Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro cây hoa phong lữ (pelargonium zonale l )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 58 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH – MƠI TRƢỜNG
  

NGUYỄN THỊ HOA

NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN QUY TRÌNH
NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY HOA PHONG LỮ
(Pelargonium zonale L.)

Đà Nẵng – Năm 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH – MƠI TRƢỜNG
  

NGUYỄN THỊ HOA

NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN QUY TRÌNH
NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY HOA PHONG LỮ
(Pelargonium zonale L.)

Ngành: Sƣ phạm Sinh học

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Bùi Thị Thơ

Đà Nẵng – Năm 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kì cơng trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Hoa


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện khoá luận tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm
ơn tất cả quý thầy cô Bộ môn Công nghệ Sinh học, Khoa Sinh – Môi trƣờng,
Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng. Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu
sắc đến cô giáo – Ths. Bùi Thị Thơ ngƣời đã ln tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ trực
tiếp cho tơi trong suốt q trình tơi thực hiện đề tài.
Tơi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo thuộc Khoa Sinh – Môi
trƣờng, Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng đã dạy bảo tôi trong suốt 4
năm học qua.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đã ln động
viên, khích lệ tơi cả về vật chất lẫn tinh thần để tơi có thể đạt đƣợc kết quả tốt nhất.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hoa



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................1
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................1
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................1
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
1.1. ĐẠI CƢƠNG VỀ HOA .......................................................................................3
1.1.1. Vai trị của hoa và tình hình sản xuất hoa .........................................................3
1.1.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa .......................................................................7
1.2. GIỚI THIỆU HOA PHONG LỮ (PELARGONIUM ZONALE L.) ...................10
1.3. SƠ LƢỢC VỀ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT....................................10
1.3.1. Lịch sử phát triển.............................................................................................11
1.3.2. Vai trò ..............................................................................................................12
1.3.3. Một số phƣơng pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật ..........................................13
1.3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến q trình ni cấy mơ tế bào thực vật ..................14
1.4. NHỮNG THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO CÁC
LOÀI HOA................................................................................................................18
1.4.1 Trong nƣớc .......................................................................................................18
1.4.2. Trên thế giới ....................................................................................................20
1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO CHI PELARGONIUM
TRÊN THẾ GIỚI ......................................................................................................22
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................25
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................25
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................25
2.2.1. Tái sinh chồi từ protocorm ..............................................................................26
2.2.2. Tạo rễ in vitro ..................................................................................................26
2.2.3. Huấn luyện cây ngoài vƣờn ƣơm ....................................................................26



2.2.4. Xử lí thống kê ..................................................................................................26
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................27
3.1. ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT ĐHST ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN NHANH CHỒI
IN VITRO CÂY HOA PHONG LỮ ..........................................................................27
3.1.1. Ảnh hƣởng của BA phối hợp NAA đến khả năng nhân nhanh chồi in vitro cây
hoa phong lữ ..............................................................................................................27
3.1.2. Ảnh hƣởng của KIN phối hợp riêng rẽ với IBA, NAA đến khả năng nhân
nhanh chồi in vitro cây hoa phong lữ ........................................................................29
3.2. ẢNH HƢỞNG CỦA MƠI TRƢỜNG DINH DƢỠNG KHỐNG VÀ
CHẤT ĐHST ĐẾN KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH RỄ IN VITRO CÂY HOA
PHONG LỮ ..............................................................................................................33
3.2.1. Ảnh hƣởng của môi trƣờng dinh dƣỡng khống đến khả năng hình thành
rễ in vitro cây hoa phong lữ ......................................................................................34
3.2.2. Ảnh hƣởng của môi trƣờng chứa chất ĐHST đến khả năng hình thành rễ
in vitro cây hoa phong lữ ..........................................................................................35
3.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA CÂY PHONG LỮ IN VITRO
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƢỚI:.............................................................................38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................41
4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................41
4.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................42


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
2,4 - D : diclorophenoxyacetic acid
BA

: 6-benzyl adenine


BAP

: 6-benzylaminopurine

B5

: Gamborg (1968)

cs

: cộng sự

ĐHST : điều hòa sinh trƣởng
EDTA : ethylendiamin tetraacetic axit
IAA

: indole 3-acetic acid

IBA

: indole 3-butyric acid

KC

: Knudson C (1965)

KIN

: kinetin


LS

: Linsmainer và Skoog (1965)

MS

: Murashige và Skoog (1962)

NAA

: α-naphthalen acetic acid

SH

: Schenk và Hildebrandt (1972)

TDZ

: thidiazuron (N-phenyl-N‟-1,2,3-thidiazol-5ylurea).

ZT

: zeatin


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng


Trang

1.1

Giá trị xuất khẩu hoa của một số nƣớc năm 2002.

5

1.2

Giá trị nhập khẩu hoa của một số nƣớc năm 2000.

5

1.3

Ngƣỡng nhiệt độ của một số cây hoa.

8

1.4

Ảnh hƣởng của một số tác nhân vô trùng.

16

3.1

Ảnh hƣởng của BA và NAA đến khả năng nhân nhanh chồi


28

in vitro cây phong lữ sau 3 tuần nuôi cấy.
3.2

Ảnh hƣởng của KIN và NAA đến khả năng nhân nhanh chồi

30

in vitro cây phong lữ sau 3 tuần nuôi cấy.
3.3

Ảnh hƣởng của KIN và IBA đến khả năng nhân nhanh chồi

31

in vitro cây phong lữ sau 3 tuần nuôi cấy.
3.4

Ảnh hƣởng của mơi trƣờng dinh dƣỡng khống đến khả

34

năng hình thành rễ in vitro cây phong lữ sau 3 tuần ni cấy.
3.5

Ảnh hƣởng của chất ĐHST đến khả năng hình thành rễ in vitro

35


cây phong lữ sau 3 tuần nuôi cấy.
3.6

Đánh giá khả năng sống sót của cây phong lữ in vitro trong
điều kiện nhà lƣới.

39


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình

Tên hình

Trang

2.1

Cây phong lữ ngồi tự nhiên.

25

2.2

Protocorm của cây phong lữ.

25


2.3

Sơ đồ thí nghiệm.

25

3.1

Chồi in vitro phát sinh từ protocorm sau 3 tuần nuôi cấy trên

29

môi trƣờng BA phối hợp với NAA:
(a) Chồi in vitro không phát sinh trên môi trƣờng MS bổ
sung 2,0 mg/L BA và 0,2 mg/L NAA.
(b) Chồi in vitro phát sinh trên môi trƣờng MS bổ sung 1,0
mg/L BA và 0,1 mg/L NAA.
(c) Chồi in vitro phát sinh trên môi trƣờng MS bổ sung 0,5
mg/L BA và 0,05 mg/L NAA.
3.2

Chồi in vitro phát sinh từ protocorm sau 3 tuần nuôi cấy trên

31

môi trƣờng KIN phối hợp với NAA:
(a) Môi trƣờng MS bổ sung 0,5 mg/L KIN và 0,05 mg/L NAA.
(b) Môi trƣờng MS bổ sung 1,0 mg/L KIN và 0,1 mg/L NAA.
3.3


Chồi in vitro không phát sinh từ protocorm sau 3 tuần nuôi

32

cấy trên môi trƣờng MS bổ sung 1,5 mg/L KIN phối hợp với
0,15 mg/L IBA.
3.4

Chồi in vitro hình thành rễ in vitro sau 3 tuần nuôi cấy:

35

(a) Môi trƣờng MS.
(b) Môi trng ẵ MS.
(c) Mụi trng ẳ MS.
3.5

Chi in vitro hỡnh thành rễ in vitro sau 3 tuần nuôi cấy trên
môi trƣờng ¼ MS bổ sung 1,0 mg/L IBA phối hợp với NAA
(0,1 – 1,0 mg/L):

36


(a) 0,10 mg/L NAA.
(b) 0,25 mg/L NAA.
(c) 0,50 mg/L NAA.
(d) 1,0 mg/L NAA.
3.6


Cây phong lữ in vitro sau 2 tuần đƣợc trồng thử nghiệm với
giá thể cát + xơ dừa + phân chuồng hoai mục + trấu hun
(1:1:1:1) ở nhà lƣới.

38


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển không ngừng về mọi mặt của xã hội, con ngƣời ai
cũng phải đối diện với rất nhiều áp lực từ công việc và gia đình. Để cuộc sống nhẹ
nhàng hơn, con ngƣời chúng ta ln có xu hƣớng quay về với thiên nhiên. Ngay từ
thời xa xƣa, ông cha ta đã biết đƣa hoa, cây cảnh vào không gian sống trong nhà. Và
thời nay cùng với nhu cầu vật chất của con ngƣời ngày càng cao thì nhu cầu tinh
thần chơi hoa và cây cảnh cũng tăng theo.
Hoa phong lữ (Pelargonium zonale L.) – hay còn gọi là phong lữ thảo, thiên
trúc quỳ. Là một lồi hoa đẹp, có nhiều màu sắc rực rỡ, tuổi thọ của cây kéo dài. Có
thể trồng hoa phong lữ trong các chậu dài, tròn kết hợp nhiều màu sắc đặt dọc ban
công, lối đi hoặc trồng thảm đều rất đẹp. Hoa phong lữ có nhiều ý nghĩa vì sự đa
dạng của chính nó. Tùy màu sắc khác nhau mà có một ý nghĩa nhất định. Bên cạnh
đó, nó cịn hấp dẫn bởi mùi hƣơng dễ chịu, đặc biệt chi Pelargonium thƣờng có hàm
lƣợng tinh dầu cao và rất nhiều cơng dụng [36]. Chính vì vậy nó đƣợc trồng phổ
biến trên khắp thế giới.
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu nhân giống in vitro
và thành phần tinh dầu của chi Pelargonium. Nhƣng cho đến nay, chỉ có duy nhất
một cơng trình nghiên cứu nhân giống in vitro về cây phong lữ Pelargonium zonale
L. tại Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Trang (2014) tuy nhiên, kết quả ở
đây chỉ là bƣớc đầu, chƣa có dữ liệu hồn chỉnh.

Xuất phát từ những cơ sở trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồn thiện qui
trình nhân giống in vitro cây hoa phong lữ (Pelargonium zonale L.).
2. Mục tiêu của đề tài
Hoàn thiện qui trình nhân giống in vitro hoa phong lữ.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp dẫn liệu khoa học về nhân giống in vitro cây hoa phong lữ.


2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở để nhân nhanh, cung cấp một số lƣợng lớn cây
giống sạch bệnh đáp ứng nhu cầu chơi hoa của ngƣời dân trong nƣớc.


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƢƠNG VỀ HOA
1.1.1. Vai trị của hoa và tình hình sản xuất hoa
a. Vai trò của hoa
Hoa là một sản phẩm đặc biệt của cây trồng, nói đến hoa là nói đến vẻ đẹp
của thiên nhiên đƣợc cây cỏ chắt lọc và ban tặng cho con ngƣời. Hoa trong cuộc
sống của con ngƣời chiếm một vị trí thẩm mỹ đặc biệt quan trọng, là tƣợng trƣng
của cái đẹp, là nguồn cảm giác ngọt ngào của cuộc sống. Bởi lẽ, từ khi con ngƣời
thoát khỏi cuộc sống hái lƣợm, biết nuôi trồng cây con thì cây hoa cũng đã bắt đầu
xuất hiện và gắn bó mật thiết với con ngƣời [21].
Hoa khơng chỉ đem lại cho con ngƣời sự thoải mái thƣ giãn khi thƣởng thức
vẻ đẹp của chúng mà còn đem lại cho những ngƣời sản xuất hoa giá trị kinh tế cao

hơn hẳn so với những cây trồng khác. Nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Hà Lan, Pháp,
Bungari… đã có nền sản xuất hoa rất phát triển và là nguồn thu nhập quan trọng của
đất nƣớc [28].
Nƣớc ta hiện có nhiều vùng trồng hoa có qui mơ lớn, nhiều kinh nghiệm nhƣ
Đà Lạt (Lâm Đồng), Mê Linh (Vĩnh Phúc), Tây Tựu, Vĩnh Tuy (Hà Nội), Đẳng Hải
(Hải Phòng), SaPa (Lào Cai)… Trong vài năm trở lại đây, đƣợc sự giúp đỡ của
Viện nghiên cứu Rau quả - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, một số địa
phƣơng đã xây dựng thành cơng mơ hình trồng hoa (hồng, cúc, đồng tiền, lay
ơn,…) áp dụng công nghệ tiên tiến đạt hiệu quả cao nhƣ Hƣng Hà (Thái Bình), Việt
Trì (Phú Thọ), Thị xã Hƣng Yên (Hƣng Yên)…. Rất nhiều hộ gia đình trồng hoa
cho thu nhập từ 10 – 15 triệu đồng/1 sào Bắc Bộ/năm [3].
Trong số những vùng trồng hoa, đáng kể nhất là vùng hoa ở huyện Mê Linh
(Hà Nội). Với khoảng 1.294 ha đất sản xuất hoa; trong đó, diện tích canh tác chủ
yếu là hoa hồng (chiếm 93,4%), cịn lại là hoa cúc, hoa loa kèn, hoa ly, hoa đào...
Đặc biệt kể từ năm 2011-2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai thực
hiện mơ hình hoa hồng chất lƣợng cao quy mô trên 40 ha tại vùng bãi Văn Qn, xã
Văn Khê; mơ hình trồng hoa ly chất lƣợng cao trong nhà lƣới với quy mô 0,3 ha.
Việc đƣa các mơ hình trồng hoa chất lƣợng cao vào sản xuất góp phần chuyển đổi


4

cơ cấu cây trồng và thay đổi tập quán canh tác từ sản xuất nhỏ lẻ, những cây trồng
có giá trị, hiệu quả kinh tế thấp sang sản xuất các cây trồng cho giá trị, hiệu quả
kinh tế cao (450 - 500 triệu đồng/ha/năm), góp phần tạo ra sản phẩm hoa chất lƣợng
cao phục vụ thị trƣờng và nâng cao đời sống cho ngƣời dân. Theo cơ quan ngôn
luận của Ủy ban dân tộc, ƣớc tính trung bình mỗi năm, huyện Mê Linh sản xuất
đƣợc trên 100 triệu bông, đạt giá trị khoảng 70 – 80 triệu đồng/ha, thậm chí có nơi
đạt tới 300 triệu đồng/ha.
Ngành hoa và sinh vật cảnh ở nƣớc ta đang trở thành ngành kinh tế có giá trị

thu nhập từ hoa, cây cảnh đã lên đến gần 1.000 tỉ đồng mỗi năm (trong năm 2003,
giá trị xuất khẩu khoảng 30 triệu USD). Đặc biệt, trồng và kinh doanh hoa, cây cảnh
còn giúp đẩy nhanh việc xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp ở nhiều địa phƣơng. Cụ thể, năm 2003 đã có hơn 30.000 hộ gia đình thốt
nghèo nhờ trồng hoa, cây cảnh, nhiều hộ gia đình trồng hoa có thu nhập gần 1 tỉ
đồng/hecta [28].
b. Tình hình sản xuất hoa
* Sản xuất hoa trên thế giới:
Ngày nay sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở
thành một ngành thƣơng mại cao. Sản xuất hoa mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh
tế các nƣớc trồng hoa cây cảnh, trong đó có các nƣớc châu Á. Hiện nay, sản xuất
hoa ở các nƣớc châu Á đang phát triển mạnh và cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh
thị trƣờng hoa trên thế giới [28].
Giá trị xuất nhập khẩu hoa và cây cảnh của thế giới tăng hàng năm. Năm
1996 là 7,5 tỷ đô la, trong đó từ thị trƣờng hoa của Hà Lan chiếm gần 50%. Sau đó
đến các nƣớc Cơlơmbia, Italia, Đan Mạch, Mỹ, Bỉ, Israen, Úc, Đức, Canada, Pháp,
Tây Ban Nha, Kênia, Ecuado… mỗi nƣớc trên 100 triệu đôla, tỷ lệ tăng trƣởng hàng
năm 10%. Đức và Mỹ là 2 quốc gia chiếm trên 50% thị trƣờng nhập khẩu hoa với
các loài hoa phổ biến là cẩm chƣớng, cúc, hồng, lay ơn, lan… [28].
Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng mở rộng và không ngừng tăng
lên. Ba nƣớc sản xuất hoa hoa lớn nhất chiếm 50% sản lƣợng hoa thế giới là Nhật
Bản, Hà Lan, Mỹ [28].


5

Hƣớng sản xuất hoa trên thế giới là tăng năng suất hoa, giảm chi phí lao
động, giảm giá thành hoa. Mục tiêu sản xuất hoa cần hƣớng tới là giống hoa đẹp,
tƣơi nhƣng chất lƣợng cao và giá thành sản phẩm thấp.
Bảng 1.1. Giá trị xuất khẩu hoa của một số nƣớc năm 2002

Nƣớc

Giá trị xuất khẩu (triệu Đô la)
Tổng

Tỉ lệ thay
năm

Cây

9012

790

3598

3858

774

+23

Hà Lan

4350

607

1515


2108

120

+17

Cơlơmbia

551

0

0

547

4

+25

Italy

546

3

352

92


100

+99

Đan mạch

527

5

428

6

88

+95

Bỉ

354

15

186

121

33


+26

Đức

297

13

229

25

29

+13

giới

số

Hoa cắt Lá cảnh

đổi

Củ

Tồn thế

2002/2001


Nguồn: Đào Thanh Vân, 2007
Bảng 1.2. Giá trị nhập khẩu hoa của một số nƣớc năm 2000
Nƣớc

Giá trị nhập khẩu (triệu Đô la)
Tổng

Tỉ lệ thay
năm

Cây

7.694

682

2.704

3.686

622

-3

Đức

1.458

59


550

715

134

-13

Mỹ

1.362

196

299

771

96

+6

Anh

845

36

248


534

28

-3

Pháp

834

61

354

384

36

-6

Hà Lan

742

29

180

369


165

-1

Nhật

392

112

71

167

42

+2

giới

số

Hoa cắt Lá cảnh

đổi

Củ

Toàn thế


2002/2001

Nguồn: Đào Thanh Vân, 2007


6

* Sản xuất hoa trong nƣớc:
Ở Việt Nam đã hình thành 3 vùng hoa lớn sau:
- Vùng hoa đồng bằng sơng Hồng: với khí hậu 4 mùa và nhiều vùng khí hậu
đặc thù nên rất thích hợp cho trồng nhiều loại hoa. Hoa đƣợc trồng ở hầu hết các
tỉnh của vùng trong đó tập trong nhiều ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng,
Nam Định, Hải Dƣơng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... Hoa ở vùng này chủ yếu phục vụ
tiêu thụ trong nƣớc và một số chủng loại nhỏ đã xuất khẩu sang Trung Quốc (hồng,
cúc..). Hồng là loài hoa phổ biến nhất chiếm 35%, tiếp đến là hoa cúc (30%), hoa
đồng tiền (10%), cịn lại là các lồi hoa khác (25%) [28].
- Vùng hoa Đà Lạt: Đà Lạt có điều kiện khí hậu thời tiết rất phù hợp cho
trồng các loại hoa, mặc dù diện tích khơng lớn nhƣng đây là nơi sản xuất các loại
hoa cao cấp với chất lƣợng tốt: phong lan, địa lan, hồng, đồng tiền… Diện tích
trồng các lồi hoa tăng 1,74 lần so với kế hoạch đề ra trong giai đoạn 1996-2000,
chỉ riêng năm 2000 đã thu hoạch đƣợc 25,5 triệu cành hoa [28].
- Vùng hoa đồng bằng sông Cửu Long: Đây là vùng có khí hậu ấm, nóng
quanh năm nên thích hợp với các loài hoa nhiệt đới: hoa lan, đồng tiền... TP Hồ Chí
Minh là nơi phát triển hoa lan nhiệt đới nhanh nhất trong cả nƣớc, nhiều trang trại
hoa lan đã hình thành [28].
Việc hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội thuận lợi cho việc mở rộng
thị trƣờng xuất khẩu hoa tƣơi Việt Nam ra thị trƣờng thế giới. Mà chủ yếu là xuất
khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Âu với các loại hoa chủ lực nhƣ:
cúc, cẩm chƣớng, hồng, lan, ly.
Theo TS. Phạm Xuân Tùng, hiện nay, cả nƣớc ta có khoảng 4.000 ha diện

tích sản xuất hoa cắt cành với sản lƣợng khoảng 3 tỷ cành hoa. Quy mơ về diện tích
này tƣơng đƣơng Tây Ban Nha, nƣớc đứng thứ 5 châu Âu về sản xuất hoa. Ngoài
ra, hằng năm nƣớc ta cịn có nhiều giống hoa đƣợc lai tạo và nhập nội (cát tƣờng,
hoa chuông, thu hải đƣờng, phong lữ…), nhiều tiến bộ kỹ thuật mới đƣợc nghiên
cứu và áp dụng trong sản xuất nên diện tích trồng hoa ngày càng đƣợc mở rộng,
chất lƣợng hoa đẹp và giá cả phải chăng.


7

1.1.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa
Nhƣ chúng ta vẫn thƣờng nói: Cơ thể và mơi trƣờng là một khối thống nhất.
Cơ thể thực vật luôn cần thiết các điều kiện ngoại cần mà ngƣời ta thƣờng gọi là các
nhân tố sinh thái để tồn tại, sinh trƣởng, phát triển và tái tạo nên thế hệ mới [18].
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phân bố của các loài hoa trên
thế giới. Các lồi hoa có nguồn gốc khác nhau thì u cầu về nhiệt độ để sinh
trƣởng và phát triển khác nhau:
Nhóm hoa có nguồn gốc nhiệt đới thƣờng yêu cầu nhiệt độ cao để sinh
trƣởng và phát triển: các loài hoa lan, hoa trà mi, hoa đồng tiền…
Nhóm hoa có nguồn gốc ôn đới thƣờng yêu cầu nhiệt độ thấp và mát mẻ để
sinh trƣởng và phát triển: hoa hồng, cúc, lily, huệ... [28].
Nhiệt độ là yếu tố quyết định đến sinh trƣởng, phát triển của cây hoa: từ sự
nảy mầm của hạt, sự tăng trƣởng của cây, sự ra hoa, kết quả và chất lƣợng hoa.
Nhiệt độ có thể có ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng của cây thông qua sự xn hố,
hoặc ảnh hƣởng đến q trình quang hợp, hô hấp và sự tạo thành các sản phẩm trao
đổi chất đặc biệt là các sắc tố và cuối cùng ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất.
Theo Nguyễn Xuân Linh và cs (2005) cây hoa cúc có nguồn gốc ơn đới, nên
ƣa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trƣởng và phát triển là từ 15 20oC, cúc có thể chịu đƣợc nhiệt độ từ 10 - 35oC, nhƣng nhiệt độ trên 35oC và dƣới
10oC sẽ làm cho cúc sinh trƣởng phát triển kém. Ở thời kì cây con, cúc yêu cầu

nhiệt độ cao hơn. Đặc biệt trong thời kì ra hoa, đảm bảo nhiệt độ cần thiết cho cúc
thì hoa sẽ to và đẹp. Ban ngày cây cần nhiệt độ cao để quang hợp, còn ban đêm nếu
nhiệt độ cao sẽ thúc đẩy quá trình hô hấp làm tiêu hao chất dự trữ trong cây [11].


8

Bảng 1.3. Ngƣỡng nhiệt độ của một số cây hoa
STT

Loại cây hoa

T˚ tối thấp

T˚ thích hợp

T˚ tối cao

1

Lay ơn

10 – 13˚C

20 – 25˚C

30˚C

2


Cẩm chƣớng

5˚C

17 - 25˚C

38˚C

Nguồn: KS Phạm Văn Duệ, 2005
Ngoài ra, trong sản xuất hoa, đặc biệt là hoa cắt cành ngƣời ta thƣờng phải
quan tâm đến chiều cao của cây hoa, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm càng lớn thì
thân cây sẽ càng kéo dài. Tăng nhiệt độ ban ngày so với ban đêm sẽ làm tăng chiều
dài lóng đối với nhiều lồi cây.
b. Ẩm độ
Nƣớc đƣợc coi nhƣ là một nhu cầu sinh lí của cây, vì vậy nó trở thành một
yếu tố quyết định đến sự sinh trƣởng và phát triển của cây và nhu cầu về nƣớc cũng
thay đổi trong từng giai đoạn. Chẳng hạn, khi cây còn non hoặc đang ở thời kỳ sinh
trƣởng mạnh, thời kỳ cây ra hoa làm quả yêu cầu nƣớc nhiều hơn khi cây già hoặc ở
thời kỳ sinh trƣởng yếu hoặc ngủ nghỉ. Sự thiếu hụt hoặc dƣ thừa khơng đáp ứng
đƣợc nhu cầu nƣớc thì cây sẽ sinh trƣởng phát triển hạn chế hoặc ngừng sinh
trƣởng.
Ngoài ra, nƣớc tích luỹ lại trong đất làm cho khơng khí trong đất bị thiếu, rễ
cây không hô hấp đƣợc sẽ nhanh chóng bị chết, một số lồi hoa, rễ chỉ cần bị ngập
trong nƣớc 1 ngày đã có thể bị chết. Trong trƣờng hợp đất trồng hoa quá nhiều
nƣớc, cây bị úng ngập, sinh trƣởng và phát triển của cây bị ngƣng trệ, đồng thời độ
ẩm khơng khí và độ ẩm đất quá cao sâu bệnh sẽ phát triển mạnh, hoa cho năng suất
thấp, chất lƣợng kém [28]. Mỗi loại hoa yêu cầu ẩm độ khác nhau. Đối với hoa
hồng thuộc ôn đới yêu cầu độ ẩm đất thƣờng khoảng 70 – 80%, nếu khống chế ẩm
độ thích hợp thì độ dài cành tăng thêm trung bình 8,2% [20].
c. Ánh sáng

Ánh sáng là điều kiện cần thiết cho sự sinh trƣởng, phát triển của cây hoa
nói chung và hoa hồng nói riêng. Ánh sáng cung cấp năng lƣợng cho phản ứng


9

quang hợp, tạo ra chất hữu cơ cho cây, có tới 90% chất khô trong cây là do
quang hợp tạo nên. Cƣờng độ quang hợp phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng, thiếu
ánh sáng cây không thể quang hợp đƣợc, quang hợp phụ thuộc vào thành phần
quang phổ của ánh sáng và cƣờng độ chiếu sáng. Cƣờng độ quang hợp của cây
hoa tăng khi cƣờng độ chiếu sáng tăng. Song nếu cƣờng độ ánh sáng vƣợt quá
giới hạn, thì quang hợp bắt đầu giảm. Đối với hoa hồng, nếu giảm ánh sáng thì
năng suất, chất lƣợng đều giảm [19].
Căn cứ vào yêu cầu về thời gian chiếu sáng, cây hoa có thể đƣợc chia thành 3
nhóm sau: cây ngày dài (hoa Tuylip Curcuma alismatifolia), cây ngày ngắn (hoa
cúc Chrysanthemum sp.), cây trung tính (hoa hồng, đồng tiền). Nếu cây ngày dài
đƣợc trồng trong điều kiện ngày ngắn thì sự tích luỹ hydrat cacbon giảm, cây không
ra hoa. Hoặc cây ngày ngắn trồng trong điều kiện ngày dài, lƣợng hydrat cacbon
tăng nhanh, dẫn đến cây sinh trƣởng mạnh, cây cũng không ra hoa [28].
d. Hàm lượng CO2
Lƣợng CO2 ảnh hƣởng tới quang hợp, sinh trƣởng và phát dục. Nhìn chung
các loại hoa có 2 phản ứng với việc bổ sung CO2; phản ứng trực tiếp làm tăng
quang hợp, tích lũy chất khơ và phản ứng gián tiếp là phản ứng hình thái với đặc
trƣng là làm tăng sự nảy mầm và tăng số lƣợng hoa. Bổ sung thêm CO2 có thể làm
tăng sản lƣợng và chất lƣợng hoa. Nếu kết hợp xử lý cả 2 yếu tố ánh sáng và CO2 có
thể tăng đƣợc 69% hoa thƣơng phẩm [5].
Có nhiều tài liệu cho biết tuy ở hai phía Đơng và Tây cƣờng độ chiếu sáng
tƣơng đƣơng nhƣng lƣợng hoa phía Đơng nhiều hơn hẳn lƣợng hoa phía Tây, điều
này đƣợc lí giải do q trình hơ hấp ban đêm sinh ra nhiều CO2, khi mặt trời lên thì
hƣớng Đơng quang hợp trƣớc và hút hết khí CO2 [5].

e. Đất
Đất là một yếu tố môi trƣờng cơ bản nhất, là nơi nâng đỡ cây trồng, cung cấp
nƣớc, dinh dƣỡng và khơng khí cho sự sống của cây hoa. Phần lớn các cây hoa đều
yêu cầu đất tốt, nhiều mùn, tơi xốp, thoát nƣớc, có khả năng giữ ẩm, tầng canh tác
dày [23].


10

Theo Đặng Văn Đông và cs, đối với hoa hồng, đất trồng hoa tốt nhất là đất
đen, đá vôi (đất fegarit) hoặc đất giàu mùn. Loại đất này kết cấu viên tốt, khối lƣợng
riêng nhỏ, khả năng giữ mùn tốt, thống khí, có lợi cho sự phát triển của bộ rễ. Hoa
hồng cần đất có tầng canh tác dày từ 50 cm trở lên, đồng thời mực nƣớc ngầm sâu
trên 40 cm. Mực nƣớc ngầm cao rễ kém phát triển, sản lƣợng thấp [4] [5].
1.2. GIỚI THIỆU HOA PHONG LỮ (PELARGONIUM ZONALE L.)
Phong lữ là một loài hoa đẹp, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trƣởng và phát
triển của cây từ 22 - 25˚C. Hoa mang trong mình nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc
vào màu sắc. Nếu nhƣ phong lữ sẫm màu tƣợng trƣng cho sự mất mát, u sầu thì
phong lữ lá sồi lại thể hiện một tình bạn chân thành. Phổ biến và đƣợc ƣa chuộng
nhất vẫn là phong lữ đỏ hoặc hồng, với hƣơng thơm ngát, tƣợng trƣng cho sự ƣu ái.
Ngoài giá trị làm cảnh, cây phong lữ còn đƣợc trồng để lấy tinh dầu. Tinh dầu có
trong lá của cây phong lữ, khi vị nát bạn có thể ngửi thấy mùi chanh hoặc bạc hà,
thơng, trái cây, thậm chí là cả socola. Chính vì mùi hƣơng tuyệt vời mà loại phong
lữ thảo này đƣợc ví nhƣ "Thiên thần nƣớc hoa".
Tinh dầu là một hợp chất phức tạp đƣợc sản xuất từ thực vật có vai trị trong
việc chống lại vi khuẩn, vi rút, nấm và sâu bệnh [46]. Ngoài ra, tinh dầu cũng có thể
đƣợc sử dụng để bảo quản thực phẩm, hƣơng liệu, kháng sinh, thuốc giảm đau, an
thần… Ngày nay, chất chống oxy hóa, chống ung thƣ, kháng virut, nấm và hoạt tính
kháng khuẩn của tinh dầu cũng nhƣ thành phần của chúng ngày càng đƣợc nghiên
cứu rộng rãi [32] [33] [47].

1.3. SƠ LƢỢC VỀ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là thuật ngữ dùng để chỉ q trình ni cấy vơ
trùng các cơ quan, mô, tế bào thực vật trên môi trƣờng nuôi cấy đƣợc xác định rõ và
việc nuôi cấy đƣợc duy trì dƣới các điều kiện kiểm sốt. Cịn thuật ngữ nhân giống
vơ tính in vitro hay cịn gọi vi nhân giống là phƣơng pháp ứng dụng các kỹ thuật
nuôi cấy mô để nhân giống với số lƣợng lớn, trong thời gian ngắn và giảm giá thành
[12] [25].


11

1.3.1. Lịch sử phát triển
Năm 1838, hai nhà sinh vật học Đức là Schleiden và Schwann đề xƣớng học
thuyết tế bào và nêu rõ: “Mọi cơ thể sinh vật phức tạp đều gồm nhiều đơn vị nhỏ,
các tế bào hợp thành”. Các tế bào đã phân hoá đều mang các thơng tin di truyền có
trong tế bào đầu tiên, đó là trứng sau khi thụ tinh và là những đơn vị độc lập từ đó
có thể xây dựng lại tồn bộ cơ thể.
Năm 1902, Haberlandt là ngƣời đầu tiên đƣa các giả thiết của Schleiden và
Schwann vào thực nghiệm. Ông viết trong một tác phẩm nhƣ sau: “Để kết luận, tôi
tin tƣởng rằng tôi đã không đƣa ra một tiên đốn q táo bạo nếu cho rằng bằng
cách ni cấy, ngƣời ta có khả năng tạo thành cơng các phơi nhân tạo từ các tế bào
sinh dƣỡng”. Ông đã gặp thất bại trong nuôi cấy các tế bào đã phân hoá tách từ một
số cây một lá mầm nhƣ: Erythronium, Ornithogalum, Tradescantia. Ngày nay,
chúng ta biết rất rõ nguyên nhân thất bại của ơng vì cây một lá mầm là đối tƣợng rất
khó ni cấy. Hơn nữa, ơng lại dùng các tế bào đã mất hết khả năng tái sinh.
Năm 1922, Kote (học trò Haberlandt) và Robbins (nhà khoa học ngƣời Mỹ)
đã lặp lại thí nghiệm của Haberlandt và ni cấy đƣợc đỉnh sinh trƣởng tách ra từ
đầu rễ của một loại cây thuộc họ hòa thảo tạo ra hệ rễ nhỏ và có cả rễ phụ. Tuy
nhiên, sự sinh trƣởng nhƣ vậy chỉ tồn tại trong một thời gian sau đó chậm lại và
ngừng hẳn mặc dù tác giả đã chuyển sang môi trƣờng mới.

Năm 1934, White J.P. thông báo nuôi cấy thành công trong một thời gian dài
đầu rễ cà chua (Lycopersicum esculentum) trong môi trƣờng lỏng chứa khống,
glucose, và nƣớc chiết nấm men. Sau đó, White cũng là ngƣời chứng minh có thể
thay thế nƣớc dịch chiết nấm men bằng hỗn hợp ba loại Vitamin nhóm B, Thiamin
(B1), Pyridoxin (B6) và Nicotinic acid.
Năm 1937, Gautheret và Nobecout đã tạo ra và duy trì đƣợc sự sinh trƣởng
mơ sẹo cây cà rốt trong một thời gian dài trên môi trƣờng thạch cứng.
Năm 1941, Overbeck đã chứng minh đƣợc vai trị của chất kích thích sinh
trƣởng trong ni cấy phơi họ cà. Trong thời gian này chất kích thích sinh trƣởng
nhân tạo thuộc nhóm auxin đã đƣợc nghiên cứu và tổng hợp hóa học thành cơng. Và


12

năm 1948, Steward đã xác định đƣợc tác dụng của nƣớc dừa trong nuôi cấy mô sẹo
cây cà rốt.
Năm 1955, ngƣời ta tìm ra tác dụng kích thích phân bào của KIN. Sau đó các
chất cytokinine khác nhƣ BAP, ZT cũng đƣợc phát hiện.
Năm 1957, SKoog và Miller công bố kết quả nghiên cứu về tỷ lệ giữa
kinetin/auxin đối với sự hình thành các cơ quan từ mơ sẹo trên cây thuốc lá.
Từ năm 1954 đến năm 1959 kỹ thuật tách và nuôi cấy tế bào đơn đã đƣợc
phát triển, các tác giả đã gieo tế bào đơn và nuôi cấy tạo đƣợc cây hoàn chỉnh.
Năm 1966, Guha và Mahheswari nuôi cấy thành công tế bào đơn bội từ nuôi
cấy túi phấn cây cà độc dƣợc.
Năm1967, Bougin và Nistsh tạo thành công cây đơn bội từ túi phấn cây
thuốc lá.
Từ 1980 đến 1992 hàng loạt các thành công mới trong lĩnh vực công nghệ
gen thực vật đã đƣợc công bố.
Khả năng ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật dễ thấy nhất là trong lĩnh
vực nhân giống và phục tráng cây trồng. Từ đó đến nay, cơng nghệ ni cấy mô

tế bào thực vật đã đƣợc phát triển với tốc độ nhanh trên rất nhiều loại cây khác
nhau [14].
1.3.2. Vai trò
a. Về mặt lý luận sinh học cơ bản
Trong một cơ thể rất khó phân biệt đƣợc từng giai đoạn một cách cụ thể và
chính xác theo chu kỳ phát triển của cá thể. Phƣơng pháp nuôi cấy mô có thể khắc
phục đƣợc khó khăn trên và dễ dàng tạo ra các bƣớc phát sinh hình thái đƣợc phân
biệt một cách rõ rệt. Điều này tạo thuận lợi cho công tác nghiên cứu về các qui luật
sinh trƣởng, phát triển cùng mối quan hệ giữa chúng với bên ngoài. Từ đó có thể
tìm ra các mấu chốt thúc đẩy sự phát triển của cây trồng theo hƣớng mong muốn.
Bằng phƣơng pháp ni cấy mơ và tế bào, có thể nghiên cứu mối quan hệ giữa ký
sinh và ký chủ. Nhƣ vậy rõ ràng nhiều vấn đề về bệnh lý sẽ đƣợc giải quyết một
cách cơ bản. Từ đó tìm ra những cơ chế miễn dịch của thực vật giúp cho việc phòng
bệnh cây tốt hơn và đỡ tốn kém hơn [24].


13

b. Về mặt thực tiễn sản xuất
Phƣơng pháp nuôi cấy mô đƣợc sử dụng để đảm bảo và nhân nhanh các cây
q, có kinh tế giá trị cao. Hiện nay, phƣơng pháp này ngày càng phổ biến trong
công tác gây giống cây trồng. Bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô, trong thời gian ngắn
có thể tạo đƣợc một số lƣợng sinh khối lớn và sinh khối tạo ra vẫn giữ nguyên thuộc
tính, nghĩa là vẫn giữ đƣợc khả năng tổ hợp các chất thứ cấp nhƣ alkaloid. Glycosid
dùng trong y học, chất dinh dƣỡng trong công nghiệp thực phẩm, những chất kìm
hãm sinh trƣởng của các vi sinh vật trong nơng nghiệp [24].
1.3.3. Một số phƣơng pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
a. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
Sau khi vô trùng, đỉnh sinh trƣởng sẽ đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng thích
hợp chứa đầy chất dinh dƣỡng khống vơ cơ và hữu cơ hoặc mơi trƣờng khống có

bổ sung chất kích thích sinh trƣởng thích hợp. Từ một đỉnh sinh trƣởng, sau một
khoảng thời gian nuôi cấy nhất định, mẫu sẽ phát triển thành một chồi hay nhiều
chồi. Chồi tiếp tục phát triển vƣơn thân, ra lá và rễ để trở thành một cây hoàn chỉnh.
Cây con đƣợc chuyển ra đất có điều kiện sinh trƣởng phát triển bình thƣờng [14].
b. Nuôi cấy mô sẹo
Mô sẹo là một khối tế bào phát triển vơ tổ chức, hình thành do sự phản phân
hóa của các tế bào đã phân hóa. Mơ sẹo sẽ phát triển nhanh khi môi trƣờng tạo mô
sẹo có sự hiện diện của auxin. Khối mơ sẹo có khả năng tái sinh thành cây hồn
chỉnh trong mơi trƣờng khơng có chất kích thích tạo mơ sẹo. Ni cấy mô sẹo
thƣờng đƣợc thực hiện đối với các loại thực vật khơng có khả năng ni cấy đỉnh
sinh trƣởng. Từ một cụm tế bào mơ sẹo có thể tái sinh cùng lúc nhiều chồi hơn là
nuôi cấy đỉnh sinh trƣởng, tuy nhiên mức độ phát sinh biến dị tế bào soma lại cao
hơn [14].
c. Nuôi cấy tế bào đơn
Khối mô sẹo đƣợc nuôi cấy trong môi trƣờng lỏng và lắc với tốc độ phù
hợp sẽ tách thành nhiều tế bào riêng lẻ gọi là tế bào đơn. Tế bào đơn đƣợc lọc và
nuôi cấy trên môi trƣờng đặc biệt để tăng sinh khối. Với các cơ chất thích hợp
đƣợc bổ sung vào môi trƣờng nuôi cấy tế bào đơn, ta có khả năng thu đƣợc các


14

chất có hoạt tính sinh học. Sau một thời gian nuôi cấy kéo dài trong môi trƣờng
lỏng, tế bào đơn đƣợc tách ra và trải trên môi trƣờng thạch. Khi mơi trƣờng
thạch có bổ sung auxin, tế bào đơn phát triển thành cụm tế bào mơ sẹo. Khi mơi
trƣờng có tỷ lệ auxin và cytokinin thích hợp thì tế bào đơn có khả năng tái sinh
thành cây con hồn chỉnh [14].
d. Nuôi cấy Protoplast – chuyển gen
Protoplast (tế bào trần) là tế bào đơn đƣợc tách lớp vỏ cellulose, có sức sống
và duy trì đầy đủ chức năng sẵn có. Trong điều kiện ni cấy thích hợp, protoplast

có khả năng tái sinh màng tế bào, tiếp tục phân chia và tái sinh thành cây hoàn
chỉnh. Khi tế bào mất vách và tiến hành dung hợp, hai protoplast có khả năng dung
hợp với nhau tạo ra tế bào lai, đặc tính này cho phép cải thiện giống cây trồng. Quá
trình dung hợp protoplast có thể đƣợc thực hiện trên hai đối tƣợng cùng lồi hay
khác lồi [14].
e. Ni cấy hạt phấn đơn bội
Hạt phấn ở thực vật nuôi cấy trên môi trƣờng thích hợp tạo mơ sẹo. Mơ sẹo
này đƣợc tái sinh thành cây hoàn chỉnh là cây đơn bội [14].
1.3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến q trình ni cấy mô tế bào thực vật
a. Mô nuôi cấy
Việc chọn mẫu thực vật để sử dụng trong q trình ni cấy có vai trị quyết
định đến sự thành cơng của thí nghiệm, nếu chọn sai mẫu chúng ta sẽ không thu
nhận đƣợc kết quả, hoặc thu đƣợc những cây sẽ không phát triển mạnh, thậm chí
cây có thể ngừng phát triển ở một giai đoạn nhất định [13]. Các kết quả nghiên cứu
cho thấy để bắt đầu nghiên cứu nhân giống vơ tính một cây nhất định, ngƣời ta
thƣờng chú trọng đến các chồi bên và mô phân sinh đỉnh [14]. Tuy nhiên, nguồn
ngun liệu sử dụng cho q trình ni cấy mô tế bào thực vật là rất đa dạng. Có
thể kể đến cơng trình nghiên cứu của Phan Duy Hiệp và cs (2014) đã sử dụng hạt
của cây sâm bố chính (Hibiscus sagittifolius Kurz) thu từ tự nhiên làm nguyên liệu
khởi đầu để nghiên cứu ảnh hƣởng của chất điều hịa sinh trƣởng thực vật lên sự
phát sinh hình thái của một số giống sâm bố chính (Hibiscus sagittifolius Kurz)
trong điều kiện in vitro [6]. Bùi Văn Thế Vinh và cs (2011) đã tiến hành nghiên cứu


15

tái sinh chồi trực tiếp từ mẫu cấy lá của cây dầu mè (Jatropha curcas L.) đƣợc tách
ra từ cây con in vitro hoặc cây trƣởng thành ngoài tự nhiên [29].
b. Vô trùng trong nuôi cấy
Môi trƣờng nuôi cấy mô thực vật có chứa đƣờng, muối khống và vitamin,

thích hợp cho các loài nấm, vi khuẩn phát triển. Do tốc độ phân chia tế bào của nấm
và vi khuẩn lớn hơn rất nhiều so với tế bào thực vật nên nếu môi trƣờng nuôi cấy bị
nhiễm vài bào tử nấm hoặc vi khuẩn thì sau vài ngày đến một tuần tồn bộ bề mặt
mơi trƣờng ni cấy và mẫu cấy sẽ phủ đầy nấm, khuẩn, thí nghiệm phải loại bỏ vì
trong điều kiện này mơ cấy khơng thể phát triển và chết dần. Khác với thí nghiệm vi
sinh có thể kết thúc trong vài ngày, mức độ vô trùng trong thí nghiệm ni cấy mơ
thực vật địi hỏi rất cao mới có hi vọng thành cơng.
Mơ cấy có thể là các bộ phận khác nhau của thực vật, tùy theo sự tiếp xúc
với mơi trƣờng bên ngồi mà các bộ phận này chứa nhiều hay ít vi khuẩn, nấm. Và
phƣơng pháp vô trùng mẫu cấy phổ biến hiện nay là dùng các chất hóa học có hoạt
tính diệt nấm, khuẩn. Hiệu lực diệt nấm, khuẩn của các chất này phụ thuộc vào thời
gian xử lý, nồng độ và khả năng xâm nhập của chúng trên bề mặt mô cấy. Các chất
kháng sinh ít đƣợc sử dụng vì tác dụng khơng triệt để và ảnh hƣởng xấu lên sự sinh
trƣởng của mô cấy [14].
Street (1974), đƣa ra khái niệm về nồng độ và thời gian sử dụng các chất diệt
nấm, khuẩn để xử lý mô cấy nhƣ sau:
Bảng 1.4. Ảnh hƣởng của một số tác nhân vô trùng

Tác nhân vô trùng

Nồng độ % Thời gian xử lý (phút)

Hiệu quả

Hypochlorite canxi

9 – 10

5 – 30


Rất tốt

Hypochlorite natri

2

5 – 30

Rất tốt

Hydroperoxid (H2O2)

10 – 12

5 – 15

Tốt

Nƣớc Brom

1– 2

2 – 10

Rất tốt

HgCl2

0,1 – 1


2 – 10

Trung bình

Chất kháng sinh

4 – 50 mg/l

30 – 60

Khá tốt


×