Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã nguyễn huệ huyện hòa an tỉnh cao bằng giai đoạn 2012 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.73 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ DUNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
CỦA XÃ NGUYỄN HUỆ, HUYỆN HOÀ AN, TỈNH CAO BẰNG
GIAI ĐOẠN 2012 - 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ DUNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
CỦA XÃ NGUYỄN HUỆ, HUYỆN HOÀ AN, TỈNH CAO BẰNG
GIAI ĐOẠN 2012 - 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giáo viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Quản lý đất đai
: K43 - QLĐĐ - N02
: Quản lý Tài nguyên
: 2011 - 2015
: ThS. Vƣơng Vân Huyền

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng
cố và vận dụng những kiến thức mà mình đã học đƣợc trong nhà trƣờng.
Đƣợc sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trƣờng, ban chủ nhiêm khoa Quản
Lý Tài Nguyên , Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành
nghiên cứu đề tài :“Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã
Nguyễn Huệ, Huyện Hòa An , Tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 - 2014”
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo tốt
nghiệp của em đã hồn thành.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – Th.S Vƣơng Vân Huyền
ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hồn thành khóa
luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo tại UBND Xã Nguyến Huệ,
Huyện Hòa An, Tỉnh Cao Bằng, các cán bộ, chuyên viên, các ban ngành
khác đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hồn thành khóa luận.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên,
khuyến khích em trong suốt q trình học tập và hồn thành khóa luận.
Em xin trân thành cảm ơn!
Thái Ngun, ngày 20 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nông Thị Dung


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình sản xuất nơng nghiệp qua một số năm của xã
Nguyễn Huệ Huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng .................................. 22
Bảng 4.2. Thực trạng ngành chăn nuôi qua một số năm.................................. 22

Bảng 4.3. Dân số và mức tăng trƣởng trong năm 2012 - 2014 ........................ 25
Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất của xã Nguyễn Huệ Năm 2013 .................. 27
Bảng 4.5: Biến động diện tích theo mục đích sử dụng giai đoạn 2012 -2013 ......... 28
Bảng 4.6: Tổng hợp các văn bản do xã ban hành liên quan đến hoạt
động quản lý và sử dụng đất từ 2012 -2014.................................. 30
Bảng 4.7: Kết quả thống kê bản đồ xã Nguyễn Huệ ....................................... 32
Bảng 4.8: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất xã Nguyễn Huệ Năm
2013 ................................................................................................ 33
Bảng 4.9. kết quả giao đất, cho thuê đất xã Nguyễn Huệ giai đoạn 20122013. ............................................................................................... 35
Bảng 4.10: Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất xã Nguyễn Huệ Từ
năm 2012-2014............................................................................... 36
Bảng 4.11. kết quả tổng hợp hồ sơ địa chính xã Nguyễn Huệ......................... 37
Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở
giai đoạn 2012-2014...................................................................... 38
Bảng 4.13: Kết quả thống kê, kiểm kê diện tích đất đai .................................. 40
Bảng 4.14.Kết quả thu ngân sách về việc sử dụng đất đai của xã
Nguyễn Huệ năm 2012-2014 ......................................................... 42
Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử
dụng đất giai đoạn 2012- 2014....................................................... 44
Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử
dụng đất đai xã Nguyễn Huệ giai đoạn 2012 – 2014. .................... 46
Bảng 4.17.Tổng hợp các vụ giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các
vi phạm về đất đai giai đoạn 2012-2014 ........................................ 47


iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

GCNQSDĐ


: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HĐND

: Hội đồng nhân dân.

KT-XH

: Kinh tế – Xã hội

NĐ-CP

: Nghị định- Chính phủ

QĐ-TT

: Quyết định –Thơng tƣ

QHKHSDĐ

: Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất

QSD

: Quyền sử dụng

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất


TN&MT

: Tài nguyên và Môi trƣờng.

TT-BTNMT

: Thông tƣ- Bộ Tài nguyên Môi trƣờng

UBND

: Ủy ban nhân dân

VH

: Văn hóa

XH

: Xã hội


iv

MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .................................. 2
1.2.1. Mục Tiêu của đề tài ................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài. .................................................................................. 2

1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI............................................................................ 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai ........................ 4
2.1.1. Cơ sở lý luận của công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai ......................... 4
Khái niệm về đất đai ......................................................................................... 4
Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất ....................................................... 4
Khái niệm về quản lý nhà nƣớc ........................................................................ 5
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT
ĐAI .................................................................................................................... 6
2.3. KHÁI QUÁT NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI .............. 8
2.4. Tình quản lý nhà nƣớc về đất đai của tỉnh Cao Bằng ............................. 10
2.5. Tình hình quản lý nhà nƣớc về đất đai của huyện Hòa An..................... 11
PHẦN 3 ........................................................................................................... 15
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 15
3.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................... 15
3.1.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 15
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 15
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH ............................................ 15
3.2.1. Địa điểm thực thiện ............................................................................... 15
3.2.2. Thời gian tiến hành ............................................................................... 15


v

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 15
3.3.1.Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 15
3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 16
3.4.1. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu. .................................................. 16
3.4.2. Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp. ..................................................... 16
3.4.3. Phƣơng pháp thống kê,tổng hợp, sử lý số liệu. ..................................... 16

3.4.4. Phƣơng pháp phân tích, so sánh. ........................................................... 16
PHẦN 4 ........................................................................................................... 17
KẾT QUẢ QUẢ TRÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................... 17
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ......................................... 17
4.1.1. Điều kiện tự nhiên. ................................................................................ 17
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội. ...................................................................... 21
4.2 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA XÃ NGUYỄN
HUỆ, HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2012- 2014 ..... 29
4.2.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó. .............................................................. 29
4.2.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính. .................................................................................... 31
4.2.3 Khảo sát đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. .............................. 31
4.2.4 . Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. .......................................... 32
4.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất. .......................................................................................................... 34
4.2.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ........................................................................ 36
4.2.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai. ...................................................... 38
4.2.8. Quản lý tài chính về đất đai. ................................................................. 40


vi

4.2.9. Quản lý và phát triển thị trƣờng quyền sử dụng đất trong thị trƣờng bất
động sản........................................................................................................... 42
4.2.10. Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử
dụng đất. .......................................................................................................... 43
4.2.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất

đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. ...................................................... 45
4.2.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại tố cáo các vi
phạm trong quản lý và sử dụng đất đai. .......................................................... 46
4.2.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai .................................. 47
4.3. ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƢỜI DÂN THÔNG QUA PHIẾU
ĐIÊU TRA TỪNG HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ............................................ 48
4.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT
ĐAI XÃ NGUYỄN HUỆ ................................................................................ 48
4.4.1. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai. ........................ 48
4.4.2. Một số giải pháp khắc phục .................................................................. 49
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 51
5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 51
5.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 53


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cƣ, xây dựng các cơng trình kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh,
quốc phòng,… Đối với nƣớc ta, Đảng ta đã khẳng định: Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và
thống nhất quản lý.
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đơ thị
hố và cơng nghiệp hố tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một

tăng cao, trong khi đó tài ngun đất là hữu hạn. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với
Đảng và nhà nƣớc ta là làm thế nào để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả
và bền vững nguồn tài nguyên đất đai.
Trƣớc yêu cầu bức thiết đó Nhà nƣớc đã sớm ra các văn bản pháp luật
quy định quản lý và sử dụng đất đai nhƣ: Hiến pháp năm 1992 nƣớc Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP
ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc thi hành luật đất đai năm 2003, Nghị
định 188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai đƣợc ban hành ngày 29
tháng 10 năm 2004, Thông tƣ 29 về hƣớng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ
địa chính ngày 01 tháng 11 năm 2004,…
Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng.
Q trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng
đa dạng. Các vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vơ cùng nhạy cảm. Do
đó cần có những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích và
chính đáng của các đối tƣợng trong quan hệ đất đai. Nên công tác quản lý nhà
nƣớc về đất đai có vai trị rất quan trọng.


2

Xã Nguyễn Huệ nằm ở phía Đơng Nam thuộc Huyện Hòa An, Tỉnh Cao
Bằng , cách trung tâm Huyện 36km. là một xã cịn nhiều khó khăn những
trong thời gian qua cùng với q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc
nhu cầu về sử dụng đất ngày càng tăng lên khiến cho q trình sử dụng đất có
nhiều biến động lớn, dẫn đến công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn
cần đƣợc quan tâm nhiều hơn làm thế nào để có thể sử dụng hợp lý, khoa học
và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai này. Chính vì vậy cơng tác quản lý
Nhà nƣớc về đất đai quy định rõ trong 13 nội dung quản lý nhà nƣớc về đất
đai của Luật đất đai 2003 ln đƣợc Đảng bộ và chính quyền nơi đây đặc biệt
quan tâm.

Xuất Phát từ thực tiến đó , đƣợc sự nhất trí của ban giám hiệu Trƣờng
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên , Ban chủ Nhiệm Khoa Quản Lý Tài
Nguyên , dƣới sự hƣớng dẫn của Th.S Vƣơng Vân Huyền tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “ Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của Xã
Nguyễn Huệ , Huyện Hòa An , Tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 – 2014”
1.2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục Tiêu của đề tài
- Tìm hiểu cơng tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã.
- đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai theo 13
nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai theo Luật đất đai năm 2003 tại xã
Nguyễn Huệ, giai đoạn 2012 – 2014.
- Làm rõ những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế cịn tồn tại trong
cơng tác quản lý nhà nƣớc về đất đai.
- Phân tích những nguyên nhân và đƣa ra các giải pháp giúp cho công tác
quản lý đất đai ngày càng khoa học và đạt hiệu quả cao nhất.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài.
- Nắm đƣợc điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của địa phƣơng.


3

- Nắm đƣợc thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn xã.
- Đánh giá đƣợc những nội dung đã thực hiện hiệu quả và những nội
dung quản lý còn yếu kém.
- Đƣa ra giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác
quản lý nhà nƣớc về đất đai.
1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Nắm đƣợc các quy định của nhà nƣớc đối với công tác quản lý nhà
nƣớc về đất đai. Đặc biệt là 13 nội dung quy định tại điều 6 luật đất đai 2003.
- Củng cố những kiến thức đã học và bƣớc đầu làm quen với công tác

quản lý nhà nƣớc về đất đai ngoài thực tế.
- Tăng cƣờng hơn nữa trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà
nƣớc về đất đai trong Luật đất đai.
- Tuyên truyền sâu rộng tới từng hộ dân trong toàn xã quyền, lợi ích và
nghĩa vụ trong Luật đất đai.
- Trang bị thêm kiến thức và giúp các nhà quản lý thấy đƣợc những
mặt mạnh và mặt hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai tại
địa phƣơng.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai
2.1.1. Cơ sở lý luận của công tác quản lý nhà nước về đất đai
Khái niệm về đất đai
Đất đai” về mặt thuật ngữ khoa học đƣợc hiểu theo nghĩa rộng nhƣ sau:
“Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trƣờng sinh thái ngay trên và dƣới bề mặt đó bao gồm: khí hậu
bề mặt, thổ nhƣỡng, dạng địa hình, mặt nƣớc (hồ, sơng, suối, đầm lầy…), các
lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nƣớc ngầm và khống sản trong lịng đất,
tập đồn thực vật và động vật, trạng thái định cƣ của con ngƣời, những kết
quả của con ngƣời trong quá khứ và hiện tại để lại (sau nền, hồ chứa nƣớc hay
hệ thống tiêu thoát nƣớc, đƣờng xá, nhà cửa,…)”.
Nhƣ vậy, “đất đai” là một khoảng khơng gian có giới hạn, theo chiều
thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực
vật, động vật, diện tích mặt nƣớc, tài nguyên nƣớc ngầm và khống sản trong
lịng đất), theo chiều nằm ngang – trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ
nhƣỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng với các ngành khác) giữ vai

trị quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng nhƣ cuộc
sống của xã hội loài ngƣời.
Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất
- Con ngƣời: Là nhân tố chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng đất.
Đối với đất nơng nghiệp thì con ngƣời có vai trò rất quan trọng tác động đến
đất làm tăng độ phì của đất.
- Điều kiện tự nhiên: Việc sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên của
vùng nhƣ: địa hình, thổ nhƣỡng, ánh sáng, lƣợng mƣa…Do đó chúng ta


5

phải xem xét điều kiện tự nhiên của mỗi vùng để có biện pháp bố trí sử
dụng đất phù hợp.
- Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm chế độ xã hội, dân số, lao động,
chính sách đất đai, cơ cấu kinh tế,… Đây là nhóm nhân tố chủ đạo và có ý
nghĩa đối với việc sử dụng đất bởi vì phƣơng hƣớng sử dụng đất thƣờng
đƣợc quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ
nhất định, điều kiện kỹ thuật hiện có, tính khả thi, tính hợp lý, nhu cầu của
thị trƣờng.
- Nhân tố không gian: Đây là một trong những nhân tố hạn chế của việc
sử dụng đất mà nguyên nhân là do vị trí và khơng gian của đất khơng thay đổi
trong quá trình sử dụng đất. Trong khi đất đai là điều kiện không gian cho
mọi hoạt động sản xuất mà tài ngun đất thì lại có hạn; bởi vậy đây là nhân
tố hạn chế lớn nhất đối với việc sử dụng đất. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất
phải biết tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, đảm bảo phát triển tài nguyên đất bền vững.
Khái niệm về quản lý nhà nước
Quản Lý là sự tác động định hƣớng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm
trật tự hóa nó và hƣớng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định
Quản lý hành chính nhà nƣớc là hoạt động thực thi quyền hành pháp của

Nhà nƣớc , đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật
nhà nƣớc đối với các quá trình sản xuất và hành vi hoạt động của con ngƣời để
duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện
những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa , do các cơ quan trong hệ thống
quản lý hành chính từ chính phủ ở Trung ƣơng xuống Uỷ ban nhân dân các cấp
ở địa phƣơng tiến hành.
Quản lý nhà nƣớc về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của nhà nƣớc đối
với đất đai ; đó là hoạt đơng nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân


6

phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch , kết hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản
lý và sử dụng đất, điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. [5].
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
ĐẤT ĐAI
Trên hệ thống luật đất đai, văn bản dƣới luật là cơ sở vững nhất.Hệ
thống văn bản pháp luật về đất đai bao gồm:
- Luật đất đai năm 2003;
-Luật sửa đổi bổ sung điều 126 của luật nhà ở và điều 121 của luật đất
đai ngày 18/06/2009.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành luật đất đai.
- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai.
- Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về phƣơng
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 quy định bổ sung về việc

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại về đất đai.
Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 109/10/2009 của chính phủ về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của chính phủ quy định
bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và
tái định cƣ.


7

- Thông tƣ số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên
và môi trƣờng về hƣớng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tƣ số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên
và Môi trƣờng về hƣớng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thƣờng thiệt hại, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất.
- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất.
- Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Thông tƣ 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên và
Môi trƣờng về hƣớng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch kế hoạch sử
dụng đất.
- Thông tƣ số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ tài nguyên
và Môi trƣờng về hƣớng dẫn thực hiện một số điều của nghị định
181/2004/NĐ-CP về hƣớng đẫn thi hành luật đất đai 2003.

- Thông tƣ 19/2009/TT-BTNMT ngày 17/12/2009 của Bộ tài nguyên và Môi
trƣờng về việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Luật đất đai 2013.
- Nghị Định số 43/2014/NĐ – CP của Chính Phủ: Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật đất đai.
- Quyết định số 23/2007/QĐ – BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của
Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về Ký hiệu bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.


8

- Quyết định số 22/2007/QĐ – BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của
Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về việc ban hành Quy định về thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tƣ 29/2014/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
ngày 02/06/2014 Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.
- Thông tƣ 25/2014/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
ngày 05/7/2014 Quy định về bản đồ địa chính.
- Thơng tƣ 28/2014/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
ngày 02/6/2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
Nhƣ vậy thông qua hiến pháp, pháp luật và hệ thống các văn bản dƣới
luật, nhà nƣớc ta đã thiết lập một cơ chế quản lý đất đai từ Trung ƣơng đến
địa phƣơng để đảm bảo đất đai đƣợc sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và
bền vững.
2.3. KHÁI QUÁT NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
* Các nội dung quản lý đất đai theo luật.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về

quản lý đất đai
- Xác địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính.
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Quản lý quy hạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Dăng kí quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.


9

- Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.
- Quản lý tài chính về đất đai.
- Quản lý và phát triển thị trƣờng quyền sử dụng đất trong thị trƣờng bất
động sản.
- Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử
dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại tố cáo các vi
phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
* Đối tượng quản lý nhà nước về đất đai.
- Các chủ thể quản lý và sử dụng đất:
- Các chủ thể quản lý đất đai:
+ Các chủ thể quản lý đất đai là cơ quan là nƣớc:
Cơ quan thay mặt nhà nƣớc thực hiện quyền quản lý nhà nƣớc về đất đai
ở địa phƣơng theo cấp hành chính, đó là UBND các cấp và cơ quan chuyên

môn ngành quản lý đất đai ở các cấp.
Cơ quan đứng ra đăng ký quyền quản lý đối với diện tích đất chƣa sử
dụng, đất cơng ở địa phƣơng.
+ Các chủ thể quản lý đất đai là các tổ chức nhƣ: Ban quản lý khu công
nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Những chủ thể này không trực tiếp
sử dụng đất mà đƣợc nhà nƣớc cho phép thay mặt nhà nƣớc thực hiện quyền
quản lý đất đai.
* Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai
- Phƣơng pháp thu thập thông tin về đất đai:
+ Phƣơng pháp thống kê


10

+ Phƣơng pháp toán học
+ Phƣơng pháp điều tra xã hội học
- Phƣơng pháp tác động đến con ngƣời trong quản lý đất đai:
+ Phƣơng pháp hành chính
+ Phƣơng pháp kinh tế
+ Phƣơng pháp tuyên truyền, giáo dục
* Công cụ quản lý nhà nước về đất đai
- Công cụ pháp luật
- công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Cơng cụ tài chính
2.4. Tình quản lý nhà nƣớc về đất đai của tỉnh Cao Bằng
Nhìn chung cơng tác quản lý về đất đai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã
thu đƣợc một số kết quả đáng khích lệ. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đã tham
mƣu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản liên quan đến công tác này:
- Công văn số 1435/STNMT-QLĐĐ ngày 24/9/2014 của Sở Tài nguyên
và Môi trƣờng Cao Bằng v/v Hƣớng dẫn lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2015

- Công văn số 1491/STNMT-QLĐĐ ngày 7/10/2014 của Sở Tài nguyên và
Môi Trƣờng tỉnh Cao Bằng về việc góp ý kiến Dự thảo Quy định về bồi thƣờng,
hỗ trợ tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Công văn số 08/STNMT -QLĐĐngày 03/01/2014 của sở TNMT Cao
Bằng về việc rà sốt báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đất cơng ích ở địa
phƣơng. - Cơng văn số 565/STNMT-QLĐĐ ngày 11/06/2014 của sở TNMT
Cao Bằng về việc báo cáo rà sốt tình hình thực hiện quy hoạch kế hoạch sử
dụng đất.
- Công văn số 755/STNMT-QLĐĐ ngày 11/06/2014 của sở TNMT Cao
Bằng về việc tiến hành điều tra, khảo sát, xây dựng bảng giá đất 2015. - Nghị
định số 44/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về giá đất ngày 11/07/2014


11

- Công văn số 119/STNMT-QLĐĐ ngày 15/08/2014 của sở TNMT Cao
Bằng về việc xây dựng báo cáo phục vụ kế hoạch giám sát quản lý sử dụng
đất đai từ năm 2012 đến nay
- Công văn số 1491/STNMT-QLĐĐ ngày 07/10/2014 của sở TNMTtỉnh
Cao Bằng về việc góp ý kiến dự thảo quy định về bồi thƣờng hỗ trợ tái định
cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Công văn 1435/STNMT-QLĐĐ ngày 24/09/2014 sở TNMT tỉnh Cao
Bằng về việc hƣớng dẫn lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015
- Công văn 1582/STNMT-QLĐĐ ngày 16/10/2014 về việc xin ý kiến
khu vực giá đất tại khu vực giáp ranh.
2.5. Tình hình quản lý nhà nƣớc về đất đai của huyện Hịa An.
2.5.1. Cơng tác xây dựng các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng
đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
Với chức năng nhiệm vụ của ngành, Phịng TN&MT đã phối hợp với sở,
ngành có liên quan tham mƣu với Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn

bản hƣớng dẫn, quy định, quy chế nhằm cụ thể hoá những quy định của pháp
luật TN&MT phù hợp với điều kiện của tự nhiên, cụ thể nhƣ: Quy định về bồi
thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất; Quy định về đấu giá
đất; Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở có vƣờn, ao liền kề; … Nhìn
chung các văn bản đƣợc ban hành khá kịp thời và đã nhanh chóng đi vào cuộc
sống, điều chỉnh kịp thời các quan hệ pháp luật về đất đai đi vào nề nếp.
* Cơng tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
Đƣợc tiến hành đầy đủ, ranh giới hành chính đƣợc xác định bằng các yếu
tố địa vật, đƣợc cắm mốc giới rõ ràng. Hiện nay, Huyện đã hoàn thành việc
lập bản bản đồ hành chính và hồ sơ địa giới hành chính. Tất cả bản đồ địa
chính và hồ sơ địa giới hành chính đƣợc lƣu trữ tại Sở Nội vụ. Hàng năm các


12

mốc giới đều đƣợc kiểm tra, nếu có hỏng hóc hay bị phá huỷ đều đƣợc xử lý
và thay thế kịp thời.
*Công tác khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa
chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Nhìn chung, cơng tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính của xã tƣơng
đối đầy đủ, đồng bộ, đúng quy trình, quy phạm của Nhà nƣớc. Trong quá trình
sử dụng, cần thƣờng xuyên chỉnh lý cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất.
Thực tế cho thấy việc chỉnh lý bản đồ địa chính mới đƣợc thực hiện rất ít, chủ
yếu là những thửa biến động nhỏ, đơn giản. Những thửa biến động lớn, phức
tạp thì vẫn chƣa chỉnh lý đƣợc. Do vậy, trong thời gian tới xã cần tiến hành báo
cáo và phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng tiến hành chỉnh lý bản
đồ địa chính xã giúp cơng tác quản lý đất đai hiệu quả và đúng luật.
Hiện nay công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã đã hoàn thiện
giúp cho công tác kiểm kê đất đai phản ánh rõ hiện trạng sử dụng đất tại thời

điểm kiểm kê đất đai.
*Công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
Thực hiện Luật Đất đai, Nghị quyết 17/2011/QH13 ngày 23/11/2011 của
kỳ họp thứ 2, quốc hội khóa XIII về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cấp quốc gia. Tỉnh đã lập quy hoạch sử
dụng đất 5 năm 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020 đƣợc Chính phủ phê
duyệt tại quyết định 82/QĐ-TTg ngày 13/07/2012.
* Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.
- Công tác giao đất, cho thuê đất:
Hàng năm xét từ quỹ đất địa phƣơng cũng nhƣ từ nhu cầu sử dụng đất
của ngƣời dân có nhu cầu sử dụng đất và đủ điều kiện đƣợc giao đất, cho thuê
đất, UBND huyện ký các quyết định cho thuê đất cũng nhƣ giao đất cho
ngƣời sử dụng đất. Bên cạnh đó, đối với những diện tích đất sử dụng khơng


13

đúng mục đích vi phạm Luất Đất đai hay sử dụng kém hiệu quả thì UBND
huyện cũng có những quyết định thu hồi đất.
- Thu hồi đất:
Thi hành Luật Đất đai, quyết định 273/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính
phủ, nghị quyết 37/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân huyện khoá 12 về một
số biện pháp cấp bách về tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về đất đai. Huyện đã
chỉ đạo thành lập nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất.
* Công tác cấp GCNQSD.
Từ sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực, tiến độ cấp GCNQSDĐ
đƣợc đẩy lên nhanh rõ rệt.
* Công tác thống kê , kiểm kê đất đai.
Thực hiện theo Luật Đất đai hằng năm UBND huyện đã có kế hoạch hƣớng
dẫn triển khai thống kê đất đai tới tất cả các xã, thị trấn vào ngày 01/01 hằng năm.

Và việc kiểm kê đất đai đƣợc tiến hành 5 năm một lần.
* Quản lý tài chính về đất đai
Nội dung này đƣợc thƣc hiện song song cùng với việc giải quyết các thủ
tục hành chính về đất đai. Các nguồn thu ngân sách chủ yếu từ nguồn sử dụng
đất nhƣ: cấp GCNQSDĐ, cho thuê đất, thuế nhà đất, chuyển quyền sử dụng
đất, đấu giá quyền sử dụng đất…
* Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản.
Từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời, UBND huyện đã ra hàng loạt các văn
bản hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai đồng thời tuyên truyền, phổ biến sâu
rộng đến ngƣời dân để ngƣời sử dụng đất nắm bắt đƣợc quyền và nghĩa vụ
của mình, giúp cho việc quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của ngƣời sử dụng đất đƣợc dễ dàng hơn. Vì vậy hiện nay, hiên tƣợng chuyển


14

nhƣợng trái phép, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện đã
giảm nhiều so với các năm trƣớc.
* Công tác thanh tra , kiểm tra.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện những tồn tại, sai phạm
trong quản lý sử dụng đất, sử dụng đất của các tổ chức dƣới nhiều hình thức
* Quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai.
VPĐKQSDĐ của huyện đƣợc thành lập vào cuối năm 2007. Ngay khi
thành lập, văn phòng đã tiến hành tổ chức thực hiện đăng ký sử dụng đất và
biến động sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính, giúp phịng TN&MT trong
việc thực hiện thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng trên địa bàn huyện.


15


PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.1. Nội dung nghiên cứu
Công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai của xã Nguyễn Huệ giai đoạn
2012 – 2014.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu trong giới hạn 13 nội dung quản lý nhà nƣớc về
đất đai đƣợc quy định trong Luật Đất đai 2003.
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH
3.2.1. Địa điểm thực thiện
- Đề tài nghiên cứu tại UBND Xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
3.2.2. Thời gian tiến hành
Thực hiện từ 5/01/2014 đến 05/04/2015
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1.Nội dung nghiên cứu
3.3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cuả Xã Nguyễn Huệ
3.3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Nguyễn Huệ Năm 2013.
3.3.3.3.Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Nguyễn Huệ,
Huyện Hòa An, Tỉnh Cao Bằng.
3.3.3.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân thơng qua phiếu điều tra từng
hộ gia đình, cá nhân.
3.3.3.5. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý và sử dụng đất của xã Nguyễn Huệ.


16

3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu.
- Phƣơng pháp điều tra số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu số liệu
thông tin cần thiết thơng qua việc tìm hiểu các nghiệp vụ, các văn bản, qua
điều tra tìm hiểu thực tế để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Phƣơng pháp điều tra số liệu sơ cấp: phiếu điều tra phỏng vấn các đối
tƣợng bằng các câu hỏi.
3.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp.
Là phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu trong địa bàn xã, đối chiếu tài
liệu, số liệu, bản đồ thu thập đƣợc với thực trạng sử dụng đất ở địa phƣơng.
3.4.3. Phương pháp thống kê,tổng hợp, sử lý số liệu.
Căn cứ vào các tài liệu, số liệu đã thu thập tiến hành thống kê, liệt kê các
tài liệu, số liệu có nội dung tin cậy cao, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa chúng.
3.4.4. Phương pháp phân tích, so sánh.
Phân tích biến động các loại đất theo mục đích sử dụng đất qua các năm
kiểm kê, thống kê.


17

PHẦN 4
KẾT QUẢ QUẢ TRÌNH NGHIÊN CỨU
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.
4.1.1.1. Vị trí địa lý.
Nguyễn Huệ là xã miền núi nằm ở phía Đơng của huyện Hịa An và phía
Tây Bắc của Tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện Hòa An 36km, có đƣờng
quốc lộ 3 chạy qua với chiều dài 9.321 m chạy qua địa bàn xã có tổng diện
tích tự nhiên là 2076.40 ha , gồm 9 xóm với 410 hộ và 1692 nhân khẩu.
Xã Nguyễn Huệ có các vị trí tiếp giáp nhƣ sau
+ Phía Đơng giáp xã Quốc Toản - huyện Trà Lĩnh;

+ Phía Tây giáp xã Ngũ Lão.
+ Phía Nam giáp xã Trƣng Vƣơng;
+ Phía Bắc giáp xã Ngũ Lão, xã Quốc Toản - huyện Trà Lĩnh;
Với vị trí địa lý của xã nhƣ trên , Xã Nguyễn Huệ có điều kiện thuận lợi
trong việc phát triển kinh tế - xã hội và các loại hình dịch vụ,. . .
4.1.1.2. Địa hình.
Nguyễn Huệ là xã vùng II của huyện Hịa An có địa hình phức tạp bị
chia cắt bởi các dãy núi cao. Có thể chia xã thành 3 vùng địa hình.
+ phía đơng bắc của xã tồn bộ là địa hình núi đá vơi, có độ cao từ 500900m địa hình hiểm trở có nhiều vách núi thẳng đứng
+ Chạy dọc theo hƣớng tây bắc – đông nam là vùng thung lũng hẹp khá
bằng phẳng là vùng canh tác chính của xã
+ phía tây nam của xã là vùng núi đất có độ cao từ 300-60m đây là vùng
có khả năng phát triển lâm nghiệp và cây ăn quả.


×