Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Một số giải pháp sử dụng trò chơi trong dạy học sinh học ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH – HUYỆN NGA SƠN
----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TRỊ CHƠI TRONG
DẠY HỌC MƠN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT

Người thực hiện: Mai Văn Thuận
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Sinh học

THANH HĨA NĂM 2020


MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm..
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Biện pháp áp dụng trò chơi.
2.3.2. Sáng tạo một số trò chơi để vận dụng trong giảng dạy môn Sinh
học ở trường THPT.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,


với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN

TRANG
1
1
2
2
2
3
3
3
5
5
7
17
18
18
19


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.1.1. Lí do về mặt lí luận.
Hiện nay chúng ta đang xây dựng một nền giáo dục nhằm phát triển toàn diện

những năng lực của học sinh, phát triển khả năng tư duy, phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học. Khổng tử đã từng dạy học trò rằng: “Biết mà học
khơng bằng thích mà học, thích mà học khơng bằng vui say mà học”. Vì vậy một
trong những giải pháp bảo đảm thành công trong dạy học cho HS nói chung và mơn
Sinh học nói riêng là tạo được sự hứng thú nhận thức cho các em. Chất lượng dạy
học sẽ cao khi nó kích thích được hứng thú, nhu cầu, sở thích và khả năng độc lập,
tích cực tư duy của học sinh.
Luật giáo dục sửa đổi 2005, điều 28.2 đã quy định: "Phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả
năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Để làm được
điều đó, bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học thì sự phối hợp các
hình thức tổ chức dạy học là rất cần thiết. Hoạt động dạy học sinh học dưới dạng trò
chơi là một hình thức tổ chức dạy học, là một trong những hoạt động của học sinh
tiến hành trong nhà trường nhằm gây hứng thú, củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến
thức, phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tư duy sáng tạo của học sinh.
1.1.2. Lí do về mặt thực tiễn.
Qua thực tế giảng dạy bộ môn sinh học bậc THPT cho thấy: Ở các trường
trung học hiện nay, việc tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng trò chơi cho học sinh
còn rất hạn chế, nếu có tổ chức thì cũng khơ khan gây ra sự nhàm chán cho học sinh
và chưa phát huy được vai trị, tác dụng vốn có của nó trong q trình dạy học. Các
em thường học theo kiểu chống đối, tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Chính vì
vậy mà kết quả học tập khơng cao.
1.1.3. Lý do về tính cấp thiết.
- Thiết kế và sử dụng trò chơi phù hợp trong hoạt động dạy học sẽ giúp bài
học sinh động hơn, phát huy được tính tích cực và gây hứng thú học tập cho HS hơn.
HS sẽ tiếp thu được kiến thức một cách tự nhiên, chủ động chứ không phải tiếp thu
theo kiểu bắt buộc hoặc chống đối. Thơng qua các trị chơi HS phát huy được năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, hợp tác, vận dụng kiến thức vào thực tiễn,....

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và để góp phần hồn thiện và nâng cao
các phương pháp dạy học tích cực học tập trong dạy học Sinh học tôi đã mạnh dạn
nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Sinh học
ở trường THPT”.
1


1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Hướng dẫn thiết kế, xây dựng và tổ chức được một số trò chơi học tập trong
dạy học Sinh học để nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy bộ môn.
- Rèn tư duy nhanh nhạy, kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp, khái quát hoá
kiến thức, phát triển kỹ năng phán đoán của học sinh.
- Vận dụng và thực hiện được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay:
giáo viên thực sự là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động của học sinh
còn học sinh là đối tượng tham gia trực tiếp, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt
động học tập của mình tạo ra một khơng khí phấn khởi, hào hứng trong học tập Sinh
học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng trò chơi
trong các hoạt động dạy học.
- Nghiên cứu cách thiết kế một số trò chơi và cách sử dụng trong các hoạt
động dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tập và hiệu quả dạy học Sinh học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Nghiên cứu lý thuyết.
Để hoàn thành đề tài này tơi đã nghiên các tài liệu có liên quan sau:
- Các tài liệu về cơng trình nghiên cứu cơ sở lí luận của việc đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.
- Các tài liệu về tổ chức các hoạt động vui chơi trong dạy học, dạy học bằng
trò chơi kể cả các trị chơi cộng đồng để có thêm kiến thức và kinh nghiệm.
- Các tài liệu khoa học về chương trình SGK, sách hướng dẫn giảng dạy Sinh

học và các tài liệu tham khảo nhằm xác định được chuẩn kiến thức, kỹ năng.
1.4.2. Nghiên cứu thực tế.
- Tìm hiểu thực trạng tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viên ở các trường
THPT bằng cách dự giờ thăm lớp, trao đổi với giáo viên, tổ chuyên môn trong trường
và nhiều trường khác trong huyện.
- Quan sát điều tra ý thức học tập của học sinh, mong muốn của học sinh trong
giờ học bằng cách dự giờ đặc biệt là tổ chức trò chuyện với học sinh.
1.4.3. Thực nghiệm sư phạm.
Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm một số bài có tổ chức trị chơi trong chương
trình Sinh học THPT.
1.4.4. Điều tra sư phạm
Tôi tiến hành lấy ý kiến của học sinh về các vấn đề có liên quan đến dạy học
Sinh học ở các trường THPT có tổ chức các trị chơi thơng qua phiếu thăm dị.
2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong Luật Giáo dục điều 24.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Có thể nói cốt lõi của
đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen
học tập thụ động của học sinh.
Căn cứ vào mục tiêu trên cùng với việc dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của lứa
tuổi học sinh THPT: ham tìm hiểu, tiếp cận, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán.
Do đó việc sử dụng các trị chơi học tập trong giờ học Sinh học là hết sức cần thiết
và có ích. Trị chơi có tác dụng giúp học sinh:
+ Tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học phát huy tính năng

động của các em.
+ Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳng
trong học tập của học sinh. Phát triển tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy
luận.
+ Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học.
+ Tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, và giữa học sinh
với nhau, giúp học sinh rèn luyện các khả năng ứng xử, giao tiếp.
+ Thu hút cả lớp theo dõi tham gia các hoạt động.
Khi chơi, các em tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả
mà khơng nghĩ là mình đang học. Kiến thức cung cấp trong giờ Sinh học sẽ được
giảm nhẹ, quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn.
Trị chơi là phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và gây hứng thú trong
giờ học của học sinh. Ngồi ra thơng qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát
triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đồn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh
thần cộng đồng trách nhiệm. Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để
tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với từng lứa tuổi, từng môn học đặc biệt là
đối với môn Sinh học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trước yêu cầu đòi hỏi người giáo viên dạy Sinh học không chỉ nỗ lực học tập
để nâng cao trình độ chun mơn mà cịn phải cần nỗ lực trau dồi củng cố thường
xuyên về kiến thức khoa học khác cũng như các phương pháp, hình thức dạy học
hiện đại vào trong quá trình dạy học. Nếu thầy cơ giáo giỏi chun mơn và có tâm
3


huyết với nghề thì tất nhiên sẽ biết cách khơi gợi tạo ra sự hứng thú và cuốn hút học
sinh hăng say học tập và thích phát biểu ý kiến trong lớp để xây dựng bài học.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng học sinh thụ động trong giờ học Sinh học bắt
nguồn từ tâm lý chung của học sinh do các em lười học, không chịu hoặc do các em

không theo định hướng khối B hoặc rất ít chuẩn bị bài trước ở nhà mà có thói quen
đợi đến lớp chờ thầy, cô giảng rồi chép vào vở; chưa hiểu rõ tác dụng của việc phát
biểu xây dựng bài; do khơng khí các giờ Sinh học trên lớp nhiều tiết cịn tẻ nhạt,
thiếu hấp dẫn...
Nếu tình trạng lãnh đạm, thụ động, ít hoặc khơng phát biểu trong giờ học của
học sinh phổ thơng nói chung và giờ học Sinh học nói riêng kéo dài thì khơng chỉ
ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong hiện tại mà cịn có tác động tiêu cực sau
này. Điều đó sẽ tạo ra những thế hệ người lao động, đội ngũ trí thức kém năng động
luôn nhút nhát, e dè, sợ sệt khi phát biểu trước đám đông, thiếu bản lĩnh, tự tin trong
giao tiếp, khơng dám nói lên sự thật, chống lại cái sai trái..
Nguyên nhân học sinh không hứng thú với giờ học Sinh học do kiến thức quá
nhiều, quá nặng dẫn đến các em mệt mỏi, giảm hứng thú; do nhận thức không đầy
đủ, lệch lạc, thực dụng của một số không nhỏ học sinh và cha mẹ học sinh hiện nay
đối với vị trí, tầm quan trọng của mơn Sinh đối với mỗi con người trong suốt cả cuộc
đời; Do phương pháp dạy của một số thầy, cô giáo chưa thu hút được học trị u
thích đối với bộ mơn của mình giảng dạy. Thực tế cho thấy phương pháp giảng dạy
của một bộ phận giáo viên Sinh học cịn bộc lộ nhiều hạn chế, việc ứng dụng cơng
nghệ thông tin vào trong giảng dạy môn Sinh chưa thực sự phổ biến, bên cạnh đó
trong mỗi tiết học vẫn cịn tình trạng “đọc-chép” và “chiếu-chép” dẫn đến sự nhàm
chán ở học sinh. Một bộ phận giáo viên ngại tìm tịi đổi mới vận dụng phương pháp,
hình thức dạy học mới như sử dụng các phương tiện dạy học, các biện pháp hỗ trợ
như: thảo luận nhóm, nêu tình huống có vấn đề, sử dụng tư liệu, hình ảnh hay mơ
hình động, vận dụng trị chơi vào tiết học lại càng hiếm hoi hơn. Hoặc có sử dụng
trị chơi thì cũng ở mức gượng ép, miễn cưỡng dẫn đến một số giờ học Sinh học trở
nên đơn điệu, căng thẳng dẫn đến việc nhận thức của học sinh bị hạn chế.
Trước tình hình đó thiết nghĩ để nâng cao chất lượng giảng dạy và học môn
Sinh học là do nhiều yếu tố quyết định, chi phối: chương trình, sách giáo khoa, giáo
án, phương pháp giảng dạy của giáo viên, ý thức, thái độ học tập của học trị. Trong
đó, đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trị then chốt. Có thể khẳng định, đổi mới
phương pháp giảng dạy đang trở thành yêu cầu cấp thiết hiện nay. Người giáo viên

dạy Sinh cần khôi phục động lực học tập, khơi dậy niềm say mê, phát huy tính năng
động, gây hứng thú với học sinh bằng những giờ dạy thực sự hấp dẫn, lôi cuốn bởi
lẽ như William Arthur Ward, một nhà giáo dục lỗi lạc của nước Mỹ đã từng nói
“Chỉ nói thơi là thầy giáo xồng. Giảng giải là thầy giáo tốt. Minh hoạ biểu diễn là
thầy giáo giỏi. Gây hứng thú trong học tập là thầy giáo vĩ đại.” điều đó cho thấy việc
4


gây hứng thú đối với học sinh trong giờ học vơ cùng quan trọng vì trên thực tế những
lớp tơi được phân cơng giảng dạy học sinh có học lực trung bình là chủ yếu. Vậy
nên nếu như giờ học khơng có sự thu hút đối với các em thì chắc chắn tiết học sẽ trở
nên nhàm chán, khô khan. “Học mà chơi, chơi mà học” thì ai giáo viên nào cũng
biết nhưng biết cách tổ chức các hoạt động giúp học sinh học- chơi, chơi - học thì
khơng nhiều giáo viên làm được.
Qua tham khảo đồng nghiệp và thực tế giảng dạy tôi muốn được cùng các đồng
nghiệp chia sẻ, trao đổi một số biện pháp mà bản thân tơi đã làm trong thời gian qua
để khắc phục tình trạng nêu trên.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Biện pháp áp dụng trò chơi.
2.3.1.1. Nguyên tắc áp dụng phương pháp trò chơi trong giờ dạy Sinh học.
Giáo viên cần chú ý đến đặc thù của từng bài dạy; lưu ý mối quan hệ giữa trò
chơi với hệ thống câu hỏi; vận dụng linh hoạt, hợp lí, đúng mức và đúng lúc để khơng
xáo trộn nhiều khơng gian lớp học, nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc;
trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cả các
tiết học, đôi khi gây phản cảm, phản tác dụng; trò chơi bao giờ cũng kết thúc bằng
thưởng cho đội thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng cho vui.
2.3.1.2. Lựa chọn thời gian vận dụng trò chơi.
Khi áp dụng phương pháp trò chơi vào trong giờ học, giáo viên phải biết lựa
chọn thời điểm nội dung bài cần áp dụng trị chơi cho thích hợp, cụ thể là:
* Sử dụng trò chơi vào đầu giờ học để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới:

Cách vận dụng đó, vừa kiểm tra được kiến thức bài cũ để giải quyết trò chơi,
đồng thời bước đầu nhận ra nội dung kiến thức bài học mà các em sắp được học.
Bên cạnh đó, cịn tạo tâm lý thoải mái, phấn khởi, học sinh hào hứng học tập hơn,
giải tỏa tâm lý mệt mỏi, căng thẳng tinh thần do giờ học trước hoặc mệt mỏi do hoàn
cảnh xung quanh gây ra.
* Sử dụng trị chơi nhằm hình thành tri thức mới:
Giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh khám phá, phát hiện ra tri thức mới, tri
thức đó nằm ngay trong nội dung bài học.
* Sử dụng trò chơi để hình thành kỹ năng:
Xác định mục đích của việc tổ chức trị chơi nhằm hình thành kỹ năng cho các em,
chúng ta tổ chức trò chơi trên cơ sở vận dụng những tri thức của bài vừa học. Từ đó,
giúp học sinh hình thành được những kỹ năng lựa chọn, cách giải quyết khi gặp những
tình huống trong cuộc sống cũng như một số kỹ năng quan trọng khi làm bài...

5


* Sử dụng trò chơi nhằm củng cố tri thức, hình thành thái độ:
Khác với việc tổ chức trị chơi vào các thời điểm và mục đích khác nhau như
trên, ở thời điểm tổ chức trò chơi để củng cố tri thức, hình thành thái độ có mục đích
khác đó là: để học sinh thâu tóm được nội dung bài học, giúp khắc sâu, nhớ rõ hơn
nội dung vừa học xong. Thời điểm tổ chức trị chơi với mục đích này thiết nghĩ vào
cuối giờ học hoặc ôn tập cuối chương là hợp lý nhất.
2.3.1.3. Lựa chọn nội dung tổ chức trò chơi.
Nội dung phải vừa sức học, phải đảm bảo đủ thông tin kiến thức mà học sinh
đã nắm được, khơng dễ q và cũng khơng khó q.
Nội dung cần phù hợp với cuộc sống thực tế của học sinh, giúp các em dễ vận
dụng vào thực tiễn. Nội dung trị chơi phải có tính khả thi, trị chơi đưa ra phải phù
hợp với thực tế trường, lớp.
2.3.1.4. Chọn cách tổ chức trị chơi có hiệu quả.

Trị chơi có thể tổ chức theo các bước sau:
 Bước phổ biến trò chơi:
+ Giáo viên giúp học sinh nắm vững trò chơi như: Tên trò chơi, nội dung, cách
chơi, cách phân thắng bại…
+ Giáo viên chọn một số học sinh tham gia trò chơi, bảo đảm qua các giờ học,
lần lượt học sinh được tham gia tất cả, đặc biệt chú ý những học sinh nhút nhát, ít
phát biểu.
 Bước học sinh thực hiện trò chơi:
+ Các em thảo luận với nhau về việc thực hiện trị chơi.
+ Một nhóm học sinh thực hiện trò chơi trước lớp, cả lớp theo dõi.
+ Những em khác, nhóm khác có thể tiếp tục thực hiện trò chơi.
 Bước tổng kết, đánh giá:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá việc thực hiện trị chơi: trị chơi có
được thực hiện đúng quy tắc khơng, có phù hợp với nội dung bài học khơng, có thể
rút ra bài học gì qua trị chơi này? Giáo viên nhận xét, đánh giá chung và tuyên bố
nhóm (hay cá nhân) thắng cuộc (nếu có).
- Giáo viên khen thưởng nhóm có kết quả tốt bằng cách:
+ Tặng một tràng pháo tay cùng với những lời động viên khen ngợi.
+ Ghi điểm các thành viên trong nhóm.
+ Trao thưởng một hoặc hai gói quà cho đội thắng.
Như vậy, với những biện pháp đã vận dụng vào từng thời điểm, mục đích, nội dung
khác nhau thật sự phát huy tác dụng, giờ dạy học thực sự là giờ “vừa học, vừa chơi”,
kết hợp được giữa “học và hành”, hấp dẫn học sinh và gây sự chú ý học hơn nhiều.
6


2.3.2. Sáng tạo một số trò chơi để vận dụng trong giảng dạy môn Sinh học ở
trường THPT.
Việc sáng tạo và lựa chọn một số trò chơi để vận dụng vào giờ dạy học nhằm
nâng cao hiệu quả giờ học mơn Sinh học ở trường THPT Ba Đình nói riêng và trong

trường THPT nói chung là một vấn đề hết sức cần thiết. Trong q trình dạy học tơi
đã vận dụng thành cơng một số trị chơi sau:
* Trị chơi ơ chữ bí mật.
Trị chơi này tổ chức vào cuối tiết học, tiết ôn tập để củng cố hoặc tái hiện
kiến thức. Trong các tiết ngoại khố có thể dùng trò chơi này vào một phần chơi
cũng rất thú vị và cho hiệu quả cao.
- Mục đích :
+ Củng cố khắc sâu kiến thức của bài học, của chương từ đó giáo dục ý thức, thái độ
của học sinh qua bài dạy Sinh học.
+ Rèn luyện kỹ năng nhớ, vận dụng kiến thức Sinh học đã học của học sinh.
+ Phát triển tư duy nhanh nhạy, sáng tạo của học sinh.
- Chuẩn bị: Câu hỏi, đáp án thiết kế trò chơi trên máy vi tính và chiếu lên màn hình
qua máy chiếu đa năng thì trị chơi sẽ rất hấp dẫn và thu hút nhiều học sinh tham gia.
* Cách xây dựng ô chữ:
- Trong mỗi tiết, chương, phần học đều có kiến thức trọng tâm hoặc các nội dung
cần giáo dục thái độ cho học sinh. Ta lấy kiến thức đó làm chủ đề, từ hàng dọc hay
chùm chìa khoá.
- Chọn các từ, các thuật ngữ, các nhân tố để lấy làm từ hàng ngang. Các từ hàng
ngang phải cơ đọng, xúc tích, phải thể hiện được nội dung của bài trong vòng từ 57 phút, thường số hàng ngang bằng số nhóm để mỗi nhóm có thể được trả lời ít nhất
một lần hoặc có thể khơng chia nhóm và cho cả lớp cùng tham gia.
- Các ơ chữ phải rõ ràng, chính xác, gợi ý phải đúng nội dung.
- Các chữ cái trong các hàng ngang được sắp xếp theo một trật tự nhất định để làm
xuất hiện từ hàng dọc hoặc lựa chọn các chữ cái trong từ hàng ngang, để tìm ra từ
chủ đề (hay chùm chìa khố).
- Tiến hành:
+ Giáo viên là người nêu các gợi ý và tổ chức trị chơi.
+ Mỗi nhóm được trả lời một lần và lựa chọn từ hàng ngang, sau đó thảo luận 30
giây, nếu khơng có câu trả lời thì quyền trả lời dành cho nhóm khác, nếu trả lời đúng
thì giáo viên bóc ơ chữ đó ra (hoặc cho xuất hiện trên màn hình).
+ Mỗi từ hàng ngang giải đúng được tính 10 điểm, giải được từ hàng dọc hoặc từ

chủ đề (hay chùm chìa khố) thì được 20 điểm. Nếu giải từ chìa khố khi chưa mở
hết các ơ chữ thì nhóm đó được cộng 40 điểm (nhóm nào đưa ra tín hiệu trả lời trước
7


thì nhóm đó giành được quyền trả lời). Sau đó các nhóm lại tiếp tục chơi để mở các
ơ chữ còn lại nhưng lúc này mỗi từ hàng ngang đúng chỉ được 5 điểm (vì đã lộ chữ
cái của từ chìa khố). Cịn nếu nhóm trả lời từ chìa khố bị sai thì nhóm đó mất
quyền chơi, các nhóm đó vẫn tiếp tục chơi.
+ Cuối giờ các nhóm tự đánh giá và cộng điểm và báo cáo lại giáo viên từ đó giáo
viên sẽ tổng hợp điểm cho các nhóm.
- Thảo luận chủ đề:
+ Đây chính là nội dung quan trọng để giáo dục ý thức thái độ của học sinh sau bài
học hoặc giúp học sinh khắc sâu kiến thức trọng tâm nhất của bài, chương.
+ Nhóm chiến thắng tức là nhóm có điểm cao nhất.
Ví dụ 1: Lớp 12, bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đơi ADN.

Hình 1. Ơ chữ bài 1: Gen, mã di truyền và q trình nhân đơi ADN
- Từ khóa: Đây là tên gọi của các gen có vùng mã hóa khơng liên tục?
- Gợi ý hàng ngang:
1. Tính chất này của mã di truyền thể hiện mối quan hệ tiến hóa về nguồn gốc chung
của sinh giới?
2. Vùng này nằm ở đầu 3’ của mạch gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm
sốt q trình phiên mã?
3. Đây là tên gọi khác của quá trình tái bản ADN?
4. Trong cấu trúc của gen ở sinh vật nhân thực, đoạn này mang thơng tin mã hóa axit amin?
5. Nếu khơng có đoạn này thì phân tử ADN pơlimeraza không thể lắp ráp các
nuclêôtit để tổng hợp mạch đơn mới?
6. Ngun tắc nhân đơi ADN mà trong đó ADN con ln có một sợi mới được tổng
hợp và một sợi cũ của ADN mẹ?

7. Đoạn này khơng có trong cấu trúc gen ở sinh vật nhân sơ?
8. Tính chất này của mã di truyền mà nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một
axit amin?

8


* Đáp án

Hình 2. Đáp án ơ chữ bài 1: Gen, mã di truyền và q trình nhân đơi ADN
Ví dụ 2: Lớp 12, bài 7: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

Hình 3: Ơ chữ bài 7: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
- Từ khóa: Rối loạn quá trình này là cơ chế hình thành đột biến số lượng nhiễm sắc
thể?
- Gợi ý hàng ngang:
1. Hội chứng này biểu hiện ở nam chân tay dài, thân cao không bình thường, si đần,
khơng có con?
2. Hiện tượng này xuất hiện khi trong tế bào có hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của
hai loài khác nhau cùng tồn tại?
3. Thể đa bội ở động vật thường ít gặp nhưng ở loài động vật này, người ta đã tạo
được thể tứ bội?
4. Thể đột biến này xuất hiện khi trong bộ nhiễm sắc thể có một cặp được tăng lên
hai chiếc?
5. Đây là dạng đột biến làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể
tương đồng?
6. Hội chứng này là hậu quả của đột biến thể ba xảy ra ở nữ giới trên nhiễm sắc thể
giới tính?

9



* Đáp án:

Hình 4: Đáp án ơ chữ bài 7: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
* Trò chơi những mảnh ghép có nghĩa.
Trị chơi xếp hình đúng có thể là xếp các mảnh ghép khác nhau thành một hình
hồn chỉnh, có thể là xếp các hình với những mảnh ghép ghi nội dung có chung đặc
điểm vào một nhóm, một thể loại. Để tổ chức trò chơi này, giáo viên cần có sự chuẩn
bị sẵn các mảnh ghép. Những mảnh ghép đó có thể là hình ảnh, có thể là chữ viết
thể hiện nội dung.
Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo giúp học sinh nhớ lại nội dung
bài học một cách lôgic.
Cách chơi: Giáo viên treo một số hình ảnh và một số mảnh ghép ghi nội dung
liên quan đến bài học lên bảng. Tuỳ vào mục đích bài học mà giáo viên cho học sinh
xung phong lên xếp những mảnh ghép thành một hình hồn chỉnh hoặc xếp những
mảnh ghép có ghi nội dung tương ứng với một hình ảnh nào đó theo u cầu của
giáo viên, đội nào xếp các mảnh ghép đúng hoàn thành trong thời gian ngắn hơn sẽ
là đội chiến thắng.
Ví dụ minh họa: Dạy bài Tiêu hóa ở động vật - Bài 15 - Sinh học 11.
Giáo viên có thể tổ chức trị chơi để hình thành kiến thức mới của bài học.
Giáo viên có thể cho học sinh chơi trị chơi này bằng cách cho các mảnh ghép gồm
hình của 3 nhóm động vật: chưa có cơ quan tiêu hóa, có túi tiêu hóa và có ống tiêu
hóa và các mảnh ghép có đánh dấu theo số thứ tự 1, 2,3... (làm bằng giấy rô ki) ghi
các thông tin liên quan về ba nhóm động vật trên.
Giáo viên chia lớp làm các nhóm tự thảo luận lắp ráp các hình và các mảnh
ghép ghi thông tin lại với nhau rồi đội nào xung phong lên ráp đúng các thông tin
tương ứng với mỗi nhóm động vật thì đội đó chiến thắng, nếu không đúng sẽ nhường
phần cho các đội khác (Học sinh sẽ dễ dàng ghép được các thông tin và hình ảnh
tương ứng với nhau khi sử dụng phương pháp loại suy ).

Giáo viên nhận xét và kết thúc trò chơi, với việc áp dụng trò chơi này các em
hình thành được kiến thức mới về 3 nhóm động vật. Như vậy giáo viên vừa tiết kiệm
10


được thời gian khi dạy kiến thức mới, lại tạo được hứng thú cho các em khi học bài
mới vì thế tiết học sẽ trở nên sơi động hơn...
Hình ảnh minh họa cho trò chơi: Giáo viên treo lên bảng những mảnh ghép
như sau:
a/ Hình ảnh của 3 nhóm động vật:

H1

H2

H3

Hình 5: Mơ tả 3 nhóm động vật
b/ Các mảnh ghép ghi thơng tin liên quan đến 3 nhóm động vật được đánh dấu theo
thứ tự từ 1-10.
1. Tiêu hóa thức ăn bên trong tế bào.
2. Chỉ có tiêu hố ngoại bào.
3. Tiêu hóa trong khơng bào tiêu hóa nhờ enzim do lizơxơm.
4. Có có 1 lỗ thơng duy nhất, khơng có tiêu hóa cơ học, dịch tiêu hóa bị hịa lỗng,
hiệu suất tiêu hóa thấp.
5. Thức ăn được biến đổi cơ học và hóa học thành chất dinh dưỡng đơn giản và hấp
thụ vào máu, dịch tiêu không bị hịa lỗng, hiệu suất tiêu cao.
6. Tiêu hố ngoại bào (Chủ yếu).
7. Thức ăn


Cơ quan tiêu hóa Tiêu hố ngoại bào Mảnh nhỏ

Tiêu hoá nội bào
bào

Chất đơn giản

8. Thức ăn được tiêu hóa hố học và khơng có tiêu hóa cơ học.
9. Thức ăn
10. Thức ăn

Thực bào

Khơng bào tiêu hóa

Cơ quan tiêu hóa

Enzim thủy phân

Tiêu hố cơ học
Tiêu hố học

Chất đơn giản

Chất đơn giản

11


c/ Đáp án sẽ có 3 hình sau (Học sinh có thể ghép theo hàng dọc như ở dưới hoặc

ghép theo hàng ngang)

H1

1. Tiêu hóa thức ăn bên trong tế bào.
3. Tiêu hóa hóa học trong khơng bào tiêu hóa nhờ enzim do lizơxơm.
9. Thức ăn

Thực bào

Khơng bào tiêu hóa

Enzim thủy phân

Chất đơn giản

H2

6. Tiêu hoá ngoại bào (Chủ yếu).
4. Có có 1 lỗ thơng duy nhất, khơng có tiêu hóa cơ học, dịch tiêu hóa bị hịa lỗng,
hiệu suất tiêu hóa thấp.
7. Thức ăn

Cơ quan tiêu hóa

Tiêu hố ngoại bào

Mảnh nhỏ

Tiêu hoá nội bào

bào

Chất đơn giản

8. Thức ăn được tiêu hóa hố học và khơng có tiêu hóa cơ học.

12


H3

2. Chỉ có tiêu hố ngoại bào.
5. Thức ăn được biến đổi cơ học và thành chất dinh dưỡng đơn giản và hấp thụ vào
máu, dịch tiêu hóa khơng bị hịa lỗng, hiệu suất tiêu hóa cao.
10. Thức ăn

Cơ quan tiêu hóa

Tiêu hố cơ học
Tiêu hố học

Chất đơn giản

* Trị chơi trắc nghiệm:
Trò chơi này được sử dụng vào tiết ơn tập hoặc củng cố cuối bài.
- Mục đích trị chơi:
+ Ơn lại những kiến thức đã học qua hình thức trắc nghiệm nhanh: Củng cố, ôn tập
1 bài hoặc 1 chương.
+ Luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát nhanh nhạy và tiết kiệm thời gian.
+ Rèn tính tự giác, nêu cao tinh thần đồng đội.

- Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Chuẩn bị 4 gói câu hỏi trắc nghiệm với độ dễ khó tương đương nhau,
được soạn trên file PowerPoint và trình chiếu trên màn hình máy chiếu đa năng.
+ Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học
- Tiến hành:
+ Phổ biến luật chơi: Chia lớp thành 4 đội chơi tương ứng với 4 tổ, giáo viên cho
HS bắt thăm thứ tự chơi. Mỗi đội chơi sẽ chọn 1 gói với 5 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi
đội chơi chọn 5 HS để lần lượt mỗi HS trả lời 1 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi
trắc nghiệm được suy nghĩ và trả lời trong 15s (Giáo viên cho hiển thị đồng hồ đếm
ngược từ 15 – 0). Căn cứ vào số câu trả lời đúng của mỗi đội để phân thành giải nhất,
nhì, ba, khuyến khích.

13


+ Nhận xét: tuyên dương đội chiến thắng bằng tràng pháo tay. Đối với đội thua cuộc
khích lệ, động viên lần sau…
Ví dụ minh họa: Để củng cố chương III: Vi rut và bệnh truyền nhiễm.
- Đầu tiên, giáo viên biên soạn hệ thống gồm 4 gói (Mỗi gói 5 câu hỏi trắc nghiệm)
trên PowerPoint, mỗi câu hỏi có đồng hồ đếm ngược và hiện thị đáp án sau khi học
sinh trả lời xong. Chẳng hạn 4 gói câu hỏi như sau:
Gói câu hỏi số 1:
Câu 1: Vi rut corona có hình thái cấu trúc
A. là hình khối đa diện.

B. là hình trụ, cấu trúc xoắn.

C. là hình cầu, có vỏ ngồi.

D. là hình một chiếc “Vương miện”.


Câu 2: Virut khảm thuốc lá (TMV) có dạng
A. cấu trúc xoắn. B. cấu trúc khối. C. cấu trúc xoắn và khối. D. cấu trúc hỗn hợp.
Câu 3: Khi nói về virut, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Virut là một dạng sống đặc biệt chưa có cấu trúc tế bào.
(2) Tất cả các loại virut chỉ có vỏ là prơtêin và lõi là axit nuclêic.
(3) Virut sống kí sinh bắt buộc.
(4) Mỗi loại virut có vật chất di truyền là ARN và ADN 1 sợi hoặc 2 sợi.
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 4: Phức hợp gồm axit nucleic với vỏ capsit tạo thành
A. Lipôprôtêin.

B. Glicôprôtêin.

C. Capsôme.

D. Nuclêôcapsit.

Câu 5: Cho các phát biểu sau:
(1) Hai thành phần cơ bản của tất cả các virut bao gồm protein và axit nucleic.
(2) Capsome là đơn phân cấu tạo nên vỏ capsit của virut.
(3) Cấu tạo của virut trần gồm có axit nucleic, capsit và vỏ ngoài.
(4) Virion (Hạt virut) là virut ở ngoài tế bào chủ.

Có bao nhiêu phát biểu khơng đúng?
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Gói câu hỏi số 2:
Câu 1: Virut gây bệnh ở thực vật chứa chủ yếu loại axit nuclêôtit nào?
A. ADN. B. ARN mạch đơn và ADN mạch kép. C. ARN. D. Cả ADN và ARN.
Câu 2: Trong các giai đoạn sinh trưởng của thể thực khuẩn, ở pha nào thể thực
khuẩn đẩy bộ gen vào tế bào chủ?
A. Pha lắp ráp.

B. Pha tổng hợp. C. Pha hấp phụ.

D. Pha xâm nhập.
14


Câu 3: Cho các phát biểu sau:
(1) Mỗi loại virut chỉ nhân lên trong các tế bào nhất định vì tế bào chủ có tính đặc hiệu.
(2) Virut HIV gây bệnh cho người bị nhiễm loại virut này vì chúng phá huỷ các tế bào
của hệ thống miễn dịch.
(3) Phagơ là virut gây bệnh cho người, động vật, thực vật và vi sinh vật.
(4) Lõi của virut cúm là ARN.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 1.


B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 4: Đặc điểm chỉ có ở vi rút mà khơng có ở vi khuẩn là
A. có cấu tạo tế bào.

B. chỉ chứa ADN hoặc ARN.

C. chứa cả ADN và ARN.

D. chứa ribôxôm, sinh sản độc lập.

Câu 5: Đối với những người nhiễm HIV, người ta có thể tìm thấy virut này ở bao
nhiêu thành phần nào sau đây?
(1) nước tiểu.

(2) mồ hôi.

(3) máu.

(4) tinh dịch.

(5) dịch nhầy âm đạo.

(6) đờm.


A. 2.

B. 5.

C. 3.

D. 4.

Gói câu hỏi số 3:
Câu 1: Virut độc là
A. Loại virut tiết ra nhiều hoạt chất gây độc cho tế bào chủ.
B. Loại virut chuyển hóa vật chất của tế bào chủ thành các chất độc nhằm giết chết tế bào chủ.
C. Loại virut khi sinh trưởng làm tan tế bào chủ.
D. Loại virut gây bệnh, sống tự do ngoài tế bào sống.
Câu 2: Tác nhân nào sau đây có thể chuyển virut ơn hịa thành virut độc, làm tan tế bào?
A. Tia cực tím.

B. Tia tử ngoại.

C. Tia X.

D. Tia hồng ngoại.

Câu 3: Khi nói về virut HIV có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Lõi của virut HIV là ARN hoặc ADN.
(2) Khi xâm nhập vào cơ thể người, HIV sẽ tấn công vào tế bào limphơ T.
(3) HIV là virut có cấu trúc xoắn và có vỏ ngồi.
(4) HIV là virut gây nên hội chứng AIDS ở người.
(5) Hiện nay chưa có 1 loại thuốc nào có thể tiêu diệt HIV.
A. 1.


B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 4: Tại sao khi đã phát bệnh do nhiễm virut, con người chỉ ngăn chặn sự phát
triển của nó mà khơng chữa được bệnh?
15


A. Vì virut có cấu tạo q đơn giản cịn thuốc có cơng thức q phức tạp.
B. Vì virut thích nghi với mọi mơi trường.
C. Vì virut rất khỏe mạnh và sinh sản rất nhanh.
D. Vì virut sống kí sinh trong tế bào.
Câu 5: Khi nói về các giai đoạn phát triển của HIV, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
(1) HIV hấp thụ lên thụ thể của tế bào limphô T.
(2) Sau khi xâm nhập, ARN của HIV chui ra khỏi vỏ capsit rồi phiên mã ngược thành
ADN.
(3) ADN được tổng hợp cài xen vào ADN tế bào limpho T rồi chỉ huy bộ máy di
truyền tổng hợp các thành phần virut.
(4) HIV được tổng hợp 1 loạt và phá vỡ tế bào T giải phóng ra ngồi.
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.


Gói câu hỏi số 4:
Câu 1: Interferon là
A. Loại hóa chất có tác dụng diệt khuẩn mạnh.
B. Loại prôtêin chống virut, được sinh ra khi tế bào bị nhiễm virut.
C. Loại thuốc được chế tạo đặc biệt, dùng để chống virut thực vật.
D. Loại virut ơn hịa được sử dụng để chống lại virut độc.
Câu 2: Miễn dịch khơng đặc hiệu có đặc điểm nào sau đây?
A. Cơ thể phải mắc một lần, sau đó mới được miễn dịch.
B. Cơ thể phải mắc nhiều lần, sau đó mới được miễn dịch.
C. Bẩm sinh.
D. Cần có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên.
Câu 3: Có bao nhiêu hoạt động nào sau đây là nguyên nhân lây nhiễm lây nhiễm HIV?
(1) Bắt tay, nói chuyện, ăn chung bát.
(2) Dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm.
(3) Quan hệ tình dục với người nhiễm.
(4) Chung bàn chải đánh răng với người nhiễm.
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 4: Kháng thể có vai trị.
A. Kích thích cơ thể tạo ra kháng ngun

B. Trung hòa các độc tố vi khuẩn.


C. Là chất sinh năng lượng.

D. Bảo vệ cơ thể.

16


Câu 5: Khi nói về sự phát triển hội chứng AIDS, có bao nhiêu nhận định sau đây
khơng đúng?
(1) Hệ thống miễn dịch suy giảm nghiêm trọng khi hàng loạt tế bào limpho T bị tiêu
diệt và xuất hiện các bệnh cơ hội.
(2) Ở giai đoạn sơ nhiễm, HIV chưa xâm nhập vào tế bào limpho T nên biểu hiện
của bệnh chưa rõ.
(3) Số lượng tế bào limpho T giảm dần và một số trường hợp có thể sốt, ỉa chảy
không rõ nguyên nhân là giai đoạn không triệu chứng.
(4) Biểu hiện triệu chứng AIDS như viêm niêm mạc phế quản, phổi, viêm não, ung
thư da, máu...
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hình 6: Một trang trình chiếu trên PowerPoint cho 1 câu hỏi
- Sau khi biên soạn xong, GV tiến hành tổ chức trò chơi.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Qua quá trình dạy học, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở lớp 10A, 10B và lấy

lớp 10G, 10K làm đối chứng. Đây là các lớp có sĩ số ngang nhau, có chất lượng đại
trà gần tương đồng.
- Cách thức thực nghiệm:
+ Lớp 10A, 10B: Lớp thực nghiệm được sử dụng trò chơi trong dạy học Sinh
học.
17


+ Lớp 10G, 10K: Lớp đối chứng dạy học theo phương pháp truyền thống.
- Kết quả thực nghiệm:
+ 100% học sinh cho rằng các em đã được tham gia các trò chơi học tập rất
phù hợp với khả năng của các em, vì các kiến thức trong các trị chơi đó là các kiến
thức trọng tâm, nằm trong tầm hiểu biết và các em hoàn toàn nhận thức được.
- 97% học sinh cho rằng học tập dưới hình thức trị chơi: Thích hơn, hiểu hơn,
nhớ kiến thức hơn từ đó làm tăng hứng thú học tập bộ mơn. Ngồi ra thơng qua việc
tham gia các trị chơi các em tỏ ra mạnh dạn trước tập thể lớp, tự tin với kiến thức
của mình.
- 98% học sinh cho rằng trị chơi đã rèn cho các em tác phong nhanh nhẹn và
tư duy độc lập sáng tạo. Ngoài việc tham gia làm việc theo nhóm trong các hoạt
động học tập khác các em còn được hợp tác với nhau trong các trò chơi học tập vì
vậy làm việc theo nhóm đối với các em trở nên nhuần nhuyễn và rất đỗi quen thuộc.
- 95% học sinh cho rằng học tập theo hình thức trị chơi sẽ giúp tình bạn được
củng cố và có thái độ ứng xử linh hoạt trong hoạt động tập thể.
- Đa số các em cũng cho rằng các em thích có hình thức học tập dưới dạng tổ
chức trị chơi vì nó làm tăng sự đa dạng trong các hình thức học tập và học tập dưới
hình thức này các em cảm thấy nhẹ nhàng, hiệu quả hơn và đỡ nhàm chán, nhờ đó
chất lượng bộ mơn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ học sinh khá giỏi ngày càng tăng,
học sinh yếu kém ngày càng giảm.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.

Qua việc áp dụng trò chơi trong dạy học Sinh học, tôi thấy:
- Phát huy được tính tích cực, tư duy sáng tạo, tăng cường khả năng giao tiếp
và sự mạnh dạn của mọi đối tượng học sinh.
- Tăng cường khả năng làm việc của học sinh, trong khi đó giáo viên chỉ là
người tổ chức, điều khiển mọi hoạt động.
- Kết quả thực nghiệm cho phép khẳng định việc sử dụng trò chơi trong dạy
học môn Sinh học giúp cho học sinh chủ động tham gia vào quá trình học tập, làm
cho học sinh hứng thú với môn học và các em thực sự trở thành chủ thể của hoạt
động học, kết quả học tập của các em dần được nâng cao đã chứng minh được tính
đúng đắn của những giải pháp mà đề tài đặt ra.
- Trên đây là một số giải pháp mà tơi đã tích lũy được qua q trình giảng
dạy bộ môn Sinh học ở trường THPT, cùng với việc nghiên cứu tài liệu, tiếp thu các
chuyên đề, dự giờ thăm lớp, bồi dưỡng chuyên môn và tham khảo ý kiến của các
đồng nghiệp. Những giải pháp trên đã được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bộ
18


môn. Tôi mong rằng giải pháp này thực sự mang tính “hữu ích” thiết thực và đáp
ứng phần nào trong việc dạy học bộ môn Sinh học ở trường THPT.
3.2. Kiến nghị.
Qua đây xin kiến nghị với lãnh đạo cấp trên nên tổ chức những chuyên đề về
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh để các
giáo viên dạy học Sinh học nói riêng và giáo viên THPT nói chung có dịp trao đổi
và học tập.
Trong quá trình áp dụng sáng kiến cũng như trình bày sáng kiến, tơi khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót, hoặc chưa nhìn nhận hết các góc cạnh của vấn đề.
Rất mong sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 29 tháng 06 năm 2020
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Tác giả

Mai Văn Thuận

19


20


1


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn (2014), xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực học sinh, môn Sinh học; Dự án phát triển giáo
dục trung học, Bộ giáo dục và Đào tạo.
2. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo
khoa, Nxb Đại học Sư phạm.
3. Văn Thị Thanh Nhung (2016), Các biện pháp phát triển năng lực VDKT vào thực
tiễn trong dạy HS ở trường THPT, Tạp chí Giáo dục.
4. Trần Ngọc Oanh (chủ biên, 2006), Hỏi đáp sinh học 10, Nxb Giáo dục.
5. Lê Thanh Oai (2016), Thiết kế bài tập thực tiễn trong dạy học Sinh học 11 THPT,
Tạp chí Giáo dục.
6. Hồng Phê (2000). Từ điển Tiếng việt, Viện ngôn ngữ học.



DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Mai Văn Thuận
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Tổ phó chun mơn, trường THPT Ba Đình
TT

1

2

3

4

5

6

Tên đề tài, sáng kiến
Nâng cao chất lượng dạy học qua
việc vận dụng phương pháp sơ
đồ hoá để giảng dạy bài 41, 42,
44, 45 - SGK Sinh học 11 nâng
cao
Thiết kế và ứng dụng trị chơi ơ

chữ để nâng cao chất lượng
giảng dạy chương I: Cơ chế di
truyền và biến dị, SGK Sinh học
12 nâng cao
Ứng dụng phương pháp làm tiêu
bản tạm thời để giảng dạy bài thực
hành quan sát các kỳ nguyên phân
(Bài 31-SGK Sinh học 10 nâng
cao)
“Xây dựng chuyên đề Quang
hợp theo định hướng phát triển
năng lực học sinh, SGK Sinh học
11 nâng cao”
Sử dụng sơ đồ hóa trong đổi mới
kiểm tra đánh giá mơn sinh học
lớp 10 ở trường THPT Ba Đình
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn
trong dạy học phần sinh học vi
sinh vật – Sinh học 10, nâng cao
ở trường THPT Ba Đình

Cấp
đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại


Năm học
đánh giá xếp
loại

Sở

C

2011-2012

Sở

C

2012-2013

Sở

C

2013-2014

Sở

C

2014-2015

Sở


C

2016-2017

Sở

C

2018-2019


×