Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đánh giá chất lượng môi trường không khí tuyến băng tải cung cấp than cho nhà máy nhiệt điện cao ngạn giai đoạn 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------

NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MƠI TRƢỜNG KHƠNG KHÍ TUYẾN BĂNG
TẢI CUNG CẤP THAN CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN CAO NGẠN
GIAI ĐOẠN 2015 - 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Khoa học mơi trƣờng

Khoa

: Mơi trƣờng

Khóa học

: 2013 - 2017

Thái Nguyên – năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------

NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG MƠI TRƢỜNG KHƠNG KHÍ TUYẾN BĂNG
TẢI CUNG CẤP THAN CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN CAO NGẠN
GIAI ĐOẠN 2015 - 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Khoa học mơi trƣờng

Lớp

: K45 – KHMT – N02

Khoa

: Mơi trƣờng

Khóa học

: 2013 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Hà Đình Nghiêm


Thái Nguyên – năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian trau dồ i kiế n thức , củng cố, bổ sung lý thuyế t
tích lũy trên giảng đường và nâng cao chuyên môn

, nghiê ̣p vu ̣ c ủa mỗi sinh viên.

Theo chương trình và kế hoạch đào tạo, đươ ̣c sự phân công của Khoa Môi trường –
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi tiế n hành thực tâ ̣p ta ̣i Chi nhánh Công
ty Cổ phần EJC tại Thái Nguyên, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.
Nhân dip̣ đề tài hoàn thành , tôi xin thành cảm ơn thầ y giáo : Ths. Hà Đình
Nghiêm người đã tâ ̣n tâm hướng dẫn , giúp đỡ tôi suốt thời gian thực tập khóa luận.
Tôi bày tỏ lòng biế t ơn sâu sắ c tới Ban giám hiê ̣u

trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên, Ban chủ nhiê ̣m khoa và các thầ y cô giáo trong khoa Môi trường. Các
thầ y cơ đã t ận tình truyền đạt kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hướng dẫn cách
thức nghiên cứu, tìm kiếm tri thức khoa học cho tơi trong quá trin
̀ h ho ̣c tâ ̣p và rèn
luyê ̣n ta ̣i trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị đang làm việc tại Công ty Cổ phần EJC
cùng các cô, các chú, các bác, các anh chị đang công tác tại Tuyến Băng tải – Công
ty Than Núi Hồng - VVMI, tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp tơi trong quá trình
thực tâ ̣p và viế t khóa luâ ̣n.

Trong thời gian học tập và làm khóa luận , mă ̣c dù đã cố gắ ng hế t min
̀ h nhưng
do chưa có kinh nghiê ̣m và kiế n thức của bản thân còn ha ̣n chế nên chắ c chắ n
không thể tránh khỏi những thiế u sót , tôi rấ t mong nhâ ̣n đươ ̣c ý kiế n đóng góp của
thầ y cô ba ̣n bè , người thân để khóa luâ ̣n của tôi đươ ̣c hoàn thiê ̣n hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí .......................9
Bảng 2.2. Các mỏ than trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .............................................18
Bảng 3.1. Thời gian lấy mẫu khơng khí của Tuyến băng tải giai đoạn 2015 – 2016.....25
Bảng 3.2. Địa điểm lấy mẫu không khí của Tuyến băng tải giai đoạn năm
2015 - 2016 ................................................................................... 25
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu theo dõi môi trường khơng khí của Tuyến băng tảigiai đoạn
2015 - 2016 ..............................................................................................27
Bảng 4.1. Kết quả đánh giá chất lượng môi trường không khí khu vực xung quanh
khu vực nhà văn hóa liên tổ 4, 5, 6 ..........................................................37
Bảng 4.2. Kết quả đánh giá chất lượng mơi trường khơng khí khu vực xung quanh
khu vực dân cư gần trạm chuyển hướng D6 ............................................37
Bảng 4.4. Kết quả chỉ tiêu tiếng ồn tức thời môi trường khơng khí khu vực làm việc
đợt 4 - 2016 ..............................................................................................40
Bảng 4.5. Kết quả đánh giá chất lượng môi trường không khí khu vực làm việc năm
2015 - 2016 ..............................................................................................41



iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Biểu đồ 10 quốc gia sản xuất than nhiều nhất trên thế giới ......................11
Hình 2.2. Băng truyền tải than đến nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn...........................22
Hình 2.3. Sơ đồ hoạt động Phân xưởng sửa chữa .....................................................23
Hình 2.4. Sơ đồ hoạt động của tuyển băng tải ..........................................................23
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu của phân xưởng Băng tải ..........................................26
Hình 4.1. Bản đồ hành chính TP. Thái Ngun ........................................................29
Hình 4.2. Kết quả CO2 mơi trường khơng khí khu vực xung quanh khu vực dân cư
gần trạm chuyển hướng D2 .....................................................................39
Hình 4.3. Kết quả bụi SiO2 mơi trường khơng khí khu vực xung quanh khu vực dân
cư gần trạm chuyển hướng D2 ................................................................39
Hình 4.4. Kết quả đo, phân tích chỉ tiêu tiếng ồn tức thời (LAeq) môi trường khơng
khí khu vực làm việc đợt 4 - 2016 ...........................................................40


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BYT

:

Bộ y tế

BTNMT


:

Bộ tài nguyên môi trường

BV

:

Bệnh viện

BVNT

:

Bảo vệ mơi trường

CN

:

Cơng nghiệp

CP

:

Chính phủ




:

Nghị định

TT

:

Thơng tư

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp

PSI

:

Chỉ số chuẩn ô nhiễm

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam




:

Quyết định

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TSP

:

Bụi tổng số

UBND

:

Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
PHầN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ..........................................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..........................................................................3
PHầN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
2.1.1. Một số khái niệm về mơi trường ...................................................................4
2.1.2. Khơng khí và một số khái niệm liên quan .....................................................5
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài .....................................................................................10
2.3. Tình hình khai thác than trên thế giới và Việt Nam...........................................10
2.3.1. Tình hình khai thác than trên thế giới ..........................................................10
2.3.2. Tình hình khia thác than ở Việt Nam ..........................................................13
2.3.3. Tình hình khai thác than tại Thái Nguyên ...................................................16
2.4. Giới thiệu chung về cơ sở Công ty Than Núi Hồng và Tuyến băng tải.............20
2.4.1. Công ty Than Núi Hồng – VVMI ................................................................20
2.4.2. Tuyến Băng tải .............................................................................................21
PHầN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................24


vi


3.1.3. Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện...................................................24
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................24
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực Tuyến Băng tải cung cấp than
cho nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn .........................................................................24
3.2.2. Đánh giá chất lượng mơi trường khơng khí của Tuyến Băng tải cung cấp
than cho nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn .................................................................24
3.2.3. Đề xuất các biện quản lý mơi trường khơng khí của Tuyến Băng tải cung
cấp than cho nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn ..........................................................24
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................24
3.3.1. Phương pháp thu thập và thừa kế số liệu thứ cấp ........................................24
3.3.2. Phương pháp lấy mẫu ..................................................................................25
3.3.3 Tham khảo ý kiến chuyên gia môi trường ....................................................28
3.3.4 Phương pháp thống kê, tổng hợp so sánh .....................................................28
PHầN 4. KẾT QUẢ .................................................................................................29
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực Tuyến Băng tải cung cấp than cho
nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn ...................................................................................29
4.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................29
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................32
4.2. Đánh giá chất lượng mơi trường khơng khí của Tuyến băng tải cung cấp than
cho nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn ............................................................................36
4.2.1. Đánh giá chất lượng môi trường khơng khí khu vực xung quanh Tuyến
Băng tải cung cấp than cho nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn ...................................36
4.2.2. Đánh giá chất lượng mơi trường khơng khí khu vực làm việc của Tuyến
Băng tải ..................................................................................................................40
4.3. Đề xuất các biện quản lý mơi trường khơng khí của Tuyến Băng tải................43
PHầN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................45
5.1. Kết luận ..............................................................................................................45
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................47
PHỤ LỤC



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết trong thời kỳ hoạt động kinh tế xã hội cũng như những
hoạt động trong đời sống sinh hoạt con người đều phải sử dụng các nguồn năng
lượng thác khác nhau. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong việc
tìm kiếm nguồn năng lượng mới, song chúng chưa thể thay thế cho nhiên liệu hóa
thạch và có khả năng cạn kiệt bất cứ lúc nào như than đá, dầu mỏ.
Than là một nguồn tài nguyên không tái tạo vô cùng quý giá của nước ta.
Hiện nay, mỗi năm chúng ta thu được doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng từ hoạt
động khai thác than, mang lại công ăn việc làm cho hơn một triệu lao động. Ngành
Công Nghiệp khai thác than trên cả nươc nói chung và trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng trong
xự nghiệp phat triển kinh tế – xã hội của tỉnh cũng như cả nước.
Bên cạnh những lợi ích mà ngành khai thác than mang lại, thì hoạt động
này cũng đã can thiệp khá mạnh mẽ đến môi trường, gây ra những tác động tiêu
cực đến môi trường địi hỏi các nhà đầu tư phải có những biện pháp quản lý, giải
pháp công nghệ và các giải pháp xử lý hợp lý nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng
xấu đến mơi trường.
Thái Ngun là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng đa dạng và phong phú, đặc
biệt là than. Trước cách mạng tháng Tám, các kỹ sư Pháp đã đề xuất phát triển công
nghiệp luyện kim đen trên cơ sở khai thác than Khánh Hòa, Phẫn Mễ và sắt Trại
Cau. Hoạt động khai thác than tại đây đã làm thay đổi cảnh quan địa hình, thu hẹp
diện tích đất trồng và đất rừng do diện tích khai trường và bãi thải ngày càng phát
triển, gây ô nhiễm môi trường khơng khí, đất, nước, tích tụ các chất thải và làm thay
đổi tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái.

Tuyến Băng tải cung cấp than cho Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn thuộc
Công ty than Núi Hồng – VVMI với chiều dài 2,7 km xuất phát từ mỏ than Khánh


2

Hoà thuộc xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên chạy qua phường Quán Triều,
phường Tân Long và kết thúc tại Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn. Tuyến Băng tải đã
có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nhìn chung, trong qua trình vận chuyển, ban quản lýphân xưởng đã chú
trọng đến công tác phịng ngừa, giảm thiểu ơ nhiễm, bảo vệ mơi trường. Các hoạt
động phục vụ cho công tác bảo vệ mơi trường vẫn được duy trì trong mỗi cơng đoạn
vạn chuyển cũng như sửa chữa. Bên cạnh những nỗ lực đó vẫn còn nhiều bất cập
xảy ra ảnh hưởng đến mơi trường và người dân xung quanh.
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của Ban
Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi
trường và đư ợc sự hướng dẫn của giảng viên ThS. Hà Đình Nghiêm, tơi thực hiện
đề tài: “Đánh giá chất lƣợng môi trƣờng không khíTuyến Băng tải cung cấp
than cho nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn giai đoạn 2015 – 2016”
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mụctiêu tổng quát
Đánh giá được tác động của hoạt động vận chuyển than đến môi trường của tuyến
băng tải trên địa bàn xã Phúc Hà, phường Quán Triều, phường Tân Long, thành phố
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuât các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường phù hợp nhằm bảo vệ môi trường từ hoạt động vận chuyển than của
băng tải.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng mơi trường khơng khí của tuyến băng tải.
- Xác định được mức độ ô nhiễm, những nguồn gây ơ nhiễm chính đối với
khơng khí.

- Đánh giá công tác bảo vệ, xử lý môi trường không khí của tuyến băng tải.
- Đề xuất được một số giải pháp bảo vệ mơi trường khơng khí tại khu vực
tuyến băng tải.


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu để làm
quen với thực tế.
- Nâng cao kiến thức và tích lũy được kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công
tác sau này.
- Là nguồn tài liệu cho học tập.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đánh giá được hiện trạng môi trường nước thải của phân xưởng Băng tải,
từ đó tăng cường trách nhiệm bảo vệ môi trường của cán bộ cơng nhân viên trong
phân xưởng, có những hoạt động tích cực trong việc xử lý nước thải.
- Cảnh báo nguy cơ về ô nhiễm môi trường nước do nước thải gây ra, bảo vệ
sức khỏe công nhân và những người dân xung quanh.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm về môi trường
- Khái niệm về môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi trường

được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân
tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” .
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Ơ nhiễm mơi
trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn
kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và
sinh vật “
- Hoạt động bảo vệ môi trường:
Theo khoản 3 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2014: “ Hoạt động
bảo vệ mơi trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến
môi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, cải thiện,
phục hồi mơi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ
môi trường trong lành.
- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Tiêu chuẩn
môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh,
hàm lượng của các chất gây ơ nhiễm có trong chất thải, các u cầu kỹ thuật và
quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự
nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.”
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014: “Quy
chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi


5

trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu
cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng
văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ mơi trường. [5]
2.1.2.Khơng khí và một số khái niệm liên quan

Tài ngun khơng khí hay chính là khí quyển trái đất khá ổn định theo
phương nằm ngang và phân dị theo phương thẳng đứng. Phần lớn khối lượng 5.1015
tấn của tồn bộ khí quyển tập trung ở tầng đối lưu và bình lưu. Thành phần khí
quyển trái đất gồm chủ yếu là Nitơ, Oxy, hơi nước, CO2, H2, O3, NH4, các khí trơ.
* Ơ nhiễm mơi trường khơng khí:
"Ơ nhiễm khơng khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần khơng khí, làm cho khơng khí khơng sạch hoặc gây ra sự
toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)". [5]
Có rất nhiều nguồn gây ơ nhiễm khơng khí. Có thể chia ra thành nguồn tự
nhiên và nguồn nhân tạo.
- Nguồn tự nhiên:
+ Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu
sunfua, mêtan và những loại khí khác. Khơng khí chứa bụi được phun lên rất cao và
lan toả đi rất xa.
+ Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy
ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này
thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
+ Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng
và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt
mang theo bụi muối lan truyền vào khơng khí.
+ Các q trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải
nhiều chất khí, các phản ứng hố học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí
sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm khơng khí.


6

- Nguồn nhân tạo:
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động
công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao

thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
+ Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của
các nhà máy vào khơng khí.
+ Do bốc hơi, rị rỉ, thất thốt trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các
đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và
thổi ra ngồi bằng hệ thống thơng gió.
Các ngành cơng nghiệp chủ yếu gây ơ nhiễm khơng khí bao gồm: nhiệt điện,
vật liệu xây dựng, hoá chất và phân bón, dệt, giấy, luyện kim, thực phẩm, các xí
nghiệp cơ khí, các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, bên
cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.
* Các tác nhân nào gây ô nhiễm khơng khí?
Các chất và tác nhân gây ơ nhiễm khơng khí gồm:
+ Các loại oxit như: Nitơ oxit (NO, NO2), nitơ đioxit (NO2), SO2, CO, H2S
và các loại khí halogen (clo, brom, iôt).
+ Các hợp chất flo.
+ Các chất tổng hợp (ete, benzen).
+ Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân
tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa.
+ Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken,
thiếc, cađimi...
+ Khí quang hoá như ozơn, FAN, FB2N, NOX, anđehyt, etylen...
+ Chất thải phóng xạ
+ Nhiệt độ
+ Tiếng ồn
Sáu tác nhân ô nhiễm đầu sinh ra chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên liệu và
sản xuất công nghiệp. Các tác nhân ô nhiễm không khí có thể phân thành hai dạng:


7


dạng hơi khí và dạng phần tử nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn các tác nhân ô nhiễm đều
gây tác hại đối với sức khỏe con người.
Tác nhân ô nhiễm được chia làm hai loại: Sơ cấp và thứ cấp. Sunfua đioxit
sinh ra do đốt cháy than đó là tác nhân ô nhiễm sơ cấp. Nó tác động trực tiếp tới bộ
phận tiếp nhận. Sau đó, khí này lại liên kết với ơxy và nước của khơng khí sạch để
tạo thành axit sunfuric (H2SO4) rơi xuống đất cùng với nước mưa, làm thay đổi pH
của đất và của thủy vực, tác động xấu tới nhiều thực vật, động vật và vi sinh vật.
Như vậy, mưa axit là tác nhân ô nhiễm thứ cấp được tạo thành do sự kết hợp SO2
với nước. Cũng có những trường hợp, các tác nhân không gây ơ nhiễm, liên kết
quang hố với nhau để tạo thành tác nhân ô nhiễm thứ cấp mới, gây tác động xấu.
Cơ thể sinh vật phản ứng đối với các tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào nồng độ ô
nhiễm và thời gian tác động.(Trung tâm môi trường công nghệ - CIE, 2011) [7]
* Mức độ ơ nhiễm khơng khí được biểu thị như thế nào?
Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ biểu thị ơ nhiễm khơng khí bằng chỉ số
chuẩn ơ nhiễm (PSI), theo ngưỡng an tồn và nguy hiểm đối với sức khoẻ của
người. PSI là một chỉ số thu được khi tính tới nhiều chỉ số ô nhiễm, ví dụ tổng các
hạt lơ lửng, SO2,CO, O3, NO2 được tính theo mg/m3/giờ hoặc trong 1 ngày.
+ Nếu PSI từ 0 - 49 là khơng khí có chất lượng tốt
+ Nếu PSI từ 50 - 100 là trung bình, khơng ảnh hưởng tới sức khoẻ của người
+ Nếu PSI từ 100 - 199 là không tốt
+ Nếu PSI từ 200 - 299 là rất không tốt
+ Nếu PSI từ 300 - 399 là nguy hiểm, làm phát sinh một số bệnh
+ Nếu PSI trên 400 là rất nguy hiểm, có thể gây chết người
Dựa vào chỉ số PSI, mà những người có độ tuổi và sức khoẻ khác nhau sẽ
được thông báo trước và giảm các hoạt động ngồi trời.
* Các khí nhân tạo nào gây ơ nhiễm khơng khí nguy hiểm nhất đối với con
người và khí quyển trái đất?
Các khí nhân tạo nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ con người và khí quyển
trái đất đó được biết đến gồm: Cacbon đioxit (CO2); Dioxit sunfua (SO2).;
Cacbon monoxit (CO); Nitơ oxit (N2O); Clorofluorocacbon (còn gọi là CFC) và

Mêtan (CH4).


8

- Cácbon đioxit (CO2): CO2 với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là ngun
liệu cho q trình quang hợp để sản xuất năng suất sinh học sơ cấp ở cây xanh.
Thông thường, lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với lượng CO2 được
sử dụng cho quang hợp. Hai loại hoạt động của con người là đốt nhiên liệu hố
thạch và phá rừng đó làm cho quá trình trên mất cân bằng, có tác động xấu tới khí
hậu toàn cầu.
- Đioxit sunfua (SO2): Đioxit sunfua (SO2) là chất gây ơ nhiễm khơng khí có
nồng độ thấp trong khí quyển, tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. Dioxit sunfua sinh
ra do núi lửa phun, do đốt nhiên liệu than, dầu, khí đốt, sinh khối thực vật, quặng
sunfua,.v.v... SO2 rất độc hại đối với sức khoẻ của người và sinh vật, gây ra các
bệnh về phổi khí phế quản. SO2 trong khơng khí khi gặp oxy và nước tạo thành
axit, tập trung trong nước mưa gây ra hiện tượng mưa axit.
- Cacbon monoxit (CO):CO được hình thành do việc đốt cháy khơng hết
nhiên liệu hố thạch như than, dầu và một số chất hữu cơ khác. Khí thải từ các động
cơ xe máy là nguồn gây ô nhiễm CO chủ yếu ở các thành phố. Hàng năm trên toàn
cầu sản sinh khoảng 600 triệu tấn CO. CO không độc với thực vật, cây xanh có thể
chuyển hố CO => CO2 và sử dụng nó trong q trình quang hợp. Vì vậy, thảm
thực vật được xem là tác nhân tự nhiên có tác dụng làm giảm ơ nhiễm CO. Khi con
người ở trong khơng khí có nồng độ CO khoảng 250 ppm sẽ bị tử vong.
- Nitơ oxit (N2O): N2O là loại khí gây hiệu ứng nhà kính, được sinh ra trong
quá trình đốt các nhiên liệu hố thạch. Hàm lượng của nó đang tăng dần trên phạm
vi toàn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2 - 0,3%. Một lượng nhỏ N2O khác xâm nhập
vào khí quyển do kết quả của q trình nitrat hố các loại phân bón hữu cơ và vơ
cơ. N2O xâm nhập vào khơng khí sẽ khơng thay đổi dạng trong thời gian dài, chỉ khi
đạt tới những tầng trên của khí quyển nó mới tác động một cách chậm chạp với

nguyên tử oxy.
- Clorofluorocacbon(viết tắt là CFC): CFC là những hoá chất do con người
tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và từ đó xâm nhập vào khí
quyển. CFC 11, CFCl3, CFCl2, CF2Cl2 (cịn gọi là freon 12 hoặc F12) là những chất
thơng dụng của CFC. Một lượng nhỏ CFC khác là CHC1F2 (hoặc F22), CCl4 và
CF4 cũng xâm nhập vào khí quyển. Cả hai hợp chất CFC 11 và CFC 12 hoặc freon


9

đều là những hợp chất có ý nghĩa kinh tế cao, việc sản xuất và sử dụng chúng đó
tăng lên rất nhanh trong hai thập kỷ vừa qua. Chúng tồn tại cả ở dạng sol khí và
khơng sol khí. Dạng sol khí thường làm tổn hại tầng ôzôn, do đó là sự báo động về
môi trường, những dạng không sol khí thì vẫn tiếp tục sản xuất và ngày càng tăng
về số lượng. CFC có tính ổn định cao và khơng bị phân huỷ. Khi CFC đạt tới
thượng tầng khí quyển chúng sẽ được các tia cực tím phân huỷ. Tốc độ phân huỷ
CFC sẽ rất nhanh nếu tầng ôzôn bị tổn thương và các bức xạ cực tím tới được
những tầng khí quyển thấp hơn.
- Mêtan (CH4): Mêtan là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó được sinh ra
từ các quá trình sinh học, như sự men hoá đường ruột của động vật có guốc, cừu và
những động vật khác, sự phân giải kỵ khí ở đất ngập nước, ruộng lúa, cháy rừng và
đốt nhiên liệu hoá thạch. CH4 thúc đẩy sự ôxy hoá hơi nước ở tầng bình lưu. Sự gia
tăng hơi nước gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của
CH4. Hiện nay hàng năm khí quyển thu nhận khoảng từ 400 đến 765x1012g CH4.
(Đinh Xuân Thắng, 2007)[6]
Bảng 2.1. Đặc điểm các tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng khơng khí
Tác nhân

Lớp


Ngun sinh
hoặc thứ sinh

Đặc trƣng

Sunfua dioxit
( SO2)

Sunfua oxit

Ngun sinh

Khơng màu có mùi mạnh

Cacbon monoxit

Cacbon oxit

Ngun sinh

Khơng màu, khơng mùi

Nitơ dioxit (NO2)

Nitơ oxit

Thứ sinh chủ
yếu

Màu nâu đỏ


Bụi

Hạt nhỏ

Nguyên sinh

Các hạt rắn

Chì (Pb)

Hạt nhỏ

Nguyên sinh

Các hạt rắn

Axit sufuaric
(H2SO4)

Hạt nhỏ

Thứ sinh

Lỏng

Mê tan (CH4)

Cacbon hydro


Nguyên sinh

Không màu, không mùi

Benzen (C6H6)

Cacbon hydro

Nguyên sinh

Chất lỏng với mùi vị ngọt

Ozon (O3)

Chất oxy hóa
quang hóa

Thứ sinh

Màu xanh xám có vị ngọt

( Lương Văn Hinh và cs, 2015) [4]


10

2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật Bảo vệ Môi trường 2014, số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc
hội, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Nghị định 19/ 2015/ NĐ-CP ngày 14/2/2015 của chính phủ về việc quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014.
- Nghị định 179/2013/ NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về
xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và môi
trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015.
- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH13 ngày 29 tháng 6
năm 2006.
- Quyết định số 185/ QĐ- UBND ngày 24/01/2007 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc ban hành “ Đề án bảo vệ môi trường thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2006 – 2020 và những năm tiếp theo” .
- Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên tuân theo Quyết định số
1593/2002/QĐUB ngày 04/06/2002 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, quyết định về môi trường:
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
khơng khí xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh.
- QCVN 24/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp
xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động 3733/2002/QĐ-BYT.
2.3. Tình hình khai thác than trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình khai thác than trên thế giới
Than là một ngành cơng nghiệp mang tính tồn cầu, 40% quốc gia tồn
cầu sản xuất than, tiêu thụ than thì hầu như là tất cả các quốc gia.


11

Toàn thế giới hiện tiêu thụ khoảng trên 4 tỷ tấn than hàng năm. Một số ngành

sử dụng than làm nguyên liệu đầu vào như: sản điện, thép và kim loại, xi măng và
các loại chất đốt hóa lỏng. Than đóng vai trị chình trong sản xuất ra điện ( than đá
và than non) các sản phẩm thép và kim loại (than cốc).
Hàng năm có khoảng trên 4 triệu tấn than được khai thác, con số này đã tăng
38% trong vòng 20 năm qua. Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở Châu Á, trong
khi đó Châu Âu khai thác với tốc độ chậm dần.
Các nước khai thác nhiều nhất không tập trung trên một châu lục mà nằm rải
rác trên thế giới, năm nước khai thác lớn nhất hiện nay là : Trung Quốc, Mỹ, Ấn
Độ, Úc và Nam Phi. Hầu hết các nước khai thác than cho nhu cầu tiều dùng nội địa,
chỉ có khoảng 18% than cứng dành cho thị trường xuất khẩu. Lượng than khai thác
được dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn
một nửa sản lượng.

Hình 2.1. Biểu đồ 10 quốc gia sản xuất than nhiều nhất trên thế giới
Than đóng vai trò quan trọng với sản xuất điện và vai trị này sẽ cịn được
duy trì trong tương lai. Khoảng 39% lượng điện sản xuất ra trên toàn thế giới là từ
nguồn nguyên liệu này sẽ vẫn được duy trì trong tương lai (dự báo cho đến năm
2030). Lượng tiêu thụ than cũng được dự báo sẽ tăng ở mức từ 0.9% đến 1.5% từ
nay cho đến năm 2030. Tiêu thụ về than cho nhu cầu trong các lò hơi sẽ tăng


12

khoảng 1.5%/năm trong khi than non, được sử dụng trong sản xuất điện, tăng với
mức 1%/năm. Cầu về than cốc, loại than được sử dụng trong công nghiệp thép và
kim loại được dự báo tăng với tốc độ 0.9%.Thị trường than lớn nhất là châu Á,
chiếm khoảng 54% lượng tiêu thụ toàn thế giới, trong đó nhu cầu chủ yếu đến từ
Trung Quốc.
Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc là những nước nhập
khẩu than lớn nhất thế giới. Trong bối cảnh giá dầu thô ở mức thấp, giá than luyện

kim chịu tác động chủ yếu bởi nhu cầu của Trung Quốc suy giảm: Ngành công
nghiệp thép nước này cắt giảm sản lượng, trong khi chính phủ Trung Quốc nâng
cao thuế nhập khẩu và đưa ra những quy định mới về chất lượng than, để giảm áp
lực lên môi trường từ các nhà máy nhiệt điện than. Năm 2015, nhập khẩu than của
Trung Quốc đã giảm tới 30%, mức 204 triệu tấn so với năm 2014.
Tại Hoa kỳ, quốc gia có kỹ thuật cao trong công nghệ sử dụng nhiều dạng
năng lượng trong hoạt động sản xuất công nghiệp và phục vụ cuộc sống của con
người như sản xuất điện năng. Trong đó, năng lượng do than đá cung cấp vẫn chiếm
hang đầu với 52% tổng số nhu cầu năng lượng cả nước.Do công nghệ, kỹ thuật khai
thác đơn giản, nhu cầu tiêu thụ cao và giá thành rẻ hơn so với các loại nhiên liệu
hóa thạch ngành công nghiệp chủ yếu của nước này.
Khai thác than hiện nay đang là nghành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế
cao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy
nhiên, hậu quả do hoạt động khai thác than lại là những vấn đề đang được quan tâm
trong những năm gần đây( vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác than trái phép
tại nhiều quốc gia có trữ lượng than lớn đang gây ra những hiệu ứng tiêu cực trong
kinh tế cũng như đời sống xã hội của Chính phủ và dân chúng).
Như vậy, hoạt động khai thác than trên thế giới đang diễn ra rất mạnh
trong những năm gần đây, cung cấp phần lớn nhiên liệu cho các ngành công
nghiệp và phục vụ cuộc sống con người. Cùng với sản lượng khai thác tăng
thì ngành cơng nghiệp khai thác than trên toàn thế giới cũng đang phải gánh
chịu những hậu quả nặng nề của hậu khai thác để lại, trong đó đáng nói đến


13

nhiều nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường.( Nguồn: Viện Khoa học địa chất và
khống sản ) [12]
2.3.2. Tình hình khia thác than ở Việt Nam
Việt Nam là nước có tiềm năng về than khống các loại. Than biến chất thấp

(lignit - á bitum) ở phần lục địa trong bể than sơng Hồng tính đến chiều sâu 1700m
có tài nguyên trữ lượng đạt 36,960 tỷ tấn. Nếu tính đến độ sâu 3500m thì dự báo
tổng tài nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn.
Than biến chất trung bình (bitum) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng
sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh với trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80
triệu tấn.
Than biến chất cao (anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh,
Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than
Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh đã được
khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Than ở Việt Nam có 5 loại chính:
- Than antraxit
Tổng trữ lượng than antraxit ở Việt Nam lên đến 3,5 tỉ tấn trong đó vùng
than Quảng Ninh chiếm trên 3,3 tỉ tấn còn lại khoảng 200 triệu tấn nằm ở các tỉnh
Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang.
Than antraxit ở Quảng Ninh được phân hóa theo vùng và cấp trữ lượng khác
nhau. Sản lượng khai thác từ các mỏ than Quảng Ninh chiếm khoảng 90% sản
lượng than toàn quốc. Trong tầng chứa than, bể than Quang Ninh có rất nhiều vỉa
than và mỗi vỉa lại có trữ lượng than khác nhau. Vỉa mỏng nhất có độ dày dưới 0,5
m chieems3,75% tổng trữ lượng than, vỉa trung bình dày 1,3 – 3,5m chiếm 51,78%
và vỉa dày nhất lớn hơn 15m chiếm 1,07% tổng trữ lượng than của vùng. Điểm đặc
trưng của than antraxit tại bể than Quảng Ninh là kiến tạo đạ chất phức tạp, tầng
chứa than là những dài hẹp và đứt quãng dọc theo phương của vỉa.


14

Ngồi ra than antraxit cịn phân bố tại các tỉnh khác như Thái Nguyên, Hải
Dương, Bắc Giang, Sơn La và Quảng Nam nhưng trữ lượng nhỏ khoảng vài tram
nghìn đến vài chục triệu tấn.

- Than mỡ
Trữ lượng và tiềm năng khai thác được đánh giá sơ bộ khoảng 27 triệu tấn
trong đó trữ lượng địa chất khoảng 17,6 triệu tấn. Than mỡ ở nước ta chủ yếu tập
trung tại mỏ Làng Cẩm (Thái Nguyên) và mỏ Khe Bố (Ngệ An). Ngồi ra than mỡ
cịn có ở các tỉnh như Sơn La, Lai Châu, Hịa Bình song với trữ lượng nhỏ.
Than mỡ được sử dụng phần lớn cho ngành luyện kim, lượng than mỡ được
sử dụng cho ngành này là rất lớn. Tuy nhiên, trữ lượng than mỡ nước ta rất ít, bên
cạnh đó điều kiện khai thác lại khó khan. Theo số liệu thống kê, sản lượng than mỡ
có thể khai thác chỉ vào khoảng 0,2 – 0,3 triệu tấn/ năm.
- Than bùn
Than bùn ở Việt Nam có tiềm năng khoảng 7,1 tỷ tấn m3 (về nhiệt năng
tương đương với tài nguyên than đá từ mức 300 m trở lên của bể than Quảng Ninh).
Nhưng than bùn nằm phân tán ở 216 điểm mỏ, trên địa bàn của 47 tỉnh thành. Trong
đó, vùng Nam Bộ 5 tỷ m3, vùng Bắc Bộ 1,65 tỷ m3, và vùng Trung Bộ 0,45 tỷ m3.
Than bùn dễ khai thác và có giá trị sử dụng cao (phát điện và làm phân bón).
Nhưng, vùng than bùn lớn nhất là Kiên Giang – Minh Hải – Cà Mau lại thuộc khu
bảo tồn sinh thái (là lý do chủ yếu mà Bộ Mỏ và Than trước đây đã không tiếp tục
nghiên cứu khai thác than bùn ở khu vực này để làm đất đốt).
Hiện nay, than bùn ở nước ta được khai thác với quy mô nhỏ và sản lượng
khai thác thấp, với sản lượng khai thác được đánh giá vào khoảng 100.000 tấn/ năm.
Công nghệ khai thác than bùn ở nước ta cịn gặp nhiều khó khan do hậu quả của
khai thác để lại và cũng một phần khó khan về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, trong tương
lai khi nước biển dâng, vùng than bùn này sẽ có nguy cơ bị nhấn chìm, vĩnh viễn sẽ
khơng thể khai thác được


15

- Than ngọn lửa dài
Than ngọn lửa dài ở nước ta tập trung phần lớn tại khu vực mỏ Na Dương

(Lạng Sơn), với trữ lượng địa chất khoảng trên 100 triệu tấn.
Dạng than này chủ yếu được khai thác bằng công nghệ khai thác lộ thiên, với
quy mô khai thác nhỏ và phục vụ phần lớn cho ngành công nghiệp sản xuất xi măng
ở Hải Phòng, Bỉm Sơn (Thanh Hóa).
Than ngọn lửa dài là loại than có chứa hàm lượng lưu huỳnh cao, có tính chất
tự cháy nên việc khai thác,vận chuyển, chế biến, sử dụng cịn gặp nhiều khó khan
và hạn chế.
- Than nâu
Ở nước ta, than nâu tập trung chủ yếu ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ với trữ
lượng dự báo vào khoảng 100 tỷ tấn.Theo đánh giá, than nâu tại khu vực này có
chất lượng tốt, có thể sử dụng cho các ngành sản xuất cơng nghiệp như công nghiệp
sản xuất điện, sản xuất xi măng và ngành cơng nghiệp hóa học.Tuy nhiên, khả năng
khai thác than tại khu vực này là không nhiều do tầng chứa than khu vực này nằm
ngay dưới nền của khu vực tập trung dân cư đông đúc, khu vực về phát triển kinh tế
mạnh mẽ của đất nước, bên cạnh đó cịn khó kahwn về cơng nghệ khai thác do tầng
chứa than nằm sâu trong lòng đất.
Sản lượng than nước ta đang tang rất nhanh, không chỉ cung cấp một phần
nhu cầu trong, ngồi ra cịn xuất khẩu sang các nước khác. Bên cạnh việc tang sản
lượng khai thác, ngành than cũng đang để lại những hậu quả nặng nề, tác động
không nhỏ đến môi trường tại khu vực khai thác và ảnh hưởng lớn đến cộng đồng
cư dân nơi đây.
Khai thác lộ thiên đóng vai trò chủ đạo trong việc đáp ứng sản lượng của
ngành than. Các mỏ than lộ thiên ở nước ta cung cấp khoảng 70% sản lượng than
toàn ngành, chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh. Các mỏ lộ thiên lớn là Hà Tu, Cao
Sơn, Cọc Sáu, Núi Hồng, Na Dương,... Tuy nhiên, việc khai thác lộ thiên cũng làm
nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường cần giải quyết, như việc đảo lộn môi trường
sinh thái, nhất là đất đá thải, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí do bụi,…


16


Các mỏ hầm lò chủ yếu là lò bằng, mức độ cơ giới hóa thấp, chưa tìm được
cơng nghệ thích hợp, điều kiện địa chất phức tạp, an toàn vệ sinh mơi trường thấp,
vì vậy chưa mỏ nào đạt cơng suất thiết kế, nhiều mỏ hầm lò chỉ hoạt động ở 50%
cơng suất. Các mỏ than hầm lị được phân bố ở 4 khu vực: Khu vực Cẩm Phả (gồm
các mỏ Thống Nhất, Mông Dương, Khe Tam, Khe Chàm); Khu vực Hòn Gai (các
mỏ Hà Lâm, Tân Lập và Cao Thắng); Khu vực ng Bí (có các mỏ Vàng Danh,
Tràng Bạch, Mao Khê, Yên Tử, Than Thùng); khu vực nội địa ( mỏ Khe Bố, Làng
Cẩm) và trên 40 đơn vị nhỏ khai thác than hầm lị.
Hiện có khoảng 30 mỏ và các điểm khai thá lộ thiên trong đó có 5 mỏ có
cơng suất từ 1 triệu tấn đến 3 triệu tấn/ năm. Có khoảng 20 mỏ khai thác hầm lị,
trong đó có 7 mỏ có cơng suất từ 1 triệu tấn trở lên là: Mao Khê, Vàng Danh, Nam
Mẫu, Hà Lâm, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy.
Do công nghiệp điện lực, xi măng, lật liệu xây dựng và một số ngành khác
đang được đầu tư cao hơn trước, do đó nhu cầu trong nước về than vẫn tiếp tục
tang. Than cho phát điện sẽ là nhu cầu chủ yếu cùng với kế hoạch xây dựng các nhà
máy điện dung than ở miền Bắc (than cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện ở Bắc
Bộ như Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình sẽ đạt mức 2,5 triệu tấn/ năm). Theo dự kiến
của Tổng công ty than Việt Nam, sản lượng than thương phẩm sẽ đạt mức 29 – 30
triệu tấn năm 2020.(Nguyễn Khắc Vinh, 2011 ) [8]
2.3.3. Tình hình khai thác than tại Thái Nguyên
Vùng than Đông Bắc là một vùng than lớn nhất nước ta, nó kéo dài từ
đảo Cái Bầu sang Cẩm Phả - Hòn Gai rồi chìm sâu xuống Hà Bắc sau đó lại
nổi lên ở Thái Nguyên. Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than
lớn thứ hai trong cả nước sau Quảng Ninh, đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất
nhiệt điện và các nhu cầu khác ở trong và ngoài tỉnh. Khoáng sản than ở Thái
Nguyên gồm than mỡ và than đá là chủ yếu, được phân bố tập trung ở hai
huyện Đại Từ và Phú Lương.
Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong các tỉnh
thành cả nước bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở hai huyện Đại



17

Từ và Phú Lương. Tiềm năng than mỡ có khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ
lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, tập trung ở
các mỏ than: Phấn Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn.
Than đá với tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn tập
trung ở các mỏ: Bá Sơn, Khánh Hòa, Núi Hồng.
Than ở Thái Nguyên được khai thác từ rất sớm, đầu thế kỷ XX, trong
chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tư bản Pháp đã tiến hành thăm
dò và khai thác các mỏ than ở Phấn Mễ (huyện Phú Lương). Diện tích tồn
khu mỏ chiếm khoảng 12.914ha, trữ lượng khoảng 100 triệu tấn, chủ yếu là
than mỡ và than gầy. Năm 1910, Công ty Mỏ than Bắc Kỳ cho khai thác mỏ
than Phấn Mễ, rồi cho khai thác tiếp mỏ than Làng Cẩm, Núi Hồng. Năm
1924 hoạt động khai thác than ở tỉnh Thái Nguyên do Công ty than và mỏ kim
loại Đông Dương tiến hành, sản lượng than khai thác ở Phấn Mễ không
ngừng tăng: năm 1912 là 7.646 tấn, năm 1918 lên tới 9.000 tấn, tổng cộng cả
7 năm (1912-1918) Công ty than Phấn Mễ đã khai thác được 40.646 tấn.
Trong bối cảnh của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nhờ được đầu
tư, tăng cường nhân lực, trang bị máy móc và mở rộng địa bàn khai thác nên
sản lượng than của Công ty than và mỏ kim loại Đông Dương tăng mạnh năm
1924 đạt 37.400 tấn than mỡ. Phần lớn số than khai thác đều được bán hết
trong năm. Than mỡ Thái nguyên không dùng để xuất khẩu mà chỉ để tiêu thụ
nội địa, chủ yếu cho ngành đường sắt Bắc Kỳ.
Hoạt động khai thác mỏ trong thời kỳ (1906 – 1945) đã có tác động lớn
đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Sự ra đời của các hầm lò
đã từng bước phá vỡ cơ cấu kinh tế truyền thống, là nhân tố cho sự ra đời của
đội ngũ công nhân mỏ Thái Nguyên.
Từ sau năm 1954, Chính phủ quyết định giao cho Công ty gang thép tổchức

khôi phục lại mỏ Phấn Mễ, Làng Cẩm. Hoạt động khai thác than ở TháiNguyên
được tiếp tục triển khai để cung cấp than mỡ phục vụ lò cao cho nhàNgoài khai thác


×