phổi. Phổi được tạo thành từ các túi nhỏ gọi là phế nang, có
chứa khơng khí khi một người khỏe mạnh hít thở. Khi một người bị viêm phổi, phế

nang chứa đầy mủ và chất lỏng làm cho hơi thở trở nên đau đớn và hạn chế lượng
oxy [78].
Viêm phổi có thể ở mức độ từ nhẹ đến nặng đe dọa tính mạng. Viêm phổi
thường là biến chứng của bệnh khác, chẳng hạn như bệnh cúm. Kháng sinh có thể
xử lý các hình thức phổ biến nhất của vi khuẩn pneumonias, nhưng các chủng
kháng thuốc ngày càng tăng là một vấn đề. Cách tiếp cận tốt nhất là cố gắng ngăn
chặn nhiễm trùng.
1.1.2 Dịch tễ học viêm phổi
Trong nhiều nghiên cứu tiến hành tại Việt Nam và trên thế giới, tỉ lệ viêm
phổi thay đổi theo thời gian và từng địa phương.
Năm 2010, trên toàn thế giới, bệnh viêm phổi gây ra 14% tử vong ở trẻ em

.


.

và trẻ nhỏ (từ 4 tuần đến 5 năm) [41].
Viêm phổi đã gây tử vong 920 136 trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2015, chiếm
16% tổng số ca tử vong trẻ em dưới 5 tuổi. Viêm phổi gây ảnh hưởng đến trẻ em và
gia đình ở mọi nơi, nhưng phổ biến nhất ở Nam Á và vùng cận Sahara ở châu Phi
[78].
Ở các nước đang phát triển, viêm phổi có tỷ lệ lưu hành bệnh cao. Tỷ lệ mới
mắc ở Đông Nam Á là 0,36 lần/ trẻ - năm, Châu Phi là 0,33 lần/ trẻ - năm, Trung
Đông là 0,28 lần/trẻ - năm. Trong khi đó, ở các nước phát triển như Mỹ và Châu Âu
tỷ lệ mới mắc thấp hơn, lần lượt là 0,1 và 0,06 lần/trẻ - năm, trung bình khoảng 34
– 40 trường hợp/1000/năm và 36 trường hợp/1000/năm ở trẻ dưới 5 tuổi. Suda là
nước có tỷ lệ mắc cao nhất với 0,48 lần/trẻ - năm. Tỷ lệ mới mắc chung cho cả nước
đang phát triển và các nước đã phát triển là 0,26 lần/trẻ - năm [65].
Năm 2009, Việt Nam là một trong sáu quốc gia đóng góp 75% trường hợp

viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên toàn thế giới [60].
1.1.3. Yếu tố nguy cơ gây viêm phổi [10]
 Hoàn cảnh kinh tế - xã hội thấp.
 Môi trường sống đông đúc, kém vệ sinh.
 Cha, mẹ hút thuốc lá, khói bụi trong nhà.
 Sinh non tháng, sinh nhẹ cân, suy dinh dưỡng, sởi, thiếu vitamin A.
 Trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.
 Thời tiết: lạnh.
 Không biết cách chăm sóc trẻ
1.1.4. Tác nhân gây viêm phổi
1.1.4.1.Vi khuẩn:
Theo WHO nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi là do S. pneumoniae [78].
Khoảng 36% trong số 1,8 triệu ca tử vong vì bệnh viêm phổi ở trẻ em âm
tính dưới 5 tuổi là do S. pneumoniae vào năm 2009 [60].
Haemophilus influenzae type b (Hib) - nguyên nhân thứ hai gây viêm phổi do
vi khuẩn [78].

.


.

Mycoplasma pneumoniae là tác nhân quan trọng gây viêm phổi ở trẻ đặc biệt
ở trẻ trên 5 tuổi và nhóm bệnh ngoại trú [9],[15] Theo nghiên cứu của Lochindarat,
14,3% trẻ nhiễm M.pneumoniae dưới 5 tuổi [55]. Theo nghiên cứu của Phạm Thu
Hiền viêm phổi khơng điển hình ở trẻ em có xu hướng tăng lên, nhất là do M.
pneumoniae với 86,6% [5],[63].
Chlamydia pneumoniae là tác nhân gây bệnh ít gặp hơn, chiếm 3-10%
trường hợp.
Moraxella catarrhalis là nguyên nhân không thường gặp.

Nguyên nhân viêm phổi thường gặp theo lứa tuổi [4]:
-

Trẻ sơ sinh: liên cầu khuẩn nhóm B, trực khuẩn gram âm đường ruột,
Listeria monocytogenes, Chlamydia trachomatis.

-

Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: phế cầu, HI, M. pneumoniae (sau 3 tuổi chiếm 1/3
số nguyên nhân, tụ cầu.

-

Trẻ trên 5 tuổi: M. pneumoniae (chiếm 50% các nguyên nhân), phế cầu, tụ
cầu,
1.1.4.2 Vi-rút
Vi-rút là tác nhân thường gặp nhất của viêm phổi ở trẻ em gây viêm phổi

cộng đồng ở trẻ, chiếm 20-65% trường hợp, và thường xãy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ [51].
Vi-rút gây viêm phổi chiếm số đông : VRS (virus respiratoire syncytial = Virút hợp bào hô hấp), adénovirus, rhinovirus, human herpes virus 6 (HHV6) [3].
Viêm phổi do VRS thường gặp nhất trong các nguyên nhân do vi-rút, chiếm
1/3 tổng số trường hợp viêm phổi do vi-rút [42]. Nguy cơ viêm phổi và viêm phổi
do VRS cao nhất ở trẻ dưới 2 tuổi và trường hợp nặng ở trẻ từ 3 tuần đến 3 tháng
tuổi với 63,64%. Ở Mỹ viêm phổi do vi-rút 73 % nhiễm khuẩn hô hấp- 40% do virút cúm [42].
1.1.4.3. Nấm
Chủ yếu là ở cơ địa suy giảm miễn dịch. Các tác nhân thường gặp là
Pneumocystis jirovecii, Candida species.

.



.

Theo Tổ chức y tế thế giới [78], Ở trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV, Pneumocystis
jirovecii là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm phổi, gây ra ít
nhất một phần tư số ca tử vong do viêm phổi ở trẻ nhiễm HIV.
1.1.4.4. Khơng do vi sinh.
Ngồi các ngun nhân kể trên, viêm phổi cịn có thể do [1],[10],[13],[18]:
Hít, sặc: thức ăn, dịch vị, dầu hơi, dị vật: ở trẻ nhỏ hơn 18 tháng tuổi.
-

Do khí quản – thực quản ở trẻ nhũ nhi.

-

Hít do uống nhầm dầu hôi: ở trẻ lớn hơn.
Tăng đáp ứng miễn dịch trong các bệnh hệ thống như Lupus, viêm phổi do

thuốc, chất phóng xạ,...
Dinh dưỡng kém: điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe cho trẻ khơng tốt.
Mơi trường sống ơ nhiễm làm mầm bệnh phát triển, môi trường sống đông
đúc dễ lan truyền mầm bệnh trong khơng khí. Theo tác giả Lê Hoàng Sơn [10], tỷ lệ
viêm phổi tăng nhiều hơn khi diện tích nhà ở bình qn chỉ dưới 10m2 cho một
người.
Thời tiết lạnh: Da của trẻ mỏng và diện tích da so với thể tích cơ thể trẻ lớn
hơn người lớn, nên trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh, từ đó làm giảm khả năng tự điều hịa và
chống đở của trẻ với bệnh tật. Một nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ viêm
phổi nhiều nhất trong năm thường xảy ra vào những tháng giao mùa 4,5 và 9,10, có
thể do khí hậu ẩm, nóng và gió mùa tại Việt Nam [8], [12]

Cha, mẹ, những người thân trong gia đình hút thuốc lá, theo một nghiên cứu
cho thấy trẻ có cha mẹ hút thuốc lá mắc bệnh viêm đường hơ hấp cao gấp 2 lần trẻ
có cha, mẹ không hút thuốc lá [10]. Trong một số nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ
gây viêm phổi trẻ em thì yếu tố đáng kể là khói thuốc lá. Tại Việt Nam hằng năm
theo nghiên cứu của Suzuki M. và cộng sự [32] cho thấy mỗi năm có 44000 trẻ
nhập viện vì viêm phổi do phơi nhiễm khói thuốc lá. Khói bụi từ bếp than, bếp củi
cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.

.


.

1.1.5. Hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc tại nhà và theo dõi trẻ bị viêm phổi
[18].
- Hướng dẫn bà mẹ những triệu chứng bệnh của trẻ.
- Hướng dẫn cho bà mẹ nhận biết tình trạng của trẻ.
- Hướng dẫn bà mẹ cách dùng thuốc
- Hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc trẻ tại nhà, bao gồm:
- Cho trẻ ăn uống bình thường khi bệnh, khơng kiêng khem q mức, cho trẻ ăn
thêm một bửa ăn sau khi lành bệnh.
- Làm thơng thống mũi trước khi cho trẻ ăn, hoặc bú.
- Cho trẻ uống đủ nước.
- Giữ cho trẻ thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
- Dặn bà mẹ đưa trẻ đến khám lại sau 2 ngày.
- Hướng dẫn bà mẹ cách theo dõi trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có một trong
các dấu hiệu sau:
+ Trẻ mệt hơn.
+ Thở nhanh hơn.
+ Khó thở hơn.

+ Bú kém hoặc khơng bú được.
1.1.6. Các biện pháp phòng ngừa [4]
Để giảm tỷ lệ viêm phổi ở trẻ em cần chăm sóc trước sinh, dinh dưỡng đầy
đủ, tiêm phòng vaccine, cải thiện điều kiện sống và mơi trường.
1.1.6.1. Chăm sóc trước sinh.
Đảm bảo tốt sức khỏe bà mẹ, tiêm phòng vaccine Rubella trước mang thai,
dinh dưỡng đầy đủ, khám thai định kỳ để hạn chế tối đa trẻ sinh nhẹ cân, thiếu
tháng hoặc có các bất thường bẩm sinh phát hiện muộn.
1.1.6.2. Chế độ dĩnh dưỡng hợp lý
Trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất (sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D,…) làm
tăng khà năng mắc bệnh và mức độ nặng của viêm phổi.
Sữa mẹ làm giảm tỷ lệ viêm phổi ở trẻ nhỏ. Cho hoàn toàn trong 6 tháng đầu

.


.

và tiếp tục cho bú đến ít nhất 12 tháng tuổi.
Chế độ dinh dưởng ngoài sữa mẹ đầy đủ, cân đối dinh dưỡng theo lứa tuổi.
1.1.6.3. Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo lịch tiêm chủng
Tiêm đầy đủ vaccine sởi, Hib, ho gà, cúm, phế cầu là biện pháp phòng bệnh
viêm phổi chủ động, hiệu quả. Theo nghiên cứu của Flasche S. và cộng sự năm
2014 [45] tại tỉnh Khánh Hòa cho thấy, việc tiêm ngừa Hib làm giảm đáng kể tỷ lệ
trẻ mắc viêm phổi.
1.2. Dấu hiệu nhận biết viêm phổi [1],[11]
Viêm long đƣờng hô hấp trên: sốt nhẹ, sổ mũi, ho hoặc triệu chứng nhiễm
trùng: sốt, lạnh run, nhức đầu, quấy khóc
Triệu chứng tiêu hóa: ói, ọc, biếng ăn, đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy.
Sốt là một biểu hiện thường gặp, nhưng khơng phải là triệu chứng đặc hiệu

vì có thể nhằm với các bệnh lý khác. Nếu trẻ chỉ có triệu chứng sốt và ran ở phổi thì
khơng thể chẩn đốn là viêm phổi. Nếu như khơng kèm theo các triệu chứng như
suy hô hấp, thở nhanh, giảm phế âm thì có khả năng loại trừ viêm phổi [46][57].
Trẻ sốt khi nhiệt độ ở nách ≥ 37,50C và nhiệt độ ở hậu môn ≥ 380C. Các ngưỡng sốt
được phân chia theo lâm sàng [2]:
-

Sốt nhẹ: > 370C – 380C

-

Sốt vừa: 380C– 390C

-

Sốt cao: > 390C

Theo chương trình IMCI: đối với trẻ 2 tháng đến 5 tuổi chẩn đoán viêm phổi khi
có ho và thở nhanh hoặc khó thở. Viêm phổi nặng khi có rút lõm lồng ngực hoặc
thở rít, hoặc có ít nhất một dấu hiệu nguy hiểm toàn thân.
Theo WHO ngưỡng thở nhanh của trẻ là:
-

Trẻ < 2 tháng: thở nhanh khi nhịp thở ≥ 60 lần phút.

-

Trẻ 2 – 12 tháng: thở nhanh khi nhịp thở ≥ 50 lần/phút.

-


Trẻ 12 – 5 tuổi: thở nhanh khi nhịp thở ≥ 40 lần/phút.

-

Trẻ > 5 tuổi: thở nhanh khi nhịp thở ≥ 30 lần/phút.
Thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi, sớm hơn

.


.

cả các dấu hiệu có được khi nghe phổi bằng ống nghe và cả khi chụp X-quang. Thở
nhanh là một triệu chứng điển hình để phân biệt nhiễm trùng hơ hấp trên và dưới ở
trẻ có sốt. Theo nghiên cứu của Palafox và cộng sự [62], thở nhanh là yếu tố có độ
nhạy là 74% và độ đặc hiệu là 67% ở trẻ dưới 5 tuổi.
Thở rên và phập phồng cánh mũi làm tăng khà năng chẩn đoán viêm phổi,
nhưng nếu khơng có hai triệu chứng này cũng khơng được loại trừ viêm phổi. Khị
khè khơng giúp xác định độ nặng nhưng nó xuất khoảng 30% trong viêm phổi do
M. pneuminias.
Như vậy muốn chẩn đốn viêm phổi khơng thể chỉ dựa vào bất cứ một triệu
chứng đơn lẻ nào. Theo Lê Hồng Sơn [10] có 3 dấu hiệu có giá trị chẩn đoán viêm
phổi: ho 81,1%, thở nhanh 74,9% và rút lõm lồng ngực 65,4%. Cũng giống như
nghiên cứu của Nguyễn Thành Nhôm và cộng sự [8] triệu chứng thường gặp nhất là
ho: 97,7%, sốt: 84,6%.
1.3 Giáo dục sức khỏe
1.3.1 Khái niệm giáo dục sức khỏe
Có nhiều định nghĩa về giáo dục sức khỏe (GDSK) và định nghĩa đầu tiên có
từ năm 1943:

Giáo dục sức khỏe cũng giống như giáo dục chung, đó là q trình tác động
nhằm thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của con người. Phát triển những thực
hành lành mạnh mang lại tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được cho con người
[1],[71].
Theo TCYTTG (WHO), GDSK là bất kỳ sự kết hợp nào của các kinh
nghiệm học tập được thiết kế để giúp các cá nhân và cộng đồng cải thiện sức khỏe
của họ, bằng cách nâng cao kiến thức hoặc ảnh hưởng đến thái độ của họ [75].
Nói một cách đơn giản GDSK là hoạt động thông tin, giáo dục nhằm giúp
cho một người, một nhóm người hay một cộng đồng nào đó có được những việc
làm có lợi sức khỏe.
Như vậy từ định nghĩa trên ta rút ra:
 Bản chất của GDSK là [10]:

.


.

1. Là một q trình truyền thơng.
-

Gồm các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông, tuyên truyền.

-

Tác động qua lại giữa người làm công tác GDSK và đối tượng được giáo dục
chứ không phải thông tin một chiều.

2. Là quá trình tác động tâm lý.
3. Là thay đổi hành vi sức khỏe.

-

Nhận thức: về sức khỏe, sự cần thiết phải bảo vệ sức khỏe, và các biện pháp
bảo vệ sức khỏe.

-

Thái độ: Sức khỏe của mỗi người là nguồn lợi của bản thân.

-

Lịng tin: chỉ ra cái gì được chấp nhận và cái gì khơng được chấp nhận.

-

Các hành động có lợi cho sức khỏe

 Lĩnh vực của GDSK là [10]:
-

Kiến thức: thông tin truyền bá kiến thức mới hoặc làm thay đổi những kiến
thức sai lầm.

-

Thái độ: làm chuyển đổi thái độ cũ có hại cho sức khỏe.

-

Thực hành: hướng dẫn những kỹ năng thực hành mới hoặc làm thay đổi các

thực hành cũ.

1.3.2 Mục đích của giáo dục sức khỏe [10]
Cung cấp cho mọi người biết những kiến thức cần thiết để bảo vệ và nâng
cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Giới thiệu các dịch vụ sức khỏe đến với mọi người.
Vận động, thuyết phục để mọi người từ bỏ các hành vi lạc hậu có hại cho sức
khỏe và thực hiện những hành vi sức khỏe lành mạnh để họ tự tạo ra, bảo vệ và
nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng bằng chính nổ lực của họ.
Chăm sóc sức khỏe dựa vào sự tham gia của cộng đồng là một giải pháp
mang lại hiệu quả cao. Chính các cá nhân trong cộng đồng được trang bị các kiến
thức khoa học về phòng, chữa bệnh , họ sẽ là những người ―thầy thuốc‖ thường
xuyên chăm lo sức khỏe cho họ, gia đình và cộng đồng họ một cách lâu dài, rộng rãi
và hiệu quả nhất. Đây chính là chức năng của công tác GDSK.

.


.

1.3.3 Vai trò của giáo dục sức khỏe [10]
Giáo dục sức khỏe là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay
đổi hành vi sức khỏe góp phần tạo ra bảo vệ, và nâng cao sức khỏe cho mọi người.
Các hành vi của con người có thể là nguyên nhân của các vần đề sức khỏe,
nhưng hành vi cũng là giải pháp chính để giải quyết các vấn đề của họ. Thông qua
GDSK chúng ta giúp mọi người hiểu được các hành vi của họ có ảnh hưởng đến sức
khỏe của họ như thế nào.
GDSK có vai trò to lớn trong việc phòng bệnh. GDSK giúp đỡ đối tượng tự
giác thay đổi hành vi sức khỏe ở cả 3 cấp dự phịng. Do đó nếu GDSK đạt hiệu quả
nó sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh , tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong.

GDSK không thể nào thay thế các dịch vụ y tế khác nhưng nó cần thiết để
tăng cường sử dụng hợp lý các dịch vụ y tế này. Trong thực tế nếu khơng làm tốt
cơng tác GDSK thì nhiều chương trình y tế sẽ đạt hiệu quả thấp và không bền vững,
thậm chí có nguy cơ thất bại. So với các biện pháp y tế khác, GDSK là một cơng tác
khó làm nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất, đặc
biệt là ở tuyến cơ sở.
1.4.Cơng tác giáo dục sức khỏe về viêm phổi
Có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe của con người, để đạt được sức
khỏe tốt hơn đòi hỏi có sự tham gia tích cực của cá nhân, các gia đình và cộng đồng
vào việc thực hành các hành vi sức khỏe lành mạnh và tạo môi trường sức khỏe
lành mạnh . Để mọi người có thể thực hành các hành vi sức khỏe lành mạnh cần đẩy
mạnh giáo dục sức khỏe
Năm 2012 TCYTTG (WHO) đã phát động chương trình lồng ghép các can
thiệp phịng ngừa và điều trị viêm phổi ở các nước nghèo tài nguyên trong đó
GDSK cho cha mẹ về bệnh VP là biện pháp can thiệp xuyên suốt trong chương
trình [36].
Nghiên cứu của tác giả Anurag Minz và cộng sự [39] năm 2017 đưa ra kết
luận rằng cần có các can thiệp truyền thơng, GDSK thay đổi hành vi để thúc đẩy sự
nhận biết triệu chứng sớm của các bà mẹ và có những chăm sóc thích hợp khi trẻ

.


.

mắc viêm phổi.
Trong một nghiên cứu khác của tác giả Nermine Abass và cộng sự [57] năm
2017 tại Ai Cập cũng đưa ra nhận định GDSK không phải là một bổ sung để điều
trị. Nó là một trong những cơng cụ điều trị có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao chất
lượng cuộc sống của trẻ em với lợi ích tiềm năng đáng kể về chi phí chăm sóc sức

khỏe. Ngồi ra, giáo dục của người chăm sóc là một chiến lược thiết yếu để tránh
lây lan các bệnh truyền nhiễm như viêm phổi và viêm dạ dày ruột. Kết quả của
nghiên cứu này gửi một thông điệp mạnh mẽ đến các nhà cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe và các nhà giáo dục về nhu cầu mãnh liệt của việc phát triển các
chương trình giáo dục và phịng ngừa về viêm dạ dày và viêm phổi. Nghiên cứu này
đưa ra lời khuyên rằng nên thực thi các chiến dịch truyền thông, GDSK đại chúng
về viêm phổi và các biện pháp phịng tránh nó.
Trên thực tế điều dưỡng là người đầu tiên mà người bệnh tiếp xúc khi họ đến
khám, tư vấn và nhập viện tại các cơ sở y tế từ tuyến trung ương cho đến địa
phương, là người chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Như vậy người bệnh, cá nhân,
gia đình sẽ cảm thấy thoải mái, an tâm khi trao đổi về các vấn đề mà họ quan tâm,
thắc mắc. Do đó vai trị GDSK của điều dưỡng lại càng hết sức quan trọng.
Theo Parvez và cộng sự [56] trong một nghiên cứu năm 2010 nhận thấy rằng
cơng tác GDSK của điều dưỡng có mối liên quan mật thiết đối với sự hiểu biết và
hành vi của các bà mẹ khi chăm sóc trẻ bị bệnh. GDSK của điều dưỡng làm tăng
đáng kể cả kiến thức và thực hành của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc VP.
Trong nghiên cứu của Salma Shaikh và cộng sự [68] năm 2014 cho thấy rằng
can thiệp giáo dục sức khỏe lặp đi lặp lại trong những lần khám định kỳ, tất cả các
thực hành đều được cải thiện với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. So sánh các kết
quả giữa các cuộc điều tra trước và sau can thiệp, chúng tôi thấy rằng ngoại trừ việc
chủng ngừa đã tốt hơn, tất cả những thực hành đòi hỏi kiến thức của người mẹ về
viêm phổi được cải thiện sau khi can thiệp với các giá trị p quan trọng.

.


.

1.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về hiệu quả giáo dục sức khỏe trên
kiến thức và sự nhận biết các dấu hiệu viêm phổi cho các bà mẹ

Mặc dù viêm phổi là một bệnh nguy hiểm, nhưng chúng ta có thể ngăn ngừa
các biến chứng của nó, nếu chúng ta phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giảm được rất
nhiều gánh nặng cho gia đình và xã hội. Theo WHO, chi phí điều trị viêm phổi ở trẻ
em ở 42 nước nghèo nhất thế giới ước đạt 600 triệu USD / năm, trong đó Đơng
Nam Á chiếm 1/3 tổng chi phí điều trị [74]. Theo một nghiên cứu về gánh nặng
kinh tế của viêm phổi và viêm màng não ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Hà Nội năm 2014
cho thấy từ khía cạnh của ngành y tế, chi phí trung bình cho điều trị bệnh viêm phổi
là 300 USD. Theo quan điểm của hộ gia đình, chi phí điều trị trung bình là 272 đơ la
Mỹ đối với viêm phổi. Nghiên cứu này góp phần vào các bằng chứng hạn chế về chi
phí điều trị cao cho viêm phổi cho Việt Nam [54]. Chính vì vậy việc tăng cường
kiến thức và sự nhận biết các dấu hiệu viêm phổi cho các bà mẹ là hết sức quan
trọng.
Hiện nay Thế giới và Việt Nam cũng có các nghiên cứu để đánh giá hiệu quả
giáo dục sức khỏe chủ yếu tập trung ở kiến thức, thái độ và thực hành của các bà
mẹ. Nhưng chưa có nghiên cứu nào tập trung đánh giá hiệu quả GDSK trên kiến
thức và sự nhận biết các dấu hiện viêm phổi của các bà mẹ.
1.5.1. Thế giới
Theo nghiên cứu của Sadruddin S. và cộng sự [66] năm 2015 tại Haripur,
Pakistan nhận thấy tổ chức chăm sóc sức khoẻ, thực hiện các buổi học nâng cao
nhận thức cộng đồng thông qua các thông điệp phù hợp về văn hoá và các tài liệu
giáo dục sức khoẻ bằng hình ảnh giúp nâng cao nhận thức, qua đó cải thiện việc
chăm sóc.
Trong nghiên cứu của Nermine Abass và cộng sự [57] tại Bệnh viện nhi ElRaml về hiệu quả của giáo dục sức khỏe trên kiến thức về bệnh viêm phổi của các
bà mẹ cho thấy điểm trung bình của nhóm chứng khơng thay đổi đáng kể trước và
sau can thiệp (1.86 ± 1.209) và (1.86 ± 1.211). Trong khi đó có sự thay đổi rõ rệt ở
nhóm can thiệp (2.26 ± 0.966) trước can thiệp tăng lên (3.89 ± 0.323) sau can thiệp

.



.

và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Một chương trình thực hiện nghiên cứu để tạo ra nhận thức về các dấu hiệu
nguy hiểm của viêm phổi thông qua tổ chức một buổi giáo dục sức khoẻ tại các khu
vực ven đơ của Lusaka, Zambia cho thấy có sự tăng cường chăm sóc cho trẻ em có
dấu hiệu nguy hiểm từ 56% trước can thiệp lên 65,8% sau can thiệp (sau 3 năm theo
dõi). Nghiên cứu cho thấy việc giáo dục người chăm sóc những dấu hiệu nguy hiểm
và cần hành động kịp thời thông qua các biện pháp thích hợp có thể thay đổi hành
vi, vượt qua khoảng cách và rào cản về chi phí và tăng cường sự chăm sóc [46],
[67].
1.5.2 Việt Nam
Tại Việt Nam nghiên cứu về hiệu quả GDSK trên kiến thức, thái độ, thực
hành về bệnh viêm phổi của các bà mẹ chưa nhiều, chủ yếu là các nghiên cứu trên
bệnh nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính (NKHHCT).
Theo nghiên cứu của tác giả Đàm Thị Tuyết và cộng sự [15] về tác động của
truyền thông GDSK đến kiến thức, thái độ, thực hành phịng nhiễm khuẩn hơ hấp
cấp tính ở các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn cho thấy
kiến thức chung của bà mẹ về phòng chống NKHHCT cho trẻ sau can thiệp tốt hơn
trước can thiệp và tốt hơn đối chứng cụ thể là sau can thiệp (khá + tốt: 33,8%; trung
bình: 61,8%; kém: 4,4%), trước can thiệp (khá + tốt: 0%; trung bình: 13,1%; kém:
86,9%), đối chứng (kém: 82,1%; trung bình: 17,9%; khá+ tốt: 0,0%). Khả năng thực
hành của bà mẹ về xử trí NKHHCT tương đối tốt cụ thể là: Đa số bà mẹ ở các nhóm
sau can thiệp đều cho trẻ bú, ăn tăng hơn trong và sau khi ốm, tỷ lệ lần lượt sau can
thiệp (74,9%), trước can thiệp (17,5%) và đối chứng (27,2%). Thái độ của bà mẹ
đối với bệnh NKHHCT tương đối tốt thể hiện ở chỗ là: Rất đồng ý cho rằng:
NKHHCT nguy hiểm có thể gây tử vong cho trẻ cụ thể là: sau can thiệp (39,5%);
trước can thiệp (4,7%) và đối chứng (10,6%), NKHHCT có thể phát hiện được tại
nhà Sau can thiệp (36,3%); trước can thiệp (4,0) và đối chứng (4,4%) và Có thể
phịng được NKHHCT cho trẻ sau can thiệp (34,1%); trước can thiệp (1,8%); đối

chứng (6,1%).

.


.

Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thanh Vân [33] trong bước đầu thực hiện
giáo dục kiến thức cho bà mẹ có con bị viêm phổi tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền
Giang nằm 2002 nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt về kiến thức của các bà mẹ sau khi
được giáo dục sức khỏe, tăng từ 134 điểm trước can thiệp lên 850 điểm sau can
thiệp. Sau can thiệp có 87% bà mẹ khơng cử ăn khi con bị viêm phổi, 95% Bà mẹ
biết cách làm thơng thống mũi, 98% Bà mẹ biết dùng thuốc ho dân tộc như rau tần
dầy lá, gừng, mật ong.
Qua nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Hiếu [5] năm 2012 về đánh
giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hơ hấp cấp
tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Ba Vì và Đan Phượng, Hà Nội cho thấy can thiệp
đã có hiệu quả rõ rệt trong thay đổi kiến thức của bà mẹ về cả 4 nội dung: nhận biết
dấu hiệu, xử trí ban đầu, sử dụng kháng sinh, chăm sóc, theo dõi, tái khám cho trẻ.
Can thiệp có hiệu quả cải thiện một số thực hành của bà mẹ: xử trí ban đầu, sử dụng
kháng sinh, chăm sóc, theo dõi, tái khám cho trẻ.
1.6. Tình hình nơi nghiên cứu
Trường mầm non Hoa Sen được thành lập từ năm 1979 với tiền thân là Nhà
trẻ 1 tháng 6. Đến năm 2008 đổi tên là trường mầm non Hoa Sen tọa lạc tại Đường
Lê Lợi, Phường Châu Phú B. Lúc đầu trường chỉ có 5 lớp học. Về sau được sự quan
tâm đặc biệt của Hội đồng nhân dân - UBND TXCĐ đã xây dựng mới trường. Và
năm 2012 trường dọn về cơ sở mới và đưa vào sử dụng gồm 6 phòng học và 4
phòng chức năng khang trang, sạch đẹp, cùng với các trang thiết bị cần thiết đáp
ứng với yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ và phù hợp với nhu cầu gửi
con của phụ huynh học sinh trên địa bàn.

Qua 10 năm xây dựng và trưởng thành đến nay, quy mơ nhà trường có 16 lớp
đang chăm sóc và giáo dục gần 500 học sinh từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi. Tập thể
cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường hiện nay là 31 đồng chí, với trình độ chun
mơn vững vàng, tấm lịng u trẻ, nhiệt tình, tích cực học hỏi, sáng tạo đã tạo nên
khối đồn kết nhất trí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ và đạt nhiều thành tích cao trong cơng tác chăm sóc ni dưỡng và giáo dục trẻ.

.


.

Trong những năm gần đây Trường có phối hợp với Trạm y tế phường và
Trung tâm Y học dự phòng thành phố tổ chức các buổi tuyên truyền về các bệnh
thường mắc phải của trẻ. Trường đã tuyên truyền về một số bệnh như tay chân
miệng, sốt xuất huyết,… nhưng chủ yếu trên đối giáo viên và nhân viên nhà trường,
rất hạn chế trên đối tượng phụ huynh. Từ đó, chúng tôi nhận thấy, việc tổ chức
GDSK về bệnh viêm phổi cho đối tượng bà mẹ ở nơi này là hoàn toàn hợp lý và phù
hợp với nhu cầu thực tế.
1.7. Mơ hình học thuyết sử dụng trong nghiên cứu
1.7.1.Vài nét giới thiệu về tiến sĩ Dorothea Elizabeth Orem [37]
Dorothea Elizabeth Orem sinh ngày 15 tháng 7 năm 1914 và mất ngày 22
tháng 6 năm 2007) ở Baltimore, Hoa Kỳ. Bà tốt nghiệp Đại học Catholic của Mỹ
năm 1939 với chuyên ngành khoa học điều dưỡng. Năm 1945 bà tiếp tục lấy được
bằng thạc sĩ khoa học điều dưỡng tại đại học Catholic. Bà làm việc với vai trò là
một người điều dưỡng tại các bệnh viện công và tư nhân. Là một nhà giáo dục điều
dưỡng và là một người tư vấn và quản lý điều dưỡng. Năm 1976 bà được nhận bằng
tiến sĩ danh dự từ Đại học Georgetown, Word Incarnate và Đại học Illinois
Wesleyan.
Orem là nhà lý thuyết điều dưỡng và là người sáng tạo ra học thuyết điều

dưỡng thiếu thốn tự chăm sóc, cịn được gọi là mơ hình điều dưỡng của Orem. Học
thuyết lần đầu tiên được xuất bản trong tạp chí Nursing: Concepts of Practice năm
1971, lần thứ nhì vào năm 1980, năm 1995, và năm 2001.
1.7.2. Sơ lược về học thuyết “Tự chăm sóc” của Dorothea Elizabeth Orem [37]
Học thuyết chung của Orem về điều dưỡng bao gồm 4 phần:
-

Học thuyết về tự chăm sóc

-

Học thuyết về khả năng tự chăm sóc

-

Học thuyết nhu cầu chăm sóc sức khỏe

-

Học thuyết về hệ thống điều dưỡng
1.7.2.1. Học thuyết về tự chăm sóc [37]
Tự chăm sóc - thực hành các hoạt động mà cá nhân có thể thực hiện và thay

.


.

mặt mình trong việc duy trì cuộc sống, sức khoẻ và hạnh phúc
Khả năng Tự chăm sóc bản thân - là khả năng của con người là "khả năng

tự chăm sóc" - được điều chỉnh bởi trạng thái phát triển tuổi, kinh nghiệm cuộc sống
về sức khoẻ định hướng xã hội học và các nguồn lực sẵn có.
Nhu tự chăm sóc trị liệu - "tổng thể các hoạt động chăm sóc bản thân được
thực hiện trong một khoảng thời gian nhằm đáp ứng các điều kiện tự chăm sóc bằng
cách sử dụng các phương pháp hợp lý và các hoạt động và hành động liên quan".
1.7.2.2 Lý thuyết về sự thiếu hụt tự chăm sóc và hệ thống điều dưỡng [37]
Orem cho rằng người điều dưỡng chỉ hỗ trợ người bệnh khi họ không thể tự
đáp ứng các nhu cầu về thể chất, về tâm lý, xã hội và phát triển cho chính họ. Bà đã
đưa ra 3 mức độ chăm sóc điều dưỡng như sau:
- Chăm sóc hồn tồn: áp dụng đối với những người bệnh khơng có khả năng
tự chăm sóc, theo dõi và kiểm sốt các hoạt động của mình.
- Chăm sóc một phần: áp dụng cho những người bệnh cần hỗ trợ một phần để
đáp ứng các nhu cầu hàng ngày.
- Chăm sóc hỗ trợ sự phát triển: hướng dẫn, tư vấn, giáo dục sức khỏe áp
dụng cho những người cần học kiến thức để tự chăm sóc.
1.7.3. Ứng dụng học thuyết vào trong nghiên cứu
Chúng tôi chọn lý thuyết Orem để ứng dụng vào nghiên cứu này.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ đề cập đến vai trị của người điều dưỡng
trong chăm sóc hỗ trợ sự phát triển đó là giáo dục sức khỏe. Người mẹ muốn tự
chăm sóc được cho con thì trước hết phải có kiến thức đúng và sự nhận biết đúng về
các dấu hiệu VP điều này sẽ tác động đến thực hành chăm sóc của bà mẹ.
Lý thuyết Orem chỉ ra rằng khi nhu cầu tự chăm sóc của người mẹ vượt quá
khả năng của họ, họ sẽ cần sự giúp đỡ của người khác, đặc biệt là người điều
dưỡng. Khi một cơ sở điều dưỡng được hoạt động thì một hệ thống điều dưỡng
được thiết lập và hoạt động. Một hệ thống điều dưỡng bao gồm các hành động và sự
tác động qua lại lẫn nhau giữa các điều dưỡng và các bà mẹ trong những tình huống
thực hành điều dưỡng, điều này đáp ứng nhu cầu tự chăm sóc của các bà mẹ cũng

.



×