Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.99 MB, 91 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Người viết cam đoan

Lưu Thị Ngân


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình,
sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể giúp tơi hồn thành tốt luận
văn này.Trước hết, tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS.TS Diệp Gia
Luật - người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt những
kiến thức cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng Sau đại học và các thầy, cơ giáo
Trường Đại học Lâm nghiệp cũng như Phân hiệu trường Đại học Lâm nghiệp,
các bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Xin cảm ơn Ban Lãnh đạo UBND xã Sông Trầu, Ban chủ nhiệm HTX
Mai Linh đã tạo nhiều điều kiện thuậnlợi cho tôi học tập, đã giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi điều tra thu thập số liệu ngoại nghiệp và hoàn thành luận
văn. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân
trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tơi hồn thành luận văn.
Đồng Nai, tháng …… năm 20…


Tác giả luận văn

Lưu Thị Ngân


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH- BIỂU ĐỒ ............................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .. 5
1.1. Chất thải rắn sinh hoạt................................................................................ 5
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt............................................................ 5
1.1.2. Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt ............................... 5
1.1.3. Nguồn gốc chất thải rắn sinh hoạt ........................................................... 7
1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng . 11
1.2. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt................................................................. 13
1.3. Hiện trạng chất thải rắn trên Thế giới và Việt Nam................................. 16
1.3.1. Hiện trạng chất thải rắn trên thế giới : .................................................. 16
1.3.2. Hiện trạng chất thải rắn tại Việt Nam: .................................................. 20
1.4. Tổng quan về chất lượng dịch vụ ............................................................. 23
1.4.1. Khái niệm dịch vụ: ................................................................................ 23
1.4.2. Khái niệm chất lượng dịch vụ: .............................................................. 23
1.4.3. Đo lường chất lượng dịch vụ: ............................................................... 26
1.4.4. Sự hài lòng: ........................................................................................... 29

1.4.5. Mối quan hệ giữa hài lòng và chất lượng dịch vụ................................. 32
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 34
2.1. Đặc điểm cơ bản của xã Sông Trầu- huyện Trảng Bom- tỉnh Đồng Nai 34
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 34


iv

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 42
2.2.1 Chọn địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 42
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu. .................................................. 42
2.2.3. Phương pháp xử lý phân tích số liệu:.................................................... 43
2.3 Khảo sát các nghiên cứu liên quan............................................................ 44
Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ SÔNG TRẦU –
HUYỆN TRẢNG BOM – ĐỒNG NAI .......................................................... 45
3.1. Thực trạng chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt tại xã Sông Trầu
– huyện Trảng Bom – Đồng Nai ..................................................................... 45
3.1.1. Hiện trạng quản lý, thu gom rác thải sinh hoạt tại xã Sông Trầu, huyện
Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.............................................................................. 45
3.1.2. Thực trạng chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt tại xã Sông
Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. ........................................................ 50
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt
tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. ..................................... 60
3.2.1. Kiểm định chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ............... 60
3.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá - EFA .......................................... 62
3.2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt tại xã
Sông Trầu: ....................................................................................................... 70

3.2.4. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh
hoạt tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. ............................. 72
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................................ 75
1. Kết luận ....................................................................................................... 75
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

HTX

Hợp tác xã

CTR

Chất thải rắn

WB

Ngân hàng thế giới

WHO


Tổ chức Y tế thế giới

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

NQ

Nghị quyết

CLB

Câu lạc bộ

ANTT

An ninh trật tự

ĐTLĐ

Độ tuổi lao động


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần hoá học của các hợp phần ............................................. 7
cháy được của chất thải rắn ............................................................................... 7
Bảng 1.2. Nguồn gốc các loại chất thải............................................................. 9
Bảng 1.3 Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn ............................... 14

(Tchobanoglous và cộng sự, 1993) ................................................................. 14
Bảng 1.4 Mơ hình 10 thành phần của chất lượng dịch vụ của Parasuraman và
cộng sự, 1985 .................................................................................................. 26
Bảng 3.1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt .................................................. 46
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ tin cậy đối với dịch vụ ........... 51
thu gom rác thải tại xã Sông Trầu ................................................................... 51
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng đáp ứng đối với dịch vụ ...... 52
thu gom rác thải tại xã Sông Trầu ................................................................... 52
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả đánh giá sự đảm bảo đối với ............................. 54
dịch vụ thu gom rác thải tại xã Sông Trầu ...................................................... 54
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả đánh giá sự cảm thông đối với dịch vụ ............. 55
thu gom rác thải tại xã Sông Trầu ................................................................... 55
Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
đối với dịch vụ thu gom rác thải tại xã Sông Trầu .......................................... 57
Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng hài lòng chung .................. 59
của dịch vụ thu gom rác thải xã Sông Trầu..................................................... 59
Bảng 3. 8: Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng thang đo .......................... 61
bằng hệ số Cronbach Alpha ............................................................................ 61
Bảng 3. 9: Hệ số tương quan biến tổng ........................................................... 61
Bảng 3. 10: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test ............................................. 63
Bảng 3.11: Tổng phương sai được giải thích (Total Variance Explained) ..... 63


vii

Bảng 3.12: Ma trận xoay nhân tố (Rotated Component Matrix) .................... 65
Bảng 3.13: Mơ hình điều chỉnh qua kiểm định Crobach Alpha ..................... 66
và phân tích nhân tố khám phá ........................................................................ 66
Bảng 3.14: Tóm tắt mơ hình (Model Summary) ............................................. 68
Bảng 3.15:Tầm quan trọng của các yếu tố ...................................................... 69



viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH- BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Mơ hình nghiên cứu sự hài lịng của khách hàng ............................ 32
Hình 3.1: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai của sai số thay đổi ....... 67
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ phân bố dân số năm 2016 trên địa bàn xã ...................... 36
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ dân số trong độ tuổi lao động......................................... 37
phân theo từng ấp năm 2016. .......................................................................... 37
Biểu đồ: 3.1 Biểu đồ kết quả kinh doanh của HTX Mai Linh ........................ 49
qua các năm 2014, 2015, 2016. ....................................................................... 49


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Ơ nhiễm mơi trường là vấn đề nhức nhối tồn xã hội, nhất là trong qúa
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng như hiện nay, khối
lượng rác thải sinh hoạt ở các tỉnh, thành phố nước ta ngày càng tăng. Theo báo
cáo của Bộ Tài nguyên và môi trường công bố tháng 8 năm 2012, ước tính mỗi
năm cả nước có hàng triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau.
Quản lý lượng chất thải này là một thách thức to lớn và là một trong những dịch
vụ môi trường đặc biệt quan trọng khơng chỉ vì chi phí cho hoạt động này rất
lớn mà cịn vì lợi ích to lớn và tiềm tàng đối với sức khỏe cộng đồng và đời
sống của người dân. Công tác quản lý, thu gom phân loại và tái sử dụng chất
thải rắn nếu được thực hiện một cách hiệu quả, có hệ thống quản lý và cơng
nghệ phù hợp sẽ rất có ý nghĩa và mang lại lợi ích kinh tế , bảo vệ mơi trường
và tiết kiệm tài nguyên cho đất nước.

Trảng Bom là một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, Việt Nam, nằm về phía
đơng của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km và cách trung tâm thành phố
Biên Hòa khoảng 30 km. Trảng Bom có quốc lộ 1A chạy qua, Trảng Bom có
một vị trí vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển công nghiệp của tỉnh
Đồng Nai, với các khu công nghiệp như Hố Nai, Sông Mây, Bầu Xéo. Trảng
Bom kết hợp với các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, và thành phố Biên Hịa
tạo thành khu trung tâm cơng nghiệp của tỉnh. Huyện Trảng Bom gồm có 1 thị
trấn và 16 xã. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng với tỷ trọng
công nghiệp năm 2015 là 68.9%, dịch vụ 25.2%, nông nghiệp 5.4%. Phát triển
công nghiệp được xác định là khâu đột phá trong nền kinh tế huyện Trảng
Bom.Đến nay, trên địa bàn huyện có 4 khu cơng nghiệp tập trung (Bàu Xéo,
Sông Mây, Hố Nai, Giang Điền) thu hút 158 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng
ký 1.506 triệu USD, vốn thực hiện đạt 73,2% so với vốn đăng ký (146 dự án đi


2

vào sản xuất thu hút hơn 98 ngàn lao động có việc làm ổn định). Sự phát triển
của các khu công nghiệp kéo theo sự gia tăng lượng người đến cư trú, kéo theo
lượng rác thải sinh hoạt cũng gia tăng theo từng năm. Xã Sông Trầu là một xã
nằm ở phía Bắc huyện Trảng Bom, cách TP. Biên Hồ khoảng 22 km. Xã có
diện tích 4.313,32 ha, chiếm 13,32% diện tích tự nhiên của huyện dân số năm
2016 là 29.769 người. Khu cơng nghiệp Bầu Xéo có khoảng 50% diện tích nằm
trên địa bàn xã Sơng Trầu, lượng cơng nhân tập trung về đây cư trú và sinh
sống ngày càng đông, nhu cầu cuộc sống vật chất và sử dụng tài nguyên ngày
càng lớn kéo theo sự gia tăng lượng chất thải sinh hoạt ngày càng nhiều. Để có
thể đảm bảo được mỹ quan và môi trường sạch đẹp, khơng bị ơ nhiễm thì việc
thu gom, quản lý và xử lý chất thải sinh hoạt là một vấn đề nhức nhối đối với
địa phương xã Sơng Trầu.
Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ

thu gom rác thải sinh hoạt tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng
Nai”. Đề tài mang tính thực tiễn cao, kết quả của đề tài sẽ giúp cho những nhà
quản lý, chính quyền địa phương tham khảo để đưa ra những quyết định, chính
sách phù hợp để nâng cao hiệu quả dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt, nhằm
giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng và chất lượng của dịch vụ thu gom
rác thải sinh hoạt, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch thu thu
gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng
Nai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa lý luận về rác thải sinh hoạt, chất lượng dịch vụ thu
gom rác thải sinh hoạt.


3

(2) Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động và chất lượng dịch vụ thu
gom rác thải sinh hoạt tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom - Đồng Nai.
(3) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng dịch vụ
thu gom rác thải sinh hoạt tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom - Đồng Nai.
(4) Đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng
dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom - Đồng
Nai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt tại xã
Sông Trầu, huyện Trảng Bom - Đồng Nai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng và giải pháp nâng cao chất lượng
dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom
- Đồng Nai.
* Phạm vi về không gian:
Đề tài nghiên cứu các hoạt động của dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt
tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom - Đồng Nai.
* Phạm vi về thời gian:
Các số liệu nghiên cứu của đề tài được thu thập từ năm 2014 đến
2016.
4. Nội dung nghiên cứu
Những lý luận cơ bản về rác thải và dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt.
Thực trạng hoạt động thu gom và chất lượng dịch vụ thu gom rác thải
sinh hoạt tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom - Đồng Nai.


4

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu gom và chất lượng dịch vụ
thu gom rác thải sinh hoạt tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom - Đồng Nai.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động và nâng cao
chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt tại xã Sông Trầu, huyện Trảng
Bom - Đồng Nai.
5. Ý nghĩa của đề tài
Thông qua kết quả nghiên cứu giúp cho tác giả thấy được hiệu quả và
chất lượng của dịch vụ thu gom rác thải của các hộ dân trên địa bàn, từ đó có
những giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế và đề xuất những phương
pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt tại
xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom trong thời gian tới.
6. Kết cấu chi tiết các chương của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận.
- Chương 2: Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu.
- Chương 3: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thu
gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải phát sinh từ các hoạt động của
con người và động vật, thường ở dạng rắn và bị đổ bỏ vì khơng sử dụng được
hoặc khơng mong muốn nữa. Nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các
cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại, các khu dịch vụ công
cộng, từ công tác nạo vét cống rãnh thoát nước. Chất thải rắn sinh hoạt có thành
phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất
dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà
vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v…
1.1.2. Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
1.1.2.1. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần của chất thải rắn biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các
phần riêng biệt mà từ đó tạo nên dịng chất thải, thơng thường được tính bằng
phần trăm khối lượng. Thơng tin về thành phần chất thải rắn đóng vai trị rất
quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý,

các q trình xử lý cũng như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế
hoạch quản lý chất thải rắn.
Thông thường trong rác thải đô thị, rác thải từ các khu dân cư và thương
mại chiếm tỉ lệ cao nhất từ 50¸75%. Thành phần rác thải sẽ thay đổi tuỳ thuộc
vào các hoạt động của cuộc sống, như: xây dựng, sửa chữa, sự mở rộng của các
dịch vụ đô thị… Thành phần chất thải rắn ln thay đổi theo vị trí địa lý, thời
gian, mùa trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng địa
phương…
Thành phần hữu cơ


6

Thành phần chất thải rắn hữu cơ thường có nguồn gốc từ động vật và
thực vật. Chất thải hữu cơ thường là chất thải từ các công đoạn chế biến thực
phẩm như tôm, cua, cá… từ các phế phẩm nông lâm nghiệp, chăn nuôi như rau,
củ, quả, phân lợn, gà… Các chất thải hữu cơ thường được tái chế thành phân
vi sinh hoặc có thể ủ sinh học để sinh ra khí metan dùng cho việc cung cấp năng
lượng nhiệt.
Thành phần vô cơ
Thành phần rác thải vô cơ như đất, cát, đá sỏi, sành sứ, thủy tinh. Các
loại hình chất thải này thường có nguồn gốc từ hoạt động xây dựng, sản xuất xi
măng, khai thác khoáng sản, tro xỉ của các lò đốt chất thải, lò luyện kim…
Chất thải dễ phân hủy sinh học
Chất thải rắn có thành phần dễ phân hủy sinh học thường là chất thải
thực phẩm, chất thải nông nghiệp như rau, thịt, phân gia súc, gia cầm. Chất thải
loại này thường được ủ sinh học để làm phân compost (phân trộn) hoặc ủ lên
men tạo thành khí metan.
Thành phần tái chế được
Chất thải rắn có thành phần có thể tái chế được thường hay được phân

loại tại nguồn từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học, chất thải cơng nghiệp.
Ví dụ chất thải tái chế được như kim loại, nhựa, cao su, giấy, thủy tinh, chất
thải điện tử… Ngày nay, nhiều loại chất thải tái chế rất đa dạng như ắc qui, lốp
xe, xỉ than của các lò đốt làm vật liệu xây dựng, ngay cả bùn thải của công nghệ
mạ niken, crôm cũng được thu hồi kim loại,bùn đỏ của quá trình sản xuất oxit
nhôm cũng được tái chế thành các vật liệu khác nhau, …
1.1.2.2. Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
Tính chất của CTR sinh hoạt đóng vai trị quan trọng trong việc lựa chọn
phương pháp xử lý và thu hồi nguyên liệu.
Đối với rác hữu cơ dùng làm phân hoặc thức ăn gia súc, ngoài thành phần


7

những nguyên tố chính cần phải xác định thành phần của các nguyên tố vi
lượng.
Việc xác định thành phần hóa học của chất thải rắn là rất quan trọng vì
nó liên quan đến việc đánh giá, lựa chọn phương pháp xử lý.
Thành phần hoá học của chất thải rắn
Đặc trưng sản phẩm sau cùng của chất thải rắn liên quan đến % C, H, O,
N, S và tro. Kết quả của q trình phân tích cuối cùng thường đặc trưng cho
tính chất hố học của rác hữu cơ trong đơ thị.
Bảng 1.1: Thành phần hoá học của các hợp phần
cháy được của chất thải rắn
Hợp phần

Phần trăm trọng lượng theo trạng thái khô
C

H


O

N

S

Tro

Thực phẩm

48

6,4

37,6

2,6

0,4

5

Giấy

3,5

6

44


0,3

0,2

6

Catton

4,4

5,9

44,6

0,3

0,2

5

Chất dẽo

60

7,2

22,8

-


-

10

Vải, hàng dệt

55

6,6

31,2

4,6

0,15

2,45

Cao su

78

10

-

2

-


10

Da

60

8

11,6

10

0,4

10

Lá cây, cỏ

47,8

6

38

3,4

0,3

4,5


Gỗ

49,5

6

42,7

0,2

0,1

1,5

26,3

3

2

0,5

0,2

68

Bụi, gạch
vụn tro


[Quản lý chất thải rắn - trang 23]
1.1.3. Nguồn gốc chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:


8

Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư
tách rời. Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao
su,... cịn có một số chất thải nguy hại
Từ các động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phịng cơ
quan, khách sạn,...Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các khu
dân cư (thực phẩm, giấy, catton,..)
Các cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính:
lượng rác thải tương tự như đối với rác thải dân cư và các hoạt động thương
mại nhưng khối lượng ít hơn.
Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ
bỏ các cơng trình cũ. Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép
vụn, gạch vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không
dùng nữa
Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quan, chỉnh
tu các công viên, bãi biển và các hoạt động khác,... Rác thải bao gồm cỏ rác,
rác thải từ việc trang trí đường phố.
Các q trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nước thải, nước rác,
các q trình xử lý trong cơng nghiệp. Nguồn thải là bùn, làm phân compost,...
Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh
từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ cơng, q trình đốt nhiên
liệu, bao bì đóng gói sản phẩm,... Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh
hoạt của nhân viên làm việc.
Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ

các cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây,... Rác thải chủ yếu thực
phẩm dư thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ
quá trình thu hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.


9

Bảng 1.2. Nguồn gốc các loại chất thải
Nguồn phát
sinh

Khu dân cư

Khu thương mại

Nơi phát sinh

Hộ gia đình, biệt thự,
chung cư.

Các dạng chất thải rắn
Thực phẩm dư thừa, giấy,
can nhựa, thuỷ tinh, can
thiếc, nhôm.

Nhà kho, nhà hàng, chợ,

Giấy, nhựa, thực phẩm

khách sạn, nhà trọ, các


thừa, thủy tinh, kim loại,

trạm sửa chữa và dịch vụ. chất thải nguy hại.
Cơ quan, công

Trường học, bệnh viện,

Giấy, nhựa, thực phẩm

sở

văn phịng, cơng sở nhà

thừa, thủy tinh, kim loại,

nước.

chất thải nguy hại.

Cơng trình xây
dựng

Khu nhà xây dựng
mới, sửa chữa nâng cấp

Gạch, bêtông, thép, gỗ,

mở rộng đường phố, cao


thạch cao, bụi…

ốc, san nền xây dựng.
Khu công cộng

Nhà máy xử lý
chất thải đô thị

Đường phố, công viên,

Rác vườn, cành cây cắt tỉa,

khu vui chơi giải trí, bãi

chất thải chung tại các khu

tắm.

vui chơi, giải trí.

Nhà máy xử lý nước cấp,
nước thải và các quá trình Bùn, tro
xử lý chất thải công
nghiệp khác.


10

Nguồn phát
sinh


Nơi phát sinh
Công nghiệp xây dựng,

Công nghiệp

chế tạo, công nghiệp
nặng, nhẹ, lọc dầu, hố
chất, nhiệt điện.

Nơng nghiệp

Các dạng chất thải rắn

Chất thải do q trình chế
biến cơng nghiệp, phế liệu
và các rác thải sinh hoạt.

Đồng cỏ, đồng ruộng,

Thực phẩm bị thối rữa, sản

vườn cây ăn quả, nông

phẩm nông nghiệp thừa,

trại.

rác, chất độc hại.


* Ngoài ra, chất thải rắn được phát sinh từ các hoạt động khác nhau
được phân loại theo nhiều cách.
- Theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà người ta phân ra
rác thải đường phố, rác thải vườn, rác thải các khu công nghiệp tập trung, rác
thải hộ gia đình...
- Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất hóa học có thể phân
ra chất thải hữu cơ, chất thải vơ cơ, kim loại, phi kim,
- Theo mức độ nguy hại, chất thải được phân thành các loại sau:
+ Chất thải nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc
hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải phóng
xạ,...
+ Chất thải không nguy hại: Là những chất thải không chứa các chất và
các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Chất thải y tế nguy hại: Là những chất thải có nguồn gốc từ các hoạt
động y tế, mà nó có đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường
và sức khỏe của cộng đồng bao gồm bông băng, gạt, kim tiêm, các bệnh phẩm
và các mô bị cắt bỏ,....


11

1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
1.1.4.1 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng
Việc quản lý và xử lý chất thải rắn không hợp lý không những gây ô
nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, đặc biệ
đối với người dân sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp
chất thải...
Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da
liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn các nơi khác.
Các bãi chôn rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng

như các vật sắc nhọn, thủy tinh, kim tiêm cũ... có thể là mối đe dọa nguy hiểm
đối với sức khỏe con người, truyền nhiễm bệnh sang con người. Ngoài ra một
số vấn đề cần phải được quan tâm là do chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm
nghề rác chủ yếu là phụ nữ và trẻ em đã trở thành những đối tượng dễ bị tổn
thương, hiên tại vẫn chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các
bãi rác tới sức khỏe của những người lảm nghề rác thải, những người này
thường xuyên chịu ảnh hưởng ở mức cao những khói bụi, mầm bệnh, các chất
độc hại, con trùng đốt/chích, trong quá trình làm việc. Vì vậy các chứng bệnh
thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy
và ,một số vấn đề về đường ruột khác.
Có hai thành phần chất thải rắn được liệt kê vào loại cực kỳ nguy hiểm
là kim loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích
lũy sinh học trong nơng sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật,
nguồn nước và tồn tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy
hiểm đối với con người như vô sinh, quái thai, dị tậtb ở trẻ sơ sinh, tác động lên
hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao
đổi chất trong máu, ung thư và có thể để lại di chứng dị tật cho thế hệ sau.
Chất thải nông nghiệp, đặc biệt là chất thải chăn nuôi đang là một trong


12

những vấn đề bức súc của người nơng dân, có những vùng chất thải chăn nuôi
đã gây ô nhiễm cả khơng khí, nguồn nước, đất và tác động xấu đến sức khỏe
con người ở nông thôn.
1.1.4.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất
Nếu rác không được chôn lấp đúng quy trình kỹ thuật, nó sẽ làm ơ nhiễm
đến mơi trường đất, nước mặt, nước ngầm, từ đó dễ dẫn đến khả năng gây ô
nhiễm cây trồng và nước uống của con người.
Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:

Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải cơng nghiệp như xỉ than,
khai khống, hóa chất... Các chất ơ nhiễm khơng khí lắng đọng trên bề mặt sẽ
gây ô nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất.
Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình
xử lý nước, chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chơn lấp vào đất chứa các chất
hữu cơ khó phân hủy làm thay đổi độ PH của đất.
Rác còn là nơi sinh sống của các loại côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn,
nấm mốc... những loài này mang mầm bệnh gây bệnh truyền nhiễm cho cộng
đồng.
Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần đất, tăng độ chặt,
giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng... làm
cho đất bị chai cứng khơng cịn màu mỡ, giảm năng xuất cây trồng.
1.1.4.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước
Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được xả hoặc chôn lấp, các hố
phân làm ô nhiễm nguồn nước.
Nước chyả khi mưa to qua các khu vực có rác, các hố phân chảy vào các
mương, rãnh, ao ,hồ, sông, suối làm ơ nhiễm nước mặt.
Nước chứa CTR có các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất


13

hữu cơ các muối vơ cơ hịa tan vượt q tiêu chuẩn môi trường ngấm xuống
làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
1.1.4.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường khơng khí
Việc đốt rác khơng được kiểm sốt ở những bãi chứa rác có thể gây ra ơ
nhiễm khơng khí nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh
vật sống.
Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi hơi và các khí độc hại như CH4,

CO2 NH3,... gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí.
Khí thốt ra từ các hố phân, chất thải chôn lấp chứa rác chứa các kh1 độc
hại gây ơ nhiễm mơi trường.
Khí sinh ra từ q trình thu gom, vận chuyển, chơn lấp rác chứa các vi
khuẩn các chất nguy hại lẫn trong rác.
1.1.4.5 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến mỹ quan đô thị
Chất thải rắn đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom,
vận chuyển, xử lý đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, gây mùi
hôi thối ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của người dân. Do ý thức của một
số người dân chưa cao, thường xuyên vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường, mương
rãnh, một số nơi vứt ra ruộng rẫy vẫn cịn phổ biến gây ơ nhiễm nguồn nước và
ngập úng khi mưa, rác ngập ở hai bên lòng lề đường gây mất mỹ quan.
1.2. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Quản lý chất thải rắn là sự kết hợp kiểm soát nguồn thải, tồn trữ,thu gom,
trung chuyển và vận chuyển, xử lý và đổ chất thải rắn theo phương thức tốt nhất
nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, thỏa mãn các yếu tố
về kinh tế, kỹ thuật bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn cảnh quan đơ thị và
hạn chế tất cả các vấn đề môi trường liên quan. Quản lý thống nhất chất thải
rắn là việc lựa chọn và áp dụng kỹ thuật, cơng nghệ và chương trình quản lý
thích hợp nhằm hoàn thành mục tiêu đặc biệt quản lý chất thải rắn.


14

Một cách tổng quát, sơ đồ hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn được
trình bày tóm tắt trong Bảng 1.3
Bảng 1.3 Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn
(Tchobanoglous và cộng sự, 1993)
Nguồn phát sinh


Tồn trữ tại nguồn

Thu gom

Trung chuyển và
vận chuyển

Tái chế và
sử lý

Bãi chôn lấp

Nguồn phát sinh: Nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn bao gồm: Từ
khu dân cư, từ các động thương mại, các cơ quan, công sở, dịch vụ công cộng
của các đơ thị, các q trình xử lý nước thải, từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, các hoạt động xây dựng …
Tồn trữ tại nguồn: Chất thải rắn phát sinh được lưu trữ trong các thùng
chứa khác nhau tùy theo đặc điểm nguồn phát sinh rác, khối lượng rác cần lưu
trữ, vị trí đặt thùng chứa, chu kỳ thu gom, phương tiện thu gom…Một cách
tổng quát, các phương tiện thu gom rác thường được thiết kế, lựa chọn sao cho
thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: (1) chống sự xâm nhập của súc vật, côn trùng, (2)
bền, chắc, đẹp và không bị hư hỏng do thời thiết, (3) dễ cọ rửa khi cần thiết.
Thu gom: Rác sau khi tập trung tại các điểm quy định sẽ được thu gom
và vận chuyển đến trạm trung chuyển/ trạm xử lý hoặc bãi chôn lấp. Theo kiểu


15

vận hành hệ thống thu gom được phân loại thành: (1)hệ thống thu gom kiểu
thùng chứa di động: loại cổ điển hoặc loại trao đổi thùng chứa và (2) hệ thống

thu gom kiểu thùng chứa cố định. Tùy theo đặc điểm của phương tiện thu gom
vận chuyển, lượng rác và đoạn đường vận chuyển, sau khi thu gom, rác sẽ được
chuyển đến các trạm trung chuyển để chuyển sang xe có tải trọng lớn hơn hoặc
được vận chuyển đến khu xứ lý/ bãi chơn lấp. Rác cũng có thể được vận chuyển
đến khu tái chế, xứ lý để thu hồi những thành phần có giá trị, phần cịn lại sau
đó mới được vận chuyển đến bãi chôn lấp.
Trung chuyển và vận chuyển: Các trạm trung chuyển được sử dụng để
tối ưu hóa năng suất lao động của đội thu gom và đội xe. Trạm trung chuyển
được sử dụng khi: (1) xảy ra hiện tượng đổ chất thải rắn không đúng quy định
do khoảng cách vận chuyển quá xa, (2) vị trí thải bỏ quá xa tuyến đường thu
gom 9thường lớn hơn 16km), (3) sử dụng xe thu gom có dung tích nhỏ (dưới
15m3), (4) khu vực phục vụ là khu dân cư thưa thớt, (5) sử dụng thùng chứa
tương đối nhỏ để thu gom chất thải từ khu thương mại. Hoạt động của mỗi trạm
trung chuyển bao gốm: (1)tiếp nhận các xe thu gom rác, (2) xác định tải trọng
rác đưa về trạm, (3) hướng dẫn các xe đến điểm đổ rác, (4) đưa xe thu gom ra
khỏi trạm, (5) xứ lý rác (nếu cần), (6) chuyển rác lên xe vận chuyển để đưa đến
bãi chon lấp. Đối với mỗi trạm trung chuyển cần xem xét: (1) Số lượng xe đồng
thời trong trạm, (2) khối lượng và thành phần rác được thu gom về trạm, (3)
bán kính hiệu quả kinh tế đối với mỗi xe thu gom, (4) thời gian để xe thu gom
đi từ vị trí lấy rác cuối cùng của tuyến thu gom về trạm trung chuyển.
Xử lý và tái chế: rất nhiều thành phần trong rác thải có khả năng tái chế
như: giếy, carton, túi nilon, nhựa, cao su, da, gỗ, thủy tinh, kim loại…Các thành
phần còn lại tùy theo phương tiện kỹ thuật hiện có sẽ được xử lý bằng các
phương pháp khác nhau như: (1) sản xuất phân compost, (2) sản xuất khí sinh
học (biogas), (3) đốt thu hồi năng lượng, (4) đổ ra bãi chôn lấp.


16

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh: là phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn

đơn giản nhất và chấp nhận được về mặt môi trường. Ngay cả khi áp dụng các
biện pháp giảm lượng chất thải, tái sử dụng và tái chế, việc thải bỏ phần chất
thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu quan trọng trong hệ thống quản lý
thống nhất chất thải rắn. Một bãi chôn lấp chất thải rắn được gọi là bãi chôn lấp
hợp vệ sinh khi được thiết kế và vận hành sao cho giảm đến mức thấp nhất các
tác động đến sức khỏe cộng đồng và môi trường. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh được
thiết kế và vận hành có lớp lót đáy, các lớp che phủ hàng ngày và che phủ trung
gian, có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, hệ thống thu gom và xử lý khí
thải, được che phủ cuối cùng và duy tu, bảo trì sau khi đóng bãi chơn lấp.
1.3. Hiện trạng chất thải rắn trên Thế giới và Việt Nam
1.3.1. Hiện trạng chất thải rắn trên thế giới :
Ngày 6/6/2012, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo về một cuộc
khủng hoảng rác thải đang ngày càng nghiêm trọng và tạo gánh nặng khổng lồ
về tài chính cũng như mơi trường cho chính phủ các nước.
Trong báo cáo "Đánh giá toàn cầu về quản lý rác thải rắn," WB nhận
định khối lượng rác thải ngày càng lớn của cư dân đơ thị đang là một thách thức
lớn khơng kém gì tình trạng biến đổi khí hậu, và chi phí xử lý rác thải sẽ là gánh
nặng đối với các quốc gia nghèo khó, đặc biệt là ở châu Phi.
Các chuyên gia WB ước tính đến năm 2025, tổng khối lượng rác cư dân
thành thị thải ra sẽ là 2,2 tỷ tấn/năm - tăng 70% so với mức 1,3 tỷ tấn hiện nay,
trong khi chi phí xử lý rác thải rắn dự kiến lên tới 375 tỷ USD/năm, so với mức
205 tỷ USD ở thời điểm hiện tại.
Với sự bùng nổ dân số thành thị sử dụng than đá và gỗ làm nguồn cung
cấp năng lượng, châu Phi có thể sẽ "đóng góp" ít nhất 55% trong tổng lượng
chất thải gây ô nhiễm của thế giới vào năm 2030.
Theo WB, những số liệu này cần được nhìn nhận như hồi chng cảnh


17


tỉnh về một cuộc khủng hoảng rác thải trong tương lai, trong bối cảnh chất
lượng cuộc sống đô thị đang ngày một được cải thiện và tình trạng bùng nổ dân
số gia tăng.
Các chuyên gia của WB kêu gọi các nhà hoạch định chính sách trên thế
giới đưa ra các kế hoạch xử lý và tái chế rác thải nhằm hạn chế các khí gây hiệu
ứng nhà kính, đồng thời tăng cường xử lý chất thải rắn, đặc biệt là ở các thành
phố có tốc độ đơ thị hóa nhanh và các quốc gia thu nhập thấp.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Blacksmith và Hội Chữ thập xanh
Thụy Sĩ tại hơn 3.000 địa điểm ở 49 quốc gia cho thấy hơn 200 triệu người trên
thế giới có nguy cơ tiếp xúc với chất thải độc hại. Đồng nghĩa với việc họ phải
chiến đấu với những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng gây ra nhiều căn bệnh xã
hội nghiêm trọng, nhất là đối với trẻ em – BBC dẫn theo kết quả nghiên cứu
của các nhà khoa học Pháp và Ivory-Coast cho biết.
Nghiên cứu chỉ ra bãi phế thải điện tử Agbobloshie ở thủ đô Accra của
Ghana là nơi có mối đe doạ độc hại cao nhất với cuộc sống con người.
Agbobloshie trở thành một bãi phế thải điện tử tồn cầu, ngun nhân gây ra
các vấn đề mơi trường và sức khỏe nghiêm trọng.
Tại Agbobloshie, nghiên cứu cho thấy chì xuất hiện trong đất ở mức độ
rất cao, gây ra những mối nguy hiểm tiềm tàng nghiêm trọng đối với sức khỏe
và môi trường cho hơn 250.000 người dân ở các vùng lân cận.
Tổ chức Y tế Thế giới, cùng với Ngân hàng Thế giới ước tính 23% số ca
tử vong ở các nước đang phát triển có nguyên do từ các yếu tố môi trường, bao
gồm ô nhiễm; và các yếu tố rủi ro môi trường liên quan đến hơn 80 % các bệnh
thường gặp.
Theo đánh giá của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rằng các loại chất thải
ơ nhiễm nói trên có thể là ngun nhân gây bệnh hen suyễn, dị ứng, bệnh đường
hô hấp, tim mạch và đặc biệt là ung thư. Ước tính hơn 2 triệu người tử vong



×