Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Lịch sử và văn hóa trong tiểu thuyết nguyễn xuân khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ HƯƠNG

LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA TRONG TIỂU
THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ HƯƠNG

LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA TRONG TIỂU
THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Chuyên ngành

Mã số

: Văn học Việt Nam
: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thành Thi



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thành Thi. Các số liệu và kết quả trong luận
văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một cơng trình nào
khác.
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hương


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ trong Khoa Văn học và Ngơn ngữ,
phịng Sau Đại học đã giảng dạy và gợi mở cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS.
Nguyễn Thành Thi – người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
ln bên tơi, động viên, chia sẻ, giúp tơi có thêm động lực để hoàn thành luận
văn.
Phạm Thị Hương


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn

Mục lục
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 1
3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ............................................................................. 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ................................................................... 5
6. Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 6
CHƯƠNG 1 – TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH TRONG TIẾN
TRÌNH TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ................................................ 8
1.1.

Vài nét về tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ...................................................... 8

1.2.

Tiểu thuyết lịch sử trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ............... 13

1.2.1. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử ...................................................................... 13
1.2.2. Quá trình phát triển của tiểu thuyết lịch sử.................................................. 14
1.2.2.1.

Giai đoạn trước năm 1945 ..................................................................... 14

1.2.2.2.

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 ................................................... 17

1.2.2.3.


Giai đoạn sau năm 1975 ........................................................................ 18

1.3.

Hiện tượng Nguyễn Xuân Khánh trong tiểu thuyết lịch sử đương đại ......... 19

1.3.1. Vài nét về nhà văn Nguyễn Xuân Khánh .................................................... 19
1.3.2. Vị trí tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại20
1.4.

Tiểu kết ...................................................................................................... 24

CHƯƠNG 2 – THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN
XUÂN KHÁNH – THẾ GIỚI CỦA LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA ......................... 25
2.1.

Lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh ........................................... 25

2.1.1. Lịch sử nhìn từ chính sử ............................................................................. 26
2.1.1.1.

Những sự kiện lịch sử từ chính sử ......................................................... 27

2.1.1.2.

Những nhân vật lịch sử từ chính sử ....................................................... 29

2.1.1.3.

Lịch sử nhìn từ dã sử ............................................................................. 31



2.1.2. Quan điểm tiếp cận lịch sử và tư tưởng của tác giả ..................................... 33
2.1.2.1.

Phản ánh những vấn đề của đời sống hiện tại ........................................ 33

2.1.2.2.

Cái nhìn đa chiều về lịch sử................................................................... 38

2.1.2.3.

Lịch sử trong mỗi con người ................................................................. 41

2.2.

Văn hóa trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh .......................................... 43

2.2.1. Yếu tố tâm linh, tôn giáo trong tiểu thuyết .................................................. 44
2.2.1.1.

Yếu tố tâm linh...................................................................................... 45

2.2.1.2.

Tôn giáo ................................................................................................ 48

2.2.2. Sự tiếp biến về văn hóa............................................................................... 52
2.2.3. Con người – vẻ đẹp của văn hóa Việt ......................................................... 54

2.3.

Lịch sử trong mối quan hệ với các yếu tố văn hóa ...................................... 55

2.4.

Tiểu kết ...................................................................................................... 57

CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN
XUÂN KHÁNH – PHƯƠNG THỨC TÁI HIỆN LỊCH SỬ VÀ TƠ ĐẬM YẾU
TỐ VĂN HĨA ..................................................................................................... 59
3.1.

Hư cấu nghệ thuật....................................................................................... 59

3.1.1. Khái niệm hư cấu ....................................................................................... 59
3.1.2. Hư cấu về sự kiện ....................................................................................... 59
3.1.3. Hư cấu trong xây dựng nhân vật ................................................................. 64
3.1.3.1.

Hư cấu trong xây dựng nhân vật có thật ................................................ 64

3.1.3.2.

Hư cấu trong xây dựng nhân vật không có thật...................................... 66

3.2.

Kết cấu và điểm nhìn trần thuật .................................................................. 71


3.2.1. Kết cấu ....................................................................................................... 71
3.2.2. Điểm nhìn trần thuật ................................................................................... 75
3.2.2.1.

Điểm nhìn của người kể chuyện ngơi thứ ba.......................................... 75

3.2.2.2.

Điểm nhìn của người kể chuyện ngơi thứ nhất....................................... 76

3.2.2.3.

Sự đa dạng hóa điểm nhìn ..................................................................... 78

3.3.

Diễn ngơn trần thuật ................................................................................... 80

3.3.1. Diễn ngôn của người kể chuyện .................................................................. 80
3.3.1.1.

Lời kể.................................................................................................... 81

3.3.1.2.

Lời tả .................................................................................................... 82

3.3.1.3.

Bình luận............................................................................................... 83



3.3.2. Diễn ngôn của nhân vật .............................................................................. 86
3.3.2.1.

Diễn ngôn đối thoại ............................................................................... 86

3.3.2.2.

Diễn ngôn độc thoại .............................................................................. 87

3.4.

Tiểu kết ...................................................................................................... 89

KẾT LUẬN.......................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 92
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 98


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền văn học Việt Nam, tiểu thuyết là thể loại ra đời khá muộn nhưng
lại có có sức hấp dẫn đặc biệt. Cùng với những biến động của lịch sử, tiểu thuyết
Việt Nam cũng có những thay đổi nhất định về đối tượng, quan điểm sáng tác,…
cho phù hợp với từng giai đoạn và đã đạt được những thành tựu không nhỏ.
So với các thể loại khác, tiểu thuyết lịch sử được coi là một thể loại khá đặc
biệt bởi có sự pha trộn giữa lịch sử và hư cấu. Trong những năm gần đây, tiểu

thuyết lịch sử được độc giả quan tâm đặc biệt bởi sự gia tăng không ngừng về số
lượng và có những thay đổi mạnh mẽ về nội dung và nghệ thuật.
Đến với tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Xuân Khánh được coi là người đi ngược
với xu hướng phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Bởi lẽ trong khi nhiều
nhà văn đương đại đang có xu hướng truyện ngắn hóa tiểu thuyết thì Nguyễn Xn
Khánh lại quay trở về với hình thức truyền thống của thể loại. Minh chứng cụ thể là
ông liên tục cho ra đời những tác phẩm có dung lượng đồ sộ. Hồ Quý Ly, Mẫu
Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa là những tác phẩm được đánh giá cao của nhà văn.
Với sự kết hợp hài hòa hai yếu tố truyền thống và hiện đại, những tác phẩm trên đã
đạt được những hiệu quả rất lớn về nội dung và hình thức. Chính do vậy, có khá
nhiều tọa đàm cũng như bài nghiên cứu về ba tác phẩm này. Tuy nhiên, để nghiên
cứu một cách hệ thống và chi tiết về lịch sử và văn hóa trong ba tiểu thuyết Hồ Quý
Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa lại chưa có cơng trình nào. Điều này đã
thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài Lịch sử và văn hóa trong tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh với mong muốn được góp thêm những hiểu biết của mình về nhà văn
Nguyễn Xn Khánh, về những đóng góp của ơng trong việc tái hiện lịch sử và tơ
đậm yếu tố văn hóa.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1.

Những cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử

Khơng thể phủ nhận rằng tiểu thuyết lịch sử đang là thể loại thu hút sự quan tâm
của rất nhiều độc giả. Các cơng trình nghiên cứu về khuynh hướng này khá nhiều,


2

tuy nhiên chúng tơi chỉ có thể điểm qua một vài cơng trình tiêu biểu và ít nhiều có
liên quan tới đề tài luận văn.

Trước hết, phải kể đến công trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của nhà nghiên
cứu Phan Cự Đệ [21]. Đây là cuốn sách đề cập một cách khái quát, hệ thống nhất về
tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Phần viết về tiểu thuyết lịch sử tuy có được đề cập
đến trong tất cả các giai đoạn phát triển của tiểu thuyết hiện đại nhưng tác giả mới
chỉ đưa ra những nhận định khái quát mà không đi vào chi tiết. Đến Văn học Việt
Nam thế kỷ XX – Những vấn đề lịch sử và lý luận[22], một lần nữa nhà nghiên cứu
Phan Cự Đệ lại đề cập đến tiểu thuyết lịch sử. Tuy nhiên, ở đây tiểu thuyết lịch sử
được tác giả dành riêng một chương và được nói đến một cách sâu rộng hơn. Sự
phân biệt giữa lịch sử và tiểu thuyết lịch sử hay sự khác nhau giữa nhà sử học và
tiểu thuyết gia cũng được tác giả đề cập một cách chi tiết. Bên cạnh đó, tác giả cịn
thể hiện những quan điểm, hướng tiếp cận của mình qua những tiểu thuyết lịch sử
tiêu biểu từ những năm đầu thế kỷ XX đến nay, trong đó có tác phẩm Hồ Quý Ly
của Nguyễn Xuân Khánh. Với Vạn Xuân, Hồ Quý Ly trên nền tiểu thuyết lịch sử
của TS. Lại Văn Hùng [49], lịch sử ra đời và phát triển của tiểu thuyết lịch sử từ
những tiểu thuyết viết bằng chữ Hán đến những năm 1945 được nói đến một cách rõ
nét và chi tiết. Tuy nhiên, riêng phần tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ lại ít được đề cập
tới. Vấn đề này chỉ được nghiên cứu một cách sâu sắc qua công trình Tiểu thuyết
lịch sử ở Nam Bộ thời đầu thế kỷ của tác giả Võ Văn Nhơn [56] và công trình Tiểu
thuyết lịch sử của Tân Dân Tử của tác giả Phan Mạnh Hùng [35]. Cũng nghiên cứu
về đề tài lịch sử, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch với tham luận Q trình cá
nhân hóa hư cấu : Tự sự đương đại Việt Nam về đề tài lịch sử giữa truyền thống và
hiện đại [65] đã có những phát hiện về “q trình nhà văn ấn định cái nhìn có tính
cá nhân của mình vượt khỏi sự lệ thuộc vào cái nhìn có tính “cộng đồng” về các sự
kiện lịch sử”. Trong tham luận này tác giả cũng đưa ra ba kiểu nhân vật của tự sự
lịch sử đương đại: con người tham gia và làm nên tiến trình lịch sử, con người – nạn
nhân của lịch sử và con người kẻ quan sát lịch sử. Về phương diện nghệ thuật, luận
văn Nghệ thuật trần thuật trong tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải của tác giả


3


Lê Thị Thu Trang [74] đã nghiên cứu một cách chi tiết những yếu tố nghệ thuật mà
nhà văn Hoàng Quốc Hải đã sử dụng trong bộ tiểu thuyết của mình: hình tượng
người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật, thời gian trần thuật, diễn ngơn trần thuật.
2.2.

Những cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh

2.2.1. Về lịch sử
Sự thành công của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh đã thơi thúc nhiều nhà
nghiên cứu tìm hiểu về các tác phẩm của ơng. Tìm hiểu về lịch sử trong tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh, nhà nghiên cứu Đỗ Hải Ninh có bài Quan niệm về lịch sử
trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (Khảo sát Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng
ngàn) [60]. Bài viết trên cơ sở tìm hiểu một số quan niệm về lịch sử của tác giả như:
lịch sử qua sự thẩm thấu của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, lịch sử không phải là
quá khứ bất biến, lịch sử trong mỗi con người để đi tới lý giải về sự thành cơng của
hai tác phẩm. Tác giả Nguyễn Hồi Nam với bài viết Tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh , sự đan bện giữa lịch sử và văn hóa – phong tục [24] đã bước đầu khẳng
định ba cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn , Đội gạo lên chùa là tiểu
thuyết lịch sử và có sự đan bện giữa lịch sử và văn hóa trong tác phẩm. Trong bài
viết này, tác giả đã đề cập tới cách tiếp cận lịch sử cùng những trăn trở của nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh. Bên cạnh đó tác giả cũng khẳng định tài năng của Nguyễn
Xuân Khánh khi phát hiện và khai thác được cái “lõi” của văn hóa Việt. Bài viết có
những nghiên cứu về lịch sử, cách tiếp cận lịch sử và khai thác yếu tố văn hóa của
Nguyễn Xuân Khánh, tuy nhiên trong khuôn khổ của 10 trang giấy thì tác giả khó
mà nói được hết những vấn đề liên quan tới lịch sử và văn hóa của tác phẩm. Về
những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xn Khánh, nhà phê bình
Lã Ngun có bài Về những cách tân nghệ thuật trong Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng
ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh [58]. Bài viết đã chỉ ra ba cách tân
chính yếu đã làm nên thành cơng của ba cuốn tiểu thuyết nói trên, bao gồm: đổi mới

nguyên tắc truyện kể theo xu hướng tiểu thuyết hóa, ngơn ngữ kết cấu và chiều sâu
khơng gian truyện kể, văn hóa xử thể và cặp đối lập “âm – dương” như là mã tạo
nghĩa truyện truyện kể. Trong đó, nhà nghiên cứu Lã Nguyên đặc biệt nhấn mạnh


4

cách tân về kết cấu trong những tiểu thuyết Nguyễn Xn Khánh, theo tác giả “kết
cấu là ngơn ngữ chính yếu của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh” và đây là cách tân
quan trọng nhất đem lại thành công cho ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng
ngàn, Đội gạo lên chùa. Với ba tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, nhà nghiên
cứu Phạm Xuân Thạch trong Nguyễn Xuân Khánh, từ cấu trúc nghệ thuật đến cấu
trúc tư tưởng [24] nhận thấy có hiện tượng “phá vỡ tính lưỡng phân của hệ thống
nhân vật”. Theo tác giả, hiện tượng trên xuất hiện đầu tiên ở tác phẩm Hồ Qúy Ly
và dần rõ nét hơn ở hai tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa. Trong
bài viết này, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch cũng đi tìm lời giải cho câu hỏi:
phải chăng đằng sau cấu trúc thi pháp trong các sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh
là một cấu trúc tư tưởng?
2.2.2. Về văn hóa
Về văn hóa trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, nhà nghiên cứu Trần Thị An
với bài viết Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng
ngàn [24] đã đề cập một cách đầy đủ những tín ngưỡng văn hóa của người Việt
như: tục thờ thần cẩu, tục thờ thần cây, tín ngưỡng phồn thực ơng Đùng bà Đà, tín
ngưỡng thờ Mẫu. Tuy nhiên, bài viết khơng đi sâu phân tích, lý giải từng tín ngưỡng
cụ thể mà đặt khơng gian tiểu thuyết trong bối cảnh văn hóa Việt Nam ở nhiều thời
điểm “để chỉ ra sự tác động của tín ngưỡng dân gian lên không gian nghệ thuật của
tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn, qua đó bước đầu nhìn nhận quan điểm của nhà văn
về tín ngưỡng dân gian của người Việt ”. Cũng với tác phẩm Mẫu Thượng ngàn, hai
tác giả Nguyễn Văn Long và Lê Thị Thủy có bài Mẫu Thượng ngàn – con đường
tìm về cội nguồn văn hóa và sức sống dân tộc [24]. Bài viết khẳng định: “Chọn bối

cảnh lịch sử ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, tác giả đã đặt nền tảng
văn hóa bản địa trong cuộc tiếp xúc va chạm với văn hóa phương Tây. Ở đấy
Nguyễn Xuân Khánh chọn điểm nhìn văn hóa – phong tục để soi chiếu vào bản chất
cuộc sống, soi chiếu vào những tâm hồn, tính cách, số phận Việt. Chọn đạo Mẫu ít
nhiều đã bị mai một làm luồng tư tưởng ngầm chảy xuyên suốt cuốn tiểu thuyết
chính là một lựa chọn mang tính phát hiện của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh”.


5

Với tác phẩm Đội gạo lên chùa tác giả Phan Trọng Hoàng Linh trong bài Đội gạo
lên chùa – sự đối đầu giữa các giá trị văn hóa [24] đã khẳng định những nét đẹp
của văn hóa Phật giáo, đồng thời đưa ra những lý giải về mối quan hệ tư tưởng, văn
hóa Phật giáo với tư tưởng văn hóa khác, về cặp phạm trù thiện – ác trong mối quan
hệ với cuộc sống hiện tại ngày nay.
Như vậy, nhìn chung số lượng cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh trên hai phương diện lịch sử và văn hóa là khá nhiều. Tuy nhiên để tìm
một cơng trình nghiên cứu một cách sâu rộng và có hệ thống về tiểu thuyết lịch sử
Nguyễn Xuân Khánh thì lại rất khó. Trên đây, chúng tơi chỉ dẫn ra một vài cơng
trình nghiên cứu về lịch sử và văn hóa trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Tuy
rất ít so với số lượng bài viết về các sáng tác của ông nhưng đều là những cơng trình
tiêu biểu viết về lịch sử và văn hóa trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh.
3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Với đề tài Lịch sử và văn hóa trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, mục đích
của chúng tơi là đi sâu vào tìm hiểu thế nghệ thuật: thế giới của lịch sử và văn hóa
trong bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa. Bên cạnh
đó tìm hiểu những biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng để tái hiện lịch sử và tơ
đậm văn hóa. Từ đó rút ra những nét riêng, nét mới và khẳng định tài năng của tác
giả trong việc tiếp cận lịch sử, dựng lại khơng gian văn hóa trong tác phẩm.

4. Đối tượng và phạm vi của đề tài
Tìm hiểu về văn hóa, lịch sử trên phương diện nội dung và nghệ thuật trong tiểu
thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh được coi là đối tượng của đề tài.
Nghiên cứu về lịch sử, văn hóa trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, tuy nhiên
trong luận văn chúng tôi chỉ giới hạn khảo sát ở ba tác phẩm Hồ Quý Ly, Mẫu
Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa. Đây là ba tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết lịch
sử và là ba tác phẩm tạo nên tên tuổi nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện đề tài này, chúng tơi có sử dụng một số phương pháp sau:


6

-

Phương pháp loại hình: Chúng tơi đã xem tiểu thuyết lịch sử như một loại
hình đặc biệt của tiểu thuyết. Từ đó đưa ra hướng nghiên cứu phù hợp với ba
tác phẩm Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa

-

Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Từ việc xác định thể loại tiểu thuyết,
chúng tơi đã tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật các tác phẩm nói trên bằng
cách giải mã cấu trúc văn bản các tác phẩm và nghiên cứu một cách hệ thống
các vấn đề.

-

Phương pháp liên ngành: Để nghiên cứu đề tài Lịch sử và văn hóa trong tiểu
thuyết Nguyễn Xn Khánh chúng tơi đã sử dụng các kiến thức liên ngành về

lịch sử, văn hóa,…
Bên cạnh đó, trong q trình nghiên cứu đề tài chúng tơi cịn sử dụng một số
thủ pháp như: phân tích, thống kê, mơ tả,…

6. Cấu trúc luận văn
Ngồi Mở đầu, Kết luận, luận văn trình bày kết quả nghiên cứu theo làm ba
chương:
Chương 1: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong tiến trình tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại
Với chương mở đầu này, chúng tơi đi vào tìm hiểu tiến trình tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam trong tương quan với tiến trình tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Từ đó
khẳng định vị trí của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh trong tiểu thuyết lịch
sử đương đại.
Chương 2: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh –
thế giới của lịch sử và văn hóa
Chương này chúng tơi triển khai theo ba nội dung:
-

Về lịch sử: Chúng tôi tiến hành khảo sát những sự kiện, nhân vật từ chính
sử. Từ đó rút ra kết luận về mức độ tham gia và vi trí, vai trị của lịch sử
trong tác phẩm. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng tìm hiểu quan điểm tiếp cận
lịch sử và tư tưởng của tác giả


7

-

Về văn hóa: Luận văn chứng minh sự đa sắc về văn hóa trong các tác phẩm
của Nguyễn Xuân Khánh. Đồng thời khẳng định tài năng của tác giả khi tìm

ra được cái “lõi” của văn hóa Việt.

-

Mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa: Luận văn khẳng định lịch sử và văn
hóa có sự quy chiếu lẫn nhau.

Chương 3: Phương thức tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh –
phương thức tái hiện lịch sử và tô đậm yếu tố văn hóa
Phần này chúng tơi phân tích những phương thức tự sự trong tiểu thuyết: hư
cấu, kết cấu, điểm nhìn trần thuật, diễn ngơn trần thuật. Qua đó tìm ra nét mới, nét
riêng trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.


8

Chương 1
Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam hiện đại

1.1.

Vài nét về tiểu thuyết Việt Nam hiện đại

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tiểu thuyết được định nghĩa là “tác phẩm tự
sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn khơng gian và
thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh
phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều
tính cách đa dạng” [29; tr.328].
So với Phương Tây và Trung Quốc, tiểu thuyết Việt Nam ra đời muộn hơn.

Đầu thế kỷ XVIII với sự ra đời hai tác phẩm tự sự cỡ lớn là Nam triều cơng nghiệp
diễn chí và Hồng Lê nhất thống đã đánh dấu sự ra đời của tiểu thuyết Việt Nam.
Tuy nhiên, giai đoạn này tiểu thuyết Việt Nam “vẫn thuộc phạm trù của tiểu thuyết
phương Đông” và phải đến đầu thế kỷ XX mới bước sang thời kỳ phát triển mới:
tiểu thuyết hiện đại.
Có nhiều ý kiến khác nhau về tác phẩm khởi đầu cho nền tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại. Có người cho rằng tác phẩm “Truyện thầy Larazo Phiền” của
Nguyễn Trọng Quản là tác phẩm mở đầu cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, bởi
tiểu thuyết được viết bằng chữ quốc ngữ, mang hơi hướng của tiểu thuyết phương
Tây và thoát ly khỏi lối diễn đạt bằng câu văn biền ngẫu lúc bấy giờ. “Tơi có dụng
ý lấy tiếng nói thường mọi người hằng nói mà làm ra một truyện hầu cho kẻ sau coi
mà bày đặt cùng in ra ít nhiều chuyện hay, trước là làm cho con trẻ ham vui mà tập
đọc, sau là làm cho dân các xứ biết rằng: người An Nam sánh trí, sánh tài thì cũng
chẳng thua ai”. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng “Truyện thầy Lazaro Phiền ” là tiểu
thuyết viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam, tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu
Phan Cự Đệ, “Tố Tâm xứng đáng là một tác phẩm đầu tiên chuẩn bị cho sự hình
thành của nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”. Tác phẩm với lối kết cấu theo quy


9

luật tâm lý cùng với nội dung phản ánh mới đã tạo nên bước ngoặt cho tiểu thuyết
Việt Nam bấy giờ.
Từ đây đánh dấu sự ra đời và phát triển của một nền tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại trải qua ba giai đoạn: Trước 1945, từ 1945 đến 1975, từ 1975 đến nay.
Trước năm 1945 được coi là giai đoạn phát triển rực rỡ của tiểu thuyết Việt
Nam với sự ra đời của Tự lực văn đoàn cùng với sự xuất hiện nhiều khuynh hướng
sáng tác mới.
Những sáng tác của Tự lực văn đoàn được chia làm ba thời kỳ. Thời kỳ thứ
nhất là các tiểu thuyết mang màu sắc lãng mạn về đề tài tình yêu như Hồn bướm mơ

tiên, Gánh hoàng hoa của Khái Hưng; Đoạn tuyệt của Nhất Linh,… Thời kỳ thứ hai
chủ yếu là những tiểu thuyết phong tục và tiểu thuyết tâm lý, luận đề phê phán lễ
giáo và đại gia đình phong kiến như Lạnh lùng của Nhất Linh, Thốt ly của Khái
Hưng, Gió đầu mùa của Thạch Lam,… Thời kỳ thứ ba được coi là khoảng thời gian
chín muồi với những tìm tịi nghệ thuật xuất sắc của Tự lực văn đoàn, thể hiện
những bế tắc và cuộc đấu tranh nội tâm tìm lẽ sống của tầng lớp thanh niên, trí thức
trước cách mạng như: Bướm trắng, Sợi tóc của Nhất Linh; Đẹp của Khái Hưng…
Sự ra đời của tổ chức Tự lực văn đoàn đã đánh dấu bước trưởng thành của văn học
hiện đại Việt Nam, đồng thời hoàn tất bước chuyển đổi từ mơ hình văn học truyền
thống sang mơ hình văn học hiện đại.
Cùng với sự phát triển của tiểu thuyết lãng mạn giai đoạn này, tiểu thuyết
hiện thực phê phán cũng ra đời và có nhiều thành tựu. Người ta thấy trong giai đoạn
này xuất hiện rất nhiều cây bút hiện thực cùng với hàng loạt tác phẩm có giá trị về
nội dung và nghệ thuật. Có thể kể ra một vài tên tuổi như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn
Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao,… cùng với những tác phẩm lớn
của nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại: Số đỏ, Bước đường cùng, Tắt đèn, Bỉ vỏ,
Sống mịn,…
Có thể nói tiểu thuyết hiện thực phê phán ra đời là sự đáp ứng một phần nào đó
của phong trào u nước. Điều đó lý giải vì sao trong thời kỳ mặt trận Dân chủ dịng
văn học này có lại sự phát triển vượt trội đến như vậy. Hàng loạt tác phẩm có giá trị


10

cùng với lực lượng sáng tác đông đảo là điểm nổi bật của giai đoạn này. Nhìn chung
tiểu thuyết hiện thực phê phán giai đoạn trước 1945 chủ yếu hướng về những số phận
cùng khổ của giai cấp công nhân, nông dân, vạch mặt bọn cường hào độc ác,…
Mặc dù còn nhiều hạn chế về vốn sống, thế giới quan, đối tượng phê phán,…
nhưng nhìn lại những đóng góp của dòng văn học này chỉ trong thời gian ngắn
khiến người ta không khỏi ngỡ ngàng, đặc biệt về mặt thể loại. Theo nhà nghiên cứu

Phan Cự Đệ tiểu thuyết hiện thực phê phán đã “xây dựng những tính cách điển hình
trong những hồn cảnh điển hình” [21; tr.116], từ đó bộc lộ được những mâu thuẫn
cơ bản của đời sống xã hội. Ngôn ngữ trong tác phẩm cũng nhiều màu sắc, đa dạng
và được cá thể hóa rõ rệt.
Giai đoạn 1945-1975 đánh dấu bước chuyển biến mới của tiểu thuyết Việt
Nam sang tiểu thuyết xã hội chủ nghĩa. Đây là giai đoạn tiểu thuyết Việt Nam đã có
những thay đổi vượt bậc về nội dung, đối tượng sáng tác. Lớp nhà văn giai đoạn này
đã có những thay đổi quan trọng về nhân sinh quan, thế giới quan. Tuy thời gian
đầu, phần nhiều cây bút sáng tác vẫn đang trong tình trạng “nhận đường” nhưng họ
đã có những tun ngơn thể hiện những thay đổi trong nhận thức.
Theo nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ, tiểu thuyết giai đoạn này có được ba vụ
mùa bội thu. Đó là những năm 1951-1952 với những tác phẩm như Vùng mỏ của Võ
Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi,… Cùng với cuộc kháng chiến của dân
tộc, tiểu thuyết thời kỳ này cũng phản ánh một cách nhanh nhạy, nóng hổi về cuộc
chiến chống Pháp. Phần lớn các sáng tác đều hướng tới công cuộc lao động, sản
xuất và chiến đấu của quân và dân ta trên hai mặt trận tiền tuyến và hậu phương.
“Vụ mùa bội thu” thứ hai là thời kỳ 1958 – 1962. Có thể nói đây là khoảng
thời gian tiểu thuyết Việt Nam đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Người ta thấy thời
kỳ này xuất hiện trên văn đàn nhiều tiểu thuyết có giá trị, đa dạng về đề tài và
phong cách: Sống mãi với thủ đô, Một truyện chép ở bệnh viện, Xung đột, Cái sân
gạch,… Nếu như trong thời kỳ trước, nhiều nhà văn mới đang bước vào quãng thời
gian “nhận đường” trước những thay đổi về thế giới quan, nhân sinh quan thì giờ
đây trong mỗi tác giả, tác phẩm đã có một độ chín về tư tưởng, nhận thức. Cuộc


11

sống mới, con người mới được phản ánh trong tiểu thuyết có chiều sâu hơn, đa dạng
nhiều màu sắc hơn. Một điểm đặc biệt lưu ý trong thời kỳ này là “đã làm nổi bật lên
được khuôn mặt tươi sáng, rạng rỡ, vằng vặc như trăng rằm của con người Việt

Nam” [21; tr.154].
Thời kỳ 1966 – 1972 được đánh giá là vụ mùa bội thu thứ ba của tiểu thuyết
Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1975 trên cả hai miền Nam Bắc. Đây là giai đoạn
đế quốc Mỹ leo thang đánh phá khốc liệt nước ta. Trên cả nước đâu đâu cũng sôi
sục tinh thần đánh Mỹ. Nhiều văn nghệ sĩ cũng xơng pha vào nơi tuyến lửa. Chính
do vậy tiểu thuyết ra đời trong thời gian này giống như những thiên ký sự ghi chép
một cách trung thực những khốc liệt của cuộc chiến. Các vấn đề về “Tổ quốc và chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quần chúng” là những đề tài chính
của tiểu thuyết thời kỳ này. Cũng vì thế mà tiểu thuyết những năm này chú trọng
nhiều hơn trong xây dựng những người anh hùng cách mạng trẻ tuổi – những con
người ưu tú, đầy nhiệt huyết như nhân vật Lữ trong Dấu chân người lính, Mẫn
trong Mẫn và tơi hay nhân vật Kan Lịch trong tác phẩm cùng tên. Bên cạnh đó vấn
đề “hai thế hệ cầm súng” cũng được đề cập đến trong nhiều tác phẩm. Sự dung hòa
giữa những người trẻ tuổi và những người lớn tuổi, sự tự hào của thế hệ trẻ đối với
bậc cha chú của mình hay sự tự tin, bản lĩnh của thế hệ trẻ trong những năm kháng
chiến chống Mỹ khốc liệt là những gì mà nhiều nhà văn muốn nói tới.
Năm 1975, hịa bình được lập lại , hai miền Nam Bắc thống nhất, đất nước ta
với nhiều sự thay đổi vĩ đại đã kéo theo những đổi thay mạnh mẽ trong lĩnh vực văn
học nghệ thuật. Nếu như tiểu thuyết Việt Nam trong những năm tháng chống Pháp –
Mỹ có nhiệm vụ phản ánh một cách trung thực và nhanh nhạy nhất về cuộc chiến
tranh khốc liệt thì trong những năm sau năm 1975 đã có sự thay đổi rõ rệt.
Trong khoảng thời gian 10 năm sau khi hịa bình được lặp lai (1975 - 1985)
tiểu thuyết vẫn viết theo hướng sử thi. Hiện thực khốc liệt của cuộc kháng chiến
chống Mỹ vẫn là đối tượng phản ánh trong các tác phẩm giai đoạn này. Tuy nhiên,
so với “mùa tiểu thuyết - sử thi” trước, hiện thực khốc liệt trong các tác phẩm thời
kỳ này đã mất đi tính thời sự, nó đã trở thành quá khứ được chiêm ngưỡng với lòng


12


tự hào vô hạn. Giờ đây nhà văn với “độ lùi của thời gian và độ chín của tài năng” đã
nhìn cuộc chiến một cách tồn diện và bao qt hơn. Những góc khuất trong tâm
hồn con người hay những mất mát hi sinh trong cuộc chiến đã được nhiều tác phẩm
hướng đến.
Từ sau năm 1986 đất nước ta bước vào cơng cuộc đổi mới trên mọi mặt. Văn
học nói chung và tiểu thuyết nói riêng cũng có những thay đổi phù hợp với thời bấy
giờ. Hàng loạt các tác phẩm ra đời với góc nhìn đa diện về cuộc sống, về góc độ đời
tư con người, về xã hội, các mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng… Tiểu thuyết
thời kỳ này do vậy “đời” hơn, chân thực và gần với cuộc sống hơn. Bên cạnh những
thành tựu về nội dung, tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới cũng có nhiều thành
cơng trong việc tìm tịi những cách tân trong nghệ thuật. Đó là sự giải phóng cái tôi
của người cầm bút, sự đa dạng trong phương thức tiếp cận, đa dạng trong các biện
pháp nghệ thuật như: nghệ thuật đồng hiện, nghệ thuật độc thoại nội tâm,…
Cùng với sự vận động của thời gian, tiểu thuyết trong những năm gần đây
cũng có những biến thiên ở cả nội dung và nghệ thuật. Sự khác biệt so với tiểu
thuyết giai đoạn trước đó tập trung nhiều về nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu
hay dung lượng tác phẩm,… Tiểu thuyết đương đại không chú trọng xây dựng nhân
vật theo hướng điển hình. Nhân vật khơng được miêu tả một cách tỉ mỉ về ngoại
hình hay hồn cảnh xuất thân. Đó là “những “mảnh vỡ” về ngoại hình, về tính
cách, thậm chí cả cái tên của nó cũng khơng có, hoặc có nhưng khơng rõ ràng,
khơng ám ảnh” [67] như những nhân vật trong tác phẩm Ngồi của Nguyễn Bình
Phương, nhân vật trong nhiều tác phẩm của Phạm Thị Hoài,…
Kết cấu truyện lồng trong truyện được sử dụng khá nhiều trong văn học
đương đại. Do vậy trong một tác phẩm có nhiều truyện cùng tồn tại, các sự kiện,
nhân vật, giữa thực và ảo có sự đan xen lẫn nhau.
Các nhà văn của tiểu thuyết đương đại hướng nhiều hơn tới một nền tiểu
thuyết ngắn. Dung lượng trong tác phẩm vì thế được thu gọn hơn nhiều so với
những tiểu thuyết giai đoạn trước (riêng các tác phẩm viết về đề tài lịch sử vẫn có



13

một dung lượng đồ sộ, vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập tới trong những phần sau).
Tính hàm súc, đa nghĩa, tính triết lý cũng được nhà văn khai thác một cách triệt để.
Như vậy, cùng với những biến động lớn của đất nước, tiểu thuyết hiện đại
Việt Nam sau một chặng dài phát triển đã gặt hái được những vụ mùa bội thu. Trải
qua gần một thế kỷ phát triển, tiểu thuyết đã có một khối lượng tác phẩm đồ sộ cùng
với sự đa dạng về loại hình, thể loại. Nhiều tác phẩm hiện nay vẫn còn sức sống
mãnh liệt, sức lay động đối với nhiều thế hệ bởi những giá trị về nội dung và nghệ
thuật mà tác phẩm đó mang lại.
1.2.

Tiểu thuyết lịch sử trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam hiện đại

1.2.1. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử
Tiểu thuyết lịch sử có thể hiểu một cách nôm na là tiểu thuyết viết về đề tài
lịch sử. Ở đó có sự song hành, cùng tồn tại hai yếu tố lịch sử và hư cấu. Do vậy
nhiệm vụ của nhà văn là vừa phải đảm bảo được tính chân thực của lịch sử đồng
thời vẫn phát huy được khả năng sáng tạo, hư cấu của mình. Chính vì vậy tiểu
thuyết lịch sử đã trở thành một thể loại đặc biệt, thu hút sự quan tâm của độc giả.
Theo Từ điển văn học tiểu thuyết lịch sử được định nghĩa là “một thuật ngữ
chỉ loại hình tiểu thuyết hoặc tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung
chính” [50; tr.1725]. Với định nghĩa này chúng tơi nhận thấy nổi lên hai vấn đề
chính đồng thời cũng là đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử, đó là: hư cấu và lịch sử.
Vấn đề này mới xem qua có vẻ mâu thuẫn. Bởi lẽ hư cấu là hoạt động sáng tạo tất
yếu của tiểu thuyết, cịn lịch sử lại là những gì thuộc về q khứ, đã đóng đinh trong
quá khứ. Nhà văn phải làm như thế nào để dung hòa được hai yếu tố trên? Làm thế
nào để tác phẩm vừa tôn trọng lịch sử, vừa phát huy được khả năng hư cấu của tiểu
thuyết? Câu trả lời phụ thuộc vào sự sáng tạo, tài năng của tác giả.
Tiểu thuyết lịch sử được phát triển theo hai khuynh hướng. Khuynh hướng

thứ nhất đặt yếu tố lịch sử làm trọng, nghĩa là nhà văn tự xem mình như là “thư ký
trung thành của thời đại” ghi chép một cách tỉ mỉ và chân thực nhất những vấn đề
của lịch sử. Tôn trọng lịch sử là tiêu chí của những nhà văn thuộc khuynh hướng
này. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một khuynh hướng viết tiểu thuyết lịch sử rất


14

khác biệt. Lịch sử ở đây chỉ được sử dụng như cái cớ để tác giả gửi gắm những tâm
tư, suy nghĩ về các vấn đề của cuộc sống hiện tại. Nói về vấn đề này, A.Dumas đã
từng cho rằng: “Lịch sử với tơi là gì? Nó chỉ là cái đinh để tôi treo những bức họa
của tôi mà thôi” [22, tr.175].
1.2.2. Quá trình phát triển của tiểu thuyết lịch sử
Hiện nay có nhiều luồng ý kiến về sự ra đời tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam.
Có nhiều người cho rằng tiểu thuyết lịch sử ra đời từ thế kỷ XVIII với sự xuất hiện
của một số tác phẩm văn xuôi viết về đề tài lịch sử như: Nam triều cơng nghiệp diễn
chí, Thiên Nam liệt truyện, Hồng Lê nhất thống chí… Trong đó, Nam triều cơng
nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm được coi là tác phẩm khai sinh nền tiểu
thuyết chương hồi Việt Nam và Hoàng Lê nhất thống chí của Ngơ Gia Văn Phái là
tác phẩm đỉnh cao của tiểu thuyết lịch sử. Tuy nhiên nhà nghiên cứu Lại Nguyên
Ân và Nguyễn Huệ Chi trong Từ điển văn học lại cho rằng đây mới chỉ là những
truyện ký lịch sử được viết theo lối chương hồi và “về mặt thể tài giữa tư duy tiểu
thuyết và tư duy lịch sử đơi khi cịn lẫn lộn với nhau ” [50; tr.1728]. Phải đến đầu
thế kỷ XX “ý thức viết truyện lịch sử mang tính chất hư cấu đã rõ hơn nhiều” và
Trùng quang tâm sử của Phan Bội Châu là một dấu mốc đáng kể. Như vậy, do việc
xác định mốc thời gian ra đời của tiểu thuyết lịch sử vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau
nên khó có thể nói một cách chính xác về vấn đề này. Tuy nhiên, có một điều chắc
chắn rằng tiểu thuyết lịch sử viết bằng chữ quốc ngữ chính thức được định hình và
phát triển từ đầu thế kỷ XX, đánh dấu một chặng đường mới của thể loại đặc biệt
này.

1.2.2.1.

Giai đoạn trước năm 1945

Cùng với sự phát triển rực rỡ của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam vào giai đoạn
này, tiểu thuyết lịch sử cũng có một thời kỳ nở rộ với sự xuất hiện hàng loạt các tác
giả và tác phẩm. Nguyễn Trọng Thuật với tác phẩm Quả dưa đỏ ra đời năm 1925,
Nguyễn Tử Siêu với rất nhiều tác phẩm như Tiếng sấm đêm đông (1928), Hai bà
đánh giặc (1929), Lê Đại Hành (1929), Vua bà Triệu Ẩu (1929)… Trong lớp nhà
văn viết về đề tài lịch sử những năm đầu thế kỷ XX Nguyễn Tử Siêu được đánh giá


15

là cây bút số một. Có ý kiến cho rằng đến Nguyễn Tử Siêu tiểu thuyết lịch sử quốc
ngữ thế kỷ XX mới chính thức chào đời. Với số lượng tiểu thuyết lịch sử phải nói là
đồ sộ (trong mười năm ông viết mười cuốn tiểu thuyết lịch sử, trong đó có tới tám
cuốn được xuất bản) với đề tài duy nhất mà ông hướng đến là chống giặc cứu nước.
Các tác phẩm của Nguyễn Tử Siêu ra đời trong thời gian này nhằm khơi gợi tinh
thần yêu nước, ý thức dân tộc ở mỗi người dân Việt Nam thời bấy giờ.
Nói về tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này không thể không nhắc tới tiểu thuyết
lịch sử Nam Bộ. Có thể nói khuynh hướng viết tiểu thuyết lịch sử là khuynh hướng
nổi bật của văn học Nam Bộ thời kỳ này. Số lượng nhà văn viết về thể loại tiểu
thuyết này khá nhiều: Trương Duy Toản, Lê Hoằng Mưu, Tân Dân Tử, Nguyễn
Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh… Sở dĩ tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ thời kỳ này có sự nở
rộ như vậy một phần do nhu cầu bức thiết của xã hội: “Những người cầm bút cảm
thấy cần phải nói lên những khát vọng của cả một dân tộc, khát vọng muốn tìm lại
hồn nước”1. Bên cạnh đó cịn ngun nhân khá quan trọng, đó là các nhà văn Nam
Bộ thời kỳ này phản ứng mạnh mẽ với làn sóng dịch truyện Tàu một cách ồ ạt,
khơng chọn lọc, nhiều người Việt Nam thông thạo sử Tàu hơn lịch sử nước nhà.

Chính do vậy, nhiều nhà văn Nam Bộ hướng ngòi bút tới thể loại lịch sử là một
cách để phổ biến lịch sử nước Nam cho người Việt.
Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ những năm trước 1945 được chia làm hai thời kỳ
phát triển. Thời kỳ đầu tiểu thuyết lịch sử mang tính chất ngoại sử, với các nhà văn
đại diện: Trương Duy Toản, Lê Hoằng Mưu. Lịch sử ở đây chỉ làm nền để tác giả
nói chuyện đời tư, nói những chuyện khơng có thật trong lịch sử. Từ những năm 20
trở đi, tiểu thuyết lịch sử đi theo hướng dã sử với những nhân vật là những anh hùng
dân tộc. Nhiều tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ này được kể đến như: Lê Triều Lý thị
của Phạm Minh Kiên, Việt Nam Lê Thái Tổ của Nguyễn Chánh Sắt, Nam cực tinh
huy của Hồ Biểu Chánh… Đặc biệt với nhiều tác phẩm có giá trị như Giọt máu
chung tình, Gia Long tẩu quốc, Gia Long phục quốc,…Tân Dân Tử được xem là
1

Dẫn theo Phan Mạnh Hùng trong bài Tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử, đăng trong tạp chí
trường Cao đẳng VHNT &DL Sài Gòn, số 1/2011.


16

nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử nổi bật nhất ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX. Ông viết
nhiều tiểu thuyết về đề tài lịch sử nhưng có lẽ tác phẩm gây được tiếng vang sâu
rộng nhất là Giọt máu chung tình ra đời năm 1925. Tân Dân Tử là người rất có ý
thức trong việc viết lịch sử nhằm truyền tải lịch sử đến với người dân. Cũng giống
như nhiều nhà văn Nam Bộ cùng thời, các tác phẩm của Tân Dân Tử cũng có một
số hạn chế nhất định như lối văn biền ngẫu, cầu kỳ; tác phẩm vẫn chịu ảnh hưởng
mạnh của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc,…
Nhìn chung, tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ những năm 20 -30 tuy còn những
hạn chế nhất định nhưng đã có những chuyển biến tích cực về nội dung và nghệ
thuật, đặc biệt trong xây dựng nhân vật. Nhân vật lịch sử được xây dựng khá sinh
động với đa dạng các sắc thái tình cảm của con người.

Từ những năm 30 xuất hiện thêm nhiều cây bút viết tiểu thuyết lịch sử vốn
từng là những nhà văn lãng mạn, hiện thực như: Ngơ Tất Tố với các tác phẩm Gia
đình Tổng trấn tả quân Lê Văn Duyệt (1935), Lịch sử Đề Thám (1935), Vua Tây –
Chúa Nguyễn (1937); Nguyễn Triệu Luật với một số tác phẩm Bà Chúa Chè (1938),
Loạn kiêu binh (1938),…; Ai lên phố cát, Chiếc ngai vàng, Gái thời loạn của Lan
Khai,… Tiểu thuyết lịch sử những năm này được thổi một luồng gió mới với sự phát
huy cao độ yếu tố hư cấu của những người cầm bút. Tuy nhiên đây cũng là nhược
điểm của những nhà văn lãng mạn khi viết tiểu thuyết lịch sử. Do quá chú trọng yếu
tố hư cấu – một đặc trưng của tiểu thuyết nên nhiều tác giả đã quên mất tính chính
xác của lịch sử, nhiều nhân vật lịch sử vì vậy được lãng mạn hóa, hiện đại hóa, lịch
sử có khi cịn bị xun tạc trong một số tác phẩm.
Đến những năm 40, với sự ra đời của các tiểu thuyết lịch sử: Bà quận Mỹ
(1941), Thoát cung vua Mạc (1942), Đêm hội Long Trì (1942), An Tư (1944) của
hai tác giả Chu Thiên và Nguyễn Huy Tưởng, tiểu thuyết lịch sử đã có hướng
chuyên biệt hơn khi tỏ ra khá trung thành với lịch sử. Đặc biệt các tác phẩm của
Nguyễn Huy Tưởng được đánh giá cao khơng chỉ ở lĩnh vực tiểu thuyết mà cịn ở
lĩnh vực kịch lịch sử. Với vở kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đã phát huy cao
độ tài năng hư cấu của mình bởi nhân vật này được nhắc đến rất ít trong lịch sử.


17

Qua nhân vật Vũ Như Tô với phần nào được lý tưởng hóa, tác giả đã đặt ra nhiều
vấn đề lớn lao như: vấn đề giữa nghệ thuật và cường quyền, mối quan hệ giữa nghệ
sĩ và nhân dân, vấn đề về văn hóa dân tộc,…
1.2.2.2.

Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975

Cùng với sự khốc liệt của hai cuộc kháng chiến chống Mĩ, tiểu thuyết lịch sử

thời kỳ này cũng mang âm hưởng chung của nền tiểu thuyết thời đó. So với giai
đoạn trước tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này nhìn chung có những thay đổi tích cực.
Mỗi nhà văn khi viết tiểu thuyết lịch sử đã có sự đầu tư kỹ lưỡng hơn trong việc
nghiên cứu sự kiện, nhân vật lịch sử; dung lượng tác phẩm cũng lớn hơn phù hợp
với âm hưởng sử thi mà các tác phẩm thời kỳ này mang lại. Một số tác phẩm nổi bật
của giai đoạn này là: Sống mãi với Thủ đơ (1960) của Nguyễn Huy Tưởng; Bóng
nước Hồ Gươm (1970) của Chu Thiên; Quận He khởi nghĩa, Tổ quốc kêu gọi của
Hà Ân;… Nói về tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này cũng cần phải kể đến hai cuốn
tiểu thuyết đáng chú ý của văn học hiện đại Việt Nam là: Cửa biển của Nguyên
Hồng, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi. Đây là hai tác phẩm phần nào cũng có yếu tố
lịch sử khi dựng lại được khơng khí của xã hội Việt Nam trong những năm đầy biến
động trước 1945. Yếu tố lịch sử đậm nét trong sáng tác của Nguyễn Đình Thi có lẽ
tập trung ở hai vở kịch Nguyễn Trãi ở Đông Quan và Rừng trúc. Với hai vở kịch
lịch sử này Nguyễn Đình Thi đã tạo ra cách nhìn mới về nhân vật. Những nhân vật
lịch sử ở đây “khơng có sự ngưỡng vọng chiều cao của nhân tài trăm năm mới gặp
mà chỉ có sự đào xuống tầng sâu của mỗi con người cá thể theo nghĩa “một vũ trụ
riêng tư không lặp lại bao giờ”” [74; tr.622]
So với khoảng thời gian trước 1945, tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này có số
lượng ít hơn hẳn, nhà văn viết về đề tài này cũng khơng nhiều. Ngun nhân chính
có lẽ do giai đoạn 1945 – 1975 là khoảng thời gian đất nước ta trải qua hai cuộc
chiến tranh khốc liệt chống Pháp – Mĩ. Thời gian này chúng ta phải tập trung tất cả
lực lượng cho cuộc chiến cả về vật chất lẫn tinh thần. Tiểu thuyết lúc này có nhiệm
vụ ghi lại một cách nhanh nhất, sống động, nóng hổi, chân thực về những vấn đề
xoay quanh cuộc chiến, trên cả hai mặt trận: tiền tuyến và hậu phương. Chính do


18

vậy tiểu thuyết lịch sử với sự đòi hỏi người viết phải có thời gian nghiên cứu một
cách nghiêm túc, kỹ lưỡng về lịch sử để đảm bảo độ chính xác đến từng chi tiết,

nhân vật lịch sử đã phần nào hạn chế các sáng tác về thể loại này.
1.2.2.3.

Giai đoạn sau năm 1975

Sau một thời gian khá dài ít được chú ý, tiểu thuyết lịch sử giờ đây đã có một
giai đoạn phát triển mới với những cách tân về nghệ thuật, những quan niệm mới về
lịch sử,… Rất nhiều tác phẩm được ra đời trong giai đoạn này thu hút sự quan tâm
của độc giả: Núi rừng Yên Thế của Nguyên Hồng; Cờ nghĩa Ba Đình của Thái Vũ;
Sơng Cơn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác; Gió lửa của Nam Dao; Con ngựa Mãn
Châu, Hội thề của Nguyễn Quang Thân; Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải và
bộ tiểu thuyết 4 tập về triều trần của ông: Bão táp cung đình, Thăng Long sụp đổ,
Huyền Trân cơng chúa, Vương triều sụp đổ; Giàn thiêu của Võ Thị Hảo; Hồ Quý
Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh…
Sự nở rộ của tiểu thuyết lịch sử trong thời kỳ này đã làm khơng ít người phải
đặt câu hỏi: trong xu hướng phát triển của tiểu thuyết đương đại là truyện ngắn hóa,
tại sao một thể loại dài hơi như tiểu thuyết lịch sử lại có sự phát triển rực rỡ như
vậy? Có thể nói trong những năm gần đây tiểu thuyết lịch sử được người viết và độc
giả quan tâm đặc biệt. Bởi lẽ khi xã hội càng phát triển, tính cá nhân được đề cao thì
lịch sử và “những mâu thuẫn có tính nội tại của xã hội Việt Nam trong quá khứ”
[24, tr.150] càng được chú ý. Con người tìm về với lịch sử để giải đáp những băn
khoăn về quá khứ, để liên hệ với cuộc sống hiện đại và xa hơn nữa để có thêm kinh
nghiệm sống cho xã hội hiện tại.
Cùng với sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết lịch sử
cũng có những cách tân, những thay đổi mạnh mẽ về nội dung về nghệ thuật. Nếu
như trước kia khi nhắc tới tiểu thuyết lịch sử người đọc tự hiểu đó là những tác
phẩm viết về đề tài lịch sử, tái hiện lại những sự kiện nhân vật lịch sử để thỏa mãn
nhu cầu hiểu của con người, thì ngày nay đã có sự thay đổi về quan niệm lịch sử từ
nhà văn và người tiếp nhận. Lịch sử trong mỗi tác phẩm trở nên sống động hơn, nó
khơng cịn là lịch sử cứng nhắc bất biến như trước kia nữa mà lịch sử được tái hiện



×