Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Hoàn thiện hệ thống kiếm soát nội bộ tại công ty tnhh uniform management services việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
------------

VÕ THỊ MỸ ANH

HỒN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ
TẠI CƠNG TY TNHH UNIFORM MANAGEMENT SERVICES
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
------------

VÕ THỊ MỸ ANH

HỒN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI CƠNG TY
TNHH UNIFORM MANAGEMENT SERVICES VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS-TS. NGUYỄN XUÂN HƯNG



Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn “Hồn thiện hệ thống kiếm sốt nội bộ tại cơng ty
TNHH Uniform Management Services Việt Nam” do tôi nghiên cứu và thực hiện.
Các thông tin trong luận văn đều được thu thập từ thực tế và kiểm chứng phía cơng
ty. Luận văn này chưa được cơng bố dưới bất kì hình thức nào. Tơi xin hồn tồn
chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 01 năm 2021
Học viên

Võ Thị Mỹ Anh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC SƠ ĐỒ
TĨM TẮT
ABSTRACT
NHẬN XÉT ĐƠN VỊ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3
4. Phương pháp thực hiện đề tài ...........................................................................3
5. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................3
6. Kết cấu luận văn .................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH UNIFORM MANAGEMENT
SERVICES VIỆT NAM ...........................................................................................5
1.1 Tổng quan về Công Ty TNHH Uniform Management Services Việt Nam ...5
1.1.1 Đặc điểm hoạt động của công ty .....................................................................7
1.1.2 Ngành nghề kinh doanh ..................................................................................7
1.1.3 Quy trình sản xuất của cơng ty .......................................................................9
1.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý ................................................................................10
1.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán ................................................................................14
1.2 Sơ lược về ngành dệt may .................................................................................17


1.2.1 Đặc trưng ngành dệt may ..............................................................................17
1.2.2 Bối cảnh ngành dệt may ...............................................................................19
1.3 Mục tiêu hoạt động của hệ thống kiểm sốt nội bộ tại cơng ty TNHH
Uniform Management Services Việt Nam ............................................................20
1.4 Sơ lược tình hình tài chính của công ty TNHH Uniform Management
Services Việt Nam ...................................................................................................21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................25
2.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................25
2.1.1 Các nghiên cứu trong nước ...........................................................................25
2.1.2 Các nghiên cứu nước ngoài ..........................................................................29
2.2 Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................30
2.2.1 Lý thuyết về doanh nghiệp (Theory of the Firm) .........................................30
2.2.2 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) ........................................30
2.2.3 Lý thuyết Chaos (Chaos Theory) ..................................................................32
CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TÁC

ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY .......35
3.1 Kiểm chứng vấn đề............................................................................................35
3.2 Dự đoán nguyên nhân .......................................................................................38
CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN .................................................42
4.1 Kiểm chứng nguyên nhân .................................................................................42
4.2. Kiểm chứng thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty TNHH
Uniform Management Services Việt Nam. ...........................................................47
4.2.1 Môi trường kiểm soát ....................................................................................48
4.2.2 Đánh giá rủi ro ..............................................................................................49
4.2.3 Hoạt động kiểm sốt .....................................................................................50
4.2.4 Thơng tin truyền thơng..................................................................................52
4.2.5 Giám sát ........................................................................................................54


4.3 Kiểm chứng tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty ...........................................................................................55
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH
ĐỘNG .......................................................................................................................58
5.1 Giải pháp hoàn thiện.........................................................................................58
5.1.1 Quan điểm xây dựng giải pháp .....................................................................58
5.1.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ cho cơng ty Uniform ........59
5.2 Xây dựng kế hoạch hành động .........................................................................64
5.2.1 Môi trường kiểm soát ...................................................................................64
5.2.2 Đánh giá rủi ro ..............................................................................................66
5.2.3 Hoạt động kiểm soát .....................................................................................69
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC VIẾT TẮT
BCTC

Báo cáo tài chính

BGĐ

Ban Giám Đốc

COSO

Committee of Sponsoring Organization of the Treadway
Commission

DT

Doanh thu

GVHB

Giá vốn hàng bán

GTGT

Giá trị gia tăng

KSNB

Kiểm soát nội bộ


PO

Đơn đặt hàng

QA

Quality Assurance


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng thống kê nhân sự của công ty Uniform (tháng 12.2019)……………13
Bảng 1.2: Bảng phân tích lợi nhuận gộp 6 tháng cuối năm 2019 ............................. 22
Bảng 4.1: Thông tin về đối tượng phỏng vấn ........................................................... 47
Bảng 4.2: Bảng câu hỏi khảo sát về môi trường kiểm soát....................................... 48
Bảng 4.3: Bảng câu hỏi sát về đánh giá rủi ro .......................................................... 49
Bảng 4.4: Bảng câu hỏi khảo sát về hoạt động kiểm soát ......................................... 50
Bảng 4.5: Bảng câu hỏi khảo sát về thông tin, truyền thông .................................... 52
Bảng 4.6: Bảng câu hỏi khảo sát về giám sát............................................................ 54
Bảng 4.7: Bảng phân tích biến động CPNC, CP NVL trực tiếp 6 tháng cuối năm 2019
................................................................................................................................... 55


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Hình ảnh sinh hoạt ngồi giờ của cơng ty ................................................... 6
Hình 1.2: Hình ảnh làm việc của xưởng may ............................................................. 6
Hình 1.3: Hình ảnh sản phẩm đồng phục trường học ở Úc và Newzealand ............... 7
Hình 1.4: Cơ cấu trình độ lao động của cơng ty Uniform tháng 12.2019................. 13
Hình 5.1: Danh sách đăng ký làm thêm giờ cho cơng nhân ..................................... 61
Hình 5.2: Mẫu biên bản kiểm kê nguyên vật liệu .................................................... 63



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất ..................................................................................... 9
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức công ty .............................................................................. 10
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy phòng kế toán ................................................................... 15
Sơ đồ 2.1: Tạo ra giá trị của các bên liên quan ......................................................... 31
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ các ngun nhân theo mơ hình xương cá ...................................... 39
Sơ đồ 5.1: Quá trình thiết lập và phổ biến mục tiêu của công ty .............................. 67


TĨM TẮT
Dệt may là một trong những ngành cơng nghiệp mũi nhọn của Việt Nam với
kim ngạch xuất khẩu đứng đầu của cả nước. Việt Nam đã có những bước tiến lớn
trong hội nhập qua việc ký kết những Hiệp định thương mại quan trọng (Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh
tế toàn diện khu vực RCEP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc
Anh (UKVFTA)) đã tạo cơ hội lớn để ngành dệt may phát triển, mở rông thị trường;
tuy nhiên việc phát triển của các công ty trong ngành vẫn gặp những thách thức lớn
trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai và các cuộc
chiến tranh thương mại quốc tế. Do đó, việc có những định hướng, chính sách phát
triển sản phẩm và chiến lược kinh doanh phù hợp, tận dụng những cơ hội hiện có
trong thời điểm cạnh tranh càng khốc liệt là điều tất yếu; trong đó hệ thống kiểm sốt
nội bộ đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo mục tiêu kinh doanh và hạn chế
được rủi ro Công ty. Nhằm cụ thể vai trị của hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với việc
phát triển và duy trì hoạt động của công ty, tác giả lựa chọn nghiên cứu trường hợp
cụ thể là Công ty TNHH Uniform Management Services Việt Nam. Đây là Cơng ty
có vốn 100% nước ngồi, bên cạnh việc đầu tư hưởng ưu đãi của nước sở tại, việc
đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động cơng ty qua cơng tác hồn thiện hệ thống
kiểm sốt nội bộ khi đối mặt với nhiều thách thức từ bên trong và bên ngoài là điều
cần thiết. Đề tài tập trung phân tích tình hình kinh doanh của Cơng ty, những vấn đề

hiện tại mà công ty đang gặp phải như tình hình nhân sự khơng ổn định, việc thiếu
ngun vật liệu sản xuất,…và phương án giải quyết thông qua hồn thiện hệ thống
kiểm sốt nội bộ của Cơng ty; từ đó đề ra những giải pháp hồn thiện hệ thống kiểm
sốt nội bộ nhằm cải thiện tình hình kinh doanh của cơng ty. Vì những lý do trên, tác
giả chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty TNHH
Uniform Management Services Việt Nam”.
Từ khóa: kiểm sốt nội bộ, ngành dệt may, hiệu quả hoạt động.


ABSTRACT
Textile is one of the key industries in Vietnam with the top export turnover of
the country. In 2020, Viet Nam has made great strides in integration through the
signing of important trade agreements (Viet Nam - European Union Free Trade
Agreement (EVFTA), Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement.
The RCEP and the Vietnam - UK Free Trade Agreement (UKVFTA) have created
great opportunities for the textile and garment industry to develop and expand the
market; However, the growth of companies in the industry still faces a lot of
challenges in the context of the economy being affected by epidemics, natural
disasters and international trade wars. Therefore, it is inevitable to have appropriate
product development orientations, policies and business strategies, taking advantage
of existing opportunities in times of fierce competition; in which the internal control
system plays a key role in ensuring the business goals and minimizing the risks of
companies. To specify the role of the internal control system for the development and
maintenance of the company, the author chose the specific case study, Uniform
Management Services (Viet Nam) Co., Ltd. This is a company with 100% foreign
capital, in addition to the preferential investment of the host country, ensuring the
maintenance and development of the company's operations through the work of
improving the internal control system in the face of with many challenges from inside
and out is essential. The topic focuses on analyzing the business situation of the
Company, current problems and solutions to solve through improving the internal

control system of the Company; thereby proposing solutions to perfect the internal
control system of companies in general. For the above reasons, the author chose to
study the topic "Completing the internal control system at Uniform Management
Services (Viet Nam) Co.,Ltd ".
Keywords: internal control, textile industry, performance efficiency


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo báo cáo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam năm 2019, hàng dệt
may thuộc 10 nhóm hàng xuất khẩu đạt mức tăng trưởng lớn nhất về trị giá trong năm
2019. Ngành dệt may cịn giải quyết cơng việc cho nhiều lao động Việt Nam và là
một trong những phương thức để chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang cơng
nghiệp. Do đó, ngành dệt may là một trong những ngành đóng vai trị quan trọng
trong nền kinh tế Việt Nam. Tại Hội nghị triển khai thực hiện EVFTA do Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xn Phúc chủ trì với 63 tỉnh, thành và các doanh nghiệp, ông Lê
Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex, Phó chủ tịch Vitas đã nêu số liệu thống kê của
Bộ Công Thương vào tháng 8 năm 2020 ngành dệt may Việt Nam có 8.450 doanh
nghiệp, trong đó 85% doanh nghiệp có quy mơ vốn dưới 50 tỷ, thuộc nhóm doanh
nghiệp nhỏ và vừa, 65% hàng xuất khẩu của Việt Nam là gia công thuần (CMT) với
nguyên vật liệu chính chủ yếu nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc, ... và xuất khẩu
sang các nước nên giá trị thuần của các sản phẩm tương đối thấp. Doanh thu của
ngành dệt may Việt Nam chủ yếu thu được từ các đơn hàng gia công nên bị phụ thuộc
đơn hàng bán ra và cả nguyên liệu đầu vào, lao động ln có sự biến động cao nên
dễ rơi vào thế bị động trong hoạt động kinh doanh, sản xuất và hiệu quả hoạt động
khơng cao. Vì vậy, các doanh nghiệp dệt may VN cần chú trọng đến việc quản lý,
kiểm sốt tốt chi phí giai đoạn sản xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Theo nhiều nghiên cứu về kiểm soát nội bộ và các bài học của các nước có ngành dệt

may phát triển như Trung Quốc, Mỹ, Thỗ Nhĩ Kỳ thì tổ chức và vận hành tốt hệ thống
kiểm soát nội bộ là một trong những phương sách tối ưu và còn hỗ trợ doanh nghiệp
tạo thêm giá trị gia tăng. Hệ thống này bao gồm các chính sách và thủ tục kiểm sốt
được thiết kế nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu: bảo vệ tài sản,
hạn chế được các rủi ro, gian lận, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, đảm bảo hoạt
động tuân thủ các quy định pháp lý, đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được
thực hiện hiệu quả.


2

Công ty TNHH Uniform Management Services Việt Nam – một công ty thuộc
ngành dệt may Việt Nam được thành lập từ năm 2012 cũng không ngoại lệ. Trong
giai đoạn năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020, theo báo cáo tài chính đã kiểm tốn
của cơng ty, tình hình kinh doanh của công ty đã báo lỗ và không đạt được mục tiêu
của ban lãnh đạo đưa ra, một trong những biểu hiện cụ thể là sự tăng cao của chi phí
nhân cơng và chi phí ngun vật liệu. Hiện tại, tình hình lao động khơng ổn định nên
kế hoạch sản xuất hằng tháng của công ty không đạt được tiến độ nên đơn hàng không
giao đúng hạn cho khách hàng, chi phí nhân cơng trên sản phẩm tăng và tốc độ tăng
trưởng của chi phí nhân cơng cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu, việc thiếu
nguyên vật liệu sản xuất gây ảnh hưởng đến tiến độ kế hoạch sản xuất và làm tăng
các khoản mục chi phí khác. Việc khơng ổn định nhân sự có thể xuất phát từ chính
sách lương thưởng của cơng ty, quy tắc trung thực và giá trị đạo đức, còn sự tăng
trưởng của chi phí mua hàng có thể liên quan đến việc kiểm sốt chu trình mua hàng
hoặc đánh giá rủi ro liên quan đến chu trình này,… Vấn đề đặt ra đối với cơng ty là
những bất cập trên có phải xuất phát từ hệ thống kiểm soát nội bộ.
Nếu hệ thống kiểm sốt nội bộ tại cơng ty Uniform Management Services Việt
Nam được thực hiện tốt, nó giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt nguồn lực, kiểm soát
hiệu quả chi phí nhân cơng, ngun vật liệu, nhận diện, đánh giá, hạn chế được các
rủi ro liên quan đến chu trình mua hàng, cải thiện được hệ thống thông tin giữa bộ

phận kho và mua hàng. Từ đó, có thể giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và cải
thiện tình hình kinh doanh hiện tại và hỗ trợ tạo ra giá trị gia tăng cho cơng ty.
Hiện nay, có khá nhiều bài nghiên cứu về hồn thiện kiểm sốt nội bộ của
ngành dệt may như tác giả (Bùi Thị Minh Hải, 2011) đã tiến hành nghiên cứu hoàn
thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, (Đinh
Vương Thế ,2016) đã nghiên cứu về việc hoàn thiện hệ thơng kiểm sốt nội bộ tại
cơng ty TNHH Eclat Fabrics Việt Nam, … Tuy nhiên, các bài nghiên cứu chưa giải
quyết vấn đề về nguồn nhân lực không ổn định, kế hoạch sản xuất không đạt tiến độ,
thiếu nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất ... theo thực trạng, bối cảnh mà công ty
Uniform đang gặp phải.


3

Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với cơng
ty, tác giả đã chọn đề tài “Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại công ty TNHH
Uniform Management Services Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung: Nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm sốt
nội bộ từ đó có thể cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
-

Mục tiêu cụ thể: Đánh giá thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ của cơng

ty và tìm ra những hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ đang tác động đến hiệu quả
hoạt động của cơng ty. Từ đó, đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống kiểm sốt
nội bộ của cơng ty nhằm ổn định nguồn nhân lực của cơng ty, kiểm sốt hiệu quả chi
phi nhân công, nguyên vật liệu trực tiếp cũng như hạn chế các rủi ro, gian lận trong
quy trình mua hàng, để đảm bảo thông tin giữa hai bộ phận kho và bộ phận mua hàng
được nắm bắt đầy đủ, kịp thời, đảm bảo sự liên tục trong sản xuất.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống kiểm sốt nội bộ tại cơng ty.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH Uniform
Management Services Việt Nam.
4. Phương pháp thực hiện đề tài
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để thực hiện đề tài. Tác
giả đã thực hiện phương pháp phỏng vấn ban giám đốc và các trưởng phòng để khẳng
định vấn đề đang tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ và phân tích để dự đốn
ngun nhân. Sau đó, tác giả tiến hành phỏng vấn và khảo sát các đối tượng liên quan
trực tiếp đến các dấu hiệu đang xảy ra của công ty và tổng hợp tất cả thơng tin để tìm
ra ngun nhân gây nên sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ. Tác giả căn cứ
nguyên nhân kết hợp với việc tham khảo các nghiên cứu liên quan đến vấn đề đang
nghiên cứu để đưa ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp với tình hình cơng ty.
5. Ý nghĩa của đề tài
Về thực tiễn: Đề tài kiểm định tác động của thực trạng hệ thống kiểm sốt nội
bộ của cơng ty đến tình hình kinh doanh hiện tại của cơng ty nhằm tìm ra những hạn


4

chế và nguyên nhân của các hạn chế đó. Từ đó, đưa ra đề xuất, giải pháp thiết thực
cho Ban giám đốc hồn thiện nhằm kiểm sốt hiệu quả chi phí, hạn chế các rủi ro,
gian lận liên quan đến q trình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Qua đó
giúp cơng ty hồn thành đúng kế hoạch sản xuất, hoạt động hiệu quả và cải thiện được
tình hình kinh doanh hiện tại.
Về lý luận: Đề tài nghiên cứu này sẽ là tài liệu nghiên cứu cho các bài nghiên
cứu liên quan đến kiểm soát nội bộ của ngành dệt may.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH Uniform Management Services Việt Nam

Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Kiểm chứng vấn đề và dự đoán nguyên nhân tác động đến kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty.
Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân.
Chương 5: Đề xuất giải pháp và xây dựng kế hoạch hành động.


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH UNIFORM MANAGEMENT
SERVICES VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về Công Ty TNHH Uniform Management Services Việt Nam
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) Uniform Management Services Việt
Nam là cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài 100%, đơn vị đầu tư trực tiếp là Garment
Management Services PTY LTD. Doanh nghiệp thành lập vào ngày 31/07/2012 tại
Khu Công Nghiệp Đông Xuyên, Phường Rạch Dừa, TP. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu. Công ty Uniform chuyên sản xuất hàng gia công, may mặc cho nhiều
trường học, bệnh viện, các cơ quan chức năng, …tại Úc, Newzealand, Mỹ. Trong q
trình hoạt động, cơng ty Uniform đã khơng ngừng mở rộng về quy mơ, hồn thiện bộ
máy tổ chức, cải tiến công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả
lao động và chất lượng sản phẩm. Cụ thể:
-

Bộ máy nhân sự của công ty ngày càng phát triển, tổng số nhân viên khoảng
500 người. Trong đó có 15% tổng số nhân viên có trình độ đại học và trên đại
học, 10% nhân viên có trình độ cao đẳng và đội ngũ chun gia có trình độ và
kinh nghiệm chuyên ngành từ Úc.

-


Hệ thống máy may công nghiệp một kim, nhiều kim, máy may công nghiệp
điện tử, hệ thống ủi hơi, máy cắt vải cầm tay, máy cắt vải đầu bàn, … đã được
trang bị đầy đủ ở tất cả các chuyền may.
Công ty luôn tạo dựng mối quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngồi nước

để mang lại lợi ích song phương, khơng ngừng phát triển hoạt động kinh doanh của
mình, luôn mong muốn cung cấp sản phẩm với chất lượng tốt đến với khách hàng.
Công ty đã đưa ra khẩu hiệu “Chất lượng tốt là trách nhiệm của mỗi người”
với tiêu chí đề cao chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng nên công ty đã đạt
được nhiều thành công trong suốt những năm vừa qua về quy mô, số lượng khách
hàng cũng như doanh thu.
Dưới đây là một số hình ảnh minh họa về cơng ty:


6

Hình 1.1: Hình ảnh sinh hoạt ngồi giờ của cơng ty

Hình 1.2: Hình ảnh làm việc của xưởng may
(nguồn: Bộ phận nhân sự công ty)


7

1.1.1 Đặc điểm hoạt động của công ty
Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, họat động sản xuất kinh doanh theo giấy
chứng nhận đầu tư số 492043000230, được ban hành ngày 23/07/2012 do Ban Quản
Lý Các Khu Công Nghiệp Bà Rịa- Vũng Tàu cấp căn cứ vào Luật Đầu tư ngày 29
tháng 11 năm 2005, Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2015 và một số quy định pháp lý
liên quan. Từ khi thành lập đến nay, doanh nghiệp đã 7 lần thay đổi giấy chứng nhận

đầu tư và lần thay đổi gần nhất là ngày 15/06/2018.
1.1.2 Ngành nghề kinh doanh
Hoạt động chính của cơng ty là gia cơng xuất khẩu hàng may mặc, cụ thể là
sản xuất áo sơ mi, áo choàng, áo đầm, váy, quần ngắn, quần tây, quần áo thể thao, áo
jacket, quần track pant, ….
Trong giai đoạn đầu hoạt động sản phẩm chính của cơng ty chủ yếu các sản
phẩm tự thiết kế như quần jean, đồng phục trường học, áo thun. Trong quá trình mở
rộng và nhu cầu của khách hàng nên công ty đã phát triển thêm các mẫu về áo đầm,
áo khoác, áo jacket, quần ngắn, áo thể thao, quần track pant và một số các phụ kiện
như cà vạt, nơ áo, mũ, …. được minh họa bởi một số hình dưới đây:

Hình 1.3 Hình ảnh sản phẩm đồng phục trường học ở Úc và Newzealand
(nguồn: bộ phận kinh doanh)


8

Phương thức xuất khẩu hiện nay tại công ty bao gồm 2 phương thức CutMake- Trim (CMT) và Free On Board (FOB). Đối với phương thức gia công xuất
khẩu CMT, cơng ty Uniform nhận ngun vật liệu chính (vải), mẫu thiết kế từ khách
hàng, sau đó mua thêm nguyên phụ liệu cần thiết rồi tiến hành cắt, may và hoàn thiện
sản phẩm. Cịn phương thức FOB, cơng ty chủ động tham gia vào việc sản xuất từ
việc mua nguyên vật liệu đến xuất ra sản phẩm cuối cùng. Đối với công ty phương
thức CMT chiếm 70% doanh số của công ty.


9

1.1.3 Quy trình sản xuất của cơng ty

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất

(nguồn: Bộ phận sản xuất cung cấp)
Sau khi bộ phận kinh doanh nhận đơn đặt hàng, bộ phận sản xuất sẽ lập lệnh
sản xuất để phù hợp với tiến độ giao hàng. Bộ phận sản xuất và lập kế hoạch chuẩn
bị nguyên vật liệu, các thiết bị cần thiết phục vụ cho việc sản xuất. Nếu không đủ
nguyên vật liệu sẽ tiến hành mua hàng. Sau khi sắp xếp xong, lệnh sản xuất được ban


10

hành, tổ cắt sẽ thực hiện các công đoạn đầu tiên trong tồn bộ chu trình may, chất
lượng của cơng đoạn này đóng vai trị quan trọng, ảnh hưởng đến tồn bộ chất lượng,
kế hoạch sản xuất của các cơng đoạn sau này. Tổ cắt sẽ tiến hành chu trình lãnh vải
-> trải vải-> khoan dấu-> cắt phối bàn-> kiểm sốt q trình cắt-> đánh số, và sau đó
xếp ngay ngắn bán thầm phẩm ở đầu mỗi chuyền may. Tổ trưởng mỗi chuyền sẽ phân
bổ số lượng cho nhân viên may để tiến hành may. Trong quá trình may, sẽ ln có sự
giám sát của bộ phận kiểm sốt chất lượng để kiểm tra đường may, mũi chỉ, pha áo,
mổ túi, … Sau khi may xong chuyền may sẽ chuyển qua các bộ phận lần lượt như gia
cơng th ngồi (nếu có), giặt, ủi. Sau đó đến bộ phận cắt chỉ, ủi, kiểm hàng, đóng
gói và nhập kho thành phẩm để xuất bán. Các thành phẩm sẽ được kiểm tra tổng thể
một lần nữa theo yêu cầu của khách hàng và quy định của bộ phận kiểm soát chất
lượng về tính thẩm mỹ của sản phẩm, đường kim, mũi chỉ, cách đóng nút, tính vệ
sinh, ... nếu đạt u cầu đã đề ra sẽ tiến hành đóng gói và nhập kho, nếu sản phẩm lỗi
sẽ kiểm tra lỗi ở khâu nào để xử lý.
1.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức cơng ty
(Nguồn: Phịng nhân sự)


11


Công ty được tổ chức như sau: Tổng Giám Đốc là người đứng đầu quản lý và
điều hành, dưới đó là Ban Giám Đốc và các phòng ban liên quan phục vụ cho hoạt
động sản xuất, kinh doanh, quản lý của cơng ty. Chức năng, nhiệm vụ của các phịng
ban cụ thể như sau:
Tổng Giám Đốc: Là người đứng đầu của cơng ty, có tồn quyền quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của cơng ty.
Ban giám đốc: hoạch định các chiến lược ngắn hạn và dài hạn của cơng ty,
điều hành các phịng ban để xây dựng mục tiêu, đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung
của công ty.
Bộ phận nhân sự: phụ trách công tác tuyển dụng, đào tạo tay nghề, phân công
lao động và quản lý các chính sách cũng như phụ trách cơng tác bảo hiểm với cơ quan
bảo hiểm. Bên cạnh đó cịn tổ chức các chương trình tham quan, du lịch, bếp ăn tập
thể và đưa ra các chính sách chăm lo cho đời sống cơng nhân, … Phịng nhân sự có
trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo, xây dựng chính sách nhân sự để đánh giá mức độ
làm việc hiệu quả của nhân viên thúc đẩy sự phát triển của nhân viên, giữ chân những
nhân viên tiềm năng cũng như thu hút nhân viên mới và duy trì văn hóa làm việc. Bộ
phận nhân sự sẽ kết hợp với bộ phận kế toán, bộ phận kinh doanh, sản xuất để xây
dựng kế hoạch tiền lương tiền thưởng cho nhân viên và đưa ra các báo cáo lương
thưởng cho Giám đốc. Bộ phận nhân sự sẽ kết hợp với bộ phận kế toán để làm các
thủ tục bảo hiểm cho nhân viên như thủ tục thai sản, ốm đau, …và đối chiếu công nợ
với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bộ phận kinh doanh – Xuất nhập khẩu: bán hàng, giám sát các hoạt động
xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa nhập xuất, theo dõi thanh tốn ngun vật liệu
gia cơng cho các cơng ty nước ngồi. Phịng kinh doanh sẽ kết hợp với bộ phận sản
xuất để nhận đơn đặt hàng và đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp và xuất hàng theo
thời điểm mà khách hàng yêu cầu. Bên cạnh đó, bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm
soạn thảo các hợp đồng xuất nhập khẩu với các khách hàng và quản lý các vấn đề về
logistic xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu.



12

Bộ phận kế toán: đảm nhiệm việc thống kê và ghi chép số liệu, theo dõi giám
sát tình hình sử dụng tải sản, nguồn vốn cuả công ty, thu thập ghi nhận thơng tin một
cách chính xác, kịp thời và đầy đủ, cân đối thu chi. Sau đó, bộ phận này sẽ tổng hợp
và phát hành các báo cáo tài chính theo quy định pháp luật Việt Nam và giám sát và
thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước và các chính sách tài chính.
Bộ phận thiết kế- may mẫu: bộ phận lên ý tưởng, mẫu mã sản phẩm mới và
hoàn tất sản phẩm thiết kế hoặc may mẫu sản phẩm theo các đơn hàng gia cơng. Từ
đó, xác định định mức nguyên vật liệu của sản phẩm.
Bộ phận sản xuất: bao gồm bộ phận kế hoạch, bộ phận sản xuất chính, bộ
phận sửa chữa, bảo trì.
- Bộ phận kế hoạch: lập kế hoạch sản xuất để có thể giao hàng đúng tiến độ
và lập kế hoạch mua nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất.
- Bộ phận sản xuất chính: bao gồm tổ cắt, 5 chuyền may, tổ đóng nút, tổ giặt
ủi và đóng gói.
- Bộ phận sửa chữa, bảo trì: Bộ phận sửa chữa, bảo trì chun phụ trách sửa
chữa máy móc trong nhà xưởng và xử lý các vấn đề liên quan đến các phần
mềm máy tính để tránh các gián đoạn trong quá trình vận hành của nhà
máy và các bộ phận khác. Bộ phận bảo trì cịn phối hợp với bộ phận sản
xuất trong việc tham mưu cho Giám đốc đầu tư xây dựng, mua sắm tài
sản, máy móc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh.
Phòng quản lý, kiểm sốt chất lượng (QA): có chức năng đảm bảo sản phẩm
đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, thông số kỹ thuật đã đề ra, đáp ứng yêu cầu
của khách hàng.
Bộ phận kho: quản lý kiểm đếm nguyên vật liệu, thành phẩm nhập, xuất, tồn.
Định kỳ lập báo cáo nhập xuất tồn và thực hiện kiểm đếm đối chiếu với bộ phận kế
tốn.
Dưới đây là bảng tóm tắt quy mô lao động của công ty:



13

Bảng 1.1 Bảng thống kê nhân sự của công ty Uniform (tháng 12.2019)
Số TT

Số lượng nhân viên

Phòng Ban

(ĐVT: người)

1

Ban Giám Đốc

6

2

Bộ phận nhân sự

7

Phòng kinh doanh, xuất nhập
3

khẩu


14

4

Bộ phận kế toán

7

5

Bộ phận kho

5

6

Bộ phận kiểm soát chất lượng

12

7

Bộ phân sản xuất

410

(Nguồn được tổng hợp bởi bộ phận nhân sự công ty)
Trình độ lao động của nhân viên cơng ty được thể hiệu theo sơ đồ dưới đây:

CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG CỦA

UNIFORM THÁNG 12.2019

2%

13%
10%

75%

Trên đại học

Đại học

Cao Đẳng

Trung cấp và lao động phổ thơng

Hình 1.4: Cơ cấu trình độ lao động của công ty Uniform tháng 12.2019
(nguồn: Bộ phận nhân sự công ty Uniform)


×