Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Bài giảng GA lop 2 tuan 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.3 KB, 23 trang )

TUẦN 22
Ngày soạn 08/01/2010
Ngày giảng Thứ 2 ngày 09/01/2010
Tập đọc:
Tiết 1,2 MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I Mục tiêu :
Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của mỗi
người; chớ kiêu căng, xem thường người khác.(trả lời được CH 1, 2, 3,5)
- Có ý thức bảo vệ các loài thú.
II Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài TĐ. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Tiết 1
Khởi động:
A. Bài cũ:
- 2 hs đọc bài: Vè chim + TLCH
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu:
2.2. Hướng dẫn luyện đọc:
a. Đọc từng câu:
- Yêêu cầu hs đọc
- Tìm tiếng từ khó
- Luyện phát âm
b. Đọc từng đoạn:
- Gọi hs đọc
- Treo bảng phụ hướng dẫn đọc
Yêu cầu HS tìm cách đọc sau đó tổ chức cho


các em luyện đọc các câu khó ngắt giọng.
- Tìm hiểu nghĩa các từ chú giải SGK
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. Thi đọc:
- Theo dõi,nhận xét tuyên dương.
e.Đọc đồng thanh:

- Hát
- 2 hs
- Lắng nghe.
- Đọc thầm
- Nối tiếp đọc từng câu.
- Tìm và nêu
- Luyện phát âm, cá nhân, lớp.
- Nối tiếp đọc từng đoạn
- Tìm cách ngắt giọng và luyện đọc.
- Nêu
- Các nhóm luyện đọc
- Đại diện các nhóm thi đọc.
Lớp theo dõi, nhận xét bình chọn
nhóm đọc tốt.
- Đọc 1 lần
1
Tiết 2
3. Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu đọc lại bài bài + TLCH
? Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi
thường Gà Rừng?
? Chuyện gì đã xảy ra với đôi bạn khi chúng
đang dạo chơi trên cánh đồng?

? Khi gặp nạn Chồn ta xử lí ntn?
- Gọi HS đọc đoạn 3, 4.
? Giải nghĩa từ đắn đo, thình lình?
? Gà Rừng đã nghĩ ra mẹo gì để cả hai cùng
thoát nạn?
? Qua chi tiết trên, chúng ta thấy được những
phẩm chất tốt nào của Gà Rừng?
? Sau lần thoát nạn thái độ của Chồn đối với
Gà Rừng ra sao?
? Câu văn nào cho ta thấy được điều đó?
- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
? Em chọn tên nào cho truyện? Vì sao?
4. Luyện đọc lại:
- Yêu cầu hs tìm giọng đọc toàn bài.
Tổ chức cho HS thi đọc phân vai .
- Nhận xét và ghi điểm HS.
5. Củng cố – Dặn dò:
- Gọi 1 em đọc lại toàn bài.
? Qua bài học em rút ra được điều gì?
-Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tốt giờ kể chuyện.
- Đọc bài và TLCH
- Chồn vẫn ngầm coi thường bạn.
- Ít thế sao? Mình thì có hàng trăm.
- Chúng gặp một thợ săn.
- Lúng túng, sợ hãi nên không còn
một trí khôn nào trong đầu.
- Đọc
+ Đắn đo: cân nhắc xem có lợi hay
hại.

+ Thình lình: bất ngờ.
- Giả vờ chết để lừa người thợ săn.
- Thông minh, dũng cảm, biết liều
mình vì bạn bè.
- Chồn trở nên khiêm tốn hơn.
-Chồn bảo Gà Rừng: “Một trí khôn
của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của
mình”.
- Bình tĩnh trong khi gặp hoạn nạn.
Đồng thời cũng khuyên chúng ta
không nên kiêu căng, coi thường người
khác.
- Suy nghĩ, nêu ý kiến.
- Tìm và nêu.
- Thi đọc lại bài.
Lớp theo dõi,nhận xét, bình chọn
nhóm, cá nhân đọc tốt.
- Đọc bài.
- Nêu ý kiến.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Toán:
Tiết 3 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II
( Đề do trường ra)
2
Đạo đức:
Tiết 4 BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ (TT)
I Mục tiêu :
- Biết sử dụng lời yêu cầu đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gập hàng
ngày.
*(ghi chú: Mạnh dạn khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp

hàng ngày)
II Đồ dùng dạy học:
- Kịch bản mẫu hành vi cho HS chuẩn bị. Phiếu thảo luận nhóm.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Khởi động
A. Bài cũ :
- Yêu cầu 5 hs kể một số trường hợp em đã
nói lời yêu cầu đề nghị.
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài:
2. Nội dung bài học:
 Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Yêu cầu 1 HS đọc ý kiến 1.
- Yêu cầu HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc
không đồng tình.
- Kết luận ý kiến 1: Sai.
- Tiến hành tương tự với các ý kiến còn lại.
+ Với bạn bè người thân chúng ta không cần
nói lời đề nghị, yêu cầu vì như thế là khách
sáo.
+ Nói lời đề nghị, yêu cầu làm ta mất thời
gian.
+ Khi nào cần nhờ người khác một việc quan
trọng thì mới cần nói lời đề nghị yêu cầu.
+ Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự là tự
trọng và tôn trọng người khác.
 Hoạt động 2: Liên hệ thực tế

-Hát
- 5 hs trả lời.
- Nghe
- Nhận phiếu.
- Đọc
- Làm việc cá nhân trên phiếu học tập.
+ Chỉ cần nói lời yêu cầu, đề nghị với
người lớn tuổi.
(Biểu lộ thái độ bằng cách giơ bìa vẽ
khuôn mặt cười hoặc khuôn mặt mếu.)
+ Sai.
+ Sai.
+ Sai.
+ Đúng.
- Một số HS tự liên hệ. Các HS còn lại
3
- Yêu cầu HS tự kể về một vài trường hợp
em đã biết hoặc không biết nói lời đề nghị
yêu cầu.
- Khen ngợi những HS đã biết thực hiện bài
học.
 Hoạt động 3: Trò chơi tập thể: “Làm
người lịch sự”
- Nội dung: Khi nghe quản trò nói đề nghị
một hành động, việc làm gì đó có chứa từ thể
hiện sự lịch sự như “xin mời, làm ơn, giúp
cho, …” thì người chơi làm theo. Khi câu nói
không có những từ lịch sự thì không làm theo,
ai làm theo là sai. Quản trò nói nhanh, chậm,
sử dụng linh hoạt các từ, ngữ.

- Hướng dẫn HS chơi, cho HS chơi thử và
chơi thật.
- Cho HS nhận xét trò chơi và tổng hợp kết
quả chơi.
- Kết luận chung cho bài học: Cần phải biết
nói lời yêu cầu, đề nghị giúp đỡ một cách lịch
sự, phù hợp để tôn trọng mình và người khác.
3. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Lịch sự khi nhận và gọi điện
thoại
nghe và nhận xét về trường hợp mà bạn
đưa ra.
- Lắng nghe GV hướng dẫn và chơi
theo hướng dẫn.
Cử bạn làm quản trò thích hợp.
- Chơi
- Nhận xét
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Nghe.
Ngày soạn 09/02/2010
Ngày giảng Thứ 3 ngày 10/02/2010
Thể dục:
Tiết 1 ĐI ĐƯỜNG THEO VẠCH KẺ THẲNG. TRÒ CHƠI NHÃY Ô
(Đ/c Khê dạy)
Toán:
Tiết 2 PHÉP CHIA
I Mục tiêu :
-Nhận biết được phép chia.
-Biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành hai phép chia.

-(BT1,2)
- Rèn cho hs kĩ năng ghi nhớ.
II Đồ dùng dạy học:
4
- GV, HS: 6 mảnh bìa hình vuông bằng nhau
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Khởi động
A. Bài cũ :
- Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
2 x 3… 2 x 5 3 x 4 … 4 x 5
5 x 6 …4 x 9 4 x 10 …5 x 8
-Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu phép chia:
a. Phép chia 6 : 2 = 3
- Yêu cầu hs lấy 6 ô vuông, chia thành 2
phần bằng nhau.
? 6 ô vuông chia thành 2 phần bằng nhau,
mỗi phần có mấy ô vuông?
=> Ta đã thực hiện 1 phép tính mới là phép
chia “sáu chia hai bằng ba”
- Yêu cầu hs nhắc lại.
Viết là 6 : 2 = 3. Dấu : gọi là dấu chia.
- Yêu cầu hs viết bảng con 6 : 2 = 3
(1dấu nằm trên dòng kẻ, 1 dấu kế trên dấu
đó)
b. Giới thiệu phép chia cho 3
? 6 ô chia thành mấy phần để mỗi phần có 3

ô?
- Ta có phép chia để tìm số phần, mỗi phần 3
ô.
- Viết 6 : 3 = 2 (đọc sáu chia ba bằng hai )
c. Nêu nhận xét quan hệ giữa phép nhân và
phép chia
? Mỗi phần có 3 ô vuông hỏi 2 phần có mấy
ô vuông?
? Nêu pt để tìm tổng số ô vuông?
? 6 ôv chia thành 2 phần bằng nhau. Hỏi mỗi
phần có mấy ô vuông? Nêu pt để tìm số ô
vuông của mỗi phần?
? Có 6 ôv được chia thành các phần bằng
nhau, mỗi phần có 3 ôv. Hỏi chia được mấy
- Hát
- 2 HS lên bảng, lớp bảng con.
- Nghe
- Thực hành
- 3 ô
- Nối tiếp nêu
- Viết bảng
- 2 phần
- Đọc . Viết bảng con 6 : 3 = 2
- 6 ô vuông
- 3 x 2 = 6
- 6 : 2 = 3
- 6 : 3 = 2
5
phần như thế? Hãy nêu pt tìm số phần được
chia?

Ghi: 3 x 2 = 6 6 : 2 = 3
6 : 3 = 2
? Từ một phép nhân ta có thể lập được mấy
phép chia tương ứng?
- Yêu cầu hs nhắc lại
3. Luyện tập:
Bài 1: Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân,
p chia
- Gọi hs đọc yêu cầu- mẫu
- Ghi pt mẫu – Yêu cầu hs làm VN, 1hs lên
bảng
(Sau phần nêu các bài toán ở câu a )
- Yêu cầu hs nhắc lại mqh giữa phép nhân,
pchia.
Bài 2. Gọi hs đọc yêu cầu
- Yêu cầu 2 hs lên bảng làm, lớp làm vở.
- Yêu cầu hs nhận xét có thể biết kết quả 2
phép chia dựa vào phép nhân.
- Chấm, chữa bài.
4. Củng cố – Dặn dò:
? Nếu nói phép chia là phép ngược của phép
nhân thì đúng hay sai? Tại sao?
-Nhận xét tiết học
- Dặn: Xem bài phép chia 2
- 2
- Nối tiếp nêu
- Đọc đề, mẫu
- 3 x 5 = 15
15 : 3 = 5
15 : 5 = 3

- 2 – 3 hs nêu
- Đọc
- Làm bài
-
- Đúng. Vì từ 1 phép nhân ta có thể lập
được 2 phép chia tương ứng.
- Lắng n ghi nhớ.
Kể chuyện:
Tiết 3 MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I Mục tiêu :
- Biết đặt tên cho từng đoạn truyện (BT1)
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT2)
- Luyện cho hs kể đúng giọng kể, không thuộc lòng bài TĐ
*(Ghi chú: HS khá, giỏi biết kể lại từng đoạn câu chuyện BT3)
II Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn gợi ý nội dung từng đoạn.
6
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Khởi động
A. Bài cũ :
- Gọi 4 HS lên bảng, yêu cầu kể chuyện Chim sơn
ca và bông cúc trắng .
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Đặt tên cho từng đoạn chuyện
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1.
? Bài cho ta mẫu ntn?

? Vì sao tác giả sgk lại đặt tên cho đoạn 1 của
truyện là Chú Chồn kiêu ngạo?
? Vậy theo em, tên của từng đoạn truyện phải thể
hiện được điều gì?
? Hãy suy nghĩ và đặt tên khác cho đoạn 1 mà vẫn
thể hiện được nội dung của đoạn truyện này.
- Yêu cầu nhóm 4 HS thảo luận với nhau để đặt
tên cho các đoạn tiếp theo của truyện.
- Gọi các nhóm trình bày ý kiến. Sau mỗi lần HS
phát biểu ý kiến, GV cho cả lớp nhận xét và đánh
giá xem tên gọi đó đã phù hợp chưa.
b) Kể lại từng đoạn truyện
- Chia nhóm 4 HSYCkể lại NDtừng đoạn truyện .
- Gọi mỗi nhóm kể lại nội dung từng đoạn và các
nhóm khác nhận xét, bổ sung nội dung nếu thấy
nhóm bạn kể thiếu.
=> Chú ý khi HS kể, GV có thể gợi ý nếu thấy HS
còn lúng túng.
c) Kể lại toàn bộ câu chuyện:
- Yêu cầu HS kể nối tiếp nhau.
- Gọi HS nhận xét.
- 4 HS kể lại truyện theo hình thức phân vai.
- Gọi 1 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 4 HS lên bảng kể chuyện.
- Nghe
- Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện

Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
+ Đoạn 1: Chú Chồn kiêu ngạo
+ Đoạn 2: Trí khôn của Chồn
- Vì đoạn truyện này kể về sự kiêu
ngạo, hợm hĩnh của Chồn.
- Phải thể hiện được nội dung của
đoạn truyện đó.
- Chú Chồn hợm hĩnh/ Gà Rừng
khiên tốn gặp Chồn kiêu ngạo/…
- Thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Kể nhóm 4 kể lại một đoạn của câu
chuyện.
- Kể theo nhóm
Các nhóm theo dõi, nhận xét.
- 4 HS kể nối tiếp 1 lần.
- Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã
nêu.
- Kể theo 4 vai: người dẫn chuyện
Gà Rừng, Chồn, bác thợ săn.
- 1 HS kể chuyện. Cả lớp theo dõi và
nhận xét.
7
- Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe
và chuẩn bị bài sau.
- Nghe, ghi nhớ
Chính tả:(nghe – viết)
Tiết 4 MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I Mục tiêu :
- Nghe - viết chính xác CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời của nhân vật

- Làm được BT2a ; BT3a.
* Rèn viết làm BT còn lại và VBT.
II Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn các quy tắc chính tả.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Bài cũ : Sân chim.
- Gọi 3 HS lên bảng. GV đọc cho HS viết.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới: Một trí khôn hơn trăm trí khôn
- GV đọc đoạn viết
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết
hoa? Vì sao?
- Tìm câu nói của bác thợ săn?
- GV đọc cho HS viết các từ khó.
- GV đọc cho HS viết bài
Soát lỗi
- Chấm bài: GV chấm một số bài
Bài 2a: Trò chơi
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
- Bài 3a : Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS làm.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố - Dặn dò :
Nêu những điểm cần chú ý khi viết bài để
khơng bị lõi
- HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau
5. Nhận xét tiết học:

con cuốc, chuộc lỗi, con chuột, tuột tay,
con bạch tuộc.
Theo dõi.
Đoạn văn có 4 câu.
HS trả lời
- Có mà trốn đằng trời.
- HS viết bảng con
- HS viết bài
- HS dò bài, soát lỗi
- HS thực hiện theo y/c
Đọc đề bài.
2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào
Vở bài tập Tiếng Việt 2,
- Nhận xét tiết học.
8
Ngày soạn 10/02/2010
Ngày giảng Thứ 4 ngày 11/02/2010
Toán:
Tiết 1 BẢNG CHIA 2
I Mục tiêu :
-Lập được bảng chia 2.
-Nhớ được bảng chia 2.
-Biết giải bài toán có 1 phép chia ( trong bảng chia 2)
-Làm được BT1,BT2
II Đồ dùng dạy học:
-Chuẩn bị các tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn (như SGK)
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Bài cũ : Phép chia.

- viết 2 phép chia tương ứng:
4 x 3 = 12 5 x 4 = 20
- GV nhận xét.
3. Bài mới : Bảng chia 2
Hoạt động 1: Giới thiệu bảng chia 2
Giới thiệu phép chia 2 từ phép nhân 2
Từ phép nhân 2 là 2 x 4 = 8, ta có phép
chia 2 là 8 : 2 = 4
2.Lập bảng chia 2
- Làm tương tự như trên sau đó cho HS tự
lập bảng chia 2.
- Tổ chức cho HS học thuộc bảng chia 2.
Bài 1: HS nhẩm chia 2.
- GV nxét.
Bài2: Cho HS tự giải bài toán.
- GV chấm, chữa bài
4. Củng cố- dặn dò
Yêu cầu HS đọc bảng chia 2
Chuẩn bị: Một phần hai
5. Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS thực hiện.
- HS đọc phép nhân 2
- HS viết phép chia 8 : 2 = 4
- Có 4 tấm bìa
- HS lập lại.
- HS tự lập bảng chia 2
2 : 2 = 1 6 : 2 = 3
4 : 2 = 2 8 : 2 = 4 .....
HS đọc thuộc bảng chia 2.

HS làm miệng
HS tự giải bài toán vào tập
- HS đọc
9

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×