Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

khai thác hiệu quả sử dụng một số thí nghiệm thực hành trong giảng dạy các chủ đề trao đổi nước ở thực vật, trao đổi khoáng ở thực vật và cảm ứng ở thực vật sinh học 11 (cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 48 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG BÌNH SƠN
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

TÊN SÁNG KIẾN: KHAI THÁC HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ

NGHIỆM THỰC HÀNH TRONG GIẢNG DẠY CÁC CHỦ ĐỀ TRAO
ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT, TRAO ĐỔI KHOÁNG Ở THỰC VẬT VÀ
CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT - SINH HỌC 11 (CƠ BẢN)

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: NGUYỄN THỊ THU HỢI
MÃ SÁNG KIẾN: 19. 56.01

Vĩnh Phúc, 2020
1


DANH MỤC VIẾT TẮT
GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
THPT: Trung học phổ thông
SGK: Sách giáo khoa

2


BÁO CÁO KẾT QUẢ


1. Lời giới thiệu
Yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy trong xu thế mới: Phương pháp giảng dạy đóng vai trị
quyết định đến kết quả của quá trình dạy học. Việc đổi mới phương pháp và hình thức giảng dạy
khơng cịn là một vấn đề q mới mẻ mà đã được đề cập đến từ rất lâu. Trong Nghị quyết Trung
ương 2 khóa VII, Đảng ta đã xác định: “ Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học,
bậc học. Kết hợp tốt học đi đôi với hành, học tập phải gắn liền với lao động sản xuất, thực
nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp dạy
học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo.” Hiện nay, việc quan tâm đến
vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy được chú trọng hơn bao giờ hết khi toàn Ngành giáo dục
nói chung và cấp học Trung học phổ thơng nói riêng đang tập dượt để tiếp cận và thực hiện
chương trình Giáo dục phổ thơng 2018.
Nhu cầu tiếp cận chương trình giáo dục phổ thơng mới của mơn sinh học:
Để tiếp cận chương trình giáo dục phổ thơng mới, Bộ giáo dục đã có nhiều văn bản hướng
dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành theo hướng tiếp cận với chương trình
mới. Cơng văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 hướng dẫn thực hiện chương trình
giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm
học 2017-2018, trong đó tập trung vào các nội dung như rà sốt nội dung sách giáo khoa, tinh
giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức kĩ năng của chương trình
giáo dục phổ thơng hiện hành, điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học; xây
dựng kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục cho phù hợp với điều kiện thực tế của
nhà trường theo hướng sắp xếp lại nội dung dạy học, cập nhật nội dung dạy học nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực... Việc xây dựng
các chủ đề dạy học nhằm phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh đã được hướng dẫn
cụ thể, chi tiết theo công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014.
Ngoài ra, một trong các định hướng của việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thơng
mới nói chung là xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệm. Trong đó, mơn sinh học
được xây dựng và thiết kế theo các chủ đề dạy học, người giáo viên hoàn toàn chủ động trong
việc lựa chọn cách thức xây dựng bài học từ yêu cầu chung của các chủ đề dạy học và khi đó
người giáo viên có nhiều cơ hội để thiết kế các hoạt động nhằm phát huy tối đa các năng lực của
học sinh như quan sát, làm việc nhóm, thiết kế …

Đổi mới phương pháp giảng dạy cịn là một trong chín mơđun trong chương trinh bồi
dưỡng giáo viên phổ thơng để thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Xuất phát từ những điều trên, bản thân tơi rất muốn có sự tập dượt và chuẩn bị tâm thế tốt
nhất cho việc tiếp cận chương trình giáo dục phổ thơng mới của mơn học thơng qua việc đổi mới
phương pháp dạy học truyền thống, tăng cường khai thác và tổ chức cho học sinh có điều kiện
được tham gia thực hành, thí nghiệm các nội dung của môn học.
3


Nhu cầu thực tiễn trong giảng dạy môn sinh học nói chung và mơn sinh học 11 nói riêng:
Hiện nay, với chương trình cịn nặng về kiến thức và thi cử, phương pháp chủ yếu mà giáo
viên vẫn đang sử dụng phổ biến là các phương pháp dạy học truyền thống như phương pháp
giảng giải, thuyết trình và rất hạn chế việc sử dụng các nội dung thực hành, thí nghiệm trong bài
học. Quan niệm của giáo viên cũng như học sinh là thi gì học đó, thi cái gì thì dạy cái đó, các
kiến thức được sử dụng trong các kì thi vẫn cịn nặng về lí thuyết, nặng về yếu tố tốn học thậm
chí rất xa rời so với thực tiễn đời sống.
Với đặc thù của bộ môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, nghĩa là từ những kết
quả thu được từ thực nghiệm, các nhà khoa học đã khái quát và hệ thống lại, xây dựng thành
những lí thuyết khoa học. Thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu sinh học đồng thời cũng là
phương pháp dạy học đặc trưng của mơn này. Năng lực tìm hiểu thế giới sống được phát triển chủ
yếu thông qua thực nghiệm. Thực hành trong phịng thí nghiệm, phịng học bộ mơn, ngồi thực
địa là phương pháp, hình thức dạy học cơ bản của mơn sinh học. Do đó, trong quá trình dạy học,
việc thiết kế và sử dụng các thí nghiệm, các mẫu vật thật như là biện pháp, là con đường giúp học
sinh hứng thú, tích cực, chủ động hơn trong học tập, tự phát hiện ra kiến thức mới, hình thành kĩ
năng mới cho bản thân là điều cần được phát huy và nhân rộng.
Đối với học sinh, thí nghiệm thực hành là sự phản ánh của hiện thực khách quan, là cơ sở
cho quá trình nhận thức của học sinh, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, là phương pháp chủ
đạo giúp học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật. Thí nghiệm thực hành
cịn giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất của các sự vật, hiện tượng và quá trình sinh học, ngày
càng say mê khám phá thế giới tự nhiên và nghiên cứu khoa học.

Nếu như các kiến thức sinh học ở cấp độ phân tử, tế bào thì học sinh thường là cơng nhận
những điều mà lí thuyết mơ tả chứ khơng thể nhìn thấy bằng mắt thường hay những kiến thức về
tiến hóa lại cần có sự khái quát ở cấp độ vĩ mơ thì những kiến thức về sinh học cơ thể trong
chương trình sinh học 11 đều rất dễ nhận biết, dễ quan sát, dễ làm thí nghiệm và thậm chí cịn gắn
liền với chính bản thân các em, gia đình các em.
Trong thực tiễn, việc sử dụng các các thí nghiệm, thực hành cịn rất hạn chế và chưa phát
huy được hết tác dụng của chúng trong giảng dạy mơn sinh học.
Giáo viên chỉ có một số tài liệu hướng dẫn thực hiện một số bài thực hành theo quy định
chương trình nhưng lượng kiến thức có thể khai thác việc sử dụng thí nghiệm, thực hành là rất
nhiều.
Trong dạy học sinh học11, để phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh,
gắn liền lí thuyết với thực tiễn, học đi đôi với hành, giúp học sinh hiểu rõ bản chất của các sự vật
hiện tượng thì giáo viên cần tăng cường khai thác và sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy. Điều
này sẽ góp phần nâng cao chất lượng của việc dạy và học.
Xuất phát từ những lí do nêu trên và rút kinh nghiệm qua thực tiễn giảng dạy của bản
thân, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến “KHAI THÁC HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ
4


NGHIỆM THỰC HÀNH TRONG GIẢNG DẠY CÁC CHỦ ĐỀ TRAO ĐỔI NƯỚC Ở
THỰC VẬT, TRAO ĐỔI KHOÁNG Ở THỰC VẬT VÀ CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT - SINH
HỌC 11 (CƠ BẢN)”
2. Tên sáng kiến: KHAI THÁC HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM THỰC
HÀNH TRONG GIẢNG DẠY CÁC CHỦ ĐỀ TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT, TRAO
ĐỔI KHOÁNG Ở THỰC VẬT VÀ CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT - SINH HỌC 11 (CƠ BẢN)
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hợi
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Bình Sơn – xã Nhân Đạo – huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh
Phúc
- Số điện thoại: 0378442530

E-mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hợi
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Bình Sơn – xã Nhân Đạo – huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh
Phúc
- Số điện thoại: 0978255104
E-mail:
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến có thể được áp dụng cho giáo viên trong thiết kế, tổ chức các hoạt động giảng
dạy của bộ môn sinh học 11.
Những vấn đề mà sáng kiến giải quyết:
Thiết kế được một số thí nghiệm thực hành được sử dụng trong quá trình giảng dạy một
số chủ đề của chương trình sinh học 11 (Chủ đề trao đổi nước, chủ đề trao đổi khoáng, chủ đề
cảm ứng ở thực vật).
Đưa ra được một số giải pháp thay thế cho việc sử dụng một số thiết bị dạy học máy móc
từ trước.
Đơn giản hóa được một số thiết bị và đồ dùng, cách tiến hành thí nghiệm trong giảng dạy
mơn sinh học 11.
Xây dựng được kế hoạch dạy học có sử dụng các thí nghiệm thực hành cho các chủ đề cụ
thể.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 9/2017
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5


NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. Một số vấn đề liên quan đến sáng kiến
I.1. Phương pháp dạy học thực hành trong giảng dạy môn Sinh học
I.1.1. Khái niệm

* Khái niệm: Là cách thức dạy học mà HS làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trên đối
tượng thực hành dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra tri thức mới hoặc ơn tập, củng cố, qua đó
hình thành, phát triển các năng lực sinh học.
* Đặc điểm:
- Là phương đặc trưng trong dạy học và nghiên cứu Sinh học.
- Đòi hỏi HS phải trực tiếp tác động đến đối tượng sống để tìm hiểu hình thái, hoạt động,
đặc điểm cấu tạo, chức năng sinh lí, các cơ chế, quy luật hoạt động của các cơ quan bộ phận. Do
vậy, mẫu vật, dụng cụ, máy móc, phịng thực hành với các thiết bị dạy học rất quan trọng.
- Thường được tổ chức theo nhóm để tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, tiết kiệm
thời gian, giảm số lượng mẫu vật, dụng cụ, hóa chất. Để hoạt động thực hành hiệu quả, GV cần
quản lí nhóm tốt, phân cơng nhiệm vụ rõ ràng cụ thể, HS cần tích cực hồn thành cơng việc
chung của nhóm.
- Có thể tổ chức trong lớp học, phịng thực hành bộ mơn, sân trường, ngồi mơi trường tự
nhiên, ở nhà…
I.1.2. Cách tiến hành
Tùy thuộc vào mỗi loại phương pháp thực hành mà cách tiến hành có những đặc thù
riêng, tuy nhiên, có thể khái quát quy trình chung tổ chức hoạt động gồm các bước sau
Bước
Cách thực hiện
1. Giới thiệu bài - GV nhắc nhở HS các quy tắc đảm bảo an toàn trong phòng thực hành.
thực hành
- GV giới thiệu mục tiêu bài thực hành, các loại dụng cụ, hóa chất, mẫu vật
và cách tiến hành các nội dung thực hành.
- GV nên đặt một số câu hỏi hoặc tình huống để kiểm tra kiến thức của HS
cũng như kích thích tính hứng thú cho HS.
- Phần chuẩn bị cho bài thực hành (mẫu vật, …..) có thể giao cho HS tự
chuẩn bị (có sự kiểm tra của GV).
2. Học sinh thực - GV chia nhóm HS, phát và kiểm tra các điều kiện thực hành (mẫu vật, hóa
hành
chất, dụng cụ …).

- Các nhóm phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
- HS làm thực hành (có thể GV làm mẫu, HS làm theo hoặc GV hướng dẫn
cho HS làm hoặc HS tự làm).
- GV theo dõi quá trình thực hành của HS, giúp đỡ và nhắc nhở khi cần
thiết.
HS làm báo cáo thực hành theo yêu cầu của GV.
3. Báo cáo, thảo - HS báo cáo kết quả thực hành và thảo luận, giải thích kết quả thực hành
luận
cũng như các hiện tượng không thành công.
- GV tổ chức cho HS thảo luận mở rộng vấn đề.
4. Nhận xét, đánh - HS tự đánh giá, đánh giá chéo, GV đánh giá….
giá
- GV nhận xét về tinh thần, ý thức của cá nhân trong nhóm, kết quả thực
6


hành….
- GV tổng kết kết quả rút ra được từ bào thực hành….
- HS dọn dẹp, vệ sinh
Quy trình tổ chức dạy học thực hành trong môn Sinh học
I.1.3. Định hướng sử dụng
Dạy học thực hành giúp HS hình thành, phát triển cả 3 thành phần của năng lực sinh học,
đặc biệt là năng lực tìm hiểu thế giới sống. Đồng thời, dạy học thực hành góp phần phát triển
phẩm chất và các năng lực chung đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. Khi tham gia hoạt động
thực hành, HS sử dụng nhiều giác quan và các thao tác tư duy, HS được rèn luyện các kĩ năng
ứng dụng tri thức vào đời sống, đồng thời tạo cơ hội cho HS làm quen với phương pháp nghiên
cứu khoa học.
Năng lực
sinh học


Nhận thức sinh học

Trình bày, phân tích được các đặc điểm của các
đối tượng sống và các quá trình sinh học.
Phân loại, so sánh được các đối tượng, các q
trình sống.
Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật và
hiện tượng.
Tìm hiểu thế giới sống
Đề xuất được giả thuyết trước khi thực hành.
Tiến hành các thao tác thực hành như quan sát,
làm thí nghiệm…
Viết và trình bày được kết quả thực hành.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng Giải thích được các vấn đề thực tiễn liên quan đến
đã học
kết quả thực hành.
Đề xuất được các biện pháp chăm sóc sức khỏe
con người, bảo vệ thiên nhiên, mơi trường.
Bảng mô tả ý nghĩa của dạy học thực hành với năng lực sinh học của HS
Để nâng cao hiệu quả trong việc hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho HS,
dạy học thực hành nên được sử dụng ở thời điểm trước khi học lí thuyết, nhằm giúp HS tự lực
tìm ra tri thức. Với những nội dung thực hành dài ngày, GV nên tổ chức cho HS làm việc ở nhà
theo nhóm hoặc cá nhân, sau đó báo cáo sản phẩm, trao đổi, thảo luận ở trên lớp. Tuy nhiên,
những nội dung thực hành phức tạp, thao tác khó, GV có thể tổ chức sau khi học lí thuyết và nên
được tổ chức ở phịng thực hành với đầy đủ hóa chất, thiết bị.
Bên cạnh đó, khi tổ chức thực hành, GV cần phối hợp với các kĩ thuật dạy học như kĩ
thuật phòng tranh, khăn trải bản, sơ đồ tư duy…. nhằm tích cực hóa hoạt động của HS.
Trong sinh học, dạy học thực hành gồm 2 phương pháp:
- Phương pháp thực hành quan sát:
Phương pháp thực hành quan sát dùng để tổ chức dạy học các nội dung về cấu trúc, chức

năng của đối tượng sống (hình thái, giải phẫu và chức năng tương ứng). Từ việc quan sát bằng
các giác quan kết hợp với các thao tác định tính, định lượng, giải phẫu, …HS rút ra các nội dung
và mô tả chúng dưới dạng văn bản, sơ đồ, tranh ảnh, biểu đồ…
7


GV có thể tổ chức cho HS thực hành quan sát bằng mắt (ví dụ: quan sát một số biểu hiện
của cây do thiếu khống) hoặc quan sát bằng kính lúp, kính hiển vi (ví dụ: quan sát tế bào nhân
sơ, nhân thực….); xác định một số thành phần hóa học có trong tế bào (ví dụ: protein, lipít….);
tách chiết sắc tố (chlorophyll, carotenoit,…) trong lá cây; tách chiết ADN…
- Phương pháp thực hành thí nghiệm:
Thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong điều kiện nhân tạo trong
phức hệ các điều kiện tự nhiên, người nghiên cứu chỉ chọn một vài yếu tố riêng biệt để nghiên
cứu lần lượt ảnh hưởng của chúng trong các điều kiện tác động khác nhau. Trong dạy học sinh
học, thực hành thí nghiệm dùng để tổ chức dạy học các nội dung về cơ chế, quy luật nhằm tìm ra
bản chất của đối tượng. Dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên, học sinh có thể tìm tịi, phát
hiện ra các cơ chế sinh lí, quy luật hoạt động hoặc chứng minh một hiện tượng trong quá trình
sống của sinh vật… Nhờ thí nghiệm, học sinh có thể đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, bản chất bên
trong, mối quan hệ phức tạp đa chiều trong cấu trúc, chức năng của sự vật, hiện tượng.
Để tổ chức dạy học bằng phương pháp thực hành thí nghiệm đạt hiệu quả cao, giáo viên
cần chú ý:
+ Hướng dẫn cụ thể, chi tiết cách tiến hành cho học sinh.
+ Giáo viên có thể làm mẫu trước khi học sinh thực hiện.
+ Trước khi làm thí nghiệm, giáo viên yêu cầu học sinh đặt giả thuyết, dự đốn các kết
quả có thể xảy ra. Trong quá trình thảo luận kết quả thực hành, giáo viên đặt các câu hỏi, các tình
huống thực tiễn nhằm kết nối kết quả thực hành với nội dung tri thức của chủ đề.
I.1.4. Điều kiện sử dụng
- Cần chuẩn bị các loại hóa chất, dụng cụ và thiết bị cần thiết.
- Cần trang bị các kĩ năng pha chế và sử dụng hóa chất, thiết bị, dụng cụ … ở phịng thực
hành một cách an tồn, hiệu quả.

- Cần tìm hiểu và thực hiện trước các nội dung thực hành theo chương trình phù hợp với
điều kiện của nhà trường và địa phương.
- Cần thiết kế các phiếu thực hành, các tiêu chí đánh giá q trình thực hành của học sinh.
- Cần đảm bảo quy tắc an toàn phòng thực hành.
- Học sinh cần được trang bị các kĩ năng thực hành cơ bản; tích cực, chủ động trong quá
trình thực hành.
I.2.2. Thực trạng việc khai thác và sử dụng các nội dung thực hành, thí nghiệm trong giảng
dạy mơn sinh học 11 trong trường THPT A nói riêng
I.2.2.1. Thực trạng
Mặc dù các thí nghiệm, các bài thực hành đóng vai trị hết sức quan trọng trong q trình
giảng dạy mơn sinh học tuy nhiên, việc giáo viên sử dụng thí nghiệm, thực hành cũng như các
phương tiện trực quan hỗ trợ trong quá trình giảng dạy vẫn còn rất nhiều bất cập và chưa phát

8


huy được hiệu quả. Điều này không chỉ xảy ra phổ biến tại trường THPT A nói riêng mà phổ biến
ở các trường phổ thơng nói chung.
+ Giáo viên rất ngại thiết kế, bố trí tiến hành các thí nghiệm thực trong giờ học lí thuyết
cũng như giờ thực hành.
+ Việc thực hiện các thí nghiệm và thực hành nhiều khi mang tính chất chống đối, làm
cho có.
+ Nhận thức và khả năng thực hành thí nghiệm của giáo viên và học sinh còn hạn chế.
+ Việc tổ chức và bố trí các nội dung thực hành, thí nghiệm thường mất nhiều thời gian
hơn thời gian 45 phút của một tiết học, việc quản lí học sinh cịn nhiều khó khăn, khơng quan sát
hết được học sinh.
I.2.2.2. Ngun nhân
+ Có nhiều thiết bị hỗ trợ dạy học môn sinh tại trường khơng cịn phù hợp. Nhiều sơ đồ,
hình ảnh in sẵn từ những năm 90 nhưng khơng cịn phù hợp với chương trình hiện hành, nhiều sơ
đồ cứng nhắc trong khi có thể thay thế bởi những video sinh học hay các phần mềm thay thế hữu

ích khác; Có những thí nghiệm phức tạp địi hỏi kỹ thuật tiến hành cao (Thí nghiệm quan sát các
kì của q trình ngun phân….) rất khó để có thể thành cơng.
+ Nhiều thiết bị khơng có (thí nghiệm đo cường độ thốt hơi nước nhưng khơng có giấy
thấm tẩm coban clorua), có cũng khơng dùng được, dùng được thì cũng rất nhanh hỏng.
+ Nhiều phương tiện được trang bị cho nhà trường nhưng lại khơng sử dụng được với
chương trình hiện hành trên lớp.
+ Cơng tác quản lí của nhà trường chưa thực sự sâu sát.
+ Sự thiếu hụt về chủng loại và suy giảm về chất lượng thiết bị là nguyên nhân cơ bản
nhất.
+ Khả năng xuất hiện các kiến thức liên quan đến thực hành thí nghiệm trong các kì thi là
khơng cao nên giáo viên và học sinh cũng ít quan tâm.
+ Nhận thức của học sinh và đặc biệt là giáo viên chưa đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của
thực hành thí nghiệm
+ Khả năng thực hành thí nghiệm của giáo viên và học sinh cịn hạn chế
+ Thời gian của nhiều thí nghiệm mất nhiều thời gian, chưa phù hợp với thời gian của tiết
học. Các tiết học lý thuyết thường có quá nhiều kiến thức dẫn đến giáo viên rất ngại làm các thí
nghiệm thực và càng khó hơn nếu giáo viên bố trí cho học sinh làm thí nghiệm vì thường dẫn đến
“cháy” giáo án.
+ Thời gian giáo viên đầu tư cho chuẩn bị bài chưa nhiều.
+ Ngồi mơn sinh học, học sinh cịn phải học nhiều môn học khác nên nếu học sinh mất
nhiều thời gian cho một môn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của những môn học kia.
+ Nhiều bài học bắt buộc phải sử dụng một số phương tiện hay thiết bị nhưng thực tế lại
rất hạn chế về hiệu quả.
9


+ Khơng có giáo viên/cán bộ chun trách chuẩn bị cho việc thực hiện các bài thực hành
thí nghiệm.
II. Thiết kế và khai thác việc sử dụng có hiệu quả một số thí nghiệm thực hành trong giảng
dạy các chủ đề trao đổi nước, trao đổi khoáng và cảm ứng ở thực vật – Sinh học 11 (Cơ

bản)
II.1. Định hướng sử dụng một số thí nghiệm thực hành trong giảng dạy các chủ đề trao đổi
nước, trao đổi khoáng và cảm ứng ở thực vật – Sinh học 11 (Cơ bản)
II.1.1. Sự cần thiết phải sắp xếp lại chương trình Sinh học hiện hành và thay đổi cách thức
sử dụng các thí nghiệm thực hành trong giảng dạy
Từ năm 2006 đến 2010, BGD&ĐT định hướng phân phối chương trình mỗi bài được dạy
trong 1 tiết (45 phút). Từ năm 2011, BGD&ĐT đã ban hành chương trình sinh học phổ thơng
giảm tải, trong đó có nhiều nội dung đã được tinh giảm, do vậy 7 bài trên được bố trí dạy trong 6
tiết (5 tiết lí thuyết, 1 tiết thực hành). Đến năm học 2014-2015, bộ giáo dục lại tiếp tục ra công
văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014, hướng dẫn xây dựng các chủ đề dạy học nhằm
rút gọn những nội dung trùng lặp, những nội dung có liên quan đến nhau được sắp xếp lại nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
Ngay từ đầu năm học 2020 – 2021, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cũng đã tổ chức tập huấn xây
dựng chương trình mơn sinh học nói chung và mơn sinh học 11 nói riêng cho phù hợp với các
văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Qua đó một số nội dung đã được sắp xếp lại thành các chủ
đề và được thống nhất chung trong tồn tỉnh. Điều đó vừa giúp giáo viên dễ dàng áp dụng các
phương pháp dạy học tích cực, đồng thời giúp học sinh hình dung rõ ràng, cụ thể hơn về qúa trình
trao đổi nước và trao đổi khoáng ở thực vật, giúp học sinh hiểu bài, nhớ nội dung của bài và vận
dụng kiến thức của bài vào thực tiễn tốt hơn.
Theo SGK, bài số 7 thực hành thí nghiệm thốt hơi nước và vai trị của phân bón được bố
trí sau khi học sinh đã học xong các kiến thức liên quan đến q trình trao đổi nước và trao đổi
khống với mục đích củng cố và kiểm chứng các kiến thức liên quan, bài số 25 thực hành hướng
động được bố trí sau khi học sinh học xong bài ứng động cũng với mục đích củng cố kiến thức về
hướng trọng lực trong khi thí nghiệm các thí nghiệm này đều phải có sự chuẩn bị từ trước và chủ
yếu trên lớp là quan sát hiện tượng, còn nếu làm trên lớp thì khó bố trí thời gian vào tiết học khác
để quan sát được. Điều đó gây ra nhiều khó khăn cho giáo viên trong quá trình tổ chức giờ dạy
vẫn phải đảm bảo tiến độ và kiến thức theo quy định. Qua thực tiễn tơi nhận thấy, nếu có thể sử
dụng các kết quả từ những thí nghiệm này để học sinh tự phát hiện ra kiến thức mới, nảy sinh vấn
đề trong quá trình hình thành kiến thức mới thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.
Hơn nữa, qua quá trình học sinh trực tiếp tiến hành các thí nghiệm (có thể ở nhà hoặc ở

trường) có thể giúp học sinh nhận thức được thế giới tự nhiên, hiểu rõ các hiện tượng sinh học
trong tự nhiên và thêm u bộ mơn sinh học cũng như có thể hình thành được các năng lực và
phẩm chất cần có của người học sinh.
10


Mặc dù trong thời đại công nghệ 4.0, rất nhiều giáo viên đang khai thác việc sử dụng ứng
dụng công nghệ thơng tin như sử dụng các thí nghiệm ảo, các video có sẵn vì chúng tiện lợi, đơn
giản và cũng có những hiệu quả nhất định nhưng sẽ khơng thể hình thành được các kĩ năng làm
thí nghiệm sinh học cho học sinh.
II.1.2. Thiết kế một số thí nghiệm thực hành trong giảng dạy các chủ đề trao đổi nước, trao
đổi khoáng và cảm ứng ở thực vật – Sinh học 11 (Cơ bản)
* Chủ đề: Trao đổi nước ở thực vật
Thí nghiệm 1: Trao đổi nước ở thực vật
Thí nghiệm 2: Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khống
Thí nghiệm 3: Sự vận chuyển nước ở cây
Thí nghiệm 4: Hiện tượng ứ giọt
Thí nghiệm 5: Hiện tượng gỉ nhựa
Thí nghiệm 6: Lực liên kết giữa các phân tử nước
Thí nghiệm 7: So sánh tốc độ thốt hơi nước ở 2 mặt của lá
* Chủ đề: Trao đổi khống ở thực vật
Thí nghiệm về vai trị của phân bón
* Chủ đề: Cảm ứng ở thực vật
Thí nghiệm hướng động: Hướng sáng, hướng trọng lực, hướng nước
Thí nghiệm ứng động: Phản ứng của lá cây trinh nữ khi có va chạm
II.2. Cách thức sử dụng một số thí nghiệm thực hành trong giảng dạy các chủ đề trao đổi
nước, trao đổi khoáng và cảm ứng ở thực vật – Sinh học 11 (Cơ bản)
Việc sử dụng các thí nghiệm thực hành khơng giập khn một cách máy móc mà tùy theo
từng nội dung, tình huống, mục đích mà giáo viên có thể tổ chức một cách linh hoạt hoặc kết hợp
với các phương pháp giảng dạy khác.

Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra 3 cách thức sử dụng
+ Sử dụng các thí nghiệm thực hành trong hoạt động khởi động làm phát sinh tình huống
khởi đầu cho chủ đề học tập và chủ yếu được sử dụng trong hoạt động hình thành kiến thức mới
(chỉ nêu cách thức sử dụng vì thực tế giáo viên có thể linh hoạt dùng các thí nghiệm này theo
nhiều hình thức khác nhau): Chủ đề Trao đổi nước ở thực vật.
+ Thiết kế đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức dạy học một bài thực hành: Chủ đề
Trao đổi khoáng ở thực vật.
+ Thiết kế đầy đủ một kế hoạch dạy học có sử dụng các thí nghiệm thực hành, kết hợp với
các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại theo mẫu của chương trình tập huấn bồi dưỡng giáo
viên phổ thơng (Mơđun 2 – chương trình tập huấn tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông
2018): Chủ đề Cảm ứng ở thực vật.
II.2.1. Sử dụng một số thí nghiệm thực hành trong giảng dạy chủ đề Trao đổi nước - Sinh
học 11 (Cơ bản)
11


* Nội dung của chủ đề gồm nội dung của các bài 1, 2, 3, 7 SGK - Sinh học 11.
* Chủ đề thuộc mạch nội dung “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” – Sinh học 11
(cơ bản).
II.2.1.1. Hoạt động khởi động – sử dụng thí nghiệm 1: Trao đổi nước ở thực vật
* Mục đích sử dụng: Sử dụng trong hoạt động khởi động giúp học sinh nhận biết được quá trình
trao đổi nước ở thực vật gồm 3 quá trình là quá trình thấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát hơi
nước.
* Chuẩn bị: 2 cốc thủy tinh trong suốt có cùng dung tích (có thể dùng lọ thủy tinh); dầu ăn; một
số cành cây tươi hoặc một số cây còn nguyên bộ rễ; nước sạch; túi nilong; dây chun buộc; bút
đánh dấu.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Ghi nhãn vào 2 cốc (thí nghiệm = TN; đối chứng = ĐC), dùng bút đánh dấu mực
nước ở 2 cốc sao cho mực nước là bằng nhau.
Bước 2: Đổ nước vào 2 cốc đến vạch đã đánh dấu, cho vào hai cốc một ít dầu ăn.

Bước 3: Cắm các cành cây tươi vào cốc. Dùng túi nilong chùm vào cả cốc cành cây và
buộc miệng túi vào thành cốc bằng dây chun.
Bước 4: Đặt các cốc vào nơi dâm mát và quan sát hiện tượng. Sau 2-4 tiếng có thể quan
sát hiện tượng ở mặt trong của túi.
* Hình thức tổ chức:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm tại nhà.
- Các nhóm học sinh nhận nhiệm vụ, phân cơng nhiệm vụ và thực hiện thí nghiệm tại nhà,
ghi và chụp lại kết quả/hiện tượng, mang sản phẩm thực tế để báo cáo trước lớp.
- Giáo viên sử dụng kết quả thí nghiệm mà học sinh đã có, yêu cầu học sinh sử dụng kết
hợp với các kiến thức mà học sinh đã biết (sinh học 6) để trả lời các câu hỏi sau
1. Sự khác nhau về mực nước trong hai cốc sau thời gian thí nghiệm?
2. Tại sao lại cho dầu ăn vào cốc?
3. Nước đọng lại trên mặt trong cuả túi nilon có nguồn gốc từ đâu?
4. Bộ phận nào của cây thực hiện chức năng hấp thụ nước?
5. Nước thốt ra ngồi mơi trường qua bộ phận nào?
6. Nước được vận chuyển từ lên lá nhờ bộ phận nào trong cây?
7. Tại sao nước có thể vận chuyển ngược chiều trọng lực (từ rễ lên lá)?
8. Vẽ sơ đồ các con đường lấy nước ở thực vật sử dụng các gợi ý sau đây: lá, thân, rễ, đất, mơi
trường ngồi, nước.
- Sau thời gian thảo luận, giáo viên mời đại diện một nhóm trình bày kết quả thảo luận
của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- Từ các câu trả lời của học sinh => giáo viên đưa ra câu hỏi nhận thức để vào chủ đề
=> Câu hỏi nhận thức: Trao đổi nước ở thực vật gồm những quá trình nào?
II.2.1.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới - Sử dụng các thí nghiệm 2, 3, 4, 5, 6, 7.
12


II.2.1.2.1. Thí nghiệm 2: Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khống
* Mục đích sử dụng: HS được quan sát trực quan và được làm thí nghiệm để kiểm chứng kiến
thức đã học ở lớp 6 về vai trò của rễ.

* Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Chậu trồng cây (loại chậu nhỏ tùy theo kích thước của cây được chọn làm thí
nghiệm); kéo; đất trồng cây.
- Mẫu vật: Hai cây còn nguyên bộ rễ.
* Cách tiến hành: Nhổ 2 cây rau hoặc 2 cây bất kỳ sao cho bộ rễ còn nguyên. Một cây bị cắt bộ
rễ, một cây để nguyên bộ rễ. Trồng 2 cây vào hai chậu khác nhau và được chăm sóc tưới nước
như nhau.
* Hình thức tổ chức:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm tại nhà.
- Các nhóm học sinh nhận nhiệm vụ, phân cơng nhiệm vụ và thực hiện thí nghiệm tại nhà,
ghi và chụp lại kết quả/hiện tượng để báo cáo trước lớp.
- Giáo viên sử dụng kết quả thí nghiệm mà học sinh đã có, yêu cầu học sinh sử dụng kết
hợp với các kiến thức mà học sinh đã tìm hiểu trước ở nhà, kiến thức trong sách giáo khoa
để trả lời các câu hỏi sau
1. Nhận xét sự sinh trưởng, màu sắc lá của 2 cây (1 cây đã bị cắt rễ và 1 cây còn nguyên bộ rễ)?
2. Tại sao cây bị cắt bộ rễ thì héo dần, lá vàng và chết trong khi cây còn nguyên bộ rễ vẫn sinh
trưởng bình thường?
3. Bộ rễ có vai trị gì với cây?
4. Cơ chế nào giúp rễ cây có thể hút nước từ môi trường đất?
5. Bộ phận nào ở rễ có nhiệm vụ hút nước cho cây?
6. Nước từ mơi trường đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường nào?
7. Điều gì sẽ xảy ra khi ta đem cây không sống ở vùng đất ngập mặn ra trồng ở vùng đất ngập
mặn? Giải thích.
8. Khi ta bón phân đạm cho cây với nồng độ quá cao thì cây có hiện tượng gì? Tại sao.
9. Một số lồi cây khơng có lơng hút (cây thơng…) thì cây có hút được nước khơng? Cây có thể
hút nước nhờ những bộ phận/cấu trúc nào?
10. Thực vật thủy sinh có thể hấp thụ nước nhờ những bộ phận nào trên cây?
11. Làm sao cây sống ở vùng đất ngập mặn vẫn hút được nước từ mơi trường đất có áp suất thẩm
thấu rất cao?
12. Nguyên nhân nào làm cho dịch của tế bào biểu bì rễ (lơng hút) ưu trương hơn so với dung

dịch đất?
- Sau thời gian thảo luận, giáo viên mời đại diện một nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm
mình, các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- Từ các câu trả lời của học sinh => giáo viên tổng kết lại các kiến thức cơ bản của nội dung quá
trình hấp thụ nước ở rễ và các vấn đề có liên quan.
13


II.2.1.2.2. Thí nghiệm 3: Sự vận chuyển nước ở cây
* Mục đích sử dụng:
Học kiến thức mới: Qua quan sát, học sinh hình dung được sự hấp thụ nước và sự vận
chuyển nước một chiều lên thân lên lá như thế nào?
* Chuẩn bị: Hoa có màu trắng (hoa hồng, hoa cúc, hoa loa kèn …); dao hoặc kéo; màu (các màu
khác nhau như đỏ, tím, vàng …), có thể sử dụng màu xanh từ dung dịch xanh metylen; cốc thủy
tinh để cắm hoa hoặc bình; nước sạch (nước lọc, nước máy…)
* Cách tiến hành:
Bước 1: Cho nước vào các cốc. Tùy vào số lượng màu mà chuẩn bị số lượng cốc và số
lượng hoa tương ứng.
Bước 2: Pha màu vào cốc. Lưu ý để một cốc nước không pha màu làm đối chứng
Bước 3: Chọn những bơng hoa cịn tươi và cắt bớt cành sao cho vừa với kích thước của
cốc cắm hoa.
Bước 4: Cắm hoa vào các cốc đã pha màu.
Bước 5: Chọn ba cốc có màu khác nhau. Chẻ đôi cuống của hai bông hoa và mỗi bông
cắm vào hai cốc nước màu khác nhau.
Bước 6: Quan sát hiện tượng xảy ra. Dùng dao lam cắt ở mỗi gốc cành hoa ở mỗi cốc một
lát thật mỏng( 1-2mm), đặt lên miếng giấy lọc đã chuẩn bị trước và quan sát.
* Hình thức tổ chức:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm tại nhà trước giờ
học từ 2 – 6 giờ. Mỗi nhóm làm với một loại hoa khác nhau.
- Các nhóm học sinh nhận nhiệm vụ, phân cơng nhiệm vụ và thực hiện thí nghiệm tại nhà,

ghi và chụp lại kết quả/hiện tượng để báo cáo trước lớp.
- Đến giờ học, giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm, so sánh kết quả
thí nghiệm với các nhóm khác, thảo luận và giải thích kết quả thí nghiệm.
- Vậy thí nghiệm trên chứng minh điều gì?
II.2.1.2.3. Thí nghiệm 4: Hiện tượng ứ giọt
* Mục đích sử dụng:
Học kiến thức mới: Qua quan sát, học sinh nhận biết được hiện tượng ứ giọt và giải thích
được một hiện tượng trong tự nhiên (Động lực đầu dưới của dòng mạch gỗ là lực đẩy do áp suất
rễ).
* Chuẩn bị: Đất (có thể sử dụng cát hoặc bơng gịn) để trồng cây; chậu hoặc cốc trồng cây; hạt
lúa (ngô …); túi nilong; dây chun buộc.
* Cách tiến hành:
- Trồng lúa vào đất được đựng trong chậu nhỏ (số lượng hạt giống tùy thuộc vào kích
thước của chậu trồng cây).
- Chăm sóc và tưới nước cho cây hàng ngày.
14


- Sau 5 – 7 ngày (nếu trồng lúa), sau 7 – 10 ngày (nếu trồng ngô), dùng túi nilông chụp lại
cả chậu cây. Dùng dây nịt buộc túi nilông vào phần chậu. Để chậu cây vào nơi giâm mát.
* Hình thức tổ chức:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm làm một thí nghiệm.
- Các nhóm học sinh nhận nhiệm vụ, phân công nhiệm vụ và thực hiện thí nghiệm tại nhà,
mang chậu cây đã được buộc túi nilông đến lớp và để vào nơi giâm mát trước giờ học 1
ngày để tránh hiện tượng khi di chuyển làm mất hiện tượng thí nghiệm.
- Đến giờ học, giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng thí nghiệm, so sánh kết quả
thí nghiệm với các nhóm khác, thảo luận và giải thích kết quả thí nghiệm.
Hiện tượng: Tại mép của lá cây xuất hiện các giọt nước (hiện tượng ứ giọt)
Giải thích: Vào ban đêm, khơng có hiện tượng thốt hơi nước. Khi chùm túi nilơng vào chậu cây
đã tạo độ ẩm bão hịa với khơng khí trong túi => nước được vận chuyển lên lá nhưng khơng thốt

được vào khơng khí nên đọng lại thành giọt => chứng minh có lực đẩy của áp suất rễ.
Câu hỏi mở rộng:
Tại sao hiện tượng ứ giọt thường quan sát được ở những cây bụi thấp, cây thân thảo và đặc biệt
dễ quan sát vào buổi sáng sớm?
II.2.1.2.4. Thí nghiệm 5: Hiện tượng rỉ nhựa
* Mục đích sử dụng:
Học kiến thức mới: Qua quan sát, học sinh nhận biết được hiện tượng rỉ nhựa và giải thích
được một hiện tượng trong tự nhiên (Động lực đầu dưới của dòng mạch gỗ là lực đẩy do áp suất
rễ).
* Chuẩn bị: 1 chậu có trồng 1 cây non (cà chua, đu đủ...); dao lam hoặc dao nhỏ, sắc.
* Cách tiến hành:
- Dùng dao sắc cắt ngang thân gần sát mặt đất (5 -10cm).
- Quan sát hiện tượng xảy ra ở vết cắt sau 5 phút.
- Ghi chép lại hiện tượng quan sát được và giải thích.
* Hình thức tổ chức:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm làm một thí nghiệm.
- Các nhóm học sinh nhận nhiệm vụ, phân cơng nhiệm vụ và thực hiện thí nghiệm tại nhà,
ghi chép và chụp lại hoặc quay video lại hiện tượng quan sát được.
- Đến giờ học, giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, so sánh kết quả thí
nghiệm với các nhóm khác, thảo luận và giải thích kết quả thí nghiệm.
II.2.1.2.5. Thí nghiệm 6: Lực liên kết giữa các phân tử nước
* Mục đích sử dụng:
Ôn tập kiến thức cũ mà học sinh đã được học ở lớp 10: Phân tử nước có tính phân cực
Hình thành kiến thức mới cho học sinh: Một trong các động lực của dòng mạch gỗ là lực
liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch.
* Chuẩn bị: Ống tiô sạch; dụng cụ đựng nước; nước sạch.
15


* Cách tiến hành: Cho 1 đầu của ống tiô vào dụng cụ đã đựng đầy nước, 1 đầu hứng vào dụng

cụ khơng có nước. Dùng lực hút cho nước chảy trong ống tiơ sang dụng cụ khơng có nước.
Hiện tượng: Nước chảy liên tục qua ống tiơ.
Giải thích: Phân tử nước có tính phân cực nên các phân tử nước có thể liên kết với nhau
và liên kết với thành ống nên nước có thể chảy được.
* Hình thức tổ chức:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị hoặc giáo viên chuẩn bị. Có thể giáo viên làm
mẫu.
- Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm tại lớp.
II.2.1.2.6. Thí nghiệm 7: So sánh tốc độ thốt hơi nước ở hai mặt của lá
* Mục đích sử dụng:
Sử dụng trong hoạt động hình thành kiến thức mới, học sinh nhận biết được có sự thốt
hơi nước ở lá cây và nước chủ yếu được thoát ra ở mặt dưới của lá.
* Chuẩn bị:
+ Cặp nhựa hoặc cặp gỗ: 6 cái
+ Bản kính hoặc lam kính: 12 cái
+ Giấy lọc: 1 hộp.
+ Đồng hồ bấm giây: 1 chiếc.
+ Dung dịch coban clorua 5%: 50 ml.
+ Bình hút ẩm để giữ giấy tẩm coban clorua (hoặc máy sấy tóc): 1 cái
+ 3 chậu cây: cây ngô, cây đậu tương, cây vạn niên thanh.
* Cách tiến hành:
+ Dùng 2 miếng giấy lọc tẩm cơban clorua đã sấy khơ (có màu xanh da trời) đặt đối xứng
nhau qua 2 mặt lá.
+ Tiếp theo, dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 bản kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2
mặt của lá tạo thành hệ thống kín.
+ Bấm đồng hồ bấm giây để so sánh thời gian giấy chuyển từ màu xanh da trời sang màu
hồng và diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới của lá trong cùng một thời gian.
+ Sau đó ghi kết quả vào bảng và nhận xét kết quả.
Tên cây


Ngày, giờ

Vị trí của


Thời gian chuyển màu của
giấy cơban clorua
Mặt trên
Mặt dưới

* Hình thức tổ chức:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.

16


Các nhóm học sinh nhận nhiệm vụ, phân cơng nhiệm vụ và thực hiện thí nghiệm, ghi và
chụp lại kết quả/hiện tượng, hoàn thành kết quả theo dõi vào bảng theo mẫu để báo cáo
trước lớp.
- Đến giờ học, giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả, so sánh kết quả thí nghiệm với
các nhóm khác.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh giải thích kết quả thí nghiệm, kết hợp với các kiến thức mà
học sinh đã tìm hiểu để trả lời các câu hỏi sau:
1. Phần lớn nước mà cây lấy vào sẽ đi đâu?
2. Tại sao nói q trình thốt hơi nước là một “tai họa tất yếu” với cơ thể thực vật?
3. Cây có thể thoát hơi nước qua những con đường nào? Phân biệt các con đường đó về vận tốc
thốt hơi nước và khả năng điều chỉnh?
4. Chủ yếu nước được thoát ra ngoài qua cấu trúc nào trên lá? Cấu trúc đó có đặc điểm gì phù
hợp với chức năng thốt hơi nước?
5. So sánh tốc độ thoát hơi nước ở mặt trên và mặt dưới của lá? Giải thích.

6. Tại sao có thể sử dụng giấy tẩm coban clorua để kiểm chứng có q trình thốt hơi nước ở lá
cây?
7. Lá của cây sống nơi khơ hạn có đặc điểm gì giúp chúng thích nghi với điều kiện sống thiếu
nước?
8. Theo một nghiên cứu của Kixenbec ở cây ngô: Số lượng khí khổng trên 1 cm 2 biểu bì dưới là
7684, cịn trên 1 cm2 biểu bì trên là 9300. Tổng diện tích lá trung bình (cả hai mặt lá) ở một cây
là 6100 cm2. Tổng số khí khổng ở cây ngơ đó là bao nhiêu?
9. Mặc dù, diện tích lỗ khí của tồn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng lượng
nước thốt ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thốt qua bề mặt lá nhiều lần. Tại sao vậy?
Lưu ý:
Với các thí nghiệm phần trao đổi nước ở thực vật, giáo viên có thể linh hoạt sử dụng,
thiết kế, tổ chức cho học sinh thực hiện. Tùy vào các mục đích của các tình huống cụ thể mà giáo
viên có thể đưa thêm các câu hỏi hoặc dẫn dắt cho học sinh một cách hợp lí.
Giáo viên có thể thiết kế thêm hoặc giao nhiệm vụ cho học sinh thiết kế, tìm hiểu các ứng
dụng trong thực tiễn có liên quan đến bài học (ví dụ: trồng rau thủy canh ….)
II.2.2. Sử dụng thí nghiệm thực hành trong giảng dạy chủ đề Trao đổi khoáng ở thực vật Sinh học 11 (Cơ bản)
* Nội dung của chủ đề gồm nội dung của các bài 4, 5, 6, 7 SGK – Sinh học 11, theo cấu trúc là
từ tìm hiểu về vai trị của các ngun tố dinh dưỡng khống, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến
vai trò của nguyên tố nitơ, sau đó sẽ tiếp tục đi tìm hiểu về dinh dưỡng nitơ ở thực vật, cuối cùng
là đi tìm hiểu về mối quan hệ của phân bón với năng suất cây trồng và môi trường nhằm giáo
dục cho HS cách thức sử dụng phân bón có hiệu quả mà khơng làm ảnh hưởng đến môi trường.
Đảm bảo đúng, đủ các nội dung theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
-

17


* Chủ đề thuộc mạch nội dung “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” – Sinh học 11
(cơ bản).
* Mục đích sử dụng: Thí nghiệm về vai trị của phân bón được học sinh tiến hành ở nhà theo sự

hướng dẫn của giáo viên và được giáo viên sử dụng trong hoạt động hình thành kiến thức mới,
trước khi học sinh học nội dung “Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu”
* Cách tiến hành
Hoạt động này được tổ chức một phần ở trên lớp và chủ yếu được học sinh thực hiện tại nhà.
- Bước 1: Giới thiệu thí nghiệm (2 phút)
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tóm tắt mục tiêu, mẫu vật, dụng cụ, cách tiến hành thực hành.
Mục tiêu: Học sinh làm được thí nghiệm về vai trị của phân bón NPK đối với cây trồng; quan sát
được hiện tượng khi cây thiếu các ngun tố khống.
Chuẩn bị:
- Hạt thóc hoặc ngơ. Có thể sử dụng hạt đã nảy mầm để đảm bảo tỉ lệ sống của cây khi
trồng.
- Chậu nhựa. Dùng một chậu thí nghiệm và một chậu đối chứng.
- Chai đựng nước.
- Tấm xốp đã được chọc thủng sao cho vừa với hạt giống hoặc vải màn (2 lớp). Nếu dùng
vải màn thì chuẩn bị thêm dây chun để buộc căng vải lên bề mặt chậu.
- Đũa thủy tinh hoặc que tre.
- Phân bón NPK, nước sạch (nước máy sạch, nước giếng sạch).
Cách tiến hành thí nghiệm:
- Dùng bút đánh dấu cho chậu thí nghiệm (chậu trồng cây có phân NPK) và chậu đối chứng
(chậu trồng cây khơng có phân NPK).
- Pha phân NPK vào nước với nồng độ 1 gam NPK/ 1 lít nước sạch.
- Đổ/rót dung dịch đã pha phân NPK vào chậu thí nghiệm. Đổ nước sạch (khơng có phân
NPK) vào chậu đối chứng.
- Đặt tấm xốp vào hai chậu để trồng cây.
- Chọn các hạt đã nảy mầm khỏe và tương đương nhau. Số lượng hạt trồng tùy thuộc vào
kích thước của hai chậu sao cho số lượng ở hai chậu tương đương nhau. Đặt hạt mầm sao
cho rễ mầm hướng xuống dung dịch trong chậu.
- Đặt chậu thí nghiệm và đối chứng ở vị trí có đầy đủ ánh sáng và được chăm sóc hàng ngày.
- Quan sát hiện tượng cho đến khi có sự khác biệt rõ rệt giữa hai chậu.
Chú ý:

Việc trồng cây bằng dung dịch thường đòi hỏi sự cẩn thận rất cao trong suốt q trình thí
nghiệm. Có thể thay thế việc trồng cây trong dung dịch bằng trồng cây trong cát sạch hoặc bơng
gịn hoặc sỏi cuội loại nhỏ. Chế độ chăm sóc của hai chậu cây thí nghiệm và đối chứng là như
nhau. Chỉ khác là chậu cây thí nghiệm được tưới bổ sung dung dịch NPK lỗng cịn chậu cây đối
chứng chỉ được tưới nước. Chăm sóc cây cho đến khi thấy rõ sự khác biệt giữa hai mẫu (thường
từ 10 -14 ngày là có thể thấy sự khác biệt)
18


Giáo viên chia lớp thành các nhóm sao cho phù hợp (có thể là 4 nhóm hoặc theo dãy bàn
tùy tình hình cụ thể theo số lượng học sinh một cách hợp lí, khơng để q đơng học sinh trong
một nhóm thực hành)
Giáo viên giao cho các nhóm tự chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ … để tiến hành thí nghiệm.
Đặc biệt nhắc nhở học sinh đảm bảo các điều kiện chăm sóc là tương đương giữa các mẫu, nêu
một số tình huống có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng của thí nghiệm (bón phân q
nhiều gây hiện tượng chết xót; dụng cụ trồng cây khơng đảm bảo thơng thống dẫn đến cây bị
thối rễ; các tác nhân ngoại cảnh như mưa, gió, sâu hại…..). Để khắc phục cần lưu ý tất cả các yếu
tố và khuyến khích các nhóm làm nhiều mẫu (vừa có thể chọn được mẫu tốt nhất, vừa đề phịng
các tình huống xấu có thể xảy ra).
- Bước 2: Tiến hành thí nghiệm (10 – 14 ngày)
Được học sinh tiến hành ở nhà trong thời gian từ 10 – 14 ngày.
Giáo viên yêu cầu các nhóm phân cơng nhiệm vụ rõ ràng, hợp lí, có lưu hồ sơ và nộp lại cho giáo
viên.
Học sinh tiến hành thí nghiệm ở nhà và hồn thiện mẫu báo cáo
Tên cây

Cơng thức thí nghiệm

Chiều cao cây


Nhận xét
(màu sắc của lá, thân, rễ…)

Chậu đối chứng
Chậu thí nghiệm
Trong quá trình học sinh thực hiện thí nghiệm ở nhà, nếu có gì cần giúp đỡ thì liên hệ để
giáo viên giúp đỡ.
Học sinh chuẩn bị sẵn sản phẩm (báo cáo thực hành, chậu cây mà học sinh thực trồng) để
đem đến lớp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận (10 phút)
Các nhóm học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm, so sánh kết quả thí nghiệm với các nhóm
khác.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, mở rộng vấn đề và vận dụng vào thực tiễn
Câu 1: Tại sao sự sinh trưởng của cây ở trong hai chậu thí nghiệm và đối chứng có sự khác nhau?
Nhận xét về vai trị của các ngun tố dinh dưỡng khống với cây trồng.
Câu 2: Một bạn học sinh sử dụng hạt lạc, hạt đỗ để làm thí nghiệm thì kết quả thu được có thể sẽ
như thế nào? Tại sao.
Câu 3: Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng được rễ cây hấp thụ dưới dạng nào? Từ đó có lưu ý gì
khi bón phân cho cây?
Câu 4: Làm thế nào để ta có thể nhận biết cây trồng đang thiếu các nguyên tố dinh dưỡng khống
nào để bón bổ sung cho cây?
- Bước 4: Nhận xét, đánh giá (3 phút)
Học sinh sử dụng bảng tiêu chí để tự đánh giá, đánh giá chéo.
Giáo viên nhận xét q trình làm việc nhóm, kết quả và báo cáo thí nghiệm.
Cây ngơ

19


Giáo viên đánh giá chung dựa trên phần tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng của học sinh.

Giáo viên kết luận về kết quả rút ra từ bài thực hành và kinh nghiệm tổ chức.
Học sinh dọn dẹp, vệ sinh.
II.2.3. Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề Cảm ứng ở thực vật - Sinh học 11 (Cơ bản) có sử
dụng một số thí nghiệm thực hành
* Mục đích sử dụng:
Các thí nghiệm này được sử dụng trong hoạt động hình thành kiến thức mới, giúp học sinh nhận
biết được các hiện tượng hướng sáng khi cây được chiếu ánh sáng từ một phía xác định, hướng
trọng lực, hướng nước, hướng tiếp xúc ở một số loại cây, ứng động....
* Chuẩn bị:
Cốc hoặc dụng cụ có thể trồng cây; hạt giống (ngơ, lúa, đỗ …); đất trồng cây (có thể sử dụng cát,
bơng gịn), sỏi; cây trinh nữ, ……
* Cách tiến hành thí nghiệm:
- Chuẩn bị 4 cốc đựng đất.
- Gieo hạt giống (có thể sử dụng hạt giống đã được ủ cho nảy mầm).
- Đặt 4 cốc cây trong 4 điều kiện chiếu sáng khác nhau: Cốc 1 đặt ở nơi có ánh sáng chiếu
từ 1 phía xác định (của sổ, hộp có lỗ thủng lấy ánh sáng…); cốc 2 đặt ở trong tối hoàn
toàn; cốc 3 đặt nằm ngang hoặc nghiêng; cốc 4 đặt nơi có ánh sáng đầy đủ.
- Chuẩn bị 1 cốc đựng sỏi, cho thêm bơng gịn lệch sang 1 phía, trồng cây và chăm sóc như
bình thường
- Chăm sóc các chậu cây cẩn thận và quan sát hiện tượng.
- Quan sát phản ứng của lá cây trinh nữ khi có va chạm. Theo dõi và quay lại.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Chủ đề: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
Thời lượng: 3 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất, năng lực
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Nhận thức sinh học


Tìm hiểu thế giới sống
Vận dụng kiến thức, kĩ
năng đã học

Mục tiêu

Mã hóa

Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật
Phân tích được vai trị của cảm ứng đối với thực vật
Trình bày được đặc điểm và cơ chế cảm ứng ở thực vật
Nêu được một số hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực
vật: Vận động hướng động, vận động cảm ứng
Thực hành quan sát được hiện tượng cảm ứng ở một số lồi
cây
Thực hiện được thí nghiệm về cảm ứng ở một số loài cây
Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để giải thích
một số hiện tượng trong thực tiễn.
Đề xuất được một số giải pháp tăng năng suất cây trồng dựa

(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
20



trên hiểu biết về cảm ứng ở thực vật
NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và hợp tác
Tự chủ và tự học

Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về cảm ứng ở thực vật,
cách tiến hành các thí nghiệm…
Giải quyết vấn đề và sáng Đề xuất một số giải pháp tăng năng suất cây trồng
tạo
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Chăm chỉ
Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc
thực hiện các nhiệm vụ được phân cơng
Trách nhiệm
Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân cơng
Trung thực
Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả thí
nghiệm thực hành
II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1. Khái niệm cảm ứng ở thực vật
1.1. Ví dụ
1.2. Khái niệm
1.3. Đặc điểm
2. Các hình thức biểu hiện và cơ chế
2.1. Hướng động
2.1.1. Thí nghiệm
2.1.2. Khái niệm
2.1.3. Các kiểu hướng động

2.1.4. Cơ chế
2.2. Ứng động
2.2.1. Thí nghiệm
2.2.2. Khái niệm
2.2.3. Các kiểu ứng động
2.2.4. Cơ chế
3. Vai trò và ứng dụng
3.1. Vai trò
3.2. Ứng dụng
* Nội dung dạy học cốt lõi
1. Khái niệm cảm ứng ở thực vật
1.1. Ví dụ
- Video: Video về ứng động hoa hồng nở ( )
Ứng động bắt mồi của cây gọng vó ( )

(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)

21


- Hình ảnh:
Câu hỏi: Khi có tác nhân kích thích của mơi trường tác động đến thì thực vật trả lời lại các
tác nhân kích thích đó như thế nào? Nguyên nhân nào gây ra sự trả lời đó?
1.2. Khái niệm
Cảm ứng của thực vật là phản ứng của thực vật đối với kích thích.

1.3. Đặc điểm
- Video về hoạt động bắt mồi ở động vật />Câu hỏi: So sánh về tốc độ, hình thức biểu hiện cảm ứng ở động vật và thực vật?
- Đặc điểm:
+ Tốc độ cảm ứng chậm.
+ Hình thức kém đa dạng, khó nhận biết.
2. Các hình thức biểu hiện và cơ chế
2.1. Hướng động
2.1.1. Thí nghiệm
Các nhóm học sinh đưa ra các kết quả thí nghiệm (đã giao HS tiến hành thí nghiệm
tại nhà về tính hướng sáng, hướng trọng lực) nhận xét về:
+ Loại tác nhân kích thích; hướng tác nhân kích thích.
+ Bộ phận trả lời kích thích; hướng phản ứng so với hướng tác nhân kích thích.
2.1.2. Khái niệm hướng động
- Là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng
xác định.
- Phân loại:
+ Hướng động dương (sinh trưởng theo hướng tới nguồn kích thích): Các tế bào phía
khơng được kích thích sinh trưởng nhanh hơn so với TB phía được kích thích.
+ Hướng động âm (sinh trưởng theo hướng tránh xa nguồn kích thích): Ngược lại
2.1.3. Các kiểu hướng động
- Gồm: Hướng sáng,hướng trọng lực,hướng nước,hướng hóa,hướng tiếp xúc.
Kiểu hướng động
1. Hướng sáng
2. Hướng trọng lực
3. Hướng nước
4. Hướng hóa
5. Hướng tiếp xúc
2.1.4. Cơ chế

Tác nhân


Đặc điểm

Vai trò

22


*Cơ chế hướng động ở mức tế bào:
Là sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan
(thân, rể, lá, mầm…)
* Ngun nhân:
Do hocmơn auxin di chuyển từ phía bị kích thích đến phía khơng bị kích thích=> phía
khơng bị kích thích có hàm lượng auxin thích hợp nên kích thích tế bào sinh trưởng mạnh hơn.
2.2. Ứng động
2.2.1. Thí nghiệm
- HS chiếu video tự quay về hiện tượng phản ứng của cây trinh nữ khi bị va chạm. Từ đó xác định
loại tác nhân kích thích, hướng tác động của tác nhân kích thích.
Hình 1- trước khi chạm tay

Hình 2- Sau khi chạm tay

Phân tích hiện tượng và hình thành khái niệm ứng động.
2.2.2. Khái niệm ứng động
- Ứng động là phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích khơng định hướng.
2.2.3. Các kiểu ứng động
2.2.3.1. Ứng động sinh trưởng:
- Khái niệm: Là kiểu ứng động có tốc độ sinh trưởng dãn dài khơng đồng đều của tế bào ở 2 phía
cơ quan đối với tác nhân kích thích khơng định hướng.
Ví dụ: Ứng động nở hoa ở bồ công anh.

- Cơ chế: Do tốc độ sinh trưởng dãn dài không đồng đều của tế bào ở 2 phía cơ quan.
2.2.3.2. Ứng động khơng sinh trưởng:
- Khái niệm: Là kiểu ứng động khơng có sự sinh trưởng dãn dài của tế bào ở 2 phía cơ quan.
Ví dụ: Ứng động cụp lá ở trinh nữ.
- Cơ chế:
+ Ứng động sức trương: Do có sự biến đổi hàm lượng nước trong tế bào và trong cấu trúc
chuyên hóa gây nên.
+ Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động: Do có sự xuất hiện các kích thích lan truyền do tiếp xúc
và hóa chất.
3. Vai trị và ứng dụng
23


3.1. Vai trị
Giúp cây thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường, đảm bảo tồn tại và phát triển.
3.2. Ứng dụng
- Tạo thế cây cảnh, điều chỉnh biện pháp kĩ thuật chăm sóc hợp lý tăng năng suất cây trồng.
III. Phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học
Phương pháp, kĩ
Phương tiện
thuật dạy học
dạy học
Nêu được khái niệm cảm
- Dạy học trực quan
Video về cảm ứng ở
ứng ở thực vật
- Chia sẻ cặp đôi
thực vật.
Khái niệm cảm ứng
Trình bày được đặc điểm

- Dạy học giải quyết Video cảm ứng ở động
ở thực vật
cảm ứng ở thực vật
vấn đề
vật.
- Chia sẻ cặp đơi
Nêu được một số hình thức
- Dạy học hợp tác
Video, hình ảnh các
biểu hiện của cảm ứng ở
- Mảnh ghép
hình thức biểu hiện,
Các hình thức biểu
thực vật: Vận động hướng
phiếu học tập
hiện
động, vận động cảm ứng
Phân tích được vai trị của
- Dạy học hợp tác
Ví dụ, hình ảnh minh
cảm ứng đối với thực vật
- Thảo luận nhóm
họa
Thực hành quan sát được
- Dạy học thực hành Video, sản phẩm thực
hiện tượng cảm ứng ở một
quan sát
hành của học sinh
số loài cây
- Hoạt động cá nhân và

thảo luận nhóm.
Thực hiện được thí
nghiệm về cảm ứng ở một
số lồi cây
Vai trị và ứng dụng
Vận dụng được hiểu biết
- Kỹ thuật khăn trải
về cảm ứng ở thục vật để
bàn.
giải thích một số hiện
tượng trong thực tiễn
Đề xuất được một số giải
pháp tăng năng suất cây
trồng dựa trên hiểu biết về
cảm ứng ở thực vật
IV. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động khởi động
- HS quan sát video về các kiểu dáng thế Bonsai />v=XNvFqbVeUPQ
Trả lời câu hỏi: Các nghệ nhân dựa vào cơ sở sinh học nào ở thực vật để tạo được các kiểu dáng
thế độc đáo trong nghệ thuật Bonsai?
HS trả lời, GV đưa ra câu hỏi định hướng nội dung
Câu hỏi: Vậy cảm ứng của thực vật là gì? Có những hình thức biểu hiện như thế nào? Vai trò
của cảm ứng trong đời sống thực vật ra sao. Chúng ta sẽ trả lời những câu hỏi này qua tìm
hiểu chủ đề: Cảm ứng ở thực vật.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu

Nội dung
trọng tâm


24


Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cảm ứng ở thực vật (7 phút)
a. Mục tiêu: (1), (3), (9), (10), (12), (13).
b. Nội dung: HS xem video, quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập:
- Trả lời được câu hỏi.
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ học tập (Tại lớp) - 1 phút
- Yêu cầu HS xem video, quan sát hình ảnh minh họa - Tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
trong thời gian 4 phút và thảo luận cặp đôi trả lời câu
hỏi liên quan:
- Video: Video về ứng động hoa hồng nở
( )
Ứng động bắt mồi của cây gọng vó
( )

+ Câu hỏi: Khi có tác nhân kích thích của mơi
trường tác động đến thì thực vật trả lời lại các tác
nhân kích thích đó như thế nào? Ngun nhân nào
gây ra sự trả lời đó?
- Video về hoạt động bắt mồi ở động vật
/>Câu hỏi: So sánh về tốc độ, hình thức biểu hiện cảm
ứng ở động vật và thực vật?
Thực hiện nhiệm vụ học tập (tại lớp) – 4 phút
- Định hướng, giám sát.
- Thảo luận cặp đơi tìm nội dung để trả lời câu

hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
Báo cáo kết quả thực hiên nhiệm vụ
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trả lời các câu hỏi, - Báo cáo nội dung thảo luận.
các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
* GV kết luận:
- Khái niệm: Cảm ứng của thực vật là phản ứng của thực vật đối với kích thích.
- Đặc điểm:
+ Tốc độ cảm ứng chậm.
+ Hình thức kém đa dạng, khó nhận biết.
e. Phương án đánh giá (2 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nhận xét quá trình học tập của HS.
- Tự đánh giá sản phẩm của nhóm.
- GV tổng hợp và đánh giá chung.
- Chú ý định hướng của GV.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các hình thức biểu hiện và cơ chế (30 phút)
25


×