Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Quản trị thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần dự án công nghệ nhật hải (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.27 KB, 12 trang )

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Sự cần thiết và ý nghĩa của quản trị thực hiện hợp đồng nhập khẩu
hàng hóa đối với doanh nghiệp
1.1.1. Sự cần thiết của quản trị đối với một doanh nghiệp
Khi nói đến nguyên nhân sự phá sản của các doanh nghiệp thì có thể có
nhiều ngun nhân, nhưng ngun nhân hàng đầu thường vẫn là quản trị kém hiệu
quả, hay nhà quản trị thiếu khả năng. Trong cùng hoàn cảnh như nhau, nhưng
người nào biết tổ chức các hoạt động quản trị tốt hơn, khoa học hơn, thì triển vọng
đạt kết quả sẽ chắc chắn hơn. Vì vậy, quản trị là một nội dung thực sự quan trọng
trong sự phát triển và bền vững của một doanh nghiệp.

1.1.2. Sự cần thiết và ý nghĩa của quản trị thực hiện hợp đồng nhập khẩu
đối với doanh nghiệp
Thực hiện hợp đồng nhập khẩu là thực hiện một chuỗi các công việc kế tiếp
được đan kết chặt chẽ với nhau. Tổ chức tốt thực hiện hợp đồng là trên cơ sở tổ
chức tốt từng mắt xích cơng việc của một hợp đồng, theo một trình tự logic kế tiếp
nhau. Quản trị thực hiện hợp đồng nhập khẩu tốt sẽ là một yếu tố góp phần vào
thành công, sự phát triển và bền vững của một doanh nghiệp nhập khẩu.

1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị thực hiện hợp đồng nhập
khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
1.2.1. Những nhân tố chủ quan
 Nguồn lực tổ chức và nhân lực của doanh nghiệp
Trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của mỗi thành viên trong Công ty
là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong kinh doanh. Xét về tiềm lực của
doanh nghiệp thì con người là vốn quý nhất. Một đội ngũ vững vàng về chuyên
môn, kinh nghiệm trong giao thương quốc tế, có khả năng ứng phó linh hoạt trước



biến động của thị trường và say mê nhiệt tình trong công việc luôn là đội ngũ lý
tưởng trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
 Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
Tài chính là nhân tố cực kỳ quan trọng và quyết định đến sự tồn tại của
doanh nghiệp cũng như hoạt động xuất khẩu. Có nguồn tài chính dồi dào sẽ đảm
bảo hoạt động nhập khẩu được thực hiện và diễn ra liên tục.Với khả năng chủ
động của doanh nghiệp tốt thì có thể tăng khả năng cạnh tranh bằng các biện pháp
như ứng trước tiền hàng…, và dễ dàng hơn trong việc đàm phán ký kết hợp đồng
và thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
 Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của người giao nhận bao gồm như văn phòng,
kho hàng, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hoá,…

1.2.2. Những nhân tố khách quan
Trong hoạt động thương mại, bất kỳ một hình thức kinh doanh nào cũng chịu
ảnh hưởng sâu sắc của mơi trường kinh doanh. Chính vì vậy, khi tiến hành bất kỳ
một hoạt động nhập khẩu nào người ta đều phải xem xét kỹ lưỡng môi trường kinh
doanh sao cho chi phí mà họ bỏ ra ít nhất và thu lợi nhuận cao nhất.
 Công tác hải quan: Việc giao dịch với cơ quan hải quan để thực hiện nhận
hàng, thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước được thực hiện thường xuyên và bắt
buộc trong mỗi đợt nhập hàng. Hiện tại, các doanh nghiệp cũng gặp nhiều vấn đề
trong khi thực hiện kê khai tờ khai, thực hiện các thủ tục tại cơ quan hải quan, ảnh
hưởng đến tiến độ và tăng chi phí cho việc nhập khẩu hàng hóa của Doanh nghiệp.
 Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc: Hoạt động nhập khẩu
nói chung khơng thể tách rời hoạt động vận chuyển và thông tin liên lạc. Với một
hệ thống thông tin liên lạc nhanh nhậy, rộng khắp và hệ thống giao thơng thuận
tiện an tồn cho phép các doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội kinh doanh.
 Hệ thống tài chính ngân hàng: Hệ thống tài chính ngân hàng có vai trị
quan trọng trong quản lý, cung cấp vốn và thanh tốn nên nó can thiệp tới tất cả



các hoạt động của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế, dù doanh nghiệp đó
lớn hay nhỏ hay ở bất cứ thành phần kinh tế nào.
 Môi trường tự nhiên: Thiên nhiên cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ
tới việc vận chuyển hàng hóa và kiểm tra bốc xếp dỡ hàng hóa.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU HÀNG HĨA TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN DỰ ÁN
CÔNG NGHỆ NHẬT HẢI GIAI ĐOẠN 2009-2012
2.1. Thực trạng thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa tại Cơng ty Cổ
phần Dự án Công nghệ Nhật Hải giai đoạn 2009-2012
Công ty Cổ phần Dự án Công nghệ Nhật Hải đã có hoạt động kinh doanh với
nhiều hãng CNTT và truyền thông nổi tiếng trên thế giới và đang tiếp tục mở rộng
để trở thành nhà phân phối sản phẩm CNTT và truyền thông hàng đầu Việt Nam.
Nhật Hải đã được các hãng công nhận là đại lý phân phối chính thức tại Việt Nam
của nhiều hãng lớn trên thế giới như HP, IBM, UPSELEC… Vì vậy, các hợp
đồng thực hiện của công ty từ năm 2009-2012 ngày càng tăng.

2.2. Các nhân tố tác động đến quản trị thực hiện hợp đồng nhập khẩu
của Công ty Cổ phần Dự án Công nghệ Nhật Hải giai đoạn 20092012
2.2.1. Những nhân tố chủ quan
2.2.1.1. Nguồn lực tổ chức của Công ty
Riêng về lĩnh vực xuất nhập khẩu của Công ty, từ năm 2009-2011, việc thay
đổi nhân sự thường xuyên tại vị trí nhân viên xuất nhập khẩu khiến cơng việc có
những thời điểm bị gián đoạn, các nhân sự thuộc bộ phận khác phải tham gia nhập
hàng, tuy chưa xảy ra sơ suất gì lớn nhưng cũng thể hiện việc kém chuyên nghiệp,


chưa coi trọng nhân sự của công ty, điều hành nhân sự thực hiện công việc không

đúng chuyên môn.

2.2.1.2. Nguồn nhân lực của Công ty Nhật Hải
Trong các năm 2009 đến năm 2012, hoạt động nhập khẩu của Công ty được
mở rộng nhanh chóng, vì vậy số lượng nhân sự nói chung và nhân sự chun trách
cơng tác xuất nhập khẩu nói riêng cũng tăng lên để phù hợp với sự phát triển của
cơng ty.

2.2.1.3. Nguồn lực tài chính của Cơng ty
Cơng ty Nhật Hải có một tiềm năng tài chính mạnh mẽ với doanh thu năm
sau cao gấp đơi năm trước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

2.2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp
Việc khai báo hải quan qua hệ thống phần mềm đã được áp dụng từ tháng
11/2011, việc hệ thống hay bị treo, mạng không liên tục dẫn tới thời gian thực hiện
khai báo kéo dài và ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu của Công ty.

2.2.2. Các nhân tố khách quan
Công tác hải quan
Mặt tiêu cực:
- Nhiều cán bộ hải quan không nắm vững nghiệp vụ cần thiết để hướng dẫn
cho doanh nghiệp thực hiện đúng theo các quy định của nhà nước.
- Việc kiểm hóa có các trường hợp khơng báo trước, việc kiểm hóa cũng
khơng chuyên nghiệp, thực hiện mở trực tiếp thùng hàng vì vậy xảy ra nguy cơ
mất mát, hỏng và trầy xước hàng hóa.
- Việc cập nhật các thay đổi trong quy định của hải quan chưa có hệ thống
thơng báo chính thức đến doanh nghiệp.
Mặt tích cực:
- Tờ khai hải quan điện tử là một trong những thay đổi lớn trong công tác
Hải quan, tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí cho cơng ty cũng như cho cơ quan

hải quan.


2.3. Thực trạng quản trị thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa của
Cơng ty Cổ phần dự án Cơng nghệ Nhật Hải giai đoạn 2009-2012
2.3.1. Lập kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Công tác lập kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Cơng ty Nhật Hải
nhìn chung đã được thực hiện cho một số hợp đồng, trình tự lập kế hoạch bao gồm
các bước:
o Mục tiêu về thời gian
o Kế hoạch nhân sự
o Xác định chi phí cần thiết
o Xác định các bước thực hiện
o Phê duyệt kế hoạch thực hiện
Đánh giá công tác lập kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu: Toàn bộ các
hợp đồng năm 2009-2010 đều không được lập kế hoạch thực hiện, sau khi nhập
hàng, nhân sự XNK thực hiện tổng kết các chi phí phát sinh và thanh tốn với
cơng ty. Một số hợp đồng năm 2011, 2012 được lập kế hoạch thực hiện.

2.3.2. Tổ chức thực hiện
Sau khi hợp đồng nhập khẩu được ký kết, cơng ty phải có trách nhiệm thực
hiện hợp đồng nhập khẩu. Quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty
được thực hiện như sau :
o Thuê phương tiện vận tải
o Mua bảo hiểm cho hàng hóa
o Làm thủ tục hải quan
o Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa nhập khẩu
o Làm thủ tục thanh toán
o Khiếu nại và giải quyết khiếu nại


2.3.3. Giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng nhập khẩu
2.3.3.1. Giám sát thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Nhân sự giám sát thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty Nhật Hải là Ban


Giám đốc Công ty, thông qua các thông tin báo cáo khi có vướng mắc, vấn đề phát
sinh từ nhân sự XNK đang trực tiếp thực hiện các công việc nhập khẩu hàng hóa.
Khi có phát sinh sai sót khơng giải quyết được, nhân sự này sẽ báo cáo với BGĐ
để giải quyết, thông thường là qua điện thoại nếu đang ở nơi nhận hàng, cơ quan
hải quan, hoặc trực tiếp nếu đang ở tại Công ty.

2.3.3.2. Điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch: Nội dung điều hành là những vấn đề
phát sinh trong quá tŕnh thực hiện hợp đồng cần phải tập trung giải quyết.

2.4. Đánh giá thực trạng quản trị thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng
hóa tại Cơng ty Cổ phần Dự án Công nghệ Nhật Hải giai đoạn 20092012
2.4.1. Những ưu điểm trong quản trị thực hiện hợp đồng nhập khấu hàng
hóa tại cơng ty Cổ phần Dự án Cơng nghệ Nhật Hải
Nhìn chung thì việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty Nhật Hải hợp
lý, khoa học, sự phối hợp giữa các thành viên của phòng xuất nhập khẩu và các
phòng ban khác trong công ty khiến các nghiệp vụ diễn ra trôi chảy hơn.
- Các hoạt động nhập khẩu được diễn ra thường xuyên, có nhân sự chuyên
đảm nhận việc thực hiện làm các thủ tục nhập hàng, vận chuyển hàng từ cảng về
cơng ty.
- Bộ phận kế tốn có chun mơn tốt của Công ty cùng với mối quan hệ của
Công ty với các ngân hàng, đối tác góp phần tích cực trong hoạt động thanh toán
cho đối tác theo đúng hợp đồng đã ký.

2.4.2. Mặt tồn tại trong quản trị thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa
tại Cơng ty Cổ phần Dự án Công nghệ Nhật Hải

 Tồn tại trong vấn đề phân bổ nhân sự của Công ty cho cơng tác thực
hiện nhập khẩu hàng hóa: Vấn đề nhân sự ảnh hưởng trực tiếp đến quản trị thực
hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty, nhân sự vừa thiếu vừa yếu dẫn tới việc
phân bổ nguồn lực cho công tác này không được đảm bảo theo yêu cầu.
 Tồn tại trong khâu lập kế hoạch mục tiêu và xác định các công việc:


Tồn bộ các hợp đồng năm 2009-2010 đều khơng được lập kế hoạch thực hiện,
một số hợp đồng năm 2011, 2012 được lập kế hoạch thực hiện nhưng không
nhiều.
 Tồn tại trong khâu tổ chức thực hiện: Tại Công ty Nhật Hải, khâu tổ
chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu còn rất nhiều bất cập.
o Thuê phương tiện vận tải: Trong hoạt động quản trị thuê phương tiện
vận tải, điểm tồn tại của Cơng ty là chưa có sự nhạy bén trong tìm kiếm đối tác
vận chuyển, trong năm 2012 có mở thêm mặt hàng mới là đá quý, việc nghiên cứu
các hang vận chuyển khác cũng như so sánh, đánh giá để chủ động hơn trong việc
vận chuyển hàng hóa của cơng ty.
o Mua bảo hiểm: Đây là một trong các hoạt động kém nhất trong quản trị
khâu thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa của Cơng ty Nhật Hải. Công ty mặc
định không đánh giá sự cần thiết phải mua bảo hiểm và không mua bảo hiểm cho
hàng hóa truyền thống Cơng ty kinh doanh là thiết bị CNTT và Viễn thông.
o Làm thủ tục hải quan: Sai lầm hay mắc phải nhất là khai sai mã số thuế
của hàng hóa dẫn đến áp mã thuế sai và bị trả lại tờ khai hải quan. Hiện tại biều
thuế hàng hóa nhập khẩu là khá phức tạp, thuế nhập khẩu đánh vào một hàng hóa
nhưng cơng dụng, đặc tính, kiểu dáng khác nhau sẽ có các mức thuế khác nhau.
o Kiểm tra hàng hóa: Những mặt hàng nhập khẩu của cơng ty Nhật Hải
thường là máy tính, thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông đều là những mặt
hàng mang tính cơng nghệ cao lại thường di chuyển trên biển nên dễ bị hỏng hóc
mất mát, thêm vào đó là nguy cơ bạn hàng giao thiếu hàng, hay sai chủng loại.
o Tồn tại trong công tác khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Khi phát sinh

công việc cần khiếu nại, BGĐ Công ty luôn chọn cách giải quyết khơng liên quan
đến pháp luật, có thể chịu thiệt thịi cho Công ty nhưng không dùng các luật định
để giải quyết khiếu nại đó.
 Tồn tại trong khâu giám sát và điều chỉnh cơng việc: Sau khi tìm hiểu
hoạt động thực tế tại Nhật Hải, đánh giá của tác giả trong công tác giám sát hợp
đồng nhập khẩu: việc giám sát hợp đồng không phải là một hoạt động thường


xun, khơng được áp dụng cho tồn bộ các hợp đồng được thực hiện. cũng tương
tự như hoạt động lập kế hoạch, việc giám sát thực hiện hợp đồng nhập khẩu khơng
có văn bản kiểm sốt, khơng lưu trữ trên hệ thống phần mềm nào tại Công ty.

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động quản trị thực hiện
hợp đồng nhập khẩu của Công ty Cổ phần Dự án Công nghệ Nhật Hải
2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía Cơng ty
Vấn đề phân bổ nhân sự thực hiện cơng tác nhập khẩu hàng hóa: Một
tồn tại mà kéo dài trong nhiều năm qua, dẫn tới việc không ổn định khi thực hiện
các cơng việc, sau khi tìm hiểu, tác giả nhận thấy các ngun nhân chính Cơng ty
khơng có nhân sự có kinh. Cơng tác đào tạo bồi dưỡng chun mơn của Cơng ty
hầu như khơng có, ban lãnh đạo khơng tạo động lực, khơng có thái độ khuyến
khích việc các nhân sự chủ động tìm hiểu nâng cao kiến thức.
Hoạt động lập kế hoạch: Công ty không có kế hoạch mục tiêu và kế hoạch
cụ thể cho mỗi chuyến hàng, nguyên nhân ở khả năng lãnh đạo và tầm nhìn của
Ban giám đốc Cơng ty chưa đúng đắn và chưa có sự quan tâm đúng mức trong
việc hồn thiện cơng tác quản trị thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Hoạt động giám sát thực hiện: Từ hệ quả của việc không lập kế hoạch thực
hiện, việc giám sát cũng khơng được Ban giám đốc hệ thống hóa và lưu lại các
thơng tin trong q trình thực hiện.
Ngun nhân của các tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập
khẩu:

o Thuê phương tiện vận tải: Ban lãnh đạo cũng như nhân viên XNK chưa
có ý thức cần tìm kiếm hãng vận tải khác để làm việc song song trong q trình
hợp tác với Northfreight để có sự so sánh và lựa chọn thích hợp nhất cho Công ty.
o Mua bảo hiểm: Nguyên nhân chủ quan do cá nhân nhân sự đảm nhận vị
trí xuất nhập khẩu chưa nắm rõ về ý nghĩa của việc mua bảo hiểm hàng hóa, cũng
như ban lãnh đạo cơng ty khơng chú ý vấn đề này.
o Làm thủ tục hải quan: Các nhân viên của phòng xuất nhập khẩu tuy
được đào tạo chính quy nhưng khả năng và sự chuyên nghiệp vẫn còn chưa cao,


nên đơi khi cũng xảy ra sai sót trong khi tác nghiệp nhất là trong thủ tục hải quan.
o Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: BGĐ Công ty không nắm rõ luật
định, có thái độ e dè khi thực hiện khiếu nại/giải quyết khiếu nại trên cơ sở luật
định.

2.4.3.2.Nguyên nhân khách quan
Hoạt động nhận hàng tại tàu chở hàng: Tiến độ cung cấp chứng từ từ phía
nước ngồi cũng ảnh hưởng đến việc nhận hàng.
Kiểm tra hàng hóa: Việc mở kiện hàng có thể gây hỏng hóc, xây xước hàng
hóa, và việc bảo quản hàng hóa nguyên vẹn khi di chuyển sau khi đã kiểm hóa sẽ
khó khăn hơn.
Nguyên nhân từ phía cơ quan hải quan: Nhiều nhân sự của cơ quan hải
quan chưa nắm vững nghiệp vụ, hướng dẫn thực hiện sai, doanh nghiệp cần thực
hiện chỉnh sửa giấy tờ gây mất thời gian, chí phí và nhân lực thực hiện.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU HÀNG HĨA TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN DỰ ÁN CÔNG NGHỆ NHẬT HẢI
3.1. Định hướng nhập khẩu của Công ty Cổ phần Dự án Công nghệ
Nhật Hải đến năm 2015

Trong các năm tiếp theo, Công ty vẫn định hướng hoạt động nhập khẩu hàng
hóa là nguồn hàng đầu vào chủ yếu của Công ty để kinh doanh tại thị trường trong
nước. Đẩy mạnh nhập khẩu trong các năm tiếp theo là mục tiêu của Công ty, củng
cố cơng tác nhập khẩu cũng như hồn thiện quản trị thực hiện hợp đồng nhập khẩu
là vấn đề cấp bách cần giải quyết trong thời gian tới của công ty

3.2. Giải pháp tăng cường quản trị thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng
hóa tại Cơng ty Cổ phần Dự án Công nghệ Nhật Hải đến năm 2015
3.2.1. Giải pháp xây dựng kế hoạch mục tiêu và xác định các cơng việc
Cơng ty thực hiện văn bản hóa hoặc quản lý kế hoạch trên một hệ thống
riêng để có cơ sở đánh giá cũng như giám sát công việc. Hệ thống văn bản kiểm


sốt việc lập kế hoạch sẽ được tích lũy sau từng lần thực hiện hợp đồng nhập
khẩu, từ đó sẽ có cái nhìn tổng qt cũng như rút ra được các bất cập trong công
tác nhập khẩu tại Công ty.

3.2.2. Giải pháp giám sát và điều chỉnh công việc
Công ty nên giám sát công việc thông qua việc báo cáo kết quả hồn thành
cơng việc sau mỗi chuyến hàng. Có thể có nhiều cách giám sát, tuy nhiên để lưu
vết, hệ thống hóa cũng như thuận tiện trong việc thực hiện, công ty nên sử dụng
phiếu giám sát hợp đồng.

3.2.3. Giải pháp trong quá trình tổ chức thực hiện
Giải pháp nâng cao hiệu quả thuê phương tiện vận tải: Công ty cần nghiên
cứu thị trường vận chuyên để có sự so sánh, đánh giá giữa các công ty vận chuyển.
Các hợp đồng ký với các đối tác vận chuyển cần chặt chẽ, đảm bảo an tồn khi có
khiếu nại xảy ra, nên phối hợp với các hang đã có uy tín như Vietfracht, cơng ty
đại lý tàu biển (VOSA)…
Giải pháp nâng cao hiệu lực quản trị thực hiện mua bảo hiểm cho hàng

hóa: Cần cân nhắc thật kỹ trước khi mua bảo hiểm. Phải mua bảo hiểm sao cho
đúng và đủ. Cơng việc mua bảo hiểm cũng địi hỏi sự cẩn thận chính xác nên khi
cử nhân viên đi làm việc này cũng nên cử những người có nghiệp vụ.
Giải pháp nâng cao hiệu lực quản trị công tác thực hiện thủ tục hải quan:
Cơng ty cần có nhân sự có chun mơn tốt, đã cơng tác lâu năm trong hoạt động
nhập khẩu hàng hóa, nhân sự này sẽ có các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công
tác thực hiện thủ tục hải quan, tránh việc kéo dài thời gian thực hiện cũng như tăng
chi phí trong hoạt động này.
Giải pháp tăng cường quản trị hoạt động kiểm tra hàng hoá: Khi tiến hành
nhận hàng từ phương tiện vận tải công ty cần kiểm tra xem xét kỹ lưỡng về số
lượng, xem xét sự phù hợp về tên hàng, chủng loại, kích thước, thơng số kỹ thuật,
chất lượng, bao bì, ký mã hiệu của hàng hóa so với yêu cầu đã thỏa thuận trong
hợp đồng.
Giải pháp tăng cường quản trị khiếu nại và giải quyết khiếu nại: BGĐ


Cơng ty tìm hiểu về các luật định liên quan đến các phát sinh tranh chấp trong quá
trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu để khi có phát sinh vấn đề sẽ có hướng giải
quyết hợp lý và đúng đắn nhất, BGĐ Công ty làm việc với một công ty chuyên tư
vấn về luật để được hỗ trợ khi Công ty có nhu cầu.
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
 Cơng ty có thể th các chun gia hoặc cử nhân viên đi học những khóa
ngắn hạn để nâng cao nghiệp vụ, công ty nên tạo điều kiện để nhân viên đi học
thêm, nâng cao khả năng ngoại ngữ của bản thân.
 Giải pháp nâng cao hiệu quả bằng các ứng dụng công nghệ cao vào hoạt
động kinh doanh: Muốn công việc tiến hành hiệu quả công ty cần phải trang bị đầy
đủ trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là các thiết bị dùng để thông tin liên lạc trong
công ty và giữa các nhân viên.

3.3 Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước
Nhà nước cần hướng cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu làm đúng
theo pháp luật. Cần khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng kỹ thuật cao góp phần
vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và quy định rõ các mặt hàng
nào cấm nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu. Chính phủ nên có các trợ giúp về
thơng tin thị trường thế giới, tình hình xuất nhập khẩu thơng qua các tổ chức kinh
tế, các diễn đàn.
Nhà nước cũng nên tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu phải chịu nhiều rủi ro từ các
mơi trường bên nước ngồi vì vậy nhà nước cần tạo một hành lang pháp lý bảo vệ
các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó nên
giảm các nên giảm các thủ tục phiền hà trong quá trình vay vốn của các doanh
nghiệp để doanh nghiệp có được nguồn lực phát triển.

3.3.2. Kiến nghị về công tác hải quan
- Nhà nước cần đẩy mạnh đào tạo đội ngũ hải quan thành thạo nghiệp vụ và


có trách nhiệm.
- Thêm vào đó, nhà nước cần quy định rõ hơn về quy trình làm thủ tục hải
quan để doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu, chủ động thực hiện.
- Nhà nước nên nghiên cứu các hệ thống phần mềm có thể đưa vào ứng
dụng trong cơng tác hải quan như hệ thống xác nhận chữ ký điện tử, hệ thống theo
dõi tiến độ chuyên chở hàng hóa….



×