Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

So thao Tinh danh hoc Viet Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.66 KB, 148 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SƠ THẢO TÍNH DANH HỌC VIỆT NAM </b>


DẪN NHẬP


Theo định nghĩa của bách khoa từ điển Britannica, tập 24, ấn bản lần thứ 15, danh xưng học, Anh ngữ gọi là
onomastics hay onomatology, là một khoa học nhân văn, nghiên cứu tên nơi chốn, tên con người[1]. Theo
Đại Từ Điển Tiếng Việt[2], danh xưng học là ngành ngôn ngữ học nghiên cứu tên riêng của người, động vật,
sự vật.


Phạm vi nghiên cứu khoa học này rất rộng lớn, bao gồm mọi khu vực địa lý, văn hóa, ngơn ngữ, và mọi thời
đại lịch sử. Danh học được chia làm hai ngành: địa danh học (toponymy) và tính danh học (anthroponymy
hay anthroponomastics). Địa danh học nghiên cứu về tên nơi chốn, trực thuộc mơn địa lý học. Tính danh
học nghiên cứu về tên con người, trực thuộc khoa nhân chủng học. Mỗi ngành trên lại chia làm nhiều ngành
phụ như địa danh học Trung Quốc, địa danh học Việt Nam, tính danh học Hoa Kỳ, tính danh học Pháp, tính
danh học Việt Nam.


Tại Hoa Kỳ, tính danh học được giảng dậy tại phân khoa nhân chủng học, địa danh học được giảng dậy tại
phân khoa địa lý học. Danh học nói chung được dậy tại phân khoa ngơn ngữ học. Cũng tại Hoa Kỳ, tính
danh học được dậy cho các học sinh trung học trong môn khoa học xã hội[3]. Đại học Leipzig ở Đức cấp
bằng Cao Học cho ngành danh xưng học và nội dung giảng khóa gồm 4 lãnh vực chính: (a) lý thuyết danh
xưng học, (b) danh xưng học áp dụng, (c) sự phát triển ngành danh xưng học, (d) xã hội danh xưng học. Tại
đại học Louvain ở Bỉ, môn danh học cũng được giảng dậy và tại đây có trụ sở của Ủy Ban Quốc Tế Về Khoa
Danh Xưng Học (International Committee of Onomastic Science). Tại Đài Loan, danh xưng học được nghiên
cứu trong hai phân khoa xã hội học và luật học của Viện Ðại Học Quốc Gia Đài Loan.


Về các tài liệu tính danh học, Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới có những tác phẩm nói về tên họ.
Ðời Tấn (265-420), Giang Vi viết Trần Lưu Phong Tục Truyện. Ðời Đường (618-907), tác giả Lâm Bảo viết
Nguyên Hà Tính Toản, ghi lại nguồn gốc các tên họ trong triều đại này. Đến đời Tống (960-1279), Trương
Định viết Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo. Hiện nay, Trung Quốc là một trong những nước có thư
mục phong phú nhất về tính danh học. Tác giả Sheau Yueh J. Chao, trong tác phẩm In Search of Your Asian
Roots, đã liệt kê thư mục với 210 tác phẩm nói về tên họ tại Trung Quốc. Có những tác phẩm rất chuyên
biệt như hai ông Trần Minh Nguyên và Vương Tống Hổ viết Trung Quốc Tính Thị Đại Tồn, xuất bản tại Bắc


Kinh năm 1987, liệt kê và trình bày nguồn gốc 5600 tên họ của Trung Quốc. Tác giả Trần Nãi Hất viết sách
nói về bút hiệu, biệt hiệu của các học giả, chính trị gia Trung Quốc.


Tại Âu Châu, các sách về mơn tính danh học được xuất bản khá sớm. Tác phẩm đầu tiên về vấn đề này là
The Calendar of Scripture của William Patton, xuất bản năm 1575. Cơng trình này là tổng hợp hai tác phẩm
Bible, tức Kinh Thánh, của Hồng Y Francisco Ximenez de Cisneros, xuất bản năm 1514, và Dictionarium
Theologicum, tức từ điển thần học của John Arquerius, xuất bản năm 1567. Nội dung tác phẩm Calendar of
Scripture nói về ý nghĩa các tên trong Kinh Thánh của Kitô Giáo.


Tác phẩm quan trọng nhất đề cập đến tên riêng, tên họ của người Anh có tựa đề rất dài: “Remaines of a
Greater Worke Concerning Britaine, The Inhabitants thereof, Their Languages, Names, Surnames,


Empreses, Wise Speeches, Poesies, and Epitaphes” của William Camden, xuất bản năm 1605. Ngày nay,
các học giả gọi vắn tắt tác phẩm này là Remaines. Từ thế kỷ 17, các tác phẩm về tính danh học được xuất
bản ở nhiều nơi, nhưng các tác phẩm có giá trị đều xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ngày nay,
nhiều quốc gia có những tác phẩm danh xưng học.


Tại Âu Châu, nhiều nước có các tổ chức chuyên nghiên cứu danh xưng học. Tại Hoa Kỳ, tổ chức American
Name Society xuất bản tập san Names từ năm 1951 đến nay và đã thiết lập mạng lưới điện toán để phổ
biến những tin tức, tài liệu danh xưng học trên tồn thế giới. Nhà tính danh học thế giá nhất Hoa Kỳ là cố
Giáo sư Elsdon C. Smith. Thư viện của ơng có hơn 1200 quyển sách về danh xưng học và quan trọn nhất,
ông đã viết tác phẩm Personal Names – A Bibliography trong đó liệt kê 3415 tài liệu về tính danh học được
xuất bản ở Hoa Kỳ và Anh Quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

cách tổng quát đến các vấn đề tên họ, tên đệm (tác giả gọi là chữ lót), tên chính (tác giả gọi là tên đẻ). Năm
1961, tác giả Trịnh Huy Tiến viết bài: Các Loại Nhân Danh Việt Nam được công bố trong 2 số báo 61 và 62
của tờ Văn Hóa Nguyệt San. Năm 1966, ông Tạ Quang Phát của Viện Khảo Cổ Sàigòn viết bài: Quốc Húy
Triều Nguyễn được đăng trong Khảo Cổ Tập San số 6. Năm 1973, Vũ Bằng viết Tìm Hiểu Tên, Bút Hiệu
Của Văn Nghệ Sĩ Tiền Chiến, Hiện Ðại. Năm 1975, tại Sàigòn Nhật Thịnh và Nguyễn Thị Khuê Giung cho in
ronéo tập Sơ Thảo Tự Ðiển Biệt Hiệu Việt Nam. Cũng trong năm này, Nguyễn Kim Thản viết Vài Nét Về Tên


Người Việt được đăng trong tập san Dân Tộc Học, số 4, 1975. Năm 1976, trong tập san Dân Tộc Học số 3,
Trần Ngọc Thêm đăng bài Về Lịch Sử Hiện Tại Và Tương Lai Của Tên Riêng Trong Người Việt Nam. Năm
1988, trong tập sách Tiếng Việt Và Các Ngôn Ngữ Ðông Nam Á, ông Phạm Tất Thắng viết bài Vài Nhận Xét
Về Yếu Tố Ðệm Trong Tên Gọi Người Việt. Năm 1992, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội in tác phẩm Họ Và
Tên Người Việt Nam của Tiến sĩ Lê Trung Hoa. Năm 1996, Giáo sư Hà Mai Phương và Bảng Phong viết bài
Tên, Họ Người Việt Nam được in trong phụ lục Di Cảo 7 của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Năm 1998, cơ sở
MêKông Tỵ Nạn xuất bản di cảo 7 của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy với tựa đề: Tên Người Việt Nam. Năm
2000, trong bản tin Hiệp Thông, số 9, xuất bản tại Việt Nam, linh mục Nguyễn Ngọc Sơn viết bài: Vấn Ðề
Cách Viết Tên Riêng Tiếng Nước Ngồi Trong Sách Báo Cơng Giáo. Tại hải ngoại, tập san Thế Kỷ 21 đăng
ba bài. Số 111, tháng 7 năm 1998 đăng bài: Những Cuộc Đổi Họ Lớn Trong Lịch Sử của Trần Gia Phụng.
Số 122, tháng 6 năm 1999 đăng bài: Người Việt Tên Mỹ-Vấn Đề Cần Suy Nghĩ của ông Nguyễn Đức Mai.
Đến số 148, phát hành tháng Tám năm 2001, Giáo sư Vũ Hiệp viết bài: Tìm Hiểu Nguồn Gốc và Sự Phát
Triển Của Một Số Dòng Họ Tiêu Biểu Của Người Việt Nam. Năm 2002, Trung tâm văn hóa Nguyễn Trường
Tộ tại Pháp cho in hai bài thuyết trình. Bài thứ nhất của tác giả Nguyễn Ðăng Trúc có tựa đề Xưng Hơ Trong
Gia Ðình Việt Nam. Bài thứ hai của tác giả Hồng Ðức Phương có tựa đề Cách Xưng Hô Trong Xã Hội Việt.
Cả hai bài được in chung trong tác phẩm Tình Yêu, Gia Ðình và Hội Nhập. Ngồi các tài liệu quan trọng trên
đây, tạp chí Phổ Thơng xuất bản tại Sàigịn trước năm 1975 có in nhiều bài nói về tên người Việt Nam.
Về Pháp ngữ, năm 1932, Giáo sư Pierre Gourou viết bài Les Noms De Famille Ou Họ Chez Les Annamites
Du Delta Tonkinois đăng trong tập san Bulletin de L’École Francaise D’Extrême Orient. Tome XXXII, xuất
bản tại Hà Nội. Năm 1938, học giả Nguyễn Văn Tố viết bài: La Pratique Du Changement De Nom Chez Les
Annamites đăng trong tập san B.I.I.E.H.


Về Anh ngữ, năm 1960, Giáo sư Nguyễn Đình Hịa viết bài Vietnamese Names and Titles đăng trong Asian
Culture, Vol. II, số 2. Tài liệu này, năm 1990, hội sinh viên Việt Nam tại đại học San Jose City College cho in
lại trong A Selection of Readings on Socio-Cultural Values and Problems of The Vietnamese in The United
Sates. Năm 1961, cơ quan Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ, gọi tắt là C.I.A. viết tài liệu Vietnamese Personal
Names, dài 36 trang, hiện đang lưu trữ tại thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ tại Washington. Năm 1973, Giáo sư
Nguyễn Khắc Kham viết bài Vietnamese Names And Their Peculiarities, đăng trong tập san Area and
Culture Studies, số 23 của trường đại học Tokyo, Nhật Bản.



Tiếp nối những cơng trình chun biệt trên, chúng tơi góp phần vào việc tìm hiểu danh xưng học Việt Nam
qua tác phẩm: Sơ Thảo Tính Danh Học Việt Nam. Tác phẩm này có ba mục đích. Một là tìm hiểu ý nghĩa và
nguyên tắc đặt các loại tên như đế hiệu, niên hiệu, tôn hiệu, thụy hiệu, tên tự, bút hiệu, thương hiệu, nghệ
danh tên họ, tên đệm, tên chính, tên húy v.v…Hai là tìm hiểu tiến trình hình thành và phạm vi áp dụng của
các loại tên nói trên. Ba là tìm hiểu sự dị biệt và tương đồng giữa hai hệ thống tên, hệ thống đông phương
mà tiêu biểu là Việt Nam và hệ thống tây phương, tiêu biểu là các nước Tây Âu và Hoa Kỳ.


Khi so sánh hai hệ thống đó, chủ đích là cung cấp dữ kiện để độc giả có dịp so sánh và thấy được nét thâm
trầm của hệ thống tên người Việt Nam và Trung Quốc. Ngồi ra, khi trình bày hệ thống tên người tây
phương, chúng tôi cũng muốn giúp đồng bào Việt Nam ở hải ngoại biết được hệ thống tên của người trong
quốc gia mình đang cư ngụ. Mục đích đề ra như vậy nên nội dung sách gồm 6 chương:


- Chương 1: Danh xưng đặc biệt của người Việt Nam.
- Chương 2: Tên họ.


- Chương 3: Tên đệm.
- Chương 4: Tên chính.
- Chương 5: Tục lệ kỵ húy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Nội dung chương 1 có hai phần. Phần đầu nói về các danh xưng đặc biệt của vua chúa. Phần hai nói về các
tên đặc biệt của thường dân Việt Nam. Nội dung các chương 2, 3, 4, 6 đều có ba phần, phần một nói về Việt
Nam. Phần hai nói về tây phương. Phần ba so sánh tên người Việt Nam và tây phương để tìm ra nét tương
đồng và dị biệt. Nội dung chương 5 gồm 2 phần. Phần một nói về phép húy tại Trung Quốc, phần hai nói về
phép húy tại Việt Nam. Sở dĩ phải nói về phép húy tại Trung Quốc vì phép húy của Việt Nam bắt nguồn từ
phép húy của Trung Quốc.


Tính danh học Việt Nam là vấn đề rộng lớn, giống như ca dao tục ngữ, cần có sự đóng góp của nhiều
người, nhiều địa phương, nhiều chủng tộc khác nhau. Do vậy, những gì được cơng bố hôm nay xin được
coi là những nét sơ phác về tính danh học của khối người kinh. Gọi là sơ phác vì cịn nhiều vấn đề chúng ta
chưa biết tường tận. Ví dụ: chúng ta chưa biết lịch sử, ý nghĩa của hàng mấy trăm tên họ Việt Nam, chúng


ta cũng có rất ít tài liệu về tính danh học của hơn 50 sắc dân thiểu số khác. Do vậy, chúng tôi không dám vội
vã đưa ra một kết luận cho mơn tính danh học Việt Nam vì sợ nhận định cịn phiến diện. Xin để công việc
này cho các nhà nghiên cứu mai sau, một khi có đầy đủ tài liệu.


Chúng tơi ước mong có nhiều người chú ý đến lãnh vực này vì một khi vấn đề được nghiên cứu đầy đủ,
mơn tính danh học Việt Nam sẽ dọi thêm ánh sáng vào nhiều vấn đề văn hóa Việt Nam như tín ngưỡng dân
gian, triết lý dân tộc, tâm lý xã hội. Sở dĩ tính danh học có thể làm được việc trên vì tên người Việt Nam
được quan niệm là một báu vật linh thiêng, được dân gian gói ghém vào đó những gì gọi là tinh túy của tư
tưởng dân tộc.


Chúng tôi lấy làm tiếc vì phương tiện eo hẹp, khơng được đọc hết những tài liệu tính danh học nằm rải rác
trong các sách báo xuất bản sau 1975 tại quốc nội, cũng như khơng có cơ hội được đi đến từng địa phương
ở Việt Nam để khảo sát tại chỗ. Do vậy, tác phẩm cịn thiếu sót, chúng tơi thành khẩn kính mong quý thức
giả bổ túc .


Hoàn tất được tác phẩm này, chúng tôi được sự hỗ trợ tinh thần đặc biệt của vợ tôi: bà Phạm Thị Kim Liên,
của các con và các anh chị em trong gia đình. Chúng tơi cũng xin cám ơn sự chỉ giáo của nhiều bậc thức giả
trưởng thượng. Ðặc biệt, xin cám ơn nhà nghiên cứu Trần Vinh, Linh Mục Trần Cao Tường người bạn đồng
môn năm xưa, đã đọc bản thảo và góp nhiều ý kiến quý giá cho cơng trình nghiên cứu này. Tuy nhiên, phần
trách nhiệm nội dung vẫn thuộc cá nhân chúng tôi.




San Jose, California mùa Xuân năm 2003.




---[1] The New Encyclopaedia Britannica. Vol. 24, Britannica Inc. 1991. Tr. 728.


[2] Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo - Trung Tâm Ngơn Ngữ và Văn Hóa Việt Nam.( Nguyễn Như Ý chủ biên). Ðại


Từ Ðiển Tiếng Việt. Văn Hóa - Thông Tin, Hà Nội 1998, tr. 511.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>CHƯƠNG 1</b>



<b>DANH XƯNG ĐẶC BIỆT </b>


<b> CỦA NGƯỜI VIỆT NAM</b>





MỤC I : DANH XƯNG ÐẶC BIỆT CỦA VUA CHÚA VIỆT NAM
A. Ðế hiệu


B. Niên hiệu
C. Tôn hiệu
D. Thụy hiệu
E. Miếu hiệu


MỤC II : DANH XƯNG ÐẶC BIỆT CỦA THƯỜNG DÂN VIỆT NAM
A. Tên tục


B. Tên tước
C. Tên tự
D. Tên hiệu
E. Bút hiệu
F. Nghệ danh
G. Thương hiệu
H. Bí danh
I. Tên thụy
K. Tên tôn giáo



Ngồi tên họ, tên đệm, tên chính, người Việt Nam cịn nhiều loại tên. Có loại đã vĩnh viễn đi vào lịch sử,
có loại mới xuất hiện khi nước ta tiếp xúc với văn hóa tây phương, có loại dành riêng cho một giai cấp hoặc
tầng lớp xã hội nhất định. Do vậy, chương này nhằm tìm hiểu những danh xưng đặc biệt của người Việt
Nam, và nội dung sẽ gồm 2 mục chính: mục một nói về các danh xưng đặc biệt của vua chúa Việt Nam, mục
hai nói về các danh xưng đặc biệt của thường dân Việt Nam.


<b>MỤC I : DANH XƯNG ĐẶC BIỆT CỦA VUA CHÚA VIỆT NAM</b>


Dưới thời quân chủ, khi viết tiểu sử một ông vua, các sử gia thường dùng một số đặc ngữ mà chỉ
những người chuyên về sử mới hiểu dễ dàng, còn những người khơng chun mơn, thường cảm thấy lúng
túng vì một số danh từ đặc biệt. Đoạn văn sau đây trích trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết về Trần Thái
Tông (1225-1258) chứng minh cho nhận xét này:


<i>Tên húy là Hoảng, con trưởng dịng đích của Thái Tơng. Mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng thái hậu Lý</i>
<i>thị, nhân Thái Tông chiêm bao thấy thượng đế trao gươm báu, hậu có mang. Năm Canh Tý Thiện Ứng</i>
<i>Chính Bình năm thứ 9, ngày 25, giờ ngọ sinh, sau đó lập làm hồng thái tử. Thái Tơng băng ở cung Nhân</i>
<i>Thọ, táng ở Dụ Lăng<b>[1]</b><sub>.</sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>TIẾT A: ĐẾ HIỆU</b>


Đế hiệu là tên triều đại của một vị vua được công bố trong ngày lễ đăng quang để minh chứng với thần
dân trong nước vua là chủ tể, có mọi quyền hành trên thần dân và đất nước. Trong suốt thời gian trị vị, vua
Trung Quốc cũng như vua Việt Nam chỉ có một đế hiệu, nhưng có thể có nhiều niên hiệu hay tơn hiệu. Đế
hiệu của các vua Việt có những điểm khác nhau ở mỗi giai đoạn lịch sử.


<b>1. Đế Hiệu Các Vua Việt Thời Sơ Sử</b>: Theo cổ sử, các vua đầu tiên của nước ta có các đế hiệu là
Hùng Vương Thứ Nhất đến Hùng Vương Thứ Mười Tám. Với cách thức lựa chọn này, liệu các vua Việt
trong giai đoạn sơ sử, đã biết chọn cho mình một đế hiệu chưa? Phải chăng người đời sau, khi viết về các vị
lãnh đạo ban đầu, đã đặt cho các ngài đế hiệu giống kiểu cách Trung Quốc? Theo kết luận tạm thời của
chúng tôi, các đế hiệu trên đây là do người sau đặt, dựa trên ba lý do:



a. Xét về mặt ngôn ngữ: Các đế hiệu trên đều là danh từ Hán Việt, có nghĩa là tiếng Hán được phát
âm theo giọng Việt. Mà muốn được như thế, người Việt đã phải biết dùng chữ Hán một cách nhuần nhuyễn,
đã thấm nhuần sâu sắc văn hóa Trung Quốc. Cả hai điều kiện đó khơng có trong xã hội Việt Nam thời sơ
sử, vì mãi đến năm 207 trước Công Nguyên, nghĩa là sau gần 2500 năm tính từ Kinh Dương Vương, Việt
Nam mới thực sự biết đến chữ Hán, và bắt đầu chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Từ đó, người Việt mới
bắt đầu du nhập các thể chế chính trị của triều đình Trung Quốc.


b. Xét về mặt dân tộc học: Xưa nay, dân Việt khơng có tục lệ dùng một tên duy nhất, rồi phối hợp các
con số để đặt tên cho các người khác nhau như kiểu Hùng Vương Thứ Nhất đến Hùng Vương Thứ Mười
Tám.


c. Lịch sử chức vương: Chức vương phát sinh từ triều đình Trung Quốc và bắt đầu có vào đời nhà Chu,
tức khoảng 1122-249 TCN. Trong khi đó, Hùng Vương Thứ Nhất của Việt Nam đã sống trước đó cả hơn
nghìn năm.


Theo thiển ý, thời sơ sử Việt Nam kéo dài gần 3000 năm, ngoài 18 vị được gọi là các vua Hùng, chúng
ta còn nhiều vị lãnh đạo nữa, nhưng ký ức dân gian đã quên mất, và người đời sau đã tự đặt hai từ Hùng
Vương làm đế hiệu cho các nhà lãnh đạo ban đầu.


Một vấn đề khác nữa là các nhà lãnh đạo nước Văn Lang có đế hiệu Hùng Vương hay Lạc Vương?
Theo truyền thuyết và sử cũ thì cho là Hùng Vương, cịn theo một số nhà sử học hiện nay thì cho là Lạc
Vương. Tuy nhiên, vấn đề khơng thuộc phạm vi tính danh học, nên không được đào sâu ở đây. Nhưng, nếu
là Lạc Vương thì có bao nhiêu đế hiệu Lạc Vương? Và thực sự có danh hiệu Lạc Vương hay khơng? Lạc
Vương cũng như Hùng Vương đều là danh từ Hán Việt. Tính danh học Việt Nam chờ câu trả lời của các
nhà sử học và khảo cổ học. Tuy nhiên, chúng ta phải khâm phục tiền nhân đã khéo chọn hai chữ Hùng
Vương để xây dựng căn bản lý thuyết vương quyền. Hùng Vương, nếu hiểu theo nghĩa là ông vua anh
hùng, thì đó là bằng chứng cụ thể cho lập luận này. Đây là một quan niệm hoàn toàn đặt trên nhân tính: vua
có quyền cai trị vì có đức tính anh hùng, chứ khơng như vua Trung Quốc hay Âu Châu thời Trung Cổ, phải
nại tới thần quyền hay thiên mệnh để biện minh cho quyền lực của mình.



<b> </b>


<b>2. Đế Hiệu Các Vua Việt Thời Tự Chủ</b>: Sau thời Hùng Vương đến giữa thế kỷ 20, không kể 1000 năm
Bắc thuộc, thời gian cịn lại, nước ta được trị vì do các vua có đế hiệu được phân thành ba nhóm: nhóm một
gồm những đế hiệu có từ đế hay hồng đế, nhóm hai gồm những đế hiệu có từ vương, nhóm ba đế hiệu do
các vua Tàu phong cho.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

ông tuyên bố đế hiệu là Triệu Vũ Đế, Nam Việt Vũ Đế để tỏ ra nước Nam Việt độc lập với Trung Quốc, có
quyền ngang hàng với hồng đế Trung Quốc. Vì chuyện này mà Hán triều sai sứ sang hạch tội Triệu Đà và
sử gia đã ghi lại lời chống chế của Triệu Đà như sau:


<i>Lão thần xưng đế, cũng tạm để tự vui thôi, đâu dám để lọt đến tai thiên tử. Lão phu ở đất Việt đã 49</i>
<i>năm nay, đã có cháu rồi, thế nhưng khuya nằm sớm dậy, ngủ chẳng yên, ăn chẳng ngon, mắt khơng dám</i>
<i>nhìn sắc đẹp, tai khơng dám nghe chng trống, chỉ vì khơng được thờ nhà Hán. Nay được bệ hạ rủ lòng</i>
<i>thương yêu cho hiệu cũ, sứ giả thông hiếu như trước. Lão phu này dù phải chết xương cũng không</i>
<i>mục.Vậy xin đổi hiệu, không dám xưng đế nữa <b>[2]</b><sub>. </sub></i>


Từ khi có vụ hạch tội, Triệu Đà khơng xưng đế với Hán triều nữa, xưng là Nam Việt Vương, Triệu Vũ
Vương. Nhưng, với thần dân trong nước, ông xưng là Triệu Vũ Đế.


Đến năm 544, dân Việt dành được quyền tự chủ, Lý Bôn (544-549) là vị vua đầu tiên xưng hoàng đế và
lần này vua Tàu lại sai sứ sang khiển trách Lý Bôn. Khi Đinh Bộ Lĩnh (968-979) xưng đế, nhà Tống sai sứ
sang phong cho làm Giao Chỉ Quận Vương. Khi Lê Đại Hành (980-1005) xưng đế, nhà Tống hạ chức vua
này xuống là An Nam Đô Hộ, sau được Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ, cuối cùng được Giao Chỉ Quận Vương,
rồi Nam Bình Vương. Sách Đại Việt Sử Ký Tiền Biên ghi lại chuyện vua Tàu trách vua Lê Đại Hành về
chuyện xưng đế như sau:


<i>Vua Tống sai Trương Tông Quyền đưa thư trách Lê Đại Hành xưng đế và bắt đổi niên hiệu</i>[3]<i><sub>. </sub></i><sub>Qua các</sub>



tài liệu lịch sử trên, một câu hỏi được đặt ra là tại sao vua Tàu phải khó chịu khi vua Việt xưng đế? Để trả lời
câu hỏi này, chúng ta cần tìm hiểu nguồn gốc phát sinh từ đế hay hoàng đế.


Đế hiệu là một pháp chế chính trị phát xuất từ triều đình Trung Quốc. Vào đời nhà Chu (1122-249
TCN), vị đứng đầu nước lớn xưng là vương, như Chu Văn Vương. Các chư hầu, dù mạnh, dù làm minh chủ
cũng chỉ được phong cho một trong năm chức là: công, hầu, bá, tử, nam. Ví dụ Tề Hồn Cơng, Tần Mục
Cơng, Sở Trang Cơng. Sang thời Chiến Quốc, thủ lãnh các chư hầu không thần phục nhà Chu nữa, họ cũng
xưng vương như Tần Huệ Vương, Tề Tuyên Vương. Vậy, dưới thời nhà Chu, vua cai trị nước lớn hay nước
nhỏ đều gọi là vương, và vương là chức cao nhất[4]<sub>. Đến thời nhà Tần, khi Tần Doanh Chính thống nhất</sub>


Trung Quốc, thì tân vương này đưa ra sáng kiến gộp hai chữ hoàng và đế lại để làm đế hiệu. Ngoài ra, để
hậu thế biết ai là người đầu tiên dùng đế hiệu này, ơng đặt thêm chữ Thủy thành Tần Thủy Hồng Đế, nghĩa
là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần. Tư Mã Thiên đã chép về việc này:


<i>Trẫm là Thủy Hoàng Ðế, các đời sau cứ theo số mà tính: Nhị Thế, Tam Thế đến Vạn Thế truyền mãi</i>
<i>mãi</i>[5]<sub>. </sub>


Như vậy, dưới đời nhà Tần, hoàng đế là chức cao nhất, được hiểu là vua nước lớn, và vương là vua
nước nhỏ. Ðến khi Triệu Cao diệt nhà Tần, ông bỏ cách xưng đế, trở về định chế vương. Sử gia Tư Mã
Thiên ghi lại sự kiện này:


<i>Thủy Hoàng làm vua cả thiên hạ nên xưng đế. Nay sáu nước lại tự lập, đất đai của Tần càng nhỏ đi, làm</i>
<i>đế chỉ có cái tên hão mà thôi, như thế không nên, nên làm vương như trước<b>[6]</b><sub>. </sub></i>


Tuy nhiên, từ đời nhà Hán về sau, vua Tàu nào cũng mặc nhiên dùng hai chữ hoàng đế cho đế hiệu của
mình[7]<sub>. Sự phân biệt đế và vương trên đây, giải thích lý do tại sao từ Triệu Đà đến các vua sau cùng nhà</sub>


Nguyễn, trên mặt ngoại giao với Trung Quốc, tuyệt đại đa số vua Việt chỉ xưng vương mà không xưng đế.
Kết luận này sẽ được chứng minh thêm trong phần nghiên cứu các đế hiệu vua Việt Nam có từ vương.



b. Đế hiệu có từ vương. Vua Việt Nam có nhiều vị xưng vương. Tại sao vua Việt xưng vương, vua Tàu
khơng có thái độ phản đối như xưng đế ? Chúng ta tìm hiểu vấn đề này qua pháp chế nhà Hán. Nhà Hán
diệt nhà Tần, chia Trung Quốc ra làm nhiều nước. Nước lớn thì gọi là quận, nước nhỏ gọi là huyện. Các
nước này đều gọi là quốc, và người đứng đầu quận được phong là vương, đứng đầu huyện là hầu. Đối với
các nước láng giềng Trung Quốc, nhà Hán cho là phiên thuộc và vua các nước ấy được phong tối đa tới
chức vương, nghĩa là dưới đế một bậc. Việt Nam bị xếp vào loại phiên thuộc, nên các vua Tàu phong cho
các vua Việt chức vương là bậc cao nhất. Triệu Đà (207-136 TCN) xưng đế nhưng vua Tàu chỉ phong làm
Nam Việt Vương, Đinh Bộ Lĩnh xưng Đinh Tiên Hoàng Đế (968-979) được phong Giao Chỉ Quận Vương, Lê
Đại Hành (980-1005) được Nam Bình Vương. Đời Lý, vua Tống Thần Tông nước Tàu phong cho Lý Thánh
Tơng (1054-1072) chức Nam Bình Vương[8]<sub>. Sang đời Trần, vua Tàu phong cho Trần Thánh Tông </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

An Nam Quốc Vương. Vua Quang Trung (1788-1792) cũng là An Nam Quốc Vương và vua Gia Long
(1802-1819) là Việt Nam Quốc Vương.


Riêng trong thời hậu Lê, về mặt tổ chức, nước ta có hai hệ thống: một do vua Lê, một do chúa Trịnh
cầm đầu. Trong chế độ này, vua Lê tuy được xem là chủ tể quốc gia có đế hiệu, niên hiệu, nhưng quyền
hạn lại nằm trong tay chúa Trịnh. Ngược lại, chúa Trịnh trên danh nghĩa là bề tôi, phải nhận sự tấn phong
của vua Lê, nhưng lại có thực quyền. Để giải quyết vấn đề chồng chéo này, người ta đưa ra giải pháp được
vua Lê chấp thuận là phong cho Trịnh Tùng và con cháu nối nghiệp ông chức vương. Vương khơng phải là
đế nhưng cũng có nghĩa là vua. Chức vương của các chúa Trịnh khác với vương của các triều đại trước.


Các triều đại Tàu cũng như Việt có lệ phong vương, nhưng vương của các triều đại ấy chỉ là một thứ
tước hiệu tôn quý, tặng cho những người trong hồng tộc, hoặc những người có cơng với triều đình. Có
người được tơn phong là đại vương như Hưng Đạo Đại Vương. Nhưng vương ở đây chỉ là thứ tên tước,
đứng đầu trong các tước hiệu công, hầu, bá, tử, nam. Và theo pháp chế thời xưa, người mang tên tước
khơng có quyền hạn, chỉ hưởng bổng lộc của triều đình. Vì vậy, dân gian thường nói tước lộc. Ngược lại,
vương của các chúa Trịnh là một chức vụ, khơng phải tước hiệu, nghĩa là vừa có trách nhiệm, vừa có quyền
lực, vừa có bổng lộc như ông vua của một nước.


Đồng thời với 11 chúa Trịnh ở miền Bắc, miền Nam có 9 chúa Nguyễn. Các chúa Nguyễn chỉ xưng tước


Công như Đoan Quận Công, Thụy Quận Công, Nhân Quận Công. Công là một trong 6 tước được xếp theo
thứ tự cao thấp là: vương, công, hầu, bá, tử, nam. Lý do các chúa Nguyễn xưng cơng, dưới vương một bậc,
vì ban đầu so về quyền lực và sức mạnh, thì các chúa Nguyễn yếu thế hơn chúa Trịnh. Nhưng về sau, khi
chúa Trịnh yếu thế, chúa Nguyễn trở nên mạnh thì 2 chúa cuối cùng là Nguyễn Phúc Khốt (1738-1765)
xưng là Minh Đơ Vương và Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777) xưng là Định Vương.


Tước công của các chúa Nguyễn thực ra cũng không phải là tên tước, mà là tên chức vụ, vì cũng như
chúa Trịnh, chúa Nguyễn vừa có quyền, vừa có lộc. Sở dĩ như vậy vì thời hậu Lê, nước Việt ở trong tình
trạng đặc biệt, vua Lê có chính danh nhưng khơng có thực quyền. Quyền hành nằm cả trong tay chúa Trịnh
phía Bắc và chúa Nguyễn phía Nam.


c. Đế hiệu do vua Trung Quốc phong cho: Từ khi thốt khỏi ách đơ hộ Trung Quốc, các vua Việt luôn đề
cao tinh thần tự chủ độc lập, thể hiện qua việc các ngài xưng vương, xưng đế, đặt quốc hiệu, và niên hiệu
cho triều đại của mình[10]<sub>. Tuy quyết tâm bảo vệ độc lập, nhưng các vua Việt cũng ý thức rằng, chiến tranh</sub>


hay áp dụng chính sách ngoại giao cứng rắn với Trung Quốc là điều bất lợi cho dân tộc. Vì vậy, các nhà
lãnh đạo lúc bấy giờ đã có một đường lối ngoại giao hịa hỗn. Dù có chiến thắng vẻ vang như trường hợp
Quang Trung Nguyễn Huệ (1788-1792) đại phá quân Thanh, thì ngay sau đó, vua ra lệnh cho Ngơ Thời
Nhiệm phải gửi phái đoàn đi sứ, xin nộp cống để tỏ thái độ thần phục hồng đế Trung Quốc.


Về phía triều đình Trung Quốc, họ cũng biết là nếu khơng xâm chiếm được đất Việt, thì phong cho các
vua Việt đế hiệu có chữ vương như một ấn chứng vua Việt lệ thuộc vào nước Tàu. Chức vụ này qua các
triều đại đã được dần dần nâng cao:


Nhà Ngô: Năm 954, vua Nam Hán phong cho Hậu Ngô Vương (950-965) chức Tĩnh Hải Quân Tiết Ðộ
Sứ.


Nhà Đinh: Năm 976, vua Tống phong Đinh Tiên Hoàng (968-979) làm Giao Chỉ Quận Vương.


Nhà tiền Lê: Năm 980, Lê Đại Hành (980-1005) được phong Giao Chỉ Quận Vương, sau được Nam


Bình Vương.


Nhà Lý: Năm 1010, Lý Thái Tổ (1010-1028) ban đầu được phong là Giao Chỉ Quận Vương, sau được
Nam Bình Vương. Từ đời Lý Anh Tông (1138-1175) trở đi, các vua nhà Lý được phong là An Nam Quốc
Vương.


Nhà Trần: Năm 1258, vua Tàu phong cho Trần Thánh Tông (1258-1278) chức An Nam Quốc Vương và
Thái Thượng Hồng Trần Thái Tơng (1225-1258) chức An Nam Đại Vương[11]<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Nhà Tây Sơn: Năm 1788, Quang Trung Nguyễn Huệ (1788-1792) được phong là An Nam Quốc Vương.
Nhà Nguyễn: Năm 1802, vua Gia Long (1802- 1819) được phong là Việt Nam Quốc Vương.


Việc phong vương cho các vua Việt trên đây biểu lộ rõ ràng thâm ý vua Tàu coi đất Việt là một quận[12]


của Trung Quốc nên có quyền chỉ định viên chức đại diện. Vua Việt chấp nhận tình trạng này vì muốn duy trì
mối giao hảo với Trung Quốc. Tuy nhiên, các ngài chỉ dùng chức vị đó khi có việc giao thiệp với Trung Quốc,
cịn khi liên lạc với các nước láng giềng hay đối với thần dân trong nước, các vua Việt từ Đinh Tiên Hoàng
đến các vị sau cùng nhà Nguyễn, vị nào cũng xưng hoàng đế.


TIẾT B: NIÊN HIỆU


<b>1. Định Nghĩa Niên Hiệu</b>: Niên hiệu là danh hiệu vị vua được đặt khi lên ngôi để thần dân trong nước
gọi các ngài, thay vì tên chánh, đồng thời để tính năm trị vì. Khi vua Tự Đức (1848-1883) ra chiếu chỉ soạn
thảo bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, thì dụ chỉ khởi đầu bằng câu: Tự Đức năm thứ tám,
tháng 12 ngày 15 (tức 22-1-1856 tây lịch). Mỗi khi đặt niên hiệu, vua coi đó là biến cố quan trọng nên
thường đại xá cho các phạm nhân.




<b>2. Nguồn Gốc Niên Hiệu:</b> Niên hiệu bắt nguồn từ triều đình Trung Quốc. Năm 140 TCN, Hán Vũ Đế


Lưu Triệt là người đầu tiên đặt niên hiệu cho mình là Kiến Ngun. Từ đó về sau, vua Tàu nào cũng có một
hay nhiều niên hiệu.


Tại Việt Nam, Lý Bôn (544-549) là vua đầu tiên đặt niên hiệu là Thiên Đức. Từ Triệu Quang Phục
(549-571) đến Ngô Xương Ngập (950-965), chúng tôi chưa biết được niên hiệu của những vị vua trong thời gian
này. Nhưng từ Đinh Tiên Hoàng (968-979) đến vua Bảo Đại (1926-1945), vị nào cũng có niên hiệu. Ngồi ra,
dưới thời vua Lê, chúa Trịnh, chỉ vua Lê được đặt niên hiệu, còn chúa Trịnh hay chúa Nguyễn, dù có thực
quyền, vẫn bị coi là thần dân, nên khơng có niên hiệu.


<b>3. Ngun Tắc Chọn Niên Hiệu:</b> Niên hiệu là danh hiệu của vị lãnh đạo tối thượng quốc gia nên
nguyên tắc chọn niên hiệu rất cẩn trọng. Về mặt phát âm, phải chọn chữ nào đọc lên nghe âm vang và trong
sáng. Về mặt ý nghĩa, phải chọn chữ nói lên được sự tốt lành, thái bình, và đội ơn thần linh[13]<sub>. Vì hai nguyên</sub>


tắc trên mà 730 niên hiệu của các vua Trung Quốc và 126 niên hiệu của các vua Việt, có nhiều điểm tương
tự. Ví dụ để biểu lộ ý nghĩa theo mệnh trời, 65 niên hiệu cuả vua Tàu và 17 niên hiệu của vua Việt đều có
chữ Thiên như: Thiên Thuận, Thiên Phúc, Thiên Thánh, Thiên Phù, Thiên Thụ.


<b>4. Hình Thức Niên Hiệu: </b>Khơng có ngun tắc nào ấn định niên hiệu phải là bao nhiêu chữ. Với các
vua Trung Quốc, hầu hết niên hiệu có 2 chữ, cũng có 3, 4, và nhiều nhất là 6 chữ. Niên hiệu của Huệ Tơng
Lý Bỉnh Thường có 6 chữ: Thiên Tứ Lễ Thịnh Quốc Khánh. Đối với vua Việt, người ta thấy 89 niên hiệu có 2
chữ, và 17 niên hiệu có 4 chữ. Chỉ các vua triều Lý dùng 4 chữ, và một vua nhà Trần là Trần Thái Tông
(1225-1258) có niên hiệu 4 chữ: Thiên Ứng Chính Bình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

a. Để tránh phạm húy: Trong xã hội ta cũng như Tàu có phép kỵ húy, nghĩa là phải tránh đọc hay viết
tên những bậc trưởng thượng.


b. Ðể thần thánh hóa: Ðể thần thánh hóa uy quyền tối thượng của nhà vua, cổ luật Việt Nam đã khơng
những cấm viết, mà cịn cấm cả việc đọc tên thật của vua. Luật Gia Long điều 62 đã quy định như sau:


<i>Kẻ nào trong một bản viết tấu hay trình gì với vua mà dùng một tiếng trùng với tên vua hay tên một</i>


<i>hoàng khảo, sẽ bị phạt 80 gậy. Nếu tội phạm húy mắc phải trong giấy tờ khác sẽ là 40 gây. Kẻ nào phạm tội</i>
<i>ấy mà lại còn dùng tên ấy làm tên đẻ của mình sẽ bị phạt 100 gậy <b>[14]</b><sub>. </sub></i>


<b>6. Ý Nghĩa Niên Hiệu:</b> Phân tích ý nghĩa các từ trong niên hiệu, người ta thấy niên hiệu bắt nguồn từ
triết lý vương quyền trong Nho Giáo. Theo lý thuyết này, vua trị nước là do mệnh trời nên các sắc dụ của
vua ban ra đều được mở đầu bằng câu Thế Thiên Hành Đạo, nghĩa là thay trời hành đạo. Trên ấn triện của
Tần Thủy Hoàng người ta thấy câu: Thụ Mệnh Vu Thiên, nghĩa là nhận mệnh lệnh từ trời. Ngồi ra, triết lý
vương quyền cịn coi vua là con trời nên vua phải là mẫu người đạo đức, nhân từ. Sau đây xin liệt kê một số
niên hiệu để chứng minh mối liên hệ giữa thiên mệnh và niên hiệu:


<b> Tên Vua</b> <b>Niên Hiệu</b> <b>Ý Nghĩa</b>


Lý Nam Ðế (544-548) Thiên Ðức Ðức của trời
Lê Ðại Hành (980-1005) Thiên Phúc Phúc của trời
Lý Nhân Tông (1128-1138) Thiên Thuận Thuận ý trời
Lê Thái Tổ (1328-1433) Thuận Thiên Thuận ý trời
Lê Thánh Tông (1460-1497) Hồng Ðức Ðức sáng
Lê Thuần Tông (1732-1735) Long Ðức Ðức thịnh vượng
Lê Mẫn Ðế (1787-1788) Chiêu Thống Về chính thống
Nguyễn Thế Tổ (1802-1819) Gia Long Ban thịnh vượng


<b>7. Sự Thay Đổi Niên Hiệu:</b> Niên hiệu khơng có tính cách cố định. Có vua chỉ dùng một niên hiệu, có
vua thay đổi niên hiệu nhiều lần và mỗi khi thay đổi, vua chỉ cần ra chiếu chỉ thơng báo cho tồn dân. Tại
Trung Quốc, Hán Vũ Đế ở ngôi 54 năm, thay đổi niên hiệu 11 lần. Võ Tắc Thiên ở ngôi 21 năm, thay đổi 18
lần, và bà là vua có nhiều niên hiệu nhất Trung Quốc.


Tại Việt Nam, vua Lý Nhân Tông (1072-1127) được tiếng là nhân từ, đổi niên hiệu 8 lần và là vua có
nhiều niên hiệu nhất[15]<sub>. </sub>



<b> Niên Hiệu</b> <b> Năm</b>


Thái Ninh 1072-1075


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Quang Hữu 1085-1091


Hội Phong 1092-1100


Long Phù 1101-1109


Hội Tường Ðại Khánh 1110-1119
Thiên Phù Duệ Võ 1120-1126
Thiên Phù Khánh Thọ 1127
Vua Lý Anh Tôn đổi niên hiệu 4 lần:




<b>Niên Hiệu</b> <b>Năm</b>


Thiệu Minh 1138-1139


Đại Định 1140-1162


Bảo Ứng 1163-1173


Thiện Cẩm 1174-1175


Việc thay đổi niên hiệu không dựa trên nguyên tắc nào. Ở Trung Quốc, có thuyết nói từ triều Nguyên về
trước, khi có sự kiện đặc biệt xảy ra, vua có thể thay đổi niên hiệu để ghi nhớ sự kiện đó. Ví dụ Hán Vũ Đế
đổi niên hiệu ra Ngun Quang vì năm đó có sao chổi xuất hiện, niên hiệu Nguyên Thú vì vua đi tuần thú bắt


được con thú lạ bạch lân, Nguyên Đỉnh vì đào được chiếc đỉnh (vạc) quý, Thiên Hán vì năm đó có nhiều
thiên tai, hạn hán nên đổi niên hiệu để cầu mưa[16]<sub>. </sub>


Tại Việt Nam, mỗi khi trong nước có loạn lạc, dịch tễ, mất mùa, đói kém, nhà vua tin rằng mình là con
trời, đã khơng làm trịn nhiệm vụ, đã vi phạm lỗi lầm nên cần phải sửa đổi ăn năn. Thiện chí này được biểu
lộ bằng cách thay đổi niên hiệu. Khi thay đổi niên hiệu, các vua tin rằng sẽ đem lại sự bình an và may mắn
cho dân chúng. Bằng chứng là năm 1628, đời vua Lê Thần Tơng, niên hiệu Vĩnh Tộ, có nạn đói kém nên
năm 1629 vua đổi niên hiệu thành Ðức Long. Ðại Việt Sử Ký Tồn Thư ghi như sau:<i>“Vì hạn hán, đói kém,</i>
<i>đổi niên hiệu là Ðức Long, đại xá cho thiên hạ.”<b>[17]</b></i>


Ngồi niềm tin trên, vua Việt cịn thay đổi niên hiệu để ghi nhớ một sự kiện quan trọng đã xảy ra. Sách
Đại Việt Sử Ký Tiền Biên ghi:


<i>Vào năm Giáp Tuất đời Lý Thái Tông (1028-1054), niên hiệu Thơng Thụ, có nhà sư tên là Nghiêm Bảo</i>
<i>Tính và Phạm Minh Tâm tự thiêu, cháy hết biến thành thất bảo (bảy của quý) vua cho là việc lạ bèn đổi niên</i>
<i>hiệu thành Càn Phù Hữu Đạo <b>[18]</b><sub>.</sub></i>


Cũng đời Lý Thái Tông, khi đánh thắng Chiêm Thành, vua đổi niên hiệu ra Thiên Cảm Thánh Vũ[19]<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>1. Định Nghĩa Tôn Hiệu:</b> Tôn hiệu là tên vua được triều đình đặt trong những ngày đặc biệt như ngày
lên ngơi hồng đế, ngày thượng thọ ngũ tuần, lục tuần, ngày thắng trận trở về. Trong các dịp này, đình thần
tổ chức buổi lễ mừng, đồng thời dâng lên vua một tôn hiệu để ca ngợi vua.


<b>2. Ngun Tắc Dâng Tơn Hiệu:</b> Khơng có nguyên tắc quy định khi nào dâng tôn hiệu, nhưng đọc sử
thấy tôn hiệu được dâng vào các dịp sau đây: Khi Đinh Bộ Lĩnh (968-979) lên ngơi hồng đế, đình thần dâng
tặng tơn hiệu: Ðại Thắng Minh Hồng Ðế[20]<sub>. Theo sử cũ Ðinh Tiên Hoàng là vua đầu tiên có tơn hiệu.</sub>


Khi Lê Đại Hành (980-1005) đại phá qn Nam Hán ở Bạch Ðằng Giang, đình thần dâng tơn hiệu là
Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu Hồng Đế.



Khi vua Lý Thái Tơng (1028-1054) dẹp được cuộc nổi dậy của Nồng Tồn Phúc, các quan dâng tơn hiệu:
Kim Dũng Sinh Ngân, Nùng Bình Phiên Phục. Nghĩa là vàng sôi lên, bạc sinh ra, họ Nùng bị diệt, phiên bang
phục tùng.


Khi Lý Thái Tông diệt Sạ Đẩu, các quan xin dâng tôn hiệu: Thánh Đức Thiên Cảm, Tuyên Uy Thánh Võ.
Khi Lý Chiêu Hoàng (1224-1225) nhường ngôi cho Trần Cảnh, quần thần dâng tôn hiệu: Khải Thiên Lập
Cực, Chí Nhân Chương Hiếu Hồng Đế. Và khi Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông (1225-1258) nhường ngôi
để lên làm thái thượng hồng thì triều đình dâng tơn hiệu: Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế


[21]<sub>. Khi Trần Thái Tơng (1225-1258) thượng thọ thất tuần, đình thần dâng tôn hiệu: Uyên Ý Khâm Cung</sub>


Nhân Từ Đức Thọ Hồng Đế. Khi Trần Thánh Tơng (1258-1278) lên ngơi, đình thần dâng tôn hiệu là Hiến
Thiên Thể Đạo Đại Minh Quang Hiếu Hồng Đế.


Đọc lịch sử khơng thấy trường hợp nào các quan xin dâng tôn hiệu mà vua từ chối. Duy nhất một
trường hợp vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đã khiêm tốn từ chối lời xin dâng tôn hiệu, và khuyên các quan
như sau:


<i>Trẫm chưa dám nói đến danh hiệu Hoàng Đế. Đối với các khanh, Trẫm xưng là Hoàng Thượng. Đối với</i>
<i>Thái Miếu, Trẫm xưng là Tự Hoàng, như thế cũng đủ khác với danh hiệu của các thân vương rồi. Những lời</i>
<i>ấy các khanh nên nghĩ lại. Sau này, vài năm nữa, nếu thấy trên thì trời thuận, dưới thì dân n, mưa gió </i>
<i>điều hòa, nước lớn thân thiện, nước nhỏ sợ uy, mới có thể bàn đến tơn hiệu.Các khanh nghĩ lại xem <b>[22]</b><sub>. </sub></i>




<b>3. Mục Đích Của Tơn Hiệu:</b> Như đã nói, tơn hiệu có mục đích ca ngợi vua nên triều đình đã khơng tiếc
lời đặt tơn hiệu rất dài, đi đến chỗ nịnh bợ. Vua Lý Thái Tổ (1010-1028) có tơn hiệu dài nhất Việt Nam, tới 52
chữ:


<i>Phụng Thiên Chí Lý Ứng Vận Tự Tại Thánh Minh Long Hiện Duệ Văn Anh Vũ Sùng Nhân Quảng Hiếu</i>


<i>Thiên Hạ Thái Bình Khâm Minh Quảng Trạch Chương Minh Vạn Bang Hiển Ứn Phù Cảm Uy Chấn Phiên</i>
<i>Man Duệ Mưu Thần Trợ Thánh Trị Tắc Thiên Đạo Chính Hồng Đế <b>[23]</b><sub>.</sub></i>


Việc dâng tơn hiệu q dài, đi đến chỗ nịnh hót, đã bị các sử gia thời quân chủ lên án. Sử gia Ngô Sĩ
Liên viết:


<i>Kinh thư tôn xưng vua Nghiêu là Phóng Huân, vua Thuấn là Trùng Hoa. Những bề tơi đời sau theo đức</i>
<i>hạnh có thực mà tơn xưng vua đến hơn chục chữ đã là nhiều rồi. Bây giờ bề tôi dâng tôn hiệu cho Lý Thái</i>
<i>Tổ đến 50 chữ. Thế là không kê cứu học vấn đời xưa, chỉ cốt nịnh vua. Thái Tổ nhận mà không từ chối đó là</i>
<i>muốn khoe khoang để cho đời sau không ai hơn được đều là sai cả. Về sau dâng tôn hiệu cho Thái Tông</i>
<i>cũng đến gần 50 chữ, có lẽ cũng bắt chước cái sai lầm ở đây<b>[24]</b><sub>. </sub></i>


Lê Ngọa Triều là ông vua tàn ác, nhưng triều đình cũng dâng tơn hiệu: <i>Khai Thiên Ứng Vận Thánh Văn</i>
<i>Thần Vũ Tắc Thiên Sùng Đạo Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng Đế <b>[25]</b></i><sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>1. Định Nghĩa Thụy Hiệu:</b> Trong Hán tự, thụy nghĩa là tốt, thụy hiệu nghĩa là tên tốt. Theo sử Ký Tư Mã
Thiên, tên thụy còn gọi là hiệu bụt[26]<sub>. Đối với các vị vua, thụy hiệu được gọi là thánh thụy, tức tên của ông</sub>


vua mới băng hà, được vua kế vị hay các quan trong Bộ Lễ đặt để tránh tên húy. Thụy hiệu có hai loại: cơng
thụy và tư thụy. Cơng thụy do vua hay triều đình đặt, tư thụy do con cháu trong gia đình, bạn bè, mơn đồ đặt
cho người quá vãng.


Thánh thụy thuộc loại công thụy bắt đầu có từ thời nhà Chu. Chu Văn Vương có thụy hiệu là Văn. Chu
Vũ Vương có thụy hiệu là Vũ. Ðến đời nhà Tần, Tần Thủy Hoàng bãi bỏ lệ đặt tên thụy vì cho rằng con cái
phê phán cha, bầy tôi bàn luận về vua là điều không đúng[27]<sub>. Nhưng đến đời Hán, lệ đặt tên thụy lại được</sub>


tiếp tục. Công thức của thụy hiệu gồm 2 phần: phần đầu là một hay nhiều từ chỉ tên thụy, phần hai là từ
hoàng đế hay từ vương.


<b>2. Nguyên Tắc Chọn Thụy Hiệu:</b> Cách giải thích và đặt thụy hiệu gọi là thụy pháp. Đối với công thụy,


hành vi được đánh giá theo ba cấp: xấu, trung bình, tốt.


a. Thụy hiệu xấu: Triều đình Trung Quốc chọn các chữ: Lệ, U, Hôn, Dạng để đặt thụy hiệu xấu. Theo Từ
Ðiển Hán Việt của Ðào Duy Anh thì Lệ có nghĩa là tàn bạo, U: tối tăm; Hơn: tối tăm, mê loạn; Dạng: ốm đau,
bệnh hoạn. Chu Vương Cơ Hồ vì thống trị tàn bạo, sau khi chết có tên thụy là Lệ Vương. Sách Thụy Pháp
Giải cho rằng tàn sát kẻ vô tội gọi là Lệ. Cơ Vung Niết cũng tàn bạo nên có thụy hiệu là U Vương. Theo
Thụy Pháp Giải, U có nghĩa là làm


đảo lộn lễ nghi, loạn luân. Tiên Bảo Quyền, sau khi lên ngơi, sống đời hoang dâm phóng túng, nên có thụy
hiệu là Đơng Hơn Hầu. Chữ Hơn nói lên bản tính tăm tối, tàn bạo, dâm dật. Trần Thúc Bảo và Dương Quảng
đời Tùy đều hung tàn bạo ngược, là hôn quân nên được đặt thụy hiệu là Dạng Đế. Sách Tự Trị Thông Giám
của Hồ Tam Tỉnh giải thích ham gái, xa lễ, bạo ngược với dân gọi là Dạng[28]<sub>. </sub>


b. Thụy hiệu trung bình: Các triều đại Trung Quốc dùng chữ Bình để đặt thụy hiệu trung bình. Cơ Nghi
Cữu, vua thứ nhất của Đơng Chu, tuy khơng có cơng gì nhiều, nhưng được dân thương xót nên có thụy hiệu
là Bình Vương. Sách Thụy Pháp Giải nói trị nước mà khơng có lầm lỗi lớn thì được gọi là Bình[29]<sub>. </sub>


c. Thụy hiệu tốt: Tuyệt đại đa số các vua Trung Quốc đều có thụy hiệu tốt. Trước thời nhà Tần, thụy
hiệu có một chữ: hoặc là Văn, hoặc là Vũ. Chữ Văn dùng để biểu lộ khả năng về mặt văn hóa, chính trị
lương hảo. Chữ Vũ để biểu lộ khả năng quân sự. Sang triều Hán, người ta dùng 2 chữ mà chữ đầu bao giờ
cũng là chữ Hiếu nên thụy hiệu của Lưu Triệt là Hiếu Vũ Đế. Sang đời Tấn, Đường, không dùng thụy hiệu 2
chữ nữa mà dùng nhiều chữ để ca ngợi công đức của vua. Ví dụ hồng đế Thuận Trị đời Thanh có thụy
hiệu 25 chữ là: Thế Thiên Long Vận, Định Thống Kiến Cực, Anh Duệ Khâm Văn, Hiển Võ, Đại Đức Hoằng
Cơng, Thánh Nhân Thuần Tơn Chương Hồng Đế[30]<sub>.</sub>


<b>3. Thụy Hiệu Của Các Vua Chúa Việt Nam</b>: Các vua chúa Việt cũng áp dụng chế độ đặt thụy hiệu.
Theo sử gia Lê Văn Hưu, vua và hoàng hậu khi mới băng, chưa chơn vào lăng tẩm, thì triều đình vẫn dùng
đế hiệu để gọi vị vua ấy. Khi chôn rồi, triều đình họp lại, xem đức hạnh của vua tốt hay xấu mà đặt thụy hiệu.
Trước thời Lê Đại Hành (980-1005), không thấy sử cũ ghi thụy hiệu của vua nào. Đại Việt Sử Lược ghi thụy
hiệu của Triệu Đà là Vũ Đế[31]<sub>, nhưng ông này là người Tàu, không phải người Việt. Sử gia Lê Văn Hưu,</sub>



trong Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, ghi thụy hiệu vua Lê Ðại Hành là Đại Hành. Nhiều vua Việt áp dụng đúng
nguyên tắc ban đầu của thụy hiệu là dùng một từ:


Thụy Hiệu Miếu Hiệu Tên Vua


Văn Thái Tơng Văn Hồng Đế Lê Thái Tơng


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Thuần Thánh Tơng Thuần Hồng Đế Lê Thánh Tơng


Võ Thái Tổ Võ Hồng Đế Bình Ðịnh Vương


Nhân Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế Minh Mạng


Chương Hiến Tổ Chương Hoàng Ðế Thiệu Trị


Tuy nhiên, cũng có vị vua bắt chước vua Tàu, dùng nhiều từ để đặt thụy hiệu. Ví dụ khi vua Trần Thái
Tơng mất năm 1234, triều đình đặt thụy hiệu với 20 chữ: Thống Thiên Ngự Cực Long Công Hậu Đức Hiền
Hòa Hựu Thuận Thần Văn Thánh Võ Nguyên Hiếu Hoàng Đế [32]<sub>. </sub>


TIẾT E: MIẾU HIỆU


<b>1. Định Nghĩa Miếu Hiệu</b>: Miếu hiệu là tên vua đã chết được vua nối ngơi, hoặc đình thần đặt để viết
trên bài vị hay trên các bài văn tế đọc trong các dịp giỗ chạp. Dưới thời quân chủ, các sử gia bản triều chỉ
được dùng niên hiệu và miếu hiệu để làm mốc ghi chép sự kiện lịch sử.


<b>2. Nguồn Gốc Miếu Hiệu</b>: Miếu hiệu phát xuất từ Trung Quốc. Hai ông Lý Nham Linh và Cố Ðạo Hinh
cho biết, đầu tiên, các vua Tàu dùng hai chữ Tổ hay Tông để làm miếu hiệu và miếu hiệu bắt đầu được
dùng từ thời nhà Thương (1766-1200 TCN). Thương Thang có miếu hiệu là Cao Tổ. Sang đời Chu, Tần,
người ta bỏ danh hiệu tổ hay tơng. Nhưng đến đời Hán thì Lưu Bang khai sáng nhà Hán, được đặt là Thái


Tổ, cháu là Lưu Triệt được đặt là Thế Tông. Lý Uyên khai sáng nhà Đường được đặt là Cao Tổ, Lý Thế Dân
là Thái Tông. Tuyệt đại đa số vua Tàu, từ Hán Vũ Đế đến vua Quang Tự nhà Thanh, ông nào cũng có miếu
hiệu[33]<sub>. </sub>


<b> 3. Nguyên Tắc Đặt Miếu Hiệu:</b> Khi đặt miếu hiệu, vua hay triều đình phải căn cứ vào thế hệ thứ cấp
trong hoàng tộc để xác định vị trí cao thấp trong thái miếu. Các từ để chỉ thứ cấp là: tổ, tông, hay tôn. Tổ có
nghĩa là người khai sáng triều đại. Tơng nghĩa là dòng họ. Tại Việt Nam, nhiều sách sử ghi miếu hiệu với
chữ Tôn. Tôn là tiếng đọc trại để tránh tên vua Minh Mạng là Nguyễn Phúc Miên Tông. Nguyên tắc định
miếu hiệu là vua có cơng khai sáng triều đại được gọi là tổ. Những vua kế vị được gọi là tông.


<b>4. Miếu Hiệu Của Các Vua Chúa Việt Nam:</b> Trong số các vị vua Việt, sử sách ghi 49 vị có miếu hiệu
với chữ tổ, tơn, hay tơng. Vị vua đầu tiên được sử ghi miếu hiệu là Lê Trung Tông (tr.v.1005). Từ năm 1005
đến 1884, vị vua nào cũng có miếu hiệu. Sau đây là một số ví dụ :


Nhà Tiền Lê Lê Trung Tơng.


Nhà Lý Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Nhà Hậu Lê Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông.
Nhà Mạc Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông.
Nhà Nguyễn Nguyễn Thế Tổ.


Trường hợp nhà tiền Lê, sử sách không ghi miếu hiệu của vua Lê Ðại Hành nên khơng biết ngài có
miếu hiệu ra sao. Riêng trường hợp nhà Trần, chúng tơi chưa tìm được sử liệu nào giải thích tại sao vị vua
sáng lập triều đại không được đặt miếu hiệu là Trần Thái Tổ, mà lại đặt là Trần Thái Tông. Với nhà Nguyễn,
chúng tơi cũng chưa giải thích được tại sao cả vua Gia Long, Minh Mạng, và Thiệu Trị đều có miếu hiệu với
chữ Tổ: Nguyễn Thế Tổ, Nguyễn Thánh Tổ, Nguyễn Hiến Tổ. Bốn trường hợp trên là các ngoại lệ trong lịch
sử miếu hiệu của vua chúa Việt Nam. Đọc sách sử được viết dưới thời quân chủ, người ta còn gặp loại
danh xưng mà các nhà sử học gọi là toàn xưng, tức là lối phối hợp miếu hiệu, tên thụy và đế hiệu: Sau đây
là các ví dụ:



Tên Chính


Miếu Hiệu Thụy Hiệu


Toàn Xưng
Nguyễn Nhạc


Thái Tổ Võ


Thái Tổ Võ Hoàng Ðế
Nguyễn Phúc Ánh


Thế Tổ Cao


Thế Tổ Cao Hoàng Ðế


Cách gọi toàn xưng trên được các sử gia sau này gọi chung là miếu hiệu.


Khi chết, các hoàng hậu cũng được triều đình đặt miếu hiệu, được thờ trong thái miếu[34]<sub>. Ví dụ:</sub>


<b>Tên Chính</b> <b> Miếu Hiệu</b> <b>Vợ của</b>


Tống Thị Lan Thừa Thiên Cao Hoàng Hâu Gia Long
Trần Thị Ðang Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu Gia Long
Hồ Thị Hoa Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu Minh Mạng
Phạm Thị Hằng Thiên Chương Hoàng Hậu Thiệu Trị


Đến đời Gia Long, các chúa Nguyễn cũng được truy tôn hồng đế, có miếu hiệu, nên các sách Thực
Lục, Liệt Truyện, Việt Sử Thông Giám Cương Mục đều dùng những danh xưng dành cho hoàng đế để gọi


các chúa Nguyễn như con trai là hồng tử, con gái là cơng chúa, các người trong họ hàng là tôn thất[35]<sub>. Trái</sub>


lại, các chúa Trịnh cũng được đặt miếu hiệu, nhưng chỉ là vương, dưới đế một bậc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Theo định nghĩa của sử gia Ngô Thời Sĩ, Phế Đế hay Mạt Đế là miếu hiệu dân gian đặt cho các vua
không đáng là vua hay bị truất phế[37]<sub>. Đinh Tuệ (979-980) bị Lê Đại Hành lật đổ nên sử gọi là Phế Đế. Trần</sub>


Nghiễn (1377-1388), con Trần Duệ Tông (1372-1377), bị truất phế nên gọi là Trần Phế Đế. Năm 1954, miền
Nam Việt Nam có cuộc trưng cầu dân ý để chọn lựa vua Bảo Đại (1926-1945) hay Thủ Tướng Ngơ Đình
Diệm (1954-1963). Dân chúng chọn ơng Ngơ Đình Diệm và lúc đó báo chí gọi vua cuối cùng nhà Nguyễn là
Phế Đế Bảo Đại.




<b>MỤC II: DANH XƯNG ÐẶC BIỆT CỦA THƯỜNG DÂN VIỆT NAM</b>


Muốn chỉ một cá nhân nào đó, tùy theo giai cấp, tín ngưỡng, tùy theo lúc sống hay chết, tùy theo già hay
trẻ, người Việt Nam có rất nhiều tên để gọi. Ngơn ngữ Việt có những từ sau đây chỉ các loại tên: bí danh, bút
hiệu, nhũ danh, nghệ danh, pháp danh, pháp tự, pháp hiệu, tên, tên cái, tên đệm, tên họ, tên gọi, tên chữ,
tên cúng cơm, tên hèm, tên hiệu, tên húy, tên riêng, tên thánh, tên thụy, tên tục, tên tự, thương hiệu.


Không kể tên họ, tên riêng, người Việt có thể có một trong những tên dưới đây mà chúng tôi gọi là danh
xưng đặc biệt. Sở dĩ gọi là đặc biệt vì khơng phải ai cũng có. Trong mục này, các danh xưng đặc biệt sẽ
được lần lượt nghiên cứu qua các tiết: (a)) tên tục, (b) tên tước, (c) tên tự, (d) tên hiệu, (e) bút hiệu, (f) nghệ
danh, (g) thương hiệu, (h) bí danh, (i) tên thụy, (k) tên tơn giáo. Trong phần tên tơn giáo sẽ nói đến pháp
danh, pháp hiệu của người Phật Giáo Tiểu Thừa và Phật Giáo Ðại Thừa, tên các vị chức sắc Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ, và tên thánh của người Công Giáo.


TIẾT A: TÊN TỤC



<b>1. Định Nghĩa Tên Tục: </b>Theo định nghĩa của Đại Từ Điển Tiếng Việt<i>, tên tục là tên do cha mẹ đặt lúc</i>
<i>mới sinh, chỉ gọi lúc còn bé, thường dùng từ Nôm và xấu để tránh sự chú ý, đe dọa của ma quỷ<b>[38]</b><sub>.</sub></i>


<b>2. Tên Tục – Nhũ Danh – Tiểu Danh:</b> Tên mà người Việt gọi là tên tục thì người Trung Quốc gọi là
tiểu danh hay nhũ danh, được đặt lúc đứa bé mới sinh và cũng có ý nghĩa xấu. Gọi là nhũ danh vì tên này
được đặt lúc đang bú. Trong tiếng Hán, nhũ có nghĩa là vú nên các nhà tính danh học Mỹ dịch chữ nhũ danh
là Milk Name (tên sữa). Theo Elsdon C. Smith, tiểu danh hay nhũ danh chỉ có một từ, nhưng được thêm âm
A vào đàng trước. Ví dụ A Man là tiểu danh của Tào Tháo, và A Đẩu là tiểu danh của Lưu Thiện, con của
Lưu Bị. Khi lớn lên, người Trung Quốc không dùng tiểu danh hay nhũ danh nữa. Và lúc này, ai dùng tên đó
để gọi, thì đó là một điều sỉ nhục cho người ấy. Đọc Tam Quốc Chí, mỗi lần Lưu Bị hay Tơn Quyền tức tối gì
với Tào Tháo, ta thấy hai đối thủ này thường lôi tiểu danh Tào Tháo ra chửi: “thằng nhãi con Tào A Man”.
Man trong tiếng Hán có nghĩa là gian xảo, quỷ quyệt.




<b>3. Nguyên Nhân Đặt Tên Tục:</b> Đối với người Việt, khi xưa có nạn trẻ chết yểu và người ta giải thích vì
tà ma thích bắt những đứa trẻ đẹp. Do vậy, các cha mẹ khơng muốn ai khen con mình đẹp, sợ tà ma biết,
đồng thời đặt tên xấu cho đứa trẻ nhằm đánh lừa tà ma. Sở dĩ gọi là tên tục vì dùng các từ có ý nghĩa tục
tằn như bộ phận sinh dục, chỉ sự dơ bẩn, hay là tên lồi vật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Tên súc vật: Mng, Cầy, Cáo, Cún,Vện, Đực v.v…


Trường hợp đẻ nhiều mà vẫn bị chết yểu, thì đứa con mới sinh được đặt là Xin, với ý nghĩa đây là đứa
con xin về nuôi, hay đứa con của kẻ ăn mày, ăn xin. Người Trung Quốc có tục đặt tên con trai là Xẩm. Xẩm
có nghĩa là người đàn bà. Tất cả những cách thức chọn lựa đó, chỉ nhằm mục đích đánh lừa tà ma.


Khi đứa trẻ lên khoảng 5 đến 10 tuổi, nghĩa là hầu như thoát khỏi giai đoạn mà dân gian tin là bị tà ma
chú ý, thì cha mẹ bắt đầu đặt tên chính thức cho con. Lúc này ai nhắc đến, hoặc gọi tên tục người đó, là xúc
phạm đến danh dự của người ấy. Trong các đám cãi nhau liên quan đến vấn đề tên tục, Đại Từ Điển Tiếng
Việt nêu ra thí dụ: <i>Cứ gọi tên tục ra mà chửi, ai mà chẳng tức <b>[39]</b><sub>.</sub></i>



Lệ đặt tên tục rất phổ biến trong xã hội cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên, lệ này dần dần biến mất khi trình
độ tri thức khoa học của dân Việt được nâng cao.Lý do khác nữa làm loại tên này biến mất là dưới thời
Pháp thuộc, chính quyền buộc cha mẹ làm ngay giấy khai sinh cho trẻ sơ sinh. Trong thực tế, tên tục vẫn
tồn tại và chỉ biến mất ở nông thôn Việt Nam vào khoảng cuối thế kỷ 20.


Tục lệ đặt tên xấu không chỉ có trong các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc như Nhật Bản, Đại
Hàn, Việt Nam mà thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Các sắc dân thiểu số ở Indonesia, Lào, Thái Lan, Miến
Điện, và các dân tộc vùng Đơng Nam Á đều có tục lệ này[40]<sub>. Theo bách khoa từ điển Britannica, thì tục lệ</sub>


này thấy có ở Hy Lạp, các nước Phi Châu chung quanh sa mạc Sahara[41]<sub>. </sub>


TIẾT B: TÊN TƯỚC


<b>1. Định Nghĩa Tên Tước: </b>Tên tước là tên của vua ban cho các người trong hồng tộc hay những
người có công với tổ quốc. Quyền phong tước là đặc quyền của vua và những người được phong tước coi
đó là một ân điển. Để hiểu tên tước, ta cần phân biệt hai định chế chức và tước.


Theo định nghĩa của những nhà khảo cứu pháp chế sử, chức là một trách vụ trong bộ máy chính quyền,
tước là tơn hiệu danh dự, không hàm ý trách nhiệm và quyền hành[42]<sub>. </sub>


<b>2. Nguồn Gốc Tên Tước:</b> Trước triều đại nhà Đinh, sử cũ khơng cho biết gì về tên tước. Đến đời nhà
Đinh, tài liệu cổ về đời này thấy ghi tước Vương và Quốc Công. Quốc Công là một tước dưới tước Quận
Vương và bắt đầu được dùng ở Trung Quốc về đời nhà Tùy (581-618). Sang triều Lý, ngồi tước Thái Sư,
các đại thần cịn được phong tước Thái Phó và Thái Bảo là những tước thuộc hàng tam công đời nhà Ân và
Chu bên Trung Quốc. Công thức đặt tên tước là lấy một địa danh đặt trước tên tước. Ví dụ Kiến An Vương
là tên tước của Nguyễn Phúc Miên Ðài. Kiến An là tên phủ thuộc tỉnh Định Tường, Vương là tên tước.


<b>3. Phẩm Trật Tên Tước</b>: Hệ thống tên tước dưới đời hậu Lê được vua Lê Thánh Tông (1460-1497) ấn
định rất rõ rệt, gồm 6 bậc: vương, công, hầu, bá, tử, nam .



Tước Vương: Dành cho Hoàng tử. Cách đặt tước Vương là lấy tên phủ làm tên hiệu kèm theo chữ
Vương. Ví dụ Kiến Hưng Vương. Con của hồng tử cũng được tước Vương nhưng lấy tên huyện kèm theo
chữ Vương như Hải Lăng Vương.


Tước Công: Dành cho các con hồng thái tử và thân vương. Tước Cơng gồm một mỹ tự và từ ngữ
Công như Triệu Khang Cơng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Tước Bá: Dành cho các hồng thái tôn, các con của tự thân vương, tự thân công, con trưởng của thân
công chúa. Tước Bá gồm một mỹ tự và chữ Bá. Ví dụ Tĩnh Cung Bá.


Tước Tử: Thuộc hàng chánh nhất phẩm, dành cho các con thứ của thân công chúa, con trưởng tước
hầu, tước bá. Tước tử gồm một mỹ từ và chữ Tử. Ví dụ Kiến Xương Tử.


Tước Nam: Được coi như hàng tòng nhất phẩm, dành cho con trưởng của thân công chúa được truy
tặng, con thứ của tước hầu, tước bá. Tước Nam gồm một mỹ từ và chữ Nam. Ví dụ Quảng Trạch Nam.


Về phẩm trật, năm 1471, vua Lê Thánh Tôn ấn định cửu phẩm. Mỗi phẩm lại chia làm hai bực: chánh và
tùng. Để định vị trí cao thấp của hệ thống tên tước, phải căn cứ vào đơn vị tư. Người càng có nhiều tư thì
càng có tước cao. Tư là đơn vị của hàng tùng cửu phẩm. Cửu phẩm là hàng thấp nhất có 1 tư. Cao hơn là
chánh cửu phẩm có 2 tư. Hàng tùng bát phẩm có 3 tư. Hàng chánh bát phẩm có 4 tư. Như vậy hàng cao
nhất là chánh nhất phẩm có 18 tư. Hệ thống cửu phẩm dành cho quan chức nhỏ và thường dân.


Bên trên hệ thống cửu phẩm, cịn có 6 tước được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao là: nam tước, tử
tước, bá tước, hầu tước, quận công, quốc công. Những người được phong các tước trên, mỗi người sẽ
được thêm một tư. Như vậy nam tước có 19 tư và quốc cơng có 24 tư. Hệ thống tên tước của triều Lê
được áp dụng dưới triều Nguyễn và còn được bổ túc thêm nhiều tước vị.





<b>Bảng Phẩm Trật Và Tư Dưới Triều Lê Thánh Tông</b>


<b> Tước Vị</b> <b> Số Tư</b>


Quốc công 24 tư
Quận công 23 tư
Hầu tước 22 tư
Bá tước 21 tư
Tử tước 20 tư
Nam tước 19 tư


<b>Phẩm Trật</b> <b>Hàng Chánh</b> <b>Hàng Tùng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Thất phẩm 6tư 5 tư
Bát phẩm 4 tư 3 tư
Cửu phẩm 2 tư 1 tư


<b>4. Các Trường Hợp Được Ban Tên Tước:</b> Vua thường ban tên tước cho ba trường hợp sau đây:
a. Người giữ chức vụ quan trọng: Những người giữ chức vụ quan trọng trong triều đình thường được
vua phong cho một tước.Ví dụ Trần Quốc Tuấn có chức Quốc Cơng Tiết Chế, thống lĩnh quân đội, nhưng
cũng được phong tước Hưng Đạo Vương.


b. Người trong hồng tộc và những cơng thần: Người trong hồng tộc và những người có cơng với quốc
gia được vua tặng tên tước. Dưới triều Nguyễn, các hồng tử đều được phong tước vương, quận vương,
cơng hay quận công. Cách thức đặt tên tước là vua chọn một địa danh của tỉnh, phủ, huyện, xã rồi thêm tên
tước vào, với ngụ ý người đó có quyền tại địa phương ấy. Sách Khâm Ðịnh Ðại Nam Hội Ðiển Sự Lệ ghị rõ
nguyên tắc phong tước như sau: <i>Phàm người được phong tước có đất làm thái ấp, nhự Thân Vương thì lấy</i>
<i>tên tỉnh; Quận Vương, Thân Cơng, Quốc Cơng, Quận Cơng thì lấy tên phủ; Huyện Cơng, Huyện Hầu thì lấy</i>
<i>tên huyện; Hương Cơng, Hương Hầu, Ðình hầu thì lấy tên xã. Dưới nữa theo chức mà gọi <b>[43]</b><sub>”</sub></i>



Vua Minh Mạng có 78 hồng tử, mỗi ơng đều có tên tước. Xin trích dẫn một số tước vị làm ví dụ:


<b>Tên Hồng Tử</b>


Ðịa Danh và Tên Tước


Miên Định Thọ Xuân Vương


Miên Nghi Ninh Thuận Quận Vương
Miên Hoành Vĩnh Tường Quận Vương
Miên Áo Phú Bình Cơng


Miên Thần Nghi Hào Quận Công
Miên Phú Phù Mỹ Quận Công
Miên Thủ Hàm Thuận Quận Công
Miên Thẩm Tùng Thiện Quận Công


Riêng những người trong hồng tộc, khi được phong tước, cịn được hưởng bổng lộc của triều đình.
Vào năm 1840, vua Minh Mạng quy định bảng bộc lộc hàng năm cấp cho những người được phong tước
trong hoàng tộc[44]<sub>.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Thân Vương 1500 1200


Quận Vương 1200 1000


Thân Công 1000 800


Quận công 700 500


Huyện Công 500 350



Hương Công 450 300


Huyện Hầu 180 100


Kỳ Nội Hầu 180 100


Kỳ Ngoại Hầu 170 90


Đình Hầu 160 80


Trợ Quốc Khanh 150 70


Tá Quốc Khanh 150 70


Phụng Quốc Khanh 130 60


Trợ Quốc Uý 45 35


Tá Quốc Uý 42 32


Trợ Quốc Lang 38 28


Tá Quốc Lang 36 26


Phụng Quốc Lang 34 24


Tên tước không những được phong cho các người cịn sống, mà cho cả những cơng thần đã chết. Thí
dụ linh mục Trần Lục, chánh xứ Phát Diệm, tạ thế năm 1899. Đến năm 1925, vua Khải Định xét tiểu sử thấy
linh mục có cơng dưới triều Tự Đức, nên phong cho ngài: Phát Diệm Nam Tước.



c. Những thần thánh: Những thần thánh trong các đình miếu cũng được vua tặng tên tước. Thành
Hoàng Ma La Cẩn được thờ tại Phú Nhuận Đình, Gia Định, được phong là Ma La Cẩn Thành Hồng Đại
Vương Tơn Thần. Lồi rái cá cũng được thần thánh hóa, được ban tên tước. Theo truyền tụng, rái cá cứu
vua Gia Long khi bị Tây Sơn đuổi đánh, nên khi lên ngôi, đã phong rái cá tước Lăng Lại Đại Tướng Quân
Tôn Thần. Tên tước đã đi vào lịch sử, khi chế độ quân chủ chấm dứt vào năm 1945.



TIẾT C: TÊN TỰ


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

trong Tên Tự được viết với bộ nhân có nghĩa là giống như. Ví dụ: Tương Tự. Tên tự là tên giống như tên
chính. Người Trung Hoa đặt ra tên tự để người khác tránh tên húy của mình. Đối với dân gian xưa, tên tự
cịn được gọi là tên chữ vì các cụ thường dùng từ Hán Việt để đặt tên này. Ví dụ khi viết tiểu sử cụ Nguyễn
Đình Chiểu (1822-1888), các sách vở thường ghi: tự là Mạnh Trạch, hiệu là Trọng Phủ hay Hối Trai. Tên tự
bắt đầu có từ đời nhà Chu, sau khi triều đại này đặt ra phép kỵ húy tên vua. Tên tự đã tồn tại suốt thời kỳ
quân chủ tại Trung Quốc cũng như tại Việt Nam.


<b>2. Mục Đích Tên Tự: </b>Tên tự đặt ra để kiêng húy tên chánh, nên nguyên tắc căn bản khi đặt tên tự là
làm sao giữa tên chánh và tên tự có sự liên hệ với nhau. Nói khác đi, nói đến tên tự, người ta có thể suy ra
tên chánh và ngược lại. Nguyên tắc đặt tên tự được sách Bạch Hồ Thông ấn định như sau: Vấn danh tri kỳ
tự, vấn tự tri kỳ danh, nghĩa là hỏi tên chánh biết tên tự, hỏi tên tự biết tên chánh. Một khi đã có tên tự,
người khác sẽ dùng tên đó để gọi cá nhân ấy trong việc giao tiếp xã hội. Ví dụ khi viết về Hán Cao Tổ, thay
vì phải nói tên chính là Lưu Bang thì Tư Mã Thiên đã chép: <i>Cao Tổ người làng Trọng Dương, ấp Phong,</i>
<i>quận Bái, họ Lưu, tên tự là Quý</i>. Ba nhân vật thời Tam Quốc là Tào Tháo được gọi là Tào Mạnh Đức, Lưu
Bị được gọi là Lưu Huyền Đức, Tôn Quyền được gọi là Tôn Trọng Mưu.


Ngày xưa, lúc Hán học còn thịnh hành, tên các danh nhân đều viết bằng Hán tự nên việc tìm hiểu sự
liên hệ giữa tên chánh và tên tự có phần dễ dàng. Ngày nay, ta gặp trở ngại lớn vì tên các danh nhân được
viết bằng quốc ngữ, có âm nhưng khơng biết mặt chữ Hán thế nào. Do đó, khơng biết đích xác tên các cụ có
ý nghĩa ra sao vì nhiều chữ đồng âm nhưng dị nghĩa.



<b>3. Nguồn Gốc Tên Tự:</b> Tại Việt Nam, khơng có sử liệu nào cho biết tên tự có từ bao giờ. Sử gia Lê
Tắc trong An Nam Chí Lược ghi ơng Ðỗ Viện sống cuối đời Ðơng Tấn (317-419) có tên tự là Ðạo Ngơn. Cịn
đọc tiểu sử các nhà nho trong thế kỷ thứ 10, chưa thấy vị nào lấy tên tự. Nhưng đọc Lĩnh Nam Dật Sử, ta
thấy nhân vật chính là Hồng Quỳnh, người Mường, có tên tự là Phùng Ngọc[46]<sub>. Sách này do Ma Văn Cao</sub>


soạn và người cháu năm đời là Ma Văn Khái tặng cho Trần Nhật Duật để ông này đem dịch ra Hán văn, cho
in năm 1297. Như thế, nếu tính từ Ma Văn Cao đến người cháu năm đời, thì sách này ít nhất đã được viết
vào khoảng thế kỷ thứ tám, thứ chín. Như vậy, người Việt đã biết dùng tên tự cách đây hơn 1000 năm.


<b>4. Nhiệm Vụ Tên Tự</b>: Đọc tiểu sử các danh nhân Trung Quốc cũng như Việt Nam, ta thấy tên tự có thể
là tên đơn, tên hai chữ, ba chữ. Nhưng tuyệt đại đa số là tên hai chữ và nếu phân tích các tên tự, ta thấy chỉ
một trong hai chữ có liên quan đến tên chính, cịn từ ngữ kia được thêm vào để làm một trong ba nhiệm vụ
sau đây:


a. Để chỉ thứ cấp trong họ hàng: Người Trung Quốc cũng như Việt Nam ghép một từ như Bá, Mạnh,
Trọng, Quý, Trưởng, Cao vào tên tự để chỉ thứ cấp họ hàng. Ta có thể kể các ví dụ: Đức Khổng Phu Tử tên
là Khổng Khâu (551-479 TCN), tự là Trọng Ni. Ngài chọn chữ Trọng trong nhóm Bá, Mạnh, Trọng, Quý để
cho biết ngài là con thứ trong gia đình. Cịn chữ Ni liên quan đến chữ Khâu vì tại Trung Quốc có ngọn núi Ni
Khâu là nơi mà bố mẹ đức Khổng Tử đã cầu tự ngài ở đó[47]<sub>. Nhắc tới chữ Ni, người ta nghĩ ngay đến chữ</sub>


Khâu.


Tại Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy (1924-1990) cho biết tên tự của ông là Trọng Minh. Chữ Trọng
chỉ người con thứ, chữ Minh đồng nghĩa với Huy là ánh sáng.


b. Để chỉ sự tơn kính: Người Trung Quốc cũng như Việt Nam dùng các từ sau đây để ghép với tên tự
chỉ sự tơn kính: Cơng, Chi, Dỗn, Hoằng, Khổng, Ơng, Phu, Phủ, Phụ, Thúc, Sĩ. Ví dụ Gia Cát Lượng, chiến
lược gia thời Tam Quốc, có tự là Khổng Minh. Minh và Lượng có nghĩa là ánh sáng. Từ Khổng được thêm
vào để tỏ ý tơn kính. Cùng chiến tuyến với Gia Cát Lượng có quân sư Bàng Thống, tự Sĩ Nguyên. Chữ


Thống có nghĩa là hợp tất cả lại làm một, đồng nghĩa với chữ Nguyên nghĩa là các thành phần không thể
phân ly ra được. Chữ Sĩ để tỏ ý tơn kính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

c. Để tên tự có âm thanh hài hịa và có ý nghĩa đẹp. Ngày xưa, đa số tên tự được các cụ thêm một từ
ngữ để có âm thanh hài hịa, có ý nghĩa hoa mỹ. Ví dụ Quan Vũ, một danh tướng thời Tam Quốc có tên tự
là Vân Trường. Vũ và Vân có mối liên hệ với nhau. Vũ là cánh chim bay, Vân là mây gió, cịn chữ Trường
được thêm vào để có âm thanh hài hịa và ý nghĩa hay. Vân Trường là giải mây dài.


Bà Nguyễn Nhược thị, tên là Nguyễn Thị Bích (1830-1901), tác giả Hạnh Thục Ca, có tên tự là Lang
Hồn. Bích và Lang trong Hán tự có nghĩa là ngọc, cịn Hồn là viên, được thêm vào cho có ý nghĩa. Lang
Hoàn là viên ngọc.


<b>5. Phương Pháp Đặt Tên Tự: </b> Như đã nói, nguyên tắc đặt tên tự là làm sao giữa tên tự và tên chánh
có sự liên hệ. Để đạt mục tiêu này, các danh nhân Trung Quốc cũng như Việt Nam đã áp dụng bốn phương
pháp sau đây:


a. Dùng chữ đồng nghĩa: Theo phương pháp này, tên chính và tên tự đồng nghĩa. Đa số các danh nhân
Trung Quốc và Việt Nam dùng phương pháp này để chọn tên tự. Ta có thể nêu các ví dụ: Tại Trung Quốc,
nhân vật lịch sử Tào Tháo thời Tam Quốc có tên tự là Mạnh Đức. Tháo và Đức trong Hán tự đều có nghĩa là
đức hạnh, phẩm giá. Chữ Mạnh thêm vào để chỉ người con thứ. Đồng thời với Tào Tháo có dũng tướng
Trương Phi, tự là Dực Đức. Phi và Dực đều có nghĩa là bay. Cịn chữ Đức được thêm vào để tên thêm phần
hoa mỹ. Lão Tử tên thật là Lý Nhĩ, tự Bá Dương. Dương và Nhĩ đều có ý nghĩa liên quan đến mặt trời. Thầy
Mạnh Tử tên chính là Mạnh Kha, tên tự là Tử Dư. Chữ Kha có nghĩa là trục xe, chữ Dư có nghĩa thùng xe,
cả hai được viết với bộ xa là cái xe. Thầy Nhan Hồi có tên tự là Uyên. Hồi và Un đều có nghĩa là dịng
nước, được viết với bộ thủy. Lỗ Túc, chính trị gia thời Tam Quốc, qn sư cho Tơn Quyền, có tên tự Tử
Kính. Túc và Kính đều có nghĩa là cung kính. Thầy Tệ Dư, đồ đệ của đức Khổng Tử có tên tự là Tử Ngã. Dư
và Ngã có nghĩa là tơi. Nhà cách mạng Lương Khải Siêu (1873-1929) có tự là Trác Như. Trác và Siêu đều
có nghĩa là vượt lên cao hơn nữa.


Tại Việt Nam, cụ Trương Hán Siêu có tên tự là Thăng Phủ. Từ ngữ Siêu và Thăng đều có nghĩa là tiến


lên chỗ cao hơn. Nhà bác học Lê Q Đơn (1726-1784) có tên tự là Dỗn Hậu. Đơn và Hậu đều có nghĩa là
thành thực. Danh sĩ triều Nguyễn là Trương Quốc Dụng (1797-1864) có tự là Dĩ Hành. Dụng và Dĩ đều có
nghĩa là dùng. Thi sĩ Trần Tế Xương có tự là Tử Thỉnh. Thịnh và Xương đều có nghĩa là phồn vinh, phát đạt.
Cụ Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) có tự là Mạnh Trạch. Chiểu và Trạch có nghĩa là cái đầm, cái ao. Khi
viết, hai chữ này đều có bộ thủy. Hai học giả miền Nam thời Pháp thuộc là các ông Trương Vĩnh Ký
(1837-1898) tự là Sĩ Tải và Trương Minh Ký tự là Thế Tải. Chữ Tải trong tên tự của hai ơng có nghĩa bóng là nhân
tài làm được việc lớn[48]<sub>. Cịn chữ Ký có nghĩa bóng là nhân tài kiệt xuất</sub>[49]<sub>. Nhà văn Đào Trinh Nhất </sub>


(1900-1951) có tự là Quán Chi. Nhất và Quán đều có nghĩa hạng nhất, đứng đầu.


b. Dùng phương pháp loại suy: Phương pháp này là dựa vào tên chính, suy ra tên tự hay ngược lại. Ta
có thể nêu các thí dụ sau: Đời Xn Thu Chiến Quốc, có ơng Tư Mã Canh, tự là Tử Ngưu. Canh là cầy
ruộng. Áp dụng phương pháp loại suy, ta thấy khi cầy ruộng thì cần trâu, tức Ngưu, nên ơng Tư Mã Canh đã
chọn tên tự là Tử Ngưu, chữ Tử thêm vào để tỏ ý tơn kính như Lão Tử, Khổng Tử. Ông Chu Trương tự là
Tử Cung. Cung là cây cung, khi nói đến cung, ta nghĩ đến việc phải trương giây cung. Danh tướng Triệu
Vân thời Tam Quốc có tự là Tử Long. Nói tới vân là mây, ta nghĩ đến long là rồng bay trong mây. Tôn
Quyền, vua của Đơng Ngơ thời Tam Quốc, có tự là Trọng Mưu. Trong Hán tự, từ kép Quyền Mưu nghĩa là
mưu kế để đối phó với những trường hơp phi thường hay mưu kế gian quyệt. Do vậy, người tên Quyền lấy
tên tự là Mưu, còn từ Trọng chỉ thứ cấp trong gia tộc.


Tại Việt Nam, các cụ cũng áp dụng nguyên tắc này. Ông Lý Văn Phức (1785-1849), tác giả Nhị Thập Tứ
Hiếu có tự là Lân Chi. Chi có nghĩa là một thứ cỏ thơm. Nói đến thơm, người ta nghĩ đến chữ Phức là
hương thơm. Cụ Trương Đăng Quế, danh nhân triều Nguyễn, có tên tự là Diên Phương. Phương có nghĩa
là mùi thơm. Diên Phương nghĩa là mùi thơm ngào ngạt, nhắc ta nhớ đến mùi thơm cây quế. Ông Lương
Nhữ Hộc, đỗ thám hoa đời Lê Thái Tông (1434-1442), là tổ nghề in ở Việt Nam, có tên tự là Tường Phủ.
Tường có nghĩa là chim bay lượn. Chữ Tường và chữ Hộc đều viết với bộ điểu, từ đó loại suy ra tên chánh
phải là loại chim: chim hộc giống như con thiên nga. Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) tự là Hạnh Phủ.
Hạnh là đức hạnh, liên hệ đến Khiêm là nhún nhường. Còn từ Phủ thêm vào để tỏ vẻ tơn kính.


c. Dùng điển tích để đặt tên tự: Phương pháp này là lấy một thành ngữ, một câu văn, hay điển tích của


Tàu mà trong đó có cả tên chính và tên tự. Xin nêu vài Ví dụ[50]<sub>: Đời nhà Hán có ông Ngụy Triết tự Tri Nhân.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Nhạo có tự là An Nhân. Trong sách Luận Ngữ có câu: “Trí Giả Nhạo Thủy, Nhân Giả Nhạo Sơn”, nghĩa là
người có trí thích nước, người có lịng nhân thích núi. Tên chánh là Nhạo nên lấy tên tự là Nhân.


Tại Việt Nam, các nhà nho xưa cũng áp dụng phương pháp này. Ông ngoại của Giáo sư Nguyễn Ngọc
Huy là cụ Trần Minh Đức có tự là Nhuận Thân. Chữ Đức và Nhuận Thân đều có trong câu của sách Đại
Học: “Phú Nhuận Ốc, Đức Nhuận Thân”. Nghĩa là sự giàu có làm nhà ở tốt đẹp, đức hạnh làm thân mình tốt
đẹp. Học giả Bùi Kỷ có tên tự là Ưu Thiên. Theo sách Liệt Tử và Tả Truyện, nước Kỷ có người suốt ngày lo
trời sập. Do vậy, nhắc đến ưu thiên, nghĩa là lo trời sập, người ta nghĩ ngay đến người nước Kỷ. Đó là lý do
tại sao cụ Bùi Kỷ lấy tên tự là Ưu Thiên.


d. Dùng tiếng phản nghĩa để đặt tên tự: Nếu áp dụng phương pháp này, tên tự và tên chính phải có ý
nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ nhà thơ Đào Tiềm (372-472) của Trung Quốc có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng
của các nhà nho Việt Nam có tên tự là Nguyên Lượng. Lượng và Tiềm trái nghĩa nhau. Tiềm có nghĩa là ẩn
dấu trong khi Lượng có nghĩa là phơ bày ra. Đời Xn Thu Chiến Quốc, mơn đệ đức Khổng Tử là ơng Đồn
Mộc Tứ có tự là Tử Cống. Theo từ điển của Đào Duy Anh, chữ Tứ là người trên cho người dưới, còn Cống
là hiến dâng, hàm ý người dưới dâng cho người trên[51]<sub>. Ông Bốc Thương tự là Tử Hạ. Ta biết, khi xưa</sub>


Thương và Hạ là hai triều đại Trung Quốc kình chống lẫn nhau. Thi sĩ Hàn Dũ đời Ðường làm bài văn ném
xuống sông để cá sấu đi có tên tự là Thối Chi. Dũ và Thối trái nghĩa nhau. Dũ là tiến thêm lên cịn Thối là
thụt lùi lại.


Danh thần nhà Nguyễn là ông Trần Tiễn Thành, khi trước tên là Dưỡng Độn, tự là Thời Mẫn, hiệu là
Tốn Trai. Độn và Mẫn trái nghĩa nhau. Độn có nghĩa là khơng rõ ràng, tối tăm, chậm chạp, cịn Mẫn có nghĩa
là thơng minh, mau mắn.


Ngồi bốn cách phổ thơng trên, người Trung Quốc cịn dùng nhiều cách thế phức tạp khác để đặt tên
tự. Ví dụ đời Xn Thu có ơng Nhiên Đơn, tự là Tử Cách. Chữ Cách là tấm da trâu nhuộm màu đỏ để làm
áo giáp. Còn chữ Đơn nghĩa là màu đỏ. Nên nghe chữ Cách, người ta phải suy luận qua hai giai đoạn mới


biết tên chánh là Đơn.


Qua các thí dụ trên, ta thấy có nhiều cách thế đặt tên tự và các cụ xưa quan niệm rằng tên tự càng bí
hiểm bao nhiêu, càng tỏ ra mình trí thức bấy nhiêu. Thành ra, hiểu được tên tự của các cụ không phải là
điều dễ dàng. Tuy nhiên, tên tự lại là một đề tài rất ý nghĩa về phương diện ngữ học. Do đó, vấn đề cần
được nghiên cứu sâu rộng để có thể làm được quyển từ điển về tên tự, như các nhà ngữ học Âu Mỹ và
Trung Quốc đã làm về tên hiệu của các người thời danh trong nước họ[52]<sub>.</sub>


<b>6. Nghi Lễ Đặt Tên Tự Tại Việt Nam:</b> Tên tự được người xưa đặt trong ngày lễ mà người Việt gọi là lễ
Thành Đinh, tức thành người, còn người Trung Quốc gọi là lễ Gia Quan, tức lễ đội mũ. Lễ này cử hành cho
nam giới, lúc khoảng 20 tuổi, tức lứa tuổi mà xã hội coi người đó đã đạt mức trưởng thành. Lễ thành đinh là
một biến cố có ý nghĩa nên được cử hành trong một buổi lễ trang trọng.


Lễ thành đinh được tổ chức như sau: Trước hết, cha mẹ chọn ngày lành tháng tốt tổ chức buổi lễ.
Khách mời là bà con nội ngoại và một số bạn bè thân quen. Tất cả tề tựu trước bàn thờ gia tiên, được trần
thiết với nhang đèn, hoa trái. Chủ lễ là vị trưởng thượng trong dịng họ hay người có uy tín trong thơn xóm
được cha mẹ mời. Người thanh niên trong bộ áo dài the, quỳ trước bàn thờ. Mở đầu, chủ lễ làm lễ lên đèn,
sau đó cử hành nghi thức cáo gia tiên, rồi ngỏ lời khuyên bảo người thanh niên:


<i>Con ơi, nay con lớn khôn, bắt đầu từ hôm nay, con phải gánh trách nhiệm trong gia đình, xã hội. Phải</i>
<i>biết tự trọng, ni ý chí lập thân, học hành chăm chỉ<b>[53]</b><sub>. </sub></i>


Sau đó, người cha hay vị trưởng lão lấy khăn xếp đội cho anh và tuyên bố tên tự của anh. Từ ngày cử
hành lễ thành đinh, theo nguyên tắc, người con hết lệ thuộc vào bố mẹ. Anh có thể thay mặt cha mẹ quản lý
tài sản, thừa kế hương hỏa và chịu trách nhiệm về những công việc mình làm. Trách nhiệm đó được coi là
nặng nề, nên trong nhiều gia đình, người thanh niên phải trải qua cuộc trắc nghiệm về sức khỏe, gia chánh,
hay những cuộc thi đua địi óc sáng kiến để chứng tỏ hội đủ điều kiện đạt trình độ tự lập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

nhờ các nhà nho đặt và giải thích ý nghĩa cho. Từ ngày có tên tự, người khác sẽ dùng tên đó gọi thay tên
chính để tỏ lịng kính trọng.





TIẾT D: TÊN HIỆU


<b>1. Định Nghĩa Tên Hiệu:</b> Theo định nghĩa của học giả Trung Quốc Sheau Yueh J. Chao, tên hiệu hay
biệt hiệu là tên của nhà nho dùng để ghi dấu nơi chốn một người được giáo dục về mặt tri thức và đạo đức,
đồng thời là nơi dùng để sáng tác hay biên soạn các tác phẩm văn chương, học thuật[54]<sub>. Ngoài ra, các nhà</sub>


nho cũng dùng tên hiệu để biểu lộ lý tưởng, đức tính, ý muốn, sở thích của mình.


<b>2. Nguồn Gốc Tên Hiệu:</b> Tên hiệu có tại Trung Quốc vào thời nhà Chu, nhưng tại Việt Nam, người ta
chưa biết văn thi sĩ nào là người đầu tiên đặt tên hiệu cho mình. Lịch sử có nói đến các ơng Trương Trọng,
Lý Tiến, Lý Cầm là các du học sinh đi Trung Quốc dưới thời Hán, và Khương Công Phụ dưới thời Đường.
Nhưng khơng thấy sử sách nào nói các ơng này có tên hiệu là gì. Mãi đến thời nhà Trần, khi nền Hán học
được khá phổ biến, đã có những văn thi sĩ, thì lúc ấy mới thấy một Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) có tên
hiệu là Giới Hiên, một Trương Hán


Siêu (?-1354) là Thăng Am.


<b>3. Hình Thức Tên Hiệu:</b> Phân tích tên hiệu của nho sĩ Việt Nam, ta có thể chia làm ba loại.


a. Tên hiệu chỉ nơi sinh hoạt trí thức. Tên loại này có hai chữ. Chữ đầu để diễn tả tinh thần hay khung
cảnh làm việc. Chữ thứ hai chỉ nơi chốn làm việc. Để chỉ nơi chốn, các cụ thường dùng các chữ: Trai, Hiên,
Am, Đường, Vân.


b. Tên hiệu chỉ nơi sinh quán. Tên loại này thường có tên làng xã hay tên sông núi nơi quê hương các
cụ.


c. Tên hiệu để chỉ đức tính hay triết lý sống. Dù tên hiệu thuộc loại nào, các cụ bao giờ cũng cố gói


ghém vào đó một lý tưởng đạo đức.


<b>4. Phương Pháp Đặt Tên Hiệu Để Chỉ Nơi Đọc Sách:</b> Nếu tên hiệu để chỉ nơi đọc sách hay sinh hoạt
trí thức, các cụ áp dụng 5 cách sau đây.


a. Đặt tên hiệu với từ ngữ Trai: Trong Hán tự, chữ trai do tiếng trai phòng, thư trai, hay trai xá. Tất cả
đều có nghĩa là nơi đọc sách hay thư viện. Nhiều bậc danh nho Việt Nam đã dùng từ trai để làm thành phần
cho tên hiệu. Xin đan cử một số ví dụ[55]<sub>: </sub>


<b> Tên</b> <b>Tên Hiệu</b> <b> Ý Nghĩa </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Nguyễn Quý Tân (1811-1858) Đĩnh Trai Phòng ngay thẳng.
Nguyễn Trãi ( 1380-1442) Ức Trai Phòng suy tư
Phùng Khắc Khoan (1528-1613) Nghị Trai Phịng bàn luận
Hồng Diệu ( 1828-1882) Tĩnh Trai Phịng n lặng
Phạm Q Thích (1760-1825) Lập Trai Phòng lập thân
Nguyễn Hàm Ninh (1808-1867) Tĩnh Trai Phòng yên lặng


b. Đặt tên hiệu với từ Hiên: Theo Từ Điển Hán Việt của ban Tu Thư Nghĩa Thục thì hiên là ngơi nhà nhỏ
hoặc hành lang có cửa sổ dùng để làm thư phòng hay uống trà[56]<sub>. Các danh nho xưa dùng từ hiên để làm</sub>


thành phần tên hiệu của mình. Xin nêu các thí dụ sau:


<b>Tên</b> <b>Tên Hiệu</b> <b> Ý Nghĩa</b>


Nguyễn Trung Ngạn Giới Hiên Hiên nhà giới luật.
Lương Thế Vinh ( ? ) Thụy Hiên Hiên nhà quý giá
Nguyễn Nghiễm (1708-1775) Nghị Hiên Hiên nhà bàn luận
Nguyễn Du (1765-1820) Thanh Hiên Hiên nhà thanh cao
Vũ Cán ( 1475- ?) Tùng Hiên Hiên nhà cây thông


Phan Huy Uông ( ? ) Nhã Hiên Hiên nhà thanh cao


c. Đặt tên hiệu với từ Am: Am là lều tranh hay chùa nhỏ. Các nhà nho dùng từ này làm thành phần tên
hiệu cho mình với ngụ ý nơi sinh hoạt trí thức đơn sơ, nghèo nàn.


Tên Tên Hiệu Ý Nghĩa


Nguyễn Cư Trinh (1716-1767) Đạm Am Nơi đạm bạc
Nguyễn Thông (1827-1894) Độn Am Nơi suy nghĩ
Lý Tử Tấn (1378-1457) Chuyết Am Nơi dừng chân
Phan Huy Ôn (1755-1786) Chỉ Am Nơi đạt lý tưởng


Trần Danh Án ( ?) Liễu Am Nơi hiểu rõ


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Nguyễn Thiếp (?) Hạnh Am Nơi giữ đức tính
Trương Hán Siêu ( ? –1345) Thăng Am Nơi tiến cao hơn
Nguyễn Công Hãn (1680-1732) Tĩnh Am Nơi yên lặng


d. Đặt tên hiệu với từ Ðường: Đường có nghĩa là nhà chính trong cung thất[57]<sub>. Các nhà nho chọn loại</sub>


tên hiệu này để biểu lộ đức tính:


<b>Tên</b> <b> Tên Hiệu</b> <b>Ý Nghĩa </b>


Lê Quý Đơn (1726-1784) Quế Ðường Nhà hương thơm
Phạm Q Thích (1760-1825) Thảo Đường Cư Sĩ Nhà lợp cỏ của cư sĩ


Phạm Phú Thứ Trúc Đường Nhà người quân tử


e. Đặt tên hiệu với từ Vân: Ngày xưa, người Trung Quốc dùng một thứ cỏ gọi là vân để kẹp trong sách,


để sách khỏi bị con nhậy cắn phá. Do đó, sách còn được người Trung Quốc gọi là vân biên, thư viện là vân
đài hay vân thự, cửa sổ thư viện gọi là vân song. Các nhà nho dùng từ vân trong tên hiệu để chỉ nơi đọc
sách như các từ am, hiên, trai, đường. Tất cả đều biểu lộ tâm tính thích đọc hay viết sách của các cụ. Cụ
Chu Mạnh Trinh (1862-1905) có hiệu là Trúc Vân. Trúc Vân nghĩa là nơi đọc sách của bậc hiền nhân vì trúc
trong nghệ thuật Trung Quốc tượng trưng cho người quân tử.


<b>5. Đặt Tên Hiệu Để Chỉ Nơi Sinh Quán</b>: Lấy địa danh làm tên hiệu có hai cách. Cách thứ nhất là lấy
tên quê quán hay tên làng. Cách thứ hai lấy tên núi non, sông hồ nơi sinh quán để làm tên hiệu:


a. Lấy tên quê quán làm tên hiệu: Người Trung Quốc cũng như Việt Nam đều có tâm tình rất gắn bó với
q cha đất tổ, được biểu lộ trong phong tục lấy tên quê quán làm tên hiệu: Xin đan cử một vài ví dụ: Tại
Trung Quốc, chính trị gia Tơn Văn là người ở huyện Trung Sơn nên ông lấy tên hiệu là Trung Sơn. Nhà chủ
trương dân chủ Khang Hữu Vi lấy hiệu là Nam Hải vì q qn ơng ở Nam Hải.


Tại Việt Nam, thân phụ chiến lược gia Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh (thế kỷ14) có tên hiệu là Nhị
Khê vì ơng cư ngụ tại làng Nhị Khê, phủ Thường Tín, Hà Đơng. Tác giả bộ Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca là cụ
Phạm Đình Tối có tên hiệu là Song Quỳnh vì cụ người xã Quỳnh Đơi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Học
giả Phạm Quỳnh (1892-1945), ngoài tên hiệu Thượng Chi, cịn có tên Hồng Nhân vì chánh quán ở làng
Thượng Hồng, Hải Dương.


b. Lấy tên sông núi làm tên hiệu: Theo quan niệm triết lý Lão Trang, người xưa tin rằng: Nhân giả nhạo
sơn, trí giả nhạo thủy, nghĩa là người có lịng nhân thích núi, người có tri thức thích nước. Do vậy, giới nho
sĩ rất thích dùng tên núi non, sơng nước để biểu lộ nhân cách, tư tưởng của mình. Tên hiệu loại này, nếu chỉ
sơng, có từ Giang hay Xun. Nếu chỉ núi có từ Sơn. Các cụ tin rằng chính sông núi đã hun đúc nên con
người và tài năng các cụ. Thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939) dùng bốn câu thơ sau đây giải thích lý do
tại sao ơng chọn tên hiệu Tản Đà:


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng
Sông Đà núi Tản ai hun đúc
Bút thánh câu thần sớm vãi vung.



Cụ Nguyễn Du lấy tên hiệu là Hồng Sơn Liệp Hộ vì q ơng ở Tiên Điền, Hà Tĩnh có dẫy núi Hồng
Lĩnh. Xin đan cử các nho sĩ lấy tên hiệu với từ Sơn:


Tên


<b>Tên Hiệu</b>


Nguyễn Khuyến (1835-1909) Quế Sơn
Nguyễn Thượng Hiền (1868-1926) Mai Sơn
Tùng Thiện Vương (1819-1870) Thương Sơn


Đỗ Cận (thế kỷ 15) Phổ Sơn


Đặng Nguyên Cẩn (1876-1922) Thái Sơn


Các nho sĩ lấy tên hiệu với từ: Xuyên, Giang, có nghĩa là sông như nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương
lấy hiệu là Vị Xun vì q ơng ở gần sơng Vị. Cịn từ Xun có nghĩa là sơng. Thi sĩ Lâm Tấn Phác
(1906-1969) lấy hiệu là Đơng Hồ vì q ơng ở Hà Tiên có hồ nước tên là Đơng Hồ. Ngồi ra ta có thể kể thêm một
số ví dụ:




<b> Tên</b> <b>Tên Hiệu</b>


Hoàng Cao Khải ( 1850-1933) Thái Xuyên
Phan Thanh Giản ( 1796-1867) Mai Xuyên
Nguyễn Thống (1827-1894) Kỳ Xuyên
Nguyễn Tri Phương (? –1873) Đường Xuyên
Ngô Đức Kế (1878-1929) Tập Xuyên


Nguyễn Văn Lạc (1842-1915) Sầm Giang


Nguyễn Thiên Tùng (?) Ðức Giang


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>6. Phương Pháp Đặt Tên Hiệu Để Diễn Tả Đức Tính Hay Triết Lý Sống:</b> Tư tưởng Lão Trang ảnh
hưởng rất rõ tới tầng lớp sĩ phu Việt Nam qua việc lấy tên hiệu. Để biểu lộ tư tưởng triết học này, các cụ xa
tránh cơng danh, tìm vui thú nơi điền viên thôn dã. Tiêu biểu là: cụ Chu Văn An ( ?-1370) lấy hiệu là Tiều Ẩn,
nghĩa là người kiếm củi ở ẩn. Ông Nguyễn Quý Tân (1814-1858) đỗ Tiến Sĩ đời Thiệu Trị, lấy tên hiệu là
Túy Tiên, tức ông tiên say. Cụ Phạm Đình Hổ (1768-1839), tác giả Vũ Trung Tùy Bút, lấy hiệu là Đông Dã
Tiều, nghĩa là người kiếm củi ở cánh đồng phía đơng. Nhà danh y Việt Nam ở cuối thế kỷ 18 là Lê Hữu
Huân (Quân) hay Lê Hữu Trác có tên hiệu Hải Thượng Lãn Ơng, nghĩa là ơng già lười biếng ở trên biển.
Chữ Hải Thượng có nghĩa là trên biển, nhưng đồng thời là tên quê quán. Nguyên quán của ông ở trấn Hải
Dương, làng Thượng Hồng. Cịn chữ Lãn có trong câu thơ của ông: “<i>Thiện diệc <b>lãn</b> vi hà huông ác; Qúi do</i>
<i>bất nguyện khởi ưu bần”</i>Nghĩa là <i>Lành cũng biếng làm huống chi kẻ dữ; Sang cịn khơng thích há lo nghèo.</i>


<i><b>[58]</b></i><sub> Cụ Nguyễn Đơn Phục (1878- ?) bỉnh bút của Nam Phong Tạp Chí lấy tên hiệu là Tùng Vân Đạo Nhân,</sub>


nghĩa là người tu tiên để tâm hồn bay theo mây gió.


<b>7. Áp Dụng Phương Pháp Đặt Tên Tự Để Đặt Tên Hiệu:</b> Như đã nói trong phần tên tự, giới nho sĩ
ngày xưa áp dụng nguyên tắc dùng tiếng đồng nghĩa, điển tích hay từ ngữ trong cổ thư để đặt tên tự. Trong
việc đặt tên hiệu, các cụ cũng áp dụng nguyên tắc này để đặt tên hiệu. Xin liệt kê ba nguyên tắc sau:


a. Dùng tiếng đồng nghĩa với tên chánh để đặt tên hiệu: Ta có thể nêu ra các thí dụ điển hình sau đây:
Nữ sĩ Đồn Thị Điểm có tên hiệu là Ban Tang. Hai chữ Điểm và Ban đồng nghĩa. Điểm nghĩa là chấm nhỏ,
Ban có nghĩa là lốm đốm, còn Tang là dấu vết. Cụ Trương Hán Siêu có tên tự là Thăng Phủ, tên hiệu là
Thăng Am. Từ ngữ Siêu và Thăng đều có nghĩa là vượt lên trên chỗ cao hơn. Cịn từ ngữ Phủ chỉ sự tơn
kính, chữ Am chỉ nơi sinh hoạt trí thức của cụ.


b. Dùng câu văn trong cổ thư để đặt tên hiệu: Ta có thể nêu các thí dụ sau: Cụ Nguyễn Cư Trinh


(1716-1767), tác giả chuyện Sãi Vãi, lấy tên hiệu là Đạm Am. Chữ Đạm có trong câu của Khổng Minh dậy con:
Đạm Bạc Dĩ Minh Chí, nghĩa là dùng cách sống đạm bạc để tỏ chí khí mình. Học giả Phạm Quỳnh
(1892-1945) lấy tên hiệu là Thượng Chi. Cụ lấy tên này từ một câu trong Kinh Thi có tên chính của cụ: Thượng Chi
Dĩ Quỳnh Hoa Hồ Nhi, nghĩa là để thêm vào đồ trang sức thì lấy hoa quỳnh mà thêm vào[59]<sub>. Giáo sư</sub>


Nghiêm Toản, trưởng ban Hán Văn của Đại Học Văn Khoa Sàigịn, có tên hiệu là Hạo Nhiên. Hai từ này
được trích trong câu của Mạnh Tử: Ngã Thiện Dưỡng Ngơ Hạo Nhiên Chi Khí, nghĩa là ta phải ni cái chí
khí chính đại[60]<sub>. </sub>


c. Dùng điển tích để đặt tên hiệu: Ta có thể nêu các thí dụ sau: nhà cách mạng Phan Bội Châu
(1867-1940) lấy tên hiệu là Sào Nam. Hai từ này rút ra trong điển tích Việt Điểu Sào Nam Chi, nghĩa là con chim
Việt làm tổ ở cành phía nam. Cụ lấy tên này để biểu lộ lý tưởng lúc nào cũng hoài niệm tới tổ quốc. Học giả
Nguyễn Văn Toán, tác giả nhiều bộ sách về phong tục, có tên hiệu là Toan Ánh. Toan là nghèo khổ, Ánh là
ánh sáng. Tên Toan Ánh lấy từ điển tích Ánh Tuyết Độc Thư. Theo tích này, Tơn Khang, đời Tấn, nhà
nghèo, khơng có đèn, phải nhờ ánh sáng phản chiếu của tuyết mà đọc sách. Chuyện trên ngụ ý nói có khắc
khổ chăm học mới thành tài. Học giả Nguyễn Văn Tốn đã ký thác hồn cảnh mình qua tên hiệu Toan Ánh.


Khi nho học tàn lụi dần, nhường chỗ cho nền văn hóa tây phương thì tên hiệu của tầng lớp sĩ phu cũng
biến mất. Thay vào đó, xuất hiện một loại tên mới trong giới trí thức Việt Nam, đó là bút hiệu.


TIẾT E: BÚT HIỆU


<b>1. Định Nghĩa Bút Hiệu: </b>Bút hiệu hay còn gọi là bút danh là tên của các văn nghệ sĩ, ký giả chọn để
thay cho tên chánh, hoặc cho đi kèm với tên chánh để xác nhận tác quyền trên những tác phẩm văn
chương, nghệ thuật, đồng thời để biểu lộ một mục đích hay lý tưởng nào đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

Pháp khơng có quyền tự do ngơn luận. Tác phẩm nào xúc phạm tới giới chức chính quyền hay tầng lớp giáo
sĩ sẽ bị trừng phạt. Do vậy, các văn sĩ bắt chước kiểu tên “nom de guerre”, đặt ra “nom de plume”, tức là
bút hiệu để che dấu tung tích, lý lịch của mình trong sinh hoạt văn chương chữ nghĩa. Từ Pháp, bút hiệu lan
ra khắp thế giới và lẽ dĩ nhiên có cả Việt Nam. Ngày nay, người Hoa Kỳ vẫn mượn từ ngữ “nom de


plume”của Pháp để chỉ bút hiệu.


<b>3. Hình Thức Bút Hiệu</b>: Bút hiệu xuất hiện tại Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ hai mươi, đồng
thời với sự hình thành của nền quốc văn mới, chịu ảnh hưởng văn hóa tây phương. Về phương diện hình
thức, nếu tên hiệu thường gồm hai chữ thì bút hiệu có thể là:


Một số mẫu tự ghép lại: Nhà thơ TTKh, TCHYA. VIP. KK.
Một từ: Hoạ sĩ Tuýt, Choé, Mõ, Mít.
Hai từ: Nhà thơ Xuân Diệu, Thế Lữ.


Ba từ: Thi sĩ Hàn Mặc Tử.


Đủ thành phần tên: Thi sĩ Vũ Đình Liên, Bàng Bá Lân.
Một ngoại ngữ: Họa sĩ Etcetera, thi sĩ Jean Leiba.


Căn cứ vào nội dung các bút hiệu, ta thấy văn nghệ sĩ áp dụng hai phương pháp sau đây để đặt bút
hiệu:


<b>4. Phương Pháp Đặt Bút Hiệu Của Các Nhà Nho:</b> Vào khoảng những năm đầu của thế kỷ hai mươi,
các văn nghệ sĩ, ký giả còn là các nhà nho, vốn liếng Hán học còn nhiều, nên nguyên tắc đặt bút hiệu của
các cụ lúc này vẫn theo các nguyên tắc đặt tên hiệu. Xin nêu các ví dụ sau:


a. Bút hiệu đặt theo một câu văn Tàu: Cụ Trần Trọng Kim (1882-1953), tác giả hai bộ sách rất giá trị là
Việt Nam Sử Lược và Nho Giáo, có bút hiệu là Lệ Thần. Cụ lấy tên này vì tên cụ là Kim, nghĩa là vàng. Tục
ngữ Trung Quốc có câu: Ngọc ẩn Cơn Sơn, kim sanh Lệ Thủy, nghĩa là ngọc ẩn ở núi Côn, vàng sinh ra ở
sông Lệ. Cụ Kim chọn bút hiệu Lệ Thần vì muốn thần phục sơng Lệ.


b. Bút hiệu đặt theo nguyên tắc tên tự: Theo nguyên tắc này, tên chánh và bút hiệu có ý nghĩa gần giống
nhau. Ví dụ nhà văn Đào Trinh Nhất (1900-1951) tự là Quán Chi, bút hiệu là Bất Nhị. Nhất nghĩa là một, Bất
Nhị nghĩa là khơng phải là hai. Cịn tên tự Quán Chi, Quán và Nhất đều có nghĩa hạng nhất, đứng đầu (Ví


dụ quán quân). Nhà văn Hồ Văn Trung (1885-1958), tác giả hàng trăm cuốn tiểu thuyết, có bút hiệu là Biểu
Chánh. Chữ Trung và Chánh đều có nghĩa là ngay thẳng.


c. Bút hiệu đặt theo tên một nhân vật lịch sử: Cụ Lê Dư, một tay bút chiến cự phách của làng báo Việt
Nam buổi ban đầu, lấy bút hiệu là Sở Cuồng. Cụ lấy bút hiệu này vì tên cụ giống tên nhà triết học thời Chiến
Quốc là Tiệp Dư, người nước Sở, có tên hiệu là Sở Cuồng. Học giả Phạm Quỳnh đã giải thích vì sao ơng
chọn bút hiệu Thiếu Hoa Đường. Ơng viết:


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>5. Phương Pháp Đặt Bút Hiệu Của Phái Tân Học: </b>Đến khoảng năm 1930, khi văn chương quốc ngữ
lấn lướt hẳn văn chương Hán Nơm, thì các văn nghệ sĩ thời này chọn cho mình những bút hiệu có nội dung
phóng khống hơn. Các bút hiệu khơng cịn lệ thuộc vào những điển tích, câu văn trong cổ thư Tàu, hay
những bút hiệu phải có những chữ như Trai, Am, Hiên, Đường, Xuyên, Sơn, Phu, Phụ như trước nữa, mà
đặt bút hiệu theo nhu cầu mục đích của mình. Sau đây là các mục đích của các văn thi sĩ, ký giả khi đặt bút
hiệu:


a. Bút hiệu để che dấu tên thật. Vì một lý do nào đó, như e ngại bị phê bình, sợ bị kiện tụng, các văn
nghệ sĩ chọn một bút hiệu để che dấu tên thật. Trường hợp này có thể phân làm hai loại: che dấu hẳn và
che dấu một phần.


Che dấu hẳn là lấy bút hiệu để người khác không biết ai là tác giả. Đại đa số các bút hiệu của người Việt
Nam thuộc loại này. Một thí dụ điển hình là bút hiệu T.T. Kh, tác giả bài thơ nổI tiếng Hai Sắc Hoa Ti Gôn
được đăng ở tập san Tiểu Thuyết Thứ Bảy, đã làm xôn xao dư luận xóm nhà văn vào năm 1937. Cho tới
nay, khơng người nào biết T.T. Kh là ai. Báo chí một thời đã viết nhiều bài tìm hiểu về T.T. Kh, nhưng vẫn
chưa ai biết tên thật của thi sĩ này là gì. Nhà phê bình thi ca Hồi Thanh, Hồi Chân đã trách khéo T.T. Kh
rằng: <i>Liệu rồi đây, người có thể lẳng lặng ơm nỗi buồn riêng cho đến khi về chín suối <b>[62]</b><sub>?</sub></i>


Tác giả truyện Kho Vàng Sầm Sơn lấy bút hiệu là TCHYA. Bút hiệu này gây thắc mắc cho nhiều người,
có người giải thích chữ tắt đó là Tơi Chẳng u Ai, hoặc Tơi Chẳng Hề Yêu Ai. Cuối cùng, nhà văn Đái Đức
Tuấn giải thích TCHYA là tiếng viết tắt của câu Tơi Chỉ Yêu Angèle[63]<sub>. </sub>



Trong lối che dấu tung tích, các nhà văn còn dùng cách thức đặt hẳn một tên khác, cũng có tên họ, tên
đệm và tên chính, nhưng đó khơng phải là tên thực của tác giả. Ví dụ nhà thơ Chu Vương Miện có tên thật
là Nguyễn Văn Thưởng. Nhà thơ Cung Trầm Tưởng tên thật là Cung Thúc Cần. Nhà thơ Du Tử Lê có tên
thật là Lê Cự Phách[64]<sub>. Dùng bút hiệu loại này, các văn nghệ sĩ muốn độc giả nghĩ đó là tên thật vì một bài</sub>


viết, một tác phẩm được đánh giá là đứng đắn, nghiêm túc khi chính tác giả dùng tên thật để xác nhận bản
quyền. Che dấu một phần là phương pháp mà ta có thể đốn ra tên thật nhờ yếu tố có trong bút hiệu. Các
văn thi sĩ áp dụng bốn cách sau đây để che dấu một phần tơng tích:


Thứ nhất, lấy tên đệm và tên chính làm bút hiệu. Nhà văn Nguyễn Lan Khai lấy bút hiệu là Lan Khai.
Nhà thơ Phạm Huy Thông (1918-?) lấy bút hiệu là Huy Thông. Nhiều nhà văn áp dụng nguyên tắc này để
chọn tên hiệu.


Thứ hai, lấy tên đệm và tên chính rồi nói lái. Nhà văn Nguyễn Thứ Lễ(1907-?) nói lái ra là Thế Lữ.
Thứ ba, ghép vần tên họ với vần tên chính. Nhà văn Ngơ Văn Phát ghép vần chữ Ngô và chữ Phát
thành Tố Phang. Nhà văn Trần Khánh Giư (1896-1947) đảo lộn hai từ Khánh Giư thành Khái Hưng để làm
bút hiệu.


Thứ tư, lấy tên chính viết ra Hán tự, rồi lấy bộ chữ tạo thành tên chính đó làm bút hiệu. Ví dụ học giả
Phạm Quỳnh (1892-1945) lấy bút hiệu là Hồng Nhân. Chữ Quỳnh nếu viết ra Hán tự có bộ Ngọc nghĩa là
hồng ngọc, nên cụ chọn bút hiệu Hồng Nhân. Hơn nữa, cụ chọn bộ Ngọc vì một lý do khác nữa là nguyên
quán của cụ ở làng Ngọc Cục, Hải Dương. Chỉ có các vị uyên thâm nho học mới lấy bút hiệu kiểu cách này.


b. Bút hiệu chỉ nơi sinh quán: Người Việt có tâm lý rất gắn bó và quyến luyến nơi sinh quán. Dù cư ngụ
ở đâu, họ cũng vẫn hoài tưởng quê hương. Tâm lý này được thể hiện qua nhiều bộ môn nghệ thuật như âm
nhạc, hội họa, văn chương. Đối với tính danh học, tâm lý này thể hiện qua việc lấy địa danh quê quán làm
bút hiệu. Xin đan cử một vài ví dụ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Lũ vì tổ tiên ông ở làng Trà Lũ, Nam Định, trước khi di cư sang Phát Diệm để tránh cuộc bắt đạo của Tổng
đốc Trịnh Quang Khanh.



c. Bút hiệu có ý nghĩa hay, có âm thanh hài hịa. Hầu hết các văn nghệ sĩ Việt Nam chọn tên hiệu theo
tiêu chuẩn này. Các văn nghệ sĩ thường chọn các từ ngữ Hán Việt, để vừa có ý nghĩa hay, vừa có âm
thanh hài hịa. Ví dụ: Thanh Lãng, Nguyên Sa, Thanh Tịnh, Hải Linh, Nhất Linh, Hàn Mặc Tử, Sĩ Phú, Quỳnh
Giao, Mai Hương, v.v…


d. Bút hiệu để diễn tả hoàn cảnh bản thân. Trong văn chương, khơng những ta thấy có văn chương tự
trào, mà cịn thấy các văn nghệ sĩ chọn bút hiệu để diễn tả hồn cảnh bản thân. Ơng Vũ Hối, nhà danh họa
Việt Nam, được Tòa Bạch Ốc mời vẽ chân dung Tổng Thống John F. Kennedy, kể chuyện về bút hiệu của
mình:


<i>Khi đi tù, tơi bị hành hạ trong bao nhiêu năm. Chúng đánh tôi hư một con mắt, cùm tơi hư một chân. Do</i>
<i>đó khi ra tù tơi chọn bút hiệu là Vũ Đát Di. Đố anh bút hiệu này có nghĩa là gì? Biết ơng là người hay chữ và</i>
<i>hóm hỉnh nên tơi đốn ra ngay là vừa đi vừa dắt chứ gì? Ơng chịu q bèn khơng đố nữa mà kể cho tôi</i>
<i>nghe những bút hiệu khác của ông. Nhiều lắm. Chẳng hạn Vũ Sơn Trạch là Vũ sạch trơn, vì ơng ta ra tù thì</i>
<i>2 bàn tay trắng. Nguyễn Y Vân là vẫn y nguyên, ý nói thân xác hao gầy nhưng lịng ơng vẫn như xưa. Vũ Vi</i>
<i>Vân là vẫn vi vu, ông vẫn đi đây đi đó như gió. Và bút hiệu cuối cùng, Hồng Khơi, thì ơng khơng đùa giỡn với</i>
<i>chữ nghĩa nữa. Bút hiệu này vừa nói lên cái tâm Phật của ông, vừa để tưởng nhớ hai người anh ruột đã bị </i>
<i>sát hại. Anh Hồng và anh Khôi. Hồng Khơi là Hồi Khơng. Cuộc đời này rồi ra cịn gì đâu. Khơng cả. Thâm</i>
<i>thúy q chứ <b>[65]</b><sub>. </sub></i>


e. Bút hiệu phù hợp với nội dung bài viết hay tác phẩm: Ngồi bút hiệu chính, các văn nghệ sĩ cịn có
thể có nhiều bút hiệu khác, tùy theo nội dung tác phẩm. Khi viết loại văn chương có mục đích đả phá hay chỉ
trích, nhà văn thường chọn từ ngữ gợi ý không tốt đẹp làm bút hiệu. Nhà văn Nguyễn Tường Long trong
nhóm Tự Lực Văn Đồn có hai bút hiệu: Tứ Ly và Hoàng Đạo. Khi viết cho tờ Phong Hóa, ơng chun dùng
thứ văn chương châm biếm để đả phá hủ tục mê tín dị đoan, bói tốn, bốc phệ nên chọn bút hiệu là Tứ Ly.
Theo bói tốn, Tứ Ly là giờ xấu nhất trong ngày. Đến khi tờ Phong Hóa đóng cửa, ơng sang viết cho tờ
Ngày Nay, chuyên về văn nghệ, thì lại lấy bút hiệu là Hoàng Đạo. Hoàng Đạo trong tử vi tướng số là giờ tốt
nhất trong ngày. Bút hiệu sau của nhà văn Nguyễn Tường Long đã đi vào lịch sử văn học Việt Nam. Học giả
Nguyễn Văn Toán, bút hiệu Toan Ánh, tác giả nhiều bộ sách phong tục Việt Nam, đã cho cá nhân chúng tôi


biết khi phê bình hay bút chiến một vấn đề gì, ơng lấy bút hiệu là Ngạc Nhân. Ơng giải thích: Ngạc trong Hán
tự nghĩa là con cá sấu. Hình ảnh cá sấu gợi lên ý nghĩa tấn công.


Khi vẽ hay viết về các đề tài có tính cách nửa đùa nửa thực, diễu cợt, châm biếm, các nhà văn, họa sĩ
thường chọn các từ ngữ hài hước châm biếm làm bút hiệu: Xin liệt kê các bút hiệu sau đây đã thấy trong
làng báo Việt Nam trong nửa thế kỷ qua để làm ví dụ: Thầy Gịn, Thiên Hổ, Thiên Cẩu, Tú Kếu, Tú Gàn, Tú
Rua, Đốc Gàn, Đồ Dịch, Đạo Chích, Ký Cịm, Đào Nương, Lão Móc, Bút Thép, VIP.KK. Các hoạ sĩ vẽ tranh
hí họa cho báo chí như: Tt, Etcetera, Chóe, Mõ, Mít, Hĩm.


f. Bút hiệu đặt theo trào lưu văn hóa mới. Khi xã hội Việt Nam cịn chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa Trung
Quốc, các tên hiệu đều là các từ Hán Việt. Đến khi văn hóa tây phương tràn vào Việt Nam, người ta thấy
ngay một chuyển biến mới. Đầu tiên, các văn nghệ sĩ thay vì lấy tên hiệu, họ lấy bút hiệu. Sau đó, thêm một
bước nữa là có vị lấy tên hiệu bằng tiếng Pháp hay tiếng Anh. Ví dụ thi sĩ thời tiền chiến Lê Văn Bái lấy bút
hiệu là J. Leiba. Nhà báo Đinh Từ Thức viết cho tờ Độc Lập vào những năm trước 1975 lấy bút hiệu là
VIP.KK. Chữ VIP là tiếng viết tắt của Very Important Person, nghĩa là nhân vật rất quan trọng.


Ngoài ra, một biến chuyển quan trọng chưa từng thấy trong lịch sử văn chương Việt Nam là các văn
nghệ sĩ chịu ảnh hưởng văn hóa tây phương, lấy tên thật của mình làm bút hiệu. Khuynh hướng này bắt đầu
xuất hiện vào khoảng năm 1920 và càng ngày càng phổ biến vì các tác giả khơng mấy sợ tiếng khen chê, lại
muốn tên tuổi của mình được phổ biến càng nhiều càng tốt. Ngày nay, nhiều tác giả không ngần ngại khai
báo hết lý lịch cá nhân như sinh năm nào, ở đâu, làm nghề gì, học vấn ra sao, đã xuất bản bao nhiêu tác
phẩm v.v… Và nhiều vị cịn in hình của mình trên bìa sau tác phẩm. Tinh thần này trái hẳn với tinh thần của
các cụ trong nền văn chương Hán Nôm xưa là lấy tên hiệu để ghi quyền tác giả như: Ức Trai Thi Tập, Tiều
Ẩn Thi Tập, Giới Hiên Thi Tập v.v…


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>1. Định Nghĩa Nghệ Danh:</b> Nghệ danh là danh hiệu của giới nghệ sĩ trong các ngành ca nhạc kịch, hội
họa, điêu khắc gia. Theo dõi sự phát triển của ngành ca nhạc kịch qua dòng lịch sử, ta thấy nghệ danh có
hình thức và nội dung khác nhau qua mỗi giai đoạn lịch sử.


<b>2. Nghệ Danh Dưới Ảnh Hưởng Hán Nho:</b> Khi xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng Nho Giáo, chỉ giới trí


thức mới lấy tên tự, tên hiệu. Còn nghiệp cầm ca bị coi là “xướng ca vô loại” nên không ai đặt nghệ danh
cho mình. Nhưng, đọc cổ sử ta thấy giới nghệ sĩ lấy nghệ danh như sau:


a. Lấy tên họ làm nghệ danh: Nghệ thuật sân khấu có mặt tại Việt Nam từ thời Lý. Tuy vậy, lịch sử
không cho biết ai là người nổi tiếng nhất và có nghệ danh là gì. Tuy nhiên, có một trường hợp được Đại Việt
Sử Ký Tiền Biên ghi lại như sau:


<i>Năm Ất Sửu (1025) Lý Thái Tổ định người đứng đầu các con hát là Quản Giáp. Khi ấy có con hát họ</i>
<i>Đào giỏi nghề hát nổi tiếng, thường được ban thưởng. Người bấy giờ hâm mộ tiếng tăm của người họ Đào</i>
<i>ấy cho nên phàm con hát đều gọi cơ Đào<b>[66]</b><sub>. </sub></i>


b. Lấy tên chính làm nghệ danh. Khi xưa, tại nơng thơn Việt Nam, ngồi hội hè đình đám, cịn có những
buổi hát tuồng, hát chèo, hát ví. Diễn viên trong các phường hát này là những người trong làng. Họ khơng
có nghệ danh nên dân chúng gọi họ bằng tên chính. Ví dụ ở Nam Đàn, Nghệ Tĩnh, có những đêm hát ví
phường vải của các bà Thơn, Chánh Diên, Dũng, o Lượng và các tay lỗi lạc như Phan Bội Châu, Vương
Thúc Qúi, Tú Sách, Tú Cò, Cử Quyền[67]<sub>. </sub>


<b>3. Nghệ Danh Dưới Ảnh Hưởng Văn Hóa Tây Phương:</b> Vào đầu thế kỷ 20, khi văn hóa tây phương
bắt đầu ảnh hưởng đến tâm lý người Việt thì quan niệm xướng ca vơ loại thời Nho học bớt dần. Đến khoảng
giữa thế kỷ 20, phong trào tân cổ nhạc phát triển mạnh nhờ những chương trình phát thanh, đại nhạc hội,
phịng trà. Số nghệ sĩ tăng lên và họ cũng bắt chước nhà văn, nhà thơ, lấy cho mình một nghệ danh để che
dấu tên thật. Về nghệ danh ta có thể phân hai loại:


a. Nghệ danh trong ngành cải lương: Khuynh hướng rất phổ quát là các nghệ sĩ trong ngành cải lương
đã lấy những chữ rất mộc mạc để đặt nghệ danh cho mình. Xin nêu ra một số ví dụ: Sáu Lầu,Tám Chí, Chín
Đình, Cơ Năm Phỉ, Phùng Há, Ba Vân, Sáu Hẩu, Tư Đàn Cị, Ngọc Giàu, Ngọc Ni, Út Trà Ôn, Út Bạch
Lan, Thanh Kim Huê, Thanh Thanh Hoa v.v…Nguyên nhân sự mộc mạc này là vì ngành cải lương xuất phát
từ đồng quê miền Nam và theo phong tục ở đây, dân chúng thường gọi một người nào đó bằng tên thứ tự
trong gia đình và tên chính. Đến khoảng thập niên 1950-1960, tại thành thị xuất hiện nhiều gánh hát cải
lương, lúc đó mới thấy những nghệ danh có ý nghĩa và bóng bảy.Ví dụ: Hùng Cường, Bạch Tuyết, Thanh


Nga .


b. Nghệ danh trong ngành tân nhạc và kịch nghệ: Vào khoảng năm 1930, một cuộc cách mạng về văn
học và nghệ thuật xảy ra tại Việt Nam. Về âm nhạc, loại nhạc ngũ cung mất dần vị thế và thay vào đó là âm
nhạc chịu ảnh hưởng tây phương. Trong loại âm nhạc mới này, các tác giả viết nhạc không đặt nghệ danh
cho mình như các văn thi sĩ đương thời, trừ một số nhỏ như Văn Cao, Văn Giảng, Văn Chung, Đan Thọ,
Tuấn Khanh v.v…Còn tuyệt đại đa số bắt chước nhạc sĩ tây phương lấy tên thật làm nghệ danh. Ví dụ: Tư
Chơi Huỳnh Hữu Trung, Năm Châu Nguyễn Thành Châu, Nguyễn Văn Tun, Dỗn Mẫn, Lê n, Nguyễn
Xn Khốt, Bùi Cơng Kỳ, Đồn Chuẩn, Dương Thiệu Tước, Đặng Thế Phong, Nguyễn Văn Tý, Hồng Q,
Nguyễn Hiền, Trịnh Cơng Sơn, Từ Công Phụng, Trần Thiện Thanh v.v…


Ngược lại, những người hát các nhạc phẩm này là các ca sĩ lại chọn cho mình một nghệ danh. Và nếu
nghiên cứu nghệ danh từ những năm 1930 đến giờ, ta thấy có ba khuynh hướng rõ rệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Khuynh hướng thứ hai: Chọn nghệ danh từ những từ ngữ gợi lên hình ảnh, âm thanh trong trẻo, cao vút
của các loại chim quý như Kim Tước, Sơn Ca, Hoàng Oanh, Thái Thanh, Hà Thanh, Thanh Tuyền, Họa Mi
v.v…


Khuynh hướng thứ ba: Chọn một tên Pháp hay Mỹ làm nghệ danh. Khi làn sóng âm nhạc Pháp Mỹ tràn
ngập Việt Nam vào những năm cuối thập niên 1960, người ta thấy ngay một hiện tượng là một số ca sĩ Việt
Nam nhận tên ngoại quốc làm nghệ danh. Có ba lý do để giải thích hiện tượng này: Thứ nhất, có thể họ là
người có quốc tịch ngoại quốc như trường hợp Julie, Jo Marcel. Thứ hai, vì muốn bắt chước tiếng hát, cách
trình diễn của ca sĩ ngoại quốc. Đó là trường hợp Elvis Phương muốn bắt chước Elvis Presley của Mỹ. Thứ
ba, vì muốn có tên lạ để thu hút khán giả, nhất là tâm trạng giới trẻ đang có khuynh hướng thích văn hóa tây
phương.


Ngày nay, tại hải ngoại, nhiều ca sĩ trẻ đã chọn hai từ một Việt, một Mỹ làm nghệ danh Ví dụ: Don Hồ,
Tommy Ngô, Linda Trang Đài, Cathy Huệ v.v…Nghệ danh mới xuất hiện khoảng hơn nửa thế kỷ, nhưng đã
biến hóa rất đa dạng. Hiện nay, một khuynh hướng đã thấy xuất hiện là các ca sĩ trẻ thích chọn cho mình
nghệ danh đọc lên nghe “kêu” hơn là có ý nghĩa.



TIẾT G: THƯƠNG HIỆU


<b>1. Định Nghĩa Thương Hiệu:</b> Thương hiệu là loại tên đặt cho cơ sở kinh doanh, thương mại hay cung
cấp dịch vụ. Thương hiệu được nghiên cứu ở đây vì người Việt có phong tục dùng thương hiệu để gọi
người chủ thay vì tên chính. Thương hiệu cũng như bút hiệu hay nghệ danh, mới xuất hiện khi Việt Nam tiếp
xúc với nền văn hóa tây phương. Tuy vậy, ta cũng nên biết dân Việt đã gọi các cơ sở thương mại và dịch vụ
thế nào trước thời Pháp thuộc.


<b>2. Thương Hiệu Trước Thời Pháp Thuộc</b>: Trước thời Pháp thuộc, thành thị chưa phát triển, sức sản
xuất nông nghiệp và thủ công bị giới hạn trong phạm vi gia đình. Sản phẩm làm ra chỉ đủ thỏa mãn nhu cầu
gia đình, làng xã. Do vậy, không ai nghĩ đến việc đặt thương hiệu. Tuy nhiên, người ta thấy dân chúng có
tục lấy tên người chủ để gọi cơ sở thương mại đó. Ví dụ: nước mắm bà giáo Thảo, thuốc ông lang Phương,
bún bà Bơ, lị rèn ơng Bắc, đi tàu chú Hỏa, ở nhà chú Hỷ v.v…


Trường hợp có sản phẩm nổi tiếng, được nhiều người tiêu dùng, thì người ta dùng tên làng, tên địa
phương sản xuất để đặt thương hiệu cho sản phẩm đó. Ta có thể kể các ví dụ: nhiễu Bình Định, the La Khê,
lụa Cổ Độ, chiếu Phát Diệm, tương Cự Đà, bút Bạch Liên, mực Kiêu Kỵ, giấy Yên Thái, mắm Phú Quốc, vải
Thương Hội, gạch Bát Tràng, nón Kim Động, tranh Đơng Hồ v.v…


Ngồi ra, theo cách thức tổ chức nghề nghiệp trong xã hội cổ truyền, các người làm cùng nghề họp lại
thành phường và thường quy tụ ở một nơi. Họ lấy tên nghề hay tên sản phẩm đặt tên cho nơi đó. Chứng
tích cịn lại tới ngày nay là tại Hà Nội có các phố hàng Đào chuyên bán vải, phố hàng Trống, phố hàng Bạc,
phố hàng Giấy, phố hàng Mành, phố hàng Ðường v.v…Tóm lại, trước thời Pháp thuộc, Việt Nam chưa có
thương hiệu, mới chỉ có từ ngữ chỉ người và nơi sản xuất.


<b>3. Thương Hiệu Trong Thời Pháp Thuộc:</b> Dưới thời Pháp thuộc, các tư nhân và công ty Pháp đưa
thương hiệu vào sinh hoạt kinh tế Việt Nam. Năm 1863, hãng Denis Frères là hãng đầu tiên có mặt tại
đường Catinat[68]<sub>, thành phố Sàigòn. Năm 1892, hãng rượu bia Hommel mà dân ta khi xưa thường gọi là Ô</sub>



</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Tại vùng Phát Diệm, Ninh Bình, cách Hà Nội hơn 100 cây số, theo các cụ kể lại, vào khoảng năm 1930,
các cửa hàng mới bắt đầu treo bảng thương hiệu, và cửa tiệm đầu tiên ở vùng này là cửa hàng đóng và sửa
giầy Cơng Thịnh. Dân chúng thường dùng thương hiệu để gọi chủ nhân cơ sở thương mại. Ví dụ: ơng bà
Cơng Thịnh, ơng bà Nghĩa Lợi, ông bà Hưng Phú.


<b>4. Thương Hiệu Thời Xã Hội Chủ Nghĩa:</b> Vào năm 1954, khi đảng Cộng Sản áp dụng chế độ kinh tế
xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc Việt Nam, và sau này tại miền Nam Việt Nam từ năm 1975, thì bao nhiêu
thương hiệu của Pháp hay của tư nhân đều bị xóa bỏ. Thay vào đó, xuất hiện một loại thương hiệu rập
khn theo kiểu mẫu của Liên Bang Nga Sô Viết dưới thời Cộng Sản. Các thương hiệu này đều có nội dung
chính trị và có mục đích phục vụ chế độ Cộng Sản. Ta có thể kể các ví dụ: nhà Xuất Bản Sự Thật, nhà Máy
Dệt 1 tháng 5, nhà máy Quyết Thắng, thuốc lá Vàm Cỏ, Sàigịn Giải Phóng, Điện Biên, cửa hàng Ăn Uống
Quận Phú Nhuận, bệnh viện Hữu Nghị Việt Sô, bệnh viện Thống Nhất v.v…Vào năm 1986, khi Việt Nam bắt
đầu chuyển một phần nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường, thì các thương hiệu theo kiểu xã hội tư
bản lại xuất hiện.


<b>5. Thương Hiệu Trong Chế Độ Tư Bản</b>: Sau năm 1954, miền Nam Việt Nam và từ năm 1986, cả nước
Việt Nam áp dụng nền kinh tế tự do thì thương hiệu theo kiểu kinh tế tư bản đã xuất hiện, và ta có thể chia
làm ba loại chính:


a. Thương hiệu của người ngoại quốc: Nhiều quốc gia trên thế giới đến đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên,
bốn ngoại ngữ Pháp, Hoa, Anh, Nhật là thông dụng.


Với Pháp ngữ ta có thể kể các thương hiệu: BGI, Continental, Givral, Mic, Bastos, Palace.


Với Hoa ngữ ta có: Nhị Thiên Đường, Vĩnh An Đường, An Hịa Đường, Hải Ký Mì Gia, Đơng Ích Chành,
Đồng Khánh Tửu Lầu v.v…


Với nhật Ngữ ta có các thương hiệu: Sony, Yamaha, Panasonic. Honda.
Với Anh ngữ ta có Ford, General Motor, IBM. v.v…



b. Thương hiệu của các cơ sở quốc doanh: Mặc dù Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường, nhưng Đảng
Cộng Sản vẫn duy trì các cơ sở quốc doanh nên thương hiệu có nội dung chính trị dưới thời xã hội chủ
nghĩa vẫn tồn tại.


c. Thương hiệu của tư nhân Việt Nam: Trong chế độ tư bản, chủ nhân rất chú trọng đến vấn đề làm cho
giới tiêu thụ tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ của mình. Do đó, khi đặt thương hiệu, họ chọn những từ ngữ
thích hợp như:


Để biểu lộ tinh thần làm ăn chính trực, nhân nghĩa, thương nhân đã chọn các thương hiệu như: Tín Đức
Thư Xã, Kim Tín, Mỹ Tín, Nghĩa Lợi, Nghĩa Hịa, Tín Nghĩa.


Để ước mong làm ăn thịnh vượng, ta có các thương hiệu Bảo Long, Hưng Long, Hưng Thịnh, Hưng Lợi
v.v…


Để biểu lộ sản phẩm có chất lượng tốt như đồ hải ngoại, các nhà sản xuất còn dùng các từ ngữ giống
như tiếng nước ngoài để chiêu dụ khách hàng. Loại thương hiệu này đang ngày càng phổ biến. Ta có thể kể
các ví dụ từ năm 1950 tới nay: kem đánh răng Perlon, Hynos, thuốc lá Capstan, rạp chiếu bóng Rex,
Palace, khách sạn Caravelle, hãng dệt Vinatexco, Vimytex, kem thoa mặt Renova, kem Pôle du Nord, nhà
hàng Continental, tiêm bánh Givral v.v…Thương hiệu dưới chế độ tư bản rất đa dạng và phong phú, khơng
thể trình bày hết ở đây. Mong có thêm những cơng trình nghiên cứu về lãnh vực khá kỳ thú này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>1. Định Nghĩa Bí Danh:</b> Khoảng đầu thế kỷ 20 khi các đảng phái chính trị hoạt động chống thực dân
Pháp thì người ta thấy một loại tên mới xuất hiện. Đó là bí danh. Bí danh là tên thay cho tên chính được
dùng vào mục đích chính trị. Một đảng viên, một người làm trong ngành an ninh, tình báo thường được
đảng hay cơ quan đặt cho một bí danh với mục đích gây cho đối phương khó khăn khai thác lý lịch.


<b>2. Mục Đích Của Bí Danh</b>: Các người hoạt động chính trị được đặt bí danh để tránh sự bắt bớ của đối
phương, đồng thời nói lên lý tưởng của mình. Ví dụ để tránh Nga Hồng bắt bớ, các nhà lãnh đạo Cộng Sản
Nga đã bỏ hẳn tên cũ, lấy bí danh làm tên thật của mình. Đó là các ơng Lenin, Stalin,Trotsky. Lenin là bí
danh, tên thật của ông là Vladimir Ilich Ulyanov. Stalin tên thật là Iosif Vissarionovich Dzhugashvili


(1879-1953). Ơng này có bí danh khác nữa là Koba, nghĩa là “Không Sợ Chi Cả”. Leon Trotsky là bí danh, tên thật
của ơng là Lev Davidovich Bronstein (1879-1940). Ở Đức, ông Herbert Ernst Karl Frahm (1913-1992) chống
lại chính sách của Hitler, đổi thành Willy Brandt, và khi lên làm thủ tướng Tây Ðức, ơng vẫn giữ bí danh này.
Cũng như ở Trung Quốc, Lin Piao tức Lâm Bưu là bí danh của Lin Yu Yung[69]<sub>.</sub>


Ở Việt Nam, một Nguyễn Sinh Côn thành Linov[70]<sub> rồi Chủ Tịch Hồ Chí Minh(1890-1969). Một Trần Ngọc</sub>


Nghiêm thành Lê Hồng, rồi thành Hồng Minh Chính, từng là Tổng Thư Ký đảng Dân Chủ Việt Nam, là Viện
Trưởng Viện Triết Học dưới chế độ Cộng Sản vào những năm của thập niên 1960. Cựu Trung Tướng Trần
Độ có tên thật là Tạ Ngọc Phách, gia nhập đảng Cộng Sản nên nhận bí danh là Trần Độ. Con trai ông là Ðại
Tá Thắng cũng mang họ Trần. Nhiều tướng lãnh quân đội Cộng Sản Việt Nam có bí danh như tướng
Nguyễn Sơn bí danh là Võ Nguyên Thủy, Võ Nguyên Bác, tướng Nguyễn Bình có bí danh là Nguyễn
Phương Thảo, tướng Văn Tiến Dũng có bí danh là Lê Hồi.


<b>3. Ngun Tắc Chọn Bí Danh: </b>Nguyên tắc chọn bí danh là chọn cách đặt tên thơng dụng nhất tại địa
phương mà người đó hoạt động. Thực ra, giữa bí danh và tên thơng thường khơng có gì khác nhau, cũng
có tên họ, tên đệm, tên chính. Bí danh càng có ý nghĩa chung bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu để ai đọc lên
tên ấy cũng tưởng là người này người nọ trong cùng địa phương. Lối đặt bí danh thơng thường nhất mà
đảng Cộng Sản Việt Nam đã áp dụng tại miền nam Việt Nam trong thời gian 1954-1975 là lấy con số thứ tự
ghép với một từ ngữ. Ví dụ: Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Nguyển Văn Linh có bí danh là
Mười Cúc, cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt có bí danh là Sáu Dân. Lối đặt tên này là một tập tục rất phổ thông
tại nông thôn miền Nam.


TIẾT I: TÊN THỤY


<b>1. Định Nghĩa Tên Thụy:</b> Xét về ý nghĩa, thụy có nghĩa là đẹp. Thụy hiệu hay tên thụy nghĩa là tên
đẹp. Tên thụy còn gọi là tên hèm là tên đặt cho một người sắp chết để tránh tên húy, đồng thời để phê phán
con người ấy về phương diện đạo đức lúc sinh thời. Tuy nhiên, nếu xét về nguyên tắc thì cách đặt thụy hiệu
của vua chúa khác cách thức của thường dân. Với thường dân, có hai loại tên thụy: cơng thụy và tư thụy.


Mỗi loại có cách thức đặt khác nhau.


<b>2. Nguyên Tắc Đặt Công Thụy</b>: Công thụy là tên do chính quyền thời quân chủ đặt cho người có
phẩm hàm chức tước. Vua thường ban thụy hiệu cho các công thần, cao tăng như một nghĩa cử tri ân. Ví dụ
Tạ Nguyên Thiều, vị cao tăng khi chết được Hiển Tơng Hồng Đế (1740-1786) ban thụy hiệu là Hạnh Đoan
Thiền Sư[71]<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

Sách Khâm Ðịnh Ðại Nam Hội Ðiển Sự Lệ cho biết năm Minh Mạng thứ 7 (1826), nhà vua quy định sẵn
một số thụy hiệu để đặt cho các viên chức chính quyền. Tùy phẩm trật, tùy theo văn giai hay võ giai, một
chức quan sẽ có thụy hiệu sau đây:


<b> Thụy Hiệu Dành Cho Quan Chức Triều Nguyễn[72]<sub> </sub></b>


<b>Phẩm Trật </b> <b> Văn Giai</b> <b> Võ Giai</b>


Chánh nhất phẩm Văn Nghị Võ Nghị


Tòng nhất phẩm Văn Ý Võ Khác


Chánh nhị phẩm Trang Lượng Trung Cẩn


Tòng nhị phẩm Trang Khải Trung Phấn


Chánh tam phẩm Hiến Mục Anh Túc


Tòng tam phẩm Hiến Tĩnh Anh Mai


Chánh tứ phẩm Ðoan Cẩn Tráng Dực


Tòng tứ phẩm Ðoan Lượng Tráng Nghĩa



Chánh ngũ phẩm Ðoan Trực Tráng Nhuệ


Tịng ngũ phẩm Ðoan Thân Tráng Hiển


Chánh lục phẩm Ðơn Nhã Hùng Kính


Tịng lục phẩm Ðơn Túc Hùng Tiết


Chánh thất phẩm Ðơn Giản Hùng Quả


Tịng thất phẩm Ðơn Kính Hùng Cảm


Chánh bát phẩm Cung Dỗn Dũng Kiên


Tịng bát phẩm Cung Ý Dũng Mậu


Chánh cửu phẩm Cung Mậu Dũng Lệ


Tòng cửu phẩm Cung Phác Dũng Mẫn


Hầu hết tên thụy đều hàm ý ca ngợi đức tính như trung tín, cần mẫn, ngay chính. Xin nêu tên thụy của
một số nhân vật lịch sử:


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

Chu Văn An Văn Trinh


Phạm Đăng Hưng Trung Nhã


Nguyễn Hữu Dật Cần Tiết
Tống Viết Phúc Trung Liệt


Nguyễn Huỳnh Đức Trung Nghị


<b>3. Ngun Tắc Đặt Tư Thụy: </b>Khi gia đình có người sắp qua đời, người có vai vế lớn nhất trong họ làm
lễ cáo gia tiên, rồi căn cứ vào hành kiểm tốt xấu của người sắp chết mà đặt tên thụy, sau đó đọc tên thụy
cho người đó nghe. Người tốt dùng từ ngữ có ý nghĩa ca ngợi, người xấu đặt thụy hiệu xấu để làm gương
cho người sau. Nguyên tắc là như thế, nhưng dân gian coi việc đặt tên thụy có mục đích ca ngợi cơng đức
người quá cố, nên các thụy hiệu đều có ý nghĩa tốt đẹp. Ngồi ra, cịn có tục lệ khi sinh tiền, một người đã
chọn cho mình thụy hiệu. Với các nhà nho uyên thâm chữ Hán, họ dùng các chữ có ý nghĩa thâm sâu.
Nhưng đối với dân gian ít học, họ theo một khuôn mẫu định sẵn. Đối với các cô gái chưa chồng, tên thụy
bao giờ cũng là Trinh Thuận, đàn bà hai chữ Từ Mẫu, đàn ông hai chữ Mẫn Trực hay Trung Tín. Ý nghĩa
các chữ này nói lên mẫu người lý tưởng mà xã hội cổ truyền Việt Nam muốn khuôn nặn. Các cô gái nhất
thiết phải trinh thuận, các bà mẹ phải là hiền mẫu đầy lịng u thương, và các ơng chồng phải là những
người cần mẫn, ngay thẳng, trung tín với vợ con.


TIẾT K : TÊN TÔN GIÁO


Nếu các Chư Tăng và đồng bào Phật tử có pháp danh, pháp hiệu, pháp tự thì đồng bào Cơng Giáo có
tên thánh. Chúng tôi gọi những loại tên này là tên tôn giáo. Trong tiết này, chúng tôi nghiên cứu tên của
người theo Phật Giáo Ðại Thừa, Phật Giáo Tiểu Thừa, tên của tín hữu Cơng Giáo, tên của các vị chức sắc
trong Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.


<b>1</b>. <b>Tên Của Người Theo Phật Giáo Đại Thừa: </b>Những người theo Phật Giáo, ngồi những tên thơng
thường như tên chính, tên hiệu v.v…cịn có thể có pháp danh, pháp tự, hay pháp hiệu.


a. Pháp danh: Theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn: <i>Pháp danh là tên đạo lý, phàm người được</i>
<i>thế độ làm tăng chẳng còn dùng tên họ theo đời mà phải lấy tên theo đạo do vị tôn sư đặt cho mình. Người</i>
<i>thọ tam quy, ngũ giới, tu tại gia cũng được mang pháp danh, cũng kêu là pháp hiệu <b>[73]</b><sub>. </sub></i>


Vào năm 1973, chúng tôi được tiếp kiến vị cao tăng tại chùa Long Thiên Tự, xóm Bến Đị, tỉnh Biên


Hịa. Ngài đã giải thích pháp danh như sau: Muốn thành Phật tử, phải quy y tam bảo, thọ ngũ giới. Vị bổn sư
truyền giới sẽ đặt cho người đó một pháp danh, dựa theo bài kệ được truyền trong môn phái của vị bổn sư
ấy. Vị cao tăng nói trên thuộc Giáo Hội Phật Giáo Cổ Truyền Lục Hịa Tăng, mơn phái Lâm Tế, có tổ đình
Long Thiên Tự ở Biên Hịa, đã đọc cho chúng tơi bài kệ sau đây để dùng trong việc đặt pháp danh cho các
đệ tử:


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Chiếu Thế Sơn Đăng Vạn Cổ Truyền.


Mỗi vị tổ sẽ lần lượt lấy một chữ trong bài kệ trên làm chữ đứng đầu của pháp danh. Chữ đứng sau, vị
bổn sư truyền giới tự chọn, nhưng lấy chữ có nghĩa gần giống với tên riêng. Thượng Tọa Thích Ngun
Thanh, trụ trì tại xã Tân Sơn Hịa Gia Định, thuộc môn phái Lâm Tế, đã đặt pháp danh cho một đệ tử của
mình là Quảng Dũng. Thầy giải thích như sau: chữ Quảng lấy trong bài kệ của tổ đình, chữ Dũng được chọn
vì Phật tử đó có tên là Hùng. Mục đích cách đặt pháp danh này là để phân biệt các đệ tử trong cùng một tổ
đình, thuộc thế hệ khác nhau.


Đọc tiểu sử cố Đại Lão Hịa Thượng Thích Đơn Hậu[74]<sub>, ta được biết ngài thuộc thế hệ thứ 8 của phái</sub>


Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán. Vị tổ khai sơn Thanh Ninh Tâm Tịnh đặt pháp danh cho các đệ tử là Trừng
Nguyên, Trừng Văn, Trừng Thùy, Trừng Huệ, Trừng Thông. Đọc các pháp danh này, ta biết các vị ấy thuộc
cùng thế hệ vì có chữ Trừng đứng đầu pháp danh. Ngài Trừng Nguyên tức Đại Lão Hịa Thượng Thích Đơn
Hậu. Ngài Trừng Văn tức Hịa Thượng Thích Giác Ngun. Ngài Trừng Thùy tức Hịa Thượng Thích Giác
Nhiên. Ngài Trừng Huệ tức Thượng Tọa Thích Giác Viên. Và Ngài Trừng Thơng tức Đại Lão Hịa Thượng
Thích Tịnh Khiết.


Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy[75]<sub>, cách đặt pháp danh của Phật Giáo Đại Thừa Việt Nam giống lối đặt</sub>


tên trong hệ thống tổ chức của Giáo Hội Phật Giáo Trung Quốc. Xin nêu các ví dụ điển hình: Nếu đọc tác
phẩm Cơ Gái Đồ Long, ta thấy các vị sư có vai vế cao nhất của phái Thiếu Lâm lúc bấy giờ có các pháp
danh là Độ Ách, Độ Kiếp, Độ Nạn. Dưới thế hệ này là các vị Khơng Kiến, Khơng Trí, Khơng Vân, Khơng
Tướng, Không Như. Dưới nữa là các vị Viên Âm, Viên Nghiệp, Viên Chân, và thấp nhất là các vị sư Tuệ


Phong, Tuệ Thông, Tuệ Quang, Tuệ Hiền.


Các Phật tử Việt Nam thường lấy pháp danh với các từ ngữ khởi đầu như: Huệ, Diệu, Tâm, Trí, Tuệ,
như Diệu Lan, Diệu Hạnh, Diệu Tâm, Trí Siêu, Tuệ Sĩ, Tuệ Quang. Các từ ngữ trong pháp danh hàm chứa ý
nghĩa rất sâu sắc. Ví dụ chữ Diệu và Tuệ có ý nghĩa cao đẹp, phù hợp với tinh thần Phật Giáo. Tác giả
Đồn Trung Cịn giải thích hai chữ Diệu và Tuệ theo quan điểm Phật Giáo như sau:


<i>Diệu: Tốt đẹp, sáng láng, ngon ngọt, sạch sẽ tinh tế, nhiệm mầu. Những đức ấy nói khơng xiết, nghĩ</i>
<i>khơng cùng. Tức là cái lý thật tướng vậy. Diệu trái với thô, trược. Diệu tức là thoát khỏi phiền não, ngũ dục</i>
<i>của phàm phu, nhơn đó được ngũ diệu của thánh giả <b>[76]</b><sub>. </sub></i>


<i>Huệ hay Tuệ: Ðức sáng suốt, thông hiểu sự và lý, dứt điều lầm lạc và mê muội, có lịng quyết định, diệt</i>
<i>hết sở nghi <b>[77]</b><sub>. </sub></i>


Pháp danh được đặt trong buổi lễ Quy Y rất trang trọng, đầy ý nghĩa. Quy y nghĩa là hướng về và sống
theo Phật, Pháp, Tăng nên trọng tâm của buổi lễ là lúc Phật tử qùy trước Tam Bảo, ba lần phát nguyện xin
trọn đời quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Những lời phát nguyện này được một hay nhiều thầy chứng
giám. Trong buổi lễ, người quy y xác nhận sự hướng dẫn về các đấng giác ngộ, sống theo đạo lý giác ngộ
và sống hòa hợp với các người cùng lý tưởng. Chính vì yếu tố này mà các pháp danh của những người
cùng lý tưởng, cùng do một thầy truyền giới, có đặc điểm chung như đã nói ở trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Nghiên cứu tên của các chư tăng, Phật tử, ta thấy có lối gọi tồn xưng là lối gọi bao gồm Chức Vị +
Pháp Danh + Pháp Hiệu. Xin kể một số ví dụ điển hình:


Đại Lão Hịa Thượng Trừng Ngun Đơn Hậu, tức ngài Thích Đơn Hậu.
Hịa Thượng Trừng Thùy Giác Nhiên, tức ngài Thích Giác Nhiên.
Thượng Tọa Tâm Phát Trí Siêu, tức ngài Thích Trí siêu.


Sư Bà Tâm Hảo Diệu Khơng, tức ngài Thích Nữ Diệu Khơng.



Đọc tên một vị tu sĩ Phật Giáo, ta khơng biết được vị đó thuộc tơng phái nào và thứ cấp trong tông phái
ra sao. Sở dĩ như vậy vì mỗi tơng phái có một bài kệ riêng và các bài kệ đó nhiều khi có những chữ giống
nhau.


<b>2. Tên Của Người Theo Phật Giáo Tiểu Thừa:</b> Pháp danh không quan trọng trong Phật Giáo Tiểu
Thừa. Người cư sĩ và giáo sĩ cấp sa di vẫn giữ nguyên tục danh. Pháp danh của các tu sĩ Phật Giáo Tiểu
Thừa là tiếng Phạn, nhưng các ngài cũng phiên âm ra tiếng Hán Việt có ý nghĩa như tiếng Phạn. Ví dụ Hịa
Thượng Buddhapala gọi là Hộ Giác. Hòa Thượng Supanno là Thiên Tuệ[79]<sub>. Hòa Thượng Vansarakkhita là</sub>


Hộ Tông.


<b>3. Tên Của Người Theo Kitô Giáo:</b> Những người Cơng Giáo Việt Nam có một tên thánh được đặt khi
chịu phép rửa tội. Tên thánh còn được gọi là tên bổn mạng. Giữa tên thánh của người Công Giáo Việt Nam
và tên rửa tội (baptismal name) hay tên Kitơ Giáo (Christian name) của người tây phương có sự khác biệt
nên cần hiểu ý nghĩa của mỗi bên.


a. Ý nghĩa tên rửa tội hay tên Kitô Giáo của người Âu Mỹ: Anh ngữ có 3 danh từ để chỉ tên riêng: một là
tên rửa tội (baptismal name), hai là tên Kitô Giáo (Christian name), ba là tên thứ nhất hay tên đặt (first or
given name). Cả ba danh từ này đều có nghĩa là tên chính (first name hay given name). Tên chính của
người tây phương được đặt trong lễ rửa tội nên gọi là tên rửa tội[80]<sub>. Và tên chính của người tây phương cịn</sub>


gọi là tên Kitơ Giáo vì các nước tây phương chịu ảnh hưởng văn minh Kitô Giáo, đã tuân theo lời khuyến
cáo của Giáo Hội Công Giáo, lấy tên các thánh để đặt tên cho các cá nhân.


Tục lệ lấy tên thánh đặt tên cho cá nhân đã có từ thời giáo hội sơ khai. Công đồng Nicaea của Giáo Hội
Công Giáo họp năm 325 cấm việc dùng tên các thần thánh không phải của Kitô Giáo để đặt tên. Đến thời
Công Đồng Tridentinô họp vào năm 1563, Giáo Hội Công Giáo buộc giáo dân khi đặt tên riêng phải chọn tên
thánh. Công đồng lưu ý các linh mục là khi làm phép rửa tội, mà gặp trường hợp cha mẹ cố tình đặt tên
khơng hợp tinh thần Kitơ Giáo, thì vị linh mục đó tự động thêm vào một tên thánh, coi đó là tên thứ hai và ghi
vào sổ rửa tội của giáo xứ.



Theo Bách Khoa Từ Điển Britannica, quyết định trên của Giáo Hội Công Giáo nhằm chống lại tục lệ của
Giáo Hội Tin Lành, đặc biệt của Thanh Giáo cho phép giáo dân nhận tên các nhân vật trong Cựu Ước làm
tên chính, như các nhân vật Abraham, Samuel, Jacob. Rachel[81]<sub>. </sub>


Đến bộ giáo luật năm 1917, qua điều khoản số 761, Giáo Hội nhắc lại khoản luật cũ từ thời Công Đồng
Tridentinô. Đến bộ giáo luật mới ban hành năm 1983, người ta khơng thấy có điều khoản nào buộc người
Công Giáo phải lấy tên thánh, mà chỉ quy định tên riêng của người ấy phải phù hợp với ý nghĩa Kitô Giáo.
Điều 855 của bộ giáo luật quy định:


<i>Cha mẹ, người đỡ đầu và Cha Sở phải lo liệu để đừng đặt một tên không hợp với ý nghĩa Kitô Giáo</i>


<i><b>[82]</b><sub>.</sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Thứ nhất, giáo hội tiếp tục duy trì truyền thống của giáo dân thời sơ khai. Những giáo dân đầu tiên là
dân nô lệ, không phải công dân La Mã và theo tục lệ, mỗi khi người nơ lệ được giải phóng, trở thành cơng
dân La Mã, thì họ lấy tên chủ nhân thuộc giai cấp quý tộc làm tên mình. Tuy nhiên, với tín đồ Kitơ Giáo thời
đó, họ khơng thiết tha với các tên của các ơng chủ cũ vì họ là nạn nhân của giai cấp quý tộc trong các cuộc
cấm đạo. Ðồng thời khi một quý tộc trả tự do cho hàng trăm người nơ lệ thì hàng trăm người đó có cùng tên
với chủ nơ lệ cũ. Kết quả là tập tục này không đáp ứng được nhu cầu phân biệt nên các người nơ lệ được
giải phóng lấy tên những người mà giáo hội Kitô Giáo nhận là thánh để đặt tên cho mình. Ví dụ: Thimotheus,
Stephanos, Laurentius là các vị thánh đầu tiên. Đang khi Kitô Giáo phát triển, lan tràn cả Âu Châu thì đế
quốc La Mã bước vào giai đoạn suy tàn. Hệ thống tên của La Mã mai một đi, tên thánh trở nên phổ thông
hơn.


Thứ hai, Giáo Hội Công Giáo muốn tôn trọng phẩm giá con người. Khi xưa số tên người Âu Châu cịn ít,
hệ thống tên họ chưa xuất hiện, thì để phân biệt các cá nhân, người Âu thường dùng tên mà người Anh Mỹ
gọi là Nickname, người La Mã gọi là Agnomen, cịn ta gọi là tên lóng. Khi xưa tên lóng rất phổ biến ở La Mã,
Hy Lạp và có nghĩa là tên thêm vào tên chính. Tên lóng thường có ý nghĩa rất tiêu cực[83]<sub>, tương đương như</sub>



tên tục của người Việt Nam. Ví dụ các tên như Crassus nghĩa là người béo, Varus: người què, Baldie hay
Calvin: người trọc đầu, Cecil: người mù, Claude hay Gladys: người q. Vì tên có nội dung hạ thấp phẩm
giá con người, nên giáo hội đã ban hành luật buộc các linh mục khi làm phép rửa tội, gặp các trường hợp
tên có ý nghĩa tiêu cực, phải lấy một tên thánh đặt thêm vào.


Ngày nay, giáo dân Việt Nam cũng như giáo dân ở nhiều nơi trên thế giới vẫn nhận tên thánh vì cịn giữ
tinh thần bộ giáo luật cũ. Tên thánh có thể được thay đổi khi chịu phép thêm sức[84]<sub>. </sub>


Theo giáo huấn của giáo hội, việc tín hữu nhận tên thánh nhằm hai mục đích: thứ nhất, để người đó bắt
chước gương sáng thánh bổn mạng mà sống cuộc đời đạo đức; thứ hai, để tín hữu đó được phù trợ nhờ lời
cầu bầu của thánh bổn mạng. Hai mục đích trên được nói trong khoản giáo luật số 1186:


<i>Với mục đích cổ võ việc nên thánh của dân Chúa, Giáo Hội khuyến khích mọi tín hữu, lấy tình con cái,</i>
<i>tơn kính đặc biệt Đức Maria hồng phúc trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa đã được Đức Kitô đặt làm Mẹ</i>
<i>của lồi người, cũng vậy, Giáo Hội cổ động lịng tơn kính chân chính và thành thực đối với các thánh, vì lẽ</i>
<i>các tín hữu được kiên vững nhờ gương sáng và được nâng đỡ bởi lời bầu cử của các ngài<b>[85]</b><sub>.</sub></i>


b. Ý nghĩa tên thánh đối với người Công Giáo Việt Nam. Thực ra, tên mà người Việt Nam gọi là tên
thánh thì tại các nước tây phương, chịu ảnh hưởng Kitô Giáo, gọi là tên rửa tội (Baptismal name) hay tên
chính do bố mẹ đặt[86]<sub>. Sở dĩ người Công Giáo Việt Nam, Ðại Hàn, Nhật Bản, Trung Hoa có thêm tên thánh</sub>


mà người tây phương khơng có, là vì các giáo sĩ tây phương đến Việt Nam cũng như các nơi khác truyền
đạo, đã áp dụng tinh thần giáo luật, đặt tên thánh cho giáo dân như đã làm cho giáo dân ở tây phương.


Trái lại, đọc tiểu sử hàng giáo phẩm Công Giáo tây phương, ta khơng thấy vị nào có hẳn một tên thánh
riêng biệt như kiểu tên người Công Giáo Việt Nam. Nơi tôi đang cư ngụ là San Jose, California có hai vị
Giám Mục là Pierre DuMaine và Patrick J. McGrath. Tên Pierre và Patrick vừa là tên chính, vừa là tên thánh.
DuMaine, McGrath là tên họ. Tuy nhiên, cũng tại đây, có linh mục Kevin Joyce. Kevin là biến thể của tên
Kelvin. Kelvin là tên con sông ở Tô Cách Lan[87]<sub>. Linh mục Kevin Joyce khơng có tên thánh.</sub>



</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>4. Tên Của Các Vị Chức Sắc Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ:</b>


Cao Đài Giáo, tức Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, chia làm ba phái: Phật Giáo, Lão Giáo và Nho Giáo,
thường được gọi tắt là Phật, Tiên, Thánh.


- Phái Phật mang tên Thái[88]<sub>, chức sắc mặc đạo phục màu vàng gọi là Thái Thanh.</sub>


- Phái Tiên mang tên Thượng, chức sắc mặc đạo phục màu xanh gọi là Thượng Thanh.
- Phái Thánh mang tên Ngọc, chức sắc mặc đạo phục màu đỏ gọi là Ngọc Thanh.


Thái Thanh, Ngọc Thanh, Thượng Thanh do câu của Lão Tử: Ứng Hóa Tam Thanh, tượng trưng cho
Tam Giáo Quy Nguyên[89]<sub>.</sub>


Về cơ cấu tổ chức, Cao Đài Giáo có hai cơ quan: Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài. Chức sắc trong
Cửu Trùng Đài gồm các vị được liệt kê theo thứ tự cao thấp dưới đây[90]<sub>: </sub>


<b> Nam giới</b>


Nữ Giới


<b>Nghĩa Anh ngữ[91]</b>


Giáo Tông 1 vị Khơng có Pope


Chưởng Pháp 3 vị Khơng có Censor Cardinal


Đầu Sư 3 vị Nữ Ðầu Sư Cardinal


Chánh Phối Sư 3 vị Nữ Chánh Phối Sư Principal Archbishop



Phối Sư 36 vị Nữ Phối Sư Archbishop


Giáo sư 72 vị Nữ Giáo sư Bishop


Giáo Hữu 3000 vị Nữ Giáo Hữu Priest


Lễ Sanh Nữ Lễ Sanh Student Priest.


Chánh Trị Sự Nữ Chánh Trị Sự


Phó Trị Sự Nữ Phó Trị Sự


Thơng Sự Nữ Thông Sự


Chức sắc trong Hiệp Thiên Đài được liệt kê theo thứ tự cao thấp là Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng
Sanh, Thập Nhị Thời Quân, Bảo Văn Pháp Quân, Bảo Sanh Quân.


- Dưới quyền Hộ Pháp có 4 vị: Tiếp Pháp, Khai Pháp, Hiến Pháp, Bảo Pháp.
- Dưới quyền Thượng Phẩm có 4 vị: Tiếp Ðạo, Khai Ðạo,


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

- Dưới quyền Thượng Sanh có 4 vị: Tiếp Thế, Khai Thế, Hiến Thế, Bảo Thế.


Các chức sắc nói trên có chung một nguyên tắc đặt tên, dựa trên hai bài thơ, một cho nam giới, một cho
nữ giới.


a. Đối với nam giới: Cách đặt tên để ấn định tịch đạo dựa theo bài thơ sau[92]<sub>: </sub>
<b>Thanh Đạo </b>tam khai thất ức niên


Thọ Như địa huyển thạnh hịa thiên.
Vơ hư qui phục nhơn sanh khí


Tạo vạn cổ đàn chiếu Phật duyên.


b. Đối với nữ giới: Cách đặt tên để ấn định tịch đạo dựa theo bài thơ [93]<sub>:</sub>
<b>Hương Tâm</b> nhất phiến cận Càn Khôn


Huệ đức tu chơn độ dẫn hồn.
Nhứt niệm Quan Âm thùy bảo mạng
Thiên niên đẳng phái thủ sanh tồn.


Mỗi bài thơ trên có 28 chữ. Tuy nhiên, chỉ có hai chữ đầu <b>Thanh, Đạo</b> và <b>Hương, Tâm</b> của mỗi bài là
được dùng để đặt tên. Chữ thứ nhất dành cho các vị chức sắc trong đời Giáo Tông thứ nhất. Chữ thứ hai
dành cho các vị chức sắc đời Giáo Tông thứ hai. Đến đời vị Giáo Tông thứ ba sẽ có hai bài thơ khác.


Vậy tên vị chức sắc nam hay nữ trong Cao Đài Giáo sẽ có cơng thức: TÊN PHÁI + THẾ DANH + TỊCH
ĐẠO. Ví dụ một vị chức sắc có phẩm trật Giáo Hữu, thế danh là Nguyễn Trung Chính, thuộc phái Phật,
được phong trong đời Giáo Tông thứ nhất, sẽ được gọi: Giáo Hữu <b>Thái Chính Thanh</b>. (Thái: tên phái Phật,
Chính: tên riêng, Thanh: tên tịch đạo trong bài thơ).


Ví dụ một nữ tín đồ có phẩm trật Lễ Sanh, thế danh là Huỳnh Thị Lan, thuộc phái Thánh, được phong
chức trong đời vị Giáo Tông thứ hai, sẽ được gọi là Lễ Sanh <b>Ngọc Lan Tâm</b>. (Ngọc: tên phái Thánh, Lan:
tên riêng, Tâm: tên tịch đạo trong bài thơ).




[1]<sub> Hoàng Văn Lâu (dịch). Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư. Tập II. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1998. tr. 30. ( sẽ viết </sub>


tắt ÐVSKTT)


[2]<sub> Viện Nghiên Cứu Hán Nôm (dịch). Ðại Việt Sử Ký Tiền Biên. Khoa Học Xã Hội. Hà Nội, 1997, tr. 56. ( sẽ </sub>



viết tắt ÐVSKTB).


[3]<sub> ÐVSKTB. Sđd. Tr. 164. </sub>


[4]<sub> Nguyễn Ngọc Huy (dịch). Quốc Triều Hình Luật. Quyển A. Viet Publisher, Hoa Kỳ, 1989, tr. 228.</sub>
[5]<sub> Phan Ngọc (dịch). Sử Ký Tư Mã Thiên Tập I. Văn Học, Hà Nội, 1997.tr. 43.</sub>


[6]<sub> Sử Ký Tư Mã Thiên. Tập 1. tr. 69.</sub>


[7]<sub> Lý Nham Linh & Cố Ðạo Hinh (Nguyễn Tiến Ðồn dịch). Ðời Sống Cung Ðình Trung Quốc. Văn Hóa </sub>


Thơng Tin, Việt Nam, 1977, tr. 26.


[8]<sub> ÐVSKTB. Sđd. Tr. 238</sub>
[9]<sub> ÐVSKTB.Sđd. Tr. 348.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

[12]<sub> Tại Trung Quốc, người đứng đầu quận được phong là vương. </sub>
[13]<sub> Lý Nham Linh & Cố Ðạo Hinh. Sđd. Tr. 48.</sub>


[14]<sub> P. Philastre. Code Annamite. Tập I. Paris, 1909, tr. 329.</sub>


[15]<sub> Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. Trung Tâm Học Liệu, Sàigòn, 1971, tr. 100.</sub>
[16]<sub> Lý Nham Linh & Cố Ðạo Hinh. Sđd. Tr. 46.</sub>


[17]<sub> ÐVSKTT. Tập 3. Văn Hóa Thơng Tin, Hà Nội 2000. tr. 515.</sub>
[18]<sub> ÐVSKTB. Sđd. Tr. 215.</sub>


[19]<sub> ÐVSKTB. Sđd. Tr. 227.</sub>
[20]<sub> ÐVSKTB. Sđd. Tr. 153</sub>
[21]<sub> ÐVSKTB. Sđd. Tr. 357.</sub>



[22]<sub> ÐVSKTT. Tập II. Văn Hóa Thông Tin, 2000, tr. 670.</sub>
[23]<sub> ÐVSKTB. Sđd. Tr. 186.</sub>


[24]<sub> ÐVSKTB. Sđd. Tr. 187-188.</sub>


[25]<sub> Ngô Ðức Thọ (dịch). Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư. Tập I. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1998, tr. 233.</sub>
[26]<sub> Sử Ký Tư Mã Thiên. Tập I. Sđd. Tr. 43.</sub>


[27]<sub> Sử Ký Tư Mã Thiên.Tập I. Sđd. Tr. 43.</sub>
[28]<sub> Lý Nham Linh & Cố Ðạo Hinh. Sđd. Tr. 49-51.</sub>
[29]<sub> Lý Nham Linh & Cố Ðạo Hinh. Sđd. Tr. 49-51</sub>
[30]<sub>Lý Nham Linh & Cố Ðạo Hinh. Sđd. Tr. 53.</sub>
[31]<sub> Ðại Việt Sử Lược. Sđd. Tr. 5.</sub>


[32]<sub> ÐVSKTT. Tập II. Khoa Học Xã Hội, 1998, tr. 41.</sub>
[33]<sub> Lý Nham Linh & Cố Ðạo Hinh. Sđd. Tr. 53.</sub>


[34]<sub> Bảo Thái. Một Thời Hoàng Tộc. Tập I. Texas, 1997, tr. 158-159.</sub>


[35]<sub> Phan Khoang. Việt Sử Xứ Ðàng Trong 1558-1777. Xuân Thu, Houston, 1986, tr. 6.</sub>
[36]<sub> ÐVSKTB. Sđd. Tr. 180.</sub>


[37]<sub> Như trên.</sub>


[38]<sub> Ðại Từ Ðiển Tiếng Việt. Văn Hóa Thơng Tin. Việt Nam, 1998, tr. 1517.</sub>
[39]<sub> Ðại Từ Ðiển Tiếng Việt. Sđd. Tr. 1517.</sub>


[40]<sub> Ngô Văn Doanh & Vũ Quang Thiện. Phong Tục Các Dân Tộc Ðông Nam Á. Văn Hóa Dân Tộc. Hà Nội, </sub>



1997, tr. 37-55.


[41]<sub> Encyclopaedia Britannica. SSd. Tr. 730</sub>
[42]<sub> Nguyễn Ngọc Huy. Quốc Triều. Sđd. Tr. 213,</sub>


[43]<sub> Khâm Ðịnh Ðại Nam Hội Ðiển Sự Lệ. NXB. Thuận Hoá, Huế - 1993, tập 1, tr. 117.</sub>
[44]<sub> Bảo Thái. Sđd. Tr. 120-122.</sub>


[45]<sub> Ðại Từ Ðiển Tiếng Việt. Sđd. Tr. 1517.</sub>


[46]<sub> Phùng Ngọc là tên tự của Hồng Quỳnh vì Quỳnh và Ngọc đều có nghĩa là viên ngọc.</sub>
[47]<sub> Sử Ký Tư Mã Thiên. Sđd. Tr. 211.</sub>


[48]<sub> Ðào Duy Anh. Từ Ðiển Hán Việt. Tập 2. Khoa Học Xã Hội, Việt Nam, 2000, tr. 214.</sub>
[49]<sub> Ðào Duy Anh. Từ Ðiển...Sđd. Tr. 437.</sub>


[50]<sub> Nguyễn Ngọc Huy. Tên Người Việt Nam. Mêkông Tỵnạn, California. 1998, tr. 56-57.</sub>
[51]<sub> Ðào Duy Anh. Từ Ðiển. Sđd. Tr. 123 và 335.</sub>


[52]<sub> Joseph F. Clarke. Pseudonymes-The Names Behind The Names. Thomas Nelson, New York,1977.</sub>
[53]<sub> Sơn Nam. Thuần Phong Mỹ Tục Việt Nam. Ðồng Tháp, 1994, tr. 9.</sub>


[54]<sub> Sheau Yueh J. Chao. In Search Of Our Asian Roots. Maryland, Clearfield, 2000, tr. xi.</sub>


[55]<sub> Ða số tên hiệu được trích từ: Trịnh Vân Thanh. Thành Ngữ Ðiển Tích-Danh Nhân Từ Ðiển. Tác giả xuất </sub>


bản, Sàigịn, 1965.


[56]<sub> Ban Tu Thư Nghĩa Thục. Từ Ðiển Hán Việt. Văn Hóa Thơng Tin, Việt Nam, 1999, tr. 1081.</sub>
[57]<sub> Ðào Duy Anh. Từ Ðiển. Sđd. Tr. 314.</sub>



[58]<sub> Ðại Nam Nhất Thống Chí. Tập 3. Sđd. tr, 454.</sub>


[59]<sub> Trịnh Huy Tiến. Các Loại Nhân Danh Việt Nam. Văn Hóa Nguyệt San, số 62, tháng 7, 1961, Sàigịn, tr. </sub>


15.


[60]<sub> Ðồn Trung Cịn (dịch) Tứ Thơ.NXB Thuận Hóa Huế,1996.tr.89</sub>


[61]<sub> Phạm Trọng Nhân. Kỷ Niệm 100 Năm Ngày Sinh Nhật Phạm Quỳnh. An Tiêm, Paris, 1992, tr. 355.</sub>
[62]<sub> Hoài Thanh-Hoài Chân. Thi Nhân Việt Nam. Thằng Mõ, Hoa Kỳ, 1985, tr. 385.</sub>


[63]<sub> Thái Văn Kiểm. Việt Nam Anh Hoa. Làng Văn, Canada, 1998, tr. 135.</sub>
[64]<sub> Thanh Tùng. Văn Học Từ Ðiển. Xuân Thu, California, 1990, tr. 42-50.</sub>
[65]<sub> Trà Lũ. Ðất Lạnh Tình Nồng. Quế Phương, Canada, 1999, tr. 138.</sub>
[66]<sub> ÐVSKTB. Sđd. Tr. 204.</sub>


[67]<sub> Ninh Viết Giáo. Sinh Hoạt Văn Nghệ Trong Làng Xã Ở Nghệ Tĩnh Trước Cách Mạng Tháng Tám, in </sub>


trong Nông Thôn Việt Nam Trong Lịch Sử. Tập II. Sđd. Tr. 326.


[68]<sub> Sau 1954 đường này đổi tên thành đường Tự Do, đến năm 1975, đổi thành Ðồng Khởi.</sub>
[69]<sub> Joseph F. Clarke. Sđd. Tr. 12.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

[71]<sub> Ðỗ Mộng Khương (dịch) Ðại Nam Liệt Truyện. Thuận Hóa, Huế, 1997. Tr. 205.</sub>
[72]<sub> Khâm Ðịnh Ðại Nam Hội Ðiển Sự Lệ. Tập 3. Sđd. Tr. 225-226.</sub>


[73]<sub> Ðồn Trung Cịn. Phật Học Từ Ðiển.Tập 2. Nhà xuất bảnT.P. Hồ Chí Minh, 1992, tr. 560-561.</sub>
[74]<sub> www.Tongvuhoangphap.org.</sub>



[75]<sub> Nguyễn Ngọc Huy. Tên…Sđd. Tr. 96.</sub>


[76]<sub> Ðồn Trung Cịn. Phật Học…Tập 1. Sđd. Tr. 439</sub>
[77]<sub> Ðồn Trung Cịn. Phật Học…Tập 2. Sđd. Tr. 50.</sub>
[78]<sub> www. Tongvuhoangphap.org</sub>


[79]<sub> Nguyễn Ngọc Huy. Tên…Sđd. Tr. 99.</sub>
[80]<sub> Elsdon C. Smith. The Story…Sđd. Tr. 1.</sub>
[81]<sub> Britannica. Sđd. Tr. 730.</sub>


[82]<sub> Ðức Ông Nguyễn Văn Phương (dịch)Giáo Luật. Nguyệt San Trái Tim Ðức Mẹ, Carthage, 1987, tr. 291.</sub>
[83]<sub> Elsdon C. Smith. The Story…Sđd. Tr. 76-77.</sub>


[84]<sub> Elsdon C. Smith. The Story…Sđd. Tr. 76-77.</sub>
[85]<sub> Bộ Giáo Luật. Sđd. Tr. 385.</sub>


[86]<sub> Elsdon C. Smith. The Story…Sđd. Tr. 1.</sub>


[87]<sub> Patrick Hanks & Flavia Hodges. First Names. Oxford University Press, 1996. tr. 140</sub>
[88]<sub> Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ. Pháp Chánh Truyền. Chân Tâm, Hoa Kỳ, 1992, tr. 31.</sub>
[89]<sub> www. Minht.free. fr.</sub>


[90]<sub> Số chức sắc nam và nữ bằng nhau. Bên nữ khơng có Giáo Tơng, Chưởng Pháp </sub>
[91]<sub> Nghĩa theo Anh ngữ được trích trong Pháp Chánh Truyền. Sđd. Tr. 6-7.</sub>


[92]<sub> Pháp Chánh Truyền. Sđd. Tr. 124.</sub>
[93]<sub> Pháp Chánh Truyền. Sđd. Tr. 124</sub>


<b>CHƯƠNG 2</b>
<b> TÊN HỌ </b>



MỤC I : TÊN HỌ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
A. Ðịnh nghĩa tên họ


B. Số tên họ tại Việt Nam
C. Nguồn gốc tên họ Trung Quốc
D. Nguồn gốc tên họ Việt Nam
E. Các hình thức tên họ Việt Nam
F. Sự biến đổi tên họ


MỤC II : TÊN HỌ CỦA NGƯỜI TÂY PHƯƠNG
A. Lịch sử tên họ tại Âu Châu và Do Thái
B. Các nguồn phát sinh tên họ tại tây phương
C. Số tên họ và sự phân phối tên họ tại tây phương
D. Sự biến đổi tên họ tại Hoa Kỳ


MỤC III : SO SÁNH TÊN HỌ TÂY PHƯƠNG VỚI VIỆT NAM VÀ TRUNG HOA
A. Những điểm tương đồng


B. Những điểm dị biệt


Mục đích nghiên cứu của chương này là: (a) tìm hiểu nguồn gốc phát sinh tên họ tại Việt Nam, Trung
Quốc và tây phương, (b) tìm hiểu những điểm tương đồng và dị biệt giữa tên họ tây phương và Việt Nam để
từ đó biết được nguyên tắc chung của nhân loại trong vấn đề tên họ. Với 2 mục đích này, nội dung chương
hai gồm 3 mục chính: mục một: tên họ của người Việt Nam, mục hai: tên họ của người tây phương, mục ba:
so sánh tên họ tây phương với tên họ Việt Nam và Trung Quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

Tìm hiểu tên họ Việt Nam, ta cần hiểu các vấn đề: (a) định nghĩa tên họ, (b) số tên họ tại Việt Nam, (c)
nguồn gốc tên họ tại Trung Quốc, (d) nguồn gốc tên họ tại Việt Nam, (e) các hình thức tên họ Việt Nam, (f)
sự biến đổi tên họ.



<b>TIẾT A: ĐỊNH NGHĨA TÊN HỌ </b>


Việt ngữ có bốn từ chỉ tên họ: Tính, Thị, Tộc và Họ. Trong bốn từ trên, họ là từ Nơm, cịn ba từ kia là
Hán Việt. Những tiếng ấy ai cũng hiểu, nhưng cũng nên dựa vào sách vở để có một định nghĩa rõ ràng.


Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức định nghĩa <i>Họ:Gia tộc do một ông tổ gây ra. Trong một họ</i>
<i>thường chia ra làm nhiều chi, họ nội, họ ngoại. Người cùng gia tộc gọi là người cùng họ.</i>


Về chữ Tính, Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh định nghĩa như sau: <i>Tính: họ. Nước ta mỗi người có</i>
<i>mỗi họ như Lê, Nguyễn, Phạm</i>…Cịn chữ <i>Tính, Thị nghĩa là: Họ. Nước Tàu, đời Tam Đại, đàn ông xưng là</i>
<i>thị, đàn bà xưng là tính. Ở nước ta, đàn bà xưng là thị.</i>


Cụ Thiều Chửu, trong Hán Việt Từ Điển, giải thích<i>: Tính: họ. Con cháu gọi là tử tính, thứ dân gọi là bách</i>
<i>tính. Thị là họ, ngành họ, tên đời, tên nước đều đệm chữ thị ở sau như Vơ Hồi Thị, Cát Thiên Thị</i>. Về chữ
Tộc, cụ giải thích: <i>lồi giống, dịng dõi. Con cháu cùng liên thuộc với nhau gọi là tộc. Cùng một họ với nhau</i>
<i>gọi là tộc. Loài, bụi, đám, 100 nhà là một tộc.</i>


Riêng chữ tính cịn cho ta biết thêm chi tiết về lịch sử tên họ thời cổ đại. Giáo sư Phan Văn Các ở Viện
Hán Nôm tại Việt Nam, dựa vào Thuyết Văn Giải Tự của Trung Quốc, giải thích về chữ tính: <i>“Nhân sinh dĩ vi</i>
<i>tính tịng nữ sinh”. Mọi người đều biết thời cổ đại xa xưa, loài người đã trải qua chế độ thị tộc mẫu hệ, trong</i>
<i>đó chế độ hơn nhân là ngoại tộc quần hôn. Cả một tốp những người nam giới cùng lứa tuổi của thị tộc A</i>
<i>được đưa đến thị tộc B là chồng của cả một tốp người nữ cùng lứa. Con đẻ ra tất nhiên không biết bố mà chỉ</i>
<i>sống với mẹ. Đó là ngun nhân chính dẫn tới việc tạo ra chữ tính bằng cách ghép chữ nữ với chữ sinh<b>[1]</b><sub>.</sub></i>


Theo cách hiểu phổ thông của dân gian, tên họ là thành phần đứng đầu của tên, và nếu định nghĩa theo
chức năng thì tên họ là tên để chỉ một gia tộc phụ hệ gồm những người cùng liên hệ huyết thống xa gần với
nhau.


Về cách dùng các từ ngữ trên, dân gian thường dùng hai từ Tộc và Thị để viết gia phả: Nguyễn Phước


Tộc Lược Biên,Trần Tộc, Lê Tộc, Lê Thị Gia Phả. Chữ Tính thường đi chung với tính danh, bách tính.


Như vậy, với Việt ngữ, Tính, Thị, Tộc có nghĩa là tên họ, giống như Anh ngữ dùng các từ: Surname,
Last name, Family name để chỉ tên họ.


<b>TIẾT B: SỐ TÊN HỌ TẠI VIỆT NAM </b>


Trước khi tìm hiểu số tên họ Việt Nam, ta cần biết số tên họ tại Trung Quốc vì tên họ của nước này có
ảnh hưởng đến tên họ người Việt. Ðồng thời ta cũng nên biết số tên họ tại Nhật Bản để có tài liệu so sánh.


<b>1.</b> <b>Số Tên Họ Tại Trung Quốc:</b> Dân số Trung Quốc, vào năm 2000 là trên 1200 triệu, nhưng người
ta chưa biết Trung Quốc có bao nhiêu tên họ. Sau đây là những con số của các học giả:


Bộ Khang Hy Tự Điển ra đời năm 1716 liệt kê 40,000 chữ, trong đó có 4000 chữ thơng dụng, 2000 tên
họ, và 30,000 chữ không dùng vào đâu[2]<sub>. </sub>


Theo Bách Khoa Từ Điển Britannica, Trung Quốc đã phát triển hệ thống tên họ từ thế kỷ thứ 4 trước
Công Nguyên, và số họ thông dụng hiện nay giảm bớt còn khoảng 200. Cũng theo tài liệu này, Đại Hàn có
hơn 300 tên họ và phổ biến nhất là họ Kim, Park, Yi[3]<sub>. </sub>


Theo Laio Fu Peng[4]<sub>, số tên họ tại Trung Quốc đã tăng dần theo thời gian lịch sử. Ðời Ngũ Đế, tức thời</sub>


sơ sử, Trung Quốc chỉ có 23 tên họ. Đời Hán có khoảng 130. Sang đời Đường (618-917) có gần 400. Đến
đời Tống (960-1279) tên họ tăng lên 2300. Ðời Nguyên (1276-1368) có 3736 tên họ. Đời Minh (1368-1644)
số tên họ là 4600. Đời nhà Thanh (1644-1912) số tên họ là 5000.


Tác giả Lin Shan[5]<sub> dựa vào tài liệu Bách Gia Tính, viết thời Bắc Tống (960-1127) ghi nhận thời đó Trung</sub>


Quốc có 438 họ, trong đó 408 họ đơn, 30 họ kép.



Wilkinson–Endymion[6]<sub> trích tài liệu của Trịnh Tiều trong tác phẩm Thơng Chí viết năm 1149, ghi nhận có</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Mã Tuấn Lâm, trong Văn Hiến Thông Khảo, liệt kê 3736 tên họ[7]<sub>. Morton H. Fried, trong luận án tựa đề</sub>


Distribution of Family Names in Taiwan, đệ trình tại phân khoa Xã Hội Học, viện Đại Học Đài Bắc, trích tài
liệu của Vương Khâu trong Văn Hiến Thông Khảo, cho biết Trung Quốc có 4657 tên họ.


Đặng Hiến Kình[8]<sub>, trong Trung Quốc Tánh Thị Tập xuất bản năm 1971 tại Đài Bắc, cho rằng Trung Quốc</sub>


có 3484 họ đơn, 2032 họ kép, 146 họ ba chữ, tổng cộng là 5662 tên họ. Theo Hồng A Tân, Trung Quốc có
3300 họ đơn, 2000 họ kép, 120 họ ba chữ, 6 họ bốn chữ, 2 họ năm chữ[9]<sub>. Hai tác giả Trần Minh Nguyên và</sub>


Vương Tống Hổ soạn từ điển Trung Quốc Tính Thị Đại Tồn, liệt kê 5600 tên họ. Tóm lại, theo đa số tác giả,
hiện nay Trung Quốc với trên 1 tỷ người có ít nhất 5500 tên họ.


Về sự phân phối tên họ tại Trung Quốc, năm 1982, chính quyền Trung Quốc thực hiện cuộc kiểm kê
dân số và theo kết quả cuộc kiểm kê này, các họ có đơng người nhất là họ Lý chiếm 7.8% dân số, tức
khoảng 87 triệu người, họ Vương 7.4 % tức 80 triệu, họ Trương 7.5% tức 70 triệu, họ Lưu 60 triệu, và họ
Trần 50 triệu. Cả 5 họ trên chiếm tỷ lệ 1/3 dân số Trung Quốc, tức khoảng 360 triệu người. Nhưng nếu tính
100 họ có đơng người thì các họ này chiếm 99% dân số Trung Quốc. Tại Đài Loan, các họ phổ biến nhất là
Trần, Lâm, Hoàng, Trương, Lý, Vương, Lưu, Dương. Tám họ trên chiếm 52% dân số Ðài Loan[10]<sub>.</sub>


<b>2. Số Tên Họ Tại Nhật Bản</b>: Theo nhà tính danh học Elsdon C. Smith[11]<sub>, Nhật Bản xưa kia chỉ có hai họ</sub>


là Kabane và Uji. Vua dùng hai họ này để ban cho một số ít cơng thần. Đến thời Minh Trị Thiên Hoàng
(1867-1912), nhà vua ra lệnh mọi người phải lấy tên họ. Dân chúng Nhật thường lấy tên làng làm tên họ nên
có khi cả làng chỉ có một họ. Ngày nay, Nhật Bản có khoảng 10,000 tên họ.


<b>3. Số Tên Họ Tại Việt Nam:</b> Việt Nam là nước đa sắc tộc. Vào năm 2000, dân số hơn 80 triệu, trong đó
88% là người Kinh, tức Việt., cịn lại là các sắc dân thiểu số. Hiện nay, các nhà nghiên cứu, kể cả chính


quyền, chưa có con số thống kê chính thức về tên họ, chỉ có những con số của một vài tác giả. Dĩ nhiên,
những con số này khơng phản ảnh đúng tình hình tên họ. Muốn có danh sách đầy đủ, ta phải cậy nhờ vào
chính quyền qua các cuộc kiểm kê dân số.


Vào năm 1949, ông Nguyễn Bạt Tụy, trong bài Tên Người Việt Nam, cho biết có 308 tên họ[12]<sub>. Ơng Bình</sub>


Ngun Lộc liệt kê 147 tên họ[13]<sub>. Ơng Dã Lan viết có chừng 300 họ. Ơng Vũ Hiệp viết</sub><i><sub>: Khối người kinh có </sub></i>


<i>khoảng 150 tên họ, khơng kể các dân tộc thiểu số thì chưa có thống kê rõ về con số dịng họ, có lẽ độ 109 </i>
<i>dịng họ của dân tộc thiểu số mà thơi<b>[14]</b><sub>. </sub></i><sub>Giáo sư Nguyễn Đình Hịa, trong bài Vietnamese Names and Titles,</sub>


cho biết Việt Nam có khoảng 300 họ. Giáo sư dựa vào tài liệu của nhà địa lý học Pierre Gourou cho rằng
đồng bằng Bắc Việt có 202 dịng họ[15]<sub>. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy cho là Việt Nam có khoảng 300 tên họ, </sub>


nhưng thơng dụng chỉ khoảng vài mươi[16]<sub>. Giáo sư Hà Mai Phương và Bảng Phong, trong bài Lược Khảo </sub>


Về Tên, Họ Người Việt Nam đưa ra danh sách 351 tên họ[17]<sub>. Năm 1992 , Tiến sĩ Lê Trung Hoa, trong sách </sub>


Họ Và Tên Người Việt Nam, tạm đưa ra danh sách 931 họ[18]<sub>. </sub>


Tại các nước tây phương, nhờ các cuộc kiểm kê dân số, người ta biết được có bao nhiêu tên họ, họ
nào ở đâu có đơng người, và mỗi họ chiếm bao nhiêu phần trăm dân số. Ngoài ra, các nhà tính danh học
tây phương cịn biết được lịch sử, ý nghĩa và xuất xứ của đa số tên họ. Đối với Việt Nam, chúng tôi thiết
nghĩ, sau mỗi cuộc kiểm kê dân số, chính quyền nên để ý đến vấn đề thống kê tên họ. Với cá nhân, khi làm
công tác nghiên cứu này, lẽ ra chúng tôi phải đến mọi vùng đất nước, nhất là các vùng có người thiểu số để
thu thập dữ kiện. Tuy nhiên, vì hồn cảnh chưa cho phép, nên xin tạm đưa ra danh sách tên họ, dựa trên tài
liệu thâu thập được trong thực tế và trong sách vở. Ước mong quý vị thức giả, nhất là các nhà dân tộc học,
xin để ý đến vấn đề ý nghĩa và xuất xứ tên họ để một khi có đủ tài liệu, ta biết được lịch sử, ý nghĩa, và sự
phân phối các dòng họ Việt Nam như thế nào.



Ðể độc giả biết các sắc tộc tại Việt Nam có họ như thế nào, chúng tơi liệt kê tên họ theo sắc tộc. Chọn
lựa này giúp độc giả biết mỗi sắc tộc có họ gì, nhưng cũng dễ làm ta lẫn lộn người sắc tộc này với sắc tộc
khác, vì nhiều sắc tộc khác nhau có cùng họ.


Ví dụ: sắc tộc Bố Y, Thổ, Trung Hoa, Kinh (Việt) đều có họ Phan. Sắc tộc Bố Y, Cao Lan, Chàm, Trung
Hoa, Kinh đều có họ Dương, rất nhiều sắc tộc có họ Hồng v.v…


<b>TÊN HỌ VIỆT NAM XẾP THEO SẮC TỘC[19]<sub>.</sub></b>


<b>Sắc tộc Bố Y:</b> Dương (Zàng), Lỗ (Lồ), Lục (Lù), Ngũ (Ngủ, U), Phan (Phán), Vi (Vầy),Vủ (Vù).


<b>Sắc tộc Brâu</b> : Kía.


<b>Sắc tộc Cao Lan – Sán Chỉ : </b>Chu, Dương, Ðàm, Hà, Hoàng, La, Lý, Liêu, Lương, Ninh, Nông, Tiêu,
Trần, Trưởng, Vi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<b>Sắc tộc Cơống:</b> Chang, Chảo, Hù, Ly, Lị, Lùng.


<b>Sắc tộc Cơ Ho (Chil): </b>Adat, Buôr, Bondưng, Bontô (buolto), Brôl, Bullya, Chifichoreo, Chil, Chilyú, Chil
Mup, Ðayout, Ðayk, Ðazur, Ðakriêng, Ðé, Ðoắt, Ðưngur, Kơ, Kdun, Klong, Kon Sar, Kơpa, Kơsă,
Kơsar,Kơsor,Kơsơ,Krazanh, K’tol, Lâm Biêng, Lémou, Liêng Hót, Liêng Zarang, Lơmu, Mơ Bon (Mbon),
Păng Tin, Próc, Rglê, Rờ Ơ (Rơ Ô, Rờ Ôn), Sarem, Sơ Ao, Sơ Kết, Srê.


<b>Sắc tộc Cơ Tu : </b>A Chuếch (nước), A Dốt (vượn), A Mu (chó), A Rắt (con cuốc), Drâm (cái đầu), Nđnok
(con bị), Prơng (con sóc), Vọt (con khỉ).


<b>Sắc tộc Cờ Lao :</b> Cáo, Chảo, Chéng, Hồ Lý, Min, Sáng, Sềnh, Sú, Vần.


<b>Sắc tộc Chàm (Chăm): </b>Bá, Bạch, Báo, Bố, Châu, Chế, Chiêm, Cửu, Dụng, Dương, Ðàng, Ðạo, Ðạt,
Ðổng, Fatimah, Hàm, Hán, Hứa, Kiều, Kim La, Lâm, Lộ, Lưu, Ma, Mahomach, Mang, Mân, Miêu, Nại, Não,


Nguyễn, Ông (Ôn), Phú, Qua, Quảng Ðại, Sa Mách, Tài, Từ, Thành, Thập, Thị, Thiên Sanh, Thiết, Thổ,
Thuận, Trà, Trương, Trượng, Văn.


<b>Sắc tộc Chu Ru : </b>B’nahria, Crugiang, Dnơng Sang, Ðơ Lơng, Ya, K’bao, B’nuh, Ma, M’hỏi.


<b>Sắc tộc Dao : </b>Bạch, Bàn, Bao, Ðối, Ðường, Lan, Lý, Mãn, Mùng, Phùng, Phương, Trần, Triệu.


<b> Sắc tộc Ðan Lai</b> : Da, La, Lê, Vi.


<b>Sắc tộc Ê Ðê : </b>Adrâng (adrơng), Ayun, Ayun Cư, Ayun Tul H’wing, Arul, Atul, Buôn Yah (Yă), Buôn
Krông, Duốt, Eban, Eban Rah Lan, Emô, Enuol, (Ênuôn), Êman, Êmê, H’dơk, H’druê, Hmok, Hwing,
Jdrơng, Kbul, Kêbour, Knul, Kpă, Kpơr, Ksor, Ktla, Ktub, Ktul, Mjâo, Mlô Ðuôn Ðu, Mlô Hut, Mlô Ksêi, Niê
Blô, Niê Buôn Ðáp, Niê Buôn Rip, Niê Căm, Niê Gok, Niê Kđăm, Niê Hrak, Niê Mhiêng, Niê Mkriêk, Niê Mla,
Niê Mlô, Niê Siêng, Niê Sơr, Niê Suk, Niê Tô, Niê Tray.


<b> Sắc tộc Gia Rai : </b>Hieu, Kpa, Ksor, Nây, Pui, Rahlan, Ramah, Rchom, Rơô, Siu.


<b>Sắc tộc Giáy :</b> Vùi.


<b>Sắc tộc Giê – Triêng :</b> Blng, Brt, Căp Năng, Ê Duốt (tên lồi chim) Khng, Kriêng, Na Xó (vùng
đất đỏ).


<b>Sắc tộc Hà Nhì :</b> Bờ, Có (cáo), Chu, Lị, Ly, Lỳ, Phà, Phu, Sần, Sờ, Toán, Vù.


<b>Sắc tộc Hàng Tổng :</b> Cảnh, Cầm, La, Lang, Lê, Lô, Lộc, Lự, Lưu, Mạc, Nà, Núi, Nguyễn, Phùng, Trần,
Trịnh, Vi, Vũ.


<b>Sắc tộc Hmông :</b> Giàng, Ly, Thào, Và, Vàng.


<b>Sắc tộc Trung Hoa </b>(ở Việt Nam): An, Âu, Âu Dương, Bá, Bạch, Bàng, Bành, Bao, Bì, Bồ, Bùi, Cái,


Cam, Can, Cao, Cáp, Cát, Cổ, Công, Cung, Chân, Chu, Chúc, Chử, Dao, Diệc, Diệp, Doãn, Dư, Dương,
Ðái, Ðàm, Ðan (Ðơn) Ðào, Ðặng, Ðậu, Ðịch, Ðiền, Ðiêu, Ðinh, Ðồn, Ðỗ, Ðơng, Ðồng, Ðường, Giản, Giang,
Giáp, Hà, Hạ, Hàn, Hán, Hạng, Hầu, Hinh, Hình, Hoa, Hoàng, Hoắc, Hồ, Hồng, Hùng, Hứa, Hướng, Kỉ, Kiều,
Kim, Kha, Khoan, Khổng, Khu, Khuất, Khúc, Khứa, Khưu, Khương, La, Lã (Lữ), Lạc, Lai, Lao, Lăng, Lâm,
Lê, Lệ, Lý, Liên, Lô, Lộ, Lôi, Lu, Lục, Lư, Lương, Ma, Mã, Mạc, Mạch, Mai, Mạnh, Mao, Mẫn, Mộc, Mục,
Ninh, Ngạc, Ngô, Ngũ, Ngụy, Ngươn, Nguyễn, Nghê, Nghị, Nghiêm, Nhan, Nhâm, Nhữ, Ơ, Ơng, Phạm,
Phan, Phàn, Phó, Phù, Phú, Phùng, Phương, Quách, Quan, Quản, Quang, Sầm, Si, Sĩ, Sở, Sử, Tạ, Tả,
Tào, Tăng, Tân, Tần, Tất, Tiêu, Tô, Tôn, Tống, Từ, Tưởng, Thái, Thang, Thành, Thẩm, Thân, Thiệu, Thời,
Thường, Tồn, Trác, Trang, Trần, Triệu, Trình, Trịnh, Trương, Ung, Uông, Văn, Vân, Vu, Vũ, Vương, Vưu,
Xa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Quyền, Quỳnh, Roãn, Sa, Sái, Sam, Sâm, Sầm, Sẩm, Sĩ, Sở, Sơn, Sử, Sưu, Tạ, Tán, Tang, Tào, Tạo, Tảo,
Tắc, Tăng, Tân, Tần, Tất, Teo, Tha, Thạc, Thạch, Thái, Thang, Thanh, Thành, Thảo, Thẩm, Thân, Thê, Thể,
Thềm, Thi, Thiên, Thiện, Thiết, Thiệt, Thiều, Thiệu, Thịnh, Thông, Thôi, Thủ, Thục, Thượng, Ti, Tích, Tiên,
Tiến, Tiệt, Tiêu, Tồn, Tơ, Tơn, Tôn Thất (Tôn Nữ) Tống, Tuyên, Trà, Trác,Trang, Trầm, Trần, Tri, Trí, Triển,
Triệu, Trình, Trịnh, Trong, Tru, Trung, Trừ, Trực, Trưng, Trương, Trượng, Tuân, Tuấn, Tùng, Tư, Từ,
Tường, Tướng, Tưởng, Tượng, U, Ủ, Uất, Ung, Uông, Uyển, Ưng, Ứng, Ửng, Vạn, Văn, Vân, Vận, Vầu, Vệ,
Vi, Viêm, Viên, Viết, Vinh, Vĩnh, Vịnh, Vu, Vũ (Võ), Vịng, Vỏng, Vơ, Vù, Vương, Vưu, Vỹ, Xa, Xuân, Yết.


<b>Sắc tộc Khơ Me : </b>Bàn, Binh, Chanh, Chau (Chao, Châu), Chiêm, Danh, Dương, Ðào, Ðiều, Ðoàn, Ðỗ,
Hoàng (Huỳnh), Hứa, Kỳ, Kim, Khan, Khum, Khưu, La, Lâm, Lê, Lý, Liêu, Lộc, Lục, Lưu, Mai, Néang
(Neong, Nương), Nuth, Ngô, Nguyễn, Panth, Pem, Phạm, Sơn, Tăng, Tô, Từ, Tưng, Thạch, Thị, Thuận, Trà,
Trần, U, Uônth, Xanh, Xath, Xum.


<b> Sắc tộc Khơ Mú : </b> Chưndre, Di Vê, Goi, Hrlip, Ho Họa, Hual, Ir Glaa, Kưmbur, Khư Tlốc, Klảng, Lang
Tu, Ma, Moong, Ơm Cơ Tlê, Ơm Lít Praga, Rét, Ric, Rivi, Rvai Deer, Rvai Tlăp, Rvai Veng Ung, Rvai Xênh
Khương, Tgc Xlc Ơm, Tiác, Thrăng, Tmoong Hol, Tmoong Rung, Tong, Tvạ Ngăm, Tvạ Tờ Rông Blai,
Tvạ Vơor, Xoong.


<b>Sắc tộc La Chí : </b>Ly, Lùng, Tận, Vương.



<b> Sắc tộc La Hủ</b> : Cha, Chang, Giàng, Hồng, Ky, Ly, Lị, Pờ, Phản, Phù, (Lo Phù), Thàng, Vàng.


<b> Sắc tộc Lào :</b> Ca, Lò, Lường, Vi.


<b> Sắc tộc Lô Lô :</b> Bàn, Cáng, Cổ, Chi, Chơng, Dào, Dìu, Dỗn, Duyền, Hồng, Hồ, Lang, Làng, Lặc, Lý,
Liềng, Lò, Lồ, Lồng, Lù, Màn, Mèo, Nùng, Pâu, Phái, Sình, Thàng, Thào, Thồ, Vàng, Văn.


<b> Sắc tộc Lữ :</b> Lò, Tao, Vàng.


<b> Sắc tộc Mày :</b> Cao, Hồ.


<b> Sắc tộc Man Thanh :</b> Chưởng, Kha, Lang, Lị, Lơ, Lộc, Lư, Ngân, Quang, Vì.


<b> Sắc tộc Mèo</b> : Cù, Giàng, Hản, Hầu, Lâu, Ly, Lù, Lùng, Mã, Mùa, Pa, Sùng, Tẩn, Thào, Thèn, Tráng,
Vàng, Vù.


<b> Sắc tộc Mnông :</b> Ba Sưr, Bing, Byang, Bu Ðăm, Bu Ðớp, Bu Sor, Bu Tơng, Bun Ơ, Bun Tol, Bn
Krơng, Chín, Ðak Cat (Ðắc Chắt), Ðinh Ðrang, Ja, Kliêng, Liêng, Liêng Hot, Long Ding, Lưk, Mbuôn,
Mdrang, Mok, Nđu, Nong, N’tơr, Ong, Pang Pé, Pang Sur, Pang Ting, Pang Trong, Phi Mbre, Phok (Phôk),
Rche, Rchil, Riam (Ryam), Rlăk, Sruk, Tơr, Tu Mol, Triek (Triếc) Uê Dak, Vmăk.


<b> Sắc tộc Mường : </b>Bạch, Bùi, Cao, Ðinh, Hà, Hoàng, Lê, Phạm, Quách, Trịnh, Xa.


<b> Sắc tộc Nguồn :</b> Cao, Ðinh, Hồ, Ngô, Nguyễn, Thái, Trương.


<b> Sắc tộc Nùng:</b> Lành, Long, Mơng, Vịng.


<b> Sắc tộc Ơ Ðu :</b> Khăm, Lò.



<b> Sắc tộc Pà Thẻn : </b>Ðờ (Ca Ðo) Hưng, Làn (Ca La Me), Lìu (Dìu), Phù (Ca Bơ), Sình ( Ca Sơ),Táy, Tảy,
Tấn, Tẩn, Vàn.


<b> Sắc tộc Pu Nà :</b> Chảo (Triệu), Giàng (Dương), Phán (Phan), Trần, Vàng (Vương)


<b> Sắc tộc Pu Péo :</b> Củng, Chồ, Chúng, Giàng, Lèng, Lù, Lùng, Ka Bởng, Ka Bu, Ka Căm, Ka Cung, Ka
Chăm, Ka Rảm, Ka Ru, Ka Rựa, Ka Sô, Pề, Phủ, Thào, Tráng, Vàng,


<b> Sắc tộc Phù Lá:</b> A Sí, Nhơ Hê


<b> Sắc tộc Quỉ :</b> Hữu Vi, Lò Khăm (Sầm), Mướn Quán (Lang).


<b> Sắc tộc Raglai :</b> Ba Rau, Bo Bo, Catơ (Katơr), Cà Mau, Copuró, Chamalé, Chip, Do, Hà Dài, Jarao,
Lao, Man, Patau Axá, Pateh, Pinăng, Pupor.


<b>Sắc tộc Rhadé :</b> Ayun, Buôn Driêng, Buôn Krong, Éban, Hdok, Mlô, Niê Kdam, Niê Hrah<b>, </b>Niê Kriêng,
Niê Siêng.


<b>Sắc tộc Sán Dìu :</b> Diệp, Lê, Lý, Ninh, Tạ, Từ, Trần, Trương.


<b> Sắc tộc Si La</b> : Hù, Pồ (Bờ).


<b> Sắc tộc Stiêng :</b> Ðiểu


<b> Sắc tộc Tà Ôi :</b> Avét, Hoa Hăr.


<b> Sắc tộc Tày Mười :</b> Anh, Kha, Lô, Lộc, Lương, Núi, Ngân, Vàng, Xay, Xền.


<b> Sắc tộc Tày Pọng :</b> La, Viềng



</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b> Sắc tộc Thái :</b> Bạc, Bế, Bua, Bun, Cà (Hà, Kha, Mào, Sa), Cầm, Chẩu, Chiêu, Ðèo, Ðiều, Hà, Hồng,
Khằm Leo, Lèo, Lềm (Lâm, Lịm),Lý, Lị (Lơ, La), Lộc, Lự, Lường (Lương), Mang, Mè, Nam, Nông, Ngần,
Ngưu, Nho, Nhọt, Panh, Pha, Phia, Phìa, Qng (Hồng, Vàng), Quảng, Sầm, Tạ, Tày, Tao (Ðào), Tạo,
Tịng (Tng) Vang, Vì (Vi, Sa) Xa, Xin.


<b> Sắc tộc Thổ :</b> Bùi, Cao, Chu, Hoàng, Hồ, Lê, Nguyễn, Phạm, Phan, Trần, Trương.


<b> Sắc tộc Thủy :</b> Bàn, Lý, Mùng


<b> Sắc tộc Xá Khmú :</b> Co, Cút, Hùng, Lự, Moong, Xeo.
<b>Sắc tộc Xinh Mun</b>: Cút, Hồng, Lị, Lường, Mè.


<b> </b>


<b>4. Sự Phân Phối Tên Họ Tại Việt Nam</b>: Sau khi biết số tên họ tại Việt Nam, một câu hỏi đặt ra là các
dòng họ được phân phối thế nào? Một hiện tượng đúng cho mọi xã hội là quốc gia nào cũng chỉ có một số
họ mà tỷ lệ dân chúng mang họ này nhiều hơn họ khác. Hiện nay, Việt Nam chưa có con số thống kê chính
thức cho biết tên họ đượcphân phối ra sao. Do đó, chúng tơi trình bày vấn đề căn cứ trên tài liệu sách vở
và nhận xét thực tế.


Người đầu tiên đề cập đến vấn đề này là học giả Pháp Pierre Gourou. Trong tác phẩm Les Paysans Du
Delta Tonkinois, xuất bản năm 1936, tác giả cho biết 37% dân số đồng bằng Bắc Việt mang họ Nguyễn. Nếu
chỉ tính tỉnh Bắc Ninh thì có tất cả 93 tên họ, trong đó 54% dân số mang họ Nguyễn. Riêng xã Đại Liễn, 99%
dân số có họ Nguyễn, một làng họ Đinh[20]<sub>. Riêng về họ Nguyễn tác giả Vũ Hiệp viết về tỷ lệ người Việt Nam</sub>


mang họ Nguyễn như sau:


<i>Khảo sát các lớp học nhiều cấp, từ tiểu học tới đại học ở ba miền đất nước, chúng tôi thống kê và thấy</i>
<i>số sinh viên học sinh mang họ Nguyễn chiếm tỷ lệ 30% đến 35%, thậm chí có lớp học số học sinh họ</i>
<i>Nguyễn chiếm 40% đến 45%. Nói chung, trong tồn quốc người Việt Nam mang họ Nguyễn có thể chiếm</i>


<i>33%. Như thế hiện nay (2000), nước ta có 74 triệu người thì số cơng dân Việt Nam mang họ Nguyễn đã có</i>
<i>hơn 24 triệu người<b>[21]</b><sub>.</sub></i>


Đọc các tác phẩm địa phương chí, người ta thường thấy các thôn làng mang tên như Nguyễn Xá,
Dương Xá, Cao Xá, Ngô Xá, Đặng Xá, Lưu Trạch, Đỗ Gia, Lý Trai. Các từ Nguyễn, Dương, Đỗ, Lý là tên
họ, các từ Xá, Trạch, Gia, Trai có nghĩa là nhà. Chắc hẳn, lúc ban đầu những làng đó được thành lập do
một dòng họ và sau này, cư dân đều là hậu duệ của người đã lập ra làng. Làng Dương Xá thuộc huyện
Đơng Sơn tỉnh Thanh Hóa có đến 80% cư dân mang họ Dương. Dương Tam Kha, theo Đại Việt Sử Ký Tiền
Biên, là người ở làng Dương Xá. Khi xưa, theo cách tổ chức làng xã, mỗi làng có nhiều giáp. Giáp có thể là
tổ chức của các người cùng họ. Giáo sư Toan Ánh cho biết, làng Phù Ðổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
có 10 giáp chia theo dịng họ. Giáp Ðồi to nhất gồm những người họ Ðặng Trần, thứ đến họ Khổng thuộc
giáp Ðơng[22]<sub>. </sub>


Các dịng họ ít người coi nhau như có huyết thống nên khơng có các cuộc hơn nhân giữa người cùng
họ. Giáo sư Nghiêm Thẩm, trong tác phẩm Esquisse D’une Étude Sur Les Interdits Chez Les Vietnamiens,
cho biết khơng bao giờ có cuộc hơn nhân giữa những người cùng họ Nghiêm.


Tài liệu sách vở không cho biết nhiều về sự phân phối tên họ tại Việt Nam. Nhưng, nếu xem các niên
giám điện thoại, hoặc quan sát thực tế, ai cũng thấy các họ Nguyễn, Trần, Lê, Vũ, Phạm, Ngơ là phổ biến
nhất. Sau đó, đến các họ như Bùi, Chu (Châu), Cao, Dương, Đào, Đặng, Đinh, Đỗ, Hà, Hồ, Hoàng (Huỳnh),
Lưu, Lâm, Mai, Phan, Phùng, Quan, Tạ, Tăng, Tô, Tôn, Tống, Thái, Trịnh, Triệu, Trương.


Vào năm 1972, căn cứ vào danh sách 34,857 cử tri xã Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Tỉnh Gia Định,
chúng tơi thống kê thấy họ Nguyễn chiếm 32%, họ Trần 11%, họ Lê 10%, họ Phạm 7%. Một câu hỏi được
đặt ra là tại sao bất cứ quốc gia nào cũng chỉ có một số ít tên họ chiếm tỷ lệ dân số cao? Các nhà tính danh
học trên thế giới chưa có lời giải thích cho vấn nạn này.


<b>TIẾT C: NGUỒN GỐC TÊN HỌ TẠI TRUNG QUỐC </b>


Các dòng họ Việt Nam mà dân gian gọi là bách tính xuất phát do đâu và có tự bao giờ ? Ðể trả lời câu


hỏi này, ta phải tìm hiểu nguồn gốc tên họ Trung Quốc vì hệ thống tên họ của ta chịu ảnh hưởng hệ thống
tên họ của Tàu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>1. Hệ Thống Tính:</b> Theo tác giả Sheau Yueh J. Chao[23]<sub>, khi xã hội Trung Quốc còn trong thời kỳ mẫu</sub>


hệ, nền kinh tế cịn ở thời kỳ hái lượm, thì hệ thống tính được dùng trước hệ thống thị. Tên họ, tức tính lúc
đó để chỉ nguồn gốc một người được sinh ra do người đàn bà nào. Do vậy, chữ tính trong Hán tự được viết
với chữ nữ và chữ sinh. Chứng tích của hệ thống này cịn lại tới ngày nay là các tên họ được viết với bộ
chữ nữ. Ví dụ: họ Khương, họ Cơ, họ Doãn, họ Từ.


<b>2. Hệ Thống Thị:</b> Khi chế độ vương quyền được thành lập tại Trung Quốc thì hệ thống thứ hai xuất
hiện. Thị trước hết để chỉ tên thị tộc. Vào thời gian này, tên thị tộc đã có đặc tính cha truyền con nối, nhưng
thị chưa biến thành tên họ vì mới chỉ lưu truyền trong hoàng tộc.


Đến thời Chiến Quốc (475-221), xã hội Trung Quốc chia thành nhiều tiểu quốc, các nhà lãnh đạo và dân
chúng mỗi tiểu quốc lấy tên đất làm tên họ. Đồng thời, nền kinh tế nơng nghiệp phát triển, vai trị người đàn
ơng trở nên quan trọng, do đó thị chiếm ưu thế và bắt đầu trở thành tên họ.


Đến khi Tần Thủy Hoàng (221-206 TCN) thống nhất đất nước, quyền lực các tiểu quốc khơng cịn, kinh
tế Trung Quốc phát triển, con người bắt đầu định canh, định cư, và nhu cầu kế thừa tài sản trở nên quan
trọng, thì hai hệ thống tính và thị trở nên đồng nhất. Lúc này tính hay thị cũng chỉ có nghĩa là tên họ.


<b>3. Các Nguồn Gốc Phát Sinh Tên Họ Tại Trung Quốc</b>: Theo tác giả Sheau Yueh J. Chao[24]<sub>, qua thời</sub>


gian lịch sử dài trên 5000 năm, tên họ người Trung Quốc được hình thành qua các nguồn gốc sau đây:
a. Lấy tên triều đại làm tên họ: Ta có thể kể các thí dụ: Hạ, Thương, Chu, Tần, Hán, Ngô, Tấn, Đường,
v.v…


b. Lấy tên nước làm tên họ: Khi người Tàu vượt sơng Hồng Hà, đuổi người Miêu Tộc đi thì mỗi họ
chiếm một chỗ do tộc trưởng cai quản, gọi là ông Hậu. Các xứ nhỏ ấy có rất nhiều nên gọi là Vạn Bang và


sau này trở thành các chư hầu. Các ông Hậu chọn người lãnh đạo chung gọi là Nguyên Hậu và sau này trở
thành Vương, tức vua. Đầu đời nhà Chu (1122 TCN), số chư hầu có trên 1000. Đến thời Đông Chu (772
TCN), số chư hầu cịn lại độ 100. Nhưng chỉ có khoảng 15 nước là đáng kể như: Tần, Tề, Ngô, Việt, Sở, Lỗ,
Vệ, Yên, Triệu, Tống, Trần, Thái, Trịnh, Ngụy, Hàn. Tên hàng trăm tiểu quốc trên đã biến thành tên họ. Ví dụ
Hạng Tịch tức Hạng Vũ có tổ tiên làm tướng nước Sở, được vua nước Sở phong cho ở đất Hạng nên đã
nhận họ Hạng[25]<sub>.</sub>


c. Lấy tên huyện làm tên họ: Thời xưa, đơn vị hành chánh của Trung Quốc là châu và huyện. Người ta
đã lấy tên huyện làm tên họ. Ta có thể kể các ví dụ: Sở Văn Vương cho Lưu Phú đất huyện Hồng tại Sơn
Tây để cai trị và phong cho ông tước Hầu nên gọi là Hồng Hầu. Hiện nay, con cháu còn cư ngụ tại đây và
nhận tên Hồng làm tên họ. Họ Bi là tên một huyện ngày xưa, nay ở tỉnh Giang Tô. Họ Trác là tên một huyện
ngày xưa và nay gọi là Trác quận.


d. Lấy tên làng làm tên họ: Hác là tên một làng đời Hán và đã trở thành tên họ. Họ Hác có một giai thoại,
trở thành tục ngữ của người Trung Quốc. Đời Tấn, vợ của Vương Hồn là Chung thị, và vợ của Vương Trạm
là Hác thị. Hai chị em dâu ăn ở rất hòa thuận nên khi khen cách ăn ở của hai chị em dâu, người Trung Quốc
thường nói: Chung Hác. Dương Kiên được cho ở đất Tùy, sau đó nhận tên Tùy làm tên họ và khi lên ngôi
vua xưng là Tùy Văn Đế. Nhương Hầu tên là Ngụy Nhiễm, em của Tần Chiêu Vương, được phong ở đất
Nhương và có tước Hầu nên gọi là Nhương Hầu. Con cháu Ngụy Nhiễm đã lấy tên đất Nhương làm tên họ.
Ngày nay, đất Nhương ở tỉnh Hà Nam.


e. Lấy tên đất hoang làm tên họ: Đời Xuân Thu–Chiến Quốc, để phát triển kinh tế nông nghiệp, nhà vua
lấy đất hoang để phong cho một người. Người đó triệu tập dân chúng để khai hoang lập ấp và cư dân lấy
tên đất làm tên họ. Loại tên họ này, khi viết ra Hán tự, đều có bộ ấp đi kèm. Ấp có nghĩa là đất được người
đứng lên chiêu dân khai khẩn lập ấp. Rất nhiều họ của người Việt Nam có bộ ấp. Ví dụ: họ Nguyễn, Trần,
Đặng, Đào, Hàm, Thiệu, Châu, Kỳ, Quách. Uất.


f. Lấy tên thành làm tên họ. Ngày xưa các vua chúa xây thành quách để cư dân ở, chống ngoại xâm và
dân cư đã lấy tên thành làm tên họ. Ta có thể kể các họ sau đây: Phùng, Thôi, Bảo, Dương, Bạch Mã, Mao,
Miêu, Bình.



g. Lấy tên dịch đình làm tên họ: Tại Trung Quốc vào đời Hán, cứ 10 dặm đất được gọi là một đình, có
người đình trưởng giữ gìn an ninh. Trên tuyến đường giao thơng qua địa phương đó, người ta dựng một
trạm gọi là dịch đình cho hành khách nghỉ chân. Cư dân ở đó, nhận tên dịch đình làm tên họ. Ví dụ: họ Mã,
Âu, Dương.


h. Lấy phương hướng làm tên họ: Các họ như Đông, Tây, Nam, Bắc, Tây Môn, Đông Môn, Đông Cung,
Nam Quốc. Tề Thần nối ngơi Tề Trang Cơng, cư ngụ phía đơng của cung điện nhà Chu nên dân chúng đã
chọn tên họ Đông Cung để tưởng nhớ vị vua này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

j. Nhận tên chính của danh nhân làm tên họ: Ví dụ họ Ngũ, Kim, Thang, Phục, Kha, Cao, Dư, Liên, Lộ.
Theo sách Nguyên Hà Tính Toản của Lâm Bảo viết vào đời Ðường (618-907), người sáng lập họ Dư là ông
Do Dư làm quan đời Tần, con cháu nhân tên Dư làm tên họ.


k. Dùng từ ngữ tôn kính làm tên họ: Các từ ngữ chỉ sự kính trọng trong Hán tự biến thành tên họ: Tơn,
Qn, Ơng, Phủ, Phụ, Quản, Thúc, Công v.v…


l. Dùng các từ chỉ thứ cấp trong gia đình làm tên họ: Ví dụ các họ: Tôn, Bá, Thúc, Mạnh, Trọng, Quý.
m. Nhận tên các bộ lạc xưa hay thị tộc làm tên họ: Ví dụ họ Khương là tên một chủng tộc mà sử sách
gọi là rợ Khương. Họ Di là một giống trong nhóm Bách Việt. Họ Dỗn là tên chỉ người Hung Nơ.


n. Lấy tên chức quan làm tên họ: Ví dụ họ Tư Mã, họ Chúc, họ Sử. Thời chiến quốc, triều đình có 5
chức quan khởi đầu bằng chữ Tư: Tư Mã, Tư Đồ, Tư Không, Tư Sĩ, Tư Khấu. Tư Mã Nhương Thư giữ chức
Tư Mã nên lấy họ là Tư Mã[26]<sub>. Họ Chúc: Đời xưa Trung Quốc đặt ra quan Chúc và quan Sử. Quan Chúc có</sub>


hai nhiệm vụ. Một là cầu nguyện cho dân được hạnh phúc, hai là làm lịch, định ngày, tháng cho đúng bốn
mùa, xem sao trời để đoán cát hung. Đời nhà Chu, quan Chúc cố vấn cho vua, nên sách Chu Lễ nói: Vương
Điếu Tắc Dữ Chúc Tiền, nghĩa là vua đi điếu, có quan Chúc đi trước. Họ Sử: Quan Sử coi việc nhân sự. Đời
Chu có các quan Đại Sử, Tiểu Sử, Tả Sử, Hữu Sử, Nội Sử, Ngoại Sử. Chúc và Sử là hai chức vụ quan
trọng, ai giữ chức vụ ấy được cha truyền con nối. Do vậy, chức quan Chúc và Sử biến thành tên họ.



o. Nhận tên chức vụ cao quý làm tên họ: Các họ đó là Vương, Hồng, Cơng, Hầu, Bá, Tử, Nam.
p. Lấy tên vua ban làm tên họ: Vua chúa Trung Quốc xưa có tục ban tên cho các cơng thần và dân
chúng coi đó là một ân điển nên chọn tên vua ban làm tên họ: Ví dụ Thanh Thành Công được vua Thái Tổ
nhà Minh là Chu Nguyên Chương ban cho tên Chu, nên ông này đổi tên thành Chu Thành Công. Vua
Đường Cao Tôn ban tên Lý cho ông Dự Úc, nên ông đổi tên là Lý Nguyên[27]<sub>. </sub>


q. Lấy tên nghề nghiệp làm tên họ: Ví dụ họ Ngư, Tiều, Canh, Mục.


r. Lấy danh từ chỉ kỹ năng chuyên môn làm tên họ: Ta có thể kể các tên họ sau đây: Ở Trung Quốc có
lớp người gọi là Vu và Hích. Vu là người con trai, Hích là người con gái. Vu và Hích làm nghề đồng bóng,
thầy cúng, thầy pháp. Họ có thế lực rất mạnh nên vua đặt chức Tư Vu. Dân Trung Quốc xưa lấy từ Vu và
Hích làm tên họ. Họ Đồ tức đồ tể là người chuyên giết thịt súc vật. Họ Bốc do bốc phệ, bói tốn. Họ Đào:
người nặn và nung đồ gốm. Những nghề này cần có kỹ năng chun mơn nên dân Trung Quốc đã chọn các
chữ này làm tên họ.


s. Lấy tên cây cối làm tên họ: Loại tên này rất dễ nhận diện vì khi viết ra Hán tự các tên đều có bộ mộc.
Ví dụ họ Lâm: rừng cây, họ Lý: cây mận, họ Quế: cây quế, họ Sở : bụi gai, họ Lê: cây lê.


t. Lấy tên đồ vật làm tên họ: Ta có thể kể những ví dụ sau: họ Xa: cái xe, họ Quan: cái mũ, họ Phù: cái
thẻ làm bằng tre, họ Cung: cây cung.


u. Thêm từ ngữ thân tộc để thành tên họ ghép: Các từ Tôn, Bá, Mạnh, Trọng, Quý được thêm vào tên
họ thành tên họ mới để chỉ người đó là con cháu của ai. Ví dụ họ Vương Tơn: cháu vua, Cơng Tơn: cháu
của người có tước cơng. Ngun Bá: con đầu lịng của ơng họ Ngun.


v. Lấy họ vợ ghép chung họ chồng thành họ mới của con: Ví dụ ơng họ Trương lấy bà họ Trần. Con cái
ông bà này mang họ Trương Trần. Loại họ này có nhiều ở Trung Quốc, nhưng khơng có đặc tính truyền
thừa.



w. Lấy từ ngữ có nghĩa xấu làm tên họ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc xưa có tục trừng phạt một phạm
nhân bằng cách bắt người đó nhận tên họ có ý nghĩa xấu xa, độc ác. Loại tên này, nếu viết ra Hán tự, đều
có bộ trùng. Ví dụ họ Mãng: con trăn, họ Phục: con rắn độc, họ Ác: độc địa.


<b>TIẾT D: NGUỒN GỐC TÊN HỌ VIỆT NAM</b>


Khơng có sử liệu nào nói về nguồn gốc tên họ tại Việt Nam. Do vậy, ta phải nghiên cứu các vấn đề:
(1)người Việt có tên họ từ bao giờ, (2) sự du nhập tên họ người Tàu vào xã hội Việt Nam, (3) tên họ do
người Việt tự đặt, (4) người Việt bị bắt buộc hay bắt chước nhận tên họ, (5) sơ lược nguồn gốc những tên
họ phổ biến nhất Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

Theo các nhà tính danh học, tên họ xuất hiện đồng thời với sự ra đời của chế độ phụ hệ. Chỉ khi xã hội Việt
Nam đã tiến hóa, cộng với ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, và có những cuộc hơn nhân dị chủng Hán
Việt, thì lúc đó Việt Nam mới chính thức có tên họ và các tên họ này giống với tên họ Trung Quốc. Kết luận
này có thể chấp nhận được vì nhiều đồng bào Thượng ở Việt Nam, ít bị ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc,
đến giữa thế kỷ 20 vẫn chưa có tên họ. Như vậy, sớm nhất Việt Nam có tên họ vào khoảng đầu Công
Nguyên.


Tuy thế, nếu chúng tôi không lầm, Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc, sớm có hệ
thống tên họ theo lối phụ hệ. Mãi đến thế kỷ thứ 10, hệ thống tên họ của Âu Châu mới bắt đầu hình thành,
và đến thế kỷ 16 mới hồn tất. Nhật Bản, theo ơng Elsdon C. Smith, mãi đến đời Minh Trị Thiên Hoàng, toàn
dân Nhật mới có tên họ. Các dân tộc ở Phi Châu, theo bách khoa từ điển Britannica, mới bắt chước tây
phương lấy tên họ từ đầu thế kỷ 20[28]<sub>. Năm 1935, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh buộc người dân phải lấy tên</sub>


họ. Đầu Công Nguyên, người Do Thái chưa có tên họ, chỉ có tên gọi, người ta gọi Chúa Giêsu, bà Maria,
thánh Phaolô. Mãi đến đầu thế kỷ thứ 19, dân Do Thái mới có tên họ. Nhiều tên họ mà dân tộc này chọn là
các từ ngữ liên quan đến các chức tư tế của Do Thái Giáo như Cantor, Canterini, Kantorowicz, nghĩa là các
thày cả hạ phẩm (lower priest), các tên Kohn, Cohen, Cahen, Kaan, Kahane nghĩa là thày cả thượng phẩm
(highest priest).



<b>2. Việc Du Nhập Tên Họ Người Tàu Vào Việt Nam</b>: Tên họ tại Việt Nam xuất phát từ hai nguồn chính.
Một là các tên họ Trung Quốc, hai là tên họ do người Việt Nam tự đặt. Về các tên họ Trung Quốc mà ta có
hiện nay được du nhập vào Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử sau:


a. Thời bị đô hộ: Trong hơn 1000 năm Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ, sử cũ cho chúng ta nhiều bằng
chứng những người Tàu như quan lại, binh lính, quý tộc, thương gia, nho sĩ, tội nhân bị đi đầy, dân nghèo,
đã sang nước ta. Họ và gia thuộc đã ở lại, thông hôn với người Việt và biến thành người bản xứ. Chính
những lớp người này đã đem đến đa số họ mà người Việt Nam có hiện nay. Xin trích ba ví dụ điển hình để
chứng minh:


Lý Bơn, cịn gọi là Lý Bí, là dịng dõi người Tàu. Ông tổ bảy đời di cư sang Giao Châu lánh nạn từ cuối
thời Tần, Hán[29]<sub>. Hồ Quý Ly, nguyên dịng dõi người Chiết Giang, có ơng tổ là Hồ Hưng Dật, di cư sang</sub>


nước ta đời Ngũ Quý (907-959) ở làng Bào Đột, huyện Quỳnh Lưu, Thanh Hóa[30]<sub>. Về sự lai giống bố Tàu</sub>


mẹ Việt, theo ông Vũ Hiệp, thủy tổ dòng họ Vũ tại Việt Nam là ông tổ Vũ Hồn giữ chức Kinh Lược Sứ vào
năm 841. Ơng có mẹ người Việt tên là Nguyễn Thị Đức và cha là ông Vũ Huy người Phúc Kiến, Trung
Quốc[31]<sub>. </sub>


b. Người Minh Hương: Người Minh Hương sang nước ta vào thế kỷ 17 và 18. Nhóm người này tập
trung nhiều ở miền Trung và Nam Việt Nam nên đã đem một số tên họ Tàu vào Việt Nam. Những nhân vật
lịch sử như Trịnh Hoài Đức, Mạc Thiên Tích, nhà thơ Quách Tấn đều là người Minh Hương. Năm 1965, ở
Chợ Lớn có 80 tỷ phú gốc Hoa được gọi là các “vua”. Các ơng “vua” này có tên họ mà ta thường thấy trong
xã hội Việt Nam như: Lâm Huệ Hồ hoạt động trong ngành tín dụng, Lý Long Thân: dệt, Mã Hí: mễ cốc, Trần
Thành: bột ngọt, Đào Mậu: ngân hàng, Trương Vĩnh Niên: phim ảnh, Trần Thoại Hà: trà, Lai Kim Dung: gạo,
Vương Đạo Nghĩa: kem đánh răng, Lý Sen: sắt thép, Lưu Kiệt: nông cơ, v.v…


<b>3. Tên Họ Do Người Việt Nam Tự Đặt</b>: Đối với các tên họ do người Việt Nam tự đặt, sử liệu cho thấy
một số họ được vua chúa Việt Nam đặt cho các sắc dân thiểu số trong thời gian gần đây. Giáo sư Hà Mai
Phương[32]<sub> trích sử liệu trong Đại Nam Thực Lục cho biết, thời Hậu Lê, các viên quan người thiểu số ở 9</sub>



châu thuộc vùng Thanh Hóa, Nghệ An được vua ban tên họ. Tuy nhiên, sử không cho biết các tên họ này là
gì.


Theo Đại Nam Thực Lục, năm 1826, vua Minh Mạng cho các quan đang cai trị Cao Miên được phép đặt
lại địa danh và đổi tên người Cao Miên sang chữ Hán để dễ đọc.


Năm 1827, theo Đại Nam Nhất Thống Chí tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, vua Minh Mạng ban cho các
sắc tộc thiểu số vùng này các tên họ: Cốc, Đồng, Hướng, Kheo hay Khâu, Lãnh, Lâm, Sơn, Thạch, Thiết.


Đến năm 1832, theo Đại Nam Thực Lục, vua Minh Mạng lại ban cho các thổ tù vùng Trấn Ninh, Nghệ
An những tên họ: Cáo, Cát, Cầm, Cần, Cổ, Chuyên, Dụ, Đa, Định, Đôn, Hào, Hảo, Hâm, Kiện, Kiệu, Khả,
Khâm, Lang, Lương, Mỹ, Nham, Sầm, Sơn, Tạo, Thành, Thiệt, Trác, Tri, Trình, Triển, Uất.


Thổ tù thuộc Trấn Man, Thanh Hóa được các họ: Bảo, Cam, Cảm, Cát, Đạo, Huy.


Năm 1834, các người thiểu số Mường và Lào ở Thanh Hóa được vua Minh Mạng ban các tên họ: Hảo,
Lâm, Lĩnh, Phàn, Sơn, Thạch, Vạn.


Sang năm 1835, vua Minh Mệnh cho phép các quan được dùng tên xã thôn để đặt tên họ cho dân
chúng huyện Kiên Giang và Hà Châu tỉnh Hà Tiên để tiện việc thu thuế và kiểm soát an ninh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Năm 1838, theo Đại Nam Nhất Thống Chí tỉnh Biên Hịa, vua Minh Mệnh ban cho thổ dân huyện Long
Khánh, các họ: Dương, Đào, Lâm, Lý, Mai, Tùng[34]<sub>. </sub>


Năm 1839, thổ dân huyện Phước Bình, phủ Phước Long được ban các họ: Hồng, Lâm, Mã, Ngưu,
Nhạn, Sơn.[35]<sub> </sub>


Năm 1841, vua Thiệu Trị ban họ Cửu cho quốc trưởng Ma Thái nước Hoả Xá ở Phú Yên.



Đối với người Chàm, vào năm 1837, vua Minh Mệnh xuống chiếu bắt người Chàm phải ăn mặc theo
người Việt và thay đổi tên họ thành họ Lưu, Hàn, Đàng, Nguyễn, Trương, Châu, Phú, Dương[36]<sub>.</sub>


Ngồi ra, cịn thấy họ cũ sinh ra họ mới như họ của ông tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Bặc (924-979) ở
Thanh Hóa sinh ra họ mới là Nguyễn Hựu, Nguyễn Phúc, Tôn Thất, Tơn Nữ, Cơng Tằng Tơn Nữ v..v…


Cịn một số họ nữa do các tù trưởng bộ lạc thiểu số đặt cho dân chúng bộ tộc và các họ này thường là
từ Nôm, hoặc là tiếng sắc tộc, chỉ phổ biến ở một vùng nhất định. Ví dụ họ Ðèo, Lò, Teo, Vù là các họ của
các sắc dân thiểu số ở Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn. Hay các họ H’mok, Dham Niê của đồng bào Thượng
miền cao nguyên Trung Phần.


Tóm lại, tên họ người Việt Nam xuất hiện vào khoảng đầu Công Nguyên và bắt nguồn từ tên họ của
người Trung Quốc và các tên họ do người Việt Nam tự đặt. Tuy nhiên, một câu hỏi cần đặt ra là người Việt
Nam có tên họ giống Tàu là vì bị bắt buộc hay bắt chước?


<b>4. Người Việt Bắt Chước Hay Bị Bắt Buộc Nhận Tên Họ</b>: Về vấn đề này, các học giả chia làm hai
phái. Ông Nguyễn Bạt Tụy cho rằng người Việt bắt chước người Tàu[37]<sub>. Ông Nguyễn Đổng Chi, thuộc Ủy</sub>


Ban Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội đồng quan điểm với lập trường trên. Ông viết:


<i>Câu văn người sinh ra mới biết dòng giống và họ trong Hậu Hán Thư, cho thấy cho đến tận đầu Công</i>
<i>Nguyên, người Việt Nam mới biết nắm lấy cái then chốt để phát triển quan hệ thân tộc phụ hệ, tức cái tên để</i>
<i>chỉ dòng họ. Trước đó, có lẽ cha ơng chúng ta cũng như đồng bào thượng gần đây chỉ có cái tên để chỉ cá</i>
<i>nhân, chứ chưa có tên để chỉ tính hay thị như người Tàu<b>[38]</b><sub>. </sub></i>


Trái lại, ơng Bình Ngun Lộc lại cho rằng người Việt có lẽ bị bắt ép. Ơng viết: <i>Họ của ta nay hồn tồn</i>
<i>là họ của Trung Quốc, nhưng không biết đã tự ý theo phong tục của họ về phương diện lấy họ, hay bị ép</i>
<i>buộc? Có lẽ bị bắt ép, nhưng chắc khơng phải vì nỗ lực đồng hóa, mà vì muốn tiện lợi việc kiểm tra dân số</i>
<i>mà Mã Viện đã thực hiện sau khi diệt hai Bà Trưng</i>[39]<i><sub>.</sub></i>



Cùng một quan điểm như trên, Giáo sư Vũ Hiệp viết: <i>Trong chính sách đồng hóa dân ta, các viên quan</i>
<i>cai trị thâm độc như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp đã cố tình khai hóa dân bản xứ Giao Chỉ rất có hệ</i>
<i>thống. Họ bắt dân ta lúc đó phải theo lối sống, phong tục của Trung Quốc, cũng như bắt học chữ Nho…Tất</i>
<i>nhiên, họ cũng bắt buộc dân ta phải có những tộc danh (tên dòng họ) theo kiểu Hán Tộc <b>[40]</b><sub>.</sub></i>


Còn Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy viết: <i>Về mặt phong tục, người Việt đã từ chế độ mẫu hệ bước sang chế</i>
<i>độ phụ hệ. Cùng với việc làm lễ cưới hỏi theo lối Trung Quốc, Người Việt đã có họ và theo họ của cha. Hầu</i>
<i>hết các họ mà người Việt Nam còn dùng đến ngày nay, đều là những họ của người Trung Quốc, nhưng đọc</i>
<i>trại theo tiếng Hán Việt <b>[41]</b><sub>. </sub></i>


Kết luận của các tác giả trên đây không thấy nói đã dựa vào một sử liệu nào, nên vấn đề bắt chước hay
bị bắt buộc cần được nghiên cứu thêm. Ngoài ra, các tác giả đều đồng ý là họ Việt giống họ Tàu, chỉ khác
là phát âm theo giọng Hán Việt. Nhận định này thiết tưởng q tổng qt, cần bổ túc, vì có một số họ là từ
Nôm, một thứ tiếng thuần túy của người Việt mà người Tàu khơng có. Hơn nữa, một số họ mới được đặt ra
dưới thời Minh Mạng cũng là từ Hán Việt, nhưng khơng vì thế mà kết luận đó là họ Tàu.


<b>5. Sơ Lược Nguồn Gốc Những Tên Họ Phổ Biến Nhất Tại Việt Nam:</b> Không phải bất cứ tên họ nào
của người Việt cũng là họ của Tàu. Tuy nhiên, đa số tên họ mà người Việt có, đều là họ của người Tàu.
Ðiều đó khơng có nghĩa ta là Tàu, mà chỉ có nghĩa ta đã bắt chước hay bị bắt buộc nhận tên họ của Tàu, vì
ảnh hưởng văn hóa, vì các cuộc hôn nhân dị chủng. Sau đây là nguồn gốc các tên họ phổ biến nhất tại Việt
Nam. Viết phần này, chúng tôi căn cứ theo tài liệu của Sheau Yeuh J. Chao trong tác phẩm: In Search Of
Your Asian Roots - Genealogical Research On Chinese Surnames.


Âu Theo sách Đường Thư Tể Tướng Thế Hệ Biểu, Vô Cương chắt đời thứ 7 của Câu Tiễn được
ban cho đất ở núi Âu Dư Sơn để cai trị. Do vậy, một số cháu chắt Vô Cương đã nhận họ Âu và
chọn đất Bình Dương, tỉnh Thiểm Tây để cư ngụ, một số khác nhận họ kép Âu Dương vì ở đó
có ngọn núi Âu Dương. Dòng họ Âu Dương cư ngụ tại 2 tỉnh Giang Tô và Sơn Đông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

Cao Theo Quảng Vận, đời Chu, con cháu của Kỷ Thái Công được ban cho nước Cao để cai trị. Cháu
chắt đã nhận tên nước Cao làm tên họ. Dòng họ Cao ban đầu cư ngụ tại tỉnh Sơn Đông.


Chu Thời xưa, nước Tàu có nước nhỏ gọi là Chu, do Thái Vương cai trị. Con là Văn Vương nối


nghiệp, nhận tên Chu làm tên họ nên gọi là Chu Văn Vương. Ban đầu, dòng họ Chu cư ngụ tại
Thiểm Tây, sau lan dần sang Hà Nam.


Cung Theo sách Tính Thị Khảo Lược do Trần Đình Vi viết vào đời nhà Thanh, Huy là con thứ 5 của
Hoàng Đế đã sáng chế ra cây cung nên được ban cho đất Trương để cai trị. Con cháu đã nhận
chữ Cung và Trương làm tên họ. Theo sách Vạn Tính Thống Phổ, Thúc Cung làm quan đại phu
nước Lỗ ở tỉnh Sơn Đông. Cháu chắt đã nhận chữ Cung làm tên họ. Gia tộc họ Cung phát triển
ở vùng Sơn Tây. Vào thời Nam Bắc Triều, nhiều họ Cung đổi sang họ Trương để tránh bị bạc
đãi.


Quan Theo sách Cổ Kim Tính Thị Biện Chứng, họ Quan do tên chức quan canh gác cung điện nhà
Chu. Quan Chí Cơ, giữ chức Đại Phu nước Ngu, là người đầu tiên nhận họ Quan. Dòng họ
Quan tập trung nhiều ở tỉnh Sơn Tây là nơi ngày xưa có nước Ngu.


Dỗn Ban đầu từ Doãn để chỉ bộ lạc cổ gọi là rợ Nhung. Khi người Nhung cư ngụ trong lãnh thổ Hán,
bị đồng hóa thì người Nhung đã nhận tên bộ tộc Dỗn làm tên họ.


Dư Theo sách Nguyên Hà Tính Toản của Lâm Bảo, viết vào đời Đường (618-907), người sáng lập họ
Dư là Do Dư làm quan đời nhà Tần. Con cháu nhận tên ông làm tên họ. Trong Hán văn, hình
dạng chữ Dư và chữ Xa rất giống nhau nên vào đời nhà Đường, vì viết lầm họ Dư ra họ Xa, nên
từ đó nước Tàu có thêm họ Xa.


Dương Theo sách Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, họ Dương là chi nhánh của họ kép Dương
Thiệt, và bắt đầu xuất hiện thời Xuân Thu- Chiến Quốc. Dòng tộc họ Dương ban đầu cư ngụ tại
Sơn Tây, sau di chuyển qua Thái Sơn tỉnh Sơn Đông.


Đào Họ Đào bắt nguồn từ chức quan gọi là Đào Chính. Đào Chính là chức quan trông coi việc chế tạo
đồ gốm cho cung điện nhà Chu. Người đầu tiên giữ chức quan Đào Chính là ông Ngu, con cháu


ông lấy từ Đào làm tên họ. Trong Hán tự, đào có nghĩa là đồ gốm.


Đặng Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Đặng là chi nhánh của họ Mạn. Đặng là tên nước. Cuối đời
Thương, con cháu của Kim Thiên Thị được ban cho đất Đặng để cai trị. Do vậy, cháu chắt đã
nhận tên Đặng làm tên họ. Dòng họ Đặng cư ngụ tại Hà Nam là nơi xưa kia có nước Đặng.
Đinh Họ Đinh rất phổ biến tại Trung Quốc, theo Vạn Tính Thống Phổ và Thơng Chí Thị Tộc Lược được
viết vào đời Tống (960-1279), họ Đinh là chi nhánh của họ Khương, thuộc dòng dõi Hoàng Đế.
Vào đời nhà Chu, hậu duệ của Hoàng Đế nhận chữ Đinh làm tên họ. Dòng tộc Đinh ban đầu cư
ngụ tại tỉnh Sơn Đơng.


Đồn Theo Ngun Hà Tính Toản, Đồn là tên của giống dân du mục mà người Hán gọi là rợ Hồ. Khi
họ định cư tại đất Hán vào đời hậu Chu (947-950), họ nhận tên Đoàn làm tên họ. Theo sách Sử
Ký Ngụy Thế Gia, họ Đoàn là chi nhánh của họ kép Đoàn Can. Đoàn Can là tên ấp nằm trong
nước Ngụy và ông tổ của dịng họ này là Đồn Can Mộc. Dịng họ Đồn và Đoàn Can ban đầu
cư ngụ tại Sơn Tây và Hồ Bắc là nơi xưa kia có nước Ngụy.


Đỗ, Phạm: Theo Nguyên Hà Tính Toản và Lộ Sử, Lưu Luy thuộc dòng Đường Đế Nghiêu. Lưu Luy lập ra
nước Đường nay ở Sơn Tây và người ta thường gọi là Đường Đỗ Thị. Vào triều đại nhà Chu,
Chu Thành Vương chiếm nước Đường. Một người cháu Lưu Luy được cấp đất Đỗ Thành ở
Tây An tỉnh Thiểm Tây và được phong tước Đỗ Bá. Do vậy, con cháu nhận tên Đỗ làm tên họ.
Đất Đỗ Thành lại bị Chu Tuyên Vương chiếm và con của Đỗ Bá là Đỗ Thấp Thúc chạy sang
nước Tấn, được phong chức Sĩ Sư nên đổi họ Đỗ thành họ Sĩ. Đến đời chắt của ông này là Sĩ
Hội được ban cho đất Phạm, gọi là Phạm Ấp để cai trị, nên đã đổi họ Sĩ ra họ Phạm. Dòng họ
Phạm phát triển mạnh tại tỉnh Sơn Tây.


Giang Theo Nguyên Hà Tính Toản, chắt vua Chuyên Húc là Bá Khôi được ban cho đất Giang Lăng để
cai trị. Vào thời Xuân Thu, nước Giang bị nước Sở thơn tính, cháu chắt Bá Khơi đã chọn tên
Giang làm tên họ để tưởng nhớ nước Giang.


Giáp Theo Phong Tục Thông, họ Giáp bắt nguồn từ họ kép Giáp Phụ và Giáp Phụ là tên nước.


Hà/Hàn Theo Ngun Hà Tính Toản, họ Hà có từ đời nhà Tần, là chi nhánh của họ Hàn, thuộc dòng dõi


Chu Văn Vương. Người lập nên họ Hà là Hàn An, sống ở nước Hàn nay ở tỉnh Sơn Tây. Khi
Tần Thủy Hoàng chiếm nước Hàn, Hàn An trốn sang Giang Tơ và đổi thành họ Hà. Dịng họ Hà
sinh sống dọc theo sơng Dương Tử và sơng Hồi chảy qua hai tỉnh Giang Tô và An Huy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Hồ Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Hồ thuộc dòng dõi Đế Thuấn, và người lập nên họ Hồ là Hồ
Công Mãn. Họ Hồ là chi nhánh của họ Trần. Hồ Công Mãn được Chu Vũ Vương ban cho đất
Trần để cai trị. Khi Hồ Công Mãn chết, con cháu lấy họ Hồ để tưởng nhớ người sáng lập nước
Trần. Dòng họ Hồ cư ngụ tại Hồ Bắc.


Khổng Họ Khổng thuộc dịng dõi Hồng Đế, theo Quảng Vận, họ Khổng là chi nhánh của họ Tử. Con
của Đế Cốc đã nhận chữ Tử làm tên họ. Đến đời vua Thành Thang (1766-1753 TCN), một
người chắt Đế Cốc được giữ chức Thái Ất. Do vậy, con cháu đã phối hợp chữ Tử và Ất, tạo
thành chữ Khổng để làm tên họ. Người đầu tiên nhận họ Khổng là Khổng Phú Gia.


Khuất Theo Thượng Hữu Lục và Vạn Tính Thống Phổ, Khuất là tên đất gọi là Khuất Ấp. Con của Chu
Vũ Vương được ban cho Khuất Ấp để cai trị. Cháu chắt đã nhận địa danh Khuất làm tên họ.
Dòng họ Khuất ban đầu cư ngụ tại Hà Nam.


Khúc Theo Vạn Tính Thống Phổ và Thơng Chí Thị Tộc Lược, họ Khúc thuộc dịng dõi Chu Văn Vương.
Con của Mục Hầu nước Tấn được ban cho đất gọi là Khúc Ốc. Do vậy, con cháu đã nhận họ
Khúc. Dòng họ Khúc cư ngụ tại Thiểm Tây là nơi xưa kia có đất Khúc.


Kiều Theo Nguyên Hà Tính Toản, và Vạn Tính Thống Phổ, họ Kiều là chi nhánh của họ Cơ, thuộc
dịng dõi Hồng Ðế. Theo hai sách này, Hồng Ðế chết, được chơn ở núi Kiều Sơn nên con
cháu nhận tên núi Kiều làm tên họ. Dòng dõi họ Kiều cư ngụ tại Sơn Tây.


Lại Theo Tính Thị Khảo Lược, Lại là tên nước thời Xuân Thu. Người nước Lại lấy tên nước làm tên
họ. Dòng dõi họ Lại đầu tiên cư ngụ tại tỉnh Hà Nam.



Lâm Theo Lộ Sử và Nguyên Hà Tính Toản, họ Lâm là chi nhánh họ Tử thuộc dòng dõi vua Thành
Thang. Người đầu tiên nhận họ Lâm là Tỷ Can. Tỷ Can bị Trụ Vương giết, con Tỷ Can trốn vào
rừng. Về sau Chu Vũ Vương ban cho con Tỷ Can đất Bá Lăng, nay ở Hà Bắc và ban cho tên họ
Lâm. Dòng họ Lâm ban đầu cư ngụ tại Hà Bắc, sau lan sang Sơn Đông và Hà Nam.


Lê Có 2 tài liệu nói về họ Lê. Theo sách Phong Tục Thơng, dưới triều vua Thiếu Hạo (2598-2513
TCN), có nhóm quan gồm 9 người gọi là Cửu Lê. Con cháu các quan này đã nhận chữ Lê làm
tên họ. Theo Lộ Sử và Nguyên Hà Tính Toản, Lê là tên nước đời nhà Thương. Khi nhà Thương
bị diệt, nước Lê thuộc nhà Chu. Con cháu Đường Đế Nghiêu được phong tước Lê Hầu. Do vậy
con cháu đã lấy tên tước Lê làm tên họ. Dòng họ Lê ban đầu cư ngụ tại Sơn Đơng là nơi khi
xưa có nước Lê.


Lưu Họ Lưu thuộc dòng dõi Hồng Đế. Theo sách Thơng Chí Tính Tộc Lược, cháu chắt của Đường
Đế Nghiêu được ban cho đất Lưu, nay ở tỉnh Hà Bắc để cai trị. Cháu chắt đã nhận tên đất Lưu
làm tên họ. Nhưng theo sách Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, Lưu là tên huyện. Một
người cháu chắt Chu Văn Vương làm quan đại phu, được ban cho đất Lưu Ấp. Con cháu đã
nhận tên đất Lưu làm tên họ.


Lương Theo sách Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, họ Lương thuộc thị tộc Doanh. Con của Tần
Trọng được ban cho đất Hạ Dương và được phong tước Lương Bá. Cháu chắt Lương Bá nhận
tên Lương làm tên họ. Một tài liệu khác cho rằng thời Bắc Ngụy, vua Hiếu Văn Đế ra nhiều sắc
lệnh cải cách xã hội Tàu, trong đó có lệnh bắt đổi họ ba chữ Bạt Liệt Lan thành họ Lương.
Lý Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Lý (nghĩa: cây mận) là chi nhánh của họ Lý (nghĩa: thớ thịt). Cả


hai họ này có ơng tổ chung là Chuyên Húc. Cửu Dao là cháu Chuyên Húc giữ chức Lý Quan tức
quan án nên Cửu Dao đổi sang họ Lý (nghĩa: thớ thịt). Đến đời Thương, Lý Trưng phạm tội bị
Trụ Vương đuổi khỏi nước và chết, con là Lý Lợi Trinh sống sót nhờ ăn trái cây gọi là Mộc Tử.
Để ghi nhớ sự kiện này, ông ghép chữ Mộc và chữ Tử thành chữ Lý( nghĩa: cây mận) để làm
tên họ. Dòng họ Lý cư ngụ tại Hà Bắc.



Ma Có 2 tài liệu nói về họ Ma. Theo sách Phong Tục Thơng, thì Ma Anh làm quan đại phu nước Tề,
con cháu nhận tên Ma làm tên họ. Theo sách Tính Thị Khảo Lược, quan đại phu nước Sở
được ban cho đất Ma gọi là Ma Ấp để cai trị. Cháu chắt đã nhận chữ Ma làm tên họ. Dòng họ
Ma cư ngụ tại Hà Bắc là nơi xưa kia có nước Ma.


Mã Họ Mã rất phổ thông tại Trung Quốc và đặc biệt đa số người họ Mã theo Hồi Giáo. Theo Nguyên
Hà Tính Toản, họ Mã là chi nhánh của họ Doanh, thuộc dòng dõi Chuyên Húc. Người sáng lập
dòng họ Mã là Triệu Xa. Triệu Xa giữ chức Mã Phục Quân là chức quan trông coi việc thuần
thục ngựa cho kỵ binh thời Chiến Quốc. Con cháu Triệu Xa đã nhận tên chức quan Mã làm tên
họ. Dòng họ Mã cư ngụ tại vùng Thiểm Tây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

Mai Theo Đường Thư Tể Tướng Thế Hệ Biểu, họ Mai là chi nhánh của họ Tử. Mai là tên đất. Vào đờI
nhà Thương, người anh của Thái Đinh được ban cho đất Mai và được phong tước Mai Bá. Con
cháu đã nhận tên đất Mai làm tên họ. Dòng họ Mai cư ngụ tại Hà Nam.


Nghiêm Họ Nghiêm xuất phát từ họ Trang, thuộc dòng tộc Trang Vương nước Sở. Theo Nguyên Hà Tính
Toản, khi Trang Vương mất, con cháu đã nhận tên Trang làm tên họ. Theo Tính Thị Khảo Lược,
vì tránh tên húy của Hán Minh Đế nên ông Trang Quang đã đổi sang họ Nghiêm. Từ đó nảy sinh
dịng họ Nghiêm. Dịng họ này phát triển mạnh tại tỉnh Chiết Giang.


Ngô Vào thời Xn Thu-Chiến Quốc, phía nam sơng Dương Tử là vùng Giang Nam. Vùng này là lãnh
thổ của nước Ngơ. Theo Thơng Chí Thị Tộc Lược, dân chúng nước Ngơ đã nhận tên Ngơ làm
tên họ. Dịng họ Ngô ban đầu cư ngụ tại tỉnh Giang Tô là nơi có nước Ngơ. Sau này, người họ
Ngơ cũng cư ngụ tại Chiết Giang và Sơn Đông.


Nguyễn Theo hai tài liệu Nguyên Hà Tính Toản và Vạn Tính Thống Phổ, đời nhà Thương có nước
Nguyễn. Cư dân nước này nhận tên Nguyễn làm tên họ. Nhiều người dòng họ Nguyễn cư ngụ
tại tỉnh Hồ Nam.



Nông Theo Vạn Tính Thống Phổ, họ Nơng bắt nguồn từ Thần Nông Thị. Vua Thần Nông dậy dân làm
ruộng nên dân chúng nhận tên Nơng làm tên họ.


Ơng Theo Nguyên Hà Tính Toản và Tính Thị Khảo Lược, họ Ơng thuộc dịng Chu Văn Vương. Con
Chu Văn Vương là Chu Chiêu Vương được ban cho đất Ông để cai tri. Con cháu đã nhận tên
họ Ông. Tại đất Ông có ngọn núi tên là Ông Sơ Dịng họ Ơng cư ngụ tại Chiết Giang.


Phạm Xem họ Đỗ.


Phan Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Phan thuộc dịng tộc Chu Văn Vương. Chu Văn Vương cho chắt
của mình là Chu Chí Tôn vùng đất gọi là Phan Ấp để cai trị. Con cháu Chí Tơn đã nhận tên
Phan làm tên họ. Ban đầu dòng họ Phan cư ngụ tại Thiểm Tây, sau lan ra An Huy và Chiết
Giang.


Phó Theo Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, người sáng lập dịng họ Phó là quan Thừa Tướng
của vua Vũ Tính nhà Thương. Ơng cư ngụ tại đất Phó Nghiễm, nay là tỉnh Sơn Tây. Con cháu
đã nhận tên Phó làm tên họ. Dịng họ Phó cư ngụ tại Hà Bắc và Sơn Đông.


Phùng Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Phùng thuộc dòng dõi Chu Văn Vương. Người con thứ 15 của
vua này là Tất Công Cao được ban cho đất Phùng, gọi là Phùng Ấp để cai trị. Con cháu đã nhận
tên Phùng làm tên họ. Dòng dõi họ Phùng cư ngụ tại Hà Nam và Sơn Tây.


Quách Theo Tính Thị Khảo Lược, họ Quách có từ đời nhà Hạ. Thời nhà Hạ dân chúng sống trong khu
vực có tường lũy bao quanh gọi là Quách. Dân chúng lấy tên Quách làm tên họ. Theo Nguyên
Hà Tính Toản, họ Quách là chi nhánh của họ Cơ, thuộc dịng dõi Hồng Đế. Con thứ tư của
Chu Văn Vương được ban cho đất Quách để cai trị nên con cháu nhận tên Quách làm tên họ.
Dòng họ Quách phát triển mạnh tại Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây là nơi xưa kia có nước Quách.
Sơn Theo Danh Hiền Thị Tộc Ngơn Hành Loại Cảo và Thơng Chí Thị Tộc Lược, Sơn là tên một chức


quan đời nhà Chu gọi là Sơn Sư. Quan Sơn Sư trông coi việc thu thuế lâm và ngư nghiệp. Con


cháu nhận tên chức quan Sơn làm tên họ.


Tạ Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tạ là chi nhánh của họ Khương, thuộc dòng dõi Viêm Đế. Tạ là
tên nước. Thân Bá là anh em rể của Chu Tuyên Vương được ban cho đất Tạ nên con cháu
Thân Bá đã nhận tên Tạ làm tên họ. Đất Tạ nay ở tỉnh Sơn Đông.


Tăng Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tăng là chi nhánh của họ Từ, thuộc dòng dõi vua Đại Vũ đời nhà
Hạ. Khi Thiếu Khang hồi phục nhà Hạ, ông ban đất Khối cho con út của ơng là Khúc Liệt để lập
nên nước Khoái. Nước Khoái bị diệt, họ hàng chạy sang nước Lỗ và để tưởng nhớ nước Khoái,
con cháu đã lấy chữ Khoái nhưng bỏ bớt ngữ căn Ấp để thành chữ Tăng làm tên họ. Dòng họ
Tăng phát triển mạnh tại Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông.


Thái Theo Tính Thị Tầm Nguyên, họ Thái là do họ kép Thái Thúc mà ra. Họ Thái Thúc là chi nhánh
của họ Cơ, thuộc dịng dõi Hồng Đế. Người lập ra họ Thái Thúc là Thái Thúc Nghĩa. Con cháu
đã nhận Thái Thúc làm tên họ. Họ Thái Thúc ban đầu ở Hà Nam, Hà Bắc, sau phát triển ở Sơn
Đông.


Thân Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Thân là chi nhánh họ Khương, thuộc dòng tộc Viêm Đế. Thân Lã
được ban cho đất Thân để cai trị và được tước Thân Bá. Cháu chắt Thân Lã đã nhận địa danh
Thân làm tên họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Tôn Theo Ngun Hà Tính Toản, họ Tơn bắt nguồn từ tên chức quan gọi là Tôn Bá. Chức quan này
trơng coi việc tế tự trong triều đình nhà Chu. Con cháu đã nhận tên chức quan làm tên họ. Họ
Tơn cư ngụ tại phía đơng sơng Dương Tử, trong vùng gọi là Hà Đông.


Tống Theo Vạn Tính Thế Phổ, họ Tống là chi nhánh của họ Tử và Tống là địa danh nước Tống. Chu
Vũ Vương ban đất Tống cho Vi Tử Khải là con út của Đế Ất. Nước Tống bị nước Sở chiếm. Dân
nước Tống nhận tên Tống làm tên họ. Họ Tống cư ngụ tại tỉnh Hà Nam.


Trần Theo Thơng Chí Thị Tộc Lược và Nguyên Hà Tính Toản, họ Trần là do tên nước Trần. Chu Vũ


Vương cho Quỳ Mãn hay cịn gọi là Hồ Cơng Mãn đất Trần nay ở tỉnh Hà Nam để cai trị. Mười
thế hệ sau, cháu chắt Hồ Công Mãn bỏ đất Trần đi nơi khác để tránh binh biến. Để tưởng nhớ
đất cũ, họ đã nhận tên nước Trần làm tên họ. Dòng dõi họ Trần cư ngụ nhiều tại tỉnh Hà Nam và
Sơn Đông.


Triệu Theo sách Bách Gia Tính xuất bản thời Bắc Tống, họ Triệu được con cháu đặt ra để tưởng nhớ
vị sáng lập triều đại Bắc Tống là Triệu Khuông Dận. Theo sách Nguyên Hà Tính Toản, Triệu là
tên vùng đất gọi là Triệu Thành. Đời nhà Chu, Tạo Phủ được ban cho đất Triệu Thành nên đã
nhận chữ Triệu làm tên họ. Dòng họ Triệu cư ngụ tại Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây


Trịnh Theo Nguyên Hà Tính Toản, Trịnh là tên nước. Đời vua Chu Tuyên Vương, Chu Hữu được ban
cho đất Trịnh. Con cháu nhận tên Trịnh làm họ. Dòng họ Trịnh cư ngụ tại huyện Trịnh tỉnh Hà
Nam.


Trương Theo Tính Thị Khảo Lược và Nguyên Hà Tính Toản, họ Trương thuộc dịng dõi Hồng Đế. Người
con thứ 5 là Huy sáng chế ra cây cung. Muốn bắn cung phải trương dây cung. Vì vậy, chữ
Trương gồm 2 chữ Cung và Trường ghép lại. Một số cháu chắt ông Huy lấy từ Cung, số khác
lấy từ Trương làm tên họ. Dòng họ Trương cư ngụ tại Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây.


Từ Theo Nguyên Hà Tính Toản, ông tổ họ Từ là Bá Khôi. Bá Khôi là quan đại thần của Đế Thuấn.
Vua Đại Vũ nhà Hạ ban nước Từ cho con cháu Bá Khôi cai trị. Nước Từ bị nước Sở chiếm nên
cháu chắt Bá Khôi đã nhận tên Từ làm tên họ để tưởng nhớ quê hương cũ. Dòng họ Từ cư ngụ
tại tỉnh Hà Nam.


Văn Theo Phong Tục Thơng, họ Văn thuộc dịng dõi Hồng Đế. Sau khi Chu Văn Vương chết, con
cháu đã nhận chữ Văn làm tên họ.


Vũ/Võ Có 2 tài liệu về họ Vũ. Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Vũ là chi nhánh của họ Cơ và người sáng
lập dòng họ này là Cơ Vũ, con của Chu Bình Vương. Theo Phong Tục Thống, họ Vũ thuộc dịng
dõi Tống Vũ Công thời Xuân Thu. Con cháu đã nhận tên Vũ làm họ để tưởng nhớ ông tổ Tống


Vũ Cơng. Dịng họ Vũ cư ngụ tại Thái Ngun, Sơn Tây và Giang Tô.


Vương: Họ Vương rất phổ thông tại Trung Quốc là chi nhánh của nhiều họ trước đây là vua hay hoàng đế
Trung Quốc. Theo Thơng Chí Thị Tộc Lược, họ Vương là chi nhánh của dòng tộc Chu Văn
Vương. Vương Đạo là con cháu danh tiếng nhất của dòng họ này. Tài liệu khác cho rằng họ
Vương thuộc dòng họ Đế Thuấn. Dòng họ Vương lan tràn khắp nước Tàu như Sơn Đông, Thái
Nguyên, Hà Nam, Hà Bắc, Giang Tô.


<b>TIẾT E: CÁC HÌNH THỨC TÊN HỌ VIỆT NAM</b>


Trước đây, người ta thường nghĩ Việt Nam chỉ có họ đơn, tức một chữ. Nhưng thực ra, căn cứ vào
truyền thống dân gian, tên họ Việt Nam có hình thức đơn và hình thức ghép, tức hai họ hoặc nhiều từ ghép
lại. Ví dụ:


-Họ một chữ: Nguyễn, Trần, Phạm.
-Họ hai chữ: Nguyễn Huỳnh, Ðặng Trần.
-Họ ba chữ: Công Tôn Nữ.


-Họ bốn chữ: Công Tằng Tôn Nữ.


Các họ ghép trên đây phát sinh do 5 nguyên nhân: (1) họ ghép vì đi làm con ni, (2) họ ghép vì được
vua ban họ, (3) họ ghép vì muốn phân biệt,(4) họ ghép để biểu lộ ý niệm huyết thống, (5) họ ghép vì muốn
thêm họ mẹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

là Trần, nhưng làm con nuôi cho gia đình họ Đặng, nên có tên họ kép là Đặng Trần Côn. Con cháu ông vẫn
tiếp tục mang họ ghép là Đặng Trần Thường, Đặng Trần Thiện. Hiện nay (2002), tại San Jose, California,
Hoa Kỳ có ơng Đặng Trần m. Chúng tơi khơng rõ ơng này có phải là hậu duệ của cụ Đặng Trần Cơn hay
khơng? Ơng Vũ Phạm Hàm, người huyện Thanh Oai, Hà Đông, đỗ Thám Hoa năm Thành Thái thứ 4 (1894),
đã có ơng tổ làm con nuôi cho họ Vũ nên ông và con cháu đã mang họ Vũ Phạm. Luật pháp Việt Nam cũng
bảo vệ dịng họ người con ni. Điều 189 trong Hồng Việt Trung Kỳ Hộ Luật ghi:



<i>Người con ni, bất cứ là bao nhiêu tuổi, sẽ thuộc về gia tộc người đứng nuôi, phải lấy tên họ người</i>
<i>đứng nuôi và để tên họ của mình tiếp theo <b>[42]</b><sub>. </sub></i>


<b>2. Họ Ghép Vì Được Vua Ban Họ:</b> Trước thời Nguyễn, những người giúp vua giữ vững ngoại biên gọi
là tông phiên, được vua ban quốc tính[43]<sub>. Những người này bỏ tên họ cũ, mang tên họ nhà vua như danh</sub>


tướng Trần Bình Trọng vốn có họ Lê, thuộc dịng dõi Lê Đại Hành, sau nhờ công lớn, được đổi sang họ
Trần là họ nhà vua[44]<sub>. Sang đời Nguyễn, người mang quốc tính lại được đặt tên họ mình sau tên họ nhà vua</sub>


như trường hợp nhân vật lịch sử Nguyễn Huỳnh Đức. Điều đáng chú ý là chỉ con trai được kế thừa quốc
tính. Con gái, bị coi là nữ nhân ngoại tộc, khơng được mang quốc tính. Con trai cụ Nguyễn Huỳnh Đức là
ông Nguyễn Huỳnh Nhiên, con gái cụ là bà Huỳnh Thị Hương và Huỳnh Thị Tài.


<b>3. Họ Ghép Vì Được Đặt Thêm Họ Mẹ:</b> Theo tục lệ và luật pháp của xã hội theo chế độ phụ hệ, người
con phải mang dòng họ cha. Tuy nhiên, vào khoảng giữa thế kỷ 20, vì bị ảnh hưởng văn hóa tây phương, vì
địa vị của người phụ nữ được đề cao, nên tên họ mẹ đã thấy xuất hiện sau tên họ cha trong thành phần tên
họ của con. Mục đích này nhằm nhắc nhở cho con về dịng họ mẹ, hoặc ghi dấu cuộc hơn nhân giữa hai
dòng họ. Khuynh hướng tốt đẹp này ngày càng phổ biến trong xã hội. Ngày xưa, giới nho gia cũng áp dụng
cách thức ghép họ mẹ sau họ cha để làm tên họ người con. Xin trích dẫn hai trường hợp tiêu biểu mà Ông
Nguyễn Bạt Tụy đã nêu ra: ơng Từ Cao Cam có cha là ơng Từ Bộ Chỉ và người mẹ họ Cao, ông Nguyễn Từ
Hiền và ơng Nguyễn Từ Ân có cha là ơng Nguyễn Văn Mơ và bà mẹ họ Từ[45]<sub>. Tuy nhiên, hình thức ghép họ</sub>


mẹ sau họ cha khơng có tính truyền thừa, tên họ sẽ thay đổi từ đời con sang đời cháu. Theo tác giả Sheau
Yueh J. Chao[46]<sub>, tại Trung Quốc, việc lấy họ vợ ghép chung với họ chồng thành họ của con rất phổ biến. Ví</sub>


dụ ơng họ Trương lấy bà họ Trần, con cái ông bà này sẽ mang họ Trương Trần.


<b>4. Tên Họ Ghép Vì Muốn Phân Biệt:</b> Như đã nói trong phần phân bố tên họ tại Việt Nam, nhiều làng
chỉ có một dịng họ, do đó, để phân biệt các chi nhánh, người ta thêm vào sau tên họ các từ có ý nghĩa thân


tộc như Mạnh, Đình, Trọng, Q, Bá, Thúc, Tơn và người ta nói ơng này họ Mạnh, ơng kia họ Thúc. Thực
ra, họ là các ông Trần Mạnh A, Trần Thúc B. Tập tục này cũng thấy có tại Trung Quốc.


<b>5. Tên Họ Ghép Để Biểu Lộ Ý Niệm Huyết Thống</b>: Tên đệm đặt sau tên họ được truyền thừa qua
nhiều thế hệ biến thành họ ghép. Lối này được vua chúa và dân gian triệt để áp dụng nhằm biểu lộ ý niệm
huyết thống. Ta có thể kể các bằng chứng sau:


Suốt triều đại hậu Lê, từ vua Lê Trang Tông (1533-1548), tức Lê Duy Ninh đến vua Lê Mẫn Đế
(1787-1788), tức Lê Duy Kỳ, trải qua 17 đời vua, kéo dài 255 năm, vị vua nào cũng có họ là Lê Duy. Đến năm
1837, Đại Nam Thực Lục ghi các cuộc nổi dậy của con cháu nhà hậu Lê như Lê Duy Cự, Lê Duy Mật, Lê
Duy Lương, Lê Duy Hoán và Lê Duy Hiển. Như vậy, sử sách đã chứng minh rằng dòng họ Lê Duy đã tồn tại
trên đất nước này hơn 300 năm. Hiện nay, chúng tôi không biết cịn ai giữ được họ Lê Duy khơng vì vua
Minh Mạng và Thiệu Trị đã có chính sách phân tháp dòng họ này. Bằng chứng là tổ tiên của vị Giám Mục Lê
Hữu Từ thuộc hoàng tộc họ Lê Duy. Năm 1822, vì có liên quan đến vụ Lê Duy Lương nổi lên chống triều
đình nhà Nguyễn, nên tổ tiên bị đày vào Quảng Trị. Vì sự an tồn của gia đình, tổ tiên đã đổi sang dịng họ
Lê Hữu[47]<sub>.</sub>


Sang thời Trịnh, Nguyễn, đời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1614-1635) tất cả người hồng phái trước
kia có họ Nguyễn nay đổi thành Nguyễn Phúc. Ngược lại, cùng dòng họ Nguyễn, cùng có ơng tổ là Nguyễn
Bặc, nhưng chi nhánh họ Nguyễn ở lại Gia Miêu, Thanh Hóa, đổi thành Nguyễn Hựu. Lý do đổi từ họ
Nguyễn sang họ Nguyễn Phúc, được gia phả họ Nguyễn Phúc ghi lại như sau:


<i>Tương truyền rằng khi hoàng hậu (tức Thái Tổ Gia Dũ Hồng Hậu) có thai, chiêm bao thấy thần nhân</i>
<i>cho tờ giấy viết đầy cả chữ Phúc. Nhiều người đề nghị lấy chữ Phúc đặt tên cho con, thì bà cho rằng: Nếu</i>
<i>đặt tên cho con thì chỉ có một người được hưởng, chi bằng lấy chữ Phúc làm chữ lót thì mọi người được</i>
<i>hưởng phúc, bèn đặt tên cho con là Nguyễn Phúc Nguyên. Nhánh họ Nguyễn chúng ta đổi thành họ Nguyễn</i>
<i>Phúc bắt đầu từ đấy <b>[48]</b><sub>.</sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

Trương Tấn Bửu có 3 trai, 1 gái là các ông Trương Tấn Cẩn, Trương Tấn Thuận, Trương Tấn Cường và bà
Trương Thị Của[49]<sub>.</sub>



Sau đây là một số họ ghép thường thấy tại Việt Nam: Âu Dương, Cao Bá, Đặng Trần, Hoàng Cao, Hồ
Đắc, Lê Duy, Lê Đức, Lê Khoa, Lê Quang, Lê Bá, Nguyễn Phúc, Nguyễn Hựu, Nguyễn Khoa, Nguyễn Đăng,
Nguyễn Đình, Nguyễn Quang, Ngơ Đình, Ơng Ích, Phạm Duy, Phạm Đình, Phạm Phú, Phạm Như, Phan
Huy, Phan Đình, Tơn Thất,Tống Phước, Trần Đình, Trần Ngun, Trương Gia, Trương Minh, Trương Vĩnh,
Trương Sĩ, Vũ Đình.


Tên họ người Việt Nam là một di sản linh thiêng, được truyền thừa từ đời này sang đời nọ. Nhưng
khơng vì thế mà tên họ không bị biến đổi.


<b>TIẾT F: SỰ BIẾN ĐỔI TÊN HỌ TẠI VIỆT NAM</b>


Tên họ người Việt Nam được coi là một chứng tích tồn tại của một gia đình, một dịng tộc. Tuy nhiên,
người ta thấy 9 trường hợp tên họ đã bị biến đổi:


<b> </b>


<b>1. Đổi Tên Họ Vì Đi Làm Con Ni:</b> Theo tục lệ, một người đi làm con ni sẽ mang tên họ của gia
đình đứng ni. Đọc Tam Quốc Chí, ta thấy bố của Tào Tháo là Tào Tung, xưa có tên họ là Hạ Hầu, nhưng
vì đi làm con ni cho Tào Đằng nên nhận tên họ Tào. Tại Việt Nam, chúng tôi xin nêu ba trường hợp điển
hình trong lịch sử để làm ví dụ: Hồ Q Ly ngun thuộc dịng dõi người ở Chiết Giang, Trung Quốc, có ơng
tổ là Hồ Hưng Dật di cư sang nước ta đời Ngũ Quý (907-959) ở làng Bào Đột, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Thanh
Hóa. Ông tổ bốn đời là Hồ Liêm đi làm con nuôi cho ông Lê Huấn, nên đổi ra họ Lê. Đến khi Lê Quý Ly lên
ngôi, ông lại đổi thành Hồ Quý Ly[50]<sub>. </sub>


Lý Công Uẩn, tức vua Lý Thái Tổ, là con nuôi của nhà sư Lý Khánh Vân nên lấy tên họ là Lý[51]<sub>. Theo</sub>


nguyên văn Đại Nam Liệt Truyện: <i>Lê Văn Khôi nguyên họ Bế, con một thổ mục Cao bằng là Văn Kiện. Khi lệ</i>
<i>tòng quân cho lấy họ Công Đồng là Nguyễn Hựu, sau theo nghịch đổi họ theo Duyệt là Lê vì trước kia thuộc</i>
<i>dưới trướng của Lê Văn Duyệt <b>[52]</b><sub>. </sub></i>



Việc đổi tên họ vì đi làm con ni cũng được áp dụng trong trường hợp bán khoán cho thần thánh. Bán
vào cửa chùa lấy họ Mầu, bán vào đền thờ Đức Trần Hưng Đạo thì lấy họ Trần. Đến khi đứa trẻ lớn lên, cha
mẹ làm lễ chuộc về thì con lại mang tên họ của cha mẹ như xưa[53]<sub>.</sub>


<b>2. Đổi Tên Họ Vì Bị Bắt Buộc:</b> Dưới thời quân chủ, mỗi khi thay đổi triều đại, triều đại mới thường
muốn xố bỏ dấu tích triều đại cũ để lịng dân khỏi mong nhớ. Biện pháp áp dụng có thể là ban quốc tính,
hay bắt con cháu và những người có tên họ triều đại cũ phải đổi sang họ khác, với lý do để tránh tên húy
người trong hoàng tộc.


Đời nhà Trần, sau khi Trần Thủ Độ đưa Trần Cảnh lên ngơi, lập ra nhà Trần (1226-1400) thì biện pháp
đầu tiên để tận diệt nhà Lý là đem các cung nhân, con gái họ Lý gả cho các tù trưởng ở các vùng miền núi
xa xôi. Đến tháng Tư năm Nhâm Thìn (1232), vua Trần Thái Tơn ra lệnh cho người trong nước ai có tên họ
Lý phải đổi ra họ Nguyễn vì thượng hồng tên húy là Lý[54]<sub>. </sub>


Đến cuối năm Nhâm Thìn, tơn thất nhà Lý quy tụ về thôn Thái Đường, xã Hoa Lâm, nay là huyện Tiên
Sơn, Bắc Ninh để làm lễ tế tổ tiên, thì nhân dịp này, theo nguyên văn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư:


<i>Thủ Độ ngầm đào hố sâu, làm nhà lên trên, đợi khi mọi người uống rượu say, giật máy chôn sống hết<b>[55]</b><sub>.</sub></i>


Tất cả các hành động trên là thủ đoạn chính trị của Trần Thủ Độ muốn tận diệt nhà Lý. Âm mưu này
được sử gia Lê Tắc viết trong An Nam Chí Lược:


<i> Lên ngơi được một năm, năm Canh Dần (1230), Chiêu Thánh trao quốc chính cho chồng là Trần Nhật</i>
<i>Cảnh. Tất cả tơn thất nhà Lý và bình dân họ Lý đều khiến đổi sang họ Nguyễn để dứt lịng mong nhớ <b>[56]</b><sub>.</sub></i>


Vì âm mưu tận diệt nhà Lý nên con trai thứ của Lý Anh Tông (1138-1175) là Lý Long Tường đã cùng
đoàn tùy tùng trốn sang Đại Hàn. Hơn tám trăm năm sau, con cháu những người này đã về Việt Nam thăm
lại quê cha đất tổ[57]<sub>. </sub>



Lê Thái Tông (1434-1442) truy tôn mẹ ruột là bà Phạm Thị Ngọc Trần lên làm Cung từ quốc thái mẫu.
Năm 1435, Thái Tông ra lệnh liệt kê tên húy của triều đình và quy định rằng: <i>Khi gặp chữ chính về miếu húy,</i>
<i>ngự danh thì khơng được viết, ai có tên họ trùng với các chữ húy thì phải đổi, như tên húy của Cung Từ</i>
<i>quốc thái mẫu là Trần nên cho đổi thành Trình <b>[58]</b><sub>.</sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>3. Đổi Tên Họ Vì Vua Ban Quốc Tính:</b> Dưới thời qn chủ, dịng họ vua được gọi là quốc tính, nhân
dân ai có cơng lớn được vua cho đặc ân lấy tên họ vua làm tên họ mình. Đây là tập tục của Trung Quốc có
từ đời Hán. Hán Cao Tổ, tức Lưu Bang ban cho Lâu Kính họ Lưu vì đã dâng kế sách dựng thành quách. Tại
Việt Nam, triều đại nào cũng áp dụng thể chế này và nhân dân coi đó là một ân điển. Ví dụ Trần Bình Trọng
là con cháu của vua Lê Đại Hành, có ơng nội làm quan dưới triều Trần Thái Tông (1225-1258), lập được
công lớn nên được mang quốc tính là Trần. Lê Hãn tức Trần Ngun Hãn thuộc dịng dõi Trần Ngun Đán.
Ơng Hãn lập nhiều chiến công dưới thời Lê Lợi kháng Minh nên được ban ban quốc tính là Lê Hãn.


Nhà Lê là triều đại ban quốc tính cho nhiều người nhất. Năm 1428, Lê Thái Tổ (1428-1433) ra sắc chỉ
vinh danh công trạng những người theo vua khởi nghĩa, kể cả những người họ Trần, bằng cách ban chức
tước và quốc tính trong ba đợt cho khoảng 218 người[59]<sub>. Việc ban quốc tính một cách rộng rãi này, theo tác</sub>


giả Trần Gia Phụng[60]<sub>, nằm trong âm mưu của Lê Thái Tổ muốn bịt miệng các chức quan để ai cũng nói với</sub>


nhà Minh rằng dịng họ nhà Trần đã tuyệt tự. Sở dĩ như vậy, vì Lê Thái Tổ đã xin nhà Minh phong Vương ba
lần, nhưng cả ba lần nhà Minh địi phải tìm kiếm con cháu nhà Trần lên làm vua. Nhưng 30 năm sau, khi
ngôi vị nhà Lê đã vững chãi, vua Lê Thánh Tông (1460-1497) ban hành hai sắc dụ liên quan đến việc giới
hạn và hủy bỏ chế độ ban quốc tính. Năm Quang Thuận thứ 4 (1463), vua Lê Thánh Tông ra sắc dụ giới
hạn thời gian được hưởng quốc tính. Sắc dụ viết như sau:


<i>Xưa Thái Tổ ta dãi gió dầm mưa để bình định thiên hạ, bấy giờ các bề tơi có cơng ra sức giúp dân, cùng</i>
<i>chịu gian lao khổ ải, tình nghĩa đều vẹn tồn, vì thế đặc ân ban quốc tính để tỏ lịng u q khác thường.</i>
<i>Nhưng con cháu các người truyền nối lâu dài, e rằng quên mất họ cũ của tổ tiên, trái với đạo dạy người ta</i>
<i>hiếu thảo. Từ nay về sau, cơng thần được đặc ân ban quốc tính thì chỉ một đời người ấy, còn con cháu đều</i>
<i>theo họ cũ<b>[61]</b><sub>.</sub></i>



Rồi 4 năm sau, năm Quang Thuận thứ 8 (1467), nghe lời tâu của Lễ Bộ Thượng Thư Phạm Công Nghị,
vua Lê Thánh Tông hủy bỏ luôn chế độ ban quốc tính. Câu chuyện được Đại Việt Sử Ký Tồn Thư ghi lại
như sau:


<i>Lễ bộ thượng thư Phạm Công Nghị tâu rằng: Đời xưa khi dựng nước, nhận tên nước mà đặt tên họ</i>
<i>(tính), nhận chia đất mà ban tên họ (thị). Như ông Tiết khi được phong ở đất Thương, được ban họ Tử (Tử</i>
<i>thị), ông Tắc khi được phong ở đất Thai, được ban họ để lập tơng phái. Từ đó về sau, các đời đều có tên họ</i>
<i>như Ngu Thuấn là họ Diêu (Diêu tính), Hạ Vũ họ Tự (Tự tính) Chu Văn họ Cơ (Cơ tính), mà Cửu khanh,</i>
<i>Tam Cơng, Ngũ thần, Thập loạn đều có cơng lao với nước, nhưng chưa từng thấy ai được ban họ (nhà vua)</i>
<i>cả. Đến Hán Cao Tổ cho Lâu Kính có cơng dâng kế sách dựng đô thành bèn ban cho họ Lưu. Đường Cao</i>
<i>Tổ khen Thế Tích có khí tiết bề tơi trong sạch nên ban cho họ Lý. Đó chỉ là phương sách chế ngự hào kiệt</i>
<i>mà thôi. Nhưng nguồn vừa mới khơi ra mà đã thành đục. Người làm tơi thì cũng cho thế là vinh hạnh, mà</i>
<i>không hiểu rằng họ hàng phải có phả hệ, tuyệt đối khơng thể lẫn lộn được. Cái sai của việc ban tên họ có</i>
<i>quan hệ rất lớn. Vì người làm tơi mà cùng họ với vua thì bất kính, người làm con mà qn mất gốc thì bất</i>
<i>hiếu. Làm sao có kẻ bất kính bất hiếu mà làm nên việc được. Nên sửa bỏ lệ ấy đi. Tất cả bề tôi đã được ban</i>
<i>cho họ của nhà vua đều cho đổi lại theo họ cũ của ông cha để cho tông phái nhà vua được phân minh, cội</i>
<i>gốc các họ được rõ ràng. Vua y theo</i>[62]<i><sub>.</sub></i>


Sang đời Nguyễn, chế độ ban quốc tính được tái lập. Nhiều trường hợp được ban quốc tính mà điển
hình là ơng Huỳnh Tường Đức (1748-?) có cơng với nhà Nguyễn nên được mang quốc tính là Nguyễn
Huỳnh Đức. Như đã trình bày, chỉ có con trai được kế thừa quốc tính.


<b>4. Đổi Tên Họ Vì An Ninh Cá Nhân</b>: Khi xưa tại Trung Quốc cũng như Việt Nam, gia đình nào bị án tru
di tam tộc mà con cháu trốn thoát được, phải đổi tên họ để tránh bắt bớ, tránh trả thù về sau, vì khi nộp đơn
ứng thi, thí sinh phải khai rõ tên họ của thân nhân ba đời trước [63]<sub>. </sub>


Khi đảng Cộng Sản Việt Nam bắt đầu hoạt động, các đảng viên đã lấy một bí danh khác hẳn tên cũ để
tránh thực dân Pháp bắt bớ. Cụ thể nhất là Ông Nguyễn Tất Thành đã đổi tên rất nhiều lần để cuối cùng là
Hồ Chí Minh. Việc ơng Hồ Chí Minh đổi từ họ Nguyễn về họ Hồ được Giáo sư Trần Quốc Vượng[64]<sub>, Giáo sư</sub>



Sử học Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, trong tác phẩm Trong Cõi, kể về chuyện này và chúng tơi xin tóm tắt như
sau:


Tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An có cụ Cử Nhân Hồ Sĩ Tạo. Cụ mê người con gái hát ả
đào tên là Hà Thị Hy. Khi cơ Hy có thai, cụ cử không cưới, nên nhà họ Hà đã tặng khơng cơ Hy cho một lão
ơng góa vợ tên là Nguyễn Sinh Nhậm. Cô Hy sinh người con trai đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc, vì trên giấy tờ
cơ Hy là vợ ông Nguyễn Sinh Nhậm. Lớn lên, ông Nguyễn Sinh Sắc (sau đổi là Nguyễn Sinh Huy) kết hơn
với bà Hồng Thị Loan sinh ra ơng Nguyễn Sinh Cơn tức Hồ Chí Minh. Như vậy, ơng Hồ Chí Minh bỏ họ
Nguyễn, lấy lại họ Hồ là vì muốn trở về với dịng họ ơng nội là cụ cử Hồ Sĩ Tạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

Bắc, chế độ Cộng Sản lên án và đả kích nhà Nguyễn nên một số người trong hoàng tộc nhà Nguyễn ở lại
miền Bắc, đã bỏ bớt những chữ lót chứng minh mình thuộc hồng phái. Các chữ lót đó là Miên, Hồng, Ưng,
Bảo, Vĩnh. Các từ này sẽ được trình bày ở chương ba.


<b>5. Đổi Tên Họ Để Hưởng Lợi Lộc: </b>Đối với hồng tộc, nhiều người mạo xưng con cháu dịng dõi tơng
phái để hưởng tước lộc triều đình. Đối với dân gian, người ta mạo xưng con cháu để được chia hương hoả,
điền thổ. Chắc hẳn, sự mạo xưng này là một tệ nạn xã hội nên dưới thời Lê Huyền Tông (1662-1671), nhà
vua đã ra sắc lệnh:


<i>Làm người tên phải có họ để phân biệt tơn phái, cấm mạo xưng là con cháu nhà thế gia triều đại trước,</i>
<i>hay là giả làm ra những bằng chứng về tôn phái, mạo ra chứng thư, lấy người chứng tá bậy bạ để nhận càn</i>
<i>điền thổ của người khác. Ai trái lệnh này sẽ bị trị tội <b>[65]</b><sub>.</sub></i>


Thời Pháp thuộc, nhiều người dân khơng muốn khai sổ đinh để khỏi bị đóng thuế thân, đến khi cần việc
làm, họ lấy giấy tờ của người khác đã chết để dùng. Từ đó, họ và con cháu mang tên họ khơng thuộc dịng
họ mình.





<b>6. Đổi Tên Họ Vì Sự Nghiệp Tương Đồng</b>: Cho tới nay, chúng tôi biết được hai trường hợp còn ghi
trong lịch sử: Trường hợp ơng Hàn Thun. Ơng làm Thượng Thư Bộ Hình dưới triều Trần Nhân Tôn
(1279-1293). Theo sử, ông đã làm bài văn ném xuống sông để đuổi cá sấu đi. Vua thấy việc này tương tự như Hàn
Dũ bên Tàu nên cho ông được đặc ân đổi sang họ Hàn. Từ đó, sách vở đều ghi tên ơng là Hàn Thuyên[66]<sub>. </sub>


Ông Ngụy Thức trước tên là Đồng Thức, người huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, giữ chức Ngự Sử
Trung Tán dưới thời nhà Hồ. Vì nổi tiếng cương trực như viên Tể Tướng Ngụy Trưng đời Đường Thái Tông
bên Tàu, nên vua Hồ Hán Thương cho ông đổi họ Đồng sang họ Ngụy.


<b>7. Đổi Tên Họ Để Phù Hợp Với Nghề Nghiệp:</b> Ðời vua Trần Duệ Tông (1373-1377), có ơng Đào Hy
Nhan con của Tiến Sĩ Đào Thừa Mân, thi đậu Trạng Nguyên, rất giỏi sử học nên cho cải ra họ Sử tức Sử Hy
Nhan[67]<sub>. Vua Trần Dụ Tôn làm việc trên là áp dụng nguyên tắc ở Trung Quốc. Đời xưa Trung Quốc đặt ra</sub>


quan Chúc và Sử. Quan Chúc coi việc tế lễ, quan Sử coi việc nhân sự và ghi chép lịch sử. Đời Chu có các
quan Đại Sử, Tiểu Sử, Tả Sử, Hữu Sử, Nội Sử, Ngoại Sử. Chúc và Sử là hai chức vụ quan trọng, ai giữ
chức vụ ấy được cha truyền con nối. Do vậy, tên chức quan Chúc và Sử biến thành tên họ.


<b>8. Đổi Từ Họ Ít Thấy Sang Họ Phổ Thông Hơn:</b>


Dưới thời quân chủ, vua có quyền tuyệt đối, thấy điều gì khơng hợp ý, một tên họ họa hiếm chẳng hạn, là
vua có quyền thay đổi, dân chúng phải tuân theo. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi lại chuyện đổi họ như sau:


<i>Năm Giáp Thìn (1304), tháng Hai lấy Bùi Mộc Đạc làm Chi hậu bạ thư chánh chưởng trông coi Cung</i>
<i>Thánh Từ. Mộc Đạc tên tự là Minh Đạo, người Hoàng Giang, họ Phí, tên Mộc Lạc có tài năng. Thượng</i>
<i>Hồng cho rằng họ Phí từ xưa khơng thấy có<b>[68]</b><sub>, mới đổi làm họ Bùi. Cái tên Mộc Lạc</sub><b>[69]</b><sub> là điềm chẳng may,</sub></i>


<i>mới đổi thành Mộc Đạc, sai theo hầu ngày đêm. Đến nay trao cho chức ấy. Sau này người họ Phí hâm mộ</i>
<i>danh tiếng của Mộc Đạc nên nhiều người đổi thành họ Bùi <b>[70]</b><sub>. </sub></i>


Về họ Chúc, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi như sau: <i>Anh em Ngộ Mai vốn trước là họ Chúc, khi Nhân Tôn</i>


<i>xuất gia, làm nội học sinh theo hầu. Vua cho rằng họ Chúc không phải là họ lớn, mới đổi thành họ Phạm.</i>
<i>Ngộ trước tên là Kiên, Mại trước tên là Cố. Cả hai đều theo học Nguyễn Sĩ Cố. Kiên tránh tên của Phán Thủ</i>
<i>Huệ Nghĩa đổi là Ngộ. Cố tránh tên của thày đổi là Mại .</i>


<b>9. Bị Truất Bỏ Tên Họ</b>: Dưới thời quân chủ, một trong những hình phạt nhà vua có thể áp dụng cho
những kẻ có tội, nhất là tội phản nghịch, là truất bỏ tên họ. Đại Việt Sử Ký Tiền Biên ghi lại khoản luật này
như sau: <i>Năm Kỷ Dậu (1309) mùa Đông tháng Mười, vua ra chiếu chỉ tất cả những người có tội phản nghịch</i>
<i>đều bị tước bỏ tên họ, chỉ gọi tên <b>[71]</b><sub>.</sub></i>


Triều đại nào cũng áp dụng khoản luật này. Đời Lê Thái Tông (1434-1442), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
ghi tên bọn phản nghịch như sau: <i>Giết bọn giặc phản nghịch tên là Phong, tên Nhữ Hốt, tên An Vinh, tên</i>
<i>Trung, tên Tồn, tên Sĩ Văn, tên Sùng Lễ, tên Xác <b>[72]</b><sub>. </sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b>MỤC II: TÊN HỌ CỦA NGƯỜI TÂY PHƯƠNG</b>


Để hiểu nguồn gốc tên họ Việt Nam, ta cần hiểu nguồn gốc tên họ tại tây phương vì tên họ tại Âu Châu
mới xuất hiện gần đây nên các học giả biết rõ tiến trình phát sinh tên họ. Nhờ đó, ta sẽ thấy việc phát sinh
tên họ tại Việt Nam cũng như Trung Quốc, khơng ra ngồi ngun tắc chung của nhân loại.


Trong mục này, ta sẽ nghiên cứu: (a) Lịch sử tên họ tại Âu Châu và Do Thái. Sở dĩ ta cần biết tên họ tại
Do Thái vì nhiều tên họ tây phương bắt nguồn từ tiếng Do Thái, (b) Các nguồn phát sinh tên họ tại tây
phương, (c) Số tên họ và sự phân phối tên họ tại một số nước tây phương, (d) Sự biến đổi tên họ tại tây
phương, tiêu biểu là Hoa Kỳ.


<b>TIẾT A: LỊCH SỬ TÊN HỌ TẠI ÂU CHÂU - DO THÁI</b>


<b>1. Hệ Thống Tên Họ Của Người La Mã </b>: Tên họ tại Âu Châu xuất hiện rất sớm. Thời tiền sử, dân La
Mã có một tên như Romulus, Remus, Manius. Đến khi người La Mã bắt đầu chia thành bộ lạc, thị tộc, gia
tộc thì hệ thống tên người La Mã dần dần có 3 thành phần mà tiếng Latin gọi là Praenomen Nomen
-Cognomen. Theo tác phẩm Latin Dictionay and Grammar Aid của viện đại học Notre Dame ở Hoa Kỳ thì


Praenomen là tên chính; Nomen là tên họ; Cognomen: cũng là tên họ nhưng được đặt theo đặc tính để
thêm sự phân biệt. Ví dụ tên Gaius Valerius Catullus thì Gaius: Praenomen; Valerius: Nomen; Catullus:
Cognomen. Ban đầu, chỉ tên những người thuộc gia đình quý tộc mới có hai thành phần : Praenomen và
Nomen. Cịn tên của giới hạ lưu chỉ có một thành phần : Praenomen.


Theo tác giả Varro (116-27 B.C.), số tên chính của người La Mã rất giới hạn, chỉ có 32 tên nhưng 18
tên là thông dụng: Appius, Aulus, Decimus, Gaius, Gnaeus, Kaeso, Lucius, Mamercus, Marcus, Marius,
Numerius, Publius, Quintus, Servius, Sextus, Spurius, Tiberius, Titus. Mỗi gia đình qúy tộc chỉ được chọn
một vài tên trên đây. Ví dụ gia tộc Claudii chỉ được chọn tên chính Appius; cịn gia đình Cornelli được chọn
các tên như Gnaeus, Lucius, Pubius, và Servius. Vì sự giới hạn, nên nhiều người có tên chính giống nhau,
thành ra tên Praenomen mất ý nghĩa và người ta thường viết tắt tên này.


Tiếp theo Praenomen là Nomen. Từ Nomen trong hệ thống tên người La Mã được Bách Khoa Từ Ðiển
Britannica[74]<sub> định nghĩa là tên gia tộc phụ hệ, tức tên họ. Như vậy, ban đầu Nomen là tên họ. Cũng như tên</sub>


chính, Nomen cũng chỉ có một số tên như Antonius, Aurelius, Claudius, Cornelius, Fabius, Tullius. Tên
Nomen dành riêng cho các gia đình quý tộc nên dù số tên họ Nomen có giới hạn, cũng đáp ứng đủ nhu
cầu. Ðến khi xã hội La Mã có nhiều gia đình qúy tộc hơn, thì người ta sáng chế thêm thành phần thứ ba mà
họ gọi là Cognomen.


Cognomen cũng là tên họ như Nomen, nhưng là các từ chỉ đặc tính, giống với đặc tính tên họ mà ta
thấy ngày nay tại các nước trên thế giới, như tên họ xuất phát từ tên nghề nghiệp, từ nét đặc thù trên cơ
thể, từ địa danh. Ví dụ tên họ Cicero có nghĩa là hạt đậu, Pictor: họa sĩ, Plautus: chân bằng, Tacitus: yên
lặng. Vậy trải qua thời gian, cuối cùng tên người La Mã gồm ba thành phần: Praenomen + Nomen +
Cognomen, tức Tên Chính + Tên Gia Tộc + Tên Họ. Ví dụ tên của văn hào Cicero là Marcus Tullius Cicero
(106-43 TCN), và tên của danh tướng Caesar là Gaius Julius Caesar (100-44 TCN). Ðiều đáng chú ý là hệ
thống tên gồm ba thành phần trên vẫn chỉ dành cho giới qúy tộc và nó tồn tại suốt thời đại đế quốc La Mã
và các nước thuộc địa. Về sau, vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, hệ thống tên của người La Mã
bị tàn dần lụi vì hai lý do:



a. Dân nơ lệ được giải phóng: Mỗi khi người nơ lệ được giải phóng, họ lấy tên chủ nhân làm tên của
mình. Nhưng khi hàng triệu người trong các thuộc địa được giải phóng, trở thành cơng dân La Mã cả, thì ai
cũng có danh xưng gần giống nhau, thành ra hệ thống tên người La Mã mất ý nghĩa, khơng đáp ứng được
nhu cầu phân biệt. Ví dụ văn hào Marcus Tullius Cicero giải phóng ba người nơ lệ Syria, cả ba người đó sẽ
mang tên Marcus Tullius Syria.


b. Sự xuất hiện đạo Thiên Chúa: Đang khi hệ thống tên của người La Mã mất dần ý nghĩa thì đạo Thiên
Chúa xuất hiện. Tín đồ tơn giáo này không thiết tha với các tên La Mã cũ vì họ là nạn nhân của giai cấp quý
tộc trong các cuộc cấm đạo. Thay vào đó, họ lấy tên những người mà giáo hội Kitô Giáo nhận là thánh để
đặt cho mình. Ví dụ Petrus, Joannes, Maria, Thimotheus, Laurentius. Trong lúc Kitô Giáo ngày càng phát
triển và lan tràn khắp Âu Châu thì đế quốc La Mã bước vào giai đoạn suy tàn. Hệ thống tên của La Mã bị
mất đi, phải chờ đến thế kỷ thứ 10, Âu Châu mới có hệ thống tên họ mới.


<b>2. Hệ Thống Tên Họ Của Người Do Thái:</b> Người Do Thái rất chú trọng đến vấn đề gia phả, người
được kính trọng là người giữ được dịng máu thuần túy Do Thái[75]<sub>. Do vậy, từ ngữ tên họ đã thấy xuất hiện</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

ngày nay về tên họ. Ý nghĩa gần nhất để chỉ tên họ là các tên Rechabites, Korahite tức tên các ông tổ
chung. Đến đầu Công Nguyên, ta thấy người Do Thái đã manh nha biết dùng hệ thống tên họ. Mỗi khi muốn
phân biệt người này với người nọ, họ thêm các chi tiết như là con ai, sinh quán ở đâu, nghề nghiệp gì. Các
ví dụ sau đây được trích trong kinh thánh Tân Ước: Simon Barjonas nghĩa là ông Simon con ông Jonas (tiếp
đầu ngữ Bar có nghĩa là con), hay Judas Barsabas: Judas con ông Sabas. Về sinh quán, trong Tân Ước ta
thường gặp các tên như: Judas người Galilean, Simon người Canaan. Về nghề nghiệp, ta gặp các tên như
Philip, Thomas, Mathew là các người thu thuế. Về tính tình, ta có các tên Judas Iscariot, kẻ sẽ phản bội. Các
chi tiết trên về sau được người tây phương thời Trung Cổ áp dụng trong việc hình thành tên họ.


Cũng trong Tân Ước, trong bản dịch tiếng Việt của linh mục Trần Văn Kiệm, ta gặp kiểu nói Simon biệt
danh Phêrô và bản dịch tiếng Anh ta gặp Simon surnamed Peter. Với bản dịch tiếng Anh, từ ngữ surnamed
làm ta lầm tưởng ơng Simon có tên họ là Phêrơ vì surname có nghĩa là tên họ. Tuy nhiên, theo nhà tính
danh học Elsdon C. Smith thì tên Phêrơ chỉ là tên khác của ơng Simon[76]<sub>. Tóm lại, vào thời gian đầu Cơng</sub>



Ngun, người Do Thái mới chỉ có khái niệm về tên họ.


<b>3. Hệ Thống Tên Họ Mới Tại Âu Châu</b>: Hệ thống tên họ mới tại Âu Châu xuất hiện khoảng cuối thế kỷ
thứ 10 và kết thúc vào thế kỷ 16[77]<sub>. Vì mới xuất hiện, nên các nhà tính danh học biết khá rõ về nguồn gốc và</sub>


tiến trình phát triển. Ơng Elsdon C. Smith, trong tác phẩm The Story of Our Names, đưa ra lý thuyết cho
rằng muốn hiểu nguồn gốc phát sinh tên họ tại xã hội nào, ta cần biết tổ chức xã hội và hình thái kinh tế vào
thời điểm đó. Áp dụng lý thuyết trên, ơng nghiên cứu nguồn gốc phát sinh tên họ tại Anh Quốc[78]<sub>. </sub>


Năm 1066, dân số Anh vào khoảng 2 triệu người, trong đó hơn 90% cư ngụ trong các trang ấp của các
lãnh chúa. Số còn lại sống trong 10 thành phố mà nơi lớn nhất là Ln Đơn có khoảng 35,000 người. Vào
thời đó, dân Anh chia làm hai giai cấp: giai cấp tự do và giai cấp nông nô hay nơ lệ. Giai cấp tự do gọi là
Freeman[79]<sub>, có quyền sở hữu đất đai, thú vật. Thành phần này chiếm tỷ lệ rất nhỏ và được gọi chung là địa</sub>


chủ (Franklin). Cịn hầu hết dân cư thuộc giai cấp nơng nô, được gọi là Villeins và Servi.


Tại nông thôn, đứng đầu tầng lớp địa chủ là Lord mà ta gọi là lãnh chúa. Mỗi lãnh chúa sở hữu một hay
nhiều trang ấp. Lãnh chúa có thể là một bá tước, quý tộc, một người tự do, một giám mục (Bishop), bề trên
tu viện (Abbot), giới chức giáo hội. Dưới quyền lãnh chúa là một quản gia, gọi là Steward mà nhiệm vụ chính
là đại diện lãnh chúa điều khiển cơng việc sản xuất và tịa án trong các trang ấp. Dưới quản gia là một đốc
công, gọi là Bailiff mà nhiệm vụ chính là đốc thúc thợ thuyền làm việc. Trường hợp lãnh chúa có nhiều trang
ấp thì mỗi nơi có một phụ tá quản gia gọi là Reeve. Ngày nay, chữ này được hiểu là quận trưởng, thị
trưởng, chủ tịch xã.


Về các thợ thuyền trong trang ấp, có các thợ mộc (Carpenter), người đánh xe (Carter), thợ cày
(Plowman), thợ làm bánh xe (Wheelwright), tiều phu (Woodwright), người trông coi rừng (Forester),
(Woodward), người coi công viên (Parker), thợ nuôi ong (Beekeeper), người chăn chiên (Shepherd), chăn
bò (Oxherd, sau biến thành tên Oxford), thợ rèn (Smith), thợ xay bột (Miller), thợ làm bánh (Baker) v.v…


Tại thành thị, cư dân chia làm phường hội. Có hai loại phường hội: phường hội nghề nghiệp và phường


hội thương mại. Phường hội thương mại bao gồm tất cả những người buôn bán gọi là Merchant hay
Tradesmen. Phường hội nghề nghiệp có các nghề như thợ vàng bạc (Goldsmith), thợ dệt (Weaver), thợ
thuộc da (Skinner), thợ làm cung (Fletcher), thợ làm tên (Arrowmaker), thợ mộc (Carpenter) v.v… Các người
thợ làm việc tại nhà mình. Vào năm 1340, ơng Elsdon C. Smith cho biết tại Ln Đơn có khoảng 40 phường
hội nghề thủ cơng[80]<sub>. Đứng đầu mỗi phường hội là người có chức Alderman. Chữ này nay được hiểu là ủy</sub>


viên thành phố. Dưới quyền ơng là các viên chức có danh xưng giống như các viên chức ở trang ấp như
Steward, Bailiff, Deans, Chaplain, Skevens (sau biến thành tên họ Stevens), Usher v.v…


Đó là hình ảnh khái qt thành phần xã hội tại các nước tây phương vào thời Trung Cổ. Tuy thế, cũng
đủ để ta thấy tiến trình phát sinh tên họ. Tất cả những danh xưng chỉ người và chức vụ trên đây đã biến
thành tên họ của những người nói tiếng Anh trên thế giới. Và tiến trình phát sinh tên họ tại Âu Châu cũng
giống tiến trình của Anh Quốc.


Theo lý thuyết của Elsdon C. Smith, tại bất cứ xã hội nào, khi dân cư còn thưa thớt, phương tiện giao
thơng cịn giới hạn, quyền sở hữu đất đai cịn nằm trong tay một thiểu số, thì người ta chỉ cần tên riêng mà
khơng cần tên họ, vì nhu cầu phân biệt các cá nhân chưa cần thiết. Hơn nữa, vấn đề kế thừa tài sản chưa
cần đặt ra vì đại đa số dân chúng thuộc tầng lớp vô sản. Tại Anh Quốc, trước thế kỷ thứ 10, đàn ơng thường
chỉ mang những tên chính như William, John, Robert v.v… Đàn bà mang những tên như Lucy, Alice, Agnes
v.v… Nhưng khi phương tiện giao thông phát triển, dân số gia tăng, nhiều người có quyền tư hữu, thì nhu
cầu tên họ bắt đầu xuất hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

Hall, Franklin v.v…Sau lãnh chúa và địa chủ, giai cấp nông nơ, thợ thuyền, và giới thương mại cũng bắt đầu
có tên họ, nhưng theo một tiến trình khác.


Như trên đã nói, mỗi trang ấp thời Trung Cổ có một giáo đường Kitơ Giáo và một tồ án mà nhiệm vụ
chính là xét xử các vụ tranh tụng và cấp phát giấy tờ hành chính. Lúc trang ấp cịn ít người, công việc trên
rất đơn giản. Vị linh mục khi làm phép rửa tội, chỉ ghi tên người đó vào sổ để lưu trữ. Thơ ký toà án cũng chỉ
cần ghi tên riêng như John, Davis, Anthony là đủ vì mọi người đều biết đó là ai. Nhưng khi dân số gia tăng,
vị linh mục chính xứ cũng như tồ án thấy cần có thêm chi tiết để phân biệt người này với người nọ, nên đã


thêm những chi tiết vào đàng sau tên chính, như bố mẹ là ai, làm nghề nghiệp gì, hình dạng ra sao, hiện
đang ở đâu. Tất cả những chi tiết đó của giáo đường và tồ án dẫn đến việc hình thành tên họ của người
tây phương ngày nay. Điều này cũng giải thích được tại sao tên họ người tây phương được viết sau tên
chính, trái với tục lệ Trung Quốc, Việt Nam, Đại Hàn là tên họ đặt trước tên chính.


<b>TIẾT B: CÁC NGUỒN PHÁT SINH TÊN HỌ TẠI ÂU CHÂU</b>


Các nhà tính danh học Âu Châu và Mỹ Châu dựa trên chi tiết thêm vào đàng sau tên chính để đưa ra lý
thuyết xếp loại và giải thích nguốn gốc tên họ. Sau khi được kiểm nghiệm tại các xã hội, lý thuyết trên đã trở
thành định luật của ngành tính danh học. Theo nhà tính danh học Elsdon C. Smith, nguồn gốc tên họ của
con người nói chung được chia làm bốn nhóm chính. Mỗi nhóm lại chia ra nhiều nhóm phụ. Bốn nhóm chính
là:


-Từ ngữ chỉ nghề nghiệp hay chức vụ biến thành tên họ.


-Từ ngữ chỉ địa danh hay nguồn gốc chủng tộc biến thành tên họ.
-Từ ngữ chỉ đặc điểm cơ thể, tính tình hay biệt hiệu biến thành tên họ.
-Tên riêng của cha, hay tên thánh biến thành tên họ.


Giáo sư Elsdon C. Smith đã phân tích 7000 tên họ phổ biến nhất ở Hoa Kỳ và thấy tỉ lệ tên họ ở Hoa Kỳ
được phân phối theo 4 nhóm như sau:


Ðịa danh: 43.13%


Tên riêng của cha hay tên thánh : 32.23%
Tên nghề nghiệp : 15.16%


Từ chỉ đặc điểm cơ thể, tính tình, biệt hiệu : 9.48%[81]<sub>.</sub>


Tác giả C.N. Matthews, trong tác phẩm English Surnames xuất bản tại Luân Ðôn năm 1966, đã phân tích


tên họ các dân biểu hạ viện Anh cho thấy:


Ðịa danh: 36.5%


Tên riêng của cha hay tên thánh: 33%
Tên nghề nghiệp: 17.5%


Từ chỉ đặc điểm cơ thể, tính tính, biệt hiệu: 13%[82]<sub>.</sub>


Tỷ lệ 4 nhóm trên cũng khơng phân phối đồng đều ở các quốc gia khác nhau. Ở Ái Nhĩ Lan, Tô Cách Lan,
xứ Wales, Tây Ban Nha đa số tên họ thuộc nhóm tên riêng của cha hay tên thánh. Ở Anh, Ðức, Pháp đa số
tên họ thuộc nhóm địa danh. Ở Ý, Bồ Ðào Nha nhiều tên họ thuộc nhóm từ chỉ đặc điểm cơ thể hay biệt
hiệu.


<b>1. Từ Ngữ Chỉ Nghề Nghiệp Hay Chức Vụ Biến Thành Tên Họ:</b> Chúng tôi không thể liệt kê hết được
tên nghề nghiệp, tên chức vụ biến thành tên họ, chỉ trưng ra một số thí dụ điển hình tại một số quốc gia để
chứng minh cho lý thuyết này. Ví dụ:


a. Tên nghề nghiệp biến thành tên họ: Thợ rèn, thợ sắt: Tại Anh, Mỹ: Smith. Pháp: Ferris, Fernald,
Faure, Le Fevre. Tại Đức: Schmidt, Schmitz, Schmitt, Schmith. Tây Ban Nha: Ferraro, Ferrer, Herrera. Tại
Syria: Haddad. Phần Lan: Seppanen. Hung Gia Lợi: Kovacs. Nga: Kowalsky, Kuznetsov. Tiệp Khắc: Kovar,
Kovarik. Ba Lan: Kovalik, Kowalski, Kowalczyk.


Thợ mỏ: Anh Mỹ: Minor, Miner, Collier (do Coal:than). Đức: Koehler, Kohler. Ba Lan: Weglarz. Ý Đại
Lợi: Carbone. Tây Ban Nha: Arquilla. Tiệp Khắc: Hornik. Pháp: Ménier.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

Thợ đóng giầy: Anh Mỹ: Shoemaker, Sutter, Boot. Pháp: Lesueur, Chapin. Ý: Scarpelli. Tiệp Khắc:
Svec. Hung Gia Lợi: Varga, Balogh. Ukraina: Sevenko.


Thợ dệt: Anh Mỹ: Weaver, Webb, Webber. Hung Gia Lợi: Takacs. Đức: Weber. Nguyên nghề nghiệp


liên quan đến quần áo biến thành tên họ, tác giả Gustave Fransson, trong tác phẩm Middle English
Surnames of Occupation 1100-1350, đã liệt kê được 165 tên.


Thương gi a thành tên họ: Anh: Chapman, Chatman, Merchant. Pháp: Marchand, Mercier, Minot.
Đức Kraemer.


b. Tên chức vụ biến thành tên họ: Vào thời Trung Cổ, Kitơ Giáo có ảnh hưởng lớn tại Âu Châu nên các
chức vụ trong tôn giáo biến thành tên họ. Ví dụ ở Anh Mỹ có họ Pope: giáo hoàng, họ Bishop: giám mục, họ
Abbot: bề trên tu viện, họ Priest: linh mục. Họ Clark (do Clerk) người giữ sổ sách trong xứ đạo. Ở Đức có
các họ: Pfaff, Pabst. Nga có Popov. Hy Lạp có Pappas. Ba Lan có Kaplan, Caplan. Pháp có các họ
Chevallier, Maréchal, Prévost, Clerc, Abbey, Évêque. Theo ông Smith, các họ chỉ phẩm trật giáo hội khơng
phải vì họ là giáo hoàng, bề trên tu viện, giám mục mà vì họ có dáng dấp, cử chỉ hoặc có thiện cảm với các
phẩm trật đó. Tên các chức vụ quân đội biến thành tên họ như Anh Mỹ có họ Knight: lính cận vệ. Pháp có
họ Chevallier, Pointe: lính kỵ mã. Đức có Ritter, Herrmann.


Tên các chức vụ hành chánh thành tên họ: Pháp: Maire: Thị Trưởng, Gouverneur: Toàn quyền. Anh,
Mỹ: Govern, Alderman. Đức: Rathmann. Người thâu thuế Anh Mỹ: Toler, Toll, Gabler. Pháp: Shockett. Đức:
Zoll, Zoller.


<b>2. Các Từ Liên Quan Ðến Môi Trường Ðịa Lý Biến Thành Tên Họ:</b> Các từ chỉ địa danh biến thành
tên họ có rất nhiều như: Hill (đồi), Lake (hồ), Hall (lâu đài), Field (cánh đồng), Meadow (đồng cỏ), Church
(nhà thờ).


Tên quốc gia biến thành tên họ như họ France của Pháp, họ England của Anh.


Tên địa phương trở thành tên họ như tại Pháp có các tên Avignon, Breton, Lebreton, Normand,
Lenormand. Tại Anh, các địa danh như Kenti, Cornish, Devonish,Yorkshire biến thành tên họ.


Tên các thành phố biến thành tên họ như Norfolk, Northampton, Cambridgeshire.



Tên đồi, núi thành tên họ: Anh Mỹ có tên họ: Hill, Copley, Coppinger, Clinton. Tại Đức: Besler, Buehler,
Spitzer, Nierman. Pháp: Dumont, Depew. Ý: Costa, Colletti, Zola. Hung Gia Lợi: Hegy. Ái Nhĩ Lan: Bryant,
Phần Lan: Maki. Nga: Gorin.


Sơng ngịi, suối, hồ thành tên họ: Anh Mỹ có tên họ: Lake, Mott, Vose, Foss, Rynne, Flood, Floyd. Ái
Nhĩ Lan: Monroe hay Munro (người ở gần sông Roe) Ford. Tây Ban Nha: Rio. Phần Lan: Joki. Đức: Breger,
Kling, Klink. Pháp: Dupont (người ở gần cầu).


Cây cỏ: Anh Mỹ có tên họ Wood, Emsly, Ashcraft, Hazlett (tên ba loại cây). Đức và Thụy Sĩ: Rusch.
Pháp: Broussard, Olivier. Ba Lan: Dabrownski.


Tên súc vật biến thành tên họ: Anh Mỹ có họ Raven: qụa đen, wolf: chó sói, Lamb: cừu, Cheerver, Kidd,
Haver : con dê, Fish: con cá. Ý Ðại Lợi có tên Capra, Leo: sư tử. Đức: Bock. Tên ngựa biến thành tên họ
như Ý có họ Cavallo, Chevallo. Ba Lan: Siwek. Đức: Scheck, Schell.


<b>3. Từ Ngữ Chỉ Đặc Điểm Cơ Thể, Tính Tình, Biệt Hiệu Biến Thành Tên Họ:</b> Các từ ngữ chỉ màu sắc
da tóc, thân hình béo gầy, mạnh khoẻ, ốm yếu, đều có thể biến thành tên họ. Ví dụ:


Màu sắc da tóc: Tại Anh Mỹ có các tên họ Brown (nâu), Blake (do từ black: đen), White (trắng), Reed
(do từ Red: đỏ). Đức: Brun, Bruns, Braun, Brauneis, Bruhn (nâu). Ý Đại Lợi: Bruno (nâu). Tô Cách Lan:
Bissett. Nga: Chernoff. Tiệp: Cherney. Pháp có họ Lerouge, Roux, Roussel, Roussseau, Roujon là màu đỏ.


Từ ngữ chỉ người hói đầu: Mỹ, Anh có họ Bald (hói) Balch, Ballard, Baldwin. Pháp: Coffin, Chavin. Đức
Glatz. Ái Nhĩ Lan: Mullin. Ý: Luna


Các từ chỉ người bèo gầy, cao thấp: Anh Mỹ có họ Tall, Big, Biggs, Hager, Long, Longfellow. Tơ Cách
Lan: Laing. Ái Nhĩ Lan: Langan. Đức: Feltz, Hoch, Homan, Lang, Langer. Pháp: Long, Lelong, Legrand. Ý:
Longo. Tây Ban Nha: Statura. Hy Lạp: Makris.


Từ ngữ chỉ đầu to, đầu bé. Ý có họ Caputo, Capone là đầu to. Ukraine: Glowacki. Pháp có Tester hay


Testard nghĩa là đầu khơng bình thường v.v…


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

a. Tên cha biến thành tên họ: Người con có thể giữ ngun tự dạng tên chính của cha làm tên họ, hoặc
biến đổi đi chút ít. Ví dụ từ một tên chính Gregory ta có các tên họ Gregg, Grigg, Greggs, Griggs, Greig. Tên
Gilbert biến thành Gibbs, Gibbons, Gibbin, Gipps. Trường hợp này thông thường cha là người nổi tiếng nên
con nhận tên cha làm tên họ[83]<sub>. Số tên họ tại Âu Châu và Mỹ Châu, sở dĩ nhiều hơn số tên họ Việt Nam và</sub>


Trung Quốc là nhờ cách thức biến đổi này. Ngoài ra, người Âu Châu và Hoa Kỳ còn áp dụng phương pháp
thêm tiếp đầu ngữ hay tiếp vĩ ngữ để biến thành tên họ. Ví dụ ơng John có con và muốn lấy tên cha làm tên
họ, ông thêm chữ “son” vào sau chữ John thành Johnson, nghĩa là con ông John. Bảng tóm tắt sau đây cho
thấy nhiều quốc gia áp dụng nguyên tắc này, chứng tỏ khái niệm huyết thống rất phổ biến trên thế giới.


<b>Tên nước</b> <b>Tên cha</b> <b>Tiếp đầu ngữ</b> <b>Tiếp vĩ ngữ</b> <b>Tên họ con</b>


Anh/Mỹ John Son Johnson


Hy Lạp Nicolo Pulous Nicolopoulous


Anglosaxon Brown Ing Browning


Ái Nhĩ Lan Donnel Mac/Mc MacDonnel


Ái Nhĩ Lan Brien O’ O’Brien


Na Uy Soren Sen/Son Sorensen


Ý Leo De Deleo


Tây Ban Nha Rodrigue Ez Rodriguez



Nga/Slave Romanov Itch Romanovitch


Armenian Boghos Ian Boghosian


Pháp Pierre De Depierre


Ðức Mendels Sohn Mendelssohn


Do Thái Hur Ben Ben-Hur


Ấn Ðộ Tima Bin, walad Bin Timaji


Syria Zillai Bar Barzillai


Welsh John Ap,Up,Ab Upjohn


Nam Dương Sukarno Putri Sukarnoputri


b.Tên thánh hay tên chính biến thành tên họ: Tây phương chịu ảnh hưởng Kitô Giáo nên rất nhiều tên
thánh tức tên chính biến thành tên họ. Sau đây là một số họ điển hình:


Thánh mà người Việt gọi là Giacơbê thì tại Mỹ có tên họ Jacob, Jacobsen. Pháp: Jacob, Jacques. Đức:
Jacobi, Jacoby, Jakob, Kob, Kopp. Ý đại lợi: Giacomo, Giacomelli, Pucci. Ba Lan: Jakubowski. Nga: Kubik.
Scandinavian: Jacbobsen. Tây Ban Nha: Diaz. Bồ Đào Nha: Diego.


Thánh mà người Việt gọi là Micae thì Mỹ có tên họ Michael, Mitchel. Bảo Gia Lợi: Mihailovic. Tiệp Khắc:
Mihalek, Miskovic. Phần Lan: Mikkonen. Pháp: Michel, Michet, Michaud. Đức: Machael. Hy Lap: Mikalonis,
Miklos. Ý: Miceli, Michini. Lithuanian: Mikus. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha: Miguel.


Thánh mà người Việt gọi là Máccơ thì người Mỹ có tên họ Marks. Đức: Marx. Tiệp Khắc: Markovitz.


Pháp Marc. Hy Lạp: Markopuolos. Ý: Marco. Marcelli, Marcetti. Ba Lan: Marek, Marcinek. Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha: Marquez. Ukraine: Marchik.


<b>TIẾT C: SỐ TÊN HỌ VÀ SỰ PHÂN PHỐI TÊN HỌ TẠI TÂY PHƯƠNG</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

đứng đầu danh sách, dòng họ Smith đông người nhất: khoảng 2,238,400 người, và họ Ricks xếp hạng thứ
2000 có 14,201 người. Tại sao Hoa Kỳ lại có nhiều tên họ? Câu trả lời là vì hai nguyên nhân:


Thứ nhất: Tại Hoa Kỳ có nhiều sắc dân di cư đến, và mỗi khi một người nhập quốc tịch, Hoa Kỳ lại có
thể có thêm một họ mới.


Thứ hai: Một tên họ của người Âu Mỹ có thể biến thành nhiều họ. Ví dụ từ một họ Robb biến ra Robbie,
Robie, Robin, Robbins, Robeson, Robison, Robson.


Về sự phân phối tên họ, nhờ sẵn phương tiện kỹ thuật, nên tại tây phương, sau mỗi cuộc kiểm kê dân
số, người ta biết khá chính xác dịng họ nào có bao nhiêu người, đang tập trung cư ngụ ở đâu. Cuộc kiểm
kê dân số đầu tiên tại Hoa Kỳ được thực hiện vào năm 1790. Lúc đó dân số chỉ có 2,505,371 người và tổng
số tên họ là 27,337. Đến năm 1964, dân số Hoa Kỳ là 150 triệu người, số tên họ là 1,091,522. Sau đây là
danh sách 10 tên họ có đơng người nhất vào năm 1790, 1964 và 1990. So sánh, ta thấy sau 200 năm, số họ
có đơng người nhất hầu như khơng thay đổi[85]<sub>. </sub>




<b>Thứ tự</b>

<b>Năm 1790</b>

<b>Năm 1964</b>

<b>Năm 1990</b>



1

Smith

Smith

Smith



2

Brown

Johnson

Johnson



3

Johnson

Williams

Williams




4

Jones

Brown

Jones



5

Davis

Jones

Brown



6

Clark

Miller

Davis



7

Williams

Davis

Miller



8

Miller

Wilson

Wilson



9

Wilson

Anderson

Moore



10

White

Taylor

Taylor



Theo thống kê 1974 của cơ quan An Ninh Xã Hội, Hoa Kỳ có 1,286,556 họ khác nhau. Họ Smith vẫn
đơng nhất chiếm 2,382,509 người. 7 họ khác có trên 1 triệu người, theo thứ tự nhiều ít là Johnson, Williams,
Brown, Jones, Miller, David, Martinez. Có 3169 họ có trên 10,000 người và tổng số người mang những họ
này chiếm 56% dân số[86]<sub>. </sub>


2. Số Tên Họ Và Sự Phân Phối Tên Họ Tại Âu Châu:


a. Tại Pháp: Giáo sư Albert Dauzat cho biết, căn cứ theo cuộc điều tra của các sinh viên thì chỉ trong
vùng nói tiếng Pháp chính gốc, có khoảng 80,000 họ. Nhưng nếu kể các vùng phụ cận như Lorrain, Alsace,
Flandre thì tổng số các họ có thể gấp đơi. Các tên họ phổ biến nhất là Martin, Lefèvre, Petit, Durand, Dubois.
Các họ này phổ biến đến độ người ta dễ lầm người này với người khác. Do vậy, Pháp có câu tục ngữ<i>: Il y a</i>
<i>plus d’un âne à foire qui s’appelle Martin</i>, nghĩa là: <i>Ở chợ, chú lừa nào cũng tên là Martin cả.</i>


b. Tại các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha: Họ có đơng người : Garcia, Fernandez, Lopez, Gonzalez, và
Rodriguez.



c. Tại Hung Gia Lợi: Họ phổ biến nhất là tên họ liên quan đến nghề nghiệp: Kovacs: thợ rèn,Varga: thợ
đóng giầy, Asztalos: thợ mộc, Szabor: thợ may.


d. Tại Đức: Năm tên họ phổ biến nhất là: Schmidt, Mueller, Meyers, Schulz, Hoffmann.


<b>TIẾT D: SỰ BIẾN ĐỔI TÊN HỌ TẠI HOA KỲ</b>


Tại bất cứ xã hội nào, người ta đều có thể thay đổi tên họ. Riêng tại Hoa Kỳ, người dân thay đổi tên họ
vì một trong những lý do sau đây:


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<b>2. Đổi Tên Họ Để Dễ Đọc, Dễ Viết: </b>Người di dân đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, dù có tên được viết
bằng mẫu tự Latin, nhưng khó đọc, khó viết, nên đổi họ. Điều chú ý là chỉ hình thức tên họ biến đổi, cịn ý
nghĩa khơng biến đổi. Ví dụ tên Czajkowski của người Ba Lan có nghĩa là “chim hải âu” thì khi đổi sang Anh
Ngữ, lấy là Gull có nghĩa là chim hải âu. Người Đức có tên họ là Braun đổi thành Brown (màu nâu),
Schneider thành Taylor (thợ may).


<b>3. Đổi Tên Họ Vì Bất Mãn Gia Đình, Dịng Tộc:</b> Người Hoa kỳ thường đổi tên họ để tránh cái nhìn
thiếu thiện cảm của cơng chúng đối với dịng tộc có người làm chuyện xấu xa. Một ví dụ điển hình là khi Al
Capone, tên trùm khét tiếng của băng đảng Mafia bị kết án tử hình, thì cả dòng họ Capone ở Hoa Kỳ đã đổi
sang họ khác.


<b>4. Đổi Tên Họ Vì Sợ Bị Ngược Đãi:</b> Trong hai cuộc thế chiến vừa qua, người Hoa Kỳ đã nhìn người di
dân Đức, Nhật với con mắt nghi kỵ thù ghét. Do vậy, ở Mỹ, nhiều người Đức, Nhật đã thay đổi tên họ để che
dấu tung tích. Tại Hoa Kỳ có phong trào bài Do Thái nên nhiều người Do Thái đổi sang tên họ giống người
Anh hay Ái Nhĩ Lan để dễ bề làm ăn buôn bán.


<b>5. Đổi Tên Họ Để Xóa Bỏ Quá Khứ:</b> Trường hợp này thường áp dụng cho người di dân Do Thái.
Trước khi đến Hoa Kỳ, người Do Thái cư ngụ ở Đức, Nga. Tại các nước này, dưới chế độ độc tài phát xít,


họ bị ngược đãi, phải nhận những tên họ có ý nghĩa xấu. Khi đến Hoa Kỳ, họ đổi tên có ý nghĩa tốt đẹp hơn.
Ví dụ dưới thời Hitler, người Do Thái ở Đức phải nhận tên họ xấu như Ochsenschwanz nghĩa là “đi bị”.
Khi đến Hoa Kỳ, họ nhận tên mới là Freedman có nghĩa là”người được tự do”.


<b>6. Đổi Tên Họ Để Có Tên Đẹp Hơn</b>: Trường hợp này thường áp dụng cho các minh tinh tài tử vì lớp
người này cần có tên hoa mỹ để lơi cuốn khán giả. Ví dụ Richard Burton, chồng của tài tử Elizabeth Taylor
có tên thực là Richard Jenkins. Minh tinh Joan Crawford có tên thực là Lucille Le Sueur. Cô đào Marilyn
Monroe, người mà thiên hạ đồn đốn có dính líu tình ái với Tổng Thống John F. Kennedy, có tên thực là
Norma Jean Mortenson.


<b>7. Đổi Tên Họ Để Tránh Mạng Lưới Pháp Luật</b>: Một người phạm pháp thường đổi tên họ để che dấu
tung tích, trốn tránh những cuộc truy lùng của giới hữu trách.




<b>MỤC III: SO SÁNH TÊN HỌ TÂY PHƯƠNG VỚI TÊN HỌ TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM.</b>


Vì nhiều tên họ Việt giống tên họ Trung Quốc nên khi so sánh là ta đối chiếu một bên là Âu Mỹ, bên kia
là Trung Quốc và Việt Nam. Ta sẽ xét điểm tương đồng và dị biệt.


<b>TIẾT A: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG</b>


Một cách tổng quát, tên họ Âu Mỹ hầu như hoàn toàn tương ứng về mọi phương diện với tên họ Trung
Quốc và Việt Nam. Sau đây xin trưng ra một số ví dụ để chứng minh cho kết luận này:


<b>1. Tên Liên Quan Đến Địa Danh Và Khu Vực Địa Lý</b>: Bao gồm tên nước, tên làng, tên thành, phương
hướng, đồi núi, cây cối, súc vật.


a. Tên nước: Nếu Âu Mỹ có các họ French, English, Scott, Walsh, Flemming là tên các nước Pháp, Anh,
Tơ Cách Lan, xứ Wale, Flander, thì Trung Quốc và Việt Nam có các họ Tần, Tề, Ngơ, Việt, Sở, Trần, Thái,


Trịnh, Ngụy, Hàn v.v… là tên các nước thời Xuân Thu-Chiến Quốc.


b. Tên làng: Nếu Trung Quốc và Việt Nam có các họ Hác, Hồng, Bi, là các tên làng, thì Âu Mỹ có các họ
Avery do tên làng Evreux ở Pháp, họ Bellow do tên làng Bellou hay Belleau ở Pháp. Các tên họ St. John,
St. Clair, St. George đều là các tên làng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

d. Về phương hướng: Nếu Trung Quốc có các họ Đơng, Tây, Nam, Bắc, thì Âu Mỹ cũng có các họ East,
West, South, North.


e. Tên đồi, núi, rừng, sông: Âu Mỹ có Mont (núi), Hill (đồi), Forest (rừng), Meadow (đồng cỏ), River
(sơng). Việt Nam Trung Quốc có họ Giang, Sơn, Lâm, Hà.


f. Tên cây cối: Âu Mỹ có các họ Pine (cây tùng), Rice (lúa) Cherry (anh đào) Trung Quốc và Việt Nam có
họ Tùng, Lê, Lý, Quế, Lâm.


g. Tên thú vật: Âu Mỹ có các họ Oiseau (chim), Deer (nai), Cheever (con dê), Cochon (heo), Chevallo
(ngựa), Boeuf (bò), Bass (cá bass). Trung Quốc có họ Mãng (trăn), Phục (rắn), Ơ (quạ), Điểu (chim), Ngưu
(trâu).


h. Tên đồ vật: Âu Mỹ có các họ Hammer (cái búa), Crystal (pha lê), Hoe (cái cuốc). Trung Quốc có họ
Cung (cây cung), Xa (xe), Quan (cái mũ),v.v...


<b>2. Tên Liên Quan Đến Nghề Nghiệp Và Chức Vụ:</b>


a. Nghề nghiệp: Nếu Trung Quốc và Việt Nam có các họ Ngư, Tiều, Canh, Mục, thì Âu Mỹ có các họ:
Fisher (ngư), Forester, Woodman (tiều), Plowman, Arkerman (canh), Sheepherd, Shipman, Berger (mục).


b. Chức vụ cơng quyền: Âu Mỹ có họ King (vua), Govern (thống đốc), Mayor, Meyers (thị trưởng). Trung
Quốc và Việt Nam có họ Hồng, Vương, Tư Mã.



c. Chức vụ tơn giáo: Trung Quốc có họ Vu và Hích lo việc tế tự đồng bóng. Âu Mỹ có các họ Pope ( giáo
hoàng), Bishop (giám mục), Abbot (bề trên tu viện).


d. Tên tước: Nếu Trung Quốc và Việt Nam có các họ Cơng, Hầu, Bá, Tử, Nam, Vương Tơn, Cơng Tơn,
Tơn Thất, thì tây phương có các họ Prince, Leroy, Roy, Marquis, Lecomte, Graft v.v…


<b>3. Tên Liên Quan Đến Đặc Điểm Trên Cơ Thể:</b>


a. Về vóc dáng: Âu Mỹ có các họ: Grand, Tall, Biggs (to), Flanky (gầy). Trung Quốc Việt Nam có họ Đại,
Tiểu.


b. Về màu sắc: Nếu Âu Mỹ có các họ Blanc, Leblanc, White (trắng), Brown, Brun (nâu), Blake (đen), thì
Trung Quốc và Việt Nam có họ Huỳnh, Hồng, Bạch. Hắc.


<b>4. Tên Liên Quan Đến Thân Tộc:</b> Nếu tại Âu Mỹ, người con có thể lấy tên chính của cha làm tên họ
như Johnson (con ông John), O’Brian (con ông Brian), McDonald (con ơng Donald) thì Trung Quốc có các
họ thuộc về thân tộc như Vương Tử, Vương Tôn, Công Tôn, Bá, Mạnh, Trọng , Thúc, Quý.


<b>TIẾT B: NHỮNG ĐIỂM DỊ BIỆT</b>


<b>1. Về Mục Đích</b>: Mặc dù tên họ người tây phương được khởi xướng từ các giáo sĩ nơi giáo đường,
nhưng khơng nhằm mục đích lễ giáo hay đạo đức mà nhắm mục tiêu hành chánh. Trong khi đó, tên họ của
người Trung Quốc cũng như Việt Nam, được các nhà lãnh đạo ban đầu đặt ra nhằm phổ biến lễ, làm cho
mọi người biết nguồn gốc tổ tiên để thờ cúng. Do mục đích này mà đa số tên họ của người Trung Quốc và
Việt Nam có ý nghĩa tốt đẹp, khơng đặt những tên họ có tính cách tiêu cực như họ con heo (cochon), đầu to,
đầu bé (caputo, capone) như của Âu Châu. Trung Quốc có đặt tên xấu như họ Mãng, họ Phục (rắn, trăn),
họ Ác nhưng là để trừng phạt một phạm nhân.


<b>2. Về Sự Biến Đổi Tên Họ</b>: Tên họ gốc Âu Mỹ có thể từ một họ biến ra năm bảy chục họ khác nhau nên
số tên họ tây phương có rất nhiều. Trong khi đó, Trung Quốc, Việt Nam cũng có sự biến đổi từ một họ ra


nhiều họ, như họ Vương ra Vương Tử, Vương Tôn, Công ra Công Tử, Công Tôn, Hạ ra Hạ Hầu, Nguyễn ra
Nguyễn Phúc, Công Tằng, Tôn Nữ, Tôn Thất. Tuy nhiên, số họ được biến đổi rất ít. Hơn nữa, người Trung
Quốc và Việt Nam có đổi họ thì chỉ đổi sang họ có sẵn, chứ khơng sang hẳn một họ mới như người Âu Tây.


<b>3. Về Nguyên Nhân Biến Đổi Tên Họ:</b> Người Âu Châu không bị ai ép buộc phải đổi tên họ. Nếu tên họ
khó đọc, khó viết, hoặc tên họ có ý nghĩa xấu như họ Cochon tức con heo chẳng hạn, họ có quyền thay đổi.
Sự thay đổi đó hồn tồn tự nguyện và chỉ cần tòa án ra phán quyết cho các viên chức hộ tịch thi hành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

người Trung Quốc cũng như Việt Nam, khi đổi họ, không cần qua thủ tục tư pháp nào. Ngày nay, tình hình
đã thay đổi. Nếu muốn đổi họ, người ta phải qua một thủ tục pháp lý như người Âu Châu.




<b>4. Về Số Lượng Tên Họ :</b> Số tên họ của người Âu Mỹ vượt xa rất nhiều so với tên họ người Trung
Quốc và Việt Nam. Lý do là từ một họ có thể sinh ra nhiều họ dưới hình thức khác nhau. Hơn nữa, người
tây phương hầu như lấy hết các địa danh nơi mình cư ngụ làm tên họ. Số tên họ thuộc địa danh nhiều đến
nỗi có những từ điển nói về tên họ xuất phát từ địa danh Ví dụ Giáo sư A.H. Smith viết English Place
N[87]<sub>ame Element. Christina Blakie viết Dictionary of Place Names. </sub>


Tại Trung Quốc và Việt Nam, tên địa danh biến thành tên họ cũng rất ít, chỉ một số tên nước thời Chiến
Quốc và một số tên Châu, Huyện, Làng, Ấp.


Về tên nghề nghiệp biến thành tên họ: Tên nghề nghiệp nào của Âu Châu thời Trung Cổ cũng biến
thành tên họ. Trong khi đó, tên nghề nghiệp của người Trung Quốc biến thành tên họ rất hạn chế, quanh
quẩn trong mấy nghề chính thuộc nơng nghiệp.


Tóm lại, một cách tổng quát, tên họ Âu Mỹ và tên họ Trung Quốc và Việt Nam giống nhau trên nhiều
phương diện. Tuy nhiên, cũng có sự dị biệt nhỏ. Nguyên nhân là vì tên họ của người tây phương do chính
dân chúng đặt ra nhằm thoả mãn mục tiêu hành chánh. Do vậy, nó đa dạng. Trái lại, tên họ của người Trung
Quốc và Việt Nam được các vua chúa đặt ra với mục đích duy trì tinh thần gia tộc, và phổ biến việc thờ cúng


tổ tiên, nên có sự hạn chế về số lượng, nhưng sâu sắc về mặt ý nghĩa.


<b> </b>




[1]<sub> Dẫn theo Vũ Hiệp. Tìm Hiểu Nguồn Gốc Và Sự Phát Triển Một Số Dòng Họ Tiêu Biểu Của Người Việt </sub>


Nam. Tập San Thế Kỷ 21, số 148, tháng 8 năm 2001, California, tr. 20-21.


[2]<sub> Lưu Khơn. Tự Học Chữ Hán. Sàigịn, 1968, tr. 8.</sub>
[3]<sub> Britannica. Sđd. Tr. 732.</sub>


[4]<sub> Ðài Loan Bách Tích Nguyên Lưu. Ðài Bắc, 1990, tr. 13.</sub>


[5]<sub> Lin Shan. What’s in Chinese Names. Federal Publications, Singapore, 1988, tr. 16.</sub>


[6]<sub> Wilkinson-Endymion. The History of Imperial China. Harvard University Press, 1973, tr. 126.</sub>
[7]<sub> Wilkinson- Endymion. Sđd. Tr. 126</sub>


[8]<sub> Ðặng Hiến Kình. Trung Quốc Tính Thị Tập. Ðài Bắc, 1971, tr. 65-68.</sub>


[9]<sub> Hồng A Tân. Tánh Thị Dữ Hoàng Tánh Nguyên Lưu Khảo. Ðài Bắc, 1965, tr. 132.</sub>
[10]<sub> Liao Fu Peng. Sđd. Tr. 14. </sub>


[11]<sub> Elsdon C. Smith. The Story…Sđd. 152.</sub>
[12]<sub> Nguyễn Bạt Tụy. Tlđd. Tr. 49.</sub>


[13]<sub> Bình Nguyên Lộc. Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam. Lá Bối, Sàigòn 1971. tr. 707-708.</sub>
[14]<sub> Vũ Hiệp. Tlđd. Tr. 21</sub>



[15]<sub> Nguyễn Ðình Hịa. Vietnamese Names and Titles. Selection of Readings on Social Cultural Values. San </sub>


Jose City College, 1990, tr. 19.


[16]<sub> Nguyễn Ngọc Huy. Tên Họ…Sđd. Tr. 160.</sub>


[17]<sub> Hà Mai Phương & Bảng Phong. Lược Khảo Về Tên, Họ Người Việt Nam. Phụ đính trong tác phẩm của </sub>


Nguyễn Ngọc Huy. Tên…Sđd. Tr. 258-270.


[18]<sub> Lê Trung Hoa. Họ Và Tên Người Việt Nam. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 2002. tr. 46.</sub>


[19]<sub> Liệt kê tên họ các sắc tộc thiểu số, phần lớn chúng tôi dựa vào tài liệu của TS Lê Trung Hoa. Sđd. TT. </sub>


38-46.


[20]<sub> Pierre Gourou. Les Paysans Du Delta Tonkinois. Paris, 1936, tr. 127.</sub>
[21]<sub> Vũ Hiệp. Tlđd. Tr. 22.</sub>


[22]<sub> Toan Ánh. Làng Xóm Việt Nam. Nếp Cũ. Sàigon, 1968, tr. 142.</sub>
[23]<sub> Sheau Yueh J. Chao. Sđd. Tr. 3-4.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

[26]<sub> Sử Ký Tư Mã Thiên Tập I. Sđd. Tr. 343.</sub>
[27]<sub> Sheau-Yueh J. Chao. In Search... Sđd tr. 6.</sub>
[28]<sub> Britannica. Sđd. Tr. 731.</sub>


[29]<sub> Phạm Cao Dương. Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam. Truyền Thống Việt, USA,1987, tr. 125.</sub>


[30]<sub> Thái Văn kiểm & Hồ Ðắc Ðàm. Việt Nam Nhân Vật Chí Vựng Biên. Nha Văn Hóa, Sàigịn, 1962, tr. 143.</sub>


[31]<sub> Vũ Hiệp. Tlđd. Tr. 20.</sub>


[32]<sub> Hà Mai Phương & Bảng Phong. Tlđd. Tr. 241-242.</sub>


[33]<sub> Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu. NXB Thuận Hóa ,1998, tr.288.</sub>


[34]<sub> Phạm Trọng Ðiềm (dịch). Ðại Nam Nhất Thống Chí. Tập 5, Thuận Hóa, Huế, 1997. Tr. 40</sub>
[35]<sub> Ðại Nam Nhất Thống Chí. Tập 5. Sđd. Tr.38.</sub>


[36]<sub> Nguyễn Khắc Ngữ. Mẫu Hệ Chàm. Nghiên Cứu Sử Ðịa, Montréal,1986, tr. 87.</sub>
[37]<sub> Nguyễn Bạt Tụy. Tlđd. Tr. 49</sub>


[38]<sub> Nguyễn Ðổng Chi. Sự Tồn Tại Của Quan Hệ Thân Tộc Trong Làng Xã Việt Nam. In trong Nông Thơn … </sub>


Sđd. Tr. 183.


[39]<sub> Bình Ngun Lộc. Sđd. Tr. 700-701.</sub>
[40]<sub> Vũ Hiệp. Tlđd. Tr. 19.</sub>


[41]<sub> Nguyễn Ngọc Huy. Quốc Triều… Sđd. Tr. 19.</sub>


[42]<sub> Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ Luật. Nhà In Viễn Ðệ, Huế, 1947, tr. 63.</sub>
[43]<sub> ÐVSKTB. Sđd. Tr. 112.</sub>


[44]<sub> Ðại Nam Nhất Thống Chí. Tập 3. Sđd. tr. 221. &</sub>


Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư. Tập 2. Sđ. tr. 79.


[45]<sub> Nguyễn Bạt Tụy. Tlđd. Tr. 55.</sub>
[46]<sub> Sheau Yeuh J. Chao. Sđd. Tr. 7.</sub>



[47]<sub> Linh Mục nguyễn Gia Ðệ & Trà Lũ Trần Trung Lương (chủ biên). Giám Mục Lê Hữu Từ. Hoa Lư, Canada,</sub>


2001, tr. 218.


[48]<sub> Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả. Thuận Hóa, Huế, 1995, tr. 113.</sub>


[49]<sub> Lê Thọ Xuân. Tiểu Sử Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu. Nhà in Nguyễn An Ninh, Sàigòn, 1959, tr. 47.</sub>
[50]<sub> Thái Văn Kiểm & Hồ Ðắc Ðàm. Sđd. Tr. 143.</sub>


[51]<sub> Trần Trọng Kim. Tập II. Sđd. Tr. 917.</sub>


[52]<sub> Trương Văn Chính (dịch). Ðại Nam Liệt Truyện. Tập 4. Thuận Hóa, Huế, 1977, tr. 475.</sub>
[53]<sub> Nhất Thanh. Ðất Lề Quê Thói. Ðường Sáng, Sàigịn, 1971, tr. 29.</sub>


[54]<sub> ÐVSKTT. Tập 2. Văn Hóa Thơng Tin, Hà Nội, 2000, tr. 16.</sub>
[55]<sub> ÐVSKTT. Tập 2. Sđd. Tr. 16.</sub>


[56]<sub> Lê Tắc. An Nam Chí Lược. Viện Ðại Học Huế, 1961, tr. 238.</sub>
[57]<sub> Nguyệt San Làng Văn,Toronto, Canada, số 125, 1995, tr. 17.</sub>
[58]<sub> ÐVSKTT. Tập II. Sđd. Tr. 510.</sub>


[59]<sub> ÐVSKTT. Tập II. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1998, tr. 361</sub>


[60]<sub> Trần Gia Phụng. Những Câu Chuyện Việt Sử. Tập II,Toronto Canada, 1999, tr. 123-125. </sub>
[61]<sub> ÐVSKTT. Tập II. Văn Hóa Thơng Tin, Hà Nội, 2000, tr. 632.</sub>


[62]<sub> ÐVSKTT. Tập II. Sđd. Tr. 658-659.</sub>
[63]<sub> Nhất Thanh. Sđd. Tr. 40.</sub>



[64]<sub> Trần Quốc Vượng. Trong Cõi. Trăm Hoa, Garden Grove, 1993, tr. 254-259</sub>


[65]<sub> Nguyễn Sĩ Giác (dịch). Lê Triều Chiếu Lịnh Thiện Chính. Ðại Học Luật Khoa, Sàigòn, 1961, tr. 295.</sub>
[66]<sub> ÐVSKTT.Tập II. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1998, tr. 47.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

[68]<sub> Cả Trung Quốc và Việt Nam đều có họ Phí. Xin xem Ban Tu Thư Nghĩa Thục. Từ Ðiển Hán Việt. Sđd. Tr. </sub>


237.


[69]<sub> Mộc Lạc nghĩa là cây đổ.</sub>


[70]<sub> ÐVSKTT. Tập 2. Khoa Học Xã Hội. Hà Nội, 1998, tr. 68.</sub>
[71]<sub> ÐVSKTB. Sđd. Tr. 411.</sub>


[72]<sub> ÐVSKTT. Tập 2. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, tr. 364.</sub>
[73]<sub> Ðại Nam Liệt Truyện. Tập 2. Sđd. Tr. 521-527.</sub>
[74]<sub> Britannica. Sđd. Tr. 731.</sub>


[75]<sub> Xin xem phần chú giải Kinh Thánh của Linh Mục Trần Văn Kiệm tại địa chỉ www. Vietcatholic.net</sub>
[76]<sub> Elsdon C. Smith. The Story…Sđd. Tr. 177</sub>


[77]<sub> Britannica. Sđd. Tr. 731.</sub>


[78]<sub> Elsdon C. Smith. The Story…Sđd. Tr. 27-43.</sub>


[79]<sub> Chúng tôi viết các từ Anh Ngữ như Freeman, Franklin.v.v.. để độc giả thấy các tên này về sau biến thành </sub>


tên họ.


[80]<sub> Elsdon C. Smith. The Story…Sđd. Tr. 35.</sub>



[81]<sub> Elsdon C. Smith. American Surnames. Sđd. Tr. 9</sub>
[82]<sub> Như trên. Tr. 10.</sub>


[83]<sub> Elsdon C. Smith. American Surnames. Sđd. Tr. 41</sub>


[84]<sub> Elsdon C. Smith. American Surnames- Genealogical Publishing Inc. 1997, tr. 299.</sub>
[85]<sub> Elsdon C. Smith. American. Sđd. Tr. 297-301.</sub>


[86]<sub> J. N. Hook. All Those Wonderful Names. John Wiley & Sons Inc. New York, 1991, tr. 70.</sub>
<b> CHƯƠNG 3</b>


<b> </b>
<b> TÊN ĐỆM</b>


MỤC I : TÊN ÐỆM CỦA NGƯỜI VIỆT NAM


A. Nguồn gốc tên đệm của người Việt Nam
B. Hình thức tên đệm của người Việt Nam
C. Nhiệm vụ tên đệm của người Việt Nam


MỤC II : TÊN ÐỆM CỦA NGƯỜI TÂY PHƯƠNG
A. Nguồn gốc tên đệm của người tây phương
B. Nhiệm vụ tên đệm của người tây phương


MỤC III : SO SÁNH TÊN ÐỆM CỦA NGƯỜI TÂY PHƯƠNG VÀ VIỆT NAM
A. Những điểm tương đồng


B. Những điểm dị biệt



</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

tơi gọi từ này là tên đệm, vì nó là thành phần ở giữa của tên. Từ ngữ tiếng lót khơng gợi ý niệm tên, trong
khi tên đệm thực sự là thành phần của tên.


Mục đích nghiên cứu của chương này là tìm hiểu nguồn gốc, hình thức, và cơng dụng tên đệm của
người tây phương và Việt Nam. Do đó, nội dung chương ba sẽ gồm ba mục: mục một: tên đệm của người
Việt Nam, mục hai: tên đệm người tây phương, mục ba: so sánh tên đệm người tây phương và Việt Nam.


<b> </b>


<b>MỤC I : TÊN ĐỆM CỦA NGƯỜI VIỆT NAM</b>


Ðể tìm hiểu tên đệm của người Việt Nam, nội dung mục một sẽ tìm hiểu: (a) nguồn gốc tên đệm, (b)
hình thức tên đệm, (c) nhiệm vụ tên đệm của người Việt Nam.


<b>TIẾT A: NGUỒN GỐC TÊN ĐỆM NGƯỜI VIỆT NAM</b>


Dân Việt bắt đầu dùng tên đệm từ bao giờ? Đó là câu hỏi rất khó trả lời vì khơng có sử liệu nào nói về
vấn đề này. Tuy nhiên, nếu xét tên các nhân vật lịch sử thì thấy hầu hết tên người trong giai đoạn dựng
nước, chỉ có tên họ và tên chính, khơng có tên đệm. Cứ theo sử cũ, các vua Hùng đều khơng có tên đệm:
Hùng Dương (Lộc Tục), Hùng Hiến, Hùng Lân, Hùng Việp. Đến nhà Thục ta có Thục Phán. Sang nhà Triệu
ta có Triệu Đà. Đến hai bà Trưng ta có Trưng Trắc, Trưng Nhị. Về các nhân vật lịch sử khác ta có Lữ Gia, Lý
Tiến, Lý Cầm. Sang thời Sĩ Nhiếp có Sĩ Khuông, Sĩ Hâm, Sĩ Huy.


Trước thời Lý Bôn, ta thấy rất ít người có tên đệm. Một vài nhân vật như Triệu Thị Trinh tức bà Triệu, Lý
Ông Trọng là có tên đệm. Sau thời Lý Bơn (544-602) thấy rải rác một số nhân vật lịch sử có tên đệm. Điều
đó chứng tỏ khi xưa việc đặt tên đệm chưa phổ thơng lắm. Chúng ta có hai dữ kiện lịch sử để hỗ trợ cho
nhận xét này. Thứ nhất là vấn đề tên đệm tại Trung Quốc. Thứ hai là việc phổ biến Hán tự tại Việt nam.


Tại Trung Quốc, vào triều đại tiền Hán, Vương Mãng ra lệnh dân chúng không ai được đặt tên đệm. Gia
đình nào bị đặt tên đệm thì đó là điều nhục nhã cho gia đình ấy. Cháu của Vương Mãng là Vương Hội Tông,


khi nhận được lệnh này, đã đổi lại là Vương Tông. Đến khi Vương Tông phạm tội, phải tự sát thì Vương
Mãng bắt người ta gọi Vương Tông là Vương Hội Tông để hạ nhục[1]<sub>. Sự kiện người Trung Quốc thời Hán</sub>


khơng có tên đệm có thể kiểm chứng qua các nhân vật trong Tam Quốc Chí. Hầu như hoàn toàn các nhân
vật trong chuyện này đều khơng có tên đệm, như các ơng Viên Thiệu, Viên Thuật, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn
Quyền, Tôn Càn, Bàng Thống, Từ Thứ, Triệu Vân, Trương Phi, Quan Công, Hàn Hạo, Lỗ Túc, Lã Bố, Điêu
Thuyền, Hồng Trung v.v…Nếu có gặp các tên như Lã Phụng Tiên thì đó là tên tự của Lã Bố, hay Trương
Dực Đức là tên tự của Trương Phi, hay Tôn Trọng Mưu là tên tự của Tôn Quyền. Các tên khác như Tư Mã
Ý, Công Tôn Toản, Hạ Hầu Đôn, Gia Cát Lượng, Thái Sử Từ cũng là tên đơn vì Tư Mã, Cơng Tơn, Hạ Hầu,
Gia Cát, Thái Sử là các tên họ kép tại Trung Quốc mà chúng tơi đã nói trong chương hai.


Sự kiện thứ hai chứng minh cho việc Việt Nam khơng có tên đệm trong những thế kỷ đầu sau Công
Nguyên là việc truyền bá chữ Hán tại Việt Nam. Cứ theo sử cũ, Việt Nam bắt đầu dùng chữ Hán trong giấy
tờ hành chánh vào thời nhà Triệu. Nhưng việc dậy chữ Hán bắt đầu mạnh vào thời Sĩ Nhiếp, tức vào
khoảng thế kỷ thứ ba trở đi.


Trong khi đó tên đệm người Việt Nam hầu hết là các từ Hán Việt, tức thứ chữ nho đọc theo giọng Việt
Nam. Muốn được vậy, chắc chắn dân ta phải nhuần nhuyễn chữ Hán lắm. Điều đó có nghĩa là phải mất thời
gian khá dài. Vậy cứ theo hai dữ kiện trên, ta có thể tạm thời kết luận là tên đệm của người Việt Nam chỉ
được thông dụng vào khoảng từ thế kỷ thứ 6 trở đi.


<b>TIẾT B: HÌNH THỨC TÊN ĐỆM NGƯỜI VIỆT NAM</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

với các thành phần khác trong tên, tên đệm có thể là thành phần độc lập, cũng có thể liên kết với tên họ
hoặc với tên chính:


<b>1. Tên Đệm Đứng Độc Lập:</b> Là loại tên đệm không phối hợp được với tên họ hay tên chính để làm
thành từ ngữ kép. Ví dụ Nguyễn Đình Chiểu, Lê Văn Trương. Từ ngữ Đình hay Văn khơng thể phối hợp với
tên họ, hoặc tên chính để làm thành từ ngữ kép có ý nghĩa rộng hơn.



<b>2. Tên Đệm Phối Hợp Với Tên Chính</b>: Hầu hết tên


chính người Việt Nam xuất phát từ nguồn gốc Hán Việt, và trong văn chương, các từ ngữ này được coi là
hay hơn các từ Nơm. Do đó, các bậc cha mẹ, khi đặt tên cho con, đã cố gắng lựa tên đệm nào có thể đi
chung với tên chính để có ý nghĩa rộng hơn, tốt đẹp hơn như Nguyễn Văn Quang Minh, Trần Hùng Dũng,
Lê Phú Quý, Nguyễn Văn Thông Minh, Lê An Bình, Trần Thị Xuân Hương, Phan Thanh Giản, Huỳnh Ngọc
Diệp.


<b>3. Tên Đệm Phối Hợp Với Tên Họ</b>: Rất ít tên người Việt có tên đệm phối hợp được với tên họ để làm
thành từ ngữ kép có ý nghĩa. Ngoại trừ một số họ như Hoàng, Võ. Ví dụ Hồng Kim Vui. Võ Văn Trung. Tên
đệm Kim phải đi chung với từ ngữ Hoàng, thành Hoàng Kim mới có ý nghĩa vì cả hai đều là từ ngữ Hán Việt.
Nếu từ Kim đi chung với từ Vui thì khơng có nghĩa. Cịn hai từ Võ Văn có thể hiểu là người văn võ kiêm
tồn.


<b>4. Tên Đệm Có Hai Chữ, Một Đứng Độc Lập, Một Phối Hợp Với Tên Chính: </b>Ta lấy một ví dụ cụ thể
như tên anh Đỗ Văn Quang Minh. Trường hợp này ta có tên đệm Văn đứng độc lập, têm đệm thứ hai là
Quang đi với tên chính là Minh, làm thành Quang Minh, nghĩa là sáng sủa.


<b>TIẾT C: NHIỆM VỤ TÊN ĐỆM NGƯỜI VIỆT NAM </b>


Đối với người Việt Nam, tên đệm rất quan trọng, nếu đã có, khơng thể bỏ đi, vì có phần vụ rõ ràng. Phân
tích ý hướng dân gian, ta thấy tên đệm có sáu nhiệm vụ sau: (1) Tên đệm để phân biệt nam nữ, (2) Tên đệm
để phân biệt gia tộc, (3) Tên đệm để phân biệt nội ngoại, (4)Tên đệm để phân biệt thứ cấp, (5) Tên đệm phối
hợp với tên họ hay tên chính để có ý nghĩa rộng hơn, (6) Tên đệm thành tên chính.




<b>1. Tên Đệm Để Phân Biệt Nam Hay Nữ:</b> Tại tây phương, đọc tên một cá nhân, người ta thường biết
được đó là đàn ơng hay đàn bà vì tên chính đàn bà khác đàn ơng. Ngược lại, tại Việt Nam, gặp tên Minh
chẳng hạn, ta không thể quyết đốn đây là đàn ơng hay đàn bà. Do vậy, dân gian đã có kiểu thức đặt tên


đệm để phân biệt nam hay nữ.


a. Tên đệm trong tên nữ giới: Khi Hán tự cịn phổ thơng người ta thường chọn ba tiếng sau đây để làm
tên đệm cho nữ giới. Đó là Thị, Diệu, Nữ. Xét về cấu trúc Hán tự, hai chữ Diệu và Nữ đều có chung một ngữ
căn là chữ Nữ. Riêng chữ Diệu có nghĩa là đẹp, khéo léo, một đức tính vốn có của nữ giới. Trong ba chữ
đó, chữ Thị được sử dụng rất sớm và có nghĩa là dịng họ. Sử liệu cho thấy bà Triệu có tên chính là Triệu
Thị Trinh. Nghiên cứu về chữ Thị, ta thấy dân gian có hai khuynh hướng: Khuynh hướng chữ Hán và
khuynh hướng chữ Nôm.


Khuynh hướng chữ Hán tức theo tinh thần Trung Quốc, chữ Thị đi với tên họ. Ví dụ Cù Thị, người đàn
bà lịch sử thời Lữ Gia, không phải tên chính là Thị mà chỉ có nghĩa là người đàn bà họ Cù. Trong các cổ thư
như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tên đàn bà được ghi là Trần Thị, Đặng Thị. Ngoài dân gian, trên các bia mộ,
người ta thấy: Trần Thị Chi Mộ nghĩa là mộ phần người đàn bà họ Trần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Tại Huế, các gia đình nho gia, học thức thường dùng chữ Diệu hay Nữ thay cho chữ Thị. Ngày nay,
nhiều gia đình và chính bản thân người phụ nữ coi chữ Thị không được ra vẻ lắm, cho là quê mùa, nên
càng ngày càng có khuynh hướng bỏ hẳn chữ Thị trong tên đàn bà. Điều này chẳng qua là vấn đề tâm lý xã
hội, vì bản chất chữ Thị chẳng có gì xấu, chỉ vì tên người nào cũng đệm chữ Thị, thành ra chữ Thị bị mất
giá. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao tên đàn bà Trung Quốc không đệm chữ Thị, mà tên đàn bà Việt Nam
lại luôn luôn đệm chữ Thị?


Hiện nay chúng tôi chưa có sử liệu nào để trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên, theo sự suy luận, có lẽ tên
người đàn bà Trung Quốc khơng đệm chữ Thị vì trong tiếng Hán thời Tam Ðại, Thị để chỉ đàn ông và Tính
để chỉ đàn bà[2]<sub>. Và khi người con gái đi lấy chồng, theo phong tục Trung Quốc, bà sẽ lấy họ chồng rồi đệm</sub>


chữ Thị, và được gọi là Trần Thị phu nhân, Vương Thị phu nhân, nghĩa là bà vợ ông họ Trần, bà vợ ông họ
Vương. Chữ Thị trong trường hợp này có nghĩa là họ. Đối với Việt Nam, khi ý nghĩa chữ Thị đã bị biến đổi,
trở thành tiếng chỉ đàn bà, thì các cụ dùng chữ này làm tên đệm cho nữ giới để phân biệt nam nữ.


b.Tên đệm trong tên đàn ông: Trong tên đàn ông Việt Nam, từ ngữ nào cũng có thể là tên đệm, nhưng


nhất định khơng bao giờ là chữ Thị. Tiếng thông dụng nhất là tiếng Văn. Trong khi tiếng Văn là tiếng độc
quyền của đàn ông Việt Nam thì tại Trung Quốc, tiếng Văn cũng được dùng trong tên đàn bà. Nàng Trác
Văn Quân, vì nghe nhạc khúc Phụng Cầu Hoàng mà trở thành người tình của Tư Mã Tương Như, là một ví
dụ điển hình. Tại sao từ ngữ Văn lại thơng dụng như vậy? Muốn giải thích vấn đề này, ta phải trở về với
quan niệm phân chia giai cấp trong xã hội cổ truyền Việt Nam.


Bốn giai cấp trong xã hội cổ truyền là sĩ, nông, công, thương. Giai cấp sĩ là giai cấp cao nhất, được kính
trọng hơn cả. Ðiều kiện cần thiết để bước vào giai cấp này là văn, hiểu một cách rộng rãi là phải có văn
chương chữ nghĩa. Do điều kiện này mà các bậc cha mẹ mong ước cho con có văn chương chữ nghĩa để
bước vào giai cấp trên. Ước vọng này thể hiện qua việc đặt chữ văn trong thành phần tên của con. Chữ văn
trở nên thông dụng đến độ làm ý nghĩa của nó trở nên mập mờ và lạm dụng. Ví dụ một ơng Trần Văn Hóa,
Nguyễn Văn Minh nào đó lại khơng biết đọc, biết viết. Đó là lời phê bình của nhiều nhà tính danh học Việt
Nam. Phê bình như vậy là đứng trên quan điểm của người đã hiểu ý nghĩa chữ văn để lý luận. Thực ra, khi
xưa, đa số dân gian bị thất học, không hiểu ý nghĩa chữ Văn, mà chỉ biết đại khái chữ Văn chỉ đàn ông, chữ
Thị chỉ đàn bà. Sự hiểu biết này được thể hiện qua tập tục nói tên. Theo tập tục này, khi người Việt muốn
nói tên kép của một người nào đó, mà khơng biết tên đệm, chỉ biết tên chính, họ áp dụng ngay nguyên tắc
đặt chữ Văn vào trước tên chính như Văn Đức, Văn Hiệp. Người nghe mặc nhiên hiểu đó là ơng Đức, ơng
Hiệp. Cũng như nói Thị Mẹt, người nghe mặc nhiên hiểu đó là đàn bà.


Điều đáng chú ý là ngày xưa đa số người ít học ở nông thôn hay giới quân nhân thường dùng chữ Văn
làm tên đệm. Bằng chứng là dưới thời Nguyễn Phúc Ánh đánh Tây Sơn, trong danh sách 401 binh sĩ được
thờ tại đền Tinh Trung ở phủ Diên Khánh, chúng tơi đếm được 384 người có tên đệm Văn, 17 người không
đệm chữ văn[3]<sub>. Như vậy tỷ lệ đàn ông thời xưa đệm chữ văn chiếm khoảng 96%.</sub>


Trái lại, đại đa số giới trí thức Việt Nam, xưa cũng như nay, đều không dùng chữ văn. Bằng chứng là
đọc các cổ thư như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, An Nam Chí Lược, Đại Nam Liệt Truyện, ta thấy hầu hết các
nhân vật trong các sách trên là các văn quan, đều không dùng tiếng văn làm tên đệm. Năm 2002, chúng tơi
phân tích một danh sách 415 linh mục trên mạng lưới điện toán ở địa chỉ www.Vietcatholic. net. Kết quả cho
thấy có 22 trên tổng số 415 vị là dùng tiếng Văn làm tên đệm. Nếu định lượng hóa, tỷ lệ người dùng chữ văn
trong giới trí thức hiện nay là 5%.



<b>2. Tên Đệm Để Phân Biệt Gia Tộc Hay Chi Họ</b>: Như đã trình bày trong chương trước, Việt Nam có
khoảng 10 họ là phổ thơng nhất. Do đó, khơng phải bất cứ ai cùng họ cũng đều từ một ông tổ hay một gia
tộc mà ra. Để tránh ngộ nhận, nhiều gia tộc dùng tên đệm để phân biệt gia tộc hoặc chi họ. Theo tác giả
Cuisinier, người Mường tích cực áp dụng tập tục này. Thí dụ người Mường có các họ Cao Viết, Đinh Cơng,
Đinh Thế, Đinh Văn, Qch Ngay, Qch Đình ở Hịa Bình, họ Phạm Bá, Phạm Văn ở Thanh Hóa[4]<sub>.Theo</sub>


bản tin :”Làng Khơng Mang Họ” trong báo Gia Ðình và Xã Hội”đăng trên , xã Liên Khê
huyện Khoái Châu tỉnh Hưng n có 13 dịng họ trong đó 9 dòng mang họ Ðỗ. Ðể phân biệt, họ dùng tên
đệm: Ðỗ Trảng, Ðỗ Bá, Ðỗ Trọng, Ðỗ Thúc, Ðỗ Quang v.v..Các vị trưởng tộc cho rằng Ðỗ không phải là tên
họ mà các tên đệm : Trảng, Trọng, Bá, Thúc, Quang v.v… mới là tên họ. Từ đó các cụ xin đổi tên họ mới là
Trảng, Trọng, Bá. Thúc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

Khê xưa không để nữ nhân mang dòng họ Ðỗ mà lấy tên đệm làm tên họ “tạm” với ý nghĩa người đàn bà
này thuộc chi phái Trảng, Trọng, Thúc, Bá của dòng họ Ðỗ.


Đối với khối người kinh, nhiều gia đình cũng áp dụng nguyên tắc này. Bằng chứng là nhiều gia tộc khi
viết gia phả, đều ghi cả tên họ và tên đệm như gia phả họ Trần Đình, gia phả họ Bùi Thái, Hoàng Ngọc. Vấn
đề này đã được chúng tơi đã trình bày kỹ ở chương hai, Tiết mục E: Tên Họ Ghép Ðể Biểu Lộ Ý Niệm
Huyết Thống.




<b>3. Tên Ðệm Ðể Phân Biệt Liên Hệ Nội Ngoại: </b>Trong xã hội cổ truyền Việt Nam, người phụ nữ bị coi là
“nữ nhân ngoại tộc”, nghĩa là “con gái là con người ta” nên không được đặt tên đệm giống tên của các anh
em trai ruột thịt. Ví dụ điển hình là gia đình của ban hợp ca Thăng Long, nổi tiếng vào những thập niên 60,
70. Chỉ tên con trai được đệm chữ Ðình, tên con gái đệm chữ Thị. Thân phụ ca sĩ Mai Hương là cụ Phạm
Ðình Sỹ, sau đó, đến cụ Phạm Ðình Chương, tức Hồi Bắc, rồi cụ Phạm Ðình Viêm, tức Hồi Trung. Cịn
hai chị em gia đình này là các cụ bà Phạm Thị Thái Hằng, vợ của nhạc sĩ Phạm Duy, cụ bà Phạm Thị Thái
Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh.



<b>4. Tên Đệm Để Phân Biệt Vai Vế Trong Gia Tộc: </b>Hậu quả tất nhiên của chế độ đa thê trong xã hội cổ
truyền là gia đình với cảnh con đàn cháu đống. Thêm vào đó, đơn vị xã hội nước ta khơng phải là cá nhân,
mà là gia đình. Những chuyện lũy đại đồng đường theo kiểu gia đình Trương Cơng Nghệ vẫn được truyền
tụng trong dân gian như một khuôn mẫu lý tưởng. Từ đó, người ta thấy cần thiết phải phân biệt ngôi thứ
trong họ hàng bằng cách đặt tên đệm cho mỗi người trong gia tộc. Tập tục này có từ thời đầu nhà Hán[5]<sub>. và</sub>


sáng kiến này quả thực là nét độc đáo, nó vừa đề cao sự thống nhất gia đình, vừa tách rời cá nhân ra khỏi
tập thể, đồng thời giúp cho việc xác định thứ vị trong việc thờ cúng tổ tiên được dễ dàng. Mỗi giai cấp xã hội
áp dụng cách thức khác nhau:


a. Cách thức của đa số dân gian: Khi xưa dân gian thường dùng 5 từ ngữ thân tộc là Bá, Mạnh, Trọng,
Thúc, Quý làm tên đệm để phân biệt con bác, con chú. Con người anh cả đệm chữ Bá, con các em trai lần
lượt đệm chữ Mạnh, Trọng, Thúc, Q. Cũng có gia đình dùng chữ Bá cho toàn thể các con trai đời thứ
nhất, chữ Mạnh cho đời thứ hai, đến đời thứ năm dùng tiếng Quý.


b. Cách thức của các gia đình danh giá, nho gia: Các cụ không dùng 5 từ ngữ trên mà tự đặt một bài
thơ. Mỗi tiếng trong bài thơ là một tên đệm cho mỗi thế hệ. Thí dụ điển hình là gia đình cụ Dương Khuê
(1839-1902) được vua Tự Đức ban cho bài thơ 16 chữ dùng làm tên đệm cho các con trai, cháu trai để phân
biệt người trong mỗi thế hệ. Theo sách Dương Gia Phả Ký, bài thơ của vua Tự Ðức như sau[6]<sub>: </sub>




Tự Thiệu Hồng Nghiệp
Vi Bang Gia Ky


Thế Tế Kỳ Mỹ
Chúc Khánh Dụ Chi


Theo bài thơ trên, ta biết nhạc sĩ Dương Thiệu Tước thuộc thế hệ thứ hai, tức hàng cháu của cụ Dương


Khuê.


Gia đình cụ Dương Lâm (1845-1915), em cụ Dương Khuê, đã áp dụng tên đệm để phân biệt con gái,
con dâu, cháu gái, chắt gái[7]<sub>. </sub>




Con gái đệm chữ Hà


Cháu gái đệm chữ Nguyệt


Chắt gái đệm chữ Vân


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

c. Cách thức của hoàng tộc nhà Nguyễn: Vua Minh Mạng có nhiều quyết định liên quan đến vấn đề tên
người Việt Nam. Ngài ban tên họ cho nhiều sắc dân thiểu số, kể cả cho người Lào, người Miên. Với hoàng
tộc, ngài quyết định những người họ Nguyễn theo chúa Nguyễn Hồng vào Nam thì gọi là họ Tông Thất
Nguyễn Phúc, những người ở lại Bắc gọi là Cơng Tính Nguyễn Hựu. Đối với 11 con trai của vua Gia Long
(1802-1819), vua Minh Mạng đặt ra Đế Hệ Thi, Ngự Chế Mạng Danh Thi, Phiên Hệ Thi để quy định cách
đặt tên trong hoàng tộc. Đế Hệ Thi là bài thơ gồm 20 chữ, mỗi chữ sẽ được dùng làm tên đệm cho các thế
hệ sẽ lên ngôi thiên tử.



Đế Hệ Thi


Miên Hồng Ưng Bửu Vĩnh
Bảo Quý Định Long Trường
Hiền Năng Kham Kế Thuật
Thế Thoại Quốc Gia Xương.


Theo bài thơ trên, con vua Minh Mạng đệm chữ Miên: Nguyễn Phúc Miên Tông, tức vua Thiệu Trị,


Nguyễn Phúc Miên Thẩm: Tùng Thiện Vương, Nguyễn Phúc Miên Trinh: Tuy Lý Vương.


Hàng cháu vua Minh Mạng đệm chữ Hồng: Nguyễn Phúc Hồng Nhậm tức vua Tự Đức, Nguyễn Phúc
Hồng Hưu, Nguyễn Phúc Hồng Y.


Hàng chắt vua Minh Mạng đệm chữ Ưng: Nguyễn Phúc Ưng Đăng: vua Kiến Phúc. Nguyễn Phúc Ưng
Lịch,


Nguyễn Phúc Ưng Chân: vua Dục Đức.


Hàng chút vua Minh Mạng đệm chữ Bửu: Nguyễn Phúc Bửu Lân: vua Thành Thái. Bác sĩ Nguyễn Phúc
Bửu Hội, Linh mục Nguyễn Phúc Bửu Dưỡng, Giáo sư Nguyễn Phúc Bửu Cầm, Nguyễn Phúc Bửu Lịch.


Hàng dưới nữa đệm chữ Vĩnh, Bảo v.v… Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy tức vua Bảo Đại. Nguyễn Phúc Bảo
Long tức con vua Bảo Đại.


Ngự Chế Mạng Danh Thi là bài thơ liên quan đến quy tắc đặt tên chính nên sẽ nói trong chương bốn:
Tên Chính Của Người Việt Nam.


Phiên Hệ Thi gồm 10 bài. Mỗi bài dành cho một người anh em của vua Minh Mạng và thế hệ con cháu
của các người đó sẽ dùng một chữ trong bài thơ làm tên đệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

Bài 3: ngài Định Viễn Quận Vương, hoàng tử thứ 6
Tịnh Hoài Chiêm Viễn Ái
Cảnh Ngưỡng Mậu Thanh Kha
Nghiễm Khác Do Trung Đạt
Liên Trung Tập Cát Đa.
Bài 4: ngài Diên Khánh Vương, hoàng tử thứ 7
Diên Hội Phong Hanh Hiệp
Trùng Phùng Tuấn Lãng Nghi


Hậu Lưu Thành Tú Diệu


Diễn Khánh Thích Phương Huy.
Bài 5: ngài Điện Bàn Cơng, hồng tử thứ 8


Tín Diện Tư Duy Chánh
Thành Tồn Lợi Thỏa Trinh
Túc Cung Thừa Hữu Nghị
Vinh Hiển Tập Khanh Danh.
Bài 6: ngài Thiệu Hóa Quận Vương, hoàng tử thứ 9
Thiện Thiệu Kỳ Tuần Lý
Văn Tri Tại Mẫn Du
Ngưng Lân Tài Chí Lạc
Địch Đạo Dỗn Phu Hưu.
Bài 7: ngài Quảng Oai Cơng, hoàng tử thứ 10
Phụng Phủ Trưng Khải Quảng
Kim Ngọc Trác Tiêu Kỳ


Điển Học Kỳ Gia Chí
Đơn Di Khắc Tự Trì.


Bài 8: ngài Thường Tín Quận Vương, hoàng tử thứ 11
Thường Cát Tuân Gia Huấn
Lâm Trang Túy Thạnh Cung
Thận Tu Di Tấn Đức


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

Bài 10: ngài Từ Sơn Cơng, hồng tử thứ 13
Từ Thể Dương Quỳnh Cẩm
Phu Văn Ái Diệu Dương
Bách Chi Quân Phụ Dực


Vạn Diệp Hiệu Khuông Tương.


Theo các bài thơ trên, những người thế hệ thứ nhất, sẽ lấy những chữ đầu của 11 bài thơ làm tên đệm
là Miên, Mỹ, Lương, Tịnh, Diên, Tín, Thiện, Phụng, Thường, Khâm, Từ. Ví dụ:




Dịng Đế :Vua Thiệu Trị: <b>Miên</b> Tơng.


Dịng Tăng Duệ Hồng Thái Tử: Cơng tử <b>Mỹ </b>Đường.
Dịng Kiến An Vương: Cơng tử <b>Lương</b> Kỳ.


Dịng Định Viễn Quận Vương: Cơng tử <b>Tịnh</b> Cơ.
Dịng Diên Khánh Vương: Cơng tử <b>Diên</b> Vực.
Dịng Điện Bàn Cơng: Cơng tử <b>Tín</b> Kiên.


Dịng Thiệu Hóa Quận Vương: Cơng tử <b>Thiện</b> Kh.
Dịng Quảng Oai Cơng: Cơng tử <b>Phụng</b> Tại.


Dịng Thường Tín Quận Vương: Cơng tử <b>Thường </b>Nhậm.
Dịng An Khánh Vương: Cơng tử <b>Khâm </b>Thịnh.


Dịng Từ Sơn Cơng: Công tử <b>Từ</b> Đàn.


Những người trên đây là con bác, con chú, ngang hàng với hồng tử Miên Tơng, tức vua Thiệu Trị.
Cũng nhờ các bài phiên hệ thi mà ta biết được Hoàng Thân Nguyễn Phúc Cường Để là dịng dõi đời thứ 4
của Hồng Tử Cảnh, và con ông Cường Để là Nguyễn Phúc Tráng Liệt. Chữ Cường và chữ Tráng có trong
bài thơ thứ nhất dành cho Tăng Duệ Hoàng Thái Tử.


Thực ra, chỉ các tên đệm đặt cho dòng đế trong bài Đế Hệ Thi là thấy con cháu tích cực lưu truyền, nên


trong thực tế, ta gặp nhiều tên như: Miên Thẩm, Miên Trinh, Hồng Hưu, Hồng Dân, Hồng Nhậm, Ưng Đăng,
Ưng Lịch, Bửu Lộc, Bửu Dưỡng, Bửu Cầm, Bửu Lịch, Vĩnh Thụy, Vĩnh San. Còn các tên đệm khác trong
10 bài phiên hệ thi, ta không thấy con cháu vua Minh Mạng triệt để áp dụng, nên không gặp các tên khởi
đầu với các chữ như Mỹ, Lương, Tịnh, Diên v.v… giống kiểu thức Miên Trinh, Ưng Ðăng, Bửu Lộc, Vĩnh
Thụy của dòng đế hệ. Con cháu thuộc dòng đế chỉ viết tên đệm và tên chính để dân chúng biết họ thuộc
hoàng phái nên người Việt thường bị lầm tưởng các từ Miên, Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh là tên họ. Thực ra, đó
là tên đệm và tên đầy đủ của họ là Nguyễn Phúc Ưng Đăng hay Nguyễn Phúc Bửu Lộc..


<b>5. Tên Đệm Phối Hợp Với Tên Chính Hay Tên Họ Để Có Nghĩa Rộng Hơn: </b>Tuyệt đại đa số tên đệm
của người Việt Nam được đặt để phối hợp với tên chính hoặc tên họ để có ý nghĩa rộng hơn, và khi đọc lên
có âm thanh hài hịa, phản ảnh đúng nguyện vọng của cha mẹ mong muốn cho con cái. Ví dụ để diễn tả
ước vọng cho con có dung nhan đẹp đẽ, tên đọc lên có âm thành hài hòa, cha mẹ đặt tên cho con là Ngọc
Diệp. Ngọc Diệp nghĩa là chiếc lá bằng ngọc. Hoàng Điệp: con bướm màu vàng. Thanh Lan: hoa lan màu
xanh. Kim Liên: hoa sen bằng vàng. Để diễn tả ước vọng con có đức hạnh tốt, cha mẹ đặt tên cho con là
Nhân Nghĩa, Trung Tín, Tấn Đức v.v…


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<b>6. Dùng Tên Đệm Làm Tên Chính</b>: Một hiện tượng thấy xuất hiện trong các gia đình quý phái là các
người trong gia đình đều có tên chính giống nhau, nhưng tên đệm khác nhau. Tên đệm lúc đó trở thành tên
chính. Ví dụ các cơng chúa của vua Minh Mạng có tên là Trọng Khanh, Trúc Khanh và Quý Khanh. Gia đình
học giả Nguyễn Đổng Chi, tác giả của nhiều sách văn chương, lịch sử, đã đặt tên cho con là Nguyễn Việt
Chi. Gia đình người bạn chúng tôi là ông bà Nguyễn Việt Anh đã đặt tên cho các cô con gái là Nguyễn Trâm
Anh, Nguyễn Lan Anh, Nguyễn Tố Anh, và cậu con trai là Nguyễn Quốc Anh.


Hiện tượng trên đây đã thấy xuất hiện tại Trung Quốc từ lâu. Gia đình họ Tống nổi tiếng ở Trung Quốc
có bốn chị em đều tên là Linh. Tống Khánh Linh tức bà Tôn Văn, Tống Mỹ Linh tức bà Tưởng Giới Thạch,
Tống Ái Linh, Tống Diệu Linh. Con ông Tưởng Giới Thạch là Tưởng Kinh Quốc và Tưởng Vĩ Quốc.


Qua sáu nhiệm vụ nói trên, ta thấy đa số tên đệm được đặt ra để phối hợp với tên chính làm thành tên
kép. Nhưng, thật là điều khó khăn khi ta phải phân biệt trường hợp nào là tên đệm, trường hợp nào để phối
hợp với tên chính làm thành tên kép. Lý do là vì chúng ta khơng hiểu được ý hướng của gia đình khi đặt tên


ấy. Ví dụ chữ Văn trong tên ơng Trần Văn Minh hoặc Trần Văn Hóa nào đó, vừa có nghĩa chỉ đàn ơng như
đã nói trên, vừa có thể đi chung với tên chính để diễn tả ý nghĩa văn minh, văn hóa. Tên em Nguyễn Hồng
Gia Anh Quốc phải chăng có tên họ kép Nguyễn Hồng, hay tên chính của em là Hồng Gia Anh Quốc. Và
như thế, giả sử phải xưng hô với em, ta gọi em là Quốc hay cả bốn tên Hoàng Gia Anh Quốc?


<b>MỤC II: TÊN ĐỆM CỦA NGƯỜI TÂY PHƯƠNG </b>


Để tìm hiểu tên đệm của người tây phương, nội dung mục hai gồm hai tiết: (a) nguồn gốc tên đệm của
người tây phương, (b) nhiệm vụ tên đệm của người tây phương.


<b>TIẾT A: NGUỒN GỐC TÊN ĐỆM NGƯỜI TÂY PHƯƠNG</b>


Trước thế kỷ thứ 10, người Âu Châu chỉ có tên chính để phân biệt những cá nhân. Đến thế kỷ 11 và
12, Âu Châu bắt đầu có tên họ. Đến thế kỷ 14, vào năm 1363, tại Anh Quốc người ta thấy một người đầu
tiên có tên đệm. Đó là ơng John Philip Capel. Nhiều nhà tính danh học cho rằng người tây phương đã có tên
đệm trước thế kỷ thứ 10 với bằng chứng là tại các nước theo Kitô Giáo như Tây Ban Nha, Ý, người Cơng
Giáo thường có tên thánh đơi, gồm một vị thánh nam, một vị thánh nữ như Juan-Maria, Anna-Jose,
Jean-Marie. Tục lệ này từ Tây Ban Nha lan sang Pháp và từ Pháp ra khắp cả Âu Châu[8]<sub>. Ngày nay, người ta vẫn</sub>


giữ tục lệ đặt tên thánh đôi, như ứng cử viên Tổng Thống Pháp năm 2002 có tên là Jean-Marie Le Pen.
Nhiều nhà tính danh học khác bác bỏ lập luận này và cho rằng tên Jean-Marie hay Anne-Joseph chỉ là tên
chính ở hình thức kép. Họ cũng nêu bằng chứng là các nước Bắc Âu ít chịu ảnh hưởng Kitơ Giáo, dân
chúng chỉ có tên đơn. Tại Mỹ Châu, đến đầu thế kỷ 19, theo tác giả Mary P. Lee, người ta mới có tên đệm[9]<sub>.</sub>


Bằng chứng là trong số 56 đại biểu ký tên vào bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập Hoa Kỳ, ngày 4 tháng 7 năm 1776,
chỉ có 3 đại biểu là có tên đệm. Cịn lại 53 vị chỉ có tên chính và tên họ.


Đối với Việt Nam, bất cứ từ ngữ nào cũng có thể là tên chính hay tên đệm, nhưng với các nước tây
phương, tên họ, tên đệm và tên chính khác hẳn ngơn ngữ thơng thường. Riêng tên đệm, vì xuất hiện sau
cùng nên đã mượn cả tên họ lẫn tên chính làm tên đệm. Cơng thức tổng quát tên người Âu Mỹ như sau:


TÊN CHÍNH + TÊN ĐỆM + TÊN HỌ. Với người tây phương, tên đệm không quan trọng như tên đệm người
Việt Nam hay Trung Quốc nên người ta có thể bỏ đi. Ví dụ Nikita Khrushchev (1894-1971), bỏ tên đệm
Sergeyevich, Karl Marx (1818-1883), bỏ tên đệm Heinrich. Nếu có viết tên đệm, người ta cũng chỉ viết tắt
như John F. Kennedy (1917-1963) , George W. Bush (1947- ).


<b>TIẾT B: NHIỆM VỤ TÊN ĐỆM NGƯỜI TÂY PHƯƠNG</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

a. Đối với phụ nữ: Theo luật pháp và tục lệ, khi người phụ nữ tây phương lập gia đình, cơ được giữ tên
chính, và phải nhận tên họ chồng. Cịn tên họ của cô, theo tục lệ, để làm tên đệm. Xin nêu trường hợp cụ
thể của cô Jacqueline Bouvier (Jacqueline: tên chính, Bouvier: tên họ). Khi cơ này lập gia đình với ơng John
F. Kennedy, thì tên bà là Jacqueline Bouvier Kennedy. Đọc tên này, ta biết bà Jacqueline có họ là Bouvier,
lập gia đình với ơng họ Kennedy. Đến khi Tổng Thống Kennedy chết, bà Jacqueline tái giá, tên mới của bà
là Jacqueline Bouvier Kennedy Onassis. Đọc tên này, ta biết lai lịch của bà Jacqueline có họ là Bouvier, đã
kết hơn với ơng Kennedy và bây giờ có chồng tên họ là Onassis. Khi người phụ nữ Anh và Hoa Kỳ ly dị, luật
pháp cho phép họ lấy lại tên họ cũ.


b. Đối với các con trong gia đình: Tên họ người phụ nữ Anh Mỹ trước khi lấy chồng gọi là maiden name
và người Âu Châu, nhất là người Tô Cách Lan, lấy tên này làm tên đệm cho các con để kỷ niệm cuộc hôn
nhân giữa hai dịng họ. Ví dụ anh chàng Mỹ John Walker Lindh ở California, theo Taliban tại Afghanistan,
chống lại Hoa Kỳ, có tên đệm là Walker. Tên Walker là tên họ của mẹ anh ta. Trong các mẫu đơn xin thẻ tín
dụng tại Hoa Kỳ, cơ sở tín dụng thường hỏi tên họ mẹ của người xin thẻ vì tên họ mẹ chính là tên đệm của
đương đơn. Đơi khi, người ta dùng cả tên ông bà nội, ông bà ngoại hay ông bà cố tổ làm tên đệm, nếu
những người này nổi tiếng. Chúng ta hãy xem gia phả của hai cha con là Tổng Thống Hoa Kỳ được đăng
trong báo Time, số ra ngày 27 tháng 12 năm 2004. Người cha có tên là George Herbert Walker Bush (1924
-) và người con có tên đầy đủ là George Walker Bush (1946- ). Ông Bush cha lấy hai từ Herbert Walker làm
tên đệm vì đó là tên đệm và tên họ của ơng ngoại. Ơng ngoại tên là George Herbert Walker (1875-1953).
Ơng Bush con lấy tên đệm Walker vì đó là tên họ của ơng cố nội, hay của bà nội. Bà nội của Tổng Thống
Bush con là Dorothy Walker Bush (1901-1992).


Tác giả Mary P. Lee nêu một thí dụ cụ thể: Tại tiểu bang Pennsylvania, người ta lấy tên họ Ambler của


vị nữ anh hùng ở đó để đặt tên cho thành phố và ơng Harold Ambler Wilcox là hậu duệ của bà cố tổ này đã
lấy tên Ambler làm tên đệm cho gia đình[10]<sub>. </sub>


Phong tục ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha, hay Bồ Đào Nha, còn dùng cả tên họ bố, tên họ mẹ trong
tên người con. Công thức là: Tên Con + Tên Họ Bố + Tên Họ Mẹ. Ví dụ tên nhà lãnh tụ Cộng Sản
Nicaragua là Daniel Ortega Saavedra. Daniel là tên chính, Ortega là tên họ bố, Saavedra là tên họ mẹ.


Phong tục Ba Tây, Mễ Tây Cơ còn dùng tên họ ông bà nội ngoại làm tên đệm cho con cháu. Tại Ba Tây,
công thức đặt tên của một người là: Tên Chính + Tên Đệm + Tên Họ Bà Cố Nội + Tên Họ Ông Cố Nội + Tên
Họ Bố. Ví dụ tên đầy đủ của một người Ba Tây: Eliana Marcia Villela Gomes Soares.


Người ta cũng có thể dùng tên của một người tổ tiên trong dòng tộc để làm tên đệm. Trường hợp này tổ
tiên thường là người nổi tiếng và con cháu muốn dùng tên người này làm tên đệm để tưởng nhớ tổ tiên. Tác
giả Mary P. Lee kể rằng ông Stephen Livingstone Price đã lấy tên đệm là Livingstone vì ông Livingstone,
một nhà thám hiểm thời danh của Hoa Kỳ, là ơng cố của gia đình ơng Price[11]<sub>. </sub>


<b>2. Tên Đệm Để Phân Biệt Thế Hệ</b>: Người Anh Mỹ áp dụng bốn phương cách để phân biệt thế hệ:
a. Thứ nhất, dùng chữ Junior. Người Anh Mỹ có tục đặt tên cha con giống nhau như hai cha con ông
Bush đều làm Tổng Thống Hoa Kỳ. Một ông là George Herbert Walker Bush (1924- ), ông kia là George
Walker Bush (1946). Để phân biệt cha con, cách thứ nhất là thêm từ ngữ Junior, thường viết tắt là Jr., nghĩa
là ít tuổi hơn. Đọc tên George W. Bush Jr. ta biết ông này là con, và ông George Bush là cha. Một khi cha
qua đời, ông con sẽ bỏ chữ Junior.


b. Thứ hai, dùng tên đệm khác nhau: Khi tên chính của cha con giống nhau, người Anh Mỹ áp dụng
phương pháp đặt tên đệm khác nhau để phân biệt thế hệ cha con. Ví dụ các con của ơng Gordon <b>Connelly</b>


Jackson đều có tên là Gordon. Ơng sẽ chọn tên đệm khác nhau cho mỗi người con: Gordon <b>Wood</b> Jackson,
Gordon <b>Smith</b> Jackson, Gordon <b>Lee</b> Jackson. Ðể tránh lẫn lộn, gia đình dùng tên đệm để xưng hơ.


c. Thứ ba, lấy tên bố rồi thêm tiếp vĩ ngữ làm tên đệm. Nguyên tắc tổng quát ở Nga là con trai dùng tiếp


vĩ ngữ ICH hay OVICH, con gái dùng tiếp vĩ ngữ VA hay OVA. Đọc tên cựu Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản
Liên Sô Mikhail Sergeyevich Gorbachev (1931- ), ta biết ông này có bố tên là Sergeyev vì từ Sergeyevich có
nghĩa là con của ơng Sergeyev. Ví dụ khác: Ðọc tên ông Pyotr Ivanovich Krylov, ta biết ông này là con ơng
Ivan vì có tiếp vĩ ngữ Ovich. Nếu ơng Ivan có con gái, tên là Nadia chẳng hạn, tên đầy đủ của cô sẽ là Nadia
Ivanova Krylova. Ðọc tên này, ta biết cơ Nadia là con ơng Ivan vì có tiếp vĩ ngữ Ova.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

ngữ Fitz do tiếng Fis trong Pháp ngữ, có nghĩa là con. Nói chung, người tây phương cũng áp dụng phương
pháp đặt tên để biểu lộ liên hệ huyết thống gia đình.


Ngày nay, theo Elsdon C. Smith[12]<sub>, hơn 80% dân số Anh Mỹ có tên đệm và những người khơng có tên</sub>


đệm lại bị rắc rối đối với các máy điện toán của các cơ sở tín dụng. Các nhà tính danh học Mỹ thường nêu
trường hợp Tổng Thống Hoa Kỳ Harry Truman (1884-1972) làm thí dụ. Ơng này khơng có tên đệm, nhưng
cơng chúng cứ thắc mắc sao Tổng Thống khơng có tên đệm. Biết vậy, Tổng Thống Truman đã thêm mẫu tự
S vào giữa, thành ra là Harry S Truman. Theo nguyên tắc, chữ viết tắt S phải có dấu chấm. Đàng này Tổng
Thống khơng chấm và ơng giải thích mẫu tự S là do chữ STAND FOR, nghĩa là thay thế, khơng phải là tên
đệm, nên khơng có dấu chấm. Trong qn ngũ Hoa Kỳ, nhiều binh sĩ khơng có tên đệm, nên máy điện tốn
bộ quốc phịng quy định chữ N.M.I. nghĩa là No Middle Initial, dịch ra việt ngữ là khơng có tên đệm viết tắt.


<b>3. Đặt Tên Đệm Để Có Âm Thanh Hài Hịa:</b> Khi đặt tên cho con, cha mẹ tây phương rất chú ý đến vấn
đề làm sao chọn được tên mà khi đọc lên tạo được âm thanh hài hòa. Người Hoa Kỳ thường nói: It sounds
nice and goes well with the surname nghĩa là tên này nghe hay, phù hợp với tên họ. Theo các nhà tính danh
học Hoa Kỳ, nếu ba loại tên: tên chính, tên đệm, tên họ, tên nào cũng chỉ có một âm tiết, thì khi đọc lên sẽ
có âm thanh cụt ngủn, khó nghe. Ví dụ James John Jones (công thức về âm tiết là 1+1+1) Để tránh tình
trạng này, nhà tính danh học Mỹ Elsdon C. Smith đề nghị như sau[13]<sub>:</sub>


a. Với tên họ có 1 âm tiết: Tên đệm và tên chính phải có hai âm tiết, theo cơng thức 2+2+1. Ví dụ Edgar
Allen Poe, hoặc 3+2+1. Ví dụ Benjamin Howard Taft, hoặc 3+3+1 như Christopher Robertson Smith.


b. Với tên họ có 2 âm tiết: Tên đệm và tên chính phải theo cơng thức 3+1+2 như Jacqueline Lee Hunter,


hoặc 2+3+2 như Terry Augustus Lindberg, hoặc 1+2+2 như John Jacob Astor.


c. Với tên họ có 3 âm tiết: Tên đệm và tên chính phải theo cơng thức 2+1+3 như Jason Gibbs McAdoo,
hoặc 1+2+3 như John Baldwin Emerson, hoặc 2+2+3 như Kevin Megan Carpenter.


<b>MỤC III: SO SÁNH TÊN ĐỆM NGƯỜI TÂY PHƯƠNG VÀ VIỆT NAM</b>


<b>TIẾT A: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG</b>


Về phương diện nhiệm vụ, tên đệm người tây phương, Việt Nam và Trung Quốc có những điểm tương
đồng sau:


<b>1. Dùng Tên Đệm Để Phân Biệt Thế Hệ:</b> Với người Âu Mỹ, có bốn cách để phân biệt thế hệ mà chúng
tôi đã trình bày là: Thêm từ ngữ Junior; Dùng tên đệm khác nhau; Dùng tiếp đầu ngữ; Dùng tiếp vĩ ngữ như
trường hợp Fitzgerald của Anh Mỹ hay Sergeyevich của Nga.


Với người Việt và Trung Quốc, người ta phân biệt thế hệ bằng cách dùng các từ ngữ có ý nghĩa thân
tộc như Bá, Mạnh, Trọng, Quý. Hoặc dùng từ ngữ trong bài thơ định sẵn. Mỗi thế hệ sẽ dùng một chữ để
làm tên đệm. Đọc các tên đệm này, ta biết người đó vai vế ra sao, thuộc thế hệ thứ mấy trong gia tộc.


<b>2. Dùng Tên Họ Mẹ Làm Tên Đệm:</b> Cả người tây phương lẫn Việt Nam và Trung Quốc đều có phong
tục dùng tên họ mẹ làm tên đệm cho các con. Ý nghĩa dùng tên họ mẹ để ghi dấu lịch sử hôn nhân giữa hai
dòng họ, hoặc để nhắc nhở con cái về tên họ mẹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<b>4. Dùng Tên Ðệm Làm Tên Chính: </b>Cả người tây phương lẫn người Trung Quốc và Việt Nam đều có
tục lệ lấy tên đệm làm tên chính. Gia đình một giáo sư Mỹ thân quen với chúng tơi có các tên là Dugan <b>Jack</b>


Peterson; Dugan <b>Albert</b> Peterson và Dugan <b>Smith</b> Peterson. Gia đình họ Tống nổi tiếng ở Trung Quốc có
các bà Tống <b>Khánh</b> Linh, tức bà Tôn Văn; bà Tống <b>Mỹ </b>Linh tứ bà Tưởng Giới Thạch và Tống <b>Ái</b> Linh, Tống



<b>Diệu</b> Linh. Hai cơ con gái vua Minh Mạng có tên là <b>Trọng</b> Khanh và <b>Trúc </b>Khanh.


<b>TIẾT B: NHỮNG ĐIỂM DỊ BIỆT </b>


Tên đệm người tây phương so với tên đệm người Việt Nam và Trung Quốc có các điểm dị biệt sau:


<b>1. Về Nguồn Gốc:</b> Tên đệm người Việt và Trung Quốc là ngôn ngữ thông thường, ai cũng hiểu ý nghĩa.
Ngược lại, tên đệm người tây phương thuộc ngôn ngữ đặc biệt, khơng mấy ai hiểu ý nghĩa. Ví dụ tên đệm
Stephen bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là được đội triều thiên. Tên loại này sẽ được trình bày trong
chương bốn.


<b>2. Về Lịch Sử</b>: Tên đệm người tây phương mới xuất hiện gần đây, ban đầu chỉ có tên gọi hay tên chính.
Đến thế kỷ thứ 10 trở đi, người Âu Châu mới bắt đầu có tên họ và từ đó mới có tên đệm. Vào thế kỷ thứ 18,
nhiều người Hoa Kỳ vẫn còn xa lạ với tên đệm. Ngược lại, người Trung Quốc và Việt Nam đã có tên đệm rất
sớm. Trước Cơng Ngun, ta đã có danh tướng Lý Ơng Trọng và đầu Cơng Ngun, ta đã có bà Triệu Thị
Trinh tức bà Triệu.


<b>3. Về Ý Nghĩa</b>: Tên đệm người tây phương khơng nhằm bổ túc cho tên chính để có ý nghĩa rộng.
Ngược lại, tên đệm của ta có thể phối hợp với tên chính hay tên họ để có ý nghĩa rộng hơn. Ví dụ tên Văn
Minh. Nếu chỉ có từ Minh thì ý nghĩa tên bị hạn chế là sáng. Nhưng nếu tên là Văn Minh, nghĩa sẽ rộng hơn,
được hiểu là tình trạng tiến hóa của loài người về các mặt khoa học nghệ thuật, xã hội, chính trị. Vì đặc tính
này mà tên đệm của người tây phương khơng đóng vai trị quan trọng, có thể bỏ đi hoặc viết tắt. Tên đầy đủ
của Tổng Thống Clinton là William Jefferson Clinton, nhưng người ta bỏ tên đệm chỉ nói Bill Clinton (Bill là
tiếng gọi tắt của William). Đối với người Việt, khi đã có tên đệm thì khơng thể bỏ đi, nếu bỏ, tên sẽ chỉ một
cá nhân khác.


<b>4. Về Vấn Đề Thế Hệ:</b> Tên đệm người tây phương mới chỉ có khả năng phân biệt thế hệ hai đời cha
con. Sự phân biệt ấy khơng có hệ thống. Ngược lại, các cụ chúng ta đặt các bài thơ để con cháu dùng làm
tên đệm, mỗi thế hệ, mỗi chi ngành trong gia tộc dùng tiếng khác nhau. Tên đệm của gia tộc cụ Dương Lâm
hay con cháu vua Minh Mạng có thể dùng đến 16 hay 20 thế hệ. Ngoài ra, người Trung Quốc và Việt Nam


không bao giờ dùng tên bố làm tên đệm như người tây phương vì như thế là phạm tội bất kính. Trái lại,
người tây phương cho đó là nghĩa cử vinh danh người cha.


<b>5. Tên Đệm Biến Thành Tên Họ:</b> Tên đệm của người tây phương không bao giờ biến thành tên họ.
Ngược lại, tên đệm người Việt có thể biến thành tên họ. Đọc cổ sử ta thấy các dòng họ Lê Duy, Nguyễn
Phúc, Nguyễn Hựu. Các từ Duy, Phúc, Hựu trước đây là tên đệm, nhưng được lưu truyền từ đời này sang
đời kia và đã biến thành tên họ kép. Các loại tên họ này chưa được các nhà làm từ điển Việt Nam để ý.
Nhưng, tại Trung Quốc, người ta đã chấp nhận tên họ kép từ lâu.


Tóm lại, đối với người tây phương, tên đệm khơng có nhiều nhiệm vụ như của người Trung Quốc và
Việt Nam. Lý do vì người tây phương mới có tên đệm gần đây, họ khơng có phong tục thờ cúng tổ tiên, và
nét đặc trưng văn hóa của họ khơng có tinh thần ngũ đại đồng đường, nên vấn đề thứ cấp và liên hệ họ
hàng không phải là điều quan trọng trong cuộc sống gia đình người tây phương.




</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

[2]<sub> Ðào Duy Anh. Từ Ðiển. Xem chữ Tính Thị. Sđd. Tr. 289. </sub>
[3]<sub> Đại Nam Thực Lục. Tập 1. Hà Nội, NXB Giáo Dục 2001, tr.362</sub>
[4]<sub> Dẫn theo Nguyễn Khắc Ngữ. Nguồn Gốc… Sđd. Tr. 100-102</sub>
[5]<sub> Elsdon C. Smith. The Story… Sđd. Tr. 127.</sub>


[6]<sub> Dương Gia Phả Ký. Sách không đề nơi xuất bản, Giáo Sư Nghiêm Thẩm cho mượn. Tr. 24-25</sub>
[7]<sub> Dương Gia Phả Ký. Sđd. Tr. 70.</sub>


[8]<sub> Elsdon C. Smith. The Story… Sđd. Tr. 15.</sub>


[9]<sub> Mary P. Lee. Your Name-All About It. Westminter Press, USA, 1980, tr. 60.</sub>
[10]<sub> Mary P. Lee. Sđd. Tr. 60</sub>


[11]<sub> Mary P. Lee. Sđd. Tr. 62.</sub>



[12]<sub> Elsdon C. Smith. The Story… Sđd. Tr. 16.</sub>
[13]<sub> Elsdon C. Smith. The Story… Sđd. Tr. 22-23.</sub>


<b>CHƯƠNG 4</b>



<b>TÊN CHÍNH</b>



MỤC I : TÊN CHÍNH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
A. Phân loại tên chính


B. Những hình thức tên chính
C. Các tục lệ khi đặt tên chính
D. Các nguyên tắc chọn tên chính
E. Sự biến đổi tên chính


MỤC II : TÊN CHÍNH CỦA NGƯỜI TÂY PHƯƠNG
A. Phân loại tên chính


B. Nguyên tắc chọn tên chính của người tây phương.


C. Tơn giáo và chính quyền ảnh hưởng đến tên chính người tây phương


MỤC III : SO SÁNH TÊN CHÍNH NGƯỜI TÂY PHƯƠNG VÀ VIỆT NAM
A. Những điểm tương đồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

Tên người Việt Nam, Trung Quốc, Đại Hàn, Hung Gia Lợi có cơng thức: Tên Họ + Tên Đệm + Tên
Chính. Ngược lại thứ tự trên, hầu hết tên người tây phương có cơng thức: Tên Chính + Tên Đệm + Tên Họ.
Về danh từ chỉ tên này, các nhà ngữ học và tính danh học, cả Âu lẫn Á, chưa có danh từ thống nhất. Ở Việt
Nam học giả Nguyễn Bạt Tụy gọi là tên đẻ, giáo sư Hà Mai Phương gọi là tên tục, học giả Trịnh Huy Tiến


gọi là tên riêng, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm gọi là tên riêng, giáo sư Nguyễn Ngọc Huy gọi là tên
chính. Tiến sĩ Lê Trung Hoa gọi là tên chính. Chúng tơi gọi là tên chính vì hai lý do: một là vì loại tên này ai
cũng phải có và được sử dụng nhiều nhất, hai là để phân biệt với các tên như tên đệm, tên hiệu, tên tục, tên
cúng cơm, tên hèm, tên thụy v.v…là các tên phụ thuộc, khơng phải ai cũng có.


Với Anh ngữ, ta có ba từ chỉ tên chính: Baptismal Name: tên rửa tội, Christian Name: tên Kitô Giáo,
Forename: tên đứng trước. Tại Bắc Mỹ, người ta dùng First Name: tên thứ nhất, Given Name: tên đặt. Đôi
khi người ta dùng từ Personal Name: tên cá nhân, Proper Names: tên riêng. Tất cả các từ ấy chỉ có nghĩa là
tên chính.


Nhưng trước khi tìm hiểu tên chính người Việt Nam, ta cần biết khi mới xuất hiện trên trái đất con người
đã đặt tên thế nào để chỉ cá nhân? Câu hỏi này chưa có câu trả lời chính xác vì khơng có chứng tích khảo
cổ. Nhưng, theo sự suy đốn của giáo sư Elsdon Smith, khi lồi người chưa biết đến hệ thống tên, thì để gọi
một cá nhân, người ta bắt chước giọng nói cao thấp của người ấy. Ðó là hình thức tên đầu tiên của nhân
loại. Thế rồi, khi bắt đầu biết cách đặt tên, người ta áp dụng nguyên tắc dựa vào những đặc điểm tính tình,
thân xác, nghề nghiệp, ước vọng của cha mẹ, hoặc môi trường chung quanh để đặt tên cho cá nhân. Ðó là
lý thuyết được các nhà tính danh học chấp nhận. Lý thuyết này có thể kiểm chứng qua các tên trong kinh
thánh của Do Thái Giáo. Cuốn sách cổ nhất của Do Thái Giáo là Sáng Thế Ký được viết vào thế kỷ thứ 13
trước công nguyên. Hãy nêu ra một số tên trong quyển kinh này để chứng nghiệm cho lý thuyết trên:


Tên dựa trên đặc điểm thân xác: Amri: Lưu loát, Asar: vui vẻ, Geddel: to cao, Laban: trắng, Edom: đỏ,
Azbai: lùn. Noemi: đẹp. Ozni: tai to.


Dựa trên đặc điểm tính tình: Doeg: lo âu, Dalila: thương cảm, Ruth: thân thiết, Noe: di động, Eve: mẹ
của sự sống, Nahum: người an ủi, Job: bị hất hủi.


Dựa trên ước vọng của cha mẹ: Abraham: cha các dân tộc, Joshua: Chúa là ơn cứu độ, Moses: người
cứu thốt.


Dựa trên mơi trường: Adam: đất sét, Oren: cây thông, Susan: bông huệ, Jonas: bồ câu, Elas: cây sồi,


Sephora: chim nhỏ, Debora: con ong, Samson: mặt trời


Dựa trên nghề nghiệp: Obed: nô tỳ, Amon: người xây cất, Berzellai: thợ khóa, Somer: người trơng coi.
Áp dụng lý thuyết trên, ta tìm hiểu tên chính người Việt Nam. Chương này gồm ba mục: Mục một,
nghiên cứu tên chính người Việt Nam. Mục hai, nghiên cứu tên chính người tây phương. Mục ba, so sánh
tên chính người tây phương và Việt Nam.




<b>MỤC I : TÊN CHÍNH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM</b>


Trong mục này, tên chính người Việt được lần lượt nghiên cứu qua 5 tiết: (a) phân loại tên chính, (b)
những hình thức tên chính, (c) các tục lệ khi đặt tên chính, (d) nguyên tắc chọn tên chính, (e) sự biến đổi tên
chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

Nếu tên họ của người Việt Nam có khoảng trên dưới 1000, thì tên chính, theo ngun tắc, lại có rất
nhiều, và việc thực hiện một quyển từ điển để giải thích ý nghĩa các tên chính như các nước tây phương đã
làm, là điều không cần thiết, vì tên người Việt Nam cũng như Trung Quốc thuộc ngôn ngữ thông thường.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào nguồn gốc ngơn ngữ, tên chính của người Việt Nam có thể chia làm 3 loại: gốc
Hán Việt, gốc Nôm, gốc tây phương.


<b>1. Tên Từ Gốc Hán Việt: </b>Đại đa số tên chính của người Việt Nam đều lấy từ gốc Hán Việt. Xét về
phương diện phát âm, tên loại này nghe ‘‘kêu’’hơn các từ Nôm. Tên Nguyễn Trung Trực nghe hay hơn tên
Nguyễn Văn Rồi. Nếu xét về phương diện ý nghĩa, tên Hán Việt thường được cấu tạo bằng hai từ: một để
làm tên đệm, một để làm tên chính. Hai từ đó hợp lại có ý nghĩa rộng hơn, hoa mỹ hơn. Do vậy, tên chính
lấy từ nguồn gốc Hán Việt rất phù hợp cho việc đặt tên người Việt Nam. Ví dụ Lê Vĩnh Phú (giàu có mn
đời), Nguyễn Thị Bạch Tuyết (trong trắng như tuyết), Vũ Hồi An (mong được an bình).





<b>2. Tên Từ Gốc Nôm:</b> Nếu tên chính lấy từ gốc Hán Việt có vẻ văn chương, hoa mỹ bao nhiêu, thì tên từ
gốc Nơm có vẻ mộc mạc bấy nhiêu. Tên gốc Nôm thường được các gia đình ở nơng thơn, ít học, đặt cho
con cái. Các tên như Bông, Rồi, Vui, Cười, Lây, Há, Đực, Tí, Cị v.v…đã làm nhiều cơ cậu băn khoăn, khó
chịu về cái tên của mình, nhất là khi cô cậu lại lên thành thị sinh sống.


<b>3. Tên Từ Gốc Tây Phương:</b> Từ khi Pháp đặt xong nền đô hộ tại Việt Nam vào cuối thế kỷ 19, một số
gia đình có liên hệ mật thiết với Pháp đã đặt tên con bằng những tên Pháp. Hiện tượng này thấy xuất hiện
tại Sàigòn nhiều hơn các nơi khác, vì theo thỏa ước với triều đình Nguyễn, miền Nam theo quy chế thuộc
địa, còn Trung và Bắc theo quy chế bảo hộ. Trong danh sách thí sinh Tú Tài tại thành phố Sàigòn trước
1975, người ta thấy những tên như Trần Văn Pierre, Lê Văn Paul, Trần Thị Paulette, Nguyễn Thị Suzanne.
Sau 30 tháng Tư năm 1975, gần hai triệu người bỏ nước ra đi. Họ sống tản mát khắp nơi, hầu hết ở Hoa Kỳ
và các nước Âu Châu. Những người này khi nhập quốc tịch, thường lấy tên mới phù hợp với ngôn ngữ và
phong tục của quốc gia họ cư trú. Việc lấy tên mới thiết tưởng là cần thiết vì người bản xứ khơng gặp trở
ngại khi xưng hô, giúp cho công việc làm ăn giao dịch dễ dàng, và đôi khi tránh bớt được cảnh kỳ thị chủng
tộc.


Việc đổi sang tên Mỹ khơng bó buộc, nhưng đơi khi cần thiết vì một vài tên Việt đồng âm hay đồng dạng
với từ Anh ngữ có ý nghĩa xấu. Ví dụ rất nhiều người Việt có tên Dung, Dũng, Dụng. Các tên này hay đối
với người Việt, nhưng khi viết trên giấy tờ ở nước ngoài, Dũng, Dụng đều phải bỏ dấu ngã hay nặng đi,
thành Dung hết. Tiếng Dung của Việt ngữ có tự dạng giống hệt từ Dung của Anh ngữ và có nghĩa là phân
trâu hay phân bị. Từ ngữ Đinh hay Định trong tiếng Việt đồng âm với từ Ding của Anh ngữ có nghĩa là được
rải phân. Các tên như Phúc, Phục, Phát, Pháp cũng giống trường hợp tên Dũng hay Dung vì tên Phúc đồng
âm với một từ Anh ngữ có ý nghĩa rất tục tĩu và khiếm nhã. Một thí dụ điển hình khác là tên Bích. Ðối với
Việt Nam, tên này thường đặt cho phụ nữ vì ý nghĩa hay và đẹp, như Bích Vân, Bích Ngọc, Bích Mai, Xuân
Bích, Ngọc Bích. Nhưng đối với những người nói tiếng Anh, tên Bích phát âm gần giống chữ Bitch. Chữ này
có tồn nghĩa xấu và áp dụng cho nữ giới. Bitch nghĩa là chó cái, chồn cái, con mụ nanh ác, con mụ lẳng lơ
dâm đãng, con mụ phản trắc. Người Hoa Kỳ chửi ai là “đồ chó đẻ”, họ nói “Son of a bitch”. Người bạn chúng
tơi có cơ con gái tên Bích nằm trong bệnh viện, giới chức hành chánh đã cẩn thận treo bảng với hàng chữ
đỏ<b>: Name Alert </b>nghĩa là hãy cẩn thậnđể nhắc nhở y tá, bác sĩ phải rất cẩn thận khi gọi tên, tránh sự xúc
phạm. Thay vì phát âm đúng tên Bích, họ đã gọi cơ Bích là cơ Bai hay cô Bi.



Người Việt đổi sang tên Mỹ đôi khi cũng gặp chuyên rắc rối. Ví dụ người họ Vũ nào đó lấy tên là Robert
Vũ. Với người Hoa Kỳ, tên này bình thường và đọc là Bob Vu vì Robert được gọi tắt là Bob. Đối với người
Việt tên Bob Vũ nghe không được lịch sự cho lắm vì từ Bob được phát âm là Bóp. Người có tên Bob Vu
chắc chắn phải ngượng ngùng lắm khi có người gọi tên mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

TIẾT B: NHỮNG HÌNH THỨC TÊN CHÍNH


Đọc tên các danh nhân lịch sử đến tên người Việt Nam hiện nay, người ta thấy có sự tiến hóa về
phương diện hình thức. Thoạt đầu, từ thời Hùng Vương đến thế kỷ thứ 6, hầu hết tên các nhân vật lịch sử
chỉ có tên họ và tên chính. Sau thế kỷ thứ 6, đa số tên người Việt có ba tiếng gồm tên họ, tên đệm, và tên
chính. Đến thế kỷ 19, trong hoàng tộc nhà Nguyễn thấy xuất hiện tên 4 từ ngữ: Nguyễn Phúc Miên Tông, tức
vua Thiệu Trị. Ngày nay, cả tên đàn ơng lẫn tên đàn bà đang có khuynh hướng trở thành 4 từ ngữ. Sang
đầu thế kỷ 21, chúng tôi đã đọc thấy tên 5 từ ngữ Nguyễn Hoàng Gia Anh Quốc trên bia mộ của một em bé
tại San Jose, California. Để thấy sự tiến hóa tên chính, chúng ta nghiên cứu vấn đề trên phương diện hình
thức ngơn ngữ và giống tính.


<b>1. Tên Chính Xét Theo Phương Diện Hình Thức:</b> Tên chính có hai loại, tên đơn và tên kép. Tên đơn
là tên có một từ ngữ như Lê Lợi, Phạm Quỳnh. Tên kép là tên được cấu tạo bằng 2 hay 3 từ ngữ để diễn tả
một ý nghĩa. Ví dụ:


Tên hai chữ: Nguyễn Bạt Tụy.
Tên ba chữ: Đinh Quang Anh Thái


Tên bốn chữ: Nguyễn Hoàng Gia Anh Quốc.


Biết tên nào đơn hay kép là vấn đề khó. Hãy nêu một thí dụ ơng Nguyễn Thành Công. Nếu tên đệm
Thành được truyền từ đời này sang đời nọ thì chữ Thành phải đi với tên họ Nguyễn để chỉ dòng họ Nguyễn
Thành. Ngược lại, nếu tên đệm Thành khơng được cha truyền con nối thì chữ Thành phải đi với tên chính
thành tên kép: Thành Cơng.



<b>2. Tên Chính Xét Theo Phương Diện Giống Tính:</b> Tên chính người Việt được chia làm hai loại. Tên
đàn ơng và tên đàn bà. Lối phân loại này, nếu áp dụng cho người tây phương như Hoa Kỳ chẳng hạn, sẽ
khá chính xác vì tên đàn ơng hầu như khác hẳn tên đàn bà. Nhưng, đối với người Việt, lối phân loại này chỉ
có giá trị tương đối, vì khơng phải đọc bất cứ tên nào, ta cũng phân biệt được đó là đàn ơng hay đàn bà. Ví
dụ tên Quỳnh, Kiên, Hịa, Hiền, Phương, Thủy có thể là tên của cả đàn ơng lẫn đàn bà. Tuy nhiên, vì kiểu
thức chọn tên đàn ông khác đàn bà nên người ta cũng có thể đốn đúng được đến 70% tên nào chỉ đàn bà,
tên nào chỉ đàn ông.


a. Tên đàn bà: Đọc lịch sử Việt nam, người ta thấy khi xưa đàn bà chỉ có tên đơn, Trưng Trắc, Trưng
Nhị. Mãi đến thế kỷ 10 đời nhà Đinh mới thấy xuất hiện tên kép. Công Chúa Minh Châu con của vua Đinh
Tiên Hoàng. Ngày nay, muốn tên con gái được bóng bảy, các bậc cha mẹ có khuynh hướng đặt tên kép cho
con. Các nhà hộ sinh tại thành phố Sàigòn trước năm 1975, tặng các sản phụ sách dậy ni con, trong đó
đề nghị một số tên để đặt cho trẻ sơ sinh. Tất cả 150 tên đề nghị đều là tên kép. Dù đơn hay kép, tên phụ
nữ thường được chọn trong các nhóm sau:


-Tên lồi hoa và cây có dáng điệu dịu dàng: Mai, Lan, Cúc, Hoa, Hương, Quỳnh, Tiên, Cúc, Huệ, Liên, Liễu,
Hồng,


-Tên loài chim đẹp có tiếng hót hay: Yến, Anh, Oanh, Phượng, Loan, Mi, Nhạn, Ca (sơn ca).
-Tên lồi đá q: Bích, Ngọc, Trân, Châu, Kim.


-Tên loại vải quý: Nhung, Gấm, Là, Lụa, Lượt, The, Vóc.


-Từ ngữ chỉ đức tính cơng, dung, ngôn, hạnh: Hạnh, Thảo, Hiền, Dung, Tuyết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

Đại khái, có thể xếp nhiều nhóm, từ những tên thanh cao bóng bảy, đến những tên nghe mộc mạc bình
thường. Tuy nhiên, nguyên tắc tổng quát là khi đặt tên cho con gái, người ta bao giờ cũng chọn tiếng thanh
tao, nhẹ nhàng. Thật khó mà gặp được các cơ chưa chồng có tên là Tạ, Tấn, Sức, Cường, Hùng.



b. Tên đàn ơng: Đọc trong lịch sử, đàn ơng có tên kép rất sớm. Bên cạnh một Lý Tiến, Lý Cầm, người ta
đã thấy một Triệu Quang Phục, Lý Ông Trọng. Nếu nguyên tắc chọn tên đàn bà là chọn tiếng thanh tao nhẹ
nhàng, thì tên đàn ơng lại được chọn trong các tiếng biểu lộ được sự hùng dũng về thể xác lẫn tinh thần.
Tên đàn ông thường được chọn trong các nhóm sau đây:


-Tiếng chỉ sức mạnh : Cương, Cường, Hùng, Tráng, Dũng.
-Tiếng chỉ trí tuệ: Thơng, Minh, Trí, Tuệ, Sáng, Hồi, Vọng.
-Tiếng chỉ đức hạnh: Nhân, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Cơng,
-Tiếng chỉ tiền tài danh vọng: Phú, Quý, Kim, Tài, Danh.


Vì dân gian thường chọn tên trong các nhóm kể trên, nên một danh sách 50 người Việt nam, thế nào
cũng có ít nhất hai người trùng tên.


<b>TIẾT C: CÁC TỤC LỆ KHI ĐẶT TÊN CHÍNH.</b>


Đời sống người Việt Nam lúc nào cũng thấm nhuần tinh thần tơn giáo, bàng bạc lịng mê tín dị đoan, và
bị ràng buộc bởi mn nghìn điều kiêng kỵ. Đời sống siêu hình ấy được thể hiện rất rõ trong các tục lệ đặt
tên. Có 5 tục lệ khi đặt tên chính: (1) Đặt tên muộn, (2) Đặt tên xấu, (3) Ghét ai đặt tên người ấy, (4) Các
điều kiêng kỵ khi đặt tên chính, (5) Đặt hai tên.


<b>1. Đặt Tên Muộn:</b> Ngày xưa, khi gia đình có trẻ sơ sinh, luật pháp cũng như tục lệ khơng bó buộc phải
khai sinh ngay. Người ta chỉ gọi đứa bé bằng một tên rất chung như con trai gọi là thằng Cò, thằng Cu. Con
gái gọi cái Đỏ, con Hĩm, Cái Tít. Trường hợp đặt tên muộn được chứng minh qua câu ca dao:


<i>Hỡi thằng cu lớn, hỡi thằng cu Bé, cu Tí, cu Tị, cu Tỉ ơi!</i>
<i>Con dậy con ăn cơm với ông, để mẹ lấy chồng kiếm chút em con.</i>


Tại sao dân ta lại chọn các tên xấu và có ý nghĩa chung chung như thế? Để trả lời câu hỏi này thiết
tưởng ta cần biết tục lệ đặt tên xấu.



<b>2. Đặt Tên Xấu:</b> Tục lệ đặt tên xấu đã được trình bày trong chương một, mục hai, tiết một với tiêu đề
Tên Tục. Ở đây, xin tóm lược để độc giả tiện việc theo dõi. Một khi người Việt cần đặt tên rõ ràng cho trẻ sơ
sinh, họ thường chọn tên thật xấu, đôi khi có ý nghĩa dơ dáy tục tĩu. Tục lệ này phát xuất từ sự mê tín dị
đoan, cho rằng trẻ sơ sinh chết nhiều vì tà ma thích bắt những đứa trẻ đẹp. Vì vậy, họ tránh tên đẹp và
khơng thích ai khen con họ đẹp. Dụng ý để tà ma tưởng lầm là đứa bé xấu, không đáng bắt. Các tên thường
được dân gian chọn là Bùn, Sẹo, Mng, Cầy, Chó, Vện. Trường hợp gia đình đẻ nhiều con mà bị chết yểu
cả thì đứa con mới sinh được đặt là Xin, với ý nghĩa đây là đứa con đi xin về nuôi, hoặc đây là đứa con của
người ăn xin, ăn mày[1]<sub>. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

- Các từ ngữ chỉ tính tình xấu: Ngáo, Ngơ, Dại, Khùng.
- Các từ ngữ chỉ giống vật: Cún, Vện, Khoang, Tí, Bê, Bị.
- Các từ ngữ chỉ thảo mộc: Mít, Bưởi, Chanh, Cam, Ổi.
- Các từ ngữ chỉ vật liệu nhà: Cột, Kèo, Tranh, Gạch, Bùn.


Ngoài việc đặt tên xấu vì mê tín dị đoan, người ta cịn thấy các gia đình quyền q ngày xưa có tục
dùng những từ bóng bảy, đẹp đẽ để đặt tên cho con ruột, con đẻ, nhưng dùng từ xấu xa đặt tên cho con ăn,
người ở hay nơ tì trong gia đình. Mục đích để khách biết ai là con đẻ, con ni. Tục lệ này cịn thấy chứng
tích nơi tên hai nhân vật lịch sử hồi kháng chiến Ngun Mơng đó là Dã Tượng và Yết Kiêu. Ðại Việt Sử Ký
Toàn Thư ghi như sau:


<i>Hưng Ðạo Vương có hai người nô tên là Dã Tượng và Yết Kiêu. Dã tượng nghĩa là voi rừng; Yết Kiêu là</i>
<i>tên lồi chó mõm ngắn. Dùng tên thú vật đặt tên cho con người nói lên cái địa vị làm nơ thấp kép của họ <b>[2]</b></i><sub>. </sub>


Tục lệ đặt tên xấu không chỉ có trong xã hội Việt Nam mà thấy có nhiều nơi trên thế giới như Trung
Quốc, Đại Hàn, Hy Lạp, La Mã, Phi Châu. Những tên có ý nghĩa chung chung, và xấu chưa phải là tên chính
thức. Đến khoảng 5, 3 tuổi người ta mới đặt tên chính thức cho con và lúc này lại bị ràng buộc bởi một số
tục lệ khác, trong đó có tục ghét ai đặt tên người ấy.


<b>3. Ghét Ai Đặt Tên Người Ấy: </b>Tại Âu Mỹ, kính trọng ai, cảm phục ai, người ta lấy tên người ấy để đặt
cho con. Nhiều người tây phương vì kính trọng Chúa và Ðức Mẹ Maria nên lấy tên Jesus hay Maria làm tên


chính. Trái lại, tại Việt Nam, cha mẹ ghét ai, người hàng xóm chẳng hạn, cứ lấy ngay cái tên ơng bà đó,
hoặc thâm hiểm hơn, lấy tên ơng bà, cha mẹ của người đó mà đặt cho con. Rồi, khi biết người mình khơng
ưa đang quanh quẩn gần nhà, thì cứ réo gọi tên con mình mà chửi. Chiến thuật giận cá chém thớt làm cho
địch thủ vô cùng ấm ức. Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã mô tả hiện tượng xã hội này :


<i>Vợ chồng đang dở câu chuyện, bỗng bên hàng xóm có tiếng bác Trương Thi gái mắng con:</i>
<i>Thằng Yểng hư thật. Mày coi tìm xem nó ở đâu khơng. Ban sáng nó vừa lảng vảng ở đây mà.</i>
<i>Bác Trương trai ồ ồ nói:</i>


<i>Tao thấy nó chui qua hàng rào nhà bác Pha ấy.</i>
<i>Bác Trương Gái gái lại the thé:</i>


<i>Thế thì sang mà tìm, thấy đứa nào ăn cắp, đem mà đào mả bố nó lên.</i>
<i>Pha bị nói cạnh, bỗng nảy ra một ý kiến:</i>


<i>Bu nó ạ! Phải rồi.</i>
<i> Rồi anh nói thầm.</i>
<i>Chị Pha cau mặt.</i>


<i>Cái gì? Thì nói to lên nào.</i>
<i>Tơi nghĩ ra tên thằng cu rồi.</i>
<i>Tên là gì?</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<i>Thì nhé, Trương Thi đặt tên con nó là Yểng, tội gì mình khơng gọi tên con mình là Bạch.</i>
<i>Thế tên bố nó là Bạch à?</i>


<i>Pha vênh váo đáp:</i>


<i>Ừ, ừ chỗ hàng xóm với nhau mà nó đi lấy tên bố mình để đặt cho con nó, thì tội gì mình khơng báo</i>
<i>thù? Khơng thì làng nước lại bảo mình chịu lép <b>[3]</b><sub>.</sub></i>



Khi đặt tên con, nhiều người đã vô ý đặt trùng tên người bà con, hoặc tên người hàng xóm nên đã sinh
ra chuyện bất hịa, có khi đưa đến chuyện tuyệt giao. Do căn nguyên này mà có những điều kiêng kỵ khi đặt
tên chính.


<b>4. Những Điều Kiêng Kỵ Khi Đặt Tên Chính</b>: Khi đặt tên chính cho con, phải tuyệt đối tránh tên ông tổ
họ nội, họ ngoại, ông bà cha mẹ và tất cả những người trong gia tộc, những người cùng làng cùng xóm, kể
cả tên vị thành hồng làng xã. Vì phải tránh nhiều như vậy, nên vợ chồng mới cưới thường có tục bế con
đầu lịng đến trước mặt ơng bà xin đặt tên cho con. Tục lệ này vừa để tỏ lịng tơn kính bố mẹ, vừa tránh
được những tên của họ hàng mà vợ chồng trẻ mới lấy nhau chưa biết. Tuy nhiên, về địa danh, ta thấy dân
gian đi ngược lại tục kỵ húy là lấy tên người đặt cho một số vị trí. Ví dụ chung quanh thành phố Sàigịn, ta
thấy các địa danh: Chợ Ông Tạ, Chợ Bà Chiểu, Chợ Bà Hom, Cống Bà Xếp, Ngã Ba Chú Ía, Bà Quẹo, Bà
Rịa, Lái Thiêu, Bà Om (ở Trà Vinh), Cầu Ông Thìn, Giồng Ông Tố. Qua các địa danh trên, ta thấy toàn là
các nơi nhỏ hẹp, và người được lấy tên là những người cư ngụ ở đó, thuộc giai cấp thấp trong xã hội. Trái
lại, do ảnh hưởng của văn hóa tây phương, ngày nay, người ta lấy tên các vị vua chúa, danh nhân lịch sử,
anh hùng dân tộc để đặt tên cho các đường phố, coi đó khơng phải là điều kiêng kỵ nữa.


Ngày xưa, những nhà học thức, khi đặt tên cho con, còn tránh cả những tên trùng hợp với địa danh[4]<sub>.</sub>


Các gia đình nho phong lễ giáo kiêng đặt tên con gái bằng những từ ngữ gợi lên ý nghĩa lả lơi, dâm đãng.
Họ thường tránh các tiếng như Sương, Hoa, Nguyệt vì các từ này được hiểu một cách khắt khe là tà dâm.
Ví dụ để chỉ một cơ gái điếm, người ta dùng từ “gái ăn sương[5]<sub>". Còn từ Hoa, Nguyệt đã được ca dao giải</sub>


thích ý nghĩa như sau:


Thôi thôi, tôi van cậu rằng đừng!
Tuổi tôi còn bé chưa từng nguyệt hoa,
Tôi về gọi chị tôi ra,


Chị tôi đã lớn, nguyệt hoa đã từng.



Các tên như Sen, Nhài, Nụ cũng bị các gia đình kiểu cách khơng dùng đến vì các tiếng đó thường là tên
các cô gái đi ở đợ cho các gia đình giàu sang, phú quý.


<b>5. Đặt Hai Tên: </b>Ngoài việc đặt tên xấu để tránh tà ma, người Việt Nam xưa cịn có tục đặt thêm tên thứ
hai, hoặc thứ ba. Ví dụ vua Quang Trung Nguyễn Huệ có tên là Thơm, là Bình. Vua Trần Thái Tơng có tên
là Cảnh, là Bồ. Có hai ngun nhân giải thích tục lệ này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

Thứ hai để tránh phiền phức pháp lý: Thời xưa, khi làng xã có người phạm pháp, nhất là tội phạm chính
trị, nếu gặp giới chức chính quyền ở đó tham nhũng, thì tất cả những người cùng tên đều bị bắt để điều tra.
Nhằm tránh trường hợp này hoặc tránh bị vu oan giáng họa, dân gian đặt thêm tên thứ hai để nếu bị bắt, họ
sẽ chứng minh bằng giấy tờ mình khơng phải là cá nhân đó.


TIẾT D: CÁC NGUYÊN TẮC CHỌN TÊN CHÍNH


Như đã nói, bất cứ tiếng nào trong kho tàng ngơn ngữ Việt, có nghĩa hay vơ nghĩa, cũng có thể là tên
người Việt Nam. Tuy nhiên, khi chọn các từ ngữ làm tên chính, người ta thường tuân theo bốn nguyên tắc
chính sau đây:(1) Chọn tên có ý nghĩa tốt đẹp, (2) Chọn tên để biểu lộ cha con cùng huyết thống, (3) Chọn
tên để phân biệt thế hệ, (4) Chọn tên để ghi dấu biến cố xảy ra trong gia đình.


<b>1. Chọn Tên Có Ý Nghĩa Tốt Đẹp: </b>Khi đặt tên cho con, trừ các gia đình thiếu học, đều cố gắng chọn
cho con cái tên để khi đọc lên vừa có ý nghĩa tốt đẹp, vừa có ý nghĩa hoa mỹ. Do vậy, nhiều gia đình đã phải
vị đầu bứt tai cả tuần, tham khảo hết người này tới người nọ, mới chọn được cái tên vừa ý. Nhiều gia đình
phải nhờ các bậc túc nho đặt tên mà họ gọi là tên chữ. Theo quan niệm thẩm mỹ, chịu ảnh hưởng văn hóa
Trung Quốc, các tên có ý nghĩa tốt đẹp, hoa mỹ được chọn trong các nhóm từ ngữ sau đây:


a. Nhóm từ ngữ chỉ nhân sinh quan và vũ trụ quan của Khổng Giáo:
- Tam tài: Thiên, Địa, Nhân.


- Tam đa: Phúc, Lộc, Thọ.


- Tam tòng: Phu, Phụ, Tử
- Tam cương: Quân, Sư, Phụ
- Tứ đức: Công, Dung, Ngôn, Hạnh.
- Tứ thời: Xuân, Hạ, Thu, Đông
- Tứ linh: Long, Ly, Quy, Phụng.
- Tứ hữu: Mai, Lan, Cúc, Trúc v.v…


b. Nhóm từ ngữ chỉ nét đẹp thể xác: Nét đẹp khả ái: Diễm, Lệ, Phương, Dung, Hằng, Tuyết, Thụy
v.v…Tên nữ giới thường tuân theo nguyên tắc này.


c. Những từ ngữ chỉ nét đẹp tinh thần: Các tên được chọn là các tiếng diễn tả được ý niệm đạo đức
đông phương: Đoan, Trang, Tuyết, Trinh, Hiền, Thương, Hùng, Dũng, Bảo, Trân, Trọng, Châu.


Muốn hiểu được ý nghĩa tốt đẹp của tên chính, đơi khi khơng chỉ căn cứ vào một yếu tố ý nghĩa của từ
ngữ, mà còn phải để ý đến các yếu tố khác. Ví dụ có hai tên Phượng và Hồng. Đọc hai tên này ta mới chỉ
thấy đẹp, chưa thấy ý nghĩa thâm trầm. Nhưng nếu người ở vùng Quảng Nam, Đà Nẵng có tên này thì quả
thực Phượng và Hồng là hai cái tên vừa đẹp vừa thâm thúy nhất. Nhà văn Trà Lũ viết về chuyện này như
sau[6]<sub>:</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

<i>có bộ lơng màu rất đẹp, đầu vàng có mào tím, mỏ ngắn có màu đỏ, cổ chim có khoang xanh, lồng ngực</i>
<i>vàng ửng, cánh chim có đốm trắng, đi chim rất dài và có màu ngũ sắc. Phượng hồng thích làm tổ trong</i>
<i>các ghềnh đá chênh vênh sườn núi. Tổ chim bao giờ cũng làm bằng các loại hoa thơm đã khơ và quay về</i>
<i>hướng nam để hưởng gió mát mùa hè và tránh gió bấc mùa đơng.</i>


<i>Phượng hồng líu lo với nhau nghe êm ái như một dòng suối. Tiếng chim hót buổi sớm mai, réo rắt dìu</i>
<i>dặt như một màn hợp tấu lớn, vọng vào vách núi, khi xa khi gần. Du khách nghe tiếng chim tự nhiên thấy</i>
<i>lòng mình thanh thản lạ lùng. Chim trống và chim mái kết bạn mùa xuân, và đẻ con mùa hạ. Sau 14</i>


<i>ngày chim con mới mở mắt. Đây là thời gian thử lửa. Khi chim con vừa mới mở mắt nhìn đời, thì cha mẹ</i>
<i>chim tha hết đàn con ra một ghềnh đá, đặt chúng thành một hàng dài quay đầu về phía mặt trời đang mọc.</i>


<i>Rồi cha mẹ chim hót lên một hồi líu lo, chừng như dậy con bài học thứ nhất. Hót xong thì cha mẹ chim quan</i>
<i>sát từng đứa con. Đến khi mặt trời chiếu ánh rực rỡ trên biển cả, đứa con nào mở mắt nhìn mặt trời thì cha</i>
<i>mẹ chim đặt chúng ra một chỗ riêng. Những đứa con nào sợ hãi mặt trời, mắt nhắm nghiền và cúi xuống thì</i>
<i>cha mẹ chim liền vất ngay xuống biển vì cho rằng những đứa này hèn nhát, yếu đuối. Sau đó cha mẹ chim</i>
<i>lại hót líu lo một hồi nữa như ca ngợi những đứa con can đảm, xứng đáng sống cuộc đời tung hồnh của</i>
<i>dịng họ Phượng. Rồi cha mẹ sung sướng tha những đứa con này về tổ để tiếp tục chăm ni cho đến lớn.</i>


<i>Bởi vậy chim phượng hồng của Ngũ Hành Sơn là biểu tượng lòng can đảm, đẹp tốt và thông minh.</i>
<i>Người mẹ gốc Ngũ Hành Sơn, quê hương của loài chim quý Phượng Hoàng lấy hai tiếng Phượng Hoàng đặt</i>
<i>tên cho hai đứa con là hay quá sức và hợp lý hết sức. </i>


Tuy nhiên, những tên đẹp đẽ trên sẽ trở thành đề tài đàm tiếu, mỉa mai nếu ý nghĩa tên trái ngược với
cuộc sống thực tế. Tác giả người Pháp Mélanges, từng sống ở Việt Nam lâu năm, đã nhận xét vấn đề này:


<i>Thiếu chi, người tên thì tốt, mà việc làm khơng tốt. Như có người tên là Lành, là Thiện mà khơng lành không</i>
<i>thiện chút nào cả <b>[7]</b><sub>. </sub></i>


Khi xưa người ở Quảng Bình, có tục đặt tên con là Mẹt. Ngày nay, tiếng mẹt đã biến nghĩa, trở thành
xấu, ám chỉ người đàn bà quê mùa, qua câu nói châm biếm “Thị Mẹt”. Theo linh mục Léopold Cadière, trong
sách Croyances Et Pratiques Religieuses Des Vietnamiens, thì chữ mẹt có ngun nghĩa là cái rổ, cái tráng,
cái thúng, cái mẹt, cái nia. Nói chung là các vật dụng xay lúa giã gạo, chợ búa. Khi đặt tên con gái là Mẹt,
các gia đình mong muốn cho con sau này biết tề gia nội trợ[8]<sub>.</sub>


Ý muốn con hay, con tốt còn được biểu lộ trong trường hợp tên con“đè” được tên cha. Ví dụ trường hợp
hai cha con ông Ngô Thời Sĩ và Ngô Thời Nhậm. Chữ Nhậm trong Hán tự viết gần giống chữ Sĩ, chỉ khác
chữ Nhậm có thêm nét phẩy trên đầu chữ Sĩ. Lối đặt tên này lấy trong quan niệm: Con hơn cha là nhà có
phúc[9]<sub>.</sub>


Đa số tên người Việt Nam là tiếng Hán Việt nên nhiều người khơng hiểu rõ tên mình và tên người khác
có ý nghĩa gì vì nhiều từ đồng âm, nhưng dị nghĩa. Ví dụ cùng phát âm là Du nhưng từ Du có ít nhất 20


nghĩa khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, các học giả như giáo sư Dương Quảng Hàm, trong Việt Nam
Văn Học Sử Yếu, đã chua thêm chữ Hán vào sau tên mỗi nhân vật để ta biết tên vị ấy có ý nghĩa gì. Ví dụ
chữ Du trong tên thi hào Nguyễn Du khơng có nghĩa là đi chơi như trong tiếng du xuân hay du hí, cũng
khơng có nghĩa là ca hát như du ca. Tên của thi hào Nguyễn Du khi viết ra Hán tự có nghĩa là xa xơi. Tên thi
sĩ Trần Tế Xương khơng có nghĩa là xương cốt, cũng khơng phải là ma cọp mà ta gọi là hùm tinh, cũng
khơng có nghĩa là người vơ định hướng. Tên Xương của cụ Tú có nghĩa là thịnh vượng, đẹp, thẳng thắn. Do
vậy, cụ lấy tên tự là Tử Thịnh. Chữ Thịnh và Xương trong Hán tự đều có nghĩa là phát đạt, thịnh vượng.


<b>2. Chọn Tên Để Biểu Lộ Liên Hệ Huyết Thống:</b> Quan niệm liên hệ huyết thống rất phổ quát trên thế
giới. Mỗi dân tộc có một đường lối riêng trong cách đặt tên để biểu lộ quan niệm này. Với người tây phương,
người ta dùng các biến dạng của tên họ và tên đệm mà chúng tơi đã trình bày trong Tiết B, chương một và
chương hai. Riêng tại Việt Nam, người ta áp dụng hai đường lối để biểu lộ ý niệm liên hệ huyết thống: một
là dùng đường lối Việt ngữ, hai là đường lối Hán tự.


a. Nếu theo đường lối Việt ngữ: Tên con cái sẽ tuân theo một trong hai nguyên tắc là phát âm hay ý
nghĩa để biệu lộ ý niệm huyết thống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

- Cùng âm vận cuối: Trung, Dũng, Hùng, Cung, Tùng.


Nếu theo nguyên tắc ý nghĩa, các tên sẽ ở trong cùng nhóm từ ngữ có ý nghĩa liên quan đến nhau. Ví
dụ:


- Tam tài: Thiên, Địa, Nhân.
- Tam đa: Phúc, Lộc, Thọ.
- Tam tòng: Phu, Phụ, Tử.
- Tam cương: Quân, Sư, Phụ.
- Tứ đức: Công, Dung, Ngôn, Hạnh.
- Tứ thời: Xuân, Hạ, Thu, Đông.


- Tứ linh: Long, Ly, Quy, Phụng hay Phượng.


- Tứ hữu: Mai, Lan, Cúc, Trúc.


- Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ.
- Ngũ phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung.
- Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.


- Ðịa chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn,Tỵ, Ngọ v.v...
- Thiên can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ v.v...


Tác giả Nguyễn Công Hoan đã viết lại phong tục đặt tên theo kiểu có cùng ý nghĩa:
- <i>Này bu nó ạ, tơi định đặt tên cho thằng cu là Trộn. Bu nó bảo thế nào?</i>
<i>Chị Pha nhăn mặt lắc đầu,</i>


<i>-Không gọi thế được. Tên xấu lắm. Hôm nào nhờ ông lang Sáng đặt tên cho nó.</i>


<i>-Ồ, chả chữ nghĩa gì cả. Giỏ nhà ai, quai nhà nấy. Khơng cần. Quấy, Quậy, Hịa, Sáo, Pha thì tên thằng</i>
<i>cu là Trộn thế phải rồi cịn gì.</i>


<i>-Nhưng các bác có đặt tên cho lũ cháu thế đâu?</i>
<i>-Thì con nhà bác Quậy chẳng là Sỏi, Sành là gì <b>[10]</b><sub>? </sub></i>


Đặt tên cùng ý nghĩa có nhiều kiểu cách. Xin đan cử ba ví dụ: Q tơi là làng Phú Vinh, huyện Kim Sơn,
tỉnh Ninh Bình, có gia đình đặt tên các con bằng các từ ngữ chỉ dụng cụ nhà nơng: Mai, Quốc, Xẻng, Giành,
Cào, Gióng. Ða số cư dân ở đây là người Công Giáo nên một gia đình khác lấy các từ trong kinh sách Cơng
Giáo để đặt tên: Nhiệm, Mầu, Tin, Cậy, Kính, Mến. Một gia đình thân quen với cha mẹ chúng tơi có 7 cơ con
gái, mỗi cơ mang tên một loại vải quý: Nhung, Là, Lụa, Lượt, Gấm, The, Vóc. Linh mục Léopold Cadière,
trong bài viết về Nguồn Sơn, Quảng Trị, cho biết có gia đình đặt tên con theo thế đất ở vùng biển: Cù, Lao,
Gành, Gò, Eo[11]<sub>.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

b. Nếu theo đường lối Hán tự: Tên các con khi viết ra chữ Hán sẽ có cùng một bộ. Lối đặt tên này đòi


hỏi khả năng chữ Hán cao nên chỉ có các gia đình nho gia hay vua chúa mới áp dụng. Hãy nêu ra một số thí
dụ cụ thể:


-Tên các vua nhà hậu Lê là Kỳ, Hữu, Vũ, Hội, Hợp, Đường, Phương, Tường, Thìn, Diêu đều thuộc bộ
Kỳ[12]<sub>. </sub>


-Tên các chúa Trịnh: Kiểm, Tùng, Tráng, Tạc, Căn, Cương, Giang, Doanh, Sâm, Cán, Khải đều thuộc
bộ Mộc.


-Tên các chúa Nguyễn: Kim, Hoàng, Nguyên, Lan, Tần, Trăn, Chu, Trú đều thuộc bộ Thủy.
-Tên các chúa Nguyễn từ Nguyễn Phúc Khoát tới Nguyễn Phúc Ánh dùng bộ Nhật[13]<sub>.</sub>


Lối đặt tên này không phải là đặc quyền của vua chúa, nhiều gia đình nho học cũng áp dụng. Ví dụ tác
giả truyện Kiều là cụ Nguyễn Du có cụ thân sinh là Nguyễn Nghiễm, có bác là quan tham tụng Nguyễn
Khản. Các tên Khản, Nghiễm, Du nếu viết ra Hán tự, đều có bộ Nhân. Tên các cụ Ngơ Thời Chí, Ngơ Thời
Sĩ, Ngơ Thời Nhậm đều có bộ Sĩ. Tên học giả Phạm Quỳnh và các con là Phạm Dao, Phạm Khuê, Phạm Thị
Ngoạn, đều có bộ Ngọc. Lối đặt tên trên mới chỉ chú ý đến thế hệ cha con. Các cụ còn đặt tên để phân biệt
thế hệ cháu chắt.


<b>3. Chọn Tên Để Phân Biệt Dòng Dõi Thế Hệ:</b> Khi Hán tự còn thịnh hành, các nhà nho dựa vào đặc
tính chữ Hán để chọn tên nhằm phân biệt dịng dõi thế hệ. Đặc tính chữ Hán là mỗi chữ thuộc về một bộ
trong hơn 200 bộ căn bản. Ví dụ các chữ Hoa, Phương, Trà thuộc bộ Thảo là cỏ. Các chữ Bản, Vị, Lý, Đỗ,
Đông thuộc bộ Mộc là cây. Áp dụng đặc tính này vào việc đặt tên, các nhà nho quy định đời thứ nhất chọn
các chữ cùng bộ, bộ Mộc chẳng hạn, đời thứ hai bộ Thủy, đời thứ ba bộ Hỏa v.v.. Để con cháu dễ nhớ, các
cụ sáng tác bài thơ mà mỗi chữ là một bộ chữ nho. Con cháu cứ theo đó mà chọn tên. Điển hình là vua
Minh Mạng đã áp dụng đường lối trên để đặt tên cho con cháu:


Ngự Chế Mạng Danh Thi


Miên, Nhân, Kỳ, Sơn, Ngọc


Phụ, Nhân, Ngôn, Tài, Hòa
Bối, Lực, Tài, Ngôn, Tâm
Ngọc, Thạch, Hoa, Hịa, Tiểu.


Theo bài thơ trên, tên các hồng tử thuộc dòng đế, mỗi thế hệ sẽ dùng một bộ chữ. Tên các con vua
Minh Mạng đều dùng bộ Miên. Tên con vua Thiệu Trị dùng bộ Nhân. Đến hoàng tử Bảo Long, tức con vua
Bảo Đại, đời thứ năm, dùng bộ Phụ.


<b>4. Chọn Tên Để Ghi Dấu Biến Cố Lịch Sử Trong Gia Đình:</b> Người Âu Châu cũng như người Việt
Nam và Trung Quốc có lối đặt tên để ghi nhớ biến cố lịch sử xảy ra trong gia đình. Ví dụ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

- Lấy tên thời gian xảy ra biến cố như : Xuân, Hạ, Thu, Đơng. Nhiều người tây phương có tên là Noel,
Natividas, Natalie. Các chữ này đều có nghĩa là ngày lễ Giáng Sinh.


<b>TIẾT E : SỰ BIẾN ĐỔI TÊN CHÍNH</b>


Dân tộc nào trên thế giới cũng có tục thay đổi tên chính. Hai vị Tổng Thống Hoa Kỳ là các ơng
Cleveland và Wilson đều thay đổi tên chính. Ơng Cleveland bỏ tên Stephen lấy tên Grover thành Grover
Cleveland. Ông Wilson bỏ tên John lấy tên Woodrow thành Woodrow Wilson. Với người Việt Nam, từ ngày
chấm dứt chế độ quân chủ, nền hành chánh bắt đầu thi hành giấy tờ hộ tịch, thì tên chính khơng được dễ
dàng thay đổi nữa. Tuy nhiên, trong lịch sử có nhiều trường hợp biến đổi tên chính.


<b>1. Biến Đổi Do Vua Ban Tên:</b> Dưới thời phong kiến, nhà vua khơng những có quyền ban quốc tính, tức
tên họ, mà cịn ban tên chính cho các cơng thần. Dân gian coi đó là một ân thưởng trọng hậu. Xin nêu một
số trường hợp:


Vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đổi tên ông Đỗ Viễn, đậu Tiến Sĩ năm 1478, thành Đỗ Cận. Ông Vũ
Nghĩa Chí, đậu Hồng Giáp năm 1490, thành Vũ Duệ. Ơng Dương Bản Bang, đậu Tiến Sĩ đời Hồng Đức
thứ 15, được vua ban quốc tính và đổi tên là Tung. Vua Lê Nhân Tông (1442-1459) đổi tên Tiến Sĩ Dương
Mỗi thành Dương Hải. Ông Nguyễn Hễ, người huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam, đậu đệ


nhất giáp Tiến Sĩ khoa Giáp Tuất (1514), được vua Lê Tương Dực (1509-1516) đổi tên là Nguyễn Đức
Lượng. Vua Tự Đức (1848-1883) đổi tên ơng Trần Bích San (1839-1874) thành Trần Hy Tăng. Ông Dưỡng
Độn, tự Thời Mẫn, hiệu Tốn Trai được đổi thành Trần Tiễn Thành[14]<sub>.</sub>


<b>2. Biến Đổi Vì Kỵ Húy</b>: Ngoài dân gian, nếu tên con rể trùng với tên ơng bà, cha mẹ vợ, thì tên con rể
đổi sang tên khác. Tên mới chỉ để xưng hô hàng ngày, còn trong giấy tờ, tên vẫn giữ như cũ. Trong chốn
triều đình, những chữ húy như tên vua, cha vua, hoàng hậu, tên lăng tẩm, khi xưa được viết bằng Hán tự,
lúc đọc phải tránh âm, lúc viết phải đổi thành chữ khác. Đời vua nào cũng có sự kỵ húy. Đơn cử đời vua Gia
Long, 6 tên sau đây phải đổi ra chữ khác


<b>Kỵ Húy</b> <b>Nghĩa</b> <b>Đổi ra</b> <b>Nghĩa</b>


Noãn Ấm Úc Ấm


Ánh Sáng Chiếu Sáng


Chủng Trong Thức Trong


Cổn Tia nắng Diệu Ánh sáng


Hồng Vịng trịn Viên Vịng tròn


Lan Hoa lan Hương Hương thơm[15]<sub>.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<b>3. Đổi Tên Vì Bị Bó Buộc</b>: Đối với các quan có phẩm hàm cao, việc đổi tên được coi là điều hãnh diện
vì đó là ân điển vua ban. Nhưng, đối với quan chức địa phương có phẩm hàm thấp, việc đổi tên, nếu có, là
điều bó buộc.


Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), triều đình ra chiếu chỉ như sau, được ghi trong Đại Nam Điển Lệ:



<i>Những chức quan của một tỉnh nếu có cùng tên giống nhau thì viên quan phẩm trật thấp hơn phải đổi tên</i>
<i>hay bớt đi một chữ, hoặc đổi hẳn chữ khác, hoặc đổi thành chữ đồng âm nhưng khác mặt chữ để khỏi lầm</i>
<i>lẫn và trùng tên </i>[16]<i><sub>.</sub></i>


<b>4. Đổi Tên Vì Tự Ý:</b> Đời nào cũng có người đổi tên vì tự ý và thường bắt nguồn từ các nguyên nhân
sau đây:


a. Muốn có tên đẹp hơn: Nhiều gia đình ít học đã đặt tên con bằng những tiếng đọc lên nghe không
được ra vẻ cho lắm. Đến khi lên thị thành, hay khi đi học, bị bạn bè chọc ghẹo vì cái tên q mùa, thì một chị
Trần Thị Bơng nào đó dễ dàng biến thành Trần Thị Bạch Yến và anh Lê Văn Đực biến thành anh Lê Thanh
Tùng. Bản tin của VnExpress. net ra ngày 17 tháng 6 năm 2003 cho biết : Bà Hà Thị Tiên Bưởi, quận Tân
Bình, TP. HCM đã ba lần xin các cấp chính quyền được đổi tên. Tuy nhiên sở Tư Pháp thành phố không
đồng ý. Bà kiện Sở Tư Pháp ra toà. Bản tin nguyên văn như sau: <i>“Tôi rất ngượng và khổ tâm vì cái tên của</i>
<i>mình. Người ta lấy tên tơi ra để giỡn chơi, ghẹo là Bưởi to, Bưởi nhỏ, Bưởi chua, Bưởi ngọt…”Bà Hà Thị</i>
<i>Tiên Bưởi nói trong nước mắt. Sống trên đời 45 năm, lúc nào bà cũng phải chịu cảnh bị người khác trêu</i>
<i>ghẹo với đủ các loại từ ghép mà theo bà đó là những từ xấu, thậm chí là thơ tục. Ở q trêu vậy đã đành,</i>
<i>lên đến thành phố, người ta cũng chẳng để bà n. Bà nói ‘Tơi chịu như vậy là q đủ rồi, giờ đây tơi muốn</i>
<i>đổi tên để qng địi cịn lại được thanh thản hơn<b>[17]</b><sub>”</sub></i>


b. Muốn tránh mạng lưới pháp luật: Tại nước nào cũng vậy, các người phạm pháp thường đổi sang tên
khác để che dấu tung tích.


c. Muốn có sự may mắn. Người Trung Quốc cũng như người Việt tin tưởng thay đổi tên có thể thay đổi
vận mạng. Một thí dụ được nhiều người nhắc nhở là trường hợp cụ Tú Xương. Cụ tên là Trần Kế Xương
(1870-1907), con cụ Trần Kế Nhuận. Sau khi đậu Tú Tài, ông tiếp tục thi bằng Cử Nhân, nhưng cứ bị hỏng
vì phạm trường quy. Do đó, ơng đổi thành Cao Xương để hy vọng được may mắn. Chữ Cao trong Hán tự có
nghĩa là vượt tới chỗ cao hơn. Cuối cùng ông vẫn không thành công và đổi về Trần Tế Xương.


Những gia đình thơng thuộc triết lý đơng phương, hiểu rõ vấn đề tương sinh tương khắc của ngũ hành,
cũng sẽ đổi tên, nếu có sự xung khắc trong tên cũ. Ví dụ một người có tên là Trần Kim Lê. Xét theo ngũ


hành, tên này không đưa đến sự may mắn, mà dẫn tới sự hủy diệt vì Lê viết ra Hán tự có bộ Mộc. Mộc là
cây không thể tương sinh với kim, hiểu theo nghĩa rộng là dao, búa, cưa đều làm bằng kim khí. Cây mà gặp
búa, dao, cưa có nghĩa là cây bị chặt. Người có tên Kim Lê khơng được may mắn.


Người Trung Quốc tin tưởng tên ảnh hưởng đến vận mạng, đưa đến sự may mắn hay xúi quảy. Ví dụ
một người tên Lê Thị Minh Nguyệt, sinh năm Sửu tức năm con Trâu. Minh Nguyệt là trăng sáng, tuổi cô là
tuổi Trâu. Trâu mà phải làm tới khi trăng sáng thì đời cơ Nguyệt vất vả tối tăm lắm. Tác giả Evelyn Lip đã
viết tác phẩm Choosing Auspicious Chinese Names[18]<sub> để hướng dẫn cách đặt tên sao cho tương hợp ngũ</sub>


hành, đưa đến sự may mắn.


<b>5. Ðổi Tên Vì Lý Do Tơn Giáo: </b>Tu sĩ của một số tơn giáo ở Việt Nam thường dùng tên có liên quan đến
tơn giáo của mình thay cho tên chính. Nhờ tên này, ta có thể biết tịch đạo của người ấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

-Với Cơng Giáo, một số dịng tu như các tu sĩ dòng La San, các nữ tu dịng thánh Phaolơ có tập tục
dùng tên thánh do nhà dịng đặt thay cho tên chính. Thầy dậy của tơi là các dì Isabelle, Madeleine, Monica
và các sư huynh Boniface, Félicien, Léopold.


-Với những giới chức đạo Cao Ðài, ta có những tên đặc biệt đặt theo cơng thức Tên Phái + Thế Danh +
Tịch Ðạo. Ví dụ Giáo Sư Thượng Hậu Thanh của hội Truyền Giáo Cao Ðài, Giáo Sư Ngọc Luyện Thanh ngụ
tại Thánh Thất Từ Vân tại thành phố Sàigịn. Các tên này chúng tơi đã trình bày ở chương một, tiết C: Các
Tên Tơn Giáo.


-Với những người Việt theo Hồi Giáo, họ cũng đặt tên theo tơn giáo của họ. Ví dụ Dịch giả kinh Qur’an
(Coran) ra tiếng Việt là ông Từ Công Thu, vì theo đạo Hồi nên ơng có tên chính thức là Hassan Abdul Karim


<b>6. Đổi Tên Vì Lý Do Chính Trị:</b> Dưới thời qn chủ, một triều đại dù đã sụp đổ, nhưng vẫn có người
ni hồi bão khơi phục. Để chính danh, người ấy phải đổi tên để chứng minh với nhân dân họ là thế gia
triều đại trước. Ví dụ Trần Thiêm Bình tự xưng là con vua Trần Nghệ Tơng, sang Yên Kinh kể rõ sự tình với


Thánh Tổ nhà Minh về việc Hồ Quý Ly tiếm nghịch[19]<sub>.Tạ Sương Phụng chống lại nhà Nguyễn, muốn </sub>


chiếm tỉnh Quảng Nam đã mạo danh dòng dõ nhà Lê đổi tên là Lê Duy Minh[20]<sub>. </sub>


Trong lịch sử cận đại, những người hoạt động chính trị đảng phái thường đổi tên, để dễ bề hoạt động.
Việt Nam Quốc Dân Đảng có các ông Nguyễn Ngọc Nhân đổi thành Vũ Tam Anh. Nguyễn Văn Giảng thành
Vũ Hồng Khanh. Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội có ơng Nguyễn Hải Thần đổi thành Vũ Hải Thu,
Nguyễn Cẩm Giang.


Về phía Đảng Cộng Sản rất nhiều đảng viên đổi tên, nhưng có lẽ người đổi tên nhiều nhất thế giới là
ơng Hồ Chí Minh. Ở đây, chỉ xin trích một số tên được nhiều người biết. Tên chính thức khi cịn bé là
Nguyễn Sinh Cung, đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, trong khi hoạt động chính trị, để tránh con mắt mật
thám Pháp, ông lấy các tên như Lý Thụy, Victor, Song Man Tcho, Vương Sơn Nhi, Trần Lực, Nguyễn Ái
Quốc và sau cùng là Hồ Chí Minh.


Một điều mỉa mai cho lịch sử Việt Nam là sơ ước ký ngày 6 tháng 3 năm 1946, giữa đại diện Pháp là
Sainteny và 2 đại diện Việt Nam là các ông Vũ Hồng Khanh và Hồ Chí Minh, cả ba đều khơng dùng tên thật,
mà dùng tên giả[21]<sub>.</sub>


Vào năm 1954, khi đất nước Việt Nam bị chia đôi, một số người miền Nam tập kết ra Bắc, gia đình ở lại
miền Nam thường đổi tên để tránh phiền lụy về an ninh chính trị đối với chính phủ miền Nam. Đến năm
1975, khi đảng Cộng Sản chiếm miền Nam, các gia đình này lại điều chỉnh giấy tờ hộ tịch cho hợp với tên
họ của người thân đã tập kết ra Bắc, để chứng minh với chính quyền Cộng Sản rằng đây là gia đình cách
mạng, có quyền được hưởng quyền lợi vật chất mà nhà nước dành cho các gia đình cách mạng.


<b>7. Bị Bỏ Tên Chính Vì Là Phái Nữ:</b> Khi xã hội Việt Nam cịn chịu ảnh hưởng văn hóa cổ truyền Trung
Quốc, vai trị phụ nữ khơng được đề cao. Tên chính người đàn bà khơng được nhắc nhở trong sử sách. Sử
gia triều đại nhà Nguyễn là Trương Đăng Quế và Hà Duy Phiên nói rõ điều này trong phần thể lệ viết Đại
Nam Liệt Truyện. Hai ông viết: <i>Khi chép về các hậu phi, chỉ chép tên thụy, họ vì tên thực của các bà khơng</i>
<i>được để lọt ra khỏi cửa. Đó là theo thể lệ chép truyện trong Minh sử <b>[22]</b><sub>. </sub></i>



Ngày nay, đọc các cổ thư như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, An Nam Chí Lược, Đại Nam Liệt Truyện, ta
thấy các sử gia khi chép về người đàn bà chỉ nhắc đến tên họ và chữ thị như Cù thị, Lê thị. Đến các nhà viết
văn học sử Việt Nam hiện nay, khi viết về truyện ký Hạnh Thục Ca, thường nhắc tên tác giả là bà Nguyễn
Nhược thị thay vì tên chính của bà là Nguyễn Thị Bích (1830-1909). Trên các bia mộ xưa, ta thấy những tên
như Lê thị chi mộ, Trần thị chi mộ, tức mộ phần người đàn bà họ Lê, họ Trần. Tục lệ ta không ghi tên người
đàn bà là do bắt chước Tàu. Người phụ nữ Trung Quốc khi lấy chồng, bỏ hết tung tích nhà cơ, nhận tên họ
chồng. Ví dụ Vương thị phu nhân, tức người vợ ông họ Vương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<b>MỤC II : TÊN CHÍNH CỦA NGƯỜI TÂY PHƯƠNG</b>


Nội dung mục hai gồm 3 vấn đề: (a) Phân loại tên chính, (b) Ngun tắc chọn tên chính, (c) Tơn giáo và
chính quyền ảnh hưởng đến tên chính người tây phương.


TIẾT A. PHÂN LOẠI TÊN CHÍNH


Chúng ta có bốn tiêu chuẩn để phân loại tên chính người tây phương: (1) Dựa trên nguồn gốc ngôn
ngữ, (2) Dựa trên tiêu chuẩn ý nghĩa, (3) Dựa trên tiêu chuẩn giống tính, (4) Tên đơn và tên kép.


<b>1. Phân Loại Tên Người Tây Phương Theo Nguồn Gốc Ngôn Ngữ:</b> Tên người tây phương khác hẳn
ngôn ngữ thông thường, bắt nguồn từ những cổ ngữ mà ngày nay người ta không dùng nữa như tiếng
Latin, tiếng của bộ lạc Germanic, Celtic. Tên người tây phương thuộc hai tộc ngữ chính là Ấn Âu
(Indo-European) và Á Phi (Afro-Asian). Tộc ngữ Ấn Âu quan trọng nhất, gồm năm nhóm nhỏ chính là Celtic,
Slavic, Germanic, Hy Lạp, Italic. Tộc ngữ Á Phi khơng nằm trong lục địa Âu Châu, nhưng có vai trị khá quan
trọng trong việc hình thành tên chính người tây phương qua ngôn ngữ Do Thái, Ba Tư và Aramic.


a. Tên từ nhóm ngơn ngữ Semitic. Nhóm ngơn ngữ này thuộc tộc ngữ Á Phi (Afro-Asian). Từ ngữ
Semitic để chỉ những ngôn ngữ của các dân tộc vùng Trung Đơng. Trong nhóm này, tên gốc Do Thái, xuất
phát từ kinh thánh Tân Ước và Cựu Ước của Kitơ Giáo và Do Thái Giáo là có vai trị quan trọng đối với tên
người Âu Châu. Với Tân Ước, ta có các tên mơn đệ của Chúa như John, Simon, Mathew. Với Cựu Ước, ta


có các tên như Adam, Jacob, Noah, David, Jonathan, Isaac, Rebecca v.v… Tên người Do Thái lan tràn
khắp Âu Mỹ nhờ giáo hội Công Giáo khuyến khích giáo dân chọn tên thánh trong Tân Ước, cịn người
Thanh Giáo (Puritans) khuyến khích chọn các tên trong Cựu Ước. Tên thánh được đặt lúc rửa tội nên người
tây phương gọi tên này là Baptismal Name hay Christian Name.


b. Tên từ nhóm ngơn ngữ Slavic. Đặc ngữ Slavic để chỉ các ngôn ngữ ở vùng Đông Âu và một phần Á
Châu. Nhóm Slavic chia làm ba nhánh phụ:


-Phía đơng gồm Nga, Ukrainian, Belorussian.


-Phía nam gồm Bulgarian, Macedonian,Serbo Croatian, Slovenian.
-Phía tây gồm Tiệp Khắc, Ba Lan.


c. Tên từ nhóm ngơn ngữ Hy Lạp. Tên nhóm này được phổ biến khắp Âu Châu nhờ văn minh Hy Lạp có
ảnh hưởng lớn, và nhiều tên thánh của Kitơ Giáo được viết bằng thứ ngôn ngữ này. Hơn nữa, từ xưa tại Âu
Châu có phong trào học cổ ngữ Hy Lạp, Latin, Do Thái nên những tên gốc Hy Lạp, Latin, Do Thái được phổ
biến rộng rãi. Đặc biệt tên gốc Hy Lạp sinh ra nhiều tên người Nga và Đơng Âu và có đặc điểm là diễn tả tư
tưởng trừu tượng, và những đặc tính con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

e. Tên từ nhóm ngơn ngữ Celtic. Từ ngữ Celtic để chỉ loại ngôn ngữ nằm trong khối Ấn Âu, được giống
dân Celtic ở Âu Châu khi xưa dùng ở Tây Âu. Ngữ loại Celtic phân làm hai nhánh chính:


-Nhánh Gaelic bao gồm Ái Nhĩ Lan, Tơ Cách Lan.


-Nhánh Brythonic còn gọi là British tức Anh bao gồm xứ Welsh và Breton, tức nam nước Anh. Tên từ
nhóm ngơn ngữ Celtic có đặc điểm là diễn tả sự tơn thờ thần thánh.


f. Tên từ nhóm Italic: Từ ngữ Italic để chỉ một nhóm ngơn ngữ trong khối Ấn Âu được người Ý ngày xưa
dùng. Nhóm này chia làm hai nhánh phụ là Latino-Faliscan và Osco-Umbrian. Pháp ngữ, và các ngôn ngữ
của Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha, Ý và Romanian thuộc nhóm này.



Các quốc gia Âu Châu có điểm chung là họ đều mượn tên của nhau. Ví dụ những tên của người Ý
khơng chỉ gồm bao gồm tên Ý mà bao gồm những tên xuất xứ từ tiếng Latin, Do Thái, Hy Lạp, Germanic
v.v… Sở dĩ có tình trạng này là vì cùng thuộc tộc ngữ Ấn Âu, cùng bị ảnh hưởng văn hóa lẫn nhau, cùng có
tín ngưỡng chung là Kitơ Giáo. Ngồi ra, khi xưa, vì có các cuộc xâm chiếm đất đai của các bộ lạc Germanic
và Celtic mà tên từ nước này được đem sang nước khác. Ví dụ trước thế kỷ 11, người Anh chỉ có tên của
giống dân mình là 2 bộ lạc Celtic và Germanic. Nhưng khi Anh bị xâm lăng thì người Norman đã đưa vào
đây tên của người Pháp, Latin, và tên các thánh của Kitô Giáo, bao gồm tên Do Thái và Hy Lạp. Để thấy tên
người tây phương bắt nguồn từ những nhóm ngơn ngữ kể trên, ta trưng ra một số tên tại mỗi quốc gia để
làm ví dụ:


<b>Tên người Pháp</b> <b>Xuất xứ từ ngôn ngữ</b>


Adolphe Đức : Adolf


Agnès Hy Lạp: Hagnos


Albert Germanic: Adalbert
Alfred Anh cổ: Aelfraed
Aurèle Latin : Aurelius
Samuel Do Thái : Shemuel


Sylvain Ý : Silvano


<b>Tên Người Đức</b> <b>Xuất xứ từ ngôn ngữ</b>


Arnold Germanic : Arnhold


Sofie Hy Lạp: Sophia



August Latin : Augustus


Anna Do Thái: Hannah


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

Mercedes Tây Ban Nha : Mercèdes


<b>Tên Người Ý</b> <b>Xuất xứ từ ngôn ngữ:</b>


Antonio Latin : Antonius
Arturo Celtic : Arthur
Biaggio Pháp : Blaise


Bruno Germanic: Brun


Edmundo Anh: Edmund


Ferdinando Tây Ban Nha : Ferdinando
Giuseppe Do Thái : Yosef


Tên Tây Ban Nha Xuất xứ từ ngôn ngữ:


Pio Latin: Pius


Narcisco Hy Lạp : Narkissos
Guillermo Germanic : Wilhelm


Eduardo Anh : Edward


Lourdes Pháp : Lourdes



Juan Do Thái: Johana


Oscar Gaelic: Oscara




<b>Tên Người Nga</b> <b>Xuất xứ từ ngôn ngữ:</b>


Nikita Hy Lạp : Anekitos
Agrafena Latin : Agrippina


Akim Do Thái: Johoachim


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>



<b>Tên người Anh Mỹ</b> <b>Xuất xứ từ ngôn ngữ:</b>


Mathilda Germanic : Mahthild
Mathew Do Thái : Mattathia


Mason Anh ngữ cổ: Macian


Kelly Ái Nhĩ Lan : Cealla


Isidore Hy Lạp : Isidoros


Ivor Scandinavian : Yewherr


Jade Tây Ban Nha: Ijada.



Jarlath Gaelic: Iarlaithe


Graham Tơ Cách Lan : Grantham


Ngồi đặc tính chung nguồn gốc ngôn ngữ, các quốc gia tây phương cịn có chung số tên mà đa số là
tên các thánh của Kitơ Giáo. Ví dụ:


<b>Tên Nước</b> <b>Tên</b> <b>Tên</b> <b>Tên</b> <b>Tên</b> <b>Tên</b>


Anh Agnes Adrian Barbara Albert Alexander


Pháp Agnès Adrien Barbara Albert Alexandre


Đức Agnes Barbara Albrecht Alexander


Hy Lạp Agnes Voska Alexander


Tây Ban Nha Agnessa Adriano Bárbara Alberto Alejandro


Ý Agnese Adriano Barbara Alberto Alessandro


Thụy Điển Barbro Albert Alexander


Nga Adrik Varvara Aleksandr


Tiệp Khắc Barbara Alexandr


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

Anh Alfred Adelaide Adolf Alphonso Andrew



Pháp Alfred Alice Adolphe Alphonse André


Đức Alfreda Adalheid Adolf Alphons Andreas


Đan Mạch Aldelheid Anders


Tây Ban Nha Alfredo Adelina Adolfo Alonzo Andrés


Ý Alfreda Adolfo Alphonsina Andreas


Ái Nhĩ Lan Alastar Andriú


Nga Andrei


Tiệp Khắc Andrej


g. Tên chính xuất xứ từ ngôn ngữ thông thường. Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, theo từ điển First
Names[23]<sub> của viện đại học Oxford, người tây phương bắt đầu lấy những từ ngữ thường nhật để đặt tên. Số</sub>


tên này càng ngày càng gia tăng. Xin nêu một số ví dụ các tên chỉ lồi hoa: Daisy, Primrose, Lotus, Rose,
Marigold. Các tên chỉ đá quý: Pearl, Ruby, Jade, Crystal. Tên chỉ cây cối: Pine, Fern, Poppy. Tên chỉ trạng
thái tâm lý: Joy, Happy, Felix v.v…




<b>2. Phân Loại Tên Người Tây Phương Theo Ý Nghĩa</b>: Theo ý nghĩa, ta có thể chia tên người tây
phương thành hai nhóm: nhóm có nghĩa đơn và nhóm có nghĩa đơi.


a. Tên có nghĩa đơn: Tên có nghĩa đơn là tên có một ý nghĩa. Điều ngạc nhiên là nhóm này chiếm tỷ lệ
ít so với tên đôi. Theo Bách Khoa Từ Điển Britannica, khi xưa loại tên này chỉ dành cho giới bình dân[24]<sub>. Ví</sub>



dụ:


<b>Tên Quốc Gia</b> <b>Tên Chính</b>


Nghĩa đơn


Anh Lynne Thác nước


Pháp Serge Phục vụ


Do Thái Chayim Ðời sống


Đức Greta Viên ngọc


Ái Nhĩ Lan Neal Vô địch


Ý Đại Lợi Bellini Ðẹp


Tô Cách Lan Valeska Vinh Quang


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

Scandinavia Alva Khơn ngoan


b. Tên có nghĩa đơi: Tên có nghĩa đơi là tên có hai ý. Loại tên này dành cho giới quý tộc, có khả năng
đặc biệt, hay có đức hạnh. Đọc từ điển, ta thấy đa số tên người tây phương thuộc loại này. Xin nêu một số
ví dụ:


<b>Tên Quốc Gia</b> <b>Tên</b>


Nghĩa đơi



Anh Lindsay Trại gần suối


Pháp Beaumont Núi đẹp


Đức Arnolda Khỏe như chim ó


Hy Lạp Evangeline Người mang tin mừng


Ý Danilo Chúa là đấng phán xét


Ái Nhĩ Lan Flynn Con người có tóc đỏ
Scandinavian Gustave Viên chức của Goths


Nga Nikolai Vinh quang của dân


Do Thái Elizabeth Lời hứa của Chúa


Latin Carmina Vườn nho của Chúa


Tây Ban Nha Alejo Ðấng bảo vệ người


Welsh Maddox Con của người tốt


Tên có nghĩa đơi thường gắn liền với ý nghĩa thần linh. Loại tên này đặc biệt thấy nhiều trong ngơn ngữ
Ấn Âu. Ta có thể nêu các thí dụ sau:


Ngơn Ngữ Tên Ý Nghĩa


Sanskrit Vinusputra Con thần Visnu


Scandinavian Selma Được Chúa bảo vệ
Cổ Ba Tư Mithradates Thần Mithra cho


Nga Natasha Chúa sinh ra


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

Đức Dorothea Ơn của Chúa
Germanic Godofrido Thần hịa bình


Latin Gratia Ơn của Chúa


Slavic Miroslav Vinh quang thế giới


Anh Sydell Do thánh Denis


<b>3. Phân Loại Tên Người Tây Phương Theo Giống Tính</b>: Với người Trung Quốc và Việt Nam, ta
khơng chắc được tên nào là đàn ông, tên nào đàn bà. Nhưng với người Âu Mỹ, có sự phân biệt rõ ràng giữa
tên đàn ông và tên đàn bà. Trong các sách về tên người tây phương, tác giả nào cũng liệt kê tên nam giới
riêng, tên nữ giới riêng.


a. Tên nữ giới: Trước hết về số lượng, nếu xét tên khi chưa biến thể thì tên đàn bà ít hơn tên đàn ơng.
Nhưng nếu tính cả hình thức biến thể thì tên đàn bà nhiều hơn tên đàn ơng gấp 3 lần. Theo thống kê dân số
Hoa Kỳ năm 1994, 4275 tên nữ giới được xếp hạng đầu đã chiếm 90.024% dân số phụ nữ. Như vậy, tổng
số tên nữ giới ở Mỹ có vào khoảng 6000 tên. Với nam giới, 1219 tên xếp hạng đầu chiếm 90% dân số nam
giới. Như vậy, tổng số tên của đàn ông Hoa Kỳ có khoảng 2000. Sở dĩ tên nữ giới nhiều hơn vì họ có thể lấy
tên nam giới rồi thêm tiếp vĩ ngữ như : -a, -abel, -abella, -een, -ella, -elle, -ena, -ene, eta, -etta, -ette, -ia,
-ibel, -ie, -ila, -ina, -inda, -ine, -o, -otta v.v… Ví dụ:


<b>Tên nam giới</b> <b>Tên nữ giới</b>


Bernard Bernardette



Patrick Patricia


Denis Denise


Mark Martha


Louis Louise


Jean Jeanne


Robert Roberta


Jacque Jacqueline


Jesse Jessie


Xét về mặt ý nghĩa, tên nữ giới tây phương thường có các ý nghĩa tốt đẹp như giàu có, q phái, hồng
ân. Tên chỉ lồi hoa, bảo vật cũng có rất nhiều. Xin nêu một số ví dụ:


<b>Tên nữ giới</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

Pearl Ngọc trai


Lily Hoa huệ


Lotus Hoa sen


Adeline Quý phái



Audrey Sang trọng


Annice Đầy ơn phúc


Edith Giàu có


Bonnie Xinh xắn


Antoinnette Vơ giá


b. Tên nam giới: Xét về số lượng, tên nam giới ít hơn tên nữ giới vì đàn ơng khơng lấy tên đàn bà để đặt
cho mình. Duy nhất một trường hợp là tên Mario lấy từ tên Maria của nữ giới. Ông Elsdon C. Smith cho biết,
người tây phương có 122 tên mà cả nam lẫn nữ dùng chung. Ví dụ nhiều ông bà Anh Pháp có tên là
Joseph, Anne, Marie. Vị tướng Pháp Lafayette giúp Mỹ dành độc lập có tên là Marie. Tên đầy đủ của ơng là
Marie Joseph Yves Gilbert Du Motier Lafayette (1757-1834). Xét về mặt ý nghĩa, đa số tên đàn ơng tây
phương có ý nghĩa hùng mạnh, chiến đấu, liên hệ đến thần thánh và thiên nhiên. Xin nêu ra một số ví dụ:


<b>Tên đàn ông</b> <b>Ý nghĩa</b>


Leonard Khoẻ như sư tử


Griffith Tù trưởng dữ tợn


Trevor Cẩn thận


Glen Thung lũng


Oliver Cây ô liu


Brooke Dòng suối



Kirkland Đất nhà thờ


Samuel Chúa đã nghe lời


Immanuel/Emanuel Chúa ở giữa chúng ta


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

Kitơ Giáo có ảnh hưởng rất lớn đến cách đặt tên của người tây phương nên trong tên đôi, tên thứ nhất
là tên thánh được đặt khi chịu phép rửa tội. Tên thứ hai được đặt khi chịu phép thêm sức (confirmation). Tuy
nhiên, khi xưng hô, người ta chỉ dùng tên thứ nhất. Người Pháp thường hay có tên đơi và khi viết họ dùng
hình thức gạch nối như ứng viên Tổng Thống Pháp năm 2002 là Jean-Marie Le Pen. Văn hào André Gide
có tên ba chữ: André-Paul-Guillaume Gide (1869-1951). Văn hào Pháp Guy de Maupassant có tên bốn
chữ: Henri-René-Albert-Guy de Maupassant (1850-1893). Nữ minh tinh Hoa Kỳ, cô Lana Turner (1920- )có
tên thật ở hình thức kép là Julia-Jean Mildred Frances Turner. Người Pháp hay lấy tên thứ hai là Marie để tỏ
lịng sùng kính Đức Mẹ. Tập tục này ảnh hưởng tới lối chọn tên thánh của các linh mục tu sĩ Việt Nam.
Nhiều vị, ngoài tên thánh thứ nhất, cịn chọn tên thánh thứ hai là Maria. Ví dụ vị Hồng Y Trịnh Như Khuê có
tên thánh kép là Giuse-Maria Trịnh Như Khuê.


TIẾT B: NGUYÊN TẮC CHỌN TÊN CHÍNH CỦA NGƯỜI TÂY PHƯƠNG


Khi chọn tên, gia đình tây phương khơng bị ràng buộc bởi những điều kiêng kỵ như gia đình Việt Nam
hay Trung Quốc. Tuy nhiên, họ cũng phải vò đầu bứt tai y như người Việt để mong tìm được cái tên ưng ý.
Họ thường tham khảo từ điển về tên để tìm hiểu ý nghĩa. Sau đây là 12 cách gia đình tây phương hay áp
dụng để chọn lựa tên chính.


<b>1. Chọn Tên Có Âm Thanh Hài Hịa:</b> Người tây phương rất chú ý đến việc chọn tên để có âm thanh
hài hịa. Người Hoa Kỳ gặp một tên hay, họ thường nói: “It sounds nice and goes well with the surname”
nghĩa là tên đó nghe hay và phù hợp với tên họ. Vấn đề chọn tên để có âm thanh hài hịa đã được chúng tơi
nói ở chương ba, Tiết B, phần: Ðặt Tên Ðệm Ðể Có Âm Thanh Hài Hịa. Ở đây chúng tơi chỉ xin tóm lược là


người tây phương tránh đặt tên mà các thành phần trong tên có cùng số âm tiết, vì sẽ tạo ra âm thanh cụt
ngủn, đều đều.


<b>2. Chọn Tên Có Ý Nghĩa Tốt Đẹp:</b> Người Hoa Kỳ thường nói: đặt tên mà lấy tên có ý nghĩa lố bịch thì
như là đeo vào cổ người ấy một viên đá nặng. Vì vậy, nhiều gia đình tìm những tên có ý nghĩa. Ý nghĩa tên
khơng giống ngơn ngữ thơng thường nên phải tìm trong từ điển đặc biệt. Ví dụ:


a. Người Pháp đặt các tên ý nghĩa như Antoinette: vô giá. Brigitte: cương quyết.
b. Người Đức đặt: Frederick: hịa bình. Hubert: thơng minh.


c. Người Ý đặt: Belinda: đẹp. Beatrice: mang niềm vui đến.
d. Ái Nhĩ Lan đặt: Gena: hoàng hậu. Shannon: Chúa yêu thương.


<b>3. Lấy Tên Người Thân Để Đặt Tên Cho Con:</b> Người Anh và Hoa Kỳ có tục vinh danh một người bằng
cách lấy tên người đó để đặt tên cho con. Tên đó thường là:


a. Tên chính của ơng bà nội ngoại.
b. Tên chính của cha mẹ.


c. Tên họ của người mẹ lúc chưa lập gia đình .
d. Tên cậu, dì, chú.


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>



<b>4. Lấy Tên Nhân Vật Nổi Tiếng:</b> Nhân vật nổi tiếng thường là:
a. Tên chính hay tên họ của chính trị gia.


b. Tên vua chúa.


c. Tên tướng lãnh quân sự.



d. Tên các nhân vật trong kinh thánh Tân và Cựu Ước.
e. Tên các văn thi sĩ, nhạc sĩ.


f. Tên các minh tinh màn bạc.
g. Tên các nhân vật trong tiểu thuyết.


<b>5. Lấy Tên Biến Cố Hay Trường Hợp Đứa Trẻ Sinh Ra Để Đặt Tên: </b>


a. Lấy địa danh nơi sinh làm tên: Như Portland (thành phố ở bang Oregon).
b. Thời gian sinh: Noel (Giáng sinh), June (tháng 6), Monday(thứ hai).


c. Lấy con số người con thứ mấy. Các tên: Enough (đủ), Finis (hết) Omega (vô biên), Wenonah
(thứ nhất), Octavius (thứ 8), Tertius (thứ ba).


d. Sinh đơi thì đặt Thomas (trong ngơn ngữ Aramic, Thomas nghĩa là sinh đôi) hay hai chữ viết
gần tương tự như Avery và Ivory.


e. Lấy tên biến cố xảy ra gần ngày sinh để đặt tên. Ví dụ Pearl Harbour (Trân Châu cảng) hay
Invasia (xâm lăng).


<b>6. Đặt Tên Theo Ước Vọng Của Cha Mẹ:</b>


a. Muốn con đạo đức đặt các tên như John (ân huệ của Chúa), Elizabeth (lời hứa của chúa),
Grace (duyên dáng), Hope (hy vọng).


b. Muốn con dũng cảm đặt tên như Gertrude (cây đao), Lorraine (Trận chiến lừng danh), Luther
(Chiến sĩ can trường).


<b>7. Đặt Tên Theo Hình Dạng Đứa Bé:</b>



a. Theo màu da như Blanche, White (trắng), Douglas (xám sậm),Maureen (màu tối).
b. Theo màu tóc như : Flavia, Xanthe (tóc vàng), Rufus (tóc đỏ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

e. Theo cử chỉ của đứa bé: Balbus (nói lắp, bập bẹ).


f. Hình dạng cử chỉ đứa bé giống vật gì bên ngồi: Ursula ( Gấu bé con), Dove (bồ câu).
g. Theo tính tình: Dirty (bẩn thỉu), Gentle (dịu dàng).


<b>8. Đặt Tên Theo Tên Vật Chất:</b>


a. Lấy tên loài hoa hay cây cối: Daisy (cúc), Rose (hồng), Oak (sồi), Marigold (hoa), Pine (thông),
Lily (huệ).


b. Lấy tên các loại đá quý: Diamond (kim cương), Pearl (ngọc trai), Ruby (hồng ngọc).


c. Lấy tên lồi vật, cơn trùng: Columbine (bồ câu), Caleb (con chó), Deborah (con ong), Dorcas
(con hoẵng).


d. Tên vũ khí Ledyardo (cây đao), Gertrude (cây đao), Arch (cây cung).
e. Tên biểu tượng bộ lạc: Ajax (con ó), Leo (sư tử), Tiger (cọp).


f. Lấy từ ngữ mới có trong thời cận đại: Dynamo (cơ điện).


<b>9. Chọn Tên Chính Gần Giống Tên Họ:</b>


a. Tên chính và tên họ như nhau: James James, John Johnson.
b. Tên chính để giải nghĩa tên họ: Lily White. (Hoa huệ có màu trắng).


c. Tên chính trái nghĩa với tên họ: Happy Sadd. Tên chính Happy là sung sướng, tên họ Sadd là


buồn sầu.


d. Tên chính và tên họ đồng vận: Peter Streeter.


<b>10. Chọn Tên Dễ Đọc Dễ Viết:</b>


Tên người tây phương khơng giống ngơn ngữ bình thường nên khi gặp một tên lạ, người ta thường hỏi
tên này viết đọc làm sao. Do đó, để tránh phiền phức, cha mẹ chọn tên dễ đọc, dễ viết. Tác giả Elsdon
Smith kể rằng, vì có tên khó đọc, khó viết mà ông Anthony Ogsodofchick ở New York đã phải xâm tên mình
trên cánh tay, để có ai hỏi, ơng chỉ cần đưa cánh tay ra[25]<sub>. </sub>




<b>11. Chọn Tên Theo Kiểu May Rủi:</b>


a. Viết một số tên, bỏ vào hộp rồi lắc, lấy ra một tên. Trúng tên nào lấy tên đó.
b. Mở thánh kinh, thấy tên nào có trong trang sách thì lấy tên đó đặt cho con.
c. Lấy tên người cha mẹ đã gặp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

e. Cha mẹ sáng chế hẳn một tên mới chưa có trong sách vở.


<b>f.</b> Chọn tên đang thịnh hành, nhiều người ưa thích. Mỗi thời kỳ có một số tên được nhiều người
đặt.


<b>12. Cách Thức Ðặt Tên Mơ Hồ: </b>Dân tộc nào trên thế giới cũng có kiểu cách đặt tên mơ hồ, tức loại tên
không ám chỉ ai. Ở Việt Nam, khi xưa, người ta hay dùng các tên Mỗ, Cột, Kèo. Gần đây, người ta dùng
mẫu tự A, B, C. Tại Hoa Kỳ, người ta cũng quy định các tên như John Doe, hoặc John R. Smith là các tên
không ám chỉ ai. Sở dĩ như vậy vì tên John rất phổ biến và họ Smith là họ có đơng người nhất ở Hoa Kỳ,
cịn họ Doe là họ khơng có trong thực tế. Qua cách thức chọn lựa trên đây, ta thấy trong vấn đề đặt tên,
người tây phương được khá tự do, không bị ràng buộc bởi nhiều điều kiêng kỵ. Tuy nhiên, tơn giáo và


chính quyền đã có ảnh hưởng đến tên người tây phương.


<b>TIẾT C: TƠN GIÁO VÀ CHÍNH QUYỀN ẢNH HƯỞNG ÐẾN TÊN CHÍNH NGƯỜI TÂY PHƯƠNG</b>


Trong tiết này, ta tìm hiểu bốn vấn đề: (a) vai trị của tơn giáo, (b) luật lệ của các chính quyền Âu Châu,
(c) luật lệ Anh, Mỹ, (c) vấn đề đổi tên tại tây phương.


<b>1. Vai Trị Của Tơn Giáo</b>: Hệ thống tên tại Âu Châu chịu ảnh hưởng bởi những khoản giáo luật của hai
tôn giáo: Công Giáo và Tin Lành.


a. Luật lệ của Giáo Hội Cơng Giáo: Vấn đề này đã được trình bày chi tiết trong chương một, đoạn nói về
Tên Thánh Của Người Công Giáo Việt Nam. Tuy nhiên, để quý độc giả tiện theo dõi, chúng tơi xin tóm lược
như sau: Theo tập tục của đế quốc La Mã, khi người nơ lệ được giải phóng, họ sẽ nhận tên chủ cũ làm tên
của mình. Tuy nhiên, với người Cơng Giáo, họ không nhận tên chủ cũ mà nghe theo lời giáo huấn của giáo
hội lấy tên các thánh trong Tân Ước, hay tên những vị thánh tử đạo làm tên riêng. Lời giáo huấn ấy được
nói rõ trong cơng đồng Nicaea của Công Giáo họp năm 325. Công đồng quy định rằng, khi đặt tên, người
Công Giáo không được phép lấy tên thần thánh của tôn giáo khác, mà phải lấy tên các thánh do Giáo Hội
Công Giáo tấn phong hay thừa nhận.


Đến thời công đồng Tridentinô họp từ năm 1545 đến 1563, giáo hội Công Giáo lại một lần nữa xác định
lập trường phải chọn tên thánh do giáo hội tấn phong làm tên chính thức. Cơng đồng cũng lưu ý các linh
mục chủ sự nghi lễ rửa tội là nếu cha mẹ cố tình đặt tên khơng hợp tinh thần Kitơ Giáo, thì phải tự động
thêm vào tên người đó một tên thánh, và coi đó là tên thứ hai.


Tinh thần công đồng Tridentinô tiếp tục được duy trì trong bộ giáo luật ban hành năm 1917. Đến bộ giáo
luật năm 1983, người ta không cịn thấy điều khoản nào buộc người Cơng Giáo phải nhận tên thánh nữa,
mà chỉ khuyến cáo rằng: <i>Cha mẹ, người đỡ đầu và cha sở phải lo liệu để đừng đặt một tên không hợp với ý</i>
<i>nghĩa Kitô giáo <b>[26]</b><sub>.</sub></i>


Luật lệ là như thế, nhưng tại Ý, đất nước có Tồ Thánh Vatican, có rất nhiều người mang tên các danh


nhân và thần thánh La Mã xưa như đại đế Cesare, thần Venus, văn hào Cicero.


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

Quan niệm rộng rãi này dẫn tới chuyện nhiều người Thanh Giáo thời Trung Cổ đặt tên rất dị kỳ như:
Hate–evil: Ghét ma qủy, Sorry-for-sin: Tha thứ vì tội.
If-Christ-had-not-died-for-thee-thou-would-have-been-dammed: Nếu Chúa khơng chết vì anh thì anh đã bị phạt đời đời rồi. Hiện tượng dị kỳ trên chỉ tồn tại trong
thời gian ngắn. Tuy nhiên, giáo phái Tin Lành đã làm cho kho tàng tên người tây phương trở nên phong phú
hơn.




<b>2. Luật Lệ Của Các Quốc Gia Âu Châu:</b> Như vừa trình bày, tên người tây phương bị ràng buộc hàng
nghìn năm bởi hai tơn giáo là Cơng Giáo và Tin Lành. Nhưng, sau cuộc cách mạng Pháp năm 1789, đạo đời
thành hai lãnh vực riêng biệt, thì một số dân Pháp không theo giáo huấn của giáo hội nữa, tự do chọn lựa
tên. Kết quả là hệ thống tên Pháp cũng lâm tình trạng quá trớn như dân Anh thời Thanh Giáo. Chẳng hạn,
có người đặt tên là Mort aux Aristocrates: Aristocrates phải chết, Racine de la Liberté: Racine của tự do,
Café Billard: cà phê có trị chơi billard.


Để ngăn chặn tình trạng hỗn loạn này, năm 1803, chính quyền Pháp thơng qua đạo luật, theo đó, người
Pháp chỉ được chọn những tên có trong danh sách được chính phủ chấp thuận. Theo danh sách này,
những tên đã có trong lịch sử, hoặc tên những vị thánh được giáo hội Cơng Giáo kính nhớ mỗi ngày trong
năm, mới được chính thức thừa nhận. Các quốc gia tây phương khác như Đức, Nga, Tiệp v.v.. đều có đạo
luật tương tự như Pháp để duy trì bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia.


Một vụ án nổi tiếng ở Pháp liên quan đến vấn đề tên là gia đình ơng Jean-Jacques Le Goarnic có 6
người con tên là Adraboargen, Maiwenn, Gwendal, Diwezha, Sklerjen và Brann. Tất cả các tên trên đều
khơng có trong danh sách chính thức của chính phủ Pháp nên khi ơng Le Goarnic và 6 con xin nhập Pháp
tịch, ông bị bác đơn vì lý do tên khơng hợp lệ. Ơng đưa vấn đề ra toà án quốc tế. Vụ án kéo dài trong 25
năm và sau cùng ông và con ông mới được nhập Pháp tịch[27]<sub>.</sub>


Một đứa chắt của chúng tôi sinh tại Đức, bố cháu đặt tên là Sofia Nguyễn Phạm. Văn phòng hộ tịch


thành phố đã thắc mắc tên đệm Nguyễn. Cháu chúng tơi đã giải thích và sau cùng văn phòng hộ tịch mới
chấp nhận.


<b>3. Luật Lệ Của Anh Mỹ:</b> Anh và Mỹ là 2 quốc gia tây phương duy nhất tôn trọng quyền tự do tuyệt đối
của cá nhân trong việc lựa chọn hay thay đổi tên chính, trừ trường hợp sự thay đổi đó có mục đích gian lận.
Sự tơn trọng này đưa đến kết quả là tạo ra vô số những vụ án thay đổi tên với lý do khơng chính đáng. Đồng
thời số tên tại Hoa Kỳ tăng tới mức hàng vạn, vì một tên có thể biến ra hàng trăm tên mới. Ví dụ tên
Catherine xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là tinh tuyền. Các quốc gia Âu Châu, nước nào cũng có tên
Catherine dưới hình dạng khác nhau, nhưng tại Hoa Kỳ, tên Catherine có 190 dạng biến thể. Xin trích một
vài biến thể để làm ví dụ Catherine, Cait, Caitrinn, Catarina, Cathleen, Karena, Kathy, Kitty, Trina, Trine,
Yekatrin, Yekatrina[28]<sub> v.v… Lý do một tên biến ra nhiều hình thức khác nhau là vì người Hoa Kỳ khơng muốn</sub>


tên mình giống tên người khác.


Ngồi ra, dân Mỹ lại có quyền sáng tạo tên mới, khơng cần biết chính phủ chấp thuận hay khơng. Người
sáng chế ra tên mới thường chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn tên đó có tạo ra âm thanh hài hịa, dễ nghe khơng. Ví
dụ tên Gwyned khơng có trong từ điển nào, nhưng đã thấy trong xã hội Mỹ. Hiện tượng sáng tác tên mới
khá phổ biến tại Hoa Kỳ.


<b>4. Việc Đổi Tên Tại Tây Phương</b>: Các nước tây phương áp dụng luật hộ tịch rất sớm nên dân chúng
khơng có lệ tự tiện đổi tên như tại Trung Quốc và Việt Nam. Muốn đổi tên, phải làm đơn, nêu rõ lý do. Sau
khi quan tòa phán quyết, họ mới được đổi tên. Khi có tên mới phải báo cáo cho các cơ quan: sở an sinh xã
hội, sở tín dụng, nha lộ vận để điều chỉnh giấy tờ cá nhân Thủ tục rất rắc rối nên đổi tên là một dịch vụ của
các luật sư tại Hoa Kỳ. Việc đổi tên thường bắt nguồn từ các lý do sau đây:


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

Năm 1848, chính quyền Hung Gia Lợi ra lệnh cho những người có tên họ Ðức, phải cải sang họ của
Hung Gia Lợi.


Năm 1899, tại Đan Mạch, vì có quá nhiều tên giống nhau nên chính quyền khuyến khích dân chọn
những tên ít người dùng tới, bằng cách giảm tiền lệ phí khi đổi tên.



Khi xưa tại Hoa Kỳ, chính quyền bang Pennsylvania ra luật định rằng, người Đức muốn được nhận
công điền công thổ, phải đổi cách viết tên, không được viết theo kiểu Đức mà phải viết theo kiểu Anh ngữ.


Năm 1938, chính quyền phát xít Ý ra lệnh người dân chỉ được đặt một tên do chính phủ quy định. Khi
muốn đổi tên, phải chịu biện pháp chế tài.


b. Đổi tên vì tự ý: Đổi tên vì tự ý thường bắt nguồn từ việc cá nhân cảm thấy không thoải mái với tên cũ.
Học sinh sẽ đòi cha mẹ đổi tên, nếu ở trường các em bị bạn học chế diễu. Đổi tên vì tự ý có rất nhiều lý do.
Ví dụ tại một phiên tịa ở Detroit, Michigan, quan tịa u cầu ơng Antoni Przybysz cho biết lý do tại sao ơng
đổi tên. Ơng trả lời: Có người gọi tơi là Anthony, người gọi Tony, người khác gọi Anton. Vậy để tránh lẫn lộn,
tôi xin đổi sang Clinton Przybysz[29]<sub>. Tại Colorado, ông Patrick Francis Butler xin tòa cho đổi sang tên Patrick</sub>


Francis Rameses với lý do là thần linh báo mộng cho biết, ông thuộc hồng tộc Rameses II ở Ai Cập. Tịa
đã chấp thuận cho ơng Butler đổi tên.


c. Đổi tên vì an toàn cá nhân. Khi một nghi can bị kết án, nếu phạm vào tội ác mà cả xã hội ghê sợ,
những người có tên giống phạm nhân thường xin đổi sang tên khác vì sợ bị hiểu lầm là có liên hệ gia đình.
Trường hợp điển hình là khi Al Capone, chúa trùm băng đảng tội phạm Mafia, bị kết án tử hình ở Hoa Kỳ, thì
cả gia tộc Capone đã xin đổi sang tên khác[30]<sub>. </sub>


Trước khi nhà độc tài Adolf Hitler (1889-1945) lên cầm quyền ở Đức, người ta thấy trong cuốn niên
giám điện thoại ở một quận hạt thành phố New York có 11 tên Hitler, và 2 tên Hittler. Khi thế chiến chấm
dứt, Adolf Hitler bị chết, người ta không thấy tên Hitler nào nữa.


Năm 1939, tại thành phố San Francisco có vụ nghệ sĩ Hilaire Hiler kiện nhà xuất bản, đòi bồi thường
100,000. Mỹ Kim vì trong cuốn sách hướng dẫn du lịch, đã viết sai tên ông thành Hilaire Hitler, giống tên nhà
độc tài Đức.


Tại Nga, tên Trotsky rất phổ biến, nhưng khi nhân vật Leon Trotsky (1879-1940) bị đảng Cộng Sản Nga


kết án phản quốc thì nhiều người dân Nga có tên Trotsky đã đổi sang tên khác, sợ bị vạ lây.


Theo Giáo sư J.N. Hook, thời đệ nhất thế chiến, Đức là kẻ thù của Mỹ nên những người Mỹ gốc Đức sợ
bị trả thù nên đổi tên Đức sang tên Mỹ. Điều đáng chú ý là tên mới có ý nghĩa như tên cũ. Braun/Brown:
nâu, Koch/Cook: đầu bếp, Koenig/King: vua, Schneider/Taylor: thợ may.


d. Đổi tên để hưỏng lợi lộc: Nếu cha mẹ đẻ không làm di chúc rõ rệt, thì người con gái muốn hưởng gia
tài phải đổi tên để phù hợp với tên cũ của gia đình vì khi lấy chồng, tung tích cơ bị xố sạch, khơng cịn dính
dáng với gia đình cũ. Cơ chỉ giữ mỗi tên cái, và lấy tên họ nhà chồng thay tên họ của cô.


Tài liệu đổi tên để hưởng lợi có rất nhiều nơi tịa án. Xin đan cử trường hợp nha sĩ đoàn Hoa Kỳ kiện
bác sĩ nha khoa Edgar Parker vì quảng cáo là Dr. Painless Parker, tức bác sĩ chữa răng khơng đau. Họ kiện
vì theo luật hành nghề, người chủ phải dùng tên chính thức. Ông bác sĩ liền xin đổi tên và trở thành bác sĩ
Painless Parker, với hàm ý nha sĩ Parker chữa răng không đau.


Giáo sư J.N. Hook cho biết, khi làm ăn buôn bán tại Mỹ, nhất là thực hiện các chương trình quảng cáo
thương mại trên truyền hình, người Do Thái thường đổi tên để tránh sự tẩy chay của phong trào bài Do
Thái[31]<sub>.</sub>


e. Đổi tên để phù hợp với nghề nghiệp. Trường hợp này áp dụng cho các minh tinh màn bạc, ca sĩ. Kinh
đô điện ảnh Hollywood là nơi đẻ ra những tên vừa hay, vừa gợi cảm. Khi Hollywood khám phá ra tài năng
mới, họ có sẵn một danh sách tên để đặt cho các tài năng mới. Sau đây là tên một vài tài tử Hoa Kỳ đã đổi
tên:


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

Joan Crawford Lucille Le Sueur
Cary Grant Archibald Leach
Judy Garland Frances Gumm.


Gilbert Roland Luis Antonio Demoso De Alonzo



Các nhà trí thức thời Trung Cổ của Đan Mạch, Đức, Hòa Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ có phong tục La tinh
hóa tên mình bằng cách thêm tiếp vĩ ngữ IUS hay US. Ví dụ nhà thảo mộc học Thụy Điển có tên tên thực là
Karl Linné (1707-1778) đã La tinh hóa thành Linnaeus Carolus. Nhà toán học Đức Nicolaus Kaufmann thành
Mercator. Nhà thần học Đức Schawarzert đổi thành tên Hy Lạp là Melanchton. Nguyên nhân nhận tên Latin
hay Hy Lạp là vì hai thứ tiếng này được các nhà khoa học trên thế giới coi là thứ ngôn ngữ chung của họ.


f. Đổi tên vì lý do tơn giáo: Theo bách khoa từ điển Công Giáo (Catholic Encyclopedia) và theo tông
huấn Universi Domini Gregis, hầu hết các vị Giáo Hoàng thời sơ khai giữ ngun tên thật khi ở ngơi vị Giáo
Hồng. Đến năm 533, khi vị linh mục La Mã có tên là Mercury được chọn làm Giáo Hồng, thì vị ấy đổi tên
thành Gioan II, vì Giáo Hội khơng chấp nhận việc Giáo Hoàng mang tên vị thần ngoài cơng giáo. Từ đó, các
vị Giáo Hồng có tập tục chọn một tên mới như ta thấy ngày nay. Ví dụ vị hồng y người Ý Angelo Giuseppe
Roncalli (1881-1963), khi lên ngơi Giáo Hồng, đã đổi tên là Gioan XXIII.


Tuy nhiên, theo bách khoa từ điển Britannica[32]<sub>, việc đổi tên của các vị Giáo Hoàng là bắt chước việc</sub>


Chúa Giêsu đổi tên ông Simon thành Petrus, nghĩa là đá, khi đặt ơng này lên ngơi vị Giáo Hồng đầu tiên
của Giáo Hội Công Giáo.


Theo Elsdon C. Smith[33]<sub>, các vị Giáo Hoàng cũng như vua chúa Âu Châu chỉ có tên chính mà khơng có</sub>


tên họ, ví dụ Phaolơ VI, vua Frederick I. Sở dĩ như vậy vì Âu Châu thời Trung Cổ có tập tục vua, qúy tộc,
giới chức cao cấp của giáo hội được đặc quyền chỉ dùng tên chính. Bằng chứng là hồng gia Anh mới nhận
tên lâu đài Windsor làm tên họ từ năm 1917. Các tu sĩ nam nữ Kitô Giáo thời Trung Cổ, khi chịu chức thánh
hay khấn hứa trọn đời, cũng có phong tục đổi tên. Tên đó là tên vị thánh. Tục lệ này cũng giống trường hợp
các tu sĩ Phật Giáo lấy họ Thích đặt trước pháp hiệu của mình. Tục đổi tên cịn chứng tích nơi các sư huynh
Cơng Giáo Việt Nam như các thầy dậy của tôi là sư huynh Boniface, Léopold, Jourdain, Félicien. Và khi cịn
nhỏ, tơi được các dì phước Isabelle, Madeleine dịng thánh Phaolơ dậy dỗ.


Các người Hoa Kỳ khi cải sang Hồi Giáo, thường lấy tên mới giống như tên của các nước Hồi Giáo như
Arab Saudi. Ví dụ vơ địch thế giới quyền Anh hạng nặng là Cassius Marcellus Clay Jr. (1942- ), khi cải đạo


sang Hồi Giáo, đã lấy tên là Muhammed Ali. Danh thủ bóng rổ của đội Lakers là Ferdinand Lewis Alcindor
Jr. (1947- ) theo đạo Hồi vào năm 1971, lấy tên là Kareem Abdul Jabbar. Ngày 8 tháng 5 năm 2002, chính
quyền Hoa Kỳ bắt giữ nghi can người Hoa Kỳ gốc Costa Rica tên là Jose Padilla vì tội âm mưu cho nổ bom
nguyên tử cấp thấp (dirty bomb). Ông này là trùm du đãng, bị tù và sau khi ra tù theo đạo Hồi, lấy tên là
Abdullah Al Mujahir.


<b> </b>


<b>MỤC III: SO SÁNH TÊN NGƯỜI TÂY PHƯƠNG VÀ VIỆT NAM</b>


<b>TIẾT A: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

- Cả hai bên đều đi vay mượn. Nếu đa số tên người Việt xuất xứ từ tiếng Hán, gọi là Hán Việt, thì tên
người tây phương cũng vay mượn từ các tộc ngữ Semitic của Trung Đông, Germanic, Slavic, Hy Lạp, Latin,
Celtic.


- Cả hai đều vay mượn nhưng đọc và viết theo nước mình. Nếu tên của người Việt đa số là tiếng Hán,
nhưng đọc và viết theo giọng Việt, gọi là Hán Việt thì tên người tây phương cũng thế. Tên Alexandros từ gốc
Hy Lạp sang đến Pháp là Alexandre, Ý là Alessandro, Đức là Alexander.


<b>2. Về Ý Nghĩa Tên:</b> Tên người tây phương và Việt Nam, hầu như giống nhau về mặt ý nghĩa mà chúng
tơi đã trình bày trong Tiết B.: Hình Thức Tên Chính. Tuy nhiên, ở đây xin tóm lược để độc giả tiện theo dõi.


a. Tên đàn ông: Tên đàn ông Việt Nam, Trung Quốc và tây phương có điểm chung là diễn tả ý nghĩa
hùng mạnh.




Tên Việt Nam Tên tây phương Nghĩa Anh Ngữ



Chiến Chad - Mỹ Warrior


Minh Conan – Anh Intelligent


Đồng Lee - Tô Cách Lan Meadow


Thắng Viktor – Nga Conquer


Mạnh Bolivar – Tây Ban Nha Strong


Hùng Arthur - Welch Hero


Cung Yves - Scandinavian Archer


Mã Phillip - Đức Horse


Quyền Marcus - Latin Martial


b. Tên đàn bà. Đặc tính tên đàn bà tây phương cũng như Việt Nam đều diễn tả ý nghĩa tốt đẹp, nhẹ
nhàng, tình cảm, hoa mỹ. Xin nêu một số ví dụ:


Tên Việt Nam Tên tây phương Nghĩa Anh Ngữ


Hòa Irène – Pháp Peaceable


Thương Lyubov - Nga Love


Hồng Rosa - Đức Rose


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

Ngọc Pearl - Mỹ Pearl



Hoa Anthousa - Hy Lạp Flower


Bình Paz - Tây Ban Nha Peace


Duyên Hannah - Do Thái Grace


Trinh Kathlee –Ái Nhĩ Lan Virgin


<b>3. Về Cách Thức Chọn Lựa Tên:</b> Các bậc cha mẹ tây phương cũng như Việt Nam, khi chọn tên cho
con đều dựa vào một số nguyên tắc chung như là:


-Chọn tên có ý nghĩa.


-Chọn tên để biểu lộ một lý tưởng.
-Chọn tên đọc lên có âm thanh hay.
-Đặt tên theo ước vọng của cha mẹ:
-Đặt tên theo nơi đứa bé sinh ra.
-Lấy tên cây cối, vật chất quý làm tên.


<b>4. Về Sự Biến Đổi Tên</b>. Trong việc đổi tên, người tây phương cũng như Trung Quốc và Việt Nam đều
có những lý do giống nhau như là:


-Đổi tên vì bị bó buộc.
-Đổi tên vì tự ý.


-Đổi tên để được may mắn, lợi lộc.
-Đổi tên vì an ninh cá nhân.


-Đổi tên để tránh mạng lưới pháp luật.



<b>TIẾT B: NHỮNG ĐIỂM DỊ BIỆT</b>


<b>1. Về Nguồn Gốc:</b> - Người Việt mượn tiếng Hán để đặt tên nhưng người Tàu không hề mượn tiếng
Nôm nào của ta. Trong khi đó, tại tây phương, các quốc gia mượn tên của nhau. Ví dụ tên người Pháp
mượn tên của người Đức, Do Thái, Hy Lạp v.v… Đức mượn của Pháp, Ý, Tây Ban Nha.


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

tên các loại hoa: Lotus (sen), Rose (hồng), đá quý như: Pearl (trai), Jade (ngọc), Ruby (hồng ngọc), giống
vật như: Tiger (cọp), Leo (sư tử).


<b>2. Về Ý Nghĩa Tên: </b>- Ý nghĩa đơn và ý nghĩa kép: Tên người Việt Nam và Trung Quốc chỉ diễn tả một ý
nghĩa. Ví dụ Phúc, Đức. Muốn có hai ý hoặc muốn ý nghĩa rộng hơn, ta cần tên đệm để bổ túc như Hồng
Phúc, Thiên Đức. Ngược lại, nhiều tên người tây phương, với chỉ một từ đã có hai ý. Ví dụ Mackenzie (Ái
Nhĩ Lan): con của nhà lãnh đạo khơn ngoan, Paxton (Latin): thành phố của bình n.


- Về sự hiểu biết ý nghĩa tên: Người Việt và Trung Quốc có thể hiểu tên mình và tên người khác có ý
nghĩa gì. mà khơng cần tới từ điển. Trái lại, với người tây phương, họ không biết tên người khác ý nghĩa ra
sao vì tên người tây phương thuộc ngôn ngữ đặc biệt, muốn hiểu phải mở từ điển chuyên biệt về tên. Tác
giả bộ từ điển A Concise Dictionary of First Names cho biết, những người nói tiếng Anh trên thế giới, khi đặt
tên cho con, thường dựa vào tiêu chuẩn âm thanh hơn là ý nghĩa[34]<sub>. </sub>


- Tên là tấm thẻ căn cước: Đọc tên người Việt hay người Trung Quốc, ta không phân biệt được họ là
người Tàu hay người Việt, theo tôn giáo nào. Trái lại, nhiều tên người tây phương là tấm thẻ căn cước, có
thể cho ta biết người đó có quốc tịch gì, theo tơn giáo nào. Thấy các tên như Aloysius, Ferdinand, Xavier,
Carmel, Guadalupe, ta biết ngay họ là người Cơng Giáo vì đó là tên của các vị thánh của Công Giáo, hoặc
như Guadalupe là địa danh nơi Đức Mẹ Maria đã hiện ra tại Mexico. Trái lại, gặp các tên như Luther,
Calvin, hoặc tên các nhân vật trong Cựu Ước Kitô Giáo như Benjamin, Ruth, Adam, Eve ta biết họ là người
Tin Lành vì người Cơng Giáo khơng lấy tên các nhân vật trong Cựu Ước để đặt tên. Hoặc thấy các tên có
tận cùng bằng mẫu tự A, O, I , ION như Maria, Anna, Benito, Aracelli, Pavarotti, Arturo, Asuncion ta biết
ngay người này hầu như chắc là người Ý hoặc người nói tiếng Tây Ban Nha. Cịn các tên có tận cùng bằng


các chữ: A. OV, EV, VIC, ICH là ta biết hầu như chắc họ là người đông Âu. Các tên có tận cùng bằng chữ
OUS, EUS, IS. OS hầu như chắc là người Hy Lạp. Ví dụ Achelous, Acastus, Daphnis. Hypnos.




<b>3. Về Cách Chọn Lựa Tên:</b> - Lấy tên người thân để đặt tên: Người tây phương được phép lấy tên ông
bà, cha mẹ, cô chú, thần thánh để đặt tên, coi đó khơng phải là điều kiêng kỵ và người được lấy tên coi đó là
điều vinh dự cho mình. Trái lại, với người Việt và Trung Quốc, việc lấy tên ông bà cha mẹ, thần thánh để đặt
tên cho con là một lỗi lầm nghiêm trọng, có ý sỉ nhục các bậc trưởng thượng.


- Người tây phương, khi đặt tên cịn để ý tên có hợp thời khơng. Nhiều tên chỉ thịnh hành trong thời gian
nhất định, và thường bị ảnh hưởng bởi các danh nhân, nhất là tên các tài tử minh tinh màn bạc nổi danh.
Trái lại, với người Việt, chỉ những tên Nôm mới bị đào thải, và tên các văn nghệ sĩ không ảnh hưởng đến
tâm lý người Việt trong vấn đề chọn tên.


<b>4. Về Sự Biến Đổi Tên</b>


- Về vai trị của chính quyền: Người Việt cũng như người Trung Quốc, khi xưa, tên bị đổi hay được ban
tên, đều do lệnh nhà vua. Trái lại, chính quyền và tơn giáo tại tây phương chỉ quy định một số tên nhất định.
- Về số lượng tên: Trên lý thuyết, số lượng tên người Việt Nam vơ tận vì bất cứ tiếng nào, có nghĩa hay
khơng, đều có thể là tên. Tuy nhiên trên thực tế, ta chỉ dùng tối đa vào khoảng 3000 tên. Chúng tôi đã kiểm
chứng vấn đề bằng cách dùng Việt Nam Tự Điển của hội Khai Trí Tiến Đức để đếm các từ ngữ có thể dùng
làm tên. Kết quả bất ngờ là chỉ có 2420 từ có thể là tên. Trong khi đó, trên lý thuyết, tên người tây phương
rất hạn chế, nhưng thực tế lại có nhiều hơn, vì một tên như Catherine chẳng hạn, có thể biến ra hàng trăm
dạng khác nhau. Tác giả Carol McD. Wallace soạn bộ từ điển tên với 20,001 danh mục[35]<sub>.</sub>




[1]<sub> Léopold Cadière. Croyance Et Pratiques Religieuses Des Vietnamiens. T. II. Paris, 1955, tr. 269.</sub>
[2]<sub> ÐVSKTT. Tập II. Văn Hố ThơngTin, Hà Nội, 2000. Tr. 75.</sub>



</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

[4]<sub> Nhất Thanh. Sđd. Tr. 40.</sub>


[5]<sub> Phải phát âm là Xương vì trong Hán Việt, Xương là cô gái điếm.</sub>
[6]<sub> Trà Lũ. Ðất Quê Ngoại. Hoa Lư, Canada, 2001, tr. 83-85.</sub>


[7]<sub> Mélanges. Loại Sách Giải Trí Và Bổ Ích Tinh Thần. Imprimerie de la mission, Sàigòn, 1953. tr. 3.</sub>
[8]<sub> Léopold Cadière. Tập II. Sđd. Tr. 269-270</sub>


[9]<sub> Nguyễn Bạt Tụy. Tlđd. Tr. 56.</sub>
[10]<sub> Nguyễn Công Hoan. Sđd. Tr. 19.</sub>
[11]<sub> Léopold Cadière. Sđd. Tr. 270.</sub>
[12]<sub> Nguyễn Ngọc Huy. Tên… Sđd. Tr. 37.</sub>


[13]<sub> Tạ Quang Phát. Quốc Húy Triều Nguyễn. Khảo Cổ Tập San, số 4, Viện Khảo Cổ Sàigòn, 1966, tr. 61.</sub>
[14]<sub> Ðại Nam Liệt Truyện. Tập 4. Sđd. Tr. 162.</sub>


[15]<sub> Tạ Quang Phát. Tlđd. Tr. 61.</sub>


[16]<sub> Nguyễn Sĩ Giác (dịch). Ðại Nam Ðiển Lệ. Ðại Học Luật Khoa, Sàigòn, 1962, tr. 215.</sub>


[17]<sub> www.vnExpress.net/Vietnam/Phápluật/2003/06.</sub>


[18]<sub> Evelyn Lip. Choosing Auspicious Chinese Names. Heian International Inc, Torrance, Ca. 1997.</sub>
[19]<sub> Trần trọng Kim. Sđd. Tr. 192.</sub>


[20]<sub> Nhất Thanh. Sđd. Tr. 41.</sub>


[21]<sub> Nguyễn Ngọc Huy. Tên Người…Sđd. Tr. 169.</sub>
[22]<sub> Ðại Nam Liệt Truyện. Tập 1. Sđd. Tr. 11.</sub>



[23]<sub> Patrick Hanks & Flavia Hodges. A Concise Dictionay of First Names. Oxford University Press, 1997, tr. X.</sub>
[24]<sub> Britannica. Sđd. 731.</sub>


[25]<sub> Elsdon C. Smith. The Story… Sđd. Tr. 65.</sub>
[26]<sub> Ðiều 855, Bộ Giáo Luật 1983. Sđd. Tr. 291.</sub>
[27]<sub> Mary P. Lee. Sđd. Tr. 48.</sub>


[28]<sub> Carol McD. Wallace. 20001 Names for Baby. Avon Book Inc. New York, 1995, tr. 44.</sub>
[29]<sub> Elsdon C. Smith. The Story… Sđd. Tr. 214.</sub>


[30]<sub> Elsdon C. Smith. The Story… Sđd. Tr. 215.</sub>
[31]<sub> J. N. Hook. All Those…Sđd. Tr. 85.</sub>
[32]<sub> Britannica. Sđd. tr. 732.</sub>


[33]<sub> Elsdon C. Smith. The Story ...Sđd. tr, 219.</sub>


[34]<sub> Patrick Hanks & Flavia Hodges. A Concise Dictionary of First Names. Oxford University Press, 1997, tr. V.</sub>
[35]<sub> Carol McD Wallace. 20,001 Names For Baby. Avon Book, New York, 1995.</sub>


<b> </b>


<b>CHƯƠNG 5</b>



<b> </b>

<b>PHÉP KỴ HÚY </b>



A. Phép kỵ húy tại Trung Quốc
B. Phép kỵ húy tại Việt Nam


Mục đích của chương này là tìm hiểu phép kỵ húy là gì và ảnh hưởng của nó thế nào đối với xã hội. Việt


Nam du nhập tục lệ này từ Trung Quốc nên muốn hiểu tục lệ kỵ húy tại Việt Nam, ta cần biết đại cương về
tục lệ kỵ húy tại Trung Quốc. Do đó, nội dung chương năm gồm hai tiết: tiết A : tìm hiểu phép kỵ húy tại
Trung Quốc, tiết B : tìm hiểu phép kỵ húy tại Việt Nam.


<b>TIẾT A. PHÉP KỴ HÚY TẠI TRUNG QUỐC</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

<b>2. Nguồn Gốc Phép Kỵ Húy:</b> Theo Lý Nham Linh và Cố Đạo Hinh[1]<sub>, tục lệ kỵ húy bắt đầu có tại Trung</sub>


Quốc từ thời Tây Chu (1045-771 TCN) và kéo dài hết đời nhà Thanh (1644-1912). Tuy nhiên, việc áp dụng
phép húy chặt chẽ hay lỏng lẻo là tùy mỗi triều đại, mỗi ơng vua.


Nói chung, triều đại nào ở Trung Quốc cũng áp dụng phép húy cho vị sáng lập triều đại, vua đang trị vì,
và 6 vị tiền nhiệm. Tổng cộng là 8 vị. Bảy trong 8 vị được thờ trong thái miếu nên phép kỵ húy liên hệ đến sự
thờ cúng tổ tiên. Ngoài tên vua, phép kỵ húy có thể bao gồm tên hoàng khảo, hoàng hậu, tên lăng miếu.


Ngoài dân gian, phép húy được áp dụng cho những người lớn tuổi, các chức việc chánh quyền, các
thần thánh. Trong gia đình, phép húy được áp dụng cho những bậc có vai vế trên mình như ơng bà, cha,
mẹ, bác, chú. Nói chung là các bậc trưởng thượng.


<b>3. Phân Loại Kỵ Húy:</b> Có ba loại kỵ húy là quốc húy, thánh húy và gia húy. Quốc húy thuộc loại trọng
húy là tên các vua mà thần dân tuyệt đối phải tránh. Thánh húy là tên của các thần thánh trong đình miếu.
Gia húy là tên mà con cháu phải tránh vì đó là tên của các bậc trưởng thượng trong gia đình.


Nếu căn cứ theo tầm mức quan trọng thì có hai loại kỵ húy. Trọng húy áp dụng cho tên vua sáng lập
triều đại và vua đang trị vì. Khinh húy áp dụng cho tên các vua đã chết và tên những người thân thuộc như
hoàng khảo, hoàng hậu, hồng thái hậu, tên đệm, đơi khi cả niên hiệu của vua đang trị vì.


<b>4. Phương Pháp Tránh Phạm Húy</b>: Để tránh phạm húy, người Trung Quốc đã áp dụng 5 phương pháp
sau:



a. Phương pháp dùng tên tự: Phương pháp này thường được các sử gia áp dụng. Ðể tránh tên chính,
sử gia dùng tên tự của người ấy. Ví dụ khi viết về Hán Cao Tổ, thay vì phải nói tên chính là Lưu Bang thì Tư
Mã Thiên đã chép: <i>Cao Tổ người làng Trọng Dương, ấp Phong, quận Bái, họ Lưu, tên tự là Quý <b>[2]</b><sub>.</sub></i>


b. Phương pháp khuyết tự: Theo phương pháp này, người ta bỏ trống chỗ đáng lẽ phải viết tên, hoặc
khoanh tròn, hoặc ghi chữ Húy, hoặc viết chữ Mỗ là đại danh từ khơng chỉ cái gì. Phương pháp này dùng
cho các trường hợp trọng húy.


c. Phương pháp cải tự: Theo phương pháp này, người ta có thể thay thế tiếng húy bằng tiếng đồng
nghĩa, hay tiếng có sự liên hệ mật thiết đến tên phải kiêng cữ. Phương pháp này có từ thời nhà Tần
(221-207 TCN). Tần Trang Tương Vương có tên húy là Sở nên khi Vương Tiến đánh nước Sở, sử chép là đánh
nước Kinh. Như vậy Sở đổi thành Kinh. Tần Thủy Hồng tên húy là Chính, nên tháng Giêng Âm Lịch gọi là
Chính Nguyệt được đổi thành Đoan Nguyệt. Nhà Hán húy chữ Bang, trong tên của Lưu Bang, nên Bang đổi
thành Quốc, và húy chữ Doanh đổi thành chữ Mãn[3]<sub>. Khi đổi thành chữ khác, nguyên tắc là phải chọn chữ</sub>


đồng nghĩa: Chính và Đoan đồng nghĩa, Bang và Quốc đều có nghĩa là nước, Doanh và Mãn có nghĩa là
đầy đủ. Phương pháp cải tự dành cho trường hợp trọng húy.


d. Phương pháp khuyết bút: Từ đời vua Cao Tông nhà Đường (tr.v.650-683), để tránh húy, người ta áp
dụng phương pháp khuyết bút là phương pháp bỏ bớt đi một nét trong chữ phải kiêng húy. Phương pháp
này áp dụng cho trường hợp khinh húy.


e. Phương pháp cải âm: Phương pháp này áp dụng trong lời nói. Để tránh kỵ húy, người ta có thể nói
trại, tức phát âm trệch đi một tí. Ví dụ tên húy của Tần Thủy Hồng là Chính có thể phát âm là Chinh[4]<sub>.</sub>


Chính và Chinh có ý nghĩa khác nhau.


<b>5. Biện Pháp Chế Tài:</b> Đối với những người phạm húy, biện pháp chế tài được các triều đại Trung
Quốc áp dụng khác nhau. Theo luật nhà Đường, người cố tình xúc phạm tên húy của các nhà vua thờ trong


thái miếu, sẽ bị phạt tội đồ 3 năm. Nếu lầm lỡ, bị đánh từ 80 trượng đến 50 roi, tùy theo trường hợp nặng
nhẹ. Luật nhà Minh và Thanh phạt nặng hơn, từ 100 trượng đến 90 roi.


<b>6. Ảnh Hưởng Của Tục Kỵ Húy</b>: Tại Trung Quốc, tục lệ kỵ húy đưa đến sự thay đổi tên người, địa
danh, tên quan chức, tên vật. Xin nêu một số thí dụ:


a. Thay đổi về tên và họ. Theo Lý Nham Linh và Cố Đạo Hinh, Văn Ngạn Bác trước đây có họ Kính. Cụ
tổ bốn đời vì tránh chữ Kính trong tên Thạch Kính Đường, nên đổi họ Kính ra họ Văn. Đến đời Hán, gia tộc
này lấy lại họ Kính, nhưng đến đời Tống, lại đổi thành họ Văn.


Tống Cao Tơng có tên húy là Triệu Cấu nên họ Cú, một dòng họ rất lớn, phải đổi thành nhiều họ. Họ Cú
phải đổi sang họ khác vì Cú và Cấu trong tiếng Hán có mặt chữ


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

b. Thay đổi về danh xưng cơ quan cơng quyền: Vì tránh tên húy của Đường Cao Tông là Lý Thế Dân
mà Dân Bộ phải đổi ra Hộ Bộ[6]<sub>.</sub>


c. Thay đổi về địa danh: Vì tránh tên húy của Triệu Vương là Lưu Lương mà địa danh Thọ Lương đời
Hán đổi thành Thọ Trương[7]<sub>. </sub>


d. Thay đổi ngơn ngữ thơng thường. Vì kỵ húy tên mẹ của Tư Mã Lập là Xuân mà bộ sách Xuân Thu
phải đổi ra Dương Thu. Vì kỵ húy tên Trĩ của Hán Lã Hậu mà chim trĩ


phải đổi ra dã kê [8]<sub>. </sub>


e. Tạo ra một thứ tên mới gọi là tên tự: Để người khác dễ dàng tránh tên húy của mình, người Trung
Quốc đặt ra tên tự. Tên tự là tên dùng để gọi thay cho tên húy.Tên tự đã được chúng tơi trình bày trong
chương một, mục hai.


<b>TIẾT B. PHÉP KỴ HÚY TẠI VIỆT NAM </b>



Việt Nam bị lệ thuộc Trung Quốc từ đời nhà Hán đến đời nhà Đường, đồng thời bị ảnh hưởng văn hóa
Trung Quốc nên Việt Nam cũng áp dụng tục kỵ húy như tại Trung Quốc.


<b>1. Lịch Sử Phép Kỵ Húy Tại Việt Nam:</b> Đọc cổ sử, từ thời Hùng Vương dựng nước đến triều đại Lê
Đại Hành (980-1005), ta không thấy sử liệu nào đề cập đến vấn đề kỵ húy. Sau đời Lê Đại Hành, sử Việt bắt
đầu ghi chép tục lệ này. Ta lần lượt duyệt qua từng triều đại:


a. Thời vua Lê Ngọa Triều (1005-1009): Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cho ta một chi tiết nhỏ như sau: <i>Mậu</i>
<i>Thân, niên hiệu Cảnh Thụy năm thứ nhất (1008) vua thân đi đánh hai châu Đô Lương, Vị Long bắt được</i>
<i>người Man và vài trăm con người, sai lấy gậy đánh, người Man đau quá kêu gào, nhiều lần phạm tên húy</i>
<i>của Đại Hành, vua thích lắm<b>[9]</b><sub>.</sub></i>


Qua câu văn trên, ta thấy tục lệ kỵ húy đã có tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc áp dụng chưa được coi
trọng.


b. Sang đến nhà Lý (1010-1225): Khơng có sử liệu nào cho biết triều đại này có áp dụng phép húy hay
khơng và phải kiêng tránh những chữ nào. Chỉ có tài liệu nói năm Kỷ Mùi, niên hiệu Thuận Thiên thứ 10
(1019), vua Lý Thái Tổ cho lập thái miếu ở lăng Thiên Đức. Với tài liệu gián tiếp này, ta có thể suy đốn là
triều Lý cũng có tục kỵ húy vì phép húy có liên hệ đến việc thờ cúng tổ tiên, tức việc thờ các vua tiền nhiệm
trong thái miếu.


c. Đến đời nhà Trần (1225-1413): Phép húy được quy định rõ ràng và mở rộng. Năm 1232, Trần Thái
Tông ban bố các chữ quốc húy và miếu húy[10]<sub>. Đồng thời, trong mưu đồ tận diệt nhà Lý, Trần Thái Tông bắt</sub>


đổi triều Lý thành triều Nguyễn, với lý do kỵ húy tên của nguyên tổ là Lý[11]<sub>. Sang đời vua Trần Anh Tông,</sub>


năm 1294, vua ban bố các chữ quốc húy: <i>Chữ húy của vua là Thuyên, của Nhân Tông là Khâm, của Thánh</i>
<i>Tông là Hoảng, của Thái Tông là Cảnh, của Thái Tổ là Thừa, của Nguyên Tổ là Lý. Các chữ nội húy: Thánh</i>
<i>Từ hoàng hậu là Phong, Thuận Từ hoàng hậu là Diệu, Hiển Từ hoàng hậu là Oanh, Nguyên Thánh hoàng</i>
<i>hậu là Hâm<b>[12]</b><sub>. </sub></i>



Năm 1298, niên hiệu Hưng Long, nhà vua ban thêm hai chữ húy là Ngụy và Châu[13]<sub>. Năm Kỷ Hợi, niên</sub>


hiệu Hưng Long 1290, nhà vua ban thêm các chữ húy của Khâm Minh Đại Vương là Liễu, Thiện Đạo quốc
mẫu là Nguyệt. Hai chữ Liễu và Nguyệt khi làm văn không được dùng đến. Các chữ Ngụy, Thấp, Nam, Càn,
Tô, Tuấn, Anh, Tảng khi làm văn, phải viết bớt nét. Nhà Trần bắt đầu kiêng húy tên họ ngoại từ đây[14]<sub>.Gần</sub>


100 năm sau, năm 1395, vua Trần Thuận Tông (Tr.v.1388-1398) bỏ húy chữ Nguyệt và Nam, cho dùng lại
như cũ[15]<sub>.</sub>


Qua việc định phép húy trên đây, ta thấy nhà Trần quy định rất minh bạch và mở rộng phạm vi kỵ húy.
Đến khi tha húy, triều đại này cũng ra sắc lệnh rõ ràng.


a. Sang triều đại hậu Lê (1428-1788): Vua Lê Thái Tổ (1428-1433) ra lệnh về vấn đề kỵ húy được
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi như sau: <i>Ngày 20 ban các chữ húy tông miếu và chữ húy tên vua. Tất cả các</i>
<i>chữ chính húy khi viết đều không được dùng, nếu đồng âm mà khác chữ thì khơng phải húy. Húy tơng miếu</i>
<i>có 5 chữ: Hiển Tổ Chiêu Đức Hoàng Đế húy là Đinh, Hiển Tổ Tỷ Gia Thục Hoàng Thái Hậu húy là Quách,</i>
<i>Tuyên Tổ Hiến Văn Hồng Đế húy là Khống, Trinh Từ Ý Văn Hoàng Thái Hậu húy là Thương, Húy của vua</i>
<i>là Lợi<b>[16]</b><sub>, của hoàng hậu là Trần, của anh vua là Học</sub></i>[17]<i><sub>.</sub></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

[18]<i><sub>.</sub></i><sub>Đời Lê Nhân Tông (1442-1459), năm 1443, vua ban bố hai chữ húy. </sub><i><sub>Tên vua là Cơ, tên húy của hoàng</sub></i>


<i>hậu là Anh, cộng với miếu húy, tất cả là 7 chữ <b>[19]</b><sub>.</sub></i>


Đời Lê Thánh Tông (1460-1497), năm 1462, khi ấn định phép thi Hương, nhà vua ra lệnh: <i>Chữ húy của</i>
<i>quốc triều nếu hai chữ liền nhau thì đều khơng được dùng, nếu rời ra chữ một thì cũng cho dùng thay chữ</i>
<i>khác, khuyên ở bên ngồi <b>[20]</b><sub>.</sub></i>


Đời Lê Chiêu Tơng (1516-1522), năm 1517, vua sai Lễ bộ thượng thư Đàm Thận Huy hiệu đính miếu
húy và ngự danh. <i>Miếu húy gồm 20 chữ, ngự danh là hai chữ Ỷ và Huệ. Những chữ húy khi làm văn hay</i>


<i>khắc in sách đều không cấm, nhưng khi đọc phải tránh <b>[21]</b><sub>.</sub></i>


Dưới thời Nam Bắc phân tranh, sử cũ khơng thấy nói chúa Trịnh, chúa Nguyễn buộc dân chúng phải
kiêng húy tên nào. Nhưng ngoài dân gian, tại miền Bắc, vì kỵ húy tên Tây Vương của Trịnh Tạc mà huyện
Tây Châu đổi là huyện Nam Châu[22]<sub>. Tại miền Nam, vì tránh tên Vũ Vương của chúa Nguyễn Phúc Khoát</sub>


mà người miền Nam đọc vũ thành võ, tránh tên chúa Nguyễn Phúc Chu nên đọc chu thành châu, phúc
thành phước.


e. Triều đại nhà Nguyễn (1802-1945): Nhà Nguyễn cũng như các triều đại trước, luật kỵ húy được mở
rộng và áp dụng một cách nghiêm nhặt, bắt dân gian phải tránh tên các vua đang trị vì, các vua tiền nhiệm,
và các bà vợ vua. Ngoài ra, nhà Nguyễn cịn bắt các thí sinh khơng được dùng tên các cung điện, lăng tẩm
nhà vua. Ví dụ để tránh chữ Long trong niên hiệu Gia Long và Mạng trong niên hiệu Minh Mạng mà người
miền Huế phải đọc long thành luông, mạng thành mệnh.[23]<sub> Vừa lên ngôi được một năm, năm 1803, vua Gia</sub>


Long liền cho khôi phục chế độ kiêng húy. Sách Đại Nam Thực Lục của triều Nguyễn ghi lại sắc lệnh này
như sau: <i>Sắc bộ Lễ kính gửi chữ húy cho khắp trong ngoài, phàm tên người, tên đất, giống chữ thì đổi đi,</i>
<i>làm văn thì tùy theo ý nghĩa mà thay chữ khác <b>[24]</b><sub>. </sub></i>


Đời Gia Long quy định các chữ sau đây thuộc loại trọng húy: Chủng, Nỗn, Ánh, Luận, Hồn, Lan. Khi
đọc phải tránh âm, khi viết phải dùng chữ khác. Riêng các chữ Khang, Khoát, Thuần thuộc loại khinh húy khi
đọc phải tránh âm, khi viết thêm bộ xuyên trên đầu. Bộ xuyên trên đầu các chữ kỵ húy thường được các sử
gia ngày nay gọi là dấu nháy.


Ngoài ra, ngay khi lên ngôi, năm 1804, vua Gia Long cho xây Triệu Miếu ở kinh đô Huế để thờ vị tổ khai
sáng là Nguyễn Kim và Thái Miếu để thờ các chúa Nguyễn được truy tơn lên chức vị Hồng Đế. Đến đời
Minh Mạng, năm 1821, ông vua này lại cho xây Hưng Miếu để thờ thân phụ vua Gia Long, tức Nguyễn Phúc
Luân và bà vợ, đồng thời cũng cho xây Thế Miếu để thờ Vua Gia Long. Việc xây bốn miếu thờ nói lên việc
nhà Nguyễn coi trọng phép kỵ húy. Qua các đời vua, phép húy ngày càng được bổ sung và đến thời Tự Đức
(1848-1883), phép húy được coi là chặt chẽ nhất. Bằng chứng là người trong tơn phả phải tránh cả đến


những tên cháu chắt hồng tử, hồng tơn, hồng muội. Sách Khâm Ðịnh Ðại Nam Hội Ðiển Sự Lệ ghi lại
khoản luật này như sau:


“<i>Phàm người trong tơn phả mà có tên đồng âm với quốc húy và người phụ nữ trong Tôn thất trùng tên</i>
<i>với nhau, đều phải chọn chữ đổi lại. Ðến như vợ lẽ các phủ và vợ cùng con gái là người Tôn thất, nếu đồng</i>
<i>âm với quốc húy cũng như con gái họ Tơn thất cùng hồng tử hồng tơn, hồng nữ, hồng muội mà tên</i>
<i>trùng nhau thì cũng đều tiến hành trình lên phủ để đổi lại và ghi vào tôn phả.<b>[25]</b></i>


<b>2. Các Phương Pháp Tránh Phạm Húy Tại Việt Nam</b>:


Khi ra lệnh kỵ húy, các triều đại xưa đều không quy định rõ phải tránh các chữ đó thế nào, chỉ đưa ra
một lệnh rất tổng quát. Do vậy, các sử gia triều đình Việt Nam thường phải tham chiếu quy cách của Tàu để
đề ra phương pháp tránh phạm húy. Sau đây là các phương pháp thường được áp dụng:


a. Phương pháp cải tự: Ở Trung Quốc cũng như Việt Nam, gặp chữ trọng húy, người ta phải dùng một
chữ khác đồng nghĩa, hay có ý nghĩa liên hệ. Ví dụ đời Lê Thánh Tơng, khi soạn bộ Quốc Triều Hình Luật,
gặp chữ Lị là tên húy của vua Lê Lợi, các nhà làm luật dùng chữ Tiện. Tiện và Lị có ý nghĩa tương tự.


Đời vua Gia Long, 6 tên sau đây thuộc loại trọng húy, lúc đọc phải tránh âm, lúc viết phải dùng chữ khác


[26]<sub>.</sub>


<b>Kỵ Húy</b> <b>Nghĩa</b> <b>Đổi ra</b> <b>Nghĩa</b>


Noãn Ấm Úc Ấm


Ánh Sáng Chiếu Sáng


Chủng Trong Thức Trong



</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

Hồng Vịng trịn Viên Vịng trịn


Lan Hoa lan Hương Hương thơm


b. Phương pháp chiết tự: Trường hợp buộc phải viết tên thuộc loại trọng húy, các sử gia Việt Nam áp
dụng phương pháp chiết tự, tức phương pháp tách chữ đó ra làm hai, ba phần. Khi đọc, phải ghép các phần
đó lại để hiểu ý nghĩa. Ta có thể nêu các ví dụ sau:


Trong bài văn bia Vĩnh Lăng nói về Lê Thái Tổ, ta thấy chép như sau[27]<sub>: </sub>


Tánh Lê, húy tả tòng Hòa, hữu tòng Đao ( chữ Lị).
Tằng tổ húy tả tịng Ngơn, hữu tịng Mỗi ( chữ Hối).
Hồng tổ húy tả tịng Thủy, hữu tòng Đinh (chữ Đinh).
Sử gia triều Nguyễn, cụ Tổng Tài Cao Xuân Dục, khi biên


tập Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu, đã viết các tên húy của vua Gia Long như sau[28]<sub>:</sub>


-Bên tả chữ Nhật, bên hữu chữ Viện (chữ Noãn).
-Bên tả chữ Nhật, bên hữu chữ Anh (chữ Ánh.)
-Bên tả chữ Thái, bên hữu chữ Trọng ( chữ Chủng).


-Về chữ Hồng, trong tên Hồng Nhậm là tên húy của vua Tự Đức, cũng áp dụng lối chiết tự: Tả tùng Thủy,
trung tùng Công, hữu tùng Điểu (chữ Hồng).


c. Phương pháp khuyết tự: Trường hợp gặp chữ trọng húy mà khơng tránh được, thì luật thời Thiệu Trị
(Tr.v.1841-1847) cho áp dụng phương pháp khuyết tự là phương pháp bỏ trống, khơng viết tên kỵ húy. Ví
dụ các sử gia viết bộ Ðại Nam Thực Lục đã ghi như sau: “Tên húy là …., lại húy là …(Phúc Chú)[29]<sub>. Phương</sub>


pháp này đã có ở Trung Quốc và luật đời Thiệu Trị dự liệu như sau:



<i>Những chữ kỵ húy mà không thể sửa đổi hay dùng chữ khác được, thì khi viết tới chữ đó, phải lấy giấy</i>
<i>vàng bít lại<b>[30]</b><sub>. </sub></i><sub>Ngày xưa, trong dân gian, người ta cũng có tục lệ này. Tên người chết được viết trên tấm</sub>


minh tinh nhưng lấy giấy vàng bịt lại để giữ phép kỵ húy [31]<sub>.</sub>


d. Phương pháp khuyết bút: Sử gia xưa hay dùng phương pháp khuyết bút để viết các chữ thuộc loại
khinh húy. Cách viết của phương pháp này là bớt đi một nét chữ. Hoặc thay đổi vị trí các thành phần của
chữ. Phương pháp khuyết bút đã được áp dụng từ đời Lý, Trần. Vua Trần Anh Tông (1293-1314) ra lệnh khi
viết các chữ Ngụy, Thấp, Nam, Cán, Tộ, Tuấn, Anh, Tảng đều phải bớt nét[32]<sub>. Luật pháp đời Nguyễn quy</sub>


định khi viết tên đất mà gặp phải những chữ húy của vua, thì hoặc viết theo tên ngày nay, hoặc viết thiếu
một nét[33]<sub>.</sub>


e. Phương pháp cải âm là phương pháp đọc trại tên húy. Nguyên tắc đọc trại tuân theo đúng nguyên tắc
Ngữ học là biến đổi âm vận cuối. Sau đây là các ví dụ:


<b>Tên Húy</b> <b>Đọc Trại</b> <b>Nguyên Nhân</b>


Lị Lợi Tên húy Lê Thái Tổ.


Nguyên Ngươn Tên húy Nguyễn Phúc Nguyên.


Câm Kim Tên húy của Nguyễn Câm (Kim).


Ánh Yếng Tên húy vua Gia Long.


Cảnh Kiểng Ðông Cung Cảnh


Đảm Ðởm Tên húy vua Minh Mạng.



Hồng Hường Tên húy vua Tự Ðức


Nhậm Nhiệm Tên húy vua Tự Đức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

Báo chí Việt Nam ngày nay có lối viết dùng tên họ để chỉ một người như Thủ Tướng họ Chu tức ông
Chu Dung Cơ, Thủ Tướng họ Phan tức ông Phan Văn Khải. Lối viết này không xuất phát từ kỵ húy mà bắt
chước tập tục tây phương, gọi một người nào đó bằng tên họ. Ví dụ Tổng Thống Reagan, Tổng Thống
Clinton v.v...




<b>3. Các Biện Pháp Chế Tài:</b> Dưới hai triều Lý, Trần sử cũ không cho biết người phạm húy bị chế tài
như thế nào. Nhưng đến triều đại hậu Lê, biện pháp xử lý người phạm húy được quy định rõ ràng.


a. Triều đại hậu Lê: Theo điều 125 trong Quốc Triều Hình Luật thì:


<i>Dâng thư hay tâu việc gì mà lại lầm phạm đến tên vua hay tên húy các vua trước, thì xử phạt 60 trượng,</i>
<i>biếm 2 tư; miệng nói hay văn thư khác lầm mà phạm phải thì xử phạt 80 trượng. Viết những chữ húy phải</i>
<i>bớt nét, mà khơng bớt nét thì xử phạt 60 trượng. Miệng nói phạm tên húy thi xử tơi xuy. Người nào cố ý đặt</i>
<i>tên chính hay tên tự phạm vào chữ húy thì xử tơi lưu, tội tử hình.<b>[34]</b></i>


Cũng theo bộ luật này, trường hợp buột miệng nói hay lầm lỡ viết tên kỵ húy trong văn thơ khác thì bị
phạt 80 gậy. Trường hợp viết một chữ đáng lẽ phải bớt một nét mà khơng bớt thì bị phạt 60 gậy và người lỡ
miệng nói những chữ này bị phạt bằng roi hay tiền. Đối với những kẻ cố tình phạm húy bằng cách lấy tên
húy mà đặt cho mình, hay dùng làm tên tự, thì bị xử tội lưu là bị đày đi ở một nơi xa sinh quán.


b. Triều đại nhà Nguyễn: Biện pháp chế tài đối với những người phạm húy được quy định trong điều
khoản 62 của bộ luật Gia Long:


<i>Kẻ nào trong một bài viết tấu hay trình gì với vua mà dùng một tiếng trùng với tên vua hay tên một</i>


<i>hoàng khảo sẽ bị phạt 80 gậy. Nếu tội phạm húy ấy mắc phải trong các giấy tờ khác thì hình phạt sẽ là 40</i>
<i>gậy. Kẻ nào phạm tội ấy mà lại dùng tên ấy làm tên chính sẽ bị phạt 100 gậy</i>[35]<sub>.</sub>


Về tên lăng tẩm cung điện, luật nhà Nguyễn cũng buộc người ta kiêng cữ nhưng không thấy quy định sẽ
trừng phạt thế nào. Theo ông Ngô Tất Tố trong tiểu thuyết Lều Chõng, thí sinh phạm tội này chỉ bị đánh rớt
mà thôi. Quốc húy đã chấm dứt khi thể chế chính trị thay đổi từ quân chủ sang dân chủ vào năm 1945. Tuy
nhiên, tục lệ này vẫn để lại ảnh hưởng sâu xa trong xã hội ngày nay.


<b>4. Ảnh Hưởng Của Phép Kỵ Húy Đối Với Xã Hội Việt Nam</b>: Phép kỵ húy đã ảnh hưởng đến tên
người, địa danh, và ngôn ngữ văn tự.


a. Ảnh hưởng đến tên người: Tục lệ kỵ húy đã ảnh hưởng đến tên họ và tên chính của người Việt Nam.
- Ảnh hưởng đến tên họ: Theo Đại Việt Sử Ký Tồn Thư: <i>NămNhâm Thìn 1232, vua Trần Thái Tơng ra</i>
<i>lệnh: Vì ngun tổ tên húy là Lý mới đổi triều Lý làm triều Nguyễn. Vả lại cũng để dứt bỏ lòng mong nhớ của</i>
<i>dân chúng đối với nhà Lý<b>[36]</b><sub>.</sub></i><sub> Sử gia Lê Tắc cịn thêm rằng, tơng thất và người dân họ Lý cũng bị buộc đổi</sub>


sang họ Nguyễn. Ơng viết:


<i>Lên ngơi được một năm, năm Canh Dần (1230), Chiêu Thánh trao quốc chính cho chồng là Trần Nhật</i>
<i>Cảnh. Tất cả tơn thất nhà Lý và bình dân họ Lý đều khiến đổi sang họ Nguyễn để dứt lòng dân mong nhớ<b>[37]</b><sub>.</sub></i>


Sắc lệnh trên của nhà Trần chắc hẳn đã được nghiêm chỉnh thi hành nên xã hội Việt Nam ít thấy người
họ Lý. Và ngày nay, thấy ai có họ Lý, người ta thường bảo đó là họ của người Tàu.


Sang đời hậu Lê (1428-1788), vua Lê Thái Tông ra lệnh dân chúng phải đổi họ Trần ra họ Trình. Sắc
lệnh viết: <i>Ai có họ tên trùng với các chữ húy thì phải đổi, như tên húy của Cung Từ quốc thái mẫu là Trần</i>
<i>nên cho họ Trần đổi thành họ Trình.<b>[38]</b></i><sub> Lệnh trên đây của vua Lê Thái Tông không được nghiêm chỉnh thi</sub>


hành nên ngày nay, vẫn thấy người họ Trần đông hơn họ Trình. Một ví dụ khác nữa là trường hợp Giáo sư
Cung Giũ Nguyên, theo tiểu sử của ông đăng trên mạng lưới điện tốn, thì tổ tiên ơng là người Minh Hương


có họ Hồng. Vì tránh tên húy của vua Tự Đức là Hồng Nhậm, nên ông đã đổi từ họ Hồng sang họ Cung.


- Ảnh hưởng đến tên chính: Đại Việt Sử Ký Tồn Thư cho biết, vì kỵ húy mà tên một người phải đổi
sang hình thức khác. Ta trưng các bằng chứng:


<i>Năm Hồng Thuận thứ 2 (1510), vua Lê Tương Dực (1509-1516) xưng là Nhân Hải Động Chủ. Ngày 27</i>
<i>lấy Đông Các học sĩ Đỗ Nhân (1472-1517) làm Hộ bộ tả thị lang, đổi tên Nhân thành Nhạc để tránh tên hiệu</i>
<i>của vua là Nhân Hải<b>[39]</b><sub>.</sub></i>


Nhà sử học Phan Huy Chú trước tên là Hạo, vì tránh quốc húy nên đổi tên thành Chú.


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

Vì tránh chữ Tơng trong tên vua Thiệu Trị là Miên Tông mà ông Hà Tông Quyền, đổi thành Hà Quyền.
Vì tránh tên chúa Nguyễn Phúc Chu mà tên Ngơ Tùng Chu bị đọc trại là Ngơ Tịng Châu.


Người Công Giáo Việt Nam hiện nay vẫn giữ tục lệ kiêng húy. Bằng chứng là một dòng tu rất nổi tiếng
có tên là Dịng Chúa Giêsu, nhưng vì kiêng húy tên Giêsu nên người Cơng Giáo gọi dịng này là Dòng Tên.


b. Ảnh hưởng đến địa danh: Địa danh Việt cũng như Tàu giống với ngôn ngữ tên người nên tục kỵ húy
cũng ảnh hưởng tới địa danh. Thời Lý Trần, ta chưa biết có địa danh nào phải đổi tên vì phép húy hay
khơng, nhưng đến thời Mặc Đăng Dung (Tr.v. 1527-1529), người ta thấy địa danh bị thay đổi vì kỵ húy. Đại
Việt sử ký Tiền Biên ghi như sau:


<i>Vua Lý Thái Tông (1028-1054) đem quân đi đánh Chiêm Thành, đến cửa biển Tư Khách (còn gọi là Ơ</i>
<i>Long thuộc huyện Hương Trà, Thuận Hóa) đổi tên là Tư Dung. Sau Mặc Đăng Dung cướp ngôi, vì chữ Dung</i>
<i>đồng thanh với tên mình nên đổi lại là Tư Khách <b>[41]</b><sub>.</sub></i>


Theo học giả Đào Duy Anh[42]<sub>, đời vua Lê Trang Tơng (Tr.v.1533-1548), vì tên húy là Ninh mà một số địa</sub>


danh có chữ ninh phải đổi ra:



-Phủ Tĩnh Ninh đổi thành Tĩnh Giang, nay là Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
-Huyện Phù Ninh đổi thành Phù Khang, Phú Thọ.


Khi Mạc Phúc Nguyên lên ngơi năm 1546, một số địa danh có chữ Ngun phải đổi tên:
-Châu Thất Nguyên đổi thành Thất Tuyền, Lạng Sơn.


-Huyện Bình Nguyên đổi thành Bình Tuyền, Vĩnh Phú.


Đời vua Lê Anh Tơng (Tr. v. 1557-1573), vì tên húy là Bang nên trấn Yên Bang đổi thành Yên Quảng,
nay là Quảng Yên.


Đời chúa Trịnh Tạc (Tr.v. 1657-1682), vì kiêng húy tước Tây Vương nên huyện Tây Chân đổi thành
Nam Chân, nay là Nam Trực, Nam Định.


Ðời Tây Sơn, vua Quang Trung (Tr.v. 1788-1792) có tên húy là Quang Bình nên phủ Thái Bình đổi
thành Thái Ninh, đời Nguyễn đổi lại là Thái Bình. Huyện Quảng Bình tỉnh Thanh Hóa đổi thành Quảng Bằng,
đời Gia Long đổi lại Quảng Bình, đời Minh Mạng đổi thành Quảng Địa.


Đời Nguyễn, sách Khâm Ðịnh Ðại Nam Hội Ðiển Sự Lệ cho biết tên đất, tên người không được dùng
các chữ trọng húy. Khi đọc phải tránh âm, khi viết phải dùng chữ khác. Ví dụ vợ của vua Minh Mạng
(1820-1840) là Hồ Thị Hoa nên địa danh có tên Hoa phải đổi thành:


-Tỉnh Thanh Hoa đổi thành Thanh Hóa.


-Phủ Thăng Hoa ở Quảng Nam đổi thành Thăng Bình.


-Năm 1831, vì cữ tên lăng của hồng hậu Hiếu Minh, vợ của chúa Nguyễn Phúc Chu, là Vĩnh Thanh Lăng
nên Vĩnh Thanh Trấn đổi thành Vĩnh Long Trấn, để qua năm 1832, thành Vĩnh Long [43]<sub>.</sub>


Vua Đồng Khánh (Tr.v.1886-1888) tên húy là Chân nên huyện Chân Định đổi thành Trực Định. Ngồi ra,


vua cịn tên khác là Đường nên hai huyện Nam Đường và Nghĩa Đường tỉnh Nghệ An đổi thành Nam Đàn
và Nghĩa Đàn.


c. Ảnh hưởng đến ngơn ngữ văn tự: Vì phép kỵ húy mà ngơn ngữ Việt Nam đã bị đọc trại, và nếu từ
ngữ nào bị đọc trại lâu ngày, dân gian sẽ quên tiếng chánh, chỉ nhớ tiếng trại. Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc
Huy, ba từ ngữ mà dân gian Việt Nam đã quên tiếng chánh là: Lị, Câm, và Tông.Về tiếng Lị, Giáo sư viết <i>: Lị</i>
<i>vốn tên vua Lê Thái Tổ và phải húy trong suốt đời Hậu Lê (1428-1788). Vì cữ tên nhà vua này, người ta đã</i>
<i>nói trại lị thành lợi trong mấy trăm năm, và hiện nay, chúng ta đã quen dùng tiếng lợi như trong các từ ngữ</i>
<i>lợi nhuận lợi tức, danh lợi, quyền lợi,…mà quên hẳn tiếng chánh là Lị <b>[44]</b><sub>.</sub></i>


Về tiếng Câm, cũng giống trường hợp chữ Lị. Giáo sư cho rằng, vị thủy tổ nhà Nguyễn ở Nam Hà có tên
chánh là Nguyễn Câm, vì kỵ húy nên đọc trại là Kim. Từ ngữ Kim đã q thơng dụng như kim hồn, kim
ngạch, kim thời mà quên hẳn tiếng chánh là Câm.


Về tiếng Tông, vì kỵ húy tên vua Minh Mạng là Miên Tơng mà người ta phải đọc trại chữ Tông thành
Tôn. Ngày nay, một số sử sách đã bắt đầu dùng lại chữ tông như Lê Thái Tông, Đức Giáo Tông. Tuy nhiên,
các chữ như tơn giáo, tơn thất vẫn cịn được dùng và dân gian coi đó là chữ đúng, khơng cần sửa lại nữa.
Ngoài ba tiếng trên đây, nhiều từ ngữ Việt Nam bị đọc trại vì kỵ húy:


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

Ánh Yếng Húy vua Gia Long: Nguyễn Ánh.
Bửu Bảo Húy vua Thành Thái là Bửu Lân.


Cảnh Kiểng Đông Cung Cảnh.


Chu Châu Nguyễn Phúc Chu.


Dung Dong Húy vua Thiệu Trị là Miên Dung.


Duyệt Dượt Tả Quân Lê Văn Duyệt



Đảm Đởm Tên húy vua Minh Mạng.


Hoạt Hượt Nguyễn Phúc Hoạt (Khốt).
Hồng Huỳnh Chúa Nguyễn Hồng


Hoa Bơng Vợ vua Minh Mạng Hồ Thị Hoa.
Hồng Hường Húy vua Tự Đức là Hồng Nhậm.


Nghĩa Ngãi Chúa Nghĩa.


Nguyên Ngươn Chúa Nguyễn Phúc Nguyên
Nhậm Nhiệm Húy vua Tự Đức Hồng Nhậm.
Nhân Nhơn Danh tướng Đỗ Thành Nhân.


Phúc Phước Dòng họ Nguyễn Phúc.


Thái Thới Nguyễn Phúc Thái (Chúa Nghĩa).


Tính Tánh Tướng Vũ Tính.


Tùng Tịng Chúa Trịnh Tùng.


Vũ Võ Võ Vương Nguyễn Phúc Khốt.


Tơn kính bậc trưởng thượng là điều cần thiết, nhưng chỉ vì sự sùng bái cá nhân một ơng vua trong chế
độ quân chủ, mà ngôn ngữ văn tự của cả dân tộc bị biến đổi một cách vô lý thì điều đó khơng thể chấp nhận
được. Và đó là hậu quả tiêu biểu của bất cứ chế độ độc tài nào. Phép kỵ húy cũng ảnh hưởng đến kiểu cách
xưng hơ tên người Việt Nam, sẽ được trình bày trong chương sáu.





[1]<sub> Lý Nham Linh & Cố Ðạo Hinh. Sđd. Tr. 68</sub>


[2]<sub> Phan Ngọc (dịch). Sử Ký Tư Mã Thiên. Sđd. Tập I. Tr. 116. </sub>
[3]<sub> Lý Nham Linh & Cố Ðạo Hinh. Sđd. Tr. 66.</sub>


[4]<sub> Nguyễn Ngọc Huy. Tên Người…Sđd. Tr. 179.</sub>
[5]<sub> Lý Nham Linh. Sđd. Tr. 68.</sub>


[6]<sub> Như trên. Tr. 68</sub>


[7]<sub> Lý Nham Linh. Sđd. Tr. 68</sub>
[8]<sub> Như trên. Tr. 68.</sub>


[9]<sub> ÐVSKTT. Tập 1. Văn Hóa Thơng Tin, Hà Nội, 2000, tr. 347.</sub>
[10]<sub> ÐVSKTT. Tập 2. Văn Hóa Thơng Tin, Hà Nội, 2000, tr. 16. </sub>
[11]<sub> ÐVSKTT. Tập 2. Sđd. Tr. 16.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

[15]<sub> Như trên . Sđd. Tr. 291.</sub>


[16]<sub> Húy của vua Lê Thái Tổ là Lị. Lợi là tiếng dùng để tránh tiếng húy Lị.</sub>
[17]<sub> ÐVSKTT. Tập 2. Sđd. Tr. 456.</sub>


[18]<sub> ÐVSKTT. Tập 2. Văn Hóa Thơng Tin. Sđd. Tr. 510.</sub>
[19]<sub> ÐVSKTT.Tập 2. Văn Hóa Thơng Tin. Sđd. Tr. 557.</sub>
[20]<sub> ÐVSKTT. Tập 2. Văn Hóa Thơng Tin Sđd. Tr. 623.</sub>


[21]<sub> ÐVSKTT. Tập 3. Văn Hóa Thơng Tin, Hà Nội. 2000, Tr. 128.</sub>
[22]<sub> Dẫn theo Nguyễn Ngọc Huy. Tên Người…Sđd. Tr. 188.</sub>
[23]<sub> Nguyễn Ngọc Huy. Tên…Sđd. Tr. 191-192.</sub>



[24]<sub> Ðại Nam Thực Lục. Tập 3.. Sử Học, Hà Nội,1963, tr. 144. </sub>


[25]<sub> Viện Sử Học (dịch). Khâm Ðịnh Ðại Nam Hội Ðiển Sự Lệ. Tập1. NXB Thuận Hoá, Huế, 1993. Tr.95. </sub>
[26]<sub> Tạ Quang Phát. Tlđd. Tr. 61.</sub>


[27]<sub> Dẫn theo Nguyễn Ngọc Huy. Tên… Sđd. Tr. 194.</sub>


[28]<sub> Cao Xuân Dục. Quốc Triều Chánh Biên Tốt Yếu. Nghiên Cứu Sử Ðịa, Sàigịn, 1972, tr. 5.</sub>
[29]<sub> Viện Sử Học (dịch). Ðại Nam Thực Lục. Tập 1. NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2002. tr.139</sub>
[30]<sub> Dẫn theo Tạ Quang Phát. Tlđd. Tr. 66.</sub>


[31]<sub> Viên Tài hà Tấn Phát. Văn Công Thọ Mai Gia Lễ. Hồng Dân, Sàigịn, 1961, tr. 63.</sub>
[32]<sub> ÐVSKTT. Tập 2. Văn Hóa Thông Tin. Sđd. Tr. 113</sub>


[33]<sub> Ðại Nam Thực Lục. Sđd. Tr. 201.</sub>


[34]<sub> Viện sử học Việt Nam (dịch) Quốc Triều Hình Luật. NXB. TP. Hồ Chí Minh, 2003. tt.72-73</sub>
[35]<sub> P. Philastre. Code …Tập 1. Sđd. Tr. 329.</sub>


[36]<sub> ÐVSKTT. Tập 2. Văn Hóa Thơng Tin. Sđd. Tr. 16.</sub>
[37]<sub> Lê Tắc. An Nam Chí Lược. Sđd. Tr. 238.</sub>


[38]<sub> ÐVSKTT. Tập 2. Văn Hóa Thơng Tin. Sđd. Tr. 510.</sub>
[39]<sub> ÐVSKTT. Tập 3. Văn Hóa Thơng Tin. Sđd. Tr. 83.</sub>
[40]<sub> Ðại Nam Liệt Truyện Tập 4. Sđd. Tr. 162.</sub>


[41]<sub> ÐVSKTB. Sđd. Tr. 225.</sub>


[42]<sub> Tài liệu thay đổi địa danh phần này đều trích từ Ðào Duy Anh. Ðất Nước Việt Qua Các Ðời. Thuận Hóa, </sub>



Huế, 1997, tr. 133-163.


[43]<sub> Bùi Ðức Tịnh. Lược Khảo Nguồn Gốc Ðịa Danh Nam Bộ.Văn Nghệ, Hồ Chí Minh, 1999, tr. 76.</sub>
[44]<sub> Nguyễn Ngọc Huy. Tên…Sđd. Tr. 201</sub>


<b> </b>


<b>CHƯƠNG 6</b>



<b> </b>

<b>CÁCH XƯNG HÔ TÊN NGƯỜI</b>



MỤC I : CÁCH XƯNG HÔ TÊN NGƯỜI VIỆT NAM
A. Các tục lệ xưng hô tên người Việt Nam


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

MỤC II : BIỆT HIỆU


A. Biệt hiệu trong ngành tính danh học


B. Cách đặt biệt hiệu của người Việt Nam để tỏ lòng ngưỡng mộ
C. Cách đặt biệt hiệu của người Việt Nam để chế diễu đùa cợt


MỤC III : CÁCH XƯNG HÔ TÊN NGƯỜI TÂY PHƯƠNG
A. Các tục lệ xưng hô của người tây phương


B. Cách xưng hô tên người phụ nữ có chồng - Chức vụ - Nghề nghiệp
C. Cách đặt biệt hiệu của người tây phương, đặc biệt là của Hoa Kỳ


MỤC IV : SO SÁNH CÁCH XƯNG HÔ TÊN NGƯỜI TÂY PHƯƠNG VÀ VIỆT NAM
A. Những điểm tương đồng



B. Những điểm dị biệt


Mục đích của chương này là nghiên cứu những nguyên tắc xưng hô tên người Việt Nam và người
tây phương để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt. Do vậy, nội dung sẽ gồm bốn mục: mục một nói về
các nguyên tắc xưng hơ của người Việt, mục hai nói về biệt hiệu, một loại tên được đặt ra chỉ dùng khi xưng
hơ, mục ba nói về cách xưng hơ của người Hoa Kỳ và một số quốc gia tây phương, mục bốn so sánh cách
xưng hô của người Việt Nam và tây phương.


<b>MỤC I : CÁCH XƯNG HÔ TÊN NGƯỜI VIỆT NAM</b>


Trong mục này ta sẽ tìm hiểu các tục lệ xưng hô tên người Việt Nam và cách phối hợp giữa tên chức
vụ, tên nghề nghiệp và tên người.


<b>TIẾT A: CÁC TỤC LỆ XƯNG HÔ TÊN NGƯỜI VIỆT NAM</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

<b>1. Tục Lệ Dùng Tên Đơn:</b> Người Việt có sự mâu thuẫn rõ ràng trong việc thích đặt tên kép, nhưng lại
gọi nhau bằng tên đơn. Thí dụ gia đình có anh Nguyễn Hưng Thịnh, Nguyễn Hưng Phú và Nguyễn Thị Thu
Thảo. Ba người ấy có tên kép nhưng gia đình chỉ gọi anh Thịnh, anh Phú, chị Thảo. Sự mâu thuẫn này đã
làm nhà văn Nguyễn Tn khó chịu, khi ơng viết: <i>Các con gọi tên con cái nên gọi cho đúng. Tên cháu là Tố</i>
<i>Tâm thì phải gọi đúng như thế. Sao lại ăn bớt đi một chữ? Không thể bảo như thế là tiện, là dễ gọi được.</i>
<i>Con nên bảo vợ con, không người ngồi người ta cười đến ơng con mình, đến cả nhà mình <b>[1]</b><sub>.</sub></i>


Ngày nay, người ta đã có thói quen gọi một người bằng tên kép, nhưng mới chỉ áp dụng cho nữ giới,
như gọi cô Thu Hà, cô Ngọc Dung. Trái lại, người ta còn ngượng ngùng khi phải gọi anh Hùng Dũng, anh
Bình Định, ơng Trung Nghĩa.


<b>2. Tục Lệ Dùng Tên Họ:</b> Thông thường, người Việt dùng tên chính hoặc tồn bộ tên để xưng hơ,
nhưng đôi khi chỉ dùng tên họ. Tập tục này thường thấy giới trí thức áp dụng. Các nhà nho xưa bắt chước
giới trí thức Tàu, gọi nhau bằng tên họ để biểu lộ lịng tơn kính, qua các kiểu xưng hô như: Trần đại nhân,


Lê tiên sinh, Ngô nhân huynh, Đỗ quý hữu, Vũ tôn ông, Lê quý công. Học giả Phạm Quỳnh đã dùng nhóm từ
Trần đại nhân để gọi sử giả Trần Trọng Kim.


Ngoài ra, khi so sánh hai nhân vật Việt và Tầu, sử gia, thi sĩ Việt Nam ngày xưa thường chỉ nhắc đến
tên họ của nhân vật Tầu, buộc người đọc phải biết đó là ai. Lối so sánh này phổ thông trong giới trí thức xưa
nhằm chứng tỏ khả năng uyên bác qua việc thơng thuộc điển cố, kinh sử Tàu. Ta có thể trích dẫn lời của
vua Lê Thánh Tơng nói về cơng thần Nguyễn Xí để chứng minh cho nhận xét này:


<i>Ngày xưa trẫm làm phiên vương, nhởn nhơ chốn cửa son, khơng có ý lên ngơi báu. Vì bọn khanh đồng</i>
<i>lịng suy tơn, diệt bọn phản nghịch, đưa trẫm lên ngôi báu đến nay đã năm năm. Thú vui con hát, vũ nữ thì</i>
<i>khanh khơng bằng <b>họ Thạch họ Cao</b> nhà Tống. Mà lo lắng đến héo ruột khơ tim thì khanh hơn hẳn <b>họ</b></i>
<i><b>Phịng họ Ðỗ</b> đời Ðường</i>.[2]


Trong thi ca cổ điển, các thi sĩ cũng dùng tên họ để gọi nhân vật Tàu. Xin trưng ví dụ trong bài Cơn Sơn
Ca của chiến lược gia Nguyễn Trãi (1380-1442):


Cơm rau nước lã an thân


Mn chung nghìn tứ có cần quyền chi
Sao không xem: gian tà những kẻ xưa kia.
Trước thì họ <b>Ðổng </b>, sau thì họ <b>Nguyên</b>


<b>Ðổng </b>thì mấy vực kim tiền


<b>Ngun</b> hồ tiêu mấy chứa mấy nghìn mn cân[3]<sub>. </sub>




Ngày nay, các người Việt Nam làm truyền thông cũng bắt chước tây phương gọi các nhà lãnh đạo quốc gia
bằng tên họ. Ví dụ Chủ tịch họ Giang, tức ông Giang Trạch Dân. Thủ tướng họ Chu, tức ông Chu Dung Cơ.


Chủ Tịch họ Hồ tức ông Hồ Chí Minh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

quá quen thuộc với các tên như Khái Hưng, Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly nhưng mấy ai biết tên thật
những vị này là gì? Đối với các người trong ngành thương mại, người ta cũng dùng thương hiệu để gọi thay
tên chính. Ví dụ ơng bà Nghĩa Lợi.




<b>4. Tục Lệ Dùng Tên Tước:</b> Người Việt rất trọng chức tước nên ngày xưa có tục mua tước vị triều
đình. Khi một người có tước vị, dân làng sẽ gọi tên người ấy kèm theo tên tước. Ví dụ Trần Quốc Tuấn có
tước Hưng Đạo Vương nên dân chúng gọi là Trần Hưng Đạo. Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ Trạng Ngun và
có tước Trình Quốc Cơng nên được gọi là Trạng Trình. Tại làng chúng tơi, vào những năm 1930, 1940, có
nhiều cụ bỏ ra một số tiền mua tước hàng cửu phẩm là tước vị thấp nhất của triều đình nhà Nguyễn. Dân
làng Phát Diệm ngày nay vẫn còn nhắc nhở đến các cụ Cửu Diễm, Cửu Tầm, Cửu Uy, Cửu Quắc. Người
Việt có tâm lý trọng tước vị vì trong sinh hoạt làng xã, người có tước vị được ngồi ở vị trí cao, được có tiếng
nói khi hội họp, và được miễn sưu dịch.


<b>5. Tục Lệ Dùng Tên Tự:</b> Để kính trọng cũng như kiêng húy tên chính của các bậc thánh hiền, Người
Việt cũng như người Trung Quốc có tục lệ dùng tên tự để gọi. Ta thường gọi thầy Mẫn Tử Khiên, thầy Tử
Cống. Thầy Mẫn Tử Khiên có tên chính là Mẫn Tổn, tên tự là Tử Khiên. Thầy Tử Cống có tên chính là Đồn
Mộc Tứ, tên tự là Tử Cống.


<b>6. Tục Lệ Dùng Số Thứ Tự</b>: Trong các gia đình miền Nam Việt Nam, cha mẹ, anh em khơng gọi nhau
bằng tên chính mà bằng con số thứ tự: Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu. Điều đáng chú ý là không dùng chữ Cả,
Nhất, Một. Tránh chữ Cả vì kỵ húy chức Hương Cả là chức cao nhất trong làng xã miền Nam khi xưa. Tránh
chữ Một, Nhất vì hai từ này gợi lên ý nghĩa một con. Điều này trái với ước vọng của các gia đình xưa là
muốn có con đàn cháu đống. Như vậy, tiếng Hai chỉ người con thứ nhất, tiếng Ba chỉ người con thứ hai, và
tiếng Út để chỉ người con cuối cùng.





<b>7. Tục Lệ Dùng Tiếng Mơ Hồ:</b> Ta phân biệt hai trường hợp: (a) dùng tiếng mơ hồ trong gia đình, (b)
dùng tiếng mơ hồ ngồi xã hội.


a. Trong gia đình: Ngày xưa, khi nền luân lý Khổng Mạnh còn nhiều ảnh hưởng, khi quan niệm về tình
u nam nữ cịn khắt khe, thì ngay cả vợ chồng cũng phải kín đáo trong vấn đề xưng hô. Họ không được
dùng tên và những từ ngữ thân mật như anh, em. Gọi vậy, hàng xóm cho là suồng sã, khơng đứng đắn. Có
chăng vợ chồng chỉ được nghe các tiếng rất mơ hồ như mình, đàng ấy, thầy mày, mẹ nó v.v… Điều lý thú là
lời đối thoại sau đây, ai nghe cũng hiểu là vợ chồng gọi nhau: <i>Mình ơi! Về ăn cơm. Mình ăn trước đi, đây</i>
<i>đang giở tay một tí. </i>Ngày nay, cách xưng hơ này vẫn cịn thấy trong các gia đình ở nơng thơn, nơi ảnh
hưởng văn minh tây phương chưa sâu đậm lắm, hoặc trong các gia đình cịn thấm nhuần tinh thần lễ giáo
Khổng Mạnh.


b. Ngồi xã hội: Trong một tập thể, nếu cần trưng ra một tên nào đó để làm thí dụ, người nói sợ trùng
với tên người đang hiện diện, nên đặt một tên mơ hồ. Thời xưa tiếng thường dùng là Mỗ. Mỗ là tiếng Hán
Việt, là đại danh từ, có nghĩa là khơng chỉ cái gì[4]<sub>. Sau này, thay vì tên mỗ, người ta đặt các tên Mít, Xồi,</sub>


Ổi, Cột, Kèo và gần đây dùng các mẫu tự A, B, C. Như chúng tơi đã nói, bất cứ tiếng nào cũng có thể là tên
người Việt Nam, tuy nhiên, những tiếng trên đây mặc nhiên không ám chỉ ai.


<b>8. Tục Lệ Kỵ Húy:</b> Ta phân biệt trường hợp kỵ húy trong gia đình và ngồi xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

tơi, vì kỵ húy tên bố mẹ là Canh, nên con cháu khơng bao giờ nói nấu canh, ăn canh, mà nói nấu riêu, ăn
riêu.


b. Ngồi xã hội: Ngày nay, tục lệ buộc dân chúng phải kiêng húy khơng cịn nữa, nhưng dưới thời qn
chủ, trong chốn triều đình, những chữ húy như tên vua, hồng hậu, khi xưa viết bằng Hán tự, lúc đọc phải
tránh âm, lúc viết phải đổi thành chữ khác. Vấn đề này đã được trình bày trong chương năm: Tục Lệ Kỵ
Húy. Người ta cũng kỵ húy tên các thần thánh. Nếu buộc phải nói ra, họ áp dụng nguyên tắc như sau: Ví dụ
muốn nói tên vị Thành Hồng Ma La Cẩn ở đình xã Phú Nhuận, Tỉnh Gia Định, nay thuộc thành phố Hồ Chí


Minh, trước hết dân làng phải tỏ vẻ cung kính, sau đó hạ thấp giọng rồi nói thật nhỏ: Tên ngài họ Ma, đệm
chữ La, húy là Cẩn.


Các tín đồ Phật Giáo Hịa Hảo cũng kỵ húy tên Đức Phật Thầy Tây An, vị sáng lập tơng phái Phật Giáo
Bửu Sơn Kỳ Hương. Ngài có tên là Đồn Văn Hun. Các tín đồ nói tên ngài như sau: Trước hết hạ thấp
giọng, sau đó nói tên ngài là Ngôn trước, Tuyên sau, ráp lại thành chữ Huyên trong Hán tự[5]<sub>. </sub>


<b>9. Áp Dụng Tinh Thần Khiêm Tốn:</b> Tâm lý người Việt rất khiêm tốn, tránh nói đến cái tơi. Giới trí thức
chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp thường hay nại câu tục ngữ: <i>Le moi est haissable,</i> nghĩa là cái tôi là cái đáng
ghét để bào chữa cho việc mỗi khi cần nói đến cái tơi. Vua mà nói về mình thì xưng là cơ, quả, quả nhân, bỉ
nhân. Kẻ sĩ nói về vợ mình xưng là tiện nội, nói về nhà mình xưng là tệ xá, cịn nói về chính mình thì xưng là
tiểu sinh, hậu sinh, kẻ hèn. Nhà sư nói về mình xưng là bần tăng. Ngày nay, giới trí thức Việt Nam hay dùng
chữ “chúng tôi” để biểu lộ tinh thần khiêm tốn. Tâm lý khiêm tốn trong cách xưng hô của người Việt có lẽ bắt
nguồn từ lối xử sự của các vua chúa Trung Quốc thời xưa. Học giả Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê khi viết về
lối xử sự của các nhà lãnh đạo thời Chiến Quốc, đã mượn lời của Lão Tử giải thích lối xưng hơ này:


<i>Lão Tử nói tuy sang mà phải lấy hèn làm gốc. Tuy cao mà phải lấy thấp làm nền, vì vậy bậc vương hầu</i>
<i>mà tự xưng là Cô, Quả, Bất Cốc là lấy sự ti tiện làm gốc đấy. Kẻ cô, quả là kẻ ti tiện, khốn khổ, ở địa vị thấp</i>
<i>mà bậc vương hầu tự xưng như vậy há chẳng phải tự hạ mình mà tơn q kẻ sĩ đấy ư <b>[6]</b><sub>. </sub></i>


Ngày nay, các văn thi sĩ, các xướng ngôn viên lớn tuổi trong ngành truyền thông vẫn dùng lối xưng hô
“<i>chúng tôi</i>” để biểu lộ tinh thần khiêm tốn. Nhưng, giới ca sĩ trẻ không áp dụng nguyên tắc này, cứ tự nhiên
xưng tên hay tên hiệu của mình với khán thính giả. Khuynh hướng này xuất hiện vào khoảng đầu thập niên
1960 và đang trở thành lối xưng hơ chính thức nơi cơng cộng.


<b>10. Áp Dụng Nguyên Tắc Thế Xưng</b>: Trong thân tộc học, nguyên tắc thế xưng là nguyên tắc dùng
danh xưng của thế hệ này để gọi thế hệ khác. Ví dụ tiếng cậu để chỉ người em trai mẹ, nhưng người mẹ
cũng gọi em trai mình là cậu. Gọi thế là gọi thay cho con. Người Việt Nam không những áp dụng nguyên tắc
thế xưng trong các danh từ thân tộc, mà còn áp dụng trong việc gọi tên chính. Người ta áp dụng nguyên tắc
thế xưng trong các trường hợp sau:



a. Dùng tên con trưởng: Dân chúng ngày xưa sẽ gọi tên một cặp vợ chồng nào đó bằng tên đứa con
đầu lòng. Linh mục Léopold Cadière[7]<sub>, trong bài viết về Nguồn Sơn, Quảng Trị, nêu ra một ví dụ cụ thể :</sub>


Cha tên là Nơng, có con đầu lòng đặt tên là Liệu. Dân làng sẽ gọi là anh chị Liệu. Người Cơng Giáo Việt
Nam có bà thánh Đê, nhũ danh Lê Thị Thành. Bà có chồng tên là Nguyễn Văn Nhất. Ông bà Nhất sinh được
2 trai 4 gái, và con đầu lòng được đặt là Đê nên dân chúng Phát Diệm, Ninh Bình gọi ơng bà Đê [8]<sub>. Ngày</sub>


nay, bà Lê Thị Thành đã là thánh nhân, nhưng người Công Giáo Việt Nam vẫn gọi bà thánh Đê. Các đôi vợ
chồng lớn tuổi không dùng tên, hay các từ anh, em để gọi nhau mà dùng tên con trưởng hay con út. Ví dụ
vợ chồng có con đầu lịng tên là Phong, chồng sẽ gọi vợ: “Má thằng Phong” và vợ sẽ gọi chồng: “Bố thằng
Phong.”Kiểu xưng hô này được các cụ đánh giá là đứng đắn.


b. Dùng tên con út: Khi vợ chồng có một người tạ thế, dân chúng sẽ lấy tên đứa con út hay đứa con
chưa lập gia đình để gọi ông hay bà đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

Ba trường hợp trên nói lên ý hướng dân chúng muốn thừa nhận một đơi vợ chồng đã có con, có người
nối dõi tơng đường.


<b>11. Tục Lệ Đặt Thêm Từ Ngữ Vào Tên</b>: Nghiên cứu cách xưng hô của người Việt, ta thấy dân gian có
tục thêm một hay hai từ ngữ vào sau tên để dễ nhận diện hay để mô tả hoàn cảnh một người:


a. Đặt thêm từ ngữ để dễ nhận diện: Trong một cộng đồng, khi nhiều cá nhân có tên giống nhau,
người ta áp dụng nguyên tắc thêm từ ngữ để phân biệt. Tại tây phương, khi hệ thống tên họ chưa xuất hiện,
người ta thường phân biệt nhau bằng cách thêm từ ngữ vào sau tên chính. Ví dụ Jones Smith tức ông
Jones thợ rèn. Về sau, từ Smith trở thành tên họ. Tại miền Nam Việt Nam, dân gian có thói quen dùng con
số thứ tự Hai, Ba, Tư để gọi nhau. Tập tục này dễ đưa tới sự lẫn lộn nên người ta thêm từ ngữ để nhận
diện. Lối thêm từ ngữ có thể xếp thành các nhóm sau


đây:--Thêm địa danh: Bà Năm Sa Đéc, Thầy Ba Cầu Bông, Dzũng Đakao, Quyên Tân Định.


-Thêm tên nghề nghiệp: Tư thợ điện, Năm thầy thuốc, Sáu xích lơ v.v…


-Thêm nét đặc biệt: Ba Cụt, Năm Lửa, Sáu răng vàng, Tư sún, Năm lùn.
-Thêm tài năng: Bảy đờn cò.


-Thêm tên chính: Bảy Viễn, Sáu Đảm, Tư Chơi, Bảy Trọng, Năm Châu.


b. Thêm từ ngữ để mơ tả hồn cảnh: Linh Mục Léopold Cadière nghiên cứu về cách xưng hô của người
ở vùng Nguồn Sơn, Quảng Trị cho biết, người ta thêm các từ ngữ Mới, Đỏ, Mẹt, Xấu, Đôi vào tên một người
để mơ tả hồn cảnh gia đình[9]<sub>. Anh Khuyến vừa lập gia đình, dân làng Nguồn Sơn sẽ gọi là anh Mới</sub>


Khuyến, chị Mới Khuyến. Đến khi anh chị Khuyến có con đầu lịng, dân làng lại gọi là anh Đỏ Khuyến, chị
Đỏ Khuyến. Nếu anh chị Khuyến đẻ con gái đầu lòng, dân làng sẽ gọi là anh Mẹt Khuyến, chị Mẹt Khuyến.
Theo linh mục Cadière, từ Mẹt nguyên nghĩa chỉ cái mẹt, cái nia, cái giần, nói chung là dụng cụ xay lúa giã
gạo. Công việc này thường do đàn bà làm do đó từ ngữ Mẹt được dân chúng hiểu là đàn bà. Ngày nay, dân
gian vẫn còn dùng từ ngữ Mẹt để chỉ đàn bà. Trường hợp sau một thời gian đơi ba năm mà anh chị Mới
Khuyến khơng có con, dân làng sẽ gọi là anh Đôi Khuyến, chị Đôi Khuyến. Nhưng nếu anh chị Mẹt Khuyến
hay Đỏ Khuyến chẳng may có con bị chết, hoặc vợ chồng có người chết trước, dân làng sẽ gọi là anh Xấu
Khuyến hay chị Xấu Khuyến. Trong chế độ đa thê, bà vợ chính được gọi là bà cả, các bà thứ được gọi là trẻ
một, trẻ hai, trẻ ba. Bà vợ thứ ba của nhà cách mạng Nguyễn Văn Thịnh, biệt hiệu Cai Tổng Vàng, được
dân chúng gọi cô Ba Vàng.


<b> </b>


<b>TIẾT B: CÁCH XƯNG HÔ TÊN PHỤ NỮ CÓ CHỒNG, CHỨC VỤ, NGHỀ NGHIỆP.</b>


<b>1. Cách Xưng Hơ Tên Phụ Nữ Có Chồng:</b> Luật pháp và tục lệ Việt Nam cho phép người phụ nữ khi
lấy chồng được giữ nguyên vẹn tên của mình. Tuy nhiên, khi xưng hô, lại dùng tên chồng hay chức vị của
chồng. Ví dụ bà Ngơ Đình Nhu, bà Huyện Thanh Quan. Ngày nay, nhiều người phụ nữ có chồng hay chưa
chồng đều được người khác gọi bằng chính tên của người đó. Ví dụ bà Phan Thúy Thanh, Bác sĩ Nguyễn


Thị Ánh Ngọc. Nhưng, đối với các văn nghệ sĩ, dân chúng sẽ không dùng tên chồng mà dùng nghệ danh
hay bút hiệu để gọi người ấy. Ví dụ bà Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Minh Đức Hoài Trinh, Dương Thu
Hương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

a. Tên chức vụ đặt trước tên họ: Định luật tổng quát của mọi quốc gia là tên chức vụ đặt trước tên họ.
Ví dụ Vua Trần Thái Tơng, Tổng Thống Ngơ Đình Diệm, Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Đại Lão Hịa Thượng Thích
Tịnh Khiết, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn. Trong việc giao tế, nếu không để chức vụ đi kèm tên, sẽ bị phê
phán là chưa biết nghi thức ngoại giao, có ý khinh miệt, và dân gian gọi là xưng hô xách mé. Chính quyền
Cộng Sản Miền Bắc Việt Nam, khi nói đến các viên chức chính quyền miền Nam, ln dùng một kiểu xưng
hơ khơng hề nhắc tên chức vụ. Ví dụ“thằng Nguyễn Văn Thiệu, thằng Ngơ Đình Diệm.”


Tuy nhiên, có những trường hợp tên chức vụ đặt sau tên họ. Ví dụ Ngô Tổng Thống, Hồ Chủ Tịch, Đức
Huỳnh Giáo Chủ. Vấn đề tại sao người ta khơng nói Nguyễn Tổng Thống cho ông Nguyễn Văn Thiệu hay
Trần Chủ Tịch cho ông Trần Đức Lương, hay Nông Chủ Tịch cho ông Nơng Ðức Mạnh? Giáo sư Nguyễn
Ngọc Huy cho là vì dân chúng ít tơn trọng các ơng này hơn[10]<sub>.</sub>


b. Tên chức vụ đặt sau tên họ: Trong các giấy tờ hành chánh, nguyên tắc phổ quát là để tên chức vụ
sau tên chính. Ví dụ Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa.


c. Tên chức vụ đặt trước tên chính: Dưới thời quân chủ, người dân hay gọi tắt một người bằng tên và
chức vụ. Ví dụ ông Nguyễn Văn Cấn và Nguyễn Văn Cung là đội trưởng lính khố xanh nên gọi là ơng Đội
Cấn, Đội Cung. Cụ Nguyễn Thượng Hiền (1868-1926) giữ chức đốc học Nam Định nên được gọi ông Đốc
Nam. Dân làng Phát Diệm vẫn thường gọi các ông Cai Mạnh, ông Trùm Thảo, bà Quản Tài.


<b>3. Cách Xưng Hô Tên Nghề Nghiệp</b>: Trong việc giao tiếp, người Việt có thói quen thêm tên nghề
nghiệp trước tên chính. Ta cần phân biệt hai trường hợp:


a. Với nghề nghiệp cần học vấn cao: Những nghề cần học vấn cao như bác sĩ, luật sư, kỹ sư, giáo sư,
linh mục, khi giao tế, thường được người Việt gọi cả tên nghề nghiệp lẫn tên chính. Ví dụ Bác sĩ Trần Ngọc
Ninh, Luật sư Nguyễn Văn Huyền, Giáo sư Nguyễn Thanh Giang.



b. Với nghề nghiệp không cần học vấn cao nhưng cần khả năng chuyên môn như thợ mộc, thợ rèn, thợ
may, thợ nề, dân gian dùng từ Phó để thêm vào tên chính. Ví dụ ơng Phó Trinh, Phó Đức, bà Phó Vượng.
Với những người y tá hay thơ ký văn phòng, dân gian dùng từ Ký hay Thơ. Ví dụ ơng Thơ Thuyết, ông Ký
Thạnh, bà Thơ Hoan.


Vấn đề được đặt ra là tại sao khi giao tế, người Việt luôn dùng tước vị, bằng cấp, nghề nghiệp kèm theo
tên chính. Có thể là vì tâm lý người Việt trọng tước vị như đã trình bày trong chương một, đoạn nói về tên
tước.




<b> MỤC II: BIỆT HIỆU </b>


Trong mục này, ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của biệt hiệu trong ngành tính danh học, sau đó, tìm hiểu những
loại biệt hiệu mà dân gian thường dùng trong việc xưng hô. Tại nước nào biệt hiệu cũng rất phong phú nên
biệt hiệu là đề tài nghiên cứu rất lý thú cho các sinh viên ngành ngữ học và dân tộc học.


<b>TIẾT A. BIỆT HIỆU TRONG TÍNH DANH HỌC</b>


<b>1. Vấn Đề Danh Từ:</b> Trong ngành tính danh học, ngồi những danh xưng như tên họ, tên đệm, tên
chính, cịn một loại tên để xưng hơ mà các nhà tính danh học Anh Mỹ gọi là Nickname, Pháp gọi là
Sobriquet, và tiếng Latin gọi là Agnomen. Ðối với Việt ngữ, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy dùng từ Xước hiệu.
Tra Hán Việt Từ Ðiển của ban Tu Thư Nghĩa Thục, thì Xước hiệu đồng nghĩa với biệt hiệu hay tên riêng[11]<sub>.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

<i>về ngoại hình hay tính cách<b>[12]</b><sub>.</sub></i><sub> Cịn từ điển Anh Việt của Viện Ngơn Ngữ học Việt Nam giải thích Nickname</sub>


là tên hiệu, tên riêng, tên nhạo, tên giễu[13]<sub>. Ngoài dân gian, chúng tơi cịn thấy có danh từ tên lóng.</sub>


Biệt hiệu hay tên lóng là một hiện tượng xã hội phổ quát ở bất cứ nơi đâu, dù còn sơ khai hay văn minh


tiến bộ. Tên lóng rất phổ biến ở Hy Lạp và La Mã thời xưa. Một trong những đại đế La Mã là Gaius Caesar
Augustus Germanicus (12-41) có biệt hiệu là Caligula, nghĩa là chiếc giầy nhỏ, do binh sĩ đặt vì vua có đơi
chân bé. Triết gia Plato (428-348 TCN) của Hy Lạp mà giới trí thức đều biết, có tên thật là Aristocles. Tên
Plato mà ta dùng ngày nay là biệt hiệu do huấn luyện viên đơ vật đặt cho Aristocles vì ơng này có đơi vai
rộng. Chữ Plato trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là vai rộng[14]<sub>. </sub>


Theo các nhà tính danh học, thời sơ khai, dân số còn ít, con người chưa có tên, chỉ có biệt hiệu để
phân biệt. Sau giai đoạn biệt hiệu đến giai đoạn con người có tên riêng. Nhưng, khi dân số gia tăng, tên
riêng không đáp ứng được nhu cầu phân biệt, thì con người sáng chế ra tên họ. Sau khi có tên họ, cũng vì
nhu cầu phân biệt nên sinh ra tên đệm. Tuy đã có hệ thống tinh vi, nhưng biệt hiệu vẫn tồn tại. Vậy biệt hiệu
được hiểu thế nào trong tính danh học?


<b>2. Định Nghĩa Biệt Hiệu:</b> Trong khi chờ đợi các nhà Ngữ học Việt Nam xác định từ ngữ chỉ loại tên này,
chúng tôi tạm dùng danh từ biệt hiệu hay tên lóng với ý nghĩa được ngành tính danh học xác định dưới đây:


<i>Biệt hiệu là tên mà người khác đặt thêm vào tên chánh hoặc thay thế cho tên chánh của một người, một</i>
<i>vật, hay một nơi chốn để bày tỏ tình cảm u thương kính trọng, hoặc chế diễu đùa cợt, hay để phân biệt</i>
<i>những cá nhân trong cộng đồng<b>[15]</b><sub>. </sub></i>


Ví dụ biệt hiệu của chó: nai đồng q, mộc tồn, cây còn<i>. </i>Biệt hiệu nơi chốn: Sàigòn: Hòn Ngọc Viễn
Ðông, Paris: Kinh Ðô Ánh Sáng. Biệt hiệu của ơng Phùng Khắc Khoan: Trạng Bùng, Ơng Hồng Hoa Thám:
Hùm Xám Yên Thế.


Khi nghiên cứu biệt hiệu của mỗi xã hội, nhiệm vụ các nhà tính danh học khơng nhằm trình bày việc
phải đặt biệt hiệu thế nào, mà chú ý xem dân gian trong xã hội đó đã căn cứ vào tiêu chuẩn nào để đặt biệt
hiệu. Còn biệt hiệu có độc đáo, dí dỏm, châm biếm hay khơng là tùy đầu óc sáng tạo của người đặt tên. Và
việc xác định thế nào là một biệt hiệu độc đáo, là công việc của các nhà Ngữ học.


<b>3. Phân Loại Biệt Hiệu:</b> Nếu dựa trên tiêu chuẩn mục đích, ta có hai loại biệt hiệu: (a) biệt hiệu để tỏ
lòng ngưỡng mộ, (b) biệt hiệu để chế diễu đùa cợt. Phân loại trên chỉ có giá trị tương đối vì biệt hiệu loại nào


cũng tiềm ẩn ý nghĩa hài hước.


<b>TIẾT B. CÁCH ÐẶT BIỆT HIỆU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỂ TỎ LÒNG NGƯỠNG MỘ </b>


Theo dõi lịch sử, người Việt có bốn tiêu chuẩn để đặt biệt hiệu tỏ lòng ngưỡng mộ: (1) dùng học vị, (2)
dùng địa danh, (3) dùng khả năng chuyên môn, (4) biệt hiệu do cha mẹ đặt cho con cái.


<b>1. Dùng Học Vị Để Ðặt Biệt Hiệu: </b>Ta phân hai trường hợp: (a) Học vị phối hợp với sinh quán, (b) Học
vị phối hợp với tên chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

quán ở làng Yên Đổ nên dân chúng gọi ông bằng biệt hiệu Tam Nguyên Yên Đổ. Ông Nguyễn Quý Tân
(1814-1858) đỗ Tiến Sĩ, gốc ở làng Thường Lộc, được gọi là ông Nghè Thường Lộc. Cụ Dương Khuê
(1839-1902) đỗ Tiến Sĩ triều Tự Đức, quê ở làng Vân Đình, được gọi là ơng Nghè Vân Đình. Ơng Phùng
Khắc Khoan quê làng Phùng Xá, tục gọi làng Bùng nên gọi Trạng Bùng. Ơng Đặng Cơng Chất ở làng Gióng
nên gọi Trạng Gióng. Ơng Lê Qt, đỗ Tiến Sĩ đời Trần, lúc bé làm nghề quét chợ nên gọi Trạng Quét[16]<sub>.</sub>


Nhân vật Tống Trân trong truyện Tống Trân Cúc Hoa, có quê ở làng An Cầu, huyện Phù Cừ, Hưng Yên, tên
Nôm là làng Gầu nên gọi Trạng Gầu. Nhà cách mạng Nguyễn Hải Thần đỗ Tú Tài, quê ở làng Đại Từ nên
được gọi là ông Tú Đại Từ.


b. Học vị phối hợp với tên chính làm thành biệt hiệu tỏ lịng ngưỡng mộ: Ta có thể đưa ra các bằng
chứng: ông Nguyễn Hữu Chỉnh (?-1787) đỗ Hương Cống nên được dân chúng gọi là Cống Chỉnh. Ông
Nguyễn Quỳnh, sống thời hậu Lê, đỗ Cống Sinh nên được gọi là Cống Quỳnh. Ông Nguyễn Hữu Huân
(1841-1875), Nguyễn Hữu Nghĩa đỗ đầu kỳ thì Hương nên được gọi là Thủ Khoa Huân, Thủ Khoa Nghĩa.
Thi sĩ Trần Tế Xương ( 1870-1907) đỗ Tú Tài nên được gọi là Tú Xương. Tại làng Phát Diệm, vào thập niên
1960, tôi vẫn nghe thân phụ nhắc tới các cụ Tú Chiểu, Tú Mẫn là các người đậu Tú Tài thời Pháp thuộc.


Ngày nay, người ta không dùng học vị để đặt biệt hiệu vì cấp bằng khơng cịn họa hiếm như ngày xưa
nữa. Nguyên nhân dùng tiêu chuẩn học vị để đặt biệt hiệu là vì ngày xưa họa hiếm mới có người đậu Tú
Tài, Cử Nhân, Tiến Sĩ. Do đó, đạt được học vị cao không những là điều hãnh diện cho cá nhân, gia tộc, mà


còn cho cả làng, cả tổng. Từ đó, sinh ra tâm lý trọng bằng cấp, và lấy học vị làm tiêu chuẩn đặt biệt hiệu.


<b>2. Dùng Địa Danh Để Đặt Biệt Hiệu:</b> Ta có thể kể các ví dụ ơng Vũ Đức Hun, một danh sư về phong
thủy, sống đời vua Lê, Chúa Trịnh, được gọi là Thánh Địa Lý Tả Ao vì ơng sinh ở làng Tả Ao, Nghệ An. Ông
Nguyễn Thiếp (1723-1804) danh sĩ triều Tây Sơn được gọi là La Sơn Phu Tử vì q ơng ở huyện La Sơn,
cịn Phu Tử là tiếng xưng hơ giữa thầy trị ngày xưa. Lý Ông Trọng, người Việt Nam làm tướng ở Trung
Quốc đời nhà Tần, được dân chúng lập miếu thờ, và được gọi là Đức Thánh Chèm vì tương truyền q ơng
ở làng Chèm, huyện Từ Liêm, Hà Nội.


Tại sao người Việt lại dùng địa danh để làm biệt hiệu? Có lẽ vì tâm lý muốn làng nổi tiếng nên thêm địa
danh vào tên một nhân vật có tiếng tăm để mọi người biết tên làng.


<b>3. Dùng Đặc Điểm Tính Tình, Tài Năng Ðể Ðặt Biệt Hiệu:</b> Với những nhân vật lịch sử, ta có thể kể
các thí dụ:


a. Về tính tình: Ông Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700), danh tướng đời Nguyễn Phúc Chu, được người
đương thời gọi là Hắc Hổ vì tinh thần dũng cảm của ơng. Ơng Đề Thám, tức Hồng Hoa Thám, hùng cứ
vùng rừng núi Yên Thế, chống Pháp rất dữ dội nên dân chúng đặt cho ông là Hùm Xám n Thế. Ơng Đồn
Minh Hun (1807-1850), vị sáng lập tông phái Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, chữa bệnh cho nhiều người
nên dân chúng tôn xưng biệt hiệu là Đức Phật Thầy Tây An. Gần đây nhất, ông Ngơ Đình Cẩn, bào đệ của
Tổng Thống Ngơ Đình Diệm, thích ăn trầu nên dân gian vùng Huế gọi ơng là Cố Trầu.


b. Về tài năng: Dân gian cũng dùng tài năng một người để đặt biệt hiệu. Xin trưng ra các ví dụ: ơng Vũ
Hun giỏi cờ nên dân chúng đặt cho là Trạng Cờ. Ông Vũ Phong giỏi vật được đặt là Trạng Vật. Nhà cách
mạng Đoàn Trần Nghiệp (1910-1930) được gọi là Ký Con vì làm thư ký cho một hãng bn lúc cịn trẻ. Nhà
cách mạng Nguyễn Văn Cầm (1877 ?) được gọi là Kỳ Đồng vì lúc nhỏ học rất thơng minh, được Pháp cho đi
du học, nhưng khi về nước đã giúp Đề Thám chống lại Pháp ở Yên Thế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

<b>TIẾT C: CÁCH ÐẶT BIỆT HIỆU CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỂ CHẾ DIỄU ĐÙA CỢT</b>



Đặt biệt hiệu để chế diễu đùa cợt là một hiện tượng xã hội phổ quát trên thế giới. Khi đặt loại tên này,
người ta thường chọn những từ ngữ hài hước, châm biếm, mang ý nghĩa tiêu cực. Dân gian thường căn cứ
vào ba tiêu chuẩn sau đây để đặt biệt hiệu diễu cợt: (a) về hình dạng thân xác, (b) về đức tính, (c) sửa đổi
tên để châm biếm. Nơi xuất phát loại tên này là gia đình, bạn bè, băng đảng, và các cơ quan truyền thông
xã hội.


<b>1. Biệt Hiệu Châm Biếm Liên Quan Đến Hình Dạng Thân Xác </b>: Biệt hiệu loại này thường khai thác
khía cạnh khiếm khuyết nơi cơ thể. Các ví dụ sau đây là tên các nhân vật trong chuyện Dzũng Dakao của
Duyên Anh[17]<sub>: Tiến Gầy, Chương Cịm, Tấn Mập, Hoa Rỗ, Ba Sứt Mơi, Tư Trọc. Trong vụ án Năm Cam năm</sub>


2002 tại Việt Nam, người ta thấy tên các bị can: Lũng Ðầu Bò, Dũng Què. Ông Dương Văn Minh, vị Tổng
Thống cuối cùng của miền Nam Việt Nam, bị báo chí Mỹ đặt là Big Minh, nghĩa là ông Minh Cồ để phân biệt
với các tướng lãnh khác cùng tên như tướng Trần Văn Minh hay Hồ Chí Minh. Ơng cũng bị báo chí Việt một
thời gọi là Minh Sứt vì ơng hơi bị sứt mơi.


Trong gia đình, con em nào cũng bị anh chị em đặt cho một biệt hiệu. Xin liệt kê một số biệt hiệu thu
thập được nơi đại gia đình chúng tơi và các gia đình thân quen:


- Người gầy, nhỏ, xanh xao: bị đặt tên là Lép, Cịi, Bủng, Rịn, Cịm, Xì Ke.
-Béo mập có các tên: Sề , Ù, Cồ, Bộp, Địa.


-Thân hình rắn chắc: Vọi.
-Dáng đi khập khiễng: Xi Cà Oe.
-Đầu to: Cồ.


-Trán : Vồ (giồ).


-Mắt có các tên Hí, Ốc, Lồi, Tt.
-Mũi: Toe, Tẹt, Phổng.



-Tai: Gị, Bẹp, Cối.


-Răng miệng: có các tên Móm, Hơ, Khểnh.
-Cổ : Nọng.


-Tóc: Cọ, Hói.


Các từ ngữ trên đây có khi đứng một mình, thay thế cho tên chính, như gọi thằng Lép, con Cịi, thằng
Vọi, hoặc được ghép sau tên chính như: Dũng Lép, Bi Còi, An Cồ, Yến Ù, Long Sề, Trân Vọi, Vỹ Toe, Hải
Móm, Tí Xấu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

<i>Nghiêu Tư từng thông dâm với mẹ vợ, bấy giờ có người ghi vào chuồng lợn là “Phường Trạng Nguyên”</i>
<i>có người hát ở đường cái rằng: “Trạng Nguyên Trư-Nguyễn Nghiêu Tư” là chế diễu hành vi xấu xa đó <b>[18]</b><sub>.</sub></i>


Vua Lê Trung Tông (tr.v.1548-1556) húy là Lê Duy Huyên được dân chúng ngoài Bắc đặt biệt hiệu là
Chúa Chổm vì trước khi được rước về làm vua, ơng mắc nợ nhiều nên người miền Bắc có thành ngữ: <i>Nợ</i>
<i>Như Chúa Chổm<b>[19]</b><sub>. </sub></i><sub>Ông Nguyễn Văn Tâm, chủ quận Cai Lậy miệt Hậu Giang, đàn áp những chiến sĩ chống</sub>


Pháp một cách hung dữ nên dân chúng vùng này đặt cho là Cọp Cai Lậy.


Phương pháp đặt biệt hiệu loại này là thêm từ ngữ châm biếm vào tên chính. Ví dụ Tư Dê Xồm, Trung
Thầy Chạy, Lan Ngựa. Một nhân vật trong tác phẩm Dzũng Đakao của Duyên Anh được đặt là Bồn Lừa vì
chú bé có tật thích lừa khi đá bóng. Cịn tên Châu Kool được Dun Anh đặt là vì nhân vật này chỉ hút thuốc
lá hiệu Kool. Sau đây, xin trưng ra một số tên châm biếm mà ta thường gặp trong các biệt hiệu:


a. Trong gia đình:


-Thích nghe truyện người khác: Hóng.
-Tham ăn tham uống: Chổi, Vét.
-Hay khóc cười: Ti,Toe, Nhè.


-Tính tình lằng nhằng: Lèng Èng.
-Tính khơng chú ý: Ngáo, Ngơ, Khờ. Dại.
-Tính tình cong cớn: Cong, Le Te.


-Tính tình chanh chua: Giấm.
-Hay nói nhiều: Lẻo.


- Hay đi lang thang: Ngựa.
b. Ngồi xã hội:


-Người hay chịng ghẹo gái : 35, Dê Xồm, Dê Cụ.
-Tính hay khoe khoang, Nổ, Pháo Cối.


-Xử sự khơng biết điều : Thầy Chạy.
-Tính du đãng: Đại Ca như Đại Ca Thay.
-Hay nói dối : Ba Xạo.


- Nam giới có tính hung dữ: Cọp.


-Nữ giới dữ tợn : Bà Chằng, Sư Tử Hà Đông, Cọp Cái.
-Tính keo kiệt : Trùm Sị.


-Nghiện thuốc phiện: Tiên Ơng, Bẹp, Xì Ke.
-Chích bạch phiến : Chốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

-Tính khơng cương quyết: Ba Phải.
-Tính lừa đảo : Ba Que Xỏ Lá.
-Tính nợ nần nhiều: Chúa Chổm.


-Ăn cắp: Chôm, Chỉa, Chà Đồ Nhôm (chôm đồ nhà).



<b>3. Sửa Đổi Tên Ðể Làm Biệt Hiệu Châm Biếm:</b> Một loại biệt hiệu thường thấy trên báo chí là tên
người được sửa đổi để châm biếm. Với người Trung Quốc, phương pháp này rất giản dị và thích hợp vì
Hán tự có nhiều chữ đồng âm nhưng dị nghĩa. Ví dụ để châm chọc ơng Minh, người ta có thể dùng chữ
Minh, nghĩa là tối như chữ u minh, thay cho chữ Minh, nghĩa là sáng. Người Tàu đã dùng cách này để hạ
nhục ba vị nữ anh hùng Việt Nam.


Theo giáo sư nguyễn Ngọc Huy và tác giả Lãng Nhân, hai vị nữ anh hùng họ Trưng của chúng ta không
phải tên là Trắc và Nhị như sách vở thường ghi, mà là Chắc và Nhì. Hai bà sống trong vùng trồng dâu ni
tằm nên vùng đó gọi loại kén tốt là Chắc, kén nhỏ gọi là Nhì. Quan quân Tàu ghét hai bà nên sửa tên thành
Trắc và Nhị để châm biếm[20]<sub>. Trong tiếng Hán, Trắc và Nhị hàm ý xấu. Trắc là nghiêng lệch, khơng thẳng</sub>


thắn như trắc nết, phản trắc. Cịn Nhị là hai, hàm ý không trung thành, ăn ở hai lịng. Người ta cũng nói đến
trường hợp bà Triệu. Tên bà không phải là Triệu Ẩu như sử sách ghi mà là Triệu Thị Trinh. Cũng giống
trường hợp hai bà Trưng, quân Tàu đã đặt tên Ẩu để châm biếm vì từ Ẩu trong Hán tự có tồn nghĩa xấu
như: nơn mửa, bà già gố, thượng thổ hạ tả, đánh lộn. Luận cứ này có thể đúng vì theo phong tục Trung
Quốc, vua Tàu ghét ai có quyền đặt cho người đó một tên họ xấu như Mãng : con trăn, họ Phục: con rắn, họ
Ác: ác độc. Vấn đề này đã được trình bày trong chương hai.


Ơng Hồ Chí Minh giữ chức Chủ Tịch Nhà Nước, dân chúng miền Bắc gọi là Hồ Chủ Tịch. Trái lại, người
miền Nam gọi là Hồ Chủ Tịt. Ơng Mao Trạch Ðơng bị báo chí Việt Nam châm biếm gọi là Mao Xếng Xáng.
Cịn ơng Nguyễn Văn Thiệu bị báo chí thời đó gọi là Tơng Tơng Độc Diễn, vì cuộc bầu cử chức vụ Tổng
Thống, chỉ có mình ơng là ứng viên. Tại San Jose, có ơng Cơng Thiện, ơng Văn, ông Cao. Giới văn nghệ sĩ
ở đây thường châm chọc các ông này bằng cách gọi Cụ Văn, Cụ Cao, Cụ Cơng Thiện. Các tên này, nếu nói
lái, thì Cơng Thiện thành Thiên Cộng, và Cụ Văn thành“Vặn C”, Cụ Cao thành “Cạo C”.


Tại tây phương, người ta cũng thấy có tục lệ này. Bác sĩ y khoa Robert Atkins, người Hoa Kỳ, đưa ra lý
thuyết gây nhiều tranh cãi. Ơng cho rằng dùng nhiều chất béo khơng nguy hại cho bệnh tim mạch. Ðến khi
ơng chết vì bệnh tim mạch, tuần báo Time số ra ngày 23 tháng 2 năm 2004 đã viết bài châm biếm với tựa đề
Paging Dr. Fatkins?. Tên ông là Atkins nhưng ký giả Joel Stein sửa là Fatkins với ý nghĩa bác sĩ có da béo


(Fat: béo; skin: da)


<b>4. Biệt Hiệu Châm Biếm Dựa Trên Nghề Nghiệp</b>: Người Việt Nam cũng dùng các từ châm biếm về
nghề nghiệp để đặt biệt hiệu. Ví dụ anh Trung và Cường là hai học sinh ở xóm tơi bị bạn bè đặt là Trung Lái
Lợn và Cường Phó Cạo vì nhà một em làm nghề ni heo, cịn em kia bố làm nghề hớt tóc. Sau đây xin
trưng một số từ châm biếm mà dân gian đã đặt cho một số nghề nghiệp:


-Bác sĩ, thầy lang : Lang Băm, Lang Tây, Lang Ta
-Luật sư : Thầy Cãi.


-Linh mục : Cố Đạo.
-Thượng tọa: Thầy Chùa.
-Ni cô : Bà Vãi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

-Ký giả: Ký Giổm.


-Thợ chụp hình : Phó Nhịm.
-Ca sĩ : Ca Sỡi.


-Người Trung Quốc : Chệt.
-Người Ấn Độ: Bảy Chà.
-Người Mỹ : Mẽo.


Qua cách xưng hô của người Việt Nam, một câu hỏi đặt ra là cách xưng hô của ta so với các nước khác
thế nào? Để trả lời câu hỏi này, ta hãy nghiên cứu cách xưng hô của người Hoa Kỳ.


<b>MỤC III: CÁCH XƯNG HÔ TÊN NGƯỜI TÂY PHƯƠNG</b>


Mục này sẽ trình bày ba vấn đề: (a) Các tục lệ xưng hô, (b) Cách xưng hô chức vụ, nghề nghiệp, và tên
người phụ nữ có chồng, (c) Cách đặt biệt hiệu.



<b>TIẾT A: CÁC TỤC LỆ XƯNG HƠ CỦA NGƯỜI TÂY PHƯƠNG</b>


<b>1. Dùng Tên Họ:</b> Ngồi xã hội, cách xưng hơ chính thức của người tây phương là dùng tên họ. Không
ai gọi Tổng Thống Hoa Kỳ là George mà gọi là Tổng Thống Bush hay George W. Bush. Không ai gọi Tổng
Thống Pháp là Jacques mà gọi Tổng Thống Chirac hay Jacques Chirac. Ngoài ra, khi dùng tên họ để xưng
hô, người tây phương luôn thêm chữ Mr. : Ơng, Mrs.: Bà, Miss.: Cơ vào trước tên họ. Ví dụ Mr. Mariant,
Monsieur Guillier, Madame Pompidou, Miss. Wallace, Mademoiselle Chirac. Nếu không, bị coi là vô lễ. Tại
Hoa Kỳ, khi biết tên một người lạ mà ta dùng tên họ của người ấy để xưng hô thì được coi là cử chỉ thân
thiện, lịch thiệp. Tập tục này được các nhân viên bán hàng trong các siêu thị như Safeway, Albertson triệt để
áp dụng nhằm thu hút mối thiện cảm của khách hàng đối với cửa tiệm.


<b>2. Về Tên Đệm: </b>Người tây phương, khi viết hay gọi nhân vật nào chỉ dùng tên chính hay tên họ và bỏ
tên đệm. Đơi khi có dùng tên đệm nhưng viết tắt. Ví dụ khi nói về ơng tổ lý thuyết Cộng Sản, ta thường thấy
gọi Karl Marx, mà khơng nói Karl Heinrich Marx (1818-1883), hoặc Bill Clinton (1946-), mà khơng nói Bill
Jefferson Clinton, hoặc Mikhail Gorbachev (1931-), mà khơng nói Mikhail Sergeyevich Gorbachev.


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

<b>4. Tục Lệ Gọi Tên Đơn</b>: Tại Pháp nhiều người có tên đơi như ứng cử viên tổng thống Pháp năm 2002
là Jean-Marie Le Pen. Người có tên ba chữ như văn hào André-Paul-Guillaume Gide (1869-1951). Người có
tên bốn chữ như văn hào Henri-René-Albert-Guy de Maupassant (1850-1893). Tất cả những người trên đều
có tên hai hoặc ba chữ ghép lại, nhưng người Pháp chỉ dùng tên đơn để xưng hô như André Gide, Guy de
Maupassant.


<b>5. Dùng Tên Viết Tắt: </b>Người Hoa Kỳ có thể gọi một người nào đó bằng tên viết tắt. Ví dụ Giáo sư J. N.
Hook mà sách của ông chúng tôi dùng làm tài liệu tham khảo, được người ta gọi là Mr. J. N. Mẫu tự J là tên
chính, do chữ Julius, mẫu tự N là tên đệm, do chữ Nicolas. Một anh học trò Mỹ của tơi u cầu tơi gọi anh
là C.J vì có tên chính là Charlton và tên đêm Jeffrey. Tổng Thống John F. Kennedy đôi khi được gọi là J.F.K.
Vị Tổng Thống thứ 18 của Hoa Kỳ có tên tắt là U. S. Grant do chữ Ulysses Simpson Grant.


<b>6. Dùng Tên Hiệu</b>: Tại Hoa Kỳ, và các nước Âu Châu, người ta cũng chỉ biết các văn nghệ sĩ, minh tinh,


tài tử điện ảnh qua các tên hiệu. Nguồn xuất phát tên hiệu của tài tử, minh tinh Mỹ là trung tâm điện ảnh
Hollywood. Mục đích của Hollywood là muốn người diễn viên có tên gợi cảm, dễ gây cảm tình với khán giả.
Ví dụ tài tử Tony Curtis tên thật là Bernard Schwartz. Ca sĩ Dean Martin tên thật là Dino Crocetti. Nữ minh
tinh Marilyn Monroe tên thật là Norma Jean Mortenson, và nữ ca sĩ Lana Turner có tên thật là Julia Jean
Mildred Frances Turner. Tại Pháp, cô đào Brigitte Bardot, nổi tiếng vào thập niên 1960, có tên thật là Camille
Javal.


<b>TIẾT B: CÁCH XƯNG HƠ TÊN PHỤ NỮ CÓ CHỒNG, CHỨC VỤ, NGHỀ NGHIỆP</b>


<b>1. Xưng Hơ Tên Người Phụ Nữ Có Chồng:</b> Tại Hoa Kỳ cũng như các quốc gia Âu Châu, người phụ
nữ đi lấy chồng, tục lệ và luật pháp quy định cô được giữ tên chính, cịn tên họ phải đổi sang họ chồng. Do
vậy, khi xưng hô, những người thân quen sẽ dùng tên cái hay tên chính của cơ, cịn những người xa lạ, sẽ
gọi cô bằng tên họ của chồng. Tuy nhiên, trường hợp các minh tinh màn bạc thì khác, chồng có nổi danh
bao nhiêu thì họ vẫn giữ tên hiệu hay nghệ danh của họ. Elizabeth Taylor đã thay đổi chồng cả chục lần. Ðã
hai lần nam tài tử Richard Burton là chồng của bà, nhưng chẳng ai gọi bà là Elizabeth Burton, mà vẫn gọi
Elizabeth Taylor.


<b>2. Cách Xưng Hô Tên Chức Vụ, Nghề Nghiệp, Học Vị:</b> Nói một cách tổng quát, trong giao tế thường
nhật, nguyên tắc xưng hô của người Hoa Kỳ và Âu Châu đối với các chức vụ, nghề nghiệp, học vị cũng
giống với kiểu xưng hô của mọi nước. Tuy nhiên, về phương diện ngoại giao, lối xưng hô của người người
tây phương rất phức tạp. Muốn xưng hô với một giới chức cao cấp cho đúng nghi thức ngoại giao, người ta
phải mở từ điển để tham khảo. Sau đây là một số kiểu cách xưng hơ chính thức đối với các giới chức cao
cấp Hoa Kỳ.


a. Với các chức vụ tơn giáo: Giới chức tơn giáo có phẩm trật thấp, chức vụ đặt trước tên chính. Giới
chức phẩm trật cao từ Giám Mục trở lên, chức vụ đặt sau tên chính. Ví dụ:


-The Reverend John R. Smith: Linh mục John R. Smith.


-The Right Reverend Monsignor John R. Smith: Đức Ông John R. Smith.



-The Most Reverend John R. Smith – Archbishop of San Jose: Ðức Tổng Giám Mục John R. Smith - Giáo
phận San Jose.


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

c. Giới chức ngoại giao: Ví dụ:


-The Honorable John R. Smith – American Ambassador. Ngài John R. Smith - Đại sứ Hoa Kỳ.


-Her Exellency The Right Honorable Amelia R. Smith - British Ambassador: Ngài Amelia R. Smith - Nữ
Đại sứ Anh Quốc.


d. Giới chức chính quyền: The Honorable George W. Bush- President of the United States. Ngài George
W. Bush -Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.


e. Các luật sư, nha sĩ, y sĩ : Chỉ có ba nghề này là khi xưng hơ, dân Hoa Kỳ cịn kèm theo tên và nghề
nghiệp. Ví dụ:


-John R. Smith – Attorney at-Law: Luật sư John R. Smith.


-John R. Smith, D.D.S hay Dr. John R. Smith: Nha sĩ John R. Smith.
-Dr. John R. Smith hay John R. Smith, M.D.: Bác sĩ John R. Smith.


f. Về học vị: Người có văn bằng Tiến Sĩ, gọi tắt là Dr. do chữ doctor, sẽ được người Hoa Kỳ gọi chung
với tên. Ví dụ Dr. Martin Luther King. Trừ văn bằng Tiến Sĩ , theo nguyên tắc, không một học vị nào khác
được cho đi kèm với tên. Nếu đang giữ một chức vụ, học vị có thể đặt trước hay sau chức vụ. Ví dụ Dr.
Reverend Martin Luther King hay Reverend Dr. Martin Luther King: Mục sư Tiến Sĩ Martin Luther King.


<b>TIẾT C: CÁCH ÐẶT BIỆT HIỆU CỦA NGƯỜI TÂY PHƯƠNG, ĐẶC BIỆT LÀ HOA KỲ</b>


Người tây phương, đặc biệt là Hoa Kỳ, rất thích đặt biệt hiệu và hầu như người Hoa Kỳ nào cũng có biệt


hiệu. Biệt hiệu của người Hoa Kỳ cũng khơng ra ngồi ngun tắc chung của tính danh học là được chia làm
hai loại: (1) Biệt hiệu để tỏ lòng ngưỡng mộ, (2) Biệt hiệu để chê bai, diễu cợt.


<b>1. Biệt Hiệu Để Tỏ Lịng Ngưỡng Mộ:</b> Người Hoa Kỳ có bốn tiêu chuẩn để đặt biệt hiệu tỏ lòng
ngưỡng mộ: (a) Dựa vào tiêu chuẩn tài năng, (b) Dựa vào đức tính, (c) Dựa vào thành quả, (d) Dựa vào
lịng thương của cha mẹ đối với con cái.


a. Dựa vào tiêu chuẩn tài năng: Loại biệt hiệu dựa trên tiêu chuẩn tài năng thường được đặt cho những
người có biệt tài ở một lãnh vực nào đó, như các vận động viên thể thao, nghệ sĩ. Xin trưng ra một số ví dụ:


-Cầu thủ Pelé (1940- )của Ba Tây được người Việt đặt là vua phá lưới, thì người Ba Tây đặt cho là
Perola Negra: Ngọc Trai Đen, người Mỹ đặt cho là Black Pearl: Ngọc Trai Đen hay King of Soccer: ơng vua
bóng đá


- Danh thủ bóng rổ Michael Jordan (1963- ) của Hoa Kỳ ghi nhiều bàn thắng nhất, có tài nhảy cao, tên
giống với tên nước Jordan ở Trung Ðông nên có biệt hiệu Air Jordan: Hàng Khơng Jordan.


- Julius Erving (1950- ),danh thủ bóng rổ, thế hệ đàn anh của Michael Jordan, có văn bằng Tiến Sĩ nên
được đặt biệt hiệu Dr. J nghĩa là Tiến Sĩ J.


- Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan (1911- ) có biệt tài ăn nói dun dáng trước cơng chúng nên
được đặt là The Great Communicator: Đại thuyết khách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

b. Dựa trên đức tính: Những người có đức tính can đảm, hy sinh cho tha nhân, đều được người Hoa Kỳ
đặt cho một biệt hiệu chứa ẩn nội dung kính phục, pha lẫn chút hài hước. Xin nêu một số ví dụ:


- Mẹ Teresa nổi tiếng nhân từ, được giải thưởng Nobel Hịa Bình vì chăm lo cho người nghèo ở Ấn Độ
nên được đặt biệt hiệu: The Saint of The Gutters: Thánh Của Những Kẻ Ở Cống Rãnh.


- Cựu Thủ Tướng Anh, Margaret Thatcher (1925- ) nổi tiếng là con người cứng rắn nên được đặt: Iron


Lady: Người Đàn Bà Sắt.


- Cựu Tổng Thống Ba Lan Lech Walesa (1943- ) đã can đảm chống Cộng Sản được đặt: The Man of
Iron: Ơng Mình Đồng Da Sắt.


- Mục sư Tiến Sĩ Martin Luther King Jr. (1929-1968) nổi tiếng nhờ chủ trương đấu tranh bất bạo động,
được đặt biệt hiệu: Peaceful Warrior: Chiến Sĩ Hịa Bình.


c. Dựa trên những thành công: Biệt hiệu dựa trên tiêu chuẩn thành công thường được đặt với các
chữ: Father of: cha, King: vua, Prince: hoàng tử, Big, Great: vĩ đại. Xin nêu một số ví dụ cụ thể:


- Vị Tổng Thống tiên khởi của Hoa Kỳ là George Washington (1732-1799) được tặng biệt hiệu: The
Father of His Country: Cha Già Đất Nước.


- Văn hào Pháp Pierre Corneille (1606-1684) nổi tiếng nhờ những bi kịch như Horace, Le Cid được đặt:
The Father of French Tragedy: Cha Già Bi Kịch Pháp.


- Horodotus (484-432 TCN), người Hy Lạp, được coi là cha đẻ của ngành Sử học nên có biệt hiệu: The
Father of History.


- Ông Johnny Carson (1925- ) nổi tiếng nhờ tài châm biếm hài hước trong chương trình Tonight Show,
được chiếu vào lúc đêm khuya trên hệ thống truyền hình NBC của Hoa Kỳ, nên được đặt biệt hiệu: The
Prince of Darkness: Hoàng Tử Về Đêm.


- Elvis Presley (1935-1977) từng làm mưa gió trên sân khấu ca nhạc Hoa Kỳ trong hai thập niên
1960-1970 với loại nhạc Rock và Roll, được đặt: The King of Rock and Roll: Vua Nhạc Rock và Roll.


d. Dựa trên yếu tố tình thương: Ngồi các tiêu chuẩn kể trên, người Hoa Kỳ cịn dùng tiêu chuẩn tình
thương để đặt biệt hiệu. Trong gia đình, loại tên này thường do bố mẹ đặt cho con lúc cịn bé, và sẽ mất đi
khi lớn khơn. Người ta thường dùng chữ “My”: của Tôi, hay “Little”: Bé đi kèm với biệt hiệu. Ví dụ My Angel:


Thiên thần của tôi ơi, hay My Little Babe: Cô bé xinh xinh của tôi ơi. Xin kể một số biệt hiệu:


Angel: thiên thần, Babe: Cô bé xinh xinh, Baby Doll: Cô bé búp bê, Birdie: Chim non, Bud: Lộc non,
Bunnny: Thỏ con, Chickie: Gà con, Cutie: Em bé dễ thương, Dovey: Bồ câu con, Ducky: Vịt con, Honey: Con
yêu, Honeychild: Con yêu, Lollypop: Cây kẹo, Peachy: Đào tơ, Piggy: Heo con, Precious: Quý giá, Pretty:
Đẹp xinh, Puss: Mèo con, Sugar: Ngọt, Sweety: Ngọt dịu, Toots: Tí te.


Những biệt hiệu vợ chồng dùng để gọi nhau như Darling: Anh yêu/Em yêu, Baby: Em cưng, Honey: Mật
ngọt, Sweetheart: Trái tim ngọt, Precious: Quý giá, Sweety Pie: Bánh ngon ngọt.


Ngoài những tên trên, người Hoa Kỳ cịn có tục lệ đặt tên thân mật để biểu lộ lòng yêu thương và họ gọi
loại tên đó là Pet Names. Tên thân mật là một loại biệt hiệu do cha mẹ và anh chị em trong gia đình đặt cho
mỗi người nên hầu như người Hoa Kỳ nào cũng có biệt hiệu thân mật. Ví dụ Tổng Thống Clinton có tên thật
là William Clinton (1946- ) nhưng ai cũng gọi ông là Bill Clinton vì Bill là tên thân mật của William. Tổng
thống Ronald Reagan có tên thân mật là Ron. Nhà văn Eugene Field trong tác phẩm Jest Fore Christmas đã
viết về các biến thể của tên William: Cha tôi gọi tôi là William, chị em tôi gọi tôi là Will, mẹ tơi gọi tơi là Willie,
cịn bạn bè tơi gọi tơi là Bill. Phó Tổng Thống Mỹ Albert Gore (1948- ) thường được gọi là Al Gore vì Al là tên
thân mật của Albert. Nữ tài tử Elizabeth Taylor (1932- ) thường được gọi là Liz do chữ Elizabeth.


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

- Chỉ lấy âm vận khởi đầu của tên chính: Ví dụ Diana thành Di, Albert thành Al, Violet thành Vi. Các tên
Edmond, Edward, Edwin đều thành Ed..


- Lấy âm vận giữa của tên chính: Elizabeth thành Liz.


- Lấy âm vận tận cùng của tên chính. Ví dụ Gertrude thành Trude, Elizabeth thành Beth, Anthony thành
Tony, Andrew thành Drew.


- Chỉ lấy mẫu tự khởi đầu của tên chính: Charles thành Chuck, Conrad thành Curt. Joseph thành Joe
- Nếu tên dài có thể lấy hai âm vận. Ví dụ Alexander thành Alex, Josephine thành Fifine.



- Thay đổi một chút cách phát âm tên chính. Ví dụ Katherine thành Kate, James thành Jim, Walter thành
Wat.


- Thêm tiếp vĩ ngữ. Ví dụ John thành Johnnie hay Johnny, George thành Georgie, James thành Jimmie
hay Jimmy, Jessica thành Jessie.


Nói chung, ở Âu Châu, nước nào cũng có tục lệ đặt tên thân mật. Sau đây là những bằng chứng:


Tên Quốc Gia Tên Chính Tên Thân Mật


Hoa Kỳ Jacqueline Jackie


Nga Irina Ira


Pháp Élizabeth Élise


Ý Đại Lợi Isabella Bella


Anh Quốc Laurence Laurie


Tô Cách Lan Murray Moray


Ái Nhĩ Lan John Johnny/Johnnie


Welsh Helen Elen


Đức Joachim Achim/Akim


Tây Ban Nha Concepcion Conchita



Ngồi các biệt hiệu để tỏ lịng tơn kính u thương, người tây phương cịn đặt biệt hiệu để chê bai diễu
cợt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

a. Biệt hiệu dựa trên nét khiếm khuyết cơ thể: Loại biệt hiệu này thường xuất phát từ gia đình, bạn bè,
người thân và được đặt ra để chòng ghẹo. Nhà văn John Steinbeck, trong tác phẩm The Pastures of
Heaven, đặt tên cho một nhân vật là Little Frog vì em có khn mặt gẫy, hình dạng kỳ dị. Sau đây là các ví
dụ thường thấy trong các gia đình Anh, Mỹ[21]<sub>. </sub>


-Béo: Anh Mỹ đặt các tên: Big Boy, Chub, Fatso, Fatty, Jumbo, Tubby.
-Gầy còm: có các tên lóng: Slim, Skinny, Ribs, Scarecrow.


-Cao to: có các tên Lanky, Daddy, Longlegs (chân dài) High-Pockets.
-Lùn: Half-pint, Shorty, Sawed-off (bị cưa bớt)


-Mắt: có các tên lóng Bright-eyes.


-Mũi lõ và quắm: có các tên Schnozzola, Hook- nose.
-Mặt có bã chè: bị đặt tên là Freckles, Spec.


-Lưng gù: Hunchback, Humpy.
-Da đen: có tên Blackie.
-Da trắng hồng: Pinkie.


-Tóc đỏ có các tên: Red, Brick-top, Carrot, Rustie
-Hói: Baldie.


-Tóc quăn: Curly.


-Charlie Chaplin mà người Việt gọi là “Sạc Lô” được đặt biệt hiệu The Little Tramp: Ông chập chà chập
chững.



b. Biệt hiệu dựa trên tính tình: Loại biệt hiệu này thường do gia đình, bạn bè, người thân đặt để diễu cợt
nên chú ý đến đức tính xấu. Các nhà văn thường chọn cho mỗi nhân vật trong truyện một biệt hiệu thích
hợp với tính tính. Charles Dickens, nhà văn rất nổi tiếng của Anh trong truyện The Old Curiosity Shop, đã
đặt tên cho một lão già tinh quái là The Old Foxey: Cáo Già. Tên Foxey do chữ fox là con cáo. Cáo vẫn
được loài người coi là con thú tinh quái nhất. Sau đây là các ví dụ thường thấy trong gia đình:


-Người cổ lỗ bảo thủ: Old Man, Father Time.
-Yểu điệu như con gái: Betty, Molly, Cream-Puff.
-Hung hãn, mạnh bạo: Buck, Bull, Butch, Spike.
-Ngố, ngu, đần: Boob, Dopey, Dumb.


-Lười biếng: Molasses, Sleepy, Weary-Willy.
-Nhanh nhảu, hiếu động: Hot Shot, Lightning.
-Vui vẻ: Hap, Sunshine.


-Ủ rũ: Old Poker Face.


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

-Đạo đức giả: Holy Joe, Isabelle.
-Ăn cắp vặt: Finger.


-Tính bợ đỡ: Ở Đức người ta dùng tên Jan, Johann.


-Cầu thủ quần vợt rất nổi tiếng của Hoa Kỳ John McEnroe có tật hay gây sự, hay cãi trọng tài, bị đặt là The
Brat : Người Sinh Sự.


c. Biệt hiệu châm biếm dựa trên các hoạt động ngoài xã hội: Loại tên này do báo chí hay các cơ quan
truyền thông đặt. Sau đây xin trưng ra một số biệt hiệu của báo chí Hoa Kỳ đặt ra để chế diễu các chính trị
gia, các nhân vật nổi tiếng trên thế giới[22]<sub>.</sub>



-Tổng Thống George Bush (cha)(1924-) vì bội hứa đã tăng thuế nên bị đặt cho biệt hiệu: Mr. No New
Taxes : Ông Không Tăng Thuế Mới.


-Nữ minh tinh Jane Fonda (1937- ) ủng hộ Hà Nội thời chiến tranh Việt Nam được đặt : Hànội Fonda.
-Cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger(1923-) có giọng nói khàn khàn bị đặt là The Drone: Ông Khàn Khàn.
-Trùm băng đảng Mafia ở Mỹ là Al Capone (1899-1947) được đặt Big Al, nghĩa là Tay Tổ Al. Ngồi ra tay
tổ này cịn có biệt hiệu Scarface: Tên Mặt Sẹo.


-Tổng Thống Saddam Hussein (1937- ) của Iraq được đặt là Butcher of Baghdad: Tên Đồ Tể Baghdad.
-Cựu Thủ Tướng Nga Nikita Khrushchev (1894-1971) vì đàn áp dã man phong trào nổi dậy của dân chúng
Hung Gia Lợi vào thập niên 1950, được đặt là The Butcher of Budapest: Tên Đồ Tể Budapest.


-Cựu ngoại trưởng Nga Molotov Vyacheslav có biệt hiệu là The Hammer: Ơng Cái Búa vì có chính sách
ngoại giao cứng rắn. Ðồng thời, biệt hiệu của Cộng Sản Nga là hình búa, liềm.


-Bà Imelda Marcos (1931- ) phu nhân cựu Tổng Thống Ferdinand Marcos (1917-1989) của Phi Luật Tân,
bị đặt là The Iron Butterfly: Con Bướm Sắt.


a. Đặt biệt hiệu châm biếm bằng cách sửa đổi tên: Người Hoa Kỳ có tục thích đơn giản hóa chữ
nghĩa bằng cách chỉ dùng mẫu tự đầu. Đảng Cộng Hòa được viết là G.O.P do chữ Grand Old Party. Trong
hệ thống tên, tên chính và tên đệm cũng hay viết tắt như các nhân vật O.J. Simpson, J.N. Hook, U.S. Grant
v.v… Tên các doanh nghiệp cũng viết tắt như hãng I.B.M. (International Business Machines), B.P. (Brittish
Petroleum), H.P. (Hewlett Packard), BOFA (Bank of America). Vì hay viết tắt nên sinh ra tục lệ sửa tên hay
dùng các chữ viết tắt ghép thành câu văn để châm biếm. Ví dụ lý thú nhất là tên vị Tổng Thống thứ 18 của
Hoa Kỳ Ulysses Simpson Grant (1822-1885). Tên này thường được viết tắt là U.S. Grant. Dân Mỹ dựa trên
hai chữ viết tắt U. S. đặt ra biệt hiệu: Uncle Sam để chỉ Tổng Thống Ulysses. Ngày nay, để chỉ người Mỹ,
báo chí cũng dùng biệt hiệu Uncle Sam, tức Chú Sam. Từ Uncle Sam do hai chữ viết tắt U.S. trong nhóm
U.S.A. (United Sates of America).


Tại Mỹ, ai cũng biết ba chữ viết tắt <b>F.B.I.</b> là do chữ <b>F</b>ederal <b>B</b>ureau of <b>I</b>nvestigation, tức Sở Ðiều Tra


Liên Bang. Dân Mỹ ai cũng e ngại bị nhân viên sở này hỏi thăm. Tuy nhiên, tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Ðốn,
người ta bán cho du khách những chiếc mũ có in chữ F.B.I. với ý nghĩa hài hước: <b>F</b>emale <b>B</b>ody <b>I</b>nspector,
nghĩa là Nhân Viên Khám Xét Thân Thể Phụ Nữ.


- Cựu ngoại trưởng Henry Kissinger (1923- ) có tật mê gái nên báo chí Anh Mỹ sửa tên ơng: Henry The
Kiss, tức ông Henry Hôn[23]<sub> (Kiss trong Anh ngữ có nghĩa là hơn).</sub>


- Viện dân biểu Ái Nhĩ Lan gọi là House of Orange: Viện Màu Cam. Một ông dân biểu tên Robert Peel được
đặt là Orange Peel tức ơng Bóc Cam vì peel trong Anh ngữ có nghĩa là bóc vỏ, gọt vỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

-Nữ minh tinh Gina Lollobrigida (1927- ) đóng trong phim vua Solomon và nàng Sheiba, có tên khó đọc nên
dân chúng gọi cơ là La Lollo.


-Tổng Thống Franklin D. Roosevelt (1882-1945) thành F. D. R, Tổng Thống John F. Kennedy thành J. F. K.
Báo chí hay rút gọn tên các nhân vật quen thuộc để tiêu đề bài báo được ngắn gọn.




<b> MỤC IV: SO SÁNH CÁCH XƯNG HÔ TÊN NGƯỜI VIỆT NAM VÀ TÂY PHƯƠNG</b>


<b>TIẾT A: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG:</b>


<b>1. Về Các Tập Tục Xưng Hô:</b> Ta lần lượt xét các điểm tương đồng sau:


a. Về tên đơn. Người tây phương và Việt Nam có điểm giống nhau là khi đặt tên thì đặt tên kép, đến khi
xưng hơ thì lại dùng tên đơn. Cha đẻ chiến lũy Maginot của Pháp, ông André-Louis-René Maginot có tên ba
chữ nhưng chỉ được gọi là ơng André. Một ơng Trần Trung Nghĩa có tên hai chữ, nhưng cũng chỉ được gọi
ông Nghĩa.


b. Về tên hiệu: Ðơng Tây có điểm chung là nhiều nhân vật, nhất là giới văn nghệ sĩ, đều được công


chúng biết qua tên hiệu. Dân Pháp chỉ biết Brigitte Bardot, dân Mỹ chỉ biết Elizabeth Taylor, cũng như dân
Việt chỉ biết Khánh Ly. Không mấy người biết tên thật của các nhân vật này là gì.


c. Ðặt thêm từ ngữ để nhận diện. Ở mọi nơi trên thế giới, khi cộng đồng trở nên đơng đảo, người ta tìm
đủ cách để phân biệt các cá nhân. Chính quyền dùng số căn cước, số chứng minh nhân dân, số an ninh xã
hội, số bằng lái xe, cịn dân gian thì dùng biện pháp thêm từ ngữ để phân biệt. Ví dụ ở Việt Nam có bà Năm
Sa Đéc thì Mỹ có ca sĩ John Denver. Từ ngữ Sa Ðéc và Denver đều là địa danh.


<b>2. Cách Xưng Hơ Tên Phụ Nữ Có Chồng, Chức Vụ, Nghề Nghiệp</b>: Trong vấn đề này, Ðông Tây hầu
như giống nhau hoàn toàn. Người ta dùng tên chồng để gọi một người phụ nữ. Cũng như khi xưng hơ, dân
gian có tục thêm tên nghề nghiệp, chức vụ vào tên chính của một người để biểu lộ lịng kính trọng.


<b>3. Về Biệt Hiệu: </b>Tổng qt, biệt hiệu của người Việt Nam và tây phương giống nhau ở các điểm sau:
a. Các loại biệt hiệu: Hai bên đều có những biệt hiệu đặt ra để tỏ lịng tơn kính, yêu thương, hay diễu
cợt.


b. Tiêu chuẩn để đặt biệt hiệu: Khi đặt biệt hiệu Ðông Tây đều dựa trên những tiêu chuẩn là hình dạng
thân xác, tính tình tốt xấu, tài năng, hoạt động.


c. Nguồn gốc biệt hiệu: Đông cũng như Tây, nơi xuất phát biệt hiệu đều là từ gia đình, bạn bè, người
thân và các cơ quan truyền thơng xã hội.


Ngồi những điểm tương đồng trên, cung cách xưng hơ của người Việt cũng có những điểm khác biệt
với người tây phương như dưới đây:


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

<b>1. Về Các Tục Lệ Xưng Hô: </b>Ta lần lượt xét 7 điểm :


a. Về vấn đề kỵ húy: Nếu người Trung Quốc và Việt Nam phải kiêng tránh tên những bậc trưởng
thượng, thần thánh thì trái lại, con cháu người tây phương cứ việc tự nhiên gọi tên ông bà, và nếu cảm mến
một người nào, họ có thể lấy tên người đó đặt cho con mình. Do vậy, các từ điển tên ở tây phương đều nói


tên này thông dụng vào thời điểm nào, danh nhân nào đã có tên đó.


b. Về tinh thần khiêm tốn: Người tây phương không áp dụng tinh thần khiêm tốn khi xưng hơ, nhưng rất
lịch sự và tơn trọng người khác. Ví dụ khi trả lời người khách lạ, họ thường dùng kiểu nói Yes, Sir hay No,
Sir nghĩa là “thưa ơng, có”, “thưa ơng, khơng”. Họ có tinh thần bình đẳng, khơng có kiểu nói nhún nhường
“tơi” mà xưng là “cá nhân chúng tôi” như ở Việt Nam.


c. Về tên họ. Cách xưng hơ chính thức ngồi xã hội của người tây phương là dùng tên họ, còn Việt Nam
dùng tên chính. Khơng ai gọi Tổng Thống Jacques mà gọi là Tổng Thống Chirac hay Jacques Chirac. Trái
lại, người Việt không có thói quen dùng tên họ để xưng hơ vì như thế sẽ trùng hợp với người khác.


d. Về tên chính: Người tây phương chỉ dùng tên chính để xưng hô, khi hai người đều thân thiết hay là
người trong gia đình. Trái lại, dù thân thiết hay khơng, người Việt vẫn dùng tên chính kèm theo tiếng Cụ,
Ơng, Bà, Cơ để biểu lộ sự kính trọng.


e. Về tên viết tắt: Người Hoa Kỳ có thể gọi một người nào đó bằng tên viết tắt. Tổng Thống Kennedy đơi
khi được gọi là J.F.K. Người Việt Nam khơng có tục lệ này.


f. Về tên phụ nữ có chồng: Người phụ nữ Việt Nam đi lấy chồng, cô giữ nguyên tên cũ nhưng khi xưng
hô lại dùng tên chồng. Ngược lại, người phụ nữ tây phương đi lấy chồng, người thân quen dùng tên cái của
cô, không thân quen dùng tên họ chồng để xưng hô với cô.


g. Về tên nghề nghiệp: Tại các nước tây phương, người ta cũng áp dụng nguyên tắc gọi tên nghề
nghiệp kèm theo tên chính như Bác Sĩ John. Tuy nhiên, số nghề nghiệp được trân trọng khơng nhiều như ở
Việt Nam, chỉ cịn tầng lớp bác sĩ, luật sư, giáo sư đại học là còn thấy tên nghề nghiệp được gọi kèm theo
tên chính. Cịn các nghề khác, vì có q nhiều, nên người Anh Mỹ đã bỏ tục lệ này.


<b>2. Về Biệt Hiệu:</b> Biệt hiệu của người Hoa Kỳ và Việt Nam có ba điểm dị biệt quan trọng sau đây:


a. Về số lượng: Người tây phương, nhất là Hoa Kỳ có tâm lý thích đặt biệt hiệu nên số biệt hiệu nhiều


hơn so với Việt Nam. Ví dụ cụ thể là trong trận cầu đội Hoa Kỳ đấu với Mễ Tây Cơ ở giải Bóng Đá Thế Giới
Năm 2002, tổ chức tại Nhật và Đại Hàn, một nữ khán giả Mỹ đã viết vội trên tấm bià hàng chữ: <b>Friedel: The</b>
<b>Human Wall</b>: <b>Friedel Là Bức Tường Người</b>, để ca ngợi thủ môn Friedel đã cứu thua nhiều bàn, đưa thắng
lợi về cho đội tuyển Hoa Kỳ. Tấm bảng đã được cô trương cao để ống kính truyền hình Mỹ quay. Ngồi ra,
người tây phương có nhiều biệt hiệu vì tên chính dưới hình thức rút ngắn, được coi là biệt hiệu như: Robert
thành Bob. William thành Bill, Billy, Will, Willie. Elizabeth thành Beth. Britanny thành Brit. Các tên này được
các nhà tính danh học Mỹ gọi là Nickname tức biệt hiệu.


b. Về ý nghĩa biệt hiệu: Các biệt hiệu của người Việt có ý nghĩa thân thương, thán phục thì ít, mà có ý
nghĩa tiêu cực thì nhiều. Ở Hoa Kỳ bất cứ ai nổi tiếng, cũng đều được đặt biệt hiệu để ca ngợi thành quả.


c. Về tiêu chuẩn đặt biệt hiệu: Người Hoa Kỳ không dựa vào cấp bằng học vấn để đặt biệt hiệu như
người Việt Nam. Họ chú ý nhiều đến những thành tích, khả năng, hay điểm tích cực của một người mà đặt
biệt hiệu. Vì vậy, danh nhân nào cũng được đặt biệt hiệu. Ngược lại, biệt hiệu của người Việt mang nhiều
tính tiêu cực hơn là tích cực vì biệt hiệu thường được đặt ra khi hai cá nhân có sự xung đột.


Một cách tổng quát, lối xưng hơ của người Việt phức tạp, bị gị bó hơn so với người tây phương.
Nguyên nhân là vì đời sống người Việt lúc nào cũng thấm nhuần tinh thần lễ giáo, và bị ràng buộc bằng
nhiều điều cấm kỵ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>



[1]<sub> Nguyễn Tuân. Vang Bóng Một Thời. Trường Sơn, Sàigòn, 1968, tr. 152.</sub>


[2]<sub> Ðại Việt Sử Ký Tồng Thư. Văn Hố Thơng Tin, Hà Nội, 2000. tr. 632. Họ Thạch là Thạch Thủ Tín, họ </sub>


Cao là Cao Hồi Ðức hai cơng thần nhà Tống đều cố nắm binh quyền. Trong một bữa tiệc, Tống Thái Tổ
bảo hai người bỏ binh quyền mà vui thú với con hát. Họ Phòng là Phòng Huyền Linh. Họ Ðỗ là Ðỗ Như Hối
đời Ðường Thái Tông.



[3]<sub> Dương Quảng Hàm. Việt Nam Văn Học Sử Yếu. Sống Mới, Sàigòn 1979. tr 272. . Ðổng tức Ðổng Trác </sub>


người đời Ðông Hán làm tiền tướng quân đời Linh Ðế (168-169) Nguyên tức Nguyên Tải. Chúng tôi chưa rõ
nhân vật này ở đời nào bên Tàu.


[4]<sub> Ðào Duy Anh. Từ Ðiển…Sđd. Tr. 564.</sub>


[5]<sub> Vương Kim & Ðào Hưng. Ðức Phật Thầy Tây An. Long Hoa, Sàigòn, 1954, tr. 16.</sub>
[6]<sub> Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê. Chiến Quốc Sách. Ðại Nam, California, 1984, tr. 321.</sub>
[7]<sub> Léopold Cadière. Croyances …Sđd. Tr. 271.</sub>


[8]<sub> Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam. Thiên Hùng Sử 117 Hiển Thánh Tử Ðạo Việt Nam. San Jose, 1990, tr. </sub>


237.


[9]<sub> Léopold Cadière. Croyances… Sđd. Tr. 271.</sub>
[10]<sub> Nguyễn Ngọc Huy. Tên…Sđd. Tr. 171.</sub>


[11]<sub> Ban Tu Thư Nghĩa Thục. Từ Ðiển… Sđd. Tr. 117.</sub>
[12]<sub> Ðại Từ Ðiển…Sđd. Tr. 163.</sub>


[13]<sub> Viện Ngôn Ngữ. Từ Ðiển Anh Việt. Khoa Học Xã hội, Hà Nội, 1975, tr. 1106.</sub>
[14]<sub> Elsdon C. Smith. The Story … Sđd. Tr. 77.</sub>


[15]<sub> Elsdon C. Smith. The Story…Sđd. Tr. 77.</sub>


[16]<sub> Vũ Ngọc Khánh. Kho Tàng Các Ơng Trạng Việt Nam. Văn Hóa Thơng Tin, Việt Nam, 1999, tr. 258.</sub>
[17]<sub> Duyên Anh. Dzũng Ðakao. Búp Bê, Sàigịn, 1969.</sub>


[18]<sub> ÐVSKTT. Tập 2. Văn Hóa Thơng Tin. Sđd. Tr. 575.</sub>


[19]<sub> Nguyễn Ngọc Huy. Tên người...Sđd. tr.83</sub>


[20]<sub> Nguyễn Ngọc Huy. Tên Người…Sđd. tr. 29. Lãng Nhân. Hương Sắc Quê Mình. Làng Văn, Canada, 1993,</sub>


tr. 16.


[21]<sub> Elsdon C. Smith. The Story…Sđd. Tr. 79-80</sub>
[22]<sub> Coral Amende. A Popular …Sđd. Tt. 341-354.</sub>


[23]<sub> WWW. BBC.co.uk/Vietnamese/Index. Shtml (28 /11/2002). </sub>


<b>THƯ MỤC THAM KHẢO </b>



Ban Tu Thư Nghĩa Thục. <i>Từ Điển Hán Việt</i>. Văn Hóa Thơng Tin, Việt Nam, 1999.
Bảo Thái. <i>Một Thời Hồng Tộc</i>. Thế giới, Texas, 1997.


Bình Nguyên Lộc.<i> Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam</i>. Lá Bối, Sàigòn, 1971.
Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo.<i> Đại Từ Điển Tiếng Việt.</i> Văn-Hóa - Thơng Tin, Việt Nam, 1998.
Bùi Đức Tịnh. <i>Lược Khảo Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ</i>. Văn Nghệ, Hồ Chí Minh, 1999.
Cao Xn Dục. <i>Quốc Triều Chánh Biên Tốt Yếu</i>. Nghiên Cứu Sử Ðịa, Sàigòn, 1972.
Carol McD. Wallace. <i>20,001 Names for Baby</i>. Avon Books, New York, 1992.


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

Danny J. White<i>. Historical and Cultural Of Viet Nam</i>. Scarecrow Press Inc. New York, 1967.


<i>Dương Gia Phả Ký.</i> Sách không đề nơi xuất bản. Giáo sư Nghiêm Thẩm cho mượn.
Đặng Hiến Kình. <i>Trung Quốc Tính Thị Tập</i>. Đài Bắc, 1971.


Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. <i>Pháp Chánh Truyền.</i> Chân Tâm, Hoa Kỳ, 1992.
Đào Duy Anh. <i>Hán Việt Từ Điển</i>. Khoa Học Xã Hội, Việt Nam, 2001.
Đào Duy Anh. <i>Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời.</i> Thuận Hóa, Huế, 1994.


Đồn Trung Còn. <i>Phật Học Từ Điển. </i>Tập 1 & 2<i>.</i> Thành Phố Hồ Chí Minh, 1992.
Đỗ Mộng Khương (dịch). <i>Đại Nam Liệt Truyện</i>. Thuận Hóa, Huế, 1997.


Elsdon C. Smith. <i>American Surnames</i>. Genealogical Publishing Inc. 1997.
Elsdon C. Smith. <i>The Story of Our Names</i>. Gale Research Co. Detroit, 1970.


Elsdon C. Smith. <i>Personal Names – A bibliography. </i>The New York Public Library, 1952.
Evelyn Lip. <i>Choosing Auspicious Names</i>. Heian International Inc. Torrance, 1997.


Hà Mai Phương & Bảng Phong. <i>Lược Khảo Về Tên, Họ Người Việt Nam</i>. (Phụ đính in trong Di Cảo 7 của
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy).


Hoài Thanh - Hoài Chân. <i>Thi Nhân Việt Nam.</i> Thằng Mõ, USA, 1985.


Hoàng Ðức Phương. <i>Cách Xưng Hô Trong Xã Hội Việ</i>t. In trong tuyển tập Tình Yêu, Gia Ðình Và Hội Nhập.
Ðịnh Hướng Tùng Thư, France, 2002.


Hoàng A Tân<i>. Tánh Thị Dữ Hoàng Tánh Nguyên Lưu Khảo</i>. Đài Bắc, 1965.


Hoàng Văn Lâu & Ngơ Thế Long (dịch). <i>Đại Việt Sử Ký Tồn Thư. Tập 3</i>, Văn Hóa – Thơng Tin, Hà Nội,
2000.


Hoàng Văn Lâu (dịch). <i>Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Tập 2 . </i>Văn Hóa – Thơng Tin, Hà Nội, 2000.


<i>Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ Luật</i>. Nhà in Viễn Đệ, Huế, 1947.


Joseph F. Clarke<i>. Pseudonymes - The Names Behind The Names</i>. Thomas Nelson, New York, 1977.
J.N. Hook. <i>All Those Wonderful Names</i>. John Wiley & Sons Inc. New York,1991.


J. N. Hook. <i>Family Names - How Our Family Names Came to America</i>. MacMillan, New York, 1982.


Laio Fu Peng. <i>Đài Loan Bách Tính Nguyên Lưu.</i> Đài Bắc, 1990.


Lãng Nhân. <i>Hương Sắc Quê Mình</i>. Làng Văn, Canada, 1993.


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

Lê Thọ Xuân. <i>Tiểu Sử Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu</i>. Nhà in Nguyễn An Ninh, Sàigòn, 1959.
Lê Trung Hoa. <i>Họ Và tên Người Việt Nam</i>. Khoa Học Xã Hội. T.P. Hồ Chí Minh. 2002


Léopold Cadière. <i>Croyances Et Pratiques Religieuses Des Vietnamiens. T. 2.</i> Paris, 1955.
Lin Shan. <i>What’s In Chinese Name</i>. Federal Publication. Singapore, 1988.


Lin Shan. <i>Name Your Baby In Chinese.</i> Heian, California, 1988.
Lưu Khơn. <i>Tự Học Chữ Hán</i>. Sàigịn, 1968.


Mary P. Lee. <i>Your Name – All About It</i>. Westminter Press, 1980.


Mélanges<i>. Loại Sách Giải Trí Và Bổ Ích Tinh Thần</i>. Imprimerie De La Mission. Sàigòn, 1953.


Nghiêm Thẩm. <i>Esquisse D’une Étude Sur Les Interdits Chez Les Vietnamiens</i>. Viện Khảo Cổ, Sàigòn, 1965.
Ngơ Đức Thọ (dịch). <i>Đại Việt Sử Ký Tồn Thư. Tập 1</i>, Văn Hóa - Thơng Tin, Hànội, 2000.


Ngơ Văn Doanh & Vũ Quang Thiện. <i>Phong Tục Các Dân Tộc Đơng nam Á</i>. Văn Hóa-Dân Tộc, Hà Nội, 1997.
Nguyễn Bạt Tụy. <i>Tên Người Việt Nam.</i> Tập San Hội Khuyến Học Nam Việt, số 3, Sàigịn, 1949.


Nguyễn Bá Thế. <i>Nguyễn Đình Chiểu</i>. Tân Việt, Sàigịn, 1959.
Nguyễn Cơng Hoan. <i>Bước Đường Cùng.</i> Hợp Lực, Sàigòn, 1967.
Nguyễn Khắc Ngữ<i>. Mẫu Hệ Chàm. </i>Nghiên Cứu Sử Địa, Montréal, 1986.


Nguyễn Khắc Ngữ. <i>Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam</i>. Nghiên Cứu Sử Địa, Montréal, 1985.
Nguyễn Ngọc Huy (dịch). <i>Quốc Triều Hình Luật.</i> Quyển A. Viet Publisher,USA, 1989.
Nguyễn Ngọc Huy. <i>Tên Họ Người Việt Nam (Di Cảo 7).</i> Mekong Tỵ Nạn, California,1998,



Nguyễn Ngọc Sơn. <i>Vấn Ðề Cách Viết Tên Riêng Tiếng Nước Ngoài Trong Sách Báo Công Giáo.</i> Bản Tin
Hiệp Thông, số 09, năm 2000. www.Vietcatholic.net.


Nguyễn Ðăng Trúc<i>. Xưng Hơ Trong Gia Ðình Việt Nam</i>. In trong tuyển tập Tình Yêu, Gia Ðình Và Hội Nhập.
Ðịnh Hướng Tùng Thư, France, 2002.


Nguyễn Đình Hòa<i>. Vietnamese Names And Titles</i>. San Jose City College, 1990.


Nguyễn Đổng Chi. <i>Sự Tồn Tại Của Quan Hệ Thân Tộc Trong Làng Xã Việt Nam</i>. In trong <i>Nông Thôn Việt </i>
<i>Nam Trong Lịch Sử</i>. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1978.


Nguyễn Đức Mai. <i>Người Việt Tên Mỹ-Vấn Đề Cần Suy Nghĩ.</i> Thế Kỷ 21, số 122, tháng 6 năm 1999.


<i>Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả.</i> Thuận Hóa, Huế, 1995.


Nguyễn Sĩ Giác (dịch). <i>Lê Triều Chiếu Lịnh Thiện Chính Thư</i>. Đại Học Luật Khoa, Sàigòn, 1961.
Nguyễn Sĩ Giác (dịch). <i>Đại Nam Điển Lệ.</i> Đại Học Luật Khoa, Sàigòn, 1962.


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

Nguyễn Tn. <i>Vang Bóng Một Thời</i>. Trường Sơn, Sàigịn, 1968.
Nhất Thanh<i>. Đất Lề Q Thói</i>. Đường Sáng, Sàigịn, 1971.


Nhiều tác giả (dịch<i>). Bộ Giáo Luật.</i> Nguyệt San Trái tim Đức Mẹ, Carthage, 1987.


Nhiều tác giả. <i>Nông Thôn Việt Nam Trong Lịch Sử. Tập 2.</i> Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1978.
P. Philastre. <i>Code Annamite. Tập 1.</i> Paris, 1909.


Patrick Hanks & Flavia Hodges<i>. A Concise Dictionary of First Names</i>. Oxford University Press, 1996.
Phạm Cao Dương. <i>Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam.</i> Quyển 1. Truyền Thống Việt, USA, 1987.



Phạm Côn Sơn & Trương Sĩ Thăng<i>. Gia Phả</i>. Văn Hóa - Dân Tộc. Việt Nam, 2002.


Phạm Ngô Minh & Lê Duy Anh. <i>Nhân Vật Họ Lê Trong Lịch Sử Việt Nam. </i>Nhà xuất bản Ðà Nẵng, 1999.
Phạm Trọng Nhân. <i>Kỷ Niệm 100 Năm Ngày Sinh Nhật Phạm Quỳnh </i>- Tuyển tập và Di Cảo. An Tiêm, Paris,
1992.


Phan Khoang<i>. Việt Sử Xứ Đàng Trong</i>. Tập 1, Xuân Thu, Houston, 1986.
Phan Ngọc (dịch). Sử Ký Tư Mã Thiên. T.I &II. Văn Học, Hà Nội, 1997.
Pierre Gourou. <i>Les Paysans Du Delta Tonkinois</i>. Paris, 1936.


Roger Price, Leonard Stern and Lawrence Sloan. <i>The Baby Boomer Book of Names. </i>Price/Sloan Publisher
Inc. 1985.


Quốc Sử Quán triều Nguyễn (Phạm Trọng Ðiềm dịch<i>) Ðại Nam Nhất Thống Chí</i> - 5 tập. NXB Thuận Hóa –
1997.


Sheau Yueh J. Chao<i>. In Search of Your Asian Roots.</i> Maryland, Clearfield, 2000.
Sơn Nam. <i>Thuần Phong Mỹ Tục Việt Nam</i>. Đồng Tháp, 1994.


Tạ Quang Phát<i>. Quốc Húy Triều Nguyễn</i>. Khảo Cổ Tập San, số 4, Viện Khảo Cổ Saigòn, 1966.
Thanh Tùng. <i>Văn Học Từ Điển.</i> Xuân Thu, California,1990.


Thái Văn Kiểm – Hồ Đắc Đàm. <i>Việt Nam Nhân Vật Chí Vựng Biên</i>. Nha Văn Hóa, Sàigịn ,1962.
Thái Văn Kiểm. <i>Việt Nam Anh Hoa</i>. Làng Văn, Canada, 1998.


<i>The New Encyclopaedia Britannica</i>. 15th edition, 1991.
Toan Ánh. <i>Làng Xóm Việt Nam. Nếp Cũ</i>. Sàigịn, 1968.


<i>The Tormont Webster’s Illustrated Encyclopedic Dictionary</i>. Tormont Webster Inc. 1990.
Trần Gia Phụng. <i>Những Câu Chuyện Việt Sử. </i>Tập 2<i>.</i> Toronto Canada, 1999.



Trần Quốc Vượng. <i>Trong Cõi.</i> Trăm Hoa. Garden Grove, 1993.


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

Trà Lũ. <i>Đất Lạnh Tình Nồng</i>. Quế Phương, Canada, 1999.
Trà Lũ. <i>Đất Quê Ngoại</i>. Hoa Lư, Canada, 2001.


Trịnh Huy Tiến. <i>Các Loại Nhân Danh Việt Nam.</i> Sàigịn, Văn Hóa Nguyệt San, số 62, tháng 7 năm 1961.
Trịnh Vân Thanh<i>. Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển</i>. Tác giả xuất bản, Sàigòn, 1965.


Trương Văn Chin (dịch). <i>Đại Nam Liệt Truyện. Tập 4</i>. Thuận Hóa, Huế ,1977.
Văn Tân. <i>Thời Đại Hùng Vương</i>. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1976.


Viện Nghiên Cứu Hán Nôm (dịch). <i>Đại Việt sử Ký Tiền Biên</i>. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1997.
Viện Sử Học Việt Nam (dịch<i>). Quốc Triều Hình Luật</i>. TP. Hồ Chí Minh, NXB. TP. Hồ Chí Minh. 2003.
Vũ Hiệp. <i>Tìm Hiểu Nguồn Gốc Và Sự Phát Triển Một Số Dòng Họ Tiêu Biểu Của Người Việt Nam.</i> Tập San
Thế Kỷ 21, số 148, tháng 8 năm 2001. California.


Wilkinson-Endymion. <i>The History of Imperial China</i>. Harvard University Press. 1973.
William Dodgson Bowman. <i>The Story of Surnames</i>.Gale Detroit, 1968.


www. 20000-name.com/female_russian_names.
www. Behindthenames.com


www. Minht.free.fr
www. Rootsweb.com


www. Tongvuhoangphap.org.
www. Vietcatholic.net


www. Wtsn.binghamton.edu/ans


www. bbc.co.uk/Vietnamese
www.Vnexpress.net


</div>

<!--links-->
<a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' />

<a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' />



<a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href='tcatholic/'> www.Vietcatholic.</a>
<a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' />
<a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' />

<a href=' />

<a href=' /><a href=' />
<a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' />

đề cương câu hỏi thảo luận văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ 18_nửa đầu thế kỷ 19
  • 7
  • 2
  • 14
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×