Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn thực hiện ký quỹ môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh nghệ an (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.87 KB, 11 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, ngành cơng nghiệp khai khống trên địa bàn tỉnh Nghệ An
có bước phát triển đáng kể đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội
chung của tỉnh. Bởi vậy, việc cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi mơi
trường (CTPHMT) đối với hoạt động khai thác khống sản là công cụ quan trọng trong
công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT).
Hiện nay, cơ chế ký quỹ phục hồi môi trường được quy định tại Quyết định số
71/QĐ-TTg ngày 29-5-2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ CTPHMT đối với hoạt
động khai thác khoáng sản. Đây cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước
nâng cao công tác quản lý góp phần phục hồi, hồn ngun mơi trường, trả lại cảnh quan
và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cơng tác này đã bộc lộ những
hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.
Bản thân hiện nay đang làm việc trong “Quỹ Bảo vệ môi trường Nghệ An”, thông
qua nghiên cứu này sẽ là cơ hội để tôi vận dụng những kiến thức đã học ở chương trình
Cao học để nâng cao năng lực chuyên môn tốt hơn..

2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của ký quỹ môi trường trong
khai thác khoáng sản; Điều tra đánh giá hiện trạng thực hiện ký quỹ môi trường trong
lĩnh vực này , từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả ký quỹ mơi trường trong khai thác khống sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là hoạt
động ký quỹ môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về học thuật: Luận văn sử dụng khoa học kinh tế và quản lý môi trường, cụ thể là
sử dụng công cụ ký quỹ môi trường. Về phạm vi lãnh thổ: Luận văn tiến hành nghiên
cứu, điều tra số liệu và tình hình thực hiện ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường tại các cơ


sở khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Về thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài là 12 tháng. Thời gian thu thập
số liệu, cơ sở dữ liêu sử dụng phục vụ nghiên cứu từ năm 2005 -2012.


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn kế thừa các cơ sở dữ liệu, các nguồn tài liệu, các nghiên cứu đã có liên
quan đến đề tài thơng qua thu thập, xử lý và tổng hợp các tài liệu đó. Sử dụng phương
pháp điều tra xã hội học thông qua thiết kế phiếu và bảng hỏi tại một số cơ sở khai thác
khoáng sản quan trọng trên địa bàn tỉnh, phương pháp phân tích, tổng hợp và phương
pháp chun gia.

5. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu luận văn sẽ đưa ra một nhìn nhận tổng quát về hoạt động ký
quỹ mơi trường trong khai thác khống sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Thông qua kết quả nghiên cứu, đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả thực hiện công cụ này trong công tác quản lý môi trường đối với lĩnh vực khai thác
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ an.
Là tài liệu tham khảo tốt cho các đối tượng quan tâm về ký quỹ môi trường trong
khai thác khoáng sản, nhất là lĩnh vực chuyên ngành Kinh tế-Quản lý tài nguyên và môi
trường, bao gồm các học viên cao học và sinh viên.

6. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, Luận văn được
kết cấu theo 3 chương sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về ký quỹ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng
sản.
Chương 2. Hiện trạng ký quỹ mơi trường trong hoạt động khai thác khống sản
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chương 3. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác ký quỹ

mơi trường trong khai thác khống sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÝ QUỸ MƠI TRƢỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHỐNG SẢN
1.1.

Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trƣờng

Công cụ kinh tế hay các công cụ dựa vào thị trường được định nghĩa là “biện
pháp khuyến khích kinh tế, được xây dựng dựa trên nền tảng của các quy luật kinh tế thị
trường. Cơng cụ kinh tế có thể được hiểu là các cơng cụ chính sách sử dụng nhằm
tác động tới chi phí và lợi ích trong các hoạt động của cá nhân và tổ chức kinh tế để


tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi
cho môi trường”.
Hiện nay, công cụ kinh tế được áp dụng ở hầu hết các nước phát triển và các
nước đang phát triển, và ngày càng phong phú về thể loại. Có thể chia cơng cụ kinh tế
trong quản lý mơi trường thành ba nhóm chính bao gồm: (1) nhóm cơng cụ tạo nguồn
thu trực tiếp cho NSNN (gồm thuế môi trường và phí mơi trường), (2) nhóm cơng cụ tạo
lập thị trường (gồm chi trả dịch vụ môi trường và giấy phép có thể chuyển nhượng);
và (3) nhóm cơng cụ nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội trong hoạt động BVMT (gồm
đặt cọc – hồn trả, ký quỹ mơi trường, bồi thường thiệt hại môi trường).

1.2.

Khái niệm ký quỹ môi trƣờng trong khai thác khống sản

Ký quỹ mơi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ra ơ
nhiễm mơi trường. Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp

trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền nào đó đủ lớn để đảm bảo cho
việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môi trường. Số tiền ký quỹ phải
lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanh nghiệp gây ra ô
nhiễm hoặc suy thối mơi trường.
Ký quỹ cải tạo, phục hồi mơi trường là việc các tổ chức, cá nhân được phép khai
thác khoáng sản ký gửi một khoản tiền nhất định, theo một thời hạn nhất định, vào Quỹ
bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương (sau đây gọi
chung là Quỹ Bảo vệ môi trường) nhằm mục đích bảo đảm tài chính cho việc cải tạo,
phục hồi mơi trường sau khai thác khống sản.

1.3. Ngun tắc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trƣờng trong hoạt động
khai thác khống sản
Mục đích của việc ký quỹ là bảo đảm nguồn tài chính để cải tạo, phục hồi mơi
trường sau hoạt động khai thác khống sản do các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
thực hiện theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc ký quỹ: Số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng chi phí thực tế để cải tạo,
phục hồi môi trường sau khai thác khống sản.

1.4. Kinh nghiệm thực hiện ký quỹ mơi trƣờng trong khai thác
khoáng và bài học rút ra cho Nghệ An
Kinh nghiệm ký quỹ môi trường ở một số quốc gia trên thế giới
Việc ký quỹ môi trường đã được tiến hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. Luận
văn nghiên cứu hoạt động ký quỹ môi trường ở 3 quốc gia là Canada, Philipine và
Australia. Ở 3 quốc gia này, việc ký quỹ được chính quyền áp dụng trong lĩnh vực khai


thác khống sản với mục đích là có một khoản tài chính đảm bảo cho việc CTPHMT đối
với hoạt động khai thác khoáng sản. Ở Canada, khoản ký quỹ được quy định bằng 70%
so với chi phí phục hồi khu vực khai thác. Ở Philipine khoản tiền này được quy định có
giá trị tối thiểu bằng 5% giá trị thị trường của tồn bộ sản lượng khống sản khai thác,

cịn ở Australia là khoảng 40 – 50% chi phí phục hồi mơi trường ước tính. Hình thức các
khoản ký quỹ này có thể ở dạng tiền mặt, trái phiếu, séc, hoặc chứng nhận đảm bảo đầu
tư, còn ở Australia khoản tiền ký quỹ này được thực hiện dưới hình thức trái phiếu môi
trường, giống như một dạng bảo hiểm đảm bảo cho khu vực khai thác tránh khoải các
nguy cơ về tài chính trong trường hợp hoạt động khai thác mỏ thất bại trong việc phục
hồi môi trường sau khi khai thác.
Kinh nghiệm của ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường ở Việt Nam
Hoạt động ký quỹ môi trường ở Việt Nam được bắt đầu tiến hành sau khi có thơng
tư 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT về ký quỹ để phục hồi mơi trường trong khai
thác khoáng sản. Đến năm 2008, Thủ tướng ban hành Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg
ngày 29/5/2008. Do giới hạn về thời gian nên bài luận chỉ tập trung thu thập, phân tích về
số liệu về hoạt động ký quỹ CTPHMT từ khi thực hiện Quyết định 71/2008/QĐ-TTg đến
nay. Thực hiện Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg, việc ký quỹ CTPHMT đã được tiến
hành và thu được nhiều kết quả to lớn. Việc ký quỹ mơi trường đã góp phần nâng cao ý
thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các DN tham gia hoạt động khai thác khoáng
sản. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hoạt động này cũng đã gặp khơng ít những khó
khăn, vướng mắc như: Các văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ, các quy định kỹ thuật chưa
cụ thể, trình độ của cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, ý thức của các
đối tượng tham gia ký quỹ cịn hạn chế. Vì vậy, hiệu quả của hoạt động ký quỹ CTPHMT
chưa cao.
Dựa trên các nghiên cứu về kinh nghiệm ký quỹ môi trường, cụ thể là hoạt động
ký quỹ cải tạo, phục hồi mơi trường đối với hoạt động khai thác khống sản, tỉnh Nghệ
An cần rút ra một số bài học quan trọng để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động ký quỹ
CTPHMT như: đề xuất với cấp có thẩm quyền hoàn thiện các văn bản pháp luật để thực
hiện Quyết định 71/2008/QĐ-TTg, nâng cao năng lực của cơ quan quản lý môi trường,
cán bộ môi trường phụ trách hoạt động ký quỹ ở các cấp, nâng cao nhận thức người dân
khu vực khai khoáng, nâng cao trách nhiệm doanh nghiệp tham gia lĩnh vực khai thác
khoáng sản...



Chƣơng 2. HIỆN TRẠNG KÝ QUỸ MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
2.1. Khái quát tỉnh Nghệ An
Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên: Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung bộ nước Việt
Nam, có tọa độ địa lý từ 18o33' đến 20o00' vĩ độ Bắc và từ 103o52' đến 105o48' kinh độ
Đông. Nghệ An là tỉnh giàu tài nguyên thiên nhiên. Đặc điểm lợi thế là các tài nguyên
trên của Nghệ An tập trung thành những quần thể, nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ
ở gần nhau, có chất lượng cao, gần đường giao thông nên rất thuận lợi cho sản xuất xi
măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phân vi sinh v.v…
Về kinh tế xã hội: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm 2007-2011 đạt
9,77%.. Tổng GDP đạt 16.388 triệu đồng (Giá 1994). GDP bình quân đầu người theo giá
hiện hành đạt 14,19 triệu đồng/người/năm, đạt 60,5% của cả nước.

2.2. Khái quát những vấn đề cơ bản khai thác khống sản trên địa bàn
tỉnh Nghệ An
Nghệ An có 270 điểm mỏ khoáng sản các loại, với khoảng 220 đơn vị hoạt động
khoáng sản, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực khai thác vật liệu xây dựng, đá trắng và
một số kim loại màu khác đặc biệt có một số khống sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt
lại phân bố tập trung nên có khả năng tạo tiềm lực cho việc phát triền kinh tế của tỉnh như
thiếc, đá trắng, đá vôi cho sản xuất xi măng...
Hoạt động khai thác khống sản đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của
tỉnh. Ngành khai khoáng cũng tạo động lực thúc đẩy một số ngành các ngành công
nghiệp liên quan khác phát triển. Ngoài ra, hoạt động này cũng góp phần xây dựng cơ sở
hạ tầng, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương tại
khu vực khai thác mỏ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động khai khống cũng gây ra ơ
nhiễm, suy thối mơi trường nghiêm trọng (mơi trường nước, mơi trường đất, mơi trường
khơng khí...) tại một số khu vực khai thác khống sản.

2.2. Thực hiện ký quỹ mơi trƣờng trong hoạt động khai thác khoáng
sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Các văn bản chỉ đạo của Chính phủ về ký quỹ mơi trường trong khai thác khống
sản gồm có:
- Thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT/BTC – BCN – BKHCNMT về hướng dẫn
việc ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.
- Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ về ký quỹ CTPHMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản.


- Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết một số nội dung của Quyết
định số 71/ 2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký
quỹ CTPHMT đối với hoạt động khai thác khống sản.
Tình hình thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi mơi trường đối với hoạt động khai
thác khoáng sản ở tỉnh Nghệ An:
Tính đến năm 2012, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã được cấp 270 giấy phép cho
các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khống sản đang cịn hiệu lực trong đó có 41
giấy phép do Bộ TN-MT cấp.
Tất cả các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đều phải thực hiện ký quỹ, cải tạo
phục hồi. Từ khi thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban, các cấp ngành thẩm định và chuyển về cho Chi cục BVMT Nghệ An
theo dõi việc ký quỹ CTPHMT. Sau khi thành lập Quỹ BVMT Nghệ An (tháng 11/2009)
thì đơn vị nhận ký quỹ cải tạo phục hồi trong khai thác khoáng sản là Quỹ BVMT Nghệ
An.
Theo thẩm định của Chi cục BVMT, từ năm 2007 đến năm 2012 tổng số tiền phải
ký quỹ CTPHMT đối với hoạt động KTKS là 189,485 tỷ đồng. Trong đó, DN đã nộp 21,
03 tỷ tại các NHTM. Tổng số tiền các DN còn nợ các năm trước là 14,79 tỷ đồng.Tính
đến hết năm 2011 trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 01 doanh nghiệp đã cải tạo phục hồi mơi
trường đó là Cơng ty Cổ phần Bắc Sơn tại xã Hưng Phú, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ
An.
Nhằm thu thập ý kiến của các DN tham gia khai thác khoáng sản về việc ký quỹ,
cải tạo, phục hồi môi trường, tháng 10/2012 bản thân đã tiến hành nghiên cứu, điều tra,

khảo sát thông qua đối tượng là các doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác khoáng
sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Một số kiến nghị của DN tham gia việc khảo sát về việc ký quỹ CTPHMT:
Thứ nhất, cần rút ngắn thời hạn rút tiền sau khi đã tiến hành CTPHMT, thời gian 5
năm là quá dài. Thứ hai, các thủ tục để rút tiền khi hoàn tất CTPHMT theo từng giai đoạn
còn rườm rà. Thứ ba, về thời hạn nộp tiền ký quỹ: Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, đề
xuất các cấp có thẩm quyền gia hạn thời gian nộp tiền ký quỹ (theo quy định là 30 ngày
sau khi cấp phép khai thác lần đầu và trước 31/1 hàng năm đối với các lần ký quỹ lần
sau). Đề nghị giảm tiền lãi phạt nộp chậm so với quy định (theo quyết định 71/2008/QĐTTg là 150%).

2.4. Những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân tồn tại đối với việc thực
hiện ký quỹ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Ưu điểm: Hiệu quả của việc thực thi Quyết định 71/2008/QĐ-TTg là rất lớn. Đã
có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực khai thác
khoáng sản, gắn kết hoạt động khai thác khống sản với cơng tác bảo vệ mơi trường, thực
hiện ký quỹ, tạo nguồn tài chính cho cải tạo phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai
thác mỏ, môi trường khu vực khai thác khoáng sản đã được cải thiện đáng kể.
Tồn tại: Khi triển khai trong thực tế, Quyết định 71/2008/QĐ-TTg đã bộc lộ một
số quy định chưa phù hợp liên quan đến cách tính tốn khoản tiền phải ký quỹ, thời hạn
rút tiền ký quỹ, quy định về kinh phí cho hội đồng thẩm định các cơng trình CTPHMT,
chưa có quy định về liên vùng, liên mỏ, các quy định về thông số kỹ thuật chưa được quy
định cụ thể…
Ngồi ra, trong q trình thực hiện cũng bộc lộ một số khó khăn về năng lực của
cán bộ môi trường chuyên trách về ký quỹ CTPHMT, chưa có cơ chế phối hợp giữa các
cơ quan chức năng liên quan, phối hợp giữa các cấp, một số DN chưa tự giác thực hiện
ký quỹ theo quy định, mức độ tham gia giám sát việc CTPHMT của người dân định
phương khu vực khai thác khống sản cịn thấp.


Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
HOÀN THIỆN CƠNG TÁC KÝ QUỸ MƠI TRƢỜNG TRONG
KHAI THÁC KHỐNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
3.1. Quan điểm đề xuất giải pháp
Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 là văn bản
quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất của Nhà nước Việt Nam về vấn đề
BVMT (hiện nay được thay thế bởi Luật BVMT năm 2005).
Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25-6-1998 của Bộ Chính trị “Về tăng cường cơng tác
bảo vệ mơi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Quan điểm phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường cũng được thể hiện trong
các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốccủa Đảng, t r o n g Chiến lược phát triển kinh
tế xã hội 2011- 2020.
Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về
“bảo vệ mơi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.2. Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác ký quỹ
môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Các giải pháp đề xuất hoàn thiện văn bản chỉ đạo thực hiện trong lĩnh
vưc ký quỹ môi trường đối với khai thác khoáng sản
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Quyết định 71/2008/QĐ-TTg và Thông tư số
34/2009/TT-BTNMT cho phù hợp với thực tế.
Cần có hướng dẫn cụ thể cho các dự án cải tạo phục hồi môi trường cho nhiều mỏ;
có quy định phù hợp giữa cải tạo, phục hồi mơi trường và đề án đóng cửa mỏ sau khi khai
thác. Cầ n quy đ ịnh phân công, phân cấp rõ ràng trong quản lý ký quỹ b ảo vệ môi trường từ
Trung ương đến địa phương và quy định mức quỹ tại điạ phương . Quy định cụ thể cơ quan
giám sát và đôn đ ốc các hoa ̣t đô ̣ng cải ta ̣o , phục hồi môi trường trong giai đo ạn khai thác
và sau khi kết thúc dự án khai thác khống s ản.
Về kinh phí cho hoạt động của Hội đồng thẩm định dự án cải tạo phục hồi mơi

trường: Đề nghị phân bổ kinh phí cho hoạt động của Hội đồng thẩm định dự án cải tạo,
phục hồi môi trường. Kiểm tra đối với các dự án cải tạo phục hồi môi trường.

Các giải pháp thanh tra, giám sát sau khi thực hiện ký quỹ
Các ngành chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về công tác bảo
vệ môi trường, xử lý nghiêm các DN vi phạm Luật bảo vệ môi trường theo quy định của
pháp luật.
Các cơ quan chức năng cần thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra nhằm
nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường của các DN khai thác khoáng sản. Thường
xuyên theo dõi việc thực hiện các dự án cải tạo phục hồi mơi trường đã được phê duyệt.
Nếu các DN cố tình khơng thực hiện như đã ký hoặc có sai sót trong q trình thực hiện
thì cần có các chế tài xử phạt nghiêm khắc để nâng cao hiệu quả của việc cải tạo phục hồi
môi trường.

Các giải pháp đề xuất thực hiện nội dung và quy trình trong ký quỹ mơi
trường đối với khai thác khống sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Trình tự và thủ tục ký quỹ cần được quy định rõ ràng, việc kiểm tra, xác nhận đã
hồn thành cải tạo, phục hồi mơi trường được quy định cụ thể, giúp tổ chức, cá nhân sau
khi hoàn thành có thể rút tiền ký quỹ thuận tiện.
Về quy trình thẩm định
- Việc thẩm định các Dự án CTPHMT khơng thuộc thẩm quyền của Bộ, lấy ý kiến
góp ý của các đơn vị liên quan là không khả thi trong khi kinh phí thẩm định khơng được
bố trí;
- Vì vậy cần nâng cao năng lực thẩm định của cơ quan cấp huyện; đối với các dự
án CTPHMT có quy mô phửc tạp, cần giao UBND Tỉnh thẩm định.


Các giải pháp về hồn thiện cơng tác tổ chức và đội ngũ thực hiện nhiệm
vụ ký quỹ môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực môi trường ở các huyện,

thành phố, thị xã, nhất là ở các địa phương có nhiều điểm khai thác mỏ.

Các giải pháp giám sát của chính quyền địa phương và người dân trên địa
bàn khai thác khoáng sản
Đề nghị UBND tỉnh xây dựng và ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể cho
phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; tăng cường quản lý và hướng dẫn thực
hiện nghiêm túc các quy định BVMT trong khai thác khoáng sản; lập kế hoạch cụ thể về
BVMT, khắc phục ô nhiễm, phân loại các loại hình khai thác khống sản gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý và xác định lộ trình phù hợp.
Đề nghị UBND tỉnh cần sớm ban hành cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành
chức năng của địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp nhằm tăng cường công
tác quản lý, khai thác khoáng sản và BVMT trong hoạt động khoáng sản.

Các giải pháp đối với thực hiện của các doanh nghiệp khai thác khoáng
sản.
Việc các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội không chỉ giúp bản thân
doanh nghiệp phát triển bền vững, mà cịn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã
hội.

3.3. Kiến nghị, đề xuất
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành các văn bản pháp quy hướng
dẫn cụ thể việc ký quỹ, cải tạo phục hồi khai thác khoáng sản để Quỹ Bảo vệ mơi trường
địa phương có cơ sở thực hiện. Đề nghị bổ sung: Các quy định về phương án cải tạo,
phục hồi môi trường chung cho các khu vực khai thác khống sản có nhiều tổ chức, cá
nhân cùng khai thác; Quy trình, hạng mục cải tạo, phục hồi mơi trường đối với từng loại
hình khai thác; Tính toán khoản tiền ký quỹ, hệ số trượt giá thực tế.
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp các bộ ngành liên quan Quy định
cụ thể đơn vị nhận tiền ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường (đối với các địa phương chưa
thành lập Quỹ bảo vệ mơi trường); Có văn bản chỉ đạo từ Trung ương để các ngành ở địa
phương phối hợp thực hiện; Quy định mức phí thẩm định đối với các dự án cải tạo, phục

hồi môi trường.
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hướng dẫn, quy định cụ thể về
cách tính tốn khoản tiền ký quỹ đối với các trường hợp thời gian khai thác mỏ theo giấy


phép khác với thời gian đã dự tính trong báo cáo đầu tư và báo cáo đánh giá tác động mơi
trường để thuận lợi cho doanh nghiệp trong q trình thực hiện.
Đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp
vụ về môi trường, đặc biệt quan tâm triển khai các văn bản mới để tăng cường năng lực quản
lý cho cán bộ làm công tác tài nguyên môi trường cấp huyện.
Theo số liệu điều tra của Quỹ BVMT tại các địa phương cho thấy, trên thực tế, các
doanh nghiệp khai thác lớn hơn rất nhiều lần theo số khai báo hoặc theo sản lượng trong
kế hoạch khai thác của giấy phép. Bởi vậy, cần có nghiên cứu đánh giá các phương án cải
tạo phục hồi mơi trường sau khai thác khống sản có phản ánh đúng với thực tế hay
khơng. Mặt khác, cần thống kê tỷ lệ các đơn vị thực hiện và chưa thực hiện đúng quy
định của nhà nước để đảm bảo tính cơng bằng xã hội về trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ
đầu tư trong khai thác khoáng sản. Bên cạnh đó, cũng cần phải nghiên cứu đánh giá, liệu
kinh phí để cải tạo, phục hồi mơi trường sau hoạt động khai thác khống sản có đủ để
phục hồi sau này...
Tính đến năm 2011 nhiều mỏ đã đóng cửa theo Giấy phép khai thác, do đó cần
thiết thống kê các mỏ sử dụng số tiền ký quỹ như thế nào và hiệu quả đến đâu. Qua đó
đánh giá, nghiên cứu các giải pháp bổ sung, sửa đổi các quy định về vấn đề này để ký
quỹ phục hồi mơi trường có hiệu quả.
Ngồi ra, các nội dung có tính quản lý nhà nước liên quan tới ký quỹ phục hồi mơi
trường trong khai thác khống sản như: Lập báo cáo ĐTM ở các dự án khoáng sản, việc
kiểm tra hậu ĐTM ở các dự án cần được nghiên cứu, đánh giá, đặc biệt đối với các mỏ
mở rộng quy mô khai thác để đảm bảo việc ký quỹ CTPHMT trong KTKS khơng mang
tính hình thức, hợp lý hóa hồ sơ.
Bên cạnh đó, những khó khăn của cơ quan quản lý trung ương cũng như địa
phương gặp phải khi giám sát việc thu, sử dụng tiền ký quỹ để phục hồi mơi trường sau

khai thác khống sản của các doanh nghiệp, nhất là trong trường hợp doanh nghiệp không
thực hiện phục hồi môi trường cũng cần thiết nghiên cứu để có giải pháp khắc phục kịp
thời.
Cần nghiên cứu thêm phương pháp đền bù môi trường trong trường hợp doanh
nghiệp khơng thể hồn trả lại trạng thái mơi trường ban đầu. Thêm nữa, các tiêu chuẩn
hiện hành đối với việc cải tạo và phục hồi môi trường khá thấp và mang nặng tính vật lý.
Do đó, cần xem xét nâng cao các yêu cầu đối với việc cải tạo và hoản thổ mơi trường
trong khai thác khống sản.


KẾT LUẬN
Hoạt động khai thác khống sản đã đóng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống người dân tại khu vực
khai thác. Tuy nhiên, hoạt động này cũng gây ra ơ nhiễm, suy thối môi trường nghiêm
trọng nếu không được quản lý một cách hiệu quả.
Từ khi triển khai thực hiện việc ký quỹ, CTPHMT đối với hoạt động KTKS, công
cụ này đã mang lại những lợi ích đáng kể trong quản lý mơi trường. Mặc dù trong quá
trình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ký quỹ mơi trường cịn gặp nhiều khó
khăn, vướng mắc nhưng việc áp dụng cơng cụ ký quỹ môi trường bước đầu đã mang lại
những chuyển biến tích cực trong việc bảo vệ mơi trường tại khu vực KTKS. Bên cạnh
đó, việc triển khai cơng cụ này cũng giúp nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của
các tổ chức, cá nhân tham gia KTKS cũng như cộng đồng dân cư xung quanh khu vực
khai thác.
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, bài luận văn đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận
và thực tiễn thực hiện ký quỹ môi trường và thực trạng triển khai ký quỹ CTPHMT đối
với hoạt động KTKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Từ đó đề ra các giải pháp, đưa ra một số
kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của công cụ ký quỹ CTPHMT đối với hoạt
động KTKS.
Tuy nhiên, do giới hạn thời gian nghiên cứu nên luận văn chỉ tập trung thu thập, phân tích
các tài liệu, số liệu từ năm 2008 đến 2012, còn thực tế triển khai từ năm 1999 đến 2008,
bài luận văn chưa có được những phân tích cho giai đoạn này. Ngồi ra, để cơng cụ ký

quỹ đạt hiệu quả cao nhất, cần phối hợp với các công cụ kinh tế khác cũng như hệ thống
các công cụ pháp luật, tuyên truyền, giáo dục... Bài luận văn cũng chưa đề cập được đến
cơ chế kết hợp hệ thống công cụ này. Hi vọng vấn đề này sẽ được đề cập và nghiên cứu
tiếp ở các đề tài, công trình nghiên cứu sau này



×