Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Hoạt động ngoại giao của đảng và nhà nước việt nam trong giai đoạn chiến đấu chống chiến tranh cục bộ của mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 63 trang )

ƢỜ

Ƣ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆ


ỘNG NGO I GIAO CỦ

ƢỚC VIỆ

IH C
ẢNG VÀ NHÀ
N CHIẾ

CHỐNG CHIẾN TRANH CỤC BỘ CỦA MỸ”

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Mỹ Linh
Chuyên ngành

: ƣ phạm Lịch sử

Lớp

: 12SLS

gƣời hƣớng dẫn

: ThS. Nguyễn Mạnh Hồng


Nẵng, 05/2016

ẤU


MỤC LỤC
MỞ ẦU ....................................................................................................................3
1.Lý do chọn đề tài ......................................................................................................3
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................4
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................5
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................5
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................6
7. Bố cục của đề tài .....................................................................................................6
NỘI DUNG ................................................................................................................7
ƢƠ
: Ỹ TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH CỤC BỘ Ở VIỆT NAM
(1965-1968). ................................................................................................................7
1.1. Hoàn cảnh ra đời. .................................................................................................7
1.2 Âm mưu, thủ đoạn, biện pháp tiến hành chiến tranh ..........................................11
1.2.1 Âm mưu của Mỹ trong chiến tranh cục bộ. .....................................................11
1.2.2 Thủ đoạn của Mỹ trong chiến tranh cục bộ .....................................................12
1.2.3 Biện pháp tiến hành chiến lược chiến tranh cục bộ .........................................13
ƢƠ
: UỘ
ẤU TRANH NGO I GIAO CỦA NHÂN DÂN VIỆT
NAM CHỐNG L I CHIẾ
ƢỢC CHIẾN TRANH CỤC BỘ CỦA MỸ ......16
2.1 ơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của hoạt động ngoại giao ............................16
2.1.1 Cơ sỡ lý luận của hoạt động ngoại giao ...........................................................16

2.1.2. Cơ sở thực tiễn của hoạt động ngoại giao .......................................................21
2.2 Cuộc đấu tranh ngoại giao của ảng và nhà nƣớc ta trong giai đoạn chiến
đấu chống chiến tranh cục bộ của Mỹ...................................................................26
2.2.1 Nhiệm vụ của ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ (1965 - 1968) ....................26
2.2.2 Hoạt động của ngoại giao trong giai đoạn chiến đấu chống chiến tranh cục bộ
của Mỹ (1965 - 1968) ................................................................................................32
2.3. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm .....................................................................44
2.3.1 Ý nghĩa .............................................................................................................44
2.3.2 Bài học kinh nghiệm ........................................................................................46
KẾT LUẬ .................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................53

1


Danh mục các từ viết tắt
Cơ quan tình báo Hoa Kì
CIA

(Central Intelligence Agency)

MAGG

Phái bộ cố vấn quân sự
(Military Assistance Advisory Group )

XHCN

Xã hội chũ nghĩa


2


MỞ ẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập tự do và xây dựng đất nước, ngoại giao
là một mặt trận, đóng vai trị hết sức quan trọng, góp phần vào thắng lợi vẻ vang của
dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các mặt trận chính trị, quân sự, kinh
tế góp phần quan trọng cùng quân dân cả nước viết lên những trang sử chói ngời
chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nền ngoại giao hiện đại của nước
Việt Nam độc lập ra đời và trưởng thành nhanh chóng trong 30 năm chiến tranh
nhân dân và chiến tranh cách mạng. Trong đó ngoại giao giai đoạn 1965 - 1968 là
một trong các thời kỳ gay go và phức tạp. Với đường lối đúng đắn, linh hoạt, sáng
tạo biết kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại, ngoại giao đã buộc địch phải xuống
thang từng bước giành thắng lợi từng phần, đến Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu
Thân 1968 thì ta đã buộc địch phải chấm dứt không điều kiện ném bom miền Bắc,
ngồi vào bàn đàm phán tại Pari.
Trong những điều kiện khó khăn nhất của cuộc chiến tranh thì ngoại giao giai
đoạn 1965 - 1968 vẫn đứng vững và phát huy được vai trò của mình, hồn thành
nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, điều này đã được thể hiện rõ trong chiến
đấu chống chiến tranh cục bộ của Mỹ (1965 - 1968). Thấm nhuần lời dạy của Chủ
tịch Hồ Chí Minh “Khơng có gì q hơn độc lập tự do” thì ngoại giao đã phát huy
được tính tích cực và chủ động, tạo tiền đề cho những thắng lợi to lớn trên chiến
trường giai đoạn đấu tranh chống chiến tranh cục bộ nói riêng và trong tồn bộ cuộc
kháng chiến chống Mỹ nói chung.
Nhằm tìm hiểu hoạt động, vai trị và thành quả của ngoại giao trong giai đoạn
lịch sử 1965 - 1968 tôi chọn đề tài “ oạt động ngoại giao của ảng và hà nƣớc
Việt


am trong giai đoạn chiến đấu chống chiến tranh cục bộ của Mỹ” làm đề

tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

3


2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến nội dung của đề tài đã có một số cơng trình nghiên cứu và tác
phẩm sau.
Cuốn “Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Duy Niên,
NXB chính trị quốc gia năm 2008 đã hệ thống hóa lại những nội dung chủ yếu của
tư tưởng, phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao của Hồ Chí Minh. Tác
giả có dành một phần nhỏ nói về ngoại giao của nước ta trong giai đoạn 1965 1968. Tuy nhiên tác giả chỉ đề cập lướt qua và chủ yếu tập trung vào hệ tư tưởng,
các quan điểm chiến lược ngoại giao của Hồ Chí Minh.
Tác giả Nguyễn Phúc Luân trong tác phẩm “Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì
sự nghiệp giành độc lập tự do (1945 - 1975)”, NXB chính trị năm 2001 đã trình bày
khá cụ thể quá trình đấu tranh ngoại giao trong suốt hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 -1975). Tác giả đã dành hẳn một
chương để nói về đấu tranh ngoại giao của Đảng ta trong chiến tranh cục bộ.
Lưu Văn Lợi trong tác phẩm “50 năm ngoại giao Việt Nam (1945 - 1995)” do
NXB công an nhân dân Hà Nội xuất bản năm 1996 đã nêu rõ quá trình phát triển
của ngành ngoại giao Việt Nam trong 50 năm từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa vừa mới thành lập cho đến năm 1995. Cuốn sách chỉ mới trình bày sự phát triển
ngoại giao trong một tiến trình 50 năm mà chưa đi sâu phân tích từng giai đoạn. Đặc
biệt chưa làm rõ cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta trong chiến tranh cục bộ
1965 - 1968.
Trong cuốn “Chân dung năm cố Bộ trưởng ngoại giao” của Bộ ngoại giao
(2005) đã đề cập đến các vấn đề ngoại giao của Việt Nam trong các thời kỳ, trong đó

chỉ làm nổi bật lên các quan điểm ngoại giao của các nhân vật cốt cán của ngoại giao
Việt Nam, song chưa đi sâu vào phân tích hoạt động ngoại giao trong từng giai đoạn
Ngồi ra cịn có nhiều cơng trình của các nhà nghiên cứu, các nhà ngoại giao
với nhiều tác phẩm liên quan đến ngoại giao giai đoạn chiến đấu chống chiến tranh
cục bộ.
Các cơng trình trên đây đã thể hiện một cách khái về hoạt động ngoại giao của
Đảng và nhà nước ta. Song vẫn chưa đi sâu và cụ thể vào ngoại giao giai đoạn 1965
- 1968. Tuy nhiên đây là những nguồn tài liệu q báu giúp cho tơi hồn thành khóa
4


luận của mình.
3. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu mà tơi hướng đến chính là tất cả những vấn đề liên quan
đến ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng với đề tài này tôi tập
trung đi sâu nghiên cứu về vấn đề ngoại giao của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
trong giai đoạn chiến đấu chống chiến tranh cục bộ
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện về thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động ngoại
giao của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn 1965 - 1968
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của
hoạt động ngoại giao.
Làm rõ việc thực hiện chủ trương và các hoạt động ngoại giao của Đảng và
nhà nước ta trong giai đoạn 1965 - 1968.
Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện chính sách ngoại giao của
nước ta trong giai đoạn hiện nay.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu
Trong qua trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng tư liệu từ các cơng trình
nghiên cứu, tư liệu sách bao gồm các sách chuyên khảo và tham khảo, các tạp chí,
các bài nghiên cứu khoa học, một số khóa luận và luận văn có liên quan.
Để hồn thành đề tài này, tơi đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, Đảng Cộng sản Việt Nam để xem xét sự kiện hiện tượng lịch sử. Chúng tôi
tiến hành tập hợp, phân loại tư liệu sau đó thơng phương pháp lịch sử phương pháp
logic, các thao tác tư duy như so sánh, đối chiếu để rút ra kết luận. Bên cạnh đó tơi
cịn sử dụng phương pháp liên ngành để hồn thành khóa luận này.
5


6. óng góp của đề tài
Cung cấp một cách có hệ thống và cụ thể về hoạt động ngoại giao của Đảng ta
trong thời kì chiến đấuchống chiến tranh cục bộ. Hiểu rõ vai trò quan trọng của mặt
trận ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ. Đề tài hoàn thành cịn góp phần nâng
cao hiểu biết cho bản thân và là nguồn tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên
khoa Lịch sử cũng như những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Bố cục của đề tài
Bố cục đề tài gồm có phần mở đầu, nội dung và kết luận, mục lục, tài liệu
tham khảo.
Nội dung đề tài bao gồm 2 chương:
Chương I: Mỹ tiến hành chiến tranh cục bộ ở Việt Nam ( 1965 - 19658 )
Chương II: Cuộc đấu tranh ngoại giao của nhân dân Việt Nam chống lại chiến
lược chiến tranh cục bộ của Mỹ.

6


NỘI DUNG
ƢƠ


: MỸ TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH CỤC BỘ
Ở VIỆT NAM (1965-1968).

1.1. Hoàn cảnh ra đời
Trong thế thất bại, Mỹ rơi vào bị động tiến hành leo thang chiến tranh, chuyển
từ chiến lược chiến tranh đặc biệt sang chiến lược chiến tranh cục bộ có quy mơ
ngày càng lớn. Với sự tham gia trực tiếp ồ ạt của lực lượng bộ binh, hải quân, lục
quân, không quân, được trang bị hiện đại, Mỹ đã mở rộng chiến tranh ra cả nước,
tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân, thủy qn ra miền Bắc.Nó chẳng
những thách thức ý chí “ Khơng có gì q hơn độc lập tự do” của nhân dân ta mà
còn đối với trào lưu thế giới đấu tranh cho độc lập dân tộc, hịa bình dân chủ và chủ
nghĩa xã hội. Vì vậy cuộc đấu tranh Việt Nam trở thành cuộc đụng đầu lịch sử giữa
một bên là thế lực đế quốc, thực dân mới hùng mạnh do đế quốc Mỹ đứng đầu, bên
kia là lực lượng của xu hướng cách mạng thời đại mà Việt Nam là tiêu biểu.
Tình hình quốc tế, đặc biệt là chiến lược các nước lớn trực tiếp liên quan đến
cuộc chiến tranh đang có những biến động quan trọng.
Trong suốt thời kỳ đầu của chiến lược chiến tranh cục bộ, Mỹ càng leo thang
chiến tranh, càng sa lầy, càng thất bại và càng cơ lập. Vai trị cường quốc hàng đầu
của Mỹ trên thế giới ngày càng giảm sút. Nhiều nước đồng minh phương Tây, trước
hết là Pháp, Italia… tỏ thái độ khơng đồng tình với chiến tranh xâm lược cuả Mỹ.
Trong khi đó, một số nước tư bản đã lợi dụng việc Mỹ sa lầy ở Việt Nam để vươn
lên, thốt khỏi sự khống chế của Mỹ về chính trị, kinh tế và tiềm lực quân sự
[2;tr14]
Một số nước Á, Phi, Mỹ la tinh vốn chịu ảnh hưởng của Mỹ cũng có xu hướng
ly tâm, tách dần khỏi Mỹ, hướng tới chính sách cân bằng hơn giữa các thế lực nước
lớn, khơng tham gia giảm dần sự dính líu vào vào các liên minh quân sự do Mỹ
đứng đầu. Sự phân hóa trong lực lượng đồng minh làm cho Mỹ không thể huy động
được các khối quân sự, các liên minh chính trị quân sự khác nhau của phương Tây
tham gia trực tiếp hoặc đóng vai trị hỗ trợ tích cực cho cuộc chiến tranh như Mỹ

7


mong muốn.
Một nước Mỹ bị chia rẽ và trở nên mất ổn định hơn trong khi đưa nửa triệu
quân tham gia vào một cuộc chiến tranh là hiện tượng đặc biệt. Cựu Tổng thống Mỹ
Aixenhao đã phải thốt lên “Tôi chưa bao giờ gặp phải một tình thế đáng buồn như
tình cảnh hiện nay của nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc về một cuộc chiến tranh”[29].
Trong khi đó đối thủ hàng đầu của Mỹ là Liên Xô và các nước XHCN có bước
phát triển ổn định. Liên Xơ tiếp tục cải thiện được thế cân bằng về vũ khí chiến lược
với Mỹ, nền kinh tế đã bước đầu khắc phục được tình trạng rối loạn trong những
năm trước để lại, củng cố một bước vai trò cường quốc trong quan hệ quốc tế. Liên
Xô trở thành lực lượng thách thức đối với lợi ích chiến lược tồn cầu của Mỹ và các
nước phương Tây.
Ta bước vào cuộc chiến đấu mới đầy khắc nghiệt, trong hoàn cảnh lực lượng
đồng minh chiến lược có bất đồng và khủng hoảng về đường lối, nhất là quan hệ Xô
- Trung ngày một xấu đi.
Chuyến viếng thăm Hà Nội tháng 2 - 1965 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Liên Xô A. Côxưghin thể hiện sự điều chỉnh chính sách của Liên Xơ đối với Việt
Nam, bày tỏ sự ủng hộ đường lối chống Mỹ cứu nước của Đảng, Nhà nước ta. Liên
Xô bắt đầu viện trợ ngày càng to lớn có hiệu quả cho sự nghiệp đấu tranh chống Mỹ
giải phóng đất nước của nhân dân ta.
Sau khi thăm Việt Nam trở về, ngày 26 - 2 - 1965, phát biểu trên vô tuyến
truyền hình Liên Xơ, A. Cơxưghin khẳng định: “Chúng tơi đã nói với các bạn Việt
Nam rằng Liên Xơ sẽ không thờ ơ đối với vận mệnh nước XHCN anh em, sẽ giành
cho họ sự giúp đỡ cần thiết… Đừng ai ảo tưởng rằng cuộc xâm lược chống nhân
dân Việt Nam sẽ có thể khơng bị thống trị”
Song vì lợi ích toàn cầu, trong hoàn cảnh Mỹ đang sa lầy ở Việt Nam, đang bị
cô lập trên thế giới và cán cân lực lượng thế giới đang có lợi cho các lực lượng cách
mạng và XHCN, Liên Xô muốn tranh thủ thời cơ thúc đẩy hịa dịu Xơ - Mỹ, qua đó

kiềm chế Mỹ và giảm gánh nặng chạy đua vũ trang, tăng cường tiềm lực kinh tế của
mình. Liên Xô lo ngại chiến tranh ở Việt Nam mở rộng làm quan hệ quốc tế căng

8


thẳng, có hại cho hịa dịu Xơ - Mỹ, đồng thời có lợi cho vai trị của Trung Quốc
trong tập hợp lực lượng quốc tế, và cải thiện quan hệ với Mỹ. Bởi vậy, ở mức độ
nào đó Liên Xơ cũng tìm cách tác động vào diễn biến của cuộc chiến tranh để có
thêm thế mặc cả với Mỹ. Tuy vẫn ủng hộ Việt Nam chống Mỹ nhưng Liên Xô lại
muốn Việt Nam sớm tìm giải pháp kết thúc chiến tranh thơng qua đường thương
lượng hịa bình.
Trong khi tiến hành “cách mạng văn hóa”, Trung Quốc vẫnn đồng tình ủng hộ
và chi viện tích cực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, coi
đó là “nghĩa vụ quốc tế khơng thể thối thác được”. Song mặt khác Trung Quốc lo
ngại chiến tranh mở rộng đưa đến việc đụng đầu trực tiếp với Mỹ. Thấy rõ ý đồ
khiêu khích của Mỹ, tháng 1 - 1965 vào lúc chiến tranh cục bộ bắt đầu, Chủ tịch
Mao Trạch Đông, qua nhà báo Mỹ Etga Xnâu nhắn cho Mỹ biết: “Qn đội Trung
Quốc sẽ khơng vượt biên giới của mình để đánh nhau… chỉ khi nào Mỹ tiến công,
người Trung Quốc mới chiến đấu”. Và “người Trung Quốc rất bận về cơng việc nội
bộ của mình, đánh nhau ngồi biên giới nước mình là phạm tội ác. Tại sao người
Trung Quốc phải làm như vậy” [7].
Tuy nhiên, trước việc Mỹ leo thang chiến tranh ở hai miền và lúc công luận
thế giới lên án mạnh mẽ hành động mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ, ngày 21 3 - 1965, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Trần Nghị đã nói rõ thêm: “Trung Quốc
sẽ chiến đấu ở Việt Nam nếu lính Mỹ xâm lược Bắc Việt Nam hoặc chính phủ Bắc
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tham gia chiến tranh” [27, tr.154 - 155]. Khác với
Liên Xô, Trung Quốc muốn ta đánh lâu dài, sử dụng những diễn biến ở Đông
Dương vào việc kiềm chế Mỹ, đấu tranh thúc đẩy hòa dịu Trung - Mỹ và tập hợp
lực lượng thế giới, nhất là các nước đang phát triển, phong trào giải phóng dân tộc,
phục vụ cho chiến lược của mình.

Phong trào độc lập dân tộc cũng có sự phân hóa nhất định khi Mỹ ồ ạt đưa
quân vào miền Nam và mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Ở một số nước, giới cầm
quyền tỏ ra lo sợ trước sức mạnh của Mỹ, sợ chiến tranh mở rộng, quan hệ hai phe
trở nên căng thẳng. Tuy nhiên, cùng với những thắng lợi ta giành được trong kháng
chiến chống Mỹ, cùng với sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước xã hội chủ nghĩa, và

9


xuất phát tứ lợi ích cơ bản, lâu dài của mình, phần lớn các nước độc lập dân tộc và
phong trào giải phóng dân tộc ở Á-Phi-Mỹ Latinh ở mức độ khác nhau đã đồng tình
ủng hộ ngày cành mạnh mẽ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt
Nam. Lực lượng trung gian có lợi cho Mỹ ngày càng giảm.
Nét nổi bật trong quan hệ quốc tế thời kì này là cuộc chiến tranh xâm lược quy
mơ lớn của Mỹ chống nhân dân Việt Nam dần dần trở thành mối quan tâm hàng đầu
trong dư luận quốc tế. Điều đó phản ánh cuộc đấu tranh quyết liệt trong tập hợp lực
lượng và tranh thủ dư luận quốc tế giữa ta và Mỹ. Mặc dù Mỹ đã huy động tối đa bộ
máy tuyên truyền chiến tranh, dùng nhiều thủ đoạn lừa bịp hịa bình, đi đơi với gây
sức ép đe dọa, Mỹ vẫn khơng ngăn cản được làn sóng phản đối chính sách chiến
tranh của Mỹ lan rộng trên thế giới. Chính giới nhiều nước, kể cả những nước đồng
minh của Mỹ cũng bị phân hóa, bất lợi cho chủ trương leo thang mở rộng chiến
tranh của Mỹ. Không ít giới cầm quyền ở các nước này điều chỉnh chính sách đối
với Mỹ cũng như đối với Việt Nam theo hướng bất lợi cho Mỹ.
Ở nước Mỹ, sự thất bại của “Chính sách vừa bơ vừa súng” (cải thiện đời sống
đi đôi với mở rộng và giành thắng lợi trong chiến tranh) đã làm cuộc khủng hoảng
nội bộ - cuộc khủng hoảng về lòng tin-phát triển.
Những diễn biến ở chiến trường và cục diện quốc tế không theo ý muốn của
Mỹ. Việc quân Mỹ cùng phương tiện quân sự hiện đại ồ ạt đổ vào miền Nam và mở
rộng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, đánh Lào và tiến cơng Campuchia tuy có gây
cho chúng ta nhiều khó khăn, nhưng không tạo ra được bước ngoặt chiến tranh có

lợi cho Mỹ. Trái lại, ta đã từng bước giữ vững và phát triển thế tiến công của cách
mạng miền Nam, đánh thắng bước đầu cuộc chiến tranh leo thang của Mỹ ở miền
Bắc. Ở miền Nam, ta đã bẻ gãy các cuộc phản công chiến lược quy mô lớn của địch,
làm thất bại các cuộc hành quân “tìm diệt”, “bình định” 1965-1967 của Mỹ - ngụy,
đồng thời chủ động mở các chiến dịch tấn công trực diện quân Mỹ, đánh quân ngụy
ở khắp các chiến trường. Vùng giải phóng từng bước được củng cố và mở rộng, lực
lượng ta có bước phát triển đáng kể .
Ta đã đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966, mặc dù có
đến 75 vạn quân Mỹ - ngụy được huy động, nhằm “tìm diệt” quân chủ lực ta. Lần

10


đầu tiên Mỹ-Ngụy bị tiêu hao binh lực lớn chịu thất bại về chiến lược phản công,
giành thế chủ động. Tháng 5-1966, đại sứ Mỹ tại Sài Gòn thừa nhận: “Mỹ khơng
tiêu diệt được một đơn vị chính quy nào của Việt cơng, khơng ngăn chặn được du
kích phát triển, lục lượng Mỹ khơng khắc phục được tình hình ngày càng xấu đi và
quân đội Sài Gòn giảm chất lượng nhanh chóng và vẫn bị động”.
Ở miền Bắc, ngày 5-8-1964, với âm mưu được chuẩn bị từ trước, Mỹ gây ra
“sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, vu cáo Việt Nam tiến cơng tàu Ma-đốc (Maddox) của Mỹ
ngồi khơi thuộc hải phận quốc tế để lấy cớ trả đũa, ném bom bắn phá miền Bắc
nước ta. Ngày 7-8-1964, Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, tán thành
hành động trả đũa đối với Bắc Việt Nam. Nghị quyết sai lầm này đã tạo cho nhà
cầm quyền Mỹ leo thang trong cuộc chiến tranh phá hoại chống lại Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hịa có chủ quyền trong suốt gần chục năm sau đó. Bộ trưởng
Quốc phịng Mỹ Mắc Namara sau này thừa nhận: Nghị quyết này thực chất là sự
tuyên chiến.
Với cố gắng to lớn, với tinh thần “mỗi người làm việc bằng hai”, quân và dân
ta ở miền Bắc chẳng những đã làm thất bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ mà
còn cũng cố được hậu phương lớn, có hiệu quả hơn cho cuộc chiến đấu ngoan

cường của đồng bào miền Nam. Với ý chí khơng gì lay chuyển “quyết chiến, quyết
thắng giặc Mỹ xâm lược” quân dân ta ở miền Nam đã anh dũng chiến đấu và liên
tiếp giành thắng lợi, với các thắng lợi mở đầu ở Núi Thành (Quảng Nam), Vạn
Tường (Quảng Ngãi).
Nhân dân Việt Nam bước vào cuộc đấu tranh với muôn vàn gian khó thách
thức nhưng với lịng u nước, ý thức độc lập dân tộc đã thôi thúc triệu trái tim
cùng nhau đấu tranh chống chiến lược chiến tranh cục bộ giành thắng lợi cuối cùng.
1.2 Âm mƣu, thủ đoạn, biện pháp tiến hành chiến lƣợc chiến tranh cục bộ
1.2.1 Âm mưu của Mỹ trong chiến tranh cục bộ.
Chiến tranh cục bộ là một chiến lược chiến tranh trong chiến lược toàn cầu của
Mỹ được áp dụng vào miền Nam Việt Nam giai đoạn 1965 - 1968. Nội dung cơ bản
của chiến lược là dùng ưu thế hỏa lực, công nghệ và quân số của lính viễn chinh

11


Mỹ, là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng ba lực
lượng, quân đội xâm lược Mỹ lúc cao nhất có hơn nửa triệu, quân đội năm nước
đông minh của Mỹ ( Hàn Quốc, Thái Lan, Philíppin, Ơxtrây lia, Niu Dilân ) có 7
vạn. Lực lượng quân Mỹ giữ vai trò quan trọng. Tổng cộng quân địch trong chiến
tranh cục bộ lúc cao nhất gần 1,5 triệu người, được trang bị vũ khí và chiến tranh
hiện đại nhằm đè bẹp quân Giải phóng miền Nam, đồng thời dùng không quân đánh
phá miền Bắc nhằm bảo vệ chế độ Việt Nam Cộng hòa, thiết lập ảnh hưởng lâu dài
của Mỹ lên miền Nam Việt Nam [2, tr.12].
Tiến hành chiến tranh cục bộ Mỹ nhằm thực hiện âm mưu đàn áp cách mạng
miền Nam, tiến hành phá hoại miền Bắc. Quân đội Mỹ và quân đội các nước Đồng
Minh của Mỹ tham gia chiến tranh cục bộ còn nhằm cứu nguy quân dội Sài Gòn
khỏi bị tan rã, sau khi thất bại trong chiến tranh đặc biệt và để tiếp tục giữ miền
Nam dưới ách thống trị của chỉ nghĩa thực dân mới. Mỹ còn muốn nhanh chống tạo
ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến

lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường đẩy lực
lượng vũ trang của ta vào thế phòng ngự.
Mỹ chủ động bao vây cô lập cách mạng Miền Nam ở Nam Việt Nam từ đó tạo
ra một lực cản mạnh mẽ để trong thời gian ngắn nhất ngăn chặn được sự sụp đổ của
chính quyền và qn đội Sài Gịn trên cơ sỡ đó Mỹ tập trung lực lượng tiến cơng
tiêu diệt qn chủ lực giải phóng Miền Nam, phá chiến tranh du kích tiến hành
chiến dịch bình định nơng thơn dành lại quyền chủ động chiến trường, đồng thời với
việc tăng cường ném bom miền Bắc làm kiệt quệ tiềm lực của hậu phương lớn
XHCN làm lung lay ý chí quết tâm của Đảng, Chính phủ và nhân dân ta. Qua đó
Mỹ sẽ củng cố vị trí của chúng ở Việt Nam, Đông Dương và các nước Đông Nam
Á, giữ vững vai trò lãnh đạo “thế giới tự do”. Làm được như vậy, đế quốc Mỹ sẽ
chứng tỏ cho thế giới biết sức mạnh hùng hậu và khả năng của Mỹ có thể đè bẹp
tiêu diệt bất cứ cuộc khỏi nghĩa và chiến tranh cách mạng nào, răn đe phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc Á - Phi - Mỹ la tin.
1.2.2 Thủ đoạn của Mỹ trong chiến tranh cục bộ
Thất bại trong chiến lược chiến tranh đặc biệt và một số trận mở đầu của chiến

12


lược chiến tranh cục bộ nhưng Chính phủ và những người hiếu chiến cầm quyền ở
Mỹ vẫn ngoan cố lún sâu vào cuộc chiến tranh. Mỹ ráo riết thực hiện chiến tranh để
mong nhanh chóng giành thắng lợi quyết định đạt được tham vọng nên đã không từ
bất cứ thủ đoạn nào.
Đồng thời với việc tăng cường đấu tranh quân sự, đàn áp thì Mỹ cịn lơi kéo
một số nước tham chiến hoặc hỗ trợ hậu cần nhằm giúp Mỹ về quân sự, chia sẽ với
Mỹ về gánh nặng chính trị và tâm lý. Mỹ xuyên tạc bản chất và nguồn gốc chiến
tranh, vu cáo Việt Nam Dân chủ Cộng hịa và Mặt trận, địi miền Bắc đình chỉ chi
viện miền Nam, rút quân khỏi miền Nam. Thâm hiểm nhất là Mỹ lợi dụng tâm lý
hịa bình của nhân dân thế giới, mở các chiến dịch hịa bình để ép Việt Nam đi vào

“đàm phán không điều kiện” với Mỹ
Tổng thống L . Giônxơn và các quan chức chủ chốt nhà trắng, lầu năm góc và
CIA đã tranh cãi và đi đến giải pháp cuối cùng là phải giữ vững chính quyền Sài
Gịn để chứng minh cho nhân dân Mỹ, cho đồng minh và cho kẻ thù về hình ảnh
một nước Mỹ siêu cường thủ đoạn của Mỹ là phải đảo ngược chiều hướng xuống
dốc này của Nam Việt Nam bằng cách sử dụng quân Mỹ tiến hành nhiều cuộc chiến
tranh ở miền Nam, đồng thời tiến hành ném bom liên tục ở Bắc Việt Nam cho đến
khi Mỹ đạt được thắng lợi.
Ngày 1 tháng 4 năm 1965 L . Giônxơn quyết định đưa thêm một bộ phận quân
chiến đấu Mỹ sang Việt Nam và tăng cường không quân hải quân đánh phá miền
Bắc mạnh mẽ liên tục với mục đích là cho cột xương sống của Hà Nội mềm đi, để
phải chịu những điều kiện thương lượng do Mỹ áp đặt và từ bỏ chi viện cho cách
mạng miền Nam
1.2.3 Biện pháp tiến hành chiến lược chiến tranh cục bộ
Mỹ hối hả tăng quân, tăng phương tiện chiến tranh, thực hiện chiến lược “hai
gọng kìm” với ý đồ thâm độc là tiêu diệt chủ lực Quân giải phóng và bình định
nơng thơn miền Nam, thủ tiêu các căn cứ cách mạng và lực lượng du kích. Đồng
thời với việc dùng khơng qn, hải qn bắn phá miền Nam thì Mỹ còn phong tỏa
ác liệt miền Bắc để ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam [2, tr.17]
Tổng thống Mỹ chuẩn ý tăng thêm 18000 đến 20000 quân trong các lực lượng
hỗ trợ của Mỹ đề bổ sung cho các đơn vị hiện có và cung cấp số nhân viên hậu cần
cần thiết. Triển khai thêm 2 tiểu đồn lính thuỷ đánh bộ, 1 phi đồn của lính thủy
13


đánh bộ và những bộ phận kết hợp về chỉ huy và hỗ trợ. Thay đổi nhiệm vụ của tất
cả những đơn vị lính thủy đánh bộ được triển khai hướng vào Việt Nam để có thể
sử dụng những đơn vị này một cách tích cực hơn theo những điều kiện sẽ được quy
định và Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng thông qua sau khi tham khảo ý kiến của Bộ
trưởng Bộ ngoại giao. Tán thành việc triển khai quân sang Nam Việt Nam của

Chính phủ Nam Triều Tiên, Úc, Tân Tây Lan…song song với việc triển khai thêm
lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đã được phê chuẩn trong điểm 6 khoản 2. Quyết
định này đánh dấu sự thay đổi về chiến lược của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt
Nam từ chỗ cố vấn hậu thuẫn đến tham chiến trực tiếp. Từ đây, số lượng quân và
chi viện của Mỹ ngày càng tăng .
Dựa vào ưu thế quân đông, vũ khí hiện đại Mỹ cho mở những cuộc hành qn
“tìm diệt” mang tên “ánh sáng sao” vào căn cứ Vạn Trường. Rồi tiếp đó mở 2 cuộc
phản cơng vào 2 mùa khô 1965 - 1966 và mùa khô 1966 - 1967, nhằm “tìm diệt” và
“bình định” vào “đất thánh Việt Cộng”
Mỹ dự định giành thắng lợi trong vòng 2 năm (1965 đầu 1967), tiêu diệt lực
lượng cách mạng ở miền Nam, cứu nguy cho lực lượng tay sai Mỹ và làm sụp đổ
chế độ miền Bắc, “đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá”. Tháng 4 -1965, Mỹ đã đưa
vào miền Nam 18 000 quân, đến tháng 12 - 1967 số quân lên tới 550.000, gồm 11
sư, đoàn và 11 trung đoàn. Trong suốt thời kỳ chiến tranh, Mỹ huy động tới 70%
lục quân, 60% lính thủy đánh bộ, 40% hải quân và 60% không quân của nước Mỹ,
6,5 triệu lượt thanh niên Mỹ trực tiếp tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam,
22.000 xí nghiệp trên đất Mỹ tham gia phục vụ chiến tranh.
Mỹ bị động về chiến lược và đang phải đương đầu với thủ đoạn ngoan cường,
đồng thời phải đối phó lớn với sức ép của dư luận trong và ngoài nước. Tuy Mỹ
muốn thắng nhanh nhưng buộc phải thực hiện kế hoạch leo thang chiến tranh, vừa
đánh vừa thăm dò, nhất là trong cuộc chiến tranh phá hoại chống miền Bắc.
Lôi kéo Đồng Minh của Mỹ tham gia chiến tranh là thủ đoạn mới của Mỹ
nhằm giảm nhẹ sức ép chính trị, tâm lý và biến cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ
chống lại quân dân Việt Nam thành cuộc tự chinh ý thức hệ của nhiều nước châu Á
- Thái Bình Dương chống lại sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản.
Các cuộc hành quân, đánh phá bằng không quân, hải quân của Mỹ và ngụy
quyền tay sai dần mở rộng ra tồn Đơng Dương, uy hiếp nền an ninh của các nước
láng giềng, gây tình hình căng thẳng ở Đơng Dương, Đơng Nam Á, làm cho quan
14



hệ càng thêm phức tạp.
Leo thang, mở rộng chiến tranh, đi đơi với lừa bịp hịa bình là nét nổi bật trong
đường lối tiến hành chiến tranh xâm lược của Mỹ.
Trong bài diễn văn của ở Bantimo ngày 17 - 4 - 1965, Tổng thống L. Giônxơn,
một mặt khẳng định “khơng có sức mạnh nào buộc chúng ta rời khỏi Việt Nam”,
mặt khác, khi nói đến hịa bình, vẫn tiếp tục địi đàm phán khơng điều kiện, nghĩa là
buộc ta đàm phán dưới sức ép bom đạn của Mỹ.
Tháng 10 - 1966, trong cuộc họp với các đồng minh tham chiến, Mỹ đưa ra cái
gọi là công thức Manila, khẳng định quân Mỹ đồng minh chỉ có thể rút khỏi Việt
Nam chừng nào lực lượng quân sự của Bắc Việt Nam đã rút.
Mặc dù Mỹ và quân Đồng Minh đã tăng thêm quân số và phương tiện chiến
tranh song suốt năm 1966 - 1967 chúng vẫn không giành được thắng lợi có ý nghĩa
nào ở cả hai miền Nam - Bắc. Trong lúc đó, phong trào phản đối chiến tranh xâm
lược Việt Nam ngày càng phát triển trên đất Mỹ và ở nhiều nước khác trên thế giới.
Tuy nhiên, phát biểu tại Xan Antonio ngày 29 - 9 - 1967, L. Giônxơn vẫn
tuyên bố trên thế mạnh: Hoa Kỳ sẵn sàng ngừng ném bom bắn phá bằng máy bay,
tàu chiến ở miền Bắc Việt Nam, khi nào điều này nhanh chóng dẫn đến các cuộc
bàn bạc có hiệu quả.
Quan tâm đến việc sử dụng trung gian hịa giải có lợi cho Mỹ đi đôi với leo
thang chiến tranh là bộ phận của sách lược “tiến cơng hịa bình” của Mỹ nhằm phân
hóa chiều hướng dư luận, tạo áp lực quốc tế nhất định thúc ép ta chấp nhận thương
lượng theo điều kiện của Mỹ.
Tháng 6 - 1965 Mỹ tỏ ý nhờ Anh đưa ra kiến nghị ngừng bắn, rút lực lượng bên
ngồi, đưa lực lượng hịa bình quốc tế vào miền Nan Việt Nam. Mỹ âm mưu thành lập
phái đoàn Uynhxon ( Wilson, tên của Thủ tướng Anh) để dàn xếp với Bắc Việt Nam
theo điều kiện của Mỹ, kêu gọi Liên hợp quốc can thiệp vào Nam Việt Nam…
Mỹ cũng tìm mọi cách để phân hóa lực lượng đồng minh chiến lược của ta,
làm suy yếu hậu phương quốc tế của cuộc kháng chiến bằng việc lợi dụng triệt để
những bất đồng trong hệ thống XHCN, đặc biệt là giữa Liên Xơ và Trung Quốc.

Thơng qua hịa hỗn tay đôi, Mỹ hy vọng kiềm chế hai nước này trong việc ủng hộ
tinh thần và vật chất, cho công cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.

15


ƢƠ

: CUỘ

ẤU TRANH NGO I GIAO

CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM CHỐNG L I CHIẾ

ƢỢC

CHIẾN TRANH CỤC BỘ CỦA MỸ
2.1 ơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của hoạt động ngoại giao
2.1.1 Cơ sỡ lý luận của hoạt động ngoại giao
Mác và Lênin bàn về đấu tranh ngoại giao
Con người từ khi sinh ra để tồn tại thì đã biết đấu tranh với môi trường sống,
với thiên nhiên để có thể tồn tại và phát triển. Ban đầu chỉ là chống lạ thiên nhiên
khắc nghiệt. Khi xã hội bắt đầu có sự phân hóa thành các giai cấp đối kháng với
nhau thì xuất hiện đấu tranh xã hội. Cuộc đấu tranh này diễn ra giữa những người
đối kháng với nhau về quyền lợi. Do đó chiến tranh xẩy ra là điều không thể tránh
khỏi là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Đồng thời một khi xã hội phát triển
ngày càng cao thì các cuộc đấu tranh diễn ra ngày càng quyết liệt hơn nữa. Các cuộc
đấu tranh không chỉ đơn thuần diễn ra trên lĩnh vực quân sự mà đó là các cuộc đấu
tranh tồn diễn trên tất cả các mặt từ kinh tế, chính trị, ngoại giao cho đến văn hóa.
Ngày nay các cuộc đấu tranh càng diễn ra gay gắt và quyết liệt hơn bao giờ

hết. Đó là sự thử thách sức mạnh của một quốc gia một dân tộc, một đất nước. Hơn
thế nữa đấu tranh còn là sự thử thách của một chế độ xã hội bao gồm các lĩnh vực:
quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, đối nội đối ngoại. Trên mỗi lĩnh vực cụ
thể cuộc đấu tranh diễn ra với những tính chất, đặc thù riêng phù hợp với đặc điểm
yêu cầu của từng lĩnh vực đó. Tuy nhiên tất cả các lĩnh vực đó đều có mối liên hệ
mật thiết với nhau, cùng nhau hợp thành một thể thống nhất tạo nên kết quả của
cuộc chiến tranh.
Chiến tranh là sự đối đầu một mất một còn giữa các bên tham chiến. Trong các
cuộc chiến tranh thì chiến thắng về mặt quân sự chính trị là quyết định, bởi vì nó thể
hiện sức mạnh của bạo lực này vượt trội hơn hẳn so với sức mạnh bạo lực của thế
lực khác. Tuy nhiên khơng vì thế mà chúng ta lại quên đi vai trò của đấu tranh trên
mặt trận ngoại giao. Chiến thắng ngoại giao góp phần làm nên chiến thắng về mặt
quân sự.
16


Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: “Đấu tranh ngoại giao là sản
phẩm của đấu tranh quân sự, chính trị trên chiến trường”. Đấu tranh quân sự, chính
trị quyết định đến kết quả của đấu tranh ngoại giao, ngược lại mặt trận đấu tranh
ngoại giao ngày càng quan trọng nó có tác động trở lại cuộc đấu tranh quân sự trên
chiến trường. Khi ngoại giao trở thành một mặt trận thì phát huy vai trị của mình,
mặt trận ngoại giao trở thành mặt trận tiến công mang tính chất tích cực, chủ động.
Trên thực tế khi đấu tranh ngoại giao và đấu tranh quân sự đạt kết quả thì đó cũng
chính là cái mốc kết thúc cuộc chiến tranh.
Ngoại giao, đàm phán có nghĩa là khi cần thiết với những điều kiện, hồn cảnh
nhất định nào đó thì người ta có thể gặp gỡ nhau để trao đổi, thảo luận, thỏa thuận
để thống nhất với nhau một số vấn đề trên nguyên tắc bảo đảm thắng lợi cuối cùng
cho cuộc chiến tranh. Trong hoạt động ngoại giao, riêng về đối sách với kẻ thù
Lênin cũng từng khẳng định: “Nếu có lợi cho cách mạng thì dù có phải thỏa hiệp
với kẻ cướp ta cũng thỏa hiệp” [34, tr.374]. Về vấn đề này Lênin chỉ rõ ra rằng:

“Chỉ có thể thắng được kẻ địch mạnh hơn mình bằng một sự nổ lực hết sức lớn và
điều kiện bắt buộc là phải lợi dụng một cách hết sức tỉ mỉ, hết sức chăm chú, hết
sức cẩn thận, hết sức khôn khéo, bất cứ một rạn nứt nhỏ bé nhất vào giữa các kẻ
thù… cũng như phải lợi dụng mọi khả năng dù bé nhỏ nhất để nắm được một bạn
đồng minh tạm thời bấp bênh, có điều kiện, ít vững chắc và ít đáng tin cậy” [35,
tr.81 - 82]
Trong lịch sử từ trước tới nay chúng ta thấy một điều rằng các cuộc đấu tranh
trên các mặt quân sự, chính trị, ngoại giao chống lại bọn phản cách mạng là cuộc
đấu tranh gay go quyết liệt, vì sự níu giữ quyền lợi của bọn phản cách mạng. Lênin
từng chỉ ra rằng: “Cho đến bây giờ trên thế giới chưa hề có một giai cấp thống trị
nào chịu nhượng bộ mà khơng có điều kiện. Hay nói cách khác bất kỳ giai cấp
thống trị nào lúc hấp hối cũng không dễ dàng từ bỏ quyền thống trị của mình cho
một giai cấp khác ngay cả lúc suy yếu nhất”. Như vậy qua phân tích, tìm hiểu các
quan điểm trên đây của lý luận Mác - Lênin về đấu tranh ngoại giao và vai trò của
mặt trận ngoại giao ta nhận thấy rằng ngoại giao là một mặt trận vô cùng quan trọng
góp phần thắng lợi của cuộc cách mạng. Vậy để làm nên chiến thắng đó thì trên lĩnh
vực ngoại giao cần phải tinh tế, nhạy cảm, khôn khéo, cần phải lợi dụng mọi điều
17


kiện hồn cảnh có lợi về mặt ngoại giao dù cho nó khó khăn nhất nhằm mục đích
duy nhất là phục vụ cho sự thắng lợi của cách mạng.
Đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngay từ khi vừa mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định Việt
Nam sẽ đi theo con đường XHCN. Khi vừa mới ra đời hoạt động ngoại giao đầu
tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là làm cho nhân dân thế giới hiểu về Việt
Nam. Làm cho nhân dân thế giới thấy được cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân
dân ta, thấy được Pháp xâm lược nước ta và ta chỉ đấu tranh để chống lại sự xâm
lược đó. Chúng ta đang đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc, đất nước của mình. Cùng với
hoạt động đó, chúng ta khơng ngừng quảng bá hình ảnh của đất nước đối với bạn bè

trên thế giới để mọi người biết về Việt Nam. Tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè thế
giới đối với cuộc chiến đấu của nhân dân ta.
Đến giai đoạn 1936-1939, cả thế giới đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc
chiến tranh thế giới lần thứ hai. Các nước ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị cho
cuộc chiến tranh giành thuộc địa. Châu Âu trở thành một lị lửa chiến tranh mà
khơng có cách nào dập tắt được. Đứng trước tình hình đó thì đường lối ngoại giao
của nước ta là đứng về phía Liên Xơ ngăn chặn cuộc chiến tranh xẩy ra. Ủng hộ các
lực lượng dân chủ, hịa bình trên thế giới, chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. Đồng
thời ủng hộ chính phủ mặt trận nhân dân Pháp. Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Pháp
đối với cuộc chiến đấu của nhân dân ta để cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.
Khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thì Đảng ta đứng về phía đồng
minh chống phát xít. Ủng hộ Liên Xơ chống phát xít Đức, ủng hộ Trung Quốc
chống phát xít Nhật. Đảng ta đã khẳng định vị trí của cách mạng Việt Nam trong
trào lưu cách mạng thế giới, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ
VIII (5 - 1941) đã chỉ rõ: “Cuộc cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách
mạng thế giới và giai đoạn hiện tại là một bộ phận dân chủ chống phát xít. Bởi vì
Pháp - Nhật hiện nay là một bộ phận đế quốc xâm lược và là một bộ phận phát xít
thế giới”. Vận mạng dân tộc Đông Dương là chung vận mệnh với nước Tàu cách
mạng và Liên bang Xô Viết. Cuộc tranh đấu chống phát xít của Liên Xơ và Tàu là
cuộc đấu tranh chung vận mạng các dân tộc Đông Dương. Bởi vậy ở Đông Dương

18


cuộc tranh đấu chống phát xít Nhật là một bộ phận của cuộc tranh đấu của Tàu và
Liên Xô chống lại phát xít thế giới.
Ngồi ra Đảng ta cịn chủ động lập quan hệ đồng minh với Anh, Mĩ, Trung
Hoa Dân quốc để chống lại phát xít Nhật. Tuy nhiên Đảng ta vẫn giữ vững độc lập
tự chủ và coi những lực lượng này chỉ là bạn đồng minh có điều kiện.Từ tháng 91940, khi còn ở Trung Quốc với nhãn quan chính trị sắc bén, Hồ Chí Minh đã nhận
thấy chiều hướng của những sự kiện đang xảy ra. Người chỉ rõ: “Hiện nay chỉ có

Hồng qn Liên Xơ và quân Trung Hoa mới là những đội quân anh em, mới là
đồng minh thực sự của ta. Còn quân đội Tưởng Giới Thạch dù có vào Việt Nam để
đánh Nhật cũng chỉ là đồng minh tạm thời, về bản chất chúng vẫn là kẻ thù. Phải
thấy hết tính chất phản động của nó, nếu khơng thấy thì nguy hiểm. Chúng nó
khơng vào Việt Nam càng tốt cho ta hơn”. Tuy nhiên, trong quan hệ là lực lượng
chống phát xít Nhật thì đó là đồng minh tạm thời của Việt Nam. Tháng 5-1941,
Đảng chủ trương “phản Pháp, kháng Nhật, Liên Hoa, độc lập” .
Chính vì vậy mà đối với Liên bang Xơ Viết Đảng ta chủ trương kiên trì ủng hộ
Liên bang Xô Viết. Thông cáo của Trung ương gửi các cấp bộ đảng ngày 31-101941 nêu rõ “Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới. Nó là cường quốc duy
nhất luôn luôn sẵn sàng bảo vệ và giúp đỡ các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu
tranh của họ vì sự nghiệp giải phóng và độc lập”. Giúp đỡ Liên Xơ đó là làm việc
cho sự giải phóng của chính chúng ta, vì rằng nếu Liên Xơ chiến thắng, đến lượt nó
sẽ giúp đỡ chúng ta giải thoát khỏi ách chủ nghĩa đế quốc Pháp và Nhật. Nghị quyết
của Ban Thường vụ Trung ương (2-1943) xác định: “Ủng hộ Liên Xô kháng chiến
và tranh đấu chống chiến tranh phát xít xâm lược, là một trong những nhiệm vụ
chính của Đảng ta lúc này” [ 16, tr.101]
Trong quan hệ đối với ba nước Đông Dương, Đảng ta chủ trương giải quyết
vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước ở Đơng Dương và đồn kết ba dân tộc
chống kẻ thù chung. Trong Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương đã đưa ra quan điểm. Về quan hệ giữa ba nước Đông
Dương, Hội nghị chủ trương “tập trung cho được lực lượng tồn cõi Đơng Dương”,
làm cho ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia đoàn kết, dựa vào nhau, thúc đẩy nhau

19


giành thắng lợi. Chủ quyền của mỗi dân tộc phải được tơn trọng. Đã nói đến vấn đề
dân tộc tức là nói đến sự tự do độc lập của mỗi dân tộc tùy theo ý muốn của mỗi
dân tộc. Nói như thế nghĩa là sau lúc đánh đuổi Pháp - Nhật, ta phải thi hành đúng
chính sách “dân tộc tự quyết” cho dân tộc Đông Dương. Các dân tộc sống trên cõi

Đông Dương sẽ tùy theo ý muốn tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay
đứng riêng thành một dân tộc quốc gia tùy ý. “Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ
được thừa nhận và coi trọng”.
Tuy nhiên trong cuộc đấu tranh chống kẻ thì chung, sự đoàn kết ba dân tộc là
yêu cầu khách quan. Hội nghị phân tích: “Những dân tộc ở Đơng Dương đều chịu
dưới ách thống trị của bọn Pháp - Nhật, cho nên muốn đánh đuổi chúng nó khơng
chỉ dân tộc này hay dân tộc kia là đủ, mà phải có một lực lượng thống nhất của tất
thảy các dân tộc Đông Dương họp lại”. Đảng ta và Việt Minh phải hết sức giúp đỡ
các dân tộc Miên, Lào tổ chức ra Cao Miên độc lập đồng minh, Ai Lao độc lập
đồng minh để sau đó lập ra Đơng Dương độc lập đồng minh.
Cũng tại Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã giải quyết
vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước ở Đông Dương, thành lập ở mỗi nước một
mặt trận riêng, đồng thời tiếp tục tăng cường đồn kết ba dân tộc. Đó là một chủ
trương đúng đắn, nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết, phát huy sức mạnh mỗi
dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh tự giải phóng mình; đập tan những luận điệu
xuyên tạc của kẻ thù về vấn đề dân tộc, về cái gọi là “Liên bang Đông Dương” và
“họa cộng sản”; đồng thời tạo điều kiện đoàn kết ba dân tộc chống kẻ thù chung.
Vấn đề này hết sức mới mẻ, nó đặt cơ sở để xây dựng một chính sách mới, thiết lập
một quan hệ mới giữa Việt Nam với hai nước láng giềng cùng chung một kẻ thù
xâm lược.
Khi đưa ra đường lối đối ngoại, Đảng ta luôn đứng trên lập trường của chủ
nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, đồng thời vẫn luôn xem trọng
những kinh nghiệm quý báu của ông cha ta. Chính sự kết hợp đó là cơ sở để xây
dựng đường lối đối ngoại đúng đắn, sáng tạo của dân tộc. Đảng ta luôn luôn chú
trọng việc phát huy sức mạnh của dân tộc trong hoạt động ngoại giao. Chú trọng
phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự, chính trị nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp

20



của dân tộc, kết hợp có hiệu quả sức mạnh của thời đại. Đó chính là thể hiện truyền
thống “vừa đánh vừa đàm”. Những đường lối ngoại giao đó chính là cơ sở để sau
này Đảng ta đưa ra các sách lược phù hợp đối với kẻ thù.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của hoạt động ngoại giao
Đấu tranh ngoại giao trong thời kỳ giữ vững và củng cố nhà nước cách mạng
non trẻ
Trong giai đoạn này ngoại giao đã tạo ra những bước tiền đề vững chắc để mở
rộng quan hệ quốc tế của cách mạng Việt Nam, của nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Đặc biệt là với xu hướng hịa bình dân chủ ở nước Pháp, một số nước
châu Âu khác, với phong trào độc lập dân tộc, góp phần hồn chỉnh đường lối và
sách lược tập hợp lực lượng bên ngồi, thúc đẩy q trình hịa nhập của cách mạng
nước ta vào trào lưu đấu tranh vì dân sinh dân chủ, hịa bình vào chiến tranh thế giới
thứ hai.
Đánh giá về ngoại giao của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giai đoạn 1945 1946, cố tổng Bí thư Lê Duẩn đã phát biểu “ Lúc thì tạm hịa hỗn với Tưởng để
rãnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc thì hịa hỗn với Pháp để đuổi cổ quân
Tưởng và quét sạch bọn phản động tay sai của Tưởng, dành thời gian cũng cố lực
lượng, chuẩn bị toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, điều mà
Đảng ta đã biết chắc là không thể nào tránh khỏi. Những biện pháp cực kỳ sáng
suốt đó đã được ghi vào trong lịch sử nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách
lược Lêninnít về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về sự nhân nhượng
có nguyên tắc.” Qua lời phát biểu đó ta có thể thấy được ngoại giao của nước ta giai
đoạn này cực kỳ khơn khéo, thơng minh.Nhờ có đường lối ngoại giao đúng đắn đó mà
nước ta có thế giữ vững được chính quyền non trẻ trước bao nhiêu kẻ thù xâm lược.
Hoạt động ngoại giao và vận động quốc tế trong giai đoạn đầu cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1947 - 1949).
Trong giai đoạn này hoạt động ngoại giao khá linh hoạt, đa dạng đã góp phần
làm cho dư luận nước Pháp và thế giới ngày càng hiểu rõ cuộc đấu tranh chính
nghĩa vì độc lập tự do hịa bình của nhân dân ta, bước đầu cơ lập thực dân Pháp về
chính trị. Cùng với thắng lợi trên chiến trường cả nước (nhất là chiến thắng đông
xuân 1947 - 1948 và đông xuân 1948 - 1949), hoạt động ngoại giao đã góp phần


21


làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp. Bằng cách lợi
dụng sự khác nhau về ý đồ giữa thế lực thù địch để phân hóa Mỹ - Tưởng với Pháp,
làm chậm quá trình câu kết giữa chúng chống lại cuộc kháng chiến của ta.
Với phương thức linh hoạt trong vận động quốc tế, hoạt động ngoại giao nhà
nước, ngoại giao nhân dân, ta mở rộng quan hệ về nhiều mặt, với bên ngoài, bước
đầu tranh thủ sự ủng hộ quốc tế về nhiều mặt với bên ngồi, bước đầu tranh thủ
được sự đồng tình, ủng hộ về tinh thần và vật chất của các nước, gắn cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược Pháp với những mục tiêu tiến bộ, cách mạng
của thời đại.
Hoạt động đối ngoại giai đoạn 1950 - 1954.
Ngoại giao trong giai đoạn này nhằm thực hiện lớn nhất của công cuộc kháng
chiến là “Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành độc lập
thống nhất hoàn tồn, bảo vệ hịa bình thế giới”. ta cho rằng muốn hồn tồn giải
phóng, các dân tộc Đơng Dương khơng những phải đẩy mạnh cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp mà cịn phải chống chính sách can thiệp của đế quốc Mỹ. Mỹ
càng can thiệp sâu vào Đơng Dương thì mâu thuẫn giữa Pháp với Mỹ càng tăng lên,
đồng thời chuyển hóa lực lượng càng trở nên phức tạp. Trên cơ sở đó thì nhà nước ta
đã định ra chính sách đối ngoại và phương hướng tập hợp lực lượng bên ngoài, kịp thời
chuyển hướng hoạt động ngoại giao và vận động quốc tế trong bối cảnh cuộc kháng
chiến đã có bước phát triển mới.
Những thắng lợi của ta về ngoại giao đã góp phần làm thay đổi cục diện quốc
tế, thúc đẩy chiều hướng ngày càng bất lợi cho Pháp. Cùng với thắng lợi trên chiến
trường, thắng lợi chính trị đối ngoại trong giai đoạn này đã tạo ra những tiền đề làm
cơ sở buộc đối phương phải đi vào xu thế kết thúc chiến tranh trên thế yếu bằng
biện pháp thương lượng hịa bình, cơng nhận độc lập, chủ quyền toàn vẹn của dân
tộc ta. Mà kết quả là đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ. Hiệp định Giơnevơ về chấm

dứt chiến tranh, lập lại hịa bình Đơng Dương được dư luận quốc tế rộng rãi hoan
nghênh, làm cho dư luận thế giới thấy được quyết tâm giành độc lập, tự do của nhân
dân ta, đồng thời cũng nhận rõ thiện chí hịa bình, lịng mong muốn giải quyết xung
đột bằng biện pháp hịa bình. Hiệp định Giơnevơ 1954, tuy chưa hồn thành mục
tiêu giải phóng cả nước, nhưng đã đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng đánh bại đế
quốc Pháp, giải phóng miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững chắc

22


chuẩn bị điều kiện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này. Ta đã ký hiệp định
Giơnevơ đúng lúc phù hợp và tạo điều kiện cho giai đoạn sau.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta là cuộc đối đầu giữa một
quốc gia nhỏ bé, tiềm lực rất yếu so với một nước đế quốc sừng sỏ, đứng đầu hệ
thống tư bản chủ nghĩa. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta còn
diễn ra khi Chiến tranh lạnh ở vào đỉnh cao, quan hệ giữa các nước lớn, đặc biệt là
quan hệ Mỹ - Xơ - Trung có nhiều biến động, thay đổi hết sức phức tạp, có tác động
trực tiếp đến cơng cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Tuy nhiên, đây không phải là
cuộc kháng chiến đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chống giặc ngoại xâm giữ độc lập
và thống nhất dân tộc. Chính vì thế, các bài học truyền thống của dân tộc đã được
Đảng ta phát huy cao độ và theo đó ngoại giao đã trở thành một mặt trận quan trọng
trong chiến lược kháng chiến đi đến ngày toàn thắng.
Ngoại giao đấu tranh thực hiện Hiệp định Giơnevơ: giai đoạn 1954 - 1959
Thắng lợi lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ đã đưa đến việc ký kết Hiệp
định Geneve (7 - 1954) về lập lại hịa bình ở Đông Dương. Tuy nhiên, trong khi ta
nghiêm túc thi hành Hiệp định Giơnevơ, mong muốn “hịa bình thống nhất” và kiên
trì đấu tranh để tổ chức tổng tuyển cử thì đế quốc Mỹ khơng chấp nhận các điều
khoản của Hiệp định, thúc đẩy kế hoạch thay thế thực dân Pháp ở miền Nam, hậu
thuẫn ngụy quyền tay sai ra sức phá hoại Hiệp định.
Trong giai đoạn này, nhiệm vụ của ngoại giao là vừa phục vụ việc đấu tranh

thi hành Hiệp định Giơnevơ, vừa phục vụ công cuộc phục hồi kinh tế ở miền Bắc.
Các đồn đại biểu Chính phủ của ta đã lần lượt tiến hành các chuyến thăm Liên Xô,
Trung Quốc, các nước XHCN anh em khác. Qua các chuyến thăm này, các nước
bạn đã giúp ta khơi phục và tăng cường các cơ sở, xí nghiệp sản xuất, góp phần
phục hồi kinh tế ở miền Bắc. Đối với việc đấu tranh thi hành Hiệp định Geneve,
ngoại giao của ta tập trung vào các điểm chính: Tố cáo trước dư luận thế giới việc
Mỹ - Diệm phá hoại việc thi hành Hiệp định Geneve; Chính phủ ta nhiều lần gửi
thư cho Ngơ Đình Diệm đề nghị mở hội nghị hiệp thương chuẩn bị tổng tuyển cử,
[36,tr159] vận động Ủy ban quốc tế gồm Ấn Độ, Ba Lan và Canada thúc đẩy việc
thi hành Hiệp định. Tuy nhiên, với dã tâm chia cắt đất nước ta, áp đặt chủ nghĩa

23


thực dân mới lên miền Nam, Mỹ - Diệm đã thẳng thừng bác bỏ Hiệp định Geneve,
khước từ khả năng thống nhất nước nhà bằng con đường hiệp thương hòa bình.

Ngoại giao chống sự can thiệp của Mỹ: giai đoạn 1959 - 1964
Sau khi nước ta phải tạm thời chia làm hai miền, ta đồng thời tiến hành hai
nhiệm vụ cách mạng: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ
ở miền Nam. Được sự giúp đỡ của các nước trong khối XHCN, đến cuối năm 1957,
miền Bắc đã căn bản hồn thành nhiệm vụ khơi phục kinh tế. Trong khi đó, ở miền
Nam, tháng 5 - 1957, Ngơ Đình Diệm sang Hoa Kỳ gặp Tổng thống Aixenhao, ra
thông cáo chung khẳng định Mỹ ủng hộ Diệm, lập phái đoàn cố vấn và viện trợ
quân sự (MAAG) nhằm đẩy mạnh xây dựng quân đội Sài Gòn thành một lực lượng
đủ mạnh để chống phá, đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam.
Tháng 5 - 1959, Diệm ban hành luật 10 - 59 dùng tòa án quân sự đặc biệt xét
xử những người yêu nước, lê máy chém đi khắp miền Nam đàn áp các chiến sỹ cách
mạng. Trước những hành động phá hoại, đàn áp của chính quyền Diệm và sự can
thiệp của Mỹ, cách mạng miền Nam đã gặp phải nhiều tổn thất. Nhiều tổ chức cơ sở

Đảng bị phá vỡ, nhiều đồng chí cán bộ theo kháng chiến bị bắt, bị đàn áp, giết hại.
Đến giữa năm 1961, lần lượt Phó Tổng thống Giônxơn và các tướng lĩnh của Mỹ
sang miền Nam, vạch ra kế hoạch Stanley - Taylor, dự kiến bình định miền Nam
trong 18 tháng, củng cố tiềm lực cho ngụy quyền, sau đó sẽ tiến cơng miền Bắc.
Trên cơ sở kế hoạch này, Mỹ tăng cường viện trợ tài chính và qn sự cho chính
quyền Sài Gịn, dồn dân vào các ấp chiến lược, đẩy mạnh càn quét, bình định các
tỉnh miền Nam.
Trước tình hình đó, với ý chí độc lập tự chủ, xuất phát từ thực tiễn cách mạng
Việt Nam và thế giới, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ đã khởi thảo bản
Đề cương cách mạng miền Nam. Trên tinh thần cốt lõi của bản đề cương, Nghị
quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1 - 1959) đã hoàn chỉnh đường lối cách
mạng Việt Nam trong thời kỳ mới, chỉ ra phương pháp kết hợp đấu tranh chính trị
với đấu tranh vũ trang, tiến lên giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Dưới
ánh sáng của nghị quyết 15, cách mạng miền Nam đã chuyển sang giai đoạn mới,
24


×