Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua truyện cổ tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.8 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
  

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI THƠNG QUA
TRUYỆN CỔ TÍCH

Giảng viên hƣớng dẫn
Sinh viên thực hiện
Chuyên ngành
Lớp

: ThS. Nguyễn Thị Diệu Hà
: Nguyễn Thị Vĩnh Dung
: Giáo dục Mầm non
: 11SMN1

Đà Nẵng, tháng 5 - 2015.


LỜI CẢM ƠN
Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ
sự cố gắng nỗ lực của bản thân, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ
giáo cùng với sự động viên, cổ vũ của bạn bè, người thân đã giúp tôi hoàn thành
được đề tài này.
Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa
Giáo dục Mầm non, các thầy cô thư viện đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu đề tài.


Đặc biệt, cho tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Diệu Hà, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong q trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời
cảm ơn tới ban giám hiệu cùng toàn thể giáo viên trường mầm non Hoa Phượng Đỏ
– Tp. Đà Nẵng đã nhiệt tình cộng tác tạo điều kiện cho tơi có thể hoàn thành đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích
tơi nỗ lực hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Mặc dù, tôi đã cố gắng hết sức xong đây là lần đầu tiên tôi thực hiện công
tác nghiên cứu khoa học nên chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
q thầy cơ cùng tồn thể các bạn nhận xét, đóng góp ý kiến để đề tài này được
hoàn thiện hơn.
Kính chúc thầy cơ sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Nguyễn Thị Vĩnh Dung


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2
4. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu .....................................................3
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................3
4.2 Khách thể nghiên cứu............................................................................................3
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3
6.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc giáo dục lịng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi ở trƣờng mầm non ................................................................................................3
6.2 Tìm hiểu thực trạng giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua truyện cổ

tích ở trƣờng mầm non ................................................................................................3
7.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận ...........................................................................3
7.2 Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn........................................................................4
7.2.1 Phƣơng pháp quan sát ........................................................................................4
7.2.2 Phƣơng pháp đàm thoại......................................................................................4
7.2.3 Phƣơng pháp điều tra bằng Anket .....................................................................4
7.2.4 Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ...................................................................4
7.2.5 Phƣơng pháp thống kê toán học .........................................................................4
8. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................6
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO
TRẺ THƠNG QUA TRUYỆN CỔ TÍCH ...................................................................6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................6
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu thế giới ................................................................................6
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu trong nƣớc ..........................................................................8
1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ..................................................................10
1.2.1 Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ..........................................10


1.2.2 Tổ chức hoạt động làm quen với văn học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trƣờng
mầm non ....................................................................................................................16
1.2.3 Truyện cổ tích đối với trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi ...................................................24
1.2.4 Vai trị của truyện cổ tích đối với việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi ....................................................................................................................30
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5 – 6 TUỔI THƠNG QUA TRUYỆN CỔ TÍCH ...........................................33
2.1 Khái qt về quá trình điều tra thực trạng...........................................................33
2.1.1 Mục đích điều tra .............................................................................................33
2.1.2 Đối tƣợng điều tra ............................................................................................33
2.1.3 Phƣơng pháp điều tra .......................................................................................35

2.1.4 Tiêu chí và thang đánh giá ...............................................................................36
2.1.5 Thời gian điều tra: Từ ngày 2/3 /2015 đến 12/4/2015 .....................................37
2.2 Kết quả điều tra ...................................................................................................37
2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về vấn đề giáo dục lòng nhân ái cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua truyện cổ tích ............................................................37
2.2.2 Thực trạng việc sử dụng các biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi thơng qua truyện cổ tích ở trƣờng mầm non .............................................42
2.2.3 Thực trạng mức độ biểu hiện lòng nhân ái của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .............46
2.2.4. Nguyên nhân thực trạng ..................................................................................49
CHƢƠNG III: XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI THƠNG QUA TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ THỰC
NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................................................51
3.1 Một số cơ sở xây dựng biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho cho trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi .......................................................................................................................51
3.1.1 Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý tuổi mẫu giáo lớn ........................................51
3.1.2 Căn cứ vào mục tiêu giáo dục Mầm non..........................................................54
3.1.3 Các nguyên tắc tổ chức hoạt động làm quen với văn học ................................56
3.2 Các biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thơng qua
truyện cổ tích .............................................................................................................60


3.2.1 Dạy trẻ kể sáng tạo truyện cổ tích nhằm tạo cơ hội cho trẻ rèn luyện hành vi
nhân ái .......................................................................................................................60
3.2.2 Sƣu tầm chọn lọc thêm một số truyện cổ tích phù hợp với nội dung giáo dục
lịng nhân ái ...............................................................................................................63
3.2.3 Xây góc dựng góc cổ tích nhằm giúp trẻ đƣợc luyện tập các hành vi nhân ái 66
3.2.4 Tổ chức trò chơi đóng kịch để rèn luyện các hành vi về lòng nhân ái.............71
3.3. Khái quát về quá trình thực nghiệm ...................................................................73
3.3.1 Mục đích thực nghiệm .....................................................................................73
3.3.2 Nội dung thực nghiệm ......................................................................................73

3.3.3 Phƣơng pháp thực nghiệm ...............................................................................73
3.4. Tiến trình thực nghiệm .......................................................................................74
3.4.1 Khảo sát đầu vào ..............................................................................................74
3.4.2 Tiến trình thực nghiệm .....................................................................................76
3.4.3 Kết quả thực nghiệm so sánh mức độ biểu hiện lòng nhân ái ở trẻ nhóm đối
chứng – thực nghiệm .................................................................................................76
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM ....................................................83
I. KẾT LUẬN ...........................................................................................................83
II. KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM .......................................................................................84
1. Về phía nhà trƣờng mầm non ................................................................................84
2. Về phía giáo viên ..................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................86


KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
 MG

: Mẫu giáo

 MN

: Mầm non

 LQTPVH

: Làm quen tác phẩm văn học

 HĐ

: Hoạt động


 TPVH : Tác phẩm văn học
 TC

: Tiêu chí

 SL

: Số lƣợng

 ĐC

: Đối chứng

 TN

: Thực nghiệm

 ĐC TTN

: Đối chứng trƣớc thực nghiệm

 ĐC STN

: Đối chứng sau thực nghiệm

 TN TTN

: Thực nghiệm trƣớc đối chứng


 TN STN

: Thực nghiệm sau đối chứng


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Các tác phẩm văn học dành cho trẻ MG 5- 6 tuổi theo chủ đề ...................19
Bảng 2: Nhận thức của giáo viên về giáo dục lòng nhân ái ......................................38
Bảng 3: Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục lòng nhân ái
cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi .........................................................................................38
Bảng 4: Nhận thức của giáo viên về mức độ sử dụng truyện cổ tích trong quá trình
giáo dục lịng nhân ái cho trẻ ....................................................................................39
Bảng 5: Nhận thức của giáo viên về biểu hiện của lòng nhân ái ..............................40
Bảng 6: Khó khăn khi giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thông qua hoạt động làm quen
với truyện cổ tích .......................................................................................................40
Bảng 7: Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục lịng nhân ái thơng qua truyện
cổ tích cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trƣờng mầm non. ............................................43
Bảng 8: Mức độ biểu hiện lòng nhân ái của trẻ 5 – 6 tuổi ........................................47
ảng 9: ảng sƣu tầm các câu chuyện cổ tích ..........................................................65
Bảng 10: Mức độ biểu hiện lịng nhân ái của trẻ nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng trƣớc thực nghiệm ..........................................................................................75
Bảng 11: So sánh mức độ biểu hiện lòng nhân ái của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở nhóm
đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm ...................................................77
Bảng 12: So sánh mức độ biểu hiện lòng nhân ái của trẻ MG 5-6 tuổi ở nhóm đối
chứng trƣớc thực nghiệm và sau thực nghiệm. .........................................................78
Bảng 13: So sánh mức độ biểu hiện lòng nhân ái của trẻ nhóm thực nghiệm trƣớc
thực nghiệm và sau thực nghiệm...............................................................................79



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Thực trạng biểu hiện lòng nhân ái của trẻ ở trƣờng mầm non ..............48
iểu đồ 2: Mức độ biểu hiện lòng nhân ái của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm .75
Biểu đồ 3: So sánh mức độ biểu hiện lòng nhân ái ở trẻ nhóm đối chứng và nhóm
thực nghiệm sau thực nghiệm. ..................................................................................77
Biểu đồ 4: So sánh mức độ biểu lòng nhân ái ở trẻ nhóm đối chứng trƣớc thực
nghiệm và sau thực nghiệm.......................................................................................79
Biểu đồ 5: So sánh mức độ biểu hiện lịng nhân ái ở trẻ nhóm thực nghiệm trƣớc
thực nghiệm và sau thực nghiệm...............................................................................80

DANH MỤC CÁC HÌNH

H.1 Trƣờng 19 – 5 .....................................................................................................34
H.2 Trƣờng Tuổi Thơ ................................................................................................34
H.3 Trƣờng Hoa Phƣợng Đỏ .....................................................................................34
H.4 Đồ chơi ..............................................................................................................67
H.5 Đồ dùng, đồ chơi ................................................................................................67
H.6 Đồ dùng, đồ chơi ................................................................................................68
H.7 Không gian đóng kịch ........................................................................................68
H.8 Mảng tƣờng trang trí ..........................................................................................69
H.9 ộ diễn rối ..........................................................................................................69
H.10 Khơng gian cho trẻ chơi trong góc ...................................................................70
H.11 Sân khấu biểu diễn rối ......................................................................................70


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Lịng nhân ái là một trong những nét nhân cách quan trọng của con ngƣời, là
truyền thống quý báu của mọi dân tộc, đem lại nhiều giá trị tốt đẹp cho thế giới
chúng ta. Chính lòng nhân ái đã vun đắp cho những hạt giống yêu thƣơng nảy mầm
xanh tốt. Lòng nhân ái là cầu nối giữa trái tim con ngƣời với nhau, góp phần thúc
đẩy xã hội phát triển văn minh hòa bình và tiến bộ.
Lịng nhân ái rất cần thiết cho mỗi chúng ta nhất là trong cuộc sống hiện đại khi
mà guồng quay vội vã của xã hội dễ khiến cho ngƣời ta hờ hững và thờ ơ với nhau
hơn. Thì chuyện nhắc đến lịng nhân ái, sự vị tha nhất là giáo dục cho trẻ, những
mầm non ban đầu có đƣợc đức tính này cần xem là sự đầu tƣ cần thiết. Lịng nhân
ái chính là nền tảng của tất cả những gì tốt đẹp nhất. Khơng có lịng nhân ái, khơng
có tấm lịng biết nghĩ đến ngƣời khác nhƣ nghĩ cho mình thì sẽ khơng làm đƣợc
chuyện lớn và không thể nảy sinh những điều tốt đẹp nhất trong con ngƣời. Xây
dựng lòng nhân ái cho trẻ giúp trẻ tránh đƣợc nhiều cạm bẫy sau này biết thông cảm
và thấu hiểu ngƣời khác, rất thuận lợi cho quan hệ giao tiếp cá nhân của trẻ. Để trẻ
có đƣợc những giá trị tốt đẹp do lòng nhân ái mang lại thì chúng ta phải giáo dục,
uốn nắn ngay từ nhỏ. Nhiệm vụ ấy là một trong những nhiệm vụ mà gia đình và
nhất là nghành giáo dục phải quan tâm và thực hiện.
Trong chƣơng trình giáo dục mầm non thì một trong những hoạt động đƣợc sử
dụng nhiều nhất để giáo dục lòng nhân ái đó chính là hoạt động làm quen với tác
phẩm văn học. Các tác phẩm văn học là phƣơng tiện hữu hiệu trong việc giáo dục
trẻ lòng yêu thƣơng giữa ngƣời với ngƣời và yêu thƣơng vạn vật xung quanh, nhƣ
đại văn hào M. Gorki quan niệm: “ Văn học là nhân học”. Trong đó truyện cổ tích
là một trong các thể loại giúp trẻ dễ cảm nhận đƣợc giá trị tinh thần của con ngƣời
thông qua nội dung cốt truyện hấp dẫn, các yếu tố thần kì bí ẩn, đa số các nhân vật
trong truyện có tính cách đối kháng nhau rõ rệt nhƣ các nhân vật trung tâm đại diện
cho cái đẹp, cái thiện cái cao cả. Các nhân vật ác luôn đại diện cho cái ác, cái xấu
đến tận cùng. Và truyện cổ tích là một trong một vài thể loại chủ yếu của văn học
dân gian, thông qua sáng tạo nghệ thuật, tác giả dân gian đã gửi vào đó quan niệm



2

nghệ thuật về thế giới nhân sinh thể hiện ý thức thẩm mĩ gắn liền với tinh thần nhân
văn của mình. Mà trẻ thơ thì rất nhạy cảm, dễ rung động, dễ đặt mình vào hồn
cảnh của ngƣời khác để thông cảm và bộc lộ thái độ một cách rõ ràng dứt khoát
giữa hai mặt xấu – tốt, yêu – ghét..... Chính vì vậy khi đƣợc trải nghiệm với các
hoạt động làm quen với văn học nói chung và truyện cổ tích nói riêng nhƣ đóng
kịch, kể chuyện diễn cảm, nghe kể chuyện. Thì trẻ sẽ dễ cảm nhận đƣợc các giá trị
nhân văn tốt đẹp do truyện cổ tích đem lại.
Hiện nay việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thơng qua truyện cổ tích ở trƣờng
mầm non đã đƣợc quan tâm nhƣng chƣa thật sự chú trọng. Dựa vào các hoạt động
và nội dung của các tác phẩm truyện cổ tích giáo viên đã chuyển tải nội dung giáo
dục lòng nhân ái đến cho trẻ.Tuy nhiên việc giáo dục chỉ dừng ở mức độ hình thành
chứ chƣa phát triển, giáo viên chƣa sử dụng truyện cổ tích nhiều trong các hoạt
động làm quen với văn học do nội dung của truyện dài, trong chƣơng trình có ít các
câu truyện cổ tích. Giáo viên chỉ nêu ra đâu là những việc thể hiện lòng nhân ái nhƣ
yêu cái thiện, ghét cái ác, những việc nên làm và những việc khơng nên làm, chứ ít
cho trẻ luyện tập các việc làm nhân ái. Phần lớn là do giáo viên chƣa có các biện
pháp cụ thể để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ.
Bản thân là một sinh viên của chuyên ngành giáo dục mầm non thì tơi tự nhận
thức đƣợc tầm quan trọng của việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thơng qua truyện
cổ tích và các vấn đề hạn chế ở trên. Nên tôi đã quyết định chọn đề tài “ Biện pháp
giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua truyện cổ tích” để
nghiên cứu với mong muốn đóng góp một phần nào đó và đƣa ra một số biện pháp
giáo dục lòng nhân ái cho trẻ đƣợc tốt hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
thơng qua truyện cổ tích.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu một số trƣờng mầm non trong phạm vi địa bàn quận

Hải Châu – Thành phố Đà nẵng: trƣờng mầm non 19 – 5, trƣờng mầm non Hoa
Phƣợng Đỏ, trƣờng mầm non Tuổi Thơ.


3

4. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Q trình giáo dục lịng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
4.2 Khách thể nghiên cứu
Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua
truyện cổ tích.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu trong q trình tổ chức hoạt động làm quen với văn học trong phạm vi
truyện cổ tích giáo viên vận dụng một cách linh hoạt các biện pháp nhƣ dạy trẻ kể
sáng tạo truyện cổ tích, xây dựng góc cổ tích, sƣu tầm chọn lọc thêm một số truyện
cổ tích phù hợp với nội dung giáo dục lòng nhân ái, tổ chức trò chơi đóng kịch để
rèn luyện nhân ái thì sẽ giúp nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ lịng nhân ái, hình thành
cho trẻ lòng yêu thƣơng con ngƣời và mọi vật xung quanh.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc giáo dục lịng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non
6.2 Tìm hiểu thực trạng giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua truyện
cổ tích ở trường mầm non
- Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc giáo dục lịng nhân ái cho trẻ thơng
qua truyện cổ tích.
- Thực trạng việc sử dụng các biện pháp giáo dục lịng nhân ái cho trẻ thơng qua
truyện cổ tích.
- Thực trạng biểu hiện lịng nhân ái của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
6.3 Đề xuất một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thông qua truyện cổ
tích. Đồng thời tổ chức thực nghiệm nhằm xác định tính hiệu quả của các biện

pháp đề xuất
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập, phân tích, tổng hợp hệ thống hóa, khái quát hóa những tài liệu liên quan
đến đề tài để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.


4

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát
- Dự giờ quan sát một số giờ hoạt động làm quen với văn học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi ở trƣờng mầm non Hoa Phƣợng Đỏ, 19 – 5, Tuổi Thơ.
- Quan sát các biểu hiện của trẻ về lòng nhân ái trong hoạt động làm quen với văn
học và các hoạt động khác.
7.2.2 Phương pháp đàm thoại
- Trị chuyện với giáo viên để tìm hiểu vấn đề giáo dục lòng nhân ái cho trẻ trong
lớp.
- Trò chuyện với trẻ để hiểu về lòng nhân ái đối với trẻ.
7.2.3 Phương pháp điều tra bằng Anket
Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến giáo viên một số lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số
trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
7.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm áp dụng một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi thơng qua truyện cổ tích nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã đề
xuất.
7.2.5 Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng các cơng thức tốn học để xử lí các số liệu đã thu thập đƣợc trong thực
tế tiến hành nghiên cứu.
8. Cấu trúc của luận văn

* PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Giải thuyết khoa học
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu
- Cấu trúc luận văn


5

* PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng I: Cơ sở lý luận của việc giáo dục lịng nhân ái cho trẻ thơng qua truyện
cổ tích
Chƣơng II: Thực trạng giáo dục lịng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông
qua truyện cổ tích ở trƣờng mầm non
Chƣơng III:

iện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thơng

qua truyện cổ tích và thực nghiệm
* PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM


6

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC LỊNG NHÂN ÁI

CHO TRẺ THƠNG QUA TRUYỆN CỔ TÍCH
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lòng nhân ái chính là cơ sở là cái gốc đạo đức của con ngƣời. Nhân ái chính là
tình thƣơng u thƣơng đồng loại và những gì xung quanh.Từ tình yêu thƣơng ấy sẽ
dần dần hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp. Chính vì vậy, nếu nhƣ
giáo dục thẩm mĩ giữ vị trí trung tâm trong giáo dục mầm non thì giáo dục lịng
nhân ái là cơ sở hàng đầu giúp trẻ xác lập đƣợc các mối quan hệ tích cực với môi
trƣờng xung quanh và cuộc sống để từ đó trẻ có thể phát triển nhân cách một cách
tồn diện. Mà giáo dục lịng nhân ái thơng qua các tác phẩm văn học đặc biệt là
truyện cổ tích đang đƣợc rất quan tâm.
Những vấn đề nêu trên cho ta thấy việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ rất quan
trọng, chính vì vậy đã có khơng ít các tác giả, nhà khoa học trong và ngoài nƣớc đã
nghiên cứu về vấn đề này.
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu thế giới
* Nghiên cứu về lịng nhân ái
Ở phƣơng Đơng từ thời cổ đại, Khổng Tử (551-479-TCN ) trong các tác phẩm:
“Dịch, Thi, Thƣ, Lễ, Nhạc Xuân Thu” rất xem trọng việc giáo dục đạo đức. Khổng
Tử bàn đến đạo đức, ông đề cao lòng thƣơng ngƣời, theo ông trƣớc hết là bàn đến
chữ Nhân và chữ Nghĩa. Nhân là thƣơng ngƣời, ngƣời nào thật lòng thƣơng ngƣời
khác, thì có thể làm trọn bổn phận mình trong xã hội. Trong Luận ngữ, Khổng Tử
thƣờng dùng chữ Nhân, không những chỉ một đức riêng mà cịn chỉ chung cho mọi
đức tính, ngƣời có nhân đồng nghĩa với ngƣời có mọi đức tính hồn toàn. Thi hành
nhân – theo Khổng Tử “hãy làm cho ngƣời điều gì mình muốn ngƣời làm cho
mình” [1,tr10]. Nhƣ vậy, quan điểm của Khổng Tử, phải hành động mới có nhân,
hành động vì ngƣời khác, nhƣng phải xuất phát từ những điều tốt mà mình muốn
ngƣời khác làm cho mình.
Đi xa hơn là quan điểm của nhà Tiết học đời Tống, Chu Hy: “Ở con ngƣời , có tri


7


thức tâm hồn của tâm nó, ở vật trong thiên hạ có quy luật của nó”.

ằng kinh

nghiệm và trực giác các nhà Triết học Trung Quốc đã phát hiện ra bản tính con
ngƣời là Thiện (Mạnh Tử), có cả thiện và ác (Hàn Dũ). Trong sách Trung dung còn
có tƣ tƣởng “điều khiển bản tính của mình cũng tức là đạo”. Nguyên Đạo (theo Hàn
Dũ) – “Đạo làm ngƣời là thực hiện những thuộc tính cơ bản của bản tính con ngƣời,
“nhân tố ngƣời” trong con ngƣời là tình yêu đối với tất cả (lòng nhân ái).
* Nghiên cứu về giáo dục lịng nhân ái thơng qua trụn cổ tích
Thể loại văn học nhắc đến lòng nhân ái rất đa dạng nhƣng trong đó có truyện cổ
tích để lại dấu ấn rất sâu đậm. Vì nội dung của truyện phù hợp với lứa tuổi của trẻ
nên truyện cổ tích có tính giáo dục rất cao. VA Xu Khom lin Xki nhà sƣ phạm Xô
Viết, viện sĩ viện Hàn lâm Khoa học Giáo dục Liên Xơ đã vận dụng lí luận kinh
nghiệm giáo dục xã hội chủ nghĩa đã giáo dục đào tạo nên nhiều thế hệ cũng nhƣ
các cơng trình nghiên cứu trong đó có cơng trình nghiên cứu về vai trị giáo dục của
truyện cổ tích, ơng khẳng định truyện cổ tích có ảnh hƣởng đến nhân cách trẻ: “
Truyện cổ tích là mơi trƣờng ni dƣỡng tâm hồn trẻ, làn gió tƣơi mát thổi bùng lên
ngọn lửa tƣ duy và ngôn ngữ của trẻ”. Có lẽ đối với trẻ thơ không món quà nào hấp
dẫn bằng truyện cổ tích. Vai trị của truyện cổ tích từ lâu đã đƣợc các nhà văn học
trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến các tác giả nhƣ: M.K
Bogoliup Xkaia và V.v septsenk với tác phẩm: “Đọc và kể truyện văn học ở vƣờn
trẻ” (Liên Xô cũ, 1967). Các tác giả tập trung nhấn mạnh đến các vấn đề cơ bản của
ngƣời giáo viên trong việc đọc và kể truyện văn học ở trƣờng mẫu giáo. Tuy chƣa
có ý thức rõ ràng về thi pháp của thể loại truyện cổ tích nhƣng các tác giả đã lƣu ý
giáo viên cần chú ý vào giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện dân gian
nhƣ những biện pháp tự sự với âm điệu lạc quan, tính duyên dáng mà giản dị của
ngôn ngữ, với sự xuất hiện những câu văn vần, ca khúc và những câu đối thoại đơn
giản. Cơng trình cũng nhấn mạnh khơng khí cổ tích, mơi trƣờng diễn xƣớng dân

gian, thể hiện trên nét mặt, cử chỉ và sự giao cảm trực tiếp của ngƣời đọc và sự đáp
lại của ngƣời nghe.
Tập thể giáo viên mẫu giáo Hans Joachim, Horst, Cholothauer tác phẩm: “Về văn
học cho trẻ mẫu giáo” (Cộng hòa dân chủ Đức, 1976). Cơng trình này đã trở thành


8

cuốn sách giáo khoa nổi tiếng đƣợc tái bản lại nhiều lần. Cuốn sách đã quán triệt tƣ
tƣởng giáo dục cơ bản là: đề cao vai trò to lớn của mơi trƣờng văn hóa nghệ thuật
và những ấn phẩm góp phần phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo. Vai trò to lớn và tác
dụng lâu dài của truyện cổ tích trong việc giáo dục trẻ thông qua chức năng xã hội,
thẩm mỹ trong quá khứ, hiện tại và cả tƣơng lai đƣợc nhấn mạnh đặc biệt trong
cơng trình này. Trong cơng trình tác giả xem trọng đặc trƣng ngơn ngữ cổ tích và
việc khai thác và phát triển năng lực ngôn ngữ trẻ.
Tập thể tác giả Stanislawa Fryciego, I Zabeli – Lewanskie tác phẩm: “Văn hóa
văn học ở trƣờng mẫu giáo” ( a Lan). Các tác giả đã nhìn thấy rõ sự cần thiết phải
tạo khơng khí văn học kết hợp với các hình thức giao tiếp với trẻ, cổ vũ trẻ tập trung
nhìn nhận, đánh giá về nhân vật văn học góp phần hình thành và hồn thiện nhân
cách trẻ.
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu trong nước
* Nghiên cứu về lòng nhân ái
Trong xu thế hiện nay, vấn đề bảo vệ mơi trƣờng, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa,
vấn đề giáo dục cụ thể là giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục lịng nhân ái nói
riêng đang là mối quan tâm của các quốc gia. Trong sự phát triển nền giáo dục của
mỗi nƣớc, đồng thời với việc cập nhật thông tin khoa học, công nghệ vào nhà
trƣờng còn cần phải quan tâm đến định hƣớng giáo dục giá trị đạo đức và nhân văn
cho thế hệ trẻ.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ Dân tộc ta là một dân tộc giàu
lòng bác ái” và chính ngƣời là biểu tƣợng của tinh hoa, khoan dung nhân ái Việt

Nam. Khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh biểu hiện ở lòng yêu thƣơng mênh mông,
sâu sắc đối với con ngƣời, ở niềm tin vào phần tốt đẹp, phần thiện trong mỗi con
ngƣời, dù nhất thời họ có lầm lạc, cịn nhỏ nhen, thấp kém; từ đó Ngƣời nhắc nhở
chúng ta "phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con ngƣời nảy nở nhƣ hoa mùa xuân
và phần xấu bị mất dần đi". "Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đƣờng, ta phải
dùng tình thân ái mà cảm hóa họ". Điều này thể hiện rõ trong cuộc đấu tranh chống
lại thực dân Pháp, đối với những tù binh và thƣờng dân Pháp bị ta bắt trong chiến
tranh, Ngƣời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ ta phải nêu cao lý tƣởng chính nghĩa,


9

nhân đạo, phải đối xử khoan hồng đối với họ để "cho thế giới biết rằng ta là một dân
tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết ngƣời, cƣớp nƣớc". Đồng thời ngƣời cũng
rất quan tâm đến việc rèn luyện giáo dục thế hệ trẻ. Ngƣời đã dạy “ ây giờ phải
học, học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức”.
Nhiệm vụ giáo dục hiện nay, giáo dục lòng nhân ái cũng là một trong những quan
tâm hàng đầu bởi vì lòng nhân ái là cơ sở là cái gốc của đạo đức, giúp con ngƣời
xác lập đƣợc các mối quan hệ tích cực với mơi trƣờng hình thành nên nhân cách
toàn diện cho họ.
PGS. TS Lã Thị Bắc Lý – PGS. TS. Lê Thị Ánh Tuyết với giáo trình “ Phƣơng
pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học” cũng đã nói lên đƣợc việc
giáo dục lòng nhân ái cho trẻ em lứa tuổi mầm non là vấn đề hết sức quan trọng.
Ngoài ra PGS.TS Lã Thị Bắc Lý cịn có 1 tài liệu nghiên cứu nữa cũng liên quan
đến vấn đề giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mầm non đó là cuốn sách “ Văn học thiếu
nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non” cũng khẳng định sự cần thiết phải giáo
dục lòng nhân ái cho trẻ mầm non bởi vì theo các cơng trình nghiên cứu tâm lý học,
tình cảm của trẻ em lứa tuổi mầm non phát triển mãnh liệt đặc biệt là đồng cảm, dễ
xúc cảm với con ngƣời và vạn vật xung quanh. Đây là một đặc điểm rất thuận lợi và
là cơ hội tốt nhất để giáo dục lòng nhân ái cho mỗi con ngƣời. Năm 1974 GS Vũ

Khiêu có chủ biên cuốn "Đạo đức mới". Trong tác phẩm này vấn đề đạo đức, cũng
nhƣ lòng nhân ái và giáo dục đạo đức mới đã đƣợc làm sáng tỏ trên những nét cơ
bản. “ Nhân ái – một truyền thống cần kế thừa và phát huy trong việc xây dựng lối
sống ở Việt Nam hiện nay “ của Võ Văn Thắng ( Tạp chí triết học số 7, năm 2007).
* Nghiên cứu về lịng nhân ái thơng qua trụn cổ tích
Nhƣ đã nói ở trên thì văn học nói chung và truyện cổ tích nói riêng có vai trò rất
quan trọng trong việc giáo dục lòng nhân ái.Tác giả Nguyễn Thu Thủy với tác
phẩm: “Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ” (1986). Cuốn sách chƣa đi sâu
vào nội dung giáo dục của truyện cổ tích. Phạm Thị Việt – Lê Ánh Tuyết – Cao Đức
Tiến, “Văn học và phƣơng pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”, NX giáo
dục. Cuốn sách đã đề cập đến mục đích, nội dung và phƣơng pháp cho trẻ làm quen
với văn học. Đồng thời đã lựa chọn và mang đến cho trẻ những truyện kể dân gian


10

phù hợp và hấp dẫn. Một số cuốn sách sƣu tầm truyện cổ tích nhƣ: “100 truyện cổ
tích nổi tiếng thế giới”, NX Văn hóa thông tin “100 truyện cổ tích thế giới Ngọc
Ánh sƣu tầm và biên soạn”, NX Dân trí “100 truyện cổ tích Việt Nam hay nhất”,
NX nhà văn, do tác giả Thái Đắc Xuân sƣu tầm... Qua tìm hiểu về lịch sử nghiên
cứu chúng tơi nhận thấy đó đều là những cơng trình nghiên cứu vĩ đại trên cả lĩnh
vực lí luận và thực tiễn. Tuy nhiên chƣa có đề tài nào nghiên cứu về giáo dục lịng
nhân ái thơng qua truyện cổ tích tại một trƣờng mầm non cụ thể. Song đó là những
tài liệu tham khảo giúp chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
Nhƣ vậy vấn đề giáo dục lòng nhân ái thơng qua truyện cổ tích là một q trình
lâu dài trong lịch sử, khi nghiên cứu vấn đề này tơi thấy giáo dục lịng nhân ái là
một vấn đề vô cùng cần thiết và quan trọng. Hơn nữa truyện cổ tích là một thể loại
truyện rất gần gũi với trẻ có tác dụng giáo dục trẻ và đƣợc sử dụng trong chƣơng
trình giáo dục mầm non. Chính vì vậy tôi hy vọng với đề tài nghiên cứu về biện
pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thơng qua truyện cổ tích sẽ

góp phần làm phong phú thêm các biện pháp giáo dục lòng nhân ái trong hoạt động
giáo dục của trẻ để công tác giáo dục mầm non ngày một tốt hơn.
1.2 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
a. Khái niệm giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
* Khái niệm lòng nhân ái
Theo từ điển tiếng Việt [19;tr 907] thì nhân là ngƣời, ái là yêu thƣơng.Lòng nhân
ái là lòng yêu thƣơng ngƣời.
Theo PGS. TS. Lê Thị Ánh Tuyết và PGS.TS. Lã Thị ắc Lý thì lịng nhân ái là
tình u thƣơng đồng loại và những gì xung quanh.
Từ những khái niệm trên chúng tôi đã đƣa ra đƣợc khái niệm: Lịng nhân ái là
tình u thương, sự cảm thơng, chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với
người trong cộng đồng xã hội.
* Khái niệm lòng nhân ái của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Lòng nhân ái của trẻ mẫu giáo 5 – 6 là tình yêu thương, cảm thông, chia sẻ, giúp
đỡ lẫn nhau của trẻ đối với những người xung quanh.


11

* Khái niệm giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Từ những khái niệm trên có thể đƣa ra khái niệm về giáo dục lịng nhân ái cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi nhƣ sau: Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là
một q trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi có tình yêu thương, cảm thông chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau từ đó
góp phần phát triển tồn diện nhân cách trẻ.
b. Ý nghĩa của việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Giáo dục lòng nhân ái giúp hình thành cho trẻ những chuẩn mực đạo đức, có
thái độ và hành vi đúng đắn, tốt đẹp. Theo các cơng trình nghiên cứu tâm lí học tình
cảm của trẻ em lứa tuổi mầm non nói chung và đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 5 – 6 tuổi

phát triển mãnh liệt, đặc biệt là tính đồng cảm, dễ xúc cảm với con ngƣời và vạn vật
xung quanh. Đây là một đặc điểm rất thuận lợi và là thời cơ tốt nhất để giáo dục
lòng nhân ái cho mỗi con ngƣời. Mà nhân ái chính là tình u thƣơng đồng loại và
những gì xung quanh, từ tình yêu thƣơng ấy sẽ dần dần hình thành ở trẻ tình cảm
đạo đức tốt đẹp.Đồng thời trẻ em vốn rất yêu cái đẹp cái tốt nếu nhà giáo dục nắm
đƣợc các đặc điểm tâm lí này và thỏa mãn đƣợc những nhu cầu tự nhiên đó thì việc
giáo dục lòng nhân ái sẽ đem lại hiệu quả cao. Ở thời điểm này trẻ đã bắt đầu hiểu
mình là ngƣời nhƣ thế nào, có những phẩm chất gì và những ngƣời xung quanh đối
xử với mình ra sao. Đa số trẻ đã nhận thức đƣợc những hành vi nào là đúng những
hành vi nào là sai nhƣng chƣa biết đặt những hành vi đó vào trong những mơi
trƣờng phù hợp Vì thế việc giáo dục lòng nhân ái đối với trẻ sẽ giúp trẻ nhận thức
đƣợc những tình cảm, thái độ đúng đắn từ đó trẻ sẽ có đƣợc những hành động thể
hiện những việc làm nhân ái tốt đẹp.
Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mầm non sẽ giúp chúng dễ dàng hòa nhập vào
cuộc sống và dễ dàng tiếp thu sự giáo dục của người lớn, đón nhận những ảnh
hưởng tốt đẹp của môi trường để phát triển nhân cách một cách tích cực. Bác Hồ
kính yêu đã từng khẳng định:
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên.
Nhà giáo dục vĩ đại Xukhômlinxki cũng nhấn mạnh ý nghĩa của việc giáo dục


12

lòng nhân ái cho con ngƣời ngay từ tuổi ấu thơ: “Con ngƣời lúc cịn nhỏ có trái tim
nguội lạnh, lớn lên sẽ là kẻ đê tiện.” Thực tế đã chứng minh rằng những đứa trẻ
sống trong hoàn cảnh bất lợi, lại chịu ảnh hƣởng của lối giáo dục sai lầm thì cũng dễ
nảy sinh tính ích kỉ, tham lam, độc ác và cả những tình cảm thơ tục khác. Trong thời
điểm nhân cách mới hình thành thì những dấu ấn khơng tốt đẹp có thể để lại những
di chứng cho các giai đoạn phát triển sau này. Đặc biệt trẻ mẫu giáo rất dễ rung

động và thích giao lƣu tình cảm. Tình cảm đối với trẻ là động cơ hành động mạnh
mẽ nhất, vì vậy, cần phát huy những tình cảm tích cực ở trẻ, hạn chế những xúc cảm
tiêu cực. Do trẻ mẫu giáo dễ nảy sinh những xúc cảm tích cực, dễ chịu khi tiếp xúc
với những điều tốt đẹp nên các nhà tâm lí học coi đó là thời kì phát cảm của những
xúc cảm thẩm mĩ đạo đức.Vì vậy việc tạo dựng một mơi trƣờng tốt đẹp nhƣ giáo
dục lịng nhân ái cho trẻ thì trẻ sẽ dễ hòa nhập vào cuộc sống, trẻ sẽ ngoan hơn biết
tiếp thu những điều giáo dục từ ngƣời lớn từ đó thì nhân cách của trẻ sẽ hồn thiện
hơn.
c. Nội dung giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Dựa vào bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi trong lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội.
Chuẩn 10: Trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn bè và ngƣời lớn.
- Chỉ số 42: Dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm.
- Chỉ số 43: Chủ động giao tiếp với bạn và ngƣời lớn gần gũi.
- Chỉ số 44: Thích chia sẻ cảm xúc, đồ dùng đồ chơi, kinh nghiệm với những ngƣời
gần gũi.
- Chỉ số 45: Sẵn sàng giúp đỡ khi ngƣời khác gặp khó khăn.
- Chỉ số 46: Có nhóm bạn chơi thƣờng xuyên.
- Chỉ số 47: iết chờ đến lƣợt khi tham gia hoạt động.
Chuẩn 11: Trẻ thể hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi ngƣời xung quanh.
- Chỉ số 48: Lắng nghe ý kiến ngƣời khác
- Chỉ số 49: Trao đổi ý kiến của mình với các bạn
- Chỉ số 50: Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè
- Chỉ số 51: Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và ngƣời lớn.
- Chỉ số 52: Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng ngƣời khác.


13

Dựa vào nhiệm vụ và nội dung mục tiêu giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ trong
mục tiêu giáo dục mầm non nhƣ:

- Phát triển cảm xúc lành mạnh ở trẻ nhỏ.
- Hình thành cho trẻ những mối quan hệ bạn bè gần gũi và thân thiện
- Giáo dục trẻ một số hành vi và quy tắc ứng xử xã hội.
- Phát triển một số tính cách cần thiết cho trẻ nhƣ sẵn sàng hợp tác chia sẻ với mọi
ngƣời, tự tin vào bản thân và khả năng của mình, dám suy nghĩ và hành động một
cách độc lập...
Chúng tơi đã đƣa ra nội dung giáo dục lịng nhân ái cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
- Giáo dục trẻ biết quan tâm giúp đỡ những ngƣời xung quanh.Yêu mến sẵn sàng
giúp đỡ cô giáo và các bạn bè trong lớp; kính trọng và quan tâm giúp đỡ ngƣời già
yếu; nhƣờng nhịn chăm sóc em nhỏ; niềm nở với mọi ngƣời.
- Giáo dục trẻ biết nhƣờng nhịn, chia sẻ với mọi ngƣời xung quanh. Không tranh
giành đồ chơi, đồ dùng với em nhỏ với bạn bè và biết chơi hòa thuận với bạn. Sẵn
sàng nhƣờng những đồ chơi đồ dùng mà mình u thích cho ngƣời khác.
- Giáo dục trẻ biết đồng cảm tức là có chung cảm xúc, cảm nghĩ, biết rung cảm
cùng ngƣời khác, đặt mình vào vị trí của ngƣời khác để thấu hiểu họ và vui buồn
cùng họ. Có biết đồng cảm thì trẻ mới biết động viên, giúp đỡ bạn và những ngƣời
xung quanh trong những lúc gặp khó khăn.
d. Biểu hiện lòng nhân ái của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Lòng nhân ái ở trẻ mầm non đƣợc thể hiện ở các tầng bậc xúc cảm, tình cảm,
nhận thức và hành động khác nhau. Nhƣ là sự quan tâm, giúp đỡ; sự chia sẻ,
nhƣờng nhịn; và sự đồng cảm. Những biểu hiện này thƣờng đƣợc thể hiện ở trẻ nhƣ
sau:
Biểu hiện của lòng nhân ái là hành động quan tâm, giúp đỡ mọi ngƣời xung
quanh. Khi thấy bạn bị ngã đau trẻ chạy lại đỡ bạn dậy; thấy cô giáo vất vả trẻ
muốn giúp đỡ, về nhà nhiều trẻ đã biết tự phục vụ bản thân, dọn dẹp đồ chơi, quan
tâm em bé...đó là những hành động đầy yêu thƣơng mà trẻ mang đến cho mọi ngƣời
nghĩa là mang đến cho họ niềm vui. Đó cũng là cái đích cuối cùng mà chúng ta giáo



14

dục lòng nhân ái cho trẻ. Cũng có lúc chúng ta thấy rằng, trẻ thật sự muốn hành
động để giúp đỡ ngƣời khác trong lúc khó khăn nhƣng khả năng của trẻ hạn chế
chúng ta hãy nhìn vào khn mặt lo lắng, nhìn vào thái độ, cách cƣ xử của trẻ thì
chúng ta dễ dàng nhận ra những gì đang chất chứa trong trái tim trẻ..
Biểu hiện của lòng nhân ái là sự nhƣờng nhịn, chia sẻ. Trẻ không tranh giành đồ
chơi, biết chơi hòa thuận với bạn. Sẵn sàng nhƣờng quà bánh, đồ dùng đồ chơi cho
bạn. Biết chia sẻ những thứ mà mình có cho những ngƣời khơng có. Biểu hiện chia
sẻ nhƣờng nhịn cho ta thấy đƣợc niềm yêu thƣơng của trẻ đối với mọi ngƣời xung
quanh chấp nhận phần thiệt thịi về mình để nhận lấy niềm vui của ngƣời khác.
Biểu hiện lòng nhân ái của trẻ là sự đồng cảm tức là trẻ thấu hiểu tâm tƣ tình cảm
của ngƣời khác. Có đồng cảm thì mới có sẻ chia (cùng ngƣời khác san sẻ niềm vui,
nỗi buồn làm cho họ vui càng thêm vui nỗi buồn đƣợc giảm bớt ), ngƣợc lại khi đã
sẻ chia thì ngƣời ta càng cảm thấy đồng cảm hơn.
Theo nhiều nhà tâm lý thì khả năng đồng cảm đã xuất hiện sớm ở trẻ sơ sinh,
nghe đứa trẻ khác khóc trẻ cũng khóc theo. Đến hai tuổi rƣỡi trẻ đã biểu hiện thái
độ đồng cảm khơng hồn tồn theo kiểu bắt chƣớc. Đến 5 – 6 tuổi trẻ đã có biểu
hiện thƣơng ngƣời nếu nhƣ có lúc chúng vơ tình thì chỉ vì chúng chƣa từng trải. Đặc
biệt giai đoạn 5 – 6 tuổi, trẻ đã có sự tự giác và chủ động hơn trong việc thể hiện sự
đồng cảm. Điều đó là do nhận thức, vốn kinh nghiệm của trẻ về các mối quan hệ xã
hội ngày càng mở rộng và sâu sắc hơn.
Nhu cầu đƣợc yêu thƣơng của trẻ mẫu giáo rất lớn. Trẻ thèm khát sự trìu mến
thƣơng yêu đồng thời rất lo sợ trƣớc những thái độ thờ ơ lạnh nhạt của mọi ngƣời
xung quanh đối với mình. Trẻ vui mừng khi đƣợc cơ giáo, bố mẹ, các bạn khen
ngợi, yêu thƣơng và cũng thật sự đau buồn khi bị ngƣời lớn ghét bỏ, bạn bè tẩy
chay. Trẻ thƣờng tỏ ra lo lắng buồn phiền khi nghƣời thân bị ốm đau, có chuyện
buồn và muốn đƣợc động viên chăm sóc họ. Trẻ 5 – 6 tuổi có mong muốn hiểu biết
về ngƣời khác nhƣ: thƣờng xuyên thắc mắc về hoạt động và mối quan hệ của ngƣời
lớn, thay đổi ý kiến của mình để mong nhận đƣợc sự hài lòng của ngƣời khác, muốn

thống nhất với bạn trong đánh giá...Trẻ hay để ý công việc chung, ý kiến, tình cảm,
sở thích, thói quen của ngƣời khác, sẵn sàng giúp đỡ khi đƣợc đề nghị ( rủ bạn chơi,


15

nhƣờng bạn khi tranh luận thích làm việc mà ngƣời lớn thích ). Trẻ cố gắng cƣ xử
tốt với mọi ngƣời: sẵn sàng tha thứ cho bạn khi bạn đã biết nhận lỗi; có thể chấp
nhận sự thất hứa của ngƣời khác khi họ có sự giải thích thỏa đáng. Một biểu hiện
tình cảm đặc biệt nữa là trẻ rất quan tâm em bé: cho quà, bế ẵm, trò chuyện, sẵn
sàng nhƣờng cho em bé những thứ mà chúng thích. Điều đó giải thích vì sao trẻ rất
thích các trò chơi nhƣ gia đình, mẹ con, bế búp bê...dƣờng nhƣ đó là lúc trẻ đƣợc
thỏa mãn nhu cầu tình cảm của mình, đƣợc bộc lộ thỏa mái cảm xúc, lời nói u
thƣơng mà chính nó ln có nhu cầu đƣợc ngƣời khác mang đến cho mình những
điều nhƣ thế.
Ở sự đồng cảm trẻ không chỉ nhận ra những thay đổi, những khó khăn của đối
tƣợng mà ở trẻ xuất hiện những biểu hiện nhƣ: băn khoăn, lo lắng, buồn bã, xót
thƣơng, khi nhận ra những điều tốt đẹp ở ngƣời khác thì có cảm giác đƣợc vui lây,
hạnh phúc cùng ngƣời khác... Thể hiện điều này nhiều khi đứa trẻ khơng nói ra mà
chúng ta cảm nhận đƣợc qua ánh mắt, nét mặt, thái độ, cử chỉ. Ở trẻ mầm non thể
hiện sự đồng cảm là một nấc thang quan trọng và rất phù hợp với lứa tuổi, nếu đứa
trẻ thƣờng xuyên có những biểu hiện nhƣ vậy là một điều vô cùng đáng quý thể
hiện một tâm hồn trong sáng, tràn ngập tình yêu thƣơng. Vì vậy “Giáo dục khả năng
đồng cảm với ngƣời khác và giáo dục khả năng hợp tác với mọi ngƣời ( hòa hợp)
đây cũng chính là những thành phần cốt lõi của lòng nhân ái” ( Adele Faber –
Elaine Mazlish. )
Không chỉ với con ngƣời mà với cả động vật cỏ, cây, hoa, lá và thế giới đồ vật
xung quanh, trẻ cũng nhìn chúng với ánh mắt trìu mến và đối xử với chúng nhƣ
những con ngƣời. Theo A. X. Macarenco: “ Phải xây dựng cho trẻ tình yêu thƣơng
mọi ngƣời và yêu mến, chăm sóc quan tâm đến vật nuôi, cây cảnh...sự thật là khó có

trẻ em nào trong gia đình ƣơng bƣớng, khơng kính nể và nhƣờng nhịn mọi ngƣời,
độc ác với con vật và cây cối mà sau thành trở thành ngƣời có lòng nhân ái đƣợc”.
Trong bài viết “ hình thành giá trị đạo đức đối với con em trong gia đình”, P TS.
Trần Kiểm đã cho rằng: “Một đứa trẻ khơng có lịng nhân ái khi hằng ngày nó thích
nghịch ác với con trùng và súc vật,em bắt chuột bỏ vào thùng nƣớc để xem nó vùng
vẫy tuyệt vọng nhƣ thế nào, em bắt chuồn chuồn vặt cánh để xem nó “bay” ra sao


16

?...” Sự xót thƣơng cho những cành cây bị gãy, lo lắng cho những con vật bị
đau...Kiểu nhìn sự vật bằng con mắt “nhân cách hóa” đầy yêu thƣơng nhƣ vậy là
hiện tƣợng phổ biến đối với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng.
Những cảm xúc với thiên nhiên nhƣ vậy thể hiện sự phong phú trong thế giới tình
cảm của trẻ, là cơ sở của tình yêu cuộc sống, yêu quê hƣơng đất nƣớc sau này, làm
cho trẻ lớn lên về tâm hồn...
Thể hiện tình cảm bằng hành động giúp đỡ, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn là mức
độ khó ở trẻ nhƣng chính những hành động đó là minh chứng sống động, đầy đủ
nhất biểu hiện lòng nhân ái của trẻ.Thực tế không phải lúc nào trẻ cũng có những
hành động can thiệp hiệu quả vì có những tình huống mà trẻ mầm non không đủ khả
năng, sức lực để giúp đỡ ngƣời khác.Trong quá trình giáo dục chúng ta phải linh
hoạt căn cứ vào từng hồn cảnh để đánh giá lịng nhân ái của trẻ. Nhiều khi những
hành động giúp đỡ của trẻ rất đơn giản, bình thƣờng nhƣ giúp bố mẹ quét nhà, cùng
chăm sóc vƣờn rau, cây cảnh, nhƣờng đồ chơi cho em nhỏ, giúp cô lau dọn lớp học,
sắp xếp góc chơi...Khơng chỉ thể hiện tình cảm với ngƣời thân mà có những trẻ đã
biết quan tâm đến ngƣời xa lạ nhƣ nhặt đồ đánh rơi cho ngƣời khác, chia sẻ quà
bánh, đồ chơi với bạn mới có thể giúp đỡ những ngƣời tàn tật...Tất cả những hành
động đều xuất phát từ những tình cảm chân thành, trong sáng của trẻ nhỏ là mầm
mống xây dựng nên những con ngƣời có nếp nghĩ đẹp, cách sống tốt giúp cho cuộc
đời này tƣơi sáng hơn.

1.2.2 Tổ chức hoạt động làm quen với văn học cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở
trường mầm non
a. Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
* Khái niệm hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
Đối với trẻ ở bậc học mầm non do khả năng còn hạn chế nên trẻ khơng thể tự
mình tiếp xúc với các tác phẩm văn học, chƣa tự mình hiểu đầy đủ về giá trị nội
dung cũng nhƣ giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Nhƣng trẻ vẫn có nhu cầu và khả
năng để tìm hiểu các tác phẩm ngắn gọn, nội dung không phức tạp, kết cấu ngôn
ngữ dễ hiểu. Vì vậy vai trị của giáo viên là rất quan trọng, giáo viên có nhiệm vụ
truyền đạt chính đối với trẻ là cầu nối giữa tác phẩm văn học và trẻ. Ở lứa tuổi này


17

ngƣời ta chƣa thể gọi việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học là việc dạy văn cho
các em mà gọi là “trẻ làm quen với văn học”. “Làm quen” chỉ ra mức độ tiếp xúc
ban đầu của trẻ với văn học. Thực chất của việc tiếp xúc này giáo viên sử dụng nghệ
thuật đọc, kể diễn cảm để đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe, giảng giải bằng mọi cách
để giúp các em hiểu đƣợc nội dung và hình thức của tác phẩm. Trên cơ sở đó giáo
viên dạy cho trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ, kể diễn cảm các câu chuyện hoặc đóng
kịch các tác phẩm văn học.
Theo PGS. TS Hà Nguyễn Kim Giang cho rằng: “Hoạt động cho trẻ làm quen
với tác phẩm văn học là quá trình bao gồm quá trình dạy của cơ và q trình học
của trẻ, thơng qua các tác phẩm văn học và về tác phẩm văn học” [5, tr13]
Giáo trình “Phƣơng pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” của Th.S Lê
Thị Tấn có định nghĩa về hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhƣ sau:
“Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một quá trình sƣ phạm, bƣớc đầu nhằm
giúp trẻ có những hiểu biết nhất định về văn học nghệ thuật. Qua đó góp phần giáo
dục tình cảm đạo đức, phát triển những cảm xúc thẩm mỹ và đặc biệt là phát triển
ngơn ngữ. Hay nói cách khác cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là thông qua

việc kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe và dạy trẻ học.
Từ những khái niệm trên chúng ta có thể hiểu: Hoạt động cho trẻ làm quen với
tác phẩm văn học là quá trình bao gồm những mối liên hệ giữa dạy và học, giữa
mục đích – nội dung – phương pháp – hình thức tổ chức để trẻ được tiếp xúc với tác
phẩm văn học và cảm thụ tác phẩm văn học, góp phần hình thành và phát triển toàn
diện nhân cách trẻ.
b. Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non
Ở trƣờng mầm non thƣờng có các hoạt động sau đây nhằm giúp trẻ làm quen với
các tác phẩm văn học.
Đọc thơ cho trẻ nghe: Yêu cầu chính là cho trẻ làm quen với vần nhịp với ngơn
ngữ thơ. Hình thành lòng u thơ cho trẻ.
Đọc chuyện cho trẻ nghe: Yêu cầu chính là cho trẻ làm quen với văn viết, chủ yếu
là phong cách miêu tả, gợi sự hƣớng dẫn đối với bài văn ở trẻ.
Kể chuyện cho trẻ nghe: Yêu cầu chính là cho trẻ thích nghe truyện, nắm đƣợc


×