Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai tại bệnh viện từ dũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.37 KB, 91 trang )

.�

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CƠNG CỘNG

TRẦN VIỆT TÂN

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
NHIỄM KHUẨN SAU MỔ LẤY THAI
TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018

Thơng tin kết quả nghiên cứu

.


.�

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA Y TẾ CƠNG CỘNG

TRẦN VIỆT TÂN

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
NHIỄM KHUẨN SAU MỔ LẤY THAI
TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Ngành: Y tế Công Cộng
Mã số: 8720701

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN ĐỖ NGUYÊN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018

Thông tin kết quả nghiên cứu

.


.�

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu trong Luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu
và phân tích một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kì số liệu, văn bản,
tài liệu đã đư ợc Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh hay trường Đại học khác
chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn này cũng khơng có số

liệu, văn bản, tài liệu đã đư ợc công bố trừ khi đã đư ợc công khai thừa nhận.
Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu
từ Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học số 28/ĐHYD-HĐ ký ngày
25/01/2018.

Người cam đoan

Trần Việt Tân

Thông tin kết quả nghiên cứu

.


.�

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 1
CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................. 4
1.

Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................4

2.


Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................4

DÀN Ý NGHIÊN CỨU.................................................................................................5
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN Y VĂN ..........................................................................6
1.1.

Nhiễm khuẩn vết mổ ........................................................................................6

1.2.

Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện..................................................................7

1.3.

Định nghĩa nhiễm khuẩn vết mổ ......................................................................7

1.4.

Dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn vết mổ ..............................7

1.5.

Các tác nhân vi sinh vật gây nhiễm khuẩn vết mổ ...........................................8
1.5.1. Vai trò của vi khuẩn trong NKBV, NKVM ...........................................9
1.5.2. Một số kết quả nghiên cứu về tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện,
nhiễm khuẩn vết mổ .......................................................................................10

1.6.

Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ ................................................11

1.6.1 Yếu tố con người .................................................................................11
1.6.2 Các yếu tố trong điều trị, chăm sóc .....................................................13
1.6.3 Các yếu tố mơi trường, sự tn thủ vơ khuẩn .....................................14

1.7.

Chẩn đốn nhiễm khuẩn bệnh viện ................................................................15

1.8.

Các tiêu chuẩn chẩn đoán NKVM theo CDC ................................................16

Thông tin kết quả nghiên cứu

.


.�

1.8.1 Nhiễm khuẩn vết mổ nông ....................................................................16
1.8.2 Nhiễm khuẩn vết mổ sâu .......................................................................17
1.8.3 Nhiễm khuẩn vết mổ tại cơ quan hoặc khoang cơ thể ..........................17
1.9.

Phác đồ điều trị sản phụ khoa của bệnh viện Từ Dũ năm 2017 .....................17

1.10

Một số kết quả nghiên cứu về nhiễm khuẩn bệnh viện .................................22


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................27
2.1.

Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................27

2.2.

Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................27

2.3.

Cỡ mẫu .........................................................................................................27

2.4.

Kỹ thuật chọn mẫu .........................................................................................29

2.5.

Tiêu chí chọn mẫu ..........................................................................................30

2.6.

Định nghĩa biến số..........................................................................................31
2.6.1. Biến số nền ..........................................................................................31
2.6.2. Biến số độc lập ....................................................................................32
2.6.3. Biến số phục thuộc ..............................................................................36

2.7.


Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................41

2.8.

Xử lý số liệu và nhập liệu...............................................................................42

2.9.

Vấn đề y đức trong nghiên cứu ......................................................................43

2.10. Tính ứng dụng của nghiên cứu.......................................................................43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .............................................................................................44
3.1. Nghiên cứu theo dõi để xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai .....44
3.1.1 Đoàn hệ để theo dõi nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai ...................44
3.1.2. Nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai ...................................................46
3.2. Những yếu tố liên quan với nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai.....................48
3.2.1 Đặc điểm dân số xã hội của mẫu nghiên cứu bệnh chứng ...................49

Thông tin kết quả nghiên cứu

.


.�

3.2.2 Tiền sử sản khoa và những bệnh kèm ...................................................50
3.2.3 Đặc điểm thai và tổng trạng thai phụ trước mổ.....................................51
3.2.4 Những yếu tố trong phẫu thuật..............................................................53
3.2.5 Những yếu tố sau phẫu thuật................................................................55
3.2.6 Những yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai ........56

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ..........................................................................................57
4.1. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu ................................................................57
4.1.1. Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................57
4.1.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ..............................................................................58
4.1.3. Tiêu chí chọn mẫu và kỹ thuật chọn mẫu.............................................59
4.2. Những đặc điểm của dân số nguy cơ..................................................................60
4.3. Nhiễm khuẩn vết mổ lấy thai .............................................................................60
4.3.1. Nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai .....................................60
4.3.2. Phân loại nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai....................................63
4.3.3.Tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai ...............63
4.3.4.Thời điểm xảy ra nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai ........................64
4.4. Những yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai ...................64
4.4.1. Thời gian nằm viện kéo dài ..................................................................65
4.4.2. Thời gian phẫu thuật kéo dài ................................................................65
4.4.3. Tuổi thai dưới 38 tuần ..........................................................................66
4.4.4. Có hút nạo lịng tử cung trước nhiễm khuẩn........................................66
4.5. Những điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ................................................67
4.5.1. Những điểm mạnh ................................................................................67
4.5.2. Sai lệch chọn lựa ..................................................................................67
4.5.2. Sai lệch thông tin ..................................................................................68

Thông tin kết quả nghiên cứu

.


.�

4.5.3. Kiểm sốt nhiễu....................................................................................68
4.6. Những điểm mới và tính ứng dụng của kết quả nghiên cứu ............................69

KẾT LUẬN ................................................................................................................70
KIẾN NGHỊ.................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ

Thông tin kết quả nghiên cứu

.


.�

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Đặc tính dân số nguy cơ, tần số và (%) (n=2.300) ....................... 44
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai, tần số và (%) (n=2.300)
........................................................................................................... 46
Bảng 3.3 Theo dõi ngày nhiễm khuẩn vết mổ (n=2300) .............................. 46
Bảng 3.4: Tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai, tần số và
(%), (n=32)............................................................................................ 48
Bảng 3.5 Đặc điểm dân số xã hội của mẫu nghiên cứu, tần số và (%), (n=275)
........................................................................................................... 49
Bảng 3.6. Những đặc điểm về tiền sử sản khoa và bệnh kèm, tần số và (%),
(n=275).................................................................................................. 50
Bảng 3.7. Đặc điểm của thai và tổng trạng của sản phụ trước mổ, tần số và (%),
(n=275).................................................................................................. 51
Bảng 3.8. Những đặc điểm của cuộc mổ lấy thai, tần số và (%), (n=275) ... 53
Bảng 3.9. Những can thiệp thủ thuật trước khi nhiễm khuẩn vết mổ lấy thai, tần
số và (%), (n=275)................................................................................. 55
Bảng 3.10. Thởi gian nằm viện, tần số và (%), (n=275)............................... 55

Bảng 3.11 Những yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai,
(n=275) ................................................................................................. 56

Thông tin kết quả nghiên cứu

.


.�

DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 1.1: Phân loại nhiễm khẩn vết mổ........................................................ 16
Hình 3.1. Đồ thị Kaplan-Meier minh họa thời gian theo dõi
nhiễm khuẩn vết mổ ...................................................................................... 47

Thông tin kết quả nghiên cứu

.


.�

CHỮ VIẾT TẮT TRONG NGHIÊN CỨU

ASA: .......................................................... American Society of Anesthesiologists
CDC: ................................ Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ ,
(Center for Disease Control and Prevention)
CSYT ........................................................................................................ Cơ sở y tế

BMI.................................................................Body mass index: Chỉ số khối cơ thể
BN: ..........................................................................................................Bệnh nhân
BS .................................................................................................................... Bác sĩ
BV: ........................................................................................................... Bệnh viện
HSTC ...............................................................................................Hồi sức tích cực
KS: ......................................................................................................... Kháng sinh
KSNK: ...............................................................................Kiểm sốt nhiễm khuẩn.
KTC .................................................................................................. Khoảng tin cậy
MLT........................................................................................................ Mổ lấy thai
NKBV: .............................................................................. Nhiễm khuẩn bệnh viện.
NKVM ..................................................................................... Nhiễm khuẩn vết mổ
NVYT: .............................................................................................. Nhân viên y tế
OR............................................................................................... odd ratio: số chênh
PT .............................................................................................................Phẫu thuật
SENIC............................................ Study of effective nosocomial infection control
TC ................................................................................................................ Tử cung
VM................................................................................................................. Vết mổ
VMLT............................................................................................... Vết mổ lấy thai
VSV: ....................................................................................................... Vi sinh vật
WHO: .................................................................................... Tổ chức y tế thế giới.

Thông tin kết quả nghiên cứu

.


.� 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong những tai biến thường gặp trong điều trị

ngoại khoa tại bệnh viện, và hiện nay đang là vấn đề toàn cầu được đặc biệt
quan tâm, không những ở các nước đang phát triển mà còn là một trong
những vấn đề hàng đầu trong lĩnh vực y tế của các nước phát triển. Nhiễm
khuẩn vết mổ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý người bệnh và chi phí xã
hội, làm gia tăng tần suất mắc bệnh, kéo dài thời gian nằm viện, gây quá tải
cơ sở y tế, tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ tử vong, tạo ra một số vi khuẩn
kháng thuốc và làm xuất hiện những tác nhân gây bệnh mới.
Tại cộng đồng chung Châu Âu có khoảng 29 triệu ca phẫu thuật với tỷ lệ
nhiễm khuẩn vết mổ là 2,6%. Bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng ngày
điều trị trung bình lên 6,5 ngày và tăng gấp đơi giá thành điều trị, chi phí cho
nhiễm khuẩn bệnh viện khoảng 6,3 tỷ Euro [24].
Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), sanh mổ chiếm tỷ lệ 10-15% tổng số ca
sinh. Ở Việt Nam, tại Cần Thơ tỷ lệ này là 19,4%, Quảng Ninh 18,4%, các
bệnh viện sản khoa tuyến cuối cùng lên tới 40%. Trong lĩnh vực ngoại sản,
gánh nặng lớn nhất đó là nhiễm khuẩn vết mổ. Việc nhiễm khuẩn vết mổ đối
với sản phụ mổ bắt con sẽ làm suy giảm sức khỏe, tâm lý và thậm chí nguy
hiểm đến tính mạng của họ. Khơng những thế, hậu quả đó cịn liên l ụy đến
các trẻ sơ sinh. Khi người mẹ bị nhiễm khuẩn và phải dùng kháng sinh, việc
chăm sóc các bé sẽ bị hạn chế và đặc biệt là bị hạn chế việc nuôi con bằng sữa
mẹ.
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu nhiễm khuẩn vết mổ theo tiêu chuẩn của
Trung Tâm Kiểm Sốt và Phịng Ngừa Nhiễm Khuẩn Hoa Kỳ trên 4.413 bệnh
nhân tại 7 bệnh viện ở Việt Nam năm 2009 cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ
là 5,5% [39]. Thống kê của Bộ Y tế, trong tổng số 93 bệnh viện có thực hiện
giám sát nhiễm khuẩn hiện mắc năm 2016, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện

Thông tin kết quả nghiên cứu

.



.� 2

chung là 3,6% (cao nhất tuyến tỉnh với 5,06%, tuyến trung ương 2,79%, tuyến
huyện 2,11% và bệnh viện tư nhân 1,45%). Có nhiều tác giả nghiên cứu về
nhiễm khuẩn bệnh viện trong đó phân tích về nhiễm khuẩn vết mổ như Lê Thị
Anh Thư, Nguyễn Thị Thanh Hà, Nguyễn Việt Hùng, Trần Hữu Luyện, Phạm
Đức Mục,... Tuy nhiên phần lớn đều thực hiện tại các bệnh viện đa khoa, hoặc
chuyên khoa khác như hô hấp, ngoại tổng quát, nhi, tim, chấn thương chỉnh
hình,… Nghiên cứu về nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn vết mổ trong
chuyên ngành sản, phụ khoa tại Việt Nam chưa được thực hiện nhiều, đặc biệt
là nghiên cứu các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ
lấy thai.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu ở Bệnh viện Hùng Vương cho thấy
tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trong thời gian nằm viện là 3,3% (KTC 95%: 1,9 4,7), trong đó viêm nội mạc tử cung chiếm gần một nửa [15].
Bệnh viện Từ Dũ là một bệnh viện chuyên khoa sản, phụ khoa, hàng năm tiếp
nhận trên 120.000 bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện, tổng số ca mổ gần
50.000 ca với các loại phẫu thuật. Trong đó, mổ lấy thai chiếm tỷ lệ 62%. Tỷ
lệ mổ lấy thai trung bình khoảng hơn 40% trên tổng số sanh. Hiện nay, trình
độ phát triển chun mơn của cơ sở y tế tuyến dưới khá tốt, các kỹ thuật mổ
thông thường đều có thể thực hiện được, do đó các ca bệnh khó, bệnh nặng
ngày càng tập trung chuyển về bệnh viện Từ Dũ. Đối với các trường hợp này
thường có các bất thường trong cuộc mổ như chảy máu nhiều, dính nhiều,
nhau tiền đạo, tiền sản giật, ối vỡ lâu, vỡ tử cung… phải mất nhiều thời gian
cho cuộc mổ, có thêm các xử trí phát sinh như thắt động mạch cầm máu, may
cầm máu, may phục hồi tử cung, bóc tách gỡ dính, bóc nhau bằng tay, bóc u
nang u xơ,… tất cả các yếu tố này tiềm ẩn khả năng gây nhiễm khuẩn sau mổ
lấy thai nên cần được khảo sát mối liên quan với nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai
để tìm ra giải pháp sớm kiểm sốt nhiễm khuẩn sau mổ. Năm 2009, bệnh viện
đã có nghiên cứu về nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai và các yếu tố liên quan (Vũ

Duy Minh - 2009) [8] với tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ 2,1%, có sự khác biệt

Thơng tin kết quả nghiên cứu

.


.� 3

giữa nhiễm khuẩn vết mổ ở nhóm có bệnh lý kèm theo cao hơn NKVM ở
nhóm khơng có bệnh lý kèm theo với P=0,04. Nhiễm khuẩn vết mổ trên bệnh
nhân có thủ thuật kèm theo trong mổ cao hơn mổ lấy thai đơn thuần với
P=0,035, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nhiễm khuẩn vết mổ giữa thời
gian vỡ ối < 12 giờ và thời gian lớn hơn 12 giờ, với p=0,002. Tỷ lệ nhiễm
khuẩn ở 46 truờng hợp có thực hiện thủ thuật khác là 6,5%, cao hơn khi so
sánh với mổ lấy thai đơn thuần (p=0,035) [8]. Nghiên cứu của Lê Thị Thu Hà
năm 2015 cũng t ại bệnh viện Từ Dũ cho th ấy các yếu tố như số lần thăm
khám âm đạo, thời gian vỡ ối trước mổ, mổ lấy thai cấp cứu và vết mổ cũ
dính là có nguy cơ NKVM sau MLT [3].
Các kết quả nghiên cứu trên chỉ cho biết mối liên quan giữa một số yếu tố về
đặc điểm, tình trạng bệnh của bệnh nhân và các yếu tố kỹ thuật chuyên môn
đơn giản như thăm khám, loại phẫu thuật với nhiễm khuẩn vết mổ lấy thai.
Các mối liên quan giữa các yếu tố chuyên môn trong phẫu thuật thủ thuật
như: các xử trí kèm theo trong mổ lấy thai, các bất thường trong cuộc mổ, các
thủ thuật can thiệp xâm lấn trong thời gian hậu phẫu,… với nhiễm khuẩn vết
mổ sau mổ lấy thai chưa được nghiên cứu phân tích. Vì vậy, nghiên cứu này
được đặt ra nhằm xác định các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ sau
mổ lấy thai tại bệnh viện Từ Dũ để có nhận định rõ hơn các yếu tố tác động
đến nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai tại bệnh viện. Từ đó, có thể đề ra
giải pháp kiểm soát, cải tiến để kéo giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy

thai tại bệnh viện, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng điều trị tại bệnh
viện.

Thông tin kết quả nghiên cứu

.


.� 4

CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.

Câu hỏi nghiên cứu

Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ lấy thai tại Bệnh viện Từ Dũ trong năm 2018 là bao
nhiêu, và những yếu tố nào có liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ lấy thai?
2.

Mục tiêu tổng quát

Xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ lấy thai tại Bệnh viện Từ Dũ trong năm
2018, và các yếu tố liên quan.
3.

Mục tiêu cụ thể

3.1.Xác định tỉ lệ mới mắc nhiễm khuẩn vết mổ trong vòng 30 ngày sau mổ
lấy thai, loại nhiễm khuẩn, tác nhân vi khuẩn, và trung vị thời gian nhiễm

khuẩn.
3.2.Xác định các yếu tố tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ sau lấy thai.

Thông tin kết quả nghiên cứu

.


.� 5

DÀN Ý NGHIÊN CỨU

PHẪU THUẬT
-Thời gian phẫu thuật
-Giờ phẫu thuật
-ASA
-Đường mổ
-Hình thức phẫu thuật
-Bất thường trong phẫu
thuật
-Kháng sinh dự phịng

ĐẶC TÍNH
DÂN SỐ MẪU
-Tuổi
-Nghề nghiệp
-Bệnh chính lúc vào
-Bệnh mãn tính đi kèm
-Vết mổ cũ
-Số con


NK VẾT MỔ
LẤY THAI:
-NK vết mổ nông
-NK vết mổ sâu
-NK vết mổ cơ quan
/ khoang cơ thể
-NK nội mạc tử
cung

TÁC NHÂN, NGUY CƠ
GÂY NHIỄM KHUẨN:
-Thời gian vỡ ối
-Tiền sản giật
-Số thai
-Hút, nạo lòng tử cung
-Tắm trước mổ
-Vi khuẩn/ mẫu cấy VM

Thông tin kết quả nghiên cứu

.

THỜI GIAN
NẰM VIỆN

XỬ TRÍ KÈM THEO
TRONG PHẪU THUẬT
-Cắt tử cung
-Cắt phần phụ

-Thắt động mạch cầm máu
-Bóc u nang, nhân xơ
-Bóc nhau bằng tay
-Dẫn lưu


.� 6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN Y VĂN

1.1.

Nhiễm khuẩn vết mổ:

Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong những thất bại điều trị ngoại khoa với hậu
quả gây ra đau đớn cho bệnh nhân, làm cho vết thương lâu lành, có thể dẫn
đến biến chứng nguy hiểm phải điều trị thêm dài ngày với kháng sinh, gia
tăng chi phí điều trị và để lại những di chứng nặng nề trên cơ thể, ảnh hưởng
tâm lý, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 14% -16% của tất cả các bệnh nhiễm khuẩn bệnh
viện [32]. Các nhà nghiên cứu tính được tỷ lệ nhiễm khuẩn và khuyến cáo nếu
không giữ đúng nguyên tắc vô trùng trong ngoại khoa và không sử dụng
kháng sinh đúng thì tỷ lệ nhiễm trùng hậu phẫu có thể xảy ra với: Mổ sạch (25%), sạch –nhiễm (10%), nhiễm hay nhiễm bẩn (20-70%). [30]
Theo nghiên cứu của Dao Nguyen về tỉ lệ hiện mắc và dự báo tình hình nhiễm
khuẩn vết mổ ở Việt Nam thì tỉ lệ nhiễm khuẩn chung tại các khoa là 10,9%
trong đó tỉ lệ nhiễm khuẩn thấp nhất là ở tại các q trình sản phụ khoa 2,4%
[26]. Cịn theo một điều tra gồm 605 trường hợp mổ lấy thai được tiến hành
tại Bệnh viện phụ sản Hùng Vương năm 2006, tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trong
thời gian nằm viện là 3,3%[15]

Nghiên cứu Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố liên quan trên sản phụ
sau mổ lấy thai tại bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai của Tống Văn
Khải và cộng sự năm 2015 cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trên sản phụ
mổ lấy thai 2,5%, có mối liên quan giữa tỷ lệ NKVM sau mổ lấy thai ở thai
phụ vỡ ối sớm gấp 3,29 lần so với nhóm cịn lại (KTC 1,21-8,98, P=0,013),
sản phụ sinh mổ con so có tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn 3,90 lần so với
sản phụ sinh con rạ (KTC 1,43-10,63, P=0,004) [7]

Thông tin kết quả nghiên cứu

.


.� 7

1.2.

Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện:

Định nghĩa theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhiễm khuẩn bệnh viện
(NKBV) được định nghĩa như sau: “ Nhiễm khuẩn bệnh viện là những nhiễm
khuẩn mắc phải trong thời gian người bệnh điều trị tại bệnh viện và nhiễm
khuẩn này không hiện diện cũng như không nằm trong giai đoạn ủ bệnh tại
thời điểm nhập viện. NKBV thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh
nhập viện” [19].

1.3.

Định nghĩa nhiễm khuẩn vết mổ:


Là nhiễm khuẩn xảy ra tại vết mổ, cơ quan hay khoang cơ thể sau mổ trong
khoảng 30 ngày đối với mổ thông thường và hoặc tới một năm sau mổ đối với
phẫu thuật cấy ghép.

1.4.

Dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn vết mổ:

Thời gian ủ bệnh của đa số vi sinh vật thường là 48 giờ hoặc lâu hơn, do vậy
nhiễm khuẩn bệnh viện thường có biểu hiện xảy ra trên lâm sàng sau 48 giờ
nhập viện.
Nguyên nhân dẫn đến các NKBV ở người bệnh như:
- Các yếu tố nội sinh (bản thân ngườ i bệnh sẵn có): là yếu tố về cơ địa, các
bệnh mãn tính, có các bệnh tật làm suy giảm khả năng phịng vệ của cơ thể,
cơ thể có sức đề kháng yếu như trẻ sơ sinh non tháng, phụ nữ mang thai và
người già.
- Các yếu tố ngoại sinh như : Vệ sinh mơi trường, n ước, khơng khí, chất thải,
quá tải bệnh viện, nằm ghép, dụng cụ y tế, các phẫu thuật, các can thiệp thủ
thuật xâm lấn…
- Các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ của NVYT: tuân thủ các nguyên tắc vô
khuẩn, đặc biệt vệ sinh bàn tay và kỹ thuật của nhân viên y tế khi thực hiện
phẫu thuật, thủ thuật xâm lấn, chăm sóc bệnh nhân.

Thông tin kết quả nghiên cứu

.


.� 8


Theo hướng dẫn từ Trung tâm giám sát và phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC) và các
Hội nghị quốc tế đã mở rộng định nghĩa ca b ệnh cho các vị trí nhiễm khuẩn
khác nhau và hiện đang được áp dụng để giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện trên
toàn cầu. Dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng và sinh học, các nhà khoa học đã
xác định có khoảng 50 loại nhiễm khuẩn bệnh viện khác nhau có thể xảy ra tại
bệnh viện.[21]
Nhiễm khuẩn vết mổ là những nhiễm khuẩn xảy ra tại vị trí phẫu thuật,
thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều tác động trong quá trình từ trước, trong và
sau phẫu thuật. Nhiễm khuẩn có thể do nguy cơ từ mơi trường ngoại sinh như
khơng khí, dụng cụ y tế, từ phẫu thuật viên hoặc nhân viên y tế khác; do nội
sinh từ hệ vi khuẩn chí trên da, tại vị trí phẫu thuật hoặc hiếm hơn là từ máu
được truyền trong q trình phẫu thuật. Ngồi ra nhiễm khuẩn còn phụ thuộc
vào chất lượng của kỹ thuật phẫu thuật, thời gian và vị trí phẫu thuật, tình
trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân, thuốc ức chế miễn dịch; sự có mặt của vật lạ
như ống dẫn lưu, độc lực của vi khuẩn, sự đồng phát nhiễm trùng ở nhiều vị
trí khác nhau và kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Nhiễm khuẩn vết mổ có tỷ
lệ mắc cao, thường đứng thứ hai sau nhiễm khuẩn đường hô hấp, và tác nhân
gây nhiễm khuẩn có thể là các cầu khuẩn gram dương như S.aureus, SCN và
có thể là E.coli, Acinetobacter baumannii, P.aeruginosa và Candida spp.

1.5.

Các tác nhân vi sinh vật gây nhiễm khuẩn vết mổ:

Vi sinh vật (VSV) gây nhiễm khuẩn vết mổ phần lớn là do vi khuẩn gây nên.
Chúng từ mơi trường bên ngồi xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
Các vi khuẩn hay gặp là:
-Cầu khuẩn Gram dương: Tụ cầu (tụ cầu vàng, tụ cầu da), Liên cầu
đường ruột.
-Trực khuẩn Gram âm: Trực khuẩn đường ruột (E. coli, Enterobacter,

Proteus, Klebssiella), Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa)

Thông tin kết quả nghiên cứu

.


.� 9

1.5.1. Vai trò của vi khuẩn trong nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn
vết mổ:
Vi khuẩn gây NKBV có thể từ hai nguồn gốc khác nhau. Vi khuẩn nội sinh,
thường cư trú ở lông, tuyến mồ hôi, tuyến chất nhờn. Bình thường trên da có
khoảng 13 lồi vi khuẩn ái khí được phân bố khắp cơ thể và có vai trò ngăn
cản sự xâm nhập của VSV gây bệnh. Một số vi khuẩn nội sinh có thể trở
thành căn nguyên nhiễm trùng khi khả năng bảo vệ tự nhiên của vật chủ bị tổn
thưởng. Vi khuẩn ngoại sinh, là vi khuẩn có nguồn gốc ngoại lai, có thể từ
dụng cụ y tế, nhân viên y tế, khơng khí, nước hoặc lây nhiễm chéo giữa các
bệnh nhân.
Vi khuẩn Gram dương, cầu khuẩn: Tụ cầu vàng (Staphylococcuc aureus)
đóng vai trị quan trọng đối với NKBV từ cả hai nguồn nội sinh và ngoại sinh.
Tụ cầu vàng đóng vai trị quan trọng trong NKBV có liên quan đến truyền
dịch, ống thở, nhiễm khuẩn vết bỏng và nhiễm khuẩn vết mổ. Vi khuẩn
Staphylococcus saprophyticus thường là căn nguyên gây nhiễm trùng tiết niệu
tiên phát, là lồi gây nhiễm khuẩn có tỷ lệ cao thứ hai (sau tụ cầu vàng) ở
bệnh nhân nhiễm khuẩn vết bỏng.[21]
Các tác giả trong nước cho thấy, nhiễm khuẩn do chấn thương, nhiễm khuẩn
ngoại khoa hay nhiễm khuẩn vết bỏng có tỷ lệ vi khuẩn Gram (+), đặc biệt là
S.aureus thường gặp nhiều hơn các nhiễm khuẩn phổi và nhiễm khuẩn đường
tiết niệu. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu năm 200 cho thấy tỷ lệ vi khuẩn

Gram (+) trên nhiễm khuẩn vết mổ (12,1%) và tỷ lệ phối hợp cao nhất là
P.aeruginosa với S.aureus.[21]
Vi khuẩn Gram âm, trong đó các trực khuẩn Gram (-) thường có liên quan
nhiều đến NKBV. Nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế đã khẳng định, vi
khuẩn Escherichia coli gây nhiễm trùng chủ yếu trên đường tiết niệu, sinh dục
của phụ nữ và nhiễm trùng vết mổ.[21]
Nhiều nghiên cứu trong nước và nước ngoài đều đi đến thống nhất trực khuẩn
Gram âm là căn nguyên hàng đầu gây nhiễm trùng cơ hội và các loài thường

Thông tin kết quả nghiên cứu

.


.�10

gặp là P.aeruginosa, Acinetobacter spp, E.coli, Klebsiella spp và Enterobacter
spp. Loài Proteus spp cũng thư ờng gây nhiễm khuẩn bệnh viện và đặc biệt là
nhiễm trùng vết mổ và nhiễm trùng đường tiết niệu. Tỷ lệ nhiễm khuẩn do vi
khuẩn Gram âm, theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu (2008) là 78,5%,
Phạm Văn Hiển (1996) là 89%, Trần Tuấn Đắc (1996) là 85,4%. [21]

1.5.2. Một số kết quả nghiên cứu về tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện,
nhiễm khuẩn vết mổ:
Khi nghiên cứu về nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại 19 bệnh
viện, tác giả Phạm Đức Mục và cộng sự (2005) cho thấy các tác nhân nhiễm
khuẩn chính là P.aeruginosa (24%), sau đó là K.pneumoniae (20%) và
A.baumannii (16%) [9]. Tác giả Trương Anh Thư (2008), nghiên cứu tại
Bệnh viện Bạch Mai cho rằng nhiễm khuẩn do P.aeruginosa là cao nhất
(28,6%), sau đó là A.baumannii (23,8%), K.pneumoniae (19%) và nấm

candida spp (14,3%).[21]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hà và nhóm nghiên cứu của 6 bệnh viện
về “Nhiễm khuẩn bệnh viện, tỷ lệ hiện mắc, yếu tố nguy cơ tại 6 bệnh viện
phía Nam”. Tỷ lệ phân lập tác nhân dương tính trên bệnh nhân có nhiễm
khuẩn bệnh viện là 37,4% (stap.aureus 20,7%, Acinetobacter 17,2%).[2]
Nghiên cứu của Mai Thị Tiết và Bùi Văn Dũng Anh cùng cộng sự. “Tình hình
nhiễm khuẩn vết mổ tại khoa ngoại tổng quát bệnh viện đa khoa Đồng Nai
2013”. Vi sinh vật gây nhiễm khuẩn vết mổ thường gặp là E.Coli 58,3%,
Enterococcus faecalis 33,4%, Stap.aureus 8,3%.[13]
Trịnh Hồ Tình, Huỳnh Thị Vân và cộng sự “tình hình nhiễm khuẩn vết mổ tại
một số khoa ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012”. Cỡ mẫu
622. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 8,4%. Nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng thời
gian nằm viện trung bình 13 ngày (P<0,001). Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trước
phẩu thuật 59,8%, sử dụng kháng sinh dự phòng là 3,9%, sử dụng kháng sinh
sau phẫu thuật 98,9%. [14]

Thông tin kết quả nghiên cứu

.


.�11

Tại Bệnh viện Từ Dũ, vi khuẩn phân lập được trên các mẫu cấy dịch vết mổ
gồm có: Ecoli 20,8%, Stap epidermidis 58,3%, Stap aureus 12,5%.
Qua đó cho thấy các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn vết
mổ thường gặp hiện nay là tụ cầu vàng (S.aureus) và các trực khuẩn Gram (-)
E.coli và đặc biệt tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Acinetobacter trong các nghiên cứu
cho thấy đang có xu hướng gia tăng.


1.6.

Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ:

Bên cạnh các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của nhiễm khuẩn, các yếu tố
nguy cơ là căn cứ tốt nhất cho các nhà lâm sàng chẩn đốn nhiễm khuẩn vết
mổ. Có nhiều yếu tố được cho là ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm khuẩn vết
mổ, một số yếu tố trong đó có khả năng thúc đẩy đến nhiễm khuẩn vết mổ rất
lớn như tiền căn bệnh lý, cuộc mổ kéo dài, loại vết mổ và vết thương dơ. Các
yếu tố khác như tuổi tác, bệnh ác tính, bệnh chuyển hóa, suy dinh dưỡng, suy
giảm miễn dịch, hút thuốc lá, lây nhiễm từ vùng khác, phẫu thuật khẩn cấp, và
thời gian nằm viện dài trước phẫu thuật không được coi là yếu tố nguy cơ độc
lập cho nhiễm khuẩn vết mổ:
1.6.1. Yếu tố con người:
Phụ nữ mang thai: Trong giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch của thai phụ bị
suy giảm trầm trọng do thay đổi nội tiết tố cùng rất nhiều yếu tố trong cơ thể
bị biến đổi. Tại Việt Nam, theo số liệu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, gần
40% phụ nữ mang thai bị thiếu chất. Người mẹ bị thiếu dinh dưỡng trong thai
kỳ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mình và sự phát triển của thai nhi,
con sinh ra dễ bị suy dinh dưỡng và sức đề kháng kém, dễ nhiễm trùng. Tiền
sản giật làm giảm sức đề kháng của cơ thể, vì thế gia tăng khả năng nhiễm
khuẩn vết mổ sau mổ sinh (nghiên cứu của Shneid Kofman với OR=1,7
CI95%=1,4-2,1) [42].
Bệnh mãn tính: Người bệnh có bệnh mãn tính đi kèm như đái th đường,
viêm phổi mãn tính, cao huyết áp, béo phì, thiếu máu, suy giảm miễn dịch

Thông tin kết quả nghiên cứu

.



.�12

thường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn những bệnh nhân khơng có bệnh
mãn tính kèm theo:
+ Tăng đường huyết cấp tính là một triệu chứng oxit nitric nội mơ, tăng
biểu hiện bạch cầu và tế bào nội mô, tăng cytokine và bạch cầu trung tính bị
suy giảm dẫn đến tăng viêm, dễ bị tổn thương mô, nhiễm khuẩn vết mổ, rối
loạn chức năng hệ thống miễn dịch. Tiểu đường góp phần làm gia tăng nhiễm
khuẩn vết mổ, đặc biệt nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ gia tăng gấp 9,3 lần ở
những thai phụ béo phì kết hợp với tiểu đường (OR=9.3, CI95%=4,5-19,2)
[42]. Tiểu đường từ trước khi mang thai làm gia tăng nguy cơ NKVM gấp 2,5
lần sau khi đã kh ống chế tác động của những yếu tố như BMI, thời gian phẫu
thuật, và tiền căn mổ sinh (OR=2,5 CI 95% =1,1-5,5) [43]
+ Bệnh lý cao huyết áp cũng là m ột yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
nhiễm khuẩn vết mổ. Một nghiên cứu vào năm 2014 được thực hiện bởi FDA
với 208.439 người có tăng huyết áp cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tăng
lên 0.91% trên tất cả 9729 người có tăng huyết áp sau phẫu thuật.[29]
+ Tình trạng béo phì là một yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm khuẩn vết
mổ, một nghiên cứu của đại học PittsBurgh Mỹ cho rằng BMI có mối liên
quan độc lập với nguy cơ cao bị suy đa cơ quan (OR=1,09 CI 95%=1,021,06) và nhiễm khuẩn vết mổ (OR=1,07 CI =95% = 1,01-1,03). Với mỗi điểm
BMI tăng nguy cơ suy đa cơ quan và nhiễm khuẩn vết mổ lần lượt là 9% và
7% [27]
Điểm số đánh giá trước phẫu thuật của Hội bác sĩ gây mê Mỹ (ASA): Tỷ lệ
nhiễm trùng vết mổ của các bệnh nhân trong ASA loại I hoặc II là 1,9%, trong
khi đó bệnh nhân loại III đến V là 4,3%. Nghiên cứu của Garibaldi et al trên
1852 bệnh nhân phẫu thuật, cho thấy tỷ số nhiễm khuẩn vết mổ của bệnh nhân
ASA loại III hoặc V so sánh với bệnh nhân loại I hoặc II là 4,2.[38]

Thông tin kết quả nghiên cứu


.


.�13

1.6.2. Các yếu tố trong điều trị, chăm sóc:
Phẫu thuật: Các yếu tố sau làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ : Thời gian
phẫu thuật dài; Phẫu thuật cấp cứu, phẫu thuật nhiễm và bẩn có nguy cơ
nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn các loại phẫu thuật khác; Chuẩn bị da trước
phẫu thuật cho người bệnh không tốt, người bệnh khơng được tắm xà phịng
khử khuẩn, vệ sinh khử khuẩn vùng rạch da khơng đúng quy định, tình trạng
sức khỏe bệnh nhân lúc vào mổ theo phân loại ASA [38]. Theo số liệu Việt
Nam những năm 2010-2012, tỷ lệ sinh mổ ở Hà Nội là 31,3%, Hồ Chí Minh
là 29,5%, Hải Phòng là 20,4%, Cần Thơ là 19,4%, Quảng Ninh là 18,4%, tại
các bệnh viện sản khoa tuyến cuối cùng lên đến 40% trong khi theo Tổ chức
Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ sinh mổ chỉ nên chiếm tỷ lệ 10-15% trên tổng số ca
sinh. [10]
Thủ thuật can thiệp, xâm lấn: đặt dẫn lưu, nạo hút thai,…luôn tiềm ẩn nguy
cơ nhiễm khuẩn nếu không tuân thủ đúng nguyên tắc vơ khuẩn và quy trình
chăm sóc. [22]
Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện tuyến cuối chuyên ngành sản phụ khoa khu vực
phía Nam, do đó thường xun tiếp nhận các ca bệnh sản khó, hoặc sản phụ
có bệnh nền, bệnh mạn tính nặng. Đối với các trường hợp này thường có các
bất thường như chảy máu nhiều, dính nhiều, nhau tiền đạo, tiền sản giật, ối vỡ
lâu, vỡ tử cung… phải mất nhiều thời gian cho cuộc mổ, có thêm các xử trí
phát sinh như thắt động mạch cầm máu, may cầm máu, may phục hồi tử cung,
bóc tách gỡ dính, bóc nhau bằng tay, bóc u nang u xơ,… tất cả các yếu tố này
tiềm ẩn khả năng gây nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai nên cần được khảo sát mối
liên quan với nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai để tìm ra giải pháp sớm kiểm sốt

nhiễm khuẩn sau mổ.

Thông tin kết quả nghiên cứu

.


.�14

1.6.3. Các yếu tố môi trường, sự tuân thủ vô khuẩn:
Các yếu tố như môi trường ô nhiễm, việc tuân thủ vơ khuẩn trong các quy
trình, ngun tắc vơ khuẩn trong chăm sóc hậu sản hậu phẫu, y dụng cụ
khơng đảm bảo vô khuẩn, tuân thủ vệ sinh tay đều có thể gây ra hoặc làm tăng
thêm tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện. [22]
Hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn trong phẫu thuật ở bệnh viện Từ Dũ được
thực hiện thường quy: Bệnh viện kiểm soát việc tuân thủ rửa tay ngoại khoa
bằng giám sát vệ sinh tay phẫu thuật qua camera và hàng tháng cấy vi sinh
ngẫu nhiên bàn tay phẫu thuật viên trước và sau rửa, cấy vi sinh các bề mặt
trong phịng mổ và cấy vi sinh mơi trường bằng phương pháp đặt đĩa thạch,
các trường hợp có xuất hiện vi sinh bất thường đều được phản hồi đến phòng
mổ và được lưu ý khắc phục ngay. Kiểm tra vi sinh nước vô khuẩn để rửa tay
phẫu thuật định kỳ mỗi 6 tháng, kết quả 100% mẫu nước đạt (năm 2017).
Thực hiện bảng kiểm đối với bệnh nhân trước mổ được phòng mổ triển khai
từ 2016 và bảng kiểm được dán vào hồ sơ bệnh án. Tỷ lệ thực hiện trên 95%.
Trong đó, các nội dung được chú trọng như rửa âm hộ, âm đạo. Đặc biệt, lưu
thời gian sát khuẩn da bụng vùng phẫu thuật bằng betadin 10% phải đảm bảo
đủ thời gian 2 phút trước khi rạch da. Kiểm soát chất lượng y dụng cụ, đồ vải:
thực hiện tiệt khuẩn 100% các hộp dụng cụ và y trang mổ tại bệnh viện, song
song đó bệnh viện còn sử dụng áo mổ giấy sử dụng một lần (đã tiệt trùng, hạn
chế nguy cơ nhiễm bẩn). Chất lượng mẻ hấp được kiểm soát bằng các test

chuyên dụng như tets kiểm nhiệt, bowie disk test, test vi sinh theo lịch qui
định. Các bộ dụng cụ, đồ vải được đính kèm test kiểm tra chất lượng bên
trong và được khoa Xét nghiệm - Vi Sinh cấy kiểm tra vi sinh ngẫu nhiên
hàng tháng. Kết quả kiểm tra vi sinh về dụng cụ đều đạt yêu cầu.
Hoạt động cấy GBS tìm liên cầu nhóm B trong âm đạo của thai phụ, góp phần
kiểm sốt được nguy cơ nhiễm khuẩn và giảm ảnh hưởng đến thai nhi. Hiện
nay trên địa bàn thành phố Hồ chí Minh đã có một vài bệnh viện thực hiện

Thông tin kết quả nghiên cứu

.


.�15

được nội dung cấy GBS trong âm đạo thai phụ trước sinh như bệnh viện Mỹ
Đức, bệnh viện Hạnh Phúc. Tại bệnh viện Từ Dũ đang trong quá trình chuẩn
bị áp dụng, dự kiến sẽ thực hiện trong năm 2019.
Ngoài ra các yếu tố về dinh dưỡng (khẩu phần, thành phần dinh dưỡng) trong
thời gian hậu phẫu, tình trạng tăng cân trong thai kỳ,... cũng có ảnh hưởng
quan trọng đối với nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai. Nếu sử dụng chế độ dinh
dưỡng hợp lý sẽ giúp vết thương mau lành, sức khỏe hồi phục nhanh hơn. Bên
cạnh đó, dinh dưỡng cịn có vai trị tích cực trong phịng bệnh. Khi thực hiện
chế độ dinh dưỡng đúng và hợp lý sẽ giúp cho cơ thể duy trì khả năng miễn
dịch nhằm phòng tránh các bệnh nhiễm trùng và các bệnh do thiếu hoặc thừa
dinh dưỡng gây ra. Đối với người bệnh nằm viện, suy dinh dưỡng làm tăng tỉ
lệ biến chứng và tử vong, thời gian nằm viện kéo dài, do đó chi phí điều trị
tăng.

1.7.


Chẩn đốn nhiễm khuẩn bệnh viện: Để chẩn đoán nhiễm khuẩn

bệnh viện người ta thường dựa vào 2 tiêu chí là:
+ Có dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng tại vị trí nghi ngờ bị nhiễm khuẩn, có
kết quả xét nghiệm cận lâm sàng liên quan phù hợp. Kết quả nhuộm soi nuôi
cấy vi khuẩn từ bệnh phẩm tại vị trí nghi ngờ cho kết quả dương tính với vi
khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện [10].
+ Có kết luận chẩn đốn là nhiễm khuẩn bệnh viện do bác sỹ điều trị hoặc kết
luận hội chẩn chẩn đốn.
Một số trường hợp có thể coi là nhiễm khuẩn bệnh viện như: nhiễm khuẩn
mắc phải trong bệnh viện nhưng khơng có bằng chứng cho đến khi bệnh nhân
ra viện.

Thông tin kết quả nghiên cứu

.


×