Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Khảo sát tình hình cung ứng và điều kiện đảm bảo chất lượng đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền tại viện y dược học dân tộc thành phố hồ chí minh giai đoạn 2015 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THANH HƯƠNG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CUNG ỨNG VÀ ĐIỀU KIỆN
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI
DƯỢC LIỆU, VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN
TẠI VIỆN Y DƯỢC HỌC DÂN TỘC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2015-2018

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA II

CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 62 73 20 01

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THANH HƯƠNG



KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CUNG ỨNG VÀ ĐIỀU KIỆN
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI
DƯỢC LIỆU, VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN
TẠI VIỆN Y DƯỢC HỌC DÂN TỘC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2015-2018

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA II

CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 62 73 20 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Hùng
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018


iii

LỜI CÁM ƠN
Để luận văn tốt nghiệp Dược sĩ Chuyên khoa II, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến thầy PGS. TS. TRẦN HÙNG – Trưởng Khoa Dược – Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn, đưa ra những lời khuyên quý báu cũng như động
viên và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến:
• Thầy PGS. TS. PHẠM ĐÌNH LUYẾN đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
• Các Thầy/Cơ phản biện đã dành thời gian góp ý và nhận xét giúp cho đề tài
của em được hoàn thiện hơn.
Em cũng xin gửi những lời cảm ơn trân trọng nhất đến:
• Tập thể thầy cơ giáo ở Khoa Dược, những người đã đem tâm huyết truyền đạt

kiến thức cho em trong suốt hai năm học tại đây, cũng như các thầy cô ở Bộ
môn Quản lý Dược đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
• Cảm ơn tập thể lớp CK2-QLD 2016-2018, những người bạn đã luôn cận kề
trong suốt hai năm học để vượt qua và hoàn thành được tất cả các mơn học.
• Ban lãnh đạo Viện Y Dược học Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh, các phòng
ban chức năng của Viện Y Dược học Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ
trợ và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình lấy số liệu thực hiện đề tài.
• Cảm ơn gia đình đã ln sát cánh và ủng hộ em.
Mặc dù em đã nỗ lực để hồn thành đề tài, nhưng cũng khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Em kính mong các thầy cơ góp ý để đề tài được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
TRẦN THỊ THANH HƯƠNG


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.

Người cam đoan

Trần Thị Thanh Hương


v

Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ Chuyên khoa cấp II – Năm học 2016 - 2018
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CUNG ỨNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT

LƯỢNG ĐỐI VỚI DƯỢC LIỆU, VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN TẠI VIỆN Y
DƯỢC HỌC DÂN TỘC TP.HCM GIAI ĐOẠN 2015 – 2018
Trần Thị Thanh Hương
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Hùng
Đặt vấn đề
Việt Nam với nguồn dược liệu phong phú và đa dạng, thiên nhiên phù hợp cho việc nuôi
trồng phát triển dược liệu nhưng 80% lượng dược liệu vẫn phải nhập khẩu. Hơn nữa, trên
thế giới xu hướng sử dụng dược liệu ngày càng tăng nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu các
thuốc mới, các sản phẩm chức năng. Trước những nhu cầu ngày càng tăng về việc sử dụng
dược liệu, vị thuốc YHCT và thực trạng chất lượng dược liệu vị thuốc YHCT trên thị trường
hiện nay là vấn đề quan tâm của ngành Y tế. Chính vì những lý do trên, đề tài nghiên cứu:
"Khảo sát tình hình cung ứng và điều kiện đảm b chất lượng dược liệu, vị thuốc học cổ
truyền tại Viện y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2018"
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu phân tích dữ liệu thu thập và tổng hợp từ phần mềm quản lý và văn bản hành
chính của Viện Y Dược học Dân tộc năm 2015 – 2018. Từ đó đề xuất các cải tiến nâng cao
chất lượng hoạt động đảm bảo chất lượng dược liệu.
Kết quả nghiên cứu
Vị thuốc cổ truyền có nguồn gốc Nam đang dần chiếm ưu thế (35,8%; 38,2%; 41,3% lần
lượt cho năm 2015, 2016, 2017). Tuy nhiên, giá trị của vị thuốc nguồn gốc Bắc vẫn chiếm
giá trị rất lơn. Các vị thuốc thuộc nhóm Hoạt huyết, Bổ huyết có cơ cấu và số lượng sử dụng
cao nhât. Về phân tích ABC thì cơ cấu vị thuốc cổ truyền phù hợp với phân bố của định luật
Pareto. Tâm thất; Đảng sâm và Đương quy là 03 dược liệu có giá trị sử dụng cao nhất trong
giai đoạn 2015 – 2017.
Về hoạt động đảm bảo chất lượng dược liệu, Viện đáp ứng các tiêu chí trừ tiêu chí về “Diện
tích kho hợp lý” (180 m2 < 300 m2). Nghiên cứu đã đề xuất sửa chữa để đáp ứng được tiêu
chí này. Nghiên cứu nhận thấy có 25 dược liệu sai sót do kết quả kiểm nghiệm khác với giấy
kiểm nghiệm gốc và 31 dược liệu sai sót do khác biệt về dạng dược liệu so với báo cáo.
Nghiên cứu đã cập nhật 06 SOP cho hoạt động cung ứng dược liệu và vị thuốc cổ truyền,
đấu thầu, chế biến vị thuốc cổ truyền, hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền và thuốc dược liệu

và xây dựng mới 01 SOP về lấy mẫu kiểm tra dược liệu và vị thuốc cổ truyền.
Kết luận
Công tác cung ứng thuốc và đảm bảo chất lượng dược liệu và vị thuốc cổ truyền đóng vai
trị quan trọng trong hoạt động của Viện. Việc phân loại dược liệu và vị thuốc cổ truyền
thành các nhóm giúp dễ theo dõi quản lý, ngồi ra, nghiên cứu đã thực hiện xây dựng các
quy trình thao tác chuẩn cho công tác cấp phát thuốc và kiểm ra chất lượng dược liệu.


vi

Graduation Thesis of Level 2 Pharmacist – Academic year 2016 - 2018
SURVEY ON SUPPLY CHAIN AND CONDITION OF QUALITY
ASSURANCE FOR HERBS AND TRADITIONAL HERBS IN THE
TRADITIONAL MEDICINE INSTITUDE IN THE PERIOD OF 2015 - 2018
Trần Thị Thanh Hương
Supervisor: HUNG TRAN, Assoc. Prof, Dr.
Background
Vietnam is rich and diverse sources of natural resources suitable for the development of
traditional and herbal medicines, however, 80% of the herbs are still imported. Besides, the
traditional medical usage is increasing in order to cure and care for health of Vietnamese
people. Faced with the growing demand for herbs, traditional herbs and the current quality
of traditional medicines in the market is a matter of concern for the health sector. For the
above reasons, the study: “Survey on the supply chain and conditions of quality
assurance of herbs and traditional herbs at the Institute of Medicine and Pharmacy of
Ho Chi Minh City for the period of 2015 – 2018” was conducted.
Research subjects and methods
Study analyze collected and synthesized data from institute’s management software and
administrative documents in the period of 2015 - 2018. After that, the study provides
guideline to enhance the supply chain and quality assurance activities in the Institude.
Result

Traditional medicine of South origin is gradually dominating (35.8%, 38.2%, 41.3% for
2015, 2016 and 2017 respectively). However, the value of the one originated North still
occupies a very large value. Traditional medicines in the blood circulation improved group
has the highest structure and amount of use. For the ABC analysis, the traditional medicine’s
structure is consistent with the distribution of Pareto law. Panax pseudoginseng; Ginseng
and Angelica sinensis are the three most valuable medicines in the period 2015 - 2017.
Regarding activities to ensure the quality of medicinal herbs, the Institute meets the criteria,
except the criterion of "reasonable warehouse area" (180 m2 <300 m2). Research has
suggested repairs to meet this criterion. The study found that there were 25 medicinal errors
due to the test results differing from the original test papers and 31 medicinal errors due to
differences in medicinal form compared with the report.
The study has updated 06 SOP for the supply of medicinal herbs and traditional herbs, to
bidding, to process traditional herbal medicines, to guide the use of traditional medicines
and medicinal herbs and to build a new 01 SOP on sampling check medicinal herbs and
traditional medicine.
Conclusion
The supply chain and the quality assurance of medicinal herbs and traditional medicines play
an important role in the Institute's activities. The classification of medicinal herbs and
traditional herbal medicines into groups facilitates easy follow-up. In addition, research has
developed standardized procedures for drug delivery and quality control.


vii

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN .......................................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................... vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. ix
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................x

DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ xii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN .............3
1.1.1. Khái niệm về chu trình cung ứng thuốc .....................................................3
1.1.2. Hoạt động lựa chọn thuốc ..........................................................................4
1.1.3. Hoạt động thu mua thuốc ...........................................................................9
1.1.4. Hoạt động phân phối thuốc ......................................................................15
1.2. TỔNG QUAN VỀ VIỆN Y HỌC DÂN TỘC TPHCM .............................25
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của đơn vị ........................................................................26
1.2.2 Khoa dược Viện Y Dược học Dân tộc TPHCM .......................................30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG &PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................32
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................................32
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................32
2.1.2. Thời gian nghiên cứu................................................................................32
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................................32
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU ....................................32
2.3.1. Khảo sát tình hình cung ứng dược liệu và vị thuốc cổ truyền tại Viện Y
Dược học Dân tộc TP. HCM giai đoạn 2015-2017 ............................................32
2.3.2. Khảo sát điều kiện của hoạt động đảm bảo chất lượng dược liệu và vị thuốc
cổ truyền tại Viện Y Dược học Dân tộc .............................................................35
2.3.3. Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng và đảm bảo
chất lượng dược liệu và vị thuốc cổ truyền ........................................................36


viii

2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU ...........................................................................................36
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU...........................................................36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................37

3.1. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CUNG ỨNG DƯỢC LIỆU VÀ VỊ THUỐC..37
3.1.1. Khảo sát tình hình cung ứng vị thuốc cổ truyền ......................................37
3.1.2. Khảo sát tình hình cung ứng dược liệu chín.............................................57
3.2. KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
DƯỢC LIỆU VÀ VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN TẠI VIỆN Y DƯỢC HỌC DÂN
TỘC NĂM 2018 ...................................................................................................74
3.3. ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CUNG
ỨNG VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU VÀ VỊ THUỐC CỔ
TRUYỀN...............................................................................................................90
3.3.1. Giải pháp để nâng cao hoạt động cung ứng dược liệu và vị thuốc cổ truyền
............................................................................................................................90
3.3.2. Giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng dược liệu và
vị thuốc cổ truyền ...............................................................................................96
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .....................................................................................109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................112
KẾT LUẬN .........................................................................................................112
KIẾN NGHỊ........................................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................


ix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tiếng Việt

BYT


Bộ Y Tế

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

DMT

Danh mục thuốc

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc & điều trị

DLCSC

Dược liệu chưa sơ chế

TCB

Tổ chế biến

SOP

Quy trình thao tác chuẩn

SYT

Sở Y Tế


Tiếng Anh

Consumer Price Index

Standard Operating
Procedure

Vital – Essential – Non-

VEN

Essential

VNĐ

Việt Nam Đồng

YHCT

Y học cổ truyền


x

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Ma trận ABC/VEN .....................................................................................9
Bảng 2.1. Phân loại vị thuốc cổ truyền .....................................................................33
Bảng 3.1. Cơ cấu số lượng và giá trị dược liệu theo nguồn gốc ..............................37

Bảng 3.2. Tình hình số lượng và giá trị vị thuốc theo nhóm tác dụng năm 2015-2017
...................................................................................................................................43
Bảng 3.3. Tình hình số lượng và giá trị từng bộ phận dùng năm 2015-2017...........48
Bảng 3.4. Phân tích ABC vị thuốc cổ truyền giai đoạn năm 2015 – 2017 ...............52
Bảng 3.5. Sự thay đổi cơ cấu dược liệu theo phân tích ABC từ năm 2015 đến năm
2016 ...........................................................................................................................53
Bảng 3.6. Sự thay đổi cơ cấu dược liệu theo phân tích ABC từ năm 2016 đến năm
2017 ...........................................................................................................................53
Bảng 3.7. Vị thuốc cổ truyền thuộc nhóm A qua các năm 2015-2017.....................55
Bảng 3.8. Cơ cấu giá trị dược liệu theo phân tích ABC (tỷ VNĐ)...........................57
Bảng 3.9. Tình hình số lượng dược liệu chín năm 2015-2017 .................................57
Bảng 3.10. Tình hình giá trị (triệu đồng) dược liệu chín năm 2015-2017 ...............58
Bảng 3.11. Cơ cấu dược liệu chín theo phân tích ABC............................................59
Bảng 3.12. Sự thay đổi cơ cấu dược liệu chín từ năm 2015 đến năm 2016 theo phân
tích ABC ....................................................................................................................61
Bảng 3.13. Sự thay đổi cơ cấu dược liệu chín từ năm 2016 đến năm 2017 theo phân
tích ABC ....................................................................................................................62
Bảng 3.14. Dược liệu chín thuộc nhóm A qua các năm 2015-2017 .........................63
Bảng 3.15. Cơ cấu dược liệu chín theo phân tích ABC............................................65
Bảng 3.16. Tình hình dược liệu sống năm 2015-2017 .............................................65
Bảng 3.17. Tình hình giá trị (triệu đồng) dược liệu sống năm 2015-2017 ...............66
Bảng 3.18. Cơ cấu số lượng dược liệu sống theo phân tích ABC ............................67


xi

Bảng 3.19. Sự thay đổi cơ cấu dược liệu sống từ năm 2015 đến năm 2016 theo phân
tích ABC ....................................................................................................................69
Bảng 3.20. Sự thay đổi cơ cấu dược liệu sống từ năm 2016 đến năm 2017 theo phân
tích ABC ....................................................................................................................70

Bảng 3.21. Dược liệu sống thuộc nhóm A qua các năm 2015-2017 ........................71
Bảng 3.22. Cơ cấu giá trị dược liệu sống theo phân tích ABC (Tỷ VNĐ)...............73
Bảng 3.23. Số lượng nhân lực tham gia hoạt động cung ứng...................................75
Bảng 3.24. Số lượng nhân lực Dược tham hoạt động đảm bảo chất lượng dược liệu
và vị thuốc cổ truyền .................................................................................................77
Bảng 3.25. Các dược liệu bị sai sót do kết quả kiểm nghiệm khơng đạt..................87
Bảng 3.26. Các dược liệu sai sót do chênh lệch về dạng dược liệu .........................89
Bảng 3.27. Mô tả công việc cụ thể trong quy trình đấu thầu ...................................94
Bảng 3.28. Số mẫu cần lấy của phương pháp lấy mẫu “Rút hú họa” .....................107
Bàng 3.29. Thơng số báo cáo tình hình kiểm tra định tính.....................................108


xii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc ...........................................................................3
Hình 1.2. Vòng tròn cung ứng thuốc – Hoạt động lựa chọn thuốc ............................4
Hình 1.3. Vịng trịn cung ứng thuốc – Hoạt động mua thuốc .................................10
Hình 1.4. Sơ đồ thực hiện đấu thầu thuốc ................................................................13
Hình 1.5. Vịng trịn cung ứng thuốc – Hoạt động phân phối thuốc ........................15
Hình 1.6. Vịng trịn cung ứng thuốc – Hoạt động hướng dẫn sử dụng thuốc .........20
Hình 1.7. Quy trình sử dụng thuốc ở bệnh viện .......................................................21
Hình 3.1. Tình hình số lượng dược liệu theo nguồn gốc qua các năm 2015-2017 ..38
Hình 3.2. Giá trị nhóm nguồn gốc của vị thuốc cổ truyền hiệu chỉnh về năm 2017 40
Hình 3.3. Giá trị dược liệu chín hiệu chỉnh theo năm 2017 .....................................58
Hình 3.4. Giá trị dược liệu sống hiệu chỉnh về năm 2017........................................66
Hình 3.5. Sơ đồ hoạt động chế biến vị thuốc cổ truyền ...........................................99



1

MỞ ĐẦU
Nền Y học Việt Nam gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước, trải qua
nhiều thời kỳ, tuy ảnh hưởng của nền y học cổ truyền (YHCT) Trung Quốc nhưng
ln mang tính độc lập với bản sắc riêng, dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và
đại chúng thể hiện sự kế thừa những kinh nghiệm, chắt lọc tinh hoa của nền YHCT
và không ngừng sáng tạo tiếp thu những tiến bộ, thành tựu của nền y học hiện đại phù
hợp với xu thế chung của sự phát triển.
Việt Nam với nguồn dược liệu phong phú và đa dạng, thiên nhiên phù hợp cho việc
nuôi trồng phát triển dược liệu nhưng 80% lượng dược liệu vẫn phải nhập khẩu. Hơn
nữa, trên thế giới xu hướng sử dụng dược liệu ngày càng tăng nhằm phục vụ cho việc
nghiên cứu các thuốc mới, các sản phẩm chức năng. Riêng các bệnh viện cổ truyền
công tác cung ứng đầy đủ và đảm bảo chất lượng thuốc cổ truyền là nhiệm vụ vừa là
thử thách của công tác dược bệnh viện. Đảm bảo chất lượng thuốc cổ truyền đồng
thời với việc chứng minh, làm sáng tỏ các lý luận về các học thuyết của YHCT trong
việc bào chế, phối hợp, sử dụng dùng thuốc, chứng minh tính sở trường của các thuốc
cổ truyền trong điều trị các diện bệnh mang tính thời đại ngồi ra cịn thể hiện tính
độc đáo hài hòa với tự nhiên của thuốc cổ truyền.
Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong hệ thống các bệnh viện
YHCT trong hệ thống tổ chức của Bộ Y tế. Từ ngày thành lập và trải qua hơn 40 năm
hoạt động, Viện xác định kế thừa tinh hoa nền YHCT, phấn đấu cho mục tiêu con
người và sức khỏe xây dựng một nền Đông Y hiện đại mang bản sắc văn hóa dân tộc
vừa hịa nhập với thời đại, vừa sâu sắc về mặt học thuật vừa đáp ứng nhu cầu thực tế
của ngành y tế. Công tác cung ứng thuốc Cổ truyền được xác định là một trong 5
chức năng – nhiệm vụ của Viện.
Trước những nhu cầu ngày càng tăng về việc sử dụng dược liệu, vị thuốc YHCT và
thực trạng chất lượng dược liệu vị thuốc YHCT trên thị trường hiện nay là vấn đề
quan tâm của ngành Y tế. Chính vì những lý do trên, đề tài nghiên cứu: "Khảo sát
tình hình cung ứng và điều kiện đảm b chất lượng dược liệu, vị thuốc học cổ truyền



2

tại Viện y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2018" được
tiến hành nhằm các mục tiêu sau:

Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tình hình cung ứng và điều kiện đảm b chất lượng dược liệu, vị thuốc học
cổ truyền tại Viện y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2018

Mục tiêu cụ thể
1. Khảo sát tình hình cung ứng dược liệu, vị thuốc học cổ truyền tại Viện y dược
học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015- 2017.
2. Khảo sát các biện pháp đảm bảo chất lượng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền
tại Viện y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018.
3. Đề xuất giải pháp đảm bảo cung ứng thuốc hợp lý và đảm bảo chất lượng dược
liệu, vị thuốc YHCT trong việc sử dụng thuốc YHCT.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
1.1.1. Khái niệm về chu trình cung ứng thuốc
Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích
phịng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh
chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ
truyền, vắc xin và sinh phẩm. [1] Vì vậy, thuốc nói chung và thuốc cổ truyền – thuốc
dược liệu nói riêng, đóng vai trị hết sức quan trọng trong cơng tác bảo vệ sức khỏe

nhân dân. Theo chỉ đạo của 20-NQ/TW Khoa Dược cần đẩy mạnh phát triển để tăng
cường công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
trong đó, việc xây dựng và quản lý chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện cần
được chú trọng và kiểm soát chặt chẽ.
Cung ứng thuốc là một chu trình khép kín, từ việc lựa chọn, mua sắm, phân phối đến
việc hướng dẫn sử dụng thuốc. Mỗi bước trong chu trình đều có vai trị quan trọng và
tạo tiền đề cho các bước tiếp theo. [2]
Chu trình cung ứng thuốc quốc gia được thể hiện trên sơ đồ sau:

Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc
Cung ứng thuốc nhằm đảm bảo thực hiện 2 mục tiêu lớn của Chính sách thuốc Quốc
gia Việt Nam:
• Cung cấp thuốc cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của tồn dân đầy đủ, kịp thời
các loại thuốc có hiệu lực, chất lượng tốt, giá cả hợp lý.
• Việc sử dụng thuốc phải đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả. [3]


4

1.1.2. Hoạt động lựa chọn thuốc
Xây dựng
danh mục

Thu mua
thuốc

Vận chuyển

Phản hồi/ Báo
cáo sử dụng


Giao nhận

Tư vấn sử dụng
thuốc

Kiểm tra ngoài
và tiếp nhận

Sử dụng/ Cấp
phát tới người
bệnh

Phân phát

Sơ chế/ Bảo
quản/ Tồn trữ

Hình 1.2. Vịng trịn cung ứng thuốc – Hoạt động lựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc là việc xác định chủng loại và số lượng thuốc để cung ứng Trong
bệnh viện, chủng loại thuốc được thể hiện qua danh mục thuốc (DMT) bệnh viện.
Lựa chọn và xây dựng DMT bệnh viện là cơng việc đầu tiên thuộc quy trình cung
ứng thuốc bệnh viện. DMT là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động, có kế
hoạch cho nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn và hiệu quả. [4]

1.1.2.1. Nguyên tắc xây dựng danh mục
Một DMT được xây dựng tốt có thể giúp loại bỏ các loại thuốc khơng an tồn và
khơng hiệu quả do đó có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong đồng thời giúp giảm
số lượng thuốc được mua sắm dẫn dến giảm tổng chi tiêu cho thuốc, giảm số ngày
nằm viện, tiết kiệm chi phí và sử dụng hợp lý nguồn tài chính đồng thời cải thiện chất



5

lượng chăm sóc y tế tại bệnh biện. Do đó, có thể hiểu việc lựa chọn xây dựng DMT
là một bước then chốt và có vai trị quan trọng tiên quyết, ảnh hưởng tới hiệu quả của
việc cung ứng thuốc trong bệnh viên nói chung và sử dụng thuốc hợp lý an tồn nói
riêng. Việc xây dựng danh mục phải tuân theo những nguyên tắc sau:
• Bảo đảm phù hợp với mơ hình bệnh tật, chi phí về thuốc dùng điều trị trong
bệnh viện;
• Phù hợp về phân tuyến chuyên mơn kỹ thuật;
• Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng
tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
• Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;
• Phù hợp với phạm vi chun mơn của bệnh viện;
• Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y
tế ban hành;
• Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.

1.1.2.2. Tiêu chí lựa chọn thuốc
Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm mơt hình bệnh tật, các chính
sách về thuốc, nhu cầu thuốc đã sử dụng, hướng dẫn và phác đồ điều trị, khả năng
chuyên môn và nguồn lực tài chính. Yêu cầu của thuốc được đưa vào DMT như sau:
• Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an tồn thơng qua
kết quả thử nghiệm lâm sàng;
• Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định về
chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định;
• Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí được quy định
như trên thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều
trị, tính an tồn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng;

• Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế, cơ
chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc với
nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến q trình điều trị, khơng so sánh chi
phí tính theo đơn vị của từng thuốc;


6

• Ưu tiên lựa chọn thuốc dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng phối hợp
nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất
đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và
có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an tồn hoặc tiện dụng so với thuốc ở
dạng đơn chất;
• Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế
tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể;
Trong một số trường hợp, có thể căn cứ một số yếu tố khác như đặc tính dược động
học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất, cung ứng.

1.1.2.3. Quy trình xây dựng danh mục thuốc
DMT bệnh viện được xây dựng hàng năm theo định kỳ và có thể bổ sung hoặc loại
bỏ thuốc trong DMT bệnh viên trong các kỳ họp của Hội đồng thuốc và điều trị
(HĐT&ĐT). Việc xây dựng DMT bao gồm các bước được trình bày như sau:
• Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị,
phân tích ABC - VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, phản ứng có hại
của thuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các nguồn thơng tin đáng tin cậy;
• Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một
cách khách quan;
• Xây dựng danh mục thuốc và phân loại các thuốc trong danh mục theo nhóm
điều trị và theo phân loại VEN;
• Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ như: thuốc hạn

chế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần,…);
• Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ y tế sử dụng danh mục thuốc;
• Định kỳ hằng năm đánh giá, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc.[5]
1.1.2.4. Phân tích ABC/VEN
Các nghiên cứu tổng qt về tình hình sử dụng thuốc như phân tích ABC, phân tích
VEN sẽ giúp ích HĐT&ĐT cũng như các nhà quản lý xác định các vấn đề về sử dụng
thuốc làm nền tảng cho các hoạt động can thiệp tiếp theonhư: lựa chọn thuốc, cung
cấp thuốc, kế hoạch dự trù thuốc và tồn kho.


7

1.1.2.4.1. Phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng
năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách
cho thuốc của bệnh viện.
Các bước của phân tích ABC:
• Liệt kê các sản phẩm thuốc.
• Điền các thơng tin sau mỗi sản phẩm thuốc:
o Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản
phẩm có giá thay đổi theo thời gian);
o Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện.
• Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm.
Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc.
• Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản
phẩm thuốc chia cho tổng số tiền.
• Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.
• Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm; bắt đầu với
sản phẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.
Phân hạng sản phẩm như sau:

• Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 - 80 % tổng giá trị tiền;
• Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20 % tổng giá trị tiền;
• Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10 % tổng giá trị tiền.
Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng số sản phẩm, hạng B chiếm
10 – 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 -80%.
Kết quả thu được trình bày dưới dạng đồ thị bằng cách đánh dấu phần trăm của tổng
giá trị tích lũy vào cột dọc hay trục tung của đồ thị và số sản phẩm (tương đương giá
trị tích lũy này) trên cột ngang hay trục hoành của đồ thị.


8

1.1.2.4.2. Phân tích VEN
Đơi khi nguồn kinh phí khơng đủ để mua tất cả các thuốc như mong muốn. Phân tích
VEN là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những thuốc cần ưu tiên để
mua và dự trữ trong bệnh viện. Các thuốc được phân chia tùy theo tác dụng thành các
hạng mục sống còn, thiết yếu và khơng thiết yếu. Phân tích VEN cho phép so sánh
những thuốc có hiệu lực điều trị và khả năng sử dụng khác nhau (khác với phân tích
ABC chỉ có thể so sánh những nhóm thuốc có cùng chung hiệu lực điều trị).
Trong phân tích VEN, các thuốc được phân chia thành 3 hạng mục cụ thể như sau:
• Các thuốc sống còn (V): gồm các thuốc dùng để cứu sống người bệnh hoặc
các thuốc thiết yếu cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản.
• Các thuốc thiết yếu (E): gồm các thuốc dùng để điều trị cho những bệnh nặng
nhưng khơng nhất thiết cần phải có cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản.
• Các thuốc không thiết yếu (N): gồm các thuốc dùng để điều trị những bệnh
nhẹ, có thể có hoặc khơng có trong danh mục thiết yếu và không cần thiết phải
lưu trữ trong kho.
Các bước của phân tích VEN:
• Từng thành viên Hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E và N
• Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp, sau đó, Hội đồng sẽ:

o Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp.
o Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những
thuốc này trong trường hợp khơng cịn nhu cầu điều trị.
o Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm
N và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an tồn.
o Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn
nhóm N. [6]
1.1.2.4.3. Ma trận ABC/VEN
Kết hợp phân tích ABC và phân tích VEN (hay VED) được ma trận ABC/VEN (hay
ABC/VED) để nâng cao hiệu quả trong việc kiểm soát lựa chọn và mua thuốc được
thể hiện qua bảng sau:


9

Bảng 1.1. Ma trận ABC/VEN
V

E

N

A

AV

AE

AN


Thuốc quan trọng nhất

B

BV

BE

BN

Thuốc quan trọng

C

CV

CE

CN

Thuốc ít quan trọng

Trong đó:
• Nhóm I (AV, BV, CV, AE, AN): Các thuốc đắt tiền (nhóm A) hoặc tối cần
(nhóm V): cần ưu tiên để giữ ổn định ngân sáh hằng năm và ln sẵn có.
• Nhóm II (BE, CE, BN): Các thuốc cần thiết hoặc có giá trị trung bình.
• Nhóm III (CN): các thuốc có giá trị thấp và khơng quan trọng. [7]
Đánh giá tổng qt tình hình sử dụng ngân sách thuốc và tác động can thiệp lựa chọn
sử dụng thuốc tại Bệnh viện thông qua phân tích ABC, VEN là chiến lược có ý nghĩa
to lớn trong việc nâng cao chất lượng điều trị và quản lý kinh tế y tế trong bệnh viện.


1.1.3. Hoạt động thu mua thuốc
Sau khi đã lựa chọn và xây dựng được danh mục thuốc bệnh viện, bước tiếp theo của
chu trình cung ứng thuốc là mua sắm thuốc. Một quá trình mua sắm thuốc hiệu quả
đảm bảo cung cấp đúng thuốc, đúng số lượng với giá cả hợp lý và tiêu chuẩn chất
lượng được thừa nhận. Để thực hiện một quá trình mua sắm thuốc hiệu quả cần phải
xác định nhu cầu và phương thức mua sắm thuốc phù hợp.


10

Xây dựng danh
mục

Thu mua
thuốc

Vận chuyển

Phản hồi/ Báo
cáo sử dụng

Giao nhận

Tư vấn sử dụng
thuốc

Kiểm tra
ngoài và tiếp
nhận


Sử dụng/ Cấp
phát tới người
bệnh

Phân phát

Sơ chế/ Bảo
quản/ Tồn trữ

Hình 1.3. Vịng trịn cung ứng thuốc – Hoạt động mua thuốc

1.1.3.1. Xác định nhu cầu
Xác định số lượng thuốc trong danh mục chính là xác định được nhu cầu để chuẩn bị
cho quá trình mua thuốc được chủ động và đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời. Việc
xác định nhu cầu thuốc cần dựa vào các nguyên tắc sau:
• Chọn số lượng thuốc tối thiểu để điều trị những bệnh quan trọng nhất được
xác định dựa trên cơ sở dịch tễ học của tần số mục tiêu.
• Chỉ chọn thuốc được gọi tên đúng danh pháp.
• Chỉ chọn dạng liều cần thiết.
• Hồn thiện DMT có hệ thống và đồng nhất với nội dung điều trị.
Từ đó, chúng ta có các phương pháp để xác định nhu cầu thuốc:
• Phương pháp thống kê dựa trên sử dụng thuốc thực tế.
• Phương pháp dựa trên cơ sở quản lý các dịch vụ y tế.


11

• Phương pháp dựa trên mơ hình bệnh tật và phác đồ điều trị.
Trong thực tế để xác định nhu cầu thuốc cần kết hợp các phương pháp trên và xem

xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thuốc như: bệnh tật, thời tiết, điều
kiện kinh tế, sức khoẻ, trình độ chun mơn, phác đồ điều trị, những tiến bộ trong y
học và kỹ thuật điều trị mới, giá cả, sự xuất hiện các thuốc mới…Mặt khác phải chú
ý phân tích và loại bỏ sai số do nhu cầu thuốc bất hợp lý. Nhu cầu thuốc bất hợp lý là
nhu cầu thuốc không phù hợp với kỹ thuật và phương pháp điều trị có thể do thầy
thuốc chẩn đốn sai, do trình độ yếu kém hoặc do chiều lòng bệnh nhân.

1.1.3.2. Phương thức thu mua thuốc
Ngay từ năm 1997, theo chỉ thị 03/BYT-CT ngày 25-2-1997 của Bộ Y Tế về việc
chấn chỉnh công tác cung ứng quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh viện ghi rõ: “Việc
mua bán thuốc phải thực hiện qua thể thức đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu công
khai theo quy định của nhà nước.”
Đấu thầu thuốc là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết, thực hiện hợp đồng cung cấp
thuốc; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác
cơng tư trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. [8]
Thông tư 11/2016/TT-BYT của Bộ Y tế: Quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở
y tế cơng lập:
Đấu thầu tập trung
• Với mơ hình này, Sở Y tế có vai trị là chủ đầu tư tổ chức đấu thầu tập trung
những loại thuốc có nhu cầu sử dụng thường xuyên, ổn định và có số lượng
lớn cho tất cả các cơ sở y tế cơng lập thuộc địa phương quản lý.
• Danh mục thuốc đưa vào đấu thầu được tổng hợp theo nhu cầu của tất cả các
cơ sở khám, chữa bệnh, giá thuốc trúng thầu được áp dụng chung cho tất cả
các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn.
• Việc mua thuốc được thực hiện trực tiếp giữa từng cơ sở khám, chữa bệnh với
mỗi đơn vị trúng thầu hoặc một đơn vị trúng thầu nhận ủy quyền của các đơn
vị trúng thầu khác để cung ứng toàn bộ.


12


Đấu thầu đại diện
• Theo mơ hình này, Sở Y tế chỉ định một hoặc một vài cơ sở khám, chữa bệnh
tổ chức đấu thầu đại diện (thường là bệnh viện đa khoa tỉnh và một bệnh viện
đa khoa huyện.
• Riêng thuốc y học cổ truyền có thể do bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh đấu thầu
đại diện).
• Các cơ sở khám, chữa bệnh khác sử dụng kết quả trúng thầu để mua thuốc
cung ứng cho người bệnh BHYT.
• Áp dụng mơ hình này, giá thuốc cũng được áp dụng thống nhất trên địa bàn
tỉnh nhưng danh mục thuốc tại bệnh viện không tổ chức đấu thầu phụ thuộc
vào danh mục thuốc trúng thầu.
• Các đơn vị trúng thầu cung ứng thuốc cho từng cơ sở khám, chữa bệnh trực
tiếp hoặc gián tiếp qua ủy quyền với một đơn vị trúng thầu.
Đấu thầu và mua sắm đơn lẻ:
• Với mơ hình này mỗi cơ sở khám, chữa bệnh cơng lập sẽ tự tổ chức đấu thầu
mua thuốc.
• Danh mục thuốc đưa vào đầu thầu được xây dựng theo nhu cầu sử dụng thuốc
của mỗi đơn vị.
• Giá thuốc trúng thầu có thể khơng thống nhất giữa các cơ sở khám, chữa bệnh
trên cùng một địa bàn.
• Hình thức này thường được áp dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến
Trung ương.


13

Trình tự thực hiện đấu thầu được mơ tả theo sơ đồ sau:

Chuẩn bị đấu thầu


Tổ chức đấu thầu

Thương thảo, hồn thiện
và ký kết hợp đồng

Thơng báo kết quả đấu
thầu

Đánh giá hồ sơ dự thầu

Phê duyệt kết quả đấu
thầu

Trình duyệt và thẩm định

Xét duyệt trúng thầu

Hình 1.4. Sơ đồ thực hiện đấu thầu thuốc

kết quả


×