Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tạo hứng thú cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên ở trường mầm non đông sơn thành phố thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.37 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HĨA

PHỊNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN
TẠO HỨNG THÚ CHO TRẺ LÀM ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI TỪ
NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN Ở TRƯỜNG
MẦM NON ĐƠNG SƠN – THÀNH PHỐ THANH HĨA

Người thực hiện: Hồng Hồi Thu
Chức vụ
: Phó hiệu trưởng
Đơn vị cơng tác : Trường MN Đông Sơn
Sáng kiến thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA NĂM 2021


MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu..............................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
2. Nội dung sáng kiến..........................................................................................2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.......................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................3
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện.....................................................................5


2.3.1 Giải pháp 1: Lập kế hoạch, chỉ đạo giáo viên triển khai thực hiện kế hoạch
làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu tự nhiên.................................................5
2.3.2 Giải pháp 2: Tạo môi trường cho trẻ cảm nhận được ích lợi của việc tận
dụng nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi...........................................................6
2.3.3.Giải pháp 3: Sưu tầm các nguyên vật liệu cần cho hoạt động......................9
2.3.4. Giải pháp 4: Tổ chức cho trẻ làm quen trong các hoạt động trong ngày. .10
2.3.5. Giải pháp 5: Chú trọng hình thức thi đua.................................................13
2.3.6. Giải pháp 6: Tuyên truyên, phối hợp với phụ huynh.................................14
2.3.7. Giải pháp 7: Kiểm tra đánh giá việc giáo viên hướng dẫn và tạo hứng thú
cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên..............................14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.........................................................................15
3. Kết luận, kiến nghị........................................................................................16
3.1. Kết luận........................................................................................................16
3.2. Kiến nghị......................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em rất u thích đồ chơi, ngồi việc giải trí, đồ chơi có tác dụng giáo
dục cao, nhất là trong những năm đầu đời của con người. Mỗi món đồ chơi, ít
nhất cũng cung cấp một cơ hội để trẻ tìm hiểu, khám phá. Các món đồ chơi tốt
sẽ tham gia vào q trình nhận thức, tác động tích cực tới các giác quan của trẻ,
khuyến khích phát huy trí tưởng tưởng và cho trẻ cơ hội học tập kỹ năng tương
tác với người khác và nhiều kỹ năng khác. Trẻ em bất cứ ở đâu, bất cứ dân tộc
nào, cũng mong muốn có đồ chơi để chơi.
Hiện nay khơng ít người cho rằng nguyên vật liệu hiện đại thì làm ra đồ
dùng đồ chơi mới đẹp, mới thu hút mọi người, nhưng qua thực tế thì ngun vật
liệu mở thơ sơ, dễ kiếm, sẵn có ở mọi nơi như: lá cây, cành cây, chai nước

khoáng, bao nilon, ống hút, hộp giấy, hộp sữa, bìa catton …. cho trẻ sử dụng vừa
tiết kiệm, vừa góp phần làm sạch mơi trường là tốt nhất. Nó thật sự có ý nghĩa
lớn lao trong sự phát triển của trẻ. Qua quá trình trải nghiệm thực tế, trẻ sẽ học
được nhiều điều. Trước tiên là sự hiểu biết về nguyên vật liệu, trẻ có thể dùng nó
để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, mong muốn của mình một cách sáng tạo. Ngun
vật liệu đã góp phần không nhỏ để cho trẻ tri giác bởi những đồ dùng, vật liệu
càng phong phú, đa dạng, hấp dẫn mới khiến trẻ ghi nhận một cách có ấn tượng
sâu sắc, mang lại cho trẻ nhiều cơ hội tưởng tượng, tư duy và sáng tạo hơn trong
lúc trẻ thực hành, điều đó có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển toàn diện cho
trẻ. Cụ thể như:
- Phát triển vận động: Luyện vận động các cơ tay, sự khéo léo của bàn tay,
ngón tay và luyện các vận động đi, chạy, nhảy, bật…
- Phát triển nhận thức: Luyện các giác quan (thị giác, thính giác, xúc
giác…), nhận biết mơi trường xung quanh, so sánh, học đếm, định hướng trong
không gian, giải quyết vấn đề…
- Phát triển ngôn ngữ: Cung cấp vốn từ, kích thích trẻ nói, giúp cho trẻ làm
quen với thơ, truyện, chữ viết, đóng kịch…
- Phát triển thẩm mỹ: Gợi cho trẻ những cảm xúc, tình cảm khác nhau (vui
nhộn, thoải mái âu yếm, nhẹ nhàng…), trẻ cảm nhận được cái đẹp từ những đồ
dùng đồ chơi mình tạo ra và biết chân trọng, giữ gìn nó…
- Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội: Trẻ biết hợp tác, chia sẻ, quan tâm
đến bạn bè và mọi người xung quanh, biết thoả thuận…
Mặt khác đối với trẻ mầm non thì trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”, dù ở
hoạt động nào thì trẻ cũng cần có đồ chơi, hay chúng ta có thể nói lớp học mầm
non khơng thể khơng có đồ chơi cũng như giáo viên mầm non khơng thể khơng
có đồ dùng dạy học. Do đó, bằng mọi hình thức, nhà trường và các cơ giáo cần
cung cấp cho trẻ đồ chơi càng nhiều càng tốt. Đặc biệt việc dạy cho trẻ tự làm
đồ chơi là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non.
Vì vậy tơi chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tạo hứng thú
cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên ở trường mầm

non Đơng Sơn- thành phố Thanh Hóa” để nghiên cứu mong muốn tìm ra các
giải pháp hữu hiệu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

1


1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm thực hiện việc chỉ đạo giáo viên tạo hứng thú cho trẻ làm đồ dùng,
đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên trường mầm non Đông Sơn tạo hứng
thú cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. Nội dung sáng kiến
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đối với trẻ mầm non thì hoạt động chơi ln là hoạt động chủ đạo, trị
chơi là nhu cầu tự nhiên khơng thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Nếu như
đứa trẻ thoả mãn với nhu cầu tìm hiểu và khám phá ra những đồ dùng, đồ chơi
thì trẻ sẽ biết cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi đó một cách phù hợp, sáng tạo.
Đồ chơi giúp trẻ được vui chơi và học tập cùng một lúc. Học thông qua đồ chơi
và trị chơi giúp trẻ hình thành thái độ tích cực với việc học tập. Giáo viên sử
dụng nó để dạy các kiến thức về khám phá khoa học, văn học, các biểu tượng
tốn học, tạo hình..., cung cấp và rèn luyện những kỹ năng xã hội cần thiết cho
trẻ và cho sự trưởng thành sau này của chúng. Nó có ý nghĩa như đồ dùng để
dạy và học. Đồ chơi của trẻ và đồ dùng dạy học của cô giáo tuy hai tên gọi
nhưng chung một ý nghĩa. Sử dụng đồ chơi để dạy học là phù hợp với đặc
điểm tâm lý và nhận thức của trẻ em, giúp cho giáo viên có cơ sở thực hiện tốt

chương trình giáo dục mầm non.
Đồ chơi công nghệ cao và đồ chơi tự làm đơn giản đều có chức năng giúp
trẻ tiếp cận với thế giới xung quanh, giúp trẻ giải trí và học tập. Làm đồ chơi cho
trẻ cịn góp phần giao lưu tình cảm giữa cơ giáo và học sinh. Làm một món đồ
chơi tốn ít thời gian tuy trơng không được cầu kỳ đẹp mắt mà trẻ được chơi thì
sẽ có giá trị hơn một thứ đồ chơi làm công phu tốn kém mà chỉ để ngắm. Đồ
chơi cô làm ra nếu tạo cho trẻ hứng thú chơi và học, cho trẻ thêm những niềm
vui khi tới trường đã là một món đồ chơi hữu ích. Cơ giáo cũng nên cho trẻ tham
gia tự làm đồ chơi. Trẻ có thể làm những món đồ chơi đơn giản hoặc góp phần
thực hiện các thao tác thích hợp với khả năng trong món đồ chơi cơ đang tiến
hành. Tuy các sản phẩm của trẻ có thể khơng được bền, đẹp nhưng ý nghĩa của
nó rất lớn. Việc tự làm đồ chơi không chỉ rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay
mà cịn giúp trẻ hình thành sự tập trung chú ý, giúp trẻ tập hoạt động có chủ
đích, có kế hoạch, khẳng định bản thân qua các sản phẩm của mình, tạo cơ hội
tương tác với bạn bè và cơ giáo. Đồ chơi đóng vai trị quan trọng là cầu nối giúp
trẻ được tham gia vào các hoạt động vì hoạt động học được tổ chức dưới dạng
các hoạt động vui chơi, trẻ được trực tiếp tham gia tìm hiểu về nguyên vật
liệu tạo hình đồ chơi, về cấu trúc, hình dáng, màu sắc, cơng dụng...qua đó trẻ
hiểu thêm về đời sống, sinh hoạt, môi trường, các tri thức liên quan và làm quen
dần với các hoạt động, các kỹ năng lao động của xã hội lồi người....Do đó đồ
chơi phải được coi là một phương tiện, một người bạn không thể thiếu trong việc
2


tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, góp phần hình thành và phát triển ngơn
ngữ, nhân cách, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ cho trẻ.
Với việc làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu thiên nhiên, hay
phế thải tạo nhiều đồ chơi cho trẻ, góp phần bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu
cầu chơi của trẻ. Tôi nhận thấy đồ chơi này rất dễ làm, dễ chơi và rất dễ hoạt
động, cách thức chơi cũng sẽ được thay đổi theo sự phát triển của trẻ, theo nhiều

chủ đề và càng có nhiều cách chơi với một đồ chơi thì trẻ sẽ học hỏi được càng
nhiều. Khơng nhất thiết phải tốn nhiều kinh phí, ngay cả các vật liệu giấy cứng,
giấy mềm, chai lọ, khối lập phương (Đồ phế thải) kết hợp với các phụ liệu khác,
bằng sự sáng tạo của mình, chúng ta đều có thể chuyển tải thành những sản
phẩm cho chính trẻ cùng chơi với sản phẩm do mình cùng cơ tạo nên. Tái chế rất
có ích. Trẻ vừa có đồ chơi để chơi vừa giảm lượng rác thải góp phần bảo vệ môi
trường. Vật liệu tái chế đối với các cô mẫu giáo là một nguyên liệu phong phú
để họ có thể thả hồn và trí tưởng tượng nhằm tạo ra các thiết kế các mẫu đồ chơi
thân thiện môi trường, không những góp phần bảo vệ mơi trường, ngăn chặn
chất thải và giảm thiểu rác thải, đồng thời tiết kiệm chi phí.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Thuận lợi:
Trường mầm non Đông Sơn thuộc phường Đơng Sơn thành phố Thanh Hóa
được thành lập năm 1993, hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành nhà trường đã
từng bước phấn đấu vươn lên về mọi mặt, năm 2020 đạt trường mầm non chuẩn
Quốc gia mức độ II.
Được sự quan tâm của ủy ban nhân dân Thành phố, của Đảng ủy UBND
phường Đông Sơn, sự giúp đỡ chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục và đào tạo
thành phố Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà trường có đầy đủ
trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để thực hiện tốt chương trình ni dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ.
Nhà trường có khn viên xanh, sạch, đẹp, thống mát, phịng nhóm rộng
rãi, cơ sở vật chất đầy đủ đảm bảo cho cô và trẻ thực hiện các hoạt động.
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, góp ý, chỉ đạo và tạo điều kiện
cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi qua các đợt thao giảng, dự giờ và qua hội thi
đồ dùng đồ chơi cấp trường.
100% cán bộ, giáo viên có tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ. 100% cán
bộ, giáo viên trong trường được tập huấn chuyên đề làm đồ dùng đồ chơi.
Bản thân tôi đã được tham gia các đợt làm đồ dùng đồ chơi và qua hội thi
đồ dùng đồ chơi cấp trường, cấp Thành phố, học hỏi được kinh nghiệm từ các

bạn đồng nghiệp, từ các trường về tham dự.
Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần đạt trên 90%.
* Khó khăn:
Trẻ chưa có kỹ năng, chưa thích thú tham gia vào các hoạt động làm đồ
dùng, đồ chơi.
Phần lớn phụ huynh chưa quan tâm tới việc làm đồ chơi của trẻ và chưa
tích cực hỗ trợ giáo viên trong việc sưu tầm và ủng hộ các nguyên vật liệu tự
nhiên, phế thải.

3


Do thời gian của giáo viên rất eo hẹp, nên việc làm đồ dùng đồ chơi còn
hạn chế và chưa biết sưu tầm và tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có, phong
phú của địa phương để làm đồ chơi, đồ dùng dạy học do đó hầu hết trên giá góc
của các lớp chưa có hay ít đồ dùng đồ chơi tự cô và trẻ làm và đồ dùng đồ chơi
chưa phong phú.
Chính vì thế mà ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát, đánh giá giáo viên,
đánh giá trên trẻ và thu được kết quả như sau:
Bảng khảo sát giáo viên, trẻ đầu năm học
Tổng
Mức độ
số
giáo
Chưa thường
Nội dung khảo sát
Thường xuyên
viên
xuyên
khảo

Tỷ lệ
Tỷ lệ
TS
TS
sát
%
%
a.Giáo viên:
1. Nhận thức được tầm quan trọng của
24
16
67
6
33
đồ chơi đối với các hoạt động của trẻ.
2. Sưu tầm, lựa chọn các nguyên vật
16
67
8
33
liệu tự nhiên để làm đồ dùng, đồ chơi.
24
3. Xây dựng môi trường giáo dục từ các
12
50
12
50
nguyên vật liệu tự nhiên.
24
4. Tổ chức các hoạt động cho trẻ làm đồ

12
50
12
50
dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu tự nhiên.
24
5. Biết cách làm đồ chơi sáng tạo bằng
10
42
14
56
các vật liệu có sẵn
24
b. Trẻ:
1. Trẻ biết lựa chọn các nguyên vật liệu 360
200
56
160
44
tự nhiên để làm đồ dùng, đồ chơi.
2. Hứng thú tham gia làm đồ dùng, đồ 360
100
28
260
72
chơi từ nguyên vật liệu tự nhiên
3. Có kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi từ
360
100
28

260
72
nguyên vật liệu tự nhiên
4. Hứng thú của trẻ trong các hoạt động
360
160
44
200
56
vui chơi khi giáo viên sử dụng nhiều đồ
dùng, đồ chơi tự tạo
c. Phụ huynh
1. Quan tâm tới sở thích, khả năng tự 360
180
50
180
50
làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu
tự nhiên của trẻ
2. Tham gia ủng hộ nguyên vật liệu cùng 360
120
33
240
67
giáo viên
Bảng khảo sát trên cho ta thấy: Đa số giáo viên nắm được tầm quan trọng
của đồ chơi trong các hoạt động của trẻ, chịu khó sưu tầm nguyên vật liệu làm
đồ dùng đồ chơi, nhưng lại chưa sáng tạo trong quá trình làm đồ dùng đồ chơi
4



và chưa kỹ năng hướng dẫn cho trẻ tự làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật
liệu tự nhiên. Trẻ đã có ý thức sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi
nhưng chưa hứng thú và sáng tạo làm đồ dùng, đồ chơi. Đa số phụ huynh chưa
quan tâm đến sở thích tự tạo ra đồ chơi của con mình từ các nguyên vật liệu tự
nhiên. Trước thực trạng trên tôi đã vận dụng một số giải pháp sau:
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện
2.3.1 Giải pháp 1: Lập kế hoạch, chỉ đạo giáo viên triển khai thực hiện kế
hoạch làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu tự nhiên
Xác định được tầm quan trọng của đồ chơi tự tạo với lứa tuổi mầm non,
vào đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn giáo viên tự làm đồ dùng,
đồ chơi cho trẻ từ các nguyên vật liệu tự nhiên.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi giúp giáo viên củng cố lại tác
dụng của đồ dùng, đồ chơi đối với trẻ mầm non, sau khi giáo viên nắm rõ được
tầm quan trọng của đồ dùng, đồ chơi đối với trẻ, đặc biệt là các đồ chơi tự tạo từ
các nguyên vật liệu tự nhiên như: Đá, sỏi, cát, đất sét, nước, cây, lá, hạt, quả,
Các vỏ hộp bánh, sữa, chai nước uống, lon nước ngọt, vỏ ngao, sò, họa báo, các
loại ngũ cốc… tôi bắt đầu hướng dẫn giáo viên các sưu tầm nguyên vật liệu tự
nhiên một cách đa dạng nhưng gần gũi với trẻ, không gây độc hại cho trẻ.
Để trang bị thêm kiến thức cho mình tơi đã thực hiện và tham khảo thêm tài
liệu về phương pháp dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu như:
Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, Tuyển tập trò chơi dành cho trẻ
từ 3- 6 tuổi, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, trò chơi sáng tạo cùng kisrmart,
và chương trình vui chơi cùng bé trên truyền hình, phần mềm Pinterest và các
trang wed hữu ích khác… Qua đó tơi đã học được nhiều cách tự tạo đồ dùng đồ
chơi từ những nguyên vật liệu đơn giản xung quanh mình, tìm ra cách thức tổ
chức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, từ đó hướng dẫn, chỉ đạo giáo
viên tự làm và hướng dẫn cho trẻ làm ở các thời điểm thích hợp trong ngày.
Bên cạnh việc hướng dẫn cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi, trong kế hoạch
tôi cũng đã chỉ đạo giáo viên mỗi một chủ đề phải có ít nhất một bộ đồ chơi tự tạo

từ nguyên vật liệu thiên nhiên, và đây là một tiêu chí thi đua của các nhóm lớp.
Nhằm đa dạng hơn nữa các loại đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ tôi cũng đã xây
dựng kế hoạch thi đồ dùng, đồ chơi giữa các nhóm lớp chào mừng ngày 20/11.

5


Hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo chào mừng ngày 20/11
2.3.2 Giải pháp 2: Tạo môi trường cho trẻ cảm nhận được ích lợi của việc tận
dụng nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi
Ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo giáo viên tạo ra môi trường cho trẻ
được tiếp cận với đủ các nguyên vật liệu tại các góc chơi, vì đây chính là yếu tố
giúp trẻ cảm nhận vai trò của nguyên vật liệu trong việc làm đồ dùng đồ chơi.
- Trong lớp tôi chỉ đạo giáo viên xây dựng các góc như:
* Góc xây dựng: Tơi cho giáo viên trưng bày tại góc các loại cây xanh, bồn
cây được làm từ ống nước, hộp sữa, cành cây khô, lá cây hay trái cây được làm
từ đất nặn. Bên cạnh đó các ngơi nhà được làm từ vỏ hộp quà hay hộp thuốc
tây…

* Góc khoa học tốn: Tơi cho giáo viên sử dụng cốc trà sữa, cốc nhựa, các
loại hộp, que kem, các loại họa báo để trẻ có thể chơi thêm bớt, ghép hình hay
6


domino… Ngay góc khoa học tốn giáo viên có thể tạo hình thành chiếc nón kỳ
diệu, vịng quay mặt trời, du thuyền hay bậc thang chữ số từ các nguyên vật liệu
tự nhiên để tạo thêm hứng thú cho trẻ.

* Góc phân vai: Tơi chỉ đạo cho giáo viên tạo gian hàng với các loại thực
phẩm được làm từ xốp pitis, xốp ép, vỏ chai...; và trang trí khơng gian “bếp”

bằng những đồ dùng gia đình tự tạo như: cốc chén, nồi, bát, bếp...

- Bên ngoài sân trường và hành lang tôi chỉ đạo xây dựng các không gian
mở như: Khu chợ quê, khu thư giãn và sáng tạo…
Tận dụng khơng gian phía dưới cầu thang tơi cho xây dựng thành góc thư
giãn với nhiều nguyên vật liệu mở cho trẻ thỏa sức sáng tạo, các hộp đựng
truyện và họa báo được làm từ bìa các tơng và tạo hình thành các ngơi nhà đáng
u cùng những giị hoa được tạo từ xốp, giấy màu, ghế ngồi của trẻ cũng được
các cơ may từ vải vụn và xóp, bàn là những chiếc lốp xe, những đồ dùng này
đều rất gũi với trẻ.
7


Hình ảnh khu sáng tạo phía dưới cầu thang
Ở những thời điểm khác nhau của năm học, tôi chỉ đạo cho giáo viên trang
trí khung cảnh từ các nguyên vật liệu tự nhiên phù hợp với từng sự kiện như:
giáng sinh, ngày 22/12, ngày tết cổ truyền... ngay trước sân trường để trẻ và phụ
huynh đều có thể quan sát.

Hình ảnh trang trí ngày tết cổ truyền
Dọc hành lang các lớp học tôi cho giáo viên cùng trẻ làm và treo ngang tầm
mắt trẻ những bức tranh tạo hìnhtừ các nguyên vật liệu tự nhiên như vỏ sò, vỏ
lạc, lá cây...
8


Hình ảnh tranh tự tạo của cơ và trẻ trang trí dọc hành lang
Từ những khơng gian được trang trí bằng các đồ dùng, đồ chơi do chính tay
các cơ cùng các bé tạo ra từ nguyên vật liệu tự nhiên gầ gũi với trẻ đã giúp trẻ
cảm nhận được lợi ích của việc tận dụng nguyên vật liệu phế thải tạo nên đồ

dùng, đồ chơi và tăng thêm hứng thú làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
2.3.3.Giải pháp 3: Sưu tầm các nguyên vật liệu cần cho hoạt động
* Nguyên vật liệu phải thật đơn giản:
Với lứa tuổi mầm non, lứa tuổi cịn q nhỏ, chính vì vậy trước khi lên kế
hoạch để tổ chức hoạt động cho trẻ tơi ln sưu tầm, tìm kiếm để đưa vào các
hoạt động của trẻ những nguyên vật liệu thật đơn giản dễ tìm, an tồn cho trẻ
như: Hộp giấy, sỏi, cát màu, báo cũ, lõi chỉ, bóng, hộp sữa, hộp phomai, xốp
bitist, các loại vỏ sò, vỏ ngao, vỏ ốc, các loại củ quả, lá khô, quả khô… vừa đơn
giản, vừa gần gũi với trẻ
* Nguyên vật liệu dễ thực hiện, an tồn:
Ngồi yếu tố đơn giản, an tồn địi hỏi người giáo viên phải chọn lựa
những vật liệu dễ thực hiện, khơng q khó đối với trẻ mầm non, vì nếu q khó
trẻ sẽ khơng thực hiện nổi và gây ra sự chán nản, mất hứng thú trong quá trình
thực hành tạo ra đồ dùng đồ chơi.
9


Ví dụ: Chúng ta khơng nên đưa ngun liệu như tre, nứa để trẻ làm ra các
chuồng thú hay hàng rào vì nó q cồng kềnh và sắc nhịn dễ gây nguy hiểm cho
trẻ. Nhưng chúng ta có thể thay thế bằng que kem, ống hút hay thì sữa chua….

Ảnh hàng rào từ que kem, ống hút
2.3.4. Giải pháp 4: Tổ chức cho trẻ làm quen trong các hoạt động trong ngày
* Tổ chức cho trẻ làm trong hoạt động chung
Khi sử dụng nguyên vật liệu vào hoạt động chung thì phải thật phù hợp và
hiệu quả. Vì vậy địi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn có ý tưởng và sáng
tạo, chọn nguyên vật liệu phù hợp với đề tài tổ chức hoạt động. Giáo viên cũng
cần biết cách khơi gợi và tổ chức sử dụng nguyên vật liệu xuyên suốt được qua
nhiều hoạt động khác nhau.
+ Ví dụ 1: Đối với hoạt động phát triển vận động: Tôi chỉ đạo giáo viên sử

dụng giấy, hoạ báo, giấy mầu, giấy gói quà để tổ chức vào hoạt động thể dục, và
tổ chức hoạt động như sau:
- Cho trẻ phát hiện ra giấy, so sánh các loại giấy (Giấy bóng kính, giấy dầy,
giấy mỏng…)
- Chơi tự do với giấy.
- Khởi động với giấy: Thả diều để thực hiện các động tác khởi động
- Cầm giấy thực hiện các động tác phát triển chung
- Dùng các loại giấy trẻ thích tạo thành các quả cầu
- Chơi với quả cầu: Đánh cầu, chuyền cầu, tung và bắt cầu, chạy dích dắc
qua các quả cầu….
- Chơi hồi tĩnh thư giản: Cùng mát xa cho nhau bằng các loại giấy mềm
+ Ví dụ 2: Đối với hoạt động tạo hình, tơi hướng dẫn giáo viên sử dụng
các loại củ quả gần gũi với trẻ để tạo hình thành các con vật dễ thương.
Từ những loại củ quả như khoai lang, khoai tây, cam, dưa chuột, cà rốt trẻ
có thể kết hợp với các nguyên vật liệu khác như que tăm, hạt đậu để tạo thành
các con vật mà mình u thích. Qua hoạt động này tôi thấy trẻ rất hứng thú, mà
giáo viên cũng tăng thêm khả năng tưởng tượng, sáng tạo của mình.
10


* Tổ chức trong hoạt động góc
+ Ví dụ 1: Góc khám phá khoa học: Hướng dẫn giáo viên có thể cho trẻ
tận dụng các ly nhựa để làm thử nghiệm về sự kỳ diệu của màu nước

+ Ví dụ 2: Góc văn học: Cháu kể chuyện với các con rối được làm từ giấy
nhún màu, len và nắp hộp bánh, hay với những chiếc sa bàn quay do cô làm ra
mà trẻ có thể thay đổi nhân vật cho bất kỳ câu chuyện nào… Với những sản
phẩm trẻ tự làm ra được đưa vào hoạt động thì tơi tin chắc rằng các cháu sẽ hoạt
động tích cực hơn, kể chuyện hăng say và hứng thú hơn.
11



+ Ví dụ 3: Góc xây dựng: Tơi chỉ đạo giáo viên cho trẻ sử dụng các hộp
sữa, lõi chỉ, que kem, thìa sữa chua, vở hộp sữa, ống hút, cành cây khơ, túi
nilơng… từ đó gợi ý trẻ khám phá các cách xây dựng các cơng trình đơn giản từ
các nguyên vật liệu trên.
Khi trẻ chơi xây dựng tôi có thể gợi ý cho trẻ dùng vỏ hộp sữa yurmost và
que kem đan vào nhau để làm hàng rào, cổng có thể làm từ các vỏ hộp dạng khối
vng hoặc khối chữ nhật chồng lên nhau, như vậy vừa đơn giản mà cơng trình
lại đẹp mắt vì có nhiều màu sắc, các loại cây được làm từ cành khô và trẻ có thể
sử dụng mếch dán để dán lá, hoa, quả theo ý thích…

+ Ví dụ 4: Góc tạo hình: Ở góc tạo hình tơi chỉ đạo giáo viên chuẩn bị
những nguyên vật liệu như vỏ sò, vỏ ngao, hạt gấc, các loại hạt ngũ cốc, họa
báo, lá khô… (Những ngun liệu này cơ có thể nhuộm các màu sắc khác nhau
cho trẻ thêm hứng thú)
12


2.3.5. Giải pháp 5: Chú trọng hình thức thi đua
Từ tâm lý của trẻ em, rất thích được khen ngợi, động viên. Chính vì vậy tơi
đã hướng dẫn giáo viên xây dựng nhiều hình thức thi đua giúp trẻ tăng hứng thú
trong q trình làm đồ dùng, đị chơi từ nguyên vật liệu tự nhiên.
Hình thức tổ chức cho trẻ thi đua làm đồ dùng đồ chơi đầu tiên là hình thức thi
đua theo theo chủ đề, đề tài. Đây cũng là hình thức mà trẻ tham gia rất hứng thú.
* Ví dụ 1: Ở chủ đề phương tiện giao thơng tơi cho trẻ thi đua theo nhóm
làm các loại phương tiện giao thông bằng hộp thuốc (hộp sữa tươi) cho nằm
ngang làm thân xe, hộp thuốc (hộp sữa tươi) đứng làm buồng lái, cắt các vịng
trịn bằng thùng cáctơng làm bánh xe, và dán giấy màu lên hoặc chấm thêm các
nguyên vật liệu khác. Nhóm nào làm xong trước, làm đẹp, khéo sẽ được cơ và

các bạn khen.

* Ví dụ 2: Cơ có thể cung cấp cho trẻ các ngun vật liệu như: Giấy bìa,
hoạ báo, hoa khơ… và cho trẻ tham gia cuộc thi “Sáng tạo cùng bé”, ở trò chơi
này trẻ sẽ phải tự nghĩ ra các đồ chơi mà mình có thể tạo ra từ các nguyên vật
liệu cô cung cấp cho như: Gập điện thoại di động, gập máy bay, làm bưu thiếp,
làm tranh hoa, làm album... Trong một thời gian nhất định đội nào tạo được
nhiều đồ chơi thì đội đó sẽ chiến thắng.
* Ví dụ 3: Từ lõi cuộn chỉ hoặc lõi cuộn giấy vệ sinh, xốp bitít, vỏ hộp sữa
chua, keo dán cô cho trẻ thi đua làm các loại rối, búp bê, con thỏ, con lợn…
13


2.3.6. Giải pháp 6: Tuyên truyên, phối hợp với phụ huynh
Công tác phối hợp với các bậc phụ huynh sẽ tạo được sự thống nhất giữa
gia đình và nhà trường cả về nội dung, phương pháp và cách thức giáo dục trẻ,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen và các phẩm chất nhân
cách tốt ở trẻ. Không những thế, phối kết hợp với các bậc cha mẹ sẽ tạo nên
nguồn lực vật chất và tinh thần, thơng qua đó tun truyền và hướng dẫn những
kiến thức khoa học cho phụ huynh. Từ những ý nghĩa trên mà tôi đã xây dựng
kế hoạch cho giáo viên thực hiện công tác tuyên truyền, phối hợp cùng phụ
huynh bằng các hoạt động cụ thể như:
- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình hoạt động của trẻ
trong ngày qua giờ đón trả trẻ.
- Tổ chức mời phụ huynh tham gia xây dựng môi trường hoạt động của trẻ,
đặc biệt là mời phụ huynh tham dự hoạt động chuyên đề sử dụng nguyên vật liệu
trong việc tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục mầm non mới.
- Qua góc trao đổi với phụ huynh về những đề tài chủ đề sắp tới và những
nguyên vật liệu cần sử dụng và yêu cầu phụ huynh cùng hỗ trợ thêm một số
nguyên vật liệu cần thiết.

- Khuyến khích phụ huynh giao tiếp trò chuyện với trẻ thường xuyên, vận
động phụ huynh cho trẻ xem các chương trình khéo tay hay làm dành cho thiếu
nhi trên các kênh truyền hình như chương trình “xứ sở cầu vồng” trên kênh
VTV7, chương trình làm đồ chơi trên kênh VTV2 phát sóng lúc 19giờ 20 mỗi
ngày, “chương trình vui học cùng bé” trên kênh VTV3 và kênh truyền hình dành
cho thiếu nhi hay trang web pinterest… Thông qua các hoạt động này phụ huynh
cũng hiểu hơn con mình, gần gũi con hơn, tạo điều kiện cho con được thoải mái
sáng tạo và giúp trẻ dần rời xa tivi, điện thoại.
2.3.7. Giải pháp 7: Kiểm tra đánh giá việc giáo viên hướng dẫn và tạo hứng
thú cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên
Đây là một trong những giải pháp quan trọng, là việc làm thường xuyên đối
với những người làm cơng tác quản lý chỉ đạo, Chính vì vậy tơi đã xây dựng kế
hoạch kiểm tra bằng nhiều hình thức: kiểm tra toàn diện, chuyên đề, kiểm tra
theo định kỳ, kiểm tra đột xuất. Đặc biệt dự giờ, thăm lớp rút kinh nghiệm các
hoạt động giáo dục có sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo để chỉ đạo đơn đốc giáo
viên thực hiện có hiệu quả.
Để làm tốt công tác này bản thân tôi và Ban giám hiệu nhà trường phải có
sự đánh giá khách quan, khoa học, phải chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế
của từng giáo viên, từng lớp. Qua quá trình kiểm tra đánh giá tơi nhận thấy rằng:
- 12/12 nhóm, lớp đã thực hiện hiệu quả, sáng tạo trong việc hướng dẫn cho
trẻ làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên và sử dụng các đồ dùng,
đồ chơi tự tạo trong các hoạt động giáo dục.
- 100% giáo viên hứng thú với việc sưu tầm nguyên vật liệu, sáng tạo ra
các đồ dùng, đồ chơi tự tạo mới lạ, đẹp mắt.
- Phụ huynh đã quan tâm hơn đến sở thích, khả năng tự làm đồ dùng, đồ
chơi từ nguyên vật liệu tự nhiên của trẻ, tích cực ủng hộ các nguyên vật liệu tự
nhiên để cô và trẻ cùng sáng tạo.

14



- Đồng thời qua quá trình kiểm tra, đánh giá tôi cũng nhận thấy một số hạn
chế trong cách thức hướng dẫn trẻ tự làm đồ dùng, đồ chơi của giáo viên. Từ đó
uốn nắn một số sai lệch của giáo viên trong công tác hướng dẫn trẻ tự làm đồ
dùng, đồ chơi, giúp cho giáo viên tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và có
những định hướng thống nhất để áp dụng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch. Hơn
nữa Ban giám hiệu nhà trường cũng có đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm và
định hướng kế hoạch thực hiện cho giai đoạn tiếp theo.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Do có sự chỉ đạo chặt chẽ của phòng GD&ĐT thành phố, sự thống nhất
cao trong BGH nhà trường, sau thời gian chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện
“Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên tạo hứng thú cho trẻ làm đồ dùng, đồ
chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên ở trường mầm non Đơng Sơn - thành
phố Thanh Hóa” đa số các giáo viên đã biết lựa chọn nguyên vật liệu và sử
dụng khéo léo, linh hoạt tuỳ thuộc vào khả năng của trẻ, đồng thời tạo được
khơng khí giờ hoạt động nhẹ nhàng, thoải mái... đã thu được nhiều kết quả cao
hơn so với đầu năm học:
Khảo sát giáo viên, trẻ cuối năm học
Tổng
Mức độ
số
giáo
Chưa thường
Nội dung khảo sát
Thường xuyên
viên
xuyên
khảo
Tỷ lệ

Tỷ lệ
TS
TS
sát
%
%
a.Giáo viên:
1. Nhận thức được tầm quan trọng của
24
24
100
0
0
đồ chơi đối với các hoạt động của trẻ.
2. Sưu tầm, lựa chọn các nguyên vật
22
92
2
8
liệu tự nhiên để làm đồ dùng, đồ chơi.
24
3. Xây dựng môi trường giáo dục từ các
24
100
0
0
nguyên vật liệu tự nhiên.
24
4. Tổ chức các hoạt động cho trẻ làm đồ
dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu tự

22
92
2
8
24
nhiên.
5. Biết cách làm đồ chơi sáng tạo bằng
24
24
100
0
0
các vật liệu có sẵn
b. Trẻ:
1. Trẻ biết lựa chọn các nguyên vật liệu
360
360
100
0
0
tự nhiên để làm đồ dùng, đồ chơi.
2. Hứng thú tham gia làm đồ dùng, đồ
360
300
83
60
17
chơi từ nguyên vật liệu tự nhiên
3. Có kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi từ
360

280
77
80
23
nguyên vật liệu tự nhiên
4. Hứng thú của trẻ trong các hoạt động
360
360
100
0
0
15


vui chơi khi giáo viên sử dụng nhiều đồ
dùng, đồ chơi tự tạo
c. Phụ huynh
1. Quan tâm tới sở thích, khả năng tự
làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu 360
tự nhiên của trẻ
2. Tham gia ủng hộ nguyên vật liệu cùng
360
giáo viên

360

100

0


0

300

83

60

17

Qua bảng khảo sát trên cho ta thấy tất cả các giáo viên đã nhận thức được
tầm quan trọng của đồ chơi đối với hoạt động của trẻ, biết cách xây dựng môi
trường môi trường giáo dục từ các nguyên vật liệu tự nhiên và biết làm đồ chơi
tự tạo và tạo hứng thú cho trẻ.
Đa số giáo viên đã quan tâm đến công tác sưu tầm nguyên vật liệu tự nhiên
vừa gần gũi, đơn giản, nhưng vẫn đảm bảo an toàn đối với trẻ mỗi khi cho trẻ
thực hiện, biết cách tổ chức các hoạt động cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi từ
nguyên vật liệu tự nhiên.
Trẻ cùng phụ huynh cũng có ý thức sưu tầm các nguyên vật liệu tự nhiên,
trẻ hứng thú tham gia hoạt động tạo ra đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu
tự nhiên và cũng có kỹ năng hơn.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Từ những biện pháp đã vận dụng vào thực tiễn trong nhà trường bản thân
đã rút ra được một số bài học sau:
Chỉ đạo đội ngũ giáo viên luôn học tập không ngừng nâng cao phẩm chất,
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nắm bắt kịp thời các thông tin đổi mới về
phương pháp giáo dục góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong
Trường mầm non, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ: “Vì lợi ích mười năm
trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Ngay từ đầu năm học phải xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề
làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu tự nhiên và có những đợt phát động cao
điểm.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền thông qua buổi họp phụ huynh, qua
giờ đón - trả trẻ, qua góc tuyên truyền trao đổi, qua các hoạt động của các tổ
chức đoàn thể trên địa bàn, qua việc tổ chức các phong trào thi đua, các chuyên
đề, hội thi cấp trường...
Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục, thu hút sự quan tâm, đóng góp ủng
hộ nhà trường, ủng hộ các cô giáo những nguyên vật liệu tự nhiên cẩn thiết cho các
hoạt động của trẻ.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên theo lịch về chất
lượng giáo viên, của trẻ trong việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong việc: Tổ chức thực hiện
tốt các hoạt động cho trẻ tự tạo đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu tự nhiên và
cùng cô xây dựng môi trường lớp học từ vật liệu tự nhiên.

16


3.2. Kiến nghị
Đề nghị PGD thành phố tiếp tục tổ chức hội thi làm đồ dùng, đồ chơi từ
nguyên vật liệu tự nhiên cấp Thành phố để các nhà trường được học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau..
Trên đây là một số giải pháp của bản thân tơi trong q trình chỉ đạo giáo
viên trong nhà trường tạo hứng thú cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật
liệu thiên nhiên. Rất mong sự góp ý, đánh giá bổ sung của Hội đồng khoa học,
và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh hóa, ngày 02 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan SKKN là của tơi,
khơng sao chép của ai khác
Người viết

Hồng Hồi Thu

17


1.
2.
3.
4.
5.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương trình giáo dục mầm non NXBGD Việt Nam.
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non
Một số vấn đề quản lý trường Mầm non.
Tài liệu "Hướng dẫn ký năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non từ
nguyên vật liệu đơn giản".
Trang web: Pinterest

18


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hoàng Hoài Thu
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Phó hiệu trưởng- Trường mầm non Đông Sơn

TT

1.

2.

3.

4.

5.

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp chỉ đạo
giáo viên học tốt công tác Bồi
dưỡng thường xuyên
Một số giải pháp để thực hiện
tốt công tác tự đánh giá kiểm
định chất lượng giáo dục
trường mầm non
Một số biện pháp chỉ đạo
giáo viên xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm đạt hiệu quả cao tại
trường mầm non Đông SơnThành phố Thanh Hóa

Một số giải pháp nâng cao
chất lượng chăm sóc- ni
dưỡng trẻ ở trường mầm non
Đơng Sơn- Thành phố Thanh
Hóa
Một số giải pháp chỉ đạo giáo
viên mẫu giáo tổ chức thực
hiện tốt các hoạt động phát
triển kỹ năng vận động nhằm
nâng cao thể lực cho trẻ ở
trường mầm non Đơng Sơnthành phố Thanh Hóa

Cấp đánh
Kết quả
giá xếp loại
đánh giá
(Phịng, Sở, xếp loại (A,
Tỉnh...)
B, hoặc C)
Phòng giáo
dục và đào
B
tạo Thành
phố
Phòng giáo
dục và đào
B
tạo Thành
phố


2014- 2015

Hội đồng
KHSK
Thành phố
Thanh Hóa

A

2017- 2018

Hội đồng
KHSK
Thành phố
Thanh Hóa

A

2018- 2019

Phịng giáo
dục và đào
tạo Thành
phố

A

2019- 2020

Năm học

đánh giá
xếp loại

2016- 2017

19



×