Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Quan hệ lao động dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Nhìn từ biên bản thỏa thuận hợp tác của Grab

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.06 KB, 9 trang )

Hội thảo Khoa học
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn”

QUAN HỆ LAO ĐỘNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:
NHÌN TỪ BIÊN BẢN THỎA THUẬN HỢP TÁC CỦA GRAB
THE IMPACT OF THE 4.0 INDUSTRIAL REVOLUTION ON
LABOUR RELATIONS: ANALYSING FROM GRAB’S
COOPERATION AGREEMENT
Lê Ngọc Thạnh1
Tóm tắt – Tác giả bài viết đã trình bày khái niệm quan hệ lao động theo Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO), theo pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở phân tích Biên
bản thỏa thuận hợp tác của Grab và cách giải quyết tranh chấp vụ việc có liên quan
đến Grab, tác giả đã đề xuất khái niệm về quan hệ lao động và hướng sửa đổi, bổ
sung các quy định pháp luật có liên quan trong pháp luật lao động phù hợp với tác
động của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0.
Từ khóa: biên bản thỏa thuận hợp tác của Grab, cách mạng công nghiệp
4.0, quan hệ lao động.
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với tất cả các lĩnh vực
đời sống, kinh tế – xã hội là điều khơng ai có thể phủ nhận. Trong đó, sự ra đời của
nhiều loại hình sản xuất – kinh doanh, dịch vụ khơng theo cách thức tổ chức
truyền thống.
Tuy cịn ý kiến khác nhau nhưng sự xuất hiện của Công ty TNHH Grabtaxi
(Grab), hoạt động trên lĩnh vực vận tải theo mơ hình gọi xe qua ứng dụng cơng
nghệ, đã “thổi” làn gió mới vào thị trường Việt Nam. Thời gian qua đã có nhiều dư
luận đa chiều từ vụ việc trên theo quan điểm của cơ quan quản lí nhà nước, của đơn
vị kinh doanh cùng ngành nghề với Grab, của tài xế tham gia dịch vụ và của cả


khách hàng – người đang sử dụng, trả chi phí cho dịch vụ này. Vấn đề đặt ra là, mối
quan hệ này có phải là quan hệ lao động và các chủ thể khi tham gia có chịu sự điều
chỉnh của pháp luật lao động hay không? Tác giả bài viết này sẽ nghiên cứu các nội
dung xung quanh vấn đề trên, thực tế áp dụng cũng như phán quyết của cơ quan tư
pháp để đưa ra đề xuất cụ thể.

1

Cơ sở II Trường Đại học Lao động – Xã hội; Email:

329


Hội thảo Khoa học
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn”

2.
QUAN HỆ LAO ĐỘNG THEO CÁC CHUYÊN GIA CỦA TỔ CHỨC
LAO ĐỘNG QUỐC TẾ, THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Theo các chuyên gia của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), quan hệ lao động
(Industrial relations) là ‘những mối quan hệ cá nhân và tập thể giữa những người
lao động và người sử dụng lao động tại nơi làm việc, cũng như các mối quan hệ
giữa đại diện của họ với Nhà nước. Những mối quan hệ như thế xoay quanh các
khía cạnh luật pháp, kinh tế, xã hội học và tâm lí học và bao gồm cả những vấn đề
như tuyển mộ, thuê mướn, sắp xếp công việc, đào tạo, kỉ luật, thăng chức, buộc thôi
việc, kết thúc hợp đồng, làm ngoài giờ, tiền thưởng, phân chia lợi nhuận, giáo dục,
y tế, vệ sinh, giải trí, chỗ ở, giờ làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ phép, các vấn đề phúc lợi
cho người thất nghiệp, ốm đau, tai nạn, tuổi cao và tàn tật’ [1].
Trong Bộ Luật Lao động (BLLĐ) năm 1994 [2] (đã được sửa đổi, bổ sung
qua các năm: 2002, 2006, 2007), từ ‘quan hệ lao động’ xuất hiện 11 lần trong Lời

nói đầu, Điều 1 (hai lần), Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 26, Điều 44, Điều 156,
Điều 176 và Điều 180. Tuy nhiên, pháp luật khơng giải thích trực tiếp quan hệ lao
động là gì, mà thơng qua cách diễn đạt gián tiếp để hiểu nội dung này, cụ thể như
sau:
Thứ nhất, bằng cách giải thích đối tượng điều chỉnh của BLLĐ, pháp luật đã
làm rõ nội hàm của quan hệ lao động; đó là mối quan hệ giữa người lao động làm
công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp
với quan hệ lao động (Điều 1).
Thứ hai, thông qua việc xác lập, tiến hành quan hệ lao động giữa người lao
động và người sử dụng lao động để làm rõ quan hệ lao động. Đó là việc thương
lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tơn trọng quyền
và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy đủ những nội dung các bên đã cam kết
theo sự hướng dẫn của Nhà nước và sự tham gia của Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam, cơng đồn các cấp (Điều 9, Điều 10, Điều 156).
Thứ ba, cơ sở pháp lí để ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ
lao động chính là hợp đồng lao động. Đó là sự thoả thuận giữa người lao động và
người sử dụng lao động về việc làm có trả cơng, điều kiện lao động, quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (Điều 26).
BLLĐ năm 2012 [3] cơ bản vẫn giữ phạm vi điều chỉnh như BLLĐ 1994, đó
là quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động,
người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người
sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp
đến quan hệ lao động; quản lí nhà nước về lao động (Điều 1). Đồng thời, BLLĐ
năm 2012 giải thích rõ hơn về quan hệ lao động; đó là quan hệ xã hội phát sinh
trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử
dụng lao động (Điều 3).
330


Hội thảo Khoa học

“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn”

Theo BLLĐ 2019 [4] (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021): ‘Quan hệ
lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả
lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các
bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động
cá nhân và quan hệ lao động tập thể’.
Đây là mối quan hệ quan trọng nhất, có liên quan đến: (i) đối tượng điều chỉnh
của BLLĐ; (ii) chủ thể của quan hệ lao động là người sử dụng lao động và người
lao động có năng lực pháp luật và năng lực hành vi để xác lập, duy trì và chấm dứt
quan hệ pháp luật; (iii) khách thể của quan hệ lao động là sức lao động của người
lao động trong quá trình lao động; (iv) đối tượng của quan hệ lao động là việc làm
có trả lương do người lao động thực hiện bằng hành vi của mình.
Như vậy, theo quan điểm của ILO, pháp luật Việt Nam hiện hành, để trở thành
quan hệ lao động, các yếu tố khơng thể thiếu được đó là xác định người sử dụng lao
động, người lao động và mối quan hệ phát sinh giữa họ có liên quan đến trả lương
cho việc thuê mướn, sử dụng hàng hóa sức lao động thông qua hợp đồng lao động
được giao kết giữa các bên dưới sự quản lí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
theo quy định pháp luật.
3. VỀ QUAN HỆ TIẾP NHẬN VÀ ĐƯA ĐÓN KHÁCH HÀNG CỦA DỊCH
VỤ GRAB QUA CÁC GĨC NHÌN
3.1. Nghiên cứu tình huống của dịch vụ GrabBike qua Biên bản thỏa thuận
hợp tác
Tác giả nghiên cứu tình huống trên cơ sở tài liệu do chủ phương tiện cung
cấp, xác định mối quan hệ giữa Grab và chủ phương tiện (xe máy hay xe ô tô) được
điều chỉnh thông qua Biên bản thỏa thuận hợp tác (về việc tiếp nhận và đưa đón
khách hàng của dịch vụ GrabBike) (Biên bản thỏa thuận), kí kết vào ngày 31/7/2017
giữa bà Hồng Thị Bích Hà, Phó Giám đốc Công ty TNHH GrabTaxi, địa chỉ 268
Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh (theo Giấy Ủy quyền số
05/2015-GUQ) và chủ phương tiện2.

Qua nghiên cứu nội dung trên, tác giả có mấy vấn đề như sau:
Thứ nhất, về quyền và nghĩa vụ của Grab:
(i) Grab (bên A) là đơn vị có quyền sử dụng hợp pháp phần mềm đặt và điều
phối xe tiếp nhận và đón khách bằng xe máy (hoặc ô tô) thông qua ứng dụng trên
điện thoại thơng minh và kí kết hợp tác với bên cung cấp dịch vụ và tiếp nhận đón
khách (bên B).
(ii) Khi bên B thực hiện đúng theo cam kết thì bên A đảm bảo các khoản phí
phát triển Grab cho bên B theo chính sách hiện hành của Cơng ty. Chính sách có
2

Tác giả có Biên bản gốc về những thông tin đưa ra trong bài báo.

331


Hội thảo Khoa học
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn”

thể thay đổi theo tình hình thực tế và bên A sẽ thông báo bằng văn bản (bao gồm cả
fax/email/tin nhắn SMS) đến bên B về sự thay đổi trước khi áp dụng 7 ngày.
(iii) Phương thức thanh toán các khoản phí Grab sau khi đã trừ thuế thu nhập
cá nhân và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) cho bên B: chuyển khoản vào tài
khoản của bên B theo quy định/ thơng báo tại chính sách hiện hành của Công ty.
(iv) Hỗ trợ và điều phối cho bên B trong q trình hoạt động nhận khách, đón
khách.
(v) Trang bị đồng phục cho bên B theo tiêu chuẩn của bên A để bên B sử dụng
trong q trình đón/nhận khách.
(vi) Cung cấp kênh thông tin liên lạc để hỗ trợ bên B đón/nhận khách.
Thứ hai, về quyền và nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ và tiếp nhận đón
khách:

(i) Tiến hành thủ tục đăng kí tham gia vào hệ thống GrabBike và nộp các giấy
tờ cần thiết theo quy định của hệ thống GrabBike. Trong thời gian hoạt động, bên
B sẽ bật ứng dụng và bấm nhận toàn bộ cuốc xe hiển thị trên màn hình ứng dụng
để tiếp nhận khách hàng nếu thắng cuốc.
(ii) Đồng ý khấu trừ 20% trên giá trị mỗi cuốc xe hoàn thành. Số % khấu trừ
cụ thể sẽ tùy thuộc vào từng thời điểm theo chính sách của bên A được cơng bố
trước khi áp dụng 7 ngày.
(iii) Tuân thủ theo sự điều động của bên A đến những khu vực có khách đặt
xe để đón khách kịp thời.
(iv) Phải thơng báo trực tiếp cho bên A tại văn phòng của bên A trước 1 ngày
trong trường hợp bên B có việc bận phải tạm ngưng hoạt động.
(v) Trong thời gian thực hiện và khi chấm dứt thỏa thuận, bên B cam kết giữ
bí mật và khơng tiết lộ bất kì các thơng tin, tài liệu nào cho bên thứ ba nếu không
được bên A chấp nhận.
(vi) Đồng ý cho bên A giữ lại khoản tiền nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân và
các nghĩa vụ tài chính khác phải nộp (nếu có) theo quy định pháp luật hiện hành để
nộp thay cho bên B vào kho bạc.
Bên cạnh đó, một số điều khoản chế tài do bên A áp đặt vào bên B như: quyền
đơn phương chấm dứt hợp tác của bên A trong một số trường hợp khi bên B vi
phạm; quyền tạm khóa tài khoản của bên B trong trường hợp phí duy trì của bên B
cịn 0 đồng; cắt các khoản phí phát triển Grab.
3.2. Quan điểm của Grab
Trong phiên xét xử sơ thẩm tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng giữa Vinasun và Grab Việt Nam, người đại diện cho Công ty Grab Việt Nam
332


Hội thảo Khoa học
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn”


khẳng định rằng Grab đang hoạt động với tư cách là nhà cung cấp ứng dụng kết nối,
dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử trên nền tảng thiết bị điện thoại di động.
Điều này có nghĩa, Grab/Uber chỉ phải tuân thủ các quy định về hoạt động kinh
doanh thương mại và thương mại điện tử.
3.3. Hoạt động của Grab dưới góc nhìn khoa học pháp lí
Trong bài báo khoa học đã được công bố gần đây, tác giả này đã nêu tranh
chấp giữa Hiệp hội taxi ở Barcelona (Tây Ban Nha) với Uber system Spain, phân
tích phán quyết của Tịa Cơng lí châu Âu, liên hệ với dịch vụ Uber tại Việt Nam và
kết luận: ‘không thể xem Uber là bên cung ứng dịch vụ công nghệ thuần túy (như
Uber luôn tuyên bố), cũng không thể xem Uber là doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ vận tải. Để điều chỉnh quan hệ này, cần có khn khổ pháp lí mới’ [5].
Tất nhiên, tác giả trên đã không dựa vào sự kiện pháp lí làm phát sinh quan
hệ pháp luật giữa Uber và chủ phương tiện tham gia.
Theo tác giả, có mấy vấn đề đặt ra từ thực tiễn hoạt động của Grab qua Biên
bản thỏa thuận hợp tác (về việc tiếp nhận và đưa đón khách hàng của dịch vụ
GrabBike) như sau:
Thứ nhất, nếu chúng ta chấp nhận mối quan hệ giữa Grab và chủ phương tiện
là quan hệ hợp tác thì các bên phải tuân thủ các quy định pháp luật theo Bộ luật Dân
sự năm 2015. Điều đó có nghĩa là, ý chí của các bên phải được thể hiện bằng hợp
đồng hợp tác theo Điều 504 của Bộ luật Dân sự.
Tuy nhiên, nội dung của Biên bản thỏa thuận lại khơng liên quan gì đến việc
cùng đóng góp tài sản, cơng sức để thực hiện cơng việc nhất định, cùng hưởng lợi
và cùng chịu trách nhiệm – bản chất của hợp đồng hợp tác. Hay nói cách khác, tên
gọi và nội dung công việc không phản ảnh đúng bản chất của mối quan hệ mà các
bên hướng đến.
Thứ hai, nếu không phải là quan hệ hợp tác thì đó là quan hệ gì? Theo tác giả,
đó chính là mối quan hệ thuê lao động và phương tiện của người lao động để thực
hiện dịch vụ vận tải của Grab theo giá do Grab ấn định và người lao động được
hưởng một khoản tiền nhất định sau khi nộp “phí phát triển Grab” cũng như thuế
thu nhập cá nhân phát sinh và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có). Hay nói cách

khác, đó là quan hệ lao động.
2.4. Hoạt động của Grab dưới góc nhìn của các cơ quan tiến hành tố tụng
Việt Nam
Cũng liên quan đến vụ kiện giữa Vinasun và Grab, các cơ quan tiến hành tố
tụng tại TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm như sau:
Thứ nhất, khi nêu quan điểm tại phiên tòa ngày 28/12/2018, đại diện Viện
Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh khẳng định có đủ cơ sở xác định Grab là chủ
doanh nghiệp thực thụ trong việc kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cụ thể:
333


Hội thảo Khoa học
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn”

(i) Theo Quyết định 24/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2016 của Bộ Giao thông Vận
tải Ban hành kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học cơng nghệ hỗ trợ quản
lí và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, Grab là đơn vị cung ứng
phần mềm cho đơn vị kinh doanh vận tải nhưng trong thực tế hoạt động và qua q
trình xét hỏi, tranh luận tại tịa, Grab không đơn thuần là đơn vị kết nối, bán phần
mềm do Grab lợi dụng Quyết định 24/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thơng Vận tải để
điều hành trọn vẹn một quy trình kinh doanh vận tải taxi, tương tự Vinasun.
(ii) Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh lần đầu (đã thay đổi lần thứ 6 ngày
23/5/2018) và cổng thơng tin đăng kí doanh nghiệp quốc gia, cũng như trong điều
lệ của Grab đều thể hiện ngành nghề đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp này là
‘vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ xe buýt)’.
(iii) Trên cơ sở đó, Grab đã lợi dụng việc thí điểm, trực tiếp kinh doanh, trực
tiếp điều hành xe, chỉ định tài xế đón khách, quyết định giá cước và điều chỉnh tăng
giảm giá cước, thu tiền trực tiếp từ khách hàng thông qua thẻ tín dụng, tổ chức thực
hiện các chương trình khuyến mại, trực tiếp nhận hồ sơ đăng kí tham gia chương
trình Grab của tài xế, ban hành các quy định thưởng phạt tài xế, kết nối với ngân

hàng để giúp tài xế vay 90% giá trị xe và mua bảo hiểm tai nạn tự nguyện cho hành
khách và tài xế.
Như vậy, từ cơ sở pháp lí và thực tế hoạt động kinh doanh trên thị trường vận
tải của Grab, Viện Kiểm sát đã kết luận, có đủ cơ sở để xác định Grab là doanh
nghiệp kinh doanh vận tải taxi [6].
Thứ hai, quan điểm của Hội đồng xét xử (HĐXX) vụ tranh chấp trên vào ngày
28/12/2018 thể hiện ở các nội dung sau:
(i) HĐXX cho rằng nếu Grab là đơn vị cung ứng dịch vụ kết nối thì khơng có
lí do gì Grab đứng ra mua bảo hiểm cho lái xe. HĐXX có chất vấn Grab về mức
chiết khấu về quãng đường khác nhau trong khi cùng một điều kiện nhưng Grab
không trả lời được. Điều này cho thấy, Grab chủ động điều chỉnh mức chiết khấu.
Giao dịch của Grab không phải là hợp đồng điện tử như Grab nói, bởi vì khơng có
điều khoản cơ bản, quyền nghĩa vụ của hai bên, chữ kí của các chủ thể, khơng có
phương thức giải quyết tranh chấp.
(ii) Từ nội dung trên cho thấy, việc Grab cho rằng Công ty này chỉ hoạt động
cung ứng phần mềm là khơng có cơ sở chấp nhận. Hoạt động Grab đã và đang thực
hiện là hoạt động kinh doanh vận tải taxi [7].
4.
QUAN ĐIỂM CỦA TỊA CƠNG LÍ CHÂU ÂU ĐỐI VỚI VỤ VIỆC
TƯƠNG TỰ
Năm 2014, một nhóm doanh nghiệp taxi có tên Elite Taxi ở Barcelona (Tây
Ban Nha) đã khởi kiện và yêu cầu tòa án thành phố đưa ra các lệnh trừng phạt đối
với hoạt động của Uber. Hiệp hội cho rằng Uber đã cạnh tranh không lành mạnh
khi cho phép những người chưa có giấy phép lái xe được chở hành khách thông qua
334


Hội thảo Khoa học
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn”


ứng dụng UberPop. Vụ việc sau đó được chuyển tới ECJ – Tòa án cao nhất của
Liên minh châu Âu để giải quyết.
Ngày 20/12/2017, Tịa án Cơng lí châu Âu (ECJ) của Liên minh châu Âu ra
phán quyết hãng cung cấp dịch vụ gọi xe Uber là doanh nghiệp vận tải hành khách,
chứ không phải là công ti công nghệ và phải tuân thủ các quy định trong ngành vận
tải như các hãng taxi truyền thống [8].
Nếu đã công nhận Uber là doanh nghiệp vận tải hành khách thì mối quan hệ
giữa doanh nghiệp với tài xế làm việc cho doanh nghiệp phải là quan hệ lao động.
Và như vậy, Grab – doanh nghiệp đang hoạt động tương tự như trường hợp Uber
nói trên ở Việt Nam cần được nhìn nhận lại bản chất của mối quan hệ giữa các bên
như tác giả đã trình bày nội dung ở mục 2.3. của bài viết này.
5.
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KHÁI NIỆM VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG
VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
Trên cơ sở phân tích bản chất của hoạt động Grab như đã nêu trên với các góc
nhìn khác nhau: khoa học pháp lí, các cơ quan tiến hành tố tụng trong nước cũng
như của ECJ, vấn đề đặt ra là cần thiết phải sửa đổi, bổ sung pháp luật lao động
hiện hành và các quy định có liên quan sao cho phù hợp với thực tế của ‘quan hệ
lao động mới trong thời kì cơng nghiệp 4.0’. Theo tác giả, trước hết cần sửa đổi một
số nội dung sau:
Thứ nhất, cần xem lại cách giải thích về quan hệ lao động như trong BLLĐ
năm 2019: ‘Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử
dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức
đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm
quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể’. Tác giả đề nghị sửa đổi, bổ
sung nội dung này như sau:
Quan hệ lao động là những quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn,
sử dụng lao động, trả lương hoặc hợp tác dịch vụ có phân phối thu nhập khi thực
hiện dịch vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc các bên trong
quan hệ hợp tác dịch vụ trên cơ sở ý chí của các bên.

Cách giải thích này khơng những sẽ phù hợp với bản chất của dịch vụ
GrabTaxi, GabBike mà còn đối với quan hệ gia công phần mềm, cho thuê nhân
công (robot) cũng là đối tượng điều chỉnh bởi pháp luật lao động.
Và như vậy, mối quan hệ giữa Grab và tài xế không chỉ dừng ở quan hệ tiếp
nhận và đưa đón khách hàng thơng qua dịch vụ Grab, mà cịn là quan hệ giữa người
sử dụng lao động và người lao động. Do vậy, các bên phải thực hiện các quyền và
nghĩa vụ pháp lí theo quy định pháp luật lao động.
Tuy nhiên, kinh nghiệm lập pháp cho thấy rằng, khơng phải cứ chúng ta cho
rằng, có lợi cho người lao động là được sự đồng thuận của xã hội, như nội dung
335


Hội thảo Khoa học
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn”

Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động không được nhận bảo
hiểm xã hội một lần sau một năm nghỉ việc nếu khơng tiếp tục đóng bảo hiểm xã
hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm
xã hội. Quy định này, sau đó đã gây bức xúc trong đơng đảo người lao động vì
quyền lợi của họ bị hạn chế. Sau đó, Quốc hội thơng qua Nghị quyết về việc sửa
quy định tại Điều 60 của Luật này, theo hướng cho người lao động được nhận bảo
hiểm xã hội một lần [9].
Thứ hai, một khi đã thay đổi cách giải thích về quan hệ lao động như đã đề
xuất nêu trên, hàng loạt khái niệm, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể cũng cần phải
được sửa đổi, bổ sung sao cho tương thích như người lao động, người sử dụng lao
động, căn cứ để tính toán nghĩa vụ của các bên theo quy định pháp luật.
Thứ ba, dù có thế nào, hoạt động Grab như “làn gió mới cơng nghệ thổi vào
hoạt động vận tải”, tạo việc làm cho nhiều người lao động và khách hàng có điều
kiện tiếp cận dịch vụ vận tải với giá cả phù hợp, minh bạch và tiện lợi trong việc
đặt dịch vụ bằng cách sử dụng phần mềm của Grab. Grab đã “buộc” cả người tham

gia phương tiện hoạt động cho Grab và cả khách hàng phải sử dụng công nghệ.
Vấn đề đặt ra là, các nhà xây dựng pháp luật cần thiết phải lượng hóa, đánh
giá tác động của việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật như đã đề xuất đối với
các bên trong quan hệ lao động, việc quản lí của nhà nước cũng như các tổ chức
hữu quan, của cả xã hội để có lộ trình thực hiện sao cho phù hợp với yêu cầu đặt ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Xuân Thu. Tổng quan về quan hệ lao động. Kỉ yếu Ngày Nhân sự Việt
Nam; 2017. Truy cập từ [Ngày truy cập: 25/11/2020].
[2] Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam. Bộ luật Lao động; 1994.
[3] Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam. Bộ luật Lao động; 2012.
[4] Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam. Bộ luật Lao động; 2019.
[5] Dư Ngọc Bích. Phán quyết của Tịa Cơng lí Châu Âu về dịch vụ Uber: Liên hệ
với Việt Nam. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật. 2018;4.
[6] Anh Hào. Toàn cảnh vụ kiện Vinasun và Grab: Nguyên nhân, diễn biến, ngày
phán quyết. 2018. Truy cập từ />[Ngày truy cập: 13/11/2020].
[7] Hồi Thanh. Tịa u cầu Grab bồi thường 4,8 tỷ cho Vinasun. 2018. Truy cập
từ
[Ngày truy cập: 26/11/2020].
336


Hội thảo Khoa học
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn”

[8] Mark Scott. Uber is a transportation company, Europe’s highest court rules.
2018. Truy cập từ [Ngày truy
cập: 25/12/2019].
[9] Báo Người lao động điện tử. Cần sửa Luật Bảo hiểm xã hội. 2017. Truy cập từ
[Ngày truy cập: 12/11/2020].


337



×