Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a) Tác giả sáng kiến: Trần Thị Tuyên
- Ngày tháng năm sinh: 17-10-1982
Nam, nữ: Nữ
- Đơn vị công tác: Trường mầm non Phú Xuân A
- Chức danh: Giáo viên- Tổ trưởng chun mơn
- Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm mầm non.
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Cá nhân – Trần Thị Tuyên
1
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến;
- Tên sáng kiến: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
tạo hình cho trẻ 4 – 5 tuổi”
- Lĩnh vực áp dụng: Phát triển thẩm mĩ
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến:
Như chúng ta đã biết, hoạt động tạo hình là một trong những hoạt
động hấp dẫn đối với trẻ mầm non, hoạt động này giúp trẻ khám phá, thể
hiện một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy được trong thế giới xung
quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ, tạo cho trẻ những rung cảm,
tình cảm tích cực. Nhưng phải làm sao để những rung cảm, tình cảm đó trở
thành những sản phẩm tạo hình đẹp đó là câu hỏi tơi ln đặt ra. Là một
giáo viên mầm non với kinh nghiệm nhiều năm đứng lớp và giáo dục trẻ,
tôi luôn quan sát trẻ một cách tỉ mỉ và tơi nhận thấy cần có những giải pháp
2
sáng tạo cho môn học này, giải pháp thiết thực với trẻ, với điều kiện của
trường, lớp, để dễ dàng thực hiện mà vẫn đem lại hiệu quả cao.
Để thực hiện được các giải pháp đó địi hỏi người giáo viên cần linh
hoạt, mềm dẻo, sáng tạo. Bản thân tôi là tấm gương tốt cho trẻ học tập và
noi theo về tính cách, tâm hồn và đặc biệt trong tất cả các hoạt động hàng
ngày nói chung và tiết học tạo hình nói riêng. Trong tất cả các hoạt động
tơi luôn lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ được tự làm, tự học, tự sáng tạo, làm
theo cô giáo, bạn bè, tự tham gia những hoạt động trẻ thích theo trật tự, nội
quy của lớp học. Khi có những sản phẩm tạo hình đẹp trẻ phấn khích trước
bạn bè, cơ giáo, tự tin, mạnh dạn, yêu thích đến lớp.
Nhưng trên thực tế của lớp tơi, thì trẻ chưa tích cực với mơn tạo
hình, sản phẩm trẻ tạo ra chưa đạt u cầu, chưa nói đến đẹp, sáng tạo. Bởi
thế tơi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất
lượng giáo dục tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi” nhằm giải quyết những hạn chế
của trẻ, những nỗi băn khoăn mà tôi chưa thực hiện được. Góp phần nâng
cao chất lượng của hoạt động tạo hình và phát triển thẩm mĩ cho trẻ.
3
Tơi đã nghiên cứu và tìm ra được những giải pháp như sau:
Giải pháp 1: Trau dồi cảm xúc nghệ thuật tạo hình cho tâm hồn
trẻ.
Trẻ mầm non như một tờ giấy trắng tinh khôi, mà người giáo viên
phải vẽ lên trang giấy những cái hay, cái đẹp và hơn hết đó một tâm hồn
giàu cảm xúc, đầy tình u thương. Khi nói đến nghệ thuật là nói đến cái
đẹp, và khơng thể thiếu được đó là vẻ đẹp của tâm hồn, một tâm hồn tươi
đẹp, giàu cảm xúc sẽ cho những sản phẩm như chính tâm hồn đó. Để có
được điều đó thì khơng gì khác ngồi việc bồi dưỡng cho trẻ tâm hồn giàu
đẹp. Là giáo viên mầm non người dẫn dắt các con những bước đi đầu tiên
tôi muốn các con là những đứa trẻ giàu cảm xúc, có tình u với thiên
nhiên, u cuộc sống, u sản phẩm tạo hình của mình.
Ví dụ: Chủ đề trường mầm non để chuẩn bị cho tiết học: “Tô màu
trường mầm non” ngồi việc hướng dẫn trẻ tơ màu, các bước để tạo ra sản
phẩm, quan sát tranh mẫu như tiết học hàng ngày, nhưng để tơ được đẹp,
có hồn, có tình u thì khơng phải đơn giản. Bản thân tôi cần tạo những ấn
4
tượng tốt đẹp cho trẻ về ngôi trường thân yêu, các bạn, cơ giáo. Ngồi ra,
tơi cho trẻ đi tham quan trường, các khu vực trường, quan sát các cô giáo,
các bạn trị chuyện với cơ, các bạn ở các lớp học khác qua những giờ hoạt
động khác nhau để trẻ có được những cảm xúc tốt đẹp về ngơi trường của
mình, để tạo hình của trẻ sẽ mềm mại, màu sắc tơ điểm cho bức tranh sẽ
hiền hịa và trường, lớp, các bạn, cô giáo sẽ gần gũi, thân thiện, đẹp hơn.
Ngồi ra tơi thường xun cho trẻ đi tham quan, đến với thế giới
thiên nhiên qua các hoạt động dạo chơi ngoài trời, tiếp xúc với mọi người
xung quanh để trẻ có được cảm nhận tốt đẹp về thiên nhiên, con người.
Qua đó trẻ có một nhân cách tốt, một tâm hồn tươi sáng, một tâm hồn nghệ
thuật và mang tất cả những đức tính đó vào sản phẩm tạo hình của mình.
Giải pháp 2: Bồi dưỡng đầy đủ kiến thức tạo hình cho bản thân.
Đối với cấp học mầm non, giáo viên vừa là mẹ, vừa là cơ, là bác sĩ,
là họa sĩ... chính vì vậy giáo viên phải có đầy đủ kiến thức, hiểu biết để dạy
cho trẻ tất cả những kiến thức ban đầu để giúp trẻ phát triển hài hòa về các
mặt: Đức - trí - thể - mĩ. Để trẻ học tốt mơn tạo hình thì trước tiên giáo
5
viên phải có kiến thức tạo hình thật vững vàng, sáng tạo, cách truyền đạt
cho trẻ một cách dễ hiểu nhất về nghệ thuật tạo hình.
Bản thân tơi thường xun trau dồi kiến thức, học hỏi bạn bè đồng
nghiệp, tham khảo trên sách vở, công nghệ thông tin về các phương pháp,
hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ. Đặc biệt là luôn bồi dưỡng
đầy đủ kiến thức về nghệ thuật tạo hình mọi lúc mọi nơi để làm giàu kiến
thức cho bản thân, tăng cường sáng tạo trong bài tạo hình để dạy trẻ. Ngồi
ra việc tạo hình của trẻ khơng chỉ đơn giản là tơ màu, vẽ, trang trí, xé dán,
nặn...Cần có sự sáng tạo từ những vật liệu thiên nhiên.
Ví dụ: Tơi sử dụng các loại lá khô cho trẻ in màu các loại lá khác
nhau để tạo ra những bức tranh sáng tạo, hay tơi dùng những hịn đá nhỏ,
sơn màu, vẽ hình các con vật, hoa lá và gắn thành bức tranh đẹp và ý
nghĩa.
Đó cũng là sự sáng tạo trong tạo hình, là tư duy, là sự khéo léo của
tay mắt, là tâm huyết của người giáo viên với nghề để có được sản phẩm
đẹp và hấp dẫn với trẻ.
6
Giải pháp 3: Giáo dục tạo hình mọi lúc, mọi nơi với phương
châm: “Mưa dầm thấm lâu”
Trẻ mầm non dễ nhớ mau quên, nên đây có thể nói là một trong giải
pháp quan trọng đã góp thành cơng trong việc thực hiện đề tài này vì để có
được kết quả như mong đợi cần phải rèn cho trẻ sự kiên trì ở mọi lúc, mọi
nơi để trẻ được thực hành, trải nghiệm và u thích mơn tạo hình.
* Giờ đón trẻ.
Vào giờ đón trẻ, tơi đã chuẩn bị sẵn các nguyên vật liệu cho việc
luyện tập của trẻ, để giúp trẻ củng cố kiến thức và niềm say mê với tạo
hình như: Chuẩn bị lá cây khơ, đá quậy, giấy trắng, bút màu, đất nặn, bảng,
khăn lau tay để trẻ thỏa sức sáng tạovới các nguyên vật liệu đó. Trẻ rất
thích thú với hoạt động này vì trẻ tự nặn, vẽ những gì trẻ thích, trẻ ấn
tượng, trẻ cảm nhận được thiên nhiên, con người, đồng thời học tập lẫn
nhau về cách nặn, cách vẽ, cách phô màu khi tô tạo ra sản phẩm trẻ u
thích. Tơi chỉ việc gợi thêm ý tưởng hay hướng trẻ vào chủ đề là kết quả
được như mong đợi. Tơi cịn chuẩn bị nhiều tranh vẽ sẵn cho trẻ tô màu,
7
trang trí sáng tạo theo ý thích. Thơng qua những sản phẩm đó tơi nhận xét
khích lệ, gợi mở thêm những nội dung và sau mỗi ngày những sản phẩm
bài vẽ, nặn, trang trí được nâng cao rõ rệt.
Ngồi ra, tơi cịn cho trẻ vẽ lại cảm xúc của mình ngày hôm nay đi
học như: Vui, buồn, phấn khởi..., vừa diễn tả được tâm trạng của trẻ, vừa
khéo léo trong khi kết hợp tay mắt, rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ.
Nhờ tích hợp mơn tạo hình trong thời điểm này mà trẻ rất ngoan, giữ
trật tự bởi trẻ còn hăng say với việc thực hiện tạo hình của mình.
* Trong giờ tạo hình:
Đối với trẻ lớp tơi, khơng phải trẻ nào cũng u thích, húng thú với
mơn học tạo hình. Vì vậy để tiết học được sinh động, cuốn hút trẻ, tơi ln
tìm tịi những ý tưởng mới, những thủ thuật thu hút sự tập chung chú ý của
trẻ, luôn lấy trẻ làm trung tâm của hoạt động. Tôi ln tổ chức các tiết tạo
hình bằng những hình thức mới đó là cuộc thi “Mặt trời bé con- họa sĩ tý
hon- Tài năng nhí...” và mỗi cuộc thi đều có phần thưởng đó là những món
quà nho nhỏ có thể là đồ chơi hay những hộp kẹo trẻ yêu thích do cơ và
8
phụ huynh cùng chuẩn bị. Điều dó đã kích thích sự tích cực, hứng thú của
trẻ trong tiết học.
Tơi cịn chuẩn bị những vật thật, vật mẫu, tranh mẫu...luôn sinh
động, hấp dẫn và tổ chức theo hình thức trải nghiệm, để cùng trẻ thảo luận
chứ không đơn thuần là tiết học cô hỏi trẻ trả lời.
Khi trẻ thực hiện, tôi mở những giai điệu nhạc nhẹ nhàng, êm dịu,
các bài hát trong chủ đề để trẻ vừa nghe vừa thực hiện, kết hợp với những
lời nói dịu dàng, động viên khích lệ trẻ, để tạo cho trẻ sự thoải mái, tinh
thần phấn trấn, chăm chú thực hiện để đạt được kết qủa tốt nhất. Khi trưng
bày nhận xét cũng vậy, khuyến khích trẻ tự nhận xét để trẻ học hỏi lẫn
nhau, cô chỉ nêu gương một số sản phẩm tiêu biểu và động viên, khích lệ
những trẻ có sản phẩm chưa đẹp để trẻ cố gắng có được kết quả cao hơn
trong giờ học sau.
Ví dụ: Giờ tạo hình “Xé dán con vịt” Tôi cho trẻ quan sát từ hôm
trước đàn vịt với những chú vịt đang bơi, nhiều màu sắc, có con to, con
nhỏ...Để khi trẻ xé dán chỉ việc tri giác lại những gì trẻ lĩnh hội được từ
9
trước. Và cho trẻ quan sát những hình ảnh đàn vịt đang bơi trên ti vi với
nhiều dạng khác nhau để trẻ mở rộng tầm mắt. Hôm sau đến giờ tạo hình
tơi tổ chức như những gì mình đã sáng tạo đó là tổ chức cuộc thi “Mặt trời
bé con” với chủ đề là “Xé dán con vịt” phần thưởng cho bài tạo hình đẹp là
những chú vịt ngộ nghĩnh được làm từ vải nỉ nhồi bông. Tiếp theo tôi hỏi
trẻ về hình ảnh chú vịt để trẻ nhắc lại những gì ấn tượng qua buổi quan sát,
tiếp đến là tranh xé dán mẫu với các loại giấy có màu sắc sinh động, có
những chú vịt nhiều hình dạng. Từ đó trẻ chỉ cần quan sát và tri giác lại sẽ
có được bức tranh xé dán sống động. Khi trẻ thực hiện cho trẻ nghe điệu
bài hát hát “Đàn vịt con” vừa ý nghĩa, vừa kích thích tinh thần trẻ...Và buổi
học đó trẻ hứng thú, tích cực, thành cơng vì trẻ đều làm được một cách
sáng tạo.
* Trong các hoạt động khác
Nghệ thuật tạo hình có thể tích hợp được ở tất cả các hoạt động khác,
chỉ cần giáo viên biết cách đan xen, lồng luồn phù hợp sẽ vừa củng cố nội
dung bài học vừa tiến hành tích hợp tạo hình một cách sinh động.
10
Ví dụ: Tiết học làm quen với tốn: Dạy trẻ nhận ra qui tắc sắp xếp
của 3 đối tượng và sao chép lại. Cho trẻ chơi trị chơi tơ màu: xanh, đỏ,
vàng, hoặc vẽ hình tam giác, hình vng, hình trịn.
Tiết học làm quen với văn học có thể cho trẻ tạo hình các con vật ngộ
nghĩnh từ củ, quả...
Khi cho trẻ ra chơi ngoài trời. Qua các buổi dạo chơi sân trường,
quan sát, thực hành, trải nghiệm gắn với chủ đề, trẻ được quan sát thiên
nhiên, cây cối, con người, khám phá những điều mới lạ, qua đó làm giàu
những cảm xúc tích cực ở trẻ, làm tiền đề cho hoạt động tạo hình. Hoạt
động chủ đạo của trẻ mầm non là: “Học bằng chơi- chơi mà học”, tôi cho
trẻ nhặt lá cây làm đồ chơi như làm con trâu, con cào cào... Thơng qua sản
phẩm tơi có thể hiểu được khả năng tạo hình, sự khéo léo, sáng tạo của trẻ.
Cho trẻ vẽ tự do bằng phấn trên sân trường để đa dạng các công cụ vẽ, làm
cho cử động tay của trẻ mềm mại, thỏa sức sáng tạo và thay đổi theo ý
thích khơng giống như vẽ trên giấy. Ví dụ: Vẽ bơng hoa, vẽ ngơi nhà, công
cụ của nghề nông...
11
Trong giờ hoạt động góc: Khi cho trẻ chơi ở góc tạo hình, tơi cho trẻ
quan sát tranh với nội dung luôn thay đổi và phong phú các nguồn nguyên
vật cho trẻ sáng tạo từ cấu tạo, hình dạng, đường nét...cho trẻ chơi ở các
góc chơi khác với các đồ chơi gắn với chủ đề để trẻ cầm, ngắm, sờ,
ngửi...qua đó trẻ quan sát và tái hiện lại khi cần thiết.
Trong giờ hoạt động chiều: Trong hoạt động chơi theo ý thích buổi
chiều tơi ln giành một góc riêng để cho trẻ tập luyện, thực hành hoạt
động tạo hình..
Ví dụ: Làm tranh trang trí lớp cùng cơ, trẻ biết sử dụng các nguyên
vật liệu khác nhau để tạo ra sản phẩm, biết sáng tạo khi vẽ, tô, cắt, xé dán.
In lá cây, in hoa, bướm bằng vân tay trẻ rất thích thú sáng tạo theo gợi ý và
trí tượng tượng của trẻ.
Giải pháp 4: Phối hợp với các bậc phụ huynh nâng cao chất
lượng tạo hình cho trẻ.
Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên ảnh hưởng đến trẻ về mọi
mặt, gia đình cũng là cái nơi ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Vì vậy sự
12
đồng thuận của phụ huynh là không thể thiếu trong việc ni dạy trẻ ở
trường mầm non. Vì đa số thời gian một ngày là trẻ ở nhà, trẻ cần có được
sự quan tâm, chăm sóc dạy dỗ của gia đình một cách khoa học, để trẻ được
sống trong một mơi trường giáo dục tràn ngập tình u thương.
Trong giờ đón- trả trẻ là khoảng thời gian để giáo viên và phụ huynh
cùng nhau hiểu được tầm quan trọng của bậc học mầm non, tôi luôn phối
hợp chặt chẽ với phụ huynh để phụ huynh dạy trẻ ở nhà những kiến thức ở
lớp, cần củng cố nhắc lại hoặc cho trẻ làm quen trước bài học tới.
Để đạt được kết quả như mong muốn, tôi đã trao đổi với cha mẹ trẻ
ngay từ đầu năm học để cha mẹ trẻ hiểu được tầm quan trọng của bộ mơn
tạo hình, bộ môn mang vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ. Cùng với cô giáo phụ
huynh cho trẻ thực hành tô vẽ khi trẻ ở nhà để rèn luyện cách cầm bút, phối
hợp màu sắc, sự tỉ mỉ, kiên trì tạo ra sản phẩm, đây là những yếu tố cần
thiết cho trẻ.
Để tiết học tạo hình của trẻ được hứng thú và tạo sự hấp dẫn đối với
trẻ thì những món q nho nhỏ là phần thưởng, là nguồn động viên để trẻ
13
hăng say, thích thú là cần thiết. Vì vậy sử ủng hộ về kinh phí của phụ
huynh là rất cần thiết, tôi đã tuyên truyền vận động phụ huynh thông qua
các hình ảnh, video về những sản phẩm của trẻ nên nhận được sự đồng tình
và ủng hộ của phụ huynh.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Đề tài này của tơi có thể áp dụng vào thực tế dễ dàng, hiệu quả trong
độ tuổi trẻ 4-5 tuổi nói riêng và trẻ mẫu giáo trong trường mầm non nói
chung. Tùy thuộc vào độ tuổi, nhận thức, điều kiện thực tế của lớp mà giáo
viên áp dụng sáng tạo các giải pháp trên cho hoạt động tạo hình để nâng
cao chất lượng giáo dục tạo hình cho trẻ.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
* Kết quả đạt được:
Dưới sự lãnh đạo của nhà trường, tôi vừa mở hướng nghiên cứu đề
tài vừa áp dụng thực tế giảng dạy trên lớp, tôi thấy trẻ rất hứng thú và tích
cực tham gia các hoạt động tạo hình. Các tiết tạo hình trẻ rất hứng thú, tích
14
cực không sợ sệt, bỡ ngỡ hay lúng túng. Sản phẩm tạo hình được nâng cao,
mỗi tác phẩm đều có sự tỉ mỉ, màu sắc, bố cục, hình dạng, kích thước...
phù hợp hơn. Trẻ trân trọng sản phẩm tạo hình do mình tạo ra vì nó là cả
tình cảm của trẻ gửi gắm vào đó.
Trẻ vui vẻ khi đến lớp, yêu thích cái đẹp, năng động trong mọi hoạt
động và trẻ luôn tươi vui, thân thiện gần gũi với bạn bè, cơ giáo.
Bản thân tơi khơng cịn lo ngại việc dạy tạo hình cho trẻ. Nâng cao
kiến thức về hoạt động tạo hình, đây là bước đột phá cho sự sáng tạo, nỗ
lực nghiên cứu của bản thân tôi.
Phụ huynh lớp tơi rất vui mừng vì trẻ về nhà đã biết cầm bút đúng tư
thế, cử động cổ tay mềm dẻo, biết khéo léo trong việc nặn, tô, vẽ, biết sáng
tạo, u thích mơn học tạo hình.
- Các thơng tin cần được bảo mật (nếu có); khơng
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
15
Để nâng cao chất lượng giáo dục tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi, cần có
đầy đủ các điều kiện như sau:
Sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ
chơi và trang thiết bị dạy học.
Q trình dự giờ, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp.
Bản thân giáo viên luôn yêu nghề, mến trẻ tâm huyết với nghề,
không ngừng học hỏi để nâng cao chun mơn, nghiệp vụ. Có sự hiểu biết
đầy đủ về việc giáo dục tạo hình cho trẻ. Có sự sáng tạo đổi mới trong
phương pháp dạy học, không ngừng học tập và vươn lên để tìm tịi những
cái hay cái mới để dạy trẻ. Cho trẻ được trải nghiệm nhiều các hoạt động
tạo hình khác nhau để rút ra những bài học cho bản thân và nâng cao hiệu
quả của sáng kiến.
Sự đồng thuận, ủng hộ của các bậc phụ huynh là điều kiện không thể
thiếu được cho việc thực hiện đề tài có hiệu quả. Phụ huynh hiểu được tầm
quan trọng của giáo dục mầm non, hiểu được bậc học mầm non là tiền đề
cho phát triển nhân cách sau này của trẻ. Hiểu được bộ mơn tạo hình có
16
tầm quan trọng cho phát triển: Đức- trí- thể- mĩ. Từ đó phụ huynh quan
tâm giáo dục con em mình tại gia đình.
Và một phần khơng thể thiếu đó là trẻ mẫu giáo lớp 4 tuổi A để tơi có
thể nghiên cứu và áp dụng cho phù hợp.
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ
quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng
kiến lần đầu:
Đề tài có thể áp dụng đại trà cho tất cả các lớp mẫu giáo trong trường
mầm non Phú Xuân A – Xã Phú Xuân – Bình Xun- Vĩnh Phúc nói riêng.
Và có thể áp dụng cho tất cả trẻ mẫu giáo trong các huyện, thị, thành khác.
Vì rất xác thực, dễ thực hiện, mang lại hiệu quả cao.
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và
công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là
trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người
khác và hồn tồn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
17
Phú Xuân, ngày 16 tháng 02 năm
2021
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
Trần Thị Tuyên
18