Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hướng dẫn sinh viên chuyên tiếng Anh Trường Đại học Hải Phòng thực hành kĩ năng viết luận tiếng Anh hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.82 KB, 5 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 57-60; 26

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT LUẬN TIẾNG ANH HIỆU QUẢ
CHO SINH VIÊN CHUYÊN TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Chu Thị Hạnh - Trường Đại học Hải Phòng
Ngày nhận bài: 30/03/2018; ngày sửa chữa: 04/05/2018; ngày duyệt đăng: 04/05/2018.
Abstract: The article analyses the basic writing steps as well the writing process and the evaluation
criteria frame of an English essay. The result of research helps English major students in Hai Phong
University take it easier and more skillful to practice writing to satisfy their demands in studying
English.
Keywords: Students majoring in English, essay writing skills.
1. Mở đầu
Những năm gần đây, cùng với sự đổi mới và phát
triển chung của toàn ngành giáo dục, Trường Đại học Hải
Phịng đã có những bước chuyển mình đáng kể và đạt
được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Một trong những
thành tựu đó là việc đa dạng hóa các chuyên ngành đào
tạo nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã
hội, trong đó có chuyên ngành tiếng Anh.
Trong dạy và học ngoại ngữ nói chung, dạy tiếng
Anh nói riêng, một trong các yêu cầu bắt buộc đối với
sinh viên (SV) là phải thành thạo bốn kĩ năng cơ bản của
ngơn ngữ: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Điều dễ nhận thấy là
SV khi bắt đầu học viết tiếng Anh thì ít có khái niệm hay
kĩ năng nào về viết luận, mặc dù đó là mơn học rất quan
trọng, là cơ sở thiết yếu của bất cứ SV chuyên ngữ nào.
Vì vậy, việc giới thiệu cho SV những kiến thức cơ bản
về viết luận là vô cùng cần thiết, giúp SV ngành Tiếng
Anh, Trường Đại học Hải Phịng có phương pháp học


viết hiệu quả, góp phần củng cố và nâng cao chất lượng
các bài viết luận, đồng thời khơi dậy niềm ham mê luyện
viết của các em, từ đó rèn luyện và phát triển kĩ năng
viết luận cho SV.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tổng hợp những vấn đề lí luận cơ bản về bài luận
tiếng Anh
2.1.1. Cấu trúc một đoạn văn
2.1.1.1. Khái niệm
Theo Oshima và Hogue thì: “Một đoạn văn là tập
hợp của một nhóm các câu về một chủ đề nhất định”
[1; tr 48]. Một đoạn văn được hình thành bởi ba loại câu
cơ bản, dùng để triển khai ý kiến, quan điểm hoặc tình
cảm của người viết về một chủ đề. Ba loại câu đó là: câu
chủ đề, các câu chứng minh và câu kết luận. Ba loại câu
này kết hợp với nhau nhằm triển khai nội dung cơ bản
của người viết. Độ dài, ngắn của đoạn văn có thể thay
đổi. Một đoạn văn có thể khá ngắn, thường chỉ có vài câu

57

với mục tiêu khái quát những ý cơ bản. Tuy nhiên, một
đoạn văn cũng có thể tương đối dài, tùy theo nội dung và
cách trình bày của tác giả. Thơng thường độ dài trung
bình của một đoạn văn là từ 100-200 từ.
2.1.1.2. Bố cục
Câu chủ đề: Mỗi đoạn văn đều có một câu chủ đề,
đây là câu khái quát và quan trọng nhất trong mỗi đoạn
văn bởi nó giới thiệu chủ đề và ý tưởng chủ đạo của cả
đoạn văn. Vì vậy, câu chủ đề thường được viết ngay đầu

tiên với mục tiêu giúp ích cả cho người đọc và người viết.
Nhìn vào câu chủ đề, người viết sẽ biết cách khai thác và
trình bày thơng tin thế nào cho hiệu quả để người đọc dễ
hiểu và dễ nhớ nhất. Mặt khác, câu chủ đề sẽ giúp người
đọc đoán được nội dung mà đoạn văn sẽ đề cập, từ đó có
sự chuẩn bị sẵn sàng để có thể hiểu đoạn văn kĩ lưỡng và
thấu đáo hơn.
Có ba điểm cần lưu ý về câu chủ đề: - Câu chủ đề bao
giờ cũng phải là một câu hoàn chỉnh và gồm có ba phần
chính là: chủ ngữ, động từ và một thành phần bổ ngữ;
- Trong câu chủ đề có hai nội dung chính là: chủ đề và ý
chủ đạo. Ý chủ đạo trong câu chủ đề có nhiệm vụ giúp
người viết định hướng, kiểm soát và khoanh vùng nội
dung cơ bản cần khai thác nhằm hạn chế sự lạc đề, lan
man không cần thiết; - Câu chủ đề là câu khái qt trong
đoạn văn bởi vì nó chỉ nêu ý chính của đoạn văn chứ
khơng đề cập tới các chi tiết cụ thể. Tuy nhiên, cũng cần
lưu ý rằng, câu chủ đề không nên quá khái quát nhưng
cũng không được quá cụ thể. Nếu viết quá khái quát
người đọc sẽ khó đốn được đoạn văn sẽ nói về cái gì;
nếu câu chủ đề cụ thể quá thì người viết sẽ khơng có gì
để viết trong phần sau.
Các câu chứng minh: Phần thứ hai trong đoạn văn là
các câu chứng minh. Các câu này có nhiệm vụ triển khai
ý của câu chủ đề bằng cách đưa ra các chi tiết, các ví dụ
minh họa nhằm cụ thể hóa các nội dung mà câu chủ đề
đã đề cập. Cách hữu hiệu nhất để viết câu chứng minh là


VJE


Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 57-60; 26

hãy chuyển câu chủ đề thành một câu hỏi và việc tiếp
theo là chỉ việc trả lời các câu hỏi đó.
Câu kết luận: Câu kết luận thường là câu đứng cuối
cùng trong đoạn văn, có nhiệm vụ thơng báo với độc giả
biết rằng đoạn văn đã kết thúc, đồng thời tổng hợp lại
những nội dung mà người viết đã trình bày. Về cơ bản,
câu kết luận gần giống với câu chủ đề vì cả hai câu này
đều khái quát nội dung của cả đoạn văn. Tuy nhiên, câu
chủ đề thường đứng đầu đoạn văn và có nhiệm vụ giới
thiệu với độc giả nội dung mà người viết sẽ trình bày
trong đoạn văn. Ngược lại, câu kết luận thường đứng
cuối đoạn văn và tổng hợp lại các ý đã triển khai, nhằm
giúp người đọc ghi nhớ những nội dung cơ bản được
trình bày đoạn văn.
Câu cảm nghĩ: Câu cảm nghĩ là câu mà người viết có
thể thêm vào sau câu kết luận nhằm bày tỏ cảm nghĩ của
người viết về chủ đề mà họ vừa trình bày. Mục đích của
câu cảm nghĩ là tạo ra sự lắng đọng trong lòng người đọc,
khiến họ phải nhớ, phải nghĩ về đoạn văn.
2.1.1.3. Tính thống nhất và mạch lạc trong đoạn văn
Ngồi ba thành phần chính trên, cịn có hai thành tố
quan trọng khác mà một đoạn văn cần phải có:
Đoạn văn có tính thống nhất là đoạn văn đó chỉ đề
cập đến một ý chủ đạo. Ý chủ đạo này được viết ngay
trong câu chủ đề và các câu tiếp theo trong đoạn văn có
nhiệm vụ triển khai ý chủ đạo đó. Ngồi ra, tính thống
nhất trong đoạn văn cịn được thể hiện ở việc viết các câu

chứng minh sao cho sát với câu chủ đề, tránh nói lan man,
vịng vo gây khó hiểu cho người đọc.
Yếu tố quan trọng thứ hai trong đoạn văn là sự mạch
lạc. Sự mạch lạc trong đoạn văn thể hiện ở việc chuyển
tiếp từ câu này sang câu kia, ý này sang ý kia sao cho
lưu loát và logic. Để đạt được điều này cần lưu ý các
điểm sau:
- Nhắc lại từ khóa một cách thường xuyên. Thông
thường trong tiếng Anh, người ta thường dùng các đại từ
nhân xưng thay cho các danh từ. Nhưng nếu các đại từ
này cứ được lặp lại trong bài sẽ gây cho người đọc sự khó
hiểu, bối rối. Họ sẽ khơng hiểu đại từ đó hàm ý điều gì
bởi trong câu đâu chỉ có một đại từ duy nhất. Việc lặp lại
từ khóa chính phù hợp, đúng lúc là cách giúp người đọc
dễ hiểu bài hơn.
- Có sự nhất quán trong việc sử dụng các đại từ nhân
xưng. Trong tiếng Anh, có bảy đại từ nhân xưng và được
chia làm ba ngôi là ngôi thứ nhất (dùng để chỉ người nói),
ngơi thứ hai (chỉ người nghe) và ngơi thứ ba (chỉ người
hoặc vật được nói đến). Trong mỗi ngơi lại có số ít và số
nhiều. Nếu người viết tự ý thay đổi đại từ nhân xưng
trong bài viết từ số ít sang số nhiều hay đổi từ ngơi này

58

sang ngôi khác cũng tạo nên sự thiếu mạch lạc trong đoạn
văn của họ. Vì vậy, hãy sử dụng duy nhất một đại từ nhân
xưng trong đoạn văn mà thôi.
- Linh hoạt sử dụng các từ hay cụm từ chuyển tiếp
để nối ý này với ý kia, câu này với câu kia. Sự liên kết

giữa các câu trong đoạn văn chắc chắn sẽ chặt chẽ và
logic hơn.
- Khéo léo phân chia và sắp xếp các ý tưởng trong
đoạn văn theo một trình từ logic. Ví dụ: với một đoạn văn
trần thuật hãy sắp xếp các ý lần lượt theo trình từ thời
gian; với một đoạn văn khác, có thể sử dụng cách sắp xếp
khác như mức độ quan trọng, theo nhóm, hay theo số
lượng, vị trí.
2.1.2. Cấu trúc một bài luận
2.1.2.1. Khái niệm
Theo quan điểm của Oshima và Hogue [2; tr 168],
Pham Doan Thuy [3; tr 216] thì: “Một bài luận là tập
hợp của một nhóm các đoạn văn về một chủ đề cụ thể”.
2.1.2.2. Bố cục
Cũng giống như một đoạn văn, một bài luận được
chia làm ba phần cơ bản là:
- Phần mở bài là phần đầu tiên trong đoạn văn và
được chia làm hai phần cơ bản: - Phần khái quát: có
nhiệm vụ cung cấp cho độc giả những thông tin khái quát
về chủ đề của bài luận. Các câu trong phần này nên hấp
dẫn để lôi cuốn sự chú ý của độc giả vào bài luận. Số
lượng các câu khái quát tùy thuộc vào độ dài ngắn của
bài luận. Nội dung các câu này được trình bày từ xa đến
gần, từ khái quát đến cụ thể. Câu đầu tiên bao giờ cũng
là câu khái quát nhất. Câu thứ hai ít khái quát hơn câu
đầu và cứ tiếp tục như thế. Câu cuối cùng sẽ là câu ít khái
quát nhất; - Phần luận đề: Phần này chỉ có một câu duy
nhất và luôn là câu cuối cùng trong đoạn mở bài. Câu
luận đề có nhiệm vụ nêu ý chính của cả bài luận, đồng
giới thiệu bố cục của bài luận. Chính vì thế mà câu luận

đề là câu cụ thể nhất trong đoạn văn mở bài.
- Phần thân bài gồm một hay nhiều đoạn văn có cấu
trúc tương tự như một đoạn văn đơn. Nói một cách cụ thể
hơn, mỗi đoạn văn đều có một câu chủ đề, các câu chứng
minh và đơi khi có cả một câu kết luận. Mỗi đoạn văn
trong phần thân bài đều nhằm phát triển, chứng minh cho
câu luận đề.
- Phần kết luận là đoạn văn cuối cùng của bài luận.
Nó có ba nhiệm vụ: báo hiệu bài văn đã kết thúc, tóm
lược lại các ý chính và lưu lại trong lịng người đọc
những suy nghĩ của tác giả về đề tài họ vừa viết. Phần kết
luận được chia làm hai phần là tổng hợp và cảm nghĩ.
Phần tổng hợp: người viết sẽ chốt lại các ý cơ bản vừa
được trình bày trong phần thân, giúp người đọc dễ nhớ


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 57-60; 26

về bài viết hơn. Phần cảm nghĩ: người viết sẽ chia sẻ tâm
tư, tình cảm, thái độ của bản thân đối với nội dung bài
viết, đồng thời đưa ra những lời khuyên hay giải pháp
khắc phục giúp người đọc nhớ sâu hơn về bài viết.
2.2. Các bước cơ bản khi viết luận
2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị
Đây là giai đoạn cực kì quan trọng bởi vì kĩ năng viết,
đặc biệt là kĩ năng viết luận không đơn giản chỉ là cầm
bút và viết ra những gì người viết đang suy nghĩ mà nó
cần có sự nghiên cứu và rèn luyện để có thể thành thục

được. Hogue và Oshima [4; tr 208] khẳng định rằng:
“Viết là một quá trình chứ khơng phải là một sản phẩm”.
Điều đó có nghĩa là khi viết bất cứ cái gì, dù chỉ là một
bài tập làm văn ngắn của những người mới học tiếng
Anh, hay khi viết một câu chuyện, một cuốn tiểu thuyết
của các tác giả người bản ngữ thì viết ln ln là q
trình chỉnh sửa, bổ sung, hồn thiện. Chia sẻ quan điểm
về vấn đề này, Arnaunet và Barrett đã từng nói rằng:
“Nếu một ngày tơi có thể viết được một trang hay thì có
nghĩa là ngày đó tơi đã làm việc rất tốt rồi” [5; tr 227].
Chính vì vậy, sẽ là sai lầm lớn nếu người viết cho rằng
chỉ cần cầm bút và viết hết những ý tưởng trong đầu ra
kín trang giấy là việc viết đã thành cơng. Viết là một q
trình kết nối của nhiều mắt xích khác nhau trong một tổng
thể có nhiều bước, nếu những mắt xích đầu tiên có vấn
đề thì những mắt xích sau khó có thể hồn hảo được. Do
vậy, khi viết luận tiếng Anh, người viết cần thực hiện các
thao tác sau:
- Bước 1: Đọc yêu cầu bài viết và thu hẹp phạm vi bài
viết nếu cần thiết. Khi bắt tay vào viết, việc chọn đề tài
và thu hẹp phạm vi đề tài là một thao tác vô cùng quan
trọng. Trong quá trình viết, người viết thường gặp phải
hai loại đề là đề “khép” và đề “mở”. Ví dụ trong học phần
Viết 2, SV có thể được yêu cầu viết các nội dung sau:
“Em hãy viết một bài văn kể về những tiện ích của điện
thoại di động ngày nay” hoặc “Em hãy viết một bài văn
về môi trường”.
Với yêu cầu của đề số một nói về tiện ích của điện
thoại di động thì đây là một yêu cầu tương đối cụ thể, rõ
ràng, người viết chỉ cần khai thác các tiện ích của điện

thoại di động mà thôi, loại đề này tạm gọi là đề “khép”.
Tuy nhiên, với đề số hai viết về mơi trường thì đây là một
đề tương đối rộng và chung chung, khó có thể khái quát
hết được tất cả các nội dung về môi trường chỉ trong một
bài văn được. Vì vậy, để có thể viết sâu và hay thì người
cầm bút có quyền thu hẹp phạm vi của bài viết bằng cách
chỉ khai thác một khía cạnh nhỏ của môi trường như vấn
đề ô nhiễm môi trường hoặc nói về tầm quan trọng của
mơi trường đối với cuộc sống của con người chẳng hạn.
Mục đích của thao tác này là cụ thể hóa nội dung bài viết

59

để có thể viết hay, viết sâu và viết hiệu quả hơn. Loại đề
này gọi là “đề mở”, cho phép tác giả triển khai ý tưởng
theo nhiều cách khác nhau. Việc khoanh vùng phạm vi
bài viết giúp cho người viết định hình được nội dung cần
trình bày, tránh viết lan man vịng vo, đồng thời có thể
khai thác nội dung đó một cách tỉ mỉ, sâu sắc, dễ thuyết
phục và đi vào lòng người hơn.
- Bước 2: Động não. Sau khi đã xác định được viết cái
gì rồi thì vấn đề tiếp theo cần bàn tới là viết như thế nào.
Có rất nhiều người phàn nàn rằng họ đã đọc yêu cầu của
bài đến cả trăm lần rồi mà vẫn không thể viết nổi một từ
nào cả. Đây là hiện tượng tương đối phổ biến và để khắc
phục tình trạng này người viết nên làm như sau: + Đầu tiên
hãy lấy ra một tờ giấy nháp, viết yêu cầu của bài lên đầu
trang, sau đó liệt kê tất cả các từ, cụm từ xuất hiện trong
đầu về nội dung đó. Cố gắng viết càng nhiều càng tốt và
đừng lo lắng đến các nội dung có đúng ngữ pháp và phù

hợp với u cầu của bài viết khơng bởi mục đích của phần
này chỉ là phác thảo những ý tưởng mà thôi; + Sau khi đã
liệt kê hết ý tưởng, hãy đọc và cân nhắc xem những nội
dung vừa viết có phù hợp không. Hãy gạch bỏ những nội
dung không cần thiết và nhóm các ý lại với nhau cho logic.
Làm như vậy người viết đã có khai thác được những nội
dung cơ bản cần trình bày trong bài viết của mình mà
khơng sợ lặp ý, lạc đề hay thiếu chặt chẽ.
2.2.2. Giai đoạn lập dàn bài
Sau khi đã có được các ý tưởng ban đầu, giai đoạn
thứ hai theo trong quá trình viết là quá trình lập dàn ý.
Khi viết một bài văn, người viết khơng thể khơng có dàn
ý, bởi nó là xương sống giúp cho người viết phân bổ thời
gian và cân đối các nội dung sao phù hợp, sâu sắc và
đúng ý. Sự chặt chẽ chi tiết trong dàn bài giúp ích rất
nhiều cho sự thành cơng của bài viết. Dàn ý càng rõ ràng
và chi tiết bao nhiêu thì bài văn càng chặt chẽ và dễ viết
bấy nhiêu.
2.2.3. Giai đoạn viết nháp, chỉnh sửa và hoàn thiện
Bước 1: Viết nháp. Khi đã có được dàn bài chi tiết,
việc viết bài trở nên dễ dàng hơn rất nhiều bởi người viết
khơng cần phải động não để tìm ý tưởng, cũng không
cần phải cân nhắc xem liệu các nội dung đang viết có đi
đúng hướng khơng. Hãy bám sát vào dàn bài và phát
triển các ý đó cho cụ thể và sâu rộng thêm bằng cách đưa
các thông tin chi tiết, nêu các ví dụ minh họa hoặc các
lời giải thích cặn kẽ để bài viết rõ ràng, cụ thể và thuyết
phục hơn.
Không nên quá chú trọng đến các lỗi ngữ pháp, chính
tả hay phép chấm câu bởi khơng thể hồn hảo trong lần

viết đầu tiên được. Mục đích của giai đoạn này chỉ là triển
khai đầy đủ các thông tin dựa vào các ý cơ bản đã được
phác thảo ở dàn bài.


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 57-60; 26

Bước 2: Chỉnh sửa nội dung và bố cục của bài viết
sao cho chặt chẽ và logic. Người viết có thể thay đổi,
thêm hoặc bớt ý để có thể truyền tải một cách tốt nhất
những thông điệp mà họ muốn gửi đến người đọc. Hãy
thực hiện theo các thao tác sau: - Đọc toàn bộ bài viết xác
định xem các phần mở bài, thân bài và kết luận đã hợp lí
và đúng yêu cầu chưa; - Đọc lại đoạn văn mở bài xem
cách đặt vấn đề đã đủ hay để lôi cuốn sự chú ý của người
đọc chưa. Thứ tự các câu có được trình bày theo sơ đồ
hình phễu, tức là các ý được triển khai từ khái quát đến
cụ thể chưa. Câu luận đề có phải là một câu đầy đủ và
khái quát được nội dung của cả bài văn hay chưa?; - Xác
định xem bài văn đã có được sự thống nhất chưa? Hãy
gạch bỏ những câu thừa hoặc những câu chưa thực sự bổ
trợ trực tiếp cho câu chủ đề; - Xác định xem bài văn đã
có sự mạch lạc chưa? Các câu văn có được kết nối một
các logic bằng các từ hoặc cụm từ liên kết chưa?
Sau khi rà soát và chỉnh sửa bài viết một cách kĩ
lưỡng theo bốn bước trên, hãy chép lại bài văn sang một
tờ giấy khác.


cách tỉ mỉ nhất. Rà soát lại một lần nữa trước khi chép lại
để nộp.
2.3. Các tiêu chí để đánh giá một bài luận tốt
2.3.1. Bố cục
Phần mở bài: Các câu khái quát đã nêu được những
thông tin cơ bản chưa? Chúng có đủ hay để lơi cuốn sự
chú ý của người đọc chưa? Câu luận đề có làm nổi bật
được ý chính của cả bài luận khơng? Phần thân bài: Liệu
mỗi đoạn văn thân có được một câu chủ đề nêu rõ ràng
được chủ đề và ý chủ đạo của đoạn văn hay chưa? Các
câu chứng minh có chi tiết, phong phú và thuyết phục
khơng? Các đoạn văn đã có được tính nhất qn chưa?
Đoạn văn có được sự mạch lạc chưa? Sự kết nối giữa các
câu đã logic và chặt chẽ chưa? Phần kết luận: Các câu
kết luận đã khái quát được các ý chính của cả bài văn
chưa? Người viết có nêu được suy nghĩ, cảm tưởng của
mình về đề tài vừa viết không?
2.3.2. Ngữ pháp, cách cấu tạo và cấu trúc câu
Bài văn đã được viết đúng ngữ pháp và chính tả
chưa?; Người viết có sử dụng đúng các phép chấm câu
không?; Người viết đã sử dụng nhiều loại câu và cấu trúc
khác nhau trong bài viết chưa?

Bước 3: Sửa các lỗi ngữ pháp và cách viết câu sau
khi đã chỉnh sửa xong nội dung và bố cục của bài viết.
Đây là lúc SV cần xem lại từng câu một để sửa chữa
những lối ngữ pháp thông thường dựa trên các yếu tố
sau: - Câu văn đã đủ các thành phần cơ bản là chủ ngữ
và động từ chưa?; - Đã có sự thống nhất giữa chủ ngữ
và động từ trong câu không?; - Động từ sử dụng trong

câu có được biến đổi đúng thì khơng?; - Có sự sai sót
về phép chấm câu cũng như các lỗi chính tả trong bài
viết khơng?

3. Kết luận
Viết luận khơng phải là khả năng bẩm sinh mà là quá
trình rèn luyện khơng ngừng. Để có thể sử dụng thành
thạo một ngoại ngữ, không chỉ đơn giản là trau dồi từ
vựng và ngữ pháp mỗi ngày mà quan trọng hơn là phải
hiểu người bản ngữ sử dụng ngơn ngữ đó như thế nào.
Vì vậy, khi học viết, người học cần được trang bị những
kiến thức lí luận cơ bản để có thể hiểu rõ mình sẽ viết gì
và viết như thế nào.

Sau khi thỏa mãn được các yêu cầu trên, hãy chép
lại bài văn một lần nữa. Đến lúc này, bài văn đã gần
hồn thiện, phần lớn các sai sót đã được chỉnh sửa một
cách kĩ lưỡng.
Bước 4: Sửa cấu trúc và phong cách viết. Đến giai
đoạn này phần lớn các bài viết của SV đã sắp hoàn tất.
Hãy đọc lại các bài viết và cố gắng làm cho nó tốt hơn
dựa trên các yếu tố: - Liệu các câu văn đã đa dạng về cấu
trúc, phong phú về cách diễn đạt chưa? Nếu chưa, hãy
thay đổi chúng bằng các cấu trúc khác có nội dung tương
tự, bài viết sẽ sinh động và lơi cuốn hơn; - Có nên thay
đổi lại một số từ cho bài văn dễ hiểu và chính xác hơn
khơng?; - Cách hành văn có q đơn điệu khơng? Có nên
thay đổi một vài cấu trúc hoặc cách diễn đạt khác cho bài
viết thu hút người đọc hơn không?; - Sự kết nối giữa các
câu văn đã chặt chẽ chưa, có nên sử dụng thêm một số từ

nối hoặc cụm từ nối cho sự chuyển tiếp giữa các câu được
liền mạch và uyển chuyển hơn không?
Sau khi đã thỏa mãn được các câu hỏi trên, hãy chắc
chắn rằng đến lúc này bài viết đã được chỉnh sửa một

Tất cả các chuyên gia về viết như Arnaunet và Barrett
[5; tr 308]; Oshima và Hogue [1; tr 345] đều khẳng định:
“Sẽ là khiếm khuyết không nhỏ nếu ta gạt bỏ các bước
quan trọng trước khi viết”. Động não, triển khai ý tưởng
và lập dàn bài là những kĩ thuật giúp người viết phác thảo
và khoanh vùng nội dung viết hiệu quả nhất. Do đó, SV
khơng nên coi nhẹ hoặc làm tắt các bước này dẫn đến nội
dung bài viết sơ sài, lủng củng và thiếu tính thống nhất.
Với mục tiêu “lấy SV làm trung tâm” trong q trình
dạy học, chúng tơi đã đưa ra tiêu chí đánh giá bài luận
với hai mục tiêu: tiết kiệm được thời gian của cả thầy và
trò; đồng thời rèn luyện cho SV khả năng tự học, tự trau
dồi kĩ năng viết dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Quá
trình rèn luyện kĩ năng viết là một q trình bền bỉ, lâu
dài. Để có thể đạt được hiệu quả viết luận như mong
.............................................................(Xem tiếp trang 26)

60


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 21-26

[3] Dương Thị Diệu Hoa (chủ biên, 2011). Giáo trình

Tâm lí học phát triển. NXB Đại học Sư phạm.
[4] Nguyễn Xn Thức (chủ biên, 2007). Giáo trình
Tâm lí học đại cương. NXB Đại học Sư phạm.
[5] Trần Hiệp (1997). Tâm lí học xã hội - Những vấn đề
lí luận. NXB Khoa học xã hội.
[6] Nguyễn Ngọc Phú (2000). Một số vấn đề Tâm lí học
quân sự trong xây dựng quân đội. NXB Quân đội
nhân dân.
[7] Trần Thị Bích Trà - Nguyễn Thị Phương Hoa
(2007). Thực trạng khơng khí tâm lí lớp học của học
sinh trung học cơ sở Hà Nội. Tạp chí Tâm lí học, số
1, tr 48-55.
[8] Nguyễn Hữu Thụ (2007). Nghiên cứu bầu khơng khí
tâm lí trong một số doanh nghiệp dệt trên địa bàn
Hà Nội. Tạp chí Tâm lí học, số 11, tr 1-5.
VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN...
(Tiếp theo trang 45)
Tài liệu tham khảo
[1] Đỗ Hương Trà (chủ biên) - Nguyễn Văn Biên - Trần
Khánh Ngọc - Trần Trung Ninh - Trần Thị Thanh
Th - Nguyễn Cơng Khanh - Nguyễn Vũ Bích
Hiền (2015). Dạy học tích hợp phát triển năng lực
học sinh (Quyển I. Khoa học Tự nhiên). NXB Đại
học Sư phạm.
[2] Xavier Roegiers (1996). Sư phạm tích hợp hay Làm
thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường
(Bản dịch tiếng Việt). NXB Giáo dục.
[3] Đinh Quang Báo - Hà Thị Lan Hương (2014). Dạy
học tích hợp - Phương thức phát triển năng lực học
sinh. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Nâng cao năng lực

đào tạo giáo viên dạy tích hợp môn Khoa học tự
nhiên, Hà Nội, tr 23-28.
[4] Hà Thị Lan Hương (2015). Dạy học tích hợp vì mục
tiêu phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học
sinh. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, Vol. 60, No. 6A, tr 91-96.
[5] Đỗ Hương Trà (2014). Từ Dạy học tích hợp liên mơn
đến đào tạo giáo viên dạy học tích hợp liên mơn
trong các trường sư phạm và một số giải pháp. Tạp
chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
Vol. 60, No. 6, tr 21-30.
[6] Thomas Edwin Buabeng (2014). Work intergrated
learning (WIL): A phenomenographic study of
student-teachers’ experience. Mediterranean Journal
of Social Sciences, Vol. 5 No. 7, pp. 300-306.

26

[7] Bùi Văn Hồng (2015). Dạy học tích hợp trong giáo
dục nghề nghiệp theo lí thuyết học tập trải nghiệm
của David A. Kolb. Tạp chí Khoa học, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, Vol. 60, No. 8D, tr 37-46.
[8] Phan Văn Lý (2017). Dạy học toán cơ bản theo
hướng liên môn giúp sinh viên vận dụng, gắn kết
kiến thức môn học với các môn học khác thông qua
các bài tốn thực tiễn. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt
tháng 7, tr 126-129.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG...
(Tiếp theo trang 60)
muốn thì ngồi sự sáng tạo, linh hoạt và tận tâm trong

giảng dạy của người thầy, cần có sự nỗ lực, chun cần
và hợp tác từ phía người học. Kết quả nghiên cứu trên sẽ
giúp SV hiểu được các yêu cầu cần thiết của kĩ năng viết,
từ đó có thể ứng dụng trong học tập để có thể đạt hiệu
quả cao nhất.
Tài liệu tham khảo
[1] Oshima, A. - Hogue, A. (1988). Introduction to
Academic Writing. Addition Wesley Publishing
Company, Inc.
[2] Oshima, A. - Hogue, A. (1997). Introduction to
Academic Writing: 2nd ed. White Plains, N.Y
Longman.
[3] Pham Doan Thuy (2004). Essay writing. NXB Giáo dục.
[4] Oshima, A. - Hogue, A. (1991). Writing Academic
English. U.S.A.: Addition Wesley Publishing
Company, Inc.

[6] Dương Hương - Hồng Thảo (2017). Writing for
you - Bí quyết chinh phục kĩ năng viết luận tiếng Anh
từ bắt đầu đến thành thạo. NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
[7] Lê Minh Cẩn (2017). Viết luận tiếng Anh hiện đại Lí thuyết và thực hành. NXB Đại học Sư phạm TP.
Hồ Chí Minh.
[8] Lý Vân Hương - Nguyễn Thị Phương Mai (2015).
Nâng cao năng lực viết luận tiếng Anh cho sinh viên
chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh Trường Cao đẳng
Sư phạm Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp. Tạp
chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 11, tr 114-116.




×