Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu kiến thực bản địa của người dân địa phương trong sử dụng và phát triển rau rừng tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 94 trang )

ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian 2 năm học tập tại nhà trường, để chuẩn bị cho Luận văn
thạc sĩ, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Hoàng Văn Sâm tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kiến thức bản địa của người dân địa phương
trong sử dụng và phát triển rau rừng tại tỉnh Lào Cai”.
Luận văn được hoàn thành với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân tơi.
Ngồi ra, tơi cũng đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo,
bạn bè ở trường Đại học Lâm Nghiệp và cán bộ, công nhân viên kiểm lâm
tỉnh Lào Cai, cùng với cộng đồng nhân dân địa phương đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tơi trong suốt q trình thực tập để điều tra và thu thập số liệu.
Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thày cô giáo
trường Đại học Lâm Nghiệp - những người đã trực tiếp truyền thụ kiến thức
và giảng dạy tôi trong 2 năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến thầy giáo, TS. Hoàng Văn Sâm là người trực tiếp đã hướng dẫn tận
tình, giúp đỡ tơi hồn thành tốt Luận văn này. Tơi xin cảm ơn Chương trình
nghiên cứu sinh kế vùng cao (thơng qua đề tài nghiên cứu của TS. Hoàng Văn
Sâm) đã hỗ trợ tơi trong q trình làm Luận văn thạc sĩ này.
Với thời gian và năng lực có hạn, Luận văn của tôi chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. Vì vậy, tơi rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo và các bạn sinh viên để tiếp tục
hoàn thiện Luận văn của mình. Tơi xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả tính
tốn là trung thực và được trính dẫn rõ ràng.
Một lần nữa, tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2011
Học viên

Tạ Quang Trung



ii

MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa.......................................................................................................
Lời cảm ơn ..........................................................................................................
Mục lục ................................................................................................................
Danh mục các bảng .............................................................................................
Danh mục các hình ảnh .......................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 2
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4
1.1. Về sử dụng rau rừng ............................................................................... 4
1.1.1. Lược sử nghiên cứu trên thế giới ................................................... 4
1.1.2. Nghiên cứu rau rừng tại Đông Dương ............................................ 5
1.1.3. Tại Việt Nam ................................................................................... 7
1.2. Về nhân giống ........................................................................................ 9
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................ 10
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................ 12
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 17
2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 17
2.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 17
2.3. Nội dung ............................................................................................... 17
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 17
2.4.1. Công tác ngoại nghiệp................................................................... 17
2.4.2. Công tác nội nghiệp ...................................................................... 21
2.5. Phương pháp thử nghiệm nhân giống bằng hom ................................. 22



iii

Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 27
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên ................................................................ 27
3.2. Dân số, dân tộc, tổ chức hành chính .................................................... 28
3.3. Tài nguyên thiên nhiên ......................................................................... 29
3.4. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................ 32
3.5. Nguồn lao động: ................................................................................... 35
3.6. Giáo dục và đào tạo..............................................................................36
3.7. Y tế.......................................................................................................36
Chương 4: K ẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ..................................... 37
4.1. Thành phần rau rừng tại khu vực nghiên cứu ...................................... 37
4.1.1. Đa dạng về loài.............................................................................. 37
4.1.2. Đa dạng về họ................................................................................ 38
4.1.3. Đa dạng về chi ............................................................................... 40
4.1.4. Đa dạng về dạng sống ................................................................... 41
4.1.5. Đa dạng về bộ phận sử dụng ......................................................... 42
4.2. Kiến thức bản địa trong sử dụng rau rừng ........................................... 44
4.2.1. Vai trò của rau rừng đối với đời sống của người dân ................... 44
4.2.2. Tình hình sử dụng rau rừng ........................................................... 45
4.2.3. Một số kiến thức bản địa trong xử lý rau rừng ............................. 50
4.2.4 Tình hình khai thác, sử dụng và gây trồng rau rừng. ..................... 51
4.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống một loài rau rừng có giá trị trong khu
vực nghiên cứu ................................................................................................ 52
4.3.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái của Bò khai ..................................... 52
4.3.2. Kết quả giâm hom ......................................................................... 54
4.3.3. Kỹ thuật nhân giống bằng hom cây Bò khai ................................. 57
4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn phát triển rau rừng tại địa phương. 60



iv

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


i

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

4.1

Đánh giá vị trí của các taxon của từng ngành so với tồn khu vực

37

4.2

Vị trí của các taxon trong ngành hạt kín

37

4.3


Một số họ có số lồi nhiều nhất

39

4.4

Mười chi có nhiều lồi nhất

40

4.5

Đa dạng về dạng sống

42

4.6

Mười bộ phận được sử dụng nhiều trong rau ăn

43

4.7

Số lượng loài rau ăn theo dân tộc sử dụng

45

4.8


Bảng tổng hợp phương thức sử dụng rau rừng tại khu vực nghiên cứu

49

4.9

Theo dõi tỷ lệ hom sống ở các cơng thức thí nghiệm

55

4.10

Ảnh hưởng của chất kích thích tới chất lượng bộ rễ của hom

57

4.11

Ảnh hưởng của chất kích thích tới chất lượng chồi của hom

57

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Tên hình

TT

Trang


4.01

Cây Bị khai mới trồng

56

4.02

Cây Bị khai mọc ở rừng

56


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là quốc gia nằm ở khu vực nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của khí
hậu nhiệt đới ẩm gió mùa kết hợp với địa hình phức tạp nên Việt Nam có hệ
thực vật rất đa dạng và phong phú với những nét đặc trưng riêng. Đất nước ta
thuộc mỏm phía Đơng Nam của lục địa Á - Âu, với bờ biển dài khoảng 3.300
km, nước ta nằm trên đường di cư của nhiều khu hệ thực vật khác nhau. Theo
ước tính, hệ thực vật nước ta có khoảng 1.500 lồi, có tác dụng về nhiều mặt
như lấy gỗ, làm dược liệu, làm lương thực, thực phẩm...trong đó có khoảng
300 lồi có thể ăn được và được người dân sử dụng như một loài rau trong
bữa cơm gia đình.
Rau là thức ăn rất cần thiết cho cơ thể và không thể thiếu trong bữa ăn
hàng ngày của các gia đình Việt Nam. Các loại rau khác nhau có thể chế biến
thành các món ăn khác nhau, hay một loại rau cũng có thể chế biến thành các
món khác nhau tùy theo nhu cầu, khẩu vị ăn uống và sự khéo léo của mỗi
người. Rau không chỉ giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn mà cịn có các tác

dụng khác như giúp cho q trình tiêu hóa tốt hơn, tránh các bệnh về đường
ruột...giúp con người có sức khỏe tốt hơn.
Ba phần tư diện tích lãnh thổ nước ta là đồi núi, là nơi cư trú của
khoảng 30 triệu người thuộc 54 dân tộc, trong đó chủ yếu là người dân tộc
thiểu số. Cuộc sống của họ phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên. Cách sử dụng các
nguồn tài nguyên đã trở thành một phần trong văn hoá, là bản sắc riêng của
mỗi dân tộc, đó là kiến thức được lưu giữ trong cộng đồng. Những kiến thức
này được tích luỹ, truyền đạt thơng qua các hoạt động thường nhật của người
dân như khai thác sử dụng nguồn thực phẩm từ rừng.
Cùng với sự phát triển của đất nước, của công nghệ khoa học kỹ thuật
dẫn đến việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiều làm cho lượng
rau sạch và rau an toàn ngày càng giảm. Do vậy, rau rừng ngày càng được sử


3

dụng nhiều hơn, nhiều lồi cịn trở thành đặc sản được nhiều người ưa chuộng
như rau Sắng, Bò khai, Hoa chuối...
Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của
nước ta đang bị suy thoái, tài nguyên thực vật cũng đang giảm dần do nhiều
nguyên nhân khác nhau như: khai thác quá mức, đốt nương làm rẫy, cháy
rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, dân số tăng nhanh... Vì thế mà rau
rừng cũng khơng tránh khỏi sẽ bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Khi
các nguồn tài nguyên tự nhiên bị suy thối, làm thay đổi nếp sống và thói
quen sinh hoạt là một tất yếu. Nguồn tài nguyên, kiến thức bản địa, những
kiến thức được tích luỹ và truyền lại bằng miệng mà không được ghi chép
cũng dần mất đi. Đặc biệt là bà con sống quanh rừng chỉ biết khai thác rau
rừng ngồi tự nhiên về sử dụng, mà khơng có các biện pháp làm phát triển
hơn nữa nguồn tài nguyên này. Bởi vậy, việc gìn giữ tài nguyên rừng và kiến
thức bản địa về chúng là rất cần thiết. Đồng thời, hướng tới mục tiêu chung đó

là bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật nói chung và thực vật ăn được nói
riêng.
Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Tây Bắc của nước ta, gồm
nhiều dân tộc sinh sống. Đây cũng là địa phương có nhiều người dân sống
phụ thuộc vào tài nguyên rừng, trong đó có rau rừng. Bên cạnh đó, những
kiến thức bản địa rất phong phú trong việc sử dụng tài nguyên rừng cũng là
chủ đề hấp dẫn các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý. Để góp phần gìn
giữ và phát triển nguồn tri thức bản địa và tài nguyên rau rừng tại địa phương
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu kiến thức bản địa của người
dân địa phương trong sử dụng và phát triển rau rừng tại tỉnh Lào Cai”.


4

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Lâm sản ngoài gỗ là nguồn tài nguyên rất gần gũi với người dân sống
trong rừng và gần rừng. Ngày nay, lâm sản ngoài gỗ cũng là đối tượng để đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng nói chung. Lâm sản ngồi gỗ có rất nhiều
giá trị đối với kinh tế, xã hội và môi trường của nước ta. Đặc biệt, đối với
người dân miền núi, lâm sản ngoài gỗ là nguồn lương thực, thực phẩm bổ
sung cho cuộc sống hàng ngày, làm thức ăn cho gia súc và còn là nguồn dược
liệu quý giá.
1.1. Về sử dụng rau rừng
Rau rừng là thuật ngữ dùng để chỉ tồn bộ các lồi thực vật có thể sử
dụng làm rau ăn hàng ngày. Rau rừng là một nhóm sản phẩm của lâm sản
ngồi gỗ. Theo tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO) - 1999: “Lâm sản
ngồi gỗ bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai
thác từ rừng, đất có rừng và từ cây gỗ ở ngoài rừng”. Cho đến nay, lâm sản
ngồi gỗ (LSNG) nói chung và rau rừng nói riêng vẫn có rất nhiều giá trị đối

với kinh tế, xã hội và môi trường.
“Kiến thức bản địa là kiến thức mà người dân ở một cộng đồng tạo nên
và phát triển dần theo thời gian. Kiến thức này được: dựa trên kinh nghiệm;
thường xuyên được kiểm nghiệm qua hàng thế kỷ sử dụng; thích nghi với đặc
điểm văn hóa và mơi trường; năng động và thay đổi.” (Trích: Sổ tay lưu giữ
và sử dụng kiến thức bản địa trang 14, Nhà xuất bản Nông nghiệp - 2000)
Hiện nay, các loại rau luôn được đáp ứng tại bất kỳ nơi nào có nhu cầu.
Càng ngày khả năng chống chịu của các lồi rau càng yếu, việc lạm dụng các
hố chất bảo vệ thực vật càng phổ biến. Tuy rau không thiếu nhưng rau sạch
luôn là vấn đề cấp bách cho nên nhiều người tiêu dùng muốn quay lại sử dụng
các lồi rau đến từ tự nhiên, trong đó có rau rừng.
1.1.1. Lược sử nghiên cứu trên thế giới


5

Việc mơ tả các lồi thực vật được bắt đầu từ rất sớm, người ta tìm thấy
tài liệu mơ tả thực vật ở Ai Cập khoảng 3000 năm trước Công nguyên và ở
Trung Quốc 2000 năm trước Công nguyên.
Kiến thức về cây cỏ được loài người ghi chép và lưu lại từ rất sớm.
Trước tiên, chúng ta cần phải kể đến các tác phẩm của Aristote (384 - 322
trước Công nguyên). Tiếp đó là tác phẩm “Lịch sử thực vật” của Theophraste
(khoảng năm 349 trước Cơng ngun). Trong đó, ơng đã mơ tả, giới thiệu gần
500 lồi cây cỏ với các chỉ dẫn về nơi mọc và công dụng. Tuy nhiên, trong
giai đoạn này những nghiên cứu về thực vật làm thuốc là chủ yếu.
Các nghiên cứu về thực vật rừng có giá trị thực phẩm bắt đầu được
quan tâm trong giới khoa học khi thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ ra đời. Tuy
nhiên, các nghiên cứu hầu như chỉ quan tâm tới những lồi có giá trị kinh tế
cao như Cao su, Cánh kiến, nhựa Thông, Ca cao... Những lồi có giá trị tiềm
ẩn được sử dụng làm rau ăn thơng qua vai trị của nó với cộng đồng ít được

quan tâm. Những loài này chỉ được biết đến như một thành phần của hệ sinh
thái tự nhiên. Trong khi đó, việc tìm hiểu chúng thơng qua kiến thức cộng
đồng là rất hạn chế.
Đứng trước nguy cơ suy thoái tài nguyên rừng, mối quan hệ giữa cộng
đồng với tài nguyên rừng từng bước được xem xét một cách toàn diện. Tất cả
đều dẫn tới câu trả lời chung: Muốn bảo tồn tài nguyên rừng cần có sự hỗ trợ
đắc lực của cộng đồng dân cư sống trong rừng và gần rừng. Gắn chặt lợi ích
của họ với rừng, đồng thời sử dụng kiến thức của họ cho chính nơi họ sinh
sống. Vấn đề này được đặc biệt quan tâm tại các nước kém phát triển - đa số
các nước này thuộc vùng nhiệt đới, tài nguyên rừng hết sức phong phú. Các tổ
chức phi chính phủ và các nước phát triển hỗ trợ và đầu tư cho các dự án
nghiên cứu lâm sản ngồi gỗ để tìm hướng phát triển cho các cộng đồng. Kiến
thức bản địa rất được quan tâm, được trở thành mục đích nghiên cứu của
nhiều dự án phát triển cộng đồng.
1.1.2. Nghiên cứu rau rừng tại Đông Dương


6

Nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ được bắt đầu từ khi người Pháp thiết
lập chính quyền đơ hộ tại Đơng Dương. Họ đã áp dụng hình thức quản lý của
Châu Âu đối với nghề rừng tại đây, đồng thời tiến hành nghiên cứu khoa học.
Kết quả của hàng loạt các chuyến khảo sát do chuyên gia Pháp thực hiện là
những cuốn sách về hệ thực vật và các sản vật của Đơng Dương. Chúng ta có
thể kể đến các nghiên cứu sau:
-“Những ghi chép về những sản phẩm chủ yếu của Đông Dương” (Notes
sur les principaux produits de L’Indochine - Saigon 1900) của tác giả
A.Chevalier.
-“Thực vật chí Đơng Dương” do Lecomte (1907 - 1952) chủ biên.
Và một số tác phẩm khác có đề cập tới thực vật được sử dụng làm rau

ăn. Tới năm 1931, nhiều lâm sản ngoài gỗ trong đó có các lồi rau được giới
thiệu trong triển lãm tại Pari.
Sau này, với sự ra đời của “Viện nghiên cứu Nông lâm Đông Dương”
năm 1937, những nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ được tiến hành. Tuy nhiên,
thực vật rừng được sử dụng làm rau ăn không được quan tâm.
Trong sự phát triển chung của thế giới và cùng hướng tới mục đích
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở các nước kém phát triển. Các
tổ chức phi chính phủ đầu tư nghiên cứu các loại lâm sản ngồi gỗ trong cộng
đồng, từ đó làm cơ sở phát triển chúng tại địa phương. Đông Dương là một
trong những khu vực được chọn để tiến hành nghiên cứu các dự án này.
Một số tác phẩm được biên soạn từ kết quả của các dự án:
Cuốn sách “Non Timber Forest Products in the Lao PDR” năm 2007 là
kết quả hợp tác của các tổ chức phi chính phủ với Lào. Cuốn sách được xuất
bản bằng tiếng Anh, chia làm 2 phần: Phần I - Lâm sản ngoài gỗ và con
người; Phần II - Thông tin về các lồi lâm sản ngồi gỗ với 5 nhóm chính là
thực phẩm, thuốc men, sợi, chiết xuất, cây cảnh. Trong đó, nhóm thức ăn
được đề cập tới tất cả các lồi thực vật bậc cao. Với các nội dung: mô tả bậc
taxon, mơ tả lồi và các thơng tin liên quan tới lồi về thu hái, bn bán…


7

1.1.3. Tại Việt Nam
Việt Nam là một trong ba nước nằm trong khu vực Đơng Dương, có
cùng lịch sử bị thực dân Pháp đô hộ. Những nghiên cứu về lâm sản ngồi gỗ
nói chung và những nghiên cứu về rau rừng nói riêng đều được bắt đầu
nghiên cứu một cách khoa học từ khi thực dân Pháp thiết lập chính quyền đơ
hộ. Tuy nhiên, những kiến thức về các lồi rau rừng ln được người dân tìm
hiểu và tích lũy. Những kiến thức này được lưu truyền trong cộng đồng cũng
như qua các thế hệ đều thông qua kênh thông tin cộng đồng.

Ngay sau năm 1954, nước ta bắt đầu có sự đầu tư nghiên cứu và khai
thác lâm sản. Nhưng mục tiêu trong giai đoạn này là các cây gỗ và sản phẩm
từ gỗ.
Năm 1974, “Phân viện Đặc sản rừng” được chuyển việc quản lý trực
tiếp từ Viện Lâm nghiệp sang Tổng công ty Lâm đặc sản đã đánh dấu sự bắt
đầu nhận thức của nước ta về việc quan tâm tới lâm sản ngoài gỗ và đặt chúng
ngang bằng với các lâm sản là gỗ. Tuy nhiên, mối quan tâm trong giai đoạn
này là các sản phẩm cho giá trị kinh tế cao như: Dược liệu, sản phẩm của cây
cơng nghiệp,… Rau rừng dường như rất ít được đề cập.
Năm 1995, “Phân viện Lâm đặc sản” được trở về Viện Khoa học Lâm
nghiệp và được đổi tên thành “Trung tâm nghiên cứu đặc sản rừng” cho tới nay.
Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam đã biên soạn cuốn
“Rau rừng” - nhà xuất bản Quân đội, bước đầu nghiên cứu một số loại rau
rừng. Cuốn sách tổng kết lại theo kinh nghiệm sử dụng rau rừng của người
lính trong 30 năm sống và chiến đấu trong rừng. Trong đó, 150 lồi đã được
mơ tả với 56 lồi có thể sử dụng trực tiếp, 36 lồi phải qua chế biến, 11 loài
ăn quả, 10 loài làm nước uống.
Gần đây, lâm sản ngoài gỗ nhận được sự quan tâm từ nhiều hướng.
Ngoài những nỗ lực nghiên cứu của các chuyên gia trong nước, còn được sự
hỗ trợ cả về tài chính, vật chất cũng như con người của các tổ chức phi chính
phủ, các quốc gia phát triển. Lâm sản ngồi gỗ đã trở thành một mơn học của


8

các trường trong khối Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Hệ thống bài giảng luôn
được cập nhật các thông tin mới nhất. Trong cuốn giáo trình “Lâm sản ngồi
gỗ” xuất bản năm 2009 - Nhà xuất bản Nơng nghiệp, nhóm tác giả Đại học
Lâm nghiệp đã thống kê 6 nhóm lâm sản ngồi gỗ. Trong đó, nhóm thực
phẩm có nguồn gốc thực vật như chồi, lá, hoa, quả, hạt, nấm…gồm 30 lồi.

Một số dự án có tính chất ứng dụng trong phát triển rau rừng được Bộ
Nông nghiệp và một số địa phương tiến hành. Mối quan tâm về việc bảo tồn
và phát triển rau rừng dần dần được khẳng định. Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn thực hiện dự án “Bảo tồn loài rau Sắng chùa Hương bằng phương
pháp giâm hom”. Tại Lâm Đồng đề tài “Đánh giá tiềm năng của cây lá bép
tại Lâm Đồng” của kỹ sư Nguyễn Thành Đạt, Trung tâm nghiên cứu Ứng
dụng kỹ thuật Nông nghiệp.
Cuốn sách “Edible wild plants of Vietnam” do 2 tác giả Youshitaka
tanaka và Nguyễn Văn Kế biên soạn. Đây là kết quả của dự án “Indigenous
Plant Species Used As Vegetable, Fruits, Herbs, Spices and Medicine in
Some Ethnic Minorities in Vietnam” thực hiện trong khoảng những năm 1998
- 2003 của 2 thầy Nguyễn Văn Kế và Võ Văn Chi. Trong cuốn sách này, có
130 lồi thuộc 59 họ thực vật bậc cao được thống kê với 4 tiêu chí: Đặc điểm
thực vật, phân bố, thành phần và cách sử dụng.
Anh Trịnh Văn Tấn ở thôn Đồng Thắng, xã Đồng Tâm, huyện Lạc
Thuỷ, tỉnh Hịa Bình đã nghiên cứu và ươm thành công cây con từ hạt cây rau
Sắng. Hiện nay, anh đang có một mơ hình trồng cây rau Sắng trên đất vườn
đồi với diện tích 4.000m2.
Với xu thế như trên, trong việc nghiên cứu của sinh viên trong trường
Đại học Lâm nghiệp thì nghiên cứu về rau rừng đã được nhiều sinh viên thực
hiện và đã thu được những kết quả nhất định. Nó thuộc nhóm các đề tài
nghiên cứu thành phần loài và phân loại bộ phận sử dụng. Khóa luận của
Lương Thị Cẩm Chi, 2008 “Tìm hiểu thành phần lồi, dạng sống, cơng dụng,
bộ phận sử dụng, cách chế biến các loại rau rừng của đồng bào dân tộc Thái


9

tại xã Bắc Sơn - huyện Quỳ Hợp - tỉnh Nghệ An làm cơ sở cho việc bảo tồn
các loài rau rừng”; Nguyễn Thị Minh Châu, 2005: Khoá luận tốt nghiệp “Tìm

hiểu thành phần, dạng sống, bộ phận sử dụng, kinh nghiệm sử dụng cây bản
địa làm rau ăn tại xã Cộng Hoà - thị xã Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh”; Bùi
Quang Dũng, 2007: Chuyên đề tốt nghiệp “Điều tra thành phần, dạng sống,
bộ phận sử dụng, kinh nghiệm chế biến và sử dụng rau rừng của đồng bào
dân tộc Thái xã Nghĩa An - thị xã Nghĩa Lộ - tỉnh Yên Bái”; Lường Văn
Bằng, 2006: Chuyên đề tốt nghiệp “Nghiên cứu thành phần, dạng sống, bộ
phận sử dụng của các loài cây bản địa tự nhiên làm rau ăn cung cấp cho
đồng bào dân tộc Thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha - Mộc Châu Sơn La”; Khóa luận “Nghiên cứu kiến thức bản địa trong khai thác và sử
dụng rau rừng ở Điện Biên” của sinh viên Nguyễn Thị Chiều, 2010 đã tìm
hiểu được 71 loài thực vật tự nhiên làm rau ăn thuộc 42 họ, 3 ngành. Cũng nội
dung như vậy là đề tài “Tìm hiểu thành phần lồi, dạng sống, cơng dụng, bộ
phận sử dụng, cách chế biến các loại rau rừng của đồng bào dân tộc Thái tại
xã Bắc Sơn - huyện Quỳ Hợp - tỉnh Nghệ An làm cơ sở cho việc tổ chức bảo
tồn các loài rau rừng” đã đề cập tới 2 nội dung chính đó là kiến thức của
đồng bào dân tộc trong sử dụng rau rừng và vấn đề bảo tồn các lồi rau. Đó là
điểm mới của đề tài. Trong đề tài này, tác giả đã thống kê được 221 loài thuộc
80 họ được đồng bào dân tộc Thái sử dụng. Cũng như việc mô tả sinh thái,
phân loại bộ phận sử dụng, cách chế biến của loài. Nhưng đề tài này tỏ ra
quan tâm tới các lồi rau trong gia đình, mặt khác chưa đưa ra được tiêu chí
cũng như đề xuất hướng bảo tồn rau địa phương. Đề tài “Đánh giá tính đa
dạng và tình hình khai thác, sử dụng rau rừng tại khu vực Mường Chà, tỉnh
Điện Biên” của sinh viên Lữ Khăm Phon, 2010 đã phát hiện được 189 loài
thuộc 77 họ, 155 chi của 6 ngành thực vật có thể làm rau để ăn, đề tài còn lựa
chọn được 12 loại cây được đánh giá là có tiềm năng nhất để phát triển trong
tương lai.
1.2. Về nhân giống


10


1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nhân giống sinh dưỡng là sự nhân giống từ một bộ phân sinh dưỡng của
cây như: lá, cành, thân, củ, mô phân sinh hoặc sự tiếp hợp các bộ phận sinh
dưỡng (ghép) để tạo thành cây mới. Theo nghĩa rộng thì nhân giống sinh
dưỡng bao gồm nhân giống bằng hom, củ khí sinh, chiết cành, ghép, ni cấy
mơ phân sinh…Cịn theo nghĩa hẹp thì nhân giống sinh dưỡng thường được
hiểu là nhân giống hom.
Cùng với sự phát triển của công tác chọn giống, kỹ thuật nhân giống sinh
dưỡng ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Ngay cả với những cây trồng bằng
hạt dễ dàng, nhưng để đưa nhanh kết quả chọn giống vào sản xuất, để giữ đặc
tính đã chọn nào đó người ta thường sử dụng nhân giống hom. Nhân giống
hom là một phương thức nhân nhanh các loài cây quý hiếm đang bị đe dọa, vì
vậy đây được xem là phương thức quan trọng góp phần bảo tồn nguồn gen
cây rừng.
Trên thế giới đã có một số cơng trình nghiên cứu về nhân giống hom như:
* Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến ra rễ của hom giâm:
- Các nhân tố nội sinh:
+ Năm 1957, Liubinskii nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi mẹ đến khả năng
ra rễ và ông đưa ra kết luận: Cây non không những có tỷ lệ ra rễ lớn mà thời
gian ra rễ cũng ngắn hơn cây già và ông đưa ra một trong số nguyên nhân khả
năng ra rễ giảm xuống ở hom giâm của cây nhiều tuổi được giải thích là do tỷ
lệ đường tổng số trên đạm tổng số cao ở thân cây già thấp hơn cây non.
+ Năm 1964, Komisarov nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm di
truyền loài đến khả năng ra rễ của 2 loài Sở và Liễu sam. Kết quả thu được là
Sở là loài dễ ra rễ, đến 35 tuổi vẫn có khả năng ra rễ 70 - 90%; Liễu sam
(Cryptomeria japonica) 40 - 50 tuổi vẫn có khả năng ra rễ 90%.
+ Năm 1970, Nanda dựa theo khả năng ra rễ để chia các lồi cây gỗ
thành 3 nhóm chính là: nhóm dễ ra rễ gồm 29 loài như 1 số loài thuộc các chi
Ficus sp, Morus sp, Populus sp, Salix sp,…; nhóm khó ra rễ gồm 26 lồi như



11

các chi Malus sp, Prunus sp, …thuộc họ Rosaceae, một số chi khác như
Aesculus sp, Bauhinia sp, Sapindus sp,…; nhóm có khả năng ra rễ trung bình
gồm 65 lồi trong đó có các chi Eucaluptus sp, Quercus sp, Grewilia sp,
Taxus sp,….
+ Năm 1974, Martin và Quillet làm thí nghiệm cho cây Limba
(Terminalilia superb) và thấy rằng để nguyên 2 - 4 lá trên thân thì tỷ lệ ra rễ là
63 - 75%, cắt 1 phần phiến lá có thể cho tỷ lệ ra rễ 88 - 100%, cắt vỏ lá thì
hom giâm hồn tồn khơng ra rễ. Thí nghiệm cho E.deglupta các tác giả này
cũng thấy rằng để nguyên lá hoặc cắt 1 phần phiến lá thì hom có tỷ lệ ra rễ
100%, cắt bỏ lá thì hom hồn tồn không ra rễ.
+ Năm 1983, Dansim nghiên cứu về ảnh hưởng của mức độ hóa gỗ đến
tỷ lệ ra rễ. Ở Bulo (Betula sp) cành hóa gỗ yếu cho tỷ lệ ra rễ 33%, cành nửa
hóa gỗ tỷ lệ ra rễ là 84%, cành đã hóa gỗ tỷ lệ ra rễ là 3,2%.
+ Năm 1995, Tureskaia nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều hịa
sinh trưởng đến q trình ra rễ của hom Anh đào (Serasus sp), Nho (Vitis
vinifera) đã thấy rằng trong q trình ra rễ, hoạt tính của những chất kìm hãm
ra rễ giảm xuống rất nhanh, cịn những chất kích thích ra rễ lại được xuất hiện
và sử dụng.
- Các nhân tố ngoại sinh:
Komisarov (1964), nghiên cứu ảnh hưởng điều kiện sinh sống của cây mẹ
lấy cành qua thí nghiệm tổng hợp của ánh sáng, độ ẩm khơng khí và độ ẩm
đất đến tỷ lệ ra rễ của hom cây Sồi 1 tuổi và thu được kết quả: Hom lấy từ cây
trồng ở nơi có ánh sáng tán xạ yếu, độ ẩm khơng khí và độ ẩm đất cao có tỷ lệ
ra rễ 64 - 92%, trong gốc hom cắt từ cây trồng ở nơi có ánh sáng mạnh, độ ẩm
khơng khí và độ ẩm đất thấp chỉ có tỷ lệ ra rễ 44 - 68%; đối với cây 18 tuổi thì
dù mọc ở điều kiện nào cũng khơng ra rễ. Từ đó, tác giả nhận định là các điều
kiện cây trồng đã có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom lấy từ cây non, song

khơng có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom lấy từ cây lớn tuổi.


12

Năm 1967, Frison và Nesterov nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ giâm
hom đến khả năng ra rễ đã kết luận rằng: Mùa mưa là mùa giâm hom có tỷ lệ
ra rễ cao nhất ở nhiều loài cây, hom lấy trong thời kỳ cây mẹ có hoạt động
sinh trưởng mạnh thường có tỷ lệ ra rễ cao hơn so với các thời kỳ khác và
thay đổi tỷ lệ ra rễ của hom giâm theo thời vụ được cho là do tình trạng dinh
dưỡng của hom hoặc do thay đổi trong quan hệ của các nhân tố nội sinh kích
thích và kìm hãm ra rễ.
Năm 1983, Dansin cho rằng nghiên cứu về độ ẩm cần thiết đối với các
loại hom giâm, ông đưa ra kết luận: Cây lá kim không nên có độ ẩm giá thể
quá lớn, trong khi cây lá rộng lại cần độ ẩm lớn hơn, thời kỳ sắp ra rễ hom
cần độ ẩm lớn nhất, sau khi ra rễ thì yêu cầu độ ẩm giảm xuống. Phun sương
là yêu cầu bắt buộc khi giâm hom, phun sương vừa làm tăng độ ẩm, vừa làm
giảm nhiệt độ khơng khí, giảm bốc hơi của lá.
Năm 1994, Tewari nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng và đưa
ra nhận định: Ánh sáng đóng vai trị sống cịn trong ra rễ của hom giâm và ông
cho rằng thời gian chiếu sáng cũng có ảnh hưởng tới tỷ lệ ra rễ của hom giâm.
Năm 1993, Zabala thí nghiệm cho một số lồi như Sao đen (Hopea
odarata), Dầu (Dipterrocarpus baudi) đã thấy rằng tỷ lệ ra rễ cao nhất là ở 25
- 28 0C trong nhà giâm hom có độ che 75%.
* Nghiên cứu về sử dụng chất điều hòa sinh trưởng:
Komisarov (1964) đã sử dụng IAA, IBA và NAA để giâm hom cho 130
lồi cây gỗ và thấy rằng:
- 27 lồi có hiệu quả ra rễ cao hơn đối chứng 1,5 - 3,0 lần.
- 23 lồi có hiệu quả ra rễ cao hơn đối chứng 30 - 40 %.
- 72 lồi có hiệu quả yếu hoặc khơng có hiệu quả.

- 8 lồi có hiệu quả âm.
Theo ơng, những lồi khi xử lý khơng có hiệu quả hoặc hiệu quả âm chủ
yếu là do tuổi quá cao (40 - 60 tuổi) hoặc thuộc nhóm khó ra rễ.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam


13

Ở nước ta, từ những năm 1990 trở lại đây thì việc nhân giống từ hom đã
được đặc biệt quan tâm và chú trọng nghiên cứu. Có nhiều cơng trình nghiên
cứu về nhân giống hom như:
* Nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến ra rễ của hom giâm có:
- Các nhân tố nội sinh:
Năm 1990, Lê Đình Khả, Hoàng Thành Lộc, Phạm Văn Tuấn nghiên
cứu ảnh hưởng của tuổi cây mẹ lấy hom đối với khả năng ra rễ ở loài Mỡ
(Manglietica glauca) và đưa ra kết luận: hom từ cây Mỡ 1 tuổi, 3 tuổi và 20
tuổi có khả năng ra rễ tương ứng là 98%, 47% và 0%; cùng năm Lê Đình Khả
nghiên cứu vấn đề này đối với Thơng đi ngựa thì hom của cây 10 tuổi có tỷ
lệ ra rễ 85 - 100%, hom của cây 20 tuổi có tỷ lệ ra rễ 10 - 20 %, cịn hom của
cây 50 tuổi hồn tồn khơng có khả năng ra rễ.
Năm 1996, Lê Đình Khả, Trần Xuân Cự, Lê Thị Xuân nghiên cứu ảnh
hưởng của đặc điểm di truyền loài đến khả năng ra rễ của lồi Thơng đỏ Pà
Cị (Taxus chinensis) và kết luận đây là loài dễ ra rễ, đến 40 - 50 tuổi tỷ lệ ra
ra rễ vẫn đạt 80 - 90%; Lê Đình Khả, Hồng Thành Lộc, Phạm Văn Tuấn
nghiên cứu và đưa ra kết luận đối với loài Mỡ (Manglietica glauca) về vấn đề
này là: Mỡ là lồi khó ra rễ, 5 tuổi chỉ ra 14%.
Năm 1996, Lê Đình Khả nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cành và vị trí
lấy cành ở Mỡ và Phi Lao. Kết quả thu được lấy cành ở cây Mỡ 20 tuổi thì
khơng ra rễ song chồi vượt của chúng lại có tỷ lệ ra rễ 75 - 85%; ở Phi Lao
cũng có kết quả tương tự, cành của cây 25 tuổi chỉ có khả năng ra rễ tối đa là

30%, trong lúc chồi vượt lại có khả năng ra rễ đến 83%; Năm 1997, Lê Đình
Khả, Phạm Văn Tuấn, Phạm Thị Bích nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí tuổi
cành ở lồi Bạch đàn trắng caman đã thu được kết quả về tỷ lệ ra rễ như sau:
Đoạn ngọn 54 - 61%, đoạn sát ngọn 72 - 91%, đoạn giữa 80 - 95%, đoạn sát
gốc 63 - 91%.
Năm 1997, Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn, Đồn Thị Bích nghiên cứu ảnh
hưởng của đặc điểm di truyền của từng xuất xứ đối với loài Bạch đàn trắng


14

caman (E.camaldulensis) 4 tháng tuổi đã thấy rằng trong lúc xuất xứ
Katherine có tỷ lệ ra rễ 95% thì xuất xứ Gilbert River chỉ có tỷ lệ ra rễ 50%,
cịn xuất xứ Nghĩa Bình tỷ lệ ra rễ chỉ 35%.
- Các nhân tố ngoại sinh:
Năm 1996, Lê Đình Khả thí nghiệm giâm hom Phi Lao (Casuarina
equisetifolia) vào các thời kỳ khác nhau đã thấy rằng giâm hom vào tháng
riêng (tháng rét nhất năm) thì tỷ lệ ra rễ thấp, thời gian ra rễ lâu, ít rễ, rễ ngắn;
giâm hom vào tháng 3 thì các chỉ tiêu nói trên đều có trị số cao nhất.
Năm 1997, Lê Đình Khả, Đồn Thị Bích, Trần Cự nghiên cứu tạo chồi
mơi trường và giá thể giâm hom Bạch đàn trắng và đưa ra kết luận: Trong
điều kiện nhiệt đới, ánh sáng tự nhiên mạnh thường kèm theo nhiệt độ cao
nên làm giảm đáng kể tỷ lệ ra rễ. Giâm hom cho Bạch đàn trắng (E.
camaldulensis) tại Ba Vì đã thấy rằng về mùa hè khi để trong nhà kính sau 23
ngày chỉ có tỷ lệ ra rễ 40%, khi để dưới giàn che có tỷ lệ ra rễ 54%, còn giâm
trong lều nilon dưới giàn che đã có tỷ lệ ra rễ 99,2%.
Năm 2003, Lê Đình Khả nghiên cứu về giá thể giâm hom và thử nghiệm
đối với loài Bạch đàn trắng đã thấy rằng các công thức trộn cát + than trấu +
đất hoặc riêng cát hoặc riêng đất đều cho tỷ lệ ra rễ 90 - 100%.
* Nghiên cứu về sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng:

Năm 1984, Nguyễn Ngọc Tân đã cho biết tỷ lệ ra rễ ở hom chưa hoá gỗ
của cây Mỡ là 40% khi các hom này được xử lý 2.4D với nồng độ 50 ppm
trong 3 giây.
Năm 1986 - 1988, Lê Đình Khả và các đồng sự thử nghiệm giâm hom
cho cây Mỡ 1 năm tuổi và cho thấy trong số 4 chất kích thích ra rễ được sử
dụng thì cơng thức được xử lý với 2,4D nồng độ 50 ppm trong 3 giây và với
IAA nồng độ 50ppm ngâm trong 5 giờ cho tỷ lệ hom ra rễ thấp hơn IBA và
thấp nhất là NAA. Các tác giả cũng chỉ ra rằng, tuổi cây mẹ lấy cành cũng
ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ ra rễ của hom như: Cây 1 tuổi tỷ lệ ra rễ là 98,4%,
cây 2 tuổi tỷ lệ ra rễ là 51,5%, cây 4 tuổi tỷ lệ chỉ còn 14%.


15

Năm 1991, Nguyễn Hoàng Nghĩa đã tiến hành giâm hom cây Keo lá
tràm 5tuổi và đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất là 26,6% đối với chất IBA nồng độ
500ppm ngâm hom trong khoảng thời gian là 10 giây.
Năm 1992, Dương Mộng Hùng đã giâm hom thành công hom cành cây
Phi lao 16 - 18 tuổi với tỷ lệ ra rễ cao, đạt 76,6%, trong đó IBA có hiệu quả
cao hơn IAA.
Năm 1994, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thực nghiệm giâm
hom Thông đuôi ngựa 8 tuổi cho tỷ lệ ra rễ 100% khi xử lý với thuốc IBA 150
ppm ngâm trong 6 - 8 giờ. Trong khi hom cành cây 2 tuổi và 20 tuổi cho tỷ lệ
ra rễ kém hơn, cịn cây 50 tuổi thì khơng ra rễ.
Năm 1995, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Cự tiến hành giâm hom cây
Thơng đỏ tại Trạm Ba Vì. Sau 4 tháng giâm hom với một số chất như ABT,
IBA, IAA ở dạng bột nồng độ là 0,5; 1,0; 1,5 và 2% và thu được IBA 1% cho
kết quả tốt nhất là 100%.
Năm 1999, trong Đề án nghiên cứu bảo tồn gen cây rừng quý hiếm, tác
giả Nguyễn Hoàng Nghĩa tiến hành giâm hom cây Bách xanh 2 tuổi và 7 - 8

tuổi, cho kết quả như sau: Đối với cây Bách xanh 7 - 8 tuổi tỷ lệ hom ra rễ đạt
cao nhất là 85% ở IBA, ABT 1%; cây 2 tuổi tỷ lệ hom ra rễ cao nhất là 95%
khi dúng IBA 1% và 1,5%, ABT 1,5%.
Ngoài các nghiên cứu về nhân giống hom trong nhân giống sinh dưỡng
cịn có các nghiên cứu quan tâm đến phương thức nhân giống từ củ như:
Năm 2007, Trần Ngọc Hải, Phạm Thanh Hà đã nghiên cứu, tổng kết
kinh nghiệm trồng một số loài lâm sản ngồi gỗ có giá trị kinh tế cao. Trong
đó, có kỹ thuật trồng rừng từ Củ mài gừng, tác giả đã kết luận: Có thể sử dụng
phần đầu củ hoặc củ khí sinh để nhân giống lồi này.
Trên đây là một số thành tựu trong công tác nghiên cứu về nhân giống
trên thế giới và ở Việt Nam, nhờ những thành tựu của các nghiên cứu này mà
việc nhân giống cây bằng hom được áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao
trong sản xuất. Các thành tựu này cũng là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo


16

kế thừa và phát triển để tìm ra những loại cây mới thích hợp với giâm hom và
tìm ra những điều kiện thích hợp để tạo cây hom tốt nhất.
Ngày nay, đã có những áp dụng các kết quả nghiên cứu về nhân giống
trên trong công tác bảo tồn các loài thực vật. Một số khu vực tiến hành bảo
tồn một số loài quý hiếm như: Vườn quốc gia Ba Vì có nghiên cứu bảo tồn
lồi Bách xanh (Calocedrus macrolepis); Khu bảo tồn Hang Kia - Pà Cò
nghiên cứu bảo tồn Thơng đỏ Pà Cị (Taxus chinensis). Đặc biệt, các hoạt
động nhân giống và gây trồng các loài rau rừng còn là khái niệm khá mới mẻ
đối với các nhà nghiên cứu cũng như người dân tại khu vực.
Nhìn chung, đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu đi trước về rau rừng,
về mọi khía cạnh như cách sử dụng, số lượng, hiện trạng, phân bố, phát triển
nguồn tài nguyên này.
Kế thừa các đề tài đi trước, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu

kiến thức bản địa của người dân địa phương trong sử dụng và phát triển
rau rừng tại tỉnh Lào Cai” để góp phần nhỏ bé làm phong phú thêm sự hiểu
biết kiến thức bản địa về cây làm rau rừng ở Việt Nam, đồng thời, góp phần
vào gìn giữ và phát triển các loại rau có giá trị, phục vụ tốt hơn cho cuộc sống
của người dân địa phương và giải quyết vấn đề rau sạch hiện nay.


17

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được mức độ đa dạng rau rừng, cũng như những kinh nghiệm
bản địa trong sử dụng rau rừng. Từ đó, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển
rau rừng tại tỉnh Lào Cai.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực vật rừng làm rau ăn và kiến thức bản địa của người dân địa
phương trong sử dụng và phát triển rau rừng tại tỉnh Lào Cai.
2.3. Nội dung
Để đạt được mục tiêu đề ra cần thực hiện các nội dung sau:
- Nghiên cứu tính đa dạng tài ngun rau rừng hiện có trong khu vực
nghiên cứu.
- Tìm hiểu kiến thức bản địa trong sử dụng và phát triển rau rừng tại
khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu trồng thử nghiệm một lồi rau rừng có giá trị kinh tế cao
tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển rau rừng tại khu vực nghiên cứu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Công tác ngoại nghiệp

a. Chuẩn bị
Trước khi tiến hành điều tra chuẩn bị:
- Bản đồ địa hình và bản đồ phân bố tài nguyên của tỉnh Lào Cai.
- Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội.
- Chuẩn bị các công cụ, phương tiện cần thiết như: Bảng biểu cần thiết,
bộ câu hỏi phỏng vấn…
b. Điều tra sơ thám


18

- Điều tra sơ bộ khu vực nghiên cứu, địa hình, giao thơng đi lại trong
khu vực, từ đó xác định hướng của các tuyến đi cụ thể.
- Điều tra để nắm được sự phân bố dân cư và sơ bộ tìm hiểu phong tục
tập quán của người dân trong sử dụng và gây trồng rau rừng.
- Tiếp cận người dân và các kênh liên quan để tìm hiểu vai trị của rau
rừng đối với các gia đình.
- Phát hiện ra các đối tượng hiểu biết về rau rừng.
c) Điều tra theo tuyến
Các tuyến điều tra phải đi qua các trạng thái rừng, để tìm các lồi cây
rau rừng sống ở các trạng thái đó để điều tra, đồng thời quan sát các cây phù
trợ quanh đó.
Tuyến điều tra được đặt ở các điều kiện:
- Tuyến đi qua các loại rừng.
- Tuyến đi qua dọc theo các con suối.
- Tuyến đi trên đỉnh giông.
- Tuyến đi trên nương rẫy đồng ruộng.
- Tuyến đi trong làng xóm.
Sau khi điều tra sơ bộ khu vực nghiên cứu, thuê người dân có kinh
nghiệm về sử dụng rau ăn dẫn đường để nhận mặt loài rau, đồng thời phỏng

vấn bộ phận sử dụng, cách thu hái, chế biến, cơng dụng lồi đó. Trong 3
huyện Bắc Hà, Sa Pa, Bảo Thắng, lập các tuyến trên địa bàn huyện, trên tuyến
đi, quan sát cây rau ăn hai bên đường, chiều rộng tuyến quan sát là khoảng 10
m, mỗi bên tuyến là 5 m. Tôi đã xác định được tuyến điều tra cụ thể như sau:
- Tuyến 1: Huyện Sa Pa từ thị trấn Sa Pa đi các xã Tả Phìn, Lao Chải,
Thanh Kim, đi qua các dạng sinh cảnh chính sau: Nương rẫy, ruộng lúa, ven
suối, vườn thảo quả, rừng phục hồi sau nương rẫy, rừng nguyên sinh, rừng
trồng.
- Tuyến 2: Huyện Bảo Thắng từ thị trấn Phố Lu đi xã Xuân Quang, Gia
Phú, Sơn Hải, đi qua các dạng sinh cảnh chính sau: Nương rẫy, ruộng lúa, ven


19

suối, rừng phục hồi sau nương rẫy, rừng khoanh nuôi tái sinh, rừng trồng,
làng bản.
- Tuyến 3: Huyện Bắc Hà từ thị trấn Bắc Hà đi Giàng Phố, Na Hối, Bảo
Nhai, đi qua sinh cảnh nương rẫy, rừng tự nhiên, ven suối, đỉnh giông.
Kết quả điều tra ghi vào mẫu biểu sau:
Biểu 01: Biểu điều tra tuyến
Tên tuyến.......................................Độ dài:..........................................................
Ngày điều tra:.................................Người điều tra:............................................
Người dẫn đường:...............................................................................................
Mơ tả tuyến:........................................................................................................
Tên lồi
TT

Tên
thơng
thường


(1)

(2)

Tên địa
phương
(3)

Số
Dạng

lần

Sinh

Phân

sống

xuất

trưởng

bố

Mùa

hiện


(4)

(5)

(6)

(7)

thu
hái

Bộ
phận

Ghi

sử

chú

dụng

(8)

(9)

(10)

(1) Ghi thứ tự cây điều tra.
(2) Tên phổ thông là tên gọi chung trong cả nước do người dân biết hoặc qua

tra cứu sách vở từ tên địa phương và đặc điểm hình thái.
(3) Tên địa phương là tên gọi được người dân địa phương sử dụng.
(4) Dạng sống được xác định theo thang cấp dạng sống trong tài liệu “Tên cây
rừng Việt Nam, 2000”.
(5) Số lần gặp lồi đó trên tuyến được ghi theo kiểm phiếu.
(6) Sinh trưởng: Quan sát thực địa để đánh giá sức sinh trưởng: Tốt, Xấu,
Trung bình.
(7) Phân bố: Hồn cảnh nơi mọc.
(8) Mùa thu hái: Phỏng vấn người dân hoặc người dẫn đường về mùa thu hái.
(9) Bộ phận sử dụng gồm:


20

Lá: L

Cả cây: CC

Hoa: HO

Rễ: R

Quả: Q

Củ: C

Hạt: H

Thân: T


Ngọn, lá non: Ng.lá non

Vỏ: V

Măng: M
(10) Ghi chú: Các yếu tố sâu bệnh vật hậu.
d) Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn những người dân có nhiều kinh nghiệm trong sử dụng rau
rừng tại địa phương. Đối tượng phỏng vấn là người già, phụ nữ, những người
chuyên vào rừng kiếm rau rừng.
Số lượng hộ hoặc người được phỏng vấn phải lớn hơn hoặc bằng 30 và
phải phân bố rải đều trong khu vực nghiên cứu.
Lập danh sách các hộ được phỏng vấn:
Họ tên

STT

Tuổi

Nghề nghiệp

Thôn (Bản)



Dân tộc

1
2
Kết quả phỏng vấn ghi vào mẫu biểu sau:

Biểu 02: Phỏng vấn người dân
Họ tên:.........................................................Tuổi.................................................
Nghề nghiệp:....................................................................Dân tộc.......................
Người điều tra:..........................................Ngày điều tra:....................................
Tên lồi
TT

Tên
thơng
thường

Tên địa
phương

Hồn

Bộ

cảnh

Dạng

phận

nơi

sống

sử


mọc

dụng

Cách Mùa
sử

khai

dụng

thác

Kỹ

Kỹ

Tình

thuật

thuật

trạng

Gây

khai




khai

trồng

thác

chế

thác


21

e) Phương pháp kế thừa tài liệu
- Kế thừa có chọn lọc tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng rừng.
- Kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu về rau rừng, đã được công bố, các
bài báo cáo, báo cáo tốt nghiệp.
2.4.2. Công tác nội nghiệp
Sau khi thu được các kết quả từ điều tra ngoại nghiệp tiến hành tổng
hợp số liệu với các nội dung sau:
- Đưa mẫu về giám định với những cây chưa chắc chắn khi giám định
nhanh ngoài thực địa tại trường hoặc tại trung tâm đa dạng sinh học, trường
Đại học Lâm nghiệp.
- Xác định tên phổ thông và tên khoa học cho các loài rau chưa xác
định được tại hiện trường dựa trên sách: “Tên cây rừng Việt Nam”, Nhà xuất
bản Nông nghiệp, Hà Nội và sự hướng dẫn của các thầy cô giáo.
- Tổng hợp thông tin thu thập được.
Từ kết quả phỏng vấn và điều tra tuyến lập danh lục các loài được

người dân sử dụng làm rau ăn (có nguồn gốc tự nhiên) theo mẫu sau:
Biểu 03: Danh lục các loài rau rừng được sử dụng tại địa phương
Tên lồi
STT

(1)

Tên

Tên

thơng

khoa

thường

học

(2)

(3)

Bộ
Tên địa
phương
(4)

Dạng


phận

Phân

sống

sử

bố

Dân
W/C

dụng

dụng
(5)

(6)

(7)

tộc sử

(8)

(9)

- Dựa theo cách đánh giá của Tolmachop A.L. (1974) để đánh giá tính
đa dạng của thực vật ở vùng nhiệt đới. Áp dụng công thức:



×