Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

QUẢN lí đào tạo NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN tại TRƯỜNG TRUNG cấp NGHỀ THỦ CÔNG mỹ NGHỆ KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.08 KB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 • • • •

NGƠ DUY BỘ

QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ THỦ
CƠNG MỸ NGHỆ KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - NĂM 2016



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGƠ DUY BỘ

QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TẠI TRƯỜNG TRUNG CẨP NGHỀ THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ KIÉN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH

Chun ngành: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI MINH HIỀN


HÀ NỘI-NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Nhà trường và các khoa Quản lí giáo
dục, Tâm lí giáo dục, phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nộ i 2 ; Q
thầy c ơ giáo đã giúp đỡ và trực tiếp giảng dạy lớp c ao họ c Quản 1 í gi áo dục K 1
8 trường Đ ại họ c s ư phạm Hà Nộ i 2; Tập thể c án b ộ , giáo viên tham gia




ấềủ

mỹ nghệ K i ế n Xương ; tập thể l ớp c ao họ c Quản l í g i áo dục K18 trường Đ ại
họ c s ư phạm Hà Nội 2 ; c ác b ạn đồng nghiệp và gi a đình đã giúp đỡ tơ i trong
suốt q trình họ c tập và thực hi ện đề tài nghiên cứu này.
Đặc b i ệt , xin c hân thành c ảm ơn PGS.TS Bùi Minh Hiền - người đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tơ i trong suốt q trình nghi ên cứu và ho àn ậ ă ó này.
Dù ó ề ố ắ s ắ ắ ằ ậ ă ủ ó tránh khỏ i những thi ếu sót , hạn chế. Rất mo ng
nhận được những ý ki ế n đóng ó ủ b

ồệ.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2016
Tác giả

gô Duy Bộ


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đuợc cảm ơn và các í dẫ

ỉõồ.

Hà Nội, ngày tháng 07 năm 2016 Tác
giả


Ngô Duy Bộ


MỤC LỤC
Trang

2.4.1.
2.1.

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản 1ý đào tạo nghề cho 1 ao động

nông thôn tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh

3.3.1.

Quản đầu tư C s VC, trang thiết bị, vật tư thực hành phục vụ đào tạo

1.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ Sơ ĐỒ

người học theo chương trình đào tạo nghề cho LĐNT.


Bảng 2.14

Kết quả đánh giá thực trạng quản lý C s VC, trang thiết bị phục 64 vụ đào
tạo nghề cho LĐNT.

Bảng 2.15

Kết quả đánh giá về thực trạng quản lý công tác kiểm tra, 66 đánh giá hoạt
động đào tạo nghề cho LĐNT.

Bảng 2.16
Bảng 3.1

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản l í đào tạo nghề cho LĐNT. 69
Tổng hợp kết quả khảo sát mức cần thiết của các biện pháp 92 quản l í đào
tạo nghề cho LĐNT tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến
Xương.

Bảng 3.2

Tổng hợp kết quả khảo sát mức khả thi của các biện pháp 93 quản l í đào
tạo nghề cho LĐNT tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến
Xương.


Bảng 3.3

Tổng hợp kết quả khảo sát mức cần thiết của các biện pháp 96 quản l í đào
tạo nghề cho LĐNT tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến
Xương.

Biểu đồ 3.1 s ự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện 98 pháp
quản l í đào tạo nghề cho LĐNT tịa trường Trung cấp nghề thủ công mỹ
nghệ Kiến Xương.


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIÉT TẮT
DÙNG TRONG LUẬN VĂN
BGH

Ban giám hiệu

CB

Cán bộ

CBGV

Cán bộ giáo viên

CBQL
CNH - HĐH

Cán bộ quản lí

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CSVC

Cơ sở vật chất

GD - ĐT

Giáo dục và Đào tạo

KHĐT

Kế hoạch đào tạo

CTĐT
KT - XH

Chương trình đào tạo
Kinh tế - Xã hội

LĐNT
LĐ -TB & XH

Lao động nông thôn
Lao động - Thương binh và Xã hội

GV

Giáo viên


PP
PPDH

Phương pháp
Phương pháp dạy học

UBND

Ủy ban nhân dân


9
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vấn đề lao động và việc làm là một vấn đề cấp thiết trong bối cảnh hiện nay,
đặc biệt là trong khi đất nước ta đang tiến hành cơng nghiệp hố và hiện đại hố thì
lao động và việc làm là cơ sở, là tiền đề để phát triển xã hội.
Theo tính tốn của Bộ NN&PTNT, hiện nay cả nước có khoảng hơn 25 triệu
lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 55,7% tổng lao động của cả
nước, và mỗi năm có thêm khoảng 1 triệu người đến tuổi lao động. Như vậy, mỗi
năm sẽ có khoảng 2 triệu lao động nơng thôn cần được đào tạo nghề để chuyển đổi
sang các ngành nghề phi nông nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
đến năm 2020 nước ta cơ bản sẽ thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cùng
với quá trình CNH- HĐH nền kinh tế, cơ cấu lao động nước ta có sự dịch chuyển
theo hướng tích cực, lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu. Để
đạt được mục tiêu này, một số lượng lớn lao động phải được đào tạo nghề để
chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm do đó nhu cầu cần được đào tạo nghề nói
chung là rất lớn.
Để giải quyết thực trạng đào tạo nghề cho lao động nơng thơn nước ta, ngày
27-11-2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ- TTg phê

duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Trong Quyết
định này đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là: “Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã
hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng u cầu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát
triển đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, có chính sách bảo đảm thực hiện công
bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy
động và tạo điều kiện để tồn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn”


10
Để quản lí q trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả và
chất lượng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, cần hiểu rõ nhu cầu của người lao
động và thực tế nhu cầu của xã hội để có phương hướng, biện pháp và cách làm cụ
thể phù hợp với địa phương và từng vùng miền.
Kiến Xương là huyện nằm ở phía nam của tỉnh Thái Bình, ở vị trí tiếp giáp
với các huyện Tiền Hải, Thái Thụy, Vũ Thư và huyện Giao Thủy, Xuân Trường của
tỉnh Nam Định. Đây là nơi có rất nhiều làng nghề truyền thống và các khu cơng
nghiệp mới được hình thành. Riêng huyện Kiến Xương có 38 làng nghề trên/ 32 xã.
Là huyện sản xuất nơng nghiệp là chính nên giá trị sản xuất nơng nghiệp cịn chiếm
tỉ trọng lớn. Theo số liệu điều tra năm 2014 tổng giá trị sản xuất trong nông nghiệp
chiếm khoảng 60,35 %, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiểm khoảng 17%,
thương mại dịch vụ chiếm 22,65%. Kiến Xương là huyện đông dân, dân số 245.000
người, lực lao động từ 16 tuổi trở lên là 152.437 chiếm 62,22% dân số. Hàng năm
được bổ xung thêm khoản 5.000 thanh niên bước vào độ tuổi lao động. Đồng thời
có khoảng 1.000 lao động/năm là bộ đội xuất ngũ trở về địa phương cần được đào
tạo tay nghề để ổn định cuộc sống.
Trong những năm qua công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình đã đạt được những kết quả khả quan, và đã có đóng góp
đáng kể vào đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xố đói

giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện. Tuy
nhiên công tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn cịn nhiều hạn chế như: Tỉ lệ
lao động qua đào tạo có tay nghề còn thấp, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được
thị trường lao động, đội ngũ giáo viên dạy nghề cịn thiếu về số lượng, trình độ
chun mơn và kỹ năng thực hành còn hạn chế, trang thiết bị máy móc dạy nghề
cịn thiếu và chưa đồng bộ.


11
Do yêu cầu của CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn cùng với sự hình thành
các khu cơng nghiệp của tỉnh, của vùng miền, sự khôi phục phát triển các làng nghề
truyền thống, các chương trình hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới,
và nhu cầu xã hội đòi hỏi lực lượng lao động cần được đào tạo ở trình độ Trung cấp
nghề, sơ cấp nghề và đào tạo nghề ngắn hạn là rất lớn.
Xuất phát từ u cầu về lí luận cũng như thực tiễn, tơi chọn nghiên cứu đề
tài “Quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trường Trung cấp nghề thủ
công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và phân tích đánh giá thực trạng quản lí đào
tạo nghề cho lao động nông thôn tại trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình, đề xuất một số biện pháp quản lí đào tạo nghề cho lao động
nơng thôn nhằm tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp nơng thơn ở địa phương.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.

Khách thể nghiên cứu
Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trường Trung cấp nghề.

3.2.


Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tại trường Trung cấp

nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lí theo tiếp cận quản lí các thành
tố của q trình đào tạo nghề đảm bảo tính khoa học, phù hợp với lao động nơng
thơn và thực tiễn địa phương sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo nghề cho lao
động nông tại trường Trung cấp nghề thủ cơng mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái
Bình.


12
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.

Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lí đào tạo nghề cho lao động nông

thôn tại trường Trung cấp nghề.
5.2.

Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí đào tạo nghề cho lao động nông

thôn tại Trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái
Bình.
5.3.

Đề xuất các biện pháp quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại


trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1.

Giới hạn về nội dung:
Nghiên cứu biện pháp quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại

trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
6.2.

Giới hạn khách thể điều tra:
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các trưởng phó phịng, khoa, tổ chuyên môn,

một số cán bộ giáo viên và học viên của nhà trường.
6.3.

Chủ thể thực hiện biện pháp quản lí:
Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề thủ cơng mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh

Thái Bình.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1.

Phương pháp nghiên cứu lí luận
-

Tổng quan các tài liệu lí luận, các văn bản thể hiện chủ trương chính sách,
đường lối của Đảng và Nhà nước về dạy nghề.

-


Phân tích khái qt hóa lí luận về quản lí, quản lí giáo dục, quản lí trường học,
quản lí dạy học, đào tạo nghề và các vấn đề liên quan đến đề tài để xây dựng cơ
sở lí luận cho đề tài.


13
7.2.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhằm đánh giá thực trạng “Quản lí đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tại

trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
-

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu, phân tích hồ sơ
quản lí tại trường Trung cấp nghề thủ cơng mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái
Bình.

-

Phương pháp quan sát:
+ Dự giờ lên lớp của một số lớp thực hành nghề.
+ Tìm hiểu thực tiễn tại một số cơ sở sản xuất có dạy nghề.
-

Phương pháp Điều tra bằng phiếu hỏi: thăm dò ý kiến của cán bộ quản lí, giáo
viên và học viên về thực trạng đào tạo nghề ở trường Trung cấp nghề thủ công
mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.


-

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Quản lí hoạt động đào tạo nghề qua các
báo cáo thực hiện nhiệm vụ dạy nghề của trường, sở Lao động Thương binh &
Xã hội, ngành giáo dục đào tạo tỉnh Thái Bình.

7.3.

Phương pháp nghiên cứu khác

8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trường
Trung cấp nghề
Chương 2: Thực trạng quản lí đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tại trường Trung
cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình Chương 3: Biện pháp quản
lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trường Trung cấp nghề thủ cơng mỹ nghệ
Kiến Xương, tỉnh Thái Bình


14
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ

1
.1. Tơng quan nghiên cứu vân đê
1.1.1.


Trên thế giới:
Ở nước ngồi đã có các cơng trình nghiên cứu như “Managing Training

Stragies for Developing Countries ” của John E., Kerigan and Jeff S.Lukem[31],
“Managing TVET to Meet Labour Market Demand” của R.Noonan [32], những
cơng trình này đều đề cập đến quản lí đào tạo trong cơ chế thị trường và quản lí đào
tạo theo phương pháp tiếp cận hiện đại gắn nhà trường với doanh nghiệp. Quản lí
đào tạo dựa trên nhu cầu việc làm và nhu cầu người học trong cộng đồng.
Công trình “Managing vocational training systems” của Vladimir [33] đã
đưa ra một hệ thống khoa học và nghệ thuật về quản lí và tổ chức ở những cơ sở
giáo dục nghề nghiệp công lập, đồng thời đưa ra biện pháp phát triển năng lực quản
lí, quản trị viên cao cấp tiến tới mức độ chuyên nghiệp cao.
- Mobile Vocational Training Units, (SIDA, 1993) [30]. Cơng trình này đã
nghiên cứu và đưa ra mơ hình đào tạo nghề lưu động.Hình thức đào tạo này phù
hợp với những cộng đồng, người dân có nhu cầu học nào đó nhưng khơng có điều
kiện học nghề tại các cơ sở đào tạo.
Các cơng trình của các tác giả nêu trên đã đề xuất được những lí thuyết cơ
bản đến đào tạo nghề và quản lí đào tạo nghề trong cơ chế thị trường và nhu cầu
việc làm trong cộng đồng.Trong nghiên cứu này sẽ vận dụng những kết quả nghiên
cứu kể trên cho phù hợp với môi trường thực tiễn ở Việt Nam trong lĩnh vực đào
tạo và quản lí đào tạo nghề.


15
1.1.2.

Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hoạt động đào tạo nghề, quản lí đào tạo nghề được hình thành

từ những năm 50 của thế kỉ XX. Cho đến nghị quyết Trung ương 2 - khóa VIII vấn

đề đào tạo nghề mới thực sự được quan tâm trở lại “ Tăng quy mơ học nghề bằng
mọi hình thức để đạt 22% - 25% đội ngũ lao động được qua đào tạo vào năm 2000.
Kế hoạch đào tạo nghề phải theo sát chương trình kinh te - xã hội của từng v ùng,
phục v ụ cho sự chuyển đổi lao động, cho CNH - HĐH nông thôn và nông nghiệp.
Tăng cường đầu tư, củng cổ và phát triển các trường dạy nghề, xây dựng các
trường trọng điểm. Đào tạo đủ công nhân lành nghề cho các khu cơng nghiệp, khu
che xuất, có tính đen nhu cầu xuất khẩu lao động'".
Vấn đề đào tạo nghề cho LĐNT thực sự được quan tâm và thể hiện rõ trong
nghị quyết Trung ương 7 - khóa X “Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn,
chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch v ụ, giải quyết
việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn tăng trên 2,5 lần so với hiện
nay” và được cụ thể hóa bằng quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ
phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”
Chiến lược phát triển dạy nghề thời kì 2011 - 2020 cũng đã xác định những
mục tiêu cụ thể: [6]
+ Giai đoạn 2011 - 2015: đào tạo mới trình độ cao đẳng, trung cấp nghề
khoảng 2,1 triệu người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 7,5 triệu
người, trong đó 4,7 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề theo đề án 1956.
+ Giai đoạn 2016 - 2020: đào tạo mới trình độ cao đẳng, trung cấp nghề
khoảng 2,9 triệu người (trong đó 10% đạt cấp độ quốc gia khu vực ASEAN và quốc
tế), sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 10 triệu người, trong đó 5,5 triệu
người được hỗ trợ đào tạo nghề theo đề án 1956.
Từ khi đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ được triển khai trên phạm vi cả
nước, hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ


16
và đạt được những kết quả nhất định, song so với yêu cầu của đề án thì hoạt động
đào tạo nghề cho LĐNT ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế.
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển

vượt bậc, việc thay đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động có sự dịch chuyển, làm
nảy sinh nhu cầu của người lao động. Thực trạng về lao động , việc làm, chất lượng
nguồn nhân lực đã đặt ra những yêu cầu mới về đào tạo nghề. Đã có một số các
cơng trình nghiên cứu ở trình độ thạc sỹ và tiến sỹ nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo nghề.
-

Đề tài “Quản lí đào tạo ở trường cao đẳng nghề Yên Bái đáp ứng nhu cầu thị
trường lao động hiện nay ”, Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Xuân ( 2013).

-

Đề tài “Biện pháp quản lí đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm kỹ
thuật tổng hợp - hướng nghiệp Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng”, Luận văn thạc sỹ
của tác giả Nguyễn Thanh Quang (2012).

-

Đề tài “Quản lí đào tạo của các trường Cao đẳng Du lịch đáp ứng nhu cầu
nhân lực cho các doanh nghiệp khu vực đồng bằng Bắc Bộ ” , Luận án tiến
sỹcủa tác giả Trần Văn Long (2015).

-

Đề tài “Quản lí liên kết đào tạo giữa trường Cao đẳng nghề với doanh nghiệp
ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực”, Luận án tiến sỹ của tác
giả Nguyễn Tuyết Lan (2015).

-


Trong cuốn “Mơ hình đào tạo nghề cho lao động nơng” của Tổng cục dạy nghề
(2014), NXB Chính trị Quốc gia- Sự Thật, đã đưa các mơ hình tổng qt về đào
tạo nghề như sau:
+ Mơ hình 1: Mơ hình đào tạo nghề, tổ chức việc làm cho LĐNT để xây

dựng làng nghề mới. Đối tượng là lao động nông thôn trong cùng địa phương chưa
có việc làm hoặc ít việc làm có nhu cầu học nghề mới để sinh sống. Đào tạo tập
trung tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, học theo từng mơ hình.


17
+ Mơ hình 2: Mơ hình đào tạo nghề tổ chức việc làm cho LĐNT kết hợp với
xây dựng vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm. Chọn nghề đào tạo gắn liền với
vùng nguyên liệu. Doanh nghiệp có khả năng tổ chức, bao tiêu xây dựng vùng
nguyên liệu, tổ chức đào tạo nghề sử dụng nguyên liệu đó và bao tiêu tồn bộ sản
phẩm.
+ Mơ hình 3: Mơ hình đào tạo nghề tổ chức việc làm cho LĐNT, duy trì và
phát triển các làng nghề truyền thống. Mơ hình này hướng tới đối tượng là lao động
nông thôn chưa có nghề, khơng có việc làm có nguyện vọng học nghề để tìm việc
làm mới. Đào tạo tại địa phương theo nhu cầu và số lượng học viên từng vùng.
+ Mơ hình 4: Nhà nước, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người lao
động đào tạo nghề cho lao động vùng chuyên canh. Nhà nước là cơ quan quản lí
nhà nước về dạy nghề ở trung ương (Tổng cục Dạy nghề) và địa phương (Sở Lao
động- Thương binh và Xã hội) là người đặt đào tạo nghề, với yêu cầu đảm bảo ít
nhất trên 90% số người học sau khi tốt nghiệp trong vịng 3 tháng phải có được việc
làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo hoặc tự tạo việc làm có thu nhập khá ổn
định. Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào
tạo.
Ngồi ra cịn nhiều luận văn đề cập nghiên cứu các khía cạnh của quản lí đào

tạo trong các trường dạy nghề.
Các đề tài, cơng trình nghiên cứu trên đã đánh giá thực trạng một số nội
dung quản lí đào tạo của lãnh đạo các nhà trường ở từng địa phương và đề ra các
biện pháp quản lí hợp lí nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại ở từng cơ sở đào
tạo cụ thể. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về quản lí đào tạo nghề cho LĐNT tại
trường Trung cấp nghề thủ cơng mỹ nghệ Kiến Xương. Chính vì thế mà tác giả
chọn đề tài này để nghiên cứu, để góp phần vào quản lí đào tạo nghề cho LĐNT ở
địa phương phát triển, phát huy được tiềm năng, làm tốt vai trò, chức năng của nhà


18
trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Kiến Xương trong thực hiện nhiệm vụ
chung của giáo dục - đào tạo, góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH - HĐH đất
nước trong giai đoạn hiện nay cũng như lâu dài về sau.
1.2.

Một số khái niệm cơ bản

1.2.1.

Quản lí
Xã hội lồi người hình thành và biến đổi qua nhiều giai đoạn. Trước nhu cầu

sinh tồn và phát triển con người đã có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, có sự phân công
một cách hợp lý nhằm làm cho lao động đạt năng suất cao hơn, hiệu quả hơn. Từ đó
hình thành hoạt động đặc biệt, đó là sự chỉ huy, tổ chức, điều hành, kiểm tra, chỉnh
lí của người đứng đầu, để tập hợp mọi sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm,
một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Hoạt động đặc biệt đó chính là hoạt
động quản lý. Có thể nói: hoạt động quản lý là một trong những hình thức lao động
quan trọng nhất, đặc thù nhất, nó điều khiển các hoạt động lao động khác. Chính vì

vậy, việc nghiên cứu về quản lý là vơ cùng cần thiết, nó sẽ giúp cho con người có
được những kiến thức cơ bản nhất, chung nhất về hoạt động quản lý.
Khái niệm “quản lí” cũng đã được các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học tùy
theo các phương pháp tiếp cận đã có những định nghĩa khác nhau.
- Trong tập Các Mác - Ăngghen toàn tập chỉ ra: “Quản lí xã hội một c ch hoa
học s t c ng có ý th c c a ch th qu n í i với to n b hay những hệ th ng h c nhau c a hệ th
ng

h i trên c sở nhận th c v

vận d ng úng ắn những quy uật h ch quan v n có c a nó nhằm m b o cho nó hoạt
động va phát triển tổi ưu theo mục đích đặt ra ”. [2]
-

Harol Koontz: ”Quản lí la một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phổi hợp, hướng dẫn hoạt động của những
người khác”. [29]


19
-

Nguyễn Minh Đạo; ”Quản lí la sự tác động chỉ huy, điều khiển, h ớng dẫn c c
qu tr nh h i v h nh vi ho t ng c a con ng ời nhằm t tới mục tiêu đã đề ra”. [3]

-

"Quản lí là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả
thơng qua q trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực
của tổ chức".[14]


-

Đặng Thành Hưng: “Quản lí la một dạng lao động đặc biệt nhằm gây
ảnh hưởng, điều khiển, phổi hợp lao động của nhiều người khác hoặc của nhiều ng
ời h c trong c ng t ch c hoặc c ng công việc nhằm thay

i

h nh vi v ý th c c a họ ịnh h ớng v tăng hiệu qu ao ng c a họ
t c m c tiêu c a t ch c hoặc i ích c a cơng việc c ng s thỏa m n của những người
tham gia ”. [12, tr 4]
- Bùi Minh Hiền: “Qu n í s t c ng có t ch c có h ớng ích c a ch ủ thể quản lí tới
đổi tượng quản lí nhằm đạt được m ục tiêu đề ra”. [10]
Từ những quan niệm này cho thấy, quản lý là một hoạt động liên tục và cần
thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là quá trình tạo nên sức
mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt
được mục tiêu chung.
-

Theo quan điểm của tác giả đề tài: Qu n í s t c ng có ý th c c ủa ch ủ th ể quản
lý tới đổi tượng quản lí nhằm gây ảnh hưởng, điều khi ển , ph i h p h ớng dẫn
ho t ng c a những ng ời tham gia t c m c tiêu ề ra

1.2.2.

Quản lí nhà trường
Có một số quan điểm về quản lí nhà trường:
- Quản lí trường học là quản lí giáo dụ c tại cấp cở sở trong đó ch ủ th ể


quản lí là các cấp chính quyền và chun mơn trên trường, các nhà quản lý trong
trong trường do hiệu trưởng đứng đầu, đổi tượng quản lí chính là nhà trường như
một tổ chức chun mơn- nghiệp vụ, nguồn lực quản lí là con người, cơ sở vật chấtkỹ thuật, tài chính, đầu tư, khoa học- công nghệ và thông tin bên trong trường và


20
huy động từ bên ngồi trường dựa vào luật chính sách, c ơ ch ế và chuẩn hiện có.
[10, trang 31]
Cũng có thể hiểu quản lí nhà trường như sau: “Quản lí nhà trường là q
trình tác động có m ục đích, có định hướng, có tính kế hoạch của các ch ủ thể quản
lí đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường đến các đổi tượng quản lí (giáoviên, cán bộ
nhân viên, người học...) và huy động, sử dụng đúng mục đích,có hiệu quả các
nguồn lực nhằm thực hiện sứ mệnh của nhà trường đối với hệ thống giáo dục và đào
tạo, với cộng đồng và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định trong
môi trường luôn luôn biến động.[10]
1.2.3.

Đào tạo nghề
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Đào tạo là quá trình tác động đến một

con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả
năng nhận một sự phân công nhất định, góp phần của mình vào sự phát triển của xã
hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Về cơ bản, đào tạo là giảng
dạy và học tập trong nhà trường gắn với giáo dục nhân cách”. [26]
Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: Đào tạo là q trình hoạt động có mục
đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo, thái độ. để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền
đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và có hiệu quả. [3]
-


Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm: “Đào tạo nghề là nhằm cung
cấp cho ng ời học những ĩ năng cần thi t th c hiện tất c nhiệm vụ liên quan đến công
việc, nghề nghiệp được giao ”
-

Theo quan điểm của tác giả đề tài: “ Đào tạo nghề là q trInh tác động có ch
ủ đích, có tổ chức nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nghề
nghiệp cần thiết để đạt được những tiêu chuẩn nhất định của một nghề hoặc
nhiều nghề p ng yêu cầu việc m c a thị tr ờng ao ng”.


21
1.2.4.

Quản lí đào tạo nghề
Quản lí đào tạo nghề là quản lí một hệ thống bao gồm các yếu tố: Mục tiêu,

nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, người dạy, người học, cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề.
1.2.5.

Lao động nông thôn
Là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệ thống kinh

tế nông thôn, là những người dân không phân biệt giới tính, tổ chức, cá nhân, sinh
sống ở vùng nơng thơn, có độ tuổi từ 15 trở lên, hoạt động sản suất ở vùng nông
thôn.
1.3. Đặc điểm và vai trò ýnghĩa của đào tạo nghề cho lao động nơng thơn
1.3.1.

-

Đặc điểm lao động nơng thơn Việt Nam

LĐNT có tính thời vụ do tính chất cơng việc trong sản xuất nơng nghiệp. Trình độ
văn hóa thấp nên có ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức.

-

Trình độ tiếp cận thị trường yếu nên có ảnh hưởng đến khả năng tự tạo việc làm.

-

Mang nặng tư tưởng bảo thủ và tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ.

-

Lao động nông thơn có kết cấu phức tạp khơng đồng nhất, ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Những hạn chế nói trên của người nơng dân Việt Nam đều có ảnh hưởng đến
hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT hiện nay.

1.3.2.

Vai trò, ý nghĩa đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của

các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp
ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng
cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, có chính sách bảo
đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông

thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tồn xã hội tham gia đào tạo nghề
cho lao động nông thôn. Đào tạo nghề cho LĐNT có vai trị:
-

Đào tạo LĐNT trở thành người có kiến thức khoa học - kỹ thuật, biết vận dụng
kiến thức khoa học - kỹ thuật vào một lĩnh vực lao động sản xuất, có kỹ năng


22
lao động lành nghề trong một lĩnh vực nghề nghiệp, góp phần tạo ra năng suất
lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động,
thúc đẩy kinh tế - sản xuất nông thôn phát triển.
-

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp người nông dân có cơng cụ lao
động, tự lập nghiệp, khởi nghiệp trên chính q hương mình, làm giàu bằng sức
lao động và kỹ năng lao động được đào tạo, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây
dựng nơng thơn mới, góp phần vào cơng cuộc hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng
thơn.

-

Đào tạo nghề cho LĐNT sẽ giảm thiểu, hạn chế tình trạng LĐNT kéo về thành
phố, xây dựng lực lượng lao động bám trụ nông thôn, giảm thiểu sự mất cân
bằng giữa nơng thơn - thành thị, góp phần phát bền vững nền kinh tế - xã hội
của địa phương và đất nước.

1.4.
1.4.1.


Đào tạo nghề trong trường Trung cấp nghề
Trường Trung cấp nghề trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp
+ Luật Giáo dục nghề nghiệp cấu trúc lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp, làm

thay đổi toàn diện cấu trúc của hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam
+ Hệ thống giáo dục nghề nghiệp mới bao gồm:
-

Trình độ sơ cấp;

-

Trình độ trung cấp;

-

Trình độ cao đẳng;
+ Theo đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:

-

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp (là sự hợp nhất của trung tâm kỹ thuật, tổng hợp,
hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề).

-

Trường trung cấp (là sự hợp nhất của trường trung cấp chuyên nghiệp và trường
trung cấp nghề).



23
+ Chức năng nhiệm vụ của trường Trung cấp nghề (ban hành kèm theo Quyết
định số 52/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05 tháng 05 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội)
- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ
trung cấp nghề, sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề
tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ
luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo
việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
-

Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề
đối với ngành nghề được phép đào tạo.

-

Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.
-

Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp; cấp
bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội.

-

Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số
lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô, trình độ đào tạo theo quy định của
pháp luật.

-


Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công
nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy
định của pháp luật.

-

Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề.

-

Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp.
-

Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong
hoạt động dạy nghề.

-

Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt
động xã hội.


24
-

Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề,
nghiên cứu, ứng dụng khoa học, cơng nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài
chính.


-

Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên
quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của
Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động
đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội.

-

Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của
pháp luật.

-

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.

-

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

1.4.2.
1.4.2.1.

Các thành tố của đào tạo nghề trong trường Trung cấp nghề
Mục tiêu đào tạo
Là kết quả cần đạt được sau khi kết thúc quá trình đào tạo, mục tiêu đào tạo

quy định nội dung phương pháp đào tạo, là căn cứ để kiểm tra đánh giá kết quả và
chất lượng của quá trình đào tạo.

Đào tạo cơng nhân kỹ thuật có trình độ sơ cấp nghề phục vụ cho mục tiêu
chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm
tại chỗ và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
1.4.2.2.

Tuyển sinh
Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh UBND huyện giao hằng năm, nhà trường xác

định các ngành nghề đào tạo cho năm học mới và xây dựng kế hoạch tuyển sinh cụ
thể dựa trên từng ngành nghề đào tạo, phân bố chỉ tiêu học sinh vào học các nghề
được tổ chức giảng dạy; từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng nghề. Từ mục
tiêu đào tạo, BGH chỉ đạo cho các phòng, khoa chức năng, xây dựng các nội dung
đào tạo cho phù hợp. Đó là tồn bộ những kiến thức chun mơn, kỹ năng nghề và


25
những nội dung chính trị tư tưởng, phẩm chất, thái độ nghề nghiệp cần được trang
bị cho học sinh, sinh viên, học viên trong quá trình đào tạo.
1.4.2.3.

Nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo
Nội dung chương trình đào tạo là một thể thống nhất các kiến thức, kỹ năng

từ đó vận dụng dụng các kiến thức chun mơn để hình thành tư duy kỹ thuật. Kế
hoạch và nội dung chương trình đào tạo phải tuân theo các nguyên tắc sư phạm, có
tính hiệu quả thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động.
1.4.2.4.
-

Phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo

Phương pháp đào tạo là sự tác động qua lại giữa nhà trường, giáo viên và học
sinh sinh viên nhằm chuyển biến chuyên môn của học sinh sinh viên theo mục
tiêu và nội dung đào tạo đã xác định.

-

Hình thức tổ chức đào tạo là sự kết hợp các hoạt động của giáo viên và học sinh
nhằm thực hiện các nội dung đào tạo như tự học, thực hành, thực tập.

1.4.2.5.

Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học nghề của học viên
Giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giảng dạy, giáo dục; Giáo

viên dạy nghề phải đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định ở
điều 11 Nghị định số 02/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ
luật lao động và Luật giáo dục về dạy nghề; Ngồi ra phải có tinh thần nỗ lực phấn
đấu không ngừng cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo.
Đối tượng được tham gia học nghề là những người trong độ tuổi lao động
chưa qua học nghề và có nhu cầu học nghề. Do đối tượng tham gia học nghề là
LĐNT nên có những đặc điểm khác nhau về dân tộc, giới tính, độ tuổi, trình độ văn
hóa, điều kiện kinh tế.... nên việc tiếp thu kiến thức, kĩ năng thực hành cũng rất
khác nhau, do đó địi hỏi giáo viên phải có những phương pháp giảng dạy phù hợp
để nâng cao chất lượng đào tạo.
Quyền lợi và trách nhiệm của người học nghề được thực hiện theo Quyết
định 1956/QĐ-TTg và thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC- BLĐTBXH.
1.4.2.6.

Điều kiện, cơ sở vật chất đào tạo nghề



×