Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tình hình phát triển du lịch huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2005 2011 định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ

----

TRẦN THỊ HƯỜNG

Tình hình phát triển du lịch huyện Đức Thọ,
tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 - 2011. Định hướng
và giải pháp phát triển đến năm 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM ĐỊA LÝ

1


Để hồn thành khố luận tốt nghiệp này, em đã nhận được
sự giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà trường, các thầy cơ giáo, gia
đình , bạn bè và người thân.
Em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Sư phạm – Đại
học Đà Nẵng, khoa Địa lý đã tạo điều kiện để cho em hoàn thành
đề tài này.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Thầy
giáo Th.S Nguyễn Thanh Tưởng đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ
em trong suốt q trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đoàn thể đã cung cấp
cho tơi những tài liệu để hồn thành đề tài này.
Con cám ơn cha mẹ, anh chị - Là điểm tựa vững chắc cho
con trong suốt những chặn đường qua .
Cám ơn các bạn trong lớp đã giúp đỡ tơi trong thời gian học


tập và làm khố luận này.
Do thời gian làm khóa luận có hạn, nên chắc chắn sẽ
khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp của q Thầy Cơ để bài khóa luận của em được
hồn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Sinh viên

Trần Thị Hường
2


3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, đời sống của con người ngày càng cao nên họ có nhu cầu được thoả
mãn về tinh thần như vui chơi, giải trí và du lịch. Du lịch đã trở thành một nhu cầu
không thể thiếu được trong đời sống văn hóa xã hội và đóng một vai trị quan trọng
trong nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Là một quốc gia có sơng dài, biển rộng,
tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng nên trong những năm gần đây du lịch ở Việt
Nam không ngừng được chú trọng phát triển, trở thành ngành kinh tế mang lại hiệu
quả kinh tế cao, nguồn thu ngoại tệ lớn, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Ngoài ra du lịch cịn góp phần thúc đẩy sự hợp tác giao lưu mọi mặt giữa nước ta và
các nước trên thế giới.
Hà Tĩnh là cửa ngõ của tuyến du lịch “Con đường di sản” với một vị trí chiến
lược nằm trên con đường huyết mạch xuyên Việt. Toàn bộ lãnh thổ của Hà Tĩnh thuộc
vùng du lịch Bắc Trung Bộ, nơi đây có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Với
những điều kiện đó trong những năm vừa qua Hà Tĩnh đã khơng ngừng phát triển

ngành du lịch.
Cùng hịa vào với sự phát triển ngành du lịch của tỉnh, huyện Đức Thọ cũng đã
và đang ngày càng phát triển mạnh ngành kinh tế này. Huyện được bao bọc bởi núi,
sông, một địa thế sơn thủy hữu tình với nhiều di tích và danh thắng nổi tiếng. Đất và
người nơi đây đã trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngồi nước. Với
diện tích 20.904 km2, dân số 104.452 người, huyện Đức Thọ có tiềm năng du lịch khá
phong phú. Về tài nguyên du lịch tự nhiên có danh thắng đẹp như cảnh quan núi Tùng
sông La, bến Tam Soa,… Về tài nguyên du lịch nhân văn đó là các di tích lịch sử văn
hóa như khu lưu niệm Trần Phú, chùa Am, chùa Hoa Lâm, các lễ hội truyền thống như
lễ hội đền Thái Yên, hội hát ghẹo và tục ăn cá gỏi ở Mỹ Xuyên, hội đua thuyền ở sông
La … các làng nghề truyền thống như nghề làng mộc Thái n, làng đóng thuyền
Trường Xn. Ngồi ra, du khách còn được thưởng thức những làn điệu dân ca nặng
nghĩa tình của người dân xứ nghệ. Chính những tiềm năng trên là cơ sở quan trọng để
du lịch huyện Đức Thọ phát triển. Những năm gần đây Đức Thọ tập trung đầu tư phát
triển du lịch và bước đầu được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, ngành du lịch của
huyện còn nhiều tồn tại như tiềm năng du lịch lớn nhưng chưa được đầu tư đúng mức,
4


sự phối hợp trong các ngành, các cấp còn thiếu đồng bộ nên ảnh hưởng không nhỏ đến
việc thu hút khách du lịch, lực lượng lao động của ngành còn thiếu về số lượng và yếu
về chất lượng, hoạt động khai thác du lịch phần nhiều còn ở du lịch dạng tự nhiên,
mang tính thời vụ nên doanh thu của ngành chưa cao, lượng khách thu hút được cịn
hạn chế.
Tình hình trên địi hỏi huyện Đức Thọ phải có những giải pháp hữu hiệu hơn về
ngành du lịch nhằm làm cho du lịch của huyện phát triển một cách nhanh chóng, hiệu
quả và bền vững. Vì vậy việc tìm hiểu tình hình phát triển du lịch ở huyện Đức Thọ và
đưa ra các giải pháp thúc đẩy du lịch huyện Đức Thọ phát triển là vấn đề cấp thiết.
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề này mà tơi chọn đề tài “Tình hình phát triển du
lịch huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 - 2011. Định hướng và giải pháp

phát triển đến năm 2020 ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã được đề cập đến từ những năm 30 của thể
kỉ XX với những định nghĩa về du lịch đã lần lượt được đề ra. Đó là những định nghĩa
về du lịch, những tài liệu hướng dẫn về quy hoạch, quản lý du lịch, vấn đề môi trường
trong hoạt động du lịch … của nhiều tác giả như: Dowling, Buckley, Wood…Đây
chính là những tài liệu vơ cùng quan trọng để ứng dụng trong thực tiễn và là cơ sở để
nghiên cứu về hoạt động du lịch ở từng quốc gia và các vùng lãnh thổ.
Ở Việt Nam việc tiếp cận du lịch chỉ mới đựơc quan tâm vào thập kỷ 90 của thể
kỷ XX, nhưng cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều đề án quy hoạch phát
triển du lịch đã được đề ra như:
- “Địa lý du lịch”, Nguyễn Minh Tuệ (Nxb Tp Hồ Chí Minh – 1992)
- “Tuyến điểm du lịch Việt Nam”, Bùi Thị Hải Yến (Nxb Giáo dục – 2004)
Những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về du lịch Hà Tĩnh của các
công nhân viên hoạt động trong ngành. Và cũng đã có một số đề tài nghiên về lĩnh vực
du lịch của các anh chị sinh viên khóa trước như:
+ Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch của tỉnh Hà Tĩnh,
định hướng phát triển” của sinh viên Nguyễn Văn Tuấn, khóa 2004 – 2008.

5


+ Đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu tình hình phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh từ năm
2001 đến năm 2007 và định hướng phát triển đến năm 2015” của sinh viên Dương Thị
Yến, khóa 2005 – 2009.
Về huyện Đức Thọ cũng đã có các bài viết về đánh giá sự phát triển du lịch
huyện Đức Thọ của ủy ban nhân dân huyện Đức Thọ, của phịng văn hóa, thể thao và
du lịch huyện Đức Thọ.Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nghiên cứu nào cụ thể về
tình hình phát triển du lịch của huyện Đức Thọ trong thời gian vừa qua.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1. Mục tiêu
Phân tích tình hình phát triển du lịch ở Đức Thọ thời kỳ 2005 – 2011, trên cơ sở
đó đề ra những định hướng và giải pháp phát triển du lịch của huyện Đức Thọ đến năm
2020.
3.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch.
- Tìm hiểu tình hình phát triển du lịch huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2005
– 2011.
- Đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển du lịch huyện Đức Thọ đến
năm 2020.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu về tình hình phát triển du lịch ở huyện Đức Thọ đề
xuất những định hướng và giải pháp phát triển.
- Về thời gian: Từ năm 2005 đến năm 2011, định hướng đến năm 2020.
- Về lãnh thổ: Huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1. Quan điểm hệ thống
Du lịch bao gồm nhiều thành phần cùng tồn tại trong một không gian có quan hệ
mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau. Phát triển du lịch của huyện Đức Thọ chỉ
là sự phát triển một không gian nhỏ trong hệ thống sự phát triển của ngành du lịch tỉnh
Hà Tĩnh nói riêng, của cả nước nói chung. Đặc trưng phát triển du lịch là sự kết hợp
không gian rộng lớn trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quan điểm này là cơ sở để

6


hình thành hệ thống du lịch trên lãnh thổ nghiên cứu, đảm bảo cho tính khách quan,
khoa học trong nghiên cứu.
5.2. Quan điểm tổng hợp
Du lịch là một ngành kinh tế chịu sự tác động tương hỗ của nhiều nhân tố, nhiều

lĩnh vực, nhiều ngành. Ngược lại, du lịch lại tác động lớn đến sự phát triển nhiều lĩnh
vực, ngành kinh tế khác. Vì vậy khi nghiên cứu tình hình, tiềm năng phát triển các
điểm du lịch phải xem xét trong mối quan hệ tổng thể các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã
hội và môi trường.
5.3. Quan điểm lãnh thổ
Các đối tượng phân bố trên những phạm vi khơng gian nhất định và có những đặc
trưng lãnh thổ riêng. Việc nghiên cứu tình hình phát triển du lịch dựa trên quan điểm
lãnh thổ nhằm xem xét, nghiên cứu theo góc độ khơng gian lãnh thổ để thấy sự phân
hóa các yếu tố và thành phần phục vụ mục tiêu nghiên cứu đề tài.
5.4. Quan điểm kinh tế - sinh thái bền vững
Phát triển bền vững trở thành một mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của loài
người trong thể kỉ XXI. Cũng như các ngành kinh tế khác, tiêu chuẩn để đánh giá sự
phát triển của ngành du lịch chính là hiệu quả kinh tế mà nó mang lại cho mỗi quốc
gia, dân tộc. Đồng thời việc phát triển ngành du lịch phải gắn với công tác bảo vệ môi
trường, bảo tồn, tôn tạo các giá trị tự nhiên và nhân văn. Cũng chính vì vậy mà trong
chính sách phát triển du lịch cần đảm bảo cho ngành du lịch phát triển, thu được lợi
nhuận cao vừa đảm bảo cho môi trường sinh thái được bền vững. Đây cũng chính là
một trong những quan điểm chủ đạo để nghiên cứu đề tài này.
5.5. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Các yếu tố tự nhiên, dân cư, kinh tế trên một lãnh thổ đều có nguồn gốc phát sinh
và phát triển. Vì thế quan điểm này được vận dụng để phân tích các số liệu, tư liệu
trong các thời điểm nhất định từ đó nghiên cứu sự phát triển của ngành du lịch ở huyện
Đức Thọ. Qua đó làm cơ sở định hướng phát triển của ngành du lịch trong những thời
gian tới.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thực địa

7



Đây là phương pháp không thể thiếu được khi nghiên cứu về du lịch, kết hợp với
việc sử dụng bản đồ, các tài liệu có liên quan với thực địa. Để nắm được đặc trưng của
lãnh thổ một cách thực tế, làm cho thơng tin trở nên chính xác. Đây là một trong
những phương pháp chủ đạo trong quá trình tìm hiểu đề tài.
6.2. Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu, xử lí số liệu
Việc nghiên cứu một đề tài cần rất nhiều tài liệu của nhiều cơ quan, ban ngành có
liên quan. Do vậy cần phải thu thập, tổng hợp, thống kê nguồn tài liệu phù hợp với nội
dung nghiên cứu. Sau đó cần phải xử lí, phân tích, làm rõ những tài liệu ấy để tạo nên
tính chính xác và khoa học của đề tài.
6.3. Phương pháp sử dụng bản đồ, biểu đồ
Biểu đồ, bản đồ là một trong những yếu tố quan trọng, sử dụng phương pháp này
cho phép thu thập các thông tin mới hỗ trợ cho trong quá trình nghiên cứu. Mặt khác
lãnh thổ du lịch phân bố rộng và bao gồm nhiều thành phần. Do vậy việc thực địa
không thể bao quát hết toàn bộ lãnh thổ và cụ thể từng yếu tố. Vì vậy cần phải sử dụng
bản đồ để quan sát được từng yếu tố và hỗ trợ cho việc nghiên cứu. Các biểu đồ nhằm
trực quan hóa các số liệu cho ta thấy rõ mức độ phát triển của ngành du lịch tại Đức
Thọ theo thời gian và không gian.
6.4. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học cũng là một phương pháp mang lại hiệu quả
trong việc nghiên cứu về hoạt động du lịch. Việc điều tra xã hội học mang lại những ý
kiến khách quan của du khách và người dân trên địa bàn về hiệu quả, chất lượng dịch
vụ của hoạt động du lịch. Từ đó có những biện pháp hợp lý để hoạt động du lịch có
chất lượng tốt hơn và thực sự mang lại hứng thú khi đến với một điểm du lịch.
6.5. Phương pháp chuyên gia
Việc tham khảo ý kiến của lãnh đạo chính quyền, cán bộ ngành du lịch, cán bộ
nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch là những kinh nghiệm quý để vận dụng vào nghiên
cứu, rút ngắn được thời gian cho quá trình điều tra phức tạp. Đồng thời bổ sung có
hiệu quả cho phương pháp điều tra cộng đồng.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị, mục lục và tài liệu tham khảo thì

nội dung chính của đề tài gồm ba chương sau:

8


Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của phát triển du lịch
Chương 2: Tình hình phát triển du lịch huyện Đức Thọ thời kỳ 2005 - 2011.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch huyện Đức Thọ, tỉnh Hà
Tĩnh đến năm 2020.

9


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Một số khái niệm liên quan đến du lịch
1.1.1. Du lịch
Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý
nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được Latinh hóa thành “tornus” và sau đó thành
“tourisme” (tiếng Pháp), “tourism” (tiếng Anh). Tuy nhiên do hoàn cảnh khác nhau và
dưới góc độ khác nhau nên mỗi học giả nghiên cứu về du lịch thường có những quan
niệm khác nhau về du lịch.
Theo Ausher thì “du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân”.
Theo nhà nghiên cứu Nga Pizopnhic, 1985 “du lịch là một dạng hoạt động của
dân cư trong thời gian nhàn rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên
ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và thể
trạng, nâng cao trình độ nhận thức - văn hoá hoặc thể thao làm theo việc tiêu thu
những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hoá ”.
Tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch ở Roma đưa ra định nghĩa: “Du lịch là

tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ
hay ngoài nước họ với mục đích hịa bình. Nơi đến lưu trú khơng phải là nơi làm việc
của họ”.
Ở nước ta, theo “pháp hành du lịch” kí ngày 20/2/1999, thì du lịch là hoạt động
của con người ngồi nơi cư trú thường xun của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định (điểm 1, điều 10, trang 8,
Pháp lệnh du lịch ). Từ đó ta có thể nói rằng du lịch là tổng thể những hoạt động và
những mối quan hệ phát sinh qua lại lẫn nhau giữa du khách và các yếu tố tự nhiên,
kinh tế, xã hội phục vụ du lịch. Vì thế việc phát triển du lịch địi hỏi tồn xã hội phải
có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ và đầu tư của nhiều lĩnh vực để du lịch ngày càng
phát triển góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước.

10


1.1.2. Du khách
Du khách là một trong những yếu tố để đánh giá sự phát triển của ngành du lịch.
Có nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm về du khách
- Theo Hiệp hội du lịch quốc tế đã đưa ra định nghĩa:“Du khách quốc tế là những
ngườii lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ
trong thời gian 24 giờ trở lên”.
- Theo quan niệm của nhà kinh tế học người Áo, Jozeptander:“Khách du lịch là
loại khách đi lại theo ý thích ngồi nơi cư trú thường xun để thoả mãn nhu cầu sinh
hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”.
Tại nhiều nước trên Thế giới thường thấy có sự phân biệt giữa du khách trong
nước và du khách nước ngoài. Ở nước ta, theo điều 20 chương IV pháp lệnh du lịch,
những người được thống kê là du khách quốc tế phải có các đặc điểm cơ bản sau:
- Là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam
du lịch.

- Là cơng dân Việt Nam, người nước ngồi cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du
lịch. Đối với du khách trong nước, có thể phân biệt thành 2 nhóm. Nhóm 1: Gồm
những người vì mục đích du lịch thuần túy. Nhóm 2: Là những người sử dụng các dịch
vụ của ngành du lịch.
Qua đó có thể thấy du khách là người từ nơi khác đến vào thời gian rảnh rỗi của
họ với mục đích thỏa mãn tại nơi đến nhu cầu nâng cao hiểu biết, phục hồi sức khỏe,
thư giãn, giải trí hoặc thể hiện mình kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật
chất và các dịch vụ do các cơ sở của ngành du lịch cung ứng. Về phương diện kinh tế,
du khách là người sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú,
ăn uống …. Như vậy, du khách là chủ thể của hoạt động du lịch, có vị trí rất quan
trọng trong hoạt động du lịch, là một yếu tố cực kỳ quan trọng để phát triển ngành du
lịch.
1.1.3. Tài nguyên du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng của tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du
lịch ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức lãnh thổ du lịch, hình thành chun mơn hố
các ngành du lịch và hiệu quả của các hoạt động du lịch. Tuy nhiên mức độ chi phối

11


của tài nguyên du lịch đến sự phát triển của ngành du lịch còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác đặc biệt là trình độ phát triển của nền kinh tế.
Tài nguyên du lịch bao gồm thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh
quan tự nhiên và các đối tượng lịch sử - văn hoá, kiến trúc, các giá trị văn hố phi vật
thể có thể phục vụ cho dịch vụ du lịch và thoả mãn nhu cầu cho chữa bệnh, nghỉ ngơi
tham quan hay du lịch.
Khái niệm “tài nguyên du lịch” không đồng nhất với các khái niệm: điều kiện tự
nhiên và điều kiện văn hoá lịch sử để phát triển du lịch. Thực chất tài nguyên du lịch là
giá trị của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội có khả năng và trực tiếp vào
mục đích du lịch.

Tài nguyên du lịch được chia làm hai nhóm: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn.
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên
bao quanh chúng ta. Theo khoản 1 (Điều 13, chương II, Luật du lịch Việt Nam năm
2005) quy định: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố điều kiện địa hình, địa
mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có
thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. Mỗi dạng tài nguyên này có tác động đến
du lịch ở một khía cạnh khác nhau.
Ngồi những loại tài ngun trên thì các di sản tự nhiên thế giới cũng có giá trị
rất lớn để phát triển du lịch. Đó là các cơng trình thiên nhiên hợp thành bởi những
thành tạo vật lý và sinh học hoặc có giá trị tồn cầu đặc biệt về thẩm mĩ và khoa học.
Đảm bảo được các tiêu chuẩn của một di sản thiên nhiên, được ghi vào danh sách di
sản thế giới sẽ được coi là có giá trị tồn cầu khi đó sẽ thu hút du khách, thúc đẩy du
lịch phát triển.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng được tạo ra bởi con
người có những đặc điểm rất khác biệt to lớn với tài nguyên du lịch tự nhiên. Tài
nguyên du lịch nhân văn thường là những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của một địa
phương, mỗi quốc gia. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm:

12


- Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa là những khơng gian vật
chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể cá
nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Bao gồm các di tích văn hóa
di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hóa nghệ thuật.
- Các lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong
phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc hoặc

là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: hướng về tổ tiên, ôn
lại truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng…. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều
thể hiện những sắc thái riêng biệt của mình để thu hút khách du lịch.
- Các đối tượng gắn liền với dân tộc học bao gồm các tập tục lạ về cư trú, các tổ
chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về các kiến trúc cổ, các nét truyền thống
trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc….
- Các đối tượng văn hóa, thể thao và các hoạt động nhận thức như: các trung tâm
nghiên cứu, các viện khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn và nổi tiếng, các
triển lãm nghệ thuật, các trung tâm thường xuyên tổ chức liên hoan âm nhạc, sân khấu,
điện ảnh…
Mỗi địa phương, mỗi quốc gia cần có sự kết hợp phù hợp các loại tài nguyên du
lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc
phát triển các loại hình du lịch.
1.1.4. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thõa mãn nhu cầu của khách
du lịch trong chuyến đi du lịch. Theo nghĩa hẹp: Sản phẩm du lịch là những gì khách
mua lẻ hoặc trọn gói, ví dụ như vận chuyển hoặc lưu trú. Theo nghĩa rộng: Sản phẩm
du lịch là tổng hợp những gì khách mua, hưởng thụ, thực hiện gắn với điểm du lịch,
trang thiết bị và dịch vụ.
1.1.5. Tổ chức lãnh thổ du lịch
- Điểm du lịch
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan
của khách du lịch. Điểm du lịch là cấp nhỏ nhất trong hệ thống phân vị du lịch, là nơi
tập trung một loại tài nguyên hay một loại cơng trình riêng biệt phục vụ du lịch.
- Tuyến du lịch

13


Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, các điểm du lịch, các cơ sở cung

cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy,
đường hàng không.
- Khu du lịch
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch
tự nhiên được quy hoạch, phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch,
đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Đô thị du lịch
Đơ thị du lịch là đơ thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trị quan
trọng trong hoạt động của đơ thị.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
1.2.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý là một nhân tố vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh
tế nói chung trong đó có các ngành du lịch. Vị trí địa lý, quyết định tới đặc điểm các
yếu tố tự nhiên khác như: địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật... Bên cạnh đó điểm
du lịch nào nằm gần các trung tâm lớn, các thành phố có nền kinh tế phát triển thì khả
năng thu hút khách du lịch sẽ cao hơn. Cũng chính vì vậy, mà các trung tâm du lịch
lớn đều có vị trí địa lý thuận lợi.
Như vậy, tùy vào đặc điểm vị trí địa lý cũng như nhu cầu của du khách mà phát
triển các loại hình du lịch khác nhau. Chính vì vậy vị trí địa lý vẫn là một trong những
yếu tố đóng vai trị quan trọng để phát triển du lịch.
1.2.2. Tài nguyên du lịch
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Mỗi một nền kinh tế muốn phát triển được đầu tiên phải kể đến các thành phần tự
nhiên. Nó là cơ sở đầu tiên cho việc khai thác, xây dựng và định hướng các loại hình
kinh tế. Đặc biệt đối với du lịch thì các thành phần tự nhiên là điều kiện rất cần thiết.
Các thành phần tự nhiên có thể hấp dẫn đối với du khách, từ đó được sử dụng vào mục
đích phát triển du lịch và trở thành tài nguyên du lịch tự nhiên.Tài nguyên du lịch tự
nhiên bao gồm: Địa chất - địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.
- Địa chất - Địa hình


14


Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng nhất là đặc điểm hình thái địa hình,
nghĩa là các dấu hiệu bên ngồi của địa hình và các dạng địa hình có sức hấp dẫn cho
khai thác phát triển du lịch. Khách du lịch thường thích những dạng địa hình đồi núi,
địa hình bờ biển, địa hình caxtơ. Các dạng địa hình có tác động mạnh đến tâm lí du
lịch của du khách với địa hình miền núi tạo khơng gian thống đãng thích hợp cho du
lịch dã ngoại, du lịch nghỉ dưỡng; đặc biệt là các kiểu địa hình caxtơ (đá vơi) và các
kiểu địa hình ven bờ có giá trị rất lớn cho tổ chức du lịch.
Đặc điểm địa chất có ảnh hưởng tới việc hình thành các dạng địa hình, trong đó
có một số dạng địa hình đặc biệt tạo điều kiện phát triển du lịch. Bên cạnh đó đặc điểm
địa hình và các dạng địa hình ảnh hưởng đến công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở
vật chất kỹ thuật và tạo nền cho phong cảnh.
Ngoài việc tạo nên những phong cảnh độc đáo, thu hút khách du lịch, địa hình
cịn tác động đến việc xây dựng các cơ sở phục vụ cho phát triển du lịch, góp phần tạo
cho hệ thống du lịch hồn thiện hơn.
- Khí hậu
Đây là tài ngun sớm được khai thác để phục vụ cho sự phát triển du lịch. Tất cả
các yếu tố của khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất... đều ảnh hưởng tới sức khoẻ con
người. Vì thế mà du khách thường ưa thích những khu vực có khí hậu ơn hịa, tránh
những nơi q ẩm hoặc q nóng. Chính vì vậy mà những điểm du lịch có khí hậu
thuận lợi và đặc biệt có tác dụng chữa bệnh thì khả năng thu hút khách du lịch sẽ rất
cao. Sự thu hút mạnh khách du lịch ở Đà Lạt, Sa Pa của nước ta là những minh chứng
cụ thể.
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt
động dịch vụ về du lịch. Ở mức độ nhất định cần phải chú ý tới những loại hình thời
tiết đặc biệt như bão, lũ… làm cản trở tới hoạt động du lịch. Điều này quy định tính
mùa vụ của du lịch. Các vùng khác nhau có tính mùa vụ du lịch không giống nhau do
ảnh hưởng của các thành phần khí hậu.

Như vậy, khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các loại hình du lịch,
tính mùa vụ của du lịch, có thể phát triển những loại hình du lịch khác nhau ở những
nơi có điều kiện khí hậu khác nhau.
- Tài nguyên nước

15


Tài nguyên nước bao gồm nước đại dương, nước biển, sông, hồ, hồ chứa nước
nhân tạo, suối, thác nước, … Nước có vai trị quan trọng trong đời sống sinh hoạt và
sản xuất của con người. Trong hoạt động du lịch nước được sử dụng tùy theo nhu cầu
của cá nhân, theo độ tuổi và nhu cầu quốc gia. Tài ngun nước khơng chỉ có tác dụng
phục hồi trực tiếp mà còn ảnh hưởng nhiều đến các thành phần khác của mơi trường
sống, đặc biệt là nó làm dịu khí hậu ven bờ. Địa hình ven bờ thường có khí hậu dịu
mát cho phép nghỉ ngơi dài ngày nhờ bãi cát ven bờ vừa có thể tắm biển, vừa lại tắm
nắng. Có thể phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, lướt sóng, lướt ván…Sơng hồ
thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ ngơi, câu cá, bơi thuyền. Đặc biệt là các suối nước
nóng, nước khống là những tài ngun có giá trị để phát triển du lịch an dưỡng và
chữa bệnh. Chính vì vậy những khu vực nghỉ dưỡng ven bờ, ven biển thường thu hút
lớn lượng khách du lịch.
- Tài nguyên sinh vật
Hiện nay khi kinh tế càng phát triển đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao
thì nhu cầu nghỉ ngơi tham quan du lịch và giải trí trở thành một nhu cầu cấp thiết. Thị
hiếu về du lịch cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Ngồi một số hình thức truyền
thống như tham quan phong cảnh, các di tích văn hóa lịch sử của loại người, đã xuất
hiện một số hình thức mới có sức hấp dẫn rất lớn du khách. Đó là du lịch các khu bảo
tồn thiên nhiên với đối tượng là động thực vật.
Những vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên là những địa chỉ thu hút khách du
lịch về với thiên nhiên, có giá trị đối với du lịch cuối tuần. Các lồi động thực vật đặc
hữu có giá trị rất lớn trong du lịch sinh thái hoặc là đối tượng để nghiên cứu. Đặc biệt

đối với khách du lịch quốc tế những lồi sinh vật khơng có ở đất nước mình thường có
sức hấp dẫn mạnh. Như vậy tài nguyên động thực vật có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển ngành du lịch.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn
- Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa
Di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử văn hóa là tài sản văn hóa tiêu biểu, đặc
sắc của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và cả nhân loại. Một di sản quốc
gia được công nhận, được tôn vinh, tầm vóc giá trị của di sản được nâng cao, các giá

16


trị văn hóa thẩm mỹ cũng như các ý nghĩa kinh tế, chính trị vượt khỏi phạm vi một
nước thì khả năng thu hút khách du lịch và phát triển dịch vụ sẽ to lớn hơn nhiều.
Đây được coi là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng góp phần
phát triển và mở rộng hoạt động du lịch. Khách du lịch đến đây thường là những người
thích tìm hiểu kho tàng văn hóa lịch sử, đó là những nhà nghiên cứu, sinh viên…. Các
giá trị này đòi hỏi khách tham quan phải có một trình độ nhất định, ham hiểu biết và
nhu cầu tìm hiểu về các giá trị lịch sử - văn hố này.
Ở Việt Nam, có những khu di tích văn hóa – lịch sử được đưa vào phát triển du
lịch với hiệu quả cao như: Cố đô Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, phố cổ Hội An...
- Các lễ hội truyền thống
Trong kho báu các di sản của quá khứ để lại, các lễ hội dân tộc là một trong
những tài nguyên du lịch quý giá nhất. Vì thế các lễ hội dân tộc ngày càng được phát
triển cả về hình thức, nội dung, thời gian lẫn quy mô. Điều này ảnh hưởng đến việc tổ
chức lãnh thổ du lịch và góp phần tạo nên tính mùa vụ của du lịch.
Ở nước ta, nhiều lễ hội truyền thống được đưa vào khai thác cho hoạt động du
lịch như: Hội Chùa Hương, giỗ tổ Hùng Vương, Lễ hội Lam Kinh... Tạo điều kiện cho
việc tổ chức các loại hình du lịch, các tuyến du lịch với các sản phẩm du lịch độc đáo.
- Các phong tục tập quán

Mỗi dân tộc, mỗi địa phương có những điều kiện sinh sống , những đặc điểm văn
hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng. Mỗi nét đặc
sắc của từng địa phương có sức hấp dẫn riêng đối với từng khách du lịch.
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc có ý nghĩa nhất là các tập tục lạ về cư trú,
tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến trúc và trang phục… Khi đi du
lịch du khách mong muốn được trải nghiệm, nghỉ ngơi, thư giản nâng cao nhận thức
về những giá trị tài nghuyên du lịch tự nhiên cũng như nhân văn, đất nước, con người
ở những nơi họ tới. Do đó, văn hóa ứng xử, các phong tục tập quán tốt đẹp ở các địa
phương, các quốc gia trở thành tài nguyên du lịch quý giá, vừa góp phần tạo nên mơi
trường xã hội, vừa tạo nên sự đa dạng độc đáo của sản phẩm du lịch thu hút du khách.
- Các hoạt động văn hóa – thể thao
Các đối tượng văn hóa – thể thao cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham
quan, nghiên cứu. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương đều có những nét văn hóa độc đáo

17


riêng như văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, các hoạt động thể dục, thể thao…Đặc
biệt là các giải thể dục thể thao lớn là những hoạt động mamg tính sự kiện, đây cũng là
đối tượng hấp dẫn du khách. Đây cũng là điều kiện và là tài nguyên quan trọng để phát
triển loại hình du lịch thể thao.
1.2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội
a. Dân cư, lao động
Đây là một trong những nhân tố quan trọng đối với sự phát triển ngành du lịch.
Nếu khơng có dân cư và lao động thì tất cả các điều kiện khác chỉ ở dạng tiềm năng.
Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội. Số lượng và chất lượng lao
động sẽ gây nên những tác động tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát triển ngành du lịch.
Cũng chính vì vậy, mà việc sử dụng nguồn nhân lực chính là một giải pháp cho sự
phát triển của ngành này.
Cùng với hoạt động sản xuất, dân cư cịn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Nhu

cầu du lịch của con người tùy thuộc vào đặc điểm xã hội, nhân khẩu, mức thu nhập của
dân cư. Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và
mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển du lịch. Cần phải nghiên cứu, phân
tích kết cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định nhu cầu du lịch, vì đây là
nhân tố có tác dụng thúc đẩy du lịch phát triển. Mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ lựa chọn
loại hình du lịch khác nhau. Người già thường tham gia du lịch nghỉ dưỡng, chữa
bệnh, trẻ em ưa thích các loại hình du lịch mạo hiểm kết hợp với thể thao và giải trí.
Sự tập trung dân cư vào các thành phố, sự tăng dân số, tăng mật độ, độ dài tuổi thọ, sự
phát triển của đô thị hóa… liên quan mật thiết với sự phát triển du lịch.
b. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện
nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Khơng thể nói tới nhu
cầu hoặc hoạt động du lịch của xã hội nếu như nếu như lực lượng sản xuất xã hội còn
ở trong tình trạng thấp kém, thu nhập người lao động thấp. Vai trò to lớn của nhân tố
này được thể hiện ở nhiều khía cạnh quan trọng. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội
sinh ra nhu cầu nghỉ ngơi du lịch. Các nhu cầu thường nảy sinh trực tiếp từ sản xuất.
Nền sản xuất xã hội càng phát triển, thị trường nhu cầu của nhân dân càng lớn, chất
lượng càng cao.

18


Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tác dụng trước hết làm ra đời hoạt độ ng
du lịch, rồi sau đó đẩy nó phát triển với tốc độ nhanh hơn. Giữa nhu cầu và hiện thực
tồn tại một khoảng cách nhất định. Khoảng cách ấy phụ thuộc rất nhiều vào trình độ
phát triển của nền sản xuất xã hội: Trình độ càng cao khoảng cách càng rút ngắn. Sự
phát triển của du lịch cũng bị chi phối bởi nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất xã hội
phát triển tạo điều kiện ra đời của nhiều nhân tố khác nhau như nhu cầu nghỉ ngơi, giải
trí, mức sống, mức thu nhập, thời gian rỗi rãi.
Trong nền sản xuất xã hội nói chung, hoạt động của một số ngành như cơng

nghiệp, nơng nghiệp và cả giao thơng có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch.
Ví dụ: Ngành Công nghiệp cùng với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tạo nên
những tiền đề nâng cao thu nhập của người lao động, đồng thời tăng thêm khả năng đi
du lịch. Công nghiệp phát triển cao, sản xuất ra những vật liệu đa dạng để xây dựng
các cơng trình du lịch và hàng tiêu dùng cho khách du lịch. Nơng nghiệp có ý nghĩa rất
lớn vì du lịch khơng thể phát triển được nếu như không đảm bảo việc ăn uống cho
khách du lịch....
c. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và sự thay đổi của nó theo thời gian và khơng gian trở
thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển
du lịch. Sự hoat động mang tính chất xã hội của cá nhân trong thời gian rỗi được quyết
định bởi nhu cầu và định hướng có giá trị. Nhu cầu nghỉ ngơi là hình thức thể hiện và
giải quyết mâu thuẫn giữa chủ thể với mơi trường bên ngồi, giữa điều kiện sống hiện
có với điều kiện sống cần có thơng qua các dạng nghỉ ngơi khác nhau.
Điều kiện sống của nhân dân là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Nó được
hình thành nhờ việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao
khẩu phần ăn uống, phát triển đầy đủ mạng lưới y tế, văn hóa – giáo dục… Du lịch chỉ
có thể phát triển khi mức sống (vật chất, tinh thần của con người) đạt tới trình độ nhất
định. Một trong những nhân tố then chốt là mức thu nhập thực tế của mỗi người trong
xã hội. Khơng có mức thu nhập cao thì khó có thể nghĩ đến việc nghỉ ngơi du lịch.
Ngồi ra du lịch không thể phát triển được nếu con người thiếu thời gian rảnh rỗi.
Nó thực sự trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch.
Thời gian rỗi nhiều hay ít, dài hay ngắn phụ thuộc vào năng suất lao động, đặc điểm

19


của quan hệ xã hội. Nâng cao năng suất lao động xã hội, một mặt cho phép có thêm
thời gian rỗi, mặt khác đòi hỏi phải tăng thời gian này như một điều kiện cần thiết cho
tái xuất giản đơn và tái xuất mở rộng sức lực, tinh thần của con người.

Như vậy để phát triển du lịch trong nước, điều kiện quan trọng đặc biệt là có
những thời gian rảnh rỗi vào cuối tuần. Có thể coi đây là nhân tố rất thuận lợi để phát
triển loại hình du lịch ngắn ngày.
d. Đường lối chính sách phát triển của Nhà nước về du lịch
Chính sách là những biện pháp, pháp chế do cơ quan có quyền lực đưa ra dựa
trên những điều kiện thực tiễn nhất định nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách
phát triển du lịch có vai trị rất quan trọng. Chính sách đúng đắn sẽ giúp ngành du lịch
ngày càng phát triển, ngược lại những chính sách khơng phù hợp sẽ kìm hãm sự phát
triển ngành du lịch.
1.3. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam và ở Hà Tĩnh
1.3.1. Ở Việt Nam
Năm 1995, Việt Nam đón trên 1,3 triệu lượt khách đến năm 2010 là trên 5 triệu
lượt khách. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về khách quốc tế cả giai đoạn
1995-2010 đạt 9,2%. Khách du lịch nội địa cũng tăng nhanh với 6,9 triệu lượt khách
vào năm 1995, 11,2 triệu lượt khách vào năm 2000 và lên tới 28 triệu lượt khách vào
năm 2010, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 9,8%. Thu nhập du lịch tăng từ 6,4 nghìn
tỷ đồng năm 1995 lên 17,5 nghìn tỷ đồng năm 2000 và trên 96 nghìn tỷ năm 2010, đạt
tốc độ tăng trưởng trung bình 19,8%, đứng thứ 5 trong các ngành tạo thu nhập ngoại tệ
cho đất nước.
Đến nay, ngành du lịch đã tạo ra việc làm cho trên 1,4 triệu lao động, trong đó có
gần 1 triệu lao động gián tiếp, qua đó góp phần tích cực vào nỗ lực xố đói giảm
nghèo trong cả nước, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa nơi có tiềm năng du lịch.
Đồng thời, phát triển du lịch đã góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nhiều
ngành kinh tế liên quan, đặc biệt là các ngành hàng không, xây dựng, sản xuất thủ
công mỹ nghệ, làng nghề… Sự phát triển của du lịch Việt Nam cùng với các hoạt động
quảng bá xúc tiến cũng đã góp phần tích cực vào nỗ lực đưa hình ảnh đất nước Việt
Nam thân thiện, an toàn và mến khách đến với bạn bè quốc tế,…

20



Bên cạnh những kết quả đạt được, còn những tồn tại trong thực hiện các mục tiêu
của Quy hoạch tổng thể. Một số chỉ tiêu quan trọng về khách quốc tế, thu nhập du lịch,
GDP du lịch chưa đạt so với dự báo. Tỷ trọng GDP du lịch giai đoạn 1995-2010 còn
hạn chế, chưa thực sự tương xứng với mục tiêu đặt ra là trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của đất nước. Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam còn thấp, còn thiếu
những sản phẩm du lịch đặc thù, mang đậm bản sắc dân tộc, chất lượng sản phẩm chưa
cao… Cùng với đó là tình trạng phát triển tự phát ở nhiều khu, điểm du lịch, chưa đáp
ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch, tính chun nghiệp cịn hạn chế, sự gắn
kết giữa các địa phương trong phát triển du lịch chưa được phát huy đầy đủ…
Với tiềm năng lớn, từ năm 2001, Du lịch Việt Nam đã được chính phủ quy hoạch,
định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mặc dù "Chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam 2001 - 2010" có vài chỉ tiêu khơng đạt được, từ năm 2011, "Chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 " đã được thủ tướng
chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 30/12/2011 để tiếp nối.
1.3.2. Ở Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ, có toạ độ địa lý từ
17 053’50’’ đến 18 0 45’40’’ vĩ độ Bắc và 105 0 05’50’’ đến 106 030’20’’kinh độ Đơng.
Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đơng giáp biển Đơng,
phía Tây giáp với nước Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào. Hà Tĩnh có Thành phố Hà
Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện: Đức Thọ, Nghi Xuân, Hương Sơn, Hương Khê,
Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Lộc Hà.
Với vị trí đó cùng các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đã tạo thuận lợi cho
phát triển du lịch.
Những năm qua, du lịch Hà Tĩnh đã có những bước phát triển. Tổng lượt khách
du lịch hàng năm tăng 25%. Đến nay, toàn tỉnh có 368 di tích được xếp hạng, trong đó
có 72 di tích cấp quốc gia, 1 di sản văn hóa phi vật thể (ca trù) được UNESCO cơng
nhận là di sản văn hóa nhân loại. Hà Tĩnh cũng đã hình thành các khu, điểm du lịch
như: Thiên Cầm, Xuân Thành, Đèo Con, Nước Sốt, Ngã ba Đồng Lộc, chùa Hương
tích, khu lưu niệm Nguyễn Du, khu lưu niệm Trần Phú… Tồn tỉnh hiện có 120 cơ sở

lưu trú với 2.648 phịng với trên 5.000 giường, trong đó có 1 khách sạn 4 sao, 4 khách
sạn 3 sao, 18 khách sạn 2 sao, 24 khách sạn 1 sao và 30 cơ sở lưu trú đạt tiêu

21


chuẩn...Trong 6 tháng đầu năm 2012, Hà Tĩnh đón gần 465 ngàn lượt khách, tăng
10,5% so với cùng kỳ năm ngối (trong đó khách quốc tế đạt gần 10 ngàn lượt
khách),doanh thu đạt 218.791 triệu đồng, tăng 68% so với cùng kỳ năm ngoái, nộp
ngân sách 21.877 triệu đồng.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, hoạt động du lịch - dịch vụ cịn nhiều yếu
kém, cơng tác tun truyền quảng bá du lịch còn hạn chế, đội ngũ nhân viên, những
người trực tiếp làm du lịch cũng như đội ngũ quản lý nhà nước trên lĩnh vực này còn
nhiều yếu kém, cung cách phục vụ chưa có tính chun nghiệp… nên chưa khai thác
được tối đa tiềm năng lợi thế, du khách đến, lưu trú và sử dụng dịch vụ chưa nhiều.
Thời gian tới, Hà Tĩnh cần có bước đột phá, phát triển du lịch có trọng tâm,
trọng điểm, có quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, tập trung nguồn lực để xây dựng
khu du lịch biển Thiên Cầm, khu văn hóa - du lịch Nguyễn Du, khu văn hóa du lịch
Trần Phú, khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc sớm đạt tiêu chí điểm du lịch quốc gia và trở
thành thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngồi nước. Bên cạnh đó, tỉnh
cần nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng, khách sạn, quan tâm đến chất lượng dịch
vụ, môi trường, tạo nhiều sản phẩm du lich mang tính đặc trưng của địa phương, tập
trung đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Tổng cục du lịch sẽ tiếp tục quan tâm
hỗ trợ Hà Tĩnh, đặc biệt là về quảng bá, giới thiệu hình ảnh Hà Tĩnh tới du khách trong
và ngồi nước.

22


CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH

HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2005 – 2011
2.1. Khái quát về tiềm năng phát triển du lịch huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1. Vị trí địa lý
Đức Thọ là huyện nằm về phía Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, có tọa độ địa lý: 18 023”18 036” vĩ Bắc, 105 032”-105 041” kinh Đơng. Phía đơng nam huyện giáp huyện Can
Lộc, phía tây bắc giáp huyện Nam Đàn, phía đơng bắc giáp huyện Hưng Nguyên (tỉnh
Nghệ An), phía tây giáp huyện Hương Sơn, phía tây nam giáp huyện Vũ Quang, huyện
Hương Khê, phía đơng giáp thị xã Hồng Lĩnh. Huyện Đức Thọ cách thủ đơ Hà Nội
325 km về phía nam. Vị trí này đã tạo nhiều thuận lợi cho việc phát triển các ngành
kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
a. Địa hình – Đất đai
Địa hình huyện Đức Thọ nằm trên một dải đất hẹp, với đầy đủ các dạng địa hình,
có đồi núi, gị đồi, ven trà sơn, thung lũng, đồng bằng, sông suối, với khơng gian hẹp,
trong đó núi đồi chiếm 10,5% diện tích đất tự nhiên. Địa hình thấp dần từ Tây sang
Đơng và bị chia cắt mạnh, phía Tây Nam của huyện chủ yếu là núi thoải chạy dọc ven
trà sơn, còn vùng núi dốc là ở những vùng giáp địa giới hành chính huyện Vũ Quang,
Can Lộc, xen lẫn giữa địa hình đồi núi là thung lũng nhỏ hẹp tạo ra những đầm lầy sâu
và bàu nước chảy ra lưu vực sơng Ngàn Sâu đổ ra sơng La, chính các thung lũng và
dọc 2 bên bờ sông này là vùng sinh sống của dân cư nhằm để tận dụng tối đa khả năng
đất đai màu mỡ do lượng phù sa hàng năm bồi đắp. Tài nguyên đất của huyện Đức
Thọ có các nhóm đất như: Nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất bạc màu, nhóm
đất đỏ vàng, nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá.
Là một huyện có địa hình tương đối đa dạng và phức tạp, vừa có đồi núi, vừa có
đồng bằng. Địa hình cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành du
lịch huyện Đức Thọ, chính địa hình đã hình thành nên các loại hình du lịch ở đây.
b. Khí hậu
Đức Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm cịn chịu ảnh
hưởng khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, đặc trưng khí hậu nhiệt đới
điển hình của miền Nam và có một mùa đơng giá lạnh của miền Bắc, do vậy Đức Thọ
23



có hai miền khí hậu rõ rệt: Mùa hè và mùa đơng. Đặc điểm khí hậu là một trong những
yếu tố tác động đến phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Đặc điểm khí hậu
tạo nên tính mùa vụ cho hoạt động của ngành du lịch.
c. Thủy văn
Trên địa bàn huyện có 2 con sơng chính chảy qua đó là sơng Ngàn Sâu và sơng
La với tổng chiều dài là 37 km, có nước quanh năm, diện tích mặt nước khoảng 1,5
vạn m3. Ngồi ra huyện cịn có một hệ thống hồ đập giữ nước như: Đập Trạ, đập Tràm,
đập Đá Trắng, đập Trục Xối, đập Phượng Thành, đập Liên Minh- Tùng Châu và một
phần đập Khe Lang…Như vậy, với trữ lượng nước hiện có là điều kiện thuận lợi phục
vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân và đặc biệt cho
các cơ sở trong ngành du lịch.
d. Sinh vật
Đức Thọ có 3.128,68 ha rừng và đất rừng chiếm 15,48 ha diện tích đất tự nhiên,
trong đó rừng trồng là 836,73 ha và trồng xung quanh các trục đường giao thông,
khuôn viên nhà trường, trụ sở và các khu dân cư, độ che phủ rừng chiếm 38 %, rừng
trồng chủ yếu là thông, bạch đàn và keo lá tràm. Hiện nay có khoảng 500 ha rừng
thơng nhựa đã và đang đưa vào khai thác với sản lượng hàng năm ước tính từ 500 đến
700 tấn, giá trị thu được từ bán nhựa thông 2,5 tỷ đồng/năm.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Dân cư – lao động
Năm 2011 tồn huyện có 104.452 người với tổng số lao động là 52.500 lao động.
Với dân số đông sẽ bổ sung nguồn lao động cho các ngành kinh tế trong đó có ngành
du lịch. Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao sẽ tạo nên những bước
tiến mạnh trong phát triển ngành du lịch huyện. Tuy nhiên, phần lớn nguồn lao động
có tay nghề thấp, chất lượng chưa cao.
b. Thành tựu của các ngành kinh tế
Năm 2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế gần 13%. Thu nhập bình quân đầu người
trên 15 triệu đồng/năm. Giá trị công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch

vụ chiếm trên 70%. Tồn huyện có 90 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Sản xuất
nông nghiệp chuyển dịch theo hướng hiện đại. Kết quả trên đã góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng trong công nghiệp – tiểu thủ cơng ngiệp bình qn

24


đạt từ 18-23%. Riêng 9 tháng đầu năm 2011, giá trị công nghiệp – tiểu thủ công ngiệp
hơn 200 tỷ đồng đạt 55% so với kế hoạch năm.
Cơ cấu kinh tế năm 2011: lĩnh vực nông – lâm – thủy sản chiếm 27,7%, lĩnh vực
công nghiệp – xây dựng chiếm 33%, lĩnh vực dịch vụ - thương mại chiếm 39,3%.

Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế huyện Đức Thọ năm 2011
c. Cơ sở vật chất – hạ tầng
- Hệ thống giao thông vận tải
Hệ thống giao thông vận tải của huyện tương đối đầy đủ các phương thức vận tải
như đường bộ, đường sông và đường sắt về đường bộ: có tổng chiều dài các loại
đường trong huyện là 518 km, mật độ đường bình quân 0,81 km/km 2 và 3,38 km/1000
dân. Tổng chiều dài mạng đường bộ, đường sắt trong huyện là:
+ Đường sắt 27 km. Huyện Đức Thọ có đường sắt Bắc - Nam đi qua 8 xã từ Đức
Châu đến Đức Lạng dài 27 km, có nhà ga Đức Lạc.
+ Quốc lộ 8A chạy từ Hồng Lĩnh sang Lào, quốc lộ 8A đi qua địa phận Đức Thọ
từ xã Đức Thịnh (cầu Đò Trai) đến xã Đức Hoà (cầu Ghềnh Tàng), với chiều dài 16
km.
+ Quốc lộ 15A từ Trung Lễ qua Đức Dũng, Đức Thanh dài 5 km, dự kiến thêm
đoạn từ thị trấn qua xã Trường Sơn dài 7 km.
+ Đường huyện 249,7 km
+ Đường xã 719,6 km
Tồn huyện có 3 tỉnh lộ với tổng chiều dài 41 km, bao gồm:


25


×