Tải bản đầy đủ (.pdf) (232 trang)

Thực hiện chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía bắc việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 232 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN MINH ĐỨC

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC
Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ CÁC TỈNH MIỀN NÚI
PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

HÀ NỘI - 2021


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN MINH ĐỨC

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC
Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ CÁC TỈNH MIỀN NÚI
PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Chính sách cơng
Mã số: 934.04.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Đoàn Minh Huấn


2. PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu và
trích dẫn trong luận án này là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng
được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Minh Đức


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập chương trình nghiên cứu sinh tôi đ nhận được
sự giúp đỡ của nhiều cơ quan và cá nhân. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới:
- Ban Giám đốc Học viện và Phòng Quản lý đào tạo, Học viện Khoa học xã hội.
- L nh đạo và thầy cô giáo Khoa Chính sách cơng, Học viện Khoa học xã hội.
- Các cán bộ của Vụ Giáo dục dân tộc, Bộ GD-ĐT; Ủy ban Dân tộc; Hội
đồng dân tộc; Ủy ban nhân dân của một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Ban chủ nhiệm của Đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Một số vấn đề lý luận
cơ ản về dân tộc trong thế giới đương đại và nh ng vấn đề đ t ra cho Việt Nam ,
Mã số: CTDT.01.16/16-20. Đ giúp đỡ, tạo điều kiện cho NCS tham gia quá trình
nghiên cứu của đề tài đ c biệt là công tác khảo sát điều tra thực tế tại các tỉnh miền
núi phía Bắc, vận dụng và kế thừa một số kết quả nghiên cứu của đề tài.
- L nh đạo Học viện Chính trị khu vực I đồng nghiệp, bạn è và gia đình.
- Đ c biệt, tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn và sự kính trọng tới tập thể giáo
viên hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Đoàn Minh Huấn và PGS. TS. Nguyễn Thị

Song Hà, thầy cô đ luôn giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tơi trong suốt q trình
học tập, nghiên cứu hồn thành luận án.
Do nghiên cứu về giáo dục vùng DTTS dưới góc độ khoa học chính sách
cơng có phạm vi nghiên cứu rộng, với nhiều nội dung mới phát sinh trong q trình
nghiên cứu, ngồi ra nhiều luận điểm về khoa học chính sách cịn chưa có được sự
thống nhất về quan điểm khoa học, nên luận án không thể trách khỏi nh ng hạn chế
và thiếu sót nhất định. Nghiên cứu sinh rất mong nhận được sự lượng thứ và nh ng
góp ý của q thầy cơ, các nhà nghiên cứu và độc giả.
Hà Nội ngày……tháng……năm 2021
Nghiên cứu sinh

Trần Minh Đức


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 12
1.1. Tình hình nghiên cứu về chính sách giáo dục ở vùng DTTS của các
học giả trong nƣớc ................................................................................................... 12
1.1.1. Các nghiên cứu về thực hiện chính sách cơng.......................................... 12
1.1.2. Các nghiên cứu về chính sách giáo dục ở các vùng DTTS ...................... 15
1.2. Tình hình nghiên cứu chính sách giáo dục DTTS ở Việt Nam của các
học giả nƣớc ngoài ................................................................................................... 22
1.3. Đánh giá chung về kết quả đã đạt đƣợc và những vấn đề đặt ra cần
phải giải quyết của luận án ..................................................................................... 28
1.3.1. Nh ng kết quả đạt được ........................................................................... 28
1.3.2. Nh ng vấn đề đ t ra.................................................................................. 28
Tiểu kết Chƣơng 1 ................................................................................................... 30
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ....... 31

2.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 31
2.1.1. Khái niệm “chính sách “chính sách cơng ............................................ 31
2.1.2. Khái niệm "dân tộc thiểu số", "vùng dân tộc thiểu số" ............................ 31
2.1.3. Khái niệm “giáo dục “chính sách giáo dục “chính sách giáo dục
ở vùng DTTS .................................................................................................... 32
2.1.4. Khái niệm “thực hiện chính sách ; “thực hiện chính sách giáo dục
vùng DTTS ....................................................................................................... 34
2.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục dân
tộc thiểu số và giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số................................................... 37
2.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và giáo dục dân tộc thiểu số............ 37
2.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam................................................ 39
2.3. Một số lý thuyết liên quan đến thực hiện chính sách giáo dục vùng
DTTS ........................................................................................................................ 41
2.3.1. Lý thuyết giáo dục đa văn hóa .................................................................. 41
2.3.2. Lý thuyết về bảo đảm quyền lợi đ c thù .................................................. 43


2.4. Chính sách giáo dục ở vùng DTTS ................................................................. 45
2.4.1. Chính sách giáo dục chung ....................................................................... 46
2.4.2. Chính sách giáo dục ở vùng DTTS .......................................................... 50
2.4.3. Một số chính sách giáo dục đối với vùng DTTS của các tỉnh miền
núi phía Bắc ........................................................................................................ 56
2.5. Kinh nghiệm của một số quốc gia ................................................................... 59
2.5.1. Phát triển giáo dục vùng DTTS Trung Quốc ........................................... 59
2.5.2. Phát triển giáo dục DTTS ở Mỹ ............................................................... 62
2.5.3. Kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam .................................................... 67
Tiểu kết Chƣơng 2 ................................................................................................... 70
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC
Ở VÙNG DÂN TỘC THỂU SỐ CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
VIỆT NAM ............................................................................................................ 71

3.1.

hái ƣợc về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng DTTS các tỉnh

miền núi phía Bắc Việt Nam .................................................................................. 71
3.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên ......................................................................... 71
3.1.2. Đ c điểm dân cư dân tộc văn hóa kinh tế vùng DTTS các tỉnh
miền núi phía Bắc ............................................................................................... 72
3.1.3. Các nhân tố đ c thù ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giáo dục ......... 75
3.2. Các bƣớc tổ chức thực hiện chính sách giáo dục .......................................... 78
3.2.1. Cơng tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách .................. 78
3.2.2. Cơng tác phổ biến, tun truyền chính sách ............................................. 83
3.2.3. Phân công, phối hơp tổ chức thực hiện chính sách .................................. 87
3.2.4. Đơn đốc, kiểm tra duy trì và điều chỉnh chính sách giáo dục ................. 93
3.2.5. Tổng kết đánh giá thực hiện chính sách .................................................. 97
3.3. Đánh giá t nh h nh tổ chức thực hiện chính sách giáo dục .......................... 99
3.3.1. Một số kết quả trong giáo dục vùng DTTS .............................................. 99
3.3.2. Kết quả đạt được trong tổ chức thực hiện chính sách ............................ 111
3.3.4. Nguyên nhân ........................................................................................... 132
Tiểu kết Chƣơng 3 ................................................................................................. 134


Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ CÁC TỈNH
MIỀN NÚI PHÍA BẮC TRONG THỜI GIAN TỚI .......................................... 136
4.1. Quan điểm hồn thiện thực hiện chính sách giáo dục ................................ 136
4.2. Giải pháp hồn thiện thực hiện chính sách giáo dục .................................. 138
4.2.1. Giải pháp chung ...................................................................................... 138
4.2.2. Nhóm giải pháp trong xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chiến lược ........ 140
4.2.3. Nhóm giải pháp trong cơng tác phổ biến, tuyên truyền ......................... 145

4.2.4. Nhóm giải pháp trong cơng tác phân cơng, phối hơp............................. 148
4.2.5. Nhóm giải pháp trong cơng tác đơn đốc, kiểm tra duy trì và điều
chỉnh chính sách ............................................................................................... 154
4.2.6. Nhóm giải trong đánh giá tổng kết ........................................................ 158
Tiểu kết Chƣơng 4 ................................................................................................. 162
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 163
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................... 166
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 167
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 203


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CB-CC:

Cán bộ, công chức

DTTS:

Dân tộc thiểu số

GD-ĐT:

Giáo dục và đào tạo

Nxb:

Nhà xuất bản

PTDTBT:


Phổ thông dân tộc bán trú

PTDTNT:

Phổ thông dân tộc nội trú

UBDT:

Ủy ban dân tộc

UBND:

Ủy ban nhân dân

UNDP:

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

UNESCO:

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Số lượng phiếu điều tra theo tỉnh và lĩnh vực công tác ................................. 9
Bảng 3.1. Quy mơ cơ cấu dân số các nhóm dân tộc theo vùng kinh tế - xã hội
năm 2019 ........................................................................................................ 72
Bảng 3.2. Số địa bàn và dân số thuộc vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc
(2015) ............................................................................................................. 73

Bảng 3.3. Số xã và thơn thuộc vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc (2019) ....... 74
Bảng 3.4. Số trường học chuyên biệt của các xã vùng DTTS phân theo vùng
kinh tế-xã hội (2015) .................................................................................... 102
Bảng 3.5. Số trường học chuyên biệt của các x vùng DTTS chia đơn vị hành
chính cấp tỉnh miền núi phía Bắc ................................................................. 103
Bảng 3.6. Số điểm trường ở các x vùng DTTS chia đơn vị hành chính cấp
tỉnh miền núi phía Bắc (2015) ...................................................................... 105
Bảng 3.7: Tỷ lệ đi học chung và tỷ lệ đi học đúng tuổi theo cấp học và vùng
kinh tế - xã hội .............................................................................................. 108
Bảng 3.8: Thống kê về tổ chức đầu mối thực hiện chính sách giáo dục vùng
DTTS tại các tỉnh miền núi phía Bắc ........................................................... 118
Bảng 3.9: Đánh giá hạn chế trong việc thực hiện chính sách giáo dục vùng
DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc ................................................................ 124


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu 3.1. Các phương thức chủ yếu trong phổ biến, tuyên truyền chính sách
giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc .......................................86
Biểu 3.2: Đánh giá việc xây dựng kế hoạch, chiến lược, quy hoạch thực hiện
chính sách giáo dục vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc ......................114
Biểu 3.3: Đánh giá cơng tác phổ biến tuyên truyền chính sách giáo dục vùng
DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay .................................................117
Biểu 3.4: Đánh giá phân cơng phối hợp thực hiện chính sách giáo dục vùng
DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc ................................................................120
Biểu 3.5: Đánh giá công tác đôn đốc, kiểm tra duy trì điều chỉnh chính sách
giáo dục vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc ........................................121
Biểu 3.6: Đánh giá cơng tác tổng kết đánh giá chính sách giáo dục vùng
DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc ................................................................123
Biểu 3.7: Đánh giá hạn chế của việc xây dựng kế hoạch, chiến lược, quy hoạch
thực hiện chính sách giáo dục vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc ......125

Biểu 4.1: Đánh giá một số giải pháp hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch, chiến
lược, quy hoạch thực hiện chính sách giáo dục vùng DTTS các tỉnh
miền núi phía Bắc .........................................................................................144
Biểu 4.2: Đánh giá một số giải pháp hồn thiện cơng tác tun truyền, phổ
biến chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu các tỉnh núi phía Bắc..........148
Biểu 4.3: Đánh giá một số giải pháp hồn thiện cơng tác phân cơng, phối hợp
gi a các cơ quan trong thực hiện các chính sách giáo dục ..........................153
Biểu 4.4: Đánh giá một số giải pháp hoàn thiện cơng tác đơn đốc, kiểm tra,
duy trì và điều chỉnh chính sách giáo dục vùng DTTS ................................157
Biểu 4.5: Đánh giá một số giải pháp hồn thiện cơng tác đánh giá tổng kết
thực hiện chính sách giáo dục vùng DTTS ..................................................161


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nh ng năm qua cùng với sự phát triển của giáo dục Việt Nam, giáo
dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc đ có nh ng chuyển biến tích cực,
góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện cơ hội cho con em các
DTTS đến trường, nâng cao chất lượng học tập, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền
v ng của các địa phương. Tuy nhiên cùng với nh ng thành tựu, giáo dục vùng
DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc cũng tồn tại nhiều vấn đề đ t ra địi hỏi phải có
các cơng trình nghiên cứu, phân tích. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu về thực hiện
chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam thể hiện qua
một số phương diện sau đây:
Thứ nhất, phát triển giáo dục đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát
triển bền v ng và vận mệnh của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới hiện nay. Trong
suốt tiến trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi giáo dục là
quốc sách hàng đầu, coi sự nghiệp phát triển giáo dục và thực hiện các chính sách
giáo dục có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung và các
vùng miền nói riêng. Đ c biệt, sau Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI của Đảng cộng

sản Việt Nam (10/2013), việc đổi mới căn ản, toàn diện giáo dục và đào tạo được
coi là một trong nh ng nhiệm vụ cấp thiết, có tính chiến lược của các cấp, các
ngành thuộc Trung ương và địa phương nhằm tạo nền tảng động lực cho sự phát
triển bền v ng của đất nước. Vấn đề đ t ra đối với nền giáo dục Việt Nam nói
chung và các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng là làm thế nào để đào tạo ra nguồn
nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập, bắt kịp xu thế
chung của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đ t ra. Trước yêu cầu này, các
tỉnh miền núi phía Bắc cần có nh ng tiếp cận mới trong xây dựng và thực hiện
chính sách giáo dục tại địa phương hướng tới thực hiện đổi mới toàn diện và căn
bản, tạo ra sự phát triển đột phá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo tại địa phương nói
chung và các vùng DTTS nói riêng. Đây là một nhiệm vụ vơ cùng n ng nề, khó
khăn, nhất là đối với vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc, với nh ng ảnh hưởng
bất lợi từ điều kiện tự nhiên, địa hình chia cắt vùng núi, cùng điều kiện kinh tế - xã
hội cịn nhiều khó khăn hạn chế so với các khu vực khác. Để thực hiện nhiệm vụ
1


một cách khoa học và đúng hướng, cần có các cơng trình nghiên cứu tổng kết lý luận
và thực tiễn về cơng tác tổ chức thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh
miền núi phía Bắc thời gian qua làm cơ sở khoa học để các địa phương có thể tiếp tục
triển khai các chính sách giáo dục trong thời gian tới, góp phần nâng cao dân trí, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực ở các vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc.
Thứ hai, trong nh ng năm qua giáo dục ở vùng DTTS đ được chính quyền địa
phương các tỉnh miền núi phía Bắc chú trọng, tập trung nguồn lực, nghiêm túc tổ
chức triển khai thực hiện các chính sách phát triển giáo dục một cách kịp thời, đạt hiệu
quả đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương góp phần nâng cao dân trí,
đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện cơng bằng ình đẳng trong giáo dục. Cùng với các
chính sách và hỗ trợ nguồn lực của Trung ương, cả hệ thống chính trị các tỉnh miền núi
phía Bắc cũng đ chủ động xây dựng và ban hành các chính sách phát triển giáo dục,
huy động thêm nhiều nguồn lực để phát triển giáo dục vùng DTTS. Nhờ nh ng nỗ lực

này, giáo dục ở các vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc đ và đang có nh ng ước
chuyển biến tích cực, cụ thể như: mạng lưới trường lớp từ mầm non đến trung học phổ
thông được củng cố và phát triển, các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới
đ có lớp mầm non, tiểu học; 100% x có trường tiểu học, trung học cơ sở, trung tâm
cụm xã, các huyện đều có trường trung học phổ thông; nhiều trường mầm non, phổ
thông đ đạt chuẩn quốc gia; hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT),
trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) ngày càng phát huy vai trị tích cực cơ
bản đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ người DTTS cho các địa phương; đảm bảo
tỷ lệ huy động học sinh đến lớp, duy trì số lượng học sinh, giảm thiểu tỷ lệ trẻ em ngồi
nhà nước; đ duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non, phổ cập
giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đ hoàn thành phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi… Tuy nhiên, giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh
miền núi phía Bắc vẫn cịn nhiều tồn tại một số hạn chế, yếu kém như: chính sách hỗ
trợ về cơ sở vật chất điều kiện học tập cho các trường mầm non, tiểu học ở các thôn,
bản vùng DTTS chưa hiệu quả; bất ình đẳng xã hội trong giáo dục tăng lên theo các
cấp bậc giáo dục; chất lượng giáo dục ở vùng DTTS chưa thực sự được nâng cao;
nhiều chính sách hỗ trợ giáo dục còn phù hợp với nhu cầu thực tế; tỷ lệ trẻ em ngồi
nhà trường cịn cao; chính sách về phổ cập giáo dục; xóa mù ch ; dạy ngơn ng các
DTTS cịn g p nhiều khó khăn… Do vậy, việc nghiên cứu hồn thiện, nâng cao hiệu
2


quả thực hiện các chính sách giáo dục ở vùng DTTS có ý nghĩa quan trọng đến sự phát
triển tồn diện của giáo dục - đào tạo nói riêng và sự phát triển bền v ng nói chung của
các tỉnh miền núi phía Bắc.
Thứ ba, nhìn chung, trong nh ng năm trở lại đây chính quyền địa phương các
cấp ở các tỉnh miền núi phía Bắc đ nhận thức được ý nghĩa tầm quan trọng và đề cao
trách nhiệm trong tổ chức thực hiện chính sách giáo dục tại các vùng DTTS. Các địa
phương đ kịp thời tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện khi có chính sách
giáo dục mới; tiến hành phổ biến, tuyên truyền các chính sách mới; gi a các ngành, các

cấp tại địa phương đ có sự phân cơng, phối hợp ngày càng khoa học đúng chức năng
nhiệm vụ trong thực hiện chính sách; trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính
sách, nhiều địa phương đ chủ động đề xuất với các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ
sung khắc phục nh ng hạn chế, bất cập của chính sách; đ chú ý đến công tác theo dõi,
kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chính sách và đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm trong
tổ chức thực hiện chính sách. Tuy nhiên, hiện nay, tại một số địa phương cịn có tình
trạng khơng đảm bảo thực hiện đầy đủ các ước trong tổ chức thực hiện chính sách;
hay năng lực thực hiện chính sách của đội ngũ cán ộ, cơng chức còn hạn chế chưa
đáp ứng yêu cầu và tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách; tình trạng vận dụng
tùy tiện các giải pháp trong quá trình thực hiện chính sách cịn khá phổ biến; một số
chính sách thực hiện bị kéo dài, khơng đảm bảo theo chu trình, thời hạn gây khó khăn
cho việc tìm nguồn lực để giải quyết... Chính vì vậy để hồn thiện cơng tác thực hiện
chính sách giáo dục tại các vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc, cần phải đổi mới
nhận thức về vai trò, nội dung, nhiệm vụ, yêu cầu, nguyên tắc thực hiện chính sách
cơng; và đ c biệt cần nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện thực trạng thực hiện chính
sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay.
Chính vì vậy, chúng tơi chọn vấn đề “Thực hiện chính sách giáo dục ở vùng
dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay làm đề tài luận án
tiến sĩ ngành Chính sách cơng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ các luận cứ khoa học, thực
trạng thực hiện chính sách giáo dục, nh ng vấn đề đ t ra và đề xuất các giải pháp

3


nhằm hồn thiện việc thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi
phía Bắc Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án thực hiện các nhiệm vụ chính như sau:
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn trong thực hiện các chính sách giáo dục
vùng DTTS.
- Phân tích và đánh giá được thực trạng thực hiện các chính sách giáo dục ở
vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.
- Từ thực trạng trên đề xuất được các quan điểm, giải pháp nhằm hồn thiện
việc thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt
Nam trong thời gian tới.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án được tiến hành để chứng minh các câu hỏi sau đây:
- Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu thực hiện chính sách
giáo dục vùng DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc là gì?
Dự kiến kết quả nghiên cứu: Làm sáng tỏ khái niệm, lý thuyết về thực hiện
chính sách, hệ thống chính sách giáo dục vùng DTTS, kinh nghiệm một số quốc gia
trong thực hiện chính sách giáo dục vùng DTTS.
- Câu hỏi 2: Việc thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền
núi phía Bắc Việt Nam đ đạt được nh ng kết quả như thế nào?
Dự kiến kết quả nghiên cứu: Qua nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách
giáo dục vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc, Luận án làm rõ các thành tựu và
nh ng tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách giáo dục đồng thời chỉ ra nguyên
nhân của nh ng tồn tại, hạn chế đó.
- Câu hỏi 3: Cần nh ng giải pháp nào để hồn thiện việc thực hiện chính
sách giáo dục vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay?
Dự kiến kết quả nghiên cứu: Luận án đề xuất các nhóm giải pháp để hồn
thiện việc thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc,
đồng thời là kinh nghiệm tham khảo h u ích cho việc thực hiện hiện chính sách
giáo dục ở các vùng DTTS trong cả nước.

4



3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là quá trình thực hiện chính sách giáo dục ở
vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- ề

t ộ du

:

Luận án tập trung nghiên cứu quá trình triển khai thực hiện chính sách giáo
dục ở vùng DTTS của các Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh miền núi phía Bắc Việt
Nam, gồm 5 ước cơ ản sau đây: (i) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính
sách, (ii) Phổ biến, tuyên truyền chính sách, (iii) Phân cơng, phối hợp thực hiện
chính sách, (iv) Đơn đốc, kiểm tra duy trì và điều chỉnh chính sách (v) Đánh giá
tổng kết thực hiện chính sách; thực hiện với hai bậc giáo dục: giáo dục mầm non và
giáo dục phổ thơng trong đó tập trung vào các chính sách: (1) các chính sách đối với nhà
trường vùng DTTS; (2) chính sách đối với học sinh vùng DTTS (trẻ mầm non, học sinh).
- ề

tt

:

Luận án nghiên cứu thực trạng thực hiện các chính sách giáo dục ở vùng
DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm
2019 ( từ sau Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 14/03/2013 về đổi mới căn ản, toàn
diện giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều

kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế). Trên cơ sở
kết quả nghiên cứu, luận án sẽ đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm hồn thiện việc
thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn
2021-2030.
- ề

:

Luận án nghiên cứu việc thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS thuộc
14 tỉnh miền núi phía Bắc trong đó tập trung các số liệu và ví dụ cụ thể liên quan
đối với bốn tỉnh như: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn.
4. Phƣơng pháp uận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
- Luận án sử dụng phương pháp luận, cách tiếp cận duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác - Lênin. Phép biện chứng duy vật chính là cơng cụ h u hiệu giúp
5


giải quyết thấu đáo các vấn đề xây dựng và thực hiện chính sách ở Việt Nam hiện
nay. Chính sách công cũng luôn vận động biến đổi để phù hợp với yêu cầu thực tiễn
của đời sống kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, việc xây dựng và thực hiện chính sách
cơng cần được xem xét trong một chu trình biến đổi, chính sách này kết thúc sẽ là
tiền đề cho sự ra đời của chính sách mới, khơng có chính sách cơng nào bất biến nó
ln biến đổi nhằm phù hợp với thực tiễn quản lý, thực tiễn đời sống.
- Luận án sử dụng cách Tiếp cận hệ thống. Cách tiếp cận hệ thống giúp cho
Luận án tiếp cận nghiên cứu chính sách cơng với tư cách là chu trình chính sách
cơng, có ra đời và kết thúc, trong đó thực hiện chính sách là một khâu quan trọng
của chu trình chính sách cơng, chính vì vậy nghiên cứu thực hiện chính sách cơng
cần nhìn nhận nó trong cả chu trình chính sách, từ hoạch định chính sách đến tổ
chức triển khai chính sách và đánh giá chính sách.

- Luận án sử dụng cách tiếp cận liên vùng: vùng dân tộc thiếu số các tỉnh
miền núi phía Bắc mang đ c điểm địa hình của cả miền núi và trung du (gồm 14
tỉnh và được chia làm hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Vùng Đông Bắc gồm 9 tỉnh:
Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn
Bắc Giang; vùng Tây Bắc gồm các tỉnh: Lào Cai Điện Biên Sơn La Lai Châu và
Hồ Bình. Việc phân vùng này vừa mang tính địa lý, vùng kinh tế - xã hội đ c biệt
gắn liền với phân vùng văn hóa - tộc người. Vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc
là vùng đa tộc người, với sự đa dạng về văn hóa của nhiều tộc người, ứng với mỗi
tiểu vùng tồn tại nh ng bản sắc văn hóa riêng, nổi trội của một số tộc người (như:
vùng Đông Bắc là vùng của các sắc thái văn hóa của nh ng tộc người thuộc nhóm
ngơn ng Tày-Thái, Hmông - Dao, Tạng - Miến, Hán; vùng Tây Bắc: các tộc người
thuộc nhóm ngơn ng Việt - Mường, Tày - Thái, Môn Khơme Hmông - Dao, Tạng
- Miến). Nghiên cứu về vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc một m t cần chú ý
đến tổng thể toàn vùng, m t khác cũng cần chú trọng tới nh ng đ c điểm riêng về
văn hóa - xã hội của mỗi tiểu vùng. Ngoài ra, nghiên cứu vùng DTTS các tỉnh miền
núi phía Bắc cũng cần chú ý tới mối liên hệ với các vùng DTTS các tỉnh duyên hải
miền Trung; cũng như vùng DTTS các tỉnh có chung đường biên giới với các tỉnh
miền núi phía Việt Nam.

6


- Luận án cũng sử dụng cách tiếp cận quyền lợi đ c thù. Với cách tiếp cận
này, việc nghiên cứu thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS cần chú ý
nghiên cứu đảm bảo quyền giáo dục và được giáo dục của trẻ em và học sinh
trong vùng đồng thời cần kết hợp với “ ảo hộ đ c biệt (quyền lợi đ c biệt và
biện pháp bảo hộ đ c biệt) của các DTTS. Một m t, trên nguyên tắc đ i ngộ bình
đẳng và nguyên tắc không kỳ thị, các dân tộc ở vùng DTTS đều được hưởng các
quyền con người giống như các vùng khác trong cả nước trong đó có quyền giáo
dục và quyền được giáo dục. M t khác, do nh ng khó khăn về điều kiện tự nhiên

- sinh thái, về điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, các dân tộc trong vùng
DTTS cũng cần được hưởng các quyền lợi cơ ản nhằm đảm bảo và phát triển
toàn diện được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ giáo dục như các vùng khác. Đồng
thời, các dân tộc thiểu số trong vùng DTTS cũng cần được hưởng các nguyên tắc
bảo hộ đ c thù, như ảo tồn văn hóa ngơn ng , ch viết... trong quá trình giáo
dục và thực hiện chính sách giáo dục. Bảo đảm quyền lợi đ c thù đối với các
DTTS trong giáo dục không chỉ là việc xóa bỏ sự bất ình đẳng về m t hưởng
thụ quyền lợi, mà nó hướng tới tính tồn diện trong bảo đảm nhân quyền, tiêu
biểu cho sự tôn trọng nhân cách, tôn trọng các giá trị bản sắc, giá trị văn hóa của
tất cả các dân tộc. Đồng thời, tiếp cận bảo hộ đ c thù không chỉ nhằm xác định
rõ ràng quyền lợi đ c thù của DTTS, mà còn hướng tới xây dựng các cơ chế bảo
đảm hoàn thiện thực hiện và các phương án hành động có hiệu quả trong khi áp
dụng các ưu đ i đ c thù đối với các DTTS.
- Ngoài ra, Luận án cũng sử dụng các Tiếp cận liên ngành: từ góc nhìn liên
ngành, Luận án có thể có cách nhìn ao quát dưới nhiều góc độ như dân tộc học/
Nhân học văn hóa học, xã hội học... để có thể đánh giá khách quan về thực trạng
thực hiện chính sách giáo dục; đồng thời giúp Luận án đề xuất các quan điểm, giải
pháp hồn thiện việc thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS ở các tỉnh miền
núi phía Bắc hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
4.2.1. P ươ

p áp

ê cứu tư l ệu thứ cấp

Luận án phân tích và tổng hợp các nguồn từ liệu trong ngồi nước nghiên cứu
về chính sách giáo dục ở vùng DTTS:
7



- Thu thập, phân tích và khai thác thơng tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến
vấn đề nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, pháp luật, tài liệu của Đảng và Nhà nước ở
Trung ương và địa phương về chính sách và thực hiện chính sách giáo dục. Trong đó
tập trung thu thập từ các cơ quan an hành chính sách giáo dục như Quốc hội, Hội
đồng Dân tộc; Chính phủ, Bộ GD - ĐT, Ủy ban Dân tộc.
- Thu thập, phân tích các nguồn tư liệu về kinh nghiệm thực hiện chính sách
giáo dục đối với các DTTS và vùng DTTS trên thế giới có điều kiện tương đồng với
Việt Nam đồng thời rút ra một số kinh nghiệm cho việc thực hiện chính sách giáo dục
ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Thu thập tư liệu, thơng tin, báo cáo, kế hoạch của chính quyền, các sở, ban,
ngành tại các tỉnh về luận án tiến hành khảo sát, liên quan trực tiếp ho c gián tiếp đến
chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.
- Ngồi ra, Luận án cũng kế thừa, tổng hợp và phân tích các kết quả của các
cơng trình nghiên cứu trước đây đ đề cập trong tổng quan nghiên cứu.
4.2.2. P ươ

p áp p ỏng vấn sâu

Luận án đ lựa chọn và phỏng vấn một số chuyên gia về giáo dục và thực hiện
chính sách giáo dục (các nhà quản lý giáo dục, cán bộ, công chức chuyên môn tư vấn
xây dựng chính sách, nghiên cứu, giảng dạy tư vấn chính sách giáo dục; cán bộ quản
lý giáo dục ở các địa phương tiến hành khảo sát; các cán bộ làm cơng tác dân tộc; đối
tượng được thụ hưởng chính sách giáo dục) trong đó tập trung vào các vấn đề: (1) q
trình thực hiện chính sách giáo dục ở Việt Nam nói chung và vùng DTTS các tỉnh miền
núi phía Bắc hiện nay; (ii) nh ng nhân tố cơ ản ảnh hưởng đến q trình thực hiện
chính sách giáo dục ở vùng DTTS; (iii) các vấn đề đ t ra và nguyên nhân của các vấn
đề này trong quá trình thực hiện chính sách giáo dục ở các vùng DTTS; (iv) đề xuất các
giải pháp để hoàn thiện việc thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS.

4.2.3. P ươ

p áp đ ều tra bảng hỏi

Đối với chọn mẫu, mẫu khảo sát trải rộng trên phạm vi 4/14 tỉnh miền núi
phía Bắc, gồm hai tỉnh thuộc vùng Tây Bắc: Lai Châu, Lào Cai; và hai tỉnh thuộc
Đông Bắc: Cao Bằng, Lạng Sơn. Người trả lời bảng hỏi được lựa chọn là các cán
bộ, công chức (CB-CC) của các sở/ngành của 4 địa phương các tỉnh miền núi phía
Bắc. Luận án chọn mẫu ngẫu nhiên người trả lời phiếu hỏi từ danh sách cán bộ,
8


công chức của các sở ban ngành thuộc 4 tỉnh miền núi phía Bắc. Quy mơ mẫu được
trưng cầu 240 phiếu. Phiếu trưng cầu ý kiến được thực hiện với cán bộ quản lý ở
các cấp tỉnh, cấp huyện thuộc các lĩnh vực quản lý khác nhau, gồm hai nhóm chính:
CB-CC tham gia quản lý về giáo dục; cán bộ không tham gia lĩnh vực giáo dục.
Bảng 1. Số ƣợng phiếu điều tra theo tỉnh và ĩnh vực công tác
Lĩnh vực công tác
Liên quan đến
giáo dục
Không liên quan đến
giáo dục
Tổng

Tỉnh
Cao Bằng Lạng Sơn

Tổng

Lai Châu


Lào Cai

13

10

11

12

46

49

48

49

48

194

62

58

60

60


240

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thực hiện nghiên cứu này, Luận án đ có nh ng đóng góp về m t lý luận và
thực tiễn như sau:
- Hế thống hóa một số khái niệm và lý thuyết liên quan đến thực hiện chính
sách giáo dục; một số kinh nghiệm của quốc tế trong thực hiện chính sách giáo dục
vùng DTTS; đưa ra được khái niệm thực hiện chính sách giáo dục vùng DTTS.
- Phân tích và làm rõ thực trạng thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS
của tỉnh miền núi phía Bắc trên một số phương diện như: kết quả thực hiện chính
sách đối với cơ sở giáo dục và người học của hệ giáo dục mầm non và giáo dục phổ
thông; kết quả thực hiện ước cơ ản trong thực hiện chính sách.
- Luận án đ nghiên cứu và khái qt q trình thực hiện chính sách giáo dục ở
một vùng địa phương cụ thể đó là vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Luận án đ thu thập, tập hợp được nguồn thông tin tư liệu mới về thực
trạng thực hiện chính sách và một số kết quả triển khai thực hiện chính sách giáo
dục ở vùng dân tộc thiếu số các tỉnh miền núi phía Bắc để các cơ quan quản lý nhà
nước về giáo dục ở trung ương địa phương cùng các nhà nghiên cứu, giảng dạy có
thể tham khảo.

9


6. Ý nghĩa ý uận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án đ khái quát hóa, hệ thống hóa các các lý luận về giáo dục đa văn
hóa, lý luận về bảo đảm quyền lợi đ c thù để áp dụng vào lĩnh vực thực hiện chính
sách giáo dục ở các vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay,
- Luận án đ xây dựng, bổ sung hệ thống khung lý luận về thực hiện chính

sách giáo dục vùng DTTS, gồm: hệ thống các nội hàm các khái niệm các ước
trong quy trình thực hiện chính sách.
- Luận án cũng đ tổng hợp và khái quát thực tiễn kinh nghiệm thực hiện
chính sách giáo dục đối với các DTTS và vùng DTTS ở một số quốc gia, từ đó rút
ra một số kinh nghiệm nhằm hồn thiện chính sách giáo dục vùng DTTS các tỉnh
miền núi phía Bắc.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên phương diện thực tiễn, luận án có một số đóng góp cụ thể như sau:
- Thơng qua việc đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về thực hiện chính
sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc, luận án góp phần bổ sung,
làm rõ thực tiễn về thực hiện chính sách giáo dục nói riêng và thực hiện chính sách
cơng nói chung ở các vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Luận án góp phần giúp cho cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa
phương nh ng chủ thể hoạch định và thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS
các tỉnh miền núi phía Bắc, có thể nhận diện một cách tồn diện hơn q trình tổ
chức thực hiện của chính sách này (thành tựu, hạn chế, nguyên nhân), từ đó có
thể có định hướng, giải pháp can thiệp chính sách phù hợp. Đồng thời, không chỉ
phù hợp với vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc, luận án cịn có ý nghĩa tham
khảo trong việc tổ chức thực hiện chính sách cơng nói chung ở các vùng DTTS ở
Việt Nam.
- Ngồi ra, luận án cịn là một nguồn tài liệu có tính khoa học đề các nhà
hoạch định và thực hiện chính sách, các nhà nghiên cứu và giảng dạy chun ngành
chính sách cơng ở Việt Nam có thể tham khảo trong q trình xây dựng và hoạch
định chính sách cho vùng DTTS ở Việt Nam nói chung và các tỉnh miền núi phía
Bắc nói riêng.
10


7. Kết cấu của luận án
Ngoài các nội dung Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận án kết cấu

thành bốn chương nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong thực hiện chính sách giáo dục ở
vùng DTTS.
Chương 3: Thực trạng thực hiện chính sách giáo dục ở vùng DTTS các tỉnh
miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.
Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách giáo
dục ở vùng DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian tới.

11


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu về chính sách giáo dục ở vùng DTTS của các học
giả trong nƣớc
1.1.1. Các nghiên cứu về thực hiện chính sách cơng
Trong nh ng năm gần đây nghiên cứu về thực hiện chính sách cơng cũng
bắt đầu được đề cập trong nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong
nước, điển hình như các tác giả: Lê Chi Mai; Nguyễn H u Hải; Đỗ Phú Hải;
Nguyễn Xuân Phong, Trần Quyền Thắng; Lê Văn Hòa; Văn Tất Thu; Cao Tiến
Sĩ; Đỗ Thị Thơ... Cụ thể như:
Nhà nghiên cứu Lê Chi Mai đ có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về thực
hiện chính sách cơng. Các nghiên cứu của Lê Chi Mai cho rằng: “thực thi chính
sách là giai đoạn biến các ý đồ chính sách thành nh ng kết quả thực tế thơng qua
hoạt động có tổ chức của các cơ quan trong ộ máy nhà nước, nhằm đạt tới
nh ng mục tiêu đ đề ra [109, tr.112]. Trong các nghiên cứu, tác giả Lê Chi
Mai cho rằng, thực thi chính sách là giai đoạn biến các ý tưởng chính sách thành
hiện thực nhằm đạt mục tiêu mong muốn, việc triển khai này sẽ làm bộc lộ
nh ng vấn đề cần tiếp tục được sửa đổi, bổ sung trong nội dung chính sách; đồng

thời chỉ ra một số bất cập trong thực thi chính sách ở Việt Nam hiện nay như:
nhận thức của nh ng người có trách nhiệm thực thi chính sách chưa rõ ràng đầy
đủ nên g p lúng túng trong triển khai chính sách; chính sách an hành chưa phù
hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương hay ộ, ngành, nên g p khóa khăn
trong việc thực hiện; chưa chú trọng đến khâu lập kế hoạch thực thi; công tác
phân công và phối hợp kém hiệu quả; nguồn lực tài chính vừa thiếu vừa kém
hiệu quả; thiếu sự theo dõi và giám sát [114].
Nhà nghiên cứu Nguyễn H u Hải cho rằng, chính sách cơng là kết quả ý chí
chính trị của nhà nước được thể hiệ bằng một tập hợp các quyết định có liên quan
với nhau

ao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết nh ng vấn

đề công trong xã hội [61, tr.51]. Trong đó thực hiện chính sách là giai đoạn hiện
thực hóa các mục tiêu của chính sách thông qua thiết lập các quy định, các thủ tục,
chương trình dự án, ho c xác định các hoạt động và triển khai thực hiện các quy
12


định, thủ tục chương trình dự án ho c thực hiện các hoạt động. Thực hiện chính
sách (thực thi chính sách) là “q trình biến các chính sách thành nh ng kết quả trên
thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước, nhằm hiện thực
hố nh ng mục tiêu mà chính sách đ đề ra; là tồn bộ q trình hoạt động của chủ
thể theo các cách thức khác nhau nhằm hiện thực hóa nội dung chính sách cơng một
cách có hiệu quả [61, tr.127]. Tổ chức thực thi chính sách cơng là ước đưa chính
sách cơng vào thực hiện trong đời sống xã hội. Trong đó các ước tổ chức thực thi
chính sách cơ ản như sau: (1) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
cơng; (2) Phổ biến, tun truyền chính sách cơng; (3) Phân cơng, phối hợp thực
hiện chính sách cơng; (4) Đơn đốc thực hiện chính sách cơng; (5) Đánh giá tổng kết
rút kinh nghiệm. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực thi chính sách cơng gồm:

tính chất của vấn đề chính sách cơng; mơi trường thực thi chính sách cơng; mối
quan hệ gi a các đối tượng thực thi chính sách cơng; tiềm lực của các nhóm đối
tượng chính sách cơng; đ c tính của đối tượng chính sách cơng; năng lực thực thi
chính sách công của cán bộ, công chức; mức độ tuân thủ các ước trong quy trình tổ
chức thực thi chính sách cơng; các điều kiện vật chất để thực thi chính sách cơng; sự
đồng tình, ủng hộ của người dân.
Nguyễn Xn Phong, Trần Quyết Thắng cho rằng, thực thi chính sách
cơng là một khâu hợp thành chu trình chính sách cơng, là khâu trung tâm kết nối
các ước trong chu trình chính sách thành một hệ thống là ước thực hiện hóa
chính sách trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý các lĩnh vực
của đời sống của nhà nước; là chuyển tải ý chí của giai cấp cầm quyền, giai cấp
l nh đạo thông qua nhà nước bằng sức mạnh cưỡng chế, bằng các lực lượng,
phương tiện vật chất; đề cập tới vai trị của báo chí trong thực thi chính sách
cơng trong đó

áo chí là một trong nh ng kênh thông tin quan trọng nhằm cung

cấp thơng tin để nhân dân nắm rõ được các chính sách, pháp luật của nhà nước;
cũng để các cơ quan nhà nước cũng nắm bắt được việc thực thi chính sách có
phù hợp với nh ng địi hỏi, nhu cầu xã hội hay khơng; giám sát, kiểm tra q
trình thực thi chính sách, phát hiện ra nh ng tiêu cực, hạn chế từ chính nội dung
của chính sách và nh ng sai lệch khi thực thi chính sách [126, tr.51].

13


Nhà nghiên cứu Lê Văn Hòa cho rằng, thực thi chính sách cơng là sự tổ
chức thực hiện các giải pháp chính sách cụ thể, gồm các cơng đoạn chủ yếu: một là,
an hành các văn ản quy định các biện pháp, các thủ tục thực thi, thi hành chính sách;
hai là thiết lập và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án để thực thi chính sách.

Thực thi chính sách có thể hiểu là q trình thơng qua việc ban hành và tổ chức thực
hiện các văn ản chương trình dự án thực thi chính sách, nhằm hiện thực hố mục tiêu
chính sách vào thực tiễn đời sống xã hội; q trình này được triển khai thơng qua hệ
thống tổ chức bộ máy nhà nước, cùng sự tham gia của các đối tác; các chủ thể thực thi
chính sách xác định các nhiệm vụ triển khai thực thi chính sách tùy thuộc vào từng
chính sách cơng cụ thể [80, tr.12, 17-21].
Nhà nghiên cứu Văn Tất Thu cũng có nhiều nghiên cứu về chính sách
cơng và thực thi chính sách cơng. Theo tác giả, tổ chức thực hiện chính sách là
một khâu của chu trình chính sách; là ước đ c biệt quan trọng với nhiệm vụ
hiện thực hóa chính sách đưa chính sách vào cuộc sống; các chủ thể tham gia
thực hiện chính sách phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ các ước trong quy trình
tổ chức thực hiện chính sách. Tổ chức thực hiện chính sách gồm các ước cụ thể
như sau: (i) xây dựng kế hoạch triển khai; (ii) phổ biến, tuyên truyền chính sách;
(iii) phân cơng phối hợp; (iv) duy trì chính sách; (v) điều chỉnh chính sách; (vi)
theo dõi, kiểm tra đơn đốc; (vii) tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm. Các ước
này đều có mối liên hệ tác động và bổ sung cho nhau, nhằm hướng tới thực hiện
có hiệu quả mục tiêu chính sách đ t ra khơng được coi nhẹ, bỏ qua bất cứ ước
nào trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách [209, tr.44].
Tác giả Đỗ Phú Hải các tiêu chí năng lực của đội ngũ cán ộ cơng chức
thể hiện trên các ước trong thực thi chính sách đó là: xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện chính sách; phổ biến, tuyên truyền chính sách; năng lực phân
cơng, hợp tác trong xây dựng và thực hiện chính sách; duy trì chính sách; điều
chỉnh chính sách; theo dõi đơn đốc, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách;
đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm chính sách [66, tr.37-39].
Nhà nghiên cứu Trần Thị Thơ cho rằng, việc tổ chức thực hiện chính sách
là q trình biến chính sách thành nh ng kết quả, trên thực tế là các hoạt động có
tổ chức trong bộ máy nhà nước, nhằm hiện thực hóa nh ng mục tiêu mà chính
14



sách đ đề ra, là một quá trình phức tạp đầy biến động, chịu tác động của một
loại yếu tố thúc đẩy và cản trở công việc thực thi đồng thời chỉ ra một số hạn
chế trong thực thi chính sách ngư: công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về
nội dung và yêu cầu của chính sách chưa đầy đủ, rõ ràng, kịp thời; các văn ản
hướng dẫn nhiều khi không rõ ràng, thống nhất; sự phân công nhiệm vụ gi a các
đơn vị tổ chức thực thi chính sách chưa thực sự khoa học, chồng chéo, trùng l p
gi a quyền hạn và lợi ích; quy chế, thủ tục lập ra trong q trình tổ chức thực thi
chính sách thường thiếu tính ổn định tương đối, gây xáo trộn cho q trình thực
thi chính sách cơng; thiếu cơ chế theo dõi và đánh giá làm cho việc đánh giá kết
quả thực hiện các chính sách cơng trở nên khó khăn khơng có các thơng tin đáng
tin cậy về nh ng hoạt động tốt và nh ng đòi hỏi cần hồn thiện [207, tr.44].
Tóm lại, tuy đề cập đến khâu tổ chức thực hiện chính sách, tuy nhiên các
nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở đề cập đến các vấn đề lý luận của các ước
thực hiện chính sách mà chưa có nhiều cơng trình đi sâu phân tích đánh giá các
khâu tổ chức thực hiện chính sách diễn ra như thế nào trong thực tiễn ở Việt
Nam. Đây là một vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu thơng qua thực tiễn triển
khai chính sách cơng ở các địa phương.
1.1.2. Các nghiên cứu về chính sách giáo dục ở các vùng DTTS
1.1.2.1. Các nghiên cứu chính sách giáo dục ở các vùng DTTS
Trong nh ng năm qua các nghiên cứu về chính sách giáo dục ở vùng DTTS
ở Việt Nam tương đối về phong phú về cách tiếp cận, với các tác giả như: Hà Đức
Đà; Nguyễn Đăng Thành Vũ Đình Hịe Đồn Minh Huấn, Nguyễn Huy Phòng...
Đáng chú ý như:
Tác giả Hà Đức Đà trong cuốn Đề xuất quy đị , c í
tộc và học s

èo để nâng cao tiếp cận công bằ

sác đối với học sinh dân


và đạt được phổ cập giáo dục

trung học cơ sở ở các vùng dân tộc đ ra một số cơ sở lí luận và thực tiễn về tiếp cận
cơng bằng xã hội trong giáo dục và phổ cập giáo dục trung học cơ sở vùng dân tộc
và miền núi. Cuốn sách cũng chỉ ra thực trạng thực hiện chính sách giáo dục ở vùng
dân tộc và miền núi, chỉ ra nh ng khó khăn và nguyên nhân cản trở việc tiếp cận
với giáo dục của học sinh DTTS và học sinh nghèo; đồng thời tiếp cận quy định,
chính sách phù hợp trong phát triển giáo dục vùng dân tộc trên cơ sở một quy trình
15


×