Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Định kiến giới trong tình dục của sinh viên tp hcm hiện nay (điển cứu trường hợp sinh viên đại học mở thành phố hồ chí minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA/ BỘ MÔN: XÃ HỘI HỌC

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2013

Tên cơng trình:

ĐỊNH KIẾN GIỚI TRONG TÌNH DỤC
CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
( Điển cứu trường hợp sinh viên Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh)

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm:

Đỗ Minh Thùy, lớp Xã hội học k15, khóa 2009-2013

Thành viên:

Đỗ Thị Thùy, lớp Xã hội học k15, khóa 2009-2013
Đỗ Thị Thuận, lớp Xã hội học k15, khóa 2009-2013
NguyễnThị Kim Thanh, lớp Xã hội học k15, khóa
2009-2013
Nguyễn Thị Vi, lớp Xã hội học k15, khóa 2009-2013

Cộng tác viên:

Người hướng dẫn:

Nguyễn Anh Dũng, lớp Xã hội học k15, khóa 20092013



Ths. Trần Thị Anh Thư, Khoa Xã hội học.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Sơ lược tình hình nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ............................................................................. 10
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.......................................................................... 10
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 10
6. cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 11
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn......................................................................... 16
8. Đóng góp của đề tài ................................................................................................. 17
9. Hạn chế của đề tài ................................................................................................... 17
CHƯƠNG I ................................................................................................................... 18
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU.................... 18
I.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 18
I.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................................... 19
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................... 20
KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ - HÀNH VI TÌNH DỤC CỦA SINH VIÊN...................... 20
III.1. Thực trạng về kiến thức tình dục của sinh viên trong cuộc nghiên cứu ................ 20
III.2. Thái độ đối với tình dục của sinh viên trong cuộc nghiên cứu ............................. 27
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 40
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 40
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................ 42
PHỤ LỤC BẢNG ...................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................117



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TD: Tìnhdục
QHTD: Quanhệtìnhdục
QHTDTHN: Quanhệtìnhdụctrướchơnnhân
GĐ: Giađình
NT: Nhàtrường
MTS: Mơitrườngsống
NĐĐ: Nhómđồngđẳng


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, vấn đề tình dục ở sinh viên được tồn xã hội quan tâm. Có nhiều phán xét cho
rằng việc quan hệ tình dục khi cịn ngồi trên ghế nhà trường là trái với những chuẩn mực đạo đức
truyền thống đã ăn sâu vào tâm trí của người Việt Nam, bên cạnh đó cũng có những ý kiến mang
màu sắc hiện đại hơn, nhìn nhận vấn đề thống hơn rằng việc quan hệ tình dục của giới trẻ là
chuyện hồn tồn có thể chấp nhận được xét trên nhiều phương diện, miễn là họ có ý thức đúng
và tri thức đúng về hành vi của họ. Nhiều người trẻ tuổi cho rằng sinh viên là những người có
học vấn, có đủ kiến thức, hiểu biết về tình dục và ở đã đủ tuổi về mặt pháp lý để chịu mọi trách
nhiệm về việc làm của mình. Bối cảnh xã hội mới hiện nay cũng làm thay đổi khá nhiều những
quan niệm và định kiến cũ về vai trị của người đàn ơng và người phụ nữ trong tình dục, nhất là
trong giới sinh viên, những người có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn thơng tin, kiến thức, nhiều
luồng văn hóa mới, lối sống mới của phương Tây từ các sách, báo, internet…
Việc quan hệ tình dục của sinh viên hiện nay là tự nguyện từ phía hai người, cả hai cùng
chịu trách nhiệm chung đối với vấn đề này. Những định kiến về trinh tiết của người phụ nữ,
những người chưa lập gia đình dần trở nên bớt khắt khe hơn. Bất bình đẳng giữa nam và nữ
trong tình dục cũng hạn chế chế hơn, ít chênh lệch hơn. Tuy nhiên, hậu quả để lại từ việc tình
dục lại nặng nề hơn ở người phụ nữ .
Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa và Gia đình năm 2009, mỗi năm nước ta có khoảng

1,2 đến 1,6 triệu ca nạo phá thai (NPT), trong đó 20% ở lứa tuổi vị thành niên. Riêng tại
TP.HCM, nơi tập trung số lượng các bạn trẻ sinh sống và học tập đông đảo nhất hiện nay cũng là
nơi có số lượng cơng nhân và học sinh, sinh viên nhiều nhất cả nước. 1
Điều đáng lo ngại là những năm trước, tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên (từ 13 đến
dưới 19 tuổi) chiếm 5-7% tổng số ca nạo phá thai thì năm nay đã 2tăng lên 10%. Trong số ca nạo
phá thai ở tuổi vị thành niên có 60-70% là học sinh, sinh viên.
Nạo phá thai để lại nhiều hậu quả không hề nhỏ cho người phụ nữ, ảnh hưởng đến sức
khỏe sinh sản, khả năng vô sinh sinh cao, đồng thời cũng tác động nặng nề đến tâm lý người phụ
nữ.

1

/>2 />

2
Một ảnh hưởng nữa mà người phụ nữ cũng phải chịu đựng đó là ln thụ động trong lây
nhiễm HIV từ tình dục, khi mà trong quan niệm của người Việt Nam vẫn cịn những suy nghĩ
cho rằng nam có thể tình dục với nhiều người phụ nữ nhưng nữ thì chỉ có thể tình dục với một
người đàn ơng. Ngay cả bản thân người phụ nữ đa số không cho phép mình được quyền tình dục
với nhiều người đàn ông. Theo các chuyên gia, tỷ lệ phụ nữ có HIV đang tăng mạnh do nhiều
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân bất bình đẳng giới. Phụ nữ thường thụ động trong tình
dục, ít có quyền quyết định sử dụng các biện pháp phòng vệ như bao cao su dẫn đến nguy cơ
mắc bệnh qua đường tình dục cao trong đó có HIV3.
Phải chăng, vẫn cịn những định kiến giới trong tình dục ngay cả đối với sinh viên, là
những người trẻ tuổi và là lớp người luôn đi đầu trong thực hiện phong trào bình đẳng giới. Liệu
rằng bối cảnh xã hội mới hiện nay cùng những luồng văn hóa mới có làm thay đổi những quan
niệm truyền thống, thay đổi lối sống của sinh viên với những định kiến xưa cũ về giới trong tình
dục hay chính những định kiến đó vẫn cịn tồn tại dẫn đến bất bình đẳng giới chưa thể xóa bỏ.
Vì những lý do trên mà nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “ Định kiến giới trong tình dục
của sinh viên”. Dựa trên những kết quả đã tìm hiểu về định kiến giới của sinh viên để thấy được

có hay khơng sự bình đẳng trong tình dục của sinh viên hay chính những tư tưởng cũ mòn đã
mang đến nhiều thiệt thòi cho người phụ nữ.
2. Sơ lược tình hình nghiên cứu
Trong bối cảnh tồn cầu, Việt Nam đã có cơ hội tiếp xúc các các nền văn hóa đa dạng,
phong phú, nhiều vấn đề xã hội thay đổi trong đó có vấn đề tình dục. có thể nói, nếu so sánh với
thời gian trước đây khi mà vấn đề tình dục vẫn được xem là chuyện kín đáo, khó nói, thì ngày
nay, nó ngày càng trở nên cơng khai hóa. Quan niệm của con người về vấn đề tình dục đã trở nên
cởi mỏ hơn. Biểu hiện ở việc ngày càng có nhiều trang web thỏa luận về vấn đề giới tính, tình
dục ví dụ như: Tâm sự bạn trẻ, Giadinh.net với các chun mục về hơn nhân, tình dục
Thực tế vấn đề tình dục là vấn đề cần được quan tâm. Khi nghiên cứu về vấn đề sinh sản
của con người, người ta đã tìm ra các phương pháp phịng tránh thai để tránh việc gia tăng dân
số, tình dục là một trong những con đường làm lây lan một số các bệnh như HIV/ AIDS. Chính
vì tình dục có liên quan tới những vấn đề xã hội hệ trong khác nên nó ngày càng được quan tâm

3

/>

3
và ngày nay nó đã trở thành một khoa học thật sự và được quan tâm nghiên cứu của nhiều
chuyên gia.
Các nghiên cứu về tình dục ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa nhiều, phần lớn các tác phẩm
về tình dục thường xoay quanh vấn đề sống thử, hay quan niệm về trinh tiết, hay những vấn đề
về bạo lực tình dục do bất bình đẳng giới mang lại, v.v. mục tiêu của những tác phẩm đó nhằm
tìm ra thái độ của người Việt Nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay đối với vấn đề tình dục
để có thề tránh được những vấn đề như nạo phá thai, hay lây truyền các bệnh qua đường tình
dục. thực tế những nghiên cứu xem tình dục như một nhu cầu bình thường của con người , tìm
xem bản sắc tình dục của người việt nam, những yếu tố làm tăng chất lương tình dục của người
việt nam vẫn chưa thật sâu sắc.
Vấn đề giới trên thế giới khơng cón lạ gì kể từ sau những năm 1960 khi phong trào nữ

quyên ra đời, nó đã mang lại những đề tài phong phú cho xã hội học. ban đầu, các nghiên cứu tập
trung vào lấp chỗ trống trong tri thức về phụ nữ , tức chỗ trống mà sự thiên vị na giới đã để lại
trước đó. Dần dần những sự chú ý chuyển sang những khía cạnh sống đặc biệt quan trọng đối với
phụ nữ, bao gồm công ăn, việc làm, làm mẹ, bạo lực của nam giới.4 Nghiên cứu giới ở việt nam
ngày càng có nhiều triển vọng đặc biệt là sau sự ra đời của luật bình đẳng giới (2006). Phạm vi
nghiên cứu về giới ở việt Nam rất phong phú và đa dạng, nghiên cứu giới trong lĩnh vực chính
trị, kinh tế đến hơn nhân gia đình. Có thể lấy các ví dụ như nghiên cứu phụ nữ tham gia cơng tác
lãnh đạo, quản lí: một số yếu tố tác động và các giả pháp của tác giả Nguyễn Hữu Minh và
Trần thị Vân Anh, , bất bình đẳng giới về giáo dục ở việt nam hiện nay tác giả Đỗ Thiên kính,
nhân thức và cán bộ lãnh đạo quản lí cấp cơ sở trong thực hiện bình đẳng giới ở miền núi phía
bắc hiện nay tác giả Hồng Kim Ngân, hình ảnh người phụ nữ trong quảng cáo tác giả Trần Thị
Anh Thư, v.v
Đa phần các nghiên cứu đều cho thấy đã có sự tiến triển trong việc thực hiện bình đẳng giới
ở nước ta, tuy nhiên chưa có bình đẳng giới thực sự ở nước ta, nhiều vấn đề cón tồn tại trong bất
bình đẳng giới như vấn để bạo lực gia đình, vấn đề nâng công ăn việc làm cho phụ nữ mà đặc
biệt là phụ nữ ở những khu vực nông thôn. Nhiều định kiến giới vẫn còn tồn tại dai dẳng qua
nhiều thế hệ người viêt nam. Và theo như kết luận của tác giả Trần Thị Anh Thư : khó có thể

4

Mai Huy Bích, xã hội học giới, 2009, trang 135.


4
thay đổi quan niệm giới trong sự phân công lao động hay trong cách nhìn nhận về năng lực, vị
thế, và vai trị của nữ giới từ trong gia đình đến ngoài xã hội.
2.1.

Mối quan hệ giữa định kiến giới, bình đẳng giới và tình dục


Có thể nói hiện nay vấn đề tình dục của viêt nam cịn rất nhiều khoảng trống, nhưng cũng đã
có được những nghiên cứu nhất định về vấn đề tình dục và bất bình đẳng giới. ví dụ như tác
phẩm chun dễ đùa khó nói của tác giả Khuất Thu Hồng, Lê Bạch Dương, Nguyễn Ngọc
Hường. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là Tìm hiểu tình dục được kiến tạo như thế nào trong
xã hội Viêt Nam đương đại thông qua những quan niệm, thái độ, và hành vi tình dục Tác giả đã
trình bày những khái niệm về tình dục trên góc độ kiến tạo xã hội xem tình dục lả một kiến tạo
xã hội. Tác giả cho thấy được bức tranh tồn cảnh về quan niệm tình dục của người Việt Nam từ
thời quan niệm Nho giáo thống trị đến thời kì xã hội chủ nghĩa, quan niệm về trinh tiết của người
con gái được thay đổi qua từng thế hệ: thế hệ hội nhập, thế hệ quá độ, những đứa con của chủ
nghĩa xã hội và thế hệ của chiến tranh. Phân tích các cuộc phỏng vấn thấy được các quan điểm
về quyền tình dục của nữ trong đó thế hệ hội nhập từ 15-24 tuổi cho rằng nữ có quyền địi hỏi
quan hệ tình duc, nhóm nam cùng độ tuổi này không cho vấn đề trinh tiết là quan trọng họ xem
đó là nhu cầu bình thường của con người. nhóm tuổi cịn lại cả nam và nữ đều coi trong vấn đề
trinh tiết. mặt khác bài nghiên cứu cũng chỉ ra khơng có sự khác biệt trong việc nhìn nhận về nhu
cầu tình dục của nam nữ đối với những nghề nghiệp khác nhau ( những nghề tri thức và nông
dân). Đề tài này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính đã giúp hiểu sâu hơn về suy nghĩ của
từng cá nhân về quan niệm tình dục, sự khác biệt về quan niệm tình dục giữa nam và nữ.
Trích tạp chí Giới & Tình dục – Sức Khỏe Tình duc, tác phẩm “ Cưỡng bức tình dục trong
hôn nhân tại một vùng nông thôn quản trị” tác giả Phan Thị Thu Hiền, đã nêu ra các chuẩn mực
về đạo đức và đức hạnh của người phụ nữ, chuẩn mực về nữ tính, về người vợ tốt. Những chuẩn
mực đó cho rằng một người phụ nữ mà có những hành vi thân thiện với người đàn ông khác
không phải chồng mình là thiếu đứng đắn. Người phụ nữ phải biết giữ gìn trinh tiết cho tới khi
lấy chồng và khơng được có nhiều hiểu biết về tình dục, nếu có thì sẽ bị nghi ngờ về sự trong
trắng của mình. Trong vấn đề khởi xướng thì người phụ nữ khơng được chủ động nếu khơng
muốn bị nói là dâm, là khơng có phẩm hạnh tốt. Những quan điểm này k chỉ có sự đồng thuận
của những người đàn ông mà ngay cả bản thân người phụ nữ cũng tin như vậy. đề tài này đã sử
dụng phương pháp nghiên cứu: Thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, quan sát. Chọn mẫu ngẫu nhiên


5

đơn giản từ danh sách quản lý dân số kế hoạch hóa gia đình của một xã nơng thơn thuộc huyện
Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, gồm 81 đơn vị mẫu cả nam và nữ.
“Sự im lặng của phụ nữ và sự hịa thuận trong gia đình : Thái độ và hành vi tình dục của
phụ nữ nơng thơn có gia đình” tác giả Vũ Song Hà trích tạp chí Giới & Tình dục – Sức Khỏe
Tình duc. Mục tiêu nghiên cứu cùa đề tài là: Tìm hiểu về hành vi tình dục và vai trị của giới
trong tình dục tại huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình – mộ xã nơng nghiệp. bài nghiên cứu chỉ ra
rằng Tư tưởng phục tùng tình dục chồng của phụ nữ là do ảnh hưởng của quan điểm cho rằng
quyền tình dục là quyền của nam giới. Các cặp vợ chồng trẻ cởi mở hơn trong việc phụ nữ là
người khởi xướng tình dục. Người phụ nữ tại xã cũng mong muốn được chồng thể hiện sự quan
tâm, chia sẻ về vấn đề tình dục, nhưng vẫn cịn e ngại thậm chí cho rằng điều đó là khơng lịch sự
và chỉ có 8 trong số 25 phu nữ đượcc hỏi thì chỉ 8 trong số đó thừa nhận rằng họ có trao đổi tình
dục với chồng. Mặt khác, trong vấn đề khởi xướng thì nhiều người phỏng vấn cho rằng phụ nữ
có thể khởi xướng nhưng thực tế thì chỉ rất ít phụ nữ chấp nhận khởi xướng vì ngại ngùng , xấu
hổ, vì cho rằng nhu cầu tình dục nam cao hơn, nếu nam không chủ động là do mệt, do không
hứng thú. Một số khác thì cảm thấy họ khơng có nhu cầu nên ko khởi xướng.
Tác phẩm Báo cáo chuyên đề. Thái độ của thanh thiếu niên việt nam về một số vấn đề xã
hội của Tổng cục thống kê việt nam lần 2 – 2009 co thấy Xu hướng chấp nhận tình dục trước hơn
nhân tăng trong bối cảnh phát triển và hội nhập, sự cởi mở hơn và quan niệm lối sống của thanh
niên về tình dục là xu thế khó tránh khỏi. trong đó quan niệm về tình dục có xu hướng cởi mở
hơn ở nhóm nam giới, nhóm đã kết hơn, nhóm khơng được bạn bè động viên tránh tình dục trước
hơn nhân , nhóm thanh niên sơng ở khu vực thành thị ở những nơi phân bồ phim ảnh, sách báo
khiêu dâm, hay nơi có nhiều thanh niên chưa kết hơn nhưng có tình dục.
Đề tài : Quan điểm về tình u và tình dục trước hơn nhân của người dân ở một xã Đồng
Bằng Sông Hồng, Nguyễn Đức Chiện, tháng 9 năm 2008.(tại xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh
Hà Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Góp thêm vào những hiểu biết về quan điểm tình yêu và tình dục
trước hơn nhân tử khía cạnh thế hệ và giới ở một cộng đồng thuộc ĐBSH trong bối cảnh của một
xã hội đang chuyển đổi, nhìn nhận rằng định kiến xã hội trong quan niệm về tình yêu và tình dục
trước hơn nhân cịn khá nặng nề trong giới trẻ Trịnh Xá hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy
những người được phỏng vấn có quan điểm khơng đồng ý với việc một người đàn ông hay phụ
nữ có quan hệ u đương mà khơng có ý định kết hơn ( có trên 90% số người được hỏi có quan

điểm rất khơng đồng ý hoặc khơng đồng ý một phần đối với hành vi này); hơn thế họ cũng không


6
chấp nhận một người bất kể là nam hay nữ có hành vi tình dục trước hơn nhân. Những khác biệt
rõ rệt trong quan điểm về tình yêu và tình dục trước hôn nhân của thanh niên ở Trịnh Xá được
thể hiện rõ ở hai khía cạnh giới tính và nhóm thế hệ. kết quả này cho thấy người dân xã Trịnh Xá
có quan điểm khắt khe hơn với người phụ nữ và thoáng hơn với nam giới trong quan hệ yêu
đương. Có vẻ như định kiến xã hội vẫn còn nặng nề với phụ nữ ở Trịnh Xá về vấn đề quan hệ
yêu đương. Bài nghiên cứu còn chỉ ra sự khác biệt trong vấn đề giới và tình dục trong đó nhóm
nữ giới có quan điểm khắt khe hơn nhóm nam giới về vấn đề tình u và tình dục trước hơn nhân
(có đến 75,9% và 65,4% nữ giới trả lời rất không đồng ý, trong khi tỷ lệ này ở nhóm nam giới là
65,2% và 51,1%). Họ có xu hướng khơng đồng ý việc một người nam hay người nữ có quan hệ
yêu đương hay có hành vi tình dục trước hơn nhân với người mà khơng có ý định kết hơn. Thực
tế này đã cho thấy rõ hơn định kiến xã hội vẫn nặng nề trong quan điểm về tình yêu đối với phụ
nữ hơn là nam giới. Điều này cho thấy định kiến xã hội trong quan điểm về tình u và tình dục
trước hơn nhân còn khá nặng nề trong giới trẻ Trịnh Xá hiện nay. Cụ thể có tới 82,6% và 77,7%
nữ giới khơng đồng ý với việc trước khi kết hơn có tình dục với người mà có ý định kết hơn là
bình thường., trong khi đó, tỷ lệ này đối với nam giới là 74,6% và 71%.
Tác phẩm Ép buộc tình dục trong hôn nhân từ quan điểm của nam giới tác giả VŨ
HỒNG PHONG,số 10/2006, tạp chí Giới & Tình dục – Sức Khỏe Tình duc cho thấy rằng đa số
đàn ơng đều cho rằng đã là vợ của mình thì khơng có chuyện ép buộc tình dục trong hơn nhân ,từ
ép buộc tình dục dành cho những người mà khơng phải là vợ mình, nhưng bắt họ tình dục mặc
dầu họ không muốn, nam giới cho rằng phụ nữ nên tỏ ra bị động trong tình dục khơng nên bắt
đầu trước , Phụ nữ nên chiều chồng ngay cả khi họ khơng muốn tình dục để bảo vệ hạnh phúc
gia đình. trường hợp nghiên cứu ở huyện n mơ, ninh bình, sữ dụng phương pháp thu thập và
xử lí thơng tin định tính bằng phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm bao gồm 25 phụ nữ đã có gia
đình và 6 người chống của những phụ nữ này được phỏng vấn sâu, 4 cuộc thaỏ luận nhóm với sự
tham gia của 33 nữ và nam. Có sự phối hợp cách lựa chọn mẫu phi sát xuất mục đích và ngẫu
nhiên. Kết quả nghiên cứu của đề tài này cho thấy sự cởi mở hơn của nhóm người trẻ dưới 35

tuổi trong vấn đề khởi xướng và tao đổi về tình dục, vấn đề địi hỏi tình dục những phũ nữ trong
nghiên cứu này cho rằng đólà cái mình đem cho chứ khơng được địi hỏi. đối với nhóm nam giới
họ cho rằng vợ có thể từ chối tình dục nhưng không nên thường xuyên nhưng phụ nữ lại e ngại
trong vấn đề từ chối vì sơ rạn nứt gia đình mặt khác trong nghiên cứu chỉ ra vấn đề bất bình đẳng
giới trong tình dục ngồi hơn nhân, cả nam và nữ đều đồng ý rằng nam đi ngoại tình có thể tha


7
thứ và chấp nhậ cịn phụ nữ thì khơng. Như vậy trong tác phẩm này cũng chỉ ra vấn đề bất bình
đẳng giới trong tình dục của nhóm dân cư thuộc đại bàn nghiên cứu là phổ biến, trong đó phụ nữ
là những người thiệt thòi hơn trong vấn đề tình dục. tuy nhiên do dung lương mẫu nhỏ chủ yếu
dùng phương pháp định tính nên kết quả nghiên cứu khơng thể suy rộng ra cho tồn bộ dân cư
khu vực nghiên cứu.
Đề tài: “Khác biệt giới trong quan niệm về tình dục và đánh giá về người bạn đời” của
Phan Diệu Ly (Tạp chí Sida, Kỷ yếu khoa học “Kết quả Nghiên cứu khảo sát tại Tiền Giang năm
2005” của Dự án nghiên cứu “Gia đình nơng thơn Việt Nam trong chuyển đổi” thuộc chương
trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam-Thụy Điển 2004- 2007, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội năm 2007, trang 114). Đề tài đi phân tích một số sự khác biệt về quan niệm về tình dục và
người bạn đời trên góc độ giới và giả định rằng phụ nữ và nam giới có những quan niệm và nhận
xét khác nhau về vấn đề tình dục và trong việc đánh giá người bạn đời của mình. Trong đó quan
niệm về tình dục trước hơn nhân kể cả với đối tượng sẽ kết hôn không nhận được sự ủng hộ từ
đa số người trả lời mặc dù có khoảng 1/5 người trả lời đã từng có tình dục trước hơn nhân. Tuy
nhiên phụ nữ là đối tượng bị đánh giá khắt khe trong vấn đề này, trong khi đó tình dục trước hơn
nhân có vẻ dễ chấp nhận hơn đối với nam giới.
2.2.

Tình dục trong quan niệm của sinh viên
Hiện nay ngày càng có nhiều đề tài hơn về vấn đề tình dục của sinh viên, đặc biệt là

những nghiên cứu của tham dự của sinh viên. Ví dụ như Đề tài: “sinh viên trường

ĐHKHXH&NV TPHCM với vấn đề tình dục trước hơn nhân hiện nay” do nhóm sinh viên Trần
Văn Vạn, Phạm Văn Sĩ, Lê Thị Ngọc Mến - khoa Giáo dục học trường ĐHKHXH&NV TPHCM
thực hiện. Phần lớn sinh viên trong mẫu khảo sát có sự đánh giá về tình dục trước hơn nhân là
khơng tốt vì nó đi ngược với thuần phong mĩ tục của dân tộc. Sinh viên vẫn đề cao vai trị trinh
tiết của người phụ nữ vì trinh tiết không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa sinh học là màng trinh, nó
cịn mang ý nghĩa thể hiện phẩm chất đạo đức của người phụ nữ. Hầu hết sinh viên đánh giá
trinh tiết có tầm quan trong đối với đời sống hôn nhân. Giữa nam và nữ đều rất coi trọng tầm
quan trọng của trinh tiết, khơng có sự chênh lệch nhiều giữa các ý kiến.
Đề tài: luận văn thạc sỹ xã hội học Trương Thị Thúy Hạnh, “thực trạng nhận thức, hành
vi về tình dục và các biện pháp tránh thai của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay”,
2009. Kết quả của đề tài: Sinh viên ngày nay có cái nhìn cởi mở hơn về QHTD , họ khơng ngại
hay né tránh khi nói đến vấn đề này. Gần nửa số nam sinh trong cuộc nghiên cứu có ý kiến cho


8
rằng nên QHTD trước hơn nhân, cịn nữ giới chỉ có có ít ý kiến tán thành. Và sinh viên đã QHTD
chiếm tỉ lệ cũng khá cao. Phần lớn ý kiến cho rằng sinh viên hiện nay QHTD trước hôn nhân là
do học đòi mốt sống thử đang xuất hiện khá nhiều trong SV. Tiếp đến là coi QHTD như là nhu
cầu sinh hoạt bình thường trong cuộc sống.
2.3.

Giới có tác động tới quan niệm tình dục của sinh viên
Chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên hầu như các nghiên cứu về vấn đề

tình dục của sinh viên đều có đề cập đến giới có tác động tới quan niệm tình dục của sinh viên.
Ví dụ như tác phẩm internet sinh viên lối sống của tác giả Nguyễn Quý Thanh. Đề tài khảo sát
640 sinh viên tại 10 trường đại học lớn trong cả nước bao gồm 5 trường đại hoc trên địa bàn Hà
Nội và 5 trường trên địa bàn TPHCM. Đây là hai địa phương tập trung số trường đại học nhiều
nhất cả nước. Tính đại diện của mẫu nghiên cứu sẽ được đảm bảo bằng quy trình chọn mẫu phân
cụm nhiều giai đoạn, sử dụng phương pháp bảng hỏi cấu trúc, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm bài

nghiên cứu đề cập tới thái độ đánh giá của sinh viên đối với quan niệm về trinh tiết và tình dục
trước hơn nhân của sinh viên. Kết quả cho thấy giới có ảnh hưởng, trong đó nữ theo khuynh
hướng truyền thống cao hơn nam. Tuy nhiên trong thực tế đã có một bộ phận nhỏ khoảng 20%
trong tổng số khách thể được nghiên cứu không coi trọng chuyện trinh tiết và chấp nhận quan
niệm tự do là tình dục trước hơn nhân.
2.4.

Các yếu tố tác động đến vần đề định kiến giới, bất bình đẳng giới trong tình dục
Nhìn chung các tác phẩm kể trên đều thống nhất các nguyên nhân của sự bất bình đẳng

giới trong tình dục là do ảnh hưởng của những giá trị nho giáo với quan điểm phụ quyền, văn
hóa làng xã, do cách giáo dục giới tính có sự bất bình đẳng trong đó nữ là phía thiệt thịi hơn từ
phía gia đình truyền dạy qua nhiều thế hệ làm cho vấn đề bất bình đẳng giới được củng cố và
nhập tâm. Sự giáo dục về giới tính trong nhà trường có sự phân biệt giữa nam và nữ trong đó
nam sinh khơng được nhà trường quan tâm về vấn đề này đã tạo nên sự thiếu hiểu biết về giới
tính từ đó dẫn đến bất bình đẳng giới trong tình dục . Ngày nay yếu tố truyền thơng là một kênh
quan trọng trong q trình xã hội hóa của cá nhân mà vấn đề về giới và tình dục cũng được
truyền thông truyền tải khá phổ biến nhưng các tác phẩm trên vẫn chưa đề cấp tới tác động của
truyền thông trong vấn đề thay đổi nhân thức về giới, các định kiến giới, các bất bình đẳng giới
trong tình dục của người việt nam trong đó có nhóm sinh viên.


9
Ví dụ như tác phẩm Một số yếu tố ảnh hưởng hành vi QHTD của học sinh cấp 3 tại
TP.HCM tác giả Huỳnh Nguyễn Khánh Trang đã chỉ ra rằng Trong việc tiếp cận với thơng tin về
giới tính tình dục của học sinh đến từ nhiều hướng như: từ bạn bè( chiếm hàng đầu) 88,71% ở
nam và 82,32% ở nữ; từ phim ảnh và sách báo( đứng thứ hai từ 66,5_68,80%; cha mẹ chiếm
18,42% ở nam và 21,31% ở nữ cuối cùng là thầy cô với 9,74% ở nam và 8,9% ở nữ. Học sinh
sống trong gia đình hạnh phúc hịa thuận và có nền giáo dục tơt thì có hành vi QHTD thấp .
Tác phẩm Tình dục chuyện dễ đùa khó nói tác giả Khuất Thu Hồng, Lê Bạch Dương, Nguyễn

Ngọc Hường. chỉ ra rằng Sự giáo dục trong mơi trường gia đình, nhà trường, xã hội có tác động mạnh
mẽ đến nhân thức về tình dục của mỗi người. Bối cảnh xã hội có tác động mạnh đến nhận thức về tình
dục cụ thể là các thời kì lịch sử, trong đó thời kì chiến tranh thì vấn đề tình dục sẽ ít được quan tâm
hơn, cịn thời nay do tiếp xúc với nhiều nền văn hóa và việc ổn định kinh tế đã làm tăng quan tâm tới
vấn đề tình dục hơn.
Tác phẩm Tình Dục Trước Hôn Nhân: Nghiên Cứu So Sánh Thanh Niên Hà Nội, Thượng Hải
Và Đài Bắc, tác giả Vũ Mạnh Lợi. Qua bài viết cho thấy những ảnh hưởng của hiên đại hóa đến hành vi
tình dục ngồi hơn nhân tương đối phức tạp và đa dạng nhưng lại khơng có nhiều bằng chứng minh cho
giả thuyết đó. Những số liệu, tài liệu mà bài viết sữ dụng về mặt thời gian khá lâu do đó một số biến
độc lập nêu lên khá yếu về lơgíc vì chúng được đo vào thời điểm điều tra năm 2004 trong khi hoạt động
tình dục lần đầu là sự kiện xảy ra một lúc nào đó trước đây.
Giới & Tình dục – Sức Khỏe Tình duc “Sự im lặng của phụ nữ và sự hòa thuận trong gia
đình : Thái độ và hành vi tình dục của phụ nữ nơng thơn có gia đình” (Vũ Song Hà) tác giả chỉ ra
rằng Đổi mới kinh tế làm thay đổi vai trò của nam và nữ trong xã hội, Tư tưởng phục tùng tình
dục chồng của phụ nữ là do ảnh hưởng của quan điểm cho rằng quyền tình dục là quyền của nam
giới, Văn hóa truyền thống Việt Nam khiến cho phụ nữ tại xã im lặng chấp nhận người chồng dù
khơng hài lịng trong cuộc sống hôn nhân.
Hiện nay ở Việt Nam, vấn đề định kiến giới trong tình dục của sinh viên vẫn chưa có
nhiều, đa phần các đề tài nghiên cứu về tình dục- giới thường chú ý đến nhóm khách thể đã kết
hơn để phân tích vấn đề bất bình đẳng giới trong tình dục hay bạo lực tình dục trong gia đình.
Trong những đề tài nghiên cứu về tình dục, cũng có các đề tài nghiên cứu nhiều nhóm tuổi khác
nhau, trong đó có nhóm được gọi là trẻ, tuy nhiên ta khơng thể đồng nhất nhóm người trẻ này với
nhóm sinh viên vì ngồi tuổi trẻ ra, nhóm sinh viên cịn có lối sống rất đạc thù khác hẳn những
nhóm khác.


10
Vấn đề định kiến giới trong tình dục của sinh viên cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa.
hiện tại nhóm chưa tìm thấy một nghiên cứu nào hồn chỉnh về vấn đề này. Vì thế mà thơng qua
nghiên cứu của mình, nhóm hy vọng sẽ cung cấp một cái nhìn khoa học về vần đề định kiến giới

trong tình dục của sinh viên.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. mục đích của đề tài
Tìm hiểu những định kiến giới về tình dục nào đang tồn tại trong sinh viên thông qua
nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên về vấn đề tình dục hiện nay.
Lí giải vì sao trong giới sinh viên lại tồn tại những định kiến đó
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thu thập thơng tin định lượng liên quan đến nhận thức, thái độ, hành vi của khách thể
nghiên cứu về vấn đề tình dục để thấy được thực trạng bản sắc tình dục trong nhóm sinh
viên được nghiên cứu và qua đó rút ra được những định kiến giới về tình dục đang tồn tại
trong nhóm sinh viên này.
Thu thập thơng tin định tính để tìm hiểu vì sao sinh viên lại có những định kiến giới trong
tình dục.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Định kiến giới trong tình dục của sinh viên trường đại học Mở- TP HCM.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu được chia thành 2 nhóm:
+ nhóm nam sinh viên trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm nam bao gồm
sinh viên của nhiều khoa khác nhau.
+nhóm nam sinh viên trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm nữ bao gồm
sinh viên của nhiều khoa khác nhau.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: hiện nay.
Phạm vi không gian: địa bàn trường đại học Mở- TP. HCM.


11
6. cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
6.1 cơ sở lý luận

6.1.1 cách tiếp cận: Kiến tạo xã hội
Có những nhận định cho ràng, các vấn đề được gọi là vấn đề xã hội thì nó bao hàm trong
đó tính lịch sử của nó. Tuy nhiên tại mỗi thời điểm trong lịch sự, thì vấn đề xã hội đó lại được
nhìn nhận và đánh giá dưới những góc độ khác nhau nó là một minh chứng cho tính vận động,
biến đổi của các sự vật hiện tượng, vì vậy các vấn đề xã hội sẽ chẳng bao giờ lỗi thời nếu ta xem
xét chúng dưới góc độ đương thời, và cũng chỉ có bằng cách này ta mới có thể lí giải được sự
vận động và biến đổi của một hiện tương xã hội. quan điểm trên thuôc trường phái của các nhà
theo thuyết kiến tạo xã hội.
Ngày nay tình dục đang được nghiên cứu như một khoa học thực thụ, việc nghiên cứu về
tình dục cũng có những ý nghĩa to lớn cho sự phát triển của xã hội. minh chứng cho vấn đề này
chính là những nghiên cứu phát minh ra các biện pháp tránh thai để vấn đề tình dục thốt khỏi
cái ý nghĩa thơ sơ như ban đầu người ta vẫn thường nghĩ tình dục chỉ là phương pháp để tái sản
xuất con người.
Xem xét tình dục dưới góc độ kiến tạo xã hội, chúng ta sẽ thấy được sự vận động, biến
đổi của vấn đề này trong tư tưởng của người Việt Nam.
Theo tác giả khuất Thu Hồng, Lê Bạch Dương, Nguyễn Ngọc Hưởng khi nhận định tình
dục dưới góc nhìn kiến tạo xã hội, họ cho rằng tình dục là một hiện tượng mang tính lịch sự- văn
hóa. Biều hiện tính lịch sử- văn hóa của nó là sác thái đa dạng trong các nền văn hóa khác nhau,
ngay cả những người cùng một nền văn hóa vẫn có thể nhìn nhận vấn đề tình dục khác nhau ở
các nhóm người khác nhau, có điều kiện sống khác nhau. Như vậy xã hội định hình cách chúng
ta nghĩ về tình dục. 5
Cũng theo các tác giả trên, có hai yếu tố chính kiến tạo nên tình dục đó là diễn ngơn và
các kịch bản tình dục. Ngày nay, trong bối cảnh tồn cầu hóa cùng với sự ra đời của nhiều
phương tiên hiện đại đặc biệt là những thiết bị liên quan đến ngành viễn thông, ngành công nghệ
thông tin nền văng hóa Việt Nam ngày càng tiếp biến mạnh mẽ với các nền văn hóa của thế giới,
đặc biệt phải kể đến đó là sự gặp gỡ các nền văn hóa phương Tây, ở đó tình dục được xem như
một như cầu tất yếu của con người và không mang những định kiến văn hóa nào. Sự giao thoa

5


Khuất Thu Hồng, Lê Bạch Dương,Tình dục - chuyện dễ đùa khó nói, 2009, trang 37.


12
văn hóa góp phần làm cho tình dục ở Việt Nam được thay đổi tên gọi- được gọi như nó vốn có
chứ khơng phải là những chun mập mờ, riêng tư, đươc mang ra bàn luận một cách công khai,
khoa học.
Có thể kết luận rằng, q trình tiếp biến văn hóa từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, các cá
nhân tiếp thu các khn mẫu ứng xử tình dục thích hợp với nền văn hóa của họ và nắm được các
xu hướng bị coi là khơng thích hợp. tuy nhiên họ sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp với nhu
cầu của riêng họ.6 (chuyện dễ đùa khó nói, 2009: 41). Việt Nam trong bối cảnh hiện nay việc tiếp
thu các khn mẫu tình dục cịn phải cân nhắc đến sự ảnh hưởng của các nền văn hóa nước ngồi
chứ khơng chỉ là nền văn hóa dân tộc đơn thuần.
6.1.2. Lí thuyết áp dụng
Quan điểm về nhận thức- thái độ- hành vi
Nhận thức hay kiến thức là những gì con người học hỏi được trong quá trình sống của
mình. Kiến thức khơng thể tự nhiên phát sinh nó phải được các cá nhân chủ động hay thụ động
học hỏi thơng qua các kênh thơng tin mà họ có thể tiếp cận được.
Kiến thức về tình dục cũng khơng ngoại lệ, nó cũng phải đến từ các kênh thơng tin mà
chủ thể có thể tiếp cận được, các kênh đó có thể là từ ảnh hưởng của gia đình , nhà trường, các
nhóm đồng đẳng, các nhóm quy chiếu hay các phương tiện truyền thông, hay môi trường sống
hiện tại, v.v.
Từ kinh nghiệm bản thân và kiến thức mà ta học hỏi được thông qua các kênh thông tin
trên sẽ giúp chúng ta hình thành nên một thái độ- tức là việc ta yêu hay ghét, ủng hộ hay phản
đối hay một trạng thái nước đôi về vấn đề ta đang quan tâm ( trong trường hợp này vấn đề quan
hệ tình dục của sinh viên).
Dựa vào tri thức thái độ của chủ thể về vấn đề quan tâm (trong trường hợp này vấn đề
quan hệ tình dục của sinh viên) sẽ dẫn dắt hành vi của họ, hành vi là hành động hay không hành
động. Khả năng hành động hay khơng hành động của chủ thể cịn bị chi phố bởi độ gần hay xa
của các kênh thông tin- tức là mức độ tương tác tác ít hay nhiều của chủ thể với kênh thơng tin

đó.
6.1.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
6.1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Nữ giới và nam giới đang có những định kiến giới về tình dục nào?
6

Tình dục chuyện dễ đùa khó nói, 2009, trang 41


13
- Sự khác nhau giữa nam và nữ về vấn đề định kiến giới là gì?
- Tại sao lại có sự khác biệt đó?
6.1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Càng nhiều nguồn thông tin sinh viên sẽ càng thu nhặt được nhiều kiến thức về tình dục
Sinh viên tìm hiểu về tình dục thơng qua internet là chủ yếu vì thế độ chính xác của thơng
tin mà họ biết khơng cao.
Giới tính có ảnh hưởng tới các định kiến giới về tình dục của sinh viên, trong đó:
+ Nam giới khơng có định kiến về tình dục đối với cả nam lẫn nữ, họ có thái độ đồng tình
với việc nam lẫn nữ có các hành vi tình dục
+ Nữ giới có nhiều định kiến về tình dục dành cho nữ hơn và họ cũng ngày càng khắt khe
hơn với bạn tình của mình trong vấn đề tình dục. những định kiến này là hàng rào bảo vệ họ khỏi
những tác hại mà quan hệ tình dục có thể gây ra cho họ.
6.2. Mơ hình phân tích

6.3. Các biến số
Biến độc lập
Giới tính
Vùng miền
Tơn giáo
Nơi ở hiện tại

6.4. Các khái niệm
6.4.1 Tình dục

Biến phụ thuộc
Kiến thức tình dục
Thái độ tình dục
Hành vi tình dục


14
Tình dục được hiểu là hành vi để tìm kiếm khối cảm hoặc để sinh sản, khơng chỉ có
nghĩa là giao hợp giữa người nam và nữ mà còn bao gồm cả nhiều hành vi khác nhằm đem lại
khoái cảm bằng tay, bằng miệng hay ở những bộ phận khác của cơ thể hoặc những suy nghĩ
nhằm tạo khoái cảm tình dục. (Hội nghị thế giới lần thứ 13 tại Tây Ban Nha – 1997).
6.4.2. Quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục cịn gọi là giao hợp hay giao cấu, thường chỉ hành động đưa bộ phận
sinh dục nam/ đực vào trong bộ phận sinh dục nữ/ cái. Tình dục cũng có thể là giữa những thực
thể khác hoặc cùng giới tính hoặc lưỡng tính. Những năm gần đây, việc thực hiện với những bộ
phận không phải là bộ phận sinh dục (quan hệ đường miệng, hậu môn hoặc dùng ngón tay) cũng
được bao gồm trong định nghĩa này.
6.4.3. Thái độ
Trong từ điển tiếng Việt, Thái độ được định nghĩa là: “Cách nhìn nhận, hành động của cá
nhân về một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống cần giải quyết. Đó là tổng thể
những biểu hiện ra bên ngồi của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân đối với con người hay một sự
việc nào đó”
6.4.4. Hành vi tình dục
Bao gồm một loạt các hành động thể hiện sự ham muốn về thể xác hoặc tình cảm và
quan hệ tình dục nhằm thỏa mãn ham muốn tình dục, có thể với chính mình hoặc với người khác
6.4.5. Sinh viên
Theo luật giáo dục Việt Nam 2005, sinh viên là những người học ở các trường cao đẳng và

đại học.
6.4.6. Định kiến giới
Theo luật bình đẳng giới ( 2006) định kiến giới là nhận thức thái độ và đánh giá thiên
lệch, tiêu cực về đặc điểm vị trí ,vai trò, và năng lực của nam hoặc nữ.
Là tập hợp các đặc điểm được xả hội coi là thuộc tính riêng của nam giới và phụ nữ
6.4.7. Định kiến giới trong tình dục của sinh viên
Dựa trên khái niệm về định kiến giới của luật bình đẳng giới ( 2006), nhóm nghiên cứu
đưa ra định nghĩa về định kiến giới trong tình dục trước hơn nhân là: nhận thức, thái độ và đánh
giá thiên lệch , tiêu cực vể đặc điểm vị trí vai trị và năng lực của nam hay nữ trong vấn đề tình
dục.


15
Cụ thể là việc đánh giá thiên lệch về phẩm giá của nam và nữ trong việc họ có quan hệ
tình dục trước hơn nhân.
6.5. Phương pháp nghiên cứu
6.5.1. Phương pháp điều tra bằng bản hỏi
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành chọn mẫu như sau: do đại học Mở TP HCM hiện tại đang
đào tạo 9 ngành thuộc hệ đại học, trong đó có 4 ngành thuộc lĩnh vực kinh tế là quản trị kinh
doanh, kinh tế- luật, kế toán kiểm tốn và tài chính ngân hàng, có 3 ngành thuộc lĩnh vực khoa
học tự nhiên là công nghệ sinh học, cơng nghệ thơng tin, và xây dựng điện, có 2 ngành thuộc lĩnh
vực khoa học xã hội và nhân văn là xã hội học- công tác xã hội- Đông Nam Á học và ngành
ngoại ngữ.
Trong nhóm ngành khoa học xã hội- nhân văn, nhóm nghiên cứu đã dùng phương pháp
chọn ngẫu nhiên đơn giản và chọn được khoa ngoại ngữ.
Cịn lại 7 ngành thc 2 lĩnh vực, nhóm thực hiện chọn ngẫu nhiên 2 ngành, mỗi ngành
thuộc 1 lĩnh vực như sau:
Bước 1: Đối với 4 ngành thuộc lĩnh vực kinh tế nhóm nghiên cứu đã dùng phương pháp
rút thăm ngẫu nhiên lần lượt 2 lần với xác suất là ¼ và chọn được 2 ngành là kinh tế - luật và tài
chính ngân hàng, tương tự 3 ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên nhóm cũng lần lượt bốc

thăm ngẫu nhiên với xác suất là 1/3 để chọn ra 2 ngành là công nghệ sinh học và công nghệ
thông tin.
Bước 2: từ 2 ngành là kinh tế - luật và tài chính ngân hàng nhóm chọn ngẫu nhiên với xác
suất ½ được ngành kinh tế luật. 2 ngành là công nghệ sinh học và công nghệ thông tin nhóm
cũng chọn ngẫu nhiên với xác suất ½ được ngành công nghệ sinh học.
3 ngành được chọn gồm: Ngoại ngữ, Kinh tế- Luật, Công nghệ Sinh học. Với 3 ngành đã
chọn nhóm sẽ tiến hành phát bản hỏi cho 3 khoa như sau: đối với mỗi khoa, nhóm sẽ phát 40
bản hỏi (phi sát xuất) được chia theo tỷ lệ 1:3 do đặc thù của đại học Mở là nữ nhiều hơn nam,
trong đó có 10 bản hỏi cho nam và 30 bản hỏi cho nữ. việc phát bản hỏi sẽ không phân chia theo
sinh viên năm nhất, năm hai , năm 3 hay năm tư vì các bạn học theo hệ tín chỉ nên việc học của
các bạn được phân theo môn học chứ không phân theo năm học, vì thế việc phân chia sinh viên
theo năm sẽ khiến cho việc phát bản hỏi gặp nhiều khó khăn.


16

120 bản hỏi

30 nam

10 nam Công nghê
Sinh học

10 nam Ngoại ngữ

90 nữ

10 nam kế tồn kiểm
tồn


30 nữ cơng nghệ sinh
học

30 nữ ngoại ngữ

30 nữ kế toán kiểm
toán

6.5.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Nhóm sẽ tiến hành 6 cuộc phỏng vấn sâu, trong đó người được phỏng vấn sẽ phải thỏa
mãn các tiêu chí sau: tất cả đều là là sinh viên đang học tại Đại học Mở TP.HCM, trong đó có 1
người đang ở trọ, 1 người đang ở cùng với cha mẹ, 1 người có xuất thân thành thị, 1 người có
xuất thân nơng thơn, 1 người có tơn giáo ( bất kí đạo gì cũng được), 1 người khơng theo tôn giáo.
Những thông tin được hỏi trong các cuộc phỏng vấn sâu sẽ nhấn mạnh vào các định kiến giới về
tình dục nào mà cac1 bạn có và ngun nhân hình thành các định kiến đó. Do đề tài mà nhóm
nghiên cứu mang tính chất nhạy cảm vì thế sẽ rất khó thu thập được hành vi tình dục của các bạn
chính vì thế mà nhóm sẽ thơng qua phỏng vấn sâu để lấy được các thông tin cần thiết cho cuộc
nghiên cứu.
7. Đóng góp của đề tài
Phát hiện lớn nhất của đề tài này về quan điểm của nam giới và nữ giới về tình dục. trong
đó, nam giới khơng khắt khe với việc quan hệ tình dục, họ khơng có định kiến đối với phụ nữ có
quan hệ tình dục trước hơn nhân, dù họ vẫn nghĩ trinh tiết đối với phụ nữ là quan trọng nhưng nó
khơng thể đánh giá được phẩm chất của phụ nữ nếu như họ có quan hệ tình dục trước hơn nhân.
Phụ nữ cũng thấy trinh tiết quan trọng đối với nữ và cả đối với nam, nữ giới trong nghiên cứu
khơng chấp nhận nam lẫn nữ quan hệ tình dục trước hôn nhân, họ không đánh giá nhân phẩm
con người qua hành vi đó mà việc họ khơng đồng tình với quan hệ tình dục trước hơn nhân chủ
yếu là vì lo sợ tình dục trước hơn nhân sẽ gây ra những hậu qủa cho sức khỏe của họ.
Một phát hiện nữa trong nghiên cứu này chính là việc các sinh viên trong nghiên cứu cần
được cung cấp các thông tin chính xác hơn về chủ đề tình dục, thiếu thông tin sẽ dẫn đến những
hậu quả nghiêm trọng cho chính họ và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội.



17
8. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
8.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp thơng tin liên quan đến nhận thức về
những định kiến giới trong tình dục sinh viên cũng như những yếu rố tác động tới nhận thức của
sinh viên về vấn đề trên. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng giúp làm sáng tỏ lý thuyết hành vi
được áp dụng trong đề tài. Cuối cùng các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú
thêm nguồn tư liệu về lĩnh vực tình dục còn hạn chế hiện nay, cũng như cung cấp một phần tổng
quan cơ sở khoa học của các đề tài nghiên cứu về tình dục.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu đề tài giúp mọi người có cái nhìn khái quát hơn về thực trạng những
định kiến giới trong tình dục của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Đồng thời giúp sinh
viên có cái nhìn tồn diện hơn về mối tương quan giữa quan điểm và hành vi tình dục trước hơn
nhân trong sinh viên. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng góp phần làm cơ sở cho
nhà trường có hướng xây dựng và phát triển những chương trình về giáo dục sức khỏe sinh sản,
giáo dục tình dục cho sinh viên một cách hợp lý và có hiệu quả hơn. Ngồi ra, thơng qua kết quả
nghiên cứu có thể tỉm ra mơi trường xã hội hóa nào có tác động mạnh mẽ tới thái độ và hành vi
tình dục của sinh viên, từ đó mà đưa ra được những khuyến nghị trong việc định hướng hành vi
tình dục của sinh viên. Hơn nữa các kết quả của đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các nghiên
cứu về sau.
9. Hạn chế của đề tài
Do đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian cận tết lại là mùa thi vì thế thu thập
thơng tin bằng bản hỏi khá khó khăn. Trong khoảng thời gian thi cử, sinh viên khơng có nhiều
thời gian để trả lời bản hỏi, các bạn sinh viên trong nghiên cứu thi cả sang lẫn chiều vì thế rất
khó chọn thời điểm thích hợp để phát bản hỏi.
Sau khi thi xong các bạn sẽ về quê ăn tết vì thế nhóm nghiên cứu khơng thể chờ đến khi
các bạn thi xong, vì thế nhóm phải thu thập thơng tin vào ngay các buổi thi, việc đánh bản hỏi
trong khoảng thời gian này, khiến các bạn không mấy tập trung vào bản hỏi.

Đề tài nghiên cứu đối tượng khá nhạy cảm vì thế các bạn cịn khá e ngại khi trả lời các
câu hỏi của người phỏng vấn.


18

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU

I.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: Lịch sử hình thành Trường Đại học Mở Thành phố
Hồ Chú Minh
Theo thơng tin trên trang web chính thức của trường: Trường Đại học Mở Thành phố Hồ
Chí Minh thành lập được 19 năm và trải qua các giai đoạn phát triển sau:
- Ngày 15/06/1990 Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định số 451/TCCB về việc
thành lập Viện Đào tạo mở rộng trực thuộc trường Cán bộ Quản lý Đại học – THCN và Dạy
nghề, là tiền thân của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.
- Ngày 26/07/1993 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 389/QĐ/TTG về việc thành lập Đại
học Mở Bán cơng Thành Phố Hồ Chí Minh trên cơ sở của Viện Đào tạo Mở rộng.
- Đến ngày 22/06/2006 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 146/2000/QĐ-TTg về việc
chuyển loại hình trường Đại học, Cao đẳng bán cơng, Đại học Mở Bán cơng Thành Phố Hồ Chí
Minh được chuyển sang trường cơng lập và có tên gọi mới là Trường Đại học Mở Thành phố Hồ
Chí Minh.
Hiện tại trường đào tạo đại học với các ngành công nghệ thông tin, xây dựng điện, Công
nghệ sinh học, Quản trị kinh doanh, Kinh tế-luật, Tài chính - Ngân hàng, Kế tốn- kiểm tốn,
Đơng Nam Á học- Xã hội học- Cơng tác Xã hội, và ngành ngoại ngữ.
Đối với các ngành đạo tạo cao đẳng gồm: Khoa học máy tínhvà cơng tác xã hội.
Đại học Mở TP HCM là nơi có đào tạo đa dạng các ngành thuộc các lĩnh vực khác nhau,
trong đó có các nhành khoa học tự nhiên, các ngành khoa học xã hội, các ngành thuộc lĩnh vực
kinh tế và các ngành ngoại ngữ.
Trong nghiên cứu này, nhóm chỉ khảo sát ở nhóm khách thể được đào tạo ở hệ đại học

chính quy, khơng xét nhóm khách thể ở hệ cao đẳng.7

7

/>

19
I.2. Mô tả mẫu nghiên cứu
Cuộc nghiên cứu đã phát bảng hỏi cho 140 sinh viên Đại học Mở thuộc 3 ngành là kế
tốn kiểm tốn, cơng nghệ sinh học và ngoại ngữ. Tổng số sinh viên trong nghiên cứu được chia
thành 2 nhóm, nhóm thứ nhất thuộc các sinh viên năm 1-2 trong các khoa được chọn chiếm
61.4%, nhóm thứ 2 thuộc các sinh viên năm 3-4 trong các khoa được chọn chiếm 38.6%. trong
đó có 23.6% là nam, 76.4% là nữ, xuất thân từ cả nông thôn và thành thị, có 50.7% đến từ nơng
thơn, và 45.7% đến từ thành thị. ( theo bảng 1, bảng 2, bảng 3, phụ lục bảng, trang 1)

Biểu đồ 1
Đối với số lượng phỏng vấn sâu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành 7 cuộc phỏng vấn, trong
đó có 2 nam, 1 thuộc khoa xã hội học có xuất thân từ nơng thơn và khơng theo tơn giáo nào, 1
thuộc khoa kế tốn kiểm toán sống ở thành thị, theo Phật giáo, 5 cuộc phỏng vấn còn lại đều là
nữ, 1 thuộc khoa kế toán kiểm toán, 2 thuộc khoa ngoaị ngữ, 3 thuộc khoa xã hội học, trong 5
phỏng vấn trên, có 1 sống ở thành thị và 4 còn lại xuất thân nông thôn, tất cả 5 nữ được phỏng
vấn đều không theo tôn giáo.


20
CHƯƠNG 2
KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ - HÀNH VI TÌNH DỤC CỦA SINH VIÊN

III.1. Thực trạng về kiến thức tình dục của sinh viên trong cuộc nghiên cứu
-


Kiến thức về khái niệm tình dục là gì?
+ Sinh viên trong cuộc khảo sát khơng có nhiều kiến thức chính xác về tình dục, thơng tin

họ biết được chủ yếu là từ internet ( đây là thông tin không được xác minh tính chính xác của
thơng tin)
Khi được hỏi về khái niệm tình dục là gì, nhóm nữ trong cuộc khảo sát trả lời như sau:
Phương án(2): Tình dục là hoạt động sinh dục ở người. Nó là một khái niệm rộng, bao
hàm:Nhận thức và cảm xúc về cơ thể mình và cơ thể người khác, khả năng và nhu cầu gần gũi
về tình cảm với một ai đó,có những suy nghĩ và tình cảm giới tính, cảm giác hấp dẫn tình dục với
người khác, các tiếp xúc tình dục: từ động chạm cơ thể đến giao hợp được chọn nhiều nhất
(50.9%), tiếp theo sau là (1) Tình dục được hiểu là hành vi để tìm kiếm khối cảm hoặc để sinh
sản, khơng chỉ có nghĩa là giao hợp giữa người nam và nữ mà còn bao gồm cả nhiều hành vi
khác nhằm đem lại khoái cảm bằng tay, bằng miệng hay ở những bộ phận khác của cơ thể hoặc
những suy nghĩ nhằm tạo khối cảm tình dục (28.3%), phương án(3) Tình dục là tất cả những gì
hai người làm cho nhau cảm thấy hấp dẫn, gần gũi và đem lại cho nhau khối cảm. Tình dục là
biết cách tạo cảm xúc, từ cách ăn mặc, cách nói, từ nụ hơn, cử chỉ âu yếm, vuốt ve nhẹ nhàng
đến những kích thích mạnh mẽ...chiếm 13.2%, tuy nhiên nam giới thì có thay đổi một ít, cụ thể là
đa phần nam giới trong cuộc khảo sát chọn(2) Tình dục là hoạt động sinh dục ở người. Nó là một
khái niệm rộng, bao hàm: Nhận thức và cảm xúc về cơ thể mình và cơ thể người khác, khả năng
và nhu cầu gần gũi về tình cảm với một ai đó,có những suy nghĩ và tình cảm giới tính, cảm giác
hấp dẫn tình dục với người khác, các tiếp xúc tình dục: từ động chạm cơ thể đến giao hợp
(50.4%), kế đến là (3) Tình dục là tất cả những gì hai người làm cho nhau cảm thấy hấp dẫn,
gần gũi và đem lại cho nhau khối cảm. Tình dục là biết cách tạo cảm xúc, từ cách ăn mặc, cách
nói, từ nụ hôn, cử chỉ âu yếm, vuốt ve nhẹ nhàng đến những kích thích mạnh mẽ... ( 27.3%), tiếp
sau là (1) Tình dục được hiểu là hành vi để tìm kiếm khối cảm hoặc để sinh sản, khơng chỉ có
nghĩa là giao hợp giữa người nam và nữ mà còn bao gồm cả nhiều hành vi khác nhằm đem lại
khoái cảm bằng tay, bằng miệng hay ở những bộ phận khác của cơ thể hoặc những suy nghĩ
nhằm tạo khoái cảm tình dục



21
(12.1%) ( Theo bảng 4, phụ lục bảng, trang 1)
Trong các phương án trên, khái niệm (1) Tình dục được hiểu là hành vi để tìm kiếm khối
cảm hoặc để sinh sản, khơng chỉ có nghĩa là giao hợp giữa người nam và nữ mà còn bao gồm cả
nhiều hành vi khác nhằm đem lại khoái cảm bằng tay, bằng miệng hay ở những bộ phận khác
của cơ thể hoặc những suy nghĩ nhằm tạo khối cảm tình dục được trích dẫn từ Hội nghị thế giới
lần thứ 13 tại Tây Ban Nha ( về tình dục)– 1997, cịn các khái niệm cịn lại, đều được trích từ
nguồn internet.
Đa phần mọi người đều biết các khái niệm về tình dục từ nguồn internet, cịn khái niệm
mang tính hàn lâm thì ít được các bạn quan tâm hơn, thêm vào đó, tỷ lệ nam giới trong cuộc
nghiên cứu biết về khái niệm tình dục của Hội nghị thế giới lần thứ 13 tại Tây Ban Nha – 1997 ít
hơn nữ giới.
+ Những người theo đạo thiên chúa có kiến thức về khái niệm tình dục tốt nhất.
Tơn giáo
Bảng 5

Thiên chúa giáo
Col %

Phật giao

Đạo thờ ông bà

Khác( không tôn
giáo)

Row %

Col %


Row %

Col %

Row %

Col %

Row %

2 43.80%

10.00%

50.00%

17.10%

50.00%

38.60%

53.30%

34.30%

Tình

1 50.00%


23.50%

8.30%

5.90%

27.80%

44.10%

20.00%

26.50%

dục là

3

25.00%

26.10%

14.80%

34.80%

20.00%

39.10%


gì?

5 6.30%

8.30%

28.60%

1.90%

14.30%

6.70%

42.90%

8.30%

40.00%

5.60%

60.00%

100%

17.30%

100%


38.80%

100%

32.40%

14.30%

4
Total

100%

11.50%

Trong tổng số sinh viên được khảo sát, số người theo tín ngưỡng thờ ông bà chiếm tỷ lệ
cao nhất (38.8%) thứ hai là người theo tín ngưỡng khác ( hầu hết là không theo tôn giáo nào), thứ
ba là người theo phật giáo(17.3) và cuối cùng là người theo thiên chúa giáo(11.5%). Trong tổng
số 11.5% người theo thiên chúa giáo có đến 50% người chọn khái niệm tình dục theo Hội nghị
thế giới lần thứ 13 tại Tây Ban Nha – 1997, 43.8% chọn (2). Hiện tượng này không lặp lại ở
những người không theo đạo thiên chúa.( bảng 5, phụ lục bảng, trang 2)
-

Kiến thức về việc có bao nhiêu loại quan hệ tình dục?
+ Hơn nửa số sinh viên trong nghiên cứu trả lời sai câu hỏi này


22
Khi được hỏi có bao nhiêu loại quan hệ tình dục, đa số mọi người chọn (2) có 2 loại :

quan hệ tình dục an tồn và quan hệ tình dục khơng an tồn (42.8%), tiếp đến là (3) có 2 loại:
quan hệ tình dục đồng giới và quan hệ tình dục khác giới (27.5%), tỷ lệ này cũng tương tự khi
khảo sát nhóm nữ (41.9% và 25.7%) và nhóm nam (45.5% và 33.3%). ( Bảng 6, phụ lục bảng,
trang 2)
Chú thích:
1.Là 2 loại: quan hệ tình dục xâm nhập và quan hệ tình dục khơng
xâm nhập
2.Là 2 loại : quan hệ tình dục an tồn và quan hệ tình dục khơng an
tồn.
3.Là 2 loại: quan hệ tình dục đồng giới và quan hệ tình dục khác giới.
4.Là 3 loại: quan hệ bằng đường âm đạo, đường hậu môn và đường
miệng
5.Là khác

Biểu đồ 2

Nhóm sinh viên trả lời câu hỏi này có kiến thức khá tốt, tuy nhiên vẫn có khá nhiều người
( khoảng hơn ½ tổng số nữ và ½ tổng số nam) chọn phương án sai. Việc nhầm lẫn kiến thức
này chủ yếu cũng là do các bạn khơng có được nguồn cung cấp thơng tin chính xác. Các phương
án sai được nhóm nghiên cứu trích dẫn từ internet, hơn nửa sinh viên trong nghiên cứu đã rơi vào
việc lựa chọn các phương án sai này, họ đã nhầm lẫn khái niệm tình dục, xu hướng tình dục, các
loại quan hệ tình dục. Vì thế có thể thấy hiện nay các thơng tin về tình dục trên internet rất cần
được chính xác hóa và phổ biến rộng rãi cho mọi người.
-

Kiến thức về các biện pháp an toàn tình dục:
+ Bao cao su và thuốc trành thai khẩn cấp được nêu nhiều nhất, rất ít sinh viên trong

nghiên cứu kể được thêm các biện pháp khác.
Sinh viên trong cuộc khảo sát đã tự đưa ra được 6 phương án là bao cao su, thuốc tránh

thai khẩn cấp, đặt vịng, tính vịng kinh, quan hệ khơng xâm nhập và cắt buồng trứng. Đa số mọi
người chỉ nêu 2 biện pháp an tồn tình dục chính là bao cao su (98.3%) và thuốc tránh thai khẩn
cấp (39.1%), tỷ lệ này cũng tượng tự khi hỏi riêng nhóm nữ ( bao cao su là 98.8%, thuốc tránh
thai khẩn cấp là 38.8%) và hỏi riêng nhóm nam ( bao cao su là 96.7%, thuốc tránh thai khẩn cấp
là 40.0%).
Điều này có thể nói lên rằng, bao cao su và thuốc trành
thai khẩn cấp hiện đang là các biện pháp an tồn tình dục

Biểu đồ 3


×