Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Chứng cứ pháp lý của việt nam trong việc bảo vệ chủ quyền quần đảo trường sa trên cơ sở luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUAN HỆ QC TẾ
CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2011

Tên cơng trình:

CHỨNG CỨ PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA TRÊN
CƠ SỞ LUẬT QUỐC TẾ

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm : Thang Thị Thanh Thúy
Thành viên : Vũ Thị Mỹ Hằng
Quách Mai Phương
Huỳnh Xuân Quyên
Đặng Diệu Uyên

Lớp QH6-08, Khoá : 2008-2012
Lớp QH6-08, Khoá : 2008-2012
Lớp QH6-08, Khoá : 2008-2012
Lớp QH6-08, Khoá : 2008-2012
Lớp QH6-08, Khoá : 2008-2012

Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân


MỤC LỤC

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH ............................................................................ 1


MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG SA VÀ LỊCH SỬ KHẲNG
ĐỊNH CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ..................... 7
1.1.
Khái quát về quần đảo Trường Sa............................................. 7
1.2.
Lịch sử khẳng định chủ quyền Việt Nam qua các thời kì ....... 12
CHƯƠNG 2: CHỨNG CỨ PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA TRÊN CƠ SỞ ......... 27
LUẬT QUỐC TẾ ......................................................................................... 27
2.1. Cơ sở pháp lý để xác lập chủ quyền lãnh thổ ....................................... 30
2.2. Chứng cứ pháp lý của Việt Nam trong việc khẳng định chủ quyền đối
với quần đảo Trường Sa trên cơ sở Luật Quốc Tế ..................................... 46
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN VỌNG ........................................ 66
3.1. Các cơ sở pháp luật quốc tế .................................................................. 66
3.2. Các giải pháp triển vọng ....................................................................... 68
KẾT LUẬN................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 92


1

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH

Hiện nay, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đơng đang là vấn đề
nóng trong khu vực cũng như quốc tế. Các nước hữu quan đã và đang đưa ra
những chứng cứ, cơ sở của mình cho việc tuyên bố chủ quyền trên biển Đông,
tranh chấp đang diễn ra đặc biệt gay gắt, phức tạp và nhiều biến động trên quần
đảo Trường Sa. Việt Nam chúng ta trước sau như một vẫn luôn khẳng định chủ

quyền của mình đối với quần đảo này. Vấn đề biển Đơng nói chung cũng như
Trường Sa nói riêng là vấn đề của đất nước, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích
quốc gia. Do đó, khơng có gì ngạc nhiên khi Trường Sa luôn thu hút được sự
chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Hiện nay có rất nhiều tài liệu cũng
như các cơng trình nghiên cứu khoa học viết về đề tài Trường Sa. Trong đó,
các tài liệu và các cơng trình nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung vào các
chứng cứ lịch sử của Việt Nam. Với tư cách là những sinh viên đang theo đuổi
ngành học Quan hệ quốc tế, chúng tôi muốn xây dựng một cơng trình nghiên
cứu khoa học về chứng cứ pháp lý của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền
trên quần đảo Trường Sa. Qua đó, nhóm nghiên cứu muốn góp phần nhỏ bé của
mình vào việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước.
Đề tài nghiên cứu của chúng tơi gồm ba chương:
Trong chương một, nhóm nghiên cứu sẽ nêu khái quát về vị trí địa lý, các
tiềm lực của quần đảo Trường Sa và lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt
Nam qua các thời kì. Đầu tiên, qua việc khái qt về vị trí địa lý, các tiềm lực
kinh tế, chính trị, xã hội quan trọng, người đọc sẽ hiểu được phần nào nguyên
nhân khiến cho Trường Sa trở thành tiêu điểm tranh chấp trong khu vực biển
Đơng. Sau đó, qua lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam trong các thời
kì từ thế kỷ XV – XIX, thời kì Pháp chiếm Việt Nam và từ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai, chúng tôi muốn cung cấp cho người đọc những sự kiện lịch sử
khẳng định việc khám phá và hành xử chủ quyền của Việt Nam đối với Trường
Sa. Những điều này chính là cơ sở cho việc xem xét các chứng cứ pháp lý của
Việt Nam trong phần sau.


2

Chương hai là chương trọng tâm của bài nghiên cứu gồm hai nội dung
chính. Nội dung thứ nhất là các cơ sở pháp lý để xem xét các chứng cứ của
Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Đó là lý thuyết về quyền chiếm hữu

lãnh thổ vô chủ dựa trên các nguyên tắc của luật quốc tế, Hiến chương Liên
Hiệp Quốc và Công ước Luật biển 1982 đồng thời tham chiếu với quy chế pháp
lý về biển đảo của Việt Nam. Nội dung thứ hai là các chứng cứ pháp lý của
Việt Nam trong việc khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa dựa
theo các quy phạm pháp luật quốc tế nêu trên.
Cuối cùng trong chương ba, chúng tôi đưa ra các giải pháp thương lượng,
trung gian, đưa ra Tòa án quốc tế, xây dựng Bộ luật ứng xử trên biển Đông và
một số giải pháp khác…như là những giải pháp triển vọng cho Việt Nam trong
việc bảo vệ chủ quyền trong cuộc tranh chấp trên quần đảo Trường Sa. Nhóm
nghiên cứu hy vọng rằng Việt Nam sẽ tận dụng được những giải pháp trên, kết
hợp với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và những điều kiện thuận lợi để từ đó có thể bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đối với một phần máu thịt của Tổ quốc.
Do khả năng nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở mức độ là sinh viên bước đầu
làm nghiên cứu khoa học nên nhóm thực hiện đề tài khơng tham vọng cơng
trình này sẽ mang lại những phát hiện lớn lao mang tính đột phá. Tuy nhiên,
chúng tơi vẫn muốn góp thêm tiếng nói của mình vào việc khẳng định chủ
quyền không thể tranh cãi của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.

Nhóm thực hiện đề tài


3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông đặc biệt là xung
quanh quần đảo Trường Sa là một vấn đề nóng trong khu vực và quốc tế. Việt
Nam đã nhiều lần tuyên bố khẳng định chủ quyền toàn vẹn và hợp pháp đối với
quần đảo Trường Sa. Sinh viên Việt Nam nói riêng và những người quan tâm
đến vấn đề này nói chung hiện đang rất quan tâm nhưng vẫn chưa thể tiếp cận

rộng rãi với những chứng cứ pháp lý cụ thể về chủ quyền của Việt Nam đối với
Trường Sa. Cơng trình nghiên cứu này bước đầu tìm hiểu và đưa ra những
chứng cứ pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế nhằm giúp sinh viên cũng như
những người quan tâm có thể nhận thức sâu sắc hơn về chủ quyền hợp pháp và
không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vì tính cấp thiết của vấn đề này nên đến thời điểm hiện tại thì ở trong
nước cũng như trên thế giới đã có khá nhiều cơng trình khoa học với những cấp
độ khác nhau tập trung nghiên cứu về cuộc tranh chấp trên quần đảo Trường
Sa. Trong nước, các học giả Việt Nam đã đầu tư nghiêm túc công sức và thời
gian trong việc tập hợp những chứng cứ lịch sử nhằm khẳng định chủ quyền
của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Điển hình phải kể đến các tác phẩm
“Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa” của
tác giả Lưu Văn Lợi; “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa” của Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã; “Hoàng Sa,
Trường Sa là của Việt Nam” của các tác giả Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu,
Lê Minh Nghĩa, Từ Đặng Minh Thu, Vũ Quang Việt; “Cuộc tranh chấp về các
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các vấn đề về pháp lý” của Từ Đặng Minh
Thu; “Giới thiệu một số bản đồ cổ thềm lục địa biển Đông và hải đảo Việt
Nam” của Nguyễn Đình Đầu…
Trong đó, nổi bật là tác phẩm “Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần
đảo Hoàng Sa - Trường Sa” của tác giả Lưu Văn Lợi - một nhà sử học có uy


4

tín và nghiên cứu lâu năm về vấn đề Biển Đông. Sách là tập hợp những cơ sở
pháp lý, cơ sở lịch sử của Việt Nam và Trung Quốc về việc tuyên bố chủ quyền
đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tác giả dựa trên cơ sở những tài
liệu nghiên cứu lịch sử có uy tín xuất phát từ luật pháp quốc tế, qua đó phân

tích lập trường của hai phía Việt Nam, Trung Quốc để đánh giá phương hướng
giải quyết vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa. Tác giả để lại dấu ấn cá nhân bằng
cách khẳng định rõ lập trường của mình với việc tập hợp một cách có hệ thống
những lý lẽ bảo vệ luận điểm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hồng Sa, Trường Sa là "khơng thể tranh cãi". Tuy nhiên vì tác phẩm xuất bản
cách đây hơn 15 năm nên nguồn tài liệu này chưa cập nhật được những diễn
biến mới sau này. Bên cạnh đó, cơng trình nghiên cứu “Quá trình xác lập chủ
quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” của nhà nghiên
cứu Nguyễn Nhã cũng là một tác phẩm đáng chú ý vì tính đầy đủ và tồn diện
của nó. Tác giả đã tổng hợp có hệ thống những tư liệu trong và ngồi nước từ
đó phân tích khá chặt chẽ những chứng cứ lịch sử của Việt Nam để bảo vệ và
khẳng định chủ quyền hợp pháp trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường
Sa. Tuy nhiên, cơng trình này thiên về việc khẳng định chủ quyền của Việt
Nam dựa trên cơ sở lịch sử do đó những chứng cứ pháp lý vẫn chưa được tập
trung phân tích một cách chi tiết.
Khi mà ảnh hưởng của cuộc tranh chấp trên quần đảo Trường Sa đang mở
rộng không chỉ ở khu vực mà trên thế giới thì các cơng trình nghiên cứu khoa
học của học giả nước ngồi cũng góp phần mang đến những cách nhìn nhận
mới mẻ và rất đáng chú ý. Trong số đó có thể kể đến Monique Chemillier
Gendreau với tác phẩm “Chủ quyền trên hai quần đảo Hồng Sa và Trường
Sa”. Đây là cơng trình nghiên cứu nhìn chung là hệ thống và tương đối tổng
quan đầy đủ của hĩ lại về tác động qua lại giữa luật, ngoại giao và địa chính trị trong
biển Nam Trung Hoa. Tạp chí quốc tế về luật biển và ven biển.
2. Diplomatic Academy of Viet Nam & Viet Nam lawyers Association
(2010). Biển Đơng: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực.
3. Geraedo M.C. Valero, Những tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, 18
Marine Policy, 314 – 315 (1994) - Tài liệu dịch của bộ Ngoại giao,
1997.
4. Marwyn S. Samuel (1982). Tranh chấp biển Đông. New York and Lon
Don.

5. Max Huber. Phán quyết đảo Palmas ngày 4-4-192.
6. Monique Chemillier-Gendreau (1998). Chủ quyền trên hai quần đảo
Hoàng Sa vàTrường Sa. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội.
7. Stein Tonesson, “Sino – Vietnamese Rapprochement and the South
China Sea Irritant” in Security Dialogue, Vol. 34, No. 1, March 2003,
pp. 55 – 56.
8. Valero, Gerardo M. C (1994). Tranh chấp Trường Sa: Liệu có cịn thích
hợp khi tranh cãi về vấn đề chủ quyền?. Marine Policy.

TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ

1. BBC Vietnamese: “Hội thảo đầu tiên về chủ quyền biển Đông”:
/>onfere nce.shtml.


91

2. Seasfoundation: “Hiệp ước về quy tắc ứng xử trên Biển Đơng, nên
chăng?”:
/>3. Seasfoundation: “Quốc tế hóa tranh chấp biển Đông: phương án bất khả
thi?”:
/>4. Seasfoundation: “Tranh chấp biển Đông và vai trò của Liên Hiệp Quốc”:
/>5. The Charter of United Nations:
/>6. Tuoitreonline: “Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam”:
/>7. VOAnews.com: “Một số luận cứ của Việt Nam trong vụ tranh chầp biển
Đông”:
/>

92


PHỤ LỤC

Hình 1. Trích bản đồ Petrus Plancius 1594. Tên toàn quốc là Cauchin (Giao
Chỉ) khi ấy đã chia ra Tunquin (Đàng Ngoài) và Cochinchina (Đàng Trong).
Quần đảo Pracel ở giữa biển Đơng gồm cả Hồng Sa lẫn Trường Sa. Costa de
Pracel thì đặt ở nam Đại Việt đương thời tức xứ Thừa Thiên và Quảng Nam.


93

Hình 2. Bản đồ Địa lý Lịch sử Duyên cách Việt Nam, trích sách Hải quốc đồ
chí của Ngụy Nguyên xuất bản năm 1842. Trong Đông Dương đại hải (tức biển
Đơng) có 2 quần đảo Vạn Lý Trường Sa (Hồng Sa) và Thiên Lý Thạch Đường
(Trường Sa) đều thuộc chủ quyền Việt Nam.

Hình 3. Trích sưu tập Trịnh Hồ hàng hải đồ, 2 trang 11b và 12a, vẽ biển
Đông từ biên giới hải phận Việt-Trung tới cửa khẩu Quy Nhơn.


94

Hình 4. Vị trí địa lý của quần đảo Trường Sa (bao gồm các đảo nhỏ)


95

Hình 3. Hiện trạng chiếm đóng của các nước tại quần đảo Trường Sa.


96


QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 1994

NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT
BIỂN NĂM 1982
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992;
Theo đề nghị của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Sau khi xem xét báo cáo của Chính phủ, báo cáo của Uỷ ban Đối ngoại của
Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội về việc phê chuẩn Công ước của
Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982;
QUYẾT NGHỊ
1. Phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
2. Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982,
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng
quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý cơng bằng, khuyến khích sự phát triển và
hợp tác trên biển.
3. Quốc hội khẳng định chủ quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đối với các vùng nội thuỷ, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán
đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt
Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của pháp luật
quốc tế; yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam.



97

4. Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ
quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến Biển Đơng thơng qua
thương lượng hồ bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tơn trọng lẫn nhau,
tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật
biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven
biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy
đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn
định trên cơ sở giữ ngun trạng, khơng có hành động làm phức tạp thêm tình
hình, khơng sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực.
Quốc hội nhấn mạnh: cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp về quần đảo
Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục
địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam căn cứ
vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước của Liên hợp quốc về
Luật biển năm 1982.
5. Quốc hội giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu để
có những sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với các quy định liên quan của pháp
luật quốc gia cho phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm
1982, bảo đảm lợi ích của Việt Nam.
Quốc hội giao cho Chính phủ thi hành những biện pháp có hiệu quả nhằm tăng
cường bảo vệ và quản lý các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khố IX kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994.
Nông Đức Mạnh
(Đã ký)



98

TUYÊN BỐ VỀ ỨNG XỬ CỦA CÁC BÊN Ở BIỂN ĐƠNG
Chính phủ các quốc gia thành viên ASEAN và Chính phủ nước Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa,
TÁI KHẲNG ĐỊNH quyết tâm củng cố và phát triển tình hữu nghị và sự
hợp tác đang tồn tại giữa các chính phủ và nhân dân các nước với quan điểm
thúc đẩy mối quan hệ đối tác láng giềng tốt và tin cậy lẫn nhau hướng tới thế
kỷ 21.
NHẬN THỨC RÕ nhu cầu thúc đẩy một mơi trường hồ bình, thân thiện
và hài hồ trong vùng biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm nâng cao
hồ bình, ổn định, tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng trong khu vực.
CAM KẾT nâng cao những nguyên tắc và mục tiêu của Tuyên bố chung
của Hội nghị những người đứng đầu nhà nước/chính phủ các nước thành viên
ASEAN và Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa năm 1997.
MONG MUỐN nâng cao những điều kiện thuận lợi cho một giải pháp hồ
bình và bền vững cho những tranh chấp và khác biệt giữa các quốc gia liên
quan.
CÙNG TUYÊN BỐ như sau:
1. Các bên tái khẳng định cam kết của mình đối với các mục tiêu và các
nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước Liên Hiệp
Quốc về Luật biển 1982, Hiệp định Hữu nghị và Hợp tác khu vực Đông
Nam Á, Năm nguyên tắc Cùng tồn tại Hồ bình và những ngun tắc
được thừa nhận phổ biến khác của luật pháp quốc tế được coi là quy tắc
căn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước với nhà nước.
2. Các bên cam kết tìm kiếm những cách thức xây dựng lịng tin và sự tín
nhiệm lẫn nhau hài hồ với những ngun tắc nêu trên và trên căn bản
bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau,
3. Các bên tái khẳng định sự tôn trọng và cam kết của mình đối với quyền

tự do hoạt động hàng hải và bay trên vùng trời biển Đông như đã được


99

minh thị bởi các nguyên tắc được thừa nhận phổ biến trong luật pháp
quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.
4. Các bên liên quan chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ
và về quyền thực thi luật pháp bằng các phương tiện hồ bình mà khơng
viện đến sự đe doạ hoặc sử dụng vũ lực, thông qua các cuộc tham vấn
thân thiện và những cuộc đàm phán bởi các quốc gia có chủ quyền có
liên quan trực tiếp, phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận phổ
quát của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển
năm 1982.
5. Các bên chịu trách nhiệm thực hiện sự tự chế trong việc thi hành các
hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới
hồ bình và sự ổn định, kiềm chế khơng tiến hành đưa người đến sinh
sống trên những hịn đảo hiện khơng có người sinh sống, trên các rặng
đá ngầm, bãi cát ngầm, đảo nhỏ và những yếu tố khác và phải xử trí
những khác biệt của mình bằng phương cách có tính xây dựng.
Trong khi chờ đợi sự dàn xếp hồ bình cho các tranh chấp về lãnh thổ và
quyền thực thi pháp luật, các bên liên quan tiến hành tăng cường những nỗ
lực nhằm tìm kiếm các phương cách xây dựng lịng tin và sự tín nhiệm lẫn
nhau trong tinh thần hợp tác và hiểu biết, bao gồm:
a. Tổ chức các cuộc đối thoại và trao đổi quan điểm một cách thích
đáng giữa các quan chức phụ trách quân sự và quốc phòng.
b. Bảo đảm đối xử công bằng và nhân đạo đối với tất cả mọi người
đang gặp nguy hiểm hoặc tai hoạ.
c. Thông báo trên cơ sở tự nguyện cho các bên liên quan khác về mọi
cuộc tập luyện quân sự liên kết/hỗn hợp sắp diễn ra.

d. Trao đổi trên cơ sở tự nguyện những thông tin liên quan.
6. Trong khi chờ đợi một sự dàn xếp toàn diện và bền vững những tranh
chấp, các bên liên quan có thể tìm kiếm hoặc tiến hành các hoạt động


100

hợp tác. Những hoạt động này có thể bao gồm những điều sau đây:
a. Bảo vệ môi trường biển;
b. Nghiên cứu khoa học biển;
c. An tồn hàng hải và thơng tin trên biển;
d. Hoạt động tìm kiếm, cứu hộ; và
e. Đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, kể cả, nhưng không hạn
chế trong, hoạt động buôn lậu các loại thuốc cấm, hải tặc và cướp có
vũ trang trên biển, hoạt động bn bán trái phép vũ khí.
Thể thức, quy mô và địa điểm, đặc biệt là sự hợp tác song phương
và đa phương, cần phải được thoả thuận bởi các bên có liên quan trước
khi triển khai thực hiện trong thực tế.
7. Các bên liên quan sẵn sàng tiếp tục các cuộc đối thoại và tham vấn về
những vấn đề liên quan, thông qua các thể thức được các bên đồng ý, kể
cả các cuộc tham vấn thường xuyên theo quy định của Tuyên bố này, vì
mục tiêu khuyến khích sự minh bạch và láng giềng tốt, thiết lập sự hợp
tác và hiểu biết lẫn nhau một cách hài hoà, và tạo điều kiện thuận lợi cho
một giải pháp hồ bình các tranh chấp giữa các bên.
8. Các bên có trách nhiệm tơn trọng những điều khoản của Tun bố này
và hành động phù hợp với sự tôn trọng đó.
9. Các bên khuyến khích các nước khác tơn trọng các nguyên tắc bao hàm
trong Tuyên bố này.
10. Các bên liên quan khẳng định rằng việc tiếp thu một bộ quy tắc về ứng
xử trên biển Đông sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn hồ bình và ổn định trong

khu vực và nhất trí làm việc, trên căn bản đồng thuận, để tiến tới hoàn
thành mục tiêu này.


101

Bức thư (công hàm) của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi thủ tướng Chu
Ân Lai (Trung Quốc)


102

“Thưa đồng chí Tổng lý,
Chúng tơi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tun
bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước cộng hồ nhân dân Trung Hoa quyết
định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa tơn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ
thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tơn trọng hải phận 12 hải
lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
trên mặt bể.
Chúng tơi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng.”


103

TÌNH HÌNH TRANH CHẤP TRÊN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
HIỆN NAY
DƯỚI SỰ KIỂM SOÁT CỦA VIỆT NAM
Tên Việt Nam

Đá Lát
Đá Tây
Đá Giữa
Đá Đông
Đá An Bang
Thuyền Chài
Đá Phan Vinh
Đá Núi Le
Đá Tiên Nữ
Đá Lớn
Đá Len Đao
Đá Hi Gen
Đá Gri San
Đá Nam
Đảo Trường Sa
Đảo Sinh Tồn
Đảo Nam Yết
Đảo Sơn Ca
Đảo Núi Thị
Đảo Song Tử Tây
Bãi Tốc Gan
Bãi Quế Đường
Bãi Phúc Nguyên
Bãi Vũng Mây
Bãi Tư Chính

Tên Quốc Tế
Ladd Reef
West London Reef
Central London Reef

East London Reef
Amboyna Cay
Barque Canada Reef
Pearson Reef
Cornwallis South Reef
Tennent Reef
Great Discovery Reef
Landsdowne Reef


South Reef
Spratly Island
Sin Cowe Island
Nam Yit Island
Sand Cay
Petley Reef
South West Cay
Alison Reef
Grainger Bank
Prince Consort Bank
Rifleman Bank
Vanguard Bank

DƯỚI SỰ KIỂM SOÁT CỦA TRUNG QUỐC
Tên Việt Nam
Đá Gaven
Đá Én Đất
Đá Su-bi
Đá Lạc
Đá Chữ Thập

Đá Châu Viên
Đá Gạc Ma
Đá Hugơ
Đá Ken Nan

Tên Quốc Tế
Gaven Reef
Eldad Reef
Subi Reef

Fiery Cross Reef
Cuarteron Reef
Johnson Reef
Hughes Reef
Kennan Reef


104

Đá Vành Khăn
Đá Ba Đầu

Mischief Reef
Whitson Reef

DƯỚI SỰ KIỂM SOÁT CỦA PHILLIPIN
Tên Việt Nam
Tên Quốc Tế
Đảo Song Tử Đông
Northeast Cay

Đảo Dừa ( Bến Lạc)
West York Island
Đảo Thị Tứ
Thitu Island
Đảo Bình Nguyên
Flat Island
Đảo Vĩnh Viễn
Nansham Island
Đảo Công Đo
Commodore Reef
Đảo Loại Ta
Loaita Island
Cồn San Hơ Lan Can
Lamkian Cay
DƯỚI SỰ KIỂM SỐT CỦA MALAYSIA
Tên Việt Nam
Tên Quốc Tế
Đá Ký Vân
Mariaveles Reef
Đá Kiệu Ngựa
Ardasier Reef
Đá Hoa Lau
Swallow Reef
Đá Suối Cát
Dallas Reef
Đá En Ca
Erica Reef
Bãi Thám Hiểm
Investigator Shoal
DƯỚI SỰ KIỂM SOÁT CỦA ĐÀI LOAN

Tên Việt Nam
Tên Quốc Tế
Đảo Ba Bình
Itu Aba Island
Bãi Bàn Than




×