Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Gián án ke hoach chu de thuc vat(thuc te)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.6 KB, 56 trang )

KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ
TÊN CHỦ ĐỀ:THẾ GIỚI THỰC VẬT
(Thực hiện 5 tuần từ ngày 03/01 – 11/02/2011)
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất
- Thưc hiện và phối hợp nhịp nhàng các động tác thể dục và các vận động cơ bản
- Biết lợi ích của các nhóm thực phẩm đối với sức khỏe của bản thân.
- Biết 1 số hành vi vệ sinh trong ăn uống (ăn chín, uống sôi, ăn rau quả sạch…)
2. Phát triển nhận thức
- Trẻ nhận biết được các đặc điểm của một số loài hoa quả, rau quen thuộc. Biết về
ngày tết cổ truyền hằng năm.
- Trẻ nhận biết một số loại cây và môi trường sống của chúng như: đất, nước,
không khí, ánh sáng.
- Biết quá trình phát triển của từng nhóm thực vật, lợi ích của cây xanh đối với
môi trường sống và đối với con người.
- Biết so sánh các nhóm thực vật theo các đặc điểm giống nhau, khác nhau theo
các dấu hiệu.
- Trẻ đếm theo khả năng, biết tách gộp, thêm bớt các nhóm 7 đối tượng, nhận biết
khối cầu, khối trụ. Xác định được các hướng trong không gian so với bản thân
của trẻ…
3. Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ biết miêu tả vẻ đẹp của cây cối, hoa, quả trong thiên nhiên qua tranh ảnh…
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, tự tin khi giao tiếp.
- Nhận biết được 1 số chữ cái, thuộc thỏ, biết dùng ngôn ngữ để kể chuyện.
4. Phát triển thẩm mĩ
- Rèn luyện cho trẻ các kỹ năng vẽ, nặn, xé dán tạo ra các sản phẩm về thế giới
thiên nhiên.
- Biết làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải
- Trẻ biết gieo trồng chăm sóc và bảo vệ cây trồng, các loại hoa quả…
5. Phát triển tình cảm – xã hội
- Trẻ yêu thích và có ý thức bảo vệ các loài hoa, cây, không bẻ hoa, không giẫm


lên thảm cỏ…
- Biết kính trọng người trồng cây, yêu quí thiên nhiên xung quanh trẻ. Thích trồng
cây và biết ra công chăm sóc cho cây tốt.
II. Chuẩn bị
- Cô:
+ Một số tranh ảnh về các loại hoa, cây xanh,…
+ Một số bài thơ, truyện, bài hát về chủ đề
+ Các đồ dùng dạy học cần thiết phù hợp với kế hoạch
- Trẻ:
+ Một số đồ dùng phù hợp với kế hoạch
+ Đất nặn, sáp màu, giấy màu…
III. Mạng nội dung
- Tuần 1: Thế giới cây xanh
- Tuần 2: các loại rau
- Tuần 3: các loại hoa quanh bé
- Tuần 4: một số loại quả
- Tuần 5: tết nguyên đán
IV. Mạng hoạt động
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1
Tuần PTTC PTNT PTNN PTTM PTTCXH
Tuần 1
Thế
giới
cây
xanh
Chạy
nhanh 10m
So sánh
chiều cao của
3 đối tượng

và sắp xếp
theo thứ tự
Truyện
Chuyện cây
táo
Hát Em yêu
cây xanh
Quá trình phát
triển của cây
Tuần 2
Các
loại
rau
Lăn bóng
bằng 1 tay
và đi theo
bóng
Tách nhóm 7
đối tượng
thành 2
nhóm
Làm quen l,
m, n
Nặn một số
củ bé thích.
Bé tìm hiểu về
rau củ
Tuần 3
Các
loại

hoa
quanh

Đi ngang
bước dồn
Ôn so sánh
chiều dài 3
đối tượng
Thơ Hoa kết
trái
Hát múa “Ra
chơi vườn
hoa”
Bé học chăm
sóc vườn hoa
Tuần 4
Một số
loại
quả
Ném xa
bằng 2 tay
chạy nhanh
15m
Nhận biết,
gọi tên khối
trụ, khối cầu
Bé kể
chuyện sáng
tạo
Xé dán quả

cam
Lợi ích của trái
cây đối với sức
khỏe của bé
Tuần 5
Tết
nguyên
Đán
Chuyền bắt
bóng cho
bạn qua
đầu, qua
chân
Thêm bớt tạo
nhóm có 7
đối tượng
Thơ Tết đang
vào nhà
Biễu diễn văn
nghệ
Ngày tết quê
em
(Từ ngày 03/01 – 07/01/2011)
HOẠT ĐỘNG GÓC
Hoạt động Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5
Đón trẻ và
trò chuyện
- Trò chuyện về sự thay đổi trong lớp, trò chuyện xem tranh ảnh về
chủ đề.
- Tên gọi các bộ phận của cây xanh, quá trình phát triển, các yếu tố

ảnh hưởng đến sự phát triển của cây…
- Giáo dục trẻ biết lợi ích của cây xanh và biết bảo vệ cây trồng, ăn
nhiều rau quả giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
Dinh
dưỡng
Cháo cá Súp nui Bánh canh
thịt
Mì sợi Súp nui
Thể dục
sáng
1.Khởi động: đi vòng tròn đi các kiểu chân
2.Trọng động: HH4, TV5, C4, BL 4, B3
3.Hồi tỉnh: đi nhẹ nhàng
HĐ có chủ
đích
PT thể
chất
Chạy
nhanh 10m
PT nhận
thức
So sánh
chiều cao
của 3 đối
tượng và sắp
xếp theo thứ
tự.
PT ngôn
ngữ
Truyện

Chuyện cây
táo
PT thẩm mĩ
Hát Em yêu
cây xanh
PTTC-
XH
bé tìm
hiểu về
cây xanh
HĐ góc
- Bé chăm học: ghép các nét thành các chữ bé đã học
- Trò chơi dân gian: nhảy cò chẹp
- Bé sắm vai: cửa hàng trái cây
- Bé làm ca sĩ: nghe nhạc và hát các bài hát về chủ đề thực vật
- Bé yêu thiên nhiên: trồng cây xanh
- Nghệ thuật của bé: xé dán vườn cây
- Bé làm thợ: vườn cây nhà bé
Hoạt động
ngoài trời
Thỏ về chuồng, mèo đuổi chuột
Vui chơi Gieo hạt
GDLG: giữ vệ sinh, không đùa giỡn khi ăn
GDVS : rửa tay bằng xà phòng
THỂ DỤC SÁNG
1. Yêu cầu
Trẻ tập đúng các động tác, phối hợp các cơ tay, cơ chân nhịp nhàng, phát triển các cơ
qua các động tác vận động.
2. Chuẩn bị: sân rộng, bằng phẳng, thoáng mát, nhạc thể dục
3.Tiến hành

 HĐ 1: Khởi động: đi vòng tròn đi các kiểu chân: mũi bàn chân, gót bàn chân, nữa
bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh.
HĐ 2: Trọng động:
+ HH4 : máy bay kêu ù ù
Tên góc Yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành
Bé chăm
học
(ghép các
nét)
Trẻ biết dùng các nét
ghép thành các chữ trẻ
đã được học
Các nét chữ,
bảng, hồ
Trẻ tìm các hình ảnh tập hợp
thành album về rau quả
Nghệ
thuật của

(xé dán
vườn cây)
Trẻ nhận biết các loại
rau củ trẻ tô, tô màu
khéo
Tranh rổng,
sáp màu
Trẻ xé dán vườn cây bằng các
kỹ năng trẻ đã được học
Bé sắm
vai

(cửa hàng
trái cây)
Trẻ thể hiện đúng vai
chơi người bán trái cây
và người mua
Các loại trái
cây,bàn ghế
Trẻ nhận vai và thể hiện đúng
vai người bán trái cây và người
mua hàng
Bé làm ca
sĩ
(nghe
nhạc và
hát )
Thể hiện bài hát có cảm
xúc, thuộc nhiều bài hát
chủ đề
Dụng cụ âm
nhạc
Trẻ nghe các bài hát về chủ đề,
thể hiện các bài hát mà trẻ
thuộc
Bé yêu
thiên
nhiên
(trồng cây
xanh)
Biết trồng các loại cây
vào chậu

chậu cây, một
số loại cây
Trẻ biết đổ đất cát vào chậu và
trồng cây vào tưới nước cho cây
trồng
Trò chơi
dân gian
(nhảy cò
chẹp)
Biết cách chơi trò chơi,
thích chơi với các bạn
Sân rộng
thoáng mát,
dụng cụ chơi
cho trẻ
Trẻ bắt nhóm và cùng chơi với
các bạn. Lấy phấn vẽ hình và
thỏa thuận chơi.
Ù ù
+ TV5: hai tay thay nhau quay dọc thân
Chân 4: bước khuỵu 1 chân ra phía trước, chân sau thẳng
+ BL4: đứng dan tay sau lưng, gập người về trước

+ Bật 3: bật luân phiên chân trước chân sau

 HĐ 3 hồi tỉnh: tập động tác thư giản
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
GIEO HẠT
1.Yêu cầu
- Trẻ biết cách chơi của trò chơi qua đó biết sự phát triển của 1 cây.

- Rèn luyện trẻ thực hiện các động tác phù hợp theo trò chơi, phát triển ngôn
ngữ
- Trẻ chơi vui vẻ, thích chơi trò chơi
2.Chuẩn bị
- Sân rộng, thoáng mát an toàn
3.Tiến hành
a. Khởi động: trẻ đi vòng tròn vận động “ồ sao bé ko lắc”
b. Cách chơi : cả lớp cùng đọc thơ và làm các động tác theo hướng dẫn của cô
Gieo hạt
Nảy mầm
Một cây
Hai cây
Một nụ
Hai nụ
Một hoa
Hai hoa
Mùi hương
Thơm ngát
Một quả
Hai quả
Gió thổi
Cây rung
Lá rụng
Nhiều lá
Trẻ làm các động tác theo cô và đọc thuộc bài thơ
c. Kết thúc:
- Trò chơi uống nước cam
- Đi nhẹ nhàng
GIÁO DỤC VỆ SINH
BÉ RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG

1.Yêu cầu
- Trẻ biết lợi ích của việc rửa tay bằng xà phòng và biết 6 bước rửa tay bằng xà phòng.
- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, biết những lúc cần rửa tay cho sạch sẽ
2.Chuẩn bị:
- Xà phòng, Nước sạch, khăn lau
3.Tiến hành
HĐ 1:
- Trò chơi cô bảo ôn lại các bộ phận trên cơ thể trẻ.
- Các con dùng đôi tay mình để làm những việc gì?
- Đôi tay chúng ta có nhiều vi khuẩn gây bệnh nên cần phải giữ gìn sạch sẽ.
 HĐ 2: dạy trẻ
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các bạn rửa tay bằng xà phòng để giúp đôi tay sạch sẽ và
ngăn bệnh cho cơ thể.
- Cô giới thiệu các dụng cụ cần: xà bông, thau nước
- Cô hướng dẫn các bước rửa tay bằng xà phòng gồm 6 bước. Cô thực hiện 6 bước đó
và yêu cầu trẻ thực hiện theo cô
 HĐ 3: trẻ thực hiện
- Cô gợi câu hỏi để trẻ nhớ lại cách thực hiện
- Mời 1 trẻ khá lên thực hiện
- Cô 2 trẻ lên thực hiện
- Cô nhận xét. Giáo dục trẻ giữ gìn bàn tay sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn.
 HĐ 4: kết thúc
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Hoạt động: CHẠY NHANH 10M
1. Yêu cầu
- Cháu biết cách chạy nhanh 10m: vào vạch hai tay chạm vạch xuất phát, 2 chân khụy
thấp xuống, khi có hiệu lệnh chuẩn bị thì 1 chân phía sau thẳng, đưa người lên cao, khi
có hiệu lệnh chạy thì dùng hết sức mình chạy nhanh tới đích 10m
- Rèn sự nhanh nhẹn, ý thức hợp tác với đồng đội
- Trẻ tự tin mạnh dạn thực hiện đúng động tác.

2. Chuẩn bị
- sân rộng thoáng mát, bóng, rổ
3. Tiến hành
a. Khởi động: đi vòng tròn theo nhạc và đi các kiểu chân, chuyển đội hình thành 2 hàng
ngang tập thể dục
b. Trọng dộng: BTPTC
+ HH4 : máy bay kêu ù ù
+ TV5: hai tay thay nhau quay dọc thân
+ Chân 4: bước khuỵu 1 chân ra phía trước, chân sau thẳng
+ BL4: đứng dan tay sau lưng, gập người về trước
+ Bật 3: bật luân phiên chân trước chân sau
** Vận động cơ bản:
- Giới thiệu vận động cơ bản chạy nhanh 10m
- Cô hướng dẫn cách chạy nhanh 10m: vào vạch hai tay chạm vạch xuất phát, 2 chân
khụy thấp xuống, khi có hiệu lệnh chuẩn bị thì 1 chân phía sau thẳng, đưa người lên
cao, khi có hiệu lệnh chạy thì dùng hết sức mình chạy nhanh tới đích 10m
- 2 trẻ lên thực hiện. cô quan sát sữa sai cho trẻ
- Lần lượt thực hiện hết lớp
- Cô quan sát giúp đỡ, khuyến khích trẻ
** Trò chơi: gắn hoa quả cho cây
+ Cách chơi: 3 đội đứng hàng dọc, mỗi đội lần lượt lấy hoa hoặc quả gắn cho cây
+ Luật chơi: đội nào gắn nhiều nhất là chiến thắng
c. HĐ 3: Hồi tĩnh đi nhẹ nhàng
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Hoạt động: SO SÁNH CHIỀU CAO CỦA 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ SẮP XẾP
THEO THỨ TỰ
1. Yêu cầu
- Trẻ so sánh được chiều cao của 3 đối tượng bằng các vật chuẩn, biết sắp xếp theo thứ
tự chiều cao của 3 đối tượng đó.
- Thực hiện được các thao tác theo yêu cầu của cô để xác định độ cao của 3 đối tượng.

- Trẻ nhận biết và áp dụng vào thực tế, giữ gìn, cất đồ chơi gọn gàng.
2.Chuẩn bị
- 3 cây, các khối, thước , dây, mũ đội
3.Tiến hành
** HĐ 1: Trò chuyện
- Hát Quả gì?
- Trò chuyện về bài hát
** HĐ 2: cung cấp kiến thức
- Cô giới thiệu 3 khối trụ, nhờ trẻ tìm cho cô khối nào cao nhất, khối nào thấp hơn và
khối nào thấp nhất?
- Vì sao con lại có kết quả như vậy? các con có cách nào khác để xác định chiều cao
của các vật hay không?
- Cô lắng nghe kết quả của trẻ, nhận xét
- Gợi ý cho trẻ cách đo độ cao của vật có chiều cao bằng các cách khác nhau: đo bằng
dây, thước, đặt cạnh nhau.
- Trẻ luyện tập: hãy đo các đồ vật có trong rổ của con và sắp xếp theo thứ tự từ theo ý
thích của con.
- Các con hãy tìm trong lớp mình xem có những vật gì có thể so sánh chiều cao ?
** HĐ 3: trò chơi
 Trò chơi 1: Bé tìm bạn
Trẻ tìm bạn có chiều cao bằng mình, thấp hơn, tìm 3 bạn có chiều cao: cao nhất, thấp
hơn, thấp nhất.
 Trò chơi 2: cùng vui
Chia lớp thành 3 nhóm với số lượng trẻ khác nhau, chúng ta cùng đi đến vườn cây trồng
của bạn Lan. Khi có hiệu lệnh thì đội nào đội mũ cây cao nhất sẽ về cây cao nhất, thấp
hơn sẽ về cây thấp hơn, thấp nhất sẽ về cây thấp nhất . Đoàn nào về không đúng sẽ phải
về lại cho đúng
 Trò chơi 3: Bé tô màu cho đúng
Chia thành 3 đội, các con hãy tô màu cho bức tranh của nhóm mình để phân biệt cây cao
nhất, thấp hơn và thấp nhất: cao nhất tô màu đỏ, thấp hơn tô màu xanh, thấp nhất tô màu

vàng. Khi hết thời gian đội nào tô nhanh và đúng sẽ chiến thắng.
- Giáo dục trẻ áp dụng vào thực tế, những vật gần gũi trẻ.
- Nhận xét lớp và hát đi chơi
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Hoạt động: Truyện CHUYỆN CÂY TÁO
1. Yêu cầu
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện nói về một bạn muốn giành cây táo là của mình nên
không cho các bạn chơi cùng. Khi cậu bé được cây táo thần cho nằm mơ thì cậu bé hiểu
ra cây trồng là của chung. Không nên giành nhau.
- Trẻ nắm được nội dung câu chuyện và kể lại được thể hiện đúng tâm trạng của từng
nhân vật.
- Trẻ biết chăm sóc cây trồng, không ngắt phá cây trồng vì nó mang lợi ích cho chúng
ta.
2. Chuẩn bị
- Rối, mũ các nhân vật, đất nặn, tranh vẽ
3. Tiến hành
HĐ 1: câu đố Quả táo + trò chuyện
- Quả táo có dạng hình gì?
- Cây táo là cây ăn quả hay cây cho bóng mát?
- Khi các con trồng cây thì các con phải làm gì để cây phát triển tốt, mau có trái?
HĐ 2: dạy truyện
- Giới thiệu tên truyện “Chuyện quả táo”
- Cô kể lần với tranh + tóm nội dung: nói về cây táo thần đã cho cậu bé biết được
rằng, cay Táo có trái phải được chia sẻ với các bạn. Cùng nhau chăm sóc và hưởng
những trái ngọt cùng nhau.
- Kể phân đoạn theo tranh:
+ Đ 1: tranh 1: cậu bé đã giành mất cây Táo không cho các bạn chùng chơi
+ Đ 2: tranh 2: trong giấc mơ cậu bé thấy các bạn ko cho mình chơi nữa, cậu bé thấy hối
hận khi tỉnh dậy cậu đã đi tìm các bạn đến cùng chơi vui vẻ!
- Nhà các con trồng cây có trái các con có mời mọi người cùng ăn không?

- Các con thấy thái độ của cậu bé như thế nào khi gặp các bạn chơi bên gốc cây táo?
- Chuyện gì đã xảy ra với cậu bé?
- Và cậu bé đã làm gì để chuộc lỗi của mình?
- Qua câu chuyện con thích nhân vật nào? Vì sao?
- Cô kể với rối
**GD trẻ biết lợi ích của cây xanh và biết bảo vệ cây?
 HĐ 3: dạy trẻ kể lại chuyện
- Chia nhóm theo nhân vật, trong nhóm tập kể và chọn 1 bạn lên diễn kết hợp với
các bạn kia để thành 1 câu chuyện.
- Cô lắng nghe và góp ý cho trẻ kể.
- Trò chơi: chiếc hộp bí mật
+ Cách chơi: lớp sờ các loại quả trong hộp và miêu tả các quả mà trẻ sờ được
+ Luật chơi: trẻ sờ phải miêu tả đúng các quả sờ được
 HĐ 4: kết thúc trò chơi uống nước cam
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Hoạt động: HÁT EM YÊU CÂY XANH, nhạc và lời Hoàng Văn Yến
1. Yêu cầu
- Trẻ hiểu nội dung bài hát viết về tình cảm của các bạn thích trồng cây xanh vì nó
mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta.
- Trẻ thuộc và hát được bài hát thể hiện cảm xúc của mình.
- Biết yêu quí cây trồng, giữ gìn môi trường bằng cách bảo vệ cây xanh.
2 Chuẩn bị:
- mô hình vườn cây
3. Tiến hành
* HĐ 1: ổn định
- Câu đố: “Thân to lá nhỏ
Hoa tím xinh xinh
Từng chùm rung rinh
Quả chia năm múi” “(quả khế)
- Trò chuyện về chủ đề

- Xem mô hình và trò chuyện
* HĐ 2: dạy hát
- Giới thiệu tên bài hát và tác giả
- Cô hát mẫu lần 1 + tóm nội dung: viết về tình cảm của các bạn thích trồng nhiều cây
xanh vì nó có nhiều lợ ích cho chúng ta.
- Cô hát lần 2
- Trẻ hát: lớp, nhóm, cá nhân
- Cô lắng nghe và nhận xét trẻ
- Bài hát bổ sung: hát múa lý cây bông
- Trò chơi: chuyền bóng
+ Cách chơi: cả lớp cùng chuyền bóng theo các phía cô yêu cầu và hát bài hát tùy ý.
Kết thúc bài hát bạn nào giữ bóng sẽ bị phạt.
+ Luật chơi: bạn nào hát không được sẽ bị phạt.
* HĐ 3: Nghe hát Vườn cây của ba
- Giáo dục trẻ ăn nhiều trái cây và rau quả, chăm sóc tưới nước cho cây trồng
- Nhận xét lớp và kết thúc
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ XÃ HỘI
Hoạt động: BÉ TÌM HIỂU VỀ CÂY XANH
………………*****……………….
1. Yêu Cầu:
− Trẻ biết được quy trình phát triển của cây xanh, các nhóm cây xanh và lợi ích của
chúng đối với cuộc sống
− Trẻ hiểu mình nên làm gì để bảo vệ cây xanh
− Trẻ biết yêu quý, kính trọng những người chăm sóc cây kiểng, bảo vệ rừng.
2. Chuẩn Bị:
− Tranh vẽ quá trình phát triển của cây, phân nhóm cây
− Tranh các hành vi sai của con người đối với cây xanh
3. Tiến Hành:
 HĐ 1 :Ổn định
− Trẻ chơi trò chơi “Bắp cải xanh”

− Các con hãy kể tên các loại cây mà còn biết? Hôm nay cô và các con cùng nhau tìm
hiểu về cây xanh nhe!
 HĐ 2 : Quan sát đàm thoại
− Nhìn xem, nhìn xem, các con xem tranh có gì?
− Gọi tên từng bộ phận của cây xanh?
− Xem quá trình phát triển của cây xanh?
− Các yếu tố để giúp cây phát triển tốt?
− Nơi sống của các cây?
− Phân nhóm các loại cây xanh
+ Cây ăn quả
+ Cây bóng mát
+ Cây cảnh
+ Cây lấy gỗ
- Lợi ích của từng nhóm cây đối với cuộc sống chúng ta. Giáo dục trẻ giữ gì cây
xanh: không ngắt hái lá, phá nhánh cây.
− Xem tranh các hành vi sai + trò chuyện
+ Tranh bé hái lá cây và làm gãy cành cây
+ Tranh bé leo lên cây cao?
+ Tranh bé nhổ các cây trồng?
Qua mỗi bức tranh giải thích hành vi là sai, gợi ý hỏi trẻ làm như thế nào là đúng?
Giáo dục trẻ qua mỗi bức tranh để trẻ nhận biết và thực hiện được.
 HĐ 3: trò chơi bé dự đoán
− Cô cho trẻ xem tranh nếu là hành vi đúng thì giơ mặt cười, hành vi sai thì giơ mặt
khóc. Bé hãy sửa hành vi sai đó.
− Trò chơi: ghép đúng
3 đội ghép các hình có thành quá trình phát triển của cây xanh. Đội nào dán nhanh là
chiến thắng.
Kết thúc : Trẻ hát bài vườn cây của ba



PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Hoạt động: CHUYỀN BÓNG CHO BẠN QUA ĐẦU QUA CHÂN
2. Yêu cầu
- Cháu biết cách chuyền bóng cho bạn qua đầu, qua chân
- Rèn sự nhanh nhẹn, ý thức hợp tác với đồng đội
- Trẻ tự tin mạnh dạn thực hiện đúng động tác.
2. Chuẩn bị
- sân rộng thoáng mát, bóng
3. Tiến hành
a. Khởi động: đi vòng tròn theo nhạc và đi các kiểu chân, chuyển đội hình thành 2 hàng
ngang tập thể dục
b. Trọng dộng: BTPTC
+ HH4 : máy bay kêu ù ù
+ TV5: hai tay thay nhau quay dọc thân
+ Chân 4: bước khuỵu 1 chân ra phía trước, chân sau thẳng
+ BL4: đứng dan tay sau lưng, gập người về trước
+ Bật 3: bật luân phiên chân trước chân sau
** Vận động cơ bản:
- Giới thiệu vận động cơ bản chuyền bóng cho bạn qua đầu, qua chân
- Cô hướng dẫn cách chuyền qua đầu: đứng thành hàng dọc chân đứng rộng, khi có
hiệu lệnh chuyền bóng thì bạn đầu hàng sẽ cầm bóng bằng 2 tay và chuyền ra phía sau
cho bạn, bạn phía sau bắt bóng bằng 2 tay vào khoảng trống của bóng. Sau đo tiếp tục
chuyền cho bạn kế tiếp. Chuyền đến cuối hàng thì bạn đó cầm bóng chạy lên đưa bóng
lên cao.
- chuyền bóng qua chân: đứng hàng dọc, hai chân dang rộng bạn đầu hàng cầm bóng
bằng 2 tay khi có hiệu lệnh thì chuyền qua chân cho bạn phía sau. Cách nhận bóng và
chuyền tương tự chuyền bóng qua đầu.
- Sau khi hướng dẫn từng cách chuyền cho từng hàng thực hiện, cô quan sát sửa sai
cho trẻ.
- Cho 3 hàng thực hiện thi đua với nhau

- Cô quan sát giúp đỡ, khuyến khích trẻ
** Trò chơi: gắn hoa quả cho cây
+ Cách chơi: 3 đội đứng hàng dọc, mỗi đội lần lượt lấy hoa hoặc quả gắn cho cây
+ Luật chơi: đội nào gắn nhiều nhất là chiến thắng
c. HĐ 3: Hồi tĩnh đi nhẹ nhàng
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Hoạt động: ÔN SO SÁNH CHIỀU DÀI 3 ĐỐI TƯỢNG
1. Yêu cầu
- Trẻ phân biệt được chiều dài của 3 đối tượng: dài nhất, ngắn hơn, ngắn nhất
- Thực hiện được các thao tác theo yêu cầu của cô để xác định độ dài của 3 đối tượng.
- Trẻ nhận biết và áp dụng vào thực tế, giữ gìn, cất đồ chơi gọn gàng.
2.Chuẩn bị
- 3 sợi dây, băng giấy
3.Tiến hành
** HĐ 1: Trò chuyện
- Hát Quả gì?
- Trò chuyện về bài hát
** HĐ 2: cung cấp kiến thức
- Cô có 3 sợi dây, bạn nào so sánh dùm cho cô xem sợi dây nào dài nhất, ngắn hơn,
ngắn nhất.
- Cô gợi ý hỏi trẻ cách thực hiện phép đo để xác định chiều dài của sợi dây
- Yêu cầu trẻ đo các vật trong rổ trẻ có. Cô hỏi:
+ Sợi dây dài nhất của các con có màu gì?
+ Sợi dây ngắn hơn có màu gì?
+ Sợi dây ngắn nhất có màu gì?
+ Các con hãy sắp xếp 3 sợi dây theo thứ tự
+ Tương tự cho trẻ đo băng giấy và hỏi tương tự sợi dây.
- Các con hãy tìm trong lớp mình xem có những vật gì có thể so sánh chiều dài?
** HĐ 3: trò chơi
 Trò chơi 1: Bé tìm bạn

Trẻ tìm bạn sao cho đủ 3 kích thước của sợi dây hoặc băng giấy, lượt khác cho tìm
bạn có sợi dây có độ dài bằng sợi dây mình đang có.
 Trò chơi 2: cùng vui
Chia lớp thành 3 nhóm với số lượng trẻ khác nhau, chúng ta cùng đi đến vườn rau
bằng con đường đi đúng với chiều dài của đoàn mình. Đoàn nào không đi đúng sẽ phải
đi lại từ đầu.
- Cô đã dạy các con so sánh chiều dài của các đồ vật, các con hãy thử áp dụng về
nhà các con hãy đo những đồ vật và vào lớp cho cô biết.
- Nhận xét lớp và hát đi chơi
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Hoạt động: Thơ GIÀN MƯỚP (Thanh Hiền)
1.Yêu cầu
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ Giàn mướp nói về vẻ đẹp của Giàn mướp nhà bé và
không khí vui vẻ khi gia đình được ăn cơm chung từ những trái mướp xinh xinh của nhà
bé.
- Trẻ thuộc bài thơ và đọc diễn cảm bài thơ qua đó trẻ bộc lộ cảm xúc của mình qua
bài thơ (giọng điệu, nhịp điệu, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ…)
- Giáo dục trẻ yêu gia đình mình, chăm sóc các cây trồng nhà bé.
2. Chuẩn bị
- Tranh vẽ minh họa nội dung bài thơ Giàn mướp (2)
- Bài thơ viết trên giấy A0
- Các hình học bằng giấy màu, keo, hồ, giấy lịch…
3. Tiến hành
**HĐ 1: ổn định trẻ
- Câu đố: “Quả gì thân dài có màu xanh
Hoa vàng màu nắng, nấu canh ngọt lành” (Trái mướp)
+ Trái mướp dùng để nấu món gì? Khi các con ăn thì có vị như thế nào?
**HĐ 2 : dạy bài thơ Em yêu nhà em
- B1: Cô Thanh Hiền có viết bài thơ tênGiàn mướp, hôm nay cô sẽ dạy cho các bạn.
- B2: đọc diễn cảm bài thơ

+ Đọc thơ diễn cảm lần 1 + tóm nội dung bài thơ: nói về giàn mướp nhà bé xanh tươi và
sai trĩu quả, từ những trái mướp đó Mẹ đã nấu bữa cơm cho cả nhà cùng ăn vui vẻ.
+ Cô đọc lần 2 với tranh + phân đoạn:
++Đoạn 1: “từ đầu ...cong cong” miêu tả giàn mướp nhà bé xanh tươi có nhiều trái
sai, với nhiều hình dáng trông thật vui mắt.
Giải thích từ: giàn mướp, thẳng đuột
++ Đoạn 2: “từ Mẹ hái...vui ghê” những trái mướp được Mẹ nấu thành bữa cơm thật
ngon và cả nhà cùng ăn vui vẻ. Giải từ “đoàn tụ”
- Trẻ đọc thơ cùng cô (lớp, nhóm, cá nhân)
+ Cô đọc mẫu với bài thơ trên giấy A0.
- B3 : Đàm thoại
+ Đoạn 1: Giàn mướp nhà bé được miêu tả như thế nào? Qua những từ ngữ nào?
+ Nhà các con có trồng mướp (hay cây nào) không? Các con làm gì để giàn mướp của
mình được nhiều quả?
+ Đoạn 2: Ai đã hái mướp nấu ăn cho cả nhà? Mẹ đã nấu món gì? Các con thấy không
khí gia đình bé như thế nào? Thể hiện qua từ ngữ nào?
+ Các con có thường ăn cơm với cả nhà mình không? Khi ăn cơm thì con ăn như thế nào?
+ Cô mời một bạn xung phong đọc diễn cảm bài thơ cho cả lớp nghe?
**H Đ 3: trò chơi Giàn mướp của bé
+ Cách chơi: chia lớp thành 3 tổ, từng bạn đầu hàng chạy lên chọn trái mướp dán
lên giàn mướp.
+ Luật chơi: được nhiều trái mướp là chiến thắng
- Kết thúc: uống nước cam
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
HĐ: NẶN MỘT SỐ CỦ BÉ THÍCH
1. Yêu cầu
- Trẻ nhận biết được đặc điểm của các loại củ, quả bé thường ăn.
- Biết dùng kỹ năng lăn tròn, lăn dài, ấn dẹp để nặn thành sản phẩm
- Yêu quí, trân trọng sản phẩm của mình.
2. Chuẩn bị

- Đấtt nặn, bảng nặn cho trẻ
- Một số loại củ
3. Tiến hánh
• HĐ 1: ổn định
- Hát Quả gì?
- Các con thích ăn quả gì, củ gì?
- Trò chuyện về hình dạng của các củ cô mang đến.
• HĐ 2: trẻ nặn
- Cô gợi ý hỏi trẻ cách nặn từng loại củ.
- Trẻ nặn các loại củ trẻ thích.
• HĐ 3: trẻ thực hiện
- Trẻ vừa thực hiện và nghe nhạc.
- Cô quan sát gợi ý trẻ chưa làm được. Khuyến khích trẻ có năng khiếu
• HĐ 4: nhận xét và kết thúc
- Cô nhờ trẻ chọn sản phẩm trẻ thích
- Cô chọn ra bài mà trẻ nặn khéo nhất, giải thích vì sao cô chọn sản phẩm đó.
- Cho sản phẩm của trẻ trưng ở góc, nhắc nhở trẻ đặt nhẹ nhàng để giữ sản phẩm
của mình.
- Hát đi chơi kết thúc tiết học
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
Hoạt động: BÉ TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ LOẠI RAU CỦ
1.Yêu cầu
- Trẻ biết gọi tên và nhận biết đặc điểm, phân loại được các loại rau củ trẻ biết
- Biết cách ăn của một số loại rau củ.
- Giữ vệ sinh trong ăn uống, biết giúp Mẹ lật rau chuẩn bị bữa ăn.
2.Chuẩn bị
- Tranh rau ăn lá, rau lấy củ; đất nặn
- Tranh bé giúp mẹ lật rau, mẹ chuẩn bị bữa ăn cho gia đình
3.Tiến hành
** HĐ 1: Hát “Em yêu cây xanh” + trò chuyện

** HĐ 2: quan sát đàm thoại
- Tranh 1: các loại rau ăn lá
+ Xem và nhận biết các loại rau trong tranh ?
+ Cách trồng và sử dụng các loại rau đó
+ Trẻ biết kính trọng người trồng rau
- Tranh 2: các loại rau lấy củ
+ Trò chuyện tương tự tranh 1
- Tranh 3 + 4: bé giúp Mẹ lật rau và chuẩn bị bữa cơm cho gia đình
+ Bé đang làm gì?
+ Mẹ mua rau từ đâu?
+ Ở nhà Mẹ thường mua rau gì để nấu cho con ăn?
+ Các con có giúp Mẹ không?
+ Nhà con có trồng rau gì không? Nếu có thì con sẽ làm gì để giúp rau trồng lớn nhanh.
- Giáo dục trẻ thích chăm sóc cây trồng, biết giúp Ba Mẹ những việc vừa sức.
- Trẻ tìm bài hát hoặc bài thơ nói về rau củ.
- Câu đố về thực vật
- Trẻ nặn các loại rau, củ trẻ thích?
** HĐ 3: kết thúc
- Uống nước cam
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2
(Từ ngày 10/01 – 14/01/2011)
Hoạt động Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5
Đón trẻ và
trò chuyện
- Trò chuyện về các loại hoa quanh bé: tên gọi, màu sắc, mùi hương,
lợi ích của các loại hoa đối với cuộc sống…
- Giáo dục trẻ giữ gìn hoa không ngắt bẻ hoa ở công cộng.
Dinh
dưỡng
Cháo cá Súp nui Bánh canh

thịt
Mì sợi Súp nui
Thể dục
sáng
1.Khởi động: đi vòng tròn đi các kiểu chân
2.Trọng động: HH4, TV5, C5, BL 4, B3
3.Hồi tỉnh: đi nhẹ nhàng
HĐ có chủ
đích
PT thể
chất
Chạy
nhanh 10m
PT nhận
thức
Tách nhóm
7 đối tượng
thành 2
nhóm
PT ngôn
ngữ
Làm quen l,
m, n
PT thẩm mĩ
Hát + gõ tiết
tấu chậm
Màu hoa
PTTC-
XH
Bé học

chăm sóc
vườn hoa
HĐ góc
- Bé chăm học: ghép nét thành chữ l, m, n
- Trò chơi dân gian: lộn cầu vòng
- Bé sắm vai: bán hoa kiểng
- Bé làm ca sĩ: nghe nhạc và hát các bài hát về chủ đề thực vật
- Bé yêu thiên nhiên: trồng rau
- Nghệ thuật của bé: vẽ vườn hoa của bé
- Bé làm thợ: bé xây vườn hoa
Hoạt động
ngoài trời
Mèo bắt chuột, cò bắt ếch
Vui chơi Chồng đống chồng đe
GDLG: chào khách đến nhà
GDVS : tập chải tóc
HOẠT ĐỘNG GÓC
Tên góc Yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành
Bé chăm
học
(ghép nét
thành chữ
l, m, n)
Trẻ biết các nét của chữ
l, m, n và ghép được
thành chữ
Các nét chữ,
bảng, hồ
tô đúng theo yêu cầu trong
sách, tô chữ rổng bằng màu, tô

nét in mờ.
Nghệ
thuật của

(vẽ vườn
hoa )
Vẽ được vườn hoa theo
suy nghĩ của bé
Giấy vẽ, màu,
bàn, nhạc…
Trẻ vẽ được vườn hoa, biết sắp
xếp bố cục và tô màu hợp lý.
Bé sắm
vai
(bán hoa
kiểng)
Trẻ thể hiện đúng vai
chơi
Sữa đậu nành,
nước đá,
đường, ly
muỗng..
Trẻ nhận vai và thể hiện đúng
vai người bán sữa đậu nành,
biết thể hiện thái độ với người
mua.
Bé làm ca
sĩ
(nghe
nhạc và

hát )
Thể hiện bài hát có cảm
xúc, thuộc nhiều bài hát
chủ đề
Dụng cụ âm
nhạc
Trẻ nghe các bài hát về chủ đề,
thể hiện các bài hát mà trẻ
thuộc
Bé yêu
thiên
nhiên
(trồng
rau)
Biết trồng các loại rau
vào chậu
chậu cây, các
loại rau, dụng
cụ trồng
Trẻ biết đổ đất vào chậu và trồng
rau vào, sau đó tưới nước và
chăm sóc cho rau tươi tốt
Trò chơi
dân gian
(nhảy cò
chẹp)
Biết cách chơi trò chơi,
thích chơi với các bạn
Sân rộng
thoáng mát,

dụng cụ chơi
cho trẻ
Trẻ bắt nhóm và cùng chơi với
các bạn. Lấy phấn vẽ hình và
thỏa thuận chơi.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Hoạt động: LÀM QUEN CHỮ L, M, N
1.Yêu cầu
- Trẻ nhận biết và phát âm chữ l, m, n
- Nhận ra âm và các chữ l, m, n trong tiếng, từ trọn vẹn thể hiện nội dung chủ đề
thực vật.
- Biết sử dụng kĩ năng: vẽ, vận động, chơi trò chơi… để phát triển kỹ năng nhận
biết, phát âm l, m, n. Giáo dục trẻ ăn nhiều rau quả
2. Chuẩn bị
- Tranh đặt tên “lan trồng rau muống”
- Chữ nổi: e, a, o, l, m, n
- vòng quay, bóng, tranh về rau
3. Tiến hành
a. HĐ 1: ổn định
- Hát Mời bạn ăn + trò chuyện về chủ đề
+ Để cơ thể lớn nhanh chúng ta phải ăn đủ bao nhiêu nhóm chất?
+ Có bao nhiêu nhóm rau?
- GD trẻ ăn đủ các nhóm chất, thích ăn rau và ăn rau sạch.
- Trò chơi Bắp cải xanh xuất hiện tranh
- Trò chuyện về nội dung tranh
- Trẻ lên kể chuyện sáng tạo và đặt tên cho câu chuyện
- Cô kể lại và đặt tên câu chuyện là “lan trồng rau muống”
- Trẻ đếm có bao nhiêu tiếng? (4)
- Mời trẻ tìm chữ trẻ đã học rồi (a, ô, u)
b. HĐ 2: làm quen chữ l, m, n

- Hôm nay cô dạy cho các bạn thêm nhóm chữ l, m, n. Chữ còn lại cô sẽ dạy
sau.
- Làm quen chữ l
+ Câu đố : “ Nghiêm trang đứng thẳng một mình
Khi đọc uốn luỡi đố bé chữ gì?” (chữ l)
+ Chữ l gồm có mấy nét? (1 nét sổ dài)
+ Cô phát âm và mời trẻ phát âm theo cô (lớp, tổ, cá nhân).
- Tương tự cho làm quen chữ m, n. Chữ m có 3 nét : 1 nét sổ ngắn bên trái và 2
nét mốc xuôi bên phải.
- Làm quen chữ n :
+ Câu đố: “ Bình thường em đọc là u
Khi em quay ngược u ra chữ gì?” (chữ n)
+ Chữ n có 2 nét : 1 nét sổ ngắn bên trái và 1 nét mốc xuôi bên phải. Cho trẻ phát
âm từng chữ.
- So sánh : m,n
+ Giống nhau : có 1 nét sổ ngắn và nét móc xuôi
+ Khác nhau : chữ m có 2 nét mốc xuôi bên phải, chữ n có 1 nét mốc xuôi bên phải
c. HĐ 3: Trò chơi
* Trò chơi: Chiếc hộp bí mật
- Cách chơi: cô có cái hộp bên trong là những chữ nổi: e, a, o, l, m, n. Mời 1 trẻ lên sờ chữ
và miêu tả cấu tạo cho cả lớp cùng đoán xem đó là chữ gì?
- Luật chơi: Trẻ phải miêu tả đúng cấu tạo của chữ.
* Trò chơi: Vòng quay kì diệu
- Cách chơi: chia thành 3 đội xếp thành hàng dọc, cô sẽ quay vòng quay khi vòng cô dừng ở
chữ nào thì bạn đầu hàng nhanh chân chạy lên tìm thẻ chữ cái đó và để dán lên bảng, mỗi lần
dán đúng và nhanh sẽ được tặng 1 bông hoa. Kết thúc trò chơi đội nào nhiều bông hoa là đội
chiến thắng .
- Luật chơi: trẻ phải lấy đúng các thẻ chữ giống ô dừng lại của vòng quay
* Trò chơi: chuyền bóng
- Cách chơi: chuyền bóng kết thúc bạn nào giữ bóng sẽ chọn 1 loại rau mà trẻ thích nhận

biết chữ cái vừa học, sau đó bé tìm câu nào có chứa tên lọa rau bé thích.
- Luật chơi: đặt tròn câu
- Nhận xét lớp, giáo dục trẻ ăn nhiều rau để bổ sung vitamin và chất kháng cho cơ thể
d. .HĐ 4: kết thúc uống nước cam
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2
(từ 10/01 – 14/01/2011)
Hoạt động Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5
Đón trẻ và
trò chuyện
- Tên gọi, các nhóm của các loại rau củ mà trẻ biết, lợi ích của từng
nhóm đối với cơ thể.
- Giáo dục trẻ ăn nhiều rau, củ, giữ vệ sinh trong ăn uống
Dinh
dưỡng
Cháo cá Súp nui Bánh canh
thịt
Mì sợi Súp nui
Thể dục
sáng
1.Khởi động: đi vòng tròn đi các kiểu chân
2.Trọng động: HH4, TV5, C5, BL 4, B3
3.Hồi tỉnh: đi nhẹ nhàng
HĐ có chủ
đích
PT thể
chất
Lăn bóng
bằng 1 tay
và đi theo
bóng

PT nhận
thức
Tách nhóm
7 đối tượng
thành 2
nhóm
PT ngôn
ngữ
Làm quen l,
m, n
PT thẩm mĩ
Nặn 1 số loại
củ bé thích
PTTC-
XH
Bé tìm
hiểu về
một số rau
củ
HĐ góc
- Bé chăm học: tô chữ cái l, m, n
- Trò chơi dân gian: nhảy dây
- Bé sắm vai: tập pha sữa đậu nành
- Bé làm ca sĩ: nghe nhạc và hát các bài hát về chủ đề thực vật
- Bé yêu thiên nhiên: trồng rau ăn lá
- Nghệ thuật của bé: tô màu các loại rau củ
- Bé làm thợ: bé xây vườn rau
Hoạt động
ngoài trời
Cướp cờ, Tôi bảo - tôi bảo

Vui chơi Sờ sờ mó mó
GDLG: ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn
GDVS : bé chải tóc đẹp
HOẠT ĐỘNG GÓC
Tên góc Yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành
Bé chăm
học
(tô chữ l,
m, n)
Trẻ biết cách tô chữ l,
m, n. Tô màu khéo
không lem ra ngoài
Sách tập tô,
viết chì, màu
sáp
Trẻ tô được chữ rổng và chữ
nét mờ, thực hiện được các yêu
cầu trong vở tập tô
Nghệ
thuật của

(tô màu )
Trẻ nhận biết các loại
rau củ trẻ tô, tô màu
khéo
Tranh rổng,
sáp màu
Trẻ tô màu các tranh rỗng về
rau củ khéo léo không để lem
ra ngoài

Bé sắm
vai
(tập pha
sữa đậu
nành)
Trẻ thể hiện được cạh
pha sữa đậu nành
Sữa đậu nành,
nước đá,
đường, ly
muỗng..
Trẻ nhận vai và thực hiện các
động tác pha sữa tạo thành ly
sữa hoàn chỉnh
Bé làm ca
sĩ
(nghe
nhạc và
hát )
Thể hiện bài hát có cảm
xúc, thuộc nhiều bài hát
chủ đề
Dụng cụ âm
nhạc
Trẻ nghe các bài hát về chủ đề,
thể hiện các bài hát mà trẻ
thuộc
Bé yêu
thiên
nhiên

(trồng
rau)
Biết trồng các loại rau
vào chậu
chậu cây, các
loại rau, dụng
cụ trồng
Trẻ biết đổ cát vào chậu và trồng
rau vào, sau đó tưới nước và
chăm sóc cho rau tươi tốt
Trò chơi
dân gian
( nhảy
dây)
Biết cách chơi trò chơi,
thích chơi với các bạn
Dây thun
vòng
Trẻ bắt nhóm và cùng chơi với
các bạn. cùng nhau tạo thành
dây dài và chơi theo ý thích
THỂ DỤC SÁNG
1. Yêu cầu
Trẻ tập đúng các động tác, phối hợp các cơ tay, cơ chân nhịp nhàng, phát triển các cơ
qua các động tác vận động.
2. Chuẩn bị: sân rộng, bằng phẳng, thoáng mát, nhạc thể dục
3.Tiến hành
 HĐ 1: Khởi động: đi vòng tròn đi các kiểu chân: mũi bàn chân, gót bàn chân, nữa
bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh.
HĐ 2: Trọng động:

+ HH4 : máy bay kêu ù ù
+ TV5: hai tay thay nhau quay dọc thân
+ Chân 5: bước khuỵu chân trái sang bên, chân phải thẳng
+ BL4: đứng dan tay sau lưng, gập người về trước

+ Bật 3: bật luân phiên chân trước chân sau
 HĐ 3 hồi tỉnh: tập động tác thư giản
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
SỜ SỜ MÓ MÓ
1.Yêu cầu
- Trẻ biết cách chơi của trò chơi
- Rèn luyện kỹ năng chạy, đuổi bắt, tránh, dừng kịp thời và đập đúng vật chuẩn khi di
động.
- Có tinh thần đoàn kết, thích thú khi chơi.
2.Chuẩn bị
- Sân rộng, thoáng mát an toàn
Ù ù
3.Tiến hành
- Khởi động: trẻ đi vòng tròn vận động “Ồ sao bé không lắc”
- Cách chơi :Chọn một khỏang đất trống, rộng rãi, bằng phẳng xung quanh có những
vật để làm mốc như gốc cây, cột nhà, bàn ghế.
Người chơi oẳn tù tì chọn một người làm chủ, một người làm tớ. Hai bạn này đứng
trong vòng tròn, các bé còn lại đứng thành vòng tròn xung quanh.Chủ hỏi tớ: “Sờ sờ mó
mó hay sờ mó?” Tớ sẽ trả lời câu là: “Sờ hay mó hay cả sờ lẫn mó”.Tùy theo câu trả lời
của tới mà chủ phát lệnh chơi.(ví dụ: như sờ gốc dừa, mó cây cầu….)Nghe thấy vậy, các
bạn đứng xung quanh nhanh chóng chạy đến vật đó để chạm vào tay.Tớ phải đuổi theo
để bắt. Nếu đập được vào bạn nào khi bạn đấy chưa sờ vào được mốc thì bạn ấy phải
vào thay bạn làm tớ.Nếu không đập được ai thì người đuổi đập vẫn phải làm tớ, lại trở
về vòng tròn chơi lại.
- Cho trẻ chơi vài lượt, có thể chơi nếu trẻ có hứng thú

- Luật chơi: Chỉ được chạy và đuổi khi có lệnh.
+ Khi bạn đã chạm vào luật quy định thì không được đuổi bạn nữa.
+ Nếu bạn mới chạm vào một vật(mà lệnh là phải chạm hai vật) thì coi như bị thua,
phải vào thay “tớ”
- Kết thúc: đi nhẹ nhàng + trò chơi uống nước cam
GIÁO DỤC VỆ SINH
BÉ TẬP CHẢI TÓC ĐẸP
1. Yêu cầu
- Trẻ biết cách chải tóc cho mình gọn gàng.
- Thường xuyên chải tóc sau khi tắm xong, khi ngủ dậy, khi chơi xong,…
2. Chuẩn bị
- 2 chiếc lược, 2 gương
3. Tiến hành
• HĐ 1:ổn định + trò chuyện
TC đoán xem cô làm gì?
+ Cô làm động tác rửa tay, rửa mặt, chải tóc…
+ Các bạn biết cách chải tóc không?
+ Thường các bạn chải tóc vào lúc nào?
+ Trò chuyện về các bộ phận và chức năng của các bộ phận đó.
+ Trò chuyện về cái gương cách đứng soi gương
Nay cô sẽ dạy cho các0 bạn chải tóc.
* HĐ 2: hướng dẫn trẻ chải tóc
- B1: tay chúng ta cầm cán lược và đứng trước gương với tư thế đứng thẳng người.
- B2: Bắt đầu dùng răng của lược chải 1 đường ở giữa, sau đó vén tóc sang 2.
- B3: chảy nhẹ nhàng từ dưới phần đuôi tóc lên tới trên giữ lần chúng ta vừa chảy đường
giữa .
- Tương tự chúng ta chảy tóc ở bên còn lại. Lưu ý nếu chúng ta bọ rối thì chảy từ từ
tránh rụng tóc.
* HĐ 3: trẻ thực hiện
- Một trẻ lên làm mẫu. Cô quan sát và nhận xét

- Lần lượt 2 trẻ lên thực hiện, cô và các bạn cùng quan sát bạn chải tóc
- Trò chơi chuyền bóng: bạn cuối cùng nhận được bóng sẽ phải chải tóc cho bạn ngồi kế
bên.
- GD trẻ giữ đầu tóc gọn gàng, chơi với bạn không được nắm tóc.
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Hoạt động: LĂN BÓNG BẰNG 1 TAY VÀ ĐI THEO BÓNG
1.Yêu cầu
- Cháu biết cách cầm quả bóng lăn nó đi abnưg 1 tay và đi theo bóng
- Rèn sự nhanh nhẹn, ý thức hợp tác với đồng đội
- Trẻ tự tin mạnh dạn thực hiện đúng động tác.
2. Chuẩn bị
- Sân rộng thoáng mát, bóng, rổ
3. Tiến hành
a. Khởi động: đi vòng tròn theo nhạc và đi các kiểu chân, chuyển đội hình thành 2 hàng
ngang tập thể dục
b. Trọng dộng: BTPTC
+ HH4 : máy bay kêu ù ù
+ TV5: hai tay thay nhau quay dọc thân
+ Chân 5: bước khuỵu chân trái, chân phải thẳng
+ BL4: đứng dan tay sau lưng, gập người về trước
+ Bật 3: bật luân phiên chân trước chân sau
** Vận động cơ bản:
- Giới thiệu vận động cơ bản lăn bóng bằng 1 tay va đi theo bóng
- Cô hướng dẫn cách lăn bóng bằng 1 tay và đi theo bóng: tư thế chuẩn bị tay cầm bóng
đặt dưới đất, khi có hiệu lệnh lăn thì lăn bóng lên phía trước bằng 1 tay và bắt đầu đi
theo bóng cho đến đích.
- 2 trẻ lên thực hiện. cô quan sát sữa sai cho trẻ
- Lần lượt thực hiện hết lớp
- Cô quan sát giúp đỡ, khuyến khích trẻ
** Trò chơi: lăn bóng và nhặt rau củ

+ Cách chơi: 3 đội đứng hàng dọc, lần lượt từng bạn đầu hàng sẽ lăn bóng đến đích và
chạy lên lấy 1 loại rau củ cho đội mình, sau đó về chạm vào tay của bạn kế mình.
+ Luật chơi: đội nào lấy được nhiều nhất là đội chiến thắng
c. HĐ 3: Hồi tĩnh đi nhẹ nhàng
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Hoạt động: TÁCH NHÓM 7 ĐỐI TƯỢNG THÀNH 2 NHÓM
1. Yêu cầu
- Trẻ biết nhóm 7 đối tượng có thể chia thành nhiều nhóm bằng nhiều cách.
- Trẻ tách đúng nhóm 5 đối tượng thành nhiều nhóm nhỏ.
- Giáo dục trẻ ăn đủ các chất dinh dưỡng, ăn rau sạch, giữ vệ sinh khi ăn
2. Chuẩn bị
- Một số rau, củ ... có số lượng 7.
- Bảng gài, thẻ số 1 – 7.
3. Tiến hành
• Hoạt động 1: trò chuyện
Câu đố: “Rau gì bẹ trắng, lá xanh
Thường xào với thịt, nấu canh hằng ngày” (Rau cải thìa)
- Trẻ kể thêm vài loại raun củ trẻ biết. Giáo dục trẻ ăn nhiều rau xanh để có nhiều
vitamin và chất khoáng cho cơ thể.
• Hoạt động 2: cung cấp kiến thức

×