Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tài liệu Chuyên đề Ứng dụng CNTT trong dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 21 trang )

Trường THCS Hưng Lợi NH: 2010 - 2011
MỤC LỤC
-----oOo-----
I. Đặt vấn đề .................................................................................................. Trang 2
II. Giải quyết vấn đề .................................................................................................. 3
1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 3
2. Thực trạng ...................................................................................................... 3
3. Giải pháp ........................................................................................................ 4
3.1. Sử dụng Gmail để liên lạc, trao đổi thông tin ......................................... 4
3.1.1 Cách tạo tài khoản (địa chỉ E-mail) ................................................. 4
3.1.2. Cách sử dụng E-mail để liên lạc - trao đổi thông tin ...................... 8
3.2. Tìm kiếm, tra cứu và khai thác thông tin qua trang Google ................ 11
3.3. Giới thiệu một số trang Web chuyên dụng .......................................... 13
3.3.1. Cách Download video từ trang Web Youtube ............................ 14
3.3.2. Cách khai thác tư liệu từ thư viện VIOLET ................................ 15
4. Kết quả ......................................................................................................... 18
5. Bài học kinh nghiệm .................................................................................... 18
III. Kết luận ............................................................................................................. 19
GV: Trần Nguyễn Minh Khải Trang 1
Trường THCS Hưng Lợi NH: 2010 - 2011
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những thành tựu mới của khoa học và công nghệ nửa cuối thế kỉ XX và đầu
thế kỉ XXI đang làm thay đổi hình thức và nội dung các hoạt động kinh tế, văn hoá
và xã hội của loài người. Một số quốc gia trên thế giới phát triển đã bắt đầu chuyển
dần từ văn minh công nghiệp sang văn minh tri thức. Các quốc gia đang phát triển
tích cực áp dụng những tiến bộ mới của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công
nghệ thông tin (CNTT) để phát triển và hội nhập. Ngày nay khi công nghệ thông tin
càng phát triển thì việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh
vực là một điều tất yếu.
Đối với ngành giáo dục thì CNTT càng có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội
dung, phương pháp, hình thức dạy và học. Để ứng dụng được CNTT vào giảng dạy,


chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT
vào bài giảng, nhằm phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng
thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và
chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú và phù hợp để bổ sung
những nội dung được quy định trong chương trình và sách giáo khoa. Internet –
Nguồn tư liệu vô tận cho các bài giảng sẽ giúp giáo viên và học sinh đáp ứng được
yêu cầu đó. Tuy nhiên để có thể tìm kiếm và khai thác các các nguồn tư liệu trên
Internet một cách có hiệu quả, đòi hỏi người giáo viên phải có một số kiến thức cơ
bản về các dịch vụ Internet.
Mặc dù đại đa số giáo viên đều biết về Internet, nhưng chủ yếu là tự tìm hiểu
nên chỉ dùng Internet như một phương tiện để giải trí hoặc xem tin tức mà chưa khai
thác được các dịch vụ và nguồn tư liệu khổng lồ trên Internet, hoặc nếu có khai thác
được thì hiệu quả chưa cao lắm. Với chút kinh nghiệm về Internet nên tôi muốn chia
sẻ với quý thầy cô qua chuyên đề: “Ứng dụng một số dịch vụ Internet để phục vụ
công tác giảng hạy và học tập”
GV: Trần Nguyễn Minh Khải Trang 2
Trường THCS Hưng Lợi NH: 2010 - 2011
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận.
Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT theo Công văn số 4937/BGDĐT-
CNTT ngày 18/08/2010 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT
năm học 2010-2011, và Công văn số 2703/SGDĐT-GDTrH ngày 16/09/2010 của Sở
GD-ĐT Tỉnh Sóc Trăng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học
2010-2011. Đồng thời Phòng GD&ĐT Huyện Thạnh Trị và trường sở tại THCS
Hưng Lợi đã và đang tạo điều kiện, động viên, khuyến khích giáo viên ứng dụng
CNTT vào công tác giảng dạy và học tập.
Nhận thức được rằng, việc khai thác các dịch vụ và nguồn tư liệu khổng lồ từ
Internet sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên, nhất là
việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong giảng dạy và hướng tới việc soạn bài giảng

điện tử sau này.
Đa số giáo viên trong nhà trường đều có nhu cầu mong muốn tìm hiểu và ứng
dụng Internet phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập cho bản thân, đồng thời để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và
học tập.
2. Thực trạng
Nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của ban lãnh đạo, Trường THCS Hưng
Lợi cũng được trang bị một phòng máy vi tính với 21 máy có nối mạng nội bộ (mạng
LAN). Đồng thời BGH nhà trường đã quan tâm chỉ đạo nên tất cả đã được nối mạng
Internet nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của nhà trường.
Đại đa số các Giáo viên trong nhà trường đều biết sử dụng máy tính để soạn
giáo án và truy cập Internet. Tuy nhiên kiến thức về Internet của đa số giáo viên chỉ ở
mức đại cương như làm thế nào để lên mạng Internet, và chủ yếu chỉ dùng Internet
như một phương tiện giải trí hoặc xem tin tức nên hiệu quả sử dụng Internet chưa
cao.
Trên 80% Giáo viên của trường nhà có máy vi tính, trong đó đã nối mạng
Internet trên 20% và sẽ tăng lên trong thời gian tới. Do đó các Giáo viên đều có nhu
cầu tìm hiểu cách sử dụng và khai thác thông tin từ Internet, nhằm phục vụ cho công
tác giảng dạy và học tập.
GV: Trần Nguyễn Minh Khải Trang 3
Trường THCS Hưng Lợi NH: 2010 - 2011
3. Giải pháp.
Internet là mạng kết nối hàng triệu máy tính trên khắp thế giới, cung cấp cho
mọi người khả năng khai thác nhiều dịch vụ thông tin khác nhau: đọc, nghe hoặc
xem tin trực tuyến thông qua các báo điện tử, thư điện tử (E-mail), trao đổi dưới
hình thức diễn đàn (Forum),...
Các dịch vụ trên thường được chia sẻ với nhau dưới dạng trang Web. Để truy
cập các trang web và khai thác các tài nguyên trên Internet chúng ta phải sử dụng
một phần mềm được gọi là trình duyệt web (web browser). Có nhiều trình duyệt
web như Internet Explorer (IE) , Mozilla Firefox (Firefox) ,... Cách sử

dụng và các chức năng chính của các trình duyệt tương tự nhau. Tuy nhiên Internet
Explorer là trình duyệt web hiện đang được sử dụng khá phổ biến nên tôi chỉ giới
thiệu trình duyệt Internet Explorer trong chuyên đề này.
3.1. Sử dụng Gmail để liên lạc, trao đổi thông tin (Gởi và nhận
tài liệu).
Thư điện tử (E-mail) là một dịch vụ của Internet, ngoài chức năng gởi và nhận
thư giống như truyền thống, E-mail còn có thể dùng để trao đổi dữ liệu như: giáo án
vi tính, bài giảng điện tử, hình ảnh, những đoạn phim tư liệu…
Để có thể sử dụng E-mail, chúng ta phải có ít nhất một địa chỉ E-mail để liên
lạc (giống như chúng ta phải có địa chỉ nhà để gởi nhận thư). Hiện tại có rất nhiều
trang Web cung cấp dịch vụ E-mail miễn phí như Yahoo, Hotmail, Gmail... Tuy
nhiên dịch vụ Gmail của trang Web Google hiện nay được sử dụng rộng rãi và có
giao diện tiếng Việt nên rất dễ sử dụng. Vì vậy trong chuyên đề này tôi xin trình bày
cách sử dụng Gmail.
3.1.1. Cách tạo tài khoản (địa chỉ E-mail).
Để tạo địa chỉ E-mail của trang Web Google, ta khởi động trình duyệt Web,
nhập địa chỉ vào thanh địa chỉ của trình duyệt và nhấn
phím Enter để truy cập vào trang Web (Hình 1)
GV: Trần Nguyễn Minh Khải Trang 4
Trường THCS Hưng Lợi NH: 2010 - 2011
Ta nháy chuột vào chữ Gmail để vào trang tạo tài khoản. Sau đó màn hình
xuất hiện như sau: (Hình 2)
Tiếp theo ta nháy chuột vào nút để đăng ký tài khoản. Nháy chuột xong
màn hình sẽ hiện ra như sau: (Hình 3)
GV: Trần Nguyễn Minh Khải Trang 5
Hình 2
Hình 1
Thanh địa chỉ
2. Nháy chuột vào đây để
vào trang Gmail

Trường THCS Hưng Lợi NH: 2010 - 2011
Tại đây, chúng ta nhập đầy đủ thông tin mà trang Web yêu cầu
* Tên đăng nhập mong muốn (Username): là tên tài khoản dùng đăng nhập
vào địa chỉ E-mail của mình để xem thư. Còn địa chỉ E-mail đầy đủ là tên tài
khoả Tên tài khoản không nên gõ dấu tiếng việt hoặc viết hoa và
không được chứa các kí tự đặc biệt như / \ ? * ! < > … có thể dùng các chữ cái
thường, chữ số, dấu chấm (.) và dấu gạch chân ( _ ). Ví dụ như: minhkhai.123 ;
duongsanh_gv ; ngocnhung2010 … Ở đây tôi lấy tên tài khoản là minhkhai.edu.
Sau khi nhập tên tài khoản, ta nháy chuột vào nút để kiểm tra
xem tên tài khoản vừa nhập đã có người khác đăng ký chưa. Nếu chưa trang Web sẽ
báo là khả dụng, nếu đã được đăng ký rồi thì ta nhập lại tên tài khoản khác và tiếp
tục kiểm tra tính khả dụng cho đến khi thành công.
* Mật khẩu (Password): Giống như chìa khóa để đăng nhập vào tài khoản,
nếu quên hoặc nhập không đúng sẽ không thể đăng nhập vào E-mail của mình được.
Vì vậy trang Web yêu cầu nhập đến 2 lần để tránh gõ nhầm.
* Câu hỏi bảo mật: Dùng để phục hồi mật khẩu khi chúng ta quên.
* E-mail phục hồi: Nếu chúng ta quên mật khẩu và quên luôn câu hỏi bảo mật
thì chúng ta sử dụng địa chỉ E-mail này để phục hồi mật khẩu. Thông tin này chúng
ta có thể để trống.
GV: Trần Nguyễn Minh Khải Trang 6
Hình 3
Trường THCS Hưng Lợi NH: 2010 - 2011
* Xác minh từ: Dùng để xác minh việc tạo tài khoản E-mail của mình. Chúng
ta phải nhập chính xác các kí tự trong hình, không phân biệt chữ hoa hoặc thường.
Sau khi nhập đầy đủ các thông tin, ta nháy chuột vào nút:
để hoàn tất quá trình đăng ký.
Nếu chúng ta tạo thành công thì màn hình sẻ hiển thị như hình bên dướicòn
nếu không thì chúng ta kiểm tra và chỉnh sửa lại các thông tin đã nhập cho đến khi
thành công.
GV: Trần Nguyễn Minh Khải Trang 7

Hình 4
Trường THCS Hưng Lợi NH: 2010 - 2011
3.1.2. Cách sử dụng E-mail để liên lạc - trao đổi thông tin
Để đăng nhập vào địa chỉ E-mail, ta khởi động trình duyệt Web và mở trang
Gmail (Giống như Hình 2). Lúc này tại ô tên người dùng ta nhập Tên tài khoản (ở
đây là minhkhai.edu) và nhập mật khẩu. Sau đó nháy chọn nút Đăng nhập. như hình
bên dưới.
Sau khi đăng nhập xong, màn hình sẻ xuất hiện như hình sau:
Tại đây chúng ta cần chú ý một số chức năng mà ta thường sử dụng như Soạn
thư, Hộp thư đến, Thư đã gửi, Xóa, Đăng xuất …
GV: Trần Nguyễn Minh Khải Trang 8

×