Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TS ĐỖ HỒNG THÁI NGHIÊN CỨU VÀ DẠY HỌC - LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT BẮC (TS ĐỖ HỒNG THÁI) Phần 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.93 KB, 17 trang )

không thành, chúng treo thưởng: “Ai bắt được Sùng Mi
Chảng thi thấp nhất cũng được chức bang tá".
Do kỉ luật thiếu chặt chẽ, nghiêm minh, bọn phản động
đã trà trộn vào hàng ngũ nghĩa quân, chúng bắt Sùng Mí
Chảng nộp cho Pháp. Chàng trai anh dũng của cao nguyên
Đồng Văn hi sinh mới có 28 tuổi đời.
Năm 1905 đồng bào Nùng ở Hồng Su Phì lại vùng dậy
đấu tranh giết chết sĩ quan Pháp, khiến lực lượng địch ở đó
phải kinh hồng, tìm cách đối phó. 1
Trong những năm 1911-1912 Vàng Chỉn Pang đã kêu
gọi đồng bào Mèo (H’mông) ở Đường Thượng - Yên Minh
khởi nghĩa. Khoảng thời gian từ 1930-1940 ở Hà Giang
liên tục nổ ra những cuộc đấu tranh chống bắt phu, sưu cao,
thuế nặng cúp tiền lương tiêu biểu ở các huyện Bắc Quang,
Hồng Su Phì, Vị Xuyên...
Các cuộc đấu tranh ở giai đoạn này tuy nổ ra liên tục, ở
nhiều nơi đã có sự phối hợp đồn kết đấu tranh giữa các
dân tộc, song nhìn chung lực lượng còn mỏng, thiếu kinh
nghiệm tổ chức đấu tranh, chưa có đường lối rõ ràng đúng
đắn, cho nên các cuộc khởi nghĩa đó đều bị kẻ thù dập tắt
nhanh chóng.
Vậy nhưng đó là bằng chứng về lịng dũng cảm và ý chí
quật cường, khơng chịu khuất phục của đồng bào các dân

137


tộc ở Hà Giang. Đây là một trong những nhân tố quan trọng
để sau này Đảng ta phát huy, thúc đẩy sự nghiệp cách mạng
đi tới thắng lợi hoàn toàn.
- Phân tích âm mưu thâm độc trong các chinh


sách cảnh của thực dân pháp ở Hà Giang?

?

- Hậu quả của những chính sách đó đối với
đời sống của các tầng lớp nhân dân ở Hà
Giang ?
- Đánh giá phong trào đấu tranh chống Pháp
của nhân dân Hà Giang?

Bài 3: PHONG TRÀO VIỆT MINH Ở CAO BẰNG
1. Sự ra đời và phát triền của các tổ chức Việt Minh
ở Cao Bằng.
Ngày 8-2-1941 đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ Trung
Quốc trở về Pắc Bó (Cao Bàng) để chỉ đạo phong trào cách
mạng ở Việt Nam. Tại đây Người đã mở lớp đào tạo cán
bộ, chỉ đạo việc thực hiện thí điểm chương trình Việt Minh
ở các châu Hồ An, Hà Quảng, Ngun Bình. Chương trình
Việt Minh được quần chúng hoan nghênh, các tổ chức quần
chúng nhanh chóng được thành lập, ngày càng thu hút đơng
đảo hội viên.
Sau 3 tháng thí điểm việc xây dựng các tổ chức quần
chúng ở Châu Hoà An, Hà Quảng và Nghiên Bình đã kết
nạp được hơn 2.000 hội viên thuộc nhiều dân tộc khác
nhau: Tày, Nùng, Kinh, Dao, H'mông. Các tổ chức quần
138


chúng hoạt động sôi nổi ở nhiều nơi, tiêu biểu là các tổng
xã: Tĩnh Oa, Nhượng Yên, Cao Bằng (Châu Hồ An), Nời

Sác, Trưởng Hà, Hồ Mục, Sóc Hà, n Lũng (châu Hà
Quảng) Gia Bằng, Kỳ Chỉ (Nguyên Bình) v.v...( 1 ).
Sự phát triển của phong trào cách mạng ở Cao Bằng là
cơ sở thực tiễn để Đảng ta khẳng định chủ trương thành lập
Mặt trận Việt Minh tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ
VIII tháng 5 - 1941 (tại Khuổi Nậm, Pắc Bó, Cao Bằng).
Sau Hội nghị Trung ương VIII, phong trào Việt Minh ở
Cao Bằng phát triển mạnh. Từ cuối năm 1942 đến đầu năm
1943 phong trào lan rộng khắp các châu của tỉnh Cao Bằng
(Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An, Quảng Uyên, Bảo Lạc
v.v...). Đến giữa năm 1943 các tổ chức Việt Minh được xây
dựng ở các vùng đồng bằng dân tộc ít người (Dao, H'mơng)
và khai thông đường liên lạc sang các tỉnh lân cận. Ủy ban
Việt Minh các cấp được thành lập đã chỉ đạo quần chúng
đấu tranh, tạo tiền đề mọi mặt, chuẩn bị đón thời cơ khởi
nghĩa giành chính quyền ở địa phương.
2. Phong trào Việt Minh từ 1941 - 1945
Từ đầu năm 1941 một số đồng chí cán bộ ưu tú của
Đảng như: Vũ Anh, Phùng Chí Kiên, Phạm văn Đồng, Võ
Nguyên Giáp v.v... lên Cao Bằng hoạt động, đã chỉ đạo
phong trào cách mạng ở địa phương khắc phục khó khăn
sau những ngày tháng bị địch khủng bố. Cao Bằng được
1

(1) Theo lịch sử đảng bộ tinh Cao Bằng. Tập 1 (sơ thảo).
Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng. 1982
139


chọn làm nơi thí điểm xây dựng căn cứ địa cách mạng, đặc

biệt là việc xây dựng các tổ chức quần chúng của mặt trận
Việt Minh. Các đồng chí cán bộ Trung ương đã gấp rút tổ
chức nhưng lớp huấn luyện cán bộ ở Hồ An, Ngun
Bình, Ngân Sơn v.v.. Tại Pắc Bó, đồng chí Nguyễn ái Quốc
đã biên soạn nhiêu tài liệu quan trọng, sáng lập ra tờ báo
Việt Nam độc lập, tiến hành đào tạo cán bộ, giác ngộ quần
chúng.
Báo “việt Nam độc lập" ra số đầu ngày 1-8-1941, phát
hành mỗi tháng 3 kì, mỗi kì 400 số.
Tài liệu chủ yếu được tuyên truyền lúc đó là "Việt
Minh ngũ tự kinh". Đó là chương trình, điều lệ Việt Minh
được biên soạn dưới dạng văn vần. Đồng chí Võ Nguyên
Giáp đã dịch tài liệu này ra tiếng Tày, Dao và tiếng
H'mông.
Ban Việt Minh các châu lần lượt ra đời đã chỉ đạo tổ
chức đoàn thể, củng cố đoàn kết, xây dựng mặt trận Việt
Minh.
Cuối năm 1942 Đại hội đại biểu Việt Minh tỉnh Cao
Bằng được triệu tập ở Lam Sơn (Hoà An). Hội nghị nhấn
mạnh việc cần thiết phải phát triển cơ sở Việt Minh ở vùng
đồng bào Dao, H'mông. Đến năm 1943 phong trào Việt
Minh đã phát triển rộng khắp các châu và các vùng cao hẻo
lánh, thêm nhiều châu, xã hoàn toàn ra đời. Phong trào Việt
Minh đã lơi kéo cả một bộ phận binh lính người Việt trong
quân đội Pháp ngả theo cách mạng.
140


Cùng với việc phát triển các tổ chức quần chúng, phong
trào học tập văn hoá được đẩy mạnh ở nhiều nơi, tiêu biểu

là các châu Hoà An, Hà Quảng, Nguyên Bình.
Ở Ngân Giao (Nà Sác - Hà Quảng) đã tổ chức lớp học
tập trung thu hút hơn 100 học viên đủ các lứa tuổi tham gia.
Lớp được chia thành nhiều ca, vừa học văn hoá, vừa nghiên
cứu tài liệu tuyên truyền cách mạng, điều lệ, chính sách của
mặt trận Việt Minh.
Đầu năm 1943. Đại hội “Mần non văn hoá” được triệu
tập ở xã Trường Hà (Hà Quảng) có hơn 1000 học viên
tham dự
Cùng với việc xây dựng, củng cố lực lượng chính trị là
việc xây dựng lực lượng vũ trang. Các đội tự vệ chiến đấu
đã ra đời làm nhiệm vụ liên lạc, bảo vệ cán bộ và các cơ sở
cách mạng của mặt trận Việt Minh. Đây là lực lượng chủ
yếu tham gia chống sự khủng bố của địch sau này. Thực
hiện chủ trương “Nam tiến” của Trung ương Đảng. tháng
11-1943 Tỉnh uỷ Cao Bằng đã tổ chức 19 ban xung phong
“nam tiến" nối liền căn cứ địa Cao Bằng với căn cứ địa Bắc
Sơn - Võ Nhai.
Hè năm 1943 Trung ương Đảng triển khai kế hoạch
“Nam tiến". Tuyến thứ nhất do đồng chí Võ Nguyên Giáp
chỉ huy xuất phát từ Kim Mã (Nguyên Bình) vượt Ngân
Sơn, gặp đội cứu quốc quân ở Nghĩa Tá (Chợ Đồn - Bắc
Cạn) tháng 11/1943.
Tuyến thứ hai theo hướng Đông Nam, qua Thạch An
141


xuống Tràng Định, Bình Gia (Lạng Sơn) nối liền căn cứ đa
Cao Bằng và căn cứ đa Bắc Sơn - Võ Nhai.
Tuyến thứ ba do đồng chí Phạm Văn Đồng chỉ huy tiến

theo hướng Tây Bắc, qua Bảo Lạc đến Bắc Mê (Hà Giang)
xuống Nà Hang (Tuyên Quang).
Hoảng sợ trước phong trào Việt Minh ở Cao Bằng, thực
dân Pháp một mặt tìm cách lơi kéo, mua chuộc những phần
tử xấu, mặt khác tăng cường hệ thống đồn bốt, tiến hành
vây ráp, khủng bố dã man ở nhiều nơi. Sau những đợt
khủng bố liên tiếp, kéo dài, nhiều cơ sở của ta bị lộ, địch
bắt và giết nhiều cán bộ Việt Minh, làng bản bị tàn phá, có
nơi bị đốt sạch, phá sạch".
Địch tiến hành khủng bố từ cuối 1943 trên qui mô lớn.
Tháng 11/1943 chúng lùng sực ở Chợ Rã bắt giết 14 cán bộ
của ta. Tháng 12-1943 Pháp càn quét các xã Trung Hoà,
Thượng Ân, Cốc Đán (Ngân Sơn) bắt nhiều hội viên trung
kiên và 13 gia đình có người tham gia hoạt động cách
mạng.
Đầu năm 1944, lịch khủng bố ở Hoà An, bắt 53 người,
giết 3 cán bộ bêu đầu ở cổng chợ Cao Bình, Nước Hai. Ở
Hà Quảng địch bắt 20 cán bộ, giết 2 chiến sĩ bêu đầu ở cui
Sóc Giang, Tại Ngun Bình, hơn 100 hội viên bị bắt trong
đó cốm người bị giết hát. Ở Bảo Lạc 10 chiến sĩ của ta trên
đường "Tây tiến” bị tàn sát ở Nà Phùng (xã Li Bôn)( 1 )...
(1). Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng Ban Nghiên cứu
lịch sử Đảng tỉnh Cao Bằng ? Tr. 122 -123.
142


Trước tình hình đó, cuối năm 1943 tỉnh uỷ đã triệu tập
hội nghị ở Ngườm Sưa (Hoà An) quyết định thành lập các
tổ chức Việt Minh trung kiên, lập "Ban xung phong chống
khủng bô củng cố lực lượng tự vệ, thành lập nơi vũ trang

tập trung.
Ngay sau đó, lực lượng "xung phong chống khủng bồ
đã tiến hành diệt trừ hơn 100 tên tay sai phản động và bọn
chỉ điểm, khiến quân địch khiếp sợ. Từ giữa năm 1944 nhất
là sau khi có lời kêu gọi "Sắm vũ khí, đuổi thù chung" của
Trung ương Đảng (8/1944), khơng khí cách mạng ở Cao
Bằng trở nên sôi sục chuẩn bị tiến tới một cuộc khởi nghĩa
vũ trang.
Giữa lúc đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, đã kịp
thời đình hỗn cuộc khởi nghĩa vì thời cơ cách mạng chưa
chín muồi.
Ngày 9.3.1945 Nhật đảo chính Pháp tạo nên sự khủng
hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương. Căn cứ vào Bản chỉ
thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" của
Trung ương Đảng, Ban thường vụ liên tỉnh Cao-bắc-lạng
đã triệu tập hội nghị Lam Sơn (Hoà An) ra nghị quyết chỉ
đạo cách mạng trong tình hình mới. Thực hiện chỉ thị đó.
Các cơ sở Đảng, các tổ chức Việt Minh đã phát động quần
chúng nổi dậy khởi nghĩa từng phần giành thắng lợi ở nhiều
nơi.
Chưa đầy 1 tháng sau ngày Nhật đảo chính Pháp, các
châu Hồ An, Hà Quảng, Ngun Bình, Ngân Sơn, Chợ
Rã, Thạch An, Quảng Uyên, Trùng Khánh và một phần của
143


Bảo Lạc đã giành chính quyền. Ban Việt Minh các châu,
tổng, xã thực hiện chức năng chính quyền cách mạng nhân
dân tuyên bố trừng trị bọn phản động tay sai, khoan hồng
những người lầm đường về với cách mạng, trước vũ khí

của địch trang bị cho ta, củng cố khối đoàn kết trong các tổ
chức quần chúng.
Trong những ngày tổng khởi nghĩa, các tổ chức, quần
chúng của mặt trận Việt Minh ở Cao Bằng đã biểu tình thị
uy có lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ xung kích, mở
đường làm tan rã chính quyền địch, giành chính quyền
ngày 22/8/1945 hồn thành cuộc cách mạng tháng Tám
trong toàn tỉnh.
3. Ý nghĩa của phong trào Việt Minh ở Cao Bằng.
Phong trào Việt Minh ở Cao Bằng xuất hiện sớm nhất
trong cả nước. Từ thực tiễn của việc xây dựng thí điểm căn
cứ địa Cao Bằng, phát triển và củng cố các tổ chức cách
mạng của quần chúng, Đảng ta đã khẳng định chủ trương
thành lập Mặt trận Việt Minh tại Hội nghị Trung ương lần
thứ VIII (5/1941).
Phong trào Việt Minh ở Cao Bằng đã tạo dựng hệ thống
tổ chức quần chúng chặt chẽ và rộng lớn, xây dựng lực
lượng chính trị hùng hậu, củng cố căn cứ địa Cao Bằng trở
thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam. Từ
Cao Bằng, phong trào Việt Nam phát triển mạnh sang các
vùng lân cận và nhanh chóng toả ảnh hưởng trong phạm vi
rộng lớn khắp cả nước.
Trên cơ sở lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang cách
mạng đã ra đời. Sự kết hợp chặt chẽ của lực lượng chính trị
và lực lượng vũ trang đã tạo ra sức mạnh tổng hợp, giành
144


thắng lợi từng bước qua khởi nghĩa từng phần, tiến tới tổng
khởi nghĩa giành thắng lợi cuối cùng khi thời cơ cách mạng

chín muồi.
Phong trào Việt Minh ở Cao Bằng đã để lại những bài
học quí báu cho cách mạng Việt Nam trong quá trình đấu
tranh chống kẻ thù xâm lược. Đó là việc xây dựng các tổ
chức quần chúng của mặt trận dân tộc thống nhất, củng cố
mở rộng căn cứ địa cách mạng, tổ chức quần chúng đấu
tranh phù hợp với tình hình thực tiên đặt ra v.v..? Với
những lẽ đó, Cao Bằng xứng đáng là nơi đầu nguồn của
cách mạng cả nước.
- Vì sao phong trào Việt Minh ở Cao Bằng
xuất hiện sớm nhất trong cả nước ?

?

- Vì sao Phong trao Việt Minh ở Cao Bằng
được coi là điển hình ?
- Phân tích ý nghĩa của Phong trào Viết Minh
ở Cao Bằng ?

Bài 4: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Ở TUYÊN
QUANG

1. Tình hình ở Tuyên quang trước cuộc khởi nghĩa.
Bước sang năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ
2 có nhiều chuyển biến có lợi cho lực lượng hồ bình dân
chủ, đặc biệt là đối với cách mạng các nước thuộc địa.
145


Tuyên Quang cũng nằm trong sự chuyển biến mau lẹ của

tình hình tồn quốc, song có nét độc đáo riêng. Đầu năm
1945, địa bàn hoạt động cách mạng được mở rộng ở hầu
hết các địa phương của tỉnh Tuyên Quang.
Phong trào cách mạng phát triển mạnh ở các huyện Sơn
Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá, thanh thế của Việt Minh
ngày càng sâu rộng trong đồng bào các dân tộc.
Ngày 9-3-1945 phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất
cẳng để quốc Pháp để độc chiếm thị trường Đơng Dương.
Ngay đêm đó Ban Thường vụ Trung ương đảng đã họp hội
nghị mở rộng và sau đó ra chỉ thị lịch sử: "Nhật Pháp bắn
nhau và hành động của chúng ta”
Tại Tuyên Quang, quân Pháp bỏ chạy trước lúc quân
Nhật tiến vào thị xã, chính quyền tay sai của Pháp ở các địa
phương tán loạn, hoang mang, khơng khí cách mạng trong
quần chúng càng thêm sôi sục. Thời cơ cách mạng đã đến,
thời điểm giành chính quyền cho các địa phương ở khu vực
Tuyên Quang đang độ chín muồi.
2. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang.
Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp phân khu uỷ phân
khu Nguyễn Huệ đã triệu tập cuộc họp cán bộ tại Khuổi
Kẹn (xã Minh Thanh - huyện Sơn Dương hiện nay) do
đồng chí Song Hào chủ trì. Sau khi phân tích tình hình cuộc
họp đã thống nhất nhận định: Nhật, Pháp bắn nhau chứng
tỏ cả hai kẻ thù của dân tộc đều bị suy yếu. Đó là thời cơ
thuận lợi để phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính
146


quyền. Ban chỉ huy đã chọn Thanh La (tức Minh Thanh)
làm nơi thử nghiệm, "bắt mạch" sự phản ứng của kẻ thù.

Ngay đêm đó, quân khởi nghĩa đã tập trung lực lượng
kẻo vào tước vú khí của lĩnh dõng ở Tổng Thanh La, bọn
Tổng Lí, Kỳ hào run sợ đem giấy tờ, triện đồng, súng đạn
nộp cho quân cách mạng.
Ngay hơm sau (11-3-1945) qn khởi nghĩa tổ chức mít
tinh ở đình Thanh La kêu gọi nhân dân ủng hộ cách mạng
đồn kết vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Đồn
người dự mít tinh đã biến thành đồn biểu tình kẻo về
huyện lỵ Sơn Dương. Ngày 15-3 lực lượng địch ở đồn
Đăng Châu (huyện lị Sơn Dương) ngoan cố chống cự bị lực
lượng ta tiêu diệt, huyện lỵ Sơn Dương được giải phóng,
châu Tự Do ra đời.
Một hộ phận lực lượng tiếp đó tiến lên giải phóng
huyện lỵ Chiêm Hố (28-3-1945) thành lập châu Khánh
Thiện, giải phóng huyện ly Nà Hang (4/1945), châu Xuân
Trường được thành lập.
Đến giữa tháng 5/1945 ta giải phóng một số xã thuộc
huyện Yên Sơn và sau đó giải phóng huyện lỵ Hàm Yên
(15/5/1945).
Cho đến tháng 6/1945 chính quyền cách mạng được
thành lập ở hầu hết các nơi (trừ thì xã Tun Quang). Vùng
giải phóng được mở rộng nối liền các huyện Sơn Dương,
Yên Sơn, Chiêm Hoá, Na Hang sang các vùng Đại Từ,
Định Hoá (Thái Nguyên) Chợ Đồn (Bắc Cạn). Đó là cơ sở
147


thuận lợi để khu giải phóng Việt Bắc được thành lập ngày
4/6/1945 và Tân Trào được chọn làm thủ đô của khu giải
phóng. Đây là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam dân

chủ cộng hoà sau này. Tại nơi đây đã diễn ra hội nghị toàn
quốc của Đảng (13/8/1945) và Đại hội quốc dân (1617/8/1945) quyết định việc tổng khởi nghĩa giành chính
quyền trong cả nước.
Đêm 16/8/1945 ủy ban khởi nghĩa tỉnh Tuyên Quang
được thành lập thông qua kế hoạch giải phóng thị xã. Ngày
17/8/1945 lực lượng giải phóng thị xã bao gồm lực lượng
vũ trang địa phương, đội tự vệ mỏ than vả các xã lân cận đã
nhanh chóng chiếm các vị trí quan trọng như: trại bảo an
binh, sở kiểm lâm, bưu điện, ngân hàng... Quần chúng nhân
dân đổ ra đường phố cùng lực lượng vũ trang bao vây, uy
hiếp trại lính Nhật. Lực lượng địch ngoan cố chống cự song
đến ngày 24/8/1945 buộc phải đầu hàng. Thị xã Tun
Quang được hồn tồn giải phóng, ủy ban nhân dân cách
mạng lâm thời được thành lập, đồng chí Nguyễn Cơng
Bình được cử làm Chủ tịch.
3. Ngun nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cách
mạng tháng Tám ở Tuyên Quang.
Cuộc cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang nhanh
chóng giành thắng lợi bởi những nguyên nhân cơ bản sau:
Tình hình trong nước và địa phương có những thuận lợi
cơ bản, cơ quan Trung ương đóng tại địa phương nên kịp
thời chỉ thị cho Đảng bộ địa phương lãnh đạo nhân dân tiến
148


hành khởi nghĩa từng phần đúng thời cơ.
- Đảng bộ cơ sở chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo
phong trào cách mạng ở địa phương.
Phong trào cách mạng đã phát triển mạnh ở các huyện,
xã quần chúng cách mạng ở tư thế sẵn sàng vùng dậy đấu

tranh.
-

Chính quyền địch ở địa phương khủng hoảng, suy
yếu.

Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám ở Tuyên
Quang là mốc lịch sử quan trọng, mở ra thời kì mới cho
nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng với cả nước bước vào
kỉ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi đó đã chấm dứt thời kì đen tối, khổ đau của
đồng bào, các dân tộc dưới ách thống trị của đế quốc, phát
xít và chính quyền phong kiến tay sai, đưa nhân dân từ địa
vị nô lệ lên làm chủ quê hương, có điều kiện để cống hiến
sức mình xây dựng, bảo vệ thành quả vĩ đại của cuộc Cách
mạng tháng Tám. Thắng lợi đó cịn mở ra một thời kì phát
triển toàn diện, mọi mặt của địa phương trong những giai
đoạn sau này.

?

- So sánh khởi nghĩa từng phần ở Tuyên
Quang với những địa phương khác ?
- Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc
cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang.

Bài 5: BẮC THÁI KHÁNG CHIẾN CHỐNG
149



THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 - 1954)
1. Tích cực xây dựng lực lượng, chuẩn bị kháng
chiến.
Thực hiện chỉ thị "Kháng chiến, kiến quốc" của Ban
chấp hành Trung ương Đảng (25/11/1945), Tỉnh uỷ Bắc
Cạn, Thái Nguyên (Bắc Thái) đã chỉ đạo việc thực hiện
những nhiệm vụ cấp bách sau ngày cách mạng tháng Tám
thành công. Chỉ trong một thời gian ngắn, các địa phương
đã kiện tồn bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân các
cấp, diệt giặc dốt, giặc đói v.v...
Cuối năm 1946 cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
Hưởng ứng lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến của Hơ Chủ
Tịch (20/12/1946) và bản chỉ thị 'Toàn dân kháng chiến của
Ban Thường vụ Trung ương Đảng (22/12/1946), Bắc Thái
tích cực xây dựng lực lượng, sẵn sàng chiến đấu chống
thực dân Pháp xâm lược.
Nhiệm vụ cấp thiết lúc này là xây dựng lực lượng vũ
trang. Toàn tỉnh dấy lên phong trào luyện tập dân quân tự
vệ. Đầu năm 1947 Tỉnh đội dân quân được thành lập để chỉ
đạo việc xây dựng, phát triển lực lượng dân quân, du kích ở
địa phương. Đến tháng 4/1947 các huyện thuộc Bắc Cạn
(phía Bắc của tỉnh) đã thành lập được 17 đại đội dân quân,
du kích. Có nơi đã xây dựng được lực lượng vũ trang thốt
li sản xuất. Các huyện phía Nam đã tập hợp được gần 300
chiến sĩ.
Cùng với việc phát triển lực lượng dân quân du kích,
150


Thái Nguyên đã xây dựng một trung đoàn bộ đội chủ lực

(trung đoàn 72). Tất cả các lực lượng vũ trang đang tích
cực luyện tập, ln ở tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Song song với việc xây dựng lực lượng là việc thực
hiện “tiêu thổ kháng chiến". Cuối năm 1946 đến đầu năm
1947 các Ban phá hoại của tỉnh và các cơ sở đã chỉ đạo
nhân dân tiến hành phá những cơng trình kiên cố trong các
thị trấn, thị xã (nhà ở, cầu cống, đường giao thông v.v...)
Lúc này công tác tản cư đang đặt ra những yêu cầu cấp
thiết. Ủy ban tản cư, di cư được thành lập để chỉ đạo công
việc này. Khẩu hiệu "tản cư là yêu nước" xuất hiện ở nhiều
nơi. Với tinh thần "lá lành đùm lá rách" nhân dân ở Bắc
Thái không chỉ gắng sức giúp nhau di cư mà còn tạo điều
kiện để trợ giúp đồng bào ở các tỉnh bạn tản cư đến tỉnh
nhà.
Ủy ban tản cư, di cư Bắc Thái đã tố chức bố trí nơi ăn ở
làm việc cho 63.000 dân các tỉnh khác tản cư đến. Trợ giúp
5 triệu đồng cứu tế hơn 10.000 người và tổ chức xây dựng
nơi sản xuất, ổn định đời sống cho đồng bào tản cư( 1 ).
Tỉnh đã chỉ đạo đồng bào địa phương nhanh chóng thu
hoạch mùa màng, cất giấu lương thực, thực phẩm vào nơi
an tồn, thực hiện "vườn khơng nhà trống". Đồng bào địa
phương cịn tích cực vận chuyển kho tàng, thiết bị máy
móc, vật tư của Trung ương và địa phương sơ tán vào nơi
(l) Theo: Lịch sử Đang bộ tỉnh Bắc. Ban nghiên cứu lịch sử
Đảng tỉnh Bắc Thái, tập 1. Xuất bản 1980
151


bí mật, đặc biệt góp phần xây dựng An tồn khu (ATK)
Trung ương ở một số vùng.

2. Quân, dân Bắc Cạn, Thái Nguyên chiến đấu bảo
vệ quê hương.
a) Góp phần phá tan kế hoạch tấn công việt Bắc của
thực dân Pháp (thu đông 1947).
Cuối năm 1947, thực dân pháp mở cuộc tấn công lên
Việt Bắc, nhằm tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta và cơ
quan đầu não của cuộc kháng chiến, nhanh chóng kết thúc
cuộc chiến tranh. Ngày 7, 8/10/1947, địch nhảy dù xuống
Bắc Cạn, Chợ Mới v.v... Những toán quân dù vừa tiếp đất
đã bị lực lượng vũ trang Bắc Cạn tiến đánh.
Sau đó, lực lượng du kích địa phương đã lợi dụng địa
hình hiểm trở trên các tuyến giao thơng, phục kích đánh
địch, tiêu hao sinh lực của chúng, chặn đứng các cuộc hành
quân càn quét, lùng sục các kho tàng, cơ sở kháng chiến
của ta.
Ngày 9.10 du kích xã Yên Định và Chợ Mới đã đánh
tan cuộc lùng phá của địch bảo vệ kho tàng, công xưởng
của ta, tiêu diệt hàng chục tên địch. Cùng thời gian này du
kích Cao Kỳ (Bạch Thơng) dùng địa lơi phá 3 xe quân sự
tiêu diệt hơn 50 tên địch. Du kích Bắc Cạn, Phủ Thơng,
Chợ Rã liên tục quấy rối địch trên đường quốc lộ 3.
Sau những thất bại đó, địch phải rút khỏi chợ Đồn, ý đồ
hợp quân của địch ở Chiêm Hoá bị thất bại, một gọng kìm
bao vây Việt Bắc bị bẻ gãy.
152


Từ cuối tháng 11 đến tháng 12/1947 địch cho quân
chiếm nhiều nơi thuộc các huyện: Phú Bình, Phổ Yên,
Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai, Phú Lương, Định Hoá. Ta chủ

động chặn đánh địch ở nhiều nơi tiêu diệt bộ phận quan
trọng sinh lực địch.
Ngày 26/11/1947 quân và dân Đại Từ, Võ Nhai chặn
đánh lực lượng lính dù của địch. Ở Võ Nhai ta diệt 10 tên
địch nhưng do lực lượng quá chênh lệch cuộc chiến diễn ra
không cân sức, nhiều đồng chí của ta bị hy sinh, bộ phận
lực lượng còn lại phải tim đường rút lui".
Ngày 28/11/1947, lực lượng vũ trang Định Hoá chặn
đánh địch ở đèo Kim, diệt gần 100 tên, phá tan kế hoạch
tiến sang Sơn Dương (Tuyên Quang) của địch buộc chúng
Phải rút về Phú Minh (Đại Từ). Tại đây chúng lại bị ta truy
kích, chặn đánh. thêm 12 tên bỏ mạng, hàng chục tên khác
bị thương.
Hai ngày sau (30/11/1947) bộ đội chủ lực và bộ đội địa
phương tấn công thị xã Bắc Cạn, thị trấn Phủ Thông diệt
hơn 50 tên địch.
Sau những thất bại liên tiếp, đầu tháng 12/1947, địch
phải rút khỏi một số vị trí chiến lược quan trọng (Định Hố
6-12) (Võ Nhai 7-12). Đến cuối tháng 12/1947 thị xã Thái
Nguyên và một số huyện phía Nam được giải phóng, qn
và dân Bắc Cạn, Thái Ngun đã góp phần tích cực vào
thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu đơng năm 1947.
b) Giải phóng quê hương.
153



×