.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
BỘ Y TẾ
-----------------
HÀ VĂN CHÂU
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ
CỦA NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
BẰNG THANG ĐO PITTSBURGH
Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Người hướng dẫn khoa học
1. TS. Lê Khắc Bảo
2. GS.TS. Faye Hummel
TP. Hồ Chí Minh – năm 2020
.
I.
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực chưa từng được công bố trong bất kỳ một cơng
trình nào khác.
Người cam đoan
.
I
.
MỤC LỤC
PHỤ BÌA .................................................................................................................... I
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... II
MỤC LỤC ............................................................................................................... III
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................... V
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... VI
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ...................................................................................VII
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4
1.1. Tổng quan về BPTNMT ......................................................................... 4
1.2. Tổng quan về rối loạn giấc ngủ ........................................................... 14
1.3. Thang đo chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh .................................. 20
1.5. Mơ hình học thuyết sử dụng trong nghiên cứu ..................................... 23
1.6. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ..............................................26
2.1. Sơ đồ nghiên cứu .................................................................................. 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 27
2.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 27
2.4. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 29
2.6. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 35
2.7. Y đức trong nghiên cứu ........................................................................ 36
2.8. Tính ứng dụng đề tài ............................................................................. 36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................37
3.1. Chất lượng giấc ngủ của người bệnh .................................................... 39
3.2. Mối liên quan giữa các đặc điểm dân số học và đặc điểm lâm sàng với
CLGN của người BPTNMT ........................................................................ 41
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................................44
.
V.
4.1. Đặc điểm rối loạn giấc ngủ theo chỉ số PSQI của nhóm nghiên cứu ... 47
4.2. Mối liên quan giữa các đặc điểm dân số học và đặc điểm lâm sàng với
chất lượng giấc ngủ của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính .................... 51
4.3. Điểm mạnh, hạn chế và tính ứng dụng của nghiên cứu ....................... 53
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ i
PHỤ LỤC ............................................................................................................... xiii
.
.
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ tắt
BMI
Tiếng Anh
Body mass index
Tiếng Việt
Chỉ số khối cơ thể
BPTNMT Chronic obstructive pulmonary disease Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
CAT
COPD Assessment Test
Trắc nghiệm đánh giá BPTNMT
CLGN
Sleep quality
Chất lượng giấc ngủ
Forced expiratory volume in one
Thể tích thở ra gắng sức trong 1
second
giây đầu tiên
Forced vital capacity
Dung tích sống gắng sức
Global Initiative for Chronic
Chiến lược toàn cầu quản lý
Obstructive Lung Disease
bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Modified Medical Research Council
Bộ câu hỏi khó thở cải biên của
FEV1
FVC
GOLD
mMRC
NREM
Post
Pre
PSQI
REM
hội đồng nghiên cứu Y Khoa
Non-rapid eye movement slee
Giấc ngủ không chuyển động
mắt nhanh
Post bronchodilator
Sau trắc nghiệm giãn phế quản
Pre bronchodilation
Trước trắc nghiệm giãn phế
quản
Pittsburgh Sleep Quality Index
Thang đánh giá chất lượng giấc
ngủ Pittsburgh
Rapid eye movement sleep
Giấc ngủ có chuyển động mắt
nhanh
RLGN
Sleep disorders
Rối loạn giấc ngủ
WHO
World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới
.
I
.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng điểm đánh giá khó thở mMRC ................................................ 8
Bảng 1.2. Phân loại mức độ nặng hạn chế luồng khí ....................................... 9
Bảng 1.3. Bảng khuyến cáo thời gian ngủ trung bình theo độ tuổi ................ 17
Bảng 1.4. Các thang đo CLGN thường dùng .................................................. 20
Bảng 1.5. Hệ số Cronbach’s alpha từng thành phần thang đo chỉ số PSQI
phiên bản tiếng Việt ........................................................................................ 22
Bảng 2.1. Cách tính điểm chất lượng giấc ngủ theo thang đo PSQI .............. 32
Bảng 3.1. Đặc điểm dân số học của dân số nghiên cứu ................................. 37
Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng của dân số nghiên cứu..................................... 38
Bảng 3.3. Điểm số PSQI của người bệnh BPTNMT ...................................... 39
Bảng 3.4. Các RLGN và ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày ........................ 40
Bảng 3.5. Hệ số tương quan đơn biến giữa PSQI với các biến tiên lượng ..... 43
Bảng 3.6. Hồi quy đa biến giữa PSQI với các biến tiên lượng ....................... 42
Bảng 4.1. Đặc điểm tuổi và giới trong dân số nghiên cứu BPTNMT ............ 44
Bảng 4.2. Rối loạn giấc ngủ trong các nghiên cứu ......................................... 47
.
II
.
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1. Bảng câu hỏi triệu chứng CAT ....................................................... 11
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ ứng dụng mơ hình học thuyết Pender vào nghiên cứu ........ 24
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu tổng quát ........................................................... 26
.
.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một vấn đề sức khỏe cộng
đồng bởi sự tăng lên về tần suất mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tàn phế cao
[33]. Đặc trưng của bệnh được biểu hiện bằng sự hạn chế luồng khí trong
phổi, có thể dẫn đến khó thở nhẹ hoặc nặng khơng thể hồi phục hoàn toàn
ngay cả khi điều trị [33]. Bên cạnh những vấn đề mà người BPTNMT thường
gặp như ho khạc đàm, khó thở khi gắng sức, hạn chế luồng khí thì tình trạng
giấc ngủ bị rối loạn cũng là điều mà người bệnh thường than phiền. Chất
lượng giấc ngủ kém là một yếu tố chính dẫn đến tình trạng mệt mỏi và suy
giảm chất lượng cuộc sống ở người BPTNMT. Tuy nhiên, thời lượng và chất
lượng giấc ngủ thường bị bỏ qua trong các nghiên cứu khi đánh giá hiệu quả
của các liệu pháp đối với chất lượng cuộc sống ở những người bị BPTNMT.
Trong khi đó, giấc ngủ là một khía cạnh quan trọng trong việc duy trì
nhịp sinh học của cơ thể. Việc ngủ đủ giấc hay không rất quan trọng vì ngủ
khơng đủ sẽ thúc đẩy yếu tố gây bệnh tim, tiểu đường, trầm cảm, ngã, tai nạn,
suy giảm nhận thức và chất lượng cuộc sống kém, các bệnh và tình trạng bệnh
khác do người lớn tuổi mắc phải đã làm ảnh hưởng đến CLGN của họ [39].
Tình trạng RLGN được biểu hiện thơng qua số lượng và chất lượng,
tính chu kỳ của giấc ngủ và các rối loạn nhịp thức ngủ. Khi mất ngủ kéo dài
có thể dẫn tới giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh mệt mỏi, giảm tập
trung chú ý, giảm trí nhớ, rối loạn nhận thức, ảnh hưởng nặng nề đến công
việc hàng ngày. Mất ngủ thường liên quan đến rối loạn nhịp thở, rối loạn nhịp
tim và tăng huyết áp. Mất ngủ kéo dài, nếu không được điều trị sẽ là nhân tố
làm khởi phát rối loạn lo âu, trầm cảm, bệnh tật khác [43].
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng rối loạn giấc ngủ gặp ở
người BPTNMT với tỷ lệ rất cao. Theo như tác giả Mohammad Ali Zohal và
cộng sự (2014) tình trạng mất ngủ gặp ở khoảng 74,8% những bệnh nhân mắc
.
.
2
bệnh BPTNMT [85]; Theo tác giả Steven M Scharf (2010) tỷ lệ rối loạn giấc
ngủ ở người BPTNMT theo chỉ số PSQI là 77,7% [72]; bên cạnh đó tác giả
Rohit Budhiraja và cộng sự (2015) cũng chỉ ra rằng mất ngủ ở người bệnh
BPTNMT là một quá trình phức tạp và đa yếu tố, thường liên quan tới những
vấn đề như sau: những thay đổi về sinh lý liên quan đến giấc ngủ, giảm oxy
máu, tăng huyết áp, thuốc điều trị hoặc sử dụng nicotine [20]. Trong nghiên
cứu của McNicholas WT. có đề cập đến yếu tố RLGN ảnh hưởng tới tiến
triển của bệnh [62]; Nghiên cứu của Halvani A. (2012) cho rằng người
BPTNMT có giấc ngủ ngon sẽ tăng hiệu quả điều trị bệnh [41].
Nhưng tại Việt Nam cho tới thời điểm hiện nay chúng tơi chưa tìm thấy
nghiên nào được thực hiện để đánh giá CLGN của người bệnh BPTNMT và
các yếu tố liên quan. Trong khi đó CLGN góp phần khơng nhỏ đến hiệu quả
điều trị, chất lượng chăm sóc đối với các bệnh mãn tính, có tính hệ thống và
tiến triển như BPTNMT. Từ các cơ sở trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh
giá chất lượng giấc ngủ của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng
thang đo Pittsburgh”.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.
Tỷ lệ người bệnh BPTNMT bị rối loạn giấc ngủ là bao nhiêu?
2.
Những yếu tố nào liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở người
BPTNMT?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ rối loạn giấc ngủ và các yếu tố liên quan đến chất lượng
giấc ngủ của người BPTNMT.
.
.
3
-
Mục tiêu cụ thể
1.
Xác định tỷ lệ người BPTNMT có rối loạn giấc ngủ bằng thang
điểm chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI).
2.
Xác định mối liên quan giữa các đặc điểm dân số học, đặc điểm
lâm sàng với chỉ số chất lượng giấc ngủ PSQI người BPTNMT.
.
.
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về BPTNMT
1.1.1. Định nghĩa BPTNMT
BPTNMT là một bệnh phổ biến, có thể phịng ngừa và có thể điều trị
được, đặc trưng của bệnh là giới hạn lưu lượng thở dai dẳng, tiến triển và
thường kết hợp với đáp ứng viêm mạn tính ở đường thở và nhu mô phổi do
các hạt và khí độc hại [33].
1.1.2. Gánh nặng bệnh tật BPTNMT
BPTNMT đã được coi là mối đe dọa ngày càng tăng đối với sức khỏe
toàn cầu trong thế kỷ 21, khi dân số thế giới già đi, tỷ lệ hút thuốc ngày càng
tăng và ơ nhiễm khơng khí trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ở các nước
thuộc khu vực châu Á [56]. Nghiên cứu về bệnh tật toàn cầu đã báo cáo ước
tính khoảng 251 triệu trường hợp mắc BPTNMT trên toàn cầu vào năm 2016,
con số này gấp 3,86 lần số ca bệnh ước tính năm 2005 [1]. BPTNMT hiện
đang là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba và dự kiến sẽ trở thành
nguyên nhân gây tử vong số một vào năm 2030 [70]. Tại các quốc gia thu
nhập thấp và trung bình đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất về tỷ lệ tử vong do
BPTNMT, với hơn 90% trường hợp tử vong xảy ra tại đây [29]. Ngồi ra
bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng ảnh hưởng đến các cá nhân và xã hội
thơng qua tình trạng khuyết tật mà nó liên quan đến, BPTNMT chịu trách
nhiệm cho 2,6% số năm sống điều chỉnh (The disability-adjusted life years DALYs) cho người bệnh sống trong tàn phế trên toàn cầu, đứng thứ tám trong
số 315 gánh nặng bệnh tật toàn cầu [14].
Sự gia tăng tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng của các tác động của
BPTNMT sẽ làm tăng thêm gánh nặng kinh tế của căn bệnh này đối với người
.
.
5
nhiễm bệnh và xã hội, nhất là đối với các nước ở thuộc khu vực kém phát
triển [50]. Các chuyên gia trong lĩnh vực này đã dự báo tác động kinh tế của
BPTNMT tại các nước thu nhập thấp và trung bình sẽ đạt 1,7 nghìn tỷ bảng
vào năm 2030 [70].
Chi phí cho dịch vụ điều trị và chăm sóc sức khỏe cao đối với những
người bệnh liên quan đến điều trị duy trì BPTNMT và thậm chí tăng lên trong
điều trị các đợt cấp tính nặng [61]. Năm 2010, tổng chi phí ước tính của
BPTNMT tại Mỹ là 36 tỷ đô la với 32,1 tỷ đô la liên quan trực tiếp đến chi
phí chăm sóc sức khỏe [36]. Cùng với gánh nặng bệnh tật và chi phí điều trị,
kinh phí nghiên cứu hướng vào BPTNMT cũng rất tốn kém. Một nghiên cứu
vào năm 2012 tại Canada, đã cho thấy rằng bệnh nhân mắc BPTNMT hàng
năm phải chi trung bình là 4147 (±6255) đô la mỹ cho công tác chăm sóc và
điều trị [58].
Tại Việt Nam, đã có một nghiên cứu để xác định tỷ lệ mắc bệnh bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tại Việt Nam. Một nghiên cứu sử dụng mơ hình tỷ lệ hiện
mắc để ước tính gánh nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn ở 12 quốc gia châu
Á, đã báo cáo tỷ lệ lưu hành bệnh phổi tắc nghẽn mạn là 6,7% tại Việt Nam
[71]. Theo Hoàng Thị Lâm (2014), đã tiến hành nghiên cứu trên các bệnh
nhân ở phía bắc Việt Nam cho thấy kết quả của tỷ lệ lưu hành 7,1% [51]. Các
đợt trầm trọng đã được tìm thấy xảy ra ở hơn một nửa số bệnh nhân bệnh phổi
tắc nghẽn mạn [54], dẫn đến họ phải đến bệnh viện. Năm 2005, chi phí y tế
cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tại Việt Nam được ước tính là 68,9 triệu USD
và chiếm 88,9% tổng chi phí chăm sóc sức khỏe liên quan đến hút thuốc,
tương đương 0,22% tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam[5] [11]. Theo như
nghiên cứu của tác giả Ngô Quý Châu và cộng sự thì chi phí của những bệnh
nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn nhập viện điều trị trong đợt cấp của bệnh trung
bình là 18,3 triệu đồng, 2,5 triệu đồng/ngày [65].
.
.
6
1.1.3. Chẩn đoán BPTNMT
Bệnh hay gặp ở nam giới trên 40 tuổi. Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất
với BPTNMT là hút thuốc, ngoài ra các yếu tố như bụi, hóa chất nghề nghiệp,
ơ nhiễm mơi trường khơng khí cũng đóng vai trị quan trọng [33].
Các triệu chứng chính của BPTNMT là ho, khạc đờm, khó thở, nặng
ngực và tiếng thở rít. Giai đoạn nặng thường suy kiệt, nói ngắn hơi, co kéo cơ
hơ hấp, dễ bị kích thích, thiếu tập trung do thiếu oxy não. Lồng ngực căng
giãn cả chiều ngang và chiều dọc, xương sườn nằm ngang, hạn chế di động
khoang liên sườn, thời gian thở ra dài hơn bình thường, tiếng thở giảm đều,
tiếng tim mờ, có thể thấy ran rít, ran ngáy nhất là trong đợt cấp [33].
1.1.3.1. Tiền căn tiếp xúc, yếu tố nguy cơ
BPTNMT là tình trạng viêm mãn tính đường thở do tiếp xúc với các
yếu tố độc hại từ môi trường đứng đầu là hút thuốc lá, kế đó là tiếp xúc ô
nhiễm môi trường trong nhà và tại nơi làm việc [33].
- Hút thuốc lá: là yếu tố nguy cơ hàng đầu. 20 – 25% người hút thuốc lá
sẽ xuất hiện triệu chứng của BPTNMT trong tương lai. Hút thuốc lá làm tăng
nhanh tốc độ suy giảm chức năng phổi, làm bệnh nhân BPTNMT dễ vào đợt
cấp hơn, làm đáp ứng với thuốc điều trị kém đi. Tuy nhiên hút thuốc lá không
phải là yếu tố nguy cơ duy nhất gây BPTNMT, rất nhiều bệnh nhân không hút
thuốc lá vẫn bị BPTNMT [33].
- Ơ nhiễm khơng khí trong nhà: việc đun nấu bằng củi, than và các chất
đốt sinh khối được xem là yếu tố nguy cơ quan trọng gây BPTNMT đặc biệt ở
giới nữ. Mặc dù phụ nữ Trung Quốc hút thuốc lá ít nhưng tỷ lệ BPTNMT trên
các phụ nữ Trung quốc khá cao, một lý giải là phụ nữ Trung Quốc tiếp xúc
với khói trong nhà từ đun bếp quá nhiều [33].
.
.
7
- Ơ nhiễm mơi trường nơi làm việc: bụi vơ cơ và hữu cơ, hóa chất và
khói từ sản xuất công nghiệp chiếm đến 10 – 20% nguyên nhân gây triệu
chứng lâm sàng và tắc nghẽn đường thở trong bệnh nhân BPTNMT [33].
Khói thuốc lá và các chất độc hại hít vào phổi sẽ gây ra viêm bất
thường trong phổi và tồn bộ cơ thể. Đáp ứng viêm mạn tính bất thường tại
phổi làm đường thở bị viêm nhiễm, tăng tiết đàm nhớt, xơ hóa, hậu quả là tắc
nghẽn đường thở; hủy hoại thành vách và mô nâng đỡ của phế nang làm phế
nang căng dãn bất thường gây ứ khí phế nang. Đáp ứng viêm bất thường trên
tồn thân là lý do giải thích các bệnh đồng mắc trên người BPTNMT bao gồm
suy kiệt, teo cơ, bệnh lý tim mạch, thiếu máu, loãng xương và trầm cảm [33].
Mội khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây cơn cấp BPTNMT như là
nhiễm vi khuẩn hay siêu vi, ô nhiễm môi trường, phản ứng viêm sẽ bị khuếch
đại hơn nữa bệnh nhân sẽ khó thở nhiều hơn thậm chí bị suy hơ hấp, khạc
đàm nhiều, đàm có mủ. Đợt cấp làm tiên lượng BPTNMT càng nặng hơn và
bệnh nhân có thể tử vong trong một đợt cấp nào đó [33].
1.1.3.2. Triệu chứng lâm sàng
Ho khạc đàm kéo dài
Ho, khạc đàm là những lý do phổ biến khiến những người bị BPTNMT
tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Đặc trưng ho, khạc đàm ở người BPTNMT là kéo
dài và không do các bệnh phổi khác như lao phổi, giãn phế quản... Lúc đầu có
thể chỉ có ho ngắt quãng, sau đó ho dai dẳng hoặc ho hàng ngày (ho kéo dài ít
nhất 3 tháng trong 1 năm và trong 2 năm liên tiếp), ho khan hoặc ho có đờm,
thường khạc đờm về buổi sáng [33].
Ho đờm mủ là một trong các dấu hiệu của đợt cấp do bội nhiễm [33]
.
.
8
Khó thở khi gắng sức
Khó thở là một nhận thức chủ quan về tình trạng bất thường khó chịu
về hơi thở[68]. Khó thở là nguyên nhân phổ biến nhất gây hạn chế hoạt động
hô hấp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi[68]
Khó thở là triệu chứng chủ quan được báo cáo bởi bệnh nhân. Nó ln
ln là một cảm giác được thể hiện bởi bệnh nhân và không nên nhầm lẫn với
thở nhanh (thở nhanh), thở quá mức (hyperpnea), hoặc giảm thơng khí. Khó
thở thường được mơ tả là khó thở, khơng thể hít thở sâu hoặc tức ngực [42].
Đối với các thầy thuốc lâm sàng, triệu chứng khó thở khá thường gặp,
đơi khi rất khó khăn trong chẩn đốn và điều trị, đặc biệt đối với những bệnh
nhân có cơn khó thở cấp tính, nặng. Khó thở nên được đánh giá với các công
cụ khách quan đã được kiểm định [3].
Bộ câu hỏi mMRC được dùng để đánh giá mức độ khó thở trong một
khoảng thời gian. Bộ câu hỏi mMRC được cải biên từ bộ câu hỏi MRC, cho
điểm tương ứng từ 0 đến 4, điểm càng cao, khó thở càng nhiều. Bác sỹ yêu
cầu bệnh nhân đọc và chọn mức độ khó thở phù hợp nhất với họ trong thời
gian vừa qua [19].
Bảng 1.1. Bảng điểm đánh giá khó thở mMRC
Bảng điểm đánh giá khó thở mMRC
Điểm
Khó thở khi gắng sức mạnh
0
Khó thở khi đi vội trên đường bằng hay đi lên dốc nhẹ
1
Đi bộ chậm hơn người cùng tuổi vì khó thở hoặc phải dừng lại
2
để thở khi đi cùng tốc độ của người cùng tuổi trên đường bằng.
Phải dừng lại để thở khi đi bộ khoảng 100m hay vài phút trên
3
đường bằng
Khó thở nhiều đến nỗi không thể ra khỏi nhà, khi thay quần áo
.
4
.
9
1.1.3.3. Triệu chứng cận lâm sàng
Hạn chế luồng khí thở ra định nghĩa bởi tỷ số FEV1/FVC: dung tích
sống gắng sức) < giới hạn dưới của bình thường hoặc bởi FEV1/FVC < 70%
theo khuyến cáo GOLD 2020 [33].
Hạn chế luồng khí thở ra được định nghĩa là có đáp ứng trắc nghiệm
giãn phế quản khi FEV1 ± FVC tăng 200 ml và 12% sau 15 phút hít 400 mcg
thuốc kích thích β2 giao cảm. Hạn chế luồng khí thở ra được định nghĩa là
khơng phục hồi hồn tồn là khi FEV1/FVC < 70% sau trắc nghiệm giãn phế
quản.
Hạn chế luồng khí thở ra là hậu quả kết hợp của viêm tiểu phế quản và
khí phế thủng mà mức độ đóng góp của từng phần thay đổi giữa các cá nhân.
Viêm tiểu phế quản gây hẹp lòng đường thở, tăng kháng lực đường thở, cản
trở luồng khí đi ra khỏi phổi; khí phế thủng do giảm và/hoặc đứt gãy sợi đàn
hồi quanh phế nang làm giảm đàn hồi của phổi, giảm áp lực đẩy khí từ trong
phế nang ra ngồi, hậu quả chung làm giảm lưu lượng khí thở ra.
Bảng 1.2. Phân loại mức độ nặng hạn chế luồng khí [33]
Mức độ
GOLD 2020
GOLD 1
80% ≤ Post FEV1
GOLD 2
50% ≤ Post FEV1 < 80%
GOLD 3
30% ≤ Post FEV1 < 50%
GOLD 4
Post FEV1 < 30%
.
.
10
1.1.4. Giảm chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống (quality of life) là thuật ngữ mô tả ảnh hưởng của
bệnh gây rối loạn chức năng hay gây triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân,
làm bệnh nhân đó giảm khả năng thực hiện các hoạt động thông thường hàng
ngày.
Giảm chất lượng cuộc sống liên quan mật thiết gánh nặng bệnh tật, xuất
hiện phổ biến ở mọi giai đoạn tiến triển của BPTNMT. Do BPTNMT không
thể điều trị khỏi, đánh giá chất lượng cuộc sống và điều trị tăng chất lượng
cuộc sống là then chốt trong quản lý BPTNMT.
Năm 2009, Jones giới thiệu bộ câu hỏi CAT để đánh giá ảnh hưởng của
BPTNMT lên sức khỏe bệnh nhân và cải thiện trao đổi bác sỹ – bệnh nhân.
CAT có 8 câu hỏi chia ba phần: (1) triệu chứng (ho, khạc đàm, nặng
ngực, khó thở); (2) tình trạng hoạt động (sinh hoạt hàng ngày, giấc ngủ); (3)
trạng thái tâm thần kinh (tự tin, thoải mái).
Mỗi câu hỏi có 6 khả năng trả lời, cho điểm từ 0 đến 5. Tổng điểm từ 0
đến 40. Điểm 0 là không ảnh hưởng, điểm 5 là ảnh hưởng nặng cuộc sống.[8]
Bệnh nhân tự đọc và trả lời các câu hỏi trong CAT phù hợp với tình
trạng bệnh tại thời điểm đánh giá. Bác sỹ và người nhà khơng được phép can
thiệp.
CAT ngắn gọn, cách tính điểm đơn giản, thời gian trả lời ngắn (2 phút)
và hầu như khơng cần bác sỹ trợ giúp vì thế khả thi cao trong lâm sàng.
.
.
11
Hình 1.1. Bảng câu hỏi triệu chứng CAT
.
.
12
1.1.5. Đợt cấp BPTNMT
Đợt cấp BPTNMT được định nghĩa là một biến cố cấp tính của bệnh,
thể hiện bằng sự nặng lên của các triệu chứng hô hấp: ho, khạc đàm, khó thở
vượt ra ngồi dao động bình thường hằng ngày và đòi hỏi phải thay đổi điều
trị [33].
Các đợt cấp của BPTNMT có ý nghĩa lâm sàng bao gồm mất chức năng
phổi nhanh, tăng tỷ lệ tử vong, giảm tình trạng sức khỏe, bệnh lý tim mạch và
tăng chi phí chăm sóc sức khỏe [40]. Một đợt trầm trọng có ảnh hưởng đáng
kể đến kết quả lâm sàng và tập trung vào bệnh nhân bao gồm tắc nghẽn, khó
thở và khả năng vận động. Bệnh nhân mất nhiều thời gian để phục hồi sau
những đợt cấp [40]. Một nghiên cứu tiến hành trên 73.000 bệnh nhân
BPTNMT cho thấy rằng ít hơn một nửa số bệnh nhân nhập viện vì tình trạng
trầm trọng sống sót thêm 5 năm nữa [12].
Trong đợt cấp, hiện tượng viêm đường thở tăng, phế quản co thắt và ứ
đọng đàm nhớt làm tăng hạn chế luồng khí, kháng lực đường thở, ứ khí phế
nang. Cơng hơ hấp tăng sẽ nhanh chóng làm mỏi cơ hơ hấp [40]. Cơ hô hấp
mỏi không đáp ứng được nhu cầu thơng khí tăng sẽ gây nên cảm giác khó thở.
Nhịp thở nhanh và nông làm giảm hiệu quả của q trình thơng khí, thơng khí
phế nang khơng đủ, làm nặng thêm bất xứng thơng khí – tưới máu. Hậu quả
cuối cùng là PaO2 giảm và PaCO2 tăng thêm so với giai đoạn ổn định. Co
thắt động mạch phổi do thiếu oxy làm tăng áp lực động mạch phổi và tăng
gánh thất phải hơn nữa. [33]
Nhiều yếu tố kích phát khác nhau gây ra đợt cấp, thường nhất là vi
khuẩn, siêu vi, kế đó là ơ nhiễm mơi trường. Tuy nhiên có 1/3 đợt cấp nặng
khơng tìm được yếu tố kích phát. Nguy cơ vào đợt cấp phân bố khơng đều:
bệnh nhân có đợt cấp ≥ 2 lần/ năm được định nghĩa là nhóm có đợt cấp
thường xuyên [3].
.
.
13
Tiền căn đợt cấp là yếu tố độc lập, tốt nhất giúp tiên đoán đợt cấp trong
tương lai. Bên cạnh tiền căn đợt cấp, các yếu tố tiên lượng đợt cấp khác là:
FEV1 thấp, chất lượng cuộc sống kém, bệnh đồng mắc trào ngược dạ dày
thực quản, số lượng bạch cầu trong máu tăng. [33]
1.1.6. Phân nhóm BPTNMT
Theo GOLD 2020 đã dựa vào 4 yếu tố gồm bộ câu hỏi CAT đánh giá tác
động của bệnh tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, dựa vào câu hỏi
mMRC đánh giá mức độ khó thở, dựa vào thơng khí phổi đánh giá mức độ tắc
nghẽn luồng khí, và dựa vào nguy cơ xảy ra đợt cấp trong năm; các tác giả
chia BPTNMT thành 4 nhóm: A, B, C, D như sau [33]:
- Nhóm A (Nguy cơ thấp, ít triệu chứng): Bệnh nhân trong nhóm này có tắc
nghẽn luồng khí ở mức độ nhẹ hay trung bình (GOLD1 hoặc 2); khơng hoặc
có một đợt cấp trong 12 tháng qua; khơng có đợt cấp nào phải nhập viện điều
trị; điểm CAT < 10, hoặc điểm mMRC từ 0 - 1.
- Nhóm B (Nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng): Bệnh nhân trong nhóm này có
tắc nghẽn luồng khí ở mức độ nhẹ hay trung bình(GOLD1 hoặc 2); khơng
hoặc có một đợt cấp trong 12 tháng qua; khơng có đợt cấp nào phải nhập viện
điều trị; điểm CAT ≥ 10, hoặc điểm mMRC ≥ 2.
- Nhóm C (Nguy cơ cao, ít triệu chứng): Bệnh nhân trong nhóm này có tắc
nghẽn luồng khí ở mức độ nặng hay rất nặng (GOLD3 hoặc 4); và/ hoặc có ≥
2 đợt cấp trong 12 tháng qua; hoặc có ≥ 1 đợt cấp phải nhập viện điều trị;
điểm CAT < 10, hoặc điểm mMRC từ 0 - 1.
- Nhóm D (Nguy cơ cao, nhiều triệu chứng): Bệnh nhân trong nhóm này có
tắc nghẽn luồng khí nặng hay rất nặng (GOLD3 hặc 4); và/hoặc có ≥ 2 đợt
cấp trong 12 tháng qua; hoặc có ≥ 1 đợt cấp phải nhập viện điều trị; điểm
CAT ≥ 10, hoặc điểm mMRC ≥ 2.
.
.
14
1.1.7. Bệnh đồng mắc trong BPTNMT
Tần suất bệnh đồng mắc trên BPTNMT cao hơn dân số chung. Luis
García–Olmos thấy 90% BPTNMT tại cơ sở chăm sóc ban đầu ở Madrid có
bệnh đồng mắc; mỗi bệnh nhân có trung bình 4 bệnh đồng mắc; hay gặp nhất
là suy tim, bệnh gan mạn, hen, xơ vữa động mạch, loãng xương, thiếu máu cơ
tim, bệnh tuyến giáp, trầm cảm lo âu, rối loạn nhịp tim, béo phì [38]. Giorgio
Fumagalli và cộng sự đã báo cáo rằng tỷ lệ bệnh nhân BPTNMT có bệnh
đồng mắc là 81,2% [37]. Divo và cộng sự, bệnh nhân BPTNMT thường
xuyên mắc các bệnh kèm theo như bệnh tim mạch và mạch máu não, ung thư
phổi và tiểu đường, với tác động đáng kể đến tỷ lệ tử vong [34].
Một nghiên cứu cắt ngang khác liên quan đến 15018 người BPTNMT.
Các tác giả đã tìm thấy sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu cơ tim, suy tim,
trầm cảm, đái tháo đường và ung thư phổi ở những người mắc BPTNMT so
với những người không mắc bệnh [24].
Bên cạnh đó, sự hiện diện của bệnh đồng mắc có liên quan đến tỷ lệ tử
vong cao hơn, phải dùng nhiều thuốc phối hợp cũng như tăng về liều lượng
thuốc và khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh ngày càng giảm sút [18].
1.2. Tổng quan về rối loạn giấc ngủ
1.2.1. Định nghĩa giấc ngủ
Ngủ là một hiện tượng cơ bản của cuộc sống, là một giai đoạn thiết yếu
không thể thiếu được trong sự tồn tại của con người [82]. Giấc ngủ có tầm
quan trọng rất lớn đối với sức khỏe của mỗi người [82]. Đó là khoảng thời
gian để các cơ quan trong cơ thể, nhất là hệ thần kinh trung ương được nghỉ
ngơi lấy lại sự cân bằng cần thiết trong hoạt động sinh lý cũng như tạo tiền đề
cho hoạt động chức năng ở giai đoạn tiếp theo với một chất lượng đảm bảo
[82], [25].
1.2.2. Các giai đoạn của giấc ngủ
.
.
15
Năm 2007, viện y khoa về giấc ngủ Hoa Kỳ đã thống nhất chia giấc
ngủ thành hai giai đoạn gồm: giai đoạn REM (Rapid Eye Movement sleep) và
giai đoạn NREM (Non Rapid Eye Movement sleep) [27], [28]:
- Giai đoạn giấc ngủ NREM (Non Rapid Eye Movement sleep): còn gọi
là giấc ngủ sâu, gồm 3 giai đoạn N1, N2 và N3. Mỗi giai đoạn kéo dài 5-15
phút, khơng có chuyển động mắt nhanh, kết hợp với quá trình tiếp thu kiến
thức, học tập kinh nghiệm rất có hiệu quả. Đây là giai đoạn các mô trong cơ
thể được sửa chữa và phục hồi, tạo xương, cơ, củng cố hệ miễn dịch cơ thể
[27] [28].
- Giai đoạn giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement sleep): cịn gọi là
giấc ngủ nơng, đầu tiên xảy ra khoảng từ 70-90 phút lúc bắt đầu ngủ và kéo
đài khoảng 10 phút, là giai đoạn có chuyển động mắt nhanh hay còn gọi là rất
say. Những người bị rối loạn này thường xuyên gặp phải những cơn ác mộng
[27] [28].
Giấc ngủ là một chu kỳ luân phiên của hai giai đoạn REM và NREM,
bắt đầu từ N1 → N2 → N3 → N2 → REM, sau đó lặp lại một chu kỳ mới.
Có từ 4 — 6 chu kỳ giấc ngủ NREM luân phiên với giấc ngủ REM trong suốt
đêm [27] [28].
1.2.3. Vai trò của giấc ngủ
Giấc ngủ đóng một vai trị rất quan trọng trong sức khỏe của con người,
giúp cho sức khỏe tinh thần, chức năng não khỏe mạnh và duy trì về sức khỏe
thể chất của con người [55]. Giúp cơ thể hoạt động bình thường và duy trì các
hoạt động của cơ thể [55].
Một số lợi ích của giâc ngủ mang lại như sau [82]:
- Giúp khôi phục lại các hoạt động của não bộ, giúp não hoạt động bình
thường, tăng cường khả năng ghi nhớ và học tập.
.
.
16
- Giúp tăng cường khả năng chú ý, sáng tạo, ra quyết định, giải quyết
vấn đề, kiểm soát cảm xúc và hành vi.
- Giúp hỗ trợ tăng trưởng và phát triển ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Giải phóng hormon kích thích sự phát triển bình thường ở trẻ và thanh thiếu
niên. Hormon này cũng làm tăng khối lượng cơ và giúp sửa chữa tế bào và
mô ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn.
- Giúp duy trì hệ thống miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh
- Làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tăng huyết
áp, đái tháo đường, béo phì, đột quỵ.
- Giấc ngủ đủ chất lượng và đúng thời điểm giúp cơ thể tỉnh táo và hoạt
động tốt cả ngày.
1.2.4. Chất lượng giấc ngủ
1.2.4.1. Khái niệm về chất lượng giấc ngủ
CLGN là sự hài lòng của một người sau khi trải qua giấc ngủ, được
đánh giá qua nhiều khía cạnh như việc bắt đầu ngủ, duy trì giấc ngủ, thời gian
ngủ và tình trạng sức khỏe khi thức giấc [32]. Ngồi ra, một giấc ngủ ngon và
chất lượng là một giấc ngủ phải đủ về số lượng (đảm bảo ngủ từ 7-8 giờ theo
sinh lý bình thường) và đảm bảo về chất lượng (sau khi ngủ dậy cơ thể cảm
thấy tỉnh táo, sảng khối, khỏe mạnh và khơng cịn cảm giác mệt mỏi, buồn
ngủ nữa, năng suất làm việc cao và không có những cơn ác mộng khi
ngủ)[32]
1.2.4.2. Khuyến cáo về thời lượng ngủ
Theo National sleep foundation một người lớn khỏe mạng cần ngủ
khoảng 7 giờ đến 9 giờ mỗi đêm để có sức khỏe tốt nhất [63]. Trẻ em và
thanh thiếu niên cần ngủ nhiều hơn và thời gian ngủ mỗi người khác nhau tùy
theo độ tuổi. Mặc dù có nhiều quan điểm cho rằng thời gian ngủ sẽ giảm theo
tuổi tuy nhiên hầu hết người lớn tuổi vẫn cần ít nhất 7 giờ để ngủ. Vì người
.
.
17
lớn tuổi thường gặp khó khăn khi ngủ về đêm nên những giấc ngủ trưa có thể
giúp họ lấp đầy chỗ trống. Tuy nhiên cách tốt nhất để xem mình đã ngủ đủ
giấc hay chưa là dựa vào tình trạng của bạn như thế nào trong ngày. Nếu bạn
đang ngủ đủ giấc, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và tỉnh táo suốt cả
ngày, kể từ thời điểm bạn thức dậy cho tới khi đi ngủ đúng giờ. Sau đây là các
khuyến cáo về thời gian ngủ trung bình theo độ tuổi.
Bảng 1.3. Bảng khuyến cáo thời gian ngủ trung bình theo độ tuổi[63]
Nhóm tuổi
Thời gian ngủ trung bình
Trẻ từ 0-3 tháng
14-17 giờ
4-11 tháng
12-15 giờ
1-2 tuổi
11-14 giờ
3-5 tuổi
10-13 giờ
6-13 tuổi
9-11 giờ
14-17 tuổi
8-10 giờ
18-25 tuổi
7-9 giờ
26-64 tuổi
7-9 giờ
65 tuổi trở lên
7-8 giờ
1.2.5. Rối loạn giấc ngủ
1.2.5.1. Định nghĩa
RLGN là những biểu hiện bất thường về thời gian, chất lượng hoặc thời
điểm ngủ do những nguyên nhân khác nhau. Trên lâm sàng, biểu hiện của
RLGN thường là mất ngủ, ngủ nhiều hoặc rối loạn nhịp thức - ngủ trong một
khoảng thời gian nhất định [48].
Khi tới khám bệnh, các bệnh nhân thường phàn nàn về triệu chứng mất
ngủ. Thế nhưng trong thực tế, bản thân mỗi bệnh nhân có thể khơng chỉ có
riêng mất ngủ mà cịn nhiều RLGN khác nhau kết hợp [48].
.
.
18
1.2.5.2. Phân loại
Theo viện y khoa về giấc ngủ Hoa Kỳ năm 2005, RLGN được chia
thành 4 nhóm lớn: loạn miên, cận miên, RLGN liên quan với bệnh nội khoa
và thần kinh tâm thần và RLGN được đề nghị gồm 81 loại RLGN khác nhau
[63], [80]. Trong đó một số loại rất thường gặp còn phần lớn chỉ gặp trong số
nhỏ dân cư.
Sau đây là một số RLGN thường gặp:
- Mất ngủ: khó bắt đầu và duy trì giấc ngủ.
- Giấc ngủ đứt quãng: giấc ngủ bị chia cắt, chắp nối.
- Buồn ngủ ban ngày quá mức: là khuynh hướng ngủ thiếp đi khi khơng
hoạt động.
- Ngủ rũ: là tình trạng buồn ngủ quá mức có liên quan đến cơn mất
trương lực và những giấc ngủ REM khác như liệt trong lúc ngủ và ảo giác khi
ngủ thiếp [57].
- Rối loạn nhịp thức - ngủ: nhịp thức-ngủ bị đảo ngược (ban ngày ngủ,
ban đêm thức) hoặc thời gian ngủ và thức bị lệch một khoảng thời gian nhất
định trong khi tỷ lệ thời gian thức và ngủ vẫn bình thường.
- Rối loạn CLGN:
+ Rối loạn thời gian và tỷ lệ các pha (REM hay NREM) hoặc rối loạn
các giai đoạn của giấc ngủ.
+ Giấc ngủ không sâu: khi ngủ BN thấy chập chờn và nhận thức được
những sự việc xảy ra xung quanh.
- Rối loạn thời gian ngủ: Thời gian ngủ không đủ hoặc quá dài so với
nhu cầu sinh lý bình thường.
- Ngủ ngáy, nghiến răng và đái dầm trong khi ngủ.
.