Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN PHONG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI
HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Đồng Nai, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN PHONG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI
HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60 62 01 15

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ MINH NGUYỆT

Đồng Nai, 2017


LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận văn này cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn
chân thành và sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn TS. Bùi Thị Minh Nguyệt, đã
dành rất nhiều thời gian chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn BGH trường Đại học Lâm nghiệp, Ban giám đốc
phân hiệu Đại học Lâm nghiệp Đồng Nai, phòng đào tạo SĐH, phịng khoa
học cơng nghệ và HTQT – phân hiệu ĐHLN, khoa kinh tế và Quản trị kinh
doanh - trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi
hồn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu của mình.
Trân trọng cảm ơn các Nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp đã đóng góp
nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình làm và hồn chỉnh luận văn.
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Đồng Nai, ngày 20 tháng 8 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Phong


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN:…………………………………………………………………….………...i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT :………………………………………….…………...……...ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU:…………………………………………….…………....……iii

MỞ ĐẦU:...……………………………………………….………….………1
1- Tính cấp thiết của đề tài:……………………………………..…………….2
2- Mục tiêu nghiên cứu:……………………………………...….……………2
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:…………………….……………...……2
4- Nội dung nghiên cứu:………………………………………………………2
5- Kết cấu của Luận văn:……………………………………...………………3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀTHỰC TIẾN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI...4
1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại:……….4
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại:…………………………21
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN HOẰNG HỐ -THANH
HĨA VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:……………………………….34
2.1. Đặc điểm cơ bản của Huyện Hoàng Hóa:………………………………34
2.2. Phương pháp nghiên cứu:………………………………….……………38
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:……………………....…………41
3.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Hồng Hóa:………...41
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại 3 xã nghiên cứu:……………….49
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại tại huyện Hoằng Hóa:……..60
3.4. Đánh giá chung:…………………………………………………………63
3.5. Giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Hồng Hóa:……………69
KẾT LUẬN:………………...….……………………………………….…..84
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải


BQ

Bình qn

CV

Cơng việc

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hố hiện đại hố

DN

Doanh nghiệp

DT

Diện tích

DTBQ

Diện tích bình qn

GTSL

Giá trị sản lượng

HTX


Hợp tác xã

NN và PTNT
SXKD
TN/ĐVDT
TLSX

Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Sản xuất kinh doanh
Thu nhập trên đơn vị diện tích
Tư liệu sản xuất

TP

Thành phố

TT

Trang trại

Tr.đ

Triệu đồng

UBND

Ủy ban nhân dân



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tình hình phát triển về số lượng trang trạitại huyện Hoằng Hóa
Bảng 3.2: Tình hình phát triển về loại hình trang trạitại huyện Hoằng Hóa
năm 2016
Bảng 3.3. Cơ cấu loại hình kinh tế trang trại theo vùng tại huyện Hằng Hóa
Bảng 3.4. Tình hình lao động của trang trại tại huyện Hoằng Hóa năm 2016
Bảng 3.5: Tình hình đất đai của các trang trại của huyện Hoằng Hóa
Bảng 3.6. Tình hình kết quả kinh doanh của trang trại huyện Hoằng Hóa năm
2016
Bảng 3.7: Số lượng trang trại tại 3 xã nghiên cứu giai đoạn (2014-2016)
Bảng 3.8: Tình hình phát triển các loại hình trang trại tại 3 xã nghiên cứu
Bảng 3.9. Qui mơ diện tích bình quân của các loại hình trang trại của 3 xã
(Giai đoạn 2014-2016)
Bảng 3.10.Cơ cấu diện tích đất theo mục đích sử dụng của các loạihình trang
trại năm của 3 xã năm 2014 và 2016.
Bảng 3.11:Tình hìnhsử dụng lao động của trang trại tại 3 xã năm 2016
Bảng 3.12. Cơ cấu lao động của các trang trại 3 xã năm 2016
Bảng 3.13. Quy mô vốn của trang trại của 3 xã giai đoạn 2014- 2016
Bảng 3.14. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo nguồn hình thành của các trang
trại trên địa bàn 3 xã năm 2014 và 2016
Bảng 3.15. Một số chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng năm 2016 của Huyện
Bảng 3.16. Thu nhập bình quân trang trại của 3 xã qua 2 năm
Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế của các mơ hình kinh tế trang trại điều tra
Bảng 3.18. Giá trị sản lượng hàng hoá và tỷ suất nơng sản hàng hố của các
loại hình trang trại 3 xã nghiên cứu


1
MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, hình thức kinh tế trang trại đang tăng nhanh về số lượng với
nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhưng chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình
nơng dân. Với nguồn gốc đa dạng, sử dụng lao động của gia đình là chủ yếu,
một số có th lao động thời vụ và lao động thường xuyên, tiền công lao động
được thoả thuận giữa hai bên; Hầu hết vốn đầu tư là vốn tự có và vốn vay của
cộng đồng; vốn vay của tổ chức tín dụng chỉ chiếm tỷ trọng thấp;Phần lớn
trang trại phát huy được lợi thế của từng vùng, phát triển kinh doanh tổng
hợp, lấy ngắn nuôi dài. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai
thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi
trọc, đất hoang hố, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển; tạo
thêm việc làm cho lao động nơng thơn, góp phần xố đói giảm nghèo; tăng
thêm nơng sản hàng hố. Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng
giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng.
Và trong xu hướng chung đó, huyện Hoằng Hố - tỉnh Thanh Hóa cũng
đang trong quá trình phát triển kinh tế trang trại nhanh chóng cả về số lượng
lẫn chất lượng. Q trình phát triển trang trại ở đây đã phần nào thu được
những kết quả khả quan như thay đổi bộ mặt nông thơn, góp phần tăng thu
nhập cho hộ nơng dân… Tuy nhiên do xuất phát điểm thấp và cũng mới trong
giai đoạn đầu tìm hướng ra cho hộ nơng dân, nên tình hình phát triển trang
trại ở huyện Hoằng Hố- tỉnhThanh Hóa vẫn cịn nhiều mặt hạn chế cần tìm
hướng giải quyết. Với bản thân là 1 sinh viên chuyên ngành Kinh tế Nông
nghiệp của trường Đại học lâm nghiệp và hơn hết là con em của tỉnh nhà. Vì
vậy em đã chọn đề tài nghiên cứu là:"Giải pháp phát triển kinh tế trang
trại tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa” nhằm vận dụng 1 phần kiến
thức đã học được vào thực tế tỉnh nhà.


2
2-Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở đánh giá thực trạng làm cơ sở đề xuất

một số giải pháp góp phần phát triển kinh tế trang trại tại huyện Hoằng Hóa,
tỉnh Thanh Hóa.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại và phát
triển kinh tế trang trại.
- Đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại huyện Hoằng
Hóa, tỉnhThanh Hóa.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện
Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tình hình phát triển kinh tế trang
trạitại huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Phạm vi về không gian: Các trang trại trên địa bàn huyện Hồng Hóa
tỉnh Thanh Hóa.
+ Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát
triển kinh tế trang trại trên địa bàn trong thời gian 3 năm gần đây. Số liệu sơ
cấp thu thập năm 2016.
4- Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại và phát triển kinh tế
trang trại.
- Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hoằng
Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.


3
- Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện
Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.

5- Kết cấu của Luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ KINH TẾ
TRANGTRẠI
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN HOẰNG HỐ THANH HĨA VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI VÀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò của kinh tế trang trại
1.1.1.1.Bản chất của trang trại và kinh tế trang trại
Trang trại là cơ sở sản xuất nông nghiệp gắn với hộ gia đình nơng dân.
Các nội dung cùng những hoạt động của trang trại chính là những việc làm
của người nơng dân trên đồng ruộng, của người chủ hộ gia đình sản xuất kinh
doanh nông nghiệp….. Các Mác đã phân biệt người chủ trang trại với người
tiểu nông bằng sự so sánh: Người chủ trang trại bán ra thị trường hầu hết các sản
phẩm do họ làm ra, người tiểu nơng thì dùng toàn bộ các sản phẩm do họ sản
xuất ra, việc mua bán càng ít càng tốt. Từ những phân biệt đó của Các Mác,
nổi lên một số vấn đề kinh tế cần được lưu ý:
- Một là, sự khác nhau về mục đích sản xuất: Một nền sản xuất nông
nghiệp được chuyển từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hố là chủ yếu.
Nơng sản được sản xuất ra trước đây là để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trực
tiếp thì nay được sản xuất ra để bán nhằm tăng thu nhập và có lợi nhuận.
- Hai là, về mặt sở hữu cũng có thay đổi theo hướng phát triển của nền
kinh tế xã hội. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, hình thức sản xuất nơng

nghiệp tập trung về cơ bản được dựa trên quyền sở hữu tư liệu sản xuất hay
quyền sử dụng TLSX.
- Ba là, trong điều kiện kinh tế thị trường thì kinh tế gia đình ngày càng
trở nên phổ biến và chiếm tuyệt đại bộ phận về số lượng các đơn vị sản xuất
nơng nghiệp tập trung.
Như vậy, có thể nói rằng Trang trại là thuật ngữ gắn liền với hình thức
sản xuất nơng nghiệp tập trung trên một diện tích đủ lớn với quy mơ gia đình


5
là chủ yếu để tạo ra sản phẩm hàng hoá cung cấp cho xã hội phù hợp với đòi
hỏi của cơ chế thị trường.
Trang trại ngày nay có nhiều mặt cùng tồn tại:
- Về mặt kinh tế: Nói lên các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra
nhiều chủng loại sản phẩm hàng hoá đem lại thu nhập cao và nhiều lợi nhuận.
- Về mặt xã hội: Trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội. Quan hệ
giữa các thành viên của hộ trang trại, giữa chủ trang trại và người làm thuê là
đan xen nhau…
- Về mặt mơi trường: Về mặt mơi trường trang trại có mối quan hệ thể hiện
trên nhiều mặt rất đa dạng và gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời có tác động qua
lại nhiều mặt, nhiều chiều của hệ kinh tế sinh thái-nhân văn trong vùng.
Trên thực tế người ta thường chú ý về mặt kinh tế của trang trại nhiều
hơn mặt xã hội và môi trường. Điều này cũng dễ hiểu vì kinh tế là nội dung
cơ bản, là cốt lõi của trang trại.
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế trang trại, nhưng tựu
chung vẫn thống nhất cho rằng, trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất
hàng hoá ở mức cao hơn kinh tế hộ về cả quy mơ, lẫn hình thức quản lý.
Các quan niệm khác nhau về trang trại:
Theo nghĩa thông thường, trang trại là một loại hình kinh tế sản xuất
hàng hoá phát triển trên cơ sở kinh tế hộ nhưng ở qui mô lớn hơn, được đầu tư

nhiều hơn về cả vốn và kỹthuật, có th mướn nhân cơng để sản xuất ra một
hoặc vài loại sản phẩm hàng hố từ nơng nghiệp với khối lượng lớn cho thị
trường.
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp
(bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu
hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Sản xuất được tiến hành với
quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng phương thức tổ
chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ để


6
sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hoá phù hợp với yêu cầu đặt ra của cơ chế
thị trường. [4]
Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000: “Kinh tế trang
trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hố trong nơng nghiệp, nơng thơn chủ
yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản
xuất trong lĩnh vực trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, gắn
sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ, hải sản”.[3]
Gần đây khái niệm kinh tế trang trại được thống nhất hiểu theo cách sau:
kinh tế trang trại là 1 hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nơng nghiệp
được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nơng dân có mức tích
tụ và tập trung cao hơn về đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật… Nhằm tạo ra khối
lượng hàng hóa nơng sản lớn hơn, với lợi nhuận cao hơn theo yêu cầu của kinh tế
thị trường, có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1.1.2. Đặc trưng của kinh tế trang trại
* Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nơng, lâm, thủy sản hàng
hóa với quy mơ lớn
Đặc trưng này của kinh tế trang trại là một bước tiến so với kinh tế hộ
nông dân.Nếu như kinh tế hộ nơng dân sản xuất hàng hóa là để tự cung tự
cấp; thì kinh tế trang trại phát triển với mục đích sản xuất ra hàng hóa để bán

trên thị trường.Đây là bước tiến bộ không chỉ trong nhận thức, tư duy của chủ
trang trại, mà còn thể hiện khả năng hịa mình hội nhập với nền kinh tế thị
trường.Nếu trước người nơng dân tự cung tự cấp, có sản phẩm thừa thì mang
ra chợ bán hoặc trao đổi với người khác. Trong nền kinh tế thị trường mang
đầy tính biến động và cạnh tranh khốc liệt giữa những nhà sản xuất, không chỉ
là cạnh tranh với những doanh nghiệp trong nước mà trong thời kinh tế mở
của hội nhập như hiện nay cịn phải cạnh tranh với hàng hóa ở khắp nơi trên
thế giới đổ về Việt Nam(đặc biệt là hàng hóa nơng sản). Việc xác định sản
xuất ra hàng hóa để bán là sự chuẩn bị về tư tưởng, tâm lí, hàng hóa để đương
đầu với cạnh tranh trên thị trường trong việc đảm bảo nhu cầu người tiêu


7
dùng ngày càng cao, khắt khe hơn, kỹ tính hơn về hàng hóa nơng sản. Trong
nền kinh tế thị trường khơng phải nhà sản xuất có tiếng nói quyết định (sản
xuất ra bất cứ mặt hàng nào cũng được người tiêu dùng chấp nhận) mà cán
cân quyền lực giờ đây đã thuộc về người tiêu dùng (việc mua gì, dùng sản
phẩm gì cho gia đình và gia đình đều do người tiêu dùng quyết định).
Chính vì vậy kinh tế trang trại ra đời là bước phát triển cao của kinh tế
hộ chính là q trình thay đổi về nhận thức, sự chuyển mình của kinh tế hộ
nhằm tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
* Mức độ tập trung hóa và chun mơn hóa các điều kiện và yếu tố sản
xuất cao hơn hẳn so với sản xuất của hộ nông dân.
Thể hiện ở quy mô sản xuất như: đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá
trị nơng, lâm, thủy sản hàng hóa. Đặc trưng này xuất phát từ đặc trưng mục
đích của sản xuất kinh tế trang trại là sản xuất ra hàng hóa để cung cấp trên thị
trường. Nói như vậy vì chỉ có tập trung hóa và chun mơn hóa các điều kiện
và yếu tố sản xuất thì kinh tế trang trại mới sản xuất ra được hàng hóa chất
lượng cao, khối lượng nhiều đáp ứng nhu cầu trên thị trường và đủ khả năng
cạnh tranh với các loại hình kinh tế khác và với hàng hóa các nước khác.Phải

những cơ sở sản xuất kinh doanh đáp ứng các tiêu chí nhất định về trang trại
của nhà nước mới được coi là kinh tế trang trại. Đây cũng coi như mức chuẩn
để các cơ sở sản xuất kinh doanh xét theo các tiêu chí đó để có hướng phấn
đấu, hồn thiện các mặt cịn thiếu nhằm được công nhận là kinh tế trang trại.
Đất và vốn là 2 yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Nên phải
tập trung với quy mô cần thiết theo yêu cầu phát triển sản xuất nông sản hàng
hóa. Mặc dù phải tập trung sản xuất hàng hóa như vậy nhưng quy mô của các
yếu tố này ở mỗi trang trại là rất khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của
từng trang trại, từng giai đoạn phát triển từng vùng miền. Nếu trang trại ở miền
núi có diện tích đất đai rộng lớn, mật độ dân cư thưa thớt, đời sống nhân dân
cịn nhiều khó khăn nên các trang trại thường có diện tích lớn nhưng vốn lại
nhỏ và ngược lại ở đồng bằng đất chật người đơng, mật độ dân cư lớn, có ít


8
điều kiện để tập trung ruộng đất lớn để có trang trại diện tích lớn, song lại có
vốn lớn vì ở vùng này dân cư có tích tụ vốn và nhiều nguồn vốn khác nhau.
* Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản
xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ
mới vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và th lao động bên ngồi sản
xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ.
Người chủ trang trại đóng vai trị rất lớn trong việc hình thành và phát
triển trang trại.Đó là những người có ý chí và nghị lực vươn lên bên cạnh đó
họ đều là những người có kiến thức chun mơn, kinh nghiệm nhất định. Đó
là những tố chất rất cần thiết để hình thành nên kinh tế trang trại, đồng thời đó
là sự bảo đảm vững chắc cho kinh tế trang trại phát triển vững chắc trong giai
đoạn tiếp theo. Chính việc khơng sợ khó, dám đầu tư tiến bộ khoa học công
nghệ vào trong sản xuất là ưu thế cạnh tranh của kinh tế trang trại so với các
loại hình kinh tế khác trên thị trường. Việc đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa
theo chiều sâu bằng cách đầu tư khoa học công nghệ, đã giảm thiểu rất nhiều

sự phụ thuộc của con người và tự nhiên, tạo ra được nhiều loại hàng hóa chất
lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và quan trọng hơn sản
phẩm làm ra có giá trị gia tăng cao so với sản phẩm nông nghiệp thuần túy.
Mang lại thu nhập đáng kể cho chủ trang trại, dẫn đến chủ trang trại có khả
năng tích lũy vốn cần thiết để tái đầu tư vào sản xuất.
Tóm lại các chủ trang trại không chỉ cạnh tranh dựa trên các yếu tố sản
xuất, hay khả năng tích tụ, tập trung đất đai, vốn, lao động,…. nhất định mà
trong thời kinh tế thị trường hiện nay kinh tế trang trại cạnh tranh với các
thành phần kinh tế khác và hàng hóa các nước khác, còn phụ thuộc vào bản
lĩnh của các chủ trang trại trong nước. Trang trại hình thành và phát triển thế
nào phụ thuộc nhiều vào ý chí, khả năng nắm bắt thị trường và kiến thức
chuyên môn của các chủ trang trại.
1.1.1.3.Vai trò của kinh tế trang trại
* Vai trò về mặt kinh tế


9
Tuy thời gian phát triển kinh tế trang trại chưa dài, nhưng những kết quả
đạt được đã thể hiện là nhân tố mới trong nơng nghiệp và nơng thơn, góp
phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni, cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn.
Nghị quyết số 03 của Chính phủ về kinh tế trang trại (ngày 2-2-2000) ra
đời, kinh tế trang trại ở nước ta đã có bước phát triển nhanh về số lượng, đa
dạng về hình thức tổ chức sản xuất. Theo tiêu chí phân loại trang trại thống
nhất chung cả nước, Kinh tế trang trại phát triển nhanh về số lượng ở hầu hết
các vùng trong cả nước, đến thời điểm 01/7/2016 cả nước có 33.488 trang
trại, tăng 13.460 trang trại (tăng 67,2%) so với năm 2012. Từ năm 2012 đến
năm 2016 bình quân mỗi năm số lượng trang trại của cả nước tăng hơn 13%.
Trong đó, vùng Đồng bằng sơng Hồng có số lượng trang trại tăng mạnh nhất
(tăng 6.435 trang trại) chiếm gần một nửa số trang trại tăng thêm trong vòng 5

năm qua của cả nước, thì ở vùng Ðơng Nam Bộ, số lượng trang trại tăng
khoảng 30,6%; đồng bằng sông Cửu Long tăng hơn 11,6%. Vùng đồng bằng
sơng Cửu Long có số lượng trang trại nhiều nhất, chiếm tỷ trọng hơn 50%
tổng số trang trại của cả nước. Kinh tế trang trại thời gian qua phát triển với
nhiều loại hình: Trang trại trồng cây lâu năm; trang trại chăn nuôi (gia cầm,
dê, cừu, đại gia súc,...); trang trại nuôi trồng thủy sản; trang trại sản xuất kinh
doanh tổng hợp. Các loại hình trang trại này chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng trang trại nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi, giảm tỷ trọng trang trại
trồng cây hằng năm. Theo kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn năm 2016, các trang trại đã sử dụng gần 500 nghìn ha đất và mặt
nước. Trong đó diện tích trồng cây hằng năm chiếm 37,3%, diện tích trồng
cây lâu năm chiếm 26%, đất lâm nghiệp 18,7%, diện tích mặt nước nuôi trồng
thủy sản 18%. Thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
các địa phương ở các vùng khác nhau đã chuyển hàng chục nghìn ha đất trồng
lúa sang nuôi trồng thủy sản. Kinh tế trang trại đã hình thành các vùng sản
xuất thủy sản ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, các


10
vùng ven biển, đồng bằng sông Cửu Long. Trang trại trồng cây lâu năm ở các
tỉnh Ðông Nam Bộ, Tây Nguyên, Ðông Bắc, Tây Bắc Bộ. Trang trại chăn
nuôi tập trung ở các tỉnh gần thành phố lớn, nơi có thị trường tiêu thụ mạnh.
Ðột phá mạnh nhất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp và
nơng thôn là nuôi trồng thủy sản với hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so
với các loại cây trồng, vật ni khác. Ðến nay, cả nước đã có khoảng 30
nghìn trang trại ni trồng thủy sản, thu hút và giải quyết việc làm ổn định
hàng trăm nghìn lao động. Ở đồng bằng sông Cửu Long, nuôi trồng thủy
sản được xác định là kinh tế mũi nhọn, chiếm khoảng 78% số trang trại
nuôi trồng thủy sản của cả nước. Năm 2016, bình quân giá trị sản lượng/ha
canh tác của trang trại đạt từ 35 triệu đồng đến 50 triệu đồng, trong đó

trang trại ni trồng thủy sản, hoặc trồng cây đặc sản đạt hơn 100 triệu
đồng/ha/năm. Những kết quả trên đã mở ra khả năng và hướng đầu tư để
phát triển kinh tế trang trại. Theo số liệu của 45 tỉnh, thành phố trong cả
nước, trong năm 2016, tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ của các trang trại đạt
hơn 8.500 tỷ đồng. nơng dân tích cực hưởng ứng, hình thành đội ngũ nông
dân năng động, dám nghĩ, dám làm.
Ở mỗi địa phương ngày càng nhiều điển hình đơn vị và hộ sản xuất, kinh
doanh giỏi. Tinh thần hợp tác, tương trợ giữa các chủ trang trại được phát
triển.Một số trang trại tự nguyện thành lập hợp tác xã. Mô hình hợp tác xã
Cây Trường ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, được thành lập do tự nguyện
của 61 chủ trang trại, quản lý hơn 412 ha cây ăn trái. Hoạt động của hợp tác
xã này giúp các thành viên đưa được các loại giống cây ăn trái có năng suất
và chất lượng cao vào sản xuất, công tác bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản
phẩm được hợp tác xã chăm lo. Nhờ đó các thành viên yên tâm đầu tư sản
xuất, thu nhập cao hơn nhiều so với khi chưa vào hợp tác xã. Năm 2013, hợp
tác xã này tiêu thụ hơn 27 tấn trái cây (có 17 tấn phục vụ xuất khẩu), năm
2014 hợp tác xã tiêu thụ hơn 500 tấn (nội địa và xuất khẩu). Năm 2015 hợp
tác xã Cây Trường đã cùng các trang trại thành viên đầu tư kinh phí hơn 1,2


11
tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến rau, quả. Hiện nay nhà máy tiêu thụ
100% sản phẩm trái cây của các trang trại thành viên và của bà con trong
vùng, chủ yếu để xuất khẩu.
Từ sự chuyển dịch trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp nơng thơn đã góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nơng thơn những năm
vừa qua và đóng góp vào thành tích chung của kinh tê Việt Nam những năm
vừa qua: phát triển GDP trung bình 7,5% giai đoạn 2013-2016.
Mơ hình kinh tế trang trại đã tạo ra bước chuyển cơ bản về giá trị sản
phẩm hàng hóa và thu nhập của trang trại vượt hẳn so với kinh tế hộ. Đơn cử

năm 2016, tổng giá trị hàng hóa dịch vụ của các trang trại ước tính đạt 70.047
tỷ đồng, bình quân 1 trang trại đã tạo ra giá trị sản xuất 980 triệu đồng, gấp 68 lần so với bình quân giá trị sản xuất của một hộ nơng nghiệp.
Cũng nhờ các mơ hình kinh tế trang trại này mà khoa học kỹ thuật đã
được ứng dụng vào sản xuất. Chính vì vậy, sản phẩm hàng hóa và thu nhập
của các trang trại ngày một nâng cao. Năm 2015, tổng gía trị hàng hóa dịch
vụ của trang trại là 7.047 tỷ đồng.Như vậy bình quân một trang trại đạt 98
triệu đồng. Tuy nhiên mơ hình trang trại thủy sản đạt bình quân cao nhất với
doanh thu từ 120-150 triệu đồng/trang trại.
Và cũng dễ nhận ra một điều rằng kinh tế trang trại phát triển đã thu
hút một khối lượng lớn tiền vốn trong dân khi họ đầu tư vào sản xuất nơng
nghiệp. Mơ hình này đã tạo thêm việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo ở
nơng thơn, mở ra xu hướng hợp tác và phát triển trong sản xuất, kinh doanh...
Sự phát triển của kinh tế trang trại đã dẫn đến nhu cầu hợp tác giữa các chủ
trang trại, trong đó có việc hình thành các câu lạc bộ trang trại.
Tại vùng Tây Nguyên, giá trị sản phẩm hàng hóa của trang trại cịn đạt
cao hơn, bình quân gần 1,1 tỷ đồng/trang trại/năm. Riêng loại hình trang trại
có giá trị hàng hóa cao nhất vẫn là trang trại ni trồng thủy sản, đạt bình
qn từ 1,2 đến 1,5 tỷ đồng/trang trại/năm, cá biệt có trang trại đạt trên 10


12
tỷ/năm (như trang trại của Vietfram Hùng Tiến ở Bình Quới, TPHCM)… Số
DN hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông- lâm- thủy sản, mặc
dù số lượng chưa nhiều, mới chỉ có 3.376 DN, nhưng lại là những DN có
đóng góp nhiều nhất trong việc phát triển các loại hình dịch vụ nơng nghiệp.
Có thể nói, kinh tế trang trại phát triển đã tạo ra khối lượng hàng hóa
lớn, tạo động lực thúc đẩy cơng nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản phát
triển mạnh.Báo cáo của các địa phương cho thấy, mặc dù giá trị sản xuất của
trang trại trên cả nước chưa cao lắm nhưng so với giá trị sản xuất bình qn
của kinh tế nơng nghiệp đã tăng gấp 2 lần.

Điển hình cho mơ hình trang trại và doanh nghiệp nông thôn thành đạt là
công ty TNHH Thang Nguyên (TP Buôn Ma Thuật- tỉnh Đắc Lắc) của ông
Trần Văn Nguyên. Với ngành nghề sản xuất, kinh doanh dịch vụ trồng trọt
chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc, cơng ty đã có thu nhập (lãi) hàng năm
trên 1 tỷ đồng. Hay như ông Vũ Đức Bằng, giám đốc nhà máy chè Bằng An,
tỉnh Lai Châu, với ngành nghề đầu tư sản xuất nguyên liệu và chế biến chè,
ông Bằng đã đạt doanh thu hàng năm trên 8,8 tỷ đồng…
* Vai trò xã hội
Kinh tế trang trại đã góp phần tạo việc làm cho hàng triệu lao động nông
thôn. Việc phát triển kinh tế trang trại và doanh nghiệp nơng thơn đã góp phần
tích cực trong giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xóa đói giam nghèo cho
bà con nông dân. Đa số các chủ trang trại đều có nhu cầu sử dụng lao động rất
lớn tùy theo loại hình và quy mơ sản xuất. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ,
hiện nay, kinh tế trang trại đã thu hút, tạo việc làm cho hơn 60.000 lao động,
góp phần giảm bớt áp lực thiếu việc làm ở nông thôn, đồng thời giúp cho thu
nhập của người lao động được đảm bảo ở mức ỏn định từ 3.500.000 –
5.000.000/tháng (với mức thu nhập thời vụ, tiền công cũng phổ biến ở mức
180.000/ngày). Riêng các doanh nghiệp nông thôn đã giải quyết cho trên 1
triệu lao động có việc làm trong các xí nghiệp, nhà máy với thu nhập bình
quân từ 3.500.000 – 6.000.000/tháng.


13
Trên thực tế, đời sống của bà con nông thôn hiện nay tuy cịn nhiều khó
khăn thiếu thốn, nhưng đã có những đổi thay sâu sắc, đã cơ bản xóa được đói,
giảm được nghèo. Trong thành quả đóng góp chung đó, có vai trị tích cực của
các trang trại nơng thôn.
Nhiều trang trại đã ủng hộ hàng trăm triệu đồng giúp xây dựng trường
học, xóa nhà tạm, hỗ trợ trẻ mồ cơi… góp phần giảm tỷ lệ đói, nghèo của cả
nước xuống cịn khoảng 10% .Có thể nói, những thành quả trên chứng tỏ mơ

hình kinh tế trang trại ở nông thôn đã thực hiện khá tốt đường lối chủ trương,
chính sách về phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và nhà nước.
Từ những đóng góp đó mà tình hình xã hội ở nơng thơn được đảm bảo,
giảm thiểu tình trạng lao đơng ở nơng thơn đổ xơ ra thành thị gây ra các tác
động tiêu cực trong xã hội và cũng giúp giảm bớt tình trạng lao động thất
nghiệp trong nơng thơn. Mơ hình này đã có những kết quả vượt trội so với
kinh tế hộ nông dân về khai thác tiềm năng lao động, đất đai, huy động vốn
đầu tư trong dân, áp dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất để hình thành nên
những vùng sản xuất hàng hóa lớn,tậptrung… Đây cũng chính là mơ hình tạo
nên nhiều nhân tố mới ở nơng thơn, tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển
đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tiến tới xây dựng nên những vùng,
miền nông thôn mới văn minh hiện đại.
* Vai trị mơi trường
Một mặt "được" khác nữa đó là kinh tế trang trại đã thúc đẩy việc khai
thác diện tích đất trống, đồi núi trọc đất hoang hóa vào sản xuất nông, lâm
nghiệp và nuôi trồng thủy sản và mô hình kinh tế trang trại này đã phần nào
cải thiện được môi trường sinh thái. Theo số liệu thống kê, năm 2014 các
trang trại đã sử dụng 369.000ha đất và mặt nước trong đó đất trồng cây hàng
năm chiếm tỷ lệ 37,3% đất trồng cây lâu nămchiếm 26%, đất lâm nghiệp
chiếm 18,7%; diện tích mặt nước ni trồng thủy sản chiếm 18%. Như vậy,
diện tích đất sử dụng bình qn của một trang trại trung bình là 6,08ha trong


14
cả nước, cao hơn nhiều so với diện tích bình qn 1 hộ nơng dân.
1.1.1.4. Các loại hình trang trại

* Phân loại trang trại [2]
Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT ngày 13/4/2011 của Bộ
Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy

chứng nhận kinh tế trang trại. Các trang trại được xác định theo lĩnh vực sản
xuất như sau:
(1). Trang trại trồng trọt
(2). Trang trại chăn nuôi
(3). Trang trại lâm nghiệp
(4). Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
(5). Trang trại SXKD tổng hợp.
* Tiêu chí xác định kinh tế trang trại
(1). Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp
phải đạt:
- Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng
ĐôngNam Bộ và Đồng bằng Sơng Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh cịn lại.
- Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
(2). Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóatừ 1.000
triệu đồng/năm trở lên.
(3). Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha
và giá trị sản lượng hàng hóa bình qn đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
1.1.2. Lý luận về phát triển kinh tế trang trại
1.1.2.1. Khái niệm về phát triển kinh tế trang trại
Có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển:
- Theo Raaman Weitz:"Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm
tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành
quả tăng trưởng trong xã hội"


15
- Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm phát triển với ý nghĩa rộng
hơn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng có liên quan đến hệ thống giá trị
của con người, đó là "sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các
quyền tự do công dân đểcủng cốniềm tin trong cuộc sống của con người trong

các mối quan hệ với nhà nước, với cộng đồng”.
Nhìn chung các ý kiến đều nhất trí cho rằng mục tiêu chung của phát
triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội và quyền
tự do cơng dân của mọi người dân. Phát triển kinh tế hiểu một cách chung nhất
là một quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời
kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến
bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội.
Từ các quan niệm trên ta thấy vấn đề cơ bản nhất của phát triển kinh
tếlà: sự tăng thêm về khối lượng sản phẩm, dịch vụ và sự biến đổi tiến bộ về
cơcấu kinh tế - xã hội; Sự tăng thêm về quy mô sản lượng và tiến bộ về cơ
cấu kinh tế - xã hội là hai mặt có mối quan hệ vừa phụ thuộc vừa độc lập
tương đối của lượng và chất. Sự phát triển là một q trình tiến hố theo thời
gian do những nhân tố nội tại của bản thân nền kinh tế quyết định.
- Phát triển kinh tế trang trại: Phát triển kinh tế trang trại là quá trình
tăng cường các yếu tố vật chất của trang trại cảvề mặt số lượng và chất lượng,
đồng thời là quá trình giải quyết hài hoà hơn các mối quan hệ kinh tế trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Phát triển kinh tế trang
trại phải được đặt trong mối quan hệ hài hoà với yếu tố xã hội và bảo vệ môi
trường là cơ sở bảo đảm cho sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại.
Tóm lại, phát triển kinh tế trang trại là hình thức phát triển nơng nghiệp
hàng hố. Phát triển kinh tế trang trại khơng chỉ tăng về số lượng mà cịn tăng
cả về chất lượng các trang trại, bảo đảm sự phát triển kinh tế theohướng
chun mơn hố, ở đó diễn ra sự phân công lao động mạnh mẽ, mang lại hiệu
quả kinh tế cao, cũng như bảo đảm việc khai thác và sử dụng nguồn tài


16
nguyên một cách hợp lý và có hiệu quả. Phát triển kinh tế trang trại là phát
triển nền nông nghiệp hợp lý, tiên tiến và hiện đại.


1.1.2.2. Nội dung phát triển kinh tế trang trại.
- Phát triển số lượng các trang trại: Phát triển số lượng trang trại là
việc gia tăng số lượng cơ sở trang trại qua các năm theo chiều hướng năm sau
cao hơn năm trước.
- Gia tăng các yếu tố nguồn lực:
+ Nguồn lực đất đai: Đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng
lao động của các trang trại;
+ Nguồn nhân lực: Nâng cao kiến thức và khả năng lao động của chủ
trang trại và người lao động;
+ Nguồn lực tài chính: Nâng cao khả năng huy động vốn và khả năng
tự tài trợ của trang trại;
+ Các điều kiện cơ sở vật chất: Nâng cao các điều kiện cơ sở vật chất
tức là nâng cao khả năng tiếp cận nguồn nguyên, vật liệu, máy móc, thiết bị,
cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và lưu thơng hàng hóa nơng sản;
+ Nguồn lực về khoa học - cơng nghệ: Nâng cao trình độ khoa học và
công nghệ, khả năng tiếp cận máy móc thiết bị, cơng nghệ tiên tiến của thế
giới và đặc biệt là khả năng tự sáng tạo về khoa học công nghệ phục vụ cho
sản xuất kinh doanh của trang trại.
- Liên kết sản xuất của các trang trại: Liên kết sản xuất của các trang
trại là một hình thức hợp tác trên tinh thần tự nguyện, tự giác của các trang
trại nhằm khai tháctiềm năng của mỗi trang trại trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
- Gia tăng cung ứng dịch vụ đầu vào của trang trại: Bên cạnh thị
trường đầu ra, việc cung ứng đầy đủ, kịp thời và có chất lượng các yếu tố đầu
vào là nhân tố quan trọng giúp các trang trại tiết kiệm chi phí, nâng cao năng
suất cây trồng vật ni và cải thiện hiệu quả kinh doanh. Cùng với sự phát


17
triển của thị trường đầu ra, cần chú trọng đến thị trường đầu vào, giúp nông

dân dễ dàng trong quá trình phát triển sản xuất, hạn chế việc nơng dân bị tư
thương bán với giá cao hoặc mua giống, vật tư không ổn định.
- Phát triển thị trường và sản phẩm của các trang trại
+ Phát triển thị trường: Phát triển thị trường là việc mở rộng thị trường
ở nhiều nơi để có thêm thị trường mới, làm cho thị phần của trang trại ngày
càng tăng.
+ Phát triển sản phẩm: Phát triển sản phẩm là việc các trang trại làm
phong phú, đa dạng sản phẩm hàng hóa nơng sản, tức là phát triển về chủng
loại sản phẩm mới, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có để cung
cấp ra thị trường.
- Gia tăng kết qủa sản xuất kinh doanh của trang trại
+ Giá trị sản lượng hàng hóa nông sản: Là một yếu tố để đánh giá mức
độ phát triển, quy mô hoạt động của trang trại.
n

G 

m

  Qij x P

i

i 1 j 1

Trong đó:
G: Giá trị sản lượng hàng hố nơng sản.
Qij: sản lượng sản phẩm (i) của trang trại (j) trong một năm.
Pi: Đơn giá của một đơn vị sản phẩm (i) trong năm hiện tại (thực tế)
hoặc tại một năm được chọn làm gốc (cố định).

+ Tỷ lệ đóng góp của kinh tế trang trại: Chỉ tiêu này thể hiện mối quan
hệ giữa giá trị sản lượng hàng hố nơng sản do các trang trại sản xuất ra so
với giá trị hàng hố nơng sản của ngành nơng nghiệp trong một năm.

g 
Trong đó:

G tt
G nn


18
g: Tỷ lệ đóng góp về giá trị sản lượng hàng hố nơng sản của kinh tế
trang trại.
Gtt: Tổng giá trị sản lượng hàng hố nơng sản của các trang trại.
Gnn: Tổng giá trị sản lượng hàng hố nơng sản của ngành nông nghiệp.
+ Chỉ tiêu đánh giá quy mô sử dụng các nguồn lực sản xuất: Chỉ tiêu
này cho thấy bình quân mỗi trang trại sử dụng bao nhiêu đất đai, lao động,
tiền vốn vào sản xuất, kinh doanh.

nj 

N

j

TT

Trong đó:
nj: Mức độ sử dụng nguồn lực (j) trong trang trại

Nj: Tổng nguồn lực (j) sử dụng của các trang trại
TT: Tổng số trang trại trong kỳ
+ Chỉ tiêu đánh giá sự chuyển dịch về cơ cấu: Cơ cấu trang trại thể hiện
mối quan hệ giữa số lượng trang trại của từng loại hình so với tổng thể.

tj 

Lj
TT

100

Trong đó:
tj: Tỷ lệ trang trại loại (j) trong tổng số trang trại
Lj: Số trang trại loại (j)
TT: Tổng số trang trại trong kỳ
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại
1.1.3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội.
* Đặc điểm tự nhiên
Mỗi địa phương vùng miền có đặc điểm tự nhiên khác nhau, trong đó có
những đặc điểm tự nhiên thuận lợi, nhưng cũng có những đặc điểm tự nhiên
cản trở cho phát triển kinh tế trang trại.
Tùy từng điều kiện tự nhiên tác động nhất định đến việc hình thành các
loại hình trang trại.Trong các trường hợp cụ thể của nước ta các điều kiện tự


19
nhiên ảnh hưởng rõ nét tới sự hình thành các loại trang trại như:
- Ở vùng Đơng Nam Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai rộng lớn,
bằng phẳng, khí hậu ơn đới. Dẫn đến ở vùng này hình thành nhiều trang trại

ni trồng thủy sản (chiếm 50% tổng số trang trại trong cả nước).
- Ở vùng Tây Nguyên đồi núi nhiều, đất đai chủ yếu là đất đỏ Bazan, dẫn
đến có xu hướng hình thành các trang trại trồng cây lâu năm như: cafe, cao su,
hồ tiêu …
- Ở vùng Đông Bắc cũng là rừng núi nhưng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
dẫn đến có xu hướng hình thành loại hình trang trại trồng cây ăn quả, trang
trại trồng chè ...
Tóm lại tùy từng điều kiện tự nhiên, từng vùng dẫn đến việc hình thành
đặc trưng khá rõ nét đối với các loại hình trang trại ở nước ta.
* Đặc điểm kinh tế - xã hội:
Kinh tế, xã hội ở mỗi địa phương có nhiều ảnh hưởng nhất định đến việc
hình thành và phát triển trang trại. Ở những nơi có điều kiện kinh tế, xã hội
phát triển người dân sẽ có khả năng tích lũy được nhiều vốn, được tiếp thu với
nhiều kiến thức, khoa học cơng nghệ, ngồi ra cịn có cơ sở hạ tầng phát triển.
Những mặt thuận lợi đó giúp cho 1 số người có đủ điều kiện để hình thành
trang trại theo hướng tích tụ một lượng vốn lớn, đầu tư khoa học công nghệ
tiên tiến từ việc tạo điều kiện thuận lợi cho hình thành các trang trại. Ở mỗi
địa phương gắn với điều kiện kinh tế - xã hội nhất định cũng là thị trường
tiềm năng cho kinh tế trang trại.Điều này sẽ khuyến khích cho loại hình kinh
tế trang trại phát triển vì có thể đảm bảo ổn định thị trường đầu ra cho trang
trại ở địa phương.
1.1.3.2. Tác động của Nhà nước.
Việc trang trại hình thành, phát triển theo hướng nào đều chịu sự tác
động rất từ phía Nhà nước. Vì Nhà nước là chủ thể quản lí nền kinh tế,định
hướng, khuyến khích cho người dân đầu tư công sức tiền của để thành lập
trang trại. Cụ thể như: Nhà nước mới có thể chủ động tạo ra môi trường pháp


×