Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Phân tích chi phí thỏa dụng của erythropoetin alfa trong điều trị biến chứng thiếu máu của người bệnh thận mạn tại bệnh viện đa khoa kiên giang năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

ĐINH THÀNH TRUNG

PHÂN TÍCH CHI PHÍ-THỎA DỤNG
CỦA ERYTHROPOETIN ALFA TRONG ĐIỀU
TRỊ BIẾN CHỨNG THIẾU MÁU CỦA NGƯỜI
BỆNH THẬN MẠN TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA KIÊN GIANG NĂM 2017

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

ĐINH THÀNH TRUNG

PHÂN TÍCH CHI PHÍ-THỎA DỤNG
CỦA ERYTHROPOETIN ALFA TRONG ĐIỀU


TRỊ BIẾN CHỨNG THIẾU MÁU CỦA NGƯỜI
BỆNH THẬN MẠN TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA KIÊN GIANG NĂM 2017
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 62 73 20 01

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GS.TS. LÊ QUAN NGHIỆM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.

Người cam đoan

ĐINH THÀNH TRUNG


iii

PHÂN TÍCH CHI PHÍ-HIỆU QUẢ CỦA ERYTHROPOETIN ALFA TRONG ĐIỀU
TRỊ BIẾN CHỨNG THIẾU MÁU CỦA NGƯỜI BỆNH THẬN MẠN TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG NĂM 2017

ĐINH THÀNH TRUNG
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ QUAN NGHIỆM

TÓM TẮT
MỞ ĐẦU
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích chi phí-thỏa dụng của Erythropoietin alfa (EPO alfa)
trong việc duy trì có mức Hb mục tiêu khác nhau khi điều trị biến chứng thiếu máu ở người lọc
máu do bệnh thận mạn tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang năm 2017.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực hiện trong 12 tháng, trong đó tháng 9/2017 đến tháng 2/2018 là thời gian thu thập số
liệu tại bệnh viện. Người bệnh thỏa tiêu chí lựa chọn và tiêu chí loại trừ được phỏng vấn trực tiếp để
thu thập dữ liệu về chi phí và hiệu quả. Các chi phí thu thập bao gồm chi phí trực tiếp y tế, chi phí
trực tiếp ngồi y tế và chi phí gián tiếp. Hiệu quả được thu thập dưới dạng chất lượng cuộc sống,
thông qua bộ câu hỏi KDQOL-SF và SF-36. Nghiên cứu sử dụng mô hình cây quyết định và mơ hình
Markov để ước tính chỉ số ICER. Tần số chuyển sử dụng trong mô hình được trích xuất từ các thử
nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng thơng qua tổng quan tài liệu.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tuổi trung bình của 304 người bệnh được khảo sát là 57,32 ± 14,52 tuổi, 52,6% là nữ. Điểm chất
lượng cuộc sống khác nhau khơng có ý nghĩa giữa các nhóm người bệnh. Điểm Utility trung bình của
44 người bệnh có tiền sử bệnh tim mạch là 0,700 ± 0,140, nhóm cịn lại có điểm Utility là 0,760 ±
0,140, khác nhau khơng có ý nghĩa. Các chỉ số ICER chỉ ra rằng, khơng có can thiệp nào có chi phíhiệu quả khi so sánh với GDP. Tuy nhiên, can thiệp ở các người bệnh với mức Hb mục tiêu >10-11
g/dL cho thấy chi phí-hiệu quả cao nhất so với các nhóm cịn lại, ứng với chỉ số ICER thấp nhất.
KẾT LUẬN
Kết quả của nghiên cứu này là một gợi ý quan trọng cho những nhà hoạch địch chính sách trong việc
soạn thảo các hướng dẫn điều trị có sử dụng EPO alfa tại bệnh viện cũng như đưa ra hạn mức đồng
chi trả thích hợp của bảo hiểm y tế cho EPO alfa trong điều trị thiếu máu ở người bệnh thận mạn.


iv


Level II Pharmacist specialist’s graduating thesis – Academic year 2018
Speciality: Pharmaceutical Organization and Administration Specialty code: CK 62 73 20 01
COST EFFECTIVENESS ANALYSIS OF ERYTHROPOIETIN ALFA FOR
ANEMIA TREATMENT IN PATIENTS WITH CHRONIC KIDNEY DISEASE AT
KIEN GIANG GENERAL HOSPITAL IN 2017

DINH THANH TRUNG
Supervisor: LE QUAN NGHIEM, Prof. Dr.

ABSTRACT
INTRODUCTION
The purpose of this study was to evaluate the cost-utility analysis of Erythropietin alfa (EPO alfa)
for maintaining the different hemoglobin target levels in anemic hemodialysis patients with
chromic kidney disease at Kien Giang General Hospital in 2017.
MATERIALS AND METHODS
Face-to-face interview using KDQOL-SF and SF-36 was conducted during September 2017 to
February 2018 with 304 patients. Disicion three with five branches of target Hb and Markov models
with 4 scenarios was run to obtain the incremental cost effective ratio (ICER). The input variables for
the model were cost and utility score. The cost was estimated including direct medical, direct nonmedical and indirect cost. The Utility score was investigated by the quality-of-life questionnaire. The
probability coefficients of the model were sought systemically from the ramdomized clinical trials.
RESULTS AND DISCUSSION
The average age of 304 included patients was 57,32 ± 14,52, 52,6% were fenale. The QOL score
from the questionnaire was not significantly different among groups with various target Hb levels.
The average Utility score in 44 patients with cardiovascular disease (CV) was 0,700 ± 0,140, the
remains was (0,760 ± 0,140 in mean. The ICERs indicated that there were no interventions that costeffective compared to Gross Domestic Product (GDP). However, patients with the target Hb level at
>10-11 g/dL infer to be the most beneficial by the treatment, presented by the lowest ICER.
CONCLUSION
The findings of this study should be proposed to policy decision makers to set up the guidelines for
appropriate and cost-utility use of EPO alfa in the hospital as well as to establish the reimbursement
criteria for EPO alfa use at the rational level.



v

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... VI
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... VIII
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. XI
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG THIẾU MÁU CỦA BỆNH
THẬN MẠN .......................................................................................................... 4
1.2. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ-HIỆU QUẢ .............................. 23
1.3. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG VÀ
KHOA NỘI THẬN LỌC MÁU........................................................................... 39
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 41
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .............................................. 41
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 41
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 42
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 42
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ........................................................... 55
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ......................................................... 56
3.1. ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC CỦA NGƯỜI LỌC MÁU DO BỆNH
THẬN MẠN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG NĂM 2017 ........... 56
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 80
KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................
PHỤ LỤC ............................................................................................................ PL



vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ACR

Albumin/Creatinin Ratio

Tỉ số Albumin/Creatinin

ANOVA

Analysis of Variation

Phân tích biến số
Bệnh thận mạn

BTM
CBA

Cost Benefit Analysis

Phân tích chi phí – lợi ích

CEA


Cost Effectiveness Analysis

Phân tích chi phí - hiệu quả

CER

Cost effectiveness ratio

Chỉ số chi phí hiệu quả

CERA

Continuous erythropoietin receptor
activator

Chất hoạt hóa thụ thể
erythropoietin liên tục

CLCS

-

Chất lượng cuộc sống

CMA

Cost Minimization Analysis

Phân tích chi phí tối thiểu


COI

Cost of Illness

Chi phí bệnh tật

CPI

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

CUA

Cost Utility Analysis

Phân tích chi phí - thỏa dụng

EPO

Erythropoietin

-

EpoB

Erythropoietin beta

-


ESAs

Erythropoiesis stimulating agents

Tác nhân kích thích tạo hồng cầu

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm trong nước

GFR

Glomerular filtration rate

Mức lọc cầu thận

Hb

Hemoglobin

-

ICD-10

International Classification of
Diseases 10th


Mã phân loại quốc tế về bệnh tật
lần 10

ICER

Incremental cost effectiveness ratio

Chỉ số gia tăng chi phí hiệu quả

KDIGO

Kidney Disease Improving Global
Outcome

Hội Thận học Quốc tế

KDOQI

Kidney Disease Outcomes Quality
Initiative

Tổ chức sáng kiến về chất lượng
và hiệu quả điều trị bệnh thận

KDQOL-SF

Kidney Disease Quality of Life –
Short form

Bộ câu hỏi chất lượng cuộc sống

người bệnh thận

kTM

-

Bệnh ngoài tim mạch


vii

LM

-

Lọc máu

LMTM

-

Lọc máu có kèm bệnh tim mạch

MCH

Mean Corpuscular Hemoglobin

Hemoglobin trung bình hồng cầu

MCV


Mean Corpuscular Volumn

Thể tích trung bình hồng cầu

MDRD

Modification of Diet in Renal
Disease

Cơng thức ước đốn mức lọc cầu
thận từ creatinin huyết thanh

MLCT

-

Mức lọc cầu thận

NCCHTA

National Coordinating Centre for
Health Technology Assessment

Trung tâm điều phối quốc gia về
đánh giá công nghệ y tế

PTH

Parathyroid Hormone


Hormone tuyến cận giáp

QALYs

Quality-adjusted life-years

Số năm sống được điều chỉnh
bằng chất lượng sống

RCT

Ramdomized Clinical Trials

Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối
chứng

rHuEPO

Recombinant Human Erythropoietin

Erythropoietin người tái tổ hợp

SF-36

Short form 36

Bộ câu hỏi chất lượng cuộc sống
tổng quát 36 câu


SF-6D

Short form – 6 Dimensions

Cơng cụ tính tốn điểm Utility từ
bộ SF-36

SGA

Subjective Global Assessment

Đánh giá toàn diện chủ quan

TfR

Transferrin receptor

Thụ thể transferrin

TSAT

Transferrin Saturation

Độ bão hòa transferrin

ƯCMC

-

Ức chế men chuyển


ƯCTT

-

Ức chế thụ thể

USD

United State Dollar

Đô la Mỹ

VNĐ

-

Việt Nam Đồng

WHO

World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới

WTP

Willingness-to-pay

Ngưỡng chi trả



viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các giai đoạn bệnh thận mạn theo Hội thận học Hoa Kỳ năm 2002 [58] .5
Bảng 1.2. Phân loại giai đoạn bệnh thận mạn Hội thận học Hoa Kỳ năm 2012 theo
GFR (mL/phút/1,73 m2) [58] ......................................................................................5
Bảng 1.3. Bảng tần suất khám bệnh phân theo nguy cơ bệnh thận tiến triển [1] .......5
Bảng 1.4. Chiến lược điều trị bệnh thận mạn theo giai đoạn của bệnh thận mạn [57]
.....................................................................................................................................7
Bảng 1.5. Các biện pháp bảo vệ thận tối ưu [57] .......................................................8
Bảng 1.6. Chẩn đoán thiếu máu ở người BTM ........................................................15
Bảng 1.7. Tần suất đánh giá thiếu máu [59] .............................................................16
Bảng 1.8. Đường dùng thuốc EPO alfa ....................................................................19
Bảng 1.9. Thông tin về các loại chi phí y tế [98], [101] ...........................................25
Bảng 1.10. Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu COI .........................................26
Bảng 1.11. Quan điểm trong nghiên cứu COI [107], [109]......................................27
Bảng 2.1. Chuyển đổi các câu hỏi trong KDQOL-SF trên thang điểm 100 .............49
Bảng 2.2. Tính điểm trung bình cho mỗi nhóm câu hỏi ...........................................50
Bảng 2.3. Phân loại câu hỏi trong bộ SF-36 dựa trên công cụ SF-6D .....................51
Bảng 2.3. Phân loại câu hỏi trong bộ SF-36 dựa trên công cụ SF-6D (tiếp theo) ....52
Bảng 2.4. Các tham số trong tính tốn tần số chuyển trong mơ hình Markov .........54
Bảng 2.5. So sánh ICER và GDP theo đề xuất của WHO ........................................55
Bảng 3.1. Tuổi trung bình của các nhóm người bệnh với mức Hb mục tiêu khác
nhau ...........................................................................................................................56
Bảng 3.2. Phân bố giới tính của các nhóm người bệnh với mức Hb mục tiêu khác
nhau ...........................................................................................................................57
Bảng 3.3. Tình trạng hơn nhân của các nhóm người bệnh với mức Hb mục tiêu
khác nhau ..................................................................................................................58

Bảng 3.4. Bệnh mắc kèm của các nhóm người bệnh với mức Hb mục tiêu khác
nhau ...........................................................................................................................59


ix

Bảng 3.5. Thời gian lọc máu (năm) của các nhóm người bệnh với mức Hb mục tiêu
khác nhau ..................................................................................................................59
Bảng 3.6. Số lần lọc máu mỗi tuần của các nhóm người bệnh với mức Hb mục tiêu
khác nhau ..................................................................................................................60
Bảng 3.7. Chỉ số Hb (g/dL) của các nhóm người bệnh với mức Hb mục tiêu khác
nhau ...........................................................................................................................61
Bảng 3.8. Chỉ số Albumin (g/dL) của các nhóm người bệnh với mức Hb mục tiêu
khác nhau ..................................................................................................................62
Bảng 3.9. Chỉ số Creatinin (mg/dL) của các nhóm người bệnh với mức Hb mục tiêu
khác nhau ..................................................................................................................62
Bảng 3.10. Chỉ số BUN (mg/dL) của các nhóm người bệnh với mức Hb mục tiêu
khác nhau ..................................................................................................................62
Bảng 3.11. Chi phí EPO alfa sử dụng trong giai đoạn đầu của thiếu máu nhằm đạt
các mức Hb mục tiêu khác nhau (VNĐ/năm) ...........................................................63
Bảng 3.12. Chi phí EPO alfa sử dụng trong giai đoạn sau của thiếu máu nhằm duy
trì các mức Hb khác nhau (VNĐ/năm) .....................................................................64
Bảng 3.13. Chi phí trực tiếp y tế chưa bao gồm EPO alfa trong điều trị biến cố tim
mạch ở người LM (VNĐ/năm) .................................................................................65
Bảng 3.14. Chi phí trực tiếp y tế chưa bao gồm EPO alfa trong điều trị bệnh ngoài
tim mạch (kTM) ở người LM (VNĐ/năm) ...............................................................65
Bảng 3.15. Chi phí trực tiếp y tế chưa bao gồm EPO alfa trong điều trị biến cố tim
mạch ở người LMTM (VNĐ/năm) ...........................................................................66
Bảng 3.16. Chi phí trực tiếp y tế chưa bao gồm EPO alfa trong điều trị bệnh ngoài
tim mạch (kTM) ở người LMTM (VNĐ/năm) .........................................................67

Bảng 3.17. Chi phí trực tiếp ngồi y tế và chi phí gián tiếp trong điều trị thiếu máu
(VNĐ/năm) ...............................................................................................................67
Bảng 3.18. Điểm CLCS từ bộ câu hỏi KDQOL-SF ở các nhóm người bệnh có mức
Hb mục tiêu khác nhau: Phần 1 – CLCS tổng quát (SF-36) .....................................69


x

Bảng 3.19. Điểm CLCS từ bộ câu hỏi KDQOL-SF ở các nhóm người bệnh có mức
Hb mục tiêu khác nhau: Phần 2 – CLCS liên quan đến bệnh thận ...........................70
Bảng 3.20. Điểm CLCS từ bộ câu hỏi KDQOL-SF ở các nhóm người bệnh có mức
Hb mục tiêu khác nhau: Phần 3 – Các yếu tố khác ảnh hưởng đến CLCS ...............70
Bảng 3.21. Điểm Utility dựa trên công cụ SF-6D ở các nhóm người bệnh có mức
Hb mục tiêu khác nhau (Trung bình ± Độ lệch chuẩn) .............................................71
Bảng 3.22. Nội dung chính của các RCT thu thập được từ tổng quan hệ thống ......73
Bảng 3.23. Tần số chuyển sử dụng cho mơ hình Markov thu thập được từ các RCT
...................................................................................................................................74
Bảng 3.24. Chỉ số ICER khi so sánh chi phí-hiệu quả giữa các mức Hb>9 với mức
Hb≤9 ..........................................................................................................................75
Bảng 3.25. Chỉ số ICER khi so sánh chi phí-hiệu quả giữa mức Hb thấp với mức
Hb cao hơn liên tiếp ..................................................................................................76
Bảng 4.1. So sánh ICER của các nghiên cứu trên thế giới .......................................79


xi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tỉ lệ bệnh thận mạn một số khu vực trên thế giới ....................................10
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra ........................................................31
Hình 1.3. Mơ hình "Cây quyết định" ........................................................................36

Hình 2.1. Mơ hình cây quyết định ............................................................................43
Hình 2.2. Mơ hình Markov .......................................................................................44
Hình 2.3. Tiến trình thực hiện phân tích chi phí-hiệu quả .......................................45
Hình 3.1. Tuổi trung bình của các nhóm người bệnh với mức Hb mục tiêu khác
nhau ...........................................................................................................................56
Hình 3.2. Phân bố giới tính của các nhóm người bệnh với mức Hb mục tiêu khác
nhau ...........................................................................................................................57
Hình 3.3. Thời gian lọc máu (năm) của các nhóm người bệnh với mức Hb mục tiêu
khác nhau ..................................................................................................................60
Hình 3.4. Số lần lọc máu mỗi tuần của các nhóm người bệnh với mức Hb mục tiêu
khác nhau ..................................................................................................................61
Hình 3.5. Chi phí EPO alfa sử dụng trong giai đoạn đầu của thiếu máu nhằm đạt
các mức Hb mục tiêu khác nhau (VNĐ/năm) ...........................................................63
Hình 3.6. Chi phí EPO alfa sử dụng trong giai đoạn đầu của thiếu máu nhằm đạt
các mức Hb mục tiêu khác nhau (VNĐ/năm) ...........................................................64
Hình 3.7. Chi phí trực tiếp ngồi y tế và chi phí gián tiếp trong điều trị thiếu máu
(VNĐ/năm) ...............................................................................................................68
Hình 3.8. Các giai đoạn của quá trình tổng quan hệ thống ......................................72


1

MỞ ĐẦU
Bệnh thận mạn (BTM) hiện đang trở thành vấn đề sức khoẻ to lớn trong cộng đồng
bởi gánh nặng của nó đối với người bệnh và xã hội [48]. Hội thận học quốc tế
(Kidney Disease Improving Global Outcome – KDIGO) định nghĩa bệnh thận mạn
là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận, kéo dài trên 3 tháng và ảnh
hưởng đến sức khỏe người bệnh. Dựa trên mức lọc cầu thận (MLCT), KDIGO phân
loại bệnh thận mạn thành năm giai đoạn theo mức độ từ nhẹ đến nặng [10]. Việc
tiến triển dần đến các giai đoạn nặng hơn của bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống

(CLCS), đồng thời ảnh hưởng đến khả năng làm việc của người bệnh [72,84].
Nghiêm trọng hơn, bệnh thận mạn còn kéo theo hàng loạt biến chứng, trong đó
thiếu máu là một trong những biến chứng thường gặp nhất ảnh hưởng đến sự tiến
triển của bệnh thận mạn, tỉ lệ bệnh suất và tử vong cao hơn cả [101].
Theo KDIGO, thiếu máu ở người bệnh thận mạn được chẩn đoán khi nồng độ
hemoglobin (Hb) <13g/dL ở nam và <12g/dL ở nữ, nguyên nhân do thiếu sắt, thiếu
erythropoietin (EPO) hoặc do kém đáp ứng với EPO [107]. Ở người mắc bệnh thận
mạn, thiếu máu khi không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh thận
mạn, tăng nguy cơ tim mạch [8,9,13], nhập viện [85], giảm chất lượng cuộc sống
[36] và gây tử vong do mọi nguyên nhân [51]. Do đó, việc điều trị thiếu máu trong
suốt quá trình bệnh thận mạn là rất cần thiết [16,38,87]. Giảm sản xuất EPO là
nguyên nhân quan trọng nhất gây thiếu máu ở người bệnh bệnh thận mạn [82], bởi
EPO sinh ra bởi tế bào cạnh cầu thận, là hormone chính liên quan đến việc điều
chỉnh và duy trì mức sinh lý của khối hồng cầu [91]. Việc đưa EPO tái tổ hợp
(recombinant Human Erythropoietin - rHuEPO) vào thực hành lâm sàng những năm
1980 là một sự đổi mới lớn trong điều trị thiếu máu ở người bệnh bệnh thận mạn vì
trước đây chỉ dùng phương pháp truyền máu [83]. Từ đó, các thuốc EPO trở thành
nền tảng trong điều trị thiếu máu do bệnh thận mạn, làm giảm nhu cầu truyền máu,
cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm bệnh suất và tử vong ở những người bệnh
này[12].


2

Các loại thuốc EPO gồm erythropoietin alfa, erythropoietin beta, darberythropoietin
alfa và chất hoạt hóa thụ thể erythropoietin liên tục (Continuous erythropoietin
receptor activator, CERA) [15]. Mỗi loại khác nhau về cấu trúc và thời gian bán thải
nên tần suất sử dụng khác nhau, với erythropoietin alfa và beta liều 3 lần/tuần;
darerythropoietin alfa liều 1 lần/tuần hoặc 1 lần/2 tuần/lần còn với CERA thì liều
chỉ 1 lần/tháng [15]. Chi phí sử dụng mỗi loại thuốc EPO cũng có sự chênh lệch,

năm 2012, nghiên cứu của Escudero-Vilaplana cùng cộng sự trên 409 người bệnh
cho thấy chi phí trung bình hàng tháng của thuốc erythropoietin là 103,2 Euros;
darberythropoietin alfa là 134,4 Euros và CERA 147,5 Euros [98]. Theo đó, năm
2013, Woodland đã kết luận chi phí trung bình một năm của thuốc erythropoietin là
4.178,70 USD còn của darberythropoietin alfa là 2.302,92 USD [17]. Do có sự khác
nhau về tần suất sử dụng và chi phí phải bỏ ra nên cũng trong năm 2013, nghiên cứu
của Maoujoud đã tiến hành so sánh chi phí hiệu quả của thuốc CERA dùng 1
tháng/lần với erythropoietin beta (EpoB) dùng 3 lần/tuần trên người bệnh đang điều
trị với phương pháp thẩm phân máu và kết luận việc sử dụng CERA có hiệu quả về
chi phí hơn so với EpoB [75]. Tại Việt Nam, thuốc EPO chính thức được nhập vào
từ năm 1997, sau đó, ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn để điều trị thiếu máu cho
người bệnh bệnh thận mạn [1]. Nhưng các nghiên cứu về chi phí-thỏa dụng của
thuốc EPO ở Việt Nam cịn rất hiếm gây khó khăn cho việc lựa chọn thuốc sử dụng.
Ngồi ra, Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang là bệnh viện hạng 1 được Bộ Y Tế công
nhận năm 2003, khoa Nội thận lọc máu hiện nay khoa có 60 giường kế hoạch, có 56
máy chạy thận nhân tạo. Rất nhiều bệnh nhân BTM có biến chứng thiếu máu đến
điều trị tại khoa, kể cả các tỉnh lân cận và nước bạn Campuchia. Đa số họ là đối
tượng nghèo. Việc chi trả thêm thuốc tạo máu (đặc biệt là các thuốc EPO alfa là
thuốc đầu tay trong chỉ định điều trị biến chứng thiếu máu) trong lọc thận là gánh
nặng cho họ và gia đình. Do đó nghiên cứu “Phân tích chi phí-hiệu quả của
erythropoetin alfa trong điều trị biến chứng thiếu máu của người bệnh thận
mạn tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang năm 2017” được thực hiện với các mục
tiêu sau.


3

Mục tiêu tổng quát
Phân tích chi phí-hiệu quả của erythropoetin alfa (EPO alfa) trong điều trị biến
chứng thiếu máu của người bệnh thận mạn tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang năm

2017.
Mục tiêu cụ thể
1. Khảo sát đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh lọc máu điều trị thiếu máu
bằng erythropoetin alfa (EPO alfa) tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang năm 2017.
2. Khảo sát chất lượng cuộc sống của người bệnh lọc máu sử dụng erythropoetin
alfa (EPO alfa) tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang năm 2017, từ đó tính tốn mức
độ ưa thích (điểm Utility) của người bệnh.
3. Tính tỉ số chi phí-hiệu quả tăng thêm (ICER) của erythropoetin alfa (EPO alfa) để
duy trì các nồng độ Hb mục tiêu khác nhau khi điều trị thiếu máu ở người bệnh lọc
máu do bệnh thận mãn.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG THIẾU MÁU CỦA
BỆNH THẬN MẠN
1.1.1. Bệnh thận mạn
1.1.1.1. Định nghĩa bệnh thận mạn
KDIGO 2012 (Kidney Disease Improving Global Outcomes) định nghĩa BTM là
những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận, kéo dài trên 3 tháng và ảnh
hưởng lên sức khỏe người bệnh [10, 57].
Tiêu chuẩn chẩn đoán BTM: dựa vào 1 trong 2 tiêu chuẩn sau.
i) Triệu chứng tổn thương thận (có biểu hiện 1 hoặc nhiều).
 Albumin niệu (albumin niệu ≥ 30 mg/24 giờ hoặc tỉ lệ albumin niệu/creatinin
niệu ≥ 30 mg/g).
 Hồng cầu niệu.
 Các bất thường về điện giải do rối loạn chức năng ống thận.
 Các bất thường được phát hiện qua khai thác tiền sử.
 Các bất thường được phát hiện qua các phương tiện thăm dị hình ảnh.

 Tiền sử ghép thận.
ii) Giảm mức lọc cầu thận (MLCT) - Glomerular filtration rate (GFR): GFR
<60mL/phút/1,73 m2 (xếp loại G3a-G5) [57].

1.1.1.2. Phân độ giai đoạn bệnh thận mạn
Năm 2002, KDOQI (Kidney Disease Outcomes Quality Initiative – Tổ chức sáng
kiến về chất lượng và hiệu quả điều trị bệnh thận) công bố hướng dẫn về chẩn đoán,
phân loại và chiến lược điều trị bệnh thận mạn. Thơng qua đó bệnh thận mạn được
phân thành 5 giai đoạn dựa vào GFR [58] được trình bày ở Bảng 1.1.
Năm 2012, KDIGO đã chia giai đoạn 3 thành 3a và 3b, kèm theo bổ sung albumin
niệu vào trong bảng phân độ giai đoạn hỗ trợ cho việc đánh giá tiên lượng và tiến
triển của bệnh thận mạn [57] được trình bày ở Bảng 1.2 và Bảng 1.3.


5

Bảng 1.1. Các giai đoạn bệnh thận mạn theo KDOQI năm 2002 [58]
Giai đoạn

MLCT (mL/phút/1,73
m2da)

Mô tả

2
3
4

Tổn thương thận với MLCT bình
thường hoặc tăng

Tổn thương thận với MLCT giảm nhẹ
MLCT giảm trung bình
MLCT giảm nặng

5

Bệnh thận mạn giai đoạn cuối

1

≥ 90
60-89
30-59
15-29
<15 hoặc phải điều trị thận
nhân tạo

Bảng 1.2. Phân loại giai đoạn bệnh thận mạn theo KDIGO năm 2012 dựa trên GFR
(mL/phút/1,73 m2) [58]
Albumin niệu kéo dài (tỉ lệ albumin/creatinine) (mg/g)
A1
A2
A3
Bình thường đến
Tăng trung bình
Tăng nhiều
tăng nhẹ
<30
30-300
>300

G1

Bình thường
hoặc tăng

≥90

G2

Giảm nhẹ

60-89

G3a

Giảm nhẹ đến
trung bình

45-59

G3b

Giảm trung
bình đến nặng

30-44

G4

Giảm nặng


15-49

G5

Suy thận

<15

Bảng 1.3. Bảng tần suất khám bệnh phân theo nguy cơ bệnh thận tiến triển [1]
Màu

Nguy cơ bệnh thận tiến triển

Tần suất khám bệnh mỗi năm

Nguy cơ thấp
Nguy cơ trung bình
Nguy cơ cao
Nguy cơ rất cao

Ít nhất 1 lần/năm
Ít nhất 2 lần/năm
Ít nhất 3 lần/năm
Ít nhất 4 lần/năm


6

Trong đó MLCT được khuyến cáo tính theo cơng thức CKD – EPI 2009. Có nhiều

cơng thức ước tính MLCT như cơng thức Cockcroft- Gault (ước đốn độ thanh thải
creatinin từ creatinin huyết thanh), cơng thức MDRD (ước đốn MLCT từ creatinin
huyết thanh), công thức cystatin C với CKD-EPI. Tuy nhiên, công thức CKD-EPI
được KDOQI khuyến cáo nên dùng. Thực chất, đây là công thức cải tiến từ MDRD,
tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu với các đối tượng suy thận lẫn khơng suy thận,
MLCT ước tính theo CKD-EPI có kết quả như MDRD với MLCT <60
mL/phút/1,73 m2 và chính xác hơn MDRD với MLCT >60 mL/phút/1,73 m2 [18,
52, 54, 58].

1.1.1.3. Tiến triển của bệnh thận mạn
Bệnh thận mạn tính dù là bệnh lý ban đầu ở cầu thận, kẽ thận, mạch máu thận hay
bệnh thận bẩm sinh, di truyền thường tiến triển làm mất dần chức năng thận đến khi
suy thận giai đoạn cuối [6]. Nếu người bình thường khơng bệnh thận, sau 30 tuổi,
mỗi năm theo sinh lý, MLCT giảm trung bình 1mL/phút/1,73 m2 thì bệnh thận mạn
được gọi là tiến triển nhanh khi mỗi năm mất ≥5 mL/ph [57]. Thời gian tiến triển từ
khi bị bệnh thận dẫn đến suy thận giai đoạn cuối có thể nhanh hay chậm, vài tuần
hoặc vài tháng đối với viêm cầu thận hình liềm ngồi mao mạch, cho đến 5-10 năm
đối với các bệnh cầu thận nguyên phát, cũng có thể 15-20 năm sau [6].

1.1.1.4. Biến chứng bệnh thận mạn
Khi chức năng thận ổn định, ở người BTM có MLCT ≤60 mL/phút/1,73 m2 da, cần
đánh giá các biến chứng của BTM như:
i) Tăng huyết áp
Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch.
ii) Thiếu máu mạn
Chẩn đoán thiếu máu ở người lớn và trẻ em trên 15 tuổi khi Hb <13 g/dL ở nam và
<12 g/dL ở nữ. Chẩn đoán thiếu máu ở trẻ em có bệnh thận mạn khi nồng độ Hb
<11 g/dL đối với trẻ từ 0,5-5 tuổi, <11,5 g/dL đối với trẻ từ 5-12 tuổi, và <12 g/dL
đối với trẻ từ 12-15 tuổi.
iii) Tình trạng suy dinh dưỡng



7

Dựa vào giảm albumin huyết thanh, cân nặng, bảng điểm đánh giá dinh dưỡng toàn
diện chủ quan (Subjective Global Assessment, SGA), chế độ dinh dưỡng.
iv) Rối loạn chuyển hóa calcium và phospho
Giảm calcium, tăng phospho, tăng PTH huyết thanh gây cường tuyến phó giáp thứ
phát, giảm vitamine D, tổn thương xương.
v) Bệnh lý thần kinh
Thần kinh ngoại biên, thần kinh trung ương, hệ thần kinh thực vật.
vi) Biến chứng tim mạch [57].

1.1.1.5. Điều trị bệnh thận mạn
Mục tiêu điều trị bệnh thận mạn
 Điều trị bệnh thận căn nguyên.
 Điều trị ngun nhân gây giảm GFR cấp tính có thể hồi phục được.
 Điều trị làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn.
 Điều trị các biến chứng tim mạch, và các yếu tố nguy cơ tim mạch.
 Chuẩn bị điều trị thay thế thận khi thận suy nặng [57].
Nguyên tắc điều trị bệnh thận mạn
Theo KDOQI 2002, chiến lược chung điều trị bệnh thận mạn được phân theo giai
đoạn của phân độ bệnh thận mạn được trình bày ở Bảng 1.4.
Bảng 1.4. Chiến lược điều trị bệnh thận mạn theo giai đoạn của bệnh thận mạn [57]
Giai
đoạn

MLCT
(mL/phút/1,73m2)


Việc cần làm (*)

1

≥90

Chẩn đoán và điều trị bệnh căn nguyên, giới hạn yếu
tố nguy cơ gây suy thận cấp, làm chậm tiến triển
bệnh thận, điều trị yếu tố nguy cơ tim mạch

2

60-89

Ước đoán tốc độ tiến triển bệnh thận

3

30-59

Đánh giá và điều trị biến chứng

4

15-29

Chuẩn bị điều trị thay thế thận

5


≤15

Điều trị thay thế thận nếu có hội chứng urê huyết

(*) giai đoạn sau tiếp tục việc của giai đoạn trước.


8

Điều trị bệnh thận căn nguyên
Giữ vai trò quan trọng nhất trong bảo vệ thận và làm chậm tiến triển bệnh thận. Khi
thận đã suy nặng (giai đoạn 4, 5), do việc chẩn đốn bệnh căn ngun trở nên khó
khăn, việc điều trị trở nên kém hiệu quả, nên cân nhắc giữa lợi ích và tác hại của
thuốc điều trị căn nguyên ở nhóm người bệnh này [57].
Điều trị làm chậm tiến triển của BTM đến giai đoạn cuối
Bảng 1.5. Các biện pháp bảo vệ thận tối ưu [57]
STT

Yếu tố cần
can thiệp

Mục tiêu

Biện pháp
- Kiểm soát huyết áp

1

Giảm
protein niệu,

tiểu albumin

Protein/creatinine <0,5mg/g

- Điều trị bệnh căn nguyên

Albumine/creatinine niệu
<30mg/g

-Tiết chế protein trong khẩu
phần
- Dùng ƯCMC hoặc ƯCTT

2

Kiểm soát
huyết áp

- Nếu người bệnh ACR
<30mg/g, HA mục tiêu
≤140/90 mmHg
- Nếu ACR≥30mg/g, HA
mục tiêu ≤130/80mmHg

3

Ăn nhạt

Sodium <2g /ngày (hoặc
NaCl <5g/ngày)


4

Giảm
protein
trong khẩu
phần

Áp dụng ở người bệnh
GFR<30mL/phút/1,73,
lượng protein nhập
<0,8g/Kg/ngày

Ức chế men chuyển và ức
chế thụ thể angiotensin II:
ưu tiên chọn, nhất là ở người
bệnh có tiểu albumin
Tự nấu ăn, không ăn thức ăn
chế biến sẵn, không chấm
thêm
Giảm protein, chọn các loại
đạm có giá trị sinh học cao
(tư vấn chuyên gia dinh
dưỡng)

HbA 1C ≈ 7%
5

Kiểm soát HbA 1C > 7%, ở người bệnh Không dùng metformin khi
đường huyết có nguy cơ hạ đường huyết GFR <60 mL/phút/1,73.

cao


9

Bảng 1.5. Các biện pháp bảo vệ thận tối ưu (tiếp theo)
Tập thể lực tùy theo tình
Đạt cân nặng lý tưởng, tránh trạng tim mạch và khả năng
béo phì, bỏ hút thuốc lá
dung nạp (ít nhất 30
ph/lần/ngày x 5 lần/tuần)

6

Thay đổi lối
sống

7

Điều trị
thiếu máu

Hb 11-12g/dL

8

Kiểm soát
rối loạn lipit
máu


LDL-cholesterol <100
mg/dL, HDL- cholesterol
>40 mg/dL, triglyceride
<200mg/dL.

Statin, gemfibrozil Fibrate
giảm liều khi GFR<60, và
không dùng khi GFR<15

9

Dùng thuốc
ƯCMC hoặc
ƯCTT
angiotensin
II

Dùng liều tối ưu để giảm
protein niệu và kiểm sốt
huyết áp

Phịng ngừa và theo dõi các
tác dụng phụ: suy thận cấp
và tăng kali hay xảy ra ở
người bệnh GFR giảm

Erythropoietin, sắt, acid
folic...

1.1.1.6. Dịch tễ học bệnh thận mạn

Theo nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật, BTM xếp hạng thứ 27 trong danh sách các
nguyên nhân gây tử vong toàn cầu vào năm 1990 (tỉ lệ tử vong hàng năm là 15,7
trên 100.000 người), nhưng đã tăng lên đứng thứ 18 trong năm 2010 (tỉ lệ tử vong
hàng năm là 16,3 trên 100.000 người). Mức độ gia tăng này đứng thứ hai chỉ sau
HIV/AIDS [90]. Đến năm 2015, BTM đã chiếm vị trí thứ 12 trong các bệnh gây tử
vong hàng đầu, những trường hợp chết vì bệnh này đã lên đến 1,1 triệu người trên
toàn cầu. Tỉ lệ tử vong do BTM đã tăng 31,7% trong 10 năm qua, làm cho nó trở
thành một trong những nguyên nhân gây tử vong nhanh nhất, cùng với bệnh tiểu
đường và chứng sa sút trí tuệ [71].
Hiện nay, có khoảng 10% dân số toàn cầu mắc BTM. Chiếm tỉ lệ cao nhất là khu
vực Mỹ La Tinh, Châu Âu, Đông Á và Trung Đơng, với mỗi nơi có khoảng 12%
dân số mắc BTM, trong khi đó tỉ lệ thấp nhất được báo cáo ở khu vực Nam Á (7%)
và Châu Phi vùng cận Sahara (8%) [73]. Trong số các nước có thu nhập cao, Ả rập


10

Saudi và Bỉ có tỉ lệ mắc BTM cao nhất (24%), tiếp theo là Ba Lan (18%), Đức
(17%), Anh và Singapore (16%). Trong khi đó Na Uy và Hà Lan có mức ước tính
thấp nhất là 5%. Tỉ lệ hiện mắc bệnh của Mỹ là 14%, Canada và Australia là 13%
[48].

11%

12%

10%
12%
12%


7%

8%
12%

10%

Hình 1.1. Tỉ lệ bệnh thận mạn một số khu vực trên thế giới [48]
Một phân tích tồn diện bao phủ 32 quốc gia trong năm 2010 cho thấy tỉ lệ mắc
BTM giai đoạn từ 1-5 tập trung ở phụ nữ (11,8%) nhiều hơn so với nam giới
(10,4%). Dân số của 32 quốc gia này chiếm khoảng 49% dân số thế giới, do đó quy
ra gánh nặng ước tính tồn cầu của BTM là khoảng 500 triệu người. Trong đó có
khoảng 236 triệu người (48%) rơi vào giai đoạn bệnh từ 3 đến 5, trong số những
người này thì có đến 50% trên 60 tuổi [56].
Ở Mỹ tỉ lệ bệnh thận giai đoạn 1-4 tăng từ 10% trong giai đoạn 1988-1994 lên
13,1% giai đoạn 1999–2004 [55].
Ở châu Á, nơi có 60% dân số toàn cầu, tỉ lệ lưu hành BTM được báo cáo là một
trong những tỉ lệ cao nhất trên thế giới, nhưng kiến thức dịch tễ học về BTM vẫn
cịn hạn chế. Ở Đơng Á, các nghiên cứu dựa vào dân số đã được tiến hành ở Thái
Lan, Malaysia và Trung Quốc [20, 29, 53, 60, 61, 78, 102]. Nghiên cứu sàng lọc và
đánh giá sớm bệnh thận ở người Thái Lan cho thấy tỉ lệ mắc bệnh là 18%, cao hơn


11

dự tính trước đây là 14% [8, 10]. Tại Malaysia, tỉ lệ mắc BTM là khoảng 10%, và ở
Trung Quốc, ước tính khoảng 10 đến 19% ở các khu vực Tây Tạng [33, 60, 61,
102]. Một trong những nghiên cứu phổ biến nhất về dân số cho đến nay bao gồm
47.204 người tham gia từ nhiều vùng của Trung Quốc, và cho thấy tỉ lệ mắc bệnh là
10.8%, tương đương với gần 120 triệu người sống với bệnh thận ở Trung Quốc,

trong đó có 15% đang ở giai đoạn 3-5 và tỉ lệ có suy thận mạn là 1,7% [63]. Tại các
nước Nam Á, các nghiên cứu được thực hiện ở các nước như Bangladesh, Ấn Độ và
Pakistan đã báo cáo ước tính tỉ lệ mắc bệnh thận mạn khoảng trên 20% ở một số
khu vực, và ở Nepal và Sri Lanka tỉ lệ mắc bệnh là từ 10 đến 20% [11, 70, 76, 81,
86, 89, 93].
Bệnh thận có thể ảnh hưởng đến dân số ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Người Mỹ gốc
Phi, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ da đỏ và người Mỹ gốc Nam Á (những người đến
từ Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka hoặc Pakistan) có nguy cơ cao về BTM. Nguy cơ
này là do một phần do tỉ lệ cao bệnh tiểu đường và huyết áp cao ở những cộng đồng
này [100].
Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào ở quy mơ tồn quốc về tỉ lệ mắc BTM, chủ
yếu là các kết quả báo cáo mang tính chất dịch tễ của một vùng cụ thể. Tác giả Võ
Tam cho thấy tỉ lệ suy thận mạn ở tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm 0,92% trong số
người trong cộng đồng được khảo sát [7]. Theo số liệu thống kê được đưa ra trong
Hội nghị “Thận nhân tạo và chất lượng trong lọc máu” vào năm 2009, ở Việt Nam
có khoảng 6 triệu người bị BTM chiếm 6,73% dân số. Trong đó, có khoảng 800.000
người bệnh ở tình trạng suy thận mạn giai đoạn cuối cần điều trị thay thế nhưng chỉ
có 10% người bệnh được điều trị lọc máu. Trên thực tế, tỉ lệ này có thể cao hơn và
ngày càng gia tăng [5].
Trong các giai đoạn BTM thì giai đoạn 5 hay cịn gọi là giai đoạn cuối đòi hỏi
người bệnh phải được điều trị thay thế thận như chạy thận nhân tạo, thẩm phân
màng bụng hoặc cấy ghép thận, giai đoạn này mang lại gánh nặng chi phí rất cao và
ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người bệnh [35, 103].


12

Trong năm 2013, đã có khoảng 3,2 triệu người bệnh đang điều trị BTM giai đoạn
cuối trên toàn thế giới. Con số này tăng khoảng 6% mỗi năm. Trong số 3,2 triệu
người bệnh này, khoảng 2,5 triệu người được điều trị lọc máu (thẩm phân màng

bụng hay chạy thận nhân tạo) và khoảng 700.000 người đã được cấy ghép thận.
Cũng trong năm 2013, Châu Âu có khoảng 500.000 người bệnh đang điều trị BTM
giai đoạn cuối, trong số đó 60% được điều trị bằng thẩm phân màng bụng, 5% chạy
thận nhân tạo và 35% được cấy ghép thận. Hàng năm, khoảng 0,01% dân số Châu
Âu tiến triển đến BTM giai đoạn cuối địi hỏi phải có biện pháp thay thế thận [100].
Theo ước tính đã có 117.162 ca bệnh thận mạn gian đoạn cuối mới được báo cáo tại
Hoa Kỳ vào cuối năm 2013 và tỉ lệ mắc mới là 363/triệu dân /năm [97]. Tỉ lệ tiến
triển sang BTM giai đoạn cuối trên một triệu dân ở Indonesia từ năm 2002-2006 đã
tăng từ 10,2%; 11,7%; 13,8%; 18,4% lên 23,4% [105].
Các nước đang phát triển, với tổng dân số trên 600 triệu người, khơng có nhiều khả
năng chi trả cho các phương pháp thay thế thận, điều này dẫn đến hơn 1 triệu người
tử vong mỗi năm do suy thận không được điều trị. Tại Châu Á, ngoại trừ những
người bệnh sống ở các quốc gia có chương trình viện trợ điều trị bệnh thận như Hàn
Quốc, Singapore và Đài Loan, 9 trong số 10 người bệnh được chẩn đoán là bị BTM
giai đoạn cuối chết trong vòng vài tháng do khơng có sự tiếp cận điều trị [42]. Ở Ấn
Độ và Pakistan, chưa đến 10% số người BTM giai đoạn cuối được điều trị thay thế
thận và trong số đó, trên 70% chết trong vịng 3 tháng đầu do khơng đủ nguồn lực
để tiếp tục điều trị [68, 99]. Cấy ghép thận có thể là một lựa chọn tốt hơn và trong
một số nước thu nhập thấp và trung bình như Costa Rica, Ấn Độ, Nam Phi và
Sudan, các chương trình cấy ghép đang gia tăng [49]. Tuy nhiên, do các vấn đề liên
quan đến tiếp cận, đạo đức, điều cấm kị tôn giáo, thiếu hụt thuốc ức chế miễn dịch,
suy dinh dưỡng, chuyên môn và cơ sở hạ tầng, tỉ lệ người hiến tạng còn sống hay đã
qua đời ở hầu hết các nước đang phát triển là 0-10 người trên một triệu người [45].
Thẩm phân màng bụng thường được coi là phương pháp thay thế thận rẻ hơn, dễ
tiếp cận hơn và bền vững hơn. Trong các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, việc
sử dụng thẩm phân màng bụng trong điều trị suy thận vẫn tiếp tục gia tăng [19].


13


Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn hạn chế ở một số quốc gia và khu vực [69].
Tại một số nước thu nhập thấp và trung bình vùng cận Sahara của châu Phi, thẩm
phân màn bụng gần đây đã trở thành một phương án điều trị có thể tiếp cận, vì nó
khơng địi hỏi các phương tiện cơng nghệ cao và phức tạp [66]. Tuy nhiên, nguồn
cung cấp điều trị cũng giới hạn chủ yếu tập trung ở các khu đô thị lớn [43]. Tương
tự, các nước thu nhập thấp và trung bình ở châu Á, chẳng hạn như Sri Lanka, Ấn
Độ và Nepal, chỉ có một số ít người bệnh đang nhận được điều trị bằng phương
pháp thẩm phân màng bụng [42]. Tuy nhiên, Thái Lan đã thông qua một chính sách
điều trị bằng thẩm phân màng bụng đầu tiên vào năm 2008 và hiện nay có tới 20%
người bệnh thận mạn giai đoạn cuối hiện đang được điều trị bằng phương pháp này
[106]. Ở Châu Mỹ La tinh, trong khi chạy thận nhân tạo cũng là phương pháp thay
thế thận phổ biến, tuy nhiên phương pháp thẩm phân màng bụng và ghép thận được
ưa chuộng nhiều hơn, với 20% người bệnh thận mạn giai đoạn cuối sử dụng phương
pháp thẩm phân màng bụng và 20% lựa chọn ghép thận. Vào năm 2012, thẩm phân
màng bụng cũng là một hình thức thay thế thận chính ở các nước Mexico, El
Salvador và Guatemala [19, 64].

1.1.2. Điều trị thiếu máu ở người bệnh thận mạn
1.1.2.1. Thiếu máu ở người bệnh thận mạn
Thiếu máu ở người BTM là hậu quả của giảm tạo hồng cầu, và giảm đời sống hồng
cầu. Các yếu tố thêm vào gây thiếu máu ở người BTM bao gồm mất máu, tan máu
do nhiễm độc (trong một số bệnh thận người ta phát hiện thấy hoạt hóa bổ thể xảy
ra trên màng hồng cầu gây phá hủy hồng cầu), cường lách, suy dinh dưỡng, thiếu
các yếu tố tạo máu, nhiễm độc tủy xương, xơ hóa tủy xương [94].
Giảm sản sinh hồng cầu là do giảm EPO, đây là tác nhân chính gây thiếu máu ở
người BTM. Bởi vì, khi được tiêm erythropoietin người tái tổ hợp thì số lượng hồng
cầu và nồng độ huyết sắc tố phục hồi và trở về mức bình thường. Ngồi ra giảm sản
sinh hồng cầu cịn có một số yếu tố đóng góp thêm vào, như nhiễm độc tủy xương,
thiếu sắt hoặc thiếu acid folic, nhiễm độc nhơm, xơ hóa tủy xương hậu quả của
cường chức năng tuyến cận giáp thứ phát [94].



×