Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tâm linh tại tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.67 KB, 17 trang )

TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đối với Việt Nam và hầu hết các quốc gia khác trên thế giới du lịch từ lâu đã
trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng hàng đầu trong sự phát triển
đất nước. Được mệnh danh với những cụm từ hoa mĩ như “ngành cơng nghiệp
khơng khói” hay “con gà đẻ trứng vàng”, sự đóng góp của nó đối với sự phát triển
của đất nước nói chung hay của từng địa phương nói riêng là vô cùng to lớn.
Du lịch ngày càng phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho mỗi chúng ta. Du
lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong thời đại hiện nay, khi kinh tế đã
phát triển, khi nhận thức của mọi người đã được nâng cao. Một loại hình du lịch đã
có từ nhiều năm nhưng mấy năm gần đây mới thực sự được quan tâm đúng mức và
rất đáng được luận bàn đó là du lịch tâm linh. Hay nói đúng hơn sự phát triển của
du lịch tâm linh trong tương lai không xa là nhu cầu tất yếu, nhất là đối với quốc
gia có nền văn hóa Phật giáo như Việt Nam.
Giữa những bộn bề lo toan của cuộc sống, giữa những áp lực công việc nặng
nề, không ai trong mỗi chúng ta không mong muốn cho bản thân mình có được
những phút giây thư thái để giảm stress, để quên đi những tất bật hàng ngày, để
một đơi lần lắng lại lịng mình tìm một chút thanh bình và yên ả. Du lịch giúp cho
con người giải trí nhưng du lịch tâm linh sẽ mang cho con người chúng ta được sự
thanh tịnh trong tâm hồn sau mỗi chuyến đi. Du lịch tâm linh khơng phải là một
loại hình du lịch mới nhưng để thực sự được chú ý và có những bước khởi sắc thì
trong những năm gần đây nó mới được quan tâm ở nước ta.
Là một tỉnh nằm ở khu vực Trung bộ Việt Nam, với vị trí trung độ của cả
nước, giao điểm giữa 2 vùng kiến tạo địa lý, giao thoa 2 miền khí hậu Bắc - Nam,
địa hình da dạng với núi, trung du, đồng bằng ven biển cùng với những ưu thế về
bề dày lịch sử, văn hóa, con người, danh thắng... tạo cho Quảng Nam tiềm năng
lớn để phát triển du lịch.
Qua bao thăng trầm biến cố, Quảng Nam vẫn lưu giữ được những tài nguyên
văn hóa vơ cùng độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc, tiêu biểu là 2 Di sản văn hoá



thế giới: phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm
Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dương...ghi lại dấu ấn rực rỡ
của nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt. Với những ưu thế sẵn có, trong
những năm gần đây, loại hình du lịch tâm linh ở Quảng Nam dường như đã có chỗ
đứng nhất định và bước đầu thu được những hiệu quả.
Với mong muốn tìm hiểu nhiều hơn loại hình du lịch tâm linh và đặc biệt là
loại hình du lịch này ở tỉnh Quảng Nam. Xuất phát từ những tồn tại yêu cầu đặt ra
những định hướng cụ thể cho sự phát triển của loại hình du lịch này nên chúng tôi
đã lựa chọn đề tài “Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tâm
linh tại tỉnh Quảng Nam” làm khóa luận tốt nghiệp ra trường.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Như đã nói qua, loại hình du lịch tâm linh xuất hiện cũng khá lâu nhưng ở
nước ta thì mới phát triển trong thời gian gần đây, đặc biệt là sự phát triển ở các địa
phương như Quảng Nam thì lại cịn khá mới mẻ cho nên có rất ít cơng trình nghiên
cứu về lĩnh vực này.
Hầu hết các cơng trình nghiên cứu chủ yếu là các bài viết trên sách báo chỉ
nêu về vấn đề du lịch tâm linh chung ở Việt Nam chứ chưa đề cập nhiều đến việc
phát triển du lịch tâm linh ở các vùng miền, trong đó có Quảng Nam.
“ Ấn phẩm Du lịch tâm linh” nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, 4/2010 do Hịa
thượng Thích Giác Toàn làm chủ biên, đến nay đã được 7 kỳ gồm năm nhóm nội
dung chính: Du lịch, Văn hóa, Mỹ thuật, Không gian thiền, Ẩm thực và phần tin
tức, sự kiện nổi bật. Ấn phẩm này đã chuyên sâu vào loại hình du lịch tâm linh, các
địa điểm du lịch tâm linh trên thế giới và Việt Nam đã phần nào giúp cho những
người quan tâm hiểu biết đầy đủ về loại hình du lịch tâm linh này.
Trong bài viết “Du lịch tâm linh” của Tuệ Lãng trên trang web
tuelang.wordpress.com đã nêu dược khá đầy đủ về định nghĩa du lịch tâm linh, đến
kinh nghiệm từ các quốc gia khác có loại hình du lịch tâm linh phát triển mạnh như
Ấn Độ, Trung Quốc… và nhận xét về những điều kiện để Việt Nam đón nhận và
phát triển loại hình này. Đặc biệt trong đó có nói đến Trà Kiệu – một thánh tích của



người Chăm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, là một điều kiện để phát triển du lịch
tâm linh Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng.
Với bài viết “Du lịch tâm linh nhìn từ góc độ nhà tổ chức tour” trên báo
Thời báo Kinh tế Sài Gòn ra ngày 9/6/2010 giới thiệu nội dung trả lời bạn đọc của
ông Nguyễn Trung Tồn, Giám đốc Cơng ty Du lịch & Dịch vụ Hoa Thiền
(Zenflower) và bà Huỳnh Long Ngọc Diệp, Giám đốc Cơng ty Ngọc Việt Travel
về một số khía cạnh xung quanh loại hình du lịch tâm linh đã cho thấy được góc độ
khác từ những nhà tổ chức tour về thực trạng du lịch tâm linh ở Việt Nam và đồng
thời giới thiệu các tour du lịch tâm linh trong nước, trong đó có các địa điểm ở tỉnh
Quảng Nam.
Ngồi ra cịn một số các bài viết khác có liên quan đến hiện trạng du lịch
tâm linh hiện nay ở Việt Nam như “du lịch tâm linh nhiều chuyện lạ” nêu bật lên
những lợi ích do du lịch tâm linh mang lại đồng thời cũng đưa ra những hạn chế
nhất định khi phát triển loại hình du lịch này khơng đúng hướng.
Các bài viết và cơng trình nghiên cứu vấn đề du lịch tâm linh như chúng ta
đã thấy là rất ít, mà có chăng thì cũng chỉ ở dừng lại ở cấp độ chung, khái quát chứ
ít đi sâu vào các địa phương. Bởi vậy hệ thống về đề tài “ du lịch tâm linh ở Quảng
Nam” đang trong quá trình định hướng và phát triển nên rất cần các bài viết, các
nghiên cứu nhằm vạch ra được hướng đi lâu dài và bền vững cho loại hình du lịch
này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề “du lịch tâm linh ở Quảng Nam – thực trạng và định
hướng phát triển” nhằm đưa ra được cái nhìn tổng thể về sự phát triển du lịch tâm
linh ở tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu những mặt tích cực và hạn chế để từ đó đưa ra
được những định hướng cụ thể, phần nào đó góp sức mình vào sự phát triển của du
lịch Quảng Nam nói chung, du lịch tâm linh nói riêng.
Bên cạnh đó, đề tài mong muốn giúp người dân Quảng Nam thêm hiểu biết

về những giá trị về vật chất và tinh thần của q hương mình. Từ đó sẽ có những


suy nghĩ đúng, hành động đúng trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị đó cho
sự phát triển đất nước và cho thế hệ mai sau.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hồn thành được đề tài này chúng tơi cần phải thực hiện được những
nhiệm vụ sau:
- Trước khi đi sâu vào tìm hiểu thực trạng phát triển của loại hình du lịch
tâm linh ở tỉnh Quảng Nam, tơi phải phân tích được những tiềm năng của vùng,
trên cơ sở những tiềm năng sẵn có đánh giá thực trạng của lại hình này, cơ hội và
tính phù hợp của loại hình du lịch tâm linh ở Quảng Nam.
- Đây là một loại hình du lịch trong những năm gần đây mới được phát triển
do vậy sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phân tích một số khó khăn, thách
thức trong quá trình phát triển của loại hình du lịch này. Từ đó tìm ra ngun nhân
và cách khắc phục những hạn chế đó.
- Thơng qua việc tìm hiểu thực trạng, những hiệu quả bước đầu đã đạt được,
đưa ra một số định hướng, giả pháp, kiến nghị và ý kiến đề xuất nhằm góp phần
thúc đẩy sự phát triển lâu dài và bền vững của loại hình du lịch tâm linh ở Quảng
Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính mà đề tài hướng đến là loại hình du lịch tâm linh trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam. Cụ thể là một số di tích văn hóa như đền, chùa Phật giáo, các
lễ hội đặc sắc, di tích văn hóa Chăm, cơ sở hạ tầng để phục vụ du lịch.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện chủ quan và khách quan khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi
xác định phạm vi nghiên cứu như sau:
Về mặt nội dung: Tìm hiểu giới thiệu các di tích, thánh tích, qua đó khảo sát
thực trạng hoạt động của các địa điểm này. Trên cơ sở đó đưa ra những định hướng

chiến lược và giải pháp để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với loại
hình du lịch tâm linh ở Quảng Nam.


Về mặt khơng gian: Do số lượng di tích có thể sử dụng trong loại hình du
lịch tâm linh ở Quảng Nam rất nhiều, mà với một khóa luận nghiên cứu trong thời
gian ngắn sẽ khó khảo sát hết được tất cả các di tích, lễ hội. Vì vậy đề tài xin được
khảo sát các di tích, cơng trình liên quan trên địa bàn thành phố Hội An, huyện
Duy Xuyên , Đại Lộc, Thăng Bình.
Về mặt thời gian: Tìm hiểu thực trạng hoạt động của loại hình du lịch này
trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến hết năm 2011 và các định hướng giải pháp
thực hiện trong giai đoạn từ 2012 – 2015.
5. Nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu:
Để thực hiện kháo luận này, tôi sử dụng các nguồn tư liệu sau đây:
-

Tư liệu thành văn: Đây là nguồn tư liệu quan trọng, cung cấp hệ thống

kiến thức cơ bản làm cơ sở nền tảng lý thuyết cho đề tài. Gồm có: sách chuyên
ngành, các cơng trình nghiên cứu, bài viết, sách báo, tạp chí, văn bản, tài liệu của
Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Quảng Nam… Ngoài ra, các luận văn tốt
nghiệp, các cơng trình nghiên cứu khoa học của khóa trước, các bài viết trên các
website tạo nền tảng, định hướng cho việc hình thành cấu trúc đề tài, phương pháp
trình bày đề tài.
- Tài liệu điền dã thu thập được thông qua việc đi thực tế các địa điểm
nghiên cứu tại tỉnh Quảng Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp
nghiên cứu sau đây:

- Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Thu thập tài liệu, tiến hành đọc,
phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái qt hóa trong nghiên cứu các nguồn tài
liệu lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp thống kê: Trên cơ sở tư liệu, các số liệu sưu tầm ở nhiều
nguồn khác nhau từ đó thống kê số lượng các di tích, cơng trình văn hóa trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam để phục vụ du lịch tâm linh.


- Phương pháp phân tích tổng hợp: Sử dụng phương pháp này để phân tích
các số liệu, tư liệu, thơng tin được cung cấp từ Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh
Quảng Nam sau đó tổng hợp làm sáng tỏ thêm về mơ hình du lịch tâm linh.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Thông qua phương pháp này, các số liệu,
thơng tin thu thập được có phần chính xác cao hơn, thuyết phục được kết quả
nghiên cứu. Đồng thời, kiểm tra lại sự chính xác của các tài liệu thành văn để kết
quả nghiên cứu có tính thuyết phục cao.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về mặt khoa học
Đề tài góp phần vào việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề liên
quan đến loại hình du lịch tâm linh tại Quảng Nam. Đồng thời, phân tích thực trạng
phát triển của loại hình này tại tỉnh Quảng Nam và đưa ra các định hướng, giải
pháp phát triển thiết thực nhằm phát triển loại hình du lịch này.
6.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài này góp phần vào việc giúp các nhà lãnh đạo, quản lý có cái nhìn tổng
thể và nhìn nhận lại hoạt động của loại hình du lịch tâm linh trong thời gian vừa
qua để lựa chọn hướng chiến lược phát triển cụ thể.
Đề tài cũng góp phần giúp người dân địa phương hiểu rõ hơn vai trị, vị trí
của việc phát triển du lịch tâm linh đối với với đời sống, kinh tế và văn hóa xã hội
của họ. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ và giữ gìn những cơng trình văn hóa đang có
nguy cơ ngày một mai một.
Đề tài cũng là một nguồn tư liệu cần thiết góp phần nhỏ trong việc tìm hiếu

về du lịch Quảng Nam của khách du lịch và của các công ty lữ hành trong việc mở
rộng tour, tuyến du lịch.
7. Cấu trúc đề tài
Đề tài có 3 phần:
- Phần mở đầu: Lí do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu vấn đề, mục đích nghiên cứu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,
cấu trúc đề tài.
- Phần nội dung: Gồm có 3 chương


+ Chương 1: Cơ sở lý luận chung về du lịch và du lịch tâm linh
+ Chương 2: Tiềm năng và thực trạng khai thác du lịch tâm linh ở Quảng
Nam
+ Chương 3: Định hướng phát triển cho loại hình du lịch tâm linh ở Quảng
Nam
- Phần kết luận


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH TÂM
LINH
1.1. Khái niệm du lịch về d
u lịch và du lịch tâm linh
1.1.1. Khái niệm du lịch
1.1.2.Du lịch tâm linh
1.1.2.1. Khái niệm tâm linh
Tâm linh là một hình thái ý thức của con người. Nói đến tâm linh là nói đến
những gì trìu tượng, cao cả, vượt quá cảm nhận của tư duy thông thường và gắn
liền với niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống.
1.1.2.2.Văn hóa tâm linh

Cũng giống như văn hóa thể thao, văn hóa du lịch,…văn hóa tâm linh là một
mặt hoạt động văn hóa của xã hội con người, được biểu hiện ra những khái cạnh
vật chất hoặc tinh thần, mang những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống thường
ngày và trong cuộc sống tín ngưỡng tơn giáo, thể hiện nhận thức, thái độ (e dè, sợ
hãi hay huyền diệu) của con người.
1.1.2.3. Khái niệm du lịch tâm linh
Du lịch tâm linh là những chuyến hành hương với hành trình đến những địa
điểm linh thiêng, đến thăm những chùa chiền, thánh đường hoặc những thánh tích
mà du khách từng ngưỡng vọng. Nơi ấy người hành hương không chỉ đạt được sự
gia tăng về niềm tin và chất lượng cho đời sống tinh thần của mình mà cịn tăng
cường sợi dây gắn bó, kết nối mối quan hệ cá nhân với những người đồng đạo.
1.2. Đặc điểm và vai trò của du lịch tâm linh
1.2.1. Đặc điểm của du lịch tâm linh
1.2.2. Vai trị của du lịch tâm linh
1.2.3. Các hình thức du lịch tâm linh
1.3. Khái quát tình hình phát triển của du lịch tâm linh trên Thế giới và Việt
Nam


1.3.1. Thế giới
1.3.2. Việt Nam


CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TÂM LINH Ở QUẢNG NAM
2.1. Vài nét về tỉnh Quảng Nam và tiềm năng du lịch tâm linh
2.1.1. Vài nét về tỉnh Quảng Nam
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lí
b. Địa hình

c. Khí hậu
d. Thủy văn
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.1.3. Lịch sử hình thành
2.1.1.4. Đặc điểm dân cư, văn hóa
* Đặc điểm dân cư
* Đặc điểm văn hóa
2.2. Tiềm năng du lịch tâm linh ở Quảng Nam
2.2.1. Chủ trương quan điểm của chính quyền về tơn giáo tín ngưỡng
Chính quyền tỉnh Quảng Nam cũng đã tích cực thực hiện các chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Qua đó,
tạo sự tin tưởng, đồng thuận cao trong chức sắc, tín đồ các tơn giáo trong tỉnh.
Đồng thời có những chủ trương trong việc xây dựng và giữ gìn các cơ sở, thánh
tích tơn giáo. Đó chính là cơ sở vững chắc cho việc các tín đồ, các du khách có
điều kiện thể hiện lịng tin, tín ngưỡng tơn giáo của bản thân mình.
2.2.2. Tín ngưỡng tơn giáo của con người Việt Nam và các dân tộc trên thế giới
Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hóa Đơng -Tây, nên có sự du nhập
của nhiều tôn giáo, cùng với tôn giáo nguyên thủy, nội sinh. Nhìn chung đa số
nhân dân có tín ngưỡng và chịu ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo. Ở Việt Nam
có sự dung hợp và đan xen về tín ngưỡng. Mối quan hệ của người tín ngưỡng và
người khơng tín ngưỡng gắn bó nhau, khơng phân biệt và khơng có xung đột, do sự
khoan dung, lịng độ lượng, tính nhân ái của dân tộc và sự đoàn kết toàn dân để
bảo vệ nền độc lập và ngày nay là xây dựng đất nước.


2.2.3. Hệ thống các cơ sở di tích, danh thắng tơn giáo tín ngưỡng
2.2.3.1. Các cơ sở chùa chiền, các cơng trình văn hóa tâm linh
a. Hội qn Phúc Kiến, Quảng Đông, Triều Châu
b. Hệ thống chùa chiền
* Chùa Hải Tạng:

* Chùa Long Tuyền
* Chùa Chúc Thánh
* Chùa Phước Lâm
* Các cơ sở thờ tự Nữ thần
2.2.3.2. Các thánh tích văn hóa Chăm
* Kinh đơ cổ Trà Kiệu
* Thánh địa Mỹ Sơn
*Phật viện Đồng Dương
2.2.3.3. Lĩnh vực khác
*Ẩm thực
*Âm nhạc
2.3. Thực trạng phát triển du lịch tâm linh ở Quảng Nam
2.3.1. Việc tổ chức du lịch tâm linh
2.3.2. Về doanh thu và lượng khách
2.3.3. Về nhân lực du lịch
2.3.4. Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tâm linh
=> Tiểu kết: Qua những thực trạng đã nghiên cứu từ sự phát triển du lịch
tâm linh của tỉnh Quảng Nam đã trình bày ở trên, chúng tơi nhận thấy rằng, hầu hết
các cơ sở phục vụ du lịch tâm linh vốn dĩ đã trở thành một địa điểm phục vụ du
lịch mặc dù mức độ thu hút khách du lịch khác nhau, và các nhân tố phục vụ du
lịch cũng đã hoàn thiện. Song từ thực tế cho thấy, các cơ sở du lịch tâm thu hút
lượng khách chủ yếu là lượng khách từ loại hình du lịch văn hóa, có chăng thì cũng
rất ít từ loại hình du lịch tâm linh theo đúng nghĩa của nó. Cịn hệ thống cơ sở vật
chất, cơ sở hạ tầng phục vụ chuyên nghiệp cho sự phát triển du lịch tâm linh vẫn
chưa được đầu tư và hình thành một cách cụ thể, nguồn nhân lực chuyên trách cho


du lịch tâm linh cịn khá mỏng. Có thể nói rằng, loại hình du lịch tâm linh ở đây
phát triển còn manh mún, chưa thực sự trở thành một loại hình độc lập với những
tour, tuyến hay chương trình cụ thể. Hay nói đúng hơn là du lịch tâm linh tỉnh

Quảng Nam vẫn còn nằm trong dạng tiềm năng, bởi vậy cần có những sự đầu tư,
định hướng phát triển đúng hướng từ các cơ quan, tổ chức liên quan để khai thác
loại hình du lịch này tại tỉnh Quảng Nam.


CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO LOẠI HÌNH DU LỊCH
TÂM LINH Ở QUẢNG NAM
3.1. Cơ sơ cho việc định hướng
3.1.1. Từ thực tiễn hoạt động của loại hình du lịch tâm linh
Du lịch tâm linh nếu vượt qua những chuẩn mực về văn hóa, đạo đức thì rất
dễ sa vào con đường mê tín dị đoan. Do đó, du lịch tâm linh cần được phát triển
đúng hướng để giúp con người hướng tới những đức tin lành mạnh, thánh thiện,
loại dần cái ác, mang lại sự bình an cho tâm hồn con người. Du lịch tâm linh còn
gắn liền với các giá trị về văn hóa, lịch sử, do vậy nếu được khai thác hợp lý nó sẽ
là “địn bẩy” giúp các ngành chức năng có điều kiện tuyên truyền, quảng bá giá trị
của những di tích lịch sử, văn hóa. Tuy nhiên, để ngành du lịch tâm linh phát triển
đúng định hướng, cần đặt ra những chuẩn mực rõ ràng và có sự kiểm sốt chặt chẽ.
3.1.2. Từ thực tế phát triển ngành du lịch ở Quảng Nam
Từ thực tế phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Nam sẽ trở thành một trong
những động lực nền tảng để đưa nói chung và du lịch tâm linh ở Quảng Nam nói
riêng có những điều kiện phát triển tốt nhất. Và cũng từ thực trạng đó, sẽ giúp
chúng tơi đưa ra được những định hướng tốt nhất cho loại hình du lịch tâm linh
phù hợp với sự phát triển chung của tỉnh Quảng Nam.
3.2. Những định hướng cụ thể
3.2.1. Đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ tại các tuyến điểm du lịch tâm
linh
Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch nói chung và hoạt động du lịch
tâm linh nói riêng cũng chưa có sự đầu tư đúng mực. Bởi thế, chính quyền địa
phương cần đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và hơn hết là có
những quy hoạch chi tiết cho những cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất này nhằm đáp

ứng tốt nhất cho du khách.
3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực có chun mơn cao về tơn giáo
Đối với bất cứ loại hình du lịch nào, thì nguồn lao động trong du lịch là một
trong những nhân tố cơ bản quyết định đến sự phát triển của nó. Với loại hình du


lịch tâm linh cũng vậy, nhân lực du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên có vai
trị rất quan trọng trong sự phát triển của loại hình du lịch tâm linh.
Có thể nói việc phát triển nguồn nhân lực chuyên môn về tôn giáo nhằm
phục vụ cho du lịch tâm linh vừa mang tính cấp thiết, vừa mang tính ý nghĩa chiến
lược và cũng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, phải đặt lên hàng đ ầu trong
quá trình phát triển của du lịch tâm linh tại Quảng Nam.
3.2.3. Đầu tư cho việc xúc tiến, quảng bá du lịch
Để phát triển bất cứ loại hình du lịch nào thì việc xúc tiến quảng bá ln là
một hoạt động có vai trị quan trọng hàng đầu. Du lịch tâm linh ở tỉnh Quảng Nam
đang trong giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển vì thế, hoạt động xúc tiến
và quảng bá lại càng có ý nghĩa sống cịn.
3.2.4. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch tâm linh, kết hợp du lịch tâm linh với các
loại hình du lịch khác.
Đây là định hướng theo tơi là quan trọng nhất để có thể phát triển tốt loại hình du
lịch tâm linh ở tỉnh Quảng Nam. Như chúng ta đã biết, nếu phát triển loại hình du lịch
tâm linh như một loại hình độc lập để phát triển thì e rằng vẫn chưa khả thi trong những
năm sắp tới. Bởi vậy, trong thời gian manh nha loại hình du lịch tâm linh thì cần hình
thành nó trong sự kết hợp với các loại hình du lịch khác. Vừa làm đa dạng hóa sản phẩm
du lịch cho tỉnh Quảng Nam, vừa có thể tạo điều kiện để du lịch tâm linh có thể vững
mạnh để trở thành một loại hình du lịch độc lập trong tương lai khơng xa.

3.2.5. Bảo tồn, trùng tu các di tích, thánh tích tơn giáo tín ngưỡng
Xét về góc độ bảo tồn văn hố những di tích, di sản văn hố lịch sử đó là
những tài sản vơ giá của dân tộc cần phải được trùng tu, bảo tồn để được lưu giữ

cho thế hệ hơm nay và mai sau. Xét về góc độ du lịch, di sản văn hố lịch sử, tơn
giáo đó cịn là những sản phẩm hàng hố tạo ra nguồn thu hút to lớn cho địa
phương, giải quyết công ăn việc làm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân. Bởi vậy ngoài việc khai thác hiệu quả các danh thắng, các di tích,
thánh thích tơn giáo nhằm phục vụ du lịch tâm linh thì tỉnh Quảng Nam cần có
những chủ trương, chính sách nhằm bảo tồn và gìn giữ những cơng trình, di tích
này, tránh cho những cơng trình này ngày càng mai một và xuống cấp. Đối với


những cơng trình đang có nguy cơ xuống cấp cần có những biện pháp, đầu tư để
trùng tu và giữ gìn.
3.3. Những kiến nghị, đề xuất đối với việc phát triển du lịch tâm linh ở Quảng
Nam
3.3.1. Đối với sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam
3.3.2. Đối với địa điểm phục vụ du lịch tâm linh
3.3.3. Đối với các công ty du lịch trên địa bàn tỉnh


KẾT LUẬN
Du lịch tâm linh đưa con người đến cảnh chùa, cảnh bụt, gần gũi với thiên
nhiên, tạm xa lánh hồng trần. Trong khung cảnh yên lặng, bình an, con người được
hòa minh vào thiên nhiên, cảm nhận sự gần gũi, đồng điệu với thiên nhiên. Tâm
hồn người ấy sẽ rộng mở hơn, có điều kiện để giác ngộ hơn. Một tiếng chuông
chùa trầm lắng vào buổi chiều vắng lặng chắc chắn làm cho tầm hồn con người trở
nên hiền hòa, quý trọng cuộc sống và thương yêu con người nhiều hơn. Bởi vậy du
lịch tâm linh trở thành một lựa chọn tối ưu cho những con người hiện đại.
Phát triển du lịch tâm linh ở tỉnh Quảng Nam, không chỉ khai thác hết những
tiềm năng sẵn có từ những nguồn tài ngun nhân văn của tỉnh, khơng chỉ có thêm
một sản phẩm du lịch mới góp phần phong phú cho nền du lịch tỉnh nhà. Mà phát
triển du lịch tâm linh sẽ mang lại nguồn hiệu quả kinh tế thiết thực từ những cái

khơng hiện hữu là tín ngưỡng, tâm linh. Bởi vậy du lịch tâm linh như một hướng đi
mới đầy tiềm năng trong sự phát triển chung của du lịch tỉnh Quảng Nam. Nó mở
ra cho du lịch tỉnh Quảng Nam một hướng phát triển mới từ những tiềm năng sẵn
có nhưng chưa được khai thác triệt để.
Phát triển du lịch tâm linh tại Quảng Nam đồng nghĩa với việc khai thác từ
các di tích, thánh tích tơn giáo. Là những nơi linh thiêng, và có cả những vấn đề
trong tín ngưỡng tơn giáo của người dân. Vì thế, chính quyền, và các tổ chức có
liên quan cần có những chính sách hợp lý để có thể vừa khai thác các cơ sở này
phục vụ du lịch tâm linh một cách hiệu quả, vừa bảo tồn, bảo vệ được các cơ sở di
tích, thánh tích tơn giáo nhằm phát triển du lịch chung lâu dài. Đồng thời, đảm bảo
việc tự do tín ngưỡng tơn giáo của người dân đúng hướng. Ngăn chặn những tệ nạn
lợi dụng tín ngưỡng tâm linh để phát sinh như buôn thần bán thánh, mê tín dị đoan,
bói tốn…
Để đưa du lịch tâm linh trở thành một loại hình du lịch độc lập và phát triển
ở Quảng Nam cịn khá nhiều khó khăn. Song dựa trên những tiềm năng sẵn có về
tài nguyên và việc phát triển du lịch. Chúng tôi tin rằng trong tương lai khơng xa,
loại hình du lịch tâm linh ở Quảng Nam sẽ là một sản phẩm được du khách ưa
chuộng và lựa chọn hàng đầu khi đến với mảnh đất này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC HÌNH ẢNH



×