Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 71 trang )

1

ỌC
N N
ỌC SƢ P
M
K OA K OA LỊC SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại
Thừa Thiên uế
Sinh viên thực hiện : inh Quốc Tuấn
Chuyên ngành : Cử nhân Lịch sử
Ngƣời hƣớng dẫn : Nguyễn Mạnh

à Nẵng, tháng 5/ 2013

ồng


2

MỤC LỤC

MỞ ẦU

1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN C UN


5

1.1. Lý luận chung về du lịch

5

1.1.1. Một số khái niệm

5

1.1.2. Đặc trưng của du lịch

8

1.1.3. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội

10

1.2. Du lịch sinh thái và sản phẩm du lịch sinh thái

12

1.2.1. Khái niệm du lịch sinh thái

12

1.2.2. Các điều kiện ảnh hưởng đến du lịch sinh thái

14


1.2.3. Ý nghĩa của phát triển du lịch sinh thái

15

Chƣơng 2: T ỰC TR N

V

SINH THÁI T
2.1. Tổng quan về tỉnh Thừa Thiên

Ả P ÁP P ÁT TR ỂN DU LỊC
T ỪA T

ÊN

UẾ

uế

20

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

20

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

25


2.2. Thực trạng phát triển du lịch tại Thừa Thiên

uế

26

2.2.1. Khách du lịch

26

2.2.2. Sản phẩm du lịch

27

2.2.3. Kết quả kinh doanh du lịch

28


3

2.3. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Thừa Thiên
uế

30

2.3.1. Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch sinh thái tại Thừa
Thiên Huế

30


2.3.2. Sự cần thiết phải phát triển du lịch sinh thái tại Thừa Thiên Huế

33

2.3.3. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Thừa Thiên Huế

34

2.3.4. Các tuyến điểm du lịch sinh thái tại Thừa Thiên Huế

38

2.4.

iải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Thừa Thiên

uế

2.4.1. Chiến lược phát triển du lịch sinh thái tại Thừa Thiên Huế

39
39

2.4.2. Nguyên tắc và yêu cầu đối với việc phát triển du lịch sinh thái tại Thừa
Thiên Huế

41

2.4.3. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Thừa Thiên Huế


46

2.4.4. Kiến nghị

56
KẾT LUẬN
DAN

MỤC T

58

L ỆU T AM K ẢO

P Ụ LỤC

ÌN

ẢN

60
62


4

DAN

MỤC BẢN


B ỂU

Bảng 1: Số lƣợt khách du lịch đến Thừa Thiên

uế từ năm 2010 đến 2012

Bảng 2: Doanh thu từ kinh doanh du lịch từ năm 2010 đến 2012
Bảng 3: Số lƣợng và thị phần khách du lịch sinh thái đến Thừa Thiên
uế giai đoạn 2005 - 2011
Bảng 4: Số lƣợng và thị phần khách du lịch du lịch sinh thái (giai đoạn
2005 đến 2011)


5

MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhắc đến Huế, thường thì người ta nhắc đến quần thể di tích cung đình triều
Nguyễn bao gồm đại nội và hệ thống lăng tẩm của 13 triều vua nhà Nguyễn được
coi là tour du lịch trọng điểm, điểm đến đầu tiên của nhiều khách du lịch khi đến
Huế. Gắn kết với tour du lịch này là nhiều tour văn hóa, ẩm thực. Du khách sẽ có cơ
hội tham dự một bữa tiệc trang trọng với nhiều nghi thức và món ăn của cung đình
Huế ngày xưa hay dạo chơi trên sơng Hương trong những đêm trăng thanh gió mát
cùng với những chiếc du thuyền rồng phượng và giọng ca ngọt ngào của người con
gái Huế.
Ngồi quần thể di tích Huế cịn có rất nhiều thắng cảnh đẹp và hấp dẫn khách
du lịch. Sông Hương và núi Ngự là những địa danh quen thuộc đã đi vào thơ văn
của bao nhiêu thế hệ làm say đắm lòng người. Đồi Vọng Cảnh – nơi mà chúa
Nguyễn thường đến vãn cảnh vào các buổi chiều tà – đúng như cái tên của nó, là

nơi mà du khách có thể ngắm nhìn sơng Hương lững lờ trơi trong ánh hồng hơn và
núi Ngự Bình trùng trùng điệp điệp thật hùng vĩ. Xi về phía nam là đỉnh Bạch Mã
có độ cao hơn 1500m, là vườn quốc gia với một hệ sinh thái đa dạng và nhiều kỳ
quan hấp dẫn và kỳ thú. Dưới chân Bạch Mã là biển Lăng Cô, nơi được biết đến với
một bãi biển dài cát trắng xóa và dịng nước xanh ngắt.
Như vậy ngồi những di sản văn hóa đã được thế giới công nhận, Thừa Thiên
Huế với những địa danh trên nếu khai thác tốt có thể phát triển mạnh mẽ du lịch
sinh thái. Tuy nhiên trên thực tế trong nhiều năm qua sự phát triển du lịch sinh thái
ở tỉnh vẫn cịn rất khiêm tốn, hồn tồn khơng tương xứng với tiềm năng của mảnh
đất này.
Là sinh viên học tập và nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa du lịch, tập làm quen
với nghiên cứu khoa học, biến quá trình đào tạo của Nhà trường thành quá trình tự
đào tạo của bản thân, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp


6

phát triển du lịch sinh thái tại Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngành du lịch ở Việt Nam phát triển mạnh trong khoảng 20 năm trở lại đây.
Nhưng việc nghiên cứu về các vấn đề du lịch vẫn còn hạn chế, đặc biệt là vấn đề du
lịch sinh thái. Trong vài năm gần đây, ở nước ta đã xuất hiện một số cơng trình
nghiên cứu về du lịch sinh thái như: “Hiện trạng và những định hướng cho công tác
qui hoạch phát triển du lịch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (1996-2010)” do
Viện nghiên cứu phát triển du lịch đồng bằng Sơng Cửu Long thực hiện. Cơng trình
này đã khẳng định Đồng bằng Sơng Cửu Long có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái
đặc biệt là du lịch trên sông nước.
Khóa luận “Thực trạng và giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái
tại Bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng” của sinh viên Hồ Sử Minh Tài Trường Đại học

Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã mơ tả những địa điểm có thế mạnh để phát triển du
lịch sinh thái tại Bán đảo Sơn Trà. Tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm
thu hút khách đến với Bán đảo này.
Phân viện điều tra qui hoạch rừng II đã xây dựng nhiều dự án đầu tư phát triển
vườn quốc gia, các khu Bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo tồn giá trị đa dạng sinh học
và khai thác du lịch sinh thái ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng
Sông Cửu Long, trong đó có các vườn quốc gia Tràm Chim (1999), Phú Quốc
(2001), U Minh Thượng (2001), khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (2002).
Các dự án này đã phác thảo các sản phẩm du lịch sinh thái cần được đưa vào khai
thác.
Một số giáo trình như “Du lịch sinh thái” của Lê Huy Bá; “Du lịch và du lịch
sinh thái” của Thế Đạt đã trình bày những lý luận về du lịch và du lịch sinh thái các
tác giả cũng khẳng định rằng phát triển du lịch sinh thái không những mang lại lợi
ích về kinh tế mà cịn có tác dụng to lớn về xã hội...
Những cơng trình trên đây là tài liệu quý giá giúp chúng tôi trong q trình
thực hiện khóa luận.


7

3. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động du lịch
sinh thái, trên cơ sở đó đánh giá tác động của hoạt động du lịch đối với kinh tế - xã
hội, văn hóa và mơi trường.
Nghiên cứu tiềm năng du lịch và thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Thừa
Thiên Huế, từ đó nêu ra những giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại
Thừa Thiên Huế.
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. ối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến du lịch sinh thái

như tiềm năng, giá trị, hoạt động du lịch,... tại Thừa Thiên Huế trong vòng 05 năm
gần đây.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các điểm du lịch sinh thái: Phá Tam Giang,
nhà vườn Phú Mộng - Kim Long, Khu du lịch Nam Đông, hồ Thủy Tiên – đồi
Thiên An,...
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các nguồn tư liệu sau:
- Tài liệu thành văn bao gồm các sách báo chuyên ngành, các cơng trình
nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước, khóa luận tốt nghiệp, tạp chí,…
- Tài liệu điền dã thu thập được thông qua việc đi thực tế tại các điểm du lịch
của tỉnh Thừa Thiên Huế và phỏng vấn một số cán bộ lãnh đạo và người dân địa
phương.
- Tài liệu internet
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài chúng tơi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp điều tra cộng đồng


8

- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thực địa
- Phương pháp phân tích tổng hợp
6. óng góp của đề tài
Là sinh viên bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học mong muốn
của chúng tơi là góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về du lịch và du lịch sinh
thái. Vai trò của du lịch trong việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Làm rõ

tiềm năng về du lịch sinh thái tại Thừa Thiên Huế. Chúng tôi cũng đề ra một số giải
pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái tại địa phương.
Mong muốn của chúng tôi là những kết quả của đề tài có thể là nguồn tư liệu
cho những ai quan tâm.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo khóa luận
được chia làm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại tỉnh Thừa Thiên
uế
Chƣơng 3:
uế

iải pháp để phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Thừa Thiên


9

Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Lý luận chung về du lịch
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Du lịch
Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến ở mọi nền kinh tế trên thế
giới, tuy nhiên con người vẫn chưa đưa ra được một khái niệm đầy đủ và toàn diện
về du lịch. Ở các quốc gia khác nhau hay đứng dưới các góc độ khác nhau, khái
niệm về du lịch được hiểu theo những cách khác nhau.
Theo cách hiểu truyền thống thì du lịch là hoạt động nhằm thỏa mãn tính tị mị
muốn tìm hiểu thế giới xung quanh, bên ngoài nơi sinh sống của họ, con người
muốn biết những nơi khác có cảnh quan ra sao, muốn biết về dân tộc, nền văn hóa,

động vật, thực vật và địa hình ở những vùng, quốc gia khác.
Dưới góc độ địa lý: Du lịch là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.
Dưới góc độ kinh tế: Du lịch là tổng hòa việc tổ chức và chức năng của nó
khơng chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách
tạo ra và của những khách vãng lai đến với một túi tiền đầy tiêu dùng trực tiếp,
trước hết trong khách sạn, và tiêu dùng gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thỏa
mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí (Picara Edmol).
Với cách nhìn hiện đại: Du lịch là một hiện tượng thời đại, dựa trên sự tăng
trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung quanh,
dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên (Guer Freuler).
Dưới góc độ tiếp cận cộng đồng: Du lịch là quan hệ tương hỗ do sự tương tác
của 4 nhóm: khách du lịch, đơn vị cung ứng, chính quyền và dân cư tại nơi du lịch
tạo nên (Coltman).
Năm 1963 tại hội nghị Liên hợp quốc về du lịch ở Roma đã đưa ra khái niệm
về du lịch thống nhất của tổ chức du lịch thế giới: “Du lịch là tổng hợp mối quan hệ,


10

hiện tượng và hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá
nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngồi nước họ với mục
đích hịa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Tóm lại, Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội bao gồm 2 nội dung chính:
Kinh tế: Đó là hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế từ kinh doanh nguồn tài
nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn.
Xã hội: là hoạt động giúp nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo
dục tình u thiên nhiên, tình u đất nước, u hịa bình và tình đồn kết.
1.1.1.2. Khách du lịch
Xuất phát từ định nghĩa về du lịch được xác định tại hội nghị Liên hợp quốc về

du lịch năm 1963 ở Roma, khách du lịch là những người hội tụ 3 tiêu chuẩn:
- Người đi khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình.
- Khơng phải theo đuổi mục đích kinh tế mà cụ thể là động cơ lao động kiếm
tiền.
- Thời gian và khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi du lịch, thời gian kéo dài
trong khoảng 24h đến 1 năm.
Khách du lịch là một trong 4 nhóm nhân tố chính, tham gia vào quá trình diễn
ra hoạt động du lịch: khách du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân tại địa
phương và chính quyền nơi đón khách du lịch.
Khách du lịch thường được chia thành: khách du lịch quốc tế và khách du lịch
nội địa. Tại điều 20, chương IV của Pháp lệnh du lịch Việt Nam ban hành năm
1999:
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại
Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.
“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vào Việt Nam du lịch và cơng dân Việt Nam, người nước ngồi cư trú tại Việt
Nam ra nước ngoài du lịch”.


11

1.1.1.3. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch, được tạo
nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng
các nguồn lực: cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng, một
quốc gia nào đó.
Nhóm các sản phẩm du lịch: xét theo q trình tiêu dùng của khách du lịch
trong hành trình du lịch thì chia thành các nhóm sản phẩm chính như:
- Du lịch vận chuyển.
- Du lịch lưu trú ăn uống.

- Dịch vụ tham quan giải trí.
- Hàng hóa tiêu dùng, đồ lưu niệm.
- Dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
Đặc trưng của sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch về cơ bản là khơng cụ thể, thành phần chính là dịch vụ (80 –
90% về giá trị). Do vậy việc đánh giá chất lượng của sản phẩm du lịch thường mang
tính chủ quan, phụ thuộc du khách.
Sản phẩm du lịch thường tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch như
biển, núi, rừng, sông, suối, thác ghềnh…, hay du lịch văn hóa như: lễ hội, chùa
chiền, di tích lịch sử…
Do hoạt động du lịch gắn liền với yếu tố tài nguyên tại một vùng, một địa
phương nhất định nên sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển được, khơng thể đưa
sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến nơi
có sản phẩm du lịch để thỏa mãn như cầu của mình thơng qua việc tiêu dùng sản
phẩm du lịch. Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch trùng nhau về
không gian và thời gian. Chúng không thể cất đi và tồn kho như các loại hàng hóa
khác.


12

1.1.2. Đặc trưng của du lịch
1.1.2.1. Du lịch mang tính kinh tế
Ngành du lịch là ngành mà mục tiêu cơ bản của nó là ở chỗ thơng qua thúc
đẩy, xúc tiến cung cấp hàng hoá và dịch vụ du lịch để tạo thu nhập của nền kinh tế
quốc dân. Tuy nhiên cấu tạo chủ yếu của ngành du lịch là các doanh nghiệp du lịch,
các doanh nghiệp này thực hiện các hoạt động kinh doanh du lịch, do đó mục tiêu
cuối cùng là tối đa hố lợi nhuận. Vì vậy ngành du lịch phải tiến hành hạch toán
kinh tế. Với quan niệm này, về cơ bản ngành du lịch phải là ngành mang rõ nét tính
kinh tế.

1.1.2.2. Du lịch mang tính tổng hợp
Hoạt động du lịch là hoạt động mang tính tổng hợp, trong q trình hoạt động
du lịch, khách du lịch có các nhu cầu về đi lại ăn ở, du ngoạn, vui chơi giải trí, mua
sắm,… Để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của kinh doanh du lịch địi hỏi phải có
các ngành nghề khác nhau cùng sản xuất và cung ứng các sản phẩm và dịch vụ cho
khách du lịch như: cung cấp, tư vấn tin tức, cung cấp các tuyến điểm du lịch, cung
cấp phương tiện giao thông, cung cấp nhà nghỉ cho du khách… Các sản phẩm và
dịch vụ này không phải là những sản phẩm độc lập, riêng biệt mà là một “chuỗi
dịch vụ” vừa kết hợp với nhau vừa đan xen với nhau, vừa lặp đi lặp lại nhiều lần. Vì
thế, sản phẩm và dịch vụ du lịch phải là sản phẩm tổng hợp của sự phối hợp liên
ngành như công ty du lịch, đơn vị bán hàng lưu niệm du lịch… đồng thời bao gồm
các đơn vị sản xuất của các ngành như dệt, xây dựng… và một số cơ sở sản xuất tư
liệu phi vật chất như văn hoá, giáo dục, khoa học kĩ thuật, y tế, tài chính, hải quan,
bưu điện… cuối cùng phải được khách du lịch chấp nhận.
1.1.2.3. Du lịch mang tính phục vụ
Vì sản phẩm du lịch chủ yếu cung cấp dịch vụ thoả mãn nhu cầu khách du lịch
như: dịch vụ thiết kế các chương trình du lịch, dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ vận
chuyển khách bằng các phương tiện khác nhau, dịch vụ làm thủ tục liên quan tới
quá trình du lịch, dịch vụ cho thuê chỗ trọ, dịch vụ phục vụ ăn uống… Do đặc điểm


13

của dịch vụ là sản phẩm phi vật chất, vô hình, khơng nhìn thấy được, khó nhận biết
được bằng các giác quan, đồng thời chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động như
nguồn cung cấp dịch vụ, người mua dịch vụ (khách du lịch); quá trình sản xuất và
tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời, nên cung cầu dịch vụ không thể tách rời nhau
được; dịch vụ không thể tổ chức sản phẩm trước, không thể lưu kho, hoặc dự trữ sử
dụng dần.
1.1.2.4. Du lịch mang tính thời vụ

Tính thời vụ thể hiện ở thời gian hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao
trong năm, xảy ra dưới tác động của một số yếu tố xác định, có yếu tố mang tính tự
nhiên (sự thay đổi của thời tiết, khí hậu, sự vận động của mặt trời, mặt trăng, sự
thay đổi bốn mùa), có yếu tố mang tính kinh tế - xã hội, tổ chức kĩ thuật, có yếu tố
mang tính tâm lý… thể hiện ở nhiều loại hình du lịch, nhất là ở các loại hình du lịch
nghỉ biển, thể thao theo mùa.
1.1.2.5. Du lịch mang tính quốc tế
Cùng với sự phát triển của du lịch quốc tế, việc tìm mọi cách để thu hút khách
nước ngồi tới nước mình du lịch đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều
nước trên thế giới, nếu muốn ngành du lịch phát triển. Bởi vì kinh doanh du lịch
quốc tế không chỉ tăng thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước, góp phần xây dựng cơ sở
vật chất kĩ thuật cho đất nước. Ngoài ra sự phát triển của du lịch quốc tế cịn có ý
nghĩa quan trọng đến việc mở rộng, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau vì tình hữu
nghị của nhân dân các nước, thúc đẩy giao lưu khoa học kĩ thuật văn hố theo các
hướng: kí kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước, các tổ chức và hãng du lịch,
tham gia các tổ chức quốc tế về du lịch.
1.1.2.6. Du lịch mang tính nhạy cảm
Trong cung cấp dịch vụ cho khách du lịch cần bố trí chính xác về thời gian, có
kế hoạch chu đáo, chi tiết về nội dung hoạt động du lịch, cần phải kết hợp hữu cơ,
chặt chẽ giữa các khâu đi lại, ăn nghỉ, du ngoạn, vui chơi giải trí, mua sắm… Chỉ
cần một khâu nào đó để xảy ra trục trặc ngồi ý muốn thì có thể gây nên hàng loạt


14

phản ứng dây chuyền, làm mất sự phối hợp nhịp nhàng về cung cấp của toàn ngành
du lịch, ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu và lợi ích kinh tế của ngành du lịch.
Ngoài ra, các yếu tố thiên nhiên, chính trị, kinh tế và xã hội v.v… đều ảnh hướng
đối với ngành du lịch dẫn tới sự đình đốn du lịch như: động đất, biến đổi khí hậu ,
dịch bệnh…

1.1.2.7. Du lịch mang tính phụ thuộc
Tính phụ thuộc của ngành trước hết biểu hiện ở sự phát triển du lịch của mỗi
quốc gia mang tính định hướng tài nguyên du lịch. Một trong những điều kiện quan
trọng để phát triển du lịch cần có là tài nguyên du lịch phải độc đáo, hấp dẫn. Hơn
nữa, tính phụ thuộc của ngành du lịch cịn biểu hiện ở tính phục thuộc vào trình độ
phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nguồn khách là yếu tố sống còn của ngành du
lịch, mà việc thu hút khách được quyết định bởi trình độ phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia hoặc khu vực; và ngược lại, trình độ kinh tế nước tiếp đón lại quyết định
tới khả năng tiếp đón đối với khách du lịch và ảnh hưởng tới chất lượng các dịch vụ
ở mức độ nhất định. Biểu hiện khác nữa về tính phụ thuộc đó là sự phụ thuộc vào sự
hợp tác toàn diện, sự phát triển hợp lý giữa các ngành, nghề có liên quan tới du lịch.
Bất cứ một ngành nghề nào đó có liên quan tới du lịch mà tuột khỏi “mắt xích” thì
hoạt động kinh doanh của ngành du lịch sẽ khó có thể đạt được kết quả như mong
muốn.
1.1.3. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội
1.1.3.1. Đối với phát triển kinh tế
Du lịch có ảnh hưởng rõ nét lên nền kinh tế của địa phương thông qua tác động
qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch. Quá trình này tác
động lên lĩnh vực phân phối, lưu thơng và do vậy có ảnh hưởng đến lĩnh vực khác
nhau của quá trình tái sản xuất xã hội. Du lịch đóng góp phần quan trọng trong GDP
của vùng, nơi có hoạt động du lịch phát triển.
Hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán cân thu chi của khu vực và đất
nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước du lịch làm tăng thêm nguồn


15

thu ngoại tệ cho đất nước đến. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với
những quốc gia có nhiều người đi du lịch nước ngồi. Trong phạm vi một đất nước,
cán cân thu chi được thực hiện giữa các vùng có trình độ kinh tế khác nhau, tuy

không làm biến đổi cán cân kinh tế của đất nước song có tác dụng điều hịa nguồn
vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự
phát triển kinh tế của vùng du lịch, đặc biệt là đối với các vùng sâu vùng xa.
Khi một địa phương trở thành một địa điểm du lịch thì các ngành kinh tế khác
cũng được kích thích phát triển, đặc biệt là nơng nghiệp và cơng nghiệp chế biến…
ngành cung cấp hàng hóa cho du lịch. Bên cạnh đó do các địi hỏi cao của khách du
lịch nên có hàng hóa được sản xuất ra phải đảm bảo về mặt chất lượng, buộc các
đơn vị sản xuất phải quan tâm đầu tư trang thiết bị và sử dụng cơng nhân có tay
nghề cao.
Du lịch quốc tế cũng đem lại nguồn lợi xuất khẩu tại chỗ được nhiều mặt hàng
không phải qua nhiều khâu nên tiết kiệm được chi phí. Đồng thời du lịch cũng là
hoạt động xuất khẩu tại chỗ nên có thể xuất được cả những mặt hàng dễ hư hỏng mà
ít bị rủi ro như hoa quả, rau tươi…, các mặt hàng được tiêu thụ tại chỗ nên khơng
cần đóng gói, bảo quản phức tạp.
1.1.3.2. Đối với phát triển xã hội
Đối với xã hội, du lịch có vai trị giữ gìn, phục hồi sức khỏe và tăng cường sức
sống cho con người. Trong một chừng mực nào đó thì du lịch có tác dụng hạn chế
bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động cho con người.
Những chuyến du lịch tại các di tích lịch sử, các cơng trình văn hóa, các khu
thắng cảnh thiên nhiên có tác dụng giáo dục tinh thần yêu thiên nhiên, yêu văn hóa
của đất nước. Khi tiếp xúc trực tiếp với các cơng trình này, du khách mới thực sự
cảm nhận được giá trị to lớn của chúng.
Khi đi du lịch mọi người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau hơn,
nhờ đó du lịch là cơ hội tăng cường tình đồn kết cộng đồng. Mỗi chuyến du lịch


16

còn thường để lại cho du khách một số kinh nghiệm, tăng vốn hiểu biết về địa lý và
kiến thức văn hóa nói chung.

Ngành du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác,
do đó nhu cầu về lao động tại địa phương sẽ tăng thêm nhằm phục vụ cho nhu cầu
về nhân công của bản thân ngành du lịch và cả các ngành kinh tế khác, thơng qua đó
tạo thêm việc làm, giảm bớt nạn thất nghiệp, nâng cao mức sống cho người dân.
Phát triển du lịch cịn có ý nghĩa lớn khi nó làm sống lại những ngành nghề thủ
cơng truyền thống. Bởi hiện nay du lịch văn hóa các làng nghề rất được du khách ưa
thích, vì tâm lý muốn tìm hiểu cuộc sống văn hóa, lao động của người dân bản địa
nơi họ đến thăm. Đồng thời du khách mỗi khi đi du lịch tại một địa phương nào đó
thường muốn mua một vài sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm thủ công để làm kỉ niệm
hay làm quà cho người thân, bạn bè.
1.2. Du lịch sinh thái và sản phẩm du lịch sinh thái
1.2.1. Khái niệm du lịch sinh thái
“Du lịch sinh thái” (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã thu hút
được sự quan tâm của nhiều người, thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái
niệm rộng, được hiểu từ nhiều góc độ khác nhau. Đối với một số người du lịch sinh
thái được hiểu đơn giản là sự kết hợp của 2 từ ghép “du lịch” và “sinh thái” vốn đã
quen thuộc. Song đứng ở góc độ nhìn rộng hơn, tổng qt hơn thì một số người
quan niệm du lịch sinh thái là du lịch thiên nhiên, là khái niệm mà trong thực tế đã
có từ đầu những năm 1800. Với khái niệm này, mọi hoạt động du lịch có liên quan
đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi… đều được hiểu là du lịch sinh thái.
Có thể nói cho đến nay khái niệm về du lịch sinh thái vẫn còn được hiểu theo
nhiều nghĩa khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, mặc dù những
tranh luận vẫn còn tiếp tục để đi đến một số định nghĩa chung được chấp nhận về du
lịch sinh thái, nhưng đa số các ý kiến tại diễn đàn quốc tế chính thức về du lịch sinh
thái đều cho rằng: “du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ
cho các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái”. Du khách sẽ


17


được hướng dẫn tham quan, được lý giải về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm
nhận được những giá trị thiên nhiên và văn hóa mà khơng gây ra những tác động có
hại đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa.
Về nội dung, du lịch sinh thái là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm, đưa du
khách tới những mơi trường cịn tương đối ngun vẹn, về các vùng thiên nhiên
hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hóa bản
địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn phát triển đối
với tự nhiên và cộng đồng địa phương. Nói một cách khác, du lịch sinh thái là loại
hình du lịch với những hoạt động có nhận thức mạnh về thiên nhiên và ý thức trách
nhiệm đối với xã hội. Ở đây thuật ngữ “Du lịch trách nhiệm” luôn gắn liền với khái
niệm du lịch sinh thái. Vậy du lịch sinh thái là hình thức du lịch trách nhiệm, khơng
làm ảnh hưởng đến các ý nghĩa bảo tồn thiên nhiên, khơng ảnh hưởng đến mơi
trường mặt khác cịn góp phần vào việc duy trì, phát triển cuộc sống cộng đồng
người dân địa phương.
Một số cách hiểu về Du lịch sinh thái:
Theo tổ chức bảo tồn thực vật hoang dã (World Wide Fund): Du lịch sinh thái
đề cập tới các hoạt động du lịch đi tới những khu vực tự nhiên hoang dã, gây tác
động tối thiểu tới môi trường tự nhiên và cuộc sống của các loài động thực vật
hoang dã trong khi mang lại một số lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương và
những người địa phương phục vụ tại đó.
Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): Du lịch sinh thái là loại hình du lịch
được thực hiện tại những khu vực tự nhiên cịn ít bị can thiệp bởi con người, với
mục đích chính là để chiêm ngưỡng, học hỏi về các loài động thực vật cư ngụ trong
khu vực đó, giúp giảm thiểu và tránh được các tác động tiêu cực tới khu vực mà
khách đến thăm. Ngoài ra du lịch sinh thái phải đóng góp vào cơng tác bảo tồn
những khu vực tự nhiên và phát triển những khu vực cộng đồng lân cận một cách
bền vững đồng thời phải nâng cao được khả năng nhận thức về môi trường và công
tác bảo tồn đối với mỗi người dân địa phương và du khách đến thăm.



18

Theo hội thảo xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển du lịch sinh thái
9/1999 tại Hà Nội: Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và
văn hóa địa phương, có tính giáo dục mơi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo
tồn và phát triển với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
1.2.2. Các điều kiện ảnh hưởng đến du lịch sinh thái
1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên về du lịch sinh thái
Nhân tố chính của du lịch sinh thái chính là các điều kiện tự nhiên, cảnh quan
thiên nhiên tại địa phương. Du khách đến với du lịch sinh thái của một địa phương
với mục đích tham quan, ngắm cảnh hay khám phá một hệ sinh thái hoang sơ nào
đó. Mục đích này chỉ thực sự được thoả mãn khi địa điểm du lịch sinh thái có điều
kiện tự nhiên phong phú và đa dạng. Nên du lịch sinh thái muốn phát triển tốt cần
phải có điều kiện tự nhiên về du lịch sinh thái thuận lợi.
1.2.2.2. Các yếu tố kinh tế xã hội của địa phương cũng như của cả nước và thế
giới
Hoạt động du lịch là hoạt động mang tính tổng hợp. Phát triển kèm theo nó là
hàng loạt các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu ăn ở, đi lại, du ngoạn, vui chơi giải trí,
mua sắm của du khách… Để đáp ứng được các nhu cầu này đòi hỏi các ngành kinh
tế khác nhau phải cùng sản xuất và cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho khách du
lịch. Các ngành nghề kinh doanh này là một phần quan trọng của nền kinh tế xã hội
tại một địa phương. Khi nền kinh tế xã hội phát triển mạnh, kéo theo đó là các hoạt
động sản xuất kinh doanh này cũng phát triển mạnh, đáp ứng một cách đầy đủ và
kịp thời nhu cầu phong phú đa dạng của du khách.
1.2.2.3. Sự quan tâm của các cấp chính quyền và của các doanh nghiệp tư
nhân trong và ngồi nước
Các doanh nghiệp tư nhân chính là những người trực tiếp hoạt động để tạo ra
sản phẩm du lịch sinh thái. Sự quan tâm đầu tư phát triển của các doanh nghiệp
trong nước hay ngoài nước là nhân tố chính để tạo nên những sản phẩm du lịch sinh
thái đa dạng, độc đáo và thu hút khách du lịch. Nhưng hoạt động kinh tế cũng như



19

các hoạt động khác đều phải được tiến hành dưới những nguyên tắc, những yêu cầu
nhất định. Các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý chính là những người tạo nên
một môi trường kinh doanh thuận lợi, đồng thời cũng ban hành một hệ thống luật
pháp để điều hành hoạt động của các doanh nghiệp đi theo một định hướng nhất
định, đạt mục tiêu phát triển du lịch sinh thái.
1.2.2.4. Ý thức phát triển và bảo vệ du lịch sinh thái của người dân
Các địa điểm du lịch sinh thái mặc dù nằm ở những nơi hoang sơ nhưng thường
gắn với cuộc sống của người dân bản địa. Đó có thể là những người có trình độ,
được tiếp xúc với văn hố hiện đại, nhưng đó cũng có thể là những nhóm người dân
tộc thiểu số, cuộc sống du canh du cư. Nạn phá rừng, đốt nương làm rẫy của nhóm
người này ảnh hưởng rất lớn tới nguồn tài nguyên thiên nhiên du lịch sinh thái. Nên
ý thức và trình độ hiểu biết của người dân rất quan trọng đối với trường hợp này.
Phát triển du lịch sinh thái phải đồng thời với việc xây dựng một ý thức phát triển
và bảo vệ du lịch sinh thái của người dân bản địa.
1.2.3. Ý nghĩa của phát triển du lịch sinh thái
1.2.3.1. Phát triển du lịch sinh thái góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên
Các khách du lịch xác định nhu cầu du lịch của mình là tìm hiểu và thưởng
ngoạn các hệ sinh thái. Ý thức đúng đắn của khách du lịch giúp họ cân nhắc và suy
nghĩ trước mỗi hành động có khả năng tác động tới mơi trường xung quanh. Từ đó
nảy sinh một khuynh hướng sẵn sàng đóng góp bằng những nguồn lực mà họ có: tài
chính, kiến thức nghiên cứu khoa học để bảo vệ tài nguyên môi trường, để các hệ
sinh thái tại nơi mà họ đến tham quan được bền vững và ngày một tốt hơn. Các nhà
kinh doanh du lịch cũng đóng góp tài chính cho chính quyền sở tại, những nơi quản
lý các tài nguyên du lịch sinh thái bằng những khoản thuế và lệ phí thu được từ hoạt
động kinh doanh du lịch của mình. Bên cạnh đó, những tiêu chí và địi hỏi cao hơn
của du lịch sinh thái đối với cơng tác bảo vệ mơi trường, gìn giữ các hệ sinh thái

khiến các nhà kinh doanh du lịch sinh thái phải chuẩn bị kĩ lưỡng và đưa ra những
yêu cầu cao hơn đối với hướng dẫn viên và với chính các khách du lịch mà mình
phục vụ.


20

Bên cạnh đó, phát triển du lịch sinh thái cũng góp phần giáo dục nâng cao ý
thức cộng đồng dân cư địa phương trong bảo vệ môi trường sinh thái. Vì chính cộng
đồng dân cư địa phương là người bạn và là người “chủ” của các hệ sinh thái trong
môi trường tự nhiên nên họ cần được giáo dục về cách thức bảo vệ môi trường tự
nhiên. Tăng cường quá trình nhận thức của người dân địa phương bằng việc xác
định quyền làm chủ và trách nhiệm của bản thân họ đối với mơi trường sinh thái
xung quanh. Q trình này làm cho dân cư địa phương hiểu được rằng: Tài nguyên
sinh thái mà họ đang có là những tài sản vô cùng quý giá, giúp thay đổi cuộc sống
của họ theo hướng tích cực. Chính họ là những người sẽ quyết định vận mệnh cuộc
sống của họ trong việc khai thác các giá trị tài nguyên du lịch sinh thái vào đúng
mục đích và phù hợp với nguyện vọng của họ.
1.2.3.2. Phát triển du lịch sinh thái góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa địa
phương.
Văn hóa địa phương mang đậm màu sắc và tồn tại cùng với các hệ sinh thái
của môi trường thiên nhiên xung quanh. Mỗi lồi động thực vật đều chịu ảnh hưởng
của mơi trường đã sinh ra nó. Cộng đồng dân cư địa phương cũng là một phần trong
hệ sinh thái, họ cũng chịu những ảnh hưởng tương tự từ môi trường. Nên họ phải tự
xây dựng cho mình những bản sắc văn hóa riêng bị ảnh hưởng nhiều bởi thiên nhiên
và hệ sinh thái bao quanh.
Chính các giá trị văn hóa địa phương là yếu tố thu hút sự tìm hiểu của các
khách du lịch sinh thái đối với môi trường thiên nhiên. du lịch sinh thái ra đời,
khuyến khích cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào hoạt động du lịch theo
hướng tích cực, sử dụng những giá trị văn hóa của mình cũng như những tài sản q

giá trong trao đổi giao lưu với các nền văn hóa khác. du lịch sinh thái xác định cộng
đồng dân cư địa phương giao lưu, trao đổi văn hóa với bên ngồi nhưng khơng để bị
đồng hóa. Người dân địa phương phải hiểu rằng chính những nét văn hóa riêng có
của họ mới là cái thu hút khách du lịch trong mối quan hệ với môi trường thiên
nhiên xung quanh họ.


21

Du lịch sinh thái cũng chỉ ra cách kinh doanh du lịch mà khơng xâm hại tới
văn hóa địa phương. Việc khai thác các giá trị văn hóa địa phương thu hút và để lại
ấn tượng cho khách du lịch phải được thực hiện đúng cách. Điều này được thể hiện
rõ trong các quy định thực hiện đối với những nhà kinh doanh du lịch sinh thái.
1.2.3.3. Phát triển du lịch sinh tháigóp phần đạt được các mục tiêu phát triển
xã hội.
Mục tiêu phát triển xã hội hết sức cần thiết cho mỗi cộng đồng dân cư địa
phương. du lịch sinh thái được đánh giá cao bởi tính khắt khe trong các yêu cầu
thực hiện của nó. Những người tham gia vào du lịch sinh thái ln hiểu rằng muốn
gìn giữ các hệ sinh thái thiên nhiên, văn hóa bản địa ở nơi đến tham quan, việc cần
làm trước tiên là hỗ trợ cộng đồng dân cư địa phương tại điểm đến tham quan có
mức phát triển trên các mặt đời sống xã hội, giáo dục, y tế, kinh tế thỏa mãn nhu
cầu của họ và tương đương với các vùng, miền lân cận.
Du lịch sinh thái còn giúp cộng đồng dân cư địa phương phát triển về mặt xã
hội thơng qua trao đổi văn hóa theo hướng tích cực. Hiện tượng người dân địa
phương bị thu hút, thậm chí vứt bỏ bản sắc văn hóa của mình để chạy theo những
lối sống mới của khách du lịch đang diễn ra. Du lịch sinh thái tác động, nâng cao
nhận thức của những người dân địa phương, giúp họ hiểu được rằng phát triển xã
hội nhưng phải gìn giữ bản sắc văn hóa riêng có của họ, tránh hịa trộn với văn hóa
của thế giới bên ngồi. Vì văn hóa chính họ mới là thế mạnh để hấp dẫn khách du
lịch, xây dựng kinh tế và tiếp đến mới là nền tảng để phát triển các mặt xã hội khác.

1.2.3.4. Phát triển du lịch sinh thái góp phần đạt được các mục tiêu tăng
trưởng kinh tế
Hiệu quả kinh tế là các yếu tố quyết định chung đối với các tổ chức cá nhân
tham gia du lịch sinh thái, đặc biệt là mục tiêu đối với các nhà kinh doanh du lịch.
Du lịch sinh thái được đưa ra như một lựa chọn mới cho bất cứ Chính phủ của
quốc gia trên thế giới đang sở hữu nhiều tài nguyên tự nhiên và nhân văn quý giá.
Mặc dù các nhà kinh doanh du lịch sinh thái khơng thốt khỏi động cơ lợi nhuận để
tồn tại và phát triển nhưng cách làm và cách suy nghĩ trong việc khai thác tài


22

nguyên của các hệ sinh thái để phục vụ du lịch lại hoàn toàn khác với các nhà kinh
doanh du lịch đại trà. Các nhà kinh doanh thường hướng tới và thực hiện du lịch
sinh thái phải tuân thủ những nguyên tắc, yêu cầu mang tính đạo đức và trách nhiệm
cao. Những yêu cầu này mang tính chuẩn mực và địi hỏi cao với mục tiêu chính là
gìn giữ và bảo tồn các đặc tính tự nhiên của các hệ sinh thái bao gồm các lồi động
thực vật trong đó, các giá trị văn hoá, phong tục tập quán truyền thồng của những
người dân địa phương sinh ra và cùng tồn tại với các hệ sinh thái đó. Chính vì vậy,
trong q trình hoạt động, các nhà kinh doanh ln tìm những phương án hiệu quả
nhất, trung hồ những u cầu khắt khe của du lịch sinh thái với mục tiêu lợi nhuận
của mình.
Du lịch sinh thái mang lại các lợi ích kinh tế tương tự như các loại hình du lịch
khác.
Một địa điểm du lịch sinh thái thường có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí phát
triển “ăn theo”. Đó có thể là các cơ sở ăn uống, nhà hàng khách sạn nghỉ ngơi, các
trung tâm mua sắm hay các dịch vụ giải đáp thông tin… Các hoạt động này có mục
đích thoả mãn các nhu cầu đa dạng của du khách. Có thể nói, sự phát triển của du
lịch sinh thái mang lại một hiệu quả số nhân trong kinh tế. Vì kéo theo nó là sự phát
triển của hàng loạt các hoạt động kinh doanh, dịch vụ bổ trợ cho du lịch nói chung

và du lịch sinh thái nói riêng. Biểu hiện cụ thể:
- Làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương phát triển du lịch. Nguồn
thu này được lấy từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở kinh doanh du lịch
thuộc quản lý trực tiếp của địa phương. Đặc biệt trong loại hình du lịch đón và phục
vụ khách quốc tế, thu nhập quốc dân được tăng lên dựa trên số thu bằng ngoại tệ,
đóng góp vai trị to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
- Là loại hình xuất khẩu hiệu quả nhất vì đó là loại hình xuất khẩu tại chỗ
(khơng cần phải chun chở, khách hàng phải tự tìm đến để được thoả mãn nhu
cầu) và vơ hình (hàng hố dịch vụ trong nhiều trường hợp chỉ là cảnh quan, thiên
nhiên, khí hậu hay tính độc đáo của các hệ sinh thái, phong tục tập quán của cộng
đồng dân cư địa phương).


23

- Góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo. Vì chính u cầu hỗ
trợ liên ngành trong hoạt động du lịch là cơ sở cho các ngành khác phát triển. Chính
du lịch giúp nền kinh tế trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá.
- Mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng: đường xá, hệ thống điện nước, thông tin
liên lạc. Đây là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội tại điểm đến tham quan.


24

Chƣơng 2:
T ỰC TR N

V

Ả P ÁP P ÁT TR ỂN DU LỊC

T ỪA T

2.1. Tổng quan về tỉnh Thừa Thiên

ÊN

SN

T Á T

UẾ

uế

2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam,
thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và giáp biển Đơng. Phía
Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường biên dài 111,671 km tiếp giáp
với các huyện Hải Lăng, Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Phía Nam, tỉnh
có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam dài 56,66km, với huyện Hòa
Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km. Phía Tây, ranh giới tỉnh kéo dài từ điểm
phía Bắc (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh
Quảng Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) dài 87,97km. Phía Đơng,
tiếp giáp với biển Đơng theo đường bờ biển dài 120km.
Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục
hành lang Đông – Tây nối Thái Lan – Lào – Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên
Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là nơi

giao thoa giữa điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của cả hai miền Nam – Bắc.
Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục
đào tạo, y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung.
Bờ biển của tỉnh dài 120km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu
18 – 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với cơng suất lớn, có cảng hàng
không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo
tỉnh, có 81km biên giới với Lào.


25

Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế phát triển
sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế – xã hội với các tỉnh trong cả nước
và quốc tế
Khí hậu: Thừa Thiên Huế chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng. Ở
đây luôn luôn diễn ra sự giao tranh giữa các khối khơng khí xuất phát từ các trung
tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ
phía Đơng lấn vào từ phía Nam di chuyển lên.
Bên cạnh vị trí địa lý, các đặc điểm địa hình, đặc biệt là độ cao, hướng các dãy
núi chính, độ che phủ rừng cũng có vai trị rất quan trọng trong sự phân hóa khí hậu
theo từng vùng, lãnh thổ cụ thể. Sự phân bố lần lượt từ Tây sang Đông núi trung
bình, núi thấp, gị đồi, đồng bằng, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển, trong đó
đồi núi chiếm gần 75,9% diện tích tự nhiên của tỉnh đã gây ra sự giảm dần nhiệt độ
khơng khí từ Đơng sang Tây, gia tăng lượng mưa từ Đông sang Tây và từ Bắc
xuống Nam. Lượng mưa gia tăng ở miền núi trung bình phía Tây và Tây Nam có
liên quan chặt chẽ đến hướng các dãy núi chính. Các dãy núi trung bình Tây A
Lưới, động Ngại, Đơng A Lưới - Nam Đông nằm theo hướng Tây bắc - Đông Nam
nối liền dãy núi trung bình á vĩ tuyến Bạch Mã - Hải Vân tạo thành bức tường vòng
cung thiên nhiên chắn gió Tây Nam khơ nóng vào mùa hè và đón gió Đơng Bắc về

mùa đơng. Đối với gió mùa Đơng Bắc bức tường vịng cung đón gió này vừa
chuyển hướng gió từ Đơng Bắc sang Tây Bắc, vừa ngưng tụ hơi ẩm lại ở sườn phía
Đơng và sườn phía Bắc gây ra mưa lớn tại A Lưới - Nam Đông - Bạch Mã - Phú
Lộc và là một trong các trung tâm mưa địa hình vào loại lớn ở nước ta. Nếu như dãy
Trường Sơn đón gió Đơng Bắc gây mưa lớn vào mùa đơng thì cũng dãy núi này lại
giữ ẩm gây mưa lớn ở phía Tây Trường Sơn và tạo gió Tây Nam khơ nóng vào mùa
hè trên lãnh thổ này.
Địa hình: Tồn bộ lãnh thổ kéo dài theo phương tây bắc – đông nam, cả những
dãy núi và vùng đồng bằng đều chạy song song với đường bờ biển và thấp dần từ


×