Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao chiết đinh lăng (polyscias fruticosa (l ) harms) trồng tại đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.96 MB, 140 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

HỒNG THỊ THU HUYỀN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN CHỨA CAO CHIẾT
ĐINH LĂNG (Polyscias fruticosa (L.) Harms)
TRỒNG TẠI ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

HỒNG THỊ THU HUYỀN


NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN CHỨA CAO CHIẾT
ĐINH LĂNG (Polyscias fruticosa (L.) Harms)
TRỒNG TẠI ĐẮK LẮK

Ngành: Công Nghệ Dược Phẩm & Bào Chế Thuốc
Mã số: 8720202

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ MINH QUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.

Hồng Thị Thu Huyền

.


.


Luận văn thạc sĩ - khóa: 2018 – 2019
Chuyên ngành: Công nghệ dược phẩm và Bào chế thuốc
Mã số: 8720202
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN CHỨA CAO CHIẾT ĐINH LĂNG
(Polyscias fruticosa (L.) Harms) TRỒNG TẠI ĐẮK LẮK
Hoàng Thị Thu Huyền
Người hướng dẫn: TS. Lê Minh Quân

Đặt vấn đề
Đinh lăng là dược liệu có nhiều tác dụng sinh học quý. Các dữ liệu về tác dụng dược
lý cho thấy cao chiết Đinh lăng có nhiều cơng dụng có thể khai thác và áp dụng vào
hỗ trợ điều trị và nâng cao sức khỏe. Từ thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu bào chế viên
nén chứa cao chiết Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) trồng tại Đắk Lắk”
được thực hiện.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Thẩm định quy trình định lượng acid oleanolic bằng phương pháp HPLC. Đánh giá
chất lượng của dược liệu Đinh lăng trên cả định tính và định lượng. Xác định các yếu
tố quy trình ảnh hưởng đến hiệu suất chiết hoạt chất của quy trình chiết xuất dược
liệu, từ đó nghiên cứu tối ưu hóa quy trình chiết xuất nhằm tìm ra các giá trị thơng số
của quy trình cho hiệu suất chiết tối ưu nhất. Khảo sát sự ảnh hưởng của các loại tá
dược đến tính chất cơ lý và độ rã của viên nén chứa cao chiết Đinh lăng, từ đó xây
dựng cơng thức và quy trình điều chế viên nén Đinh lăng đạt yêu cầu.
Kết quả
Quy trình định lượng acid oleanolic trong cao chiết Đinh lăng đã được thẩm định
đầy đủ. Hàm lượng acid oleanolic trong rễ, thân và lá Đinh lăng cũng đã được xác
định. Quy trình chiết xuất rễ, thân và lá Đinh lăng được tối ưu hóa, cao chiết Đinh
lăng được tiêu chuẩn hóa. Cơng thức và quy trình điều chế viên nén chứa cao chiết
Đinh lăng tạo ra sản phẩm viên nén đạt yêu cầu.

.



.

Kết luận
Đề tài đã nghiên cứu và bào chế thành cơng viên nén chứa cao chiết Đinh lăng.
Từ khố: Chiết xuất, Đinh lăng, tối ưu, viên nén.

.


.

Master’s thesis - Academic course: 2018 - 2020
Speciality: Pharmaceutical technology and Pharmaceutics
Speciality code: 8720202
FORMULATION AND EVALUATION OF TABLET CONTAINING
Polyscias fruticosa (L.) Harms EXTRACT GROWN IN DAK LAK
Hoang Thi Thu Huyen
Supervisor: PhD. Minh Quan Le

Introduction
Polyscias fruticosa has been used as traditional medicine. There were reports about
the biological activities of the extract of Polyscias fruticosa, which can be applied to
support treatment and health improvement. Thus, the study of “Formulation and
evaluation of tablet containing Polyscias fruticosa (L.) Harms extract grown in Dak
Lak” was conducted.
Materials and methods
The quantitative method of oleanolic acid (HPLC) was validated. The raw material
was evaluated about identification and assay. Determination of the effect of process

conditions which effect on extraction yield of oleanolic acid, then process conditions
of extraction was optimized using Box Benhken methodology. Investigate the effect
of excipients on the quality of tablets containing Polyscias fruticosa extract, tablet
formulation and manufacturing process.
Results
The quantitative method for oleanolic acid by high-performance liquid
chromatography were met the requirements for specificity, repeatability, accuracy
and linearity. The oleanolic acid content from root, trunk, and leaves of Polyscias
fruticosa was determined. The extraction of saponin from Polyscias fruticosa was
optimized. Tablet containing Polyscias fruticosa extract was formulated and
evaluated.

.


.

Conclusion
Tablet containing Polyscias fruticosa extract has been studied and prepared
successfully.
Keyword: Extraction, Polyscias fruticosa, optimized, tablet.

.


.

i

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................3
1.1. Cây Đinh lăng ..................................................................................................3
1.1.1 Thành phần hóa học ...................................................................................5
1.1.2. Tác dụng sinh học và tính an tồn.............................................................6
1.2. Các sản phẩm có nguồn gốc từ Đinh lăng trên thị trường .............................10
1.3. Chiết xuất dược liệu .......................................................................................14
1.4. Các tá dược trong viên nén chứa cao dược liệu .............................................17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................22
2.1.1. Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu ........................................................22
2.1.2. Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu ..........................................................23
2.2. Thẩm định quy trình định lượng acid oleanolic .............................................23
2.2.1. Phương pháp định lượng acid oleanolic .................................................23
2.2.2. Thẩm định quy trình định lượng acid oleanolic ......................................29
2.3. Đánh giá chất lượng dược liệu Đinh lăng ......................................................31
2.3.1. Đánh giá chất lượng rễ Đinh lăng ...........................................................31
2.3.2. Đánh giá chất lượng thân và lá Đinh lăng...............................................31
2.4. Xây dựng quy trình điều chế cao chiết Đinh lăng..........................................32
2.4.1. Tối ưu hóa quy trình chiết xuất lá Đinh lăng ..........................................34
2.4.2. Tối ưu hóa quy trình chiết xuất rễ và thân Đinh lăng .............................36
2.4.3. Đánh giá chất lượng cao chiết Đinh lăng ................................................38

.


.

ii


2.4.4. Đánh giá độc tính cấp của cao chiết Đinh lăng .......................................39
2.5. Xây dựng cơng thức và quy trình điều chế viên nén chứa cao chiết Đinh lăng
...............................................................................................................................41
2.5.1. Khảo sát tá dược hút ...............................................................................41
2.5.2. Khảo sát tá dược độn...............................................................................42
2.5.3. Khảo sát tá dược rã..................................................................................42
2.5.4. Khảo sát cỡ rây xát hạt và sửa hạt...........................................................43
2.5.5. Đánh giá chất lượng của viên nén Đinh lăng ..........................................45
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ...........................................................................................47
3.1. Thẩm định quy trình định lượng acid oleanolic .............................................47
3.1.1. Tính tương thích hệ thống .......................................................................47
3.1.2. Tính đặc hiệu ...........................................................................................47
3.1.3. Khoảng tuyến tính ...................................................................................49
3.1.4. Giới hạn phát hiện - Giới hạn định lượng ...............................................51
3.1.5. Độ lặp lại .................................................................................................51
3.1.6. Độ đúng ...................................................................................................52
3.2. Đánh giá chất lượng dược liệu Đinh lăng ......................................................52
3.2.1. Đánh giá chất lượng rễ Đinh lăng ...........................................................52
3.2.2. Đánh giá chất lượng thân và lá Đinh lăng...............................................54
3.3. Xây dựng quy trình điều chế cao chiết Đinh lăng..........................................56
3.3.1. Tối ưu hóa quy trình chiết xuất lá Đinh lăng ..........................................56
3.3.2. Tối ưu hóa quy trình chiết xuất rễ và thân Đinh lăng .............................62
3.3.3. Đánh giá chất lượng cao chiết Đinh lăng ................................................69
3.3.4. Đánh giá độc tính cấp của cao chiết Đinh lăng .......................................69

.


.


iii

3.4. Xây dựng cơng thức và quy trình điều chế viên nén chứa cao chiết Đinh lăng
...............................................................................................................................70
3.4.1. Khảo sát tá dược hút ...............................................................................71
3.4.2. Khảo sát tá dược độn...............................................................................71
3.4.3. Khảo sát tá dược rã..................................................................................73
3.4.4. Khảo sát cỡ rây xát hạt và sửa hạt...........................................................75
3.4.5. Đánh giá chất lượng viên nén Đinh lăng ................................................80
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................85
4.1. Thẩm định quy trình định lượng acid oleanolic .............................................85
4.2. Đánh giá chất lượng dược liệu Đinh lăng ......................................................85
4.3. Xây dựng quy trình điều chế cao chiết Đinh lăng..........................................86
4.3.1. Tối ưu hóa quy trình chiết xuất lá Đinh lăng ..........................................86
4.3.2. Tối ưu hóa quy trình chiết xuất rễ và thân Đinh lăng .............................89
4.3.3. Đánh giá chất lượng cao chiết Đinh lăng ................................................91
4.3.4. Đánh giá độc tính cấp của cao chiết Đinh lăng .......................................92
4.4. Điều chế viên nén chứa cao chiết Đinh lăng ..................................................93
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................96
5.1. Kết luận ..........................................................................................................96
5.2. Đề nghị ...........................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................98

.


.

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ nguyên gốc

Nghĩa tiếng Việt

CP

Cổ phần

DĐVN

Dược điển Việt Nam

DM/DL

Dung môi/dược liệu

EP

European Pharmacopoeia

Dược điển Châu Âu

GACP

Good Agricultural and

Thực hành tốt trồng trọt và


Collection Practices

thu hái

High-Performance Liquid

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

HPLC

Chromatography
HPMC

Hydroxypropyl methyl cellulose

LOD

Limit of Detection

Giới hạn phát hiện

LOQ

Limit of Quantitation

Giới hạn định lượng

MCC


Microcrystallin Cellulose

Cellulose vi tinh thể

MTV

Một thành viên

PEG

Polyethylen Glycol

RSD

Relative Standard Deviation

Độ lệch chuẩn tương đối

SE

Standard Error

Sai số chuẩn

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPCN

Thực phẩm chức năng

USP

United States Pharmacopoeia

Dược điển Hoa Kỳ

VTYT

Vật tư y tế

XNK

Xuất nhập khẩu

.


.

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các tác dụng dược lý của Đinh lăng ......................................................... 7
Bảng 1.2. Các sản phẩm chứa cao chiết Đinh lăng trên thị trường ......................... 11
Bảng 1.3. Các tá dược được sử dụng trong viên nén chứa cao chiết dược liệu ...... 19
Bảng 2.4. Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu ........................................................ 22
Bảng 2.5. Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu .......................................................... 23
Bảng 2.6. Khai báo các biến của mơ hình sàng lọc ................................................ 34
Bảng 2.7. Thiết kế mơ hình thí nghiệm sàng lọc ...................................................... 35
Bảng 2.8. Khai báo các biến của mơ hình tối ưu hóa quy trình chiết xuất rễ và thân
................................................................................................................................... 37
Bảng 2.9. Thiết kế mơ hình thực nghiệm tối ưu hóa quy trình chiết xuất rễ và thân
................................................................................................................................... 37
Bảng 2.10. Các chỉ tiêu chất lượng của cao chiết Đinh lăng .................................... 38
Bảng 2.11. Các chỉ tiêu chất lượng của viên nén Đinh lăng .................................... 45
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống ........................................... 47
Bảng 3.13. Kết quả khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của acid oleanolic ........... 49
Bảng 3.14. Tính tương thích của phương trình và ý nghĩa của các hệ số hồi quy ... 50
Bảng 3.15. Giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ) acid oleanolic 51
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá độ lặp lại ..................................................................... 51
Bảng 3.17. Kết quả đánh giá độ đúng....................................................................... 52
Bảng 3.18. Kết quả đánh giá chất lượng rễ Đinh lăng ............................................. 53
Bảng 3.19. Kết quả đánh giá chất lượng thân và lá Đinh lăng ................................. 54
Bảng 3.20. Kết quả thí nghiệm sàng lọc ................................................................... 56
Bảng 3.21. Kết quả phân tích sự phù hợp của các mơ hình ..................................... 57
Bảng 3.22. Mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến khối lượng acid oleanolic
................................................................................................................................... 58
Bảng 3.23. Khai báo các biến của mô hình tối ưu hóa quy trình chiết xuất lá ......... 59
Bảng 3.24. Kết quả thí nghiệm tối ưu hóa quy trình chiết xuất lá............................ 59
Bảng 3.25. Kết quả phân tích sự phù hợp của các mơ hình ..................................... 60


.


.

vi

Bảng 3.26. Mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến khối lượng acid oleanolic
................................................................................................................................... 60
Bảng 3.27. Các điều kiện tối ưu hố quy trình chiết xuất lá bằng phần mềm .......... 62
Bảng 3.28. Mơ hình đề xuất, giá trị dự đoán và giá trị thực thực nghiệm................ 62
Bảng 3.29. Kết quả thí nghiệm tối ưu hóa quy trình chiết xuất rễ và thân ............... 63
Bảng 3.30. Kết quả phân tích sự phù hợp của các mơ hình ..................................... 63
Bảng 3.31. Mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến khối lượng acid oleanolic
................................................................................................................................... 64
Bảng 3.32. Các điều kiện tối ưu hố quy trình chiết xuất rễ và thân bằng phần mềm
................................................................................................................................... 65
Bảng 3.33. Mơ hình đề xuất, giá trị dự đoán và giá trị thực nghiệm ........................ 66
Bảng 3.34. Kết quả đánh giá chỉ tiêu chất lượng của cao chiết Đinh lăng ............... 69
Bảng 3.35. Kết quả khảo sát khả năng tải cao của tá dược ...................................... 71
Bảng 3.36. Các cơng thức viên nén của thí nghiệm khảo sát tá dược độn (cỡ lô 100
viên) .......................................................................................................................... 72
Bảng 3.37. Các cơng thức viên nén của thí nghiệm khảo sát tá dược rã (cỡ lô 100 viên)
................................................................................................................................... 73
Bảng 3.38. Các cơng thức viên nén của thí nghiệm khảo sát tỷ lệ và kiểu phối hợp
tá dược rã (cỡ lô 100 viên) ........................................................................................ 74
Bảng 3.39. Công thức viên nén Đinh lăng ............................................................... 75
Bảng 3.40. Biến thiên hàm ẩm của cốm trong quá trình sấy .................................... 76
Bảng 3.41. Kết quả xác định khối lượng cốm theo kích thước hạt .......................... 77

Bảng 3.42. Kết quả đánh giá cảm quan viên nén Đinh lăng .................................... 81
Bảng 3.43. Thời gian rã của viên nén Đinh lăng ...................................................... 81
Bảng 3.44. Kết quả đánh giá độ đồng đều khối lượng viên ..................................... 82
Bảng 3.45. Kết quả định lượng acid oleanolic trong viên nén Đinh lăng ................ 83
Bảng 3.46. Kết quả thử nghiệm hòa tan của viên nén Đinh lăng ............................. 83
Bảng 3.47. Kết quả đánh giá độ mài mòn của viên .................................................. 84

.


.

vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Rễ, thân (a) và lá (b) của cây Đinh lăng ..................................................... 3
Hình 1.2. Phân tử acid oleanolic ................................................................................ 5
Hình 2.3. Sơ đồ điều chế cao chiết Đinh lăng tồn phần ......................................... 33
Hình 2.4. Sơ đồ điều chế viên nén chứa cao chiết Đinh lăng bằng phương pháp xát
hạt ướt........................................................................................................................ 44
Hình 3.5. Mẫu trắng (a) và mẫu chuẩn (b) ............................................................... 48
Hình 3.6. Mẫu rễ (a) và mẫu rễ thêm chuẩn (b) ....................................................... 48
Hình 3.7. Mẫu thân (a) và mẫu thân thêm chuẩn (b) ............................................... 48
Hình 3.8. Mẫu lá (a) và mẫu lá thêm chuẩn (b)........................................................ 48
Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ và diện tích pic của acid
oleanolic .................................................................................................................... 50
Hình 3.10. Bề mặt đáp ứng của khối lượng acid oleanolic thu được theo các biến đầu
vào trong thiết kế tối ưu hóa các thơng số của quy trình chiết xuất lá Đinh lăng ..... 61
Hình 3.11. Bề mặt đáp ứng của khối lượng acid oleanolic thu được theo các biến đầu
vào trong thiết kế tối ưu hóa các thơng số của quy trình chiết xuất rễ và thân ......... 65

Hình 3.12. Sơ đồ quy trình điều chế cao chiết Đinh lăng tồn phần ........................ 68
Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn độ ẩm cốm theo thời gian sấy ...................................... 76
Hình 3.14. Đồ thị phân bố kích thước hạt ................................................................ 78
Hình 3.15. Sơ đồ điều chế viên nén chứa cao chiết Đinh lăng bằng phương pháp xát
hạt ướt........................................................................................................................ 79
Hình 3.16. Viên nén nhân ......................................................................................... 81
Hình 3.17. Viên nén bao phim ................................................................................. 81

.


.

1

MỞ ĐẦU
Xu hướng sử dụng thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên để phòng, chữa bệnh và nâng
cao sức khỏe ngày càng phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Các sản phẩm từ dược
liệu trên thị trường ngày càng đa dạng. Việc nghiên cứu các dược liệu theo hướng
của y học hiện đại như: Xác định hoạt chất có tác dụng sinh học, đánh giá hoạt tính
sinh học trên động vật thử nghiệm, đánh giá tác dụng trên lâm sàng, sản xuất sản
phẩm dưới dạng bào chế hiện đại cũng đang phát triển mạnh mẽ.
Đinh lăng là một dược liệu được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền [12], [14]. Rễ
Đinh lăng được đánh giá có công dụng tương tự nhân sâm nên được coi là một dược
liệu quý, được gọi là sâm của người nghèo. Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về
Đinh lăng, đặc biệt là của các tác giả Việt Nam được đăng trên các tạp chí trong nước
và quốc tế, cho thấy tiềm năng giá trị rất lớn của loài cây này. Các nghiên cứu này
cung cấp, bổ sung thêm nhiều tri thức mới về loài cây này: Từ thành phần hóa học,
tác dụng dược lý, đến nhân giống [21], ni cấy mô rễ/lá Đinh lăng để lấy hoạt chất
[10]. Các bằng chứng khoa học này đã khẳng định lại các tác dụng của Đinh lăng

theo y học cổ truyền như bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe, tiêu sưng, lợi tiểu, giảm
ho [12], và đồng thời khám phá thêm nhiều tác dụng khác của Đinh lăng: Giảm mỡ
máu [1], hạ đường huyết [34], chống oxy hóa [8]… Với giá trị và tiềm năng như vậy,
cây Đinh lăng đã được đưa vào danh mục cây thuốc và vị thuốc thiết yếu (Thông tư
số 40/2013/TT-BYT) và danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 20152020 (Quyết định 206/QĐ-BYT ban hành năm 2015) của Bộ Y Tế. Hiện nay, các
vùng trồng Đinh lăng được quy hoạch phát triển theo hướng đạt chuẩn GACP để đảm
bảo nguồn dược liệu sạch, an tồn, có chất lượng cao. Việc xây dựng các vùng trồng
dược liệu đạt chuẩn cũng mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn và góp phần bảo vệ tài
nguyên cây thuốc ở Việt Nam.
Ngày nay, dược liệu ít được sử dụng trực tiếp mà phổ biến ở dưới dạng các sản phẩm
chứa chiết xuất từ dược liệu: Dung dịch, viên nén, viên nang, cao/kem, miếng dán…
Cao chiết dược liệu là sản phẩm trung gian giữa dược liệu và các dạng bào chế này.

.


.

2

Chất lượng của sản phẩm chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chất lượng của cao chiết. Do đó,
q trình điều chế cao chiết từ dược liệu cần được nghiên cứu, xây dựng để thu được
cao chiết đạt chất lượng tốt. Các dạng bào chế từ cao dược liệu dùng theo đường uống
thường được bào chế ở dạng dung dịch, bột/cốm và dạng viên. Dạng viên nén có ưu
điểm là sử dụng thuận tiện, độ ổn định và tuổi thọ cao, dễ bảo quản và vận chuyển,
dễ triển khai sản xuất trên quy mô công nghiệp với giá thành phù hợp. Do đó, đề tài
“Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao chiết Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.)
Harms) trồng tại Đắk Lắk” được thực hiện với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Thẩm định quy trình định lượng acid oleanolic.
2. Đánh giá chất lượng dược liệu Đinh lăng.

3. Xây dựng quy trình điều chế cao chiết Đinh lăng.
4. Xây dựng cơng thức và quy trình điều chế viên nén chứa cao chiết Đinh lăng.

.


.

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Cây Đinh lăng
Tên Việt Nam:

Đinh lăng.

Tên khoa học:

Polyscias fruticosa (L.) Harms.

Tên đồng nghĩa:

Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum (L.) Miq.,
Tieghemopanax fruticosus (L.) R. Vig.

Tên khác:

Đinh lăng lá nhỏ, cây gỏi cá, nam dương lâm.

Tên nước ngoài:


Ginseng tree (Anh), polyscias (Pháp).

Họ:

Nhân sâm (Araliaceae).

(a)
(b)
Hình 1.1. Rễ, thân (a) và lá (b) của cây Đinh lăng
Đặc điểm thực vật
Đinh lăng là loại cây nhỏ, xanh tốt quanh năm, chiều cao khoảng 0,8-1,5 m. Thân
nhẵn, khơng gai, ít phân nhánh, mang nhiều sẹo to màu xám. Lá kép mọc so le, có
bẹ, phiến lá xẻ 3 lần lơng chim dài 20-40 cm, khơng có lá kèm rõ, lá có mùi thơm khi
vị nát. Cụm hoa mọc ở ngọn thành hình chùy ngắn 7-18 mm, gồm nhiều tán, mang
nhiều hoa nhỏ. Hoa nhỏ, màu lục nhạt hoặc trắng xám. Tràng 5, nhị 5, bầu hạ 2 ngăn
có dìa trắng nhạt. Quả hình trứng, dẹt, dài từ 3-4 mm, màu trắng bạc [12], [14].
Phân bố
Chi Polyscias có gần 100 lồi trên thế giới, phân bố rải rác ở các vùng cận nhiệt đới
và nhiệt đới, nhất là một số đảo ở Thái Bình Dương. Đinh lăng có nguồn gốc từ đảo
Polynesie (Thái Bình Dương). Cây cũng được trồng ở Malaysia, Indonesia,

.


.

4

Campuchia, Lào… Ở Việt Nam, cây thường được trồng làm cảnh ở nhiều tỉnh thành

trên cả nước.
Đinh lăng là một loại cây ưa ẩm và có thể hơi chịu bóng, trồng được trên nhiều loại
đất; thậm chí với một lượng đất rất ít trong chậu nhỏ, cây vẫn có thể sống được theo
kiểu cây cảnh bonsai. Trồng Đinh lăng bằng cành sau 2-3 năm có thể có hoa, quả.
Đinh lăng có khả năng tái sinh vơ tính khỏe, thường được trồng bằng phương pháp
giâm cành hay trồng trực tiếp từ đoạn thân hay cành [12].
Ở Việt Nam, những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về ni trồng và nhân giống
cây Đinh lăng trong tự nhiên cũng như nuôi cấy mô lấy hoạt chất được thực hiện và
công bố [7], [10], [23]. Các nghiên cứu về bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Đinh
lăng cũng đã được thực hiện [24], [25]. Các dự án xây dựng các vùng trồng Đinh lăng
đạt tiêu chuẩn GACP đang được thực hiện ở nhiều nơi. Đã có các vùng trồng Đinh
lăng được chứng nhận đạt chuẩn GACP của Bộ Y Tế, như vùng trồng tại tỉnh Nam
Định của công ty Traphaco, vùng trồng tại tỉnh Gia Lai của công ty OPC Bắc Giang
với sản lượng dự kiến lên đến hàng trăm tấn một năm. Chính vì vậy, cho đến nay
Đinh lăng ni trồng trên các vùng thổ nhưỡng phù hợp vẫn là nguồn nguyên liệu
chính trong sản xuất các dạng chế phẩm từ dược liệu này.
Bộ phận dùng
Rễ, thân và lá.
Thu hái, chế biến
Đối với rễ, thường thu hoạch vào mùa đông. DĐVN V quy định thu hái rễ từ cây
trồng trên 5 năm [3], cây càng già năng suất và chất lượng rễ càng cao [12]. Đào lấy
rễ, rửa sạch, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khơ.
Đối với lá, có thể thu hái quanh năm, thường dùng lá tươi.
Tác dụng và cơng dụng
Theo y học cổ truyền, rễ Đinh lăng có vị ngọt, tính bình. Lá vị nhạt, hơi đắng, tính
bình. Dược liệu có tác dụng bổ tạng, tiêu thực, tiêu sưng viêm, giải độc, bổ huyết,

.



.

5

tăng sữa. Rễ Đinh lăng được dùng làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy
yếu, mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi sinh ít sữa. Có nơi cịn dùng chữa ho, đau
tử cung, kiết lỵ và làm thuốc lợi tiểu, tiêu độc. Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy,
sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, giã đắp vết thương. Thân và cành chữa thấp khớp, đau
lưng. Ngày dùng 1-6 g rễ hoặc 30-50 g thân cành dạng thuốc sắc. Có thể dùng rễ khơ
tán bột hoặc rễ tươi ngâm rượu uống [12], [14].
1.1.1 Thành phần hóa học
Các nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Đinh lăng cho thấy trong Đinh lăng
có nhiều nhóm chất như saponin, polyacetylen, alcaloid, flavonoid, glycosid, vitamin
nhóm B, acid amin, tinh dầu… [12], [14]. Trong đó, đáng chú ý là nhóm saponin,
được xem là nhóm chất chính của cây Đinh lăng.

Hình 1.2. Phân tử acid oleanolic
Các saponin chủ yếu trong cây Đinh lăng là các dẫn xuất của acid oleanolic. Vào năm
1998, một nghiên cứu đã thực hiện chiết xuất rễ và lá Đinh lăng bằng dung môi
methanol. Quá trình phân tích các hợp chất trong dịch chiết đã xác định được 11 loại
saponin trong đó có 8 saponin mới được đặt tên là polyscioside kí hiệu từ A đến H. Các
hợp chất này đều có cấu trúc khung acid oleanolic [41].
Gần đây, một nghiên cứu đã phát hiện hai hợp chất saponin triterpen mới có cấu trúc
khung acid oleanolic trong dịch chiết ethanol 96 % của lá Đinh lăng trồng tại tỉnh An
Giang có tên là polyscioside J và polyscioside K [28].
Ngoài saponin, một nghiên cứu vào năm 1992 đã phân lập và định danh 5 hợp chất
polyacetylen có trong dịch chiết ether dầu hỏa của rễ Đinh lăng thu thập tại Việt Nam.
Các hợp chất này bao gồm: Falcarinol (Pf1), Heptadeca-1,8-(E)-diene-4,6-diyne-3-

.



.

6

ol-10-one (Pf2), Heptadeca-1’,8-(Z)-diene-4,6-diyne-3-ol-10-one (Pf3), Panaxydol
(Pf4), Heptadeca-1,8-(E)-diene-4,6-diyne-3,10-diol (Pf5) [33].
Sự hiện diện của một số hợp chất khác trong Đinh lăng cũng đã được ghi nhận. Kết
quả định tính dịch chiết rễ Đinh lăng bằng ether dầu hỏa xác nhận sự hiện diện của
các nhóm hoạt chất alcaloid, tanin và flavonoid trong thành phần dịch chiết [40]. Kết
quả phân lập các hợp chất từ dịch chiết methanol của lá Đinh lăng thu thập tại Thái
Bình cũng xác định được sự hiện diện của các flavonoid glycosid như quercitrin,
afzelin và kaempferol-3-O-rutinosid [18]. Một nghiên cứu chiết xuất lá Đinh lăng
bằng cồn tuyệt đối cho thấy ngồi saponin, cịn có sự hiện diện các nhóm hợp chất
sterol, alcaloid, và cyanogenic glycosid [31]. Chiết xuất tinh dầu từ lá Đinh lăng bằng
phương pháp cất cuốn hơi nước thu được hỗn hợp tinh dầu có các hợp chất thuộc loại
sesquiterpenoid. Trong đó có trans-α-bergamoten (8,26%), cis-β-blemen (5,3%), βbourbonen (3,18%), germacren-B (3,63%) [11].
Định lượng saponin trong Đinh lăng
DĐVN V và nhiều nghiên cứu trên thế giới đều lựa chọn acid oleanolic là chất chỉ
dấu để đánh giá chất lượng dược liệu/cao chiết từ Đinh lăng. Chuyên luận cao đặc rễ
Đinh lăng của DĐVN V đã hướng dẫn quy trình định lượng oleanolic trong cao bằng
phương pháp HPLC, và quy định hàm lượng acid oleanolic trong cao chiết khơng
thấp hơn 0,04 % tính theo chế phẩm khơ kiệt [3].
Vì vậy, đề tài lựa chọn acid oleanolic làm chất chuẩn để đánh giá chất lượng của dược
liệu đầu vào, cao chiết và viên nén chứa cao Đinh lăng.
1.1.2. Tác dụng sinh học và tính an tồn
Đinh lăng là dược liệu được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyển, cũng như có nhiều
nghiên cứu về tác dụng dược lý: Tăng cường sức khoẻ, tăng sức đề kháng, an thần,
chống viêm, bảo vệ gan, hạ cholesterol… Một số nghiên cứu về tác dụng dược lý của

Đinh lăng được trình bày ở bảng 1.1.

.


.

7

Bảng 1.1. Các tác dụng dược lý của Đinh lăng
Tác dụng

Nghiên cứu

Tăng cường

Nguyễn Trần Châu Đỗ Mai Anh và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm với

sức khoẻ

cao cồn của rễ và lá Đinh lăng tự nhiên so với Đinh lăng được nuôi cấy
mô. Kết quả, cả hai loại tự nhiên và ni cấy mơ đều có tác dụng tăng
lực trên chuột nhắt trắng có sự khác biệt so với nhóm sinh lý sau 7 ngày
sử dụng cao. Đối với thử nghiệm chịu đựng trong môi trường khắc nghiệt
(nhiệt độ cao ở 42 ºC) nhóm chuột uống cao rễ Đinh lăng đều chịu đựng
tốt hơn so với nhóm sinh lý, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa Đinh
lăng tự nhiên (5 năm tuổi) và nuôi cấy [2].
Thử nghiệm tăng lực khác trên chuột nhắt trắng được tiến hành bởi Trần
Công Luận và cộng sự cho thấy: Cao cồn của rễ và lá Đinh lăng liều 100200 mg/kg chuột có tác dụng tăng lực, chống nhược sức, và khơng có sự
khác biệt giữa 2 mức liều (mơ hình cho chuột bơi theo phương pháp

Brekhman) [15].

Kích thích

Thử nghiệm gây suy giảm miễn dịch trên chuột bằng cyclosporin, cao lá

miễn dịch

Đinh lăng liều 50-200 mg/kg cho thấy làm tăng chỉ số thực bào, tăng
trọng lượng lách và tuyến ức mà không ảnh hưởng đối với lơ chuột bình
thường. Cơ chế đề xuất là kích thích hoạt động của hệ thống lưới nội sinh
chất (reticuloendothelial system) là hệ thống giữ vai trò quan trọng trong
việc duy trì sự hằng định nội mơi và khả năng miễn dịch [13].

Tăng cường

Mai Thành Chung và cộng sự đã nghiên cứu về tác dụng tăng cường trí

trí nhớ

nhớ của chế phẩm viên nang chứa 100 mg hỗn hợp cao chiết cồn của lá
và rễ Đinh lăng, thử trên chuột nhắt trắng với mơ hình gây suy giảm trí
nhớ bằng scopolamin. Chuột được cho dùng chế phẩm trong 6-12 ngày
tùy phác đồ với liều thử nghiệm của viên nang là 1-2 viên/kg thể trọng.
Kết quả cho thấy chế phẩm có tác dụng làm tăng cường khả năng học tập
và ghi nhớ của chuột bị suy giảm trí nhớ bằng scopolamin [5].

.



.

8

Cùng mơ hình gây suy giảm trí nhớ bằng scopolamin, Nguyễn Thị Thu
Hương và cộng sự đã chứng minh cao rễ Đinh lăng liều 100 mg có tác
dụng cải thiện trí nhớ tương đương với cao nhân sâm liều 100 mg [8].
Chống oxy

Nguyễn Trần Châu Đỗ Mai Anh và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tác

hóa và giảm

dụng của cao Đinh lăng trên chuột nhắt trắng, nhằm khảo sát tác dụng

cholesterol

chống oxy hóa trên mơ hình gây tăng hàm lượng MDA ở não và gan bằng
CCl4. Đồng thời, đánh giá tác dụng hạ cholesterol trên động vật gây tăng
cholesterol máu bằng đường uống. Kết quả cho thấy, cao lá Đinh lăng ở
liều 200 mg/kg và 500 mg/kg làm giảm hàm lượng MDA trong não và
gan chuột nhắt sau khi được gây tăng bằng CCl4. Ngoài ra, liều 200-500
mg/kg cũng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu so với lô khơng
điều trị. Trong đó, liều 200 mg/kg thể hiện tác dụng tốt hơn [1].
Tác giả Trần Công Luận và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tác dụng

Bảo vệ gan

bảo vệ gan của viên nang chứa cao toàn phần từ lá và rễ Đinh lăng, trên
mơ hình gây tổn thương gan bằng ethanol. Kết quả cho thấy cao Đinh

lăng làm giảm chỉ số ALT và AST có ý nghĩa so với nhóm chứng bệnh,
và tương đương với chất đối chứng là silymarin [16].
Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự đã thử nghiệm tác dụng bảo vệ gan
của cao Đinh lăng trên mơ hình gây tổn thương gan chuột bằng CCl4. Kết
quả cho thấy cao Đinh lăng có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ gan ở
liều 100 mg/kg [9].
Giảm đường

Nghiên cứu về tác dụng trên đường huyết của 3-O-[β-d-glucopyranosyl-

huyết

(1→4)-β-d-glucuronopyranosyl]

oleanolic

acid

28-O-β-d-

glucopyranosyl ester (PFS) được tách ra từ cao lá Đinh lăng. Kết quả cho
thấy PFS có khả năng ứu chế enzym alpha amylase và alpha glucosidase
trên in vitro. Đồng thời PFS liều 100 mg/kg ở thử nghiệm trên chuột với
chế độ ăn nhiều sucrose cho thấy tác dụng làm giảm đường huyết sau ăn
ở chuột nhắt. Từ đó cho thấy tiềm năng của cao lá Đinh lăng trong trong
điều trị đái tháo đường type II [34].

.



.

9

Hạ sốt và

Bensita và cộng sự tiến hành thử nghiệm đánh giá tác dụng giảm đau và

giảm đau

hạ sốt của phân đoạn cao n-butanol từ lá Đinh lăng trên chuột cống. Kết
quả cho thấy, ở liều 500 mg/kg chuột cho tác dụng giảm đau tương đương
với aspirin liều 100 mg/kg và cho tác dụng hạ sốt tương đương với
paracetamol liều 100 mg/kg [27].

Điều trị hen

Koffuor và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm về tác dụng hỗ trợ điều trị
hen phế quản từ cao cồn của lá Đinh lăng với động vật thử nghiệm là heo.
Tác nhân gây hen là acetylcholin và histamin. Kết quả cho thấy với liều
cao cồn của lá Đinh lăng liều 100-500 mg/kg có tác dụng kéo dài thời
gian khởi phát của cơn hen thêm 76,1 % - 180,2 % (p < 0,01) so với nhóm
bệnh lý, rút ngắn thời gian cần thiết để hồi phục từ 71,9 % - 78,5 % (p <
0,01) đối với kích thích bằng acetylcholin. Và có tác dụng bảo vệ khi bị
kích thích bởi histamin cao gấp 15,8-80,1 lần so với nhóm bệnh lý, thời
gian cần thiết để hồi phục giảm 2,5-3,3 lần. Cao chiết cồn có tác dụng
làm giảm sự phá hủy các dưỡng bào, giảm giải phóng các cytokin gây
viêm khi bị kích thích bởi histamin [30].

Tính an tồn

Cao chiết/chế phẩm từ Đinh lăng được đánh giá có tính an tồn cao, với nhiều thử
nghiệm về độc tính cấp được tiến hành:
Bensita và cộng sự thử nghiệm độc tính của dịch chiết ethanol 70% (chứa chủ yếu là
hợp chất saponin) so với dịch chiết nước (chứa nhóm hợp chất polyacetylen). Các thử
nghiệm độc tính trên chuột swiss albino đã xác nhận tính an tồn (khơng có chuột
nào chết) của dịch chiết ethanol 70% ở mức liều đến 2500 mg/kg thể trọng. Số liệu
này đối với dịch chiết nước là 1000 mg/kg thể trọng [27].
Trần Công Luận và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu độc tính cấp cao chiết cồn phối
hợp lá và rễ Đinh lăng (ở dạng viên nang, 100 mg cao/viên). Kết quả cho thấy, ở mức
liều tương đương với 5 g cao/kg chuột, khơng có chuột nào chết [15].

.


.

10

Thử nghiệm độc tính khác của dịch chiết cồn từ lá Đinh lăng trên chuột (chủng witstar
albino). Khơng có trường hợp gây chết nào được ghi nhận khi sử dụng đến mức liều
2000 mg/kg thể trọng. Dịch chiết này sau đó được chứng minh là có tác dụng lợi tiểu
(khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng) trên chuột thử nghiệm [40].
Thử nghiệm đánh giá độc tính của dịch chiết cồn tuyệt đối từ lá Đinh lăng. Kết quả
thu được là dịch chiết không gây độc trên động vật thử nghiệm là chuột lang ở mức
liều 1000 mg/kg thể trọng. Ở liều 2000 mg/kg thể trọng, sự giảm hoạt động và giảm
ăn uống sau 14 ngày thử nghiệm được quan sát ở mức có ý nghĩa nhưng khơng có
trường hợp nào chết [31].
Từ kết quả thu được của những thử nghiệm trên, có thể thấy cao chiết Đinh lăng
không gây chết chuột với liều 5 g cao/kg ở chuột tương đương với liều qui đổi khoảng
20 g/kg ở người nặng 50 kg. Đây là mức liều rất cao và cho thấy tính an tồn của cao

chiết từ dược liệu Đinh lăng.
1.2. Các sản phẩm có nguồn gốc từ Đinh lăng trên thị trường
Hiện nay, trên thị trường Việt nam có rất nhiều sản phẩm có chứa Đinh lăng. Qua
khảo sát, có thể chia thành các dạng sản phẩm cơ bản như sau: Dạng trà túi lọc, dạng
cao mềm, dạng viên chứa cao chiết dược liệu (viên nang mềm, viên nang cứng, viên
nén bao đường, viên nén bao phim). Một số sản phẩm chứa cao Đinh lăng trên thị
trường Việt Nam được trình bày ở bảng 1.2.
Các chế phẩm ở dạng trà túi lọc thường chứa bột dược liệu khơ hoặc bã dược liệu
được tẩm dịch chiết. Có thể xem dạng sản phẩm này là nguyên liệu, vì phải hãm bằng
nước nóng trước khi uống thì mới hịa tan - chiết xuất được hoạt chất trong bột trà.
Hàm lượng hoạt chất trong nước trà thường không ổn định vì phụ thuộc vào người
sử dụng và thường khơng thể chiết kiệt. Trà hịa tan khơng có nhược điểm này. Các
sản phẩm trà thường có lượng hoạt chất trong một đơn vị sản phẩm thấp nên muốn
đạt được hiệu quả sử dụng cần dùng nhiều lần hơn so với dạng viên có hàm lượng lớn.
Các chế phẩm Đinh lăng dạng cao mềm được đóng gói trong lọ và phân liều sử dụng

.


.

11

bằng cách dùng thìa, gây khó khăn trong việc kiểm soát liều lượng cao Đinh lăng sử
dụng trong mỗi lần dùng. Dạng bào chế này cũng không che dấu được mùi vị đặc
trưng của cao dược liệu, có thể gây khó chịu khi sử dụng cho người dùng, và dễ bị
nhiễm vi sinh vật, nấm mốc trong quá trình bảo quản so với dạng viên.
Dạng viên chứa cao chiết dược liệu phân liều chính xác, dễ sử dụng, che giấu mùi vị
và bảo quản tốt hơn trà và cao thuốc. Tuy yêu cầu phức tạp về mặt nhà xưởng và thiết
bị sản xuất, nhưng dạng viên có thể sản xuất với cỡ lơ lớn mà vẫn kiểm sốt tốt chất

lượng của sản phẩm, cũng như đảm bảo được sự đồng đều về chất lượng giữa các lô.
Hầu hết các viên chứa cao chiết Đinh lăng trên thị trường đều ở dạng phối hợp với
các cao dược liệu khác, với chỉ định là bồi bổ, an thần, giảm căng thẳng thần kinh,
cải thiện giấc ngủ, hoạt huyết, bổ huyết… Các chế phẩm này thường được đăng ký
dưới dạng thực phẩm chức năng. Cũng có một số sản phẩm đã được đăng ký dưới
dạng thuốc và được cơng nhận có tác dụng điều trị tốt. Điển hình là các chế phẩm kết
hợp cao Đinh lăng và cao Bạch quả. Sự kết hợp giữa cao Đinh lăng và cao Bạch quả
có tác dụng tăng tuần hoàn máu não, được chỉ định dùng để phịng và điều trị các
bệnh: Thiểu năng tuần hồn não, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, phục hồi sau
tai biến hoặc chấn thương não… Các sản phẩm tiêu biểu có thể kể tên như chế phẩm
Cebraton®, Hoạt huyết dưỡng não.
Bảng 1.2. Các sản phẩm chứa cao chiết Đinh lăng trên thị trường
Tên sản phẩm/

Dạng

Thành phần

Nhà sản xuất

bào chế

cho 1 đơn vị phân liều

Cebraton®

Viên nang

Cao đặc rễ Đinh lăng (5 : 1)


300 mg

Công ty CP Traphaco

mềm

Cao khô lá Bạch quả

100 mg

Tá dược
Hoạt huyết dưỡng não

Viên nén

Cao đặc rễ Đinh lăng (5 : 1)

Công ty CP Traphaco

bao đường

Cao khô lá Bạch quả
Tá dược

Hoạt huyết dưỡng não

.

Viên nén


Cao đặc rễ Đinh lăng (5 : 1)

vđ 1 viên
150 mg
5 mg
vđ 1 viên
150 mg


×