Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.81 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ LOAN PHƢƠNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
TẠO VIỆC LÀM CHO NƠNG DÂN
TẠI HUYỆN N PHONG, TỈNH BẮC NINH

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG
Mã số: 8.34.04.02

HÀ NỘI, NĂM 2019


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HOÀNG MAI

Phản biện 1

Phản biện 2

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện
Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phịng ....., Nhà ....................................................,


Học viện Hành chính Quốc gia
Số:77 Đường Nguyễn Chí Thanh Quận Đống Đa, TP Hà Nội
Thời gian: vào hồi

giờ

ngày

tháng 12 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Việc làm có vai trị hết sức quan trọng trong q trình tồn tại và phát triển của
mỗi cá nhân, mỗi gia đình và tồn xã hội. Giải quyết việc làm là nhiệm vụ mang tính
thường xuyên thu hút sự tham gia của cả Nhà nước và toàn xã hội. Đối với các nước
đang phát triển như Việt Nam, nơi mà nguồn lao động xã hội còn rất dồi dào và chủ
yếu tập trung ở các vùng nơng thơn thì u cầu tạo việc làm cho người lao động luôn
là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan Nhà nước. Chính sách tạo việc làm là một
trong những chính sách quan trọng, vừa có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa
đảm bảo ổn định đời sống xã hội cho mỗi người dân.
Trên thực tế huyện Yên Phong đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo việc làm
cho nơng dân trên địa bàn huyện. Trong thời gian từ năm 2013- 2018 hoạt động tạo
việc làm cho nông dân trên địa bàn huyện đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên ,
với tốc độ phát triển nhanh, lực lượng trong độ tuổi lao động nhiều, trình độ lao động
của nơng dân rất đa dạng nên hiệu quả tạo việc làm còn chưa cao, chưa đáp ứng được
nhu cầu đặt ra. Để đạt được hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu thì cơng tác tổ chức

thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
phải có những đổi mới nhất định về nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện của
chính quyền các cấp, sự tham gia vào cuộc của các tổ chức và người dân ở địa
phương. Vì thế cần có sự nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức thực hiện chính sách tạo
việc làm cho nông dân trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ thực tế trên, học viên lựa chọn đề tài : “ Thực hiện chính sách tạo
việc làm cho nơng dân tại huyện n Phong, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Việc nghiên cứu về chính sách tạo việc làm cho khu vực nông thôn và nông dân
đã được nhiều học giả nghiên cứu ở các cấp độ, phạm vi khác nhau.

1


Chu Tiến Quang - Viện nghiên cứu Kinh tế Trung ương, Ban Chính sách phát
triển nơng thơn - NXB Nơng nghiệp năm 2011,“Việc làm ở nông thôn - Thực trạng
và giải pháp”.
Nguyễn Thúy Hà, năm 2013, “Chính sách việc làm - Thực trạng và giải pháp”,
báo cáo chuyên đề cuả Trung tâm thông tin khoa học - Viện nghiên cứu Lập pháp.
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Nhường, năm 2011 “Chính sách an sinh
xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp(nghiên
cứu tại Bắc Ninh)”.
Luận văn thạc sĩ “ Giải quyết việc làm cho người lao động tại huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Huyền.
Luận văn thạc sĩ, năm 2017 Học viện hành chính Quốc gia “ Thực hiện chính
sách tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Lưu Vũ Minh Qn.
Ngồi ra cịn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí với những tư cách tiếp cận
khác nhau và một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Các cơng trình nghiên cứu khoa
học đã đề cập đến vấn đề tạo việc làm cho lực lượng lao động nói chung, lao động

nơng dân nói riêng. Tuy nhiên chưa có cơng trình nào đề cập và phân tích một cách
có hệ thống vấn đề thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân tại huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh. Do vậy, học viên đã lựa chọn nghiên cứu đề tài luận văn này
để đề cập những vấn đề còn đang bỏ trống trên đây và đề xuất giải pháp cho vấn đề
cịn đang bỏ trống đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích:
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho những giải pháp hồn thiện
việc cthực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh trong những năm tới.
3.2. Nhiệm vụ:
Nghiên cứu tổng quan những cơng trình liên quan đến thực hiện chính sách tạo
việc làm cho nông dân để xác định rõ vấn đề cần nghiên cứu.

2


Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tạo việc làm, chính sách tạo việc làm, thực hiện
chính sách tạo việc làm cho nơng dân.
Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chính sách tạo việc làm cho nơng dân tại
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh những năm qua.
Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện việc tổ chức thực hiện chính sách tạo việc
làm cho nơng dân tại huyện n Phong, tỉnh Bắc Ninh những năm tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động của các chủ thể trong quá trình thực hiện chính sách tạo việc làm cho
nơng dân tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Về thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay.

Về nội dung: Tập trung nghiên cứu nội dung, hình thức và giải pháp tổ chức
thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận:
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
và lịch sử của chủ nghĩa Mac- Lênin những quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản
Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về lao động, việc làm của nông dân trong điều
kiện phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, học viên sử dụng
phương pháp nghiên cứu tài liệu; các phương pháp phân tích, so sánh, thống kê để
xem xét, đánh giá các đối tượng thông qua nguồn dữ liệu phân tích tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận

3


Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách tạo việc
làm cho nơng dân.
Phân tích, đánh giá thực trạng q trình tổ chức thực hiện chính sách tạo việc
làm cho nơng dân.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ bổ sung, gợi mở, góp phần đổi mới việc
thực hiện chính sách tạo việc làm cho nơng dân nói chung và huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh nói riêng.
Luận văn đưa ra các giải pháp, giúp các cơ quan chức năng làm tốt cơng tác
thực hiện chính sách tạo việc làm cho nơng dân huyện n Phong phù hợp với tình
hình thực tế những năm tới.

Là nguồn tư liệu cho chính quyền huyện n Phong tham khảo trong q trình
thực hiện chính sách của mình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về tạo việc làm và thực hiện chính sách tạo việc làm
cho nơng dân;
Chương 2: Thực hiện chính sách tạo việc làm cho cho nông dân tại huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh;
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách tạo việc làm
cho nơng dân tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

4


Chƣơng 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO
VIỆC LÀM CHO NƠNG DÂN
1.1. Tạo việc làm và chính sách tạo việc làm cho nông dân.
1.1.1. Tạo việc làm
1.1.1.2. Việc làm
a. Khái niệm:
Theo ILO thì “Việc làm là những hoạt động được trả công bằng tiền hoặc bằng
hiện vật”.
Theo Điều 13, Chương II, Bộ Luật Lao động thì “Mọi hoạt động lao động tạo ra
nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”
a. Vai trị của việc làm
Đối với từng cá nhân thì có việc làm đi đơi với có thu nhập để ni sống bản
thân mình, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá nhân.
Đối với kinh tế thì lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, là đầu

vào không thể thay thế đối với một số ngành, vì vậy nó là nhân tố tạo nên tăng trưởng
kinh tế và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo cầu và việc làm cho
từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hồ giữa việc làm và kinh tế,
tức là luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu hướng phát triển bền vững, ngược lại nó
cũng duy trì lợi ích và phát huy tiềm năng của người lao động.
Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã hội,
vì vậy việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động tích cực, mặt
khác nó tác động tiêu cực.
1.1.1.2. Việc làm cho nơng dân
Theo từ điển Bách khoa tồn thư Việt Nam: nông dân là người lao động cư trú ở
nông thơn, sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, sau đó bằng các ngành, nghề mà tư
liệu sản xuất chính là đất đai.
Đặc điểm việc làm của nông dân:
Lao động nông nghiệp của nông dân là thứ lao động tất yếu, chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu lao động của đất nước cũng như trong giai đoạn trước khi thu hồi đất
của nông dân.
Quy mô việc làm ở nông thôn cho đến ngày nay vẫn chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ,
quy mơ gia đình.

5


Lao động của nơng dân mang tính chất là lao động giản đơn, cơng việc mang
tính nặng nhọc, hiệu quả công việc và năng suất lao động thấp hơn so với các ngành
sản xuất khác.
Chất lượng lao động của nông dân còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới.
1.1.1.3. Tạo việc làm
Theo PGS.TS Trần Xuân Cầu (2013): “Tạo việc làm là quá trình tạo điều kiện
kinh tế xã hội cần thiết để người lao động có thể kết hợp giữa sức lao động và tư liệu

sản xuất, nhằm tiến hành quá trình lao động, tạo ra hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu
thị trường”
Tạo việc làm cho nông dân là tổng thể các biện pháp, chính sách kinh tế- xã hội
từ vi mơ đến vĩ mô tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, tạo điều kiện để cho
nơng dân có thể có việc làm.
1.1.2. Chính sách tạo việc làm cho nơng dân
1.1.2.1. Chính sách việc làm
“Chính sách” là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các tài liệu, trên các
phương tiện truyền thơng và trong đời sống xã hội.
Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách, nhưng các quan điểm đều có
điểm chung: Chính sách là sự lựa chọn hành động của Nhà nước (hay chủ thể) tác
động lên đối tượng để đạt mục tiêu nhất định.
Chính sách việc làm là kết quả ý chí chính trị của Nhà nước trong việc giải
quyết tình trạng lao động thiếu việc làm trong xã hội.
1.1.2.2. Chính sách tạo việc làm cho nơng dân
Trong khn khổ nghiên cứu luận văn này, chính sách tạo việc làm cho nơng
dân có thể được hiểu là kết quả ý chí chính trị của Nhà nước để định hướng về mục
tiêu và cách thức tạo việc làm cho nơng dân.
Về cơ bản, chính sách tạo việc làm cho nơng dân quan tâm đến một số khía
cạnh sau:
- Định hướng các mục tiêu về việc làm và tạo việc làm cho nơng dân nói chung
và nơng dân ở các vùng khác nhau;
- Hệ thống biện pháp thực hiện mục tiêu
- Khuyến khích đào tạo ngành nghề, định hướng nghề nghiệp cho nơng dân,
trong đó bao gồm các nội dung:

6


- Thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ và khuyến khích nơng dân tìm kiếm và tự

tạo việc làm tại địa phương.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý công tác tạo việc làm cho nông dân.
- Tăng cường phối hợp cơng tác giữa chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước
với các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của nông dân, các tổ chức kinh tế,
doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước.
- Kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về chế độ, chính sách tạo việc làm
cho nơng dân.
1.2. Thực hiện chính sách tạo việc làm cho nơng dân
1.2.1. Khái niệm
Thực hiện chính sách tạo việc làm cho nơng dân chính là q trình triển khai
các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu giải quyết việc làm cho nông dân, đem lại
những biến đổi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, phục vụ lợi ích của người dân.
1.2.2 Vai trị của thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân
Tạo việc làm cho người lao động khơng chỉ là vấn đề kinh tế mà cịn là vấn đề
chính trị - xã hội, nối liền kinh tế với xã hội. Chính sách tạo việc làm cho nơng dân
có vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội.
- Đối với kinh tế
- Đối với chính trị
- Đối với xã hội
1.2.3. Nội dụng của một số chính sách tạo việc làm cho nơng dân
Chính sách tạo việc làm cho nơng dân bao gồm một hệ thống chính sách bộ
phận với các mục tiêu và giải pháp chính sách tác động trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm
tạo việc làm cho nông dân.
Tùy theo cách tiếp cận khác nhau có thể có các chính sách bộ phận khác nhau,
trong khuôn khổ luận văn một số chính sách bộ phận được đề cập đến của hệ thống
bao gồm :
1.2.3.1. Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho nơng dân
1.2.3.2. Thực hiện chính sách phát triển khu, cụm cơng nghiệp và làng nghề
1.2.3.3. Thực hiện chính sách cho nơng dân vay vốn sản xuất
1.2.3.4. Thực hiện chính sách hỗ trợ đi lao động ở nước ngoài

1.3. Quy trình tổ chức thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân
1.3.1 . Xây dựng, kế hoạch triển khai thực thực hiện chính sách

7


Thứ nhất: lập kế hoạch tổ chức điều hành cần đảm bảo những dự kiến về hệ
thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách; số lượng và
chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực hiện.
Thứ hai: xác định kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực dự kiến thực hiện chính
sách.
Thứ ba: xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về thời gian
duy trì chính sách; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện chính sách.
Thứ tư: lên kế hoạch kiểm tra thực hiện chính sách là những dự kiến về tiến độ,
hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách.
Thứ năm: xây dựng dự kiến những nội quy, quy chế trong thực hiện chính
sách cơng.
1.3.2. Phổ biến, tun truyền chính sách tạo việc làm cho nông dân
Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi
người dân tham gia thực hiện hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính
đúng đắn của chính sách trong điều kiện hồn cảnh nhất định; về tính khả thi của
chính sách … để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu của quản lý Nhà nước. Đồng thời
cịn giúp cho mỗi cán bộ, cơng chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhận thức được
đầy đủ tính chất, trình độ, quy mơ của chính sách với đời sống xã hội để chủ động
tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và
triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao.
Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách được thực hiện bằng nhiều hình thức
như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng tiếp nhận; gián tiếp qua các phương
tiện thơng tin đại chúng.
1.3.3. Phân cơng, thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân

Sự phân công, thực hiện chính sách tạo việc làm cho nơng dân là phân cơng cơ
quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện chính sách. Hoạt động phân cơng diễn
ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, sáng tạo để ln duy trì
chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách
1.3.4. Đơn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân
Đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách tạo việc làm cho nơng dân là hoạt động
của cơ quan, cán bộ, cơng chức có thẩm quyền thực hiện thơng qua các cơng cụ hữu
ích dựa trên kế hoạch đã được xây dựng từ bước một, triển khai thực hiện nhằm làm
cho các chủ thể thực hiện chính sách nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện các
biện pháp theo định hướng chính sách.

8


1.3.5. Tổng kết thực hiện chính sách tạo việc làm cho nơng dân
Tổ chức thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân được tiến hành liên tục
trong thời gian dài. Trong q trình đó người ta có thể đánh giá từng phần hay toàn
bộ kết quả thực hiện chính sách, trong đó đánh giá tồn bộ được thực hiện sau khi kết
thúc chính sách.
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách tạo việc làm cho nơng dân
1.4.1. Yếu tố bên trong
1.4.2. Yếu tố bên ngồi
1.5. Kinh nghiệm một số địa phƣơng trong thực hiện chính sách tạo việc
làm cho nông dân
1.5.1. Kinh nghiệm huyện Hiệp Hịa tỉnh Bắc Giang
1.5.2. Kinh nghiệm của huyện Hồi Đức
1.5.3. Kinh nghiệm của huyện Hải Hậu, Nam Định
1.5.4. Những bài học kinh nghiệm thực hiện chính sách tạo việc làm cho
nông dân huyện Yên Phong.
Một là, trong việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho nơng dân khơng thể

thiếu vai trò hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống
chính trị ở địa phương.
Hai là, cần hệ thống chính sách một cách đồng bộ về tạo việc làm cho nông dân.
Ba là, tìm hiểu và nắm rõ thế mạnh của địa phương, thực hiện phát triển làng
nghề và làng nghề truyền thống, tạo diều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương
đồng thời thu hút nguồn lao động tại chỗ
Bốn là, trong hệ thống chính sách tạo việc làm cho nơng dân thì chính sách đào
tạo nghề có vai trị quan trọng.
Năm là, khi thực hiện chính sách tạo làm tiến hành thực hiện đồng bộ các chính
sách khác cùng với chính sách đào tạo nghề như chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nơng nghiệp, chính sách hỗ trợ tài chính, vay vốn phát triển làng nghề truyền thống
và chính sách xuất khẩu lao động.

9


Chƣơng 2:
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NƠNG DÂN
TẠI HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH
2.1 Khái quát về huyện Yên Phong.
2.1.1. Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:
2.1.1.1. Vị trí địa lý:
Yên Phong là một huyện đồng bằng, nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng
đồng bằng châu thổ sông Hồng. Toạ độ địa lý của huyện Yên Phong nằm trong
khoảng vĩ độ từ 210 8’45 đến 210 14’30 độ vĩ Bắc và từ 1050 54’30 đến 1060 4’15
kinh độ Đông.
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên:
a. Đặc điểm địa hình:
Địa hình Yên Phong tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình trên tồn huyện là
4,5 m so với mặt nước biển.

b. Đặc điểm khí hậu thủy văn:
- Khí hậu
n Phong nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt.
- Về thủy văn:
Huyện có hệ thống sơng ngịi bao bọc xung quanh. c. Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất
Toàn huyện có 2 nhóm đất chủ yếu: Đất phù sa, đất bạc màu. Đất phù sa được
bồi hàng năm( ngoài đê) là một loại đất tốt, trong mùa mưa lũ phần lớn bị ngập.
- Tài nguyên khoáng sản:
Yên phong là một huyện nghèo về khoáng sản, chủ yếu về vật liệu xây dựng với
các loại khoáng sản: đất sét, cát xây dựng và than bùn.
- Tài nguyên nhân văn:
Yên Phong là một huyện có truyền thống văn hóa lâu đời. Nhiều loại hình văn
hóa nghệ thuật dân gian được phát triển ở Yên Phong rất sớm và nổi tiếng.
- Môi trường:
Yên Phong hiện nay nhiều khu vực đang có sự ơ nhiễm lớn do đúc nhôm và nấu
quặng kim loại (Văn Môn). Sự ô nhiễm chủ yếu là đất, nước, không khí.
2.1.2. Về điều kiện kinh tế- xã hội:
2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội:

10


Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý nhà nước,
kinh tế tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Yên Phong nói riêng đã có bước phát triển
rõ rệt. Kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2018
đạt trên 102,8% . Yên Phong là một trong các huyện có điều kiện để phát triển công
nghiệp tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề thủ công truyền thống và làm nền tảng
cho nơng nghiệp phát triển bền vững.
2.1.2.2. Văn hóa - xã hội - y tế:

a. Văn hóa:
Các hoạt động văn hóa, thể thao đã có nhiều đóng góp quan trọng cho việc phát
triển kinh tế, xã hội địa phương. Năm 2016, tồn Huyện có 28.730 hộ đạt chuẩn văn
hóa ( chiếm 88,6% cao hơn năm 2015 là 1,6%, 50 thôn (khu phố) đạt chuẩn văn hóa
(chiếm 66,8%).
b. Y tế:
Trong những năm qua, y tế Huyện đã được thực hiện 10 chuẩn Quốc gia về y tế,
duy trì thường xun cơng tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, sức khỏe sinh sản, tiêm
phịng đầy đủ.
c. Giáo dục
Quy mơ các bậc, cấp học đã đi vào ổn định, phù hợp với quá trình giảm tỷ lệ
tăng dân số.
2.1.3. Về dân số- lao động:
2.1.3.1. Dân số:
Số liệu thống kê mới nhất năm 2018 cho thấy dân số huyện Yên Phong là
168.026 người, chiếm 14, 8% dân số toàn tỉnh.
2.1.3.2. Lao động :
- Về số lượng
Lực lượng lao động của Huyện khá dồi dào, lao động trong độ tuổi lao động
chiếm trên 60% dân số. Tính đến năm 2018 tồn huyện có 92.710 người là nông dân.
-Về chất lượng:
Tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện Yên Phong hiện còn thấp, chưa tới 50%,
tuy nhiên có xu hướng tăng dần qua các năm.
2.1.3.3. Tình trạng việc làm của nơng dân huyện n Phong
Số lượng nông dân thất nghiệp hàng năm tăng dần qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ
thất nghiệp của nông dân có xu hướng giảm, từ năm 2015 đến năm 2018 giảm từ
20,14% xuống 18,2%. Trung bình hàng năm Yên Phong có khoảng 80% nơng dân có
việc làm, trong đó 50% là có việc làm ổn định.

11



2.2. Tình hình thực hiện chính sách tạo việc làm cho nơng dân huyện n Phong
2.2.1. Tình hình xây dựng, kế hoạch triển khai thực thực hiện chính sách tạo
việc làm cho nông dân:
Căn cứ theo Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh,
Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong đã có Đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn huyện Yên Phong giai đoạn 2011-2015; định hướng đến
năm 2020 theo Quyết định số 1710/QĐ-UBND ngày 31/1//2011. Quyết định số
687/QĐ-UBND ngày 17/3/2015 v/v kiện toàn BCĐ Đề án đào tạo nghềvà giải quyết
việc làm cho lao động nông thơn cho lao động nơng thơn đến năm 2020
Về chính sách đào tạo nghề: Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 971/QĐ-TTg
ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi Quyết định
1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Quyết định số 46/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định
chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.
Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 24/4/2010 về việc thành lập Ban chỉ đạo
thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nơng thơn đến năm 2020.
Về chính sách phát triển cụm công nghiệp và làng nghề
Căn cứ Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của thủ tướng chính
phủ ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp; Căn cứ quyết định số 369/QĐUBND ngày 31/10/2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt điều chỉnh các cụm
Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030; căn cứ Quyết
định số 477/QĐ-UBND ngày 22/8/2016 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc điều chỉnh
Quyết định 369/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 và danh mục các cụm công nghiệp đến
năm 2020 của UBND tỉnh Bắc Ninh. UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định số 478/QĐUBND ngày 238/2016 về việc thành lập cụm công nghiệp Làng nghề Mẫn Xá, Văn
Môn Với tổng diện tích quy hoạch là 26,54 ha thuộc xã Văn Mơn.Quyết định số
117/QĐ-UBND thành lập Cụm công nghiệp Yên Trung - Đơng Tiến, huyện n
Phong.
2.2.2. Tình hình phổ biến, tun truyền chính sách tạo việc làm cho nơng dân

Từ 2014 đến nay, Phòng LĐ-TB&XH đã phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tỉnh tổ
chức 43 lớp tập huấn, tuyên truyền Bộ luật lao động miễn phí cho hàng nghìn cơng
nhân, nơng dân, để người lao động hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình trong
doanh nghiệp.

12


Kết quả qua công tác thông tin tuyên truyền đến nay đã có 2.350 hồ sơ của nơng
dân n Phong ( năm 2017 và năm 2018) đăng tuyển vào các công ty trong khu, cụm
công nghiệp thông qua các kênh thông tin như: Tờ rơi, internet, trực tuyến, băng rôn,
hệ thống phát thanh,…. giải quyết việc làm mới cho hàng nghìn lao động có việc làm
ổn định.
2.2.3. Tình hình phân cơng, thực hiện chính sách tạo việc làm cho nơng dân
Để thực hiện những quyết định của nhà nước nói chung và của Huyện nói riêng
về tạo việc làm cho nông dân. Huyện thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo
nghề và giải quyết việc làm huyện Yên Phong do đồng chí Chủ tịch UBND huyện
làm Trưởng ban chỉ đạo, các thành viên gồm lãnh đạo đại diện các cơ quan ban
ngành của huyện: LĐ-TB&XH là Phó trưởng ban chỉ đạo ( Cơ quan thường trực đề
án), Trung tâm dạy nghề, Nội vụ, Tài chính- Kế hoạch, Cơng thương, Giáo dục- Đào
tạo, Ngân hàng chính sách xã hội, Hội nông dân, Nông nghiệp và phát triển nông
thôn phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo; Chỉ đạo các ngành
liên quan, các xã thị trấn thực hiện Đề án.
2.2. 4. Tình hình thực hiện một số chính sách cụ thể về tạo việc làm cho nơng dân
2.2.4.1.Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho nông dân
Trong năm năm từ 2014- 2018 đã mở được 90 lớp đào tạo nghề cho nông dân,
với tổng số 2024 người tham gia. Cụ thể: 03 lớp may cơng nghiệp (85 học viên); 18
lớp tin học văn phịng (540 học viên); 13 lớp kỹ thuật chế biến mónăn ( 390 học
viên)’ 12 lớp mây tre đan xuất khẩu ( 359 học viên); 14 lớp kỹ thuật trồng cây cảnh (
410 học viên); 13 lớp kỹ thuật trồng rau an toàn (391 học viên); 10 lớp kỹ thuật trồng

nấm ( 300 học viên); 6 lớp kỹ thuật chăn nuôi thú y ( 181 học viên); 01 lớp kỹ thuật
làmđẹp ( 30 học viên). Hàng năm huyện hỗ trợ Trung tâm GDNN- CDTX 700 triệu
đồng cho công tác đào tạo nghề cho nơng dân.
2.2.4.2. Thực hiện chính sách phát triển khu, cụm công nghiệp và làng nghề
Một trong những mục tiêu quan trọng được xác định trong chính sách phát triển
khu, cụm cơng nghiệp, cũng như chính sách phát triển làng nghề ở nông thôn là thu
hút được nhiều lao động trên địa bàn vào làm việc trong doanh nghiệp và làng nghề,
góp phần tạo việc làm tại chỗ cho nơng dân.
- Về thực hiện chính sách phát triển khu, cụm công nghiệp
Nghị quyết số 10-NQ/HU “về xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp và làng nghề huyện Yên Phong giai đoạn 2015- 2020”

13


Hiện tại trên địa bàn Huyện có 113 doanh nghiệp đang sản xuất tại khu công
nghiệp Yên Phong I với tổng mức đầu tư 197.218 tỷ đồng, thu hút 91.781 lao động;
tại cụm cơng nghiệp đa nghề Đơng Thọ có 41 doanh nghiệp thuê đất và 32 doanh
nghiệp đang sản xuất với tổng mức đầu tư 2.328 tỷ đồng, thu hút 2.830 lao động, số
lao động trong các khu, cụm công nghiệp hiện nay là nông dân huyện Yên Phong là
7.280 người.
Tính đến thời điểm hiện tại trong tồn khu, cụm công nghiệp và các doanh nghiệp,
hộ kinh doanh cá thể khác trên địa bàn huyện có khoảng 114.745 lao động làm việc trong
đó, có khoảng 14.565 = 12,32% lao động là nông dân huyện Yên Phong.
- Về thực hiện chính sách phát triển làng nghề
Hiện nay n Phong có làng nghề: Nấu rượu- Đại lâm, Trồng dâu nuôi tằm- Tam
Giang, bánh đa nem, nếp cái hoa vàng- Yên Phụ, đồ gỗ mỹ nghệ ở Trung nghĩa, Yên
Trung, Bánh tẻ làng chờ...Nghề sản xuất đồ gô mỹ nghệ hiện nay đang phát triển nhiều ở
các xã Trung Nghĩa, Ô Cách, Đơng Tiến có khoảng 1.698 hộ kinh doanh cá thể , thu hút
và tạo việc làm cho 3.935 nông dân, mang lại thu nhập cao cho nông dân.

2.2.4.3. Thực hiện chính sách cho nơng dân vay vốn sản xuất
Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định
về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Thông tư số
45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11/11/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
hướng dẫn thực hiện một số điều về Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định
số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo
việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm những năm qua huyện Yên Phong đã quản lý,
sử dụng hiệu quả nguồn vốn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, góp phần tạo thêm
nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Hầu hết nguồn vốn được đầu tư
phát triển chăn nuôi, trồng trọt và kinh doanh dịch vụ. Để nguồn vốn vay từ Quỹ
Quốc gia giải quyết việc làm đến được với người lao động, hằng năm, Ngân hàng
Chính sách xã hội huyện đều xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn vốn cho các xã, thị
trấn. Quá trình quản lý vốn vay có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp tại
địa phương.
Ngay khi có kế hoạch phân bổ nguồn vốn cho từng địa phương, Uỷ ban nhân
dân huyện đã chỉ đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Huyện
đoàn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ huyện Yên Phong tổ chức tuyên truyền, tư vấn, hỗ
trợ về thủ tục hành chính thực hiện cho vay tín dụng đối nơng dân cho vay tạo việc
làm. Hiện nay, huyện đang quản lý 16.184 triệu đồng đồng nguồn vốn Quỹ Quốc gia

14


giải quyết việc tăng 7.668 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngối, hồn thành 99,7%
chỉ tiêu kế hoạch được giao, với 328 dự án (hộ) còn dư nợ, 342 lao động đang được
duy trì và tạo việc làm,
2.2.4.4. Thực hiện chính sách hỗ trợ đi lao động ở nước ngoài
Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện thường xuyên phối kết hợp với các Công
ty xuất khẩu lao động được Sở Lao động TB&XH tỉnh Bắc Ninh giới thiệu về tuyển
lao động đi làm việc ở nước ngoài như công ty Cổ phần thương mại và du lịch Bắc

Ninh; Công ty Coopimex.co; Công ty CEFINAR.CO; Công ty AIRSER.CO; Công ty
TRAEN.CO tổ chức tuyển lao động trực tiếp; mở hội nghị nhân rộng mơ hình tuyển
lao động đi làm việc ở nước ngoài đến các thành phần của Ban chỉ đạo xuất khẩu lao
động của huyện, xã, thị trấn, các đồn thể của thơn xóm.
Hiện nay, số lao động đi xuất khẩu có xu hướng giảm. Năm 2016 đưa được 63
người, năm 2017 là 48 người và năm 2018 là 32 người. Lý do số lao động đi xuất
khẩu lao động giảm hơn giai đoạn trước là do xuất khẩu lao động khơng cịn là thị
trường thu hút đơng đảo người lao động tham gia, tình hình lao động-việc làm trong
thị trường trong nước nói chung và huyện Yên Phong nói riêng là rất sơi động, mơi
trường làm việc tại các doanh nghiệp chuyên nghiệp, mức thu nhập ổn định, tương
đối cao, thu hút đông đảo lực lượng lao động tham gia.
2.2.5. Tình hình đơn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho
nơng dân:
Cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tạo việc làm ln được
cấp ủy, chính quyền huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Trong 5 năm qua, phòng
LĐTB&XH phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức nhiều đợt kiểm tra, đánh giá
nghiêm túc, đúng thực trạng tình hình triển khai và tổ chức thực hiện .
2.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân tại
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
2.3.1. Kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách
Thứ nhất: Huyện Yên Phong đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn và kế hoạch
triển khai thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân.
Thứ hai: Công tác thông tin tuyên truyền luôn được quan tâm, chỉ đạo, đặc biệt
là tuyên truyền về công tác tuyển dụng lao động như chỉ tiêu, trình độ, ngành nghề
tuyển dụng giúp người dân hiểu và tự quyết định đăng tuyển vào các công ty phù
hợp.

15



Thứ ba: Việc phân cơng phối hợp thực hiện chính sách đã được huyện ủy chú
trọng triển khai thực hiện. Từ việc phân công trách nhiệm cho từng thành viên ban
chỉ đạo, bộ phận giúp việc cho ban chỉ đạo cho đến các phòng, ban.
Thứ tư: Trong giai đoạn 2014- 2018 số người được giải quyết được việc làm
ngày càng tăng, đặc biệt là năm 2018 đã tạo việc làm mới cho 1.429 người. Bên cạnh
số lượng nông dân đã có việc làm trong các ngành, các thành phần và khu vực kinh tế
thì hiện nay số nơng dân thất nghiệp huyện Yên Phong còn 2.744 người chiếm 5,86%
so với tổng số nông dân hiện nay.
Thứ năm: Thu nhập của các gia đình nơng dân ngày được nâng cao, tính trung
bình thu nhập của nơng dân là: Cơng nhân từ 5,2 triệu đến 9,5 triệu
đồng/người/tháng.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Thứ nhất: trong q trình lập kế hoạch thực hiện chính sách, hầu hết chưa xây
dựng được kế hoạch kiểm tra thực hiện chính sách cơng (trừ chính sách đào tạo nghề
cho nông dân).
Thứ hai: Nhận thức, hiểu biết của người dân về lao động và chính sách về lao
động cịn hạn chế.
Thứ ba:Quy chế ràng buôc trách nhiệm giữa các phịng ban thực hiện chính sách
chưa cao. Các đơn vị được phân cơng chưa làm hết trách nhiệm của mình nên ảnh
hưởng đến tiến độ và hiệu quả thực hiện chính sách
Thứ tư: q trình tổ chức thực hiện chính sách cịn nhiều hạn chế
Thứ năm: Cơng tác đơn đốc, kiểm tra q trình thực hiện chính sách chưa thật
sự chặt chẽ, đơi khi cịn mang tính hình thức.
2.3.3. Ngun nhân của hạn chế
Thứ nhất: Thiếu những chính sách nhất quán, đồng bộ, lâu dài đối tạo việc làm
cho nông dân .
Thứ hai: Năng lực của cán bộ công chức thực hiện chính sách cịn hạn chế.
Thứ ba: Ngân sách của Nhà nước đầu tư trực tiếp cho các chương trình về tạo
việc làm cịn hạn chế, chưa thoả đáng với nhiệm vụ.
Thứ tư: Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao

động tại các xã chưa được triển khai thực hiện tốt.
Thứ năm: Do nhận thức của người lao động về học nghề và việc làm cịn có sai
lệch.

16


Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO
VIỆC LÀM CHO NƠNG DÂN TẠI HUYỆN N PHONG, TỈNH BẮC NINH
3.1. Quan điểm tạo việc làm cho nông dân tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
3.1.1. Quan điểm về tạo việc làm cho nông dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đề cập đến Chủ nghĩa xã hội đã chỉ rõ: “Trước hết
cần làm cho nhân dân lao động thốt nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn
việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc” và yêu cầu xây dựng “một nền
kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật
tiên tiến” để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội là “một xã hội khơng có chế độ
người bóc lột người; một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có
quyền lao động, ai làm ra nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít, khơng làm
khơng hưởng”
Đại hội Đảng XII, Đảng ta xác định gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với
chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân,
bảo đảm để nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của công cuộc đổi
mới, xây dựng và phát triển đất nước. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
gắn với xây dựng nông thôn mới. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào
tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho
nông dân; nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo.
Như vậy, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, thấm nhuần tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà cốt lõi là phát triển sức sản xuất, với tư
duy đổi mới kinh tế, Đảng ta luôn xác định tạo việc làm cho nông dân là một trong

những vấn đề cực kỳ quan trọng đối với nước ta.
3.1.2. Quan điểm của huyện Yên Phong
- Trong thời gian tới UBND huyện Yên Phong cần phải xác định tạo việc làm
là nhiệm vụ cấp bách, đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong việc giảm tỷ lệ thất
nghiệp và xóa đói giảm nghèo.
- Tạo việc làm phải dựa trên cơ sở huy động và sử dụng đầy đủ, đồng bộ các
nguồn lực có trên địa bàn, đảm bảo các nguồn lực được khai thác một cách hiệu quả,
đặc biệt là nguồn lực con người.
- Cần sự kết hợp đầu tư của Nhà nước, các thành phần kinh tế, khu vực kinh tế,
các tổ chức đoàn thể, cả cộng đồng và bản thân người lao động. Đồng thời, phải xây

17


dựng và hồn thiện một hệ thống chính sách, cơ chế đồng bộ, phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh của địa phương.
- Tạo việc làm cũng cần gắn chặt với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và chương trình
phát triển nơng nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư khai thác
các nguồn lực bên trong và bên ngoài, thúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết nhiều
công ăn việc làm cho người lao động.
3.1.3. Định hướng của huyện Yên Phong
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành về phát triển nguồn
nhân lực và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện. Gắn công tác phát triển nguồn nhân
lực và giải quyết việc làm với thực hiện nhiệm vụ công tác của các cấp, các ngành.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia về giải quyết việc
làm của trung ương, tỉnh, huyện đề ra, như: chương trình xóa đói giảm nghèo, đề án
đào tạo nghề cho lao động nông thôn….Phấn đấu mỗi năm tạo được từ 1.000 đến
1.500 chỗ việc làm mới và ổn định.

- Tăng cường liên doanh, liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh,
nhằm nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, quy hoạch rõ ràng, cụ thể về chất lượng, đội ngũ
giáo viên cả dạy văn hoá và dạy nghề. Thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh vào
học các trường trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp và trường nghề.
- Chú trọng công tác giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực Nhà
nước thu hồi đất và các đối tượng yếu thế trong xã hội. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu
lao động, trong đó tập trung nâng cao tỷ lệ lao động có tay nghề kỹ thuật.
- Nắm chắc các đầu mối về phát triển nguồn nhân lực ở các địa phương, các
doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động
có những thơng tin đầy đủ về cung - cầu lao động.
3.2. Một số giải pháp hồn thiện việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho
nông dân tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
3.2.1 Hồn thiện cơng tác ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch tổ chức
triển khai thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân
- Đối với thực hiện chính sách đào tạo nghề cho nơng dân:
Thứ nhất: Phịng Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức rà sốt lại các nghề
đào tạo cho nơng dân.

18


Thứ hai: việc xây dựng, ban hành văn bản về đào tạo nghề phải bảo đảm sự
thống nhất và các mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, sát với yêu cầu của thực tế.
Thứ ba: cần xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ mới theo hướng: tạo đầu ra
cho các học viên sau khi hồn thành các khóa học nghề..Tổ chức các khóa đào tạo
ngắn hạn, thường xuyên cho các đối tượng độ tuổi từ 18 đến 55.
- Đối với thực hiện chính sách phát triển khu, cụm cơng nghiệp và làng nghề
đào tạo:
Thứ nhất: Tăng cường công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch. Xây

dựng chương trình hợp tác liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước,
nhằm mở ra cơ hội mới cho công nghiệp Yên Phong trong việc thu hút các nguồn vốn
đầu tư phát triển.
Thứ hai: Giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp có nhu cầu thuê đất phát triển, sản xuất kinh doanh.
Thứ ba: Thực hiện phát triển cụm công nghiệp theo hướng bền vững, không
đánh đổi môi trường lấy sự phát triển kinh tế; đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo
nghề, giải quyết việc làm cho những hộ bị thu hồi đất.
Thứ tư: Củng cố và phát triển các làng nghề và làng nghề truyền thống với
nhiều hình thức tổ chức sản xuất, quy mô doanh nghiệp và các thành phần kinh tế.
Thứ năm: Chú trọng xây dựng các khu vực sản xuất tập trung, kết hợp sản xuất
tại các hộ gia đình. Phát huy các làng nghề truyền thống lâu đời, có trình độ sản xuất
cao, đưa nghề mới vào địa phương.
Thứ sáu: Hỗ trợ các làng nghề tìm kiếm thị trường nguyên liệu và thị trường
tiêu thụ sản phẩm.
- Đối với thực hiện chính sách cho nơng dân vay vốn
Đơn giản hố các thủ tục hành chính để cho phần lớn người lao động có cơ hội
vay vốn, đặc biệt là những người lao động nghèo làm ăn lớn cũng như những lao
động muốn đi xuất khẩu lao động nhưng khơng có vốn, tức là cần quan tâm đến điều
kiện cụ thể của từng đối tượng vay.
Ưu tiên cho vay vốn chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm, khuyến khích
phát triển các cơ sở sản xuất, những người có trình độ kỹ thuật, lao động qua đào tạo
nghề có dự án mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, có khả năng thu nhận nhiều
lao động để bồi dưỡng kiến thức, đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ.
- Đối với thực hiện chính sách hỗ trợ đi lao động ở nước ngồi

19


Thứ nhất: Tiến hành xây dựng kế hoạch xuất khẩu lao động huyện Yên Phong

trong thời gian tới, tìm kiếm thị trường lao động mới phù hợp với đặc điểm, điều kiện
lao động của địa phương
Thứ hai: Cần tìm hiểu thông tin thị trường lao động một cách thường xuyên. Vì
thơng tin thị trường lao động phản ánh trung thực cung cầu lao động, các điều kiện
làm việc, trung gian thị trường lao động. Thông tin thị trường giúp cho các cơ quan
chức năng hoạch định các chính sách trong phát triển nguồn nhân lực, định hướng
nghề nghiệp phù hợp, giúp người sử dụng lao động có kế hoạch tuyển lao động… từ
đó giúp người lao động có khả năng tìm kiếm được cơng việc phù hợp với năng lực
của bản thân.
Thứ ba: Thơng báo cơng khai các khoản đóng góp theo quy định, quy chế quyền
lợi của người lao động tham gia xuất khẩu.
Thứ tư: Các cơ quan nhà nước cần tăng cường chính sách vay vốn với lãi suất
ưu đãi cho các đối tượng đi xuất khẩu vì chi phí bỏ ra để đi xuất khẩu là quá lớn nên
nhiều người có nhu cầu nhưng lại khơng thể đi.
Thứ năm: Nhiều lao động trên địa bàn huyện sau khi xuất khẩu lao động về cho
rằng việc làm không phù hợp do chưa có trình độ tay nghề, chun môn. Nên người
lao động trước khi đi xuất khẩu cần được đào tạo bàn bản, học nghề, ngoại ngữ , pháp
luật và phong tục tập quán của nước đến xuất khẩu. Do vậy, Phòng lao động TB&XH
huyện cần phối hợp với các doanh nghiệp, các trung tâm dạy nghề cùng thực hiện, một
mặt chủ động được nguồn lao động, mặt khác nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở
hoàn thiện chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo nguồn lao động xuất khẩu.
Thứ sáu: Cần giảm thiểu thời gian làm thủ tục và thời gian chờ đợi của người
lao động. Đây là một trong những giải pháp góp phần giảm chi phí phát sinh ban đầu
của người lao động nhằm thu hút đông đảo người lao động đi xuất khẩu.
Thứ bảy: Cần vận dụng đúng nghị quyết văn bản của Nhà nước về xuất khẩu lao
động nhằm tạo ra hành lang pháp lý phù hợp với điều kiện của địa phương. Cần đánh
giá cao vai trò của Nhà nước trong hoạt động xuất khẩu lao động.
3.2.2. Tăng cường phổ biến, tuyên truyền chính sách tạo việc làm cho nông dân
Các cấp, các ngành chức năng tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa
về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa của chính sách tạo việc làm, cơ chế thực hiện, trách

nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi thực hiện chương trình; làm cho các cấp, các ngành,
MTTQ, các đoàn thể, mỗi cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân tiếp tục nâng cao
nhận thức về chính sách.

20


Cơng tác tun truyền được đổi mới bằng nhiều hình thức để đảm bảo quán triệt
sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Nội dung tuyên truyền tập trung vào: Các chủ trương, nghị quyết của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về NNNDNT;...Tuyên truyền phổ biến nguyên
tắc và các bước tiến hành, vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện chính sách,
Tuyên truyền về vai trị giám sát cộng đồng; cơng khai, dân chủ, minh bạch các
khoản đóng góp trong thực hiện chính sách.
3.2.3. Nâng cao chất lượng cán bộ, cơng chức thực hiện chính sách
Tăng cường số lượng cán bộ đảm bảo đủ người làm công tác trợ giúp xã hội.
Việc tăng cường gồm cả nâng cao trình độ chun mơn và số lượng cán bộ, nhất là
cán bộ cơ sở.
Quy định cụ thể chính sách đối với những cán bộ xã hội, từ đó có hệ số lương,
phụ cấp đặc biệt. Chính phủ cần quy định danh mục nghề công tác xã hội, có mã
nghề đào tạo, vị trí làm việc và tiêu chuẩn nghiệp vụ, có hệ thống thang bảng lương
phù hợp với trình độ đào tạo và tính chất cơng việc. Đối với một số lĩnh vực đặc biệt
cần có chế độ phụ cấp ưu đãi. Giải quyết tình trạng yếu của cán bộ cơ sở, nhất là cán
bộ cấp xã, huyện bằng cách tiếp tục tăng cường đào tạo ngắn hạn thông qua việc tổ
chức tập huấn theo từng chuyên đề, tập huấn triển khai thực hiện chính sách, thăm
quan các mơ hình...
3.2.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp các cơ quan, tổ chức,
đoàn thể trong thực hiện chính sách tạo việc làm cho nơng dân
Thứ nhất, Xây dựng cơ chế cho các địa phương chủ động thực hiện lồng ghép
các chương trình, dự án trên địa bàn để tạo ra những chuyển biến đột phá trong thực

thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân
Thứ hai, thực hiện phân cấp quản lý linh hoạt, phù hợp với trình độ và khả năng
của mỗi cấp, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan.
Thứ ba, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể
của địa phương trong việc nghiên cứu, xây dựng cũng như hướng dẫn, theo dõi tổ
chức thực thực hiện chính sách tạo việc làm cho nơng dân ở địa phương mình.
3.2.5. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực
hiện chính sách, có cơ chế khen thưởng và kỷ luật thích hợp
- Phải có được hệ thống chỉ số, thông tin báo cáo hợp lý ở từng cấp và có
phương pháp thu thập thơng tin khoa học để có thể thu thập đầy đủ thông tin một

21


cách trung thực nhất. Chỉ tiêu cảnh báo cho các cấp, các ngành các địa phương hiểu
rõ hơn chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện chính sách và đo lường mức độ tiến
bộ của hệ thống chính sách.
- Tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình tổ chức thực hiện, nhất là
việc xác định đối tượng hưởng vay vốn, ưu tiên bảo đảm tính cơng khai minh bạch
trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Đổi mới về phương thức theo dõi giám sát, xác định đối tượng, cần đơn giản,
phân cấp triệt để cho địa phương. Duy trì chế độ thơng tin báo cáo trung thực và đầy đủ.
3.2.6. Chú trọng tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách tạo việc làm
cho nơng dân
- Xác định mục đích và yêu cầu của việc tổng kết.
- Xây dựng đề cương kế hoạch triển khai thực hiện việc tổng kết:
- Xây dựng báo cáo tổng hợp
Mỗi vấn đề đưa ra trong báo cáo phải có nhận định, có dẫn chứng, phân tích
ngun nhân; bố trí các phần trong báo cáo hài hoà cân đối nhau theo một quan
hệ tỷ lệ.


22


KẾT LUẬN
Tạo việc làm là chính sách đóng vai trị quan trọng, tác động trực tiếp đến đời
sống của người lao động. Là giải pháp giúp xố đói, giảm nghèo, thơng qua tạo việc
làm người lao động có cơng việc ổn định, tạo ra thu nhập cho bản thân và xã hội. Tạo
việc làm ln là một vấn đề chính trị - kinh tế - xã hội cấp bách hiện nay.
Việc làm thay đổi tích cực đời sống của người dân, góp phần chuyển dịch cơ
cấu lao động, hình thành thị trường lao động, nâng cao chất lượng đời sống, góp phần
tích cực vào mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh”.
Với tính chất quan trọng, vấn đề việc làm và tạo việc làm cho người lao động luôn
được Đảng và Nhà nước chỉ đạođầu tư, xây dựng triển khai chiến lược, chính sách,
chương trình. Trên cơ sở đó, Đảng bộ và chính quyền huyện Yên Phong đã đẩy mạnh
việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân trên địa bàn huyện . Mỗi năm
bình quân huyện tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Góp phần quan trọng vào q
trình phát triển kinh tế, phát triển cộng đồng và cải tạo bộ mặt của huyện, bước đầu
hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, xố đói, giảm nghèo, nâng cao rõ rệt đời sống của
người dân. Đồng thời, việc triển khai thực hiện chính sách tạo việc làm trong thời
gian qua cũng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho công tác quản lý.
Làm sao để tạo được nhiều việc làm cho người lao động và làm sao khai thác được
hết tiềm năng của sức lao động trong q trình phát triển kinh tế- xã hội ln là câu
hỏi cần được nghiên cứu và trả lời trong toàn q trình thực hi ện chính sách.
Xuất phát từ mục tiêu và yêu cầu, luận văn “Thực hiện chính sách tạo việc làm
cho nông dân tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” đã giải quyết được những nội
dung sau:
Luận văn đã hệ thống được vấn đề lý luận về việc làm, tạo việc làm, chính sách
tạo việc làm, thực hiện chính sách tạo việc làm,sự cần thiết phải thực hiện chính sách
tạo việc làm cho nơng dân, là cơ sở lý luận khoa học để đề ra các giải pháp.

Đồng thời, đưa ra các căn cứ thực tiễn, kinh nghiệm của các địa phương về thực
hiện chính sách tạo việc làm cho nơng dân. Mỗi địa phương đều có những đặc trưng
riêng với những cách thực hiện cũng như các thế mạnh riêng trong công tác triển khai

23


×