Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn 1011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU</b>


<b>I.Bối cảnh của đề tài.</b>


Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng
các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy
các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Môi trường có
vai trị cực kì quan trọng đối với đời sống con người.


Hiện nay dưới tác động của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, môi
trường sống của con người đang ngày càng có nhiều sự thay đổi theo chiều hướng khơng
có lợi cho con người. Các thiên tai, thảm hoạ thiên nhiên xảy ra ngày càng nhiều với tính
chất, quy mơ ngày càng nghiêm trọng có đe doạ đến sự tồn tại và phát triển của xã hội
lồi người. Vì vậy, bảo vệ mơi trường hiện nay đang là một trong những vấn đề quan tâm
mang tính tồn cầu.


Ở nước ta, bảo vệ mơi trường cũng đang là vấn đề đang được quan tâm sâu sắc.
Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm góp phần cải tạo, bảo vệ
mơi trường hiện nay ở Việt Nam.Có thể nói bảo vệ mơi trường đang là vấn đề quan tâm
của tồn xã hội trong đó có ngành giáo dục.


<b>II. Lí do chọn đề tài.</b>


Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều quyết định, văn bản pháp luật có nội dung
liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường. Cụ thể:


- Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001của Thủ tướng chính phủ
về phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc
dân”


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của thủ tướng chính


phủ về phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020.


Các văn bản nêu trên đã khẳng định Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao vai trị của
cơng tác bảo vệ mơi trường trong sự nghiệp phát triển bền vững của quốc gia.


Cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước, ngày 31
tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường
công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ
thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ mơi trường
bằng hình thức phù hợp trong các mơn học và thơng qua các hoạt động ngoại khố, xây
dựng nhà trường xanh-sạch-đẹp phù hợp với các vùng miền.


Để thực hiện được nhiệm vụ trọng tâm trong Chỉ thị ngày 31 tháng 1 năm 2005 của
Bộ Giáo dục là “trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về mơi trường và bảo vệ mơi
trường bằng hình thức phù hợp” cần sự nỗ lực của tất cả các mơn học trong đó mơn Địa
lí có vai trị rất quan trọng.


Với đặc trưng kiến thức của bộ môn gắn liền với thiên nhiên và môi trường sống của
con người, vì vậy mơn Địa lí phải từng bước góp phần hình thành cho các em một lối
sống lành mạnh, biết yêu quý thiên nhiên và sống thân thiện với thiên nhiên. Từ đó các
em có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và mơi trường, giữ gìn vệ sinh nơi các em đang
sinh sống và học tập. Hay nói cách khác mơn Địa lí là bộ mơn có nhiều điều kiện thuận
lợi để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào bài giảng nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Năm học 2010-2011 tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực” nhằm phát huy nhiều hơn nữa tính tích cực chủ động sáng tạo
của các em trong học tập, góp phần đào tạo ra những người phát triển tồn diện, có những
kiến thức, kĩ năng ứng xử đúng đắn với môi trường sống, tạo cơ sở cho sự phát triển bền
vững của đất nước trong tương lai. Vì vậy tơi lựa chọn đề tài “Phương pháp tích hợp nội


dung giáo dục bảo vệ mơi trường trong mơn Địa lí 6 ở trường Trung học cơ sở Bản Hon”
với mong muốn gửi đến các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm trong việc tích hợp kiến
thức giáo dục mơi trường vào mơn Địa lí 6, nhằm mục đích nâng cao giáo dục tồn diện
cho học sinh, đồng thời góp một phần nhỏ để bảo vệ môi trường trong lành cho nhân loại.
<b>III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.</b>


Phạm vi nghiên cứu: sách giáo khoa, chương trình mơn Địa lí 6, các tài liệu bồi
dưỡng chuyên môn liên quan.


Đối tượng nghiên cứu:Học sinh lớp 6 tại trường THCS Bản Hon với tổng số 39
học sinh.


<b>IV.Mục đích nghiên cứu</b>


Việc nghiên cứu của đề tài nhằm mục đích giải quyết các vấn đề cơ bản sau:


<b>1. Xác định cơ sở khoa học của việc tích hợp nội dung giáo dục mơi trường vào mơn Địa</b>
lí 6.


<b>2. Phân tích thực trạng của việc tích hợp nội dung giáo dục mơi trường vào mơn Địa lí 6</b>
tại trường THCS Bản Hon.


<b>3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa việc tích hợp nội dung giáo dục mơi</b>
trường trong dạy học Địa lí 6 của trường THCS Bản Hon.


<b>V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

các em học sinh về môi trường đã được nâng lên rõ rệt. Các em đã ý thức được các hiểm
họa môi trường hiện nay, nguyên nhân sâu xa của các hiểm hoạ đó cũng như có những ý
tưởng và việc làm cụ thể hàng ngày để góp phần giải quyết những vấn đề đó.



Thực tế qua nghiên cứu có thể khẳng định việc lồng ghép, tích hợp có hiệu quả các
vấn đề giáo dục bảo vệ mơi trường vào mơn Địa lí 6 rất phù hợp với đặc trưng của bộ
mơn, có ý nghĩa thiết thực cả về lí luận và thực tiễn hiện nay.


<b>PHẦN NỘI DUNG</b>
<b>I. Cơ sở lí luận</b>


Trong Luật Giáo dục, điều 28.2 đã nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh”. Như vậy là ngoài việc truyền đạt kiến thức của mơn học thì trong q trình đó
chúng ta cần chú ý rèn luyện cho các em kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, để ghi
nhớ khắc sâu kiến thức và góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc của thực tiễn hiện
nay đối với con người như dân số, tài nguyên cạn kiệt …và nhất là vấn đề ô nhiễm môi
trường sống.


Hiện nay những hiểm họa suy thối mơi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống
của con người. Vì vậy bảo vệ mơi đang là vấn đề sống cịn của nhân loại và mỗi quốc gia.
Thực tế đã cho thấy một trong những ngun nhân cơ bản gây suy thối mơi trường đó là
do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

động mới-người chủ tương lai của đất nước có thái độ thân thiện với mơi trường, phát
triển kinh tế hài hoà, bảo đảm nhu cầu cho hôm nay mà không làm phương hại đến các
thế hệ mai sau.


Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường, Đảng và
nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp lí để thể chế hố cơng tác giáo dục bảo vệ
mơi trường.Tại điều 107 Luật bảo vệ môi trường năm 2003 đã ghi “Cơng dân Việt Nam


được giáo dục tồn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi
trường. Giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung trong chương trình của các cấp học
phổ thơng”. Như vậy việc thực hiện tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào
các môn học trong đó có mơn Địa lí và nhất là mơn Địa lí lớp 6 mà tơi giảng dạy trong
năm 2010-2011 là rất cần thiết.


Hiện nay tại địa bàn xã Bản Hon có những đặc điểm giống như nhiều xã nằm ở
vùng sâu, vùng xa khác đó là dân số đang không ngừng tăng lên, đời sống kinh tế xã hội
của nhân dân cịn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận nhân dân về bảo vệ môi
trường còn hạn chế, 100% học sinh là người dân tộc thiểu số…cho nên đã có phần ảnh
hưởng khơng nhỏ đến việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như tích hợp nội dung
giáo dục bảo vệ mơi trường vào nội dung của bộ môn. Hơn nữa các nguồn thơng tin từ
bên ngồi các em khơng được tiếp cận nhiều nên cũng đã tác động đến kết quả của của
việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường. Khó khăn này địi hỏi người giáo viên
phải biết vận dụng hướng dẫn học sinh khai thác triệt để kiến thức từ những phương tiện
dạy học hiện đã được trang bị, lồng ghép tích hợp vào bài học những nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường phù hợp để các em dễ tiếp thu và không bị quá tải. Điều này yêu cầu
sự hướng dẫn của người giáo viên phải linh hoạt phù hợp với đặc điểm vùng miền và đối
tượng học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

coi đó là một cơ sở để phát huy sự tích cực và hứng thú học tập bộ môn của các em cũng
như việc hình thành cho các em những kĩ năng sống thân thiện với mơi trường.


<b>II.Thực trạng của việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong mơn Địa</b>
<b>lí lớp 6 hiện nay.</b>


Đối với giáo viên:


Mơn Địa lí lớp 6 với nội dung tìm hiểu đại cương về Trái Đất và các thành phần tự
nhiên cấu tạo nên Trái Đất như lớp khí quyển, thời tiết và khí hậu, địa hình bề mặt Trái


Đất, sơng ngòi, biển và đại dương, đất đai…..rất gần gũi và thuận lợi cho giáo viên tích
hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học.


Tuy nhiên trong khi giảng dạy một số giáo viên thực hiện nội dung tích hợp giáo
dục bảo vệ mơi trường vào tiết học cịn ít hoặc có đồng chí lại đưa vào nhiều làm quá
tải với các em học sinh. Một số giáo viên lại chưa hướng dẫn các em liên hệ những kiến
thức đã học với thực tiễn, chưa rút ra được những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn sau
khi được học lí thuyết hoặc là đã có liên hệ thực tiễn nhưng cịn ít và hiệu quả giáo dục
chưa cao. Việc cập nhật thông tin, số liệu, sự kiện môi trường của địa phương và trên
thế giới ở một số giáo viên chưa liên tục vì vậy q trình vận dụng để tích hợp giáo dục
mơi trường còn nhiều hạn chế.


Đối với học sinh:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

nơi sinh sống và học tập….). Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc đưa các nội
dung giáo dục bảo vệ mơi trường vào mơn học. Nó địi hỏi người giáo viên phải có những
vận dụng linh hoạt phương pháp giảng dạy( truyền thống và hiện đại) để vừa phù hợp với
đặc điểm của đối tượng vừa khơi dậy sự hứng thú tích cực học tập của các em.


Bên cạnh đó các em rất chăm ngoan, có tinh thần hiếu học, có ý chí phấn đấu học
tập. Một bộ phận học sinh thực hiện bán trú dân ni nên cũng có điều kiện và thời gian
tập trung học tập nhiều hơn. Bởi vậy nếu được giáo viên hướng dẫn thì các em chắc chắn
sẽ tiếp thu được bài học. Đây là một thuận lợi cơ bản.


<b>III.Các biện pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường vào mơn Địa lí lớp</b>
<b>6 tại trường Trung học cơ sở Bản Hon.</b>


Theo tơi để việc tích hợp giáo dục mơi trường vào mơn Địa lí 6 ngày càng hồn
thiện hơn, giáo viên cần nắm vững những nguyên tắc của việc tích hợp kiến thức giáo dục
bảo vệ môi trường, vận dụng hiểu biết của bản thân về môi trường để lựa chọn nội dung


và phương pháp tích hợp phù hợp nhằm giáo dục hình thành cho các em học sinh có
những kiến thức cần thiết về mơi trường theo yêu cầu cấp thiết hiện nay. Qua quá trình
tìm hiểu và tích lũy từ thực tiễn giảng dạy, tơi xin mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm
về việc vận dụng các phương pháp dạy học để tích hợp giáo dục mơi trường trong mơn
Địa lí lớp 6 cụ thể như sau:


Có thể thấy giáo dục bảo vệ mơi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành vì vậy nó
được triển khai theo phương thức tích hợp.Việc tích hợp được thực hiện ở ba mức độ sau:
+ Mức độ toàn phần: Khi mục tiêu và nội dung bài học hoàn toàn phù hợp với mục tiêu
giáo dục bảo vệ môi trường.


+Mức độ bộ phận: Chỉ một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học cụ thể thì bước tiếp theo là lựa chọn những
phương pháp dạy học phù hợp.


Có thể nói khơng có phương pháp dạy học nào là vạn năng, mỗi phương pháp đều
có những ưu điểm và hạn chế của nó. Vì vậy điều quan trọng là chúng ta vận dụng các
phương pháp đó sao cho phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh của mình để đem lại
hiệu quả dạy học cao và phát huy được những tiềm năng tích cực của các em .Trong đó
các phương pháp dạy học sau có hiệu quả tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường dễ dàng
nhất.


<b>1. Phương pháp đàm thoại</b>


Đàm thoại về thực chất là phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên sử dụng hệ
thống câu hỏi để dẫn dắt, chỉ đạo học sinh tìm hiểu và lĩnh hội nội dung của bài học. Như
vậy hệ thống câu hỏi là cốt lõi của phương pháp đàm thoại, người giáo viên cần nắm
được yếu tố này để rồi từ đó xây dựng các câu hỏi có sự lồng ghép tích hợp các nội dung


giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học cho phù hợp.


Ví dụ: Bài 23- Lớp 6: Sơng và hồ:Giáo viên khi dạy phần 1 có thể đặt câu hỏi như sau:
-Bằng hiểu biết thực tế em hãy cho biết sơng mang đến cho con người những lợi ích gì ?
-Sơng ngịi mang lại cho con người những ảnh hưởng tiêu cực nào? nguyên nhân?


-Chúng ta cần có biện pháp gì để giải quyết những ảnh hưởng trên?


Như vậy khi trả lời các câu hỏi đó chúng ta đã tích hợp được cho các em những kiến
thức và kĩ năng ứng xử phù hợp .


<b>2. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.</b>


Trong việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào môn địa lí việc sử
dụng các phương tiện trực quan có ý nghĩa rất lớn bởi vì học sinh chỉ có thể quan sát
được các vấn đề môi trường tại địa phương, còn phần lớn các vấn đề môi trường tại
Việt Nam và thế giới các em khơng có điều kiện để quan sát. Chính vì thế phương tiện
trực quan giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

các vấn đề môi trường. Khi hướng dẫn học sinh quan sát trước hết giáo viên cần xác
định mục đích, yêu cầu của việc quan sát tranh, băng đĩa. Sau đó yêu cầu học sinh nêu
tên bức tranh để xem bức tranh đó thể hiện hiện tượng gì, vấn đề gì, ở đâu và mơ tả hiện
tượng, từ đó giáo viên sẽ gợi ý học sinh nêu ra nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc
phục. Cần lưu ý khi sử dụng tranh ảnh, băng đĩa là phải lựa chọn tranh ảnh, băng đĩa
phù hợp với nội dung bài học,phải rõ ràng, đẹp, đặc biệt là phải tận dụng triệt để những
tranh ảnh có trong sách giáo khoa.


Ví dụ: Khi sử dụng băng hình “Núi lửa” để dạy bài 12-lớp 6:Tác động của nội lực
và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đât, đầu tiên tôi cho các em
nắm được yêu cầu cần tìm hiểu sau khi xem băng là sự hình thành núi lửa, sự phân bố


núi lửa, lợi ích -tác hại của núi lửa.


+Đoạn 1:sự hình thành núi lửa, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Núi lửa được hình
thành như thế nào?


+Đoạn 2:Sự phân bố núi lửa trên Trái Đất,giáo viên có thể đặt câu hỏi: Trên Trái
Đất núi lửa chủ yếu phân bố ở những khu vực nào?


+ Đoạn 3: Lợi ích và tác hại của núi lửa: giáo viên đặt câu hỏi:Hãy nêu lợi ích và
tác hại của núi lửa đối với đời sống, sản xuất và với môi trường?


Cuối cùng giáo viên yêu cầu các em nhắc lại những ý chính đã nhận thức được và
sau đó giáo viên chốt lại kiến thức để các em ghi nhớ sâu hơn.


Như vậy khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần phải chuẩn bị những câu hỏi
hướng dẫn học sinh khai thác nội dung được thể hiện trên tranh ảnh, băng đĩa và những
câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng được
đề cập tới trong tranh ảnh, băng đĩa.


<b>3. Phương pháp thảo luận.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

thảo luận chúng ta sẽ đánh giá được sự hiểu biết, thái độ, cảm xúc của học sinh, khuyến
khích các em hình thành chính kiến có cơ sở của mình đối với vấn đề được thảo luận.
Cũng như các phương pháp dạy học khác, khi sử dụng phương pháp thảo luận thì trước
hết chúng ta phải xác định rõ ràng mục tiêu cần đạt qua thảo luận từ đó xây dựng câu hỏi
thảo luận phù hợp. Và phù hợp hơn cả là chúng ta sử dụng câu hỏi mở để thảo luận. Khi
thảo luận giáo viên cần tiến hành theo ba bước sau:


Bước 1: Giáo viên nêu chủ để và các câu hỏi thảo luận.
Bước 2: Học sinh thảo luận.



Bước 3: Học sinh trình bày kết quả thảo luận, tranh luận và sau đó giáo viên tóm
tắt các ý kiến thảo luận, củng cố các đặc điểm chính.


Ví dụ: Khi dạy bài 17 -lớp 6:Cấu tạo của lớp vỏ khí giáo viên có thể yêu cầu học
sinh thảo luận theo câu hỏi: Cho biết những ngun nhân gây ơ nhiễm khơng khí, hậu quả
của sự ô nhiễm? Biện pháp khắc phục?


Cần lưu ý khi thảo luận chúng ta phải quan tâm, bao quát tất cả các em học sinh
trong các nhóm làm sao để tất cả các em đều tham gia hoạt động tích cực, tránh dựa dẫm
vào một số em tích cực trong nhóm.


<b>4.Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề</b>


Bản chất của phương pháp này là đặt ra trước học sinh các vấn đề nhận thức có chứa
đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, đặt học sinh vào tình huống có vấn đề,
khuyến khích học sinh tự lực, chủ động và có mong muốn giải quyết vấn đề.


Khi thực hiện phương pháp này giáo viên cần thực hiện theo ba bước sau:
Bước 1: Đặt vấn đề.


Bước 2: Giải quyết vấn đề.
Bước 3: Kết luận.


Ví dụ: Khi dạy bài 27-lớp 6:Lớp vỏ sinh vật-Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố
thực, động vật trên Trái Đất giáo viên có thể đưa ra tình huống có vấn đề như:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Như vậy với việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên thì qua đó các em đã nắm được
những biện pháp để bảo vệ tái tạo tài nguyên rừng-lá phổi xanh của Trái Đất.



<b>IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.</b>


Sau khi vận dụng vào quá trình dạy học tại lớp khối lớp 6 trường Trung học cơ sở
Bản Hon, tôi đã thu được kết quả như sau:


Mức độ nhận thức
về các vấn đề
môi trường


Thời gian


Tốt Khá Trung bình Yếu


Tổng
số học


sinh


% Tổng số
học sinh


%


Tổng số


học sinh %


Tổng số


học sinh %



Giữa học kì I 4 10,3 14 35,9 13 33,3 8 20,5


Cuối học kì I 7 17,9 18 46,5 8 20,5 6 15,4


Giữa học kì II 9 23 20 51,3 8 20,5 2 5,1


Như vậy sau khi thực hiện những phương pháp tích hợp giáo dục mơi trường vào
mơn Địa lí lớp 6 tơi nhận thấy:


- Bài giảng hay, có sức thuyết phục hơn.


- Bài giảng đảm bảo được ba yêu cầu cần đạt: Kiến thức, kĩ năng, thái độ.


- Nâng cao ý thức học tập cho học sinh ( các em chủ động tìm tịi, sáng tạo hơn).
- Các em có trách nhiệm hơn trong cơng tác giữ gìn vệ sinh và môi trường tại
trường, lớp học và tại địa phương các em đang sinh sống.


- Học sinh thấy thích thú hơn khi học tập bộ môn và ham muốn thể hiện hiểu biết
của mình về những vấn đề bức xúc của thực trạng môi trường sống đang diễn ra hiện
nay dưới sự dẫn dắt của giáo viên.


- Các em dành thời gian để tìm tịi tham khảo kiến thức thực tiễn thông qua các
thông tin đại chúng khác nhiều hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>I. Những bài học kinh nghiệm.</b>


Có thể thấy để tích hợp những nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường vào mơn Địa lí
lớp 6 là rất nhiều phương pháp khác nhau nhưng theo tôi sử dụng những phương pháp
chủ yếu đã nêu trên là hiệu quả nhất. Nó vừa phát huy tính tích cực của học sinh trong


quá trình học tập theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học đồng thời nó lại dễ dàng
cho việc giáo viên chủ động lồng ghép, tích hợp những nội dung giáo dục bảo vệ môi
trườg phù hợp vào bài học. Để việc áp dụng đạt hiệu quả cao thì quan trọng nhất là người
giáo viên phải nắm vững nguyên tắc, mức độ tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường vào
mơn học cũng như nắm được trình độ nhận thức, vốn hiểu biết của học sinh trong lớp để
thiết kế câu hỏi, tình huống….phù hợp với các em. Hơn nữa việc tích hợp những nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học cần phải được tiến hành thường xuyên ,
liên tục trong suốt quá trình dạy học. Có như vậy mới đảm bảo thành cơng .


<b>II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm</b>


Việc nghiên cứu của tôi có ý nghĩa thiết thực cả về lí luận và thực tiễn. Sáng kiến
kinh nghiệm đã đưa ra một vài kinh nghiệm và biện pháp để áp dụng hành công việc tích
hợp nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường vào mơn Địa lí lớp 6. Nó khơng chỉ góp phần
thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông cũng như định hướng đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng đổi mới hiện nay, nhằm đào tạo ra những công dân tương lai có đủ
đức-trí-thể-mĩ mà cịn góp phần hình thành những con người năng động có trách nhiệm
với mơi trường sống, biết chung sống với môi trường để phát triển bền vững.


<b>III. Khả năng ứng dụng, triển khai.</b>


Sáng kiến kinh nghiệm này không chỉ phù hợp với đối tượng học sinh lớp 6 của
trường Trung học cơ sở Bản Hon mà cịn có khả năng áp dụng với tất cả các đồng chí
giáo viên đang giảng dạy mơn Địa lí lớp 6 tại tất cả các trường Trung học cơ sở khác trên
địa bàn tỉnh Lai Châu.Mặt khác những phương pháp đã áp dụng trên còn phù hợp với
chương trình mơm Địa lí ở các lớp khối 7, 8 và 9


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo</b>


Cần quan tâm hơn nữa đến cơng tác tích hợp giáo dục mơi trường vào các mơn học


nói chung và mơn Địa lí nói riêng.


Tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội thảo về phương pháp giáo dục môi trường hoặc mời
những nhà giáo có nhiều kinh nghiệm trao đổi để giáo viên học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm.
Tổ chức nhiều hơn các hoạt động sinh hoạt tổ nghiệp vụ theo cụm để các giáo viên
có điều kiện trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau.


Trang bị bổ sung các phương tiện dạy học cịn thiếu hoặc đã bị hỏng khơng đảm bảo
điều kiện sử dụng.


Tổ chức cho giáo viên có điều kiện tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ
chuyên môn và đặc biệt là các lớp bồi dưỡng về công nghệ thông tin.


<b>2. Với trường THCS Bản Hon.</b>


Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể tham gia các lớp tập huấn, học tập nâng
cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.


Tổ chức nhiều chuyên đề cấp tổ ,trường để các giáo viên tham gia trao đổi bàn bạc
học tập kinh nghiệm dạy học.


Tăng cường trang bị các phương tiện thiết bị dạy học mới hiện đại.
<b>3. Đối với giáo viên.</b>


Cần thường xuyên cập nhật thông tin trên các thông tin đại chúng về các vấn đề môi
trường để bồi bổ thêm kiến thức cho bản thân.


Nghiên cứu kĩ bài soạn để lồng ghép giáo dục mơi trường khi có thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>1.Các văn kiện của Đảng.</b>



Nghị quyết Hội nghị BCH TW 4 khoá VII.
Nghị quyết Hội nghị BCH TW 2 khoá VIII.


Các chỉ thị nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục bảo vệ môi
trường.


<b> 2.Các văn bản pháp quy và văn bản hướng dẫn.</b>
Luật giáo dục năm 2005.


Luật bảo vệ môi trường năm 2003.


Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm bậc THCS năm học 2010-2011.
<b>3.Các tài liệu chuyên môn.</b>


1.Lê Minh Châu-Nguyễn Hải Hà-Trần Thị Tố Oanh-Phạm Thị Thu Phương-Lưu
Thu Thuỷ-Đào Vân Vi, Giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lí ở trường Trung học cơ
<i>sở, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2010, trang 10- 41.</i>


2.Nguyễn Hải Hà -Phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường vào
<i>mơn địa lí Trung học cơ sở, nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2008, trang 3-52.</i>


3.Phạm Thu Phương-Nguyễn Thị Minh Phương-Phạm Thị Sen-Phạm Thị Thanh,
<i>Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học mơn Địa kí trung học cơ sở, Nhà xuất bản</i>
Giáo dục năm 2008, trang 5-41.


4.Vụ giáo dục trung học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Trung học
<i>cơ sở chu kì III (2004-2007) mơn Địa lí-Quyển 1, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2005,</i>
trang 24-160.



Tài liệu bồi dưỡng hè.


Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa lí 6.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

PHẦN MỞ ĐẦU


I.Bối cảnh của đề tài ………..1


II.Lí do chọn đề tài ………...….1


III.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu………...3


IV.Mục đích nghiên cứu………..3


V.Điểm mới trong kết quả nghiên cứu………3


PHẦN NỘI DUNG
I.Cơ sở lí luận………..4


II.Thực trạng của việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường trong mơn Địa lí
lớp 6 hiện nay………..6


III..Các biện pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường vào mơn Địa lí lớp 6 tại
trường Trung học cơ sở Bản Hon………7


1.Phương pháp đàm thoại………....8


2.Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan……….…...9


3. Phương pháp thảo luận……….……...9



4.Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề………..10


IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm………...11


PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm………...………12


II.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm………...12


III.Khả năng ứng dụng, triển khai………..12


IV.Những kiến nghị, đề xuất………..12


1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo………..13


2.Với nhà trường THCS Bản Hon……….13


3. Đối với giáo viên………13


Tài liệu tham khảo………...………..14


Mục lục……….……….15


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16></div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×