Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học môn ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.35 KB, 81 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

NGUYỄN DUY TÌNH

Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học
mơn Ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập
cho học sinh Trung học phổ thơng

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập dưới mái trường Đại Học Sư Phạm suốt bốn
năm qua, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm dìu dắt của các quý thầy
(cô) trong khoa Ngữ văn và nhà trường. Em xin gửi đến q thầy (cơ) lịng
biết ơn sâu sắc nhất. Những kiến thức mà em nhận được từ các thầy cơ đã
giúp em có một nền tảng vững chắc để em có thể tự tin hồn thành khóa luận
của mình.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đăng Châu, người đã
trực tiếp hướng dẫn, góp ý, động viên, giúp đỡ tận tình em trong suốt thời
gian em thực hiện luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy (cô) giáo đang giảng dạy tại
khoa Ngữ văn – ĐHSP – ĐHĐN. Bên cạnh đó cũng không thể không kể đến
sự giúp đỡ, động viên về vật chất cũng như tinh thần của bạn bè, gia đình,


người thân. Chính những sự quan tâm này đã tiếp thêm cho em nghị lực, giúp
em hoàn thành tốt luận văn.


3

Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy (cô) trong hội đồng
phản biện đã nhận xét, đánh giá giúp em hồn thiện luận văn của mình một
cách tốt nhất.

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Duy Tình

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng đề tài này do chính tơi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của thầy Nguyễn Đăng Châu (Giảng viên đang giảng dạy tại khoa Ngữ
văn – ĐHSP – ĐHĐN), nội dung đề tài không sao chép của người khác. Nếu
vi phạm tơi xin chịu hồn tồn về trách nhiệm.
Đà Nẵng, ngày 10, tháng 5 năm 2012
Sinh viên kí tên

Nguyễn Duy Tình


4

QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CT

: Chương trình


CS

: Chính sách

HS

: Học sinh

GV

: Giáo viên

THPT

: Trung học phổ thơng

GS, P.GS

: Giáo sư, phó giáo sư

PP

: Phương pháp

HĐNK

: Hoạt động ngoại khóa

SGK:


: Sách giáo khoa

PPDH

: Phương pháp dạy học

TV

: tiếng Việt

GD – ĐT

: Giáo dục và Đào tạo.


5

MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................8
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. ............................................................................................9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 15
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 15
3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 15
4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................ 15
4.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích........................................................................ 15
4.2. Phương pháp so sánh, đánh giá và nhận xét. ..................................................... 15
4.3. Phương pháp tìm hiểu, thu thập thơng tin. ......................................................... 15

4.4. Phương pháp khái quát hóa các kinh nghiệm giáo dục tiên tiến. .................... 15
5. Bố cục của khóa luận ................................................................................................... 15
NỘI DUNG ....................................................................................................................... 17
CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................... 17


6

1.1. Nội dung, phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ
văn trong nhà trường THPT. ....................................................................................... 17
1.1.1. Nội dung dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT. .............................. 17
1.1.2. Các phương pháp pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học mơn Ngữ
văn. .............................................................................................................................. 20
1.1.2.1. Về khái niệm phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học.
..................................................................................................................................... 20
1.1.2.2. Các phương pháp pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ
văn. .............................................................................................................................. 22
1.1.3. Mối liên hệ ba bình diện trong việc xác định mục tiêu dạy học môn Ngữ
văn ở nhà trường THPT............................................................................................ 27
1.2. Vấn đề tạo hứng thú học tập cho học sinh ......................................................... 29
1.2.1. Thế nào là hứng thú học tập môn Ngữ văn? ............................................... 29
1.2.2. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học - Một yêu cầu đổi mới dạy
học Ngữ văn. .............................................................................................................. 32
CHƯƠNG HAI: BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN
CHO HỌC SINH THPT .................................................................................................. 34
2.1. Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học phân mơn Văn học .............................. 34
2.1.1. Chính khóa. ..................................................................................................... 34
2.1.1.1. Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm trong phân mơn Văn học.......... 34
2.1.1.2. Hình thức dạy học Lơng ghép trị chơi đối với phân mơn Văn học. .... 42
2.1.2. Các hình thức ngoại khóa .............................................................................. 45

2.1.2.1. Giới thiệu về hoạt động ngoại khóa văn học ........................................... 45
2.1.2.2. Các hình thức ngoại khóa Văn học. .......................................................... 46
2.1.2.3. Đánh giá về hoạt động ngoại khóa văn học. ........................................... 48
2.2. Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học phân môn Tiếng Việt ....................... 49
2.2.1. Chính khóa ...................................................................................................... 49
2.2.1.1. Hình thức diễn giảng: ................................................................................. 49
2.2.1.2. Hình thức đàm thoại. .................................................................................. 50
2.2.1.3. Hình thức đọc sách giáo khoa.................................................................... 50


7

2.2.1.4. Hình thức làm bài tập tiếng Việt. .............................................................. 50
2.2.1.5. Hình thức dạy học lồng ghép các trị chơi. .............................................. 51
2.2.2. Các hình thức ngoại khóa .............................................................................. 52
2.2.2.1. u cầu về mặt kĩ năng trong việc tổ chức HĐNK phân mơn Tiếng
Việt:............................................................................................................................. 52
2.2.2.2. Những hình thức và nội dung ngoại khoá cụ thể. ................................... 55
2.2.2.3. Đánh giá về HĐNK phân mơn Tiếng việt................................................ 59
2.3. Đa dạng hóa hình thức dạy học phân mơn Làm văn ........................................ 60
2.3.1. Chính khóa. ..................................................................................................... 60
2.3.1.1. Dạy học lý thuyết về Làm văn................................................................... 60
2.3.1.2. Tổ chức dạy học thực hành làm văn. ........................................................ 62
2.3.2. Các hình thức ngoại khóa .............................................................................. 65
2.3.2.1. Hoạt động thường xun ............................................................................ 65
2.3.2.2. Hoạt động không thường xuyên ................................................................ 66
CHƯƠNG BA: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ĐA DẠNG HÓA CÁC HÌNH
THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG HIỆN NAY. ............... 69
3.1. Thuận lợi ................................................................................................................ 69
3.1.1. Về quản lý chuyên môn và chủ trương không ngừng đổi mới nhằm nâng

cao chất lượng dạy học của Bộ GD-ĐT. ................................................................ 69
3.1.2. Về phương tiện, thiết bị dạy học. ................................................................. 71
3.2. Khó khăn. ............................................................................................................... 71
3.2.1. Về phía GV...................................................................................................... 71
3.2.2. Về phía học sinh. ............................................................................................ 72
3.2.3. Về phương tiện, thiết bị dạy học. ................................................................. 74
3.3. Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Ngữ văn.... 74
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 80


8

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề dạy học môn Ngữ văn là một trong những vấn đề quan trọng trong
việc giáo dục và đào tạo con người, mà đối tượng ở đây là các em học sinh.
Nhưng một thực tế chúng ta thấy rằng các em chỉ quan tâm học Ngoại ngữ,
Tin học và các môn khoa học tự nhiên. Nhưng nếu học sinh thực sự biết khám
phá, hiểu sâu và lĩnh hội hết những giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật của
các tác phẩm văn học, có được những kiến thức về ngơn ngữ, những kĩ năng
làm một bài văn sáng tạo và độc đáo. Chắc hẳn các em cũng có thể nhận thấy
những chức năng đặc thù của môn Ngữ văn trong việc bồi đắp tâm hồn, hình
thành nhân cách cho các em, hiểu sâu hơn về tiếng Mẹ đẻ… Văn học trang bị
những cảm xúc nhân văn, giúp con người hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Nhờ
có Văn học mà đời sống tinh thần của con người ngày càng giàu có, phong
phú, tinh tế hơn. Tâm hồn trở nên bớt chai sạn, thờ ơ, bàng quan trước những
số phận, cảnh đời diễn ra xung quanh mình hàng ngày, trước thiên nhiên và
tạo vật. Môn Ngữ văn là môn học trau dồi năng lực thẩm mỹ nghệ thuật, trong
môi trường giao tiếp của con người. Đó là thế giới có ý nghĩa xã hội thẩm mĩ,

con người có thể vươn tới các giá trị và ý nghĩa văn hóa mà ngơn ngữ làm cơ
sở nền tảng. Điều này càng quan trọng khi chúng ta đang sống trong guồng
quay hối hả của cuộc sống hiện đại.
Chất lượng giảng dạy và học tập môn Ngữ văn do nhiều yếu tố quyết
định, chi phối: Chương trình, sách giáo khoa, giáo án, phương pháp và những
hình thức tổ chức dạy học của giáo viên... Trong đó, đổi mới tổ chức hình
thức dạy học đóng vai trị quan trọng và chúng ta cần đa dạng các hình thức
dạy học để gây hứng thú học tập cho hoc sinh. Có thể khẳng định, đổi mới
phương pháp dạy học hay cụ thể là trong việc đổi mới và đa dạng các hình
thức dạy học đang trở thành yêu cầu cấp thiết hiện nay. Cần khôi phục động
lực học tập, khơi dậy niềm say mê, tình u đối với mơn học Ngữ văn của học


9

sinh bằng những giờ dạy thực sự hấp dẫn, lôi cuốn trong các giờ học chính
khóa và tổ chức dạy học ngoại khóa. Thực hiện đề tài Đa dạng hóa hình thức
tổ chức dạy học mơn Ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Trung
học phổ thông. Chúng tơi hy vọng góp thêm những hiểu biết của mình về
phương pháp dạy học nói chung và tổ chức các hình thức dạy học nói riêng,
mong muốn góp một phần bé nhỏ của mình vào sự nghiệp giáo dục cũng như
công tác giảng dạy của của người giáo viên.
“Giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng
niềm tin” (Education is not the filling of a pail, but the lighting of a fire). W.
B. Yeats
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Trong cuốn Phương pháp dạy tiếng Việt do GS. Lê A chủ biên (1997).
Đã giới thiệu về những phương pháp dạy học đối với phân mơn Tiếng Việt
trong mơn học Ngữ văn ở chương trình THPT. Tác giả viết “Phương pháp
phải được thể hiện thông qua các hình thức của nó. Một hình thức có thể được

sử dụng cho nhiều phương pháp khác nhau…” [1, tr 74]. Tác giả đã giới thiệu
một số hình thức trong dạy học như: Hình thức diễn giảng, hình thức đàm
thoại, hình thức đọc sách giáo khoa…Qua tài liệu này, chúng tơi có được
những hiểu biết về một số hình thức dạy học áp dụng đối với phân môn Tiếng
Việt trong việc dạy học bộ môn Ngữ văn (Trong chương trình dạy học chính
khóa) ở nhà trường THPT.
Tác giả Vũ Quốc Anh có bài viết: “Tạo ra năng lực tự học sáng tạo của
HS THPT”. GS. Phan Trọng Luận với bài: “Dạy văn để HS tự học văn”. Tại
Hà Nội năm 1998, một cuộc hội thảo khoa học với tiêu đề “Nghiên cứu tự học
– tự đào tạo” đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu,
nhiều giáo sư đầu ngành. Trong cuộc hội thảo này, nội dung các bài viết, các
bài phát biểu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tự học và có nêu lên một số
hình thức dạy học cần áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả môn học.


10

Trịnh Xuân Vũ (2002) với cuốn Phương pháp dạy - học văn chương
theo hướng tích cực, hiện đại ở bậc Trung học NXB: Đại học quốc gia TP.
HCM. Đã giới thiệu về những phương pháp dạy học và qua đây chúng ta có
thể tìm hiểu về một số hình thức dạy học từ những phương pháp dạy học theo
hướng tích cực. Tác giả có viết: “Cách mạng về phương pháp sẽ hình thành
một hệ phương pháp riêng cho mơn văn chương mà chức năng dạy học và
giáo dục của nó sẽ cùng xảy ra trong một quá trình thống nhất khách quan. Đó
là hệ phương pháp tích cực – hiện đại trong dạy học văn chương ở nhà trường
phổ thông trung học…” [26 ,tr 8]. “trong giờ học văn chương ở nhà trường
phổ thơng trung học, thầy khơng cịn là người cung cấp kiến thức có sẵn cho
trị để thi cử và học thuộc lòng một cách thụ động. Để tạo ra sự vận hành của
hệ phương pháp riêng theo những định hướng khoa học thì vai trị của thầy là
tổ chức, định hướng, điều khiển từ khâu soạn giáo án đến khâu lên lớp thực

hiện giờ học văn chương ở nhà trường phổ thông trung học”[27, tr 155].
Cuốn “Học và dạy cách học” do GS. Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên, NXB
ĐHSP, xuất bản năm 2002 là một trong những cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam
viết một cách có hệ thống về việc “học” và “dạy cách học”. Cuốn sách này đã
thực sự là tài liệu bổ ích giúp cho việc đổi mới phương pháp dạy và học ở
Việt Nam.
Nguyễn Hữu Châu trong bài viết đăng trên Tạp chí Thông tin khoa học
giáo dục số 114, năm 2005. Tác giả cho rằng: “Hợp tác nghĩa là cùng chung
sức để đạt được những mục tiêu chung. Trong các tình huống hợp tác, cá nhân
tìm kiếm những kết quả có ích cho họ và cho cả các thành viên của nhóm” .
Và tác giả cũng chỉ ra cụ thể: “Học hợp tác là việc sử dụng các nhóm nhỏ để
học sinh làm việc cùng nhau nhằm tối đa hóa kết quả học tập của bản thân
mình cũng như người khác”. Nguyễn Hữu Châu nói rằng, để đạt được sự hợp
tác có hiệu quả thì giáo viên phải tạo lập được 5 yếu tố cơ bản trong mỗi bài
học, đó là: sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính tích cực; trách nhiệm của cá nhân


11

và của nhóm; khuyến khích sự tác động qua lại, tốt nhất là bằng hình thức
trực diện; dạy học sinh một số kĩ năng hoạt động liên cá nhân và nhóm nhỏ
cần thiết; và q trình hoạt động nhóm.
Cịn Vũ Lệ Hoa, Trường Đại học sư phạm Hà Nội trong bài viết Sử dụng
phương pháp sư phạm tương tác - một biện pháp nâng cao tính tích cực học
tập của học sinh đăng trên Tạp chí giáo dục (số 58, tháng 5/2003). Trong b ài
nghiên cứu này, tác giả Vũ Lệ Hoa đã đưa ra một số điều cần lưu ý khi thực
hiện phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học để mang lại hiệu quả cao,
trong đó đáng chú ý nhất là giáo viên cần phải tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ
nhằm thiết lập mối quan hệ tích cực giữa học sinh với nhau trong một mơi
trường thuận lợi. Đây sẽ là kiến thức bổ ích để chúng tơi tìm hiểu về việc tổ

chức dạy học theo nhóm trong lớp học đối với phân mơn Văn học ở nhà
trường THPT.
Và trong giáo trình Lí luận dạy học của Lê Phước Lộc (Đại học Cần Thơ,
2004), phần nội dung giới thiệu về một số hình thức dạy học thường dùng, tác
giả có trình bày sáu vấn đề cơ bản cần phải nắm vững khi dạy học theo nhóm
như: khái niệm về kiểu nhóm, sự khác nhau giữa dạy học theo nhóm và dạy
học truyền thống, một số kĩ năng giao tiếp, các kiểu học nhóm và cách tổ
chức, một số kiểu nội dung bài học có thể tổ chức học hợp tác. Bài viết thể
hiện sự đầu tư công phu qua nội dung nghiên cứu chắt lọc và hình thức trình
bày có tính trực quan cao.
Quyển Literature Circles - Voice and Choice in Book Clubs and reading
Groups của Harvey Daniels và các cộng sự (Tạm dịch: Vòng tròn thảo luận
văn chương, người dịch Nguyễn Thị Hồng Nam, (2005), Đại học Cần Thơ), là
tài liệu hữu ích cho việc dạy học tác phẩm văn chương theo hình thức phù
hợp nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Đây là một trong những quyển
sách giới thiệu những phương pháp với những hình thức dạy học Ngữ văn tối
ưu. Tác giả Harvey Daniels đã nêu ra hàng loạt những hình thức dạy học tích


12

cực, nâng cao hiệu quả học tập Ngữ văn. Trong đó, đóng góp đáng trân trọng
của nhóm tác giả này là đã thiết kế được những Role Sheets để rèn luyện
nhiều năng lực tư duy khác nhau và tạo ra sự phụ thuộc tích cực của các thành
viên trong nhóm học sinh. Mỗi loại Role Sheets tiêu biểu cho một loại tư duy
mà người học thực sự phải làm khi khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm: người
liên hệ, người hỏi, người phát hiện những điểm sáng thẩm mĩ, người minh
họa, người nghiên cứu, người tóm tắt, người làm giàu vốn từ .
Tác giả Harvey Daniels và các cộng sự còn nghiên cứu sự vận dụng
những sáng tạo lí thuyết vào giảng dạy ở bậc THCS và THPT. Lí thuyết và

kết quả vận dụng thực tiễn là những căn cứ tạo sức thuyết phục về kiểu dạy
học tác phẩm theo hình thức vòng tròn thảo luận.
Tuyển, Nhà xuất bản giáo dục, 2007, có bài viết Dạy học hợp tác nhóm.
Ở bài viết này, tác giả khẳng định: Việc tổ chức học tập tập thể, học nhóm là
hết sức quan trọng. Các em phải hợp tác với nhau, thầy trò phải hợp tác với
nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập ngày càng nặng nề trong điều kiện hiện
đại. Dạy học hợp tác nhóm có lịch sử tự lâu đời. Người khởi xướng hình thức
dạy học này là nhà triết học cổ đại Socrate. Hình thức dạy học này có ưu điểm
là tạo ra những thành công trong học tập; tăng cường khả năng tư duy phê
phán; tăng cường thái độ tích cực với các môn học; nâng cao năng lực hợp tác
giữa các HS với nhau; tạo ra tâm lí lành mạnh; phát triển và hòa nhập xã hội;
yêu thương lẫn nhau; có trách nhiệm thích hợp. Và hình thức học hợp tác
nhóm có đặc trưng chủ yếu là dùng hội thoại, tranh luận để tìm tịi, phát hiện
chân lí. Điều này đưa người học đến chỗ tự phát hiện ra cái chưa biết và tự
tìm cái cần biết. Ý nghĩa quan trọng của hình thức dạy học này là ở chỗ:
Người học phải cùng với người dạy làm chủ quá trình lĩnh hội tri thức, sau đó
mới có được tri thức, tức là làm chủ được tri thức của bản thân. Đóng góp
đáng ghi nhận ở bài viết là những suy tư khá sâu sắc của tác giả về vấn đề dạy
học hợp tác nhóm như: những tính chất cơ bản của sự hợp tác học tập, quy


13

trình tổ chức dạy học theo phương pháp hợp tác nhóm trong đó có những
bước như thành lập nhóm học tập, giải thích mục tiêu và nhiệm vụ bài học
cho học sinh, theo dõi và điều chỉnh tiến trình hợp tác nhóm, nhận xét tương
tác nhóm.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thu Hiền với đề tài Vận dụng hình thức
thảo luận nhóm vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT Thới Bình - Khảo sát,
đánh giá kết quả, 2007, bảo vệ tại trường Đại học Cần Thơ, đã đưa ra lí thuyết

chung về thảo luận nhóm, đặc biệt cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Thu Hiền đã thiết kế bài tập nhóm cho hầu hết các tiết dạy ở Học kì I, lớp 10
(Chương trình cơ bản), tác giả luận văn cũng đã xây dựng những tiêu chí đánh
giá hiệu quả dạy học theo hình thức thỏa luận nhóm. Cơng trình nghiên cứu
này quả là có giá trị thiết thực cho những giáo viên quan tâm đến việc đổi mới
và đa đạng hóa hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn.
GS. Phan Trọng Luận (Cùng với các tác giả: Trương Dĩnh, Nguyễn
Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt)(2008), đã viết cuốn Phương pháp dạy học Văn.
Tác giả đã viết: “Có thể nói một cách giản đơn phương pháp dạy học văn phải
giải đáp ba câu hỏi cơ bản: Môn văn là gì? Dạy học văn để làm gì?(Nhiệm vụ
mơn văn). Dạy học văn như thế nào? (Nguyên tắc, Phương pháp dạy học
văn)” [16 ,tr 16]. Từ việc tìm hiểu và lĩnh hội những kiến thức mà các tác giả
viết đã tạo tiền đề để cho bạn đọc đi vào tìm hiểu về các hình thức dạy học
trong mỗi phương pháp dạy học.
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hùng (chủ biên) (2007), Phương pháp dạy học
Ngữ văn THPT – Những vấn đề cập nhật, NXB; Nxb: Đại học Sư Phạm – Hà
Nội. Tác giả đã viết: “Việc đổi mới phương pháp dạy học học Ngữ văn hiện
nay tốt nhất là cố gắng dưới mọi hình thức làm tích cực hóa hoạt động học tập
của học sinh theo hướng tự học, thay đổi cách tự học, học có phương pháp
theo năng lực”[8, tr 26]. Và tác giả đã nói lên suy nghĩ của mình: “Từ lâu,
chúng ta đã bàn nhiều, làm nhiều để đổi mới phương pháp dạy học trong nhà


14

trường Trung học. Tuy đây đó vẫn cịn những vấn đề chưa thống nhất về lí
luận và cách làm nhưng khơng ai khơng thừa nhận ngọn gió đổi mới về nội
dung và phương pháp dạy học Văn đã khơi lên nhiệt tình trách nhiệm và niềm
say mê sáng tạo của anh chị em giáo viên chúng ta” [8, tr 79], “Phương pháp
dạy học Văn tác động đến con người. Đối tượng của phương pháp này là con

người trừu tượng thể hiện trong mục đích giáo dục của chương trình và là con
người học sinh cụ thể trong một lớp học, trong một tác phẩm”[8 ,tr 80]. Tác
giả đã góp thêm những hiểu biết của mình đối với nền giáo dục, mà cụ thể là
dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường THPT hướng đến những mục tiêu
chất lượng công việc dạy học và hiệu quả được nâng cao.
Trên mục Trao đổi của báo Văn nghệ gần đây, xuất hiện một loạt ý
kiến bàn về việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn - một vấn đề tuy đã
được nói đến nhiều, song chưa bao giờ hết tính thời sự, nhất là hiện nay, khi
những thông tin về việc dạy học, thi cử mơn Văn ở nước ngồi khơng cịn xa
lạ, và khi bộ sách giáo khoa Ngữ văn mới được đưa vào giảng dạy trong nhà
trường. Trong bài báo đăng trên Văn nghệ số 10, 7 - 3 - 2009, GS Trần Đình
Sử nêu thẳng vấn đề: Muốn đổi mới căn bản phương pháp dạy học văn, khơng
có con đường nào khác là phải trở về với văn bản văn học. Tư tưởng ấy được
hình thành từ nhận thức của ông về thực trạng dạy học văn trong nhà trường
bấy lâu nay: Ấy là kiểu dạy học lấy thế bản thay cho văn bản. Thế bản mà
Trần Đình Sử nói đến ở đây gồm bài soạn của thầy và các tài liệu tham khảo
đủ loại, đủ kiểu, chất lượng rất khác nhau, đầy rẫy trên thị trường sách hiện
nay. Xuất phát từ mơ hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, coi trọng và đề
cao ý thức chủ thể của học sinh. GS. Trần Đình Sử đã khẳng định: Trong giờ
học, học sinh phải tự mình đọc, tự mình phán đốn, tự mình nêu câu hỏi…;
trở về với văn bản chính là để kích thích cho học sinh hoạt động và chỉ thơng
qua hoạt động thì học sinh mới có dịp trưởng thành. Đây là những quan điểm


15

sư phạm khoa học và đúng đắn đối với việc tiếp cận môn Ngữ văn trong nhà
trường phổ thông.
Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu đôi nét về một số bài viết và cơng trình
nghiên cứu tiêu biểu. Đây cũng chính là nguồn tư liệu để ngưởi viết tham

khảo và tìm hiểu rõ hơn về việc Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học môn
Ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh THPT. Tuy nhiên, ở các
cơng trình nghiên cứu nêu trên chưa thực sự đi sâu vào việc nghiên cứu vấn
đề đa dạng hóa các hình thức dạy học mơn Ngữ văn mà nghiêng nhiều về lý
thuyết của quá trình hình thành các phương pháp dạy học, đánh giá về phương
pháp và hiệu quả phương pháp nói chung trong q trình dạy học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài nghiên cứu là vấn đề Đa dạng hóa hình thức tổ chức
dạy học mơn Ngữ văn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu qua những tài liệu về phương pháp dạy học,
những cơ sở về lý thuyết và thực tiễn trong những năm qua là tiền đề quan
trọng để chúng tơi tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu về các hình thức dạy học
nhằm tạo ra kết quả cao trong việc dạy học môn Ngữ văn.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích
4.2. Phương pháp so sánh, đánh giá và nhận xét.
4.3. Phương pháp tìm hiểu, thu thập thơng tin.
4.4. Phương pháp khái qt hóa các kinh nghiệm giáo dục tiên tiến.
5. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần phụ lục, tài liệu tham khảo. Đề tài được thực hiện chủ yếu qua
ba phần:
Phần 1: Mở đầu


16

Phần 2: Nội dung
Phần 3: Kết luận

Trọng tâm của đề tài được thể hiện qua phần nội dung với các chương
chính sau:
CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CHƯƠNG HAI : BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN
CHO HỌC SINH THPT


17

NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Nội dung, phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học
môn Ngữ văn trong nhà trường THPT.
1.1.1. Nội dung dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT.
Môn Ngữ văn là một khối toàn vẹn bao gồm hai nội dung: Nội dung nền
tảng và nội dung bổ trợ thâm nhập vào nhau, gắn bó mật thiết với nhau. Nội
dung nền tảng hay còn gọi là nội dung kiến thức cơ bản bao gồm những tri
thức và kĩ năng thuộc về cơ sở khoa học tạo nên môn học. Nội dung nền tảng
bao giờ cũng được xây dựng thành một hệ thống kiến thức theo lơgic sư
phạm. Vì thế nội dung kiến thức cơ bản giữ vai trò trọng tâm trong môn học.
Nội dung hỗ trợ là kiến thức và kĩ năng, quan niệm của các khoa học liên
ngành như Tâm lí học, Lí luận dạy học hiện đại, Văn hóa học, Nghệ thuật
học, Ngôn ngữ học…mà ta cần dựa vào để hỗ trợ cho việc chiếm lĩnh nội
dung kiến thức nền tảng.
Nội dung dạy học Ngữ văn ở trường THPT là sự tích hợp trong dạy học
ba phân mơn: Văn học, Tiếng việt, và Làm văn:
Phân mơn Văn học có chức năng cung cấp một hệ thống tri thức phổ
thông, cơ bản, hiện đại về văn học Việt Nam và thế giới, thơng qua việc phân
tích tác phẩm văn chương mà bồi dưỡng cho học sinh những giá trị Chân –
Thiện – Mỹ. Học sinh không chỉ được rèn luyện năng lực phân tích, cảm thụ

tác phẩm nghệ thuật, mà còn biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
Phân mơn Làm văn có chức năng cung cấp hệ thống những khái niệm và
những vấn đề lý thuyết, rèn luyện kỹ năng viết văn. Ban đầu các đề thi chỉ
yêu cầu làm nghị luận văn học, càng về sau, nghị luận xã hội càng được chú
trọng.
Phân môn Tiếng Việt có chức năng hình thành và rèn luyện cho HS năng
lực sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ với bốn kỹ năng cơ bản: đọc, viết, nghe,


18

nói, qua đó mà rèn luyện tư duy. Giúp các em có những hiểu biết nhất định
(tối thiểu ?) về hệ thống tri thức tiếng Việt và ngôn ngữ để sử dụng tiếng mẹ
đẻ một cách thành thạo, có ý thức. Giúp học sinh biết yêu quý tiếng Việt, có ý
thức giữ gìn, bảo vệ và phát triển tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách
và bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm…
“Chương trình Ngữ văn Trung học phổ thơng được xây dựng theo
nguyên tắc tích hợp. Đây là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới có
nền giáo dục tiên tiến. Thưc hiện tích hợp trong chương trình Ngữ văn là góp
phần giải quyết những nghịch lí tồn tại nhiều năm chưa khắc phục được:
Nghịch lí về khối lượng kiến thức và quỹ thời gian có hạn; nghịch lí giữa
người học không được học thật sự mà người dạy học thay; nghịch lí giữa kiến
thức phổ thơng và kiến thức nâng cao ở các lớp học, cấp học; nghịch lí giữa
học (nhận thức) và làm (hoạt động); Nghịch lí giữa tính tiếp nối hệ thống của
kiến thức và sự trùng lặp kiến thức” [8, tr 36].
Chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông lấy hoạt động học tập của
học sinh làm chỗ dựa và cốt lõi của nó là tập trung “học” và “tập” hai năng
lực có ý nghĩa thực hành tổng hợp và phức tạp. Đó là năng lực đọc hiểu và
làm văn. Đọc văn và làm văn trở thành trục tích hợp của chương trình thí
điểm.

Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử
nghiệm và áp dụng vào đổi mới chương trình và SGK THPT. Chương trình
THPT, mơn Ngữ văn, năm 2002 do Bộ GD&ĐT dự thảo đã ghi rõ: Lấy quan
điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên
soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy.
Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT
chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập
trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri
thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hố nghệ thuật... mà cịn xuất phát


19

từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xố bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín,
tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức
và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình
huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này. Nói khác đi,
đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân mơn”, các bộ phận Văn học,
Tiếng Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản chất, nội dung và kĩ
năng cũng như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những
đóng góp bổ sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp
và vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn
đề thuộc từng phân mơn.
Nội dung tích hợp của thiết kế giáo án cần tập trung vào những điểm quy
tụ, liên kết nội dung ba bộ phận Văn - Tiếng Việt - Làm văn trong văn bản để
xây dựng các tình huống tích hợp và các hoạt động phức hợp tương ứng nhằm
giúp HS tích hợp tri thức và kĩ năng trong khi xử lí tình huống. Đó có thể là
những từ ngữ, câu thơ, đoạn văn, những chi tiết, hình tượng, các sự kiện, quan
hệ, tình huống mà muốn cảm hiểu, cắt nghĩa, đánh giá đòi hỏi phải vận dụng
tri thức liên văn bản, phải tổng hợp hiểu biết nhiều mặt về lịch sử, xã hội, tâm

lí, văn hố, văn học, ngôn ngữ...
Như vậy, ở nước ta hiện nay, vấn đề cần hay khơng cần tích hợp trong
xây dựng nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương
pháp giảng dạy môn Ngữ văn không đặt ra nữa. Bài tốn đang đặt ra trong
lĩnh vực lí luận và phương pháp dạy học bộ môn là phải tiếp cận, nghiên cứu
và vận dụng dạy học tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở THPT nhằm hình thành
và phát triển năng lực cho HS một cách có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện
tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ môn.


20

1.1.2. Các phương pháp pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học môn
Ngữ văn.
1.1.2.1. Về khái niệm phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học.
Về Phương pháp dạy học có nhiều khái niệm, như:
1. N.M. Veczilin và V.M. Coocxunskaia: “Phương pháp dạy học là
cách thức thầy truyền đạt kiến thức, đồng thời là cách thức lĩnh hội của trò”.
2. Nguyễn Ngọc Quang (1970): “PPDH là cách thức làm việc của thầy
và của trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm
làm cho trị tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học”.
3. Đặng Vũ Hoạt (1971): “PPDH là tổ hợp các cách thức hoạt động của
thầy và trị trong q trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của
thầy, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học”.
4. Đinh Quang Báo (2000): “PPDH là cách thức hoạt động của thầy tạo
ra mối liên hệ qua lại với hoạt động của trò để đạt mục đích dạy học”
5. Trần Bá Hồnh (2002): “PPDH là con đường, cách thức GV hướng
dẫn, tổ chức chỉ đạo các hoạt động học tập tích cực, chủ động của HS nhằm
đạt các mục tiêu dạy học”.
Từ các định nghĩa trên có thể nêu ra mấy nhận xét sau:

- PPDH gồm hoạt động của thầy và hoạt động của trò
- Hai hoạt động này có sự tác đơng qua lại lẫn nhau
- Trong đó thầy có chức năng chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức hoạt động học tập
của trò.
- Trên cơ sở đó trị tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức cần thiết
- Kết quả tương tác giữa hoạt động của thầy và của trò trong QTDH là đạt
được các mục tiêu dạy học đề ra.
Vậy có thể nên lên một cách khái quát về khái niệm PPDH?
PPDH là cách thức hoạt động của thầy và trò trong mối liên hệ qua lại,
thầy giữ vai trò chủ đạo, điều khiển, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức các hoạt


21

động học tập của trị một cách tích cực, chủ động nhằm đạt các mục tiêu dạy
học đề ra.
Quan hệ giữa dạy và học
Trên tinh thần đổi mới PPDH hiện nay, mối quan hệ giữa Dạy và Học
được quan niệm như thế nào?
- Là 2 hoạt động: Dạy - Học (Trước đây chỉ quan niệm là hoạt động dạy)
- Hai HĐ này có sự tương tác qua lại với nhau, trong đó GV giữ vai trị chủ
đạo, nhưng HĐ học được đặt ở vị trí trung tâm (vai trị tích cực, chủ động,
độc lập, sáng tạo của HS)
Mặt bên ngoài và mặt bên trong của PP
Mặt bên ngồi (Hình thức): Các thao tác hành động của GV và HS có
thể dễ dàng nhận thấy được trong tiết học. Ví dụ: GV thuyết trình, nêu câu
hỏi, biểu diễn thí nghiệm,… HS lắng nghe, trả lời câu hỏi,
Mặt bên trong (Nội dung bản chất của PP): Con đường tổ chức hoạt
động nhận thức của HS, cách GV tổ chức, dẫn dắt HS lĩnh hội tri thức. Ví dụ:
HS nghe giảng và tái hiện lại kiến thức đã học, HS tìm tịi và khám phá để

phát hiện và giải quyết vấn đề.
Khái niệm hình thức tổ chức dạy học ( HTTCDH ):
Theo Từ điển bách khoa tồn thư Việt Nam thì: “Hình thức tổ chức dạy
học là hoạt động dạy học được tổ chức theo trật tự và chế độ nhất định nhằm
thực hiện các nhiệm vụ dạy học”.
Thơng thường có những HTTCDH như: lên lớp (dạy học theo hệ thống
bài học ở trên lớp), học ở nhà (tự học), thảo luận, thực hành, tham quan, hoạt
động ngoại khoá, giúp đỡ riêng (phụ đạo), .v.v. Ngồi ra cịn có các hình thức
như diễn giảng, thảo luận, nghiên cứu khoa học; ở các trường trung học
chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, đặc biệt là ở các trường dạy nghề, cịn có
hình thức thực tập nghề nghiệp. Các HTTCDH thường được thực hiện dưới


22

dạng tổ chức dạy học khác nhau: dạng toàn lớp, dạng nhóm và dạng cá
nhân…
1.1.2.2. Các phương pháp pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học mơn
Ngữ văn.
Nội dung phong phú của tri thức mơn Ngữ văn có tính chất là một mơn
nghệ thuật, ngơn ngữ và cách hình thành kĩ năng làm văn trong nhà trường
địi hỏi những phương pháp dạy học đặc thù, đa dạng để học sinh lĩnh hội tri
thức một cách hệ thống, vững chắc để đạt đến những kĩ năng và thói quen.
Việc vận dụng tổng hợp các phương pháp dạy học Ngữ văn, giáo viên sẽ giúp
học sinh làm chủ được việc chiếm lĩnh tri thức, lĩnh hội được nội dung bài
học một cách tốt nhất.
Đối với đặc thù bộ môn Ngữ văn, việc phủ nhận những phương pháp dạy
học truyền thống, là điều thiếu thoả đáng. Nhưng điều đó cũng khơng có
nghĩa chúng ta có quyền cứ giữ lại những gì đã có. Một khi học sinh đã quá
nhàm chán với kiểu học, hình thức học Ngữ văn mà thầy giảng, trị nghe, ghi

chép thụ động, thỉnh thoảng rụt rè trình bày vài ý kiến theo gợi ý của thầy…
nảy sinh thực trạng học đối phó, thụ động, thậm chí chán học bộ môn.
Dạy học Ngữ văn theo hướng hiện đại chúng ta thấy nhấn mạnh đến vai
trò tổ chức điều hành với những hình thức dạy học phù hợp. Thầy giáo quán
xuyến và động viên khích lệ hoạt động học tập của học sinh. Qua những hình
thức dạy học thích hợp người dạy phát triển, tổng hợp, gợi mở, đề xuất vân
đề…Học sinh hoạt động theo cách riêng để đối thoại và bộc lộ hiểu biết, sự
thành thạo cũng như tư chất cá nhân một cách sáng tạo và tự tin.
Phương pháp dạy học Ngữ văn THPT nhằm tổ chức tốt những cơ hội và
tình huống có vấn đề cho phương pháp học thực hiện quá trình nhận thức cái
hay cái đẹp của văn bản, tác phẩm…tích cực, sáng tạo chiếm lĩnh những giá
tri độc đáo về chân, thiện, mĩ chứa đựng trong môn học.


23

Phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đã
được đề xướng từ cuối thế kỉ XIX, sau đó được triển khai vào những năm 20
và phát triển rầm rộ từ những năm 70 của thế kỉ XX.
Vài chục năm trở lại đây chúng ta thấy xuất hiện nhiều hình thức dạy học
mới của phương pháp tích cực. Mong muốn đạt tới của phương pháp dạy học
tích cực là tạo ra hiểu quả học tập cao cho học sinh. Học sinh được trang bị hệ
thống những năng lực và những thao tác tư duy cho phép họ giải quyết thành
công yêu cầu đề ra. Theo khuynh hướng dạy học tích cực người ta tiến hành
những thử nghiệm cá thể hóa dạy học. Tích cực hóa quá trình dạy học với
những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, người học sinh được giáo
dục để trở thành người tự đào tạo bằng con đường tự học sáng tạo, tích cực
chủ động có ý thức phát triển nhân cách cá nhân để đáp ứng nhu cầu và đòi
hỏi của cuộc sống. “Theo Jean Vial (1968), phương pháp tích cực có ba tiêu
chuẩn để xác định hiệu quả. Đó là hoạt động, tự do và tự đào tạo”[8, tr 31 ].

Để có kiến thức học sinh phải hoạt động chiếm lĩnh kiến thức. Có tự do, học
sinh mới nhiệt tình phát huy sáng kiến và lựa chọn cho mình con đường đi
giành lấy tri thức. Phương pháp tích cực vào sự đáp ứng và thúc đẩy nhu cầu,
tăng cường tính tự chủ để phát triển và hồn thiện nhân cách học sinh bằng
cách tự giác, huy động kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, độc lập suy nghĩ
để điều khiển hoạt động theo mục đích, phạm vi, kết quả hoạt động.
Các phương pháp dạy học tích cực cùng với các hình thức dạy học mà
chúng ta có thể nêu ra, như:
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
Dạy học nêu vấn đề đã xuất hiện khá lâu nhưng đến nay ở nước ta đưa
vào giảng dạy chưa nhiều, đặc biệt là dạy học môn Ngữ văn. “Phương pháp
dạy học nêu vấn đề chạm mặt ngay từ đầu với địi hỏi tư duy khái qt hóa –
toàn cục. Thế nào là vấn đề?”[ 8, tr 31 ]. Một hiện tượng hay sự vật riêng lẻ
cũng như một ý tưởng đơn độc không thể trở thành vấn đề. Vấn đề trước hết


24

là sự khái quát hóa trừu tượng, sự kiện riêng lẻ theo một ý tưởng mà nhiều
người quan tâm. Một vấn đề để trở thành một vấn đề bao giờ cũng kèm theo
một nội dung có ý nghĩa. Dù được khái qt hóa từ hiện tượng, sự vật nhưng
vơ nghĩa lí thì cũng khơng phải là vấn đề. “Đặc trưng cơ bản của dạy học giải
quyết vấn đề là xây dựng được một hệ thống tình huống có vấn đề tương ứng
với các nấc thang nhận thức, từng bộ phận của nội dung hoặc phương pháp
giải quyết vấn đề đặt ra”[ 8, Tr 32].
Một tình huống có vấn đề bao hàm nội dung cụ thể, một khả năng giải
quyết, một băn khoăn hoặc bài tốn nhận thức đồng thời tình huống đó phải
được học sinh chấp nhận giải quyết bằng tri thức và kinh nghiệm, bằng sự nổ
lực bản thân. Vì thế vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học
Ngữ văn sẽ đem đến những tri thức mới, suy nghĩ mới và phương pháp hành

động mới cho học sinh.
Ví dụ: Dạy học văn bản nghệ thuật (tác phẩm văn học) thường chứa
đựng hàng loạt tình huống có vấn đề. Một số biện pháp tạo tình huống có vấn
đề trong việc dạy học tác phẩm văn chương mà chúng ta có thể áp dung”
+ Tạo dựng tình huống có vấn đề từ những trở ngại, khó khăn trong việc
tiếp nhận tác phẩm văn chương của học sinh .
+ Tạo tình huống có vấn đề từ những cách hiểu, cách bình giá khác nhau
về một hiện tượng văn học như một từ, một hình ảnh, một nhân vật, cách kết
thúc tác phẩm…
+ Tạo dựng tình hng có vấn đề từ trạng thái mất cân bằng trong tiếp
nhận văn học của học sinh. Những trạng thái mất cân bằng đó trong tiếp nhận
văn học thường vượt ra ngồi sự nhận thức chung của số đông người đọc hay
đôi khi trái với ý đồ nghệ thuật, tư tưởng và ý nghĩa của tác giả.
+ Tạo dựng tình huống có vấn đề từ những khám phá, phát hiện mới mẻ
về chiều sâu, tiềm năng sáng tạo và sức sơng của hình tượng nghệ thuật.


25

Đối với việc dạy học môn Ngữ văn điều quan trọng hơn cả là chúng ta
cần tạo ra một hệ thống có vấn đề. Đó là việc giáo viên đề xuất, khởi xướng
tình huống. biết khéo léo, bảo lưu tình huống, biết phát triển tình huống và
việc giải quyết vấn đề đó một cách phù hợp, chính xác.
- Phương pháp dạy học kiến tạo.
Dạy học theo quan điểm kiến tạo chủ yếu nhấn mạnh khả năng người học
xây dựng tri thức cho bản thân nhờ kết quả tác động qua lại của người học với
môi trường xung quanh. Mục tiêu và đích đến của phương pháp này là xây
dựng được những hiểu biết cho người học và con dường nhận thức thế giới
quan cho bản thân mình, đồng thời nó cũng giúp người giáo viên hướng hoạt
động giảng dạy vào nội dung cơ bản và biện pháp chủ yếu để thúc đẩy học

sinh học tâp đạt kết quả.
Yêu cầu trực tiếp của dạy học kiến tạo là mã hóa thơng tin sao cho học
sinh có thể nhớ và liên kết được những thơng tin đó trong mối quan hệ với
thơng tin khác.
Lí thuyết dạy học kiến tạo làm sáng tỏ thêm tư tưởng coi trong hành
động học tập của học sinh là hoạt động trí tuệ mang tính nhận thức khoa học
chính xác. Hoạt động ấy của người học là sự thể hiện nhu cầu thích hợp
những tình huống học tập cụ thể để từ kiến thức đã có vươn lên nắm bắt kiến
thức mới. phá vỡ những quan niệm sai lầm.
Hoạt động học tập từ theo mơ hình đến làm khác, sau cùng là làm mới là
cách thức mà người học tự xây dựng kiến thức cho mình với sự nổ lực sáng
tạo trong học tập.
- Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học
Tự học để tồn tại và phát triển, để mở mang về tầm hiểu biết, tri thức của
bản thân. Cuộc sống của mỗi bản thân luôn cần tự học nhiều điều. Nhìn khái
quát tự học cũng quan trọng như bất cứ một dạng thức học tập nào. Học sinh
sẽ học tốt hơn về chất lượng và số lượng khi tự học, bởi lẽ mỗi cá nhân sẽ sử


×