Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thị xã sơn tây, TP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN THẮNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN
TÂY, TP. HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN THẮNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN
TÂY, TP. HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60.34.04.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TIẾN THAO

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Văn Thắng


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn tác giả đã nhận đƣợc sự quan tâm
và giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các cá nhân, tổ chức và tập thể. Cho
phép tác giả đƣợc bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến:
Q thầy cơ giáo Khoa KT&QTKD, Phòng Đào tạo sau đại học-Trƣờng
Đại học Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời
gian học và nghiên cứu hoàn thiện luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tiến Thao, ngƣời
đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực tập, nghiên

cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ của UBND Thị xã Sơn Tây; Phòng Nội vụ,
Chi cục Thống kê TX. Sơn Tây; các cán bộ, công chức các xã và các cá nhân
trên địa bàn khảo sát đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn đƣợc hoàn thành.
Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời
thân đã giúp đỡ, khích lệ tác giả trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu
khoa học.
Tác giả

Nguyễn Văn Thắng


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát: ........................................................................................ 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 2
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 3
CHƢƠNG 1....................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ ......................................................... 4
1.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã ..... 4
1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã ................... 4
1.1.2. Đặc điểm cán bộ, công chức cấp xã .......................................................... 7
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã ............................... 8

1.2. Chất lƣợng và các tiêu chí đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã................................................................................................................. 8
1.2.1. Chất lƣợng đội ngũ công chức cấp xã....................................................... 8
1.2.2. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã .......................11
1.2.3. Các tiêu chí đáng giá chất lƣợng của đội ngũ cơng chức cấp xã ..........12
1.3. Các nội dung nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã .... 20
1.3.1. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng ................................................20
1.3.2. Công tác tuyển dụng .................................................................................22
1.3.3. Công tác sử dụng cán bộ, công chức.......................................................23
1.3.4. Công tác đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức........................................25
1.3.5. Công tác kiểm tra, giám sát công chức trong thi hành công vụ............27


1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã ...................................................................................................... 28
1.4.1. Các nhân tố khách quan ...........................................................................28
1.4.2. Các nhân tố chủ quan................................................................................30
1.5. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng và bài học cho thị xã Sơn Tây ...... 33
1.5.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng ......................................................33
1.5.2. Một số kinh nghiệm có thể áp dụng với thị xã Sơn Tây .......................36
CHƢƠNG 2 .................................................................................................... 38
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TX. SƠN TÂY VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 38
2.1. Đặc điểm cơ bản của TX. Sơn Tây, TP. Hà Nội ................................... 38
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................38
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội .....................................................................39
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 46
2.2.1. Phƣơng pháp chọn địa điểm nghiên cứu, khảo sát ................................46
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thơng tin...............................................................46
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý, phân tích số liệu ......................................................47

2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu: ..................................................................47
CHƢƠNG 3 .................................................................................................... 48
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................ 48
3.1. Thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn
TX. Sơn Tây ................................................................................................... 48
3.1.1. Về số lƣợng và cơ cấu ..........................................................................48
3.1.2. Trình độ văn hóa ....................................................................................50
3.1.3. Trình độ chun mơn ...........................................................................50
3.1.4. Trình độ lý luận chính trị ..........................................................................51
3.1.5. Trình độ quản lý nhà nƣớc, trình độ tin học, ngoại ngữ ........................52
3.1.6. Khả năng đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu trong thực hiện công việc ........54
3.1.7. Về khả năng hoàn thành nhiệm vụ ..........................................................57


3.2. Thực trạng nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn thị
xã Sơn Tây ...................................................................................................... 59
3.2.1. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức ....................................59
3.2.2. Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã…………. ..........................................................................................................59
3.2.3. Công tác đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã............................61
3.2.4. Công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ............61
3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã trên địa bàn TX. Sơn Tây .......................................................................... 61
3.3.1. Chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, cơng chức.............................61
3.3.2. Chính sách đãi ngộ, tạo động lực đối với đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã…………. ..........................................................................................................62
3.3.3. Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác ..............64
3.3.4. Thể lực, sức khỏe của cán bộ, công chức cấp xã ...................................66
3.4. Đánh giá chung về chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên
địa bàn thị xã .................................................................................................. 67

3.4.1. Ƣu điểm ...................................................................................................67
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..............................................................68
3.5. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã trên địa bàn thị xã Sơn Tây ....................................................................... 73
3.5.1. Mục tiêu và quan điểm đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện ............................................................73
3.5.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã trên địa bàn thị xã ....................................................................................................75
KẾT LUẬN..................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 86


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CBCC

Cán bộ, công chức

CCB


Cựu chiến binh

CNH

Cơng nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT- XH

Kinh tế - xã hội



Nghị định



Quyết định

QPAN

Quốc phịng- An ninh


TT

Thơng tƣ

TP

Thành phố

TX

Thị xã

TW

Trung ƣơng

UBND
UBMTTQ

Ủy ban nhân dân
Ủy ban mặt trận tổ quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG

TT
2.1
2.2
3.1

3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13

Tên bảng
Trang
Hiện trạng sử dụng đất tại Thị xã Sơn Tây năm 2016
40
Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn Thị xã Sơn Tây
45
Số lƣợng, cơ cấu cán bộ, cơng chức cấp xã của TX. Sơn Tây
48
Trình độ văn hóa của cán bộ, cơng chức cấp xã TX. Sơn Tây
50
Trình độ chun mơn của cán bộ, cơng chức cấp xã TX. Sơn
51
Tây
Trình độ lý luận chính trị đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã
52
TX. Sơn Tây
Trình độ quản lý nhà nƣớc, ngoại ngữ và tin học của cán bộ,

53
công chức cấp xã TX. Sơn Tây
Khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cán bộ, công chức
55
cấp xã trong thực hiện công việc
Kết quả tự đánh giá kỹ năng thực thi công vụ của CBCC cấp
56
xã TX. Sơn Tây
Kết quả đánh giá của CBCC cấp TX về mức độ hoàn thành
58
nhiệm vụ đƣợc giao của CBCC cấp xã
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã TX.
59
Sơn Tây
Bố trí cán bộ, cơng chức cấp xã của thị xã Sơn Tây năm
60
2017
Đánh giá về chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, cơng
62
chức cấp xã của TX. Sơn Tây
Kết quả đánh giá của công dân địa phƣơng về thái độ, ý thức
65
trong thực thi công vụ của CBCC cấp xã
Đánh giá sự quan tâm của xã, phƣờng đến nâng cao thể lực
67
đội ngũ CBCC cấp xã


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề t


n h n cứu

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là những ngƣời làm việc trực tiếp,
tiếp thu và phản ánh những tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân tới các cấp có
thẩm quyền, là cầu nối giữa nhân dân địa phƣơng với Đảng, Nhà nƣớc. Chính
vì vậy, mọi chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nƣớc có đến đƣợc tay nhân
dân hay không đều dựa vào kết quả thực hiện công việc của đội ngũ cán bộ,
công chức cơ sở này. Việc lựa chọn đúng ngƣời thật sự có tâm, có tài, có đủ
tiêu chuẩn chính trị để sử dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp
xã có ý nghĩa hết sức quan trọng. Làm sao để cán bộ, công chức không chỉ
phát huy đƣợc năng lực, sở trƣờng của mình mà cịn là tấm gƣơng để ngƣời
khác noi theo.
Thực tế đã chứng minh, đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trị quan trọng
trong việc phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, tạo dựng các phong trào
cách mạng của quần chúng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Sức mạnh của hệ thống chính trị,
sự ổn định của xã hội, sự phát triển sâu rộng và hiệu quả của phong trào cách
mạng của quần chúng luôn gắn liền với năng lực, phẩm chất đạo đức của đội
ngũ cán bộ này. Ngoài ra, hiệu lực của bộ máy quyền lực ở cơ sở cũng tùy
thuộc trƣớc hết vào năng lực của đội ngũ cán bộ này.
Thị xã Sơn Tây nằm ở phía tây của thành phố Hà Nội, có 15 đơn vị xã,
phƣờng trên địa bàn với số lƣợng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã khá đông
đảo. Song, trên thực tế chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn tồn
tại nhiều bất cập, năng lực thực thi pháp luật, khả năng giải quyết công việc, ý
thức tổ chức kỷ luật còn chƣa cao, tác phong, lề lối làm việc chƣa chỉn chu.
Chính vì vậy, nếu vì lý do nào đó mà sử dụng những cán bộ, cơng chức
có chất lƣợng kém: năng lực, trình độ chun mơn yếu, tƣ tƣởng chính trị,
đạo đức lệch lạc…sẽ dẫn tới những hậu quả trực tiếp, đáng tiếc, mà thiệt thịi
nhất chính là quyền lợi của nhân dân địa phƣơng. Thị ủy-HĐND-UBND thị

1


xã Sơn Tây đã và đang chỉ đạo Đảng ủy- UBND các xã, phƣờng thực hiện
nhiều giải pháp để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của
thị xã nhằm đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ mới trong giai đoạn cải cách
các thủ tục hành chính diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn TX. Sơn Tây, TP.
Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức
trên địa bàn TX. Sơn Tây, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thị xã.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lƣợng đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
- Đánh giá thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên
địa bàn TX. Sơn Tây.
- Làm rõ những tồn tại, hạn chế và những yếu tố ảnh hƣởng đến nâng
cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thị xã.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã trên địa bàn TX. Sơn Tây.
3. Đố tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ,
công chức trên địa bàn TX. Sơn Tây. Đối tƣợng khảo sát là đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã (gồm các chức vụ và các chức danh đƣợc quy định tại khoản
2 và khoản 3, Điều 61 Luật CBCC năm 2008) trên địa bàn TX. Sơn Tây.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
2


Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã trên địa bàn TX. Sơn Tây, luận văn làm rõ những thành công cũng nhƣ
tồn tại, bất cập, hạn chế...làm căn cứ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn TX. Sơn Tây.
3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài đƣợc nghiên cứu đƣợc thực hiện trên phạm vi TX. Sơn Tây,
thành phố Hà Nội.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
Đề tài thực hiện từ tháng 5/2017 đến tháng 10/2017. Số liệu thứ cấp của
đề tài đƣợc thu thập trong giai đoạn 2012-2017, số liệu sơ cấp đƣợc thu thập
thông qua điều tra, khảo sát năm 2017.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã.
- Thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn
TX. Sơn Tây.
- Những tồn tại, hạn chế và những yếu tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất
lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thị xã.
- Giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã trên địa bàn TX. Sơn Tây.

3


CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1.1. Khái niệm, đặc đ ểm, chức năn , nh ệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã
1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã
1.1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức
Theo Luật Cán bộ, cơng chức (2008) thì cán bộ và cơng chức có những
tiêu chí chung là: Cơng dân Việt Nam; trong biên chế; hƣởng lƣơng từ ngân
sách nhà nƣớc (trƣờng hợp công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản
lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì tiền lƣơng đƣợc bảo đảm từ quỹ lƣơng
của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật); giữ một công vụ
thƣờng xuyên; làm việc trong công sở; đƣợc phân định theo cấp hành chính
(cán bộ ở trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện; cấp xã; công chức ở trung ƣơng,
cấp tỉnh, cấp huyện; cơng chức cấp xã). Bên cạnh đó, giữa cán bộ và công
chức đƣợc phân định rõ theo tiêu chí riêng, gắn với nguồn gốc hình thành.
- Theo Khoản 1 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức (2008) quy định:
Cán bộ: Là công dân Việt Nam, đƣợc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện,
trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc.
Theo quy định này thì tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử,
phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. Những ngƣời đủ
các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà đƣợc tuyển vào làm việc trong
các cơ quan của Đảng, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội thông qua bầu cử,
phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ chức danh theo nhiệm kỳ thì đƣợc xác định
là cán bộ.
Thực tế cho thấy, cán bộ luôn gắn liền với chức vụ, chức danh theo
nhiệm kỳ; hoạt động của họ gắn với quyền lực chính trị đƣợc nhân dân hoặc
các thành viên trao cho và chịu trách nhiệm chính trị trƣớc Đảng, Nhà nƣớc
4



và nhân dân. Việc quản lý cán bộ phải thực hiện theo các văn bản pháp luật
chuyên ngành tƣơng ứng điều chỉnh hoặc theo Điều lệ. Do đó, căn cứ vào các
tiêu chí do Luật Cán bộ, cơng chức quy định, những ai là cán bộ trong cơ
quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội sẽ đƣợc các cơ quan có thẩm quyền
của Đảng căn cứ Điều lệ của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội quy định cụ
thể. Những ai là cán bộ trong cơ quan nhà nƣớc sẽ đƣợc xác định theo quy
định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Toà
án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật Kiểm toán nhà nƣớc và các quy định khác
của pháp luật có liên quan.
- Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức (2008) quy định:
Công chức: là công dân Việt Nam, đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan quân nhân
chuyên nghiệp, cơng nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế, hƣởng lƣơng
từ ngân sách nhà nƣớc; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp cơng lập thì lƣơng đƣợc bảo đảm từ quỹ lƣơng của đơn vị sự
nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Theo quy định này thì tiêu chí để xác định công chức gắn với cơ chế
tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh. Những ngƣời đủ các
tiêu chí chung của cán bộ, cơng chức mà đƣợc tuyển vào làm việc trong các
cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội, bộ máy lãnh
đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thông qua quy chế tuyển dụng, bổ
nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh thì đƣợc xác định là công chức.
Công chức là những ngƣời đƣợc tuyển dụng lâu dài, hoạt động của họ
gắn với quyền lực công hoặc quyền hạn hành chính nhất định đƣợc cơ quan

5


có thẩm quyền trao cho và chịu trách nhiệm trƣớc cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao.
1.1.1.2. Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã
* Cán bộ, công chức cấp xã theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán
bộ, công chức năm 2008 quy định:
- Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân
Việt Nam, đƣợc bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thƣờng trực Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thƣ, Phó Bí thƣ Đảng ủy, ngƣời đứng
đầu tổ chức chính trị - xã hội.
- Cơng chức cấp xã là công dân Việt Nam đƣợc tuyển dụng giữ một
chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên
chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc.
* Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính
phủ về chức danh, số lƣợng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công
chức ở xã, phƣờng, thị trấn và những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở
cấp xã nhƣ sau:
- Cán bộ cấp xã có các chức vụ:
+ Bí thƣ, Phó Bí thƣ Đảng ủy;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Bí thƣ Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phƣờng, thị
trấn có hoạt động nơng, lâm, ngƣ, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nơng dân
Việt Nam);
+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

- Công chức cấp xã có các chức danh:
+ Trƣởng Cơng an;
6


+ Chỉ huy trƣởng Quân sự;
+ Văn phòng - thống kê;
+ Địa chính - xây dựng - đơ thị và mơi trƣờng (đối với phƣờng, thị trấn)
hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trƣờng (đối với xã);
+ Tài chính - kế tốn;
+ Tƣ pháp - hộ tịch;
+ Văn hóa - xã hội.
1.1.2. Đặc điểm cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, công chức cấp xã là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ, công
chức nhà nƣớc, cũng đƣợc hình thành từ việc bầu cử và tuyển dụng nên cũng
mang những đặc điểm giống với đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung. Tuy
nhiên do xuất phát là lực lƣợng có đặc thù riêng nên đội ngũ cán bộ, cơng
chức cấp xã cũng có nhiều điểm khác biệt. Đó là:
- Là đội ngũ có số lƣợng lớn, đóng vai trị quan trọng trong việc tổ
chức, triển khai thực hiện thắng lợi các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, các
chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.
- Cơng chức cấp xã là những ngƣời đƣợc hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà
nƣớc. Cán bộ công chức cấp xã do cấp huyện quản lý.
- Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chủ yếu là ngƣời dân địa phƣơng,
sinh sống, có họ hàng, gốc gác tại địa phƣơng chính vì vậy, cán bộ công chức
cấp xã là những ngƣời am hiểu, bị ảnh hƣởng rất lớn bởi những phong tục, tập
quán, văn hóa vùng miền, bản sắc truyền thống của địa phƣơng, gia tộc. Do
đó, trong cách thức xử lý công việc, giải quyết những mâu thuẫn trong nhân
dân...một cách đúng mực và suôn sẻ hơn so với những cán bộ, công chức ở
địa phƣơng khác tới làm việc.

- Nguồn hình thành đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã rất đa dạng. Do
cán bộ đƣợc bầu cử nên các tổ chức chính trị xã hội nhƣ: MTTQ, các tổ chức
Đảng, đoàn thể là nơi cung cấp nguồn cho cán bộ xã. Nguồn tuyển dụng công
7


chức cấp xã chủ yếu từ học sinh, sinh viên ngƣời địa phƣơng sau khi tốt
nghiệp các lớp đào tạo về tham gia thi tuyển.
- Cán bộ, công chức cấp xã thƣờng xun biến động, thay đổi vị trí
cơng tác do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phƣơng.
- Trình độ chun mơn của cán bộ, cơng chức cấp xã chƣa đồng đều.
Nguyên nhân là do cán bộ hình thành từ cơ chế bầu cử nên tiêu chuẩn chun
mơn cho từng vị trí, chức danh chƣa đƣợc chú ý đúng mức. Các cán bộ Đảng,
đoàn thể, các hội chƣa có chun mơn phù hợp, tuy nhiên do có đƣợc sự tín
nhiệm cao nên giữ những trọng trách quan trọng mặc dù tiêu chuẩn về trình
độ chun mơn có thể chƣa cao. Từ thực tế đó, địi hỏi các cơ quan cấp trên,
có thẩm quyền cần phải nâng cao hơn nữa trình độ chun mơn cũng nhƣ có
kế hoạch cụ thể nhằm chuẩn hóa lực lƣợng cán bộ, công chức này.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã
- Công chức cấp xã là những ngƣời làm công tác chuyên môn thuộc
biên chế của UBND cấp xã, có trách nhiệm tham mƣu, giúp UBND cấp xã
thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực công tác đƣợc phân công
và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp xã giao.
- Công chức xã là ngƣời trực tiếp tham mƣu cho lãnh đạo UBND cấp
xã trong việc điều hành, chỉ đạo công tác, thực hiện các chủ trƣơng của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, phục vụ
nhân dân, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc theo đúng chính sách và
thẩm quyền đƣợc UBND cấp xã giao.
1.2. Chất lƣợn v các t u chí đánh


á chất lƣợn độ n ũ cán bộ, công

chức cấp xã
1.2.1. Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã
Theo bài viết của TS.Vũ Thị Mai thì “chất lƣợng nguồn nhân lực là
mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của ngƣời lao động với yêu cầu công
việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợi mực tiêu cũng
nhƣ thỏa mãn cao nhất nhu cầu của ngƣơi lao động”
8


Hay theo nhƣ PGS.TS. Mai Quốc Chánh, TS. Trần Xuân Cầu thì chất
lƣợng nguồn nhân lực có thể đƣợc hiểu là: “trạng thái nhất định của nguồn
nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bên trong của nguồn
nhân lực”
Chất lƣợng là đặc tính khách quan của sự vật, chất lƣợng biểu thị ra bên
ngoài các thuộc tính, các tính chất vốn có của sự vật. Quan niệm chung nhất
về “chất lƣợng” là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một ngƣời, một sự vật, sự
việc. Nói đến chất lƣợng là nói tới hai vấn đề cơ bản:
- Thứ nhất, đó là tổng hợp những phẩm chất, giá trị, những đặc tính tạo
nên cái bản chất của một con ngƣời, một sự vật, sự việc;
- Thứ hai, những phẩm chất, những đặc tính, những giá trị đó đáp ứng đến
đâu những yêu cầu đã đƣợc xác định về con ngƣời, sự vật, sự việc đó ở một thời
gian và không gian xác định. Tuy nhiên, những điều này có tính ổn định tƣơng
đối, thay đổi do tác động của những điều kiện chủ quan và khách quan.
Vì thế, nói đến chất lƣợng của một con ngƣời là nói đến mức độ đạt
đƣợc của một ngƣời ở một thời gian và không gian đƣợc xác định cụ thể, đó
là các mức độ tốt hay xấu, cao hay thấp, ngang tầm hay dƣới tầm, vƣợt tầm,
đạt hay không đạt yêu cầu đặt ra. Tổng hợp những phẩm chất, những giá trị,
những thuộc tính đặc trƣng, bản chất của một con ngƣời và các mặt hoạt động

của con ngƣời đó, chính là chất lƣợng con ngƣời đó.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã xác định: “Chất
lƣợng của cán bộ là sự thống nhất giữa phẩm chất chính trị và năng lực cơng
tác, thể hiện ở kết quả hồn thành nhiệm vụ”.
Cụ thể hơn, có thể quan niệm: Chất lƣợng đội ngũ cán bộ hiện nay là
tổng hợp thống nhất biện chứng những giá trị, những thuộc tính đặc trƣng,
bản chất của đội ngũ cán bộ về mặt con ngƣời và các mặt hoạt động, quy định
và phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đội ngũ cán bộ
trong điều kiện kinh tế thị trƣng, mở cửa, hội nhập quốc tế.
9


Theo đó, chất lƣợng đội ngũ cán bộ có tính ổn định tƣơng đối, có thể
cao hoặc thấp do tác động của những điều kiện khách quan và chủ quan,
không bất biến, thƣờng xuyên vận động, biến đổi, phát triển theo yêu cầu,
nhiệm vụ; chịu sự tác động mạnh mẽ của thực tiễn và phụ thuộc vào quá trình
bồi dƣỡng, rèn luyện, phấn đấu của mỗi ngƣời cán bộ.
Có thể nói rằng chính quyền cấp xã có một vị trí rất quan trọng, là cầu
nối trực tiếp của hệ thống chính quyền với nhân dân, thực hiện hoạt động
quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, an
toàn xã hội ở địa phƣơng theo thẩm quyền đƣợc phân cấp. Hiệu quả của bộ
máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thống chính trị nói chung, xét đến
cùng đƣợc quyết định bởi phẩm chất, năng lực, chất lƣợng và hiệu quả cơng
tác của đội ngũ cán bộ, cơng chức.
Để có một đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã có chất lƣợng, đảm bảo
"vừa hồng, vừa chuyên" hết lòng phụng sự nhân dân, giữ gìn đồn kết ở cơ
sở, tăng uy tín của Đảng và Nhà nƣớc với nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng
Nhà nƣớc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân đã đặt ra
nhiều vấn đề lý luận, pháp lý cần phải giải đáp thấu đáo, có căn cứ khoa học
và thực tiễn.Chúng ta có thể nhận biết rằng cán bộ, cơng chức cấp xã là một

bộ phận cấu thành nguồn nhân lực trong bộ máy chính quyền cấp xã, có vai
trị cực kỳ quan trọng trong hoạt động quản lý của bộ máy hành chính cấp xã.
Chất lƣợng của cán bộ, cơng chức cấp xã thực chất là đội ngũ đó phải
đạt tối thiểu những tiêu chuẩn quy định đƣợc công bố. Một số ngƣời nghỉ
rằng chất lƣợng cán bộ, công chức cấp xã chính là những tiêu chuẩn về trình
độ do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quy định, đây chỉ là một khía cạnh
của vấn đề. Nếu phân tích kỹ thì chúng ta có thể thấy rằng, chất lƣợng cán bộ,
công chức cấp xã là tổng hợp các tiêu chí về: các tiêu chuẩn do Nhà nƣớc quy
định; khả năng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao và mức độ hài lòng của cá
nhân, tổ chức đƣợc hƣởng các dịch vụ do đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
tạo ra.
10


Nói tóm lại chất lƣợng đội ngũ cơng chức xã là chỉ tiêu tổng hợp chất
lƣợng của từng công chức cấp xã, thể hiện qua phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống, trình độ, năng lực, kỹ năng cơng tác, chất lƣợng và hiệu quả thực
nhiệm vụ đƣợc phân công của mỗi công chức cũng nhƣ cơ cấu hợp lý về độ
tuổi, về ngạch, bậc và số lƣợng đội ngũ công chức bảo đảm thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của UBND cấp xã.
1.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đƣợc thể hiện thông qua
hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã, ở việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động của chính quyền cấp xã. Do đó, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạtđộng quản lý nhà nƣớc của UBND cấp xã, cần thiết phải nâng cao chất
lƣợng của đội ngũ cán bộ, công chức xã trên tất cả các mặt nhƣ: phẩm chất đạo
đức, trình độ năng lực và khả năng hồn thành nhiệm vụ, trình độ năng lực, sự
tín nhiệm của nhân dân, khả năng thích ứng, xử lý các tình huống phát sinh
của ngƣời công chức đối với công vụ đƣợc giao,… (Nguyễn Thị Hậu, 2003).
Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã là tổng thể các

hình thức, phƣơng pháp, chính sách và biện pháp nhằm hồn thiện và nâng cao
chất lƣợng từng công chức đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát
triển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Nâng cao chất lƣợng đội
ngũ cán bộ, công chức là một yếu tố vơ cùng quan trọng trong việc hồn thiện
bản thân trong mỗi ngƣời công chức. Bên cạnh thể lực, trí lực thì chất lƣợng
nguồn nhân lực cịn phản ánh tác phong, thái độ, ý thức làm việc của ngƣời
cán bộ, công chức (Nguyễn Minh Phƣơng, 2003).
Việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cơng chức cấp xã sẽ góp phần làm
tăng ý thức, trách nhiệm lao động, góp phần làm tăng năng suất lao động xã
hội. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cơng chức cấp xã có vai trị đặc biệt quan
trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Để phát triển
nhanh, bền vững mỗi địa phƣơng cần hết sức quan tâm đến chính sách phát
huy tối đa năng lực của cán bộ, công chức thông qua nâng cao chất lƣợng đội
11


ngũ cơng chức của mình nhƣ: đào tạo, đào tạo lại, chăm sóc sức khỏe cả về vật
chất, tinh thần, có chính sách đãi ngộ nhân tài hợp lý, rèn luyện tác phong
công nghiệp...
Nhƣ vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã chính
là việc hồn thiện những điểm cịn thiếu sót, chưa hợp lý trong số lượng, cơ
cấu lao động của đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã, đồng thời cải thiện những
mặt cịn yếu kém trong năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức
sao cho quy mô, tỷ trọng công chức vừa đủ, tận dụng tối đa năng suất lao
động, khơng thừa, khơng thiếu và trình độ của người cán bộ, cơng chức thì
đáp ứng tốt u cầu của từng vị trí, kết hợp với đó là việc cải thiện môi trường
làm việc, đảm bảo cho sức khỏe, tinh thần của người cơng chức ln được duy
trì ở trạng thái tốt nhất, để họ có thể phục vụ hết mình vì cơng việc.
Để nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, công chức xã cần phải giải
quyết tốt mối quan hệ giữa chất lƣợng và số lƣợng cán bộ, công chức. Trong

thực tế chúng ta cần phải chống hai khuynh hƣớng: Khuynh hƣớng thứ nhất là
chạy theo số lƣợng, ít chú trọng đến chất lƣợng dẫn đến cán bộ nhiều về số
lƣợng nhƣng hoạt động không hiệu quả; Khuynh hƣớng thứ hai, cầu tồn về
chất lƣợng nhƣng khơng quan tâm đến số lƣợng. Đây là một nguyên nhân
quan trọng làm cho tuổi đời bình quân của đội ngũ cán bộ, cơng chức ngày
càng cao, thiếu tính kế thừa.
1.2.3. Các tiêu chí đáng giá chất lượng của đội ngũ cơng chức cấp xã
1.2.3.1. Tiêu chí về năng lực chun mơn và kỹ năng cơng tác
Trình độ chun mơn nghiệp vụ là điều kiện tiên quyết trong thực hiện
các nhiệm vụ và tạo ra sản phẩm cơng việc. Trình độ là mức độ về sự hiểu
biết, về kỹ năng đƣợc xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó
thể hiện ở văn bằng chứng chỉ mà mỗi cơng chức nhận đƣợc thơng qua q
trình học tập.
12


- Về trình độ năng lực
Năng lực cũng là yếu tố rất quan trọng đối với đội ngũ công chức xã, thị
trấn. Chính năng lực quyết định hiệu quả cơng việc của đội ngũ công chức xã,
thị trấn.
Năng lực là tập hợp các đặc điểm phẩm chất tâm lý phù hợp với những
yêu cầu đặc trƣng của một hoạt động nhất định đảm bảo cho hoạt động đó đạt
kết quả. Năng lực hình thành một phần dựa trên cơ sở tƣ chất tự nhiên của cá
nhân, và một phần lớn dựa trên quá trình đào tạo, giáo dục và hoạt động thực
tiễn, cũng nhƣ rèn luyện của cá nhân.
Năng lực thể hiện ở chỗ, con ngƣời làm việc tốn ít sức lực, ít thời gian,
của cải, mà kết quả lại tốt. Việc phát hiện ra năng lực của con ngƣời căn cứ
vào những dấu hiệu sau: Sự hứng thú đối với cơng việc nào đó, sự dễ dàng tiếp
thu kỹ năng nghề nghiệp, hiệu suất lao động trong lĩnh vực đó.
Đối với cơng chức xã, năng lực thƣờng bao gồm những tố chất cơ bản

về đạo đức cách mạng, về tinh thần phục vụ nhân dân, về trình độ kiến thức về
pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội...Sự am hiểu và nắm vững đƣờng lối, chính
sách của Đảng, Nhà nƣớc, thành thạo nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật xử lý
thông tin ...để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nƣớc một cách
khôn khéo, minh bạch, dứt khốt, hợp lịng dân và khơng trái pháp luật. Đội
ngũ cơng chức xã phải có sự ham mê, u nghề, chịu khó học hỏi, tích lũy
kinh nghiệm. Đội ngũ cơng chức xã phải có khả năng thu thập thơng tin, chọn
lọc thông tin, khả năng quyết định đúng đắn, kịp thời. Vì vậy, việc nâng cao
hiểu biết và năng lực tổ chức thực hiện cho đội ngũ công chức xã là vấn đề
quan trọng và bức xúc trong mục tiêu nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã.
- Về khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
Năng lực của ngƣời cán bộ quyết định sức mạnh để có thể hồn thành
cơng việc với mục đích cuối cùng là hiệu quả, đƣợc thể hiện ở các mặt nhƣ:
trình độ văn hóa, kiến thức quản lý nhà nƣớc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
13


+ Trình độ văn hóa là nền tảng cho nhận thức, tiếp thu đƣờng lối, chủ
trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và tạo điều kiện thuận
lợi cho việc áp dụng chủ trƣơng, chính sách trong thực tiễn.
+ Trình độ quản lý hành chính nhà nƣớc: Quản lý nhà nƣớc là sự tác
động mang tính tổ chức lên các quan hệ xã hội, đó là thủ pháp mà nhà quản lý
sử dụng trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình để giải quyết các vụ việc
cụ thể đặt ra. Hoạt động quản lý vừa đƣợc coi là một khoa học, vừa là nghệ
thuật. Để thực hiện đƣợc các hoạt động này, địi hỏi đội ngũ cơng chức xã cần
phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nƣớc thì
mới có đƣợc những kỹ năng, phƣơng pháp thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.
+ Trình độ chun mơn nghiệp vụ: Đƣợc hiểu là trình độ đƣợc đào tạo
ở các lĩnh vực khác nhau theo cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học. Đó

là những kiến thức mà nhà trƣờng trang bị cho ngƣời học theo các chuyên
ngành nhất định đƣợc thể hiện qua hệ thống bằng cấp. Chính quyền cấp xã là
nơi trực tiếp thực hiện mọi hoạt động quản lý, giải quyết mọi tình huống phát
sinh trên thực tế. Nếu đội ngũ cơng chức xã khơng có chun mơn, nghiệp vụ,
chỉ làm theo kinh nghiệm hoặc giải quyết mang tính chắp vá, tùy tiện chắc
chắn sẽ hiệu quả khơng cao thậm chí cịn mắc sai phạm nghiêm trọng.
1.2.3.2. Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
- Về phẩm chất đạo đức:
Đây là phẩm chất rất quan trọng đối với đội ngũ đội ngũ công chức xã,
thị trấn nó là cái “gốc” của ngƣời cán bộ. Ngƣời cơng chức muốn xác lập
đƣợc uy tín của mình trƣớc nhân dân, trƣớc hết đó phải là ngƣời cơng chức có
phẩm chất đạo đức tốt. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng đang có sự
chuyển biến nhanh chóng và xã hội đang nảy sinh nhiều vấn đề hết sức phức
tạp, trong đó phải kể đến trình độ dân trí ngày một nâng cao, sự đòi hỏi của xã
hội đối với đội ngũ cơng chức chun mơn. Thêm vào đó cơng tác quản lý xã
hội cũng địi hỏi ngƣời cơng chức ở cơ sở phải tạo lập cho mình một uy tín
đối với nhân dân.
14


Ln ln gƣơng mẫu, có lối sống lành mạnh, thực hiện cần, kiệm,
liêm, chính, khơng tham nhũng, vụ lợi cá nhân, sinh hoạt bê tha, có tinh thần
chống tham nhũng, tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân, quan hệ mật
thiết với quần chúng nhân dân, sâu sát với công việc, không quan liêu cửa
quyền, gây phiền hà cho dân, tác phong làm việc khoa học, dân chủ, nói đi đơi
với làm, làm nhiều hơn nói.
Có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc; biết lắng nghe, tiếp thu ý
kiến của đồng nghiệp và những ngƣời xung quanh.
Yêu cầu về phẩm chất, đạo đức, lối sống của đội ngũ cơng chức cấp xã
địi hỏi phải cao hơn so với ngƣời khác bởi vì cơng chức là cơng bộc của dân.

Xét về bản chất thì đây là tiêu chuẩn hàng đầu và xem nhƣ là đƣơng nhiên
phải có của ngƣời công chức. Ngƣời công chức nếu thiếu phẩm chất đạo đức,
thì dù có tài năng kiệt xuất cũng khơng thể là công bộc của dân đƣợc.
- Về phẩm chất chính trị:
Đây là yếu tố đầu tiên, là điều kiện đối với mỗi ngƣời cơng chức. Là giá
trị và tính chất tốt đẹp của con ngƣời. Để trở thành những ngƣời cơng chức có
năng lực trƣớc hết phải là ngƣời có phẩm chất chính trị. Phẩm chất chính trị
của đội ngũ công chức xã, thị trấn đƣợc biểu hiện trƣớc hết là sự tin tƣởng
tuyệt đối đối với lý tƣởng cách mạng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc
và CNXH. Đó là con đƣờng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, kiên quyết đấu
tranh bảo vệ quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc,
khơng dao động trƣớc những khó khăn thử thách. Đồng thời phải có biện pháp
để đƣờng lối đó đi vào thực tiễn cuộc sống của nhân dân địa phƣơng.
Ngƣời công chức có phẩm chất chính trị tốt khơng chỉ bằng lời tuyên
bố, hứa hẹn mà quan trọng hơn là việc nghiêm chỉnh chấp hành đƣờng lối, chỉ
thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, kiên quyết chống lại mọi
lệch lạc, biểu hiện sai trái trong đời sống xã hội đi trái ngƣợc với đƣờng lối,
chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Phẩm chất chính trị
của ngƣời cơng chức xã, thị trấn cịn biểu hiện thơng qua việc họ có làm việc
15


với tinh thần trách nhiệm, hiệu quả hay khơng; có tinh thần độc lập, sáng tạo,
không thụ động, ỷ lại trong cơng tác hay khơng, có ý chí cầu tiến, ham học hỏi
hay không, thái độ tận tụy phục vụ nhân dân, tinh thần trách nhiệm đối với đời
sống nhân dân tại địa phƣơng.
1.2.3.3. Tiêu chí về uy tín trong cơng tác
Uy tín là sự tín nhiệm và mến phục của mọi ngƣời. Uy tín là sự phản
ánh phẩm chất và năng lực của một cá nhân, do đó tất yếu nó phải do phẩm
chất và năng lực quyết định. Tức là ngƣời cán bộ phải có chun mơn giỏi,

khơng có tì vết về phẩm chất đạo đức, quan hệ gần gũi, hịa nhã với mọi
ngƣời; ln lo sự nghiệp chung nhƣng vẫn khơng qn trách nhiệm, tình cảm
của mình với ngƣời thân trong gia đình. Ngƣời cán bộ có uy tín thì những
ngƣời dƣới quyền khơng chỉ phục tùng mà quan trọng hơn là họ tự giác phục
tùng với niềm tin mãnh liệt.
Nhƣ vậy, uy tín là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố thuộc về sự nỗ lực chủ
quan của một ngƣời trên cả hai mặt phẩm chất và năng lực, trong đó nổi bật
nhất, quan trọng nhất là những yếu tố sau đây:
- Sự gƣơng mẫu, gƣơng mẫu đến mực thƣớc về các mặt, trƣớc hết là về
mặt phẩm chất đạo đức, có lối sống trong sạch, tận tụy, khiêm tốn, “mình vì
mọi ngƣời”; sự thấu cảm và chia sẻ.
- Có học thức cao, năng lực lãnh đạo và quản lý giỏi; tầm hiểu biết sâu
rộng, bao gồm cả nhãn quan chính trị, trình độ nhận thức và vốn sống; sự đổi
mới và khả năng thích nghi; khát vọng và hồi bão.
- Có tinh thần trách nhiệm, có năng lực tổ chức, thể hiện ở chỗ hồn
thành xuất sắc chức vụ mà mình đảm trách.
- Nắm vững kỹ năng lãnh đạo, ứng xử có văn hóa; có quan hệ đúng đắn,
trƣớc hết là với những ngƣời cùng cộng tác hoặc có quan hệ trực tiếp với
mình; biết tự kiểm sốt, tự kiềm chế.
Tóm lại là hội đủ cả ba yếu tố: Tâm, Tầm, Tài.
16


×