Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây bương lông điện biên (dendrocalamus giganteus) tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.26 MB, 110 trang )

i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào khác.
Các mơ hình thí nghiệm trồng rừng được kế thừa từ đề tài nghiên cứu khoa
học và công nghệ cấp Nhà nước “Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Bương lông điện
biên (Dendrocalamus giganteus) cung cấp nguyên liệu cho cơng nghiệp chế biến ở
các tỉnh miền núi phía Bắc”, tác giả là cộng tác viên của đề tài và đã được sự đồng
ý, cho phép sử dụng số liệu của chủ nhiệm, cơ quan chủ trì đề tài .
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu
nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá
luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2016
Người cam đoan

Nguyễn Anh Duy


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hồn thành theo chương trình đào tạo Cao học lâm nghiệp
K22A-LH (2014 - 2016) tại Trường Đại học Lâm nghiệp. Được sự nhất trí của của
Nhà trường và Phịng Đào tạo Sau đại học, tơi thực hiện luận văn với đề tài:
“Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Bương lông điện biên
(Dendrocalamus giganteus) tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ”.
Nhân dịp này, cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới TS.


Nguyễn Minh Thanh và TS. Nguyễn Anh Dũng là những người đã trực tiếp hướng
dẫn và tận tình giúp đỡ, cung cấp nhiều thơng tin bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi trong
quá trình nghiên cứu để tác giả có thể hồn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Anh Dũng - Chủ nhiệm đề tài độc lập cấp
Nhà nước đã cho phép tôi được tham gia đề tài và sử dụng các số liệu nghiên cứu
thí nghiệm trong luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới: các thầy cô giáo Khoa Lâm học, cán bộ Phòng
Đào tạo Sau đại học, cán bộ thư viện Trường Đại học Lâm nghiệp; Ban Giám đốc và
cán bộ viên chức Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ, cùng các
bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng do kiến thức, kinh
nghiệm của bản thân, điều kiện về thời gian cũng như tư liệu tham khảo còn hạn chế
nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được
những ý kiến q báu góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp
để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2016
Tác giả


iii
BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PTNT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


BẢN NHẬN XÉT
Của người hướng dẫn luận văn thạc sĩ

Họ và tên người hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Thanh
Họ và tên học viên: Nguyễn Anh Duy
Chuyên ngành: Lâm học
Khóa học: 2014 – 2016
Nội dung nhận xét:
1. Tinh thần, thái độ làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật: Học viên Nguyễn Anh Duy có
tinh thần, thái độ làm việc rất nghiêm túc và chăm chỉ, luôn tuân thủ đúng theo các
nội quy, quy chế của cơ quan và địa phương nơi thực tập.
2. Về năng lực và trình độ chun mơn: Là người có năng lực, trình độ chuyên môn
tốt, nắm chắc các kiến thức đã học để vận dụng trong công tác nghiên cứu khoa học.
3. Về quá trình thực hiện đề tài và kết quả của luận văn: Quá trình thực hiện đề tài
rất nghiêm túc, theo đúng kế hoạch và quy định, thực hiện đầy đủ các nội dung và
phương pháp nghiên cứu của luận văn, số liệu thu thập là trung thực và tin cậy. Kết
quả của luận văn tốt, đảm bảo hàm lượng khoa học.
4. Đồng ý cho học viên bảo vệ luận văn trước Hội đồng:



Khơng

Phú Thọ, ngày 15 tháng 4 năm 2016
Người nhận xét

TS. Nguyễn Minh Thanh


iv


BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PTNT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN NHẬN XÉT
Của người hướng dẫn luận văn thạc sĩ

Họ và tên người hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Dũng
Họ và tên học viên: Nguyễn Anh Duy
Chuyên ngành: Lâm học
Khóa học: 2014 – 2016
Nội dung nhận xét:
1. Tinh thần, thái độ làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật: Học viên Nguyễn Anh Duy có
tinh thần, thái độ làm việc rất nghiêm túc và chăm chỉ, luôn tuân thủ đúng theo các
nội quy, quy chế của cơ quan và địa phương nơi thực tập.
2. Về năng lực và trình độ chun mơn: Là người có năng lực, trình độ chuyên môn
tốt, nắm chắc các kiến thức đã học để vận dụng trong công tác nghiên cứu khoa học.
3. Về quá trình thực hiện đề tài và kết quả của luận văn: Quá trình thực hiện đề tài
rất nghiêm túc, theo đúng kế hoạch và quy định, thực hiện đầy đủ các nội dung và
phương pháp nghiên cứu của luận văn, số liệu thu thập là trung thực và tin cậy. Kết
quả của luận văn tốt, đảm bảo hàm lượng khoa học.
4. Đồng ý cho học viên bảo vệ luận văn trước Hội đồng:




Khơng

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2016
Người nhận xét

TS. Nguyễn Anh Dũng


v
VIỆN KHLN VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRUNG TÂM KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
VÙNG TRUNG TÂM BẮC BỘ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN CỦA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI CHO PHÉP HỌC VIÊN
ĐƯỢC SỬ DỤNG SỐ LIỆU TRONG LUẬN VĂN CAO HỌC

Tên tôi là : Nguyễn Anh Dũng
Cơ quan công tác: Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ
Là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Nhà nước
“Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Bương lông điện biên (Dendrocalamus giganteus)
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc”, thực
hiện từ 2012 - 2017.
Tơi hồn tồn đồng ý và cho phép cho học viên Nguyễn Anh Duy là cộng tác
viên của đề tài được sử dụng các số liệu của đề tài trên vào mục đích nghiên cứu,
viết và báo cáo luận văn cao học tại trường Đại học Lâm nghiệp.


Phú Thọ, ngày 15 tháng 4 năm 2016
Xác nhận của cơ quan

Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Anh Dũng


vi
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................... ii
BẢN NHẬN XÉT ................................................................................................................................ iii
Của người hướng dẫn luận văn thạc sĩ................................................................................................. iii
BẢN NHẬN XÉT ................................................................................................................................ iv
Của người hướng dẫn luận văn thạc sĩ................................................................................................. iv
GIẤY XÁC NHẬN CỦA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI CHO PHÉP HỌC VIÊN ĐƯỢC SỬ
DỤNG SỐ LIỆU TRONG LUẬN VĂN CAO HỌC...................................................................... v
MỤC LỤC ............................................................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU............................................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................................. x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ........................................................................................... xi
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................................ 1
Chương 1 ................................................................................................................................................. 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 3
1.1.2. Nghiên cứu về cây Dendrocalamus giganteus ........................................ 9
1.2.1. Nghiên cứu chung về tre trúc ............................................................... 11
1.2.2. Nghiên cứu về cây Bương lông điện biên ............................................ 16

Chương 2 ............................................................................................................................................... 18
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 18
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 18
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 18
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 18
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 18
2.3.1. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Bương lông điện biên ................. 18
2.3.2. Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây Bương lông điện biên .................... 19
2.3.3. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Bương
lông điện biên tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. ...................................... 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 19


vii
2.4.1. Cách tiếp cận ....................................................................................... 19
2.4.2. Phương pháp kế thừa ........................................................................... 19
2.4.3. Phương pháp nhân giống ..................................................................... 19
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 26
Chương 3 ............................................................................................................................................... 27
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI.............................................................................. 27
KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................................................... 27
3.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 27
3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 27
3.1.2. Địa hình, địa thế .................................................................................. 27
3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng ........................................................................... 27
3.1.4. Khí hậu, thủy văn ................................................................................ 28
3.1.5. Hệ thực vật rừng .................................................................................. 29
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 29
3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động ................................................................. 29
3.2.2. Thực trạng kinh tế và tình hình sản xuất kinh doanh ............................ 30

3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng ..................................................................... 32
3.3. Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn ................................................... 34
3.3.1. Thuận lợi ............................................................................................. 34
3.3.2. Khó khăn ............................................................................................. 34
Chương 4 ............................................................................................................................................... 36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................................................. 36
4.1. Kỹ thuật nhân giống cây Bương lông điện biên .......................................... 36
4.1.1. Kỹ thuật nhân giống cây Bương lông điện biên bằng phương pháp chiết
cành .............................................................................................................. 36
4.1.2. Kỹ thuật nhân giống cây Bương lông điện biên bằng phương pháp giâm
hom thân ....................................................................................................... 51
4.2. Kỹ thuật gây trồng cây Bương lông điện biên ............................................. 53
4.2.1. Hiện trạng khu vực thí nghiệm trồng rừng ........................................... 53
4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của cây Bương lông điện
biên ............................................................................................................... 56


viii
4.2.3. Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng của cây Bương lông điện biên
...................................................................................................................... 59
4.3. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Bương lông
điện biên............................................................................................................ 63
4.3.1. Kỹ thuật nhân giống cây Bương lông điện biên ................................... 63
4.3.2. Kỹ thuật trồng cây Bương lông điện biên ............................................ 65
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 68
1. Kết luận ......................................................................................................... 68
2. Tồn tại ........................................................................................................... 69
3. Kiến nghị....................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO



ix
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
Ký hiệu

Giải thích

BP1

Cơng thức bón phân 1

CT1

Cơng thức 1

D05

Đường kính ở lóng số 5

Hvn

Chiều cao vút ngọn

MĐ1

Công thức mật độ 1

SD05%

Hệ số biến động về đường kính


SHvn%

Hệ số biến động về chiều cao

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Giải thích

IBA

Indol butiric acid

NAA

Naphtalen axetic acid

NN&PTNT

Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

QP

Quy phạm

TB

Trung bình


TCN

Tiêu chuẩn ngành

TN

Thí nghiệm


x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Cơng thức thí nghiệm chiết cành Bương lơng điện biên

22

4.1

Thí nghiệm tạo cành chét Bương lông điện biên sau 5
tháng

36


4.2

Ảnh hưởng của tuổi cành đến khả năng ra rễ của cành
chiết Bương lông điện biên

37

4.3

Ảnh hưởng của loại thuốc kích thích và nồng độ đến khả
năng ra rễ của cành chiết Bương lông điện biên ở vụ xuân

39

4.4

Chất lượng rễ trong các công thức thí nghiệm với các loại
thuốc và nồng độ khác nhau ở vụ xuân

41

4.5

Kết quả giâm hom cành chiết tại vườn ươm (cành chiết vụ
xuân) sau 6 tháng

42

4.6


Ảnh hưởng của loại thuốc kích thích và nồng độ đến khả
năng ra rễ của cành chiết Bương lông điện biên ở vụ thu

44

4.7

Chất lượng rễ trong các cơng thức thí nghiệm với các loại
thuốc theo các nồng độ khác nhau ở vụ thu

46

4.8

Kết quả giâm hom cành chiết tại vườn ươm (cành chiết vụ
thu) sau 6 tháng

48

4.9

So sánh ảnh hưởng của thời vụ tới các chỉ tiêu của cành
chiết

49

4.10

Kết quả giâm hom thân Bương lơng điện biên


50

4.11

Mơ tả hiện trạng khu vực thí nghiệm trồng rừng

52

4.12

Một số tính chất lý hóa của đất tại khu vực thí nghiệm
trồng rừng

53

4.13

Tỷ lệ sống và chất lượng của cây Bương lông điện biên tại
các công thức thí nghiệm mật độ trồng sau 21 tháng

55

4.14

Sinh trưởng của cây Bương lơng điện biên tại các cơng
thức thí nghiệm mật độ trồng sau 21 tháng

56

4.15


Tỷ lệ sống và chất lượng của cây Bương lông điện biên tại
các công thức thí nghiệm bón phân sau 21 tháng

58

4.16

Sinh trưởng của cây Bương lơng điện biên tại các cơng
thức thí nghiệm bón phân sau 21 tháng

59


xi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

2.1

Dụng cụ chiết cành

21

2.2


Chiết cành

21

2.3

Sơ đồ bố trí thí nghiệm với phương pháp giâm hom thân

23

2.4

Sơ đồ bố trí thí nghiệm cơng thức mật độ trồng

25

2.5

Sơ đồ bố trí thí nghiệm cơng thức bón phân

26

3.1

Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất lâm nghiệp huyện Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ

35

4.1


Tỷ lệ cành đùi gà tạo ra ở các cơng thức thí nghiệm

36

4.2

Tỷ lệ ra rễ của cành chiết ở các cấp tuổi khác nhau

38

4.3

Tỷ lệ ra rễ của cành chiết ở vụ xuân

40

4.4

Chiết cành với các loại thuốc và nồng độ khác nhau (vụ xuân)

40

4.5

Chất lượng rễ cành chiết Bương lông điện biên (vụ xuân)

43

4.6


Giâm hom cành chiết tại vườn ươm (vụ xuân)

43

4.7

Tỷ lệ ra rễ của cành chiết ở vụ thu

45

4.8

Chiết cành với các loại thuốc và nồng độ khác nhau (vụ thu)

45

4.9

Chất lượng rễ cành chiết (vụ thu)

47

4.10

Giâm hom cành chiết tại vườn ươm (vụ thu)

47

4.11


Giâm hom thân Bương lông điện biên

51

4.12

Tỷ lệ sống và chất lượng của cây trồng ở các công thức mật độ

56

4.13
4.14
4.15
4.16

Sinh trưởng của cây Bương lông điện biên ở các công thức mật
độ
Tỷ lệ sống và chất lượng của cây trồng ở các công thức bón
phân
Sinh trưởng của cây Bương lơng điện biên ở các cơng thức bón
phân
Cây trồng tại các mơ hình thí nghiệm sau 21 tháng tuổi

57
58
60
60



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tre trúc là nguồn tài nguyên lâm sản ngồi gỗ chiếm một vị trí quan trọng
trong tài ngun rừng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước nhiệt đới và
cận nhiệt đới. Tre trúc dễ trồng, sinh trưởng nhanh, sớm cho khai thác, dễ chế biến
nên được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau. Nhiều loài loài tre trúc cho
măng ăn ngon, đã trở thành nguồn cung cấp thực phẩm sạch có giá trị và có mặt
ngày càng nhiều trên thị trường quốc tế, được nhiều quốc gia ưa chuộng, thân khí
sinh của tre trúc được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, làm nguyên liệu giấy và đặc
biệt là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ván ghép thanh, ván sàn,... Ở Việt
Nam, việc trồng và phát triển tre trúc đã được quan tâm nghiên cứu và mở rộng ra
nhiều địa phương, mang lại nguồn thu nhập thường xuyên và ổn định cho các hộ gia
đình, đặc biệt là người dân miền núi.
Những năm gần đây, với sự phát triển kinh tế của đất nước, cùng hội nhập và
mở cửa thị trường, sản phẩm từ tre trúc ngày càng có nhu cầu lớn ở trong nước và
xuất khẩu, đi cùng với nó là yêu cầu chất lượng của các sản phẩm ngày càng khắt
khe hơn trên thị trường. Nhưng người dân địa phương chỉ với kiến thức kinh
nghiệm trồng rừng theo truyền thống, khơng mang tính sản xuất hàng hóa, trình độ
khoa học kỹ thuật còn thiếu, canh tác còn lạc hậu nên chưa chọn được các loài tre
cho năng suất cao phù hợp với điều kiện lập địa ở địa phương.
Loài Bương lơng điện biên, cịn có các tên gọi khác là Mạy púa mơi, Bương
lớn, Bương lớn điện biên. Là một trong những lồi tre có kích thước lớn nhất ở Việt
Nam, cao tới 15 - 18 m, đường kính thân 12 - 18 cm, to nhất là 23 cm. Vách thân
dày 2,5 cm và lóng thân dài 40 - 45 cm, thường có một cành to và nhiều cành nhỏ,
thân cây Bương lông điện biên dài, chắc, bền nên thường được dùng làm cột buồm,
làm nhà. Dân tộc vùng cao dùng làm máng dẫn nước. Bương lông điện biên làm
nguyên liệu cho công nghiệp giấy, chế biến thay thế cho gỗ có hiệu quả cao. Măng
Bương lơng điện biên to, ăn ngon, ăn tươi hoặc phơi khơ, cũng có thể đóng hộp
(Nguyễn Hồng Nghĩa, 2005) [15]. Hiện nay, việc kinh doanh cây Bương lông điện
biên của người dân vẫn theo hướng quảng canh, dựa vào kinh nghiệm là chính,



2
chưa chú ý đầu tư thâm canh nên năng suất khơng cao. Hơn nữa, cho đến nay, chưa
có các nghiên cứu về nhân giống và gây trồng loài cây này, người dân chưa nắm
được kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp chiết cành hoặc giâm hom, trong khi
nhân giống bằng gốc lại rất hạn chế về số lượng giống do chỉ trồng được cây non
tuổi một và vận chuyển khó khăn do gốc to nên số lượng giống cung cấp cho trồng
rừng rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân rộng mơ hình.
Như vậy, việc gây trồng cây Bương lơng điện biên cịn thiếu hướng dẫn kỹ
thuật nhân giống có khả năng đáp ứng số lượng giống lớn cho gây trồng nhân rộng;
thiếu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng. Do đó, việc kế thừa kết quả nghiên cứu kỹ
thuật nhân giống, gây trồng đã thành công cho một số loài tre, đặc biệt là các loài
thuộc chi Dendrocalamus vào nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, gây trồng và tổng
kết những kiến thức bản địa có giá trị kết hợp với kỹ thuật hiện đại cần được nghiên
cứu thử nghiệm cho cây Bương lông điện biên.
Xuất phát từ thực tế trên, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nhân
giống và gây trồng cây Bương lông điện biên (Dendrocalamus giganteus) tại
huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ” là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và
thực tiễn.


3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu chung về tre trúc
Tre trúc là một nguồn lâm sản ngồi gỗ chiếm vị trí quan trọng trong tài
nguyên rừng ở nhiều nước trên thế giới. Ở các nước này, người dân đã biết sử dụng
tre trúc từ lâu đời để tạo ra rất nhiều sản phẩm thiết thực phục vụ cho đời sống hàng

ngày. Hiện nay, các sản phẩm từ tre trúc khơng cịn bó hẹp trong biên giới của một
số quốc gia mà đã có mặt ngày càng nhiều trên thị trường quốc tế và được nhiều
nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ ưa chuộng. Chính vì vị trí quan trọng của tài
ngun tre trúc như vậy, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nhiều nghiên cứu về
tre trúc, trong đó có một số cơng trình nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống và gây
trồng như sau:
1.1.1.1. Nghiên cứu về nhân giống
 Nhân giống bằng phương pháp chiết cành
Phương pháp chiết cành cho tỷ lệ ra rễ ở các loài tre vách dày như các lồi
Tre (B. vulgaris), Lồ ơ (B.polymorpha) và Bương (D.giganteus) được áp dụng ở
Băng-la-đét đạt tỷ lệ 45 - 56% (Banik 1985) [30].
Dransfield and Widjaja (1995) đã tổng kết thử nghiệm chiết cành ở các nơi
khác không thành công như mong muốn. Đối với cây Tre (B.vulgaris) và Bương
(D.giganteus) chỉ cho tỷ lệ thành cơng 10%, trong khi lồi Melocanna baccifera
khơng phản ứng với chiết, cịn lồi Mạy tơng (D. asper) cho tỷ lệ thành cơng 50%
(dẫn từ Nguyễn Hồng Nghĩa, 2005) [35].
Cành chiết (cành chét) của các loài Lồ ô (B. balcooa), B.longispiculata, Mạy
bông (B.tulda), Tre (B.vulgari)s, Bương (D. longispathus) đã được sử dụng để trồng
rừng ở Ấn Độ tỷ lệ thành công đạt 44 - 76% khi trồng vào tháng 4; 33 - 38% vào
tháng 6 và chồi mầm một tuổi đạt tỷ lệ sống cao hơn cây 2 - 3 tuổi. Nhân giống
bằng phương pháp chiết cành đối với loài Lùng (B. longissima) đạt tỷ lệ ra rễ 25%,


4

tỷ lệ ra rễ tăng lên 54% khi có xử lý với hc mơn tăng trưởng IBA 200 ppm (Rao
and Ramanatha Rao, 2000) [45].
Benton và cộng sự (2011) nghiên cứu về phương pháp chiết đối với tre cho
rằng: đảm bảo ra rễ tốt ở trên cây trước khi cắt cành xuống giâm, nhưng phương
pháp này chỉ áp dụng ở những vùng có độ ẩm cao và bị hạn chế ở phần dưới của

cây vì thường phần này khơng dùng làm vật liệu nhân giống [29].
 Nhân giống bằng phương pháp giâm hom thân
Victor Cusack (1997) đã nghiên cứu sử dụng hom thân kết quả cho thấy: tỷ
lệ thành công khi nhân giống bằng hom thân là khác nhau giữa các loài tre và phụ
thuộc vào kỹ thuật sử dụng, nhân giống tốt nhất nên vào mùa xuân. Ở phương pháp
này, chọn một cây trưởng thành khoảng 2 - 3 năm tuổi với các đoạn cắt ở chiều dài
1,5 - 2 m, cắt tất cả các cành và lá, có thể để một cành dài hơn ở một số đốt. Đoạn
hom thân được giâm trong rãnh đất ở độ sâu 150 mm, các cành dài để nhô ra khỏi
mặt đất, nước nên được tưới hàng ngày trong tuần đầu, sau đó 2 lần một tuần trong
khoảng 3 tuần tiếp theo, và thường xuyên giữ đất ẩm ở những tuần kế tiếp. Sau 4
tuần những cành và lá sẽ được phát triển từ các mắt, nếu gặp điều kiện thuận lợi rễ
sẽ phát triển và tạo thân ngầm và măng mới. Tác giả đưa ra 2 loại hom có thể sử
dụng là hom thân 1 đốt hoặc 2 đốt [47].
A.N. Rao và V. Ramanatha Rao (2000) nghiên cứu về giâm hom sử dụng
hom thân cũng cho rằng đây là một phương pháp có hiệu quả để nhân giống các lồi
tre có vách dày và kích thước lớn (8 - 12 cm đường kính) như lồi Bambusa
blumeata. Những cây 1 năm tuổi sử dụng phù hợp cho giâm hom, cắt đoạn hom để
1 hoặc 2 đốt. Hom được cắm xuống với một góc 45o và độ sâu 20 cm trong môi
trường ra rễ. Phần đốt được đặt trong các môi trường ra rễ với một mắt hở ở bên
trên. Thực hiện tưới nước 2 lần/ngày và chồi mới có thể mọc sau 2 - 4 tuần sau đó.
Nước, thuốc chống nấm và thuốc trừ sâu thường xuyên được ứng dụng trong 6 - 12
tháng trước khi ra ngôi. Tuy nhiên, tác giả nhận định phương pháp này là khơng
phổ biến vì có chi phí đắt, thêm vào có sự giới hạn trong sử dụng hom thân 1 năm
tuổi, cần đưa thêm cách nhân giống khác [45].


5

Nghiên cứu của Fu Maoyi và cộng tác viên (2000) về nhân giống bằng hom
thân 1 đốt cho thấy, cắt hom có thể thực hiện từ cây 1 hoặc 2 năm tuổi, cây được cắt

khúc để lại 1 - 2 lóng. Nếu cây mẹ có đường kính 4 cm, có thể cho ra 10 đốt dùng
được và cây mẹ lớn hơn 6 cm có thể duy trì 15 - 20 đốt. Sau khi chuyên chở đến
vườn ươm, đốt đơn được cắt cẩn thận không làm tổn thương tới mắt. Giữ ở vị trí từ
mắt đốt tới bên phải và bên trái 6 - 9 cm và tưới nước sau khi phủ cỏ trên luống. Tác
giả cho rằng nhân giống các lồi tre có vách mỏng bằng cắt khúc thường kém thành
cơng và khơng hiệu quả vì vậy khó sử dụng trong mơ hình nhân giống lớn. Nó phù
hợp với loại tre có vách dày và kích thước lớn. Mặc dù rất nhiều mắt đốt có thể nảy
mầm nhưng chỉ khoảng 30% trong số mắt sống sót sau cùng. Các tác giả này còn
đưa thêm một phương pháp nhân giống bằng hom thân có 2 đốt, loại khúc cắt này
được lấy và xử lý tương tự như khúc một đốt, nhưng nó bao gồm 2 đốt và được vùi
trong đất với 2 mắt về bên trái và bên phải. Nhân giống với 2 đốt có thể làm tỷ lệ
sống của cây cao hơn so với loại 1 đốt nhưng thấp hơn so với toàn bộ cây. Khi trồng
rừng sử dụng đoạn cắt đơn hoặc 2 đốt có thể khơng được đưa vào với quy mơ lớn vì
hiệu quả lao động thấp [37].
Fu Maoyi và các cộng tác viên (2000) cũng đã đưa ra một phương pháp nhân
giống trong đó sử dụng các cây tre non sau khi đã kết thúc sinh trưởng về chiều cao
được chặt phần ngọn để kích thích sự phát triển của mắt, khi mắt đã đủ lớn cây
được ngả xuống luống đã được chuẩn bị sẵn với độ sâu và độ rộng 10 – 15 cm có
chứa hỗn hợp phân bón và đất. Cây ngả được phủ đất với độ dày 2 – 3 cm và phủ
tiếp một lớp cỏ khô, thường xuyên tưới nước và giữ ẩm cho đất là yếu tố quan trọng
để nhân giống thành công. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cây mẹ nên được ngả vào
tháng 2 - 3, măng sẽ mọc vào tháng 4 - 5 và rễ phát triển vào tháng 7 - 8, cây sau 1
năm tuổi đạt chiều cao khoảng 120 cm đạt tiêu chuẩn trồng rừng. Phương pháp này
được tác giả khuyến cáo sử dụng cho các lồi tre có kích thước trung bình [37].


6
1.1.1.2. Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng
 Về điều kiện đất đai
Fu Maoyi, Xiao Jianghua (1996) với tác phẩm “Cultivation & Utilization on

Bamboos” đã xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh măng, sinh
trưởng và phát triển của thân khí sinh là: độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng, cấu trúc
rừng, biện pháp lâm sinh, sâu bệnh. Đây là những nhân tố cần phải được quan tâm
khi áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất măng và thân khí sinh [36].
Trong cơng trình "Bamboo Research and Development in Thailand"
Rungnapar Pattanavibool (1998) đã đề cập kỹ thuật gây trồng một số loài tre trúc
lấy măng thuộc chi Dendrocalamus ở Thái Lan như: Mạy Tông (D. asper), Luồng
Thái Lan (D. brandissi), D. strictus. Trong đó Mạy tơng là lồi cây đã được nhập và
trồng ở Việt Nam từ thời kỳ chế độ cũ [46].
Khi lựa chọn các lồi tre trồng cơng nghiệp, Yang Yuming và cộng sự
(2000) đã sử dụng những tiêu chí về sinh thái và năng suất để lựa chọn như: đất tốt
sẽ cho sản lượng cao, cây to đẻ nhiều măng, giá trị sử dụng lớn. Đất nghèo, xấu, đồi
trọc bạc màu tre vẫn sống được, nhưng sản lượng thấp [49].
Rao và Ramanatha Rao (1999) đã đưa ra một số kết quả về nghiên cứu liên
quan tới một số nhân tố sinh thái: loại đất, hàm lượng mùn trong đất, lượng mưa, số
ngày mưa trong năm của 19 loài tre trúc của Trung Quốc. Đất thích hợp cho gây
trồng tre thường là đất thoát nước tốt, đất cát mùn, đất sét pha cát và có nhiều dinh
dưỡng, đất bằng phẳng hoặc đất đồi có độ dốc thấp. Đất thường có màu vàng, nâu
vàng hoặc màu đỏ vàng, đất tầng sâu. Tại Bangledesh, một số lồi tre được trồng
trên đất có độ pH từ 6 - 8, hoặc đất đồi có độ pH từ 4,5 - 5,5 [44].
Đất tốt sẽ cho sản lượng cao, cây to, đẻ nhiều măng, giá tị sử dụng lớn. Đất
nghèo, xấu, đồi trọc bạc màu tre vẫn sống được, nhưng sản lượng thấp. Tre mọc tản
thường ở nơi nhiệt độ bình qn năm khoảng 14 oC, mùa đơng trên 4 oC, lượng mưa
từ 1.000 mm/năm trở lên. Thường tre mọc tản yêu cầu đất đai tốt hơn, tầng đất sâu,
ẩm, nhiều mùn, đất phong hoá từ phiến thạch, phiến thạch sét, phiến thạch mica và
sa phiến thạch,… Chính vì vậy, Yang Yuming và các cộng sự (2000) đã sử dụng


7
những đặc điểm sinh thái và năng suất, để làm tiêu chí lựa chọn lồi tre trồng rừng

cơng nghiệp [49].
 Về mật độ trồng tre trúc
Theo Dai Qihui (1998) mật độ trồng với các lồi Dendrocalamus có đường
kính thân cây nhỏ hơn 6 cm là 1.660 cụm/ha, đối với những lồi có đường kính thân
cây to hơn thì mật độ trồng khoảng 830 cụm/ha (3 x 4 m) hoặc 625 cụm/ha (4 x 4
m). Với một số loài cây to như Bương (D. giganteus) cự li giữa các cụm là 10 x 10
m (tương đương 100 cụm/ha) hoặc loài Hốc (D. hamiltonii) thì cự li giữa các cụm
là 7 x 7m (tương đương 205 cụm/ha) [34].
Trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung Quốc (2001) trong cơng trình
“Cultivation and Integrated Utilization on Bamboo in China” bằng các thí nghiệm
đối với lồi Mai xanh (D. latiflorus) và Lục trúc (D. oldhamii) cho thấy mật độ
trồng tốt nhất là khoảng 600 - 700 bụi/ha với kích thước hố cho trồng bằng giống
hom cành là 60 x 50 x 40 cm [31].
 Về phân bón
Phân bón là những chất hoặc hợp chất hữu cơ và vơ cơ có chứa một hay
nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được đưa vào trong sản xuất nông nghiệp với mục
đích chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm giúp chúng sinh trưởng
phát triển tốt và cho năng suất cao (Andere Gross, 1977).
W. Suwannapinunt và Thaiutsa (1988) khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân
bón đến sinh trưởng và năng suất của các loài tre ở Thái Lan cho rằng: sử dụng hỗn
hợp phân NPK 15:15:15 có hiệu quả rõ rệt đến năng suất của các loài Tầm vông
(Th. siamensis), Mạy tông (D. asper), D. strictus và Bambusa sp. Bón 100 kg
NPK/ha sẽ đủ để tăng năng suất và bón 200 kg NPK/ha là thích hợp [48].
Prosea (1995) cho rằng lượng phân bón thích hợp cho tre là 20 – 25 kg phân
hữu cơ cho mỗi khóm trước mùa sinh trưởng, phân hóa học bón 4 lần mỗi năm, mỗi
lần bón cho 1ha là 80 kg NPK theo tỷ lệ 40:10:30 và 0,65 kg Si [43].
Cơng trình“Bamboo rediscovered” của Victor Cusack (1997) đề cập đến
biện pháp bón phân làm cho nhiều loài tre trúc phát triển tốt, măng to, nhưng phải



8
bón một cách hợp lý tuỳ thuộc vào lồi nhất định. Về thâm canh một số loài tre cho
thấy đối với lồi Mạy tơng (D.asper) hàng năm bón 300 kg phân NPK
(15:15:15)/ha kết hợp khoảng 40 – 60 kg bụi rơm hoặc cỏ khô để phủ và 0,65 kg
silic dioxyt/ha. Đối với lồi Mai xanh (D.latiflorus) bón 40 kg NPK (40:30:10)/ha
và bón 4 lần trong năm kết hợp 0,65 kg silic dioxyt/ha/năm và 20 – 25 kg phân
compost trước mùa sinh trưởng. Tác giả cho rằng do tre là một lồi rễ nơng cho nên
bón phân một lượng nhỏ hơn nhưng bón nhiều lần trong năm sẽ tốt hơn. Ở
Indonesia sau khai thác măng, nông dân thường pha trộn một lượng lớn phân bón
cùng với phân hữu cơ phủ gốc, bón theo rãnh đào xung quanh bụi khoảng 2 m.
Cách bón này cắt đứt một phần rễ và sẽ kích thích rễ phát triển trực tiếp vào rãnh có
phân bón [47].
Zhou Fangchun (2000) với cơng trình "Selected works of Bamboo research"
đã nghiên cứu từ nhân giống đến canh tác, khai thác sử dụng tre trúc trong đó có
nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm đến q trình phát sinh,
phát triển măng của nhiều lồi tre trúc khác nhau ở Trung Quốc làm cơ sở cho việc
áp dụng biện pháp thâm canh thúc đẩy sinh măng trái vụ [50].
Trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung Quốc (2001) bằng các thí nghiệm với
lồi tre Mai xanh (D. latiflorus ) và Lục trúc ( D. oldhamii) cho thấy phân bón làm
tăng nhiệt độ trong đất giúp khơng khí và nước lưu thơng tốt hơn, kích thích măng
ra sớm hơn, sản lượng măng và thân khí sinh tăng cao hơn [32]. Điều này cho thấy
việc bón phân cho rừng Dendrocalamus là rất cần thiết nhằm kinh doanh rừng bền
vững và có năng suất cao.
Nghiên cứu của Jha và Lalnunmawia (2004) về trồng xen giữa các loài cây
Hốc (D.hamiltonii), Diễn đá (D.longivaginus) và Gừng trong các cơng thức thí
nghiệm về bón phân đã cho thấy sản lượng của các lồi trong các thí nghiệm bón
phân cao hơn rõ rệt so với cơng thức khơng bón phân [38].
Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung Quốc (2008) cho thấy
trong kinh doanh tre, bón phân từ 1 - 3 lần hàng năm để tăng sản lượng cao của
măng. Bón phân lần đầu vào tháng 3 được gọi là phân bón của lứa măng đầu chủ



9
yếu là phân trang trại kết hợp phân hoá học từ 750 - 900 kg/ha như Urê, phân hỗn
hợp. Lần bón phân thứ 2 vào tháng 8 được gọi là phân bón giai đoạn măng và chủ
yếu là phân Urê hoặc phân hỗn hợp 0,5 – 1 kg/bụi. Lần 3 bón phân vào tháng 12 và
chủ yếu là phân hữu cơ 50 kg trên bụi [33].
Marina A.Alipon và cộng sự (2009) khi nghiên cứu xử lý lâm sinh cho rừng
Tre gai (B. blumeana) và Mạy tông (D. asper) 9 và 11 tuổi cho rằng tiến hành làm
sạch gốc phủ chất hữu cơ, bón phân và duy trì 4 cây 1 tuổi + 4 cây 2 tuổi + 4 cây 3
tuổi + 4 cây 4 tuổi/búi (4-4-4-4, tổng số 16 cây/búi) ở rừng tre gai (B. blumeana) sẽ
cho sản lượng thân khí sinh ổn định và chất lượng cao nhất. Cịn đối với rừng Mạy
tông (D.asper) sẽ đạt điều này khi được bón phân nhưng khơng phủ gốc và duy trì 6
cây 1 tuổi + 6 cây 2 tuổi/búi [39].
Các công trình nghiên cứu về tre trúc trên thế giới cho thấy, các loài tre trúc
được kinh doanh chỉ cho năng suất, chất lượng cao khi có tác động bởi một số biện
pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp. Các biện pháp thâm canh tăng năng suất chất lượng
được nghiên cứu và thực nghiệm chủ yếu là: bón phân, điều chỉnh mật độ khóm trên
hecta, điều chỉnh số lượng thân khí sinh để lại cho mỗi bụi, mỗi thế hệ, khai thác
măng, khai thác thân khí sinh, phịng trừ sâu bệnh cho từng lồi cụ thể. Ngồi ra, điều
kiện khí hậu như lượng mưa, nhiệt độ, điều kiện thổ nhưỡng cũng là những nhân tố
có ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình sinh trưởng, phát triển của rừng tre trúc và
được chọn làm những tiêu chí khi lựa chọn biện pháp thâm canh. Kết quả nghiên cứu
tre trúc của nước ngoài là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị, đặc biệt đối với những
lồi tre trúc có quan hệ thân thuộc với những lồi tre trúc có ở Việt Nam.
1.1.2. Nghiên cứu về cây Dendrocalamus giganteus
Loài Dendrocalamus giganteus Munro được công bố năm 1868 (Munro,
1868) đây là một trong hai loài tre lớn nhất của chi Dendrocalamus cũng như tre của
thế giới [40].
Theo tác giả Widjaja (1995) từ đồng nghĩa: Bambusa gigantea Wallich

(1814, NOMEN NUDUM). Nguồn gốc của D.giganteus không biết chính xác,
nhưng có thể là ở miền Nam Miến Điện (Tenasserim) và phía Tây Bắc Thái Lan và


10
thường được trồng ở Sri Lanka, Ấn Độ, Bangladesh và miền nam Trung Quốc. Ở
bán đảo Malaysia D.giganteus đã được trồng rải rác ở Penang Hills, nhưng nó
khơng được biết đến là có nguồn gốc tự nhiên hoặc tái sinh tự nhiên. D. giganteus
đã được biết đến và được trồng trong khu vườn thực vật ở Indonesia (1910) và
Philippines (1990) [35].
Cây Bương lớn (D.giganteus) được sử dụng cho nhiều mục đích như xây
dựng, đặc biệt được sử dụng cho sản xuất gỗ ép từ tre, đó là vật liệu lý tưởng để
trang trí phịng và các ứng dụng nội thất thiết thực khác như tường, trần nhà, sàn
nhà, cửa, kệ, vv.. Măng có thể ăn được (mềm khi nấu) nhưng măng khơng được tiêu
thụ rộng rãi. Bương lớn có thể được trồng để bảo vệ đất chống xói mịn. Là một
trong những lồi tre lớn nhất, nó có một giá trị cao. Tại Thái Lan, các mo tre lớn
được sử dụng để làm nón.
Cây mọc thành bụi dày, gốc dính liền và là loại Bương lớn. Thân cây thẳng
và tròn, cao tới 30 m, đường kính bình qn từ 18 - 25 cm, thành dày lên tới 2,5 cm,
được phủ một lớp sáp trắng khi cây còn non, mịn màng, từ màu trắng đến xám
xanh; lóng dài 25 – 55 cm; các đốt dưới mang rễ khí sinh. Bương lớn (D. giganteus)
mọc tự nhiên ở vùng cao nguyên nhiệt đới ẩm, trên độ cao 1200 m. Nó cũng có thể
phát triển ở vùng đất thấp nhiệt đới trên đất phù sa giàu. Ở miền Bắc Thailand, cây
được tìm thấy trong các khu rừng tự nhiên với gỗ Tếch. Bương lớn (D.giganteus)
thường được nhân giống bằng thân cây và nhánh cành. Nếu có sẵn, nó có thể được
nhân giống bằng hạt mặc dù khó khăn. Trong một diện tích trồng là 8 ha tại Miến
Điện (Myanmar), mỗi ha được trồng 40 - 50 khóm. Lồi Bương lớn khơng có sâu
hoặc bệnh nghiêm trọng có thể tấn cơng. Bệnh chổi xể cũng có thể xảy ra với
Bương lớn (D.giganteus) nhưng khơng gây ra nhiều thiệt hại.
Một khóm Bương lớn trưởng thành có thể khai thác 3 - 4 cây/cụm mỗi năm.

Với 50 bụi trên một ha, năng suất hàng năm có thể đạt được 200 cây Bương và 200
măng. Các nghiên cứu về tăng trưởng cho thấy mùa sinh trưởng bắt đầu từ tháng 8
đến tháng 11 và ban ngày tốc độ tăng trưởng chậm, tăng trưởng nhanh hơn xảy ra vào
ban đêm (Osmaston, 1918) [42].


11
Theo báo cáo của Kurseong of West Bengal từ năm 1880 - 1888 thì chu kỳ ra
hoa của D. giganteus là khoảng 40 năm. Nghiên cứu của Luxmi Chauhan et al.
(1988) về tế bào của D. giganteus cho thấy chiều dài sợi là 0,325 μm. Sharma và
cộng tác viên (1972) đã sử dụng Polyethylene glycol (PEG) kết hợp với các chất bảo
quản hóa học như axit boric 2% và natri pentachlorophenate theo tỷ lệ 1:1 để bảo
quản D. giganteus. Guha et al., (1975) sau khi tiến hành các thí nghiệm về D.
giganteus đã kết luận rằng dùng sản phẩm loài D. giganteus làm nguyên liệu giấy tốt
hơn loài D. Strictus.
Nguyễn Văn Thọ (2012) cho biết lồi cây Bương lơng điện biên này giống
với loài D.sinicus Chia et Sun nhưng khác bởi mo thân sớm rụng, lưỡi mo dài 7 –
10 mm, lưỡi lá phẳng, mép nguyên, phủ lông thưa, không có răng cưa [41].
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu chung về tre trúc
1.2.1.1. Nghiên cứu về nhân giống
 Nhân giống bằng phương pháp chiết cành
Lê Quang Liên (2001, 2004) đã nhân giống thành công cây Luồng bằng
phương pháp chiết các cành chét trên thân khí sinh dưới một năm tuổi, đã ra lá đầy
đủ. Đây là biện pháp cho phép các cành khơng có rễ khí sinh cũng ra rễ bằng cách
cắt đứt 2/3 tiết diện của cành, chỉ để 4 đốt sát thân cây, phần đầu cành được cắt bỏ.
Cành chiết được bọc bằng hỗn hợp ruột bầu với thành phần chủ yếu là đất bùn, rơm
rạ, ngoài được bọc bằng nilon giữ ẩm, đạt tỷ lệ ra rễ rất cao 97,5%, là phương pháp
dễ áp dụng, mang lại hiệu quả rất cao. Có thể chiết cành quanh năm song tốt nhất là
vào các tháng 1 - 3 và tháng 7 - 9. Sau khi cành chiết ra rễ đạt tiêu chuẩn cần cắt và

giâm cây chiết trong vườn ươm từ 4 đến 6 tháng mới đem trồng [14] [15].
Khi nghiên cứu “Kỹ thuật trồng thâm canh một số loài tre bản địa lấy măng
ở Tây Bắc”, tác giả Đinh Cơng Trình (2011) đã cho rằng: chiết cành cho cây Mạy
bói đạt tỷ lệ ra rễ 70% vào mùa Xuân, loại thuốc thích hợp là IBA và nồng độ tốt
nhất là 1,5%. Với cây Mạy lay do góc phân cành q nhỏ nên nhóm nghiên cứu
khơng tiến hành các cơng thức thí nghiệm về chiết cành đối với lồi cây này [24].


12
Lê Văn Thành (2013) với cơng trình “Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây
Bương mốc lấy măng ở huyện Ba Vì – Hà Nội” cho thấy chiết cành Bương mốc 1
năm tuổi ra rễ nhanh hơn, tỉ lệ ra rễ và chất lượng rễ tốt hơn so với cành 2 - 3 năm tuổi.
Sử dụng thuốc IBA nồng độ 1.500 ppm khi chiết cành 1 năm tuổi cho thời gian ra rễ
nhanh nhất, tỉ lệ ra rễ và chất lượng rễ tốt nhất [19].
 Nhân giống bằng phương pháp giâm hom thân
Nguyễn Thị Phi Anh (1967) vào những năm 1960 cũng đã thử nghiệm nhân
giống bằng đoạn thân có mang cành cho cây Luồng, song tỷ lệ sống không cao [1].
Dương Mộng Hùng (2004) [9] và Nguyễn Văn Phong và cộng sự (2009) [17]
đã đưa ra kết quả nghiên cứu “Nhân giống Trúc sào (Phyllostachys edulis (Carr.)
Houz. De Lehaie) bằng phương pháp giâm hom thân ngầm tại tỉnh Cao Bằng” đã
sử dụng các loại chất điều hòa sinh trưởng là ABT1, NAA, 2,4-D, Atonik, IBA với
các nồng độ khác nhau, kết quả cho thấy các chất điều hòa sinh trưởng có ảnh
hưởng khác nhau đến tỷ lệ hình thành cây măng và cây hom. Tỉ lệ hình thành cây
hom có xử lý Atonik 25 ppm đạt 57,2% là cao nhất, các chất khác cho tỷ lệ từ
35,2% đến 42,9%.
Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2013) đã giới thiệu cách tạo giống hom thân
ngầm cho 2 loài tre trúc là: Mai xanh (D. latiflours Munro, 1868) và Trúc sào
(Ph.heterocycla ). Với loài cây Mai xanh tạo giống hom thân ngầm hay còn gọi là
củ, là phần còn lại của măng sau khi khai thác phần trên làm thực phẩm từ 8 - 12
tháng tuổi, các thân ngầm này đều có ít nhất 1 cành đã ra đủ lá, được tách ra từ gốc

cây mẹ ở vị trí thân ngầm, có một ít rễ, đường kính đầu trên củ ≥ 6 cm, trọng lượng
≥ 0,6 kg, mỗi bên có ít nhất 2 chồi ngủ cịn tươi, có một cành sống dài từ 20 – 25
cm. Kỹ thuật tách hom thân ngầm cũng tương tự như hom gốc, khi tách củ ra khỏi
gốc cây mẹ chú ý không làm dập nát, nứt vỡ, hom củ cần được trồng ngay, nếu
chưa trồng cần phải giâm vào nơi râm mát và tưới nước đủ ẩm thường xuyên [18].

1.2.1.2. Các nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng
Theo Đỗ Văn Bản (2005) mỗi năm thế giới tiêu thụ khoảng 1 triệu đến 2
triệu tấn măng. Úc tiêu thụ hàng năm vào khoảng 4.000 đến 12.000 tấn măng thái


13
mỏng nhập khẩu. Canada và châu Âu là những nước nhập khẩu chính của sản phẩm
măng đóng hộp. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia
và Singapore là những nước tiêu thụ nhiều măng tươi, măng ướp đông lạnh, măng
tươi hấp hơi và măng hộp [3].
Do tre trúc có giá trị như vậy, nên từ lâu tre trúc ở nước ta đã được nhiều nhà
nghiên cứu đề cập đến, điển hình là những cơng trình sau:
 Về điều kiện đất đai
Lê Nguyên Kế (1963) trong một số kết quả nghiên cứu về những yêu cầu của
đất trồng, giống, mật độ trồng tre, đã đưa ra kết luận: đất trồng phải có tầng đất dày,
khơng úng ngập, dễ thốt nước, giống trồng phải tốt, chọn cây khơng dưới 8 tháng
đến 1,5 năm tuổi [11].
Hoàng Xuân Tý (1972) trong tác phẩm“Tìm hiểu đất rừng tre trúc thuần
lồi” cho biết, trồng tre Diễn và Tre gai thuần loài làm cho tính chất vật lý của đất
bị thối hóa nhanh chóng, giảm hàm lượng mùn, đạm, lân và kali. Do vậy, khuyến
cáo khơng nên trồng rừng tre trúc thuần lồi, mà phải trồng xen với cây gỗ để đảm
bảo độ phì của đất [28].
Nguyễn Ngọc Bình (2001) cho biết: Luồng sinh trưởng tốt ở nơi có đất chua
pH(H2O): 4,8 - 5,9; pH(KCL): 4,2 - 5,0 ở tầng đất mặt hàm lượng mùn và đạm tổng

số tương quan rất chặt, hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất tương quan tương đối chặt
còn hàm lượng P2O5 dễ tiêu lại tương quan không chặt với sinh trưởng về đường
kính cây Luồng, tác giả cho rằng nên trồng Luồng theo phương thức hỗn giao với
cây họ đậu như Keo là thích hợp nhất để tránh làm suy thoái đất rừng [4].
Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2013) cho rằng, có thể trồng Bương mốc trên
nhiều loại đất khác nhau, độ dày tầng đất từ 50 cm trở lên, nhưng tốt nhất là đất
phát triển trên các loại đá phiến thạch sét, diệp thạch, sa thạch, đá vôi hay đất dốc
tụ và bồi tụ, giàu mùn ở ven sơng suối, đất tơi xốp, ẩm và thốt nước tốt [18].
 Về mật độ trồng
Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng tre trúc trong một số tài liệu chưa có sự
thống nhất như:


14

Anh Tùng (1999) chọn mật độ 400 - 500 khóm/ha đối với Điềm trúc, còn
Lục trúc chọn mật độ 500 - 625 khóm/ha [27].
Ngơ Quang Đê (1994) chọn mật độ với loài mọc cụm như Luồng, Diễn nếu
đất bằng, trồng thuần lồi có thể với mật độ trồng 500 - 670 cây/ha, nếu trồng hỗn
lồi thì chỉ nên 200 - 400 cây/ha (cự ly 5 x 10 m hoặc 4 x 6 m) [6].
Đỗ Văn Bản (2005) đưa ra mật độ trồng Điềm trúc, Lục trúc, Tạp giao là
400 - 625 khóm/ha [2].
Đối với lồi Bương mốc, theo nhóm tác giả Nguyễn Huy Sơn và cộng sự
(2013) tùy thuộc vào đặc điểm địa hình cụ thể nơi trồng rừng, có thể áp dụng một
trong những phương thức sau: trồng tập trung thuần loài; trồng phân tán, theo tác
giả nếu trồng tập trung thuần lồi có thể trồng theo từng lơ khơng q 3,0 ha/lơ,
mật độ trồng có thể từ 100 - 625 khóm/ha, tuy nhiên, phổ biến là 210 - 330
khóm/ha, tức là cự ly hàng cách hàng từ 6 – 8 m, khóm cách khóm trên hàng từ 5 –
6 m, cịn nếu trồng phân tán có thể trồng quanh nhà, trong vườn hộ xen với cây ăn
quả, cây gỗ, bên bờ ao, ven suối... khóm cách khóm 5 m [18].

Đinh Cơng Trình (2011) khi nghiên cứu “Kỹ thuật trồng thâm canh một số
loài tre bản địa lấy măng ở Tây Bắc” đã xác định mật độ tối ưu nhất cho cây Mạy
bói là trồng 740 cây/ha (hàng cách hàng là 4,5 m, cây cách cây là 3 m) trồng theo
hình nanh sấu. Cây Mạy lay là 952 cây (hàng cách hàng 3,5 m, cây cách cây 3 m)
trồng theo hình nanh sấu [24].
 Về phân bón
Tác giả Lê Quang Liên và cộng sự (2000) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ
thuật trồng tre trúc để lấy măng” đối với loài Luồng (D.barbatus) và Tre gầy (D.
opsis), quá trình nghiên cứu đã khảo nghiệm 3 cơng thức bón phân NPK và khẳng
định muốn trồng tre trúc để lấy cây hay lấy măng có năng suất cao thì cần phải
trồng thâm canh, trong đó cần thiết phải bón kết hợp giữa phân chuồng với phân
hóa học tổng hợp NPK sẽ có tác dụng nâng cao năng suất đến 2,5 lần [13].


×