Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

(Thảo luận kinh tế du lịch) Phân tích đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú tại các khách sạn cao cấp ở Đà Nẵng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

----------

BÀI THẢO LUẬN
KINH TẾ DU LỊCH
ĐỀ TÀI:
Phân tích đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ
lưu trú tại các khách sạn cao cấp ở Đà Nẵng hiện nay
Giảng viên hướng dẫn:

Ths. Trần Thị Kim Anh

Lớp học phần:

2110TEMG2711

Nhóm thực hiện:

8

Hà Nội, 2021


BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 8
STT

Họ và tên

Mã sinh viên



Công việc

59

Nguyễn Thị Tuyết

18D250169

Tổng hợp Word.,
chỉnh sửa nội dung
Word

60

Hà Thị Thu Uyên

18D250050

Làm chương 3

61

Nguyễn Phương Uyên

18D250230

Làm chương 3

62


Nguyễn Thị Thu Uyên

18D250110

Làm phần 2.2+2.3

63

Lương Thị Thúy Vân

18D250111

Làm Power Point

64

Nguyễn Hồng Vân

18D250231

Làm phần 2.1

65

Bùi Quốc Việt

18D250112

Thuyết trình


66

Đào Duy Vinh

18D250172

Làm chương 1

67

Trương Thị Yến

18D250173

Làm phần 2.4

Nhóm
đánh giá

Chữ ký


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM LẦN 1

- Thời gian: 16 giờ, chiều ngày 20 tháng 1 năm 2021.
- Địa điểm: phòng V202, Trường Đại học Thương Mại.

- Thành phần: Nhóm trưởng và các thành viên nhóm 8.
I. Nội dung thảo luận.
- Mục đích: Thống nhất lựa chọn đối tượng nghiên cứu cho đề tài được giao, cụ thể là
“Phân tích đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú tại các khách sạn
cao cấp ở Đà Nẵng hiện nay”.
II. Đánh giá chung.
- Các thành viên nhóm 8 có mặt đầy đủ, nhóm làm việc nghiêm túc, sơi nổi.

Nhóm trưởng:
Nguyễn Thị Tuyết


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM LẦN 2

- Thời gian: 16 giờ, chiều ngày 27 tháng 1 năm 2021.
- Địa điểm: họp online qua facebook
- Thành phần: Nhóm trưởng và các thành viên nhóm 8.
I. Nội dung thảo luận.
- Nhóm trưởng phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, nhiệm vụ cụ thể nêu
trong bảng đánh giá thành viên nhóm 8 .
- Thống nhất thời gian nộp bài ngày 10/3
II. Đánh giá chung.
- Các thành viên nhóm 8 có mặt đầy đủ, nhóm làm việc nghiêm túc, sơi nổi.

Nhóm trưởng:
Nguyễn Thị Tuyết



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẦU DU LỊCH .............................................................. 2
1.1. Khái niệm và bản chất của cầu du lịch .........................................................................2
1.1.1. Khái niệm cầu du lịch ............................................................................................. 2
1.1.2. Bản chất của cầu du lịch……………………………………………………………..2
1.2. Đặc điểm của cầu du lịch ............................................................................................... 2
1.2.1. Cầu du lịch chủ yếu là về cầu dịch vụ .....................................................................2
1.2.2. Cầu du lịch rất đa dạng về chủng loại và chất lượng hàng hóa dịch vụ.. …………3
1.2.3. Cầu du lịch dễ bị thay đổi……………………………………………………….…....3
1.2.4. Cầu du lịch có tính thời vụ (tính chu kỳ)…………….. …………………………….3
1.2.5. Các đặc điểm khác……………………………………………………..…………….3
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch………………………………….……………3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẦU DỊCH VỤ LƯU TRÚ TẠI CÁC KHÁCH SẠN CAO
CẤP TẠI ĐÀ NẴNG HIỆN NAY ............................................................................................. 4
2.1. Giới thiệu khái quát dịch vụ lưu trú tại các khách sạn cao cấp tại Đà Nẵng .............. 4
2.2. Đặc điểm của cầu dịch vụ lưu trú tại các khách sạn cao cấp tại Đà Nẵng

hiện nay 6

2.2.1. Đa dạng về đối tượng, mục đích và lựa chọn loại hình lưu trú ............................... 6
2.2.2. Cầu về lưu trú dễ bị thay đổi ................................................................................... 7
2.2.3. Tính thời vụ ............................................................................................................. 8
2.2.4. Tính lan truyền………………………………………………………..……………...9
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch tại điểm đến du
lịch Đà Nẵng ....................................................................................................................... 10
2.3.1. Các nhân tố vi mô ảnh hưởng đến cầu dịch cá nhân ............................................ 10
2.3.2. Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến cầu dịch cá nhân ............................................ 12
2.4. Đánh giá chung…………………………………………………………..........................14

2.4.1. Ưu diểm và nguyên nhân…………………………………………………...............14
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân……………………………………………………………16
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẦU DỊCH VỤ LƯU TRÚ TẠI CÁC CÁC KHÁCH
SẠN CAO CẤP Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY ............................................................................ 19
3.1. Biện pháp làm giảm ảnh hưởng của tính mùa vụ trong du lịch tới cầu dịch vụ lưu
trú tại Đà Nẵng ................................................................................................................... 19
3.2. Hỗ trợ giải quyết khó khăn trong lựa chọn dịch vụ lưu trú cho du khách ................ 20
3.3. Gia tăng mức chi tiêu của khách du lịch khi đến với Đà Nẵng .................................. 20
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch là ngành cơng nghiệp khơng khói, là một bộ phận quan trọng của nền kinh
tế xã hội, trong nhiều thập kỉ qua, du lịch đã có sự tăng trưởng và đa dạng hóa mạnh mẽ
để trở thành một trong những khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Đến nay, du
lịch khơng cịn là một hiện tượng riêng lẻ, đặc quyền của cá nhân hay một nhóm người
nào đó mà du lịch đã thực sự trở thành một nhu cầu xã hội phổ biến đáp ứng mục tiêu
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người. Du lịch cũng là
ngành kinh tế đóng góp phần lớn giá trị vào tổng sản phẩm quốc nội GDP, làm thay đổi
thu nhập quốc dân và phân phối thu nhập quốc dân. Du lịch mang lại lợi ích kinh tế cao,
cân bằng thu nhập giữa các vùng miền lãnh thổ. Đặc biệt các quốc gia đang trong quá
trình hội nhập và phát triển như Việt Nam thì việc đẩy mạnh phát triển du lịch là vấn đề
cần được quan tâm sâu sắc và đẩy mạnh phát triển hơn nữa.
Những năm gần đây, du lịch Việt Nam được đầu tư và quảng bá rất nhiều, có nhiều
điểm du lịch hấp dẫn được xây dựng, quy hoạch và cải tạo, chính vì thế lượng cầu du
dịch nước ta ngày càng tăng lên tất yếu dẫn đến cầu về lưu trú ngày một cao hơn. Bài
thảo luận sẽ làm rõ hơn về các đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú tại
các khách sạn 3-5 sao ở Đà Nẵng hiện nay, từ đó có cái nhìn bao qt các dịch vụ lưu trú
và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao cầu dịch vụ lưu trú tại các khách sạn trên địa bàn

Đà Nẵng.
Việc nghiên cứu lý thuyết về cầu dịch vụ lưu trú và làm rõ thực trạng cầu dịch vụ
lưu trú của thành phố Đà Nẵng là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay. Nghiên cứu lý
thuyết cầu dịch vụlưu trú giúp nhà kinh doanh dự báo được cầu của ngành, từ đó xác định
được các chiến lược phát triển dài hạn, quy hoạch và đầu tư hợp lý… Tạo hiệu quả cao
nhất trong việc phát triển du lịch của Đà Nẵng. Để tìm câu trả lời cho vấn đề này, nhóm 6
đã lựa chọn đề tài “Phân tích đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú
tại các khách sạn cao cấp ở Đà Nẵng hiện nay ” với mong muốn có cái nhìn khái quát
về cầu dịch vụ lưu trú du lịch tại Đà Nẵng, để xem xét Đà Nẵng đã, đang có những đặc
điểm về cầu dịch vụ lưu trú như thế nào và tìm ra những ưu điểm, hạn chế từ đó sẽ đưa ra
những giải pháp để kích cầu dịch vụ lưu trú tại Đà Nẵng để có thể đưa du lịch thành phố
phát triển nổi bật, trở thành lựa chọn ưu tiên, là điểm đến hàng đầu đối với khách du lịch
trong và ngoài nước.

1


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẦU DU LỊCH
1.1. Khái niệm và bản chất của cầu du lịch
1.1.1. Khái niệm cầu du lịch
Cầu du lịch là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà con người mua và tiêu dùng trong
quá trình đi du lịch được giới hạn trong một phạm vi thời gian và không gian xác định.
1.1.2. Bản chất của cầu du lịch
- Cầu du lịch có nguồn gốc xuất phát từ nhu cầu của dân cư
- Cầu du lịch là nhu cầu được thể hiện trên thị trường hoặc thông qua thị trường:
nhu cầu

mong muốn

sức mua


cầu (nhu cầu
có khả năng
thanh tốn)

Khả năng
thanh tốn

- Cầu du lịch là một loại nhu cầu xã hội đặc biệt mang tính tổng hợp cao:
+ Biểu hiện sự mong muốn rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến với thiên nhiên văn
hóa nơi khác.
+ Là nguyên vọng cần thiết của con người, mong muốn giải thoát khỏi sự căng thẳng, ô
nhiễm, tiếng ồn...để giải trí, nghỉ ngơi, tăng cường hiểu biết và phục hồi sức khỏe.
+ Cầu du lịch vừa mang tính đơn lẻ, vừa mang tính tổng hợp: Thể hiện thơng qua sự kết
hợp các chương trình hay dịch vụ trong chương trình du lịch.
- Cầu du lịch có thể đo lượng được: Kết hợp với các đặc điểm của các dịch vụ luôn gắn
liền đồng thời với quá trình tiêu dùng, nên trong thựuc tế thường biểu hiện cầu du lịch
gắn liền với số lượng người thực tế đã đi du lịch trong một thời kì nhất định.
1.2. Đặc điểm của cầu du lịch
1.2.1. Cầu du lịch chủ yếu là về cầu dịch vụ
Cầu du lịch chủ yếu là cầu về dịch vụ như các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống,
hướng dẫn tham quan... Chi tiêu cho các dịch vụ này có thể chiếm từ 2/3 đến 4/5 tổng chi
tiêu cho một chuyến đi. Phần còn lại có thể là hàng hóa mua sắm như hàng lưu niệm,
hành hóa thơng thường trong chuyến đi.

2


1.2.2. Cầu du lịch rất đa dạng về chủng loại và chất lượng hàng hóa dịch vụ
Đa dạng trong cầu từng loại hàng hóa dịch vụ riêng lẻ đến cầu du lịch với tính chất

tổng hợp - sự kết hợp các yếu tố riêng lẻ theo nhiều cách khác nhau nhằm tạo ra dịch vụ
trọn gói
1.2.3. Cầu du lịch dễ bị thay đổi
Cầu du lịch dễ bị thay thế bằng cầu về hàng hóa dịch vụ cơ bản khác cho tiêudùng cá
nhân vì hiện nay vẫn cịn phổ biến quan niệm du lịch chưa phải là nhu cầu thiết yếu của
con người. Đặc điểm này còn thể hiện ngay trong quá trình thỏa mãn nhu cầu du lịch (cầu
đổi hướng), thay đổi các dịch vụ cấu thành như phương tiện vận chuyển, nơi lưu
trú...hoặc thậm chí một số nội dung tham quan có thể bị hủy bỏ do những nhu cầu phát
sinh khác.
1.2.4. Cầu du lịch có tính thời vụ (tính chu kì)
Do tính thời vụ của tài ngun và điểm hấp dẫn du lịch của địa phương và quốc gia
đó. Hơn thế, do du lịch chỉ xuất hiện vào những thời kì hoặc thời điểm nhất định như kì
nghỉ phép, nghỉ đông (quỹ thời gian rảnh rỗi), các thời kì tích lũy thu nhập, phúc lợi trong
các ngày nghỉ lễ, tiền thưởng cuối năm (có khả năng thanh tốn).
Ngồi ra, các yếu tố khác như thời tiết khí hậu, phong tục tập quán (lễ hội), sự lan
truyền tâm lý cũng tạo nên đặc điểm thời vụ của cầu du lịch.
1.2.5. Các đặc điểm khác
Các đặc điểm khác bao gồm có: tính chất phân tán, tính lặp lại, tính lan truyền...
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch
Phạm vi hẹp (cá nhân)
- Giá cả của hàng hóa dịch vụ có nhu
cầu
- Giá cả các hàng hóa dịch vụ có liên
quan (thay thế hoặc bổ sung) với các
hàng hóa dịch vụ có nhu cầu
- Thu nhập (khả năng thanh toán) của
người mua
- Thị hiếu và kiểu mốt
- .....


Phạm vi rộng (xã hội)
- Quy mô dân số: Dân số càng đông, cầu du
lịch càng lớn
- Phân bố dân số theo lứa tuổi, giới tính
- Tổng thu nhập quốc dân: Quốc gia giàu
có thì người dân sẽ có mức chi tiêu cao hơn
cho thời gian giải trí
- Sự phân phối thu nhập: Cơ cấu chi tiêu
của dân cư các quốc gia phần nào có sự
khác nhau tùy thuộc vào sự phân phối thu
nhập.
- Mức độ đơ thị hóa: Xu hướng cầu của dân
cư nông thôn khác với dân cư thành phố
- Tình trạng cơng nghệ
- Chính sách của Chính phủ
- An tồn, an ninh, chính trị....

3


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẦU DỊCH VỤ LƯU TRÚ
TẠI CÁC KHÁCH SẠN CAO CẤP TẠI ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
2.1. Giới thiệu khái quát dịch vụ lưu trú tại các khách sạn cao cấp tại Đà Nẵng
Đà Nẵng được biết đến như là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch
của cả nước. Nằm ở vị trí trung độ của đất nước, Đà Nẵng được ban tặng tổ hợp những
tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn và những giá trị lịch sử hiếm có như: tài nguyên biển,
rừng, cảnh quan, di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống, lễ hội… Mỗi năm, Đà Nẵng
đón hàng triệu lượt du khách trong và ngồi nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. Chính vì
vậy mà hệ thống dịch vụ lưu trú ở Đà Nẵng hết sức phát triển, có quy mơ lớn và đa dạng
về mọi mặt. Đặc biệt, hệ thống khách sạn cao cấp ở Đà Nẵng hết sức được quan tâm, chú

trọng đến hình ảnh và chất lượng dịch vụ.
Biểu đồ 1: Số cơ sở lưu trú và số lượng phòng tại Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2020

Thống kê của Sở Du lịch thành phố cho thấy, từ chỗ chỉ có 58 khách sạn những năm
đầu mới chia tách tỉnh, thành phố (năm 1997) với chưa đến 2.000 phòng. Trong giai đoạn
2016 – 2020 số lượng cơ sở sở lưu trú trên địa bàn tăng lên khá nhanh, năm 2016 trên địa
bàn thành phố có 575 cơ sở lưu trú du lịch với trên 21.300 phòng, năm 2017 đã tăng lên
693 cơ sở lưu trú với 28.780 phòng, năm 2018 tăng 779 cơ sở với 34.780 phòng. Đến đầu
năm 2020, Đà Nẵng đã có 943 cơ sở lưu trú, với 40.074 phòng, tăng 150 cơ sở so với

4


năm 2019 (có 793 cơ sở lưu trú với 35.881 phịng tính đến tháng 6 năm 2019). Mỗi năm
thành phố tăng khoảng gần 5.000 phòng. Riêng năm 2019, khối khách sạn 4-5 sao tăng
1.000 phòng; khối khách sạn 3 sao tăng 18 khách sạn với 2.000 phịng. Bên cạnh đó theo
số liệu của Sở Du lịch Đà Nẵng ước tính đến tháng 6/2020, tồn TP Đà Nẵng có khoảng
1.016 cơ sở lưu trú du lịch, tăng 196 cơ sở so với cùng kỳ năm 2019. Sở Du lịch TP Đà
Nẵng cho biết theo thống kê sơ bộ hiện nay tính đến tháng 6 năm 2020 có khoảng 250 260 khách sạn, căn hộ nghỉ dưỡng, biệt thự đang rao bán, chiếm tỷ lệ 24,7% tổng số
khách sạn trên địa bàn.Dự báo trong giai đoạn 2020-2025, thành phố sẽ có thêm 20.000
phịng, nâng tổng số phịng lưu trú tồn thành phố lên 60.000 phịng. Cơng suất buồng
phịng bình qn hiện nay ước đạt 50%, tương đương với cùng kỳ năm 2019; riêng khối
khách sạn 4-5 sao ước đạt 56-60%, có tín hiệu giảm nhẹ 2-3% so với cùng kỳ năm 2019;
công suất buồng phòng khối 3 sao đạt 50%; khối 2 sao trở xuống dưới 40%... Các tập
đoàn quản lý khách sạn nổi tiếng thế giới như: IHG (Intercontinental, Crowne), Accor
(Novotel, Pullman, Mercure), Hyatt, Marriott, Hilton… đều đã có mặt, góp phần thay đổi
diện mạo của thành phố.
Hệ thống các khách sạn, resort 4 - 5 sao tại Đà Nẵng sang trọng, cao cấp đầy đủ tiện
nghi với sự góp mặt của các tập đoàn quản lý khách sạn nổi tiếng thế giới như: IHG
(Intercontinental, Crowne), Accor (Novotel, Pullman, Mercure), Hyatt, Marriott,

Hilton… Các khách sạn đều nằm ở vị trí trung tâm thành phố hoặc gần biển, thuận lợi
cho hoạt động đi lại của khách; trang bị các dịch vụ tiện ích cần thiết cho một kì nghỉ
dưỡng như spa chăm sóc sắc đẹp, gym, nhà hàng cao cấp, bể bơi, phòng ngủ đầy đủ tiện
nghi như wifi, TV, điều hòa,....Các khách sạn cao cấp ở đây có các phịng hội nghị quy
mô lớn, đảm bảo phục vụ các hội nghị, hội thảo quốc tế; đấu thầu, thu hút đăng cai các
hội nghị, sự kiện mang tầm thế giới, đem lại giá trị thương hiệu, hiệu quả cao.
Chất lượng dịch vụ của các khách sạn cao cấp được khách hàng đánh giá rất cao
trên các trang web đặt phòng như: cụ thể tính đến thời điểm hiện tại đầu năm 2021 các
khách sạn cao cấp như Mường Thanh Luxury Đà Nẵng Hotel được đánh giá trên Agoda
và Traveloka 8,4/10, Boking.com 8,9/10; Goden Bay Đà Nẵng được đánh giá trên
Boking.com và Agoda là 8.8/10; Hilton Da Nang được đánh giá khá tốt trên booking với
8.5/10 và agoda là 8.8/10,....ngoài ra ở Đà Nẵng còn rất nhiều khách sạn cao cấp khác
cũng được đánh giá tốt trên các trang web đặt phòng. Hầu hết các khách sạn cao cấp ở
đây có cách bài trí, thiết kế nội thất khá đặc biệt. Những cơ sở này tương đối có nhiều
khách quốc tế chiếm ưu thế. Những khách sạn này có khả năng đón tiếp và phục vụ rất
tốt. Bên cạnh việc phục vụ khách du lịch thì cịn phục vụ vào hội nghị lớn của các tập
đoàn trong và ngoài nước. Các khách sạn lớn như Rosamia Da Nang Hotel, Royal Lotus
Da Nang, Novetel Da Nang Premier Han River… đều có những cơ sở vật chất phục vụ

5


công tác cho những cuộc họp cao cấp của lãnh đạo và những câu lạc bộ giải trí phù hợp
với nhu cầu của khách: phòng khiêu vũ, phòng chức năng, phịng họp,…Những đánh giá
này khơng chỉ cho thấy các khách sạn cao cấp tại Đà Nẵng trang bị đầy đủ các tiện nghi,
mà cịn có chất lượng dịch vụ tốt, đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.
Biểu đồ 2: Số lượng khách du lịch và doanh thu tại Đà Nẵng giai đoạn tháng
6/2019 – tháng 6/2020

Theo báo cáo của Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19,

trong 06 tháng đầu nay, lượng khách đến tham quan, du lịch thành phố giảm mạnh.Cụ
thể, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch Đà Nẵng trong 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt
hơn 1,49 triệu lượt, giảm 64,8% so với cùng kỳ 2019 (hơn 4,3 triệu lượt khách), trong đó
khách quốc tế ước đạt hơn 598 nghìn lượt, giảm 66,1% so với cùng kỳ 2019 (hơn 1,8
triệu lượt khách), khách nội địa ước đạt hơn 893 nghìn lượt, giảm 64% so với cùng kỳ
2019 ( hơn 2,5 triệu lượt khách). Tổng thu du lịch ước đạt 5.952 tỷ đồng, giảm 59,5% so
với cùng kỳ năm 2019 (đạt 14.978 tỷ đồng).
2.2. Đặc điểm của cầu dịch vụ lưu trú tại các khách sạn cao cấp tại Đà Nẵng
hiện nay
2.2.1. Đa dạng về đối tượng, mục đích và lựa chọn loại hình lưu trú
Cầu dịch vụ lưu trú của khách tại các khách sạn cao cấp ở Đà Nẵng rất đa dạng về
đối tượng, mục đích và loại hình lưu trú.

6


Đà Nẵng “thiên đường” thu hút hàng triệu du khách đến mỗi năm bởi những địa điểm
tuyệt đẹp như Bà Nà Hill, bãi biển Mỹ Khê, cơng viên giải trí Asia Park, cầu Vàng, bãi
rạn Nam Ơ,…. Vì vậy mà đối tượng đến với Đà Nẵng cũng đa dạng về độ tuổi, giới tính,
nghề nghiệp. Đa dạng cả về hình thức tổ chức đi du lịch như đi một mình, đi cùng bạn bè,
đi theo gia đình,….
Đối tượng du lịch rất đa dạng vì vậy mà mục đích của chuyến đi cũng đa dạng hóa
theo như giải trí, cơng việc, nghỉ dưỡng,tham quan, khám phá,…Những người trẻ tuổi ưa
chuộng các loại hình du lịch khám phá, tham quan. Cơng nhân viên chức chủ yếu là đi
mang tính chất cơng việc, một phần là đi nghỉ dưỡng sau 1 thời gian làm việc căng thẳng
mệt mỏi. Vào mùa chính vụ như mùa hè, đây là giai đoạn học sinh sinh viên được nghỉ hè
nên nhu cầu về du lịch tăng cao.
Chính vì mục đích chuyến đi đa dạng dẫn đến nhu cầu về dịch vụ lưu trú cũng đa
dạng như tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, cơng việc, thể thao,…. Những doanh nhân,
nhà chính trị, các ngơi sao nổi tiếng và khách du lịch quốc tế thì nhu cầu về dịch vụ lưu

trú có chất lượng cao hơn, sang trọng hơn, đầy đủ tiện nghi và thuận tiện trong quá trình
di chuyển, ví như các khách sạn cao cấp như Mường Thanh Luxury, Danang Golden Bay,
Novotel Danang, Vinpearl Condotel,…..Những khách di lịch đi nghỉ dưỡng, giải trí như
nhân viên văn phịng, gia đình, người cao tuổi,… thì lại muốn ở nơi lưu trú gần biển,
view đẹp, khơng gian n tĩnh, có nhiều thời gian thư giãn hơn. Một số lại đi để khám
phá ẩm thực thì lại chọn nơi lưu trú gần trung tâm nơi phố xá đơng đúc và có thể thưởng
thức những món ăn đặc sắc nơi đây.
2.2.2. Cầu về lưu trú dễ bị thay đổi
Cầu về dịch vụ lưu trú dễ bị thay đổi bởi các dịch vụ cơ bản khác cho tiêu dùng cá
nhân vì hiện nay vẫn còn phổ biến quan niệm du lịch chưa phải là nhu cầu thiết yếu của
con người. Du khách đến du lịch Đà Nẵng với nhiều mục đích khác nhau như tham
quan, nghỉ dưỡng, giải trí, đi cơng tác,… vì vậy mà cầu về dịch vụ lưu trú cũng dễ thay
đổi theo nhu cầu du khách và các yếu tố khách quan bên ngồi tác động vào. Ví dụ như
vào mùa hè thì nhu cầu về du lịch nghỉ mát, giải trí, du lịch biển tăng cao hơn so với mùa
đơng. Điều này thể hiện trong q trình thỏa mãn nhu cầu du lịch,có thể đổi địa điểm,đổi
phương tiện đi lại, đổi nơi lưu trú hoặc thậm chí nội dung tham quan có thể bị hủy để
thay bởi nhu cầu phát sinh khác như mua sắm, ăn uống, giải trí,…..
Phần lớn khách du lịch chọn nơi lưu trú tầm trung( như khách sạn 3 sao) để dành sử dụng
thêm các dịch vụ bổ sung khác. Theo thống kê, du khách đến với Đà Nẵng có thời gian
lưu trú dài và khá dài chiếm tỷ lệ đáng kể: 17,3% có thời gian lưu trú trên 5 ngày, 43,5%
có thời gian lưu trú 3-5 ngày; 31% có thời gian lưu trú 1-2 ngày và chỉ có một tỷ lệ rất
nhỏ (8,2%) là lưu trú dưới 1 ngày. Theo Sở Du lịch, thời gian lưu trú bình quân của
khách du lịch đến Đà Nẵng năm 2019 là 2,68 ngày. Trong đó, số ngày lưu trú của khách
du lịch quốc tế 2,9 ngày, khách du lịch nội địa 2,35 ngày.

7


2.2.3. Tính thời vụ
Cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch đến Đà Nẵng hiện nay mang tính thời vụ rõ rệt,

ảnh hưởng bởi các yếu tố như thu nhập, thời gian nhà dỗi, tập quán, sự quần chúng hóa
trong du lịch,…
 Thu nhập là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới nhu cầu đi du lịch,
thu nhập của người dân càng cao thì nhu cầu đi du lịch càng nhiều
Ở các nước có nền kinh tế phát triển, người ta đi du lịch nhiều hơn, thực hiện nhiều
chuyến đi du lịch trong một năm, do đó nhu cầu đi du lịch trong mùa chính giảm, góp
phần làm giảm cường độ du lịch ở thời vụ du lịch chính. Điều đó cho thấy rõ tác động
của thu nhập đến tính thời vụ. Tại Đà Nẵng cũng đã cho thấy sự ảnh hưởng của thu nhập
đến tính thời vụ khi cầu du lịch ngày càng tăng, đặc biệt là các khách sạn cao cấp. Số liệu
từ Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cho thấy, năm 2019 tổng doanh thu của khối khách sạn
3-5 sao chiếm tỷ trọng 86% trên tổng doanh thu của hoạt động lưu trú trên địa bàn với
9.903,1 tỷ đồng, tăng 67% so với năm 2018. Năm 2020 do ảnh ảnh hưởng nặng của đại
dịch Covid-19, số lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt hơn 2,7 triệu lượt, giảm
63,2% so cùng kỳ năm 2019, trong đó khách quốc tế giảm 75,4%; doanh thu dịch vụ lưu
trú, ăn uống và lữ hành ước đạt hơn 13 ngàn tỷ đồng, giảm 38,8% so với cùng kỳ năm
2019.
 Quỹ thời gian nhàn rỗi của các nhóm dân cư phân bổ khơng đồng đều làm ảnh
hưởng đến nhu cầu du lịch
Chỉ khi có thời gian rỗi, con người mới có thể đi du lịch. Tác động của thời gian rỗi
lên tính thời vụ trong kinh doanh du lịch thường được xét từ hai khía cạnh:
Một là, thời gian nghỉ phép trong năm có thể tác động lên thời vụ du lịch do độ dài
của thời gian nghỉ phép và thời gian sử dụng phép trong năm. Nếu thời gian nghỉ phép
ngắn, du khách thường đi du lịch một lần trong năm và thời gian chính vụ là xu hướng
được lựa chọn nhiều, cường độ du lịch sẽ tăng cao vào mùa chính. Như vào những ngày
có lễ hội như như lễ hội pháo hoa, lễ hội đua thuyền, lễ hội Quán Thế Âm,… những ngày
nghỉ lễ giỗ tổ hùng vương, 30 tháng 4, mùng 1 tháng 5, quốc khánh 2 tháng 9,…hoặc các
cuối tuần nhu cầu đi du lịch tăng đột biến. Trong 6 tháng đầu năm 2019, Đà Nẵng đón
hơn 4,3 triệu lượt khách, khách quốc tế đạt hơn 1,8 triệu lượt, khách nội địa đạt 2,5 triệu
lượt. Riêng dịp lễ 30 tháng 4, mùng 1 tháng 5 đã đón hơn 373.000 lượt khách; Khách
quốc tế đạt 114.000 lượt; khách nội địa đạt 259.000 lượt. Năm 2020 do ảnh hưởng nặng


8


nề của dịch Covid-19, tổng lượng khách lưu trú đến Đà Nẵng chỉ đạt 1,4 triệu lượt khách,
đạt 35,2% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, khách quốc tế ước đạt hơn 598.000 lượt, đạt
33,9% so với cùng kỳ 2019, khách nội địa ước đạt hơn 893.000 lượt, đạt 36% so với cùng
kỳ 2019. Tổng thu du lịch ước đạt 5.952 tỷ đồng, đạt 40,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Đặc biệt, Lượng khách lưu trú trong dịp 30 tháng 4, mùng 1 tháng 5 này ước chỉ đạt hơn
1.600 lượt, giảm 99% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó khách quốc tế chỉ khoảng 580
lượt.
Hai là, thời gian nghỉ học của các trường học tác động lên thời gian rỗi của học sinh
và phụ huynh, điều này có vai trò trong việc lựa chọn thời gian đi du lịch của các bậc cha
mẹ. Ở Việt Nam, kỳ nghỉ hè của học sinh, sinh viên trùng với mùa du lịch biển nên đã
làm tăng cường độ mùa du lịch chính. Đặc biệt vào tháng 7 năm 2019, Đà Nẵng đã đón
hơn 1,1 triệu lượt khách du lịch, cao nhất năm. Cụ thể lượng khách du lịch quốc tế đạt
305.148 lượt, khách nội địa đạt 797.008 lượt, Lượng khách đến Đà Nẵng tăng, đã đẩy
tổng lượt khách do cơ sở lưu trú du lịch phục vụ ước đạt 608.946 lượt. Năm 2020, do
thực hiện cách ly xã hội vì dịch Covid, Đà Nẵng đã thực hiện kích cầu du lịch, lượng
khách đã tăng cao. Sở Du lịch TP. Đà Nẵng vừa cho biết, tổng lượt khách đến tham quan,
du lịch Đà Nẵng trong tháng 6 ước đạt 454.764 lượt, giảm 48,8% so với cùng kỳ năm
2019, tuy nhiên so với tháng 5/2020, con số này tăng 85%, trong đó khách nội địa tăng
90% (tăng 209.292 lượt khách). Lượt khách do các cơ sở lưu trú du lịch phục vụ tăng
60% so với tháng 5; cơng suất phịng trung bình đạt 30%, tăng 65% so với cơng suất
phịng trung bình 18% của tháng 5.
 Phong tục tập quán sẽ trở thành yếu tố tác động trực tiếp đến cầu du lịch, tạo nên
sự tập trung của cầu du lịch vào những thời vụ nhất định
Ở Việt Nam, phong tục có sức ảnh hưởng mạnh và rõ rệt trong việc tạo nên thói quen
đi du lịch của con người, vì thế cũng tác động lên tính thời vụ trong du lịch. Thường thì
từ tháng 12- tháng 3 âm lịch Việt Nam có rất nhiều lễ hội diễn ra,ở Đà Nẵng như lễ hội

pháo hoa( tháng 3), lễ hội Quán Thế Âm( 19/2 âm lịch), lễ hội Làng Túy Loan( mùng 910 tháng 1 âm lịch), lẽ hội Rước Mục Đồng ( ngày 30 tháng âm lịch),….Đây là khoảng
thời gian cho những du khách quan tâm đến du lịch tâm linh, phong tục tập quán các
quốc gia vùng miền đến với Đà Nẵng trải nghiệm và khám phá.
 Sự quần chúng hóa trong du là nhân tố ảnh hưởng đến cầu trong du lịch
Sự tham gia của số đơng du khách có khả năng thanh tốn ở mức trung bình (thường
ít có kinh nghiệm đi du lịch) thường thích đi nghỉ biển vào mùa hè, mùa du lịch chính. .

9


Họ lựa chọn thời gian đi nghỉ ngơi dưới tác động của các nhân tố tâm lý và phụ thuộc vào
kinh nghiệm của người khác. Họ thường đi nghỉ vào thời gian mà các nhân vật nổi tiếng
đi nghỉ. Vì vậy, sự quần chúng hóa trong du lịch làm tăng tính thời vụ vốn có trong du
lịch.
2.2.4. Tính lan truyền
Du lịch có đặc điểm là tính vơ hình vì vậy mà khách hàng không thể sờ hay chạm vào
đồng nghĩa với việc không thể đánh giá chất lượng được mà phải thơng qua người khác.
Vì vậy khách hàng thường có tâm lý tham khảo những người đã đi du lịch, đã trải nghiệm
để tìm hiểu rõ hơn về dịch vụ. Phần lớn khác thì tìm hiểu thơng tin trên các mạng xã hội
như facebook, instagram, … các trang review về du lịch. Từ đó họ sẽ chọn ra những nơi
được đánh giá tốt, phản hồi tốt để lựa chọn làm nơi lưu trú ttrong chuyến tham quan, giải
trí sắp tới. Đà Nẵng là một trong những thành phố lớn của nước ta và đang dần trở thành
thành phố du lịch của nước ta. Đà Nẵng gồm nhiều điểm du lịch hấp đẫn, khí hậu mát
mẻ, trong lành, hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, sản phẩm du lịch đa dạng, con người thân
thiện ngày càng thu hút khách du lịch. Trải nghiệm của khách du lịch cũng rất tốt, tạo ra
sự lan truyền cao trong cộng đồng, hấp dẫn những du khách đang phân vân đến với nơi
đây.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ lưu trú của khách du lịch tại điểm
đến du lịch Đà Nẵng
2.3.1. Các nhân tố vi mô ảnh hưởng đến cầu dịch cá nhân

Các nhân tố vi mô ảnh hưởng đến cầu dịch cá nhân bao gồm 5 yếu tố là giá cả của
các khách sạn cao cấp, giá cả các dịch vụ liên quan, chi tiêu bình quân của khách, thu
nhập và thị hiếu kiểu mốt.
 Giá cả của các khách sạn cao cấp
Giá cả là một trong những nhân tố quan trọng chi phối nhu cầu của khách du lịch nội
địa và quốc tế. Chi phí dành cho dịch vụ lưu trú chiếm tỉ trọng cao khoảng1/3 ngân sách
cho du lịch của du khách. Đối với phân khúc khách sạn cao cấp, hầu như khách du lịch ít
quan tâm về giá vì có khả năng chi trả cao, mà chủ yếu quan tâm về chất lượng dịch vụ
mà họ nhận được có xứng đáng với số tiền họ bỏ ra khơng. Hiện nay khách sạn cao cấp
tại Đà Nẵng từ 3 sao đến 5 sao có giá dịch vụ dao động từ 500.000vnđ – 8.000.000vnđ/ 1
đêm. Các khách sạn 5 sao như Novotel Danang premier Ha River, Danang Golden Bay
Hotel, Mường Thanh Luxury,… có giá dịch vụ từ 1.500.000vnđ – 8.000.000vnđ/1 đêm

10


tùy vào loại phòng và dịch vụ đi kèm. Các khách sạn 4 sao có mức giá từ 1.000.000vnđ2.000.000vnđ /1 đêm. Cịn các khách sạn sao có giá hợp lý hơn chỉ từ 500.000vnđ1.500.000vnđ/ 1 đêm.
 Giá cả các dịch vụ liên quan
Ngoài ra giá cả các dịch vụ đi kèm cũng ảnh hưởng đến quyết định của khách du lịch,
bao gồm các điểm hấp dẫn du lịch, tour du lịch, dịch vụ vận tải, các nhà hàng, công viên
giải trí, sự thuận tiện trong trong các dịch vụ hành chính liên quan đến khách du
lịch,…Đà Nẵng hiện nay có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch nhưng chưa thể
giữ chân khách hàng lâu, các điểm chủ yếu là tham quan nên thời gian nhanh chóng. Vì
vậy thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch đến Đà Nẵng là 2.68 ngày. Trong đó
khách du lịch quốc tế là 2,9 ngày, khách du lịch nội địa là 2,35 ngày. Giai đoạn 20162019, tốc độ tăng trưởng thời gian lưu trú bình quân đạt trên 5%/năm, trong đó số ngày
lưu trú bình qn của khách quốc tế tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao, khoảng 7%,
khách nội địa chỉ khoảng trên 3%.
 Chi tiêu bình quân của khách
Theo kết quả điều tra khảo sát du lịch năm 2019, chi tiêu bình quân của khách nội địa
khoảng 3,55 triệu đồng/lượt khách, bằng 48,2% so với khách du lịch quốc tế (7,37 triệu

đồng/lượt khách). Giai đoạn 2013-2019, tốc độ tăng trưởng bình quân chi tiêu của khách
trên 6%/năm. Các dịch vụ hành chính cơng liên quan đến khách du lịch đều được giải
quyết nhanh nhất có thể như dịch vụ cấp passport, cấp visa, cấp tạm giấy thay CMND
nếu khách bị mất , Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép kinh doanh nhanh nếu du khách
kinh doanh,…
 Thu nhập
Đối với phân khúc khách sạn cao cấ p thì đối tượng khách hàng chủ yếu là những
người có thu nhập cao, là doanh nhân, quan chức chính phủ cấp cao, ngơi sao nổi
tiếng,… họ sẽ có xu hướng lựa chọn các dịch vụ cao cấp, đầy đủ tiện nghi,sang trọng và
chất lượng dịch vụ tốt nhất. Họ chi trả cao đồng nghĩa muốn dịch vụ nhận được phải tốt
nhất từ khách sạn.
 Thị hiếu và kiểu mốt
Hiện nay xu hướng đi du lịch tự túc như tự đặt vé xe, vé phòng, tour du lịch đang
ngày càng phổ biến. Khách du lịch lựa chọn các dịch vụ riêng lẻ dựa theo sở thích, sự

11


tham khảo trên mạng, qua người thân, bạn bè. Khách cịn thích lựa chọn những combo để
tiết kiệm tiền và thời gian. Đà Nẵng nằm ở tam giác du lịch Đà Nẵng – Huế -Hội An
thuận tiện cho việc phát triển các tour dài ngày và đi đến các địa phương lân cận.
tại Bà Nà, khu du lịch Xuân Thiều, Intercontinental Danang Sun Peninsular Resort…
2.3.2. Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến cầu dịch cá nhân
Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến cầu dịch cá nhân bao gồm có các yếu tố: quy mơ
dân số, đặc điểm nhân khẩu học, tổng thu nhập quốc dân, tình trạng cơng nghệ và các
nhân tố khác (an ninh, chính trị, …), cụ thể là:
 Quy mô dân số
Dân số nước ta đông nhưng tỉ lệ dân thành thị chiếm tỉ trọng thấp, sự phân chia giàu
nghèo còn rõ rệt. Cầu dịch vụ lưu trú tại các khách sạn cao cấp ở Đà Nẵng lại chủ yếu tập
tung vào khách du lịch có thu nhập cao, ở những vùng thành thị. Theo thống kê thì năm

2019 ti lệ dân thành thị của nước ta là 34,4%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực
thành thị giai đoạn 2009-2019 là 2,64%/năm, tăng gấp sáu lần so với tỷ lệ tăng dân số
bình qn năm khu vực nơng thơn song vẫn thấp hơn mức tăng 3,4%/năm của giai đoạn
1999-2009. Như vậy đồng nghĩa với việc nhu cầu thỏa mãn nhu cầu càng tăng, nhu cầu
du lịch cũng tăng theo. Đặc biệt là đối với tầng lớp thượng lưu, cho thấy nhu cầu lưu trú
với tầng lớp này càng cao. Đà Nẵng lại là thành phố du lịch, thu hút khách du lịch từ cả
miền bắc và miền nam, nhu cầu lưu trú tại các khách sạn cao cấp cũng đáng kể.
 Đặc điểm nhân khẩu học
Đặc điểm nhân khẩu học của du khách bao gồm các đặc điểm về độ tuổi, giới tính,
quốc tịch, tơn giáo, trình độ văn hóa,…những yếu tố này chi phối các thói quen tiêu dùng
của khách du lịch nên nó cũng ảnh hưởng tới nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
Khách du lịch nội địa đến Đà Nẵng chủ yếu ở độ tuổi dưới 45 (82,4%), trong đó: du
khách từ 25 đến 45 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất 43%, sau đó là đối tượng du khách dưới
25 tuổi (39,4%). Du khách nội địa từ 46 đến 60 tuổi, đặc biệt là trên 60 tuổi chiếm một tỷ
trọng khá thấp, từ 46 đến 60 chiếm 16,2% và trên 60 tuổi chỉ chiếm 1,4%. Kết quả khảo
sát trên đã cho thấy, du khách đến thành phố Đà Nẵng chủ yếu là đối tượng trẻ.
Khách quốc tế đến Đà Nẵng chủ yếu là ở Châu Á. Thị trường khách trọng điểm là
Hà Quốc và Trung Quốc, chiếm tỉ trọng trên 50%. Năm 2019, số lượng khách tại một số
thị trường có sự tăng trưởng cao: Thái Lan (213.549 lượt khách, vươn lên đứng vị trí thứ
3), Đài Loan (81.114 lượt khách, tăng trưởng hơn gấp 2 lần, vượt lên 2 bậc đứng vị trí
thứ 6), Nhật Bản (183.572), Mỹ (95.656), Malaysia (77.619), Úc (46.897)… tăng trưởng
đồng đều từ 1,2 đến 1,5 lần.

12


Về trình độ dân trí, khách du lịch có trình độ dân trí khác nhau thì cầu lưu trú cũng
khác nhau. Thơng thường trình độ dân trí càng cao, học tước càng cao thì động cơ đi du
lịch cũng tăng vì du lịch giúp họ mở mang kiến thức về sự hiểu biết bên ngoài. Robert
W.Mclntosh ( Cựu Giám đốc của sở Thương Mại Michigan, Mỹ) đã nghiên cứu và khẳng

định mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa trình độ văn hóa của con người và tỷ lệ đi du lịch của
họ. Với trình độ văn hóa ở mức đại học thì tỷ lệ đi du lịch sẽ là 85%, trong khi đó chỉ có
50% có trình độ dưới trung học đi du lịch.
 Tổng thu nhập quốc dân
Quốc gia giàu có hơn thì người dân cũng sẽ khả năng chi trả hơn cho nhu cầu du lịch.
Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn
45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2
USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân
tộc thiểu số, chiếm 86%. Năm 2019, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy có nền tảng
mạnh và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất
khẩu vẫn ở mức cao. GDP thực tăng ước khoảng 7% trong năm 2019, tương tự tỉ lệ tăng
trưởng năm 2018, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu
vực. Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại
dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tác động y tế ban đầu của
dịch bệnh không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối phó
chủ động ở cả cấp trung ương và địa phương.
 Tình trạng cơng nghệ
Thời đại 4.0 cùng với sự phát triển của kinh tế, công nghệ cũng ngày càng phát triển.
Các khách sạn cao cấp cũng đã đã áp dụng những công nghệ này vào cả trong khách sạn
và quá trình đặt phịng và thanh tốn. Điển hình như trang bị các thiết bị trong khách sạn
ngày càng hiện đại, thân thiện, dễ dùng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như giảm
bớt những quy trình phức tạp cho khách du lịch. Các ứng dụng như đặt phòng trực tuyến,
thanh tốn trực tuyến,… vừa tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho cả khách du
lịch lẫn khách sạn. Đặc biêt, trước tình hình đại dịch Covid-19 có những tác động mạnh
đến ngành du lịch nói chung và tại Đà Nẵng nói riêng, thói quen mua sắm trực tuyến của
khách hàng đã tăng lên đáng kể. Theo kết quả của cuộc Khảo sát tâm lí và hành vi khách
du lịch thời Covid-19 do Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) phối hợp với VnExpress thực
hiện, xu hướng khách tự đặt tour trực tiếp tăng cao (40%), và giữ thói quen đặt dịch vụ
du lịch qua các nền tảnh trực tuyến (36%). Khi sử dụng các dịch vụ đặt phòng trực tuyến,
khách hàng có thể tìm hiểu được những thơng tin về khách sạn mong muốn, có sự so

sánh về giá cả, chất lượng dịch vụ với các khách sạn khác nhau.

13


 Các nhân tố khác: an ninh, chính trị,…
Việc đầu tiên thu hút khách đến với điểm du lịch nào đó là sự an tồn của điểm du
lịch. Việc mất trật tự an ninh có ảnh hưởng rất khơng tốt tới hình ảnh của điểm đến, đặc
biệt là với du khách nước ngồi. Mất an tồn, an ninh cịn làm mất lòng tin đối với điểm
du lịch, mất đi sự hấp dẫn của điểm đến, ảnh hưởng xấu, lâu dài và rất khó khắc phục.
Cảm nhận về sự an tồn của du khách là yếu tố hàng đầu, quan trọng quyết định sự thành
công và phát triển của điểm du lịch.
Đà Nẵng đã và đang thực hiện rất tốt vấn đề đảm bảo an ninh , an toàn cho du khách
đến đây. Thành lập Tổ phản ứng nhanh đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trong hoạt động
du lịch do Sở Du lịch thành phố làm cơ quan thường thực. Theo đó, Tổ thực hiện nhiệm
vụ kiểm tra liên ngành trong phạm vi hoat động du lịch và các hoạt động có liên quan đến
khách du lịch và sử dụng con dấu của Sở Du lịch trong quá trình hoat động. Cơng an
thành phố chủ trì các kế hoạch và triển khai các biện pháp đảm bảo an nình trật ự , kịp
thời xử lý các trường hợp do du khách gặp tai nạn, bị xâm hại tài sản, tính mạng, các
hành vi gấy rối trật tự cơng cộng của khách du lịch, hỗ trợ các vấn đề liên quan trong lĩnh
vực quản lý( mất giấy tờ, hộ chiếu,…).
Đặc biệt trong thời kì dịch bệnh nhạy cảm như hiện nay, thành phố và các ban quản lí
đã nghiêm túc chấp hành thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như: dãn cách xã
hội, phát khẩu trang và dung dịch sát khuẩn miễn phí tại tất cả các nhà hàng, khách sạn.
Đã Nẵng đã cho thấy sự quyết tâm xây dựng một thành phố an toàn thân thiện nhằm thu
hút khách du lịch.
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân
 Cầu dịch vụ lưu trú ở các khách sạn cao cấp tại Đà Nẵng rất đa dạng, đóng góp
lớn vào doanh thu du lịch của thành phố

Với mỗi đối tượng du khách có những đặc điểm về nhân khẩu học (tuổi tác, nghề
nghiệp), văn hóa, nhận thức khác nhau, do đó hình thành nên nhu cầu về dịch vụ lưu trú
tại khách sạn cao cấp cũng đa dạng về chất lượng, giá cả, loại hình… Với du khách là
giới trẻ thì ưa thích sự khám phá, mạo hiểm cịn với lứa tuổi trung niên thì thiên về nghỉ
ngơi, thư giãn. Thu nhập cũng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến việc lựa chọn lưu trú
tại khách sạn cao cấp. Đối với mỗi phân khúc khách hàng khác nhau dựa trên mức độ
khác nhau về thu nhập sẽ có những chương trình tour với giá phịng lưu trú khác nhau.
Ngồi ra, với thị hiếu, sở thích và mục đích cho chuyến đi khác nhau nên việc lựa chọn
các phòng khách sạn cao cấp cũng khác nhau như chọn phịng có view biển, phịng gần
bể bơi, phịng trên cao,… Các nhà đầu tư xây dựng các khách sạn cao cấp góp phần đảm

14


bảo năng lực phục vụ các sự kiện quy mô quốc gia, quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh của
điểm đến, kích thích phát triển các dịch vụ hỗ trợ đi kèm, cung cấp nhiều sự lựa chọn
hơn, đặc biệt dành cho khách hàng doanh nghiệp, người đi công tác và khách có khả năng
chi trả cao. Do vậy, cầu về lưu trú tại các khách sạn cao cấp ở Đà Nẵng luôn đa dạng.
 Cầu về dịch vụ lưu trú tại các khách sạn cao cấp tại Đà Nẵng được đáp ứng cao về
chất lượng dịch vụ cung cấp, thúc đẩy nâng cao chất lượng về dịch vụ lưu trú tại đây
Với xu thế hiện đại, hội nhập hiện nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu tất yếu trong
đời sống của con người. Khi thu nhập càng cao và khoản chi tiêu cho du lịch tăng lên,
con người càng chú trọng đến chất lượng dịch vụ đáp ứng. Với mức giá cao mà du khách
phải trả, các khách sạn cao cấp tại Đà Nẵng luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ
tiện nghi, tuyệt vời nhất, với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân lực nhiệt tình,
sát sao, có trình độ chun mơn và thái độ chuẩn mực cao. Bên cạnh đó, lượng khách đến
Đà Nẵng cũng phần lớn là khách quốc tế - đối tượng có mức chi trả cao và yêu cầu cao
về dịch vụ đáp ứng. Vì vậy, các khách sạn cao cấp luôn xây dựng chất lượng dịch vụ
cung cấp đến khách hàng một cách tương xứng với giá cả mà khách phải chi trả. Đó là sự
đầu tư về thiết bị tiện nghi; đầu tư nhiều tiện ích, dịch vụ như câu lạc bộ vui chơi có

thưởng, phịng karaoke, phòng spa và massage, salon làm đẹp, phòng tập thể thao ngay
tại khách sạn để phục vụ khách thuận tiện nhất có thể. Với những đối tượng khách cụ thể
như hội thảo, hội nghị khách sạn có các phịng họp sang trọng, chất lượng thúc đẩy Đà
Nẵng xây dựng hệ thống cơ sở, trong đó thành phố đã và đang cố gắng đạt chuẩn hóa
theo tiêu chuẩn quốc tế với sự xuất hiện của các thương hiệu hàng đầu thế giới như:
InterContinental, Novotel, Grand Mercure, Pullman, Crowne Plaza, Hyatt Regency,
Furama Fusion Maia, Fusion Suites.
 Mùa cao điểm lượng cầu dịch vụ lớn giúp nâng cao năng suất phòng, tăng doanh
thu cho khách sạn
Vào mùa cao điểm, số lượng khách đến Đà Nẵng du lịch tăng cao kéo theo nhu cầu
về dịch vụ lưu trú tại các khách sạn cao cấp cũng tăng. Lượng khách đến Đà Nẵng đa
dạng về đối tượng và mục đích và có thời gian lưu trú bình quân dài hơn so với các thời
gian khác. Nhờ vậy, lượng cầu tăng cao giúp cho công suất phòng của các khách sạn
được sử dụng tối đa, đạt hiệu quả cao. Với khách sạn từ 3 sao trở lên trong dịp này đạt
khoảng 50-60%. Các khách sạn lớn ở gần biển đạt cơng suất phịng cao hơn. Bên cạnh
đó, số ngày lưu trú bình qn của du khách ngày một tăng và chi tiêu nhiều hơn vào dịch
vụ lưu trú cùng các dịch vụ bổ sung khác đem lại nguồn thu lớn cho các khách sạn, khu
nghỉ dưỡng trong đó ngành cơng nghiệp khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp chiếm tỷ trọng
lớn đã đem đến nguồn doanh thu lớn, đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của
thành phố và cả nước.

15


Tuy nhiên, do đại dịch covid19 bùng nổ nên đã gây trở ngại và khó khăn vơ cùng lớn
cho các khách sạn nói chung và các khách sạn cao cấp ở Đà Nẵng nói riêng. Lượng
khách giảm mạnh, đặc biệt là khách quốc tế đã làm giảm năng suất hoạt động và doanh
thu của các khách sạn.
 Sự quan tâm, vào cuộc của chính phủ trong việc quản lý, phát triển dịch vụ lưu
trú, nhất là phân khúc khách sạn cao cấp

Với những lợi ích kinh tế lớn mà du lịch đem lại, đặc biệt là nguồn thu từ thị trường
khách sạn cao cấp, chính phủ và các cơ quan, ban ngành du lịch ở Đà Nẵng đã đưa ra
nhiều chính sách, quy hoạch để xây dựng, quy hoạch các khu du lịch, tổ chức và quảng
bá du lịch thành phố để thu hút lượng lớn du khách. Các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp,
hoàn thiện cơ sở hạ tầng ngày một đạt chuẩn, tiện nghi; mở rộng mơ hình kinh doanh,
đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn, xây dựng các sản phẩm dịch vụ đảm bảo cả về chất và
lượng, để thỏa mãn nhu cầu của du khách một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, các cơ quan
du lịch cũng đưa ra mức hỗ trợ, kêu gọi đầu tư cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
lưu trú các khách sạn cao cấp để hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật nhằm tạo nên sự đồng
bộ, toàn diện và nâng cao chất lượng cho cảm nhận của du khách. Tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin, đẩy mạnh truyền thông quảng bá, xúc tiến du lịch tại các thị trường
Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á… Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp quản lý,
thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch, Bộ quy tắc đạo đức nghề và ứng xử trong
hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ lưu trú quản lý khai thác đảm bảo an ninh trật tự,
an toàn, vệ sinh môi trường.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
 Dịch vụ lưu trú tại các khách sạn cao cấp tại Đà Nẵng có mức cạnh tranh cao
Mức sống của con người ngày tăng cao khiến cho cạnh tranh về lưu trú tại các khách
sạn cao cấp ngày càng khốc liệt hơn trong bối cảnh thị trường chưa được mở rộng. Bên
cạnh đó sự gia tăng quá nhiều dịch vụ lưu trú dẫn tới tình trạng phá giá, bất bình ổn giá,
chặt chém du khách, địa phương khó lịng kiểm sốt được giá cả, từ đó sẽ làm cho du
khách thấy khó tìm kiếm được loại hình dịch vụ lưu trú phù hợp đồng thời gây cảm giác
khó chịu cho du khách khi chi trả.
 Nguyên nhân: sự cạnh tranh khốc liệt của các khách sạn cao cấp tại Đà Nẵng
Do việc gia tăng các khách sạn cao cấp và do sức ép cạnh tranh ngày càng cao tại thị
trường lưu trú tại TP. Đà Nẵng, nên để tồn tại, khơng ít khách sạn phải hạ giá để đón
khách. Việc giảm giá này phần lớn tập trung vào khách sạn 3 sao nhằm cạnh tranh với
homestay và biệt thự du lịch. Riêng những khách sạn mới ra đời, việc giảm giá còn là
cách tạo sự chú ý qua đó xây dựng, quảng bá thương hiệu. Việc thay đổi thường xuyên,
hoặc đưa ra mức giá quá cao hoặc quá thấp so với chất lượng dịch vụ, hoặc cạnh tranh

với nhau bằng cách hạ giá quá thấp như đang xảy ra ở một số nơi đã làm ảnh hưởng xấu
đến tâm lý của du khách, làm tổn hại đến uy tín và lợi ích chung của tồn hệ thống. Đặc
biệt, năm 2019 có sự tăng mạnh số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Đà Nẵng (ước

16


tăng thêm 158 cơ sở với 4.459 phòng so với cùng kỳ năm ngối; trong đó có 28 khách
sạn 3 – 5 sao, 130 cơ sở lưu trú du lịch có quy mơ nhỏ dưới 2 sao, homestay, căn hộ du
lịch mini…). Về chiến lược lâu dài, cần chuyển cạnh tranh về giá sang cạnh tranh bằng
việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các dịch vụ để phục vụ khách, nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
 Cầu về lưu trú tại các khách sạn cao cấp cũng bị tác động theo mùa cao điểm,
thấp điểm, ảnh hưởng lớn đến doanh thu trong thời kì trái vụ của các khách sạn cao
cấp tại Đà Nẵng
Vào mùa cao điểm, xu hướng du lịch tăng cao kéo theo nhu cầu về dịch vụ lưu trú tại
các khách sạn cao cấp cũng tăng lên. Du khách có thể lựa chọn các khách sạn gần biển,
có view biển để lưu trú, tham quan. Vì thế, mà doanh thu vào thời kì này của các khách
sạn cao cấp không ngừng tăng, tạo ra nguồn thu nhập lớn và công ăn việc làm cho nhiều
lao động. Ngược lại, vào mùa thấp điểm, lượng khách đi du lịch sẽ giảm mạnh, gây khó
khăn cho du khách trong việc tìm kiếm và chọn lựa điểm lưu trú thích hợp. Do đó, nhu
cầu lưu trú tại các khách sạn cao cấp tại Đà Nẵng mang tính thời vụ rõ rệt và chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố. Điều này làm giảm doanh thu cho các khách sạn cao cấp ở Đà
Nẵng vào mùa trái vụ và ảnh hưởng đến chất lượng cảm nhận của du khách.
 Nguyên nhân: Du lịch bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tính thời vụ
Yếu tố chính vụ, trái vụ trong ngành du lịch sẽ ảnh hưởng mạnh đến lượng khách đến
và cầu dịch vụ lưu trú. Khi cầu du lịch tập trung quá lớn làm hạn chế khả năng tìm địa
điểm lưu trú thích hợp với thời gian theo ý muốn của khách du lịch. Ngồi ra, mùa du
lịch chính thường xảy ra tình trạng tập trung nhiều khách du lịch trên phương tiện giao
thông, trong các cơ sở lưu trú ở các nơi du lịch. Điều đó làm giảm tiện nghi khi đi lại của

khách do vậy làm giảm chất lượng phục vụ khách du lịch. Yếu tố thời vụ ảnh hưởng lớn
đến chất lượng, uy tín của nhiều đơn vị do thời gian thấp điểm, cơ sở vật chất bị xuống
cấp, nhân viên không ổn định và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu.
 Cầu về dịch vụ lưu trú tại các khách sạn cao cấp tại Đà Nẵng bị tác động bởi
nhiều yếu tố (giá của các dịch vụ vận chuyển, nhà hàng, trung tâm giải trí,…)
Ngồi việc chịu tác động trực tiếp của giá phòng khách sạn, một số yếu tố về giá
khác như: giá của dịch vụ vận chuyển, giá của các nhà hàng hay dịch vụ ăn uống,giá cả
tại các trung tâm giải trí,..cũng ảnh hưởng nhiều tới cầu của dịch vụ lưu trú tại các khách
sạn. Quỹ chi tiêu mà du khách định ra để tiêu dùng cho chuyến đi du lịch của mình bao
gồm cả việc lưu trú, ăn uống,… Vì vậy, giá cả của các yếu tố như ăn uống, vận chuyển,
giải trí có ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn lưu trú ở các khách sạn tại Đà Nẵng
cũng như thời gian lưu trú và mức chi trả của khách. Ngoài ra, mức độ hấp dẫn và chất
lượng dịch vụ của các dịch vụ vận chuyển, các nhà hàng, các khu vui chơi giải trí ở Đà
Nẵng cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến cầu dịch vụ lưu trú tại các khách sạn cao cấp tại
đây.

17


 Nguyên nhân: Do du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp nên những sản phẩm du
lịch được tạo ra cũng chịu tác động của nhiều yếu tố, ngành nghề liên quan.
Để tạo nên một chương trình du lịch hoàn chỉnh và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du
khách trong chuyến đi, cần có sự kết hợp của các dịch vụ: lưu trú, ăn uống, vận chuyển,
vui chơi giải trí… Vì vậy, cầu về dịch vụ lưu trú tại các khách sạn cao cấp tại Đà Nẵng bị
tác động bởi nhiều yếu tố.

18


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẦU DỊCH VỤ LƯU TRÚ TẠI CÁC

CÁC KHÁCH SẠN CAO CẤP Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
3.1. Biện pháp làm giảm ảnh hưởng của tính mùa vụ trong du lịch tới cầu dịch
vụ lưu trú tại Đà Nẵng
Biện pháp cốt lõi cho vấn đề này đó chính là giàn trải, giảm bớt sự chênh lệch lượng
khách du lịch, tham quan tới Đà Nẵng giữa mùa chính vụ du lịch và thời điểm trái vụ
đồng thời thu hút được khách du lịch tới đây vào thời điểm trái vụ mà vẫn đem lại cho họ
sự thỏa mãn cao nhất. Cụ thể:
Sử dụng chiến lược Marketing hiệu quả: cung cấp thông tin tuyên truyền rộng rãi
trên các phương tiện thông tin đại chúng, chủ động nghiên cứu như cầu của khách du lịch
thay đổi như thế nào, định hướng phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới để đáp ứng nhu
cầu của du khách. Do đặc thù mùa vụ du lịch rất rõ rệt: từ tháng 9 đến tháng 12 nơi đây
rất thiếu khách trong khi mùa này là mùa cao điểm khách quốc tế đến VN do đó vùng này
phải làm “kéo” khách đến với Đà Nẵng trong thời gian này bằng việc điều chỉnh các sự
kiện phù hợp với thời tiết để thu hút du khách như du lịch tâm linh, du lịch hội thảo,…;
tăng cường nghiên cứu lượng khách đến Việt Nam vào thời gian này là những đối tượng
nào để từ đó có chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch
Sử dụng các chính sách, biện pháp hợp lý kích cầu du lịch ở thời điểm trái vụ: sử
dụng các chính sách giá hợp lý, phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ mới: cải thiện hệ
thống buồng phòng, các dịch vụ tiện ích, nghỉ dưỡng khác.... để thỏa mãn nhu cầu của du
khách
Liên kết doanh nghiệp trong lĩnh vực để tạo sản phẩm trọn gói: liên kết với các doanh
nghiệp vận tải, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải giải trí để tạo sản phẩm trọn gói với giá cả
phải chăng, tạo ra sự tiện lợi mà du khách sẵn sang chi trả
Không ngừng đầu tư, cải tạo cơ sở vật chất để tạo cảm giác mới lạ cho du khách, vì
dịch vụ mang tính vơ hình nên các yếu tố hữu hình như cơ sở vật chất, kỹ thuật cần phải
chú trọng, đầu tư bỏ vốn lớn. Việc quản lý, vận hành khách sạn cần được ứng dụng công
nghệ thông tin, quy trình quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt và chuyên nghiệp trong tất cả các
công đoạn vận hành và kinh doanh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tiện nghi được quản lý,
bảo trì bảo dưỡng nâng cấp thường xuyên,
Các khách sạn Đà Nẵng cần phải có chiến lược đào tạo bài bản nguồn nhân lực :

thường xuyên có các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn và chuyên nghiệp, đào tạo và nâng
cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động. Các doanh nghiệp cần chú trọng đẩy mạnh

19


công tác bồi dưỡng, phát triển chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là đội ngũ lao
động tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng.
3.2. Hỗ trợ giải quyết khó khăn trong lựa chọn dịch vụ lưu trú cho du khách
Biện pháp cốt lõi cho vấn đề này là các khách sạn cần phát huy lợi thế cạnh tranh của
riêng mình đồng thời tạo ra mơi trường cạnh tranh lành mạnh để tạo sự thuận lợi cho
khách hàng lựa chọn. Cụ thể:
.Hiện thị trường phòng khách sạn tại Đà Nẵng đang ở trong giai đoạn sôi động nhất
từ trước tới nay, thậm chí đã hình thành “con đường khách sạn” ven biển. Các khách sạn,
khu nghỉ dưỡng ven biển cần đạt được mức độ chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế
ngang bằng , có các điểm vượt trội như thiết kế độc đáo, cơ sở vật chất đạt đẳng cấp sang
trọng so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản . Ngoài lợi thế
về tạo ra trang thiết bị cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ tốt, đa dạng, các khách sạn này
còn cần có năng lực phịng hội nghị-hội thảo, đáp ứng đầy đủ yêu cầu, thị hiếu của khách
du lịch trong nước và quốc tế, nhất là khi ngành du lịch Đà Nẵng đang định hướng thu
hút khách du lịch có chi tiêu cao, khách MICE, hướng đến hình thành Đà Nẵng thành
trung tâm du lịch ven biển tầm cỡ quốc tế, đặc biệt là sau khi Đại hội thể thao bãi biển
Châu Á ABG5 2016, Cuộc thi Marathon quốc tế, Lễ hội pháo hoa quốc tế và Tuần lễ Cấp
cao APEC 2017 được tổ chức thành công tại Đà Nẵng.
Các cơ sở lưu trú cần áp dụng các kĩ thuật khoa học công nghệ mới vào vận hành
hoạt động kinh doanh, niêm yết công khai giá để khách hàng dễ dàng tìm kiếm được loại
hình dịch vụ lưu trú phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả. Quan hệ công chúng, tuyên
truyền: Kết hợp với các travel blogger, youtuber để quảng bá du lịch Đà Nẵng. Travel
blogger đang là một trong những xu hướng khá hot, hầu như ai cũng muốn chia sẻ những
kinh nghiệm du lịch, những bức hình đẹp, những video cắt ghép tỉ mỉ, cơng phu về nơi họ

đặt chân đến. Bên cạnh travel blogger thì cộng đồng Youtuber cũng rất đơng đảo. Có thể
liên kết với các travel blogger, youtuber nổi tiếng không chỉ là người Việt mà cịn cả
người nước ngồi để thực hiện quảng bá du lịch Đà Nẵng trên kênh của họ, tạo sức ảnh
hưởng lớn đến khách du lịch trên thị trường quốc tế; đặc biệt là các thị trường quốc tế
gần như ASEAN và Đông Bắc Á.
3.3. Gia tăng mức chi tiêu của khách du lịch khi đến với Đà Nẵng
Biện pháp cốt lõi cho vấn đề này đó chính là đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du
lịch và nâng cao chất lượng, số lượng các tụ điểm vui chơi giải trí về đêm có quy mơ lớn,
đặc sắc thu hút khách du lịch đến và giữ chân họ ở lại để sử dụng các dịch vụ mà khách
sạn cung cấp. Cụ thể:

20


×