Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Một số giải pháp tăng cường công tác quản lí chi phí trong giai đoạn thực hiện đầu tư tại công ty cổ phần xây dựng sông Hồng (Luận văn thạc sĩ file word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750 KB, 109 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Thủy Lợi, nhất là
các cán bộ, giảng viên Khoa Quản lý Xây dựng, Khoa Đào tạo Sau Đại học đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành bản luận văn này. Đặc biệt tác giả xin
trân trọng cảm ơn cô giáo hướng dẫn PGS. TS Ngô Thị Thanh Vân đã hết lịng ủng
hộ và hướng dẫn tác giả hồn thành luận văn.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn tới các cán bộ của Công ty cổ phần xây dựng
Sông Hồng, các cán bộ Ban quản lý dự án khu B Kim Liên, Thư viện trường Đại
học Thủy Lợi đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ tác giả
trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó khăn và động
viên tác giả trong suốt q trình học tập và nghiên cứu để hồn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2015

Đỗ Thị Ngọc


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Đỗ Thị Ngọc, học viên cao học lớp 21QLXD11 Trường Đại học Thủy Lợi,
chuyên ngành Quản lý xây dựng, xin cam kết:
-

Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân.

-

Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử
dụng để bảo vệ một học hàm học vị nào



-

Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công
bố tại Việt Nam.

-

Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực,
khách quan, và đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2015
TÁC GIẢ

Đỗ Thị Ngọc


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN............................................... 5
1.1. Tổng quan về quản lý dự án........................................................................... 5
1.1.1. Tổng quan về dự án và dự án ĐTXDCT............................................... 5
1.1.2. Quản lý dự án và quản lý chi phí ĐTXD...............................................5
1.2. Nguyên tắc lập và quản lý chi phí dự án ĐTXD............................................ 7
1.2.1. Nguyên tắc lập chi phí dự án ĐTXD..................................................... 7
1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi phí ĐTXD........................................................ 8
1.2.3. Quản lý chi phí trong giai đoạn thực hiện dự án ĐTXD......................10
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLCP trong giai đoạn thực hiện đầu tư
xây dựng công trình..................................................................................... 14
1.3.1. Các nhân tố chủ quan.......................................................................... 14

1.3.2. Các nhân tố khách quan....................................................................... 15
1.4. Một số bài học kinh nghiệm về quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong giai
đoạn thực hiện dự án.................................................................................... 16
1.4.1. Kiểm sốt chi phí thơng qua phân tích ảnh hưởng của thiết kế đến chi
phí...................................................................................................................17
1.4.2. Kiểm sốt chi phí thơng qua cơng tác thẩm tra, thẩm định dự tốn.....18
1.4.3. Kiểm sốt chi phí thơng qua đấu thầu.................................................. 19
1.4.4. Xử lý biến động giá, chi phí xây dựng cơng trình...............................19
1.4.5. Kiểm sốt chi phí ở giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa cơng trình vào
khai thác sử dụng............................................................................................20
Kết luận chương 1........................................................................................... 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TRONG GIAI
ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG SÔNG HỒNG 22
2.1. Giới thiệu chung về Công ty CP xây dựng Sơng Hồng................................ 22
2.1.1. Hình thức, tên gọi, trụ sở Cơng ty......................................................... 22
2.1.2. Quá trình thành lập, ngành nghề kinh doanh......................................... 22
2.1.3. Bộ máy tổ chức, nhiệm vụ chức năng từng bộ phận của Cơng ty.........23
2.1.4. Tình hình về tài chính của công ty trong các năm qua..........................24


2.2. Tình hình thực hiện cơng tác ĐTXDCT của Cơng ty CP xây dựng Sông
Hồng trong những năm gần đây...................................................................24
2.2.1. Giới thiệu một số dự án DTXDCT do Công ty CP xây dựng Sông Hồng
thực hiện những năm gần đây............................................................... 24
2.2.2. Tổng hợp chi phí của Cơng ty thơng qua 03 dự án điển hình của cơng ty
những năm gần đây............................................................................... 28
2.2.3. Thực trạng cơng tác quản lý chi phí của Công ty CP xây dựng Sông
Hồng trong giai đoạn thực hiện dự án:.................................................. 58
2.3. Đánh giá về công tác QLCP trong giai đoạn thực hiện đầu tư tại công ty CP
xây dựng Sông Hồng thông qua các dự án trên............................................64

2.3.1 Những kết quả đạt được......................................................................... 64
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân.............................................................. 65
Kết luận chương 2............................................................................................... 69
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHI PHÍ TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ TẠI CƠNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG SÔNG HỒNG........................................................................ 71
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển, những thuận lợi, khó khăn và thách thức của
Công ty trong thời gian tới..................................................................................71
3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển công ty trong thời gian tới..............71
3.1.2 Những thuận lợi, khó khăn, và thách thức của công ty trong giai đoạn tới
……….
.............................................................................................................73
3.2. Đề xuất một số biện pháp tăng cường công tác QLCP trong giai đoạn thực
hiện ĐTXD cơng trình tại Cơng ty CP xây dựng Sơng Hồng..............................74
3.2.1. Giải pháp theo góc độ quản lý............................................................... 76
3.2.2. Nhóm giải pháp theo nội dung quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng .79
Kết luận chương 3................................................................................................... 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 101


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐT

Chủ đầu tư

CTXD

Cơng trình xây dựng


DA

Dự án

XD

Xây dựng

TB

Thiết bị

TV

Tư vấn

DAĐT

Dự án đầu tư

DAĐTXD

Dự án đầu tư xây dựng

DN

Doanh nghiệp

DNNN


Doanh nghiệp nhà nước



Hợp đồng

CP

Cổ phần

INCOMEX

Công ty CP xây dựng Sông Hồng

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

HĐQT

Hội đồng quản trị

NSNN

Ngân sách nhà nước

PMBOK

Cẩm nang các lĩnh vực kiến thức về quản lý dự án.


PMI

Viện quản lý dự án Mỹ

QLDA

Quản lý dự án

QLCP

Quản lý chi phí

TMĐT

Tổng mức đầu tư

TDT

Tổng dự tốn

USD

Đồng đơ la Mỹ

VND

Việt Nam đồng


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình tài chính các năm vừa qua – Ngồn INCOMEX.......................24
Bảng 2.2. Thông số DA xây dựng chợ Hàng Da – Nguồn INCOMEX...................25
Bảng 2.3. Thông số dự án B14 Kim Liên - Nguồn INCOMEX...............................25
Bảng 2.4. Thông số dự B4 Kim Liên– Nguồn INCOMEX......................................25
Bảng 2.5. Thông số dự án khu B Kim Liên giai đoạn 2– Nguồn INCOMEX.........26
Bảng 2.6. Thông số dự án Vĩnh Tuy – Nguồn INCOMEX......................................26
Bảng 2.7. Thông số dự án Xuân La – Nguồn INCOMEX.......................................27
Bảng 2.8. Thông số dự án 187 Giảng Võ– Nguồn INCOMEX...............................27
Bảng 2.9. Thơng số dự án Khương Đình – Nguồn INCOMEX...............................28
Bảng 2.10: TMĐT, TDT dự án xây dựng chợ Hàng Da – Nguồn INCOMEX........29
Bảng 2.11: So sánh chi phí xây dựng dự án Chợ Hàng Da – Nguồn INCOMEX....30
Bảng 2.12: So sánh chi phí thiết bị dự án Chợ Hàng Da – Nguồn INCOMEX.......33
Bảng 2.13: So sánh chi phí thiết bị dự án Chợ Hàng Da – Nguồn INCOMEX.......34
Bảng 2.14: Tổng hợp chi phí QLDA, TV, Chi khác DA Chợ Hàng Da – Nguồn
INCOMEX..............................................................................................................36
Bảng 2.15. Tổng hợp quyết toán dự án XD mới Chợ Hàng Da –Nguồn INCOMEX
...................................................................................................................................38
Bảng 2.16. Tổng hợp quyết tốn chi phí xây dựng dự án XD mới Chợ Hàng Da....39
- Nguồn INCOMEX................................................................................................39
Bảng 2.17. Tổng hợp quyết tốn chi phí thiết bị dự án XD mới Chợ Hàng Da.......42
- Nguồn INCOMEX................................................................................................42
Bảng 2.18. Tổng hợp quyết toán chi phí QLDA, Tư vấn và chi khác dự án XD mới
Chợ Hàng Da - Nguồn INCOMEX.........................................................................43
Bảng 2.19. TMĐT dự án B14 Kim Liên - Nguồn INCOMEX................................45
Bảng 2.20. Tổng hợp dự toán XD, TB dự án B14 Kim Liên - Nguồn INCOMEX 46
Bảng 2.21. Tổng hợp chi phí QLDA, tư vấn dự án B14 Kim Liên - Nguồn
INCOMEX..............................................................................................................49
Bảng 2.22. Tổng hợp quyết toán dự án B14 Kim Liên –Nguồn INCOMEX...........51
Bảng 2.23: Tổng mức đầu tư dự án B4 Kim Liên –Nguồn INCOMEX..................52
Bảng 2.24: Tổng hợp dự toán XD,TB dự án B4 Kim Liên –Nguồn INCOMEX.....55

Bảng 2.25: Tổng hợp quyết toán dự án B4 Kim Liên –Nguồn INCOMEX.............57
Bảng 2.26: Tổng hợp nhân sự chính của Cơng ty..................................................61
Bảng 2.27: Bảng so sánh phát sinh chi phí các dự án – Nguồn INCOMEX............67


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Hoạt động quản lý chi phí theo PMI..........................................................6
Hình 1.2. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình..............................10
Hình 1.3. Các chi phí trong dự tốn xây dựng cơng trình........................................12
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức cơng ty..............................................................................23
Hình 2.2. Đồ thị so sánh phát sinh chi phí các dự án – Nguồn INCOMEX.............68


8

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự hội nhập, tồn cầu hóa trong mọi lĩnh vực
kinh tế nói chung và trong lĩnh vực đầu tư xây dựng nói iêng, cơng tác quản lý đầu
tư xây dựng ngày càng trở nên quan trọng và thiết yếu, đòi hỏi sự phối hợp của
nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan. Do đó, cơng tác
quản lý dự án đầu tư xây dựng địi hỏi phải có sự phát triển sâu, rộng, và mang tính
chuyên nghiệp hơn mới đáp ứng nhu cầu xây dựng các cơng trình ở nước ta trong
thời gian tới.
Q trình quản lý dự án xây dựng cơng trình yêu cầu nhà quản lý phải đồng thời
đáp ứng các u cầu (mục tiêu) về chất lượng cơng trình xây dựng, về tiến độ, về
chi phí và về an tồn lao động, vệ sinh mơi trường. Trong các mục tiêu đã nêu trên,
mục tiêu về quản lý chi phí ngày càng có vị trí quan trọng.
Ở nước ta hiện nay, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, cơ chế
quản lý chi phí đầu tư xây dựng cũng đã và đang được đổi mới nhằm đảm bảo sử

dụng hiệu quả vốn đầu tư, tránh thất thốt và lãng phí vốn, tuy nhiên trên nhưng
thực tế vẫn cịn có những hạn chế trong việc quản lý, kiểm sốt chi phí đầu tư xây
dựng. Tình trạng các cơng trình xây dựng thường xun phải điều chỉnh tổng mức
đầu tư, dự tốn và phát sinh chi phí trong q trình thực hiện cịn diễn ra khá phổ
biến. Tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó ngun nhân đáng
kể đến là cơng tác quản lý, kiểm sốt chi phí đầu tư thực hiện chưa tốt.
Trong điều kiện phát triển của khoa học và công nghệ nhanh chóng, yêu cầu của
khách hàng ngày càng cao, dẫn đến những phát sinh các chi phí trong quá trình đầu
tư xây dựng, do vậy, cần một hệ thống hiệu quả để kiểm sốt chi phí một cách chặt
chẽ và hiệu quả.
Trong gần 20 năm thành lập và phát triển, Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng
phát triển ngày càng lớn mạnh, đã đầu tư xây dựng nhiều cơng trình nhà cao tầng,
đặc biệt là các chung cư cao tầng, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hà


Nội như: Chung cư cao tầng Biển Bắc, chung cư cao tầng B4,B14 Kim Liên, và
trung tâm thương mại Hàng Da,…. Với đội ngũ cán bộ trình độ chun mơn cao đã
giúp công ty ngày càng lớn mạnh và phát triển, tuy nhiên, do vẫn áp dụng phương
thức quản lý truyền thống, chưa áp dụng các phương thức quản lý mới tiên tiến nên
cơng tác quản lý chi phí vẫn cịn nhiều bất cập, gây thất thốt vốn cho cơng ty. Điều
đó địi hỏi cơng ty phải đổi mới phương thức quản lý chi phí, đặc biệt là nên áp
dụng các phương thức quản lý chi phí mới khoa học hơn, hiệu quả hơn đã được
nhiều nước trên thế giới áp dụng hàng thập niên trước như: phương pháp EVM
(Earned Value method) – Quản lý giá trị thu được, Phương pháp quản lý dự án trực
tuyến bằng phần mềm IBOM,….
Xuất phát từ thực tế trên đây, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, là một
cán bộ tại Công ty CP Xây dựng Sông Hồng, học viên đã quyết định chọn đề tài
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ là “ Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi
phí trong giai đoạn thực hiện đầu tư tại Cơng ty CP xây dựng Sơng Hồng” nhằm
góp phần nâng cao năng lực quản lý chi phí xây dựng cơng trình của Cơng ty CP

Xây dựng Sơng Hồng trong điều kiện cạnh tranh của thị trường xây dựng tại Việt
Nam hiện nay, cũng như giúp học viên hoàn thiện cơng tác hiện tại đang đảm nhận.
2. Mục đích của Đề tài
Dựa vào những cơ sở lý luận về quản lý chi phí và những tổng kết thực tiễn hoạt
động đầu tư và xây dựng của Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng, luận văn
nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý chi
phí xây dựng trong giai đoạn thực hiện đầu tư các dự án do Công ty làm chủ đầu tư.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chi phí trong giai đoạn thực
hiện đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác này tại Công ty Cổ phần
Xây dựng Sông Hồng.

-

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tiến hành nghiên cứu các mặt hoạt động có


liên quan đến cơng tác quản lý chi phí trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây
dựng tại Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng đối với các dự án được triển
khai trong thời gian gần đây.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
-

Về mặt lý luận: Trên cơ sở vận dụng đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước
về phát triển kinh tế-xã hội, về phát triển ngành xây dựng, các văn bản pháp quy
về quản lý đầu tư và xây dựng, lý luận của các môn kinh tế chuyên ngành như:
Quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh trong xây dựng, Phân tích
hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp, ,…


-

Các phương pháp nghiên cứu gồm:

+ Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu;
+ Phương pháp khảo sát thực tế;
+ Phương pháp phân tích đánh giá;
+ Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu đã thực hiện;
+ Phương pháp sử dụng các phần mềm để hỗ trợ.
+ Một số phương pháp khác.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
-

Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận khoa học về
chi phí, quản lý chi phí trong giai đoạn thực hiện đầu tư và nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng hoạt động này, làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng cơng tác
quản lý chi phí xây dựng trong giai đoạn thực hiện đầu tư và đề xuất các giải
pháp nâng cao cơng tác quản lý chi phí xây dựng trong giai đoạn thực hiện đầu
tư xây dựng.

-

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường


cơng tác quản lý chi phí trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng là những gợi
ý thiết thực, hữu ích có thể vận dụng vào cơng tác quản lý chi phí xây dựng
trong giai đoạn thực hiện đầu tư tại Công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng.
6. Kết quả dự kiến đạt được

-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chi phí trong q trình thực hiện các
dự án đầu tư xây dựng và nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý chi phí các dự án xây dựng trong giai đoạn thực hiện đầu tư.

-

Phân tích thực trạng cơng tác thực hiện đầu tư nói chung, cơng tác quản lý chi
phí trong giai đoạn thực hiện đầu tư các dự án xây dựng nói riêng tại Cơng ty
Cổ phần Xây dựng Sông Hồng.

-

Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp tăng cường cơng tác quản lý chi phí trong
giai đoạn thực hiện các dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Cổ phần Xây dựng
Sơng Hồng.

7. Nội dung luận văn
Ngồi mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quản lý dự án và công tác quản lý chi phí trong giai đoạn
thực hiện đầu tư xây dựng cơng trình
Chương 2: Thực trạng cơng tác quản lý chi phí trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây
dựng tại Công ty CP Xây dựng Sông Hồng
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường cơng tác quản lý chi phí trong giai
đoạn thực hiện đầu tư xây dựng tại Công ty CP Xây dựng Sông Hồng.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
1.1.


Tổng quan về quản lý dự án

1.1.1. Tổng quan về dự án và dự án ĐTXDCT
Khái niệm về dự án:
Dự án theo nghĩa thơng thường là “điều mà người ta có ý định làm”
Theo “Cẩm nang các kiến thức cơ bản về quản lý dự án” của Viện nghiên cứu
QLDA Quốc tế (PIM) thì “ Dự án là sự nỗ lực tạm thời được hực hiện để tạo ra một
sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất”
Theo định nghĩa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn ISO, trong tiêu chuẩn ISO
9000:2000 và theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 9000:2000) thì dư án được
định nghĩa như sau: Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm tập hợp các hoạt động có
phối hợp và kiểm sốt, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được
mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian,
chi phí và nguồn lực.
Như vậy có thể biểu diễn dự án bằng cơng thức sau:
Dự án = kế hoạch + Tiến độ + Thời gian  Sản phẩm duy nhất
Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng:
Theo luật xây dựng số 50/2014/QH13(Điều 3): Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất
có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng
mới, sửa chữa, cải tạ cơng trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất
lượng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai
đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo
nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây
dựng.
Như vậy, có thể biểu diễn dự án xây dựng ( Tên gọi tắt của Dự án đầu tư xây dựng)
bởi công thức sau:
Dự án xây dựng = Kế hoạch + Tiền + Thời gian + Đất  cơng trình xây dựng
1.1.2. Quản lý dự án và quản lý chi phí ĐTXD
Khái niệm về quản lý dự án (Project

Management)


Quản lý dự án là một quá trình hoạch định (Planning), tổ chức (Organizing), lãnh
đạo (Leading/Directing) và kiểm tra (Controlling) các cơng việc và ngồn lực để
hồn thành các mục tiêu đã định. – Tập bài giảng Quản lý dự án xây dựng nâng cao
của PGS.TS Nguyễn Bá Uân.
Quản lý dự án thực chất là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian nguồn lực và
giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng
thời hạn, trong phạm vi ngân sách được phê duyệt và đạt được các yêu cầu đã định
về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ bằng phương pháp và điều kiện tốt
nhất cho phép.
Khái niệm về quản lý chi phí dự án ĐTXD
Quản lý chi phí dự án là việc đảm bảo dự án được thực hiện thành cơng thỏa mãn
ràng buộc về chi phí.
Theo “Cẩm nang các kiến thức cơ bản về quản lý dự án” của Viện Quản lý dự án
Mỹ (PMI) định nghĩa việc quản lý chi phí dự án: “Quản lý chi phí dự án bao gồm
các q trình liên quan đến việc lập kế hoạch, dự toán, ngân sách, tài chính, tài trợ,
quản lý và kiểm sốt chi phí để dự án có thể được hồn tất trong vịng ngân sách
được phê duyệt”
Một quá trình “lập kế hoạch quản lý chi phí” có thể phải được tiến hành nhằm quản
lý thực hiện ba q trình nói trên được tốt ( xem hình 1.1)
Lập kế hoạch quản lý chi phí

Dự tốn
chi phí

Thiết lập
ngân sách


Kiểm sốt
chi phí

Hình 1.1. Hoạt động quản lý chi phí theo PMI
Dự tốn chi phí: Là q trình tính tốn một cách gần đúng các nguồn lực tài chính
cần thiết để hồn thành các hoạt động của dự án.


Thiết lập ngân sách: Là quá trình tổng hợp dự tốn chi phí các hạng muc hoặc các
gói cơng việc để thiết lập chi phí ước tính ban đầu.
Kiểm sốt chi phí: Là q trình theo dõi tình trạng của các dự án để điều chỉnh các
chi phí dự án và quản lý các thay đổi ảnh hưởng tới chi phí ước tính ban đầu.
Khái niệm về quản lý chi phí dự án: Như vậy, theo PMI, quản lý chi phí dự án là
q trình dự tốn chi phí, xác lập ngân sách cho dự án đầu tư xây dựng và kiểm sốt
việc thực hiện chi phí trong giới hạn ngân sách đã được duyệt.
Ở Việt Nam, khơng có quy định pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm quản lý
chi phí dự án. Nghị định 32/2015/NĐ-CP, tại Điều 3 – Nguyên tắc quản lý chi phí
đầu tư xây dựng chỉ quy định rằng: “Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm
mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây
dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng và nguồn vốn sử dụng. Chi
phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, cơng trình, gói
thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng,
mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng cơng
trình.”
1.2.

Ngun tắc lập và quản lý chi phí dự án ĐTXD

1.2.1. Nguyên tắc lập chi phí dự án ĐTXD
Khái niệm Chi phí dự án ĐTXD: Chi phí ĐTXD là tồn bộ chi phí cần thiết để

xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật cơng trình.
Chi phí ĐTXD được biểu thị qua các chỉ tiêu sau:
-

Giai đoạn chuẩn bị dự án: Chỉ tiêu Tổng mức đầu tư của dự án

-

Giai đoạn thực hiện dự án: Dự tốn xây dựng cơng trình, dự tốn gói thầu xây
dựng

-

Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa cơng trình vào khai thác, sử dụng: Giá trị
thanh toán, quyết toán vốn đầu tư.

Nguyên tắc lập chi phí ĐTXD: Chi phí ĐTXD được lập theo từng cơng trình cụ
thể, phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng, các bước thiết kế, nguồn vốn sử dụng
và các quy định của Nhà nước.


Việc lập và quản lý chi phí ĐTXD phải đảm bảo mục tiêu đầu tư và hiệu quả dự án,
đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án ĐTXD, bảo đảm tính đúng, tính đủ,
hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu khách quan cuả cơ chế thị trường.
Chi phí ĐTXD được lập theo từng giai đoạn như sau:
-

Giai đoạn chuẩn bị dự án: Tổng mức đầu tư xây dựng cơng trình là chi phí thực
hiện dự án đầu tư xây dựng được dự tính ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng
cơng trình. Tổng mức đầu tư là cơ sở để Chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn

thực hiện đầu tư xây dựng cơng trình.

-

Giai đoạn thực hiện dự án: Dự tốn xây dựng cơng trình được căn cứ trên cơ sở
khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi
cơng và đơn giá xây dựng cơng trình, định mức chi phí theo tỉ lệ phần trăm, là
căn cứ để Chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình và các bước
tiếp theo. Chi phí được lập trong khâu đấu thầu và lựa chọn nhà thầu: Xác định
giá gói thầu, giá dự thầu, giá đánh giá và giá đề nghị trúng thầu. Giá trúng
thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để thương
thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng; Giá kí hợp đồng là giá được xác định khi
kí kết hợp đồng nhận thầu.

-

Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa các cơng trình của dự án vào khai thác sử dụng:
Chi phí hồn thành khi nghiệm thu bàn giao cơng trình là giá quyết tốn. Giá
quyết tốn là tồn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện đúng với thiết kế, dự
toán được phê duyệt, bảo đảm đúng định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế tốn,
hợp đồng kinh tế đã được kí kết và các quy định khác của Nhà nước có liên
quan.

1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi phí ĐTXD
Nguyên tắc quản lý chi phí ĐTXD: Theo Điều 3 Nghị định 32/2015/NĐ-CP về
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng:
-

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án
đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại

khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng và nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây
dựng phải


được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, cơng trình, gói thầu xây dựng, phù hợp
với u cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị
trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng cơng trình.Nhà nước
thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thơng qua việc ban hành, hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháp lập và
quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
-

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn
bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa cơng trình của dự án vào khai thác sử
dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường
hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng
lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập, thẩm
tra, kiểm sốt và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

-

Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện
theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây
dựng, dự tốn xây dựng, dự tốn gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá
xây dựng, chỉ số giá xây dựng của cơng trình đã được người quyết định đầu tư,
chủ đầu tư thống nhất sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình
thành chi phí theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Nghị định
32/2015/NĐ-CP.


-

Quản lý chi phí ĐTXD nên xem xét các yêu cầu các bên liên quan trong việc
quản lý chi phí. Các bên liên quan khác nhau sẽ tính tốn chi phí dự án theo
những cách khác nhau. Ví dụ, chi phí của một mặt hàng đã mua có thể được
tính khi quyết định thu hồi đã được thực hiện haowcj cam kết, các đơn hàng đã
được đặt, mặt hàng được chuyển giao hoặc các chi phí thực tế phát sinh được
ghi lại cho mục đích kế tốn dự án.

-

Quản lý chi phí ĐTXD chủ yếu liên quan tới chi phí của các nguồn lực cần thiết
để hoàn thành các hoạt động dự án. Quản lý chi phí ĐTXD cũng nên xem xét
các tác động của dự án quyết định tới chi phí kỳ tiếo theo trong việc sử
dụng,


bảo trì và hỗ trợ các sản phẩm, dịchv ụ hoặc hệ quả của dự án. Ví dụ, hạn chế
một số bản vẽ thiết kế có thể làm giảm chi phí của dự án nhưng có thể làm tăng
chi phí vận hành.
Quản lý chi phí ĐTXDCT gồm các nội dung như sau (Hình 1.2)

Hình 1.2. Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình
1.2.3. Quản lý chi phí trong giai đoạn thực hiện dự án ĐTXD
Trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, chi phí đầu tư xây
dựng cơng trình được biểu thị qua chỉ tiêu dự tốn xây dựng cơng trình, dự tốn gói
thầu,....
Chi phí đầu tư xây dựng cơng trình được lập theo từng cơng trình cụ thể, phù hợp
với giai đoạn đầu tư xây dựng cơng trình, các bước thiết kế, nguồn vốn sử dụng và
các quy định của Nhà nước.

Việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình phải bảo đảm mục tiêu đầu
tư và hiệu quả dự án, đồng thời phải bảo đảm tính khả thi của dự án đầu tư xây
dựng cơng trình, bảo đảm tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế
và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường.
Nhà nước thực hiện quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng cơng trình, hướng dẫn
phương pháp lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng cơng trình, cơ quan quản
lý nhà nước về xây dựng công bố định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các thông
tin liên quan để chủ đầu tư tham khảo xác định chi phí đầu tư.
Chủ đầu tư xây dựng cơng trình chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng


cơng trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi cơng trình được đưa vào khai thác,
sử dụng. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn để thực hiện việc lập, thẩm
tra và kiểm soát chi phí dự án đầu tư xây dựng cơng trình phù hợp với nguồn vốn sử
dụng, điều kiện cụ thể của cơng trình xây dựng.
1.2.3.1. Nội dung quản lý dự tốn xây dựng cơng trình:
Khái niệm: Dự tốn xây dựng cơng trình được xác định theo cơng trình xây dựng cụ
thể, và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình
Đối với cơng trình quy mơ nhỏ chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì tổng mức đầu
tư đồng thời là dự tốn xây dựng cơng trình
Đối với dự án có nhiều cơng trình, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán của dự
án để phục vụ cho việc quản lý dự án. Tổng dự toán của dự án được xác định bằng
các cách cộng dự toán của các cơng trình thuộc dự án.
Căn cứ lập dự tốn XDCT : Dự tốn xây dựng cơng trình được lập căn cứ trên cơ sở
khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi
cơng, nhiệm vụ phải thực hiện của cơng trình và đơn giá xây dựng cơng trình, định
mức chi phí tính theo tỷ lệ % cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ cơng việc
đó.
Nội dung dự tốn xây dựng cơng trình: Bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị,
chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự

phịng.
Phương pháp xác định dự tốn xây dựng cơng trình:
-

Chi phí xây dựng: Chi phí xây dựng cơng trình được lập cho cơng tình, hạng
mục cơng trình, các cơng việc của cơng trình cụ thể và được xác định bằng cách
lập dự tốn. Đối với cơng trình phụ trợ, cơng trình tạm phục vụ thi cơng,
nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi cơng thì chi phí xây dựng
được xác định bằng cách lập dự tốn hoặc bằng định mức tỷ lệ. Chi phí xây
dựng bao gồm: Chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước,
thuế GTGT, chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi
công.


-

Chi phí thiết bị: Bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị (Bao gồm cả chi phí đào tạo
và chuyển giao cơng nghệ nếu có), chi phí lắp đặt thiết bị và chi phí thí nghiệm,
hiệu chỉnh và các chi phí khác có liên quan. Chi phí mua sắm thiết bị được xác
định trên cơ sở khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị cần mua, gia công và
giá mua hoặc gia cơng thiết bị. Chi phí đào tạo và chuyển giao cơng nghệ,
chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí dự thí nghiệm, hiệu chỉnhv à chi phí khác có liên
quan được xác định bằng dự tốn.

-

Chi phí quản lý dự án: Bao gồm các chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực
hiện quản lý dự án. Chi phí quản lý dự án được xác định bằng định mức tỷ lệ tại
quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ xây dựng về việc công bố
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.


-

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: Bao gồm chi phí tư vấn lập dự án đầu tư, khảo
sát, thiết kế, giám sát xay dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng khác. Chi phí tư vấn đàu tư xây dựng được xác định bằng tỷ lệ theo quyết
định 957/QĐ-BXD hoặc bằng cách lập dự tốn.

-

Chi phí khác: Được xác định bằng cách lập dự toán hoặc bằng định mức tỷ lệ

-

Chi phí dự phịng: Chi phí dự phịng cho khối lượng cơng việc phát sinh được
tính bằng tỷ lệ % so với các khoản chi phí trên. Chi phí dự phịng do yếu tố
trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng cơng trình và chỉ số giá
xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng.

Hình 1.3. Các chi phí trong dự tốn xây dựng cơng trình
Thẩm định phê duyệt dự tốn xây dựng cơng trình:


-

Thẩm định dự tốn xây dựng cơng trình được thực hiện đồng thời với việc thẩm
định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công

-


Nội dung thẩm định dự tốn xây dựng cơng trình bao gồm:

+ Kiểm tra sự phù hợp khối lượng công tác xây dựng, chủng loại và số lượng thiết
bị trong dự toán so với khối lượng, chủng loại và số lượng thiết bị tính tốn từ thiết
kế xây dựng, cơng nghệ;
+ Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức dự tốn, giá
xây dựng của cơng trình và quy định khác có liên quan trong việc xác định các
khoản mục chi phí của dự tốn xây dựng cơng trình
+ Xác định giá trị dự tốn xây dựng cơng trình sau thẩm định và kiến nghị giá trị dự
toán xây dựng để cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Đánh giá mức độ tăng,
giảm của các khoản mục chi phí, phân tích nguyên nhân tăng, giảm so với giá trị dự
tốn xây dựng cơng trình đề nghị thẩm định.
-

Giá trị dự tốn xây dựng cơng trình được phê duyệt là cơ sở xác định giá gói
thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu và đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng
trong trường hợp chỉ định thầu, nếu có.

Điều chỉnh dự tốn xây dựng cơng trình:
-

Dự tốn XDCT đã phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp:

+ Điều chỉnh tổng mức đàu tư xây dựng cơng trình theo quy định tại điều 7 nghị
định 32/2015/NĐ-CP
+ Thay đổi, bổ sung thiết kế nhưng không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ
cấu chi phí trong dự tốn kể cả chi phí dự phịng nhưng khơng vượt tổng mức đầu
tư xây dựng đã được phê duyệt.
-


Dự toán xây dựng cơng trình điều chỉnh gồm dự tốn xây dựng cơng trình đã
được phê duyệt cộng (hoặc trừ) phần giá trị tăng (hoặc giảm). Phần giá trị tăng
(hoặc giảm) phải được thẩm tra, thẩm định làm cơ sở để phê duyệt dự tốn xây
dựng cơng trình điều chỉnh.

-

Chủ đầu tư tổ chức xác định dự tốn xây dựng cơng trình điều chỉnh làm cơ sở
để điều chỉnh giá hợp đồng, giá gói thầu và điều chỉnh tổng mức đầu tư.


-

Trường hợp chỉ điều hcỉnh cơ cấu các khoản mục chiphí nhưng khơng làm thay
đổi giá trị dự tốn xây dựng đã được phê duyệt bao gồm cả chiphí dự phịng thì
chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh.

1.2.3.2. Nội dung quản lý dự tốn xây dựng cơng trình
Khái niệm: Dự tốn gói thầu xây dựng xác định theo từng gói thầu, phù hợp với kế
hoạch lựa chọn nhà thầu, dự tốn xây dựng cơng trình đã được phê duyệt và được
thực hiện trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng.
Dự tốn gói thầu xây dựng gồm dự tốn gói thầu thi cơng xây dựng; dự tốn gói
thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào cơng trình; dự tốn gói thầu tư vấn đầu tư
xây dựng và dự tốn gói thầu hỗn hợp.
Chủ đầu tư tổ chức xác định, cập nhật dự tốn gói thầu xây dựng, thực hiệnt hẩm
định, phê duyệt để thay thế giá gói thầu xây dựng ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà
thầu đã phê duyệt, làm cơ sở để lập hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu và đánhgiá
lựa chọn nhà thầu xây dựng.
Chủ đầu tư được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng
lực theo quy định tại Nghị định về Quản lý dự án đầu tư xây dựng thực hiện xác

định, cập nhật, thẩm tra dự tốn gói thầu xây dựng trước khi phê duyệt.
Dự tốn gói thầu thi cơng xây dựng:
Dự tốn gói thầu thi cơng xây dựng là tồn bộ chi phí cần thiết để thực hiện thi công
xây dựng các công tác, công việc, hạng mục, công trình xây dựng phù hợp với
phạm vi thực hiện của gói thầu thi cơng xây dựng. Nội dung dự tốn gói thầu thi
cơng xây dựng gồm chi phí xây dựng, chi phí hạng mục chung và chi phí dự phịng.
1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLCP trong giai đoạn thực hiện
đầu tư xây dựng cơng trình

1.3.1. Các nhân tố chủ quan
1.3.1.1. Nhân tố con người
Một trong những yếu tố thành cơng của bất kỳ doanh nghiệp nào chính là nghệ
thuật quản lý nhân sự. Tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ nhưng nó có vai
trị rất lớn đối với việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.


Quản lý chi phí ĐTXD là vấn đề rất khó khăn trong công tác quản lý, đặc biệt nhân
tố con người là nhân tố hàng đầu quyết định đến công tác quản lý chi phí ĐTXD
thơng qua hoạt động kiểm sốt các khoản chi phí của dự án từ giai đoạn quyết sách
đầu tư cho tới giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa cơng trình vào khai thác sử dụng.
1.3.1.2. Nhân tố khoa học công nghệ
Trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, việc áp dụng khoa học
cơng nghệ vào trong xây dựng cơng trình là một trong những giải pháp quan trọng
nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ cơng trình, làm giảm chi phí, nhân lực lao động
trong thi công, giúp con người sử dụng máy móc thiết bị vật liệu mới một cách nhẹ
nhàng và chính xác cao, giảm được thời gian, nhân lực, chi phí.
Khoa học cơng nghệ đã, đang và sẽ vẫn ln nghiên cứu để tìm ra và sử dụng
những vật liệu mới, đưa những máy móc thi cơng hiện đại vào q trình thi cơng

giúp làm giảm chi phí giá thành nhân cơng, máy móc nhằm đẩy nhanh tiến độ thi
xây dựng cơng trình.
1.3.2. Các nhân tố khách quan
1.3.2.1. Nhân tố pháp lý, chính sách
Các quy định, pháp lệnh, các luật và các thông tư, nghị định quy định về cơng tác
quản lý chi phí xây dựng cịn chưa thống nhất giữa các văn bản luật và nghị định.
Hệ thống pháp chế còn chưa thực sự chuyên nghiệp, dẫn đến các văn bản luật
thường xuyên thay đổi, gây khó khăn trong quá trình quản lý của doanh nghiệp theo
định hướng và sự quản lý của nhà nước.
Các văn bản quy định giữa trung ương và địa phương cịn chưa thơng nhất, các quy
định giữa các ngành cũng xảy ra sự chồng chéo dẫn đến khó khăn trong việc áp
dụng các quy định vào trong cơng tác quản lý. Chính vì vậy việc áp dụng các văn
bản luật và nghị định vào cơng tác quản lý chi phí xây dựng cịn gặp nhiều bất cập
gây khó khăn trong việc áp dụng, và việc quản lý chi phí dẫn đến ảnh hưởng khơng
nhỏ trong việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình.


Những chính sách của nhà nước như tiền lương, bảo hiểm, thuế, nguồn vốn đầu tư...
áp dụng cho lĩnh vực xây dựng cũng làm ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí
xây dựng cơng trình.
1.3.2.2. Nhân tố đặc điểm và điều kiện thi cơng cơng trình
Biến đổi khí hậu toàn cầu đã dẫn đến hàng loạt những hệ lụy như lũ lụt, hạn hán,
động đất, núi lửa phun trào nhiều hơn so với những thập niên trước. Các công trình
thủy lợi thường có khối lượng lớn, thời gian thi cơng dài lại thường làm trên lịng
các Sơng, Suối nên khi gặp các trận lũ bất thường việc tổn thất là khơng thể tránh
khỏi và chi phí để khắc phục nó là rất lớn.
1.3.2.3. Nhân tố thị trường
Sự biến động về giá cả, tiền lương, vật tư vật liệu thiết bị làm cho chi phí ĐTXDCT
tăng lên so với chi phí tính tốn ban đầu của dự án gây ảnh hưởng đến TMĐT xây
dựng cơng trình.

1.4.

Một số bài học kinh nghiệm về quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong
giai đoạn thực hiện dự án

Giai đoạn thực hiện dự án là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình thực hiện
một dự án vì giai đoạn này là giai đoạn thường hay phát sinh những thay đổi lớn
trong công tác quả lý chi phí dự án. Vì vậy, để quản lý tốt cơng tác quản lý chi phí
dự án trong giai đoạn thực hiện dự án, ngoài việc phải áp dụng đúng và tuân thủ đầy
đủ theo các quy định, văn bản quy phạm luật, nghị định, thông tư của chính phủ và
các bộ ban hành ra cịn phải nắm rõ các chính sách nhà nước quy định trong công
tác quản lý xây dựng để thực hiện tốt công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng
cơng trình.
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện nhiều dự án tại Việt Nam, một bài học rút ra là
để quản lý tốt chi phí dự án trong giai đoạn thực hiện dự án chúng ta phải quản lý
tốt từ giai đoạn chuẩn bị dự án, vì việc quản lý chi phí trong giai đoạn chuẩn bị dự
án cũng có mức ảnh hưởng tương đối lớn đối với giai đoạn thực hiện dự án, đặc biệt
là trong cơng tác dự tốn chi phí.
Việc kiểm sốt tổng mức đầu tư, tổng dự tốn để chi phí đầu tư xây dựng cơng trình


khi hồn thành bàn giao đưa vào sử dụng khơng vượt quá tổng mức đầu tư là điều
cần thiết của nhà quản lý. Rà soát thiết kế, quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự toán,
đánh giá hồ sơ thầu, lựa chọn tốt nhà thầu là các yếu tố để quản lý tốt chi phí và
khống chế tổng mức đầu tư của dự án.
Do đặc thù của sản phẩm xây dựng nên ở giai đoạn đầu khi bắt đầu hình thành dự
án, chỉ có thể ước tốn hay khái tốn mức chi phí. Phù hợp với từng bước thiết kế,
từ thiết kế cơ sở đến TKKT và TKBVTC, mục tiêu kiểm sốt và khống chế chi phí
sẽ dần được sáng tỏ và được chính xác hóa dần được cụ thế hóa: Ước tính chi phí –
khái tốn chi phí (tổng mức đầu tư) – dự tốn chi phí (tổng dự tốn, dự tốn XDCT)

– kế tốn chi phí (quyết tốn vốn đầu tư).
1.4.1. Kiểm sốt chi phí thơng qua phân tích ảnh hưởng của thiết kế đến chi phí
Phân tích, đánh giá những nhân tố của thiết kế ảnh hưởng đến chi phí đầu
tư xây dựng cơng trình có vai trò quan trọng và thiết thực đến việc quản lý
chi phí dự án, tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay, cơng tác thiết kế cịn chưa
được chú trọng đúng mức, thiết kế vẫn cịn hiện tượng copy-paste, thiếu
tính mới và sự sáng tạo trong thiết kế, dẫn đến việc thường xuyên thay đổi
phương án kiến trúc trong quá trình thực hiện dự án.
Tại Việt Nam, với những dự án có tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc hoặc thuê
các tổ chức chuyên gia nước ngoài thiết kế phương án kiến trúc thường ít có hiện
tượng phải sửa đổi phương án kiến trúc trong quá trình thực hiện dự án, điển hình
như các cơng ty, tập đồn lớn như: ), Cổ phần Đầu tư Dầu khí tồn cầu GP Invest (
dự án Tràng An Complex - cụ thể: Thiết kế tổng mặt bằng : Công ty DP Architect
(Singapore), Thiết kế ý tưởng kiến trúc : Công ty Morrison Architects (Mỹ), Thiết
kế cảnh quan sân vườn cây xanh bởi công ty Lee and Associate (Mỹ)), Công ty CP
đầu tư Hùng Vương – Khu resort Flamingo Đại Lải (có tổ chức thi tuyển kiến trúc),
và các tập đoàn lớn như HUD (Khu đô thị Linh Đàm), Vingroup (Khu đô thị Time
city) đều có sự tham gia của các nhà thầu tư vấn nước ngoài hoặc tổ chức thi tuyển
kiến trúc trong phương án thiết kế một số dự án trọng điểm.
Những nhân tố thiết kế ảnh hưởng đến việc kiểm soát chi phí bao gồm:


- Thiết kế cơ sở tổng mặt bằng xây dựng cơng trình liên quan đến sử dụng đất đai,

chiều dài đường điện, nước, đường vận chuyển, khối lượng đào đắp, đền bù
GPMB, vệ sinh mơi trường, phịng cứu hỏa, an tồn, an ninh.
- Thiết kế khơng gian kiến trúc liên quan đến khối lượng xây dựng do việc lựa chọn

không gian.
- Lựa chọn vật liệu và kết cấu xây dựng: chi phí vật liệu chiếm khoảng 40-50% giá


xây dựng cơng trình, vì vậy việc lựa chọn vật liệu và kết cấu xây dựng có
vai trị đặc biệt quan trọng.
- Lựa chọn thiết bị: Nên ưu tiên sử dụng các thiết bị trong nước và nếu phải nhập

thiết bị thì phải xem xét đến các yếu tố gia công các thiết bị phi tiêu chuẩn mà
trong nước có thể sản xuất được để giảm giá thành. Mẫu mã thiết bị cần chú ý
đến u cầu, tiêu chuẩn hóa, tính thơng dụng và phổ biến ở trong nước.
1.4.2. Kiểm sốt chi phí thơng qua cơng tác thẩm tra, thẩm định dự tốn
Cơng tác thẩm tra, thẩm định khi được làm tốt và nghiêm túc sẽ giúp cho việc phân
phối hợp lý vốn đầu tư, tăng cường quản lý kế hoạch đầu tư, tránh những trường
hợp tính tốn sai khối lượng, áp sai đơn giá, bỏ sót đầu mục cơng việc, tính thiếu dự
tốn chi phí, từ đó đảm bảo tính chính xác của dự toán, xác định đủ vốn đầu tư.
Đối với các cơng ty chun đầu tư xây dựng cơng trình, nếu có những cơng trình
mang tính đặc thù, nên đầu tư xây dựng tập định mức, đơn giá dành riêng cho
những cơng trình mang tính chất đặc thù đó. Ví dụ điển hình như Cơng ty CP đầu tư
Hùng Vương chun đầu tư về lĩnh vực resort, cơng trình nghỉ dưỡng tại Việt Nam,
do tính chất sang trọng của các dự án công ty thực hiện, các định mức, đơn giá do
nhà nước và các địa phương ban hành không đáp ứng được tính đúng và tính đủ của
dự án nên công ty đã xây dựng tập định mức, đơn giá rành riêng áp dụng cho các dự
án này của cơng ty.
Các bước thực hiện kiểm sốt chi phí dự tốn thiết kế:
-

Tính tốn kiểm tra khối lượng xây dựng cơng trình

-

Kiểm tra tính đúng đắn của việc áp dụng định mức, đơn giá vật liệu, nhân công,
máy thi công



×